HOME

 
 

Chúa Nhật XII Thường Niên - Năm A

Gr 20,10-13 / Rm 5,12-15 / Mt 10,26-33

 

An Phong op : Tự Do V́ Được Cứu Độ

Như Hạ op : Thân Phận

Fr. Jude Siciliano op : Can đảm giữa những thử thách

G. Nguyễn Cao Luật op : Hăng hái tiền lên phía trước

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Niềm tin thắng vượt sợ hăi

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Chúa quan pḥng

Phêrô Phạm Văn Hoành op : Can đảm, hăy vững tin vào Chúa

Đỗ Lực op : Sức Mạnh Lời Chúa
 


An Phong op

Tự Do V́ Được Cứu Độ
Mt 10,26-33

Đức Giêsu thường đ̣i chúng ta có hai thái độ tỉnh táo và không sợ hăi.

Tỉnh táo để tránh những ngôn sứ giả, để nhận ra những cạm bẫy thù địch luôn giăng mắc hại chúng ta. Không sợ hăi trước những khó khăn, nghịch cảnh v́ không có ǵ có thể ngăn cản Thiên Chúa tỏ bày kế hoạch của Ngài (Mt 10,26-27); v́ con người chỉ có cướp đi sự sống thân xác (Mt 10,28); và v́ Thiên Chúa hiện diện trong cái chết của vị tử đạo, nếu điều đó xảy ra (Mt 10,29-30).

Như thế, tỉnh táo và không sợ hăi là hai thái độ khiến chúng ta được tự do.

Có hàng ngàn lư do khiến chúng ta sợ hăi, như sợ mưa to gió lớn, sợ thất bại, sợ trộm cắp, sợ bạo lực… Ai chỉ nh́n thấy những đe dọa từ khắp nơi như thế sẽ không thể nào sống được. Nhưng thật ra, tất cả những điều đó chỉ đáng sợ khi chính ḿnh nhát đảm, chính ḿnh làm nô lệ cho đam mê.

Thiên Chúa kêu gọi chúng ta phải tỉnh táo và giải thoát chúng ta khỏi sợ hăi; chính Ngài làm cho chúng ta được tự do. Tự do là một quà tặng cao quí Thiên Chúa ban, làm cho chúng ta trở thành người hơn, giúp ta làm chủ cuộc đời, làm chủ vận mạng, làm chủ những chọn lựa, mỗi ngày, mỗi giây phút trong đời.

Đức Giêsu nói với chúng ta : "Đừng sợ hăi chúng"; "V́ Thiên Chúa là Đấng Cứu độ tôi".

Niềm tin không làm chúng ta trở nên nhát đảm, nhưng giúp chúng ta đối diện thẳng thắn với ḷng ḿnh và với cuộc đời; để nhận ra đâu là sức mạnh và đâu là niềm hy vọng đích thực.

Đừng sợ, v́ chúng ta có Chúa làm chủ tể cuộc đời. Đừng sợ, v́ người công chính "Có Chúa với tôi như một chiến sĩ oai hùng" (Gr); V́ "Ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng ban cho muôn người nhờ một người là Đức Giêsu Kitô, c̣n dồi dào hơn biết mấy" (Rm); v́ "Ai nhận Thầy trước mặt thiên hạ, th́ Thầy cũng sẽ nhận người ấy trước mặt Cha Thầy" (Mt).

Lạy Chúa,
Con tin vào ḷng nhân lành vô biên của Chúa;
không phải chỉ là ḷng nhân lành ấp ủ thế giới,
Nhưng c̣n là ḷng nhân lành đặc biệt
dành cho cá nhân con.

Chúa an bài mọi sự lành cho con…
Có những khi con không nhận ra,
không hiểu rơ, không cảm thấy.

Nhưng con vẫn tin ! Con phó ḿnh trong tay Chúa !
Lạy Chúa, Xin làm cho con nên như ư Chúa.

(Đức Bênêdictô XV)


Như Hạ op

THÂN PHẬN
Mt 10,26-33

Đâu là thân phận con người giữa trời đất ? Cao cả hay thấp hèn ? Vĩ đại hay tầm thường ? Sâu sắc hay hời hợt ? Can đảm hay nhát sợ ? Tất cả chỉ t́m được câu trả lời trong Đức Giêsu Kitô.

ĐỪNG SỢ !

Có nhiều mănh lực đang đe dọa mạng sống con người. Thiên nhiên, muông thú v.v. đều dễ dàng áp đảo con người bé nhỏ và yếu đuối. Nhưng những mănh lực không đáng sợ bằng chính con người.V́ sợ hăi có người chấp nhận mọi điều kiện để bảo toàn mạng sống, dù phải bán rẻ linh hồn, danh dự v.v. Nhiều người chỉ v́ sợ hăi, không dám làm ǵ, chỉ khoanh tay nh́n thời sự xoay vần. Đúng là hạng chết nhát ! Tệ hơn nữa, nỗi sợ hăi c̣n đẩy nhiều người vào con đường gian ác, ngu xuẩn, phản bội.Trước những sợ hăi phi lư đó, Đức Giêsu trấn an : "anh em đừng sợ người ta." (Mt 10:26) Người nhấn mạnh : "Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn." (Mt 10:28) Nếu có phải sợ, chỉ nên sợ một ḿnh Thiên Chúa, v́ Người là "Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục" (Mt 10:28) Nhưng Thiên Chúa không muốn đối xử với các tín hữu với bộ mặt ghê sợ đó. Trái lại, "Thiên Chúa là t́nh yêu." (1 Ga 4:16) Bằng chứng, "ngay tóc trên đầu anh em, Người cũng đếm cả rồi." (Mt 10:30) Người săn sóc từng người, tới những góc cạnh nhỏ nhoi nhất. Người làm bá chủ chim trời cá biển, đến nỗi "không một con (chim) nào rơi xuống đất ngoài ư của Cha anh em." (Mt 10:29) Chính Thiên Chúa đă làm cho "anh em quí giá hơn muôn vàn chim sẻ." (Mt 10:31) Thực ra, giá trị cuộc sống đáng quí không đo bằng số lượng vật chất, nhưng bằng niềm tin nơi Thiên Chúa.

Nếu tất cả không xảy ra ngoài thánh ư Thiên Chúa, tại sao con người phải sợ hăi trước các mănh lực đe dọa con người ? Chẳng có sức mạnh nào lấn át được Thiên Chúa ! Vậy mà Thiên Chúa dùng tất cả sức mạnh t́nh yêu nhằm bảo vệ con người. Vượt qua nỗi sợ hăi b́nh thường, các môn đệ sẽ can đảm dấn thân làm chứng cho Chúa trước muôn dân : "Phàm ai tuyên bố nhận Thầy trước mặt thiên hạ, th́ Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời," (Mt 10:32) và cũng là Đấng "đă giải thoát kẻ cơ bần khỏi tay phường hung bạo." (Gr 20:13) Do đó, Người là nguồn hi vọng độc nhất của toàn thể nhân loại. Nói khác, chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có thể vượt trên nỗi lo sợ lớn lao nhất và trở thành sức mạnh bảo đảm hạnh phúc nhân loại.

Bảo đảm đó rất vững chắc. Thực vậy, nỗi sợ hăi xuất hiện trên mặt đất, "v́ một người duy nhất đă sa ngă, mà muôn người phải chết." (Rm 5:15) Nói khác, chính cái chết là đầu mối sinh ra mọi sợ hăi nơi con người. Nhưng "tử thần đă bị chôn vùi." (1 Cr 15:54) "Thực vậy, Đức Kitô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người. Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết." (1 Cr 15:25) Nếu tử thần không lướt thắng nổi Người, th́ những người trông cậy Chúa c̣n phải sợ chi nữa ? Chỉ niềm tin mới mạc khải tất cả lư do tại sao có niềm hi vọng lớn lao. Càng tin tưởng vào Thiên Chúa càng không lo sợ. Thực vậy, "ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, c̣n dồi dào hơn biết mấy cho muôn người." (Rm 5:15) Chính nguồn ân sủng lớn lao đó khiến chứng nhân can đảm leo "lên mái nhà rao giảng điều Thầy nói với anh em lúc đêm hôm hay điều anh em nghe rỉ tai" (Mt 10:27) mà rót vào tận ḷng người. Cả nhân loại sẽ bừng tỉnh trước Tin Mừng được các chứng nhân mạnh dạn "nói ra giữa ban ngày." (Mt 10:27)

Nếu không sống trong nguồn ân sủng đó, con người chỉ c̣n sợ hăi. Chưa cần bị đe dọa tới mạng sống, con người đă buông xuôi và đánh mất tất cả, kể cả ư nghĩa và giá trị cuộc đời. Nhưng nếu tin tưởng tuyệt đối vào sự trợ giúp lớn lao đó, Kitô hữu có dư khả năng làm chứng cho Đức Giêsu trước mặt thiên hạ, dù bị đe dọa mạng sống. Niềm tin đó c̣n giúp họ nh́n thấy bàn tay kỳ diệu Thiên Chúa trong thiên nhiên và con người. Chỉ niềm tin mới cho thấy Thiên Chúa quan pḥng mănh liệt chừng nào.Nếu sợi tóc con người không lọt ra ngoài sự tính toán của Thiên Chúa, làm sao cả thân xác và linh hồn Kitô hữu lại không nằm trong chương tŕnh Thiên Chúa quan pḥng ? Càng suy nghĩ càng thấy các chứng nhân Tin Mừng có đủ lư do vượt lên trên mọi sợ hăi để "rao giảng lời Chúa lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện." (2 Tm 4:2) Mỗi thách đố đều thức tỉnh Giáo Hội và làm nảy sinh những phương pháp Phúc âm hóa mới lạ, phù hợp với các biến chuyển trên thế giới.

