HOME

 
 

Chúa Nhật XI Thường Niên - Năm A

Xh 19,2-6 / Rm 5,6-11 / Mt 9,36 - 10,8

 

An Phong op : Đến Với Muôn Dân

Như Hạ op : Lúa chín đầy đồng

Fr. Jude Sicilianô, op : Lệnh Truyền Khẩn Thiết

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Truyền giáo

Giuse Vũ Hải Bằng op : Anh em nhận nhưng không, hăy cho nhưng không

Đỗ Lực op : T́nh cho không biếu không

 


An Phong op

Đến Với Muôn Dân
Mt 9,36 - 10,8

Tin mừng hôm nay có thể được gọi là tŕnh thuật sai đi để loan báo Nước Trời. Sau khi đă nói về sự công chính mới của Nước Trời (chương 5-7) và trước các dụ ngôn về Nước Trời (chương 13), tác giả Tin mừng đă viết tŕnh thuật sai đi này (chương 9-10).

Đức Giêsu động ḷng thương xót dân chúng như chiên không có người chăn, Người đă kêu gọi các tông đồ ra đi. Như thế nguồn gốc của lời mời gọi các tông đồ ra đi chính là ḷng trắc ẩn và lo lắng đến các nhu cầu của dân chúng. Đức Giêsu đă cho các môn đệ tiếp tục sứ mạng của Người : "ban cho họ quyền năng trên các thần ô uế… chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền". Hơn nữa Người chỉ sai họ đến với dân Do Thái. (Điều này cho thấy ơn cứu độ được lan rộng dần dần : khởi đi từ người Do Thái, rồi mới đến các dân ngoại, và đó là ư muốn của Thiên Chúa).

Lời loan báo Nước Trời, đó là loan báo Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta, kêu gọi chúng ta sống tám mối Phúc thật. Nước Trời là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người. Để đi vào thế giới của Thiên Chúa, chúng ta cần mờ ḷng ra, dễ dạy. Như thế, Nước Trời bắt đầu bằng sự hoán cải của tâm hồn để xây dựng một thế giới mới.

Là kitô hữu, qua Bí tích Rửa tội và Thêm sức, chúng ta cũng được Thiên Chúa sai đi để loan báo Nước Trời trong hoàn cảnh cụ thể, môi trường của đời sống chúng ta. Trước hết, chúng ta cần nhận ra nhu cầu cụ thể, nhưng con người cụ thể với ḷng trắc ẩn. "Ta thương... như đoàn chiên không người chăn". Sau đó, chúng ta đáp ứng những nhu cầu đó trong điều kiện và hoàn cảnh của ḿnh. Để có thể nhận ra nhu cầu cụ thể, một câu hỏi cần đặt ra : Những người chung quanh tôi đang có nhu cầu tâm linh ǵ ? Tôi có thể giúp họ được ǵ ? Tôi có thể giúp họ được bao nhiêu? Tôi có thể giúp họ nhận ra Thiên chúa đang hiện diện trong cuộc đời họ như thế nào ? Câu trả lời chỉ có thể có được với thành tâm thiện ư, với ơn Chúa và với cầu nguyện.

Xin Thiên Chúa, Đấng đă sai phái chúng ta đi, giúp chúng ta nhận biết việc chúng ta phải làm để vinh danh Thiên Chúa và mang lại b́nh an, hạnh phúc cho con người.

Lạy Chúa,
Chúng con muốn là những người thợ lành nghề
cho Danh Chúa được vinh quang
và cuộc đời được b́nh an, hạnh phúc.

Xin trợ giúp chúng con
để chúng con có thể hoàn thành ơn gọi sai đi của ḿnh.


Như Hạ op

Lúa chín đầy đồng
Mt 9,36 - 10,8

Thế giới vẫn đang khao khát ḥa b́nh. Hôm nay Đức Giêsu sai môn đệ đem Tin Mừng ḥa b́nh đến trần gian. Tin Mừng ḥa b́nh cũng là Tin Mừng giải thoát.

T̀M MỘT LỐI ĐI

Dù sống trong những hoàn cảnh khác nhau, con người vẫn luôn chia sẻ một khát vọng ḥa b́nh. Con đường ḥa b́nh đúng là đường đi không đến. Nhiều lúc nhân loại quá mỏi mệt với con đường quá dài và lắm chông gai đó. Nhưng Đức Giêsu sẽ chỉ cho mọi người thấy ḥa b́nh xuất hiện khi "Nước Trời đă đến gần." (Mt 10:7) Quả thực, "Nước Thiên Chúa là sự công chính, b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần." (Rm 14:17) Đó là nội dung sứ điệp Tin Mừng dành cho muôn dân. Đó cũng là hướng đi chính Đức Giêsu đă vạch ra cho các môn đệ.

Nh́n vào nhân loại, Đức Giêsu thấy ǵ ? Trước hết, "Đức Giêsu thấy họ như bầy chiên không người chăn dắt." (Mt 9:36) Quá nhiều chiều hướng trái ngược nhau đă làm xáo trộn tâm hồn và cuộc sống con người. Tinh thần khủng hoảng liên tục khiến nhân loại không thể yên tâm xây dựng hạnh phúc. Bởi đấy, thế giới giống như một bệnh viện chứa đủ thứ bệnh tinh thần và thể xác, hay như một nghĩa trang đầy những bóng h́nh ma quái và tiếng than khóc rợn rùng. Đi vào một thế giới như thế, các môn đệ phải chọn một thái độ nào ? "Đức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại, ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền." (Mt 10:1)

Tin Mừng không phải là một mớ lư thuyết. Trái lại, Tin Mừng đ̣i các ông phải dấn thân vào một nhân loại đau khổ. Chính Đức Giêsu chỉ thị: "Anh em hăy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết trỗi dậy, cho người mắc bệnh phong được sạch, và khử trừ ma quỷ." (Mt 10:8) Các ông không phải là thày lang chuyên nghiệp, suốt ngày t́m kiếm lợi nhuận trên những khổ đau nhân loại. Trái lại, các ông phải luôn nhớ : "Anh em đă được cho không, th́ cũng phải cho không như vậy." (Mt 10:8) Quyền chữa bệnh cũng chỉ là phương tiện phục vụ Tin Mừng mà thôi. Thánh Phaolô đă theo sát chỉ thị đó: "Khi rao giảng Tin Mừng, tôi rao giảng không công, chẳng hưởng quyền lợi Tin Mừng dành cho tôi." (1 Cr 9:18) Chính v́ thế, thánh nhân được mọi người thương mến và thành công rực rỡ trong sứ mệnh Phúc âm hóa thế giới. Sứ mệnh đó bắt nguồn từ sứ mệnh mười hai Tông Đồ. Sứ mệnh này đă làm chấn động cả thế giới. Từ đầu, "Đức Giêsu sai mười hai ông ấy đi" (Mt 10:5) làm chứng cho mọi người biết rằng "Đức Kitô đă chết v́ chúng ta, ngay khi chúng ta c̣n là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta." (Rm 5:8) T́nh yêu đó nở rộ thành mùa màng tươi tốt tức là "một vương quốc tư tế, một dân thánh" (Xh 19:6a) được "ḥa giải với Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta." (Rm 5:11)

Đứng trước tương lai tốt đẹp ấy, Đức Giêsu cảm thấy phấn khởi: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hăy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về." (Mt 9:37-38) Cái nh́n lạc quan về Nước Trời đó đă gieo niềm tin và hi vọng vào tâm hồn các môn đệ. Niềm tin đến phó thác vào t́nh yêu quan pḥng của Thiên Chúa. Hi vọng nuôi sống muôn dân trong nguồn ơn cứu độ. Từ nay không c̣n lo lắng về tương lai Nước Chúa. Điều duy nhất cần lưu tâm là phải hết ḷng tin tưởng cầu "xin chủ gặt sai thợ ra gặt lúa về." (Mt 9:38) Thiếu thợ gặt không phải v́ thiếu môi trường hay kế hoạch, nhưng là thiếu những con người cầu nguyện mà thôi. Như thế mới rơ mọi sự đều tùy thuộc Thiên Chúa.

