Chúa Nhật X Thường Niên - Năm A Hs 6:3-6; Rm 4:18-25; Mt 9:9-13
An Phong op : Đức Giêsu hiện diện là niềm vui Fr Jude Sicilliano, op : Ai là người công chính Fr. Jude Sicilianô, op : Sự sống nảy sinh từ cơi chết G. Nguyễn Cao Luật op : Có một trái tim đang đập trong tôi Giacôbê Phạm Văn Phượng op : T́nh thương của Chúa Giuse Nguyễn Hải Phương op : Tôi muốn T́nh yêu chứ không cần Hy lễ Đỗ Lực op : Tiếng Gọi Thân Thương
Đức
Giêsu hiện diện là niềm vui Tin mừng Chúa nhật X thường niên gồm hai phần : Phần thứ nhất là tŕnh thuật Đức Giêsu kêu gọi Matthêu, người thu thuế và ông đă đi theo Người. Phần thứ hai kể lại Đức Giêsu đă dùng bữa với những người thu thuế và tội lỗi. Điều này đă gây "sốc" cho những người Biệt phái, những người vốn được coi là đạo đức, thánh thiện. Trong xă hội Do Thái, người thu thuế bị coi là tội lỗi, v́ họ làm tay sai cho bọn thống trị Rôma, họ lại c̣n ưa hối lộ, tham nhũng, áp bức người nghèo… Mọi người chung quanh đều coi thường và ghét những người thu thuế. Nhưng Đức Giêsu đă kêu gọi, đă đồng bàn với những người tội lỗi đó (người ta chỉ đồng bàn với những người bạn, cùng giai cấp…). Mátthêu được kêu gọi để trở nên một trong những môn đệ của Đức Giêsu, nên một trong các trụ cột nâng đỡ toà nhà Giáo hội như Phêrô, Gioan. Tại sao Đức Giêsu lại chọn Mátthêu? Câu trả lời không dễ dàng ǵ, thậm chí không có câu trả lời. Nhưng có một điều chắc chắn là Mátthêu đă nhanh nhẹn đáp lại lời kêu gọi của Đức Giêsu. Ông đă bỏ quá khứ lại đàng sau. Ông chỉ biết hướng đến tương lai. Ông tin tưởng và phó thác cho Chúa. Chúng ta cũng có thể t́m thấy chính ḿnh qua h́nh ảnh của Matthêu. Ai trong chúng ta cũng có một quá khứ, có thể là tội lỗi, nhiều sai sót. Nhưng nếu chúng ta nghe thấy tiếng kêu gọi của Thiên Chúa trong tâm hồn ḿnh, chúng ta hăy nh́n vào Matthêu và hành động như ông. Đức Giêsu trong Tin mừng hôm nay là một vị Thiên Chúa bao dung. Người không biết đến đẳng cấp xă hội. Người không phân biệt người tội lỗi với không tội lỗi. Người vượt lên mọi định chế, lề luật, thói tục của con người. Người nh́n vào sâu thẳm nơi tâm hồn con người. Nơi những tâm hồn tội lỗi, khuyết tật, Người đă đi bước trước để chữa trị cho họ. Người chăm sóc cho tất cả những ai cần đến Người "người lành mạnh không cần đến thầy thuốc, nhưng là người đau yếu". Chúng ta cũng là những người "đau yếu tâm linh", cần đến người thầy thuốc tâm linh là Đức Giêsu. Khi đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi, Đức Giêsu trở nên sự hiện diện yêu thương, mang lại niềm vui cho mọi người thế nào, th́ Người cũng đang hiện diện trong đời sống chúng ta, đồng thời kêu gọi chúng ta đến dự bàn tiệc Nước Trời, miễn là chúng ta có tấm ḷng. Chỉ có một điều có giá trị đối với Thiên Chúa đó là tấm ḷng, t́nh yêu, ḷng trắc ẩn, sự tha thứ.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin Người hiện diện trong đời
sống chúng con
CON ĐƯỜNG
NHÂN ÁI Ḷng nhân ái đang thiếu vắng trong sinh hoạt xă hội. Chính v́ thế cuộc sống mất hạnh phúc và b́nh an. Đức Giêsu sẽ khải tất cả chiều kích lạ lùng trong t́nh yêu Thiên Chúa khi kêu gọi con người tội lỗi như Mathêu. HAI LỐI SỐNG Hơn bất cứ ai, những người Pharisêu xứng đáng đón nhận tất cả hồng ân Thiên Chúa, v́ họ "ăn chay mỗi tuần hai lần, dâng cho Chúa một phần mười thu nhập," (Lc 18:12) "ngồi trên ṭa Môsê mà giảng dạy," (Mt 23:2) "rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo," (Mt 23:15) "nộp thuế thập phân về bạc hà, th́ là, rau húng," (Mt 23:23) nhất là siêng năng "lên đền thờ cầu nguyện." (Lc 18:10) Đó là những nét đạo đức bên ngoài. Nhưng "bên trong toàn là giả h́nh và gian ác !" (Mt 23:28) Thực tế, h́nh thức đạo đức không hề ảnh hưởng tới Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa "muốn t́nh yêu chứ không cần hy lễ, thích được nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu." (Hs 6:6) Tương tự, Đức Giêsu khẳng quyết : "Ta muốn ḷng nhân chứ đâu cần lễ tế." (Mt 9:13) Ḷng nhân chính là điểm gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Ḷng nhân cũng quyết định vận mệnh nhân loại. Con người không thể tồn tại nếu lúc nào cũng căn cứ vào lư trí. Chính v́ thế, suốt đời Đức Giêsu chỉ muốn cho mọi người thấy ḷng nhân là yếu tố vô cùng quan trọng trong sinh hoạt nhân loại. Thật vậy, trong một thế giới rất bất toàn nay, sự tha thứ chính là một cách duy nhất cụ thể hóa ḷng nhân từ của Thiên Chúa. "Nếu không có sự tha thứ, kết quả của ḷng nhân, ḥa b́nh thuần túy chỉ là một ảo vọng, chắc chắn không thể tránh khỏi báo thù và trả đũa." (ĐHY Darío Castrillĩn Hoyos : Zenit 4/6/02) Chính v́ muốn báo thù, những người Pharisêu luôn cảm thấy bất an và luôn t́m cách bắt nét Đức Giêsu. Họ t́m cách ăn miếng trả miếng "bọn thu thuế và quân tội lỗi." (Mt 9:12) Khi không thể kéo Đức Giêsu về phe ḿnh, họ xếp Người vào hạng tội lỗi. Nhưng Đức Giêsu đă xác định rơ lập trường: "Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." (Mt 9:13) Đó là đường lối Thiên Chúa chứng tỏ t́nh yêu hoàn toàn vô điều kiện của Người đối