MỘT CHỨNG TỪ CAN ĐẢM

Cuộc rao giảng Tin Mừng đang gặp thách đố lớn tại Hoa Kỳ v́ vấn đề lạm dụng t́nh dục của một số giáo sĩ Hoa Kỳ. Đứng trước vấn đề đó, các vị lănh đạo Giáo Hội Hoa Kỳ có đưa ra những giải pháp hợp t́nh hợp lư không ? Giáo Hội đă làm ǵ trước sức tấn công như vũ băo của lực lượng truyền thông, mà không đánh mất nét Tin Mừng trên khuôn mặt của ḿnh ?

Như Đức Giêsu, Giáo Hội phải thể hiện được nét nhân từ ngay khi phải chiến đấu quyết liệt.Trước hết, ĐHY Oscar Rodriguez Maradiaga giáo phận Tegucigalpa, Honduras, đă lên tiếng tố cáo giới truyền thông Hoa Kỳ và nêu đích danh ông Ted Turner, người sáng lập đài CNN, "người công khai chống Công giáo." Các tờ báo New York Times, Washington Post, và Boston Globe đang áp dụng các chiến thuật giống như các bạo chúa Diocletian, Neron, Stalin và Hitler để bách hại Giáo Hội (CWNews 11/06/02).

Trước cơn bách hại của giới truyền thông, các vị lănh đạo Giáo Hội Hoa Kỳ kêu gọi giáo dân cầu nguyện.Trong suốt buổi họp tại Dallas, các ngài không ngừng khẩn nài Thánh Linh trợ giúp. Kết quả những biện pháp đă được công bố để đề pḥng các vụ vi phạm tính dục trẻ em. Các ngài đă chính thức xin lỗi các nạn nhân và gia đ́nh của họ. Một chính sách cấm các giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ em thi hành công vụ, kể cả việc dâng lễ và phục vụ trong các hội từ thiện Công giáo. ĐGM Wilton Gregory nói : "Từ nay trở đi, những người bị phát giác vi phạm tính dục trẻ em sẽ không được làm việc trong Giáo Hội Công giáo Hoa Kỳ nữa." (Zenit 14/06/02) Nhưng các giám mục quyết định các linh mục lạm dụng không tức khắc bị loại khỏi hàng ngũ linh mục như chính sách "bất khoan dung" đề ra. Các linh mục đó có thể bị đẩy về hàng ngũ giáo dân, nhưng tiến tŕnh tùy thuộc vị giám mục chủ chăn, cùng với ban cố vấn chủ yếu là giáo dân. ĐHY Anthony Bevilacqua giáo phận Philadelphia đă trả lời Hội Nhà Báo : chính sách đó phản ánh nhu cầu tỏ bày "tấm ḷng cảm thông của Đức Kitô" đối với các linh mục. (Zenit 14/06/02) Thế là giới truyền thông đă vô t́nh tạo cơ hội cho Tin Mừng được rao giảng qua thái độ bao dung và nhân hậu của Giáo Hội.

Phải chăng đây cũng là cơ hội cho các linh mục nhận thức rơ về chính ḿnh như những "thừa tác viên của ḷng nhân hậu" hay như "chứng nhân của ḷng Thiên Chúa xót thương" (ĐHY Juan Luis Cipriani Thorne, TGM Lima, Peru : Zenit 17/06/2002). ĐHY Cipriani kêu gọi các linh mục hăy phục hồi tất cả giá trị của bí tích giao ḥa như tặng phẩm của ḷng Thiên Chúa xót thương. Sứ mệnh và lẽ sống của linh mục "là một dụng cụ sống động của ân sủng Thiên Chúa." (Zenit 17/06/2002) Giáo Hội là điểm qui tụ những "thừa tác viên phục vụ ḷng tha thứ của Thiên Chúa." (ĐHY Juan Luis Cipriani Thorne, TGM Lima, Peru : Zenit 17/06/2002) Giáo Hội Hoa Kỳ đă cho thấy rơ chứng từ ấy trong biến cố vừa qua. 


Fr. Jude Siciliano op

Can đảm giữa những thử thách
(Mt 10,26-33)

Thưa quư vị,

Làm ngôn sứ của Thiên Chúa, cá nhân hay tập thể, không phải là chuyện dễ, lại càng không phải là an nhàn thư thái. Ngược lại nó đ̣i hỏi nhiều gian truân, khốn đốn. Có khi phải hy sinh cả tính mạng. V́ vậy, bài đọc I trích sách tiên tri Giêrêmia và đọc 3 nói về số phận các môn đệ Chúa Giêsu, đầy rẫy những từ ngữ mang tính đe doạ, gây sợ hăi như kinh hoàng, tố cáo, mắc bẫy, trả thù, khiếp sợ, rỉ tai, âm mưu... Ḱa lăo “kinh hoàng tứ phía”, chúng ta hăy tố cáo nó đi. Tất cả bạn bè thân thích đều ŕnh xem con vấp ngă. Họ nói: Biết đâu nó chẳng mắc lừa, rồi chúng ta sẽ thắng và trả thù được nó”. Giọng điệu bài Tin Mừng nói về số phận các tông đồ tuy kém gay gắt hơn nhưng vẫn đậm màu sợ hăi: “Anh em đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn...” Cũng những từ giết chết, khước từ, bí mật, kinh hăi, sợ sệt... Tại sao vậy ? Tại số phận của các ngôn sứ Thiên Chúa là như thế. Phụng vụ chọn các bài đọc để chúng hoà hợp với nhau, bài nọ bổ túc cho bài kia, gởi đến chúng ta một sứ điệp về số phận các môn đệ Chúa.

Chúng ta nh́n kỹ hơn các nguyên nhân gây nên t́nh trạng ấy? Những ai sống đúng ơn gọi đều cảm nghiệm những “chống đối” của thế gian, xác thịt và satan... Đúng như Chúa Giêsu đă nói trong Phúc âm Gioan : “Giả như anh em thuộc về thế gian, th́ thế gian đă yêu thích cái ǵ là của nó. Nhưng v́ anh em không thuộc về thế gian và Thầy đă chọn, đă tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em...” (15,18).

Tuần lễ vừa qua chúng ta nghe về ơn gọi của dân tộc Ít-ra-en, được Thiên Chúa chọn làm dân riêng, làm dân thánh giữa các quốc gia (Xh 12,2-6). Tương tự, Giêrêmia được gọi làm ngôn sứ và các môn đệ được Chúa Giêsu chọn làm tông đồ, ban quyền năng rao giảng Nước Trời, đều phải chịu chung một số phận bị ghen ghét, ngược đăi, mặc dầu công việc của họ là cao quư, tức làm phát ngôn viên của Đức Chúa Trời, công bố t́nh thương xót của Thiên Chúa và kêu gọi thiên hạ sống đáp trả bằng h́nh thức yêu thương và hành động công bằng đối với tha nhân. Chúa Giêsu c̣n đi xa hơn, loan báo và thiết lập “Nước Đức Chúa Trời” giữa nhân loại. Một hiện thực Thiên Chúa ngự giữa nhân loại. Một cộng đồng thi hành công b́nh, bác ái đến mức trọn hảo.

Bài Tin Mừng hôm nay, như vậy, là hệ quả của Tin Mừng tuần trước. Chúa chọn lựa các tông đồ, sai phái các ông đi vào đồng lúa chín vàng, những đám đông vất vưởng như đàn chiên không có người chăn. Hôm nay Chúa báo trước cho họ số phận của ḿnh, họ sẽ gặp chống đối gay gắt từ thế lực hoả ngục. Satan và tay sai nhất tề nổi dậy quyết sống mái với các thợ gặt Nước Trời.