Ai là thợ gặt trong cánh đồng đầy lúa chín vàng đó ? Phải chăng chỉ là các linh mục, tu sĩ ? Một cánh đồng bao la, dù có hàng triệu tu sĩ, linh mục cũng không thể đáp ứng mọi lănh vực và nhu cầu nhân loại. Bởi vậy, hơn lúc nào, vai tṛ tông đồ giáo dân vô cùng khẩn thiết và cấp bách. Môi trường quá phức tạp và rộng lớn hôm nay chỉ có hiện diện của giáo dân mới có thể giải quyết những vấn đề lớn lao, v́ họ đă được kêu gọi làm thành "một vương quốc tư tế, một dân thánh," (Xh 19:6a) giữa trần thế. Đó là một vương quốc t́nh yêu, một dân thánh chuyên làm chứng cho t́nh yêu Thiên Chúa giữa ḷng đời.

GIÁO HỘI HÔM NAY

Chính Đức Giêsu là trung tâm qui tụ và nối kết dân thánh đó thành một mẫu mực liên đới cho nhân loại hôm nay. Từ mẫu mực đó, ĐGH Gioan Phaolô II mới có hứng khởi để viết một sứ điệp cho Hội Nghị Thượng Đỉnh về Lương Thực Thế Giới họp tại Rome trong mấy ngày vừa qua. ĐGH viết : vấn đề nghèo đói có thể giải quyết bằng tinh thần liên đới. Thật vậy, nếu cộng đồng quốc tế không đạt mục tiêu giảm thiểu số nghèo đói thế giới, v́ "thiếu một nền văn hóa về t́nh liên đới, và v́ các mối tương quan quốc tế thường được nhào nặn bởi một chủ nghĩa thực tiễn thiếu cơ sở tinh thần và luân lư." (Zenit 10/06/02) Chủ nghĩa thực tiễn chỉ biết dựa trên quyền lợi ích kỷ, bất chấp những nguyên tắc tinh thần chi phối cuộc sống nhân loại.

Chính v́ thiếu những nguyên tắc liên đới đó, nhân loại mới lâm vào t́nh trạng nghèo đói hôm nay. Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế đă cho biết viện trợ phát triển canh nông đă giảm 30 phần trăm trong thập niên 90. Không phải trái đất không c̣n khả năng nuôi sống nhân loại. Nhưng v́ con người đánh mất tầm nh́n về một gia đ́nh nhân loại, không c̣n coi tha nhân như người anh em đang chia sẻ một vận mệnh. Chính v́ thế, ĐGH Gioan Phaolô II viết : "Hơn bao giờ, hôm nay trong tương quan quốc tế phải cấp thiết lấy t́nh liên đới làm tiêu chuẩn xây dựng mọi h́nh thức hợp tác, và phải nhận thức rằng những tài nguyên Thiên Chúa đă ủy thác cho ta là để dành cho mọi người." (Zenit 10/06/02) Nhận thức đó không dễ dàng xuất hiện. Chỉ khi nào Tin Mừng t́nh yêu Thiên Chúa được rao giảng cho mọi người, nhận thức đó mới có cơ hội bám rễ sâu trong cơ cầu và sinh hoạt nhân loại. Nếu tất cả đều nhận thức nhân loại thuộc về một gia đ́nh, mọi người là anh em với nhau, tất nhiên t́nh liên đới sẽ đ̣i phải chia sẻ và nâng đỡ nhau. Nhận thức đó t́m được đỉnh cao nơi Tin Mừng cứu độ.

Quả thế, chỉ Tin Mừng t́nh yêu mới đem lại luồng gió mới cho cộng đồng nhân loại khi mạc khải cho mọi người thấy "Thiên Chúa là t́nh yêu," (1 Ga 4:16) từ đó phát sinh ra cộng đồng nhân loại. Chính v́ thế, nhân loại phải "cam kết để bảo đảm cho mỗi nước có quyền được nuôi sống, trong trường hợp họ không thể thực hiện được điều đó v́ t́nh trạng kém phát triển và nghèo đói của ḿnh. Cam kết đó có thể được mọi người coi là hoàn toàn khẩn thiết và chính đáng, v́ sự nghèo đói có nguy cơ đe dọa sự chung sống giữa các dân tộc, và tạo thành mối đe dọa thực sự cho nền ḥa b́nh và an ninh quốc tế." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 10/06/02)

Hơn lúc nào, nhân loại phải bừng tỉnh trước tiếng gọi Tin Mừng, Tin Mừng của t́nh liên đới. Nếu không, nhân loại sẽ bị xâu xé làm trăm mảnh Nếu không cảm thấy liên đới với người nghèo, làm sao những người giàu dám bỏ tiền đầu tư cho hạnh phúc của họ. Hạnh phúc của họ quyết định tương lai nhân loại. Theo Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế (FAO), t́nh h́nh thế giới hôm nay, mỗi năm phải đầu tư 24 tỉ Mỹ kim trong các nước nghèo mới có thể giảm số người nghèo đói trên thế giới từ 800 triệu xuống 400 triệu vào năm 2015. Không dễ ǵ có một số tiền lớn như thế đê đầu tư cho người nghèo. Riêng Giáo Hội cam kết "ơn gọi thiết thân của Giáo Hội Công giáo là gần gũi với người nghèo trên thế giới," (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 10/06/02) v́ Giáo Hội phải tạo điều kiện để "người nghèo được nghe Tin Mừng." (Mt 11:5)         


Fr. Jude Sicilianô, op

Lệnh Truyền Khẩn Thiết
Mt 9,36 - 10,8

Thưa quư vị,

Lúc 16 tuổi, tôi không biết ḿnh cận thị. Một giáo viên cứ thấy tôi nheo mắt nh́n bảng đen, ông đề nghị tôi đi khám ở một bệnh viện gần đấy. Tôi làm theo và hỡi ơi quả là một khai sáng khi người y sĩ lựa chọn cho được một cặp kính vừa mắt. Tôi có thể nh́n rơ những chữ nổi lên từ khoảng cách trước kia là những nét mờ mịt. Xin cảm ơn vị giáo viên tốt bụng đă khám phá ra bệnh của tôi và đề nghị đi thử mắt. Cám ơn ông v́ tôi được nh́n rơ những nét mà tôi phải bỏ qua v́ mắt kém. Đây chỉ là vài hàng khai mào cho Tin mừng hôm nay. Xin lưu ư đoạn đầu : “Đức Giêsu thấy đám đông th́ chạnh ḷng thương, v́ họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”. Rơ ràng Chúa Giêsu không kém mắt. Ngài nh́n rơ những nhu cầu của đám đông mà quyền bính tôn giáo lúc ấy không thấy.

Ngày nay chúng ta cũng vậy chỉ nh́n những ǵ ḿnh ưa : tiền tài, danh vọng, xác thịt, c̣n các nhu cầu khác của giáo dân phần lớn không thấy. Chẳng hiểu chúng ta có cận thị không ? Phần Chúa Giêsu, Ngài không những động ḷng về dáng dấp nghèo nàn bên ngoài : quần áo tả tơi, bệnh tật đầy ḿnh, thiếu thốn cơm ăn. Ngài c̣n nh́n ra những hoàn cảnh tồi tệ luân lư như đĩ điếm, ngoài lề, di dân, hành khất lang thang. Ngài truyền cho các môn đệ mời mọc họ vào nhà Thiên Chúa bởi những người này cũng là con cái Thiên Chúa. Chúng ta có bổn phận t́m kiếm họ và sắp đặt bàn tịêc cho họ. Chúa Giêsu có tầm nh́n mà chúng ta lăng quên. Nếu chúng ta muốn trở nên cộng tác viên thành thật của Chúa, th́ phải để Ngài mở mắt cho.