với nhân loại. Cụ thể, Đức Giêsu đă kêu gọi ông Mathêu từ một trạm thu thuế, chứ không gọi một người Pharisêu nào trong đền thờ. Thế mới biết ḷng nhân vô biên giới, luôn sẵn sàng cứu vớt nhân loại. Muốn được tiếp cứu kịp thời, mỗi ngày "anh em hăy lớn lên trong ân sủng và trong sự hiểu biết Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu Độ chúng ta." (2Pr 3:18) Nếu không, niềm tin không thể thành h́nh và vững mạnh để chúng ta có thể thừa hưởng những ǵ Thiên Chúa đă hứa từ thời Abraham. "Do đó ông đă trở thành tổ phụ nhiều dân tộc," (Rm 4:18) và "ông được kể là người công chính," (Rm 4:22) chỉ v́ đă tin vào Thiên Chúa(Rm 4:21). Trong thời Tân Ước, "chúng ta sẽ được kể là công chính, v́ tin vào Đấng đă làm cho Đức Giêsu, Chúa chúng ta, sống lại từ cơi chết." (Rm 4:24) Chỉ một ḿnh Đức Giêsu mới là người công chính đích thực. C̣n chúng ta chỉ "được kể là công chính" hay "chúng ta được nên công chính" (Rm 4:25) mà thôi. Trong khi đó, người Pharisêu tự cho ḿnh là công chính, tách xa "bọn thu thuế và quân tội lỗi." (Mt 9:11) Chính sự cách biệt đó khiến người Pharisêu không nhận ra ḷng nhân quan trọng và cần thiết chừng nào cho cuộc sống. Bởi vậy, họ t́m cách tránh xa người tội lỗi. Trong khi đó, giữa trạm thu thuế ồn ào, lời Chúa vẫn vang lên. Ông Mathêu đă đứng bật dậy khi nghe Đức Giêsu bảo : "HĂY THEO TÔI !" (Mt 9:9) Lời mời gọi khẩn thiết đó đă tạo niềm vui bất ngờ và sâu đậm nơi con người và cuộc đời Mathêu. Bất ngờ đến nỗi đă gây bất b́nh nơi các người Pharisêu. Sâu đậm v́ "có nhiều người thu thuế và người tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ," (Mt 9:10) để chia sẻ niềm vui lớn lao với Mathêu. Cuối cùng, những người tưởng có thể cô lập người khác lại bị cô lập, v́ Đức Giêsu đă đứng về phía những người tội lỗi để đem niềm vui đích thực cho họ. Đúng như Chúa nói : "Tôi đến thế gian này chính là để xét xử : cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù !" (Ga 9:39) Việc xét xử ấy không nhằm trừng phạt, nhưng để thể hiện ḷng nhân từ đối với những người cần đến ḷng xót thương. GIÁO HỘI NHÂN LÀNH ? Đó là ḷng thương xót của Thiên Chúa. Đâu là ḷng thương xót của Giáo Hội ? Giáo Hội đang đứng trước thách đố về ḷng thương xót. Trước những linh mục nhũng lạm t́nh dục hôm nay, Giáo Hội có cư xử như Đức Giêsu với " nhiều người thu thuế và tội lỗi" không ? Ḷng nhân hay lề luật sẽ thắng ? Một đàng Giáo Hội phải bảo vệ uy tín của ḿnh. Một đàng Giáo Hội không thể xa rời đường lối Vị Mục Tử Nhân Lành. Vấn đề vô cùng tế nhị ! Để giải quyết vấn đề, Giáo Hội đă đưa ra hai giải pháp song song. Trước hết, Giáo Hội hoạch định một Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Việc Thánh Hóa Các Linh Mục. Giáo Hội ư thức rất rơ về ḷng nhân lành của Thày Chí Thánh. Bằng chứng, "ĐHY Darío Castrillĩn Hoyos, Tổng trưởng Thánh Bộ Giáo Sỹ tại Vatican, viết một lá thư cho trên 400, 000 linh mục trên thế giới, đề nghị canh tân đời sống bằng kinh nghiệm về ḷng Thiên Chúa xót thương trong cuộc đời để tái khám phá bản chất linh mục. Đặc biệt, ĐHY đề nghị linh mục năng chạy lại với bí tích cáo giải và Thánh Thể như hai phương tiện cần thiết cho việc canh tân đó." (Zenit 4/6/02) Việc tha thứ vô điều kiện cũng không giải quyết được vấn đề. Nhưng nếu chọn giải pháp "bất khoan nhượng", Giáo Hội có vẻ xa rời đường lối Vị Mục Tử Nhân Lành. Bởi vậy, Giáo Hội đă t́m một giải pháp dung ḥa khi quyết định di chuyển tất cả các linh mục đă lạm dụng t́nh dục từ hai trẻ em trong quá khứ và các linh mục nào lạm dụng bất cứ trẻ em nào trong tương lai. Ủy Ban Giám Mục Hoa Kỳ khuyến cáo Giáo Hội Công giáo nên tục hóa bất cứ linh mục nào lạm dụng t́nh dục trẻ em trong tương lai và đề nghị mỗi giáo phận nên báo cáo các cuộc nhũng lạm t́nh dục trẻ em cho cảnh sát. Tuần tới, tại Dallas các giám mục Hoa Kỳ sẽ quyết định có nên tục hóa những linh mục nhũng loạn t́nh dục trẻ em. Việc này đ̣i phải được Ṭa Thánh Vatican chấp thuận. Để lấy lại niềm tín, Ủy Ban Hành Động đề nghị một "Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ Em và Giới Trẻ", gồm 18 chương, có những bước giúp đỡ các nạn nhân, điều tra sự việc, tăng cường niềm tin, và bảo vệ tín hữu khỏi hành vi sai trái tương lai. Bản Dự Thảo Hiến Chương đó có đoạn viết : "Việc linh mục và giám mục lạm dụng t́nh dục trẻ em và giới trẻ, và những phương cách các giám mục xử lư những tội phạm và tội lỗi này đă tạo nên đau khổ, tức giận và hỏa mù lớn. Các phương cách đó làm giảm niềm tin đáng lư đoàn kết chúng ta." (Zenit 04/06/02) Thực ra, đó là vấn đề của Giáo Hội Hoa Kỳ và các nước Tây Phương. Vấn đề có được đặt ra với Giáo Hội hay các linh mục Việt Nam không ? Nếu áp dụng cùng một giải pháp cho các linh mục Việt Nam đang làm việc tại Hoa Kỳ, có lẽ Giáo Hội sẽ gặp những bất ngờ chia rẽ đức tin và văn hóa. Văn hóa Tây Phương quá thiên về vật chất khiến tương giao giữa người và người mất đi tính hồn nhiên của Tin Mừng. Tính hồn nhiên đó có thể t́m thấy nơi văn hóa Đông phương, một nền văn hóa mang nhiều tính nhân ái.