Ngày nay chúng ta vẫn cảm nghiệm như vậy. Giống như Giêrêmia và các tông đồ, Hội Thánh vẫn chịu bách hại đến mức độ tử đạo. Chỉ những thợ gặt trá h́nh ngon ngọt với thế gian là được an b́nh. Tiên tri Giêrêmia đă tuân thủ lời Chúa kêu gọi, cảnh cáo các vua chúa quan quyền, các thế lực đền thờ, và toàn thể nhà Giu-đa sẽ bị trao vào tay đế quốc Ba-by-lon nếu không ăn năn trở về với Thiên Chúa (20,1-6). Họ đă bịt tai, tẩy chay, bắt bớ, đánh đ̣n và giam ông vào ngục tối, bắt đeo gông cùm. Giêrêmia không ngờ ḿnh phải chịu số phận nặng nề đến thế khi vâng lệnh làm ngôn sứ. Ông nói, ông đă bị Thiên Chúa “lừa” vào sứ vụ: “Lạy Đức Chúa, Ngài đă quyến rũ con, và con đă để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con và Ngài đă thắng, suốt ngày con đă nên tṛ cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng con” (20,7). Ông phàn nàn một cách cay đắng số phận làm ngôn sứ cho Chúa trong một thế giới ương ngạnh. Bây giờ ông muốn im lặng cũng chẳng được, bởi lời Ngài như bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt (20,4).

Tuy vậy, ông vẫn tin vào Thiên Chúa và trung thành với sứ vụ, bất chấp những khốn đốn, kiệt quệ v́ đồng bào, v́ quyền lực đền thờ, ngay cả v́ thân thích bạn bè: “Tất cả những bạn bè thân thích đều ŕnh xem con vấp ngă. Họ nói: Biết đâu nó chẳng mắc lừa, rồi chúng ta sẽ thắng và trả thù được nó.” Cố gắng thi hành ư Chúa như lương tâm ḿnh phân định, sẽ luôn luôn đặt chúng ta trước sự chống đối của kẻ khác, ngay cả họ hàng thân thích, v́ năo trạng nô lệ tư tưởng hiện hành, những giá trị lừa dối, xu thời. Giêrêmia ở trong hoàn cảnh này và ngày nay những linh hồn lành thánh cũng vậy. Họ sẽ phải hứng chịu thù địch, chỉ trích ở ngay những nơi xem ra là thân thiện, nâng đỡ, ủng hộ, khích lệ, giữa gia đ́nh, bạn bè, giáo xứ, tu hội.

Trong cơn đau đớn thể xác và tâm hồn Giêrêmia cảm thấy bị bỏ rơi, bị Thiên Chúa trừng phạt. Nhưng thực sự Ngài luôn nâng đỡ ông. Người ta đo thành công ở thế gian bằng tiếng tăm và của cải hữu h́nh như giàu có, vàng bạc, nhà cửa. C̣n người tín hữu bằng tiêu chuẩn nào? Nếu thiếu đức tin chúng ta cũng giống như vậy thôi. Khi gặp tai ương hoạn nạn, thiệt hại về tinh thần, vật chất chúng ta cũng nghĩ bị Chúa trừng phạt và không được Ngài yêu thương ban phước. Trường hợp của Giêrêmia chứng minh ngược lại. Càng trung thành với Thiên Chúa, ông càng bị đồng bào tẩy chay, hành xích. Nhưng đó chỉ là bề mặt. Thiên Chúa vẫn kiện cường, bảo vệ và chúc phúc cho ông.

Vậy th́ chúng ta phải xử trí ra sao? Chúng ta thấy nhiều lần ông than van với Thiên Chúa, ngay cả trách móc Ngài. Chúng ta có được phép làm như vậy không? Khi c̣n ở trung học, chúng tôi phải nghiên cứu từ Jeremiad. Xem trong từ điển th́ thấy định nghĩa là: Lời than văn kéo dài và công phu. Dĩ nhiên từ này xuất phát từ tên của ngôn sứ Giêrêmia. Ông ta luôn phàn nàn trách cứ Thiên Chúa. Nhưng đức tin của ông không thể bàn căi. Ông hoàn toàn tin cậy Thiên Chúa, đến độ có thể nói là ngây thơ. Khi hoàn cảnh chống lại ông một cách khắc nghiệt, bị đánh đ̣n, bị đeo gông, bị cùm chân ông vẫn không tháo lui, nản chí. Ông hiên ngang rao giảng sứ điệp Thiên Chúa trao, bất chấp các đau khổ, khốn đốn. Tuy nhiên, ông đă nhiều lần than van cho số phận ḿnh. Có lẽ chúng ta cũng được phép làm như vậy, khi v́ ơn gọi mà phải gánh chịu cay đắng, miễn là giữ vững đức tin.

Cộng đoàn Thánh Matthêu chắc chắn đă phải trải qua kinh nghiệm của tiên tri Giêrêmia nhiều lần. Họ sống và rao giảng đức tin vào Chúa Giêsu Kitô trong môi trường không thuận lợi và đă cảm nghiệm sự chống đối của đồng bào chung quanh. Cũng giống như ngôn sứ Giêrêmia họ than thân trách phận v́ t́nh h́nh không được như ư muốn. Ngược lại bị bách hại và xua đuổi, nếu không, thánh sử chẳng khi nào ghi lại lời an ủi của Chúa Giêsu cho những hoàn cảnh tương tự. Chúa nhắc nhớ các môn đệ: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hăy biết rằng nó đă ghét Thầy trước.” (Ga 15,18) Nó bách hại anh em v́ nó đă đóng đanh Thầy. Ngụ ngôn hai con chim sẻ bao hàm một điềm dữ. Chúng rơi xuống đất có ư nghĩa chính các môn đệ sẽ phải đối mặt với cái chết. Tuy nhiên, việc nhỏ nhặt như vậy mà Thiên Chúa không bỏ qua, huống hồ số phận của các kẻ theo Chúa! Tôi chẳng hiểu sau này ḿnh có bị giết chết hay bỏ tù v́ đức tin hay không? Và lúc ấy sẽ sợ hăi như thế nào? Nhưng điều chắc chắn là phải trả giá v́ tín ngưỡng của ḿnh, dù đắt dù rẻ nhưng vẫn là một cái giá, có khi là đau khổ, phải hy sinh, bị chê cười, nhạo báng, nhục mạ… như xưa nay các tín hữu trung kiên vẫn thường phải chịu.

Thói thường của người rao hàng dùng giọng nói cao và lạc quan để giới thiệu món hàng của ḿnh: trái thơm ngon ngọt, sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt, mẫu mă đẹp, xe hơi hiện đại, đầy đủ tiện nghi, máy lạnh đa năng, ngôi nhà thông minh… chẳng hiểu Chúa Giêsu có học hỏi kỹ thuật tiếp thị của thời đại Ngài hay không? C̣n cứ như Phúc âm hôm nay th́ Ngài quá chân thật, nói với các tông đồ vừa chọn lựa, cần nâng đỡ th́ lại dùng ngôn từ chẳng giống ai: sợ hăi, đau khổ, chết chóc, kinh hoàng trong các môi trường thù nghịch. Đúng lư, Ngài phải hứa hẹn với họ: vinh quang, địa vị, quyền cao chức trọng, bánh vẽ… Nhưng suốt trong bài đọc ba không thấy lời nào như vậy cả, phải can đảm lắm mới có thể làm môn đệ Ngài! Ngày nay chúng ta theo Ngài v́ đă được mặc khải, được hiểu rơ tương lai theo Chúa là ǵ. Vào thời ấy mọi sự vẫn c̣n mù mờ, vẫn c̣n phải đánh bạc với số phận.

Tuy nhiên, dù chương tŕnh của họ trước quyền bính thế gian có khiêm nhường, nhỏ bé, vô nghĩa, họ cũng không phải tự ty mặc cảm hoặc sợ hăi trước những vĩ đại của thế gian. V́ trong lúc này, tin mừng phải giấu diếm, rỉ tai. Mầu nhiệm nước trời chỉ được loan báo trong số nhỏ dân chúng. Chúa Giêsu rao giảng trong bóng tối, sứ điệp của Ngài phải nói thầm lén. Nhưng sẽ có ngày tất cả được công bố, mặc khải, được biết đến: “Điều Thầy nói với anh em, lúc đêm hôm, th́ hăy nói ra giữa ban ngày; và điều anh em nghe rỉ tai, th́ hăy lên mái nhà mà rao giảng.” Bởi v́ chân lư không thể giấu diếm được. Nó thuộc sở hữu chung của nhân loại, là ngọn đèn pha dẫn lối cho loài người, không ai thắp đèn rồi lấy thùng mà đậy lại. Không có lư do ǵ mà người ta phải xấu hổ về sự thật. Cho nên, các tín hữu có nhiệm vụ loan báo chân lư của Chúa Giêsu cho toàn thể nhân loại, bất chấp hoàn cảnh ngược lại. Sống đức tin vào Chúa Giêsu có thể bị chèn ép bởi những lời hô hoán điếc tai của thế gian, những quyết định áp đảo của quyền lực thế tục ảnh hưởng tới tương lai thế giới. Nhưng cuối cùng đường lối tiếp cận sự sống của Kitô giáo vẫn là chân lư toàn thắng. Lịch sử loài người nhiều lần đă khẳng định như vậy. Những ư thức hệ vô đạo, những triết lư ngoại giáo, luôn luôn phải nhường bước cho giáo lư của Chúa Giêsu.