Cứ theo nguyên ngữ Hy lạp th́ Chúa Giêsu c̣n sâu sắc hơn nhiều, không những Ngài thấy đám đông th́ chạnh ḷng thương, mà “ḷng thương” của Ngài cụ thể hơn từ ngữ chúng ta dùng. Tiếng Hy lạp là splanchnizien, chỉ cái bụng dạ con người. Chúng ta có thể dịch nguyên văn : Chúa Giêsu cảm thương đám đông bằng ḷng dạ của ḿnh. Đó là một thứ t́nh cảm nhanh chóng, tự phát, không cần đắn đo suy nghĩ. Nó cho thấy Ngài thương xót họ theo bản năng trực giác, thấy là thương v́ họ khốn khổ. Như vậy, Ngài không thấy bằng mắt mà thôi nhưng bằng cả con người của ḿnh. Ngài mô tả họ như đàn chiên không người chăn. Một lối mô tả đầy chất thơ về những con người thất lạc, bối rối và dễ bị tổn thương. Đối với người Do thái, lối tả chân này có ư nghĩa tôn giáo. Nó gợi nhớ Kinh thánh. Khi tuyển dân không có chủ chăn tốt hay chủ chăn thoái hoá, th́ sách Ezechiel viết : “Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh, chiên bệnh tật các ngươi không chữa cho lành, chiên đi lạc các ngươi không đưa về, chiên bị mất các ngươi không chịu đi t́m. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc.” (34, 4)

Sau đó, Chúa ban lời hứa sẽ cứu chữa chúng và cho chúng một mục tử tốt lành như ḷng mong ước. Sự thương cảm của Thiên Chúa trong sách Ezechiel hôm nay được thể hiện nơi Chúa Giêsu. Phúc âm nói rơ : “Chúa Giêsu trông thấy đám đông th́ chạnh ḷng thương, v́ họ lầm than vất vưởng như bầy chiên không người chăn dắt.” Chúa Giêsu đúng là mục tử được Thiên Chúa sai đến chăn dắt loài người lạc lơng và khốn đốn. Thiên Chúa đă làm tṛn lời hứa, ban cho nhân loại mục tử tốt lành.

Về phần các môn đệ, họ đă thấy chi khi có đám đông trước mắt ? Một nhu cầu khổng lồ không thể đáp ứng : người th́ đau yếu, người khác nghèo khổ, thất nghiệp, bơ vơ, dốt nát, mù chữ, không biết tôn giáo, lề luật, thói xấu xă hội, đĩ điếm, trộm cắp, lừa đảo, lường gạt, đủ mọi bất hạnh trên đời. Nuôi nấng giáo dục họ cho nên người có nhân phẩm, th́ thật là một công tác không ai gánh vác nổi, kể cả các chính phủ, hay quyền bính đạo đời. Ngày nay chúng ta cũng đang ở hoàn cảnh này. Giáo hội đă, đang và sẽ gồng ḿnh chịu đựng với bao nhiêu tổ chức từ thiện, nhưng cũng chỉ làm được phần rất nhỏ, hầu như chưa có chi trước nhu cầu. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nh́n ra hết và c̣n cả những phương tiện để chữa lành. Ngài nói : “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hăy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” Lúc ấy trong đền thờ không thiếu thợ gặt được phong chức hẳn hoi. Cả một hàng tư tế đông đảo, rồi trong nhân dân, tầng lớp Biệt phái kể có tới hàng ngàn hàng vạn. Vậy mà Chúa Giêsu vẫn nói với các môn đệ cầu nguyện xin Thiên Chúa cho thêm thợ gặt, v́ c̣n thiếu. Chẳng lẽ các pharisêu, tư tế không phải là thợ gặt sao ? Phúc âm kể tiếp : “Đức Giêsu gọi 12 môn đệ lại, ban cho các ông quyền trên thần ô uế, để các ông trừ khử chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.” (10, 1) Như vậy, hàng tư tế cũ đă bị loại bỏ. Thiên Chúa thiết lập các cộng sự viên mới. Họ là những tông đồ hay kẻ được sai đi rao giảng, làm chứng và chữa lành như Chúa Giêsu.

Chúng ta có thể nh́n câu chuyện ở một góc độ khác. Thiên Chúa mặc thân xác loài người, chịu đựng những giới hạn của loài người. Ngài cảm thấy bị áp đảo trước công việc khổng lồ, trái tim tràn ngập t́nh thương xót dân cùng khổ. Ngài muốn quyền năng Nước trời được tức khắc thiết lập trên dân chúng nghèo khổ, cho nên đă ban quyền cho các ông khu trừ quỷ dữ, chữa các bệnh tật. Ngài không đ̣i hỏi những điều kiện tiên quyết để ban phát Nước trời. Thí dụ, các ông phải coi xem họ có đủ tuổi tác, quốc tịnh, giai cấp, học thức... để chữa lành và thâu nhận vào Nước Thiên Chúa.

Chuyện các ông phải nh́n ra là nhu cầu chứ không phải loại người nào. Ngày nay, chúng ta cần suy gẫm kỹ bài Phúc âm hôm nay để biết đường tránh xa thái độ độc tài, đặt ra những tiêu chuẩn nọ kia, rồi bắt thiên hạ rập theo, nếu không, từ chối ban bí tích cho họ, nhiều vị c̣n bảo hoàng hơn vua, vượt lên trên cả giáo luật. Ngày xưa, vua Louis 14 của nước Pháp nói một câu danh tiếng cả thế giới khiếp sợ : “La loi c’est moi = luật pháp là tôi”. Câu này ngày nay vẫn c̣n tồn tại ở nhiều nơi, tuy hoàn cảnh khác đi nhiều. Chúa Giêsu không bắt buộc các môn đệ phải lượng giá trước những kẻ “xứng đáng” để giúp đỡ, trái lại, nếu có nhu cầu th́ Ngài chạnh ḷng thương. Trong Phúc âm thánh Gioan chương 13, Chúa truyền cho những ai ăn uống đồng bàn với Ngài phải nên như đầy tớ cho kẻ khác : “Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà c̣n rửa chân cho anh em th́ anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đă nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đă làm cho anh em”(c. 14)

Chúa Giêsu cũng nói tương tự ở đây nhưng dưới h́nh thức khác : “Anh em hăy chữa lành cho người đau yếu, làm cho kẻ chết chỗi dậy, cho người mắc bệnh phong được sạch, và khử trừ ma quỷ.” (c. 8) Nghĩa là hăy đến với những ai có nhu cầu và chăm sóc họ. Bằng hành động, hăy nói cho họ hay Thiên Chúa là nguồn mạch mọi sự lành mà họ đang được hưởng. Ngôn ngữ của Chúa Giêsu trong Tin mừng có khác, nhưng nội dung là một : “Dọc đường hăy rao giảng rằng : Nứơc trời đă gần đến.”