Ai là
người công chính Thưa quư vị, Từ Chúa Nhật hôm nay đến Chúa Nhật 24 năm A, bài đọc II của thánh lễ đều trích từ thơ của Thánh Phaolô gởi giáo đoàn Roma. Tính ra tất cả là 15 Chúa Nhật. Một thời gian khá dài cộng đoàn nghe đọc thơ Rôma. V́ vậy cho phép tôi có chút ít suy tư về lá thơ quan trọng này, kẻo bỏ qua là phí uổng một luồng tư tưởng vĩ đại. Chúng ta thường có khuynh hướng chọn khai triển bài giảng trên Tin mừng. Bởi lẽ công việc dễ dàng hơn, không đ̣i hỏi nhiều cố gắng. Chính tôi cũng công nhận như vậy. Các tŕnh thuật Phúc âm thường là văn kể chuyện, nhiều chi tiết sống động, hấp dẫn và có tính độc lập, trọn gói, không cần phải quy chiếu về mạch văn tổng quát. Trái lại, các bài đọc II thường ngắn, khó hiểu và đ̣i hỏi phải tham khảo toàn thể lá thơ mà thánh Phaolô đă viết, những vấn đề ngài đề cập đến và phải giải quyết, lư lẽ ngài đă sử dụng. Tóm lại là rất khó, cần phải làm việc gấp đôi và có một vốn kiến thức rộng về Kinh thánh và hoàn cảnh lịch sử của lá thơ. Tôi dám chắc cả đến quư vị có tờ rơi bản văn của Thánh lễ trong tay cũng phải ngỡ ngàng, tự hỏi : điều chi thế này ? Nói ǵ đến cộng đoàn giáo dân chỉ được nghe thoáng qua. Đúng thế, thánh Phaolô khi viết thơ đă bị kích động bởi một vài vấn đề đặc thù của các giáo đoàn tiên khởi. Không nghiên cứu kỹ chúng ta chẳng hiểu ngài nói ǵ, tại sao ngài lại viết như vậy ? những điều ngài tŕnh bày có liên hệ ǵ đến chúng ta không ? Ngài lại c̣n thường xuyên ám chỉ về các bản văn Kinh thánh Cựu ước, sự hiểu lầm hoặc ngu dốt của người Do thái về ư nghĩa của bản văn nói chung làm cho các thính giả thời nay càng khó hiểu hơn. Thêm vào đó, cái nh́n văn hóa của thánh nhân rất khác bây giờ. Chẳng hạn, quan niệm của ngài về phụ nữ, nô lệ, không mấy tốt đẹp. Người ta nói là nghèo nàn. Tại sao chúng ta lại mạo hiểm rao giảng theo thánh nhân ? Thực ra, tuy thánh Phaolô viết thơ bởi v́ một vài lư do đặc biệt, nhưng những tư tưởng của ngài có giá trị tổng quát. Và những vấn đề tồn tại trong các cộng đoàn tín hữu tiên khởi vẫn có mặt trong Hội thánh ngày nay nhất là ở cấp bậc địa phương. Cách giải quyết không thể nào ra ngoài đường lối của thánh nhân, bởi chúng là những điều Thiên Chúa mặc khải. Cho nên khôn ngoan nhất là chúng ta học hỏi kỹ lưỡng những lá thơ đó. Muốn được như vậy, phải có kiến thức về văn hóa, xă hội, phong tục, tôn giáo… của thời thánh Phaolô. Một ḿnh suy tư không đủ. Chúng ta cần nhiều nguồn trợ giúp khác nhau, nhất là các sách chú giải Kinh thánh. Nhờ những sách này chúng ta hiểu được phần nào các vấn đề cấp bách mà thánh Phaolô phải đối diện. Có lẽ đây là phần thường huấn của quư vị lănh nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa. Tôi có kinh nghiệm, mỗi khi làm việc nghiêm chỉnh trong vấn đề này, tôi được thêm khả năng mục vụ gấp nhiều lần. Kết quả là tôi có thể sử dụng các kiến thức thâu thập được trong nhiều bài diễn giảng khác nhau. Khi giải quyết những khó khăn riêng rẽ, thánh Phaolô đă tỏ ra được ơn soi sáng đặc biệt để có thể vận dụng Tin mừng vào các hoàn cảnh cụ thể của từng giáo hội địa phương và của đời sống hàng ngày của các tín hữu. Hôm nay ngài vẫn c̣n như một thách thức đối với quư vị giảng thuyết và mục tử : làm sao quư vị có thể t́m ra được đường lối chính xác, lời của Thiên Chúa nói với cộng đoàn trong các vấn đề đặc thù của từng địa phương ? Nội dung của vấn đề là ǵ ? Quư vị phải cho ư kiến ra sao để hợp với sự thật và lẽ phải. Nhiều khi sự chỉ đạo của chúng chỉ là ngông cuồng, cá nhân, thiển cận, làm nát thêm t́nh thế. Thánh Phaolô quả là một gương sáng cho các nhà lănh đạo giáo đoàn, và công tác giảng dạy của quư vị thật tế nhị biết mấy! Trở lại với thơ Rôma và bản văn của thánh lễ hôm nay. Điều hữu ích nhất là tôi phải đọc toàn bộ lá thơ để hiểu được ḍng chảy của các tư tưởng thánh nhân, rồi tôi dừng lại suy tư trích đoạn của Chúa nhật này. Thật đáng sợ, bởi trích đoạn hôm nay đề cập đến một quan niệm to lớn của thánh nhân: quan niệm "công chính hóa nhờ đức tin". Học thuyết gai góc đă làm hao tổn bao nhiêu trí óc và giấy mực. Ngày nay nó vẫn làm cho nhiều thần học gia kinh hồn và thường xuyên nổ ra những cuộc tranh căi lớn trong thế giới Công Giáo. Ngay cả những thính giả ít quan tâm nhất cũng phải tự hỏi: "Liệu tôi có được cứu rỗi không ?" Đọc đến từ "công chính" tôi lại nhớ đến thời kỳ làm tuyên úy cho nhà tù Quentin. Thỉnh thoảng tôi được nghe từ này từ miệng anh lính canh gác, cha tuyên úy hay một tù nhân khác, và tôi hiểu nó là một lời ngợi khen làm mát dạ người nghe. Tôi có thể tin cậy anh ta và vững bụng về những ǵ anh ta hứa. Dĩ nhiên, có nhiều tên tù giả bộ ngay chính, nhưng thực chất là lừa đảo, để mọi người tin (ngay cả các thường nhân, nhiều khi cũng vậy thôi). Tuy nhiên, ở hoàn cảnh chúng tôi những tù nhân nào được gán cho nhăn hiệu "công chính" là phải qua nhiều thử thách, đáng tin cậy và thực sự đă trở nên tốt : "ông cha này, gă tù