Cho nên, Chúa truyền các môn đệ rao giảng chân lư ấy trên mái nhà, nơi công trường. Nhưng làm thế nào? Một số người trong lịch sử thực sự đă làm như vậy. Họ là những nhà hùng biện vĩ đại đứng trên đỉnh cao mà rao giảng cho mọi người xem được, nghe được. Tuy nhiên, đa phần chúng ta sợ hăi đỉnh cao và yêu thích vị trí khiêm tốn hơn, dù vẫn đ̣i hỏi can đảm.

Mới đây tôi đọc được một câu châm ngôn của Brazin: “Từ điểm bạn đứng, bạn suy nghĩ”. Chúng ta được Chúa mời gọi đứng chung trên mảnh đất với Ngài, th́ chúng ta cũng phải suy nghĩ như Ngài. Trái tim chúng ta đồng nhịp đập với trái tim Ngài. Nếu như chúng ta cùng đứng với Chúa Giêsu, chúng ta phải làm thế nào để đời sống và hành vi của ḿnh được thế gian biết tới như có nguồn mạch từ Chúa Giêsu. Đó là phương pháp chúng ta rao giảng nơi quảng trường, trên mái nhà. Đáng tiếc hành động của chúng ta nhiều khi trái nghịch với những điều rao giảng, th́ làm sao mang danh là môn đệ Chúa Giêsu? Ngài đă cho chúng ta dấu hiệu để làm môn đệ thực sự của Ngài khi rao giảng. Đó là đứng chung đất với Ngài về lương thiện, tha thứ, tốt bụng, quan tâm, tín thác, ân cần, nhưng đức tính mà sẽ gây chống đối từ phía thế gian.

Đúng như sứ điệp của Ngài đă dẫn Ngài đến cái chết thê thảm trên thập giá. Ngài ư thức rất rơ sự kiện ấy sẽ xảy tới cho các kẻ trung thành theo Ngài, cho nên Ngài bảo họ: “Anh em đừng sợ những kẻ giết được thân xác mà không giết được linh hồn”. Bởi v́ họ có quyền trên thân xác mà thôi. Thiên Chúa mới có quyền lực tối thượng và hoàn toàn, có thể “huỷ diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục”. Nhưng môn đệ không phải sợ quyền năng của Thiên Chúa, bởi v́ Ngài chăm sóc chúng ta cho đến sợi tóc trên đầu. Con chim sẻ bay nhảy trên bầu trời chẳng đáng giá là bao, thế mà không con nào rơi xuống đất ngoài ư muốn của Thiên Chúa, huống chi tính mạng của con cái Ngài?

Tuy nhiên điều bảo đảm này không loại trừ những khốn khó thử thách ra khỏi cuộc sống các tôi tớ Chúa. Ngược lại, như tiên tri Giêrêmia nói lên trong bài đọc I, chính ông phải hứng chịu t́nh cảnh kinh hoàng (tứ phía kinh hoàng), v́ bị bỏ rơi, trừng phạt, khiếp sợ, trước mặt quân thù, th́ các nhà rao giảng tân thời làm sao tránh khỏi? Bởi vậy, t́m kiếm địa vị, sang giàu, quyền bính, tiếng tăm, sung sướng trong sứ vụ rao giảng là điều không tưởng, trừ phi chúng ta giả h́nh như nhóm Biệt phái. Tai hại thay ngày nay nhóm này rất đông, tới chỗ nào cũng gặp, ngay cả trong các tu viện, giáo xứ, hội đoàn.

Con đường của những kẻ theo Chúa là con đường khổ nạn. Chúa Giêsu đă dùng h́nh ảnh đôi chim sẻ găy cánh rơi xuống đất, chết banh thây để mô tả những nhà rao giảng lời Chúa. Đồng thời Ngài cũng bảo đảm rằng Đức Chúa Trời vẫn quan tâm tới họ, dù phải ngụp lặn trong gian truân. Chúa Giêsu cũng tuyên bố công nhận người ấy trước mặt Thiên Chúa trong ngày phán xét chung. Tuần trước Ngài gọi và chọn chúng ta. Gởi chúng ta đi rao giảng Nước Trời, bởi Ngài thương đám dân nghèo khổ vất vưởng. Chúng ta nên phản ánh ơn kêu gọi, bằng cuộc sống Ngài mô tả trong Phúc âm hôm nay. Chẳng có hành động bác ái nào hơn là ban bản thân ḿnh trong nếp sống thánh thiện mà Chúa đ̣i hỏi. Các hành động chỉ là bề ngoài, mạng sống mới là căn bản. Hành động mà không có nếp sống thánh thiện chẳng qua vẫn là giả h́nh. Trong một thế giới đầy bất công, độc ác, lừa đảo, âm mưu, sống cho xứng đáng danh hiệu môn đệ Chúa quả là khó khăn, cần nhiều can đảm và ơn Chúa. It is easier said than done (nói th́ dễ làm th́ khó) câu ngạn ngữ tiếng Anh là điều chúng ta phải luôn suy gẫm trong sứ vụ làm con Chúa. Xin Ngài ban thêm đức tin và nghị lực trong thánh lễ hôm nay. A-men.


G. Nguyễn Cao Luật op

Hăng hái tiến lên phía trước
Mt 10,26-33

Thầy và tṛ: cùng một số phận

Vào thời gian lúc Tin mừng Matthêu được soạn thảo, các kitô hữu cư ngụ tại Xiry - Tin mừng Matthêu được viết cho những người này - đang sống trong sợ hăi. Xuất thân từ nguồn gốc Do Thái nhưng họ chấp nhận niềm tin kitô giáo, trong khi vẫn nỗ lực trung thành với quá khứ. Ngay trước khi cuộc nổi dậy của người Do Thái chống lại người Rôma bị thất bại và sự sụp đổ của thành Giêrusalem, những người theo Do thái giáo thuờng tụ họp quanh các vị lănh đạo tôn giáo thuộc nhóm Pharisêu, họ lấy làm thỏa măn, an toàn. Sự kiện này làm nảy sinh một phản ứng chống lại các kitô hữu v́ những người này không liên đới với phe nỗi dậy: họ bị tố các là những người phản bội lại truyền thống của cha ông. do đó, các tín hữu tin vào Đức Giêsu bị giảm thiểu. Họ không thể chịu đựng được mối đe dọa bị trục xuất khỏi các hội đường, vốn là nơi giúp họ có được cảm tưởng như đang sống trên đất quê hương.

Diễn từ của thánh Matthêu có mục đích khuyến khích nhóm người nhỏ nhoi đó, khuyên họ hăy mạnh dạn loan báo Lời Chúa, không chút e ngại sợ hăi. Tác giả nhắc cho họ biết điều họ đang trải qua lúc này cũng là chính số phận của Đức Giêsu. Nếu Đức Kitô đích thực là đấng đă đến để thực hiện Israel của Thiên Chúa, chính người đă bị xua đuổi, bị trục xuất khỏi cộng đoàn, th́ tại sao các môn đệ của Đức Kitô lại ngại ngùng bước theo Người khi gặp khó khăn, bị bách hại ? Đức Kitô đă thực hiện sứ mệnh và chịu bắt bớ, đă bị mọi người thù ghét: các môn đệ cũng sẽ đi chung một con đường đă vạch sẵn. Đức Kitô đă không hứa với các môn đệ về con đường bằng phẳng, dễ dàng, trái lại Người đă báo trớc cho các ông biết về sự thù nghịch, về sự bắt bớ…

V́ vậy, những người tin nơi Đức Kitô luôn phải hăng hái tiến lên phía trước, với ư thức mănh liệt rằng ḿnh là người loan báo Tin Mừng ban sự sống, như Đức Kitô đă sống.

Một đ̣i hỏi hay là một lời hứa

Đang khi chia sẻ thân phận và sứ mệnh của Đức Kitô, người môn đệ của Đức Giêsu nghe được một lời quả quyết : anh em đừng sợ.

Đừng sợ, bởi v́ việc loan báo tin mừng, việc tông đồ là công tŕnh của Thiên Chúa. Không ai, không có việc ǵ có thể cản trở tiến tŕnh phát triển của công tŕnh này. Công tŕnh đó đă được thực hiện và chắc chắn sẽ thành công. Như hạt giống được gieo vào ḷng đất, tự nó có sức để mọc lên, tin mừng của Thiên Chúa cũng được gieo vào ḷng của trần gian, và sẽ vuợt thắng bất chấp mọi trở ngại, khó khăn…

Đứng sợ, bởi v́ chính Đức Kitô đă phải đương đầu với bao khó khăn. Chính Người đă chấp nhận làm hạt lúa gieo vào ḷng đất, chính Người đă đón nhận cái chết. Và cuối cùng hạt giống đă nảy mầm, mang lại mùa lúa dồi dào; Đức Kitô đă chỗi dậy từ trong kẻ chết và ban sự sống cho tất cả những ai bước theo Người.