Câu hỏi ra là nhóm môn đệ vừa mới được thâu gom, không chuyên môn th́ làm thế nào chăm sóc chu đáo cho đám đông bơ vơ, vất vưởng ? Câu trả lời hiển nhiên là họ phải cậy nhờ vào Chúa ban tài năng và sức mạnh, họ không thể tự thân làm được công tác khó khăn này. Hơn nữa, họ phải quan sát hành vi của Chúa cho đến lúc ấy. Ngài đă đối xử ra sao với đám dân lầm than ? Ngài chạnh ḷng thương họ như bầy chiên không người chăn dắt. Các môn đệ sẽ được Chúa ban tài năng nh́n rơ những nhu cầu thể xác, phần hồn của đám đông, như tôi được khai sáng sau khi có đôi kính cận. Ngoài ra, đây là điều hết sức quan trọng, họ phải cầu nguyện chủ ruộng ban những thợ gặt mới nhiều khả năng và đạo đức. Nghĩa là họ hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, tin tưởng Ngài trợ giúp tương lai, không kiêu căng tự ḿnh hoàn thành sứ vụ. Chẳng may điều này là năo trạng phổ thông của rất nhiều thợ gặt tân thời. Họ lên kế hoạch, thi hành chương tŕnh không cần Thiên Chúa trợ giúp, khi thất bại họ t́m cách đổ lỗi cho Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải cậy nhờ vào Thiên Chúa và phải làm như Chúa Giêsu hôm nay, chọn lựa nhiều thợ gặt hơn nữa và sai phái vào mùa màng.

Liệu những lời cầu xin thêm thợ gặt của Hội thánh có được nhận lời ? Theo ư kiến của tôi th́ có. Thiên Chúa vẫn hằng ban thêm thợ gặt cho cánh đồng lúa chín của Ngài. Bất chấp những khó khăn về ơn kêu gọi, tôi thấy ngày nay các văn pḥng mục vụ vẫn đầy đủ nhân viên hơn xưa. Các giáo xứ, các trung tâm giáo dục, thiêng liêng, linh thao, tôi đến giảng pḥng không thiếu nhân viên phụ trách. Trên cánh cửa của các văn pḥng hoặc trung tâm mục vụ đều thấy đề “Giám đốc thanh niên Công giáo, Giám đốc phát triển đức tin, Giám đốc điều hành tài chính, Giám đốc bác ái, Giám đốc thánh nhạc ...” Hồi tôi c̣n nhỏ làm ǵ có những chức vụ đó. Cho nên buộc ḷng tôi phải nhận định lời cầu xin của Giáo hội thêm nhiều thợ gắt hằng được nhận lời và nhận lời một cách rỗng răi.

Quư vị giảng thuyết phải công nhận điều này, kẻo nữa chúng ta chỉ biết than phiền một cách máy móc hay giả tạo, không nh́n thấy thực tế. Chúng ta nên khuyến khích nhau làm việc thánh thiện và có hiệu quả, kẻo lăng phí ơn Chúa. Không nên phó mặc trách nhiệm phát triển Nước trời vào tay những viên chức chuyên nghiệp hoặc các t́nh nguyện viên. Bất cứ người được rửa tội nào cũng được Chúa trao nhiệm vụ : “Chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết chỗi dậy, cho người mắc bệnh phong được sạch, và trừ khử ma quỷ.” Lời cầu khẩn của chúng ta ngày nay là phải tạ ơn chủ ruộng, công nhận Ngài đă ban nhiều ơn, nhiều thợ gặt, rồi ra đi chia sẻ rộng răi với tha nhân, bởi nhận thức rằng Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa giàu ḷng từ bi nhân ái, chậm bất b́nh và hay tha thứ. Xin nhớ : nhóm môn đệ của Chúa Giêsu chẳng tài giỏi ǵ. Ngược lại, toàn là những thường dân quê mùa chất phác, tính t́nh nóng nảy, hay ghen tỵ lẫn nhau. Điều họ có được là ḷng tin cậy vào Chúa và cố gắng thi hành bổn phận một cách anh hùng, không tháo lui, không sợ sệt, trung thành cho tới mức tử đạo. Hội thánh thật diễm phúc khi được các ngài làm gương, thụ hưởng ân phúc của các ngài.

Họp nhau nơi đây để làm việc thờ phượng, chúng ta cũng được kư ức về các ngài đốt cháy, mặc dù nhiều người thu hẹp bổn phận tôn giáo của ḿnh vào việc đi dự lễ ngày Chúa nhật, rửa tội cho con cái và đưa chúng đến trường học để giáo dục về tín ngưỡng tổ tiên. Điều mà họ không trông thấy là trách nhiệm mà Chúa Giêsu trao cho các môn đệ trong Tin mừng hôm nay : “Dọc đường anh em hăy rao giảng rằng : Nước trời đă đến gần. Anh em hăy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết chỗi dậy, cho người mắc bệnh phong cùi được sạch, và khử trừ ma quỷ.” Nội dung của sứ điệp thật bao la và cao cả. Chúng ta phải hoạt động nhiều hơn nữa th́ mới đáp ứng. Chúa Thánh Thần sẽ ban khả năng cho những ai nghiêm chỉnh thực thi nhiệm vụ này, bởi lệnh truyền của Chúa Giêsu không chỉ có ư nghĩa trên giấy trắng, nhưng thực tế phải xảy ra đúng như Chúa nói. Thiên hạ sẽ được hưởng các phép lạ, nếu chúng ta làm đúng lệnh Chúa truyền.

Tiếc thay ít ai đủ can đảm và hoàn thiện để thi hành, ngoại trừ các đấng thánh. Trong khu Raleigh, chúng tôi có ngôi nhà thờ rộng lớn với đầy đủ cơ quan phụ thuộc như nhà giữ trẻ, thư viện, nhà thể thao, hồ bơi, sân bowling, v.v. khá đầy đủ và hiện đại. Nhưng khi các thành viên bàn tán về đức tin của ḿnh, liệu họ có nhiệt thành như khi họ nói về các lợi lộc xă hội mà nhà thờ được hưởng, hoặc liệu họ có cảm thấy được Thần khí hướng dẫn vào một tương qua sâu xa hơn với Chúa Giêsu và các môn đệ khác ? Liệu họ có kinh nghiệm ơn gọi cá nhân để nh́n tỏ những nhu cầu vật chất, tinh thần của đám đông như Chúa Giêsu đă nh́n ? Liệu đức tin của chúng ta giúp chúng ta tiến bộ trong đời sống hằng ngày ngoài việc đi tham dự thánh lễ Chúa nhật này qua Chúa nhật khác ? Tôi có nh́n rơ hơn rằng Chúa gọi ḿnh, ban khả năng cho ḿnh để phục vụ những kẻ khốn khổ và bị bỏ rơi ? Lời cầu nguyện của chúng ta trước Thánh thể hôm nay phải là : “Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con nh́n thế giới với đôi mắt của Chúa Giêsu. Xin chữa lành bệnh mù của chúng con đối với hàng xóm láng giềng, những kẻ bất hạnh trong khu dân cư. Xin làm cho đôi mắt chúng con sáng hơn, trái tim chúng con nhạy bén hơn để biết đáp ứng. Xin gửi chúng con đến mùa màng của Ngài, bởi v́ chúng con là những thợ gặt mà Chúa đă lựa chọn theo ư định của Con Chúa, Đấng mục tử tối cao. Chúng con cầu xin trong danh Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con.”