đứng đằng kia "công chính" rồi đó". Nghe được lời b́nh luận như thế, tôi mừng ứa nước mắt. Trong Thánh kinh từ "công chính" là từ trung tâm để mô tả tương giao của chúng ta với Thượng đế. Ông Job (9,2) đặt một câu hỏi đích đáng : "Trước nhan Thiên Chúa, phàm nhân cho ḿnh là công chính thế nào được?" Ai trong chúng ta có thể nói ḿnh hoàn toàn ngay thẳng trước mặt Chúa ? Giả tưởng có thiên thần nào cầm thước đo chúng ta như đo thành thánh Giêrusalem liệu chúng ta có đủ thước đủ phân ? hay cầm dây dọi, liệu chúng ta có đo được đúng mực ? Chắc chắn là chẳng lời nào khôn khéo đủ để bênh vực chúng ta "công chính" trong lời nói, việc làm trước tôn nhan Chúa. Lời của ông Job là tuyệt đối. Nó là lời Thánh Kinh, lời mạc khải, cho nên không thể sai lầm được ! Vậy th́ làm thế nào chúng ta được kể là công chính ? Thánh Phaolô trả lời : Đức tin vào Đấng đă làm cho Chúa Giêsu từ cơi chết sống lại ! (Rm 4,24). Một số người tin rằng họ có thể được nên công chính bởi tuân giữ các lề luật. Những người Do thái mộ đạo đă cặn kẽ tuân thủ các phong tục tập quán cha ông mà Môsê đă truyền lại, hay như ở thế kỷ thứ V phái Pelagio đă chủ trương người ta nên công chính trước mặt Thiên Chúa nhờ vào các cố gắng bền vững trong luân lư. Ngày nay tư duy của bè rối này vẫn c̣n trong các tín hữu nghiêm ngặt. Có lẽ là lỗi của các vị linh hướng sai lầm, rêu rao rằng "Tất cả những điều anh chị em phải thực hiện là theo gương Chúa Giêsu". Không có ơn Chúa trợ giúp, chẳng ai có thể bắt chước Chúa Kitô. Lư thuyết căn bản của thánh Phaolô là : Công việc của lề luật không khi nào công chính hóa được ai nếu không có ơn thánh Chúa ban. Hôm nay ngài chứng minh luận đề đó bằng thí dụ của Abraham. Ông này sống rất lâu trước khi lề luật Môsê được ban hành (Abraham là tổ phụ 6 đời của Môsê). Ông Abraham đă được kể là công chính, không phải bằng những công việc ông làm mà bằng những ǵ Thiên Chúa thực hiện nơi ông và Sara, vợ ông. Khi mọi cơ may nhân loại đă chấm dứt : Ông đă già cả và bà Sara đă cao niên không thể sinh con được nữa, nghĩa là về đàng sinh sản, hai ông bà đă là những thân thể chết, th́ lại là cơ hội để Thiên Chúa tạo dựng một tương lai ! Hy vọng nảy sinh từ tuyệt vọng, điều khả thi nảy sinh từ bất khả thi. Tất cả là việc làm của một ḿnh Thiên Chúa. Trong trường hợp của giáo hội Hoa Kỳ hiện nay, tất cả đều là một mớ ḅng bong buồn phiền và thối rữa, nhưng biết đâu "Đấng đă làm cho Đức Kitô từ cơi chết sống lại" có thể thực hiện một phép lạ, ban sức sống mới, tinh khôi và thanh khiết cho chúng ta ! impossible (chẳng thể được). Nhưng thánh Phaolô dạy rằng : "Không ai có thể nói ḿnh công chính trước mặt Thiên Chúa. Tuy nhiên Đức Chúa Trời sẽ ban điều đó cho chúng ta qua Đức Kitô con của Ngài". Chúng ta cần đến đức tin của Abraham và lời nhắc nhở của thánh Phaolô để có thể thoát khỏi t́nh trạng chết chóc hiện nay. Thánh Phaolô khuyên bảo chúng ta không những nh́n lại gương đức tin của Abraham mà c̣n phải coi ông như một mẫu mực. Nghĩa là không những hy vọng vào lời Thiên Chúa hứa mà c̣n chắc chắn Ngài sẽ thực hiện điều Ngài hứa. Ngài hứa ban cho t́nh thương, thứ tha, ḥa giải giữa các kẻ thù, tương lai đầy sức sống, sự chết không phải là tận cùng, Ngài luôn là Thiên Chúa mọi người dù sống hay đă yên nghỉ, bất chấp quá khứ tội lỗi của nhân loại. Đọc kỹ phân đoạn hôm nay, chúng ta thấy thấp thoáng bóng h́nh của thần chết. Thân xác Abraham đă chết về đàng hậu duệ và bụng dạ Sara đă là cung ḷng mồ mả. Chẳng sự sống nào c̣n có thể nảy sinh từ hai tấm thân tàn tạ đó. Đối mặt với t́nh huống chết chóc như vậy th́ c̣n hy vọng ǵ mà trông cậy Thiên Chúa ? Chẳng có chi tuyệt vọng hơn, chẳng có chi chán chường hơn một thân xác đă chết. Vậy mà thánh Phaolô nói "Đấng đă làm cho Đức Giêsu trỗi dậy từ cơi chết" đang hiện diện và hoạt động giữa nhân loại. Điều mà Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Kitô th́ Ngài cũng làm như vậy cho bất cứ ai tin kính vào Con Ngài đă sống lại. Như thế, thánh Phaolô đốt lên trong ḷng nhân loại ngọn lửa hy vọng vững chắc vào ơn cứu độ của Thiên Chúa, bất kể quá khứ đầy nhơ bẩn hoặc sự dấn thân nửa vời của chúng ta vào đường lối Thiên Chúa. Một khi đă trở lại với Ngài th́ tuyệt đối không được tính toán công lênh hoặc sai lầm quá khứ, mà phải trông cậy vào ơn thánh để có khả năng đón nhận cuộc sống mới, trong cuộc sống này, Thiên Chúa sẽ thực hiện muôn vàn điều kỳ diệu. Giây phút hiện tại là giây phút của ơn thánh, không có ơn thánh chẳng thể là một tín hữu chân chính. Bất chấp những ǵ đang xảy ra trên thế giới, chúng ta đặt hoàn toàn tin cậy và hy vọng vào Thiên Chúa toàn năng, Đấng đă ban sự sống mới cho Đức Kitô, cũng ban cho chúng ta ơn cứu độ. Điều mà tù nhân trên kia tuyên bố về bạn ḿnh, phải được áp dụng cho chúng ta một cách sâu xa hơn : "Thưa ông cha, gă tù đàng kia đă đúng là một người công chính". Chỉ với một thay đổi nhỏ : Kính thưa Đức Chúa Trời… Amen.