Đừng sợ, bởi v́ Đức Kitô đă đón nhận mọi nỗi khổ đau trong tinh thần t́nh nguyện. Người đă vượt thắng tất cả, kể cả sự chết bằng thái độ tự do. Đau khổ sẽ có mặt khắp nơi, nhất là trong cuộc đời của người môn đệ Đức Kitô. Nhưng bên kia đau khổ là sự sống, là chiến thắng, miễn là người môn đệ chấp nhận vận mạng của Thầy là của ḿnh, với tinh thần hoàn toàn tự do.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Niềm tin thắng vượt sợ hăi
 (Mt 10,26-33)

Những ai đă có lần phải coi sóc những trẻ em, nhất là trẻ em nam, đều công nhận : trẻ em rất tinh nghịch, có những điều các em nghịch mà người lớn không lường được. Sau đây là một thí dụ : một gia đ́nh bác xích lô kia, v́ muốn có thêm một chút ít tiền để tiêu xài trong gia đ́nh, nên bác đưa ra kế hoạch nuôi gà chuồng. Sau khi đă chỉ dạy cho mấy đứa con cách chăm sóc bầy gà, vợ chồng bác đi làm, công việc chăm sóc bầy gà đă được các con bác thực hiện tốt đẹp cả tháng rồi.

Một hôm, lúc xuống chuồng gà cho gà cho gà ăn, đứa con trai lớn của bác xích lô nói với em nó : “Mày vào trong chuồng bắt ra đây cho tao một con đi”. Đứa em vào trong chuồng bắt ra một con, rồi hai đứa dằng con gà ra, lấy sơn đỏ bôi phết lên con gà. Chỉ mấy phút sau chú gà trắng đă trở thành chú gà đỏ, rồi thả vào chuồng. Con gà sơn đỏ đă bị những con gà khác xô đến mổ tới tấp làm cho nó không c̣n biết chống đỡ làm sao nữa. Hai đứa nhỏ vỗ tay thích thú rồi bỏ lên nhà. Buổi chiều, khi bác xích lô đi làm về, xuống chuồng gà, bác thấy có một con gà sơn đỏ nằm chết ngay đơ.

Tại sao cùng trong một bầy gà mà những con gà khác lại ghét con gà bị sơn đỏ như thế ? Thưa, chỉ v́ nó khác với những con khác. Trong cuộc sống của con người với nhau cũng có thể xảy ra như thế, trong một cơ quan, một công ty, một xí nghiệp, một trường học, mọi người đều muốn hối lộ, tham nhũng, đều đồng t́nh về một điều không b́nh thường, bất hợp pháp hay bất chính mà một người nào đó biểu lộ khác ư, không đồng t́nh, chống lại, muốn sống công bằng, ngay chính, liêm khiết, sẽ bị những người khác xa lánh, ghét bỏ, t́m cách trù dập, loại trừ. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng cho biết số phận của các môn đệ, và những người theo Chúa, đó là bị ghét bỏ, lư do chỉ là v́ họ đă được máu Chúa Kitô nhuộm đỏ, chính v́ thế mà họ trở nên khác những người khác. Nhưng máu của Chúa Kitô không nhuộm đỏ họ ở bên ngoài như lớp sơn đỏ của hai đứa con bác xích lô bôi phết lên con gà, mà máu đó đă biến đổi con người, biến đổi cách sống của họ, cuộc sống ngay chính, tốt lành, thánh thiện, liêm khiết của họ sẽ bị những người khác ghét bỏ.

Các môn đệ và những người theo Chúa bị những người khác ghét bỏ như vậy đâu có lạ ǵ, v́ chính Chúa cũng đă bị người ta thù ghét. Mà như Chúa nói : môn đệ không hơn Thầy, đầy tớ không hơn chủ. Vậy nếu họ đă gọi chủ nhà là Bê-en-dê-bun, là đồ quỷ ám, th́ huống hồ là gia nhân đầy tớ của Ngài th́ họ đâu có kiêng nể. Trước những bách hại, thử thách đó, chắc chắn các môn đệ cũng như chúng ta sợ hăi, nhưng Chúa bảo : “Các con đừng sợ những kẻ chỉ giết được thân xác mà không làm ǵ được linh hồn”. Và quả thực họ không đáng sợ, dù họ có dùng đủ thứ cực h́nh đối với chúng ta chăng nữa, th́ cũng chỉ đến giết chết được chúng ta là cùng, rồi sau khi chúng ta đă chết, họ chẳng c̣n làm ǵ được chúng ta nữa. Mà sự sống của chúng ta ở trần gian này th́ sớm muộn ǵ cũng phải có ngày chấm dứt, có kéo dài th́ cũng chỉ trăm năm là cùng. Cho nên, những đau khổ mà họ gây ra cho chúng ta cũng sẽ qua đi. Nhưng rồi v́ những cực h́nh đó mà  chúng ta sẽ được vinh phúc muôn đời. Như vậy th́ có ǵ đáng sợ ?

Đàng khác, chúng ta được Chúa là Đấng quan pḥng luôn yêu thương săn sóc bảo vệ chúng ta, nên chúng ta có lư do để tin tưởng Chúa và không phải sợ hăi quá đáng, đến như chim sẻ, chẳng đáng là ǵ mà Chúa c̣n săn sóc nuôi dưỡng chúng, phương chi chúng ta là con cái Chúa. Hơn nữa, Chúa c̣n săn sóc chúng ta cách tỉ mỉ đến nỗi những sợi tóc trên đầu chúng ta cũng được đếm cả rồi, và không một sợi tóc nào của chúng ta rớt xuống mà không phải do quyền phép Chúa. Cho nên, Chúa bảo chúng ta đừng sợ, nếu chúng ta tin tưởng cậy trông nơi Chúa, chúng ta sẽ được Chúa luôn săn sóc bảo vệ.

Tôi xin nhắc lại : để được Thiên Chúa yêu thương săn sóc như thế, Chúa muốn chúng ta phải tin tưởng vào Chúa, tuyệt đối tín thác vào Chúa. Người ta kể rằng : một con tàu đang lênh đênh ngoài khơi sau ba bốn ngày nhổ neo. Bỗng trời tối sầm lại, gió chuyển động mạnh, rồi mưa, rồi sấm chớp, rồi băo. Con tàu không khác một lá tre trôi dạt giữa đại dương, bập bềnh, siêu vẹo, ba ch́m bảy nổi…..Hành khách hoảng sợ, nhốn nháo kêu cứu, la khóc. Để ư người ta thấy giữa cảnh nhốn nháo ấy, có một em nhỏ xem ra không lo sợ ǵ, trái lại, b́nh tĩnh, coi như không có ǵ nguy hiểm. Sau ít ngày, gió giảm dần, mưa ngớt đi, mây biến mất, biển trở lại b́nh thường, con tàu lại tiếp tục cuộc hành tŕnh. Lúc ấy có người ṭ ṃ hỏi em nhỏ : “Tại sao mấy ngày trước đây, lúc mọi người hết hồn hết vía sợ hăi, mà em lại không sợ hăi ǵ?”. Em bé tỏ ra thái độ hănh diện, tự tin, em đáp : “Tại sao lại sợ, tôi không sợ v́ chính ba tôi cầm lái mà”.

Nếu chúng ta biết nói lên những lời tương tự như vậy mỗi khi có biến cố ǵ xảy đến trong đời : “Chính Cha tôi cầm lái mà”, th́ dù cho gặp may mắn hay rủi ro, phải buồn phiền hay vui sướng, được thành công hay thất bại…. đều là những dịp chúng ta bày tỏ niềm tin vững mạnh của chúng ta vào Thiên Chúa đầy t́nh yêu thương.

Tóm lại, Thiên Chúa là Cha chúng ta, Ngài luôn mong muốn điều tốt lành cho chúng ta. Nếu chúng ta biết phó thác mọi sự cho Chúa, nếu chúng ta biết vận dụng đức tin để sống tốt đẹp, th́ mọi sự sẽ góp phần đem lại lợi ích tốt đẹp cho chúng ta .


Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

Chúa quan pḥng
(Mt 10,26-33)

Thời hoàng đế Vát-pa-si-a-nô, thượng viện Rô-ma đă bàn luận xem nên gọi vị thần tốt nhất và lớn nhất của họ là ǵ, người th́ đề nghị nên gọi là “Thần giàu sang”, người th́ cho rằng nên gọi là “Thần khôn ngoan”, người khác nữa đề nghị nên gọi là “Thần uy quyền”. Sau cùng, một ông nghị phát biểu : “Theo ư tôi, chúng ta nên gọi là “Thần nhân lành”, v́ nếu chúng ta gọi là “Thần giàu sang” th́ những người khó có ǵ? Nếu chúng ta gọi là “Thần khôn ngoan” th́ những người b́nh dân, đơn sơ chất phác có ǵ ? Và nếu chúng ta gọi là “Thần uy quyền” th́ những người khiêm tốn có ǵ ? Vậy chúng ta muốn vị thần ấy hợp với tất cả mọi người th́ chúng ta chỉ có thể gọi là “Thần nhân lành”, mọi người đều hoan nghênh.