Điểm lưu ư cuối cùng. Chúa Giêsu xem ra hạn chế hoạt động của các tông đồ : “Anh em đừng đi tới các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của người Samari. Tốt hơn là hăy đến với các chiên lạc nhà Israel.” Đoạn này chỉ có trong Phúc âm thánh Mátthêu, không có trong các Tin mừng khác. Nó phản ánh cộng đoàn tín hữu Mátthêu lúc ấy đang chịu bách hại nặng nề, nhất là ở các địa phương kể trên. Cộng đoàn gồm hầu hết là người Do thái. Họ chỉ muốn thân cận của ḿnh nghe rao giảng Tin mừng và chia sẻ niềm tin với nhau, như chúng ta ngày nay với thân nhân. Lệnh truyền không có ư ám chỉ phải ngưng phục vụ nhu cầu của dân chúng, bởi v́ Mt 28, 19 truyền : “Vậy anh em hăy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy...” Ước mong chúng ta quán triệt ư muốn của Chúa và không mắc sai lầm. Amen.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Truyền giáo
(Mt  9,36 -10,8)

Sau một thời gian truyền giảng ở Ga-li-lê để loan báo Tin Mừng Nước Trời và chữa bệnh, Chúa Giêsu đă xót thương dân Do Thái, v́ họ bơ vơ như đàn chiên không người chăn dắt, như đồng lúa chín mà thiếu thợ gặt. Đó là lư do khiến Ngài sai các tông đồ đi truyền giáo. Ngài cũng ban cho các ông quyền năng trừ quỷ và chữa bệnh. Trong danh sách 12 tông đồ, ông Phê-rô được xếp đứng đầu và Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ phản bội ở cuối sổ. Các tông đồ thuộc đủ thành phần : là môn đệ của Gio-an Tẩy Giả như Gia-cô-bê và Gio-an; là đảng viên đảng nhiệt thành như Si-mon, làm nghề thu thuế như Mát-thêu, làm ngư phủ như Phê-rô và An-rê. Ngoài ra c̣n có các ông khác như Phi-líp-phê. Ba-tô-lô-mê-ô, Tô-ma, Gia-cô-bê hậu, là bà con họ hàng với Chúa, Giu-đa Ta-đê-ô. Chúa Giêsu sai 12 người này đi với chỉ thị rơ rệt : phải ưu tiên đến với Ít-ra-en là dân được tuyển chọn. Phải loan báo Tin Mừng Nước Trời, chữa bệnh và trừ quỷ. Ngài đ̣i các ông phải làm việc vô vị lợi : “Anh em đă được cho nhưng không thế nào th́ cũng phải cho đi nhưng không như vậy”. Đó là ư nghĩa của bài Tin Mừng hôm nay. Như vậy, ư chính của bài Tin Mừng này là sứ mệnh loan báo Tin Mừng : T́nh thương của Chúa Giêsu đối với đàn chiên không người chăn dắt, hay như đồng lúa chín mà thiếu thợ gặt, đă thúc đẩy Chúa sai 12 tông đồ  lúc ấy và sai Giáo Hội sau này đi loan báo Tin Mừng.

Chúng ta đang sống ở thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ ba kể từ khi Chúa Giêsu hoàn tất công tŕnh cứu chuộc nhân loại. Hơn 2000 năm đă qua đi, nhưng mệnh lệnh truyền giáo của Chúa vẫn c̣n trong giai đoạn khởi đầu. Giữa lư tưởng truyền giáo và thực tế vẫn c̣n là khoảng cách thật xa. Tại sao vậy ? Có rất nhiều lư do, nhưng lư do quan trọng và căn bản nhất phải chăng là phần đông người Kitô hữu chưa ư thức đủ trách nhiệm truyền giáo của ḿnh ? Thật vậy, cho đến nay trong tâm thức của nhiều người tín hữu, việc truyền giáo vẫn là sứ mệnh riêng của hàng giáo sĩ, tu sĩ hay các vị thừa sai mà thôi. Họ quên rằng bản chất ơn gọi Kitô hữu là truyền giáo và trách nhiệm của mỗi Kitô hữu là đem Tin Mừng của Chúa Kitô đến cho mọi người, và làm cho Tin Mừng thấm nhập vào mọi văn hóa địa phương cũng như sinh hoạt xă hội mà họ đang sống. V́ thế, Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về sứ mạng cao cả này.

Chúng ta phải truyền giáo thế nào cho hữu hiệu trong thế giới hôm nay ? Nếu hiểu truyền giáo theo nghĩa thông thường, là truyền giảng giáo lư Công giáo, là đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng Nước Trời, loan truyền chân lư của Chúa cho những người chưa biết….th́ đây là một việc tương đối dễ làm : chỉ cần sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như giảng trên đài phát thanh, tường thuật các buổi lễ trên truyền h́nh, phát hành các sách báo Công giáo, các phim ảnh đạo về cuộc đời Chúa Giêsu. Những phương tiện này rất có giá trị và thực tế đă đem lại một số kết quả cụ thể tốt đẹp, giúp anh em ngoại giáo hiểu biết phần nào về con người và lời rao giảng của Chúa Giêsu. Nhất là mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Ngài. Phương pháp này giống như người đi gieo hạt giống trên đồng ruộng, cứ việc gieo văi và tùy theo điều kiện hoàn cảnh của đất được gieo mà hạt giống sẽ mọc lên và sinh hoa kết trái.

Nhưng nếu hiểu truyền giáo theo nghĩa thứ hai là truyền bá đức tin, thông truyền sức sống siêu nhiên cho tha nhân, làm chứng cho Chúa, th́ đây là một việc khó khăn hơn. Quả thực, ngày nay người ta thích “thấy” hơn là “nghe”: “Trăm nghe không bằng một thấy”, “lời nói hương bay, gương bày lôi kéo”. Do đó, việc truyền giáo rất cần những chứng nhân sống, những việc tốt của các tín hữu như gương sống quên ḿnh, vị tha, hy sinh phục vụ vô vị lợi, theo lời Chúa dạy : “Ánh sáng của anh em phải chiếu giăi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha trên trời”.

Ngày nay, người ta thích “thực hành” hơn là “lư thuyết”. Do đó, muốn truyền giáo hữu hiệu, chúng ta cần phải làm trước rồi nói sau, lời nói phải đi đôi với việc làm. Đó cũng là điều kiện để được gia nhập Nước Trời như lời Chúa nói : “Không phải bất cứ ai nói : Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời đâu. Nhưng chỉ những ai thi hành ư muốn của Chúa Cha”. Chúng ta cần tránh thói đạo đức giả của những người Pha-ri-sêu thời Chúa Giêsu : “họ nói mà không làm”. Tóm lại, cần phải sống đạo trước khi truyền đạo.

Ngày nay người ta thiếu t́nh thương, nên rất nhạy cảm trước những biểu hiện của t́nh thương. Do đó, việc truyền giáo phải đề cao và đặt trọng tâm vào những việc bác ái cụ thể. Những việc từ thiện bác ái có giá trị với con người thời nay là : góp phần xóa đói giảm nghèo, mở trường dạy nghề và giới thiệu việc làm, mở lớp học t́nh thương, mở pḥng chữa bệnh phát thuốc miễn phí, mở các lớp hôn nhân gia đ́nh, lớp dạy gia chánh nấu ăn, t́nh nguyện hiến máu nhân đạo để cứu những người gặp tai nạn sắp chết, góp tiền thực hiện “nồi cháo cho người già cả neo đơn” hằng tuần vv… Để làm được những việc lớn lao này, đ̣i phải có nhiều người thiện chí hợp tác. Đó là những việc làm đă được các tổ chức xă hoi khởi xướng và phát động, người Công giáo có tích cực hưởng ứng và thực hiện không ? Chúng ta nghĩ ǵ về câu nói : “Cho người nghèo một con cá là nuôi sống họ trong một ngày, dạy họ nghề đánh cá là nuôi sống họ cả một đời”?

Tóm lại, hai ngàn năm đă qua đi kể từ khi Chúa Giêsu truyền dạy : “Các con hăy ra đi giảng dạy muôn dân”. Công cuộc rao giảng Tin Mừng vẫn cần đến chúng ta và tùy thuộc vào chúng ta. Chúa Kitô cần đến chúng ta để đem Tin Mừng cứu độ đến mọi nẻo đường thế giới. Chúa Kitô cần đến tâm hồn quảng đại và sẵn sàng của chúng ta, cần đến đời sống chứng tá của chúng ta để bày tỏ cho mọi người biết t́nh thương vô biên của Chúa. Xin mỗi người hăy suy nghĩ để ư thức hơn nữa và thực hiện tốt hơn nữa sứ mệnh và trách nhiệm truyền giáo của chính ḿnh.


Giuse Vũ Hải Bằng op

Anh em nhận nhưng không, hăy cho nhưng không
Mt 9,36-10,8

Bài tin mừng hôm nay phác hoạ cho chúng ta thấy một dung mạo Đức Giêsu thật nhân hậu, đầy ḷng yêu thương. Chúa đă chạnh ḷng thương đám đông dân chúng “v́ họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt”.