SỰ SỐNG NẢY SINH TỪ CƠI
CHẾT
Thưa quư vị, Chúa Giêsu kết thúc Tin mừng hôm nay bằng câu trích dẫn sách tiên tri Hôsê : “Ta muốn ḷng nhân hậu chứ đâu cần lễ tế”, để bênh vực cho trường hợp của Ngài và các môn đệ dự tiệc do ông thu thuế Mattheo khoản đăi. Theo thói tục của người Do thái, th́ đây là một vịêc làm chướng tai gai mắt, tiếp xúc với phường tội lỗi. Người Biệt phái đạo đức không bao giờ làm. Thực ra toàn thể biến cố Tin mừng hôm nay, phản ánh cái nh́n và linh đạo của vị ngôn sứ Hôsê, tư tưởng trở lại cùng Thiên Chúa, phải t́m kiếm Ngài và nhận biết Ngài là t́nh yêu tuôn đổ muôn ân phúc xuống trên dân phản loạn. “Con cái Israel bảo nhau: Chúng ta phải biết Đức Chúa, phải ra sức nhận biết Người.” Nhưng sự nhận biết này chỉ có thể là h́nh thức bề ngoài như lên đền thờ thường xuyên dâng lễ vật, chứ không có tâm t́nh yêu mến bên trong. Nói cách khác, v́ những lợi ích trước mắt, để được sự che chở phần xác, của cải, mùa màng, sức khoẻ, an ninh, v.v. “T́nh yêu của các ngươi khác nào mây buổi sáng, mau tan tựa sương mai.” Điều Thiên Chúa muốn là người ta t́m kiếm Ngài với sự hiểu biết của tâm hồn, khám phá ra các kế hoạch quan pḥng của Ngài, dự tính cho cá nhân, xă hội, những ơn gọi riêng biệt, những nhu cầu luân lư để thăng tiến nhân loại. T́m kiếm Ngài c̣n bao gồm sự tiếp xúc cá nhân với Ngài qua kinh nguyện, thánh lễ, phụng vụ, công việc bác ái. Nếu có ai không gặp Ngài là v́ sự t́m kiếm của họ không thành thật, họ bỏ qua những thời gian, những cơ hội thuận tiện. C̣n những người t́m kiếm Ngài chân thực với tâm hồn sùng mộ th́ bao giờ họ cũng được thoả ḷng v́ Thiên Chúa là t́nh yêu bao bọc hết những ai t́m kiếm Ngài. Đó là sứ điệp của Hôsê trong bài đọc thứ nhất. Bài đọc thứ ba thuật truyện ông Lêvi (Matthêu) trở lại theo Chúa Giêsu. Một con người tội lỗi đứng trước Thiên Chúa nhân lành. Chúa Giêsu đă ngang qua bàn thu thuế của ông với một lời kêu gọi dứt khoát “Hăy theo Ta”. Lêvi đă đứng lên và theo Chúa tức khắc, bỏ lại hết, gia đ́nh, vợ con, danh vọng, tiền tài, quá khứ. Chúng ta không nghe thấy ông tiếc nuối điều chi. Ông đă chọn Chúa Giêsu trên tất cả giàu sang thế gian. Một sự từ bỏ rất hào hiệp để đi vào tương lai vô định do Chúa dẫn dắt. Đây quả thực là sự sống lại của một tâm hồn và là bằng chứng cụ thể sứ vụ của Chúa Giêsu đang mạng lại hoa quả cho những ai ngay thẳng. Sứ vụ của Ngài giống như cơn mưa mùa xuân làm cho đất đâm chồi nảy lộc. Tiếng gọi của Ngài mang lại ơn cứu rỗi cho những ai khao khát được Thiên Chúa yêu thương. Nhiệm vụ của con người là phải có ḷng tin vững chắc nơi Thiên Chúa, tựa như tổ phụ Abraham mà thánh Phaolô chưng ra làm ví dụ trong bài đọc thứ hai. Trước khi khai triển tư tưởng thâm sâu của thánh nhân, chúng ta nên biết chút ít về bối cảnh giáo đoàn Rôma mà phụng vụ hôm nay trích đọc. Giáo đoàn này gồm nhiều thành phần sắc tộc và văn hoá. Họ là những cư dân Rôma gồm các tín hữu gốc Do thái và tín hữu gốc dân ngoại. Họ là thương gia mới nhập cư hoặc công dân kỳ cựu, đàn ông đàn bà thuộc nhiều tầng lớp xă hội, trí thức, luật gia, nômg dân, thương nhân, giàu có, nghèo khổ, tự do, nô lệ. Dĩ nhiên, họ là thành phần thiểu số trong dân cư thành phố. Đức tin của họ khác hẳn với các tầng lớp khác trong xă hội Rôma. Họ cần sự hướng dẫn luân lư, thần học để có thể sống c̣n giữa những tư tưởng ngoại giáo, những giá trị hoàn toàn trần tục. Như vậy, họ phải đối mặt với vấn đề nội bộ, đồng thời chống trả các căng thẳng xă hội. Như vậy, khi viết thư cho họ, thánh Phaolô phải tính đến những yếu tố này. Nói chung, thư từ là để giải quyết các khó khăn đặc thù trước mắt. Cho nên, chúng ta không thể t́m thấy toàn thể giáo thuyết của thánh Phaolô trong một lá thư, đáp ứng nhu cầu tức thời và trả lời những câu hỏi của Giáo hội địa phương ấy đặt ra. Tuy nhiên, các lá thư được giữ lại và truyền tay nhau đọc trong các địa phương khác. Bởi v́, thường thường thánh Phaolô bàn giải về những đề tài lớn có thể áp dụng cho toàn thể Giáo hội. Thí dụ, trở nên một tạo vật mới, chết và sống lại với Đức Kitô, sự sống trong Thánh thần, cụ thể hoá Phúc âm trong những hoàn cảnh riêng lẻ. Như vậy, mặc dù ngài viết v́ nhu cầu của một Giáo hội, chúng ta vẫn có thể t́m ra điểm chung thuộc về gia sản toàn cầu của Hội thánh. Vấn đề của lá thư Rôma là sự căng thẳng nội bộ giữa các tín hữu Do thái và các tín hữu dân ngoại. Những người Do thái lấy làm xúc phạm khi các tín hữu dân ngoại không giữ luật Môsê, hơn nữa nhiều khi có sự xoá bỏ hoàn toàn như việc ăn uống những thứ mà người Do thái không bao giờ bỏ vào miệng, không cắt b́ cho trẻ nam sơ sinh như luật Môsê dạy. Tín hữu dân ngoại cho rằng những luật lệ đó không hợp với ư muốn của Chúa Giêsu. Các tín hữu Do thái đ̣i mọi người tiếp tục tuân giữ Ngũ kinh như tiêu chuẩn đời sống tôn giáo để được nên công chính. Ngược lại, các tín hữu dân ngoại nhấn mạnh sự công chính nhờ ơn thánh mà thôi. Đúng theo tinh thần của ngôn sứ Hôsê và Chúa Giêsu trong Tin mừng, thánh Phaolô cũng đặt con người trước Thiên Chúa mà trả lại tự do cho các tín hữu khỏi gánh nặng lề luật. Trường hợp của Abraham, ông được kể là người công chính rất lâu trước khi có lề luật Môsê, nguyên chỉ do đức tin vào Thiên Chúa, v́ ông hoàn toàn xác tín : “Điều ǵ Thiên Chúa đă hứa, th́ Người có đủ quyền năng thực hiện. Bởi thế, ông được kể là người công chính.” Không mạnh mẽ như các thư gửi tín hữu Galata và Côrintô, ở đây thánh nhân chỉ củng cố người Rôma về đức tin của ḿnh và giúp đỡ hàn gắn những chia rẽ do các lập trường khác nhau gây nên. Ông nhắc nhở họ, cả hai bên, Do thái và dân ngoại, đều có nhu cầu cứu rỗi, bởi v́ “tất cả đều đă phạm tội” (3, 24). Thánh nhân nghiêng về phía tín hữu gốc dân ngoại, bởi họ cũng giống như Abraham có đức tin tinh tuyền vào Thiên Chúa. Ông nói : “Dù thế nào đi nữa, th́ đối tượng đức tin của chúng ta bây giờ là một, cho cả Do thái và dân ngoại, đó là Đức Giêsu Kitô.” Qua bí tích Rửa tội, chúng ta kết hợp với nguồn ơn