Đối với chúng ta, những người tin Chúa Kitô, th́ hơn thế nữa, chúng ta sẽ có một ư tưởng tốt đẹp biết bao kho gọi Thiên Chúa là “Cha nhân lành” của chúng ta. Người Hy Lạp, Rô-ma ngày xưa đă không biết Chúa là Cha. Thích Ca Mâu Ni không thấy Chúa là Cha. Ma-hô-mét cũng không hề rao giảng Chúa là Cha, cả dân Do Thái trong Cựu Ước không bao giờ có ư tưởng xưng hô Chúa là Cha. Đối với họ, Thiên Chúa là ông chủ nghiêm khắc, Đấng đă ban truyền những điều răn trong sấm chớp và ánh sáng, Đấng thẩm phán sửa dạy họ nghiêm khắc mỗi khi họ bất tuân hay phản bội, nhưng từ khi rao giảng Tin Mừng, chính Chúa Giêsu đă dạy nhân loại : Chúa là Cha, Ngài nhắc đi nhắc lại nhiều lần : Thiên Chúa không phải là một ông chủ độc ác, nh́n chúng ta như bầy tôi, nô lệ, nhưng Chúa là Cha, Người luôn luôn săn sóc và yêu thương chúng ta.

Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy rơ ư tưởng đó. Sau khi khuyến khích các môn đệ hăy can đảm và mạnh dạn công bố cho mọi người biết tất cả những điều Chúa đă dạy các ông trong nơi kín đáo, Chúa khích lệ các ông đừng sợ chi cả, hăy tuyệt đối tin tưởng vào Chúa, v́ Thiên Chúa là Cha, Đấng thông biết mọi sự và quan pḥng tất cả.

Đúng vậy, Chúa quan pḥng cai trị mọi vật. Chúa dựng nên những cái vĩ đại cũng như những cái bé nhỏ. Chúa săn sóc người này cũng như người kia : “Nào người mẹ có thể quên con ḿnh không ? và cho dù người mẹ có quên con ḿnh đi nữa, Chúa cũng không quên chúng ta”, “Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không ? Thế mà không một con nào rơi xuống đất ngoài ư của Cha anh em”, “Hăy xem chim trời, Cha anh em vẫn nuôi chúng. Anh em lại không hơn Chúng sao ?”, “Hăy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, Chúa c̣n cho chúng đẹp đến thế, phương chi anh em, Chúa c̣n săn sóc hơn nhiều”.

Thánh Âu Tinh nói : “Lo lắng cho cả vũ trụ c̣n vĩ đại hơn làm cho năm ngàn người no nê bằng năm chiếc bánh, vậy mà chẳng ai lạ lùng về truyện đó. Chúa săn sóc mỗi người dường như chỉ có một người đó ở trên đời và Chúa săn sóc tất cả mọi người dường như Chúa săn sóc cho một người”.

Chính v́ yêu thương săn sóc chúng ta như thế, nên nhiều lần Chúa Giêsu đă khích lệ chúng ta đừng sợ. Đừng sợ có nghĩa là đừng làm ǵ, đừng lo đến sinh kế, đừng cố gắng nỗ lực. Không, ngàn lần không. Đừng sợ không phải là như vậy, nhưng có nghĩa là cứ làm, cứ lo sinh kế, cứ cố gắng nỗ lực, đồng thời phải tin tưởng, cậy trông vào Chúa.

Nhưng như vậy có phải là chúng ta tin chắc vào đôi tay rắn chắc khỏe mạnh chăng ? Tin vào tuổi đang lên, đầy sức sống nghị lực chăng ? Hoặc cậy dựa vào những người khác ? Không, v́ đôi tay khỏe mạnh này ngày mai sẽ yếu đi, tuổi đôi mươi sẽ chóng qua, c̣n nghị lực th́ rất mỏng ḍn, và những người khác mà chúng ta cậy dựa vào hôm nay th́ thường hay thay đổi, thiếu thiện chí và làm sao họ có thể bảo đảm cho chúng ta lâu dài được. Ngoài những điều trên, chúng ta phải trông cậy vào một sức mạnh khác, có thể bảo đảm cho chúng ta hôm nay và măi măi về phần hồn cũng như phần xác, sức mạnh đó chính là Thiên Chúa, v́ Ngài là Cha của chúng ta, Người hoàn toàn hiểu những nhu cầu, những thiếu thốn, những ước mơ của chúng ta và Người biết những điều nào thích hợp và cần thiết cho chúng ta hơn. Cho dù một người mẹ trần gian chăm chỉ nhất, yêu thương con cái nhất, c̣n có thể không biết đến một vài nhu cầu của con ḿnh, bà có thể quên sót, nhầm lẫn trong việc lo liệu hoặc lâm vào t́nh trạng không thể giúp đỡ con ḿnh được. Nhưng Thiên Chúa không bao giờ lâm vào t́nh trạng như thế. Do sự quan pḥng, Ngài biết, Ngài thấy và Ngài có thể làm được tất cả.

Tuy nhiên, để được Thiên Chúa yêu thương săn sóc như thế, Chúa đ̣i chúng ta phải tin tưởng vào Chúa, tuyệt đối tín thác vào Chúa, hoàn toàn vâng theo thánh ư Chúa. Người là Cha chúng ta, Người luôn mong muốn điều tốt lành cho chúng ta.

 
Phêrô Phạm Văn Hoành op

Can đảm, hăy vững tin vào Chúa
(Mt 10, 26-33)

Tŕnh thuật tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đă mở ra cho nhân loại một cái nh́n khác về đức tin. Đồng thời Ngài cũng cho chúng ta thấy, chính  niềm tin là con đường giải thoát những đâu khổ và lo sợ của phận người. Theo phản ứng tự nhiên của con người khi gặp những khó khăn thử thách xẩy đến là hay lo sợ, và như vậy lo sợ nó làm cho tê liệt sự suy nghĩ sáng suốt cũng như hành động của chúng ta, hơn ai hết Chúa Giêsu đă biết được điều đó. Tŕnh thuật hôm nay, tác giả ghi lại cho chúng ta ba lần Chúa nói  ĐỪNG SỢ.

- Đừng sợ những kẻ vu khống anh em, v́ không có ǵ ẩn khuất mà không bại lộ. Hăy trung thành với sự thật, và nhiều khi chúng ta phải trả giá, có khi bằng chính mạng sống ḿnh.

- Đừng sợ những kẻ chỉ có thể làm hại thân xác, mà không giết được linh hồn. Thân xác có thể bị thiệt tḥi nhưng linh hồn không hề hấn ǵ, nếu chúng ta vững tin vào Chúa.

- Đừng sợ, v́ chúng ta c̣n quư trọng hơn nhiều, nếu Thiên Chúa đă chăm lo cho chim sẻ ngoài đồng th́ huống hồ chi là chúng ta. Ư thức chúng ta luôn được Thiên Chúa yêu thương chăm sóc, chúng ta sẽ dấn thân hơn nhiều trong việc làm chứng cho Chúa.

Đức Giêsu là mẫu gương cho sự làm chứng, Ngài đă làm chứng rằng: mọi lời loan báo và lời hứa của Thiên Chúa trong cựu ước đă được thực hiện nơi Ngài. V́ thế, trong thư gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolo đă viết: “V́ Đức Kitô Giêsu, Đấng mà chúng tôi rao giảng cho anh em, đă không vừa là "có" vừa là "không", nhưng nơi Người chỉ toàn là "có".Quả thật, mọi lời hứa của Thiên Chúa đều là "có" nơi Người.” 2Cr 1,19-20

Chúa Giêsu đă làm chứng trong suốt cuộc đời rao giảng của Ngài, mà đỉnh cao đó là khi Ngài đứng trước thượng hội đồng và trước tổng trấn Philatô Ngài đă thẳng thắn trả lời rằng: “Tôi đến thế gian là làm chứng cho sự thật” Ga 18,37. Chúa Giêsu đă lấy chính mạng sống ḿnh làm giá phải trả cho lời chứng của ḿnh.

Sống ở đời, có lẽ ai trong cúng ta cũng có nhiều lần trải qua những nỗi lo sợ, hay bản thân cũng từng trải qua những giờ phút đen tối trong cuộc đời. Bởi v́, chúng ta phải chân nhận một điều rằng: cuộc sống luôn có những cam go, gian truân và thử thách...đứng trước những hoàn cảnh như thế ai mà chẳng lo lắng, sợ hăi. Lắm khi chúng ta như những con chim non, ngở ngàng sợ hăi trước bổn phận làm người, trước ơn gọi làm Kitô hữu. Nhưng Chúa Giêsu không ngừng mời gọi chúng ta đừng sợ. Chúng ta không sợ, v́ chúng ta tin rằng Thiên Chúa là cha yêu thương, luôn quan tâm săn sóc chúng ta. Với niềm tin đó sẽ giúp chúng ta có thái độ lạc quan trước cuộc sống và b́nh tĩnh để đối phó với những khó khăn thử thách. Nếu niềm tin không đem lại cho chúng ta sự b́nh an, thanh thản, th́ đó là dấu chỉ cho thấy niềm tin của chúng ta chưa manh mẽ, chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa ban thêm đức tin cho chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Giá trị sâu xa nhất để chúng con nhận ra Ngài và coi Ngài là cứu cánh của cuộc đời đó chính là niềm tin. Tin vào sự quan pḥng của Thiên Chúa mới có thể mang lại  cho cuộc đời chúng con hạnh phúc và làm tan đi mọi sợ hăi.