Ḷng yêu thương của Chúa không phải đột khởi từ t́nh trạng vất vưởng, lầm than của dân chúng; nhưng Người đă yêu thương, quan tâm từ miếng ăn (phép lạ hoá bánh ra nhiều), đến thức uống (tiệc cưới Cana), từng những chi tiết nhỏ trong cuộc sống qua những lời nói, cử chỉ, hành động và những phép lạ Người thực hiện.

Chúa đă yêu và yêu đến giọt máu cuối cùng đổ ra trên thánh giá. T́nh yêu thương ấy cho thấy trái tim Người thật vĩ đại, đă ban phát cho chúng ta những hồng ân một cách nhưng không, vô điều kiện. Một trái tim đă đập những nhịp yêu thương, khắc khoải trao ban t́nh yêu, nhưng đă bị tan nát, giầy xé v́ những kẻ được Người yêu thương, trở mặt, vong ân và bội nghĩa.

Chúa đă dùng những h́nh ảnh rất đời thường của dân chúng thời đó : như việc chăn chiên, trồng lúa để tỏ lộ cho mọi người thấy Người chính là một chủ chăn nhân lành, một chủ ruộng nhân hậu. Người đă biết sở dĩ dân chúng lầm than, đàn chiên tan tác, ruộng lúa xác xơ là do tác động của thần ô uế, do các bệnh hoạn tật nguyền tinh thần và thể xác gây nên. Người đă đi một bước cao cả là sai các đồ đệ yêu thương, được tuyển chọn từ những thành phần của đám đông dân chúng, và sai các ông đi loan báo Tin mừng, nối dài cánh tay yêu thương và trái tim mở rộng của Người.

Các môn đệ đă được đặc tuyển cách nhưng không, được Chúa ban cho quyền năng chữa lành bệnh tật, và quyền năng trên thần ô uế, trong khi các ông không dám nghĩ đến, vượt ngoài sức tưởng tượng của các ông. Rồi việc đám đông dân chúng được chữa lành, và thoát khỏi quyền lực xấu xa của thần ô uế, cũng là một ân huệ mà họ không không thể ngờ. Tất cả đều là do ơn ban nhưng không của Thiên Chúa, do t́nh thương yêu của Người.

C̣n chúng ta th́ sao ? chúng ta cũng đă nhận được biết bao ơn lành từ Thiên Chúa. Có những ơn mà chúng ta không thể thốt lên thành lời. Chúng ta có thể t́m thấy h́nh ảnh của chính ḿnh trong đám đông vất vưởng lầm than, được Chúa sai các tông đồ đến chữa lành. Chúng ta cũng mang h́nh ảnh của các tông đồ khi đem yêu thương, tin vui và b́nh an đến cho những người chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống. Tất cả đều là do ơn ban nhưng không của Thiên Chúa.

Lời nhắc nhở của Chúa Giêsu với các môn đệ cũng đang ngỏ với mỗi người chúng ta : “Anh em đă được cho không th́ cũng phải cho không như vậy”.

V́ thế, trước ơn ban nhưng không của Thiên Chúa, chúng ta phải mang hết tâm hồn, con tim, trí lực mà làm cho “Nước Chúa trị đến”, và để cho Danh Chúa luôn được tôn vinh.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Chúa đă yêu thương chúng con vô ngần, vô hạn. Chúa đă đổ máu và chịu chết để chúng con được sống và sống sung măn, dồi dào (Ga 10,10). Chúa đă ban cho chúng con rất nhiều ơn một cách nhưng không. Sự hiện diện của chúng con nơi đây, được hít thở, được có sức khoẻ, và được ca ngợi Chúa cũng là một ơn trọng đại. Xin cho chúng con biết dành cả cuộc đời để ca ngợi t́nh yêu ấy, và biết đáp trả bằng cách cho đi chính bản thân chúng con một cách nhưng không, v́ những ân hệ Chúa đă ban tặng cho chúng con cũng nhưng không và lạ lùng, đặc biệt. Xin cho chúng con biết ư thức sống sao để làm cho dung mạo của Chúa trở nên gần gũi hơn với những người c̣n chưa nhận biết Chúa, chưa cảm nhận được những ơn ban nhưng không của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Ước ǵ ơn b́nh an của Chúa điều khiển tâm hồn chúng con, để chúng con có thể cùng với Thánh Phaolô, nói lên xác tín của ḿnh rằng : chúng con có làm ǵ, nói ǵ th́ cũng đều bởi do ơn Chúa ban, nhân danh Chúa và nhờ Chúa mà cảm tạ, tôn vinh Thiên Chúa Cha. Amen.


Đỗ Lực op

T́nh cho không biếu không
(Mt 9:36-10:8)

C̣n nhớ ngày nào tiếng hát vút cao khi tuổi mới lớn :

“T́nh cho không, biếu không ...

Chớ nên mua bán t́nh yêu.”[i]

Lớn lên mới thấy thực tế chua cay. Làm sao t́m ra được một mối t́nh “cho không biếu không” ?! Không ngờ trong Tin Mừng, chúng ta có thể bắt gặp mối t́nh ấy nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng đă hoàn toàn hiến thân v́ chúng ta. Từ đó, Chúa mới có thể căn dặn môn đệ : “Anh em đă được cho không, th́ cũng phải cho không như vậy.” (Mt 10:8) Làm sao có thể theo gương Chúa mà cho đi một cách quảng đại như thế ? Trường hợp nào chúng ta có thể hiến thân hoàn toàn cho tha nhân ?

NHƯ ĐỒNG LÚA CHÍN VÀNG

Khi c̣n ở quê nhà, đứng bên cạnh Mẹ Maria, chắc Chúa đă từng thấy những cây lúa trĩu nặng bông lúa chín vàng. Nhưng bao nhiêu bông lúa đành rơi rụng và thối rữa ngay tại cánh đồng, chỉ v́ thiếu bàn tay người thợ gặt. H́nh ảnh đó ám ảnh Chúa suốt đời. Đứng trước đám đông, Chúa Giêsu cũng mường tượng như một cánh đồng lúa chín. Chúa tiếc v́ không có ai cứu văn những thành quả của thiên nhiên và con người.

H́nh ảnh đó có khác ǵ đoàn chiên vắng bóng mục tử ! Cả hai h́nh ảnh đó rất quen thuộc và rất ư nghĩa đối với Chúa. Không có mục tử hay những người thợ gặt đều tạo nên những khoảng trống và nguy hiểm cho cuộc sống con người. Bởi thế, như một vị Thiên Sai, rập theo kế hoạch Thiên Chúa Cha đă làm cho dân Do thái, Chúa tuyển chọn mười hai tông đồ làm tổ phụ cho dân mới. Họ là những người lănh đạo đồng thời là những người phục vụ trong Nước Thiên Chúa.

Như những mục tử, họ cần phải theo đúng hướng để dẫn dắt đoàn chiên tránh xa những sói rừng và về đến Nhà Cha b́nh an. V́ là những người được sai, họ cần phải phục vụ dân Chúa, mới có thể thành công trong công cuộc lănh đạo. Nếu không, họ sẽ trở thành những bạo chúa hay trộm cướp. Thay v́ đơn sơ phục vụ, họ sẽ vận dụng mọi thủ đoạn hay mưu kế để lừa đảo đoàn chiên, mặc dù họ từng nghe tiếng Chúa gọi phục vụ.