cứu rỗi duy nhất là Đức Giêsu thành Nazareth, v́ thế chúng ta đă thực sự chết đối với tội lỗi. Cho nên, không c̣n thuộc về lề luật nữa mà chỉ duy vâng phục Thiên Chúa qua Thần khí Đức Kitô. Lề luật trói buộc chúng ta vào “xác thịt”, mọi người đều dễ tổn thương do lề luật. Xác thịt không phải là tội lỗi, nhưng đối với thánh nhân là thành phần yếu đuối nhất của bản tính nhân loại, bản tính đă hư hỏng và làm tôi cho quyền lực satan. Thánh nhân nhắc nhở, khi chúng ta nhượng bộ cho các cám dỗ và thói xấu thế gian là chúng ta đă sống theo xác thịt. Chính thánh nhân trước kia đă sống theo kiểu này, tức sống theo lề luật. Nhưng khi trở lại chấp nhận Đức Kitô làm Chúa đời ḿnh, th́ quan điểm của ông về ơn cứu rỗi hoàn toàn thay đổi. Ông đối diện trực tiếp với Thiên Chúa qua tinh thần Đức Kitô, chứ không phải qua lề luật nữa. Ông hy vọng cộng đồng tín hữu Rôma cũng sẽ liên kết với nhau qua quan điểm mới, tức đời sống trong Đức Kitô. Vậy th́ tính đa dạng của cộng đồng Do thái, Hy lạp, nô lệ, tự do, đàn ông, đàn bà, không c̣n là yếu tố chia rẽ, nhưng là một dấu chỉ cánh chung của điều mai ngày sẽ trở thành viên măn, tức triều đại của Thiên Chúa, gồm đủ mọi dân tộc trên địa cầu. Những dân tộc này cũng cần được kêu gọi và cứu rỗi như trường hợp của Mattheo và cũng cần được t́nh yêu Chúa bao bọc như linh đạo Hôsê : T́m kiếm Thiên Chúa và được nhận biết Ngài như t́nh yêu thắm thiết và vô biên. Thánh Phaolô đă chỉ rơ ràng đức tin của Abraham là yếu tố dẫn ông đến trạng thái được Thiên Chúa coi là công chính. Ông đă tin cậy Thiên Chúa sẽ hành động cho tương lai của ḍng dơi ông với cùng quyền năng của Đấng sáng tạo vũ trụ. Thiên Chúa sẽ làm nảy sinh sự sống nơi cái chết. Thánh Phaolô biết : “Ông (Abraham) đă gần một trăm tuổi, nhưng ông vẫn tin không nao núng, khi nghĩ rằng thân xác ông cũng như dạ bà Sara đă chết. Ông đă chẳng mất niềm tin, chẳng chút nghi ngờ lời Thiên Chúa hứa.” Đấng tạo thành vũ trụ sẽ lập lại hành động tạo dựng và mặc dù chỉ là thân xác hết đường sinh nở, hai ông bà vẫn được Chúa cho sinh con. Abraham hy vọng chống lại khả năng mơ ước của loài người, nói cách khác, hy vọng hăo huyền, theo lối hiểu biết của chúng ta. Sau này, thánh nhân áp dụng tư tưởng ấy vào đức tin của các tín hữu : Thiên Chúa sẽ cho sự sống nảy sinh nơi kẻ chết : “Thiên Chúa sẽ nâng con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta trỗi dậy từ cơi chết.” Đối với người Do thái, không ai dám nghi ngờ tổ phụ họ là đấng công chính theo lề luật, tức giữ luật trong sự vâng phục Thiên Chúa, mặc dù ông sống nhiều thế kỷ trước lề luật. Ông đă vâng lời Thiên Chúa sẵn sàng hy sinh đứa con duy nhất theo lời hứa là Isaac. Ông được Kinh thánh Do thái kêu là cha của nhiều dân tộc. Như vậy, thánh Phaolô có ư ám chỉ chẳng cần cắt b́, chẳng cần lề luật Môsê, Abraham vẫn là người công chính, tổ phụ của những kẻ có ḷng tin, Do thái hay dân ngoại. Như vậy, những ai theo Chúa Giêsu và Tin mừng của Ngài thành thực vẫn là những người công chính, không cần qua lề luật Do thái. Thánh Phaolô đă làm một cuộc cách mạng theo ân soi sáng lật đổ tư duy vụ luật của người Do thái. Và các tín hữu an tâm khi có đức tin như Abraham, tin vào lời hứa của Thiên Chúa, được tỏ hiện nơi Đức Giêsu, th́ đều được tuyên bố là “công chính”. Đức tin của Abraham sắt đá, không chi lay chuyển nổi, mặc dù là ông đă chết, bụng dạ vợ ông đă chết, về đàng sinh nở. Tuy nhiên, ông vẫn vững ḷng tin Thiên Chúa cho sinh con. Và đức tin ấy không đặt căn bản trên loài người, nhưng hoàn toàn trên quyền năng của Thiên Chúa. Do đó, người tín hữu chúng ta phải noi gương Abraham tin vững mạnh vào Thiên Chúa, Đấng dẫn dắt chúng ta qua mọi khó khăn, đến sự sống mặc dù chúng ta đang sống dưới quyền năng của sự chết : chiến tranh, ngừa thai, phá thai, khủng bố. Chúng ta không được phép ngă ḷng. Chính thánh Phaolô đề nghị chúng ta noi gương các tổ phụ Do thái, tin kính vững mạnh vào Thiên Chúa, Đấng ban sự sống ngay cả khi hoàn toàn thất vọng. Đấng đă ban cho Abraham và Sara sinh con, Đấng nâng Đức Kitô trỗi dậy từ cơi chết, Đấng cũng sẽ làm cho chúng ta sống lại để được sống muôn đời. Trong buổi phụng vụ hôm nay và trong suốt cuộc đời chúng ta, lời kêu gọi của thánh Phaolô có ảnh hưởng ra sao ? Đúng lư, đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa, Đấng tạo hoá, Đấng đă cho Đức Kitô phục sinh, Đấng ban Thần khí cho muôn loài, phải đủ khả năng dẫn đưa chúng ta qua những khó khăn chồng chất. Thí dụ những gương mù gương xấu của hàng giáo sĩ, của người tín hữu không can đảm tuyên xưng danh Chúa giữa những môi trường vô đạo, các tham lam, lừa đảo trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, chúng ta cũng từng được chứng kiến những gương can đảm của các tín hữu nhiệt thành, họ giữ đạo bằng đời sống, chứ không nguyên bằng môi miệng. Vài tuần qua, trên tờ nhật báo New York Time, có một bảng cáo phó cái chết của luật sư Thomas J. Concannon, qua đời v́ bệnh ung thư. Khi c̣n trẻ, anh ta đă đi du lịch ở Afghanistan, một đêm hè anh ta bị sốc mạnh v́ một quang cảnh đẹp. Một người cưỡi lạc đà dẫn đàn vật của ḿnh qua sa mạc. Bóng của đàn vật in lên nền trời đầy sao. Sự đơn sơ và vẻ huy hoàng của cảnh đẹp làm anh ngây ngất và thay đổi hẳn quan niệm về sự sống. Sống không phải để hưởng thụ, nhưng để giúp đỡ và tô vẽ cho đời thêm tươi sáng. Anh quyết định học luật dân sự và thi hành nghề bênh đỡ những người nghèo khổ ở toà án New York. Nhiều năm anh ngồi trong ghế luật sư của những người nghèo khổ, bất chấp căn bệnh quái ác đang đến ngày phát triển cuối cùng. Được hỏi tại sao anh không nghỉ ? Anh trả lời : “Đằng nào th́ cũng chết, cố gắng ngày nào hay ngày đó, đến tận cùng th́ thôi.” Ai có thể ban nghị lực cho anh nếu không phải là Thiên Chúa, Đấng đă giúp anh dù phải đối diện với cái chết, cũng t́m ra can đảm để giúp đỡ tha nhân ? Sự sống nảy sinh từ cơi chết. Trên bắc bán cầu chúng ta đang ở tháng 6 dương lịch, thiên nhiên đang bừng