Trước thánh thể Chúa hôm nay, mỗi người chúng con phần nào đó đang mang trong ḿnh những lo lắng. Cuộc sống hàng ngày đang chất lên vai chúng con những lo toan, chúng con đang bươn chải cho cuộc mưu sinh hàng ngày, với một lư do rất hợp lư là để có cái ăn, cái mặc. Thế nhưng, nhiều lúc v́ hoàn cảnh, cũng như suy nghĩ thiếu chín chắn, chúng con đă tự đánh mất chính ḿnh, xa rời Chúa bằng những việc làm trái với luôn thường đạo lư, trái luật pháp và giáo lư mà Chúa đă dạy chúng con.

Ước ǵ lời Chúa hôm nay, qua câu nói của Chúa Giêsu : “anh em đừng sợ” luôn là lời nhắc nhở, động viên và là niềm tin của Chúa ban xuống nơi mỗi người chúng con, giúp chúng con canh tân đời sống ḿnh mỗi ngày và sống ngày càng tốt đẹp hơn trước mặt Chúa.

Xin Chúa Giêsu ban cho chúng con can đảm, không bao giờ đỏ mặt xấu hổ khi rao giảng Tin Mừng của Chúa trong chính đời sống hàng ngày, chấp nhận những hiểu lầm, những khổ đau, những thử thách và hăm hại v́ danh Đức Kitô. Amen.


Đỗ Lực op

Sức Mạnh Lời Chúa
(Mt 10:26-33)

 Hiện nay, kinh tế toàn cầu đang trải qua cơn khủng hoảng. Thực phẩm và xăng dầu tăng vụt, khiến mọi người, nhất là người nghèo, lâm vào t́nh trạng rất khó khăn. Nguyên nhân tại đâu ? Theo tường tŕnh từ Sở Thống Kê Dân Số Thế Giới, một phần v́ nhu cầu phát triển kinh tế ở Trung Hoa và Ấn độ ngày càng tăng.

 Năm 1800, dân số thế giới mới có 1 tỷ. Phải đợi 130 năm sau, dân số thế giới mới thêm 1 tỷ. Năm 1999, dân số thế giới mới có 6 tỷ. Năm 2012, dân số thế giới sẽ tăng lên  7 tỷ. Như vậy, chỉ cần 13 năm, dân số thế giới đă tăng thêm 1 tỷ. Càng nghèo đói, càng tăng nhanh dân số. Các nước Phi châu, Á châu và Trung Đông, trung b́nh một phụ nữ có hơn 6 đứa con.[1]

Nhân loại sẽ đi về đâu  khi dân số tăng quá nhanh như vậy? Trước tiên, ai cũng thấy vấn đề lớn nhất là lương thực. Nhưng liệu lương thực có giải quyết được mọi vấn đề không ? Vấn đề chính không phải là sản xuất cho nhiều, nhưng là phân phối cho đều lương thực cho mọi người. Nếu người giàu khư khư nắm hết nguồn lợi kinh tế, làm sao người nghèo không nổi loạn ? Làm sao người giàu có thể sống b́nh an ? Làm sao giúp người giàu ư thức trách nhiệm đối với người nghèo ?

Không trợ lực nào hơn Tin Mừng, v́ Chúa quả quyết Tin Mừng dành ưu tiên cho người nghèo (x. Lc 7:22) Nhưng làm sao rao giảng Tin Mừng t́nh yêu giữa một xă hội toàn những người giàu đầy thế lực ? Làm sao những sứ giả Tin Mừng thoát khỏi nguy hiểm trong khi thi hành sứ mạng ?

Chúa Giêsu cũng thấy trước những mối đe dọa đang ŕnh rập các môn đệ, nên Chúa đă trấn an : “Anh em đừng sợ người đời.” (Mt 10:26) Dựa vào đâu, Chúa dám khuyên môn đệ như thế, trong khi không có một tấc sắt trong tay ?

TRẤN AN MÔN ĐỆ

Thoạt nghe, ai cũng tưởng Lời Chúa hôm nay xoay quanh sự sợ hăi. Nhưng càng đọc, càng thấy điểm chính là việc rao giảng Tin Mừng và làm chứng cho Chúa Kitô. Sở dĩ Chúa trấn an các môn đệ khi trao sứ mạng rao giảng cho các ông, v́ giữa một thế giới đầy kẻ thù, họ phải biết sức mạnh của ḿnh ở đâu. Dù phải sống ngay trong ḷng địch, sứ giả Tin Mừng vẫn không nao núng, v́ “có Chúa ở cùng tôi, tôi chẳng sợ ǵ.” (Tv 118:6) Vậy đâu là sức mạnh Lời Chúa ?

Trước hết, Lời Chúa là chân lư. Tự bản chất, chân lư có một sức mạnh. Tất cả những phương tiện và sức mạnh kẻ thù chỉ là những lực lượng thần chết, không thể nào đối địch với sức mạnh Tin Mừng, v́ “Lời Chúa là thần khí và là sự sống.” C̣n chỗ dựa nào vững chắc hơn Lời Chúa ? C̣n ai cần tin tưởng vào Lời Chúa bằng người môn đệ ? Sứ giả Tin Mừng đích thực luôn t́m được sức mạnh nơi Lời Chúa (x. Tv 119:114).

Sức mạnh đó phát xuất từ niềm tin sứ giả, v́ họ tin Thiên Chúa quan pḥng đầy khôn ngoan, nhưng cũng là người Cha dầy ḷng thương xót. Chỉ Thiên Chúa mới có quyền năng tuyệt đối bao trùm cả đời này lẫn đời sau, cả thể xác và linh hồn (x. Mt 10:28). Quyền hành của loài thụ tạo đầy giới hạn, làm sao có thể so sánh với quyền năng Thiên Chúa là Tin Mừng ?

Thực tế, giá trị con người được Thiên Chúa quy định và bảo đảm. Không dễ ǵ Thiên Chúa hủy bỏ một công tŕnh do Chúa dựng nên. V́ được Thiên Chúa đánh giá cao như thế, người môn đệ càng tự tin vào công cuộc rao giảng Tin Mừng giữa mọi nghịch cảnh. Thật vậy, Chúa Giêsu dùng h́nh ảnh minh họa sự bảo đảm sinh mạng chứng nhân và sứ giả Tin Mừng : “Hai con chim sẻ chỉ bán được một hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ư của Cha anh em. Anh em đừng sợ, anh em c̣n quư giá hơn muôn vàn chim sẻ.” (Mt 10:29.31) Nghe đến đây, chắc người môn đệ ngước mắt nh́n trời và nhận ra bài học thật đơn giản về đường lối Chúa quan pḥng cũng như sức mạnh Thiên Chúa.    

Sống trên đời, thế nào chẳng có lúc sứ giả Tin Mừng phóng tầm nh́n về thời cánh chung để t́m sức mạnh làm chứng cho Chúa Kitô. Trước nhan Thiên Chúa, không ai có thể đứng vững, nếu Chúa Kitô không bào chữa. Ngày sau cùng, ai cũng muốn được Thiên Chúa chấp nhận vào hưởng hạnh phúc và vinh quang trong Nước Chúa.  Làm sao có thể thấy trước giờ phút huy hoàng đó, nếu không khám phá ra mối tương quan giữa những chứng từ hôm nay và phần thưởng thời cánh chung (x. Mt 10:32-33) ?

Sau cùng, khi đă vững tin, người môn đệ Chúa hiên ngang lên đường rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Lời Chúa sẽ gặp cơn thử lửa khi cọ sát với thực tế. Trước đây trong một phạm vi nhỏ hẹp giữa Thày tṛ, có lẽ Lời Chúa chưa đặt ra nhiều vấn đề. Những khi lời Thày được loan truyền giữa thanh thiên bạch nhật (x. Mt 10:27).  Lời Chúa như ánh sáng soi vào trần gian ngập tràn bất công tăm tối. Đó là thế yếu của trần gian. Người môn đệ Chúa Kitô phải thấy được thế yếu đó, để lấy sức mạnh công lư trong Lời Chúa dẹp tan mọi cơ chế bất công.

TỰ DO RAO GIẢNG TIN MỪNG

Chắc chắn phải tạo ra nỗi sợ nơi quần chúng, cơ chế bất công mới có thể tồn tại. Nỗi sợ hăi bóp nghẹt tự do và làm tiêu tan tất cả những giá trị cao đẹp như nhân phẩm, đạo đức, tự do … Bởi vậy, Chúa mới căn dặn các môn đệ phải làm mọi cách để vượt qua nỗi sợ và sống trong tự do của người môn đệ và con cái Chúa. Nếu có một niềm tin tuyệt đối vào sự quan pḥng và t́nh yêu Thiên Chúa, trở ngại bên ngoài không c̣n thành vấn đề cho những sứ giả Tin Mừng nữa. Trở ngại lớn nhất nằm ngay trong ḷng người.