Tin Mừng hôm nay không nhắc lại cách thức hay hoàn cảnh Chúa gọi các tông đồ. Ông chỉ nhấn mạnh đến sứ mệnh cao cả họ phải thực hiện cho đoàn chiên. Chúa tuyển chọn 12 tông đồ, nhằm lôi kéo toàn thể vào Nước Chúa.  Các ông được Chúa trao toàn quyền trên bệnh tật, sự chết và ma quỷ. Như thế, họ có thể cho mọi người nhận thấy những dấu chỉ thời đại Thiên Sai qua những phép lạ đó.[ii] Khi thi hành quyền bính đó, các ông làm cho mọi người nhận ra quyền năng không phải của ḿnh, nhưng của Thiên Chúa, Đấng đă đế thiết lập Nước Thiên Chúa.

Nhưng quyền năng Chúa lại được biểu lộ trong tinh thần khó nghèo và phó thác. Nếu đă đón nhận quyền bính nơi Chúa một cách nhưng không, họ cũng phải xử dụng quyền bính theo tinh thần của Chúa. Quyền bính để phục vụ, chứ không phải thống trị. Làm ngược lại, họ sẽ biến quyền bính thành một thứ cản trở mọi người gia nhập Nước Chúa. Có nhiều người lănh đạo như một ông chủ. Họ quên ḿnh chỉ là người được Chúa sai đến phục vụ dân Chúa. “Được sai đi trực tiếp cộng tác vào công việc rao giảng Tin Mừng là một hồng ân của Thiên Chúa.”[iii] Quyền  bính dễ làm con người quên mất tự bản chất, cuộc đời là một hồng ân.

Hồng ân như mưa tuôn xuống trần gian. Hồng ân có thể đốt lên ngọn lửa nhiệt t́nh phục vụ trong mỗi người để họ có thể trở thành những người thợ trên cánh đồng của Chúa. Khi đón nhận hồng ân, con người cần phải trao ban  t́nh yêu và của cải một cách quảng đại cho những người đồng thời. Đó là dấu chỉ cho mọi người biết ḷng tin tuyệt đối vào ḷng thương xót vô bờ của Chúa nơi chúng ta. Càng cho đi, càng thấy sức mạnh lớn lao của Tin Mừng.

Chính v́ khả năng vô biên của Tin Mừng, nên sứ mệnh của các tông đồ và môn đệ cũng mang một chiều kích phổ quát. Thực vậy, Chúa Kitô mời gọi họ loan báo Nước Trời, một nước dành cho mọi người. Nhưng những nhu cầu xă hội không thể làm cho Tin Mừng biến chất. Muốn loan truyền Tin Mừng cho con người thời đại, Kitô hữu phải sẵn sàng mang đến cho họ chân lư do Thiên Chúa mạc khải trong Con Chúa. Chân lư có sức mạnh vô biên. Không ai có thể bóp nghẹt chân lư. Nhưng chân lư cũng không tiêu diệt hay chia rẽ bất cứ bản chất của nền văn hóa nào, v́ đức tin Kitô luôn mở rộng đón nhận chân lư sung măn. Đức tin cũng  mời gọi mọi người tôn trọng sự khác biệt, v́ nh́n thấy trong đó một dấu chỉ phong phú của những ân huệ Thiên Chúa ban cho từng dân tộc.

Tuy nhiên, khi sai các tông đồ, Chúa đă xác định rơ biên giới. Biên giới này chính Chúa đă tôn trọng trong suốt thời gian thi hành sứ vụ của Người.  Chúa muốn cho thấy người Israel được ưu tiên mời gọi đón nhận ơn cứu độ của Chúa. Không phải Chúa muốn giới hạn phạm vi rao giảng Tin Mừng, nhưng chỉ có ư nói Chúa đến với người Do thái trước tiên (Rm 1:16). Các môn đệ và tông đồ Do thái đă rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô Phục Sinh khắp Đế quốc Rôma. Chẳng bao lâu dân ngoại cũng tuốn đến Giáo hội. Rơ ràng Kinh thánh chủ trương sứ điệp cứu độ của Thiên Chúa dành cho muôn dân, bất kể họ thuộc chủng tộc, giới tính, hay nguồn gốc dân tộc nào (St 12:3; Is 25:6; 56:3-7; Mk 1:11; Cv 10:34, 35; Rm 3:29, 30; Gl 3:28).

SỨ MỆNH GIÁO HỘI

Vị Mục Tử nhà Israel luôn cảm thông, giải thoát và mời gọi đoàn chiên đón nhận ân sủng của Chúa. Người không muốn chiên lạc đường. Trái lại, Người luôn thức tỉnh và canh pḥng để báo hiệu cho chúng biết Nước Thiên Chúa đang đến. Đó là sứ mệnh của Chúa Giêsu. Sứ mệnh đó Chúa trao trọn vẹn cho Giáo Hội. Quả thế, “sứ mệnh Giáo Hội là loan báo và thông truyền ơn cứu độ của Chúa Giêsu Kitô, mà Người gọi là”Nước Thiên Chúa” (Mc 1:15), tức là sự hiệp thông với Thiên Chúa và con người. V́ nhằm mục đích cứu độ, Nước Thiên Chúa bao trùm mọi dân tộc và thực hiện trọn vẹn nơi Thiên Chúa, vượt qua lịch sử.”[iv] Như thế, sứ mệnh vừa mang chiều kích siêu nhiên và tự nhiên, vừa thuộc về Thiên Chúa vừa thực hiện trong thế giới loài người.

Vâng theo thánh ư Thiên Chúa, Giáo Hội cố gắng trở nên mọi sự cho mọi người, để cứu độ tất cả. Tuy nhiên, “Giáo Hội không có trách nhiệm về mọi khía cạnh cuộc sống trong xă hội. Năng quyền Giáo Hội là công bố cho mọi người biết Chúa Kitô là Đấng Cứu thế. Chúa Kitô không trao lại cho Giáo Hội sứ mệnh trong lănh vực chính trị, kinh tế, hay xă hội. Mục đích Chúa ấn định cho Giáo Hội là tôn giáo. Nhưng sứ mệnh tôn giáo này có thể là nguồn phát sinh mọi kết ước, phương hướng và sinh lực để xây dựng và củng cố cộng đồng nhân loại, theo luật Thiên Chúa. Nghĩa là, Giáo Hội không lấy học thuyết xă hội của ḿnh mà can thiệp vào những vấn đề kỹ thuật, cũng không đề nghị hay tạo lập những hệ thống hay mô h́nh tổ chức xă hội. Đây không phải là phần sứ vụ Chúa Kitô ủy thác cho Giáo Hội. Năng quyền Giáo hội phát xuất từ Tin Mừng : từ sứ điệp giải phóng con người, sứ điệp do Con Thiên Chúa làm người đă công bố và làm chứng.”[v]

Nhưng không phải v́ thế mà người ta có thể quả quyết Giáo Hội đứng ngoài mọi cuộc tranh đấu cho con người và xă hội. Quả thật, “v́ ư thức sứ mệnh tôn giáo chủ yếu bao gồm việc bảo vệ và thăng tiến nhân quyền, Giáo Hội chủ trương một chiều hướng năng động rất được trân quư v́ dung dưỡng những quyền này ở khắp nơi. Giáo Hội cảm nghiệm sâu xa nhu cầu tô trọng công lư và nhân quyền ngay trong hàng ngũ ḿnh.

“Cam kết mục vụ này phát triển theo hai chiều hướng : công bố những nền tảng Kitô giáo của những quyền làm người và tố cáo những vi phạm các quyền này ... Trên hết, Giáo Hội tin tưởng vào sự trợ giúp của Chúa và Thần Khí Người. Đó là bảo đảm chắc chắn nhất cho việc tôn trọng công lư và nhân quyền, cùng góp phần vào công cuộc ḥa b́nh.”[vi] Ai có trách nhiệm trước tiên đối với những chiều hướng đó, nếu không phải là các nhà lănh đạo Giáo Hội ? Hiện nay, nhiều nơi giáo dân  như đàn chiên không có người chăn dắt. Không phải v́ thiếu mục tử. Nhưng khó t́m thấy một mục tử có con tim thao thức như Chúa : “Đức Giêsu thấy đám đông th́ chạnh ḷng thương, v́ họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt.” (Mt 9:36) Chẳng lẽ Thần Khí lại thua bạo lực ? Vấn đề là nơi đâu đành chấp nhận hay làm lơ trước những h́nh thức bạo lực và vi phạm nhân quyền.