lên sự sống mới. Điều mà xem ra không có khả năng sau một mùa đông dài. Cây cối chết khô, cành lá trơ trịu, mặt đất u sầu toàn màu chết chóc. Vậy mà chỉ thoáng qua một đêm, sự sống lại bùng lên, như con bươm bướm thoát ra từ tổ kén. Quyền năng của Thiên Chúa, Đấng tạo hoá, quá rơ ràng. Nó ở khắp chung quanh chúng ta. Nhưng thánh Phaolô trong bài đọc hai, không chỉ nói đến sự đảo ngược của thiên nhiên, mà c̣n cho chúng ta hay bằng con mắt đức tin vào Chúa Kitô, chúng ta phải nh́n thấy sự sống trong những hoàn cảnh chết chóc của thế giới, chiến tranh, nghèo đói, bạo lực, aids, x́ ke, ma tuư, đĩ điếm, …. Chúng ta được kêu gọi đối phó với những sự kiện ấy bằng cuộc sống nhân chứng bền bỉ và chân thành, bày tỏ cho thiên hạ thấy rơ nội dung niềm tin của ḿnh. Bởi lẽ, Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống chứ không phải của kẻ chết. Nhưng kẻ chết là thế nào ? Là những người câm lặng khi phải nói ra. Là kẻ tiêu thụ cho ḿnh quá nhiều khi người khác đang trong nhu cầu cấp thiết. Là khách bàng quan khi nạn nhân cần giúp đỡ. Là kẻ vô cảm trước đau khổ của tha nhân. Là người tham lam thu tích khi thiên hạ gặp cơn đói khát, cơ cực. Là kẻ phung phí khi cần đến tiết kiệm. Là người keo kiệt khi rộng răi được cần đến để cứu giúp các nạn nhân thiên tai, dịch hoạ. Là kẻ ươn lười khi phải chăm chỉ để có cơm ăn áo mặc. Là người sống nhung lụa khi cần đến ăn chay hăm ḿnh, khổ chế. Là người ưa sai bảo khi phục vụ là bổn phận của ḿnh. Làm thế nào để những loại người này ra khỏi mồ chôn và chiến thắng sự chết ? Thánh Phaolô viết : “Tạ ơn Thiên Chúa, qua Đức Giêsu Kitô”, hay như bài đọc hôm nay : “Đức tin vào Đấng đă làm cho Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta từ cơi chết sống lại”. Gương của ông Lêvi thu thuế, đứng dậy may mắn theo Chúa Giêsu, thúc đẩy chúng ta hành động tương tự. Amen.
Có một
trái tim đang đập trong tôi
Có ai sống mà không có trái tim đâu nhỉ. Khi trái tim ngừng đập, cuộc sống không c̣n, con người ấy đă chết. Có trá tim bị bệnh, người ta phải chữa và có thể thay cả tim nữa, có khi là của một người khác đă chết, có khi là trái tim nhân tạo. Nhất thiết, sống phải có trái tim và trái tim ấy phải hoạt động, phải thể hiện chức năng của ḿnh: bơm máu. Nhưng không chỉ có thế. Trái tim c̣n là biểu tượng của một ư nghĩa khác, cao cả hơn, rộng lớn hơn: ḷng yêu thương. Không nhiều th́ ít, cuộc sống cần có yêu thương, yêu thương ḿnh, yêu thương người khác. Cuộc sống mà không có yêu thương, th́ dù trái tim vẫn đập, con người vẫn hoạt động, cuộc sống ấy thật vô vị, thật nhàm chán, có thể gọi là đă chết.
Cuộc sống cần có trái tim Trái tim càng biết rung cảm, biết đón nhận, cuộc sống càng phong phú, càng có ư nghĩa. Và một trái tim lớn, một tâm, hồn cao cả, quản đại, chính là một tâm hồn biết liên kết với mọi cảnh đời, biết cảm thông với mọi buồn vui lo lắng của thân phận con người. Trong cuộc đời, có lần Đức Giêsu đă tuyên bố: ai khát hăy cứ đến cùng tôi mà uống và hết những ai đang vất vả mang ách nặng nề, hăy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi thanh thản. Hăy mang lấy ách của tôi. Hăy học cùng tôi, v́ ḷngtôi hiền hậu và khiêm nhường. anh em sẽ t́m thấy sự b́nh an cho tâm hồn, v́ ách củatôi êm ái và gánh của tôi nhẹ nhàng (Mt 11, 28-30). Đó là những lời tâm t́nh thâm sâu phát xuất từ một trái tim lớn, trái tim cao quí nhất. Là Thiên Chúa, có quyền uy tuyệt đối, nhưng Ngài đă đón nhận tất cả đớn đau, tất cả yếu hèn của thân phận làm người. Trong Ngài, không chỉ có nỗi đau của một ai đó, không chỉ có nỗi lo của một người, nhưng có tất cả mọi ưu tư, mọi lo lắng, mọi vất vả của tất cả nhân loại. Trái tim ấy đă rung nhịp cảm thông với mọi tâm hồn cần đến Ngài. Mà thử hỏi có ai lại không cần cảm thông, không cần giúp đỡ? Có cuộc sống nào mà chẳng có những nỗi buồn riêng tư! Hăy cứ đến tâm sự với Ngài, trao phó cho trái tim đă mỡ rộng trên thập giá, hăy kư thác tất cả cho con người đă ưng thuận cái chết nhục nhă dù trong Ngài chẳng có điều chi tội lỗi. Ngài đă chấp nhận cuộc sống nhân loại, đă bằng ḷng với mọi nỗi khổ đau, với cả cái chết chỉ v́ muốn nhận thay cho nhân loại, chỉ v́ muốn tỏ cho con người thấy rằng ḷng yêu thương sẽ vượt thắng tất cả, chỉ v́ muốn biểu lộ cho con người thấy gương mặt của t́nh yêu, gương mặt của Thiên Chúa. Cứ thử đọc lại những lời tâm t́nh trên đây của Đức Giêsu trong khung cảnh của người đương thời. Những thầy biệt phái, kư lục là những người lănh đạo dân, hướng dẫn dân, có ai dám tuyên bố như thế đâu! Họ đă chẳng chỉ bảo, chẳng nâng đỡ, lại c̣n đặt trên dân những ách nặng nề, những thói tục g̣ bó. Họ bắt dân phải nộp thuế, phải điều này điều nọ, phải kính trọng họ. Họ luôn có quyền ưu tiên trong các cuộc họp. C̣n Đức Giêsu th́ không thế, Ngài chẳng bắt dân làm thêm điều ǵ, Ngài c̣n chỉ dẫn họ và sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ những ai cần đến Ngài. Chính v́ thế mà Ngài đă giảng dạy, đă làm phép lạ... Đó là trái tim, là tâm hồn đă rung nhịp với mọi cảnh đời. Đó là cuộc sống bao trùm mọi cuộc sống, đă hy sinh cho mọi cuộc sống khác được vươn lên: tôi là người mục tử nhân lành, tôi chăn dắt đoàn chiên của tôi và hy sinh tính mạng cho chúng (Ga 10). Như vậy, với Đức Giêsu, Thiên Chúa đă tuôn đổ dồi dào hồng ân của Ngài cho nhân loại. Con người không chỉ sống bằng trái tim nhân loại, nhưng c̣n sống trong nhịp đập của t́nh yêu, của Thiên Chúa. t́nh yêu ấy đă đột nhập vào mọi ngơ ngách của cuộ đời, len lỏi vào những nơi thầm kín nhất, u uất nhất để đem vào đó sự sống, sự b́nh an. Có bao giờ chúng ta nghĩ ḿnh đang sống trong ân huệ của Thiên Chúa không? có bao giờ chúng ta nhận thấy ḷng yêu thương rộng lớn đang vây phủ chúng ta không? Có bao gị chúng ta hiểu rằng cần phải mở toang cơi ḷng của ḿnh để cho sinh khí của Chúa ùa vào? có bao giờ chúng ta để cho trái tim ḿnh ḥa nhịp với trái tim Thiên Chúa? Hăy xác tín ngay từ hôm nay, từ lúc này : Có một trái tim đang đập trong tôi !