Có vượt qua được nỗi sợ, mới có thể có sức mạnh rao giảng Lời Chúa cho mọi người.Thật vậy, dù là nam hay nữ, con người phải đáp lại hồng ân cứu độ không phải chỉ bằng cách chấp nhận một cách vụn vặt, trừu tượng hay thuần túy lư thuyết, nhưng bằng cả cuộc sống – trong mọi tương quan xác định cuộc sống - để đừng coi thường bất cứ điều ǵ mà cho đó là trần tục và thế gian không liên hệ hay xa lạ với ơn cứu độ. Giáo hội có quyền công bố Tin Mừng trong hoàn cảnh xă hội, làm cho lời giải thoát của Tin Mừng vang lên trong những thế giới phức tạp nơi con người đang sinh sống với những việc sản xuất, lao động, giao thương, tài chánh, thương mại, chính trị, luật pháp, văn hóa, truyền thông xă hội.”[2] Dấn thân vào bất cứ lănh vực nào, sứ giả Tin Mừng cũng gặp những áp lực khiến ḿnh sợ hăi. Kẻ yếu bóng vía đành co cụm lại và không dám hành động, lấy lư do phải sống khôn ngoan. Sự khôn ngoan theo kiểu thế gian khiến người ta có thể bỏ quên bổn phận và sứ mệnh quan trọng nhất.

Nhưng, “v́ Tin Mừng và đức tin có liên hệ tới quần chúng, v́ những hậu quả do sự bất công, tức tội lỗi, Giáo hội không thể vô tư trước những vấn đề xă hội. Giáo hội có quyền loan báo các nguyên tắc đạo đức mọi nơi mọi thời, kể cả những nguyên tắc liên quan tới trật tự xă hội, và phán quyết về bất cứ vấn đề ǵ của con người, tùy mức độ những quyền căn bản của con người hay việc cứu độ các linh hồn đ̣i hỏi.”[3] Khi can thiệp vào các vấn đề như thế, nhờ Lời Chúa hướng dẫn, Giáo hội có thể phục vụ con người một cách hữu hiệu, nếu các người lănh đạo tỏ ra can đảm và đủ bản lănh. Nếu không dám hy sinh dấn thân, cơ chế bất công ngày càng đàn áp con người. “Thực vậy, làm sao có thể công bố giới răn mới mà không cổ vơ sự tiến bộ đích thực của con người trong công lư và ḥa b́nh ?”[4] Giới răn mới trong Tin Mừng chính là t́nh yêu. T́nh yêu khiến con người biết tôn trọng và liên đới với nhau.

Nếu không có tự do, không thể loan báo Tin Mừng. Tự do không chỉ lệ thuộc vào những điều kiện khách quan, nhưng cũng tùy thái độ đức tin của người rao giảng Tin Mừng. Nếu có một tinh thần như thánh Phaolô, th́ “dù gặp thời thuận lợi hay không thuận lợi, tôi vẫn cứ rao giảng.” Dù ngay khi bị tù đầy, thánh nhân cũng thấy “Lời Chúa không bị xiềng xích.” Thánh nhân cảm thấy bổn phận bó buộc đến nỗi “khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng.” (1 Cr 9:16) Thật vậy, “quyền (loan báo Tin Mừng) đồng thời cũng là bổn phận, v́ nếu bỏ bê bổn phận này, Giáo Hội sẽ phủ nhận chính ḿnh và không c̣n trung thành với Chúa Kitô.”[5] Rất nhiều những người thợ bỏ dở công việc trên cánh đồng của Chúa, chỉ v́ quá sợ hăi. Đối với những sứ giả Tin Mừng thực sự, không có nơi nào không thể rao giảng Tin Mừng. Đối với những người có ḷng tin và đầy ân sủng, nơi nào cũng có thể thiết lập Nước Thiên Chúa cho muôn dân sống trong ḥa b́nh và công lư.

VƯỢT QUA NỖI SỢ

Nhật bản là một cường quốc gương mẫu cho mọi nước phát triển. Chắc chắn đời sống dân chúng được các hệ thống an sinh xă hội bảo đảm. Của cải vật chất dư thừa. Mức tiến bộ về mọi mặt phải làm cho thế giới nể phục. Thế nhưng, cuộc sống vẫn tràn ngập những nỗi thất vọng, sợ hăi. Bằng chứng, theo Reuters, tại Nhật Bản, tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới. Năm 2007 vừa qua, hơn 33,000 người tự tử, mặc dù chính phủ đă t́m mọi cách giảm bớt số người tự tử đó. Không giống các bệnh tật khác, phần lớn tự tử v́ những vấn đề xă hội, [6] chứ không phải v́ nghèo đói.

Rơ ràng ngay tại một nước sung túc và phát triển mọi mặt, con người vẫn gặp bế tắc. Như vậy, vật chất không phải là giải pháp số một cho một nhân loại quá đông đúc hôm nay. Vậy đâu là lối thoát cho con người ?

Tại quận hạt Akita, Nhật bản, số người tự tử lên cao nhất năm 2003 khoảng 520 và xuống thấp cũng khoảng 420 năm 2007. Theo một viên chức tại đó, “vấn đề không thể nào giải quyết, nếu toàn thể cộng đồng không hiểu đây là một vấn đề. Khác với một vài bệnh tật, tự tử bắt nguồn từ một phạm vi xă hội rộng lớn. Bởi vậy việc quan trọng là phải có những thay đổi trong xă hội - chẳng hạn thất nghiệp tăng cao hay nợ nần leo thang – và tiếp tục đưa ra những biện pháp mới phù hợp với những thay đổi đó.”[7] Nghĩa là vấn đề thuần túy chỉ nằm trong lănh vực xă hội. Nếu giải quyết được vấn đề thất nghiệp hay nợ nần là mọi bế tắc đều được khai thông.

Nhưng thống kê lại cho thấy ngược lại. “Sau thập niên 1980, khi nền kinh tế bấp bênh, số người già từ 60 trở lên tự tử là 9 %. Năm ngoái (2007)  số người già tự tử lên tới 12,100 người, trong khi số người trẻ giảm nhẹ.”[8] Ở tuổi 60 trở lên, đa số người già đă về hưu, làm sao thất nghiệp c̣n ảnh hưởng quá lớn đối với họ như vậy ?

Đa số dân Nhật coi tự tử là một vấn đề cá nhân. Nếu đó là vấn đề cá nhân, giải pháp phải nằm sâu tận tâm linh con người. Chính ở đây, vấn đề phải gây nhức nhối cho Giáo hội. Tại sao bước chân sứ giả Tin Mừng đă đặt lên đất Phù Tang trước cả Việt Nam, đến bây giờ dân Nhật vẫn chưa t́m được một lối thoát trong Tin Mừng ? Phải chăng chưa vượt qua được những giới hạn xă hội, văn hóa và tôn giáo, nên các sứ giả chưa đủ khả năng đem Tin Mừng đến cho dân tộc Nhật bản ?

Khác với Nhật bản, giới hạn nào ngăn cản Giáo Hội Việt Nam đến với dân tộc? Giới hạn nào không cho phép chúng ta đến với những người bị tù đầy, áp bức, nghèo đói, neo đơn ? Bao nhiêu thế hệ nữa mới có thể đem Tin Mừng đến người già cả và giới trẻ ? Bao giờ Tin Mừng thành niềm vui giải phóng cho những người vô thần ?

Ngày xưa dù phương tiện vật chất rất nghèo nàn, các tông đồ đă rao giảng Tin Mừng cho rất nhiều người. Ngày nay với biết bao phương tiện truyền thông hiện đại, chúng ta tưởng có nhiều cơ hội rao giảng Lời Chúa. Nhưng thực tế chúng ta làm ít chừng nào ! Tại sao ? V́ nỗi sợ trong ta c̣n quá lớn …

Tóm lại, Chúa muốn các môn đệ phải rao giảng Tin Mừng với bất cứ giá nào. Những mối đe dọa bất cứ từ đâu không thể làm cho họ quên lăng hay bỏ bê sứ mạng cao cả đó, v́ có những bảo đảm vững chắc nơi Thiên Chúa quan pḥng đầy quyền năng và vô cùng nhân ái. Mối tương quan giữa hiện tại và thời cánh chung cũng mạc khải cho họ thấy trách nhiệm rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.

Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đă sai chúng con rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Xin cho chúng con luôn vững tin vào Chúa để có thể vượt qua sự sợ hăi mà đem b́nh an và ơn cứu độ của Chúa đến cho mọi người. Amen.

 đỗ lực 22.06.2008

 


[2] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội Của Giáo Hội, 70.

[3] ibid., 71.

[4] ibid., 66.

[5] Ibid., 71.

[7] Ibid.

[8] Ibid.