Những cơ chế bất công là con đẻ của ác thần. Chúng hoàn toàn tin tưởng vào bạo lực. C̣n Giáo Hội tin tưởng vào điều ǵ ? Giáo Hội khẳng quyết : “Không bao giờ bạo lực là câu trả lời đúng đắn. Xác tín vào đức tin nơi Chúa Kitô và ư thức về sứ mệnh của ḿnh, Giáo Hội công bố ‘bạo lực là điều ác. Không thể chấp nhận bạo lực như một giải pháp cho các vấn đề. Bạo lực không xứng đáng với con người. Bạo lực là gian trá, v́ nó chống lại chân lư của đức tin, chân lư của bản tính nhân loại chúng ta. Bạo lực tiêu hủy những ǵ nó đ̣i bảo vệ : phẩm giá, sự sống, tự do của con người.”[vii] Nếu Giáo Hội đầu hàng bạo lực, làm sao bảo vệ được con người ?

Vậy Giáo Hội sẽ dùng phương tiện nào để bảo vệ những giá trị cao quư đó của con người ? Giáo Hội cũng phải nhớ mệnh lệnh Chúa truyền : “Hăy rao giảng rằng: Nước Trời đă đến gần.”(Mt 10:7)  Thánh Phaolô nhấn mạnh : “Hăy rao giảng lời Chúa, hăy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện.” (2 Tm 4:2) Như thế, dù sống dưới bạo lực, Giáo Hội không thể buông xuôi và quên mất sứ mệnh chính yếu của ḿnh.  Chính những nơi con người sống dưới cơ chế bất công của ma quỷ, và bị nhũng loạn v́ tù đày, bệnh tật, tử thần, Giáo Hội mới cần hiện diện và hành động. Sống giữa cảnh khổ đau như thế, Giáo Hội càng càng phải lắng nghe Lời Chúa : “Anh em hăy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ.” (Mt 10:8)

Nếu khi cố gắng giải cứu con người khỏi bao cảnh lầm than đó, môn đệ Chúa Kitô bị phiền hà, tù tội hay mất mạng th́ sao ? Nếu không có tinh thần từ bỏ của Chúa Kitô, không thể nào dấn thân cho những người cùng khổ. C̣n tính toán là c̣n cố giữ lại những ǵ cho riêng ḿnh. Lúc đó, cần phải lắng nghe Chúa căn dặn : “Anh em đă được cho không, th́ cũng phải cho không như vậy.” (Mt 10:8) Muốn thế, người môn đệ phải thấy được mức độ hồng ân đă lănh nhận nhưng không nơi Thiên Chúa. Nếu không, không thể quảng đại hiến thân cho anh em một cách vô vị lợi.

ĐỐT ĐUỐC T̀M NGƯỜI

Tính ích kỷ không bao giờ giúp ta đạt tới mức hy sinh cao cả như thế. Hơn nữa, không có tầm nh́n và một mối ưu tư như Chúa Giêsu trước đám đông, người lănh đạo không thể vượt khỏi chính ḿnh và hoàn cảnh. Chúng ta thử xem những nhà lănh đạo Việt Nam xưa nay, nhất là trong Giáo Hội, có đạt được những điểm như Chúa Giêsu nêu lên không.

Một nhà lănh đạo Việt Nam, ông cựu thủ tướng Vơ Văn Kiệt, vừa nằm xuống. Đây là dịp nghĩ đến những nhà lănh đạo Việt Nam. Ông Bùi Tín nhận xét : “Tôi thấy ở ông Kiệt có nhiều điểm nổi bật. Trong Bộ Chính Trị cũng như trong Trung Ương Đảng th́ ổng là con người có quan điểm tiến bộ hơn cả. Có thể nói là cái quan điểm về dân chủ trong đảng, quan điểm về nghe ngóng và đổi mới, rồi hiểu biết về thế giới th́ tôi nghĩ ông Kiệt là một trong những người nổi bật và là người có những quan điểm tiến bộ. Ngay cả đối với vấn đề hoà hợp và hoà giải dân tộc th́ ổng cũng có quan điểm khác với quan điểm của Bộ Chính Trị hiện nay.”[viii]

Ông Ban Ki-moon, TTK Liên Hiệp Quốc, cũng lên tiếng ca ngợi : “Ông Vơ Văn Kiệt đă từng là động lực chính phía sau những cải cách kinh tế của Việt Nam. Và ông Vơ Văn Kiệt là người mở đường cho sự chuyển ḿnh của Việt Nam từ t́nh trạng đói nghèo sang một thập niên tăng trưởng kinh tế đáng khâm phục.”[ix]

Tuy thế, “cái mức độ tiến bộ của ông cũng là hạn chế, chưa vượt qua được cái quan điểm về độc đảng, về việc chấm dứt cái độc đoán, cái chế độ toàn trị, và cũng như là chưa vựơt qua được cái gọi là trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân.”[x]

Thử hỏi những nhà lănh đạo GHVN có thoát khỏi ṿng đó không ? Liệu các vị có một mức độ ưu tư như Chúa Giêsu khi đứng trước đám đông đang đau khổ v́ thiếu tự do, nhân quyền và dân chủ như ở Việt Nam không ? Tầm nh́n có vượt qua khỏi chính ḿnh và hoàn cảnh không ? Đâu là động lực cho những hy sinh hôm nay cho Giáo Hội và Quê hương ?  Sống giữa dân tộc đang bị ḱm kẹp dưới cơ chế bất công, đang đau khổ v́ đủ thứ căng thẳng v́ đói khát, bệnh tật, tù đầy, chết chóc, các vị có dám “cho không” mạng sống ḿnh như Chúa dạy không ?

Lănh đạo không những cần một tấm ḷng, nhưng c̣n một tầm nh́n nữa. Bao giờ mới t́m thấy được một nhà lănh đạo như Chúa mong muốn trên quê hương Việt Nam ?! Biết bao bó đuốc đă thắp lên giữa ban ngày, nhưng vẫn chưa có khuôn mặt nào lộ ra !

Tóm lại, đứng trước đám đông quần chúng, Chúa Giêsu đầy ắp ưu tư về tương lai. Người chia sẻ với các môn đệ và lên kế hoạch sai họ tới những miền đầy những người bệnh tật, quỷ ám, chết chóc, tù đầy, bất công v.v. Nếu hoàn toàn tin tưởng vào t́nh yêu Chúa, họ sẽ thấy tất cả sức mạnh áp đảo mọi thế lực ma quỷ. Nhờ đó, họ có thể hoàn thành sứ mạng rao giảng Tin Mừng về Nước Thiên Chúa. Để có thể thuyết phục nhân loại theo hướng Chúa Kitô, người môn đệ phải hoàn toàn cho không như Thày Chí Thánh. Chỉ có chân lư và t́nh yêu, chứ không phải bạo lực, mới giải phóng và cứu độ nhân loại.

Lạy Chúa, xin  ban cho con cái nh́n của Đức Kitô để có thể cảm thương được nỗi đau của mọi người. Xin cho biết “cho không” như Người, để sớm hoàn thành sứ mệnh Chúa giữa ḍng đời hôm nay. Amen.

đỗ lực 15.06.2008


 

[ii] Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ, Kinh Thánh Tân Ước 2008:88.

[iii] ibid.

[iv] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội Của Giáo Hội, 49.

[v] Ibid., 69.

[vi] ibid., 159.

[vii] Ibid., 496.