T́nh thương của Chúa Một hôm, một họa sĩ người Ư khá nổi tiếng đang đi bách bộ để t́m hứng sáng tác. Khi đến một khúc quẹo, ông nh́n thấy một bé trai có khuôn mặt hồn nhiên dễ mến. Tự nhiên ông nảy ra ư nghĩ muốn vẽ lại vẻ mặt thiên thần của em. Ông nói với cậu bé : “Này em, em có muốn tôi vẽ chân dung của em không ?”. Cậu bé gật đầu đồng ư và theo họa sĩ về xưởng vẽ. Mấy giờ sau, cậu ta rất phấn khởi khi thấy khuôn mặt của ḿnh thật xinh đẹp trong bức tranh. Họa sĩ đặt tên cho bức tranh đó là “tuổi thơ trong trắng” và treo nó nơi pḥng khách. Hai mươi năm sau, một hôm họa sĩ cũng đi dạo để t́m hứng sáng tác. Khi tới gần khu nhà ổ chuột, t́nh cờ ông gặp một người ăn xin, áo quần dơ dáy bẩn thỉu và có một bộ mặt xấu xí có vẻ chai ĺ dữ tợn. Ông suy nghĩ : “Sao trên đời này lại có một kẻ xấu xí như quỷ sứ vậy ? Phải chi ta vẽ được bộ mặt quỷ sứ này để so sánh với bộ mặt thiên thần trong bức “tuổi thơ trong trắng” th́ hay biết mấy”. Bấy giờ người ăn mày ch́a tay ra xin bố thí. Họa sĩ yêu cầu anh làm người mẫu cho ông vẽ và ông sẽ cho anh một số tiền. Người ăn mày đồng ư ngay và theo ông về xưởng vẽ. Khi bức tranh đă vẽ xong, anh nhận tiền ra về. Nhưng khi đi ngang qua pḥng khách, trông thấy bức tranh “tuổi thơ trong trắng” trên tường, anh dừng lại nh́n một lúc lâu rồi hai ḍng nước mắt lăn dài trên má. Anh chỉ vào bức tranh và xúc động nói với họa sĩ : “Thưa ông, đây chính là khuôn mặt của tôi hồi c̣n bé mà chính tay ông đă vẽ. Hôm nay ông lại vẽ khuôn mặt của tôi sau khi nó đă biến dạng”. Rồi anh thuật lại cuộc đời bất hạnh của anh : từ một em bé thơ ngây tới khi là một anh thanh niên, cuộc đời của anh b́nh thường êm ả trôi qua. Nhưng khi cha mẹ chết, anh không chịu làm ăn, chỉ dùng tiền của cha mẹ để lại đua đ̣i với bạn bè ăn chơi phóng đăng và nhập nhiễm x́ ke ma túy, rồi hết tiền của, đi ăn cắp ăn trộm, bị bắt bị tù nhiều lần, cuối cùng bị bệnh lao phổi ở thời kỳ cuối, nên đành phải đi ăn xin. Trước tâm sự của một người đă trót phung phí cả tuổi thanh xuân của ḿnh, ông họa sĩ rất xúc động. Ông khuyên anh hăy cố gắng ăn ở lương thiện. Ít lâu sau, ông được tin anh nằm chết cô đơn tại một góc phố. Họa sĩ đă treo bức tranh “ác quỷ” mà ông mới vẽ bên cạnh bức tranh “tuổi thơ trong trắng”. Ông cũng giải thích cho bạn bè và những ai thắc mắc sao lại treo hai bức tranh ấy bên cạnh nhau : “Hai khuôn mặt trong hai bức tranh này chỉ là một người : giữa thiên thần và ác quỷ chỉ cách nhau 20 năm sống phóng đăng mà thôi”. Kể lại câu chuyện trên để minh họa cho một h́nh ảnh khác hẳn của bài Tin Mừng hôm nay, đó là một con người đă không qụy ngă nhưng đă biết chỗi dậy sau một thời gian dài tội lỗi. Ở Tây phương vẫn có thói quen cho phép các tù nhân được nghe giảng dạy. Một lần kia, có một linh mục đến trại giam để giảng cho các tù nhân, khi bước lên bục giảng, v́ sơ ư, vị linh mục vấp ngă nằm xoài trên nền nhà. Mọi người đều cười ồ lên. Nhưng một ư nghĩ lóe lên trong đầu, vị linh mục đứng dậy bước lên bục giảng và dơng dạc nói với các tù nhân hiện diện : “Anh em thân mến, cảnh tượng anh em vừa thấy, đó là điều tôi muốn gửi đến anh em hôm nay : ai trong chúng ta cũng có thể té ngă, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết đứng dậy và tiếp tục bước đi”. Câu nói của vị linh mục được rút ra từ một biến cố bất ngờ, nhưng nó nói lên một chân lư, đó là con người luôn luôn phải chỗi dậy sau những lần sa ngă. Tin Mừng hôm nay cũng thuật lại một câu truyện về một con người đă biết chỗi dậy sau một thời gian dài quỵ ngă, đó là Lêvi, người thu thuế. Đối với người Do Thái, họ vừa khinh vừa ghét những người thu thuế. Họ khinh, v́ cho rằng những người thu thuế là hạng người gian tham bóc lột người ta, nên họ đồng hóa người thu thuế với kẻ tội lỗi. Họ cũng ghét, v́ những người thu thuế là hạng người cộng tác với ngoại bang thống trị dân tộc họ, tức là họ coi những người thu thuế là những người phản quốc. Đó là chưa kể những cám dỗ vật chất do nghề nghiệp đem lại. Lêvi, tức Mátthêu sau này, cũng không thoát khỏi lời buộc tội đó của những người đồng hương. Tuy Tin Mừng không nói đến tài sản của ông như trường hợp ông Gia-kêu, cũng là một người thu thuế, nhưng dựa vào bữa ăn ông khoản đăi Chúa và các tông đồ cũng như các bạn đồng nghiệp, người ta có thể nói ông cũng có ít nhiều tài sản và dĩ nhiên đó là tài sản bất chính. Do đó có thể nói lúc này Mátthêu là một người đang ngă qụy trong vũng lầy tội lỗi. Thế nhưng, hôm nay, khi đi qua chỗ ông ngồi thu thuế, Chúa Giêsu đă dừng lại nh́n ông và kêu gọi : “Anh hăy theo tôi”. Cái nh́n và lời nói của Chúa như có sức mạnh lôi cuốn, đă khiến Lêvi bỏ mọi sự, đứng dậy đi theo Chúa. Lời mời gọi của Chúa thật bất ngờ và sẽ qua mau, nếu Lêvi không biết đón nhận. Chỉ một lời mời gọi vắn tắt, nhưng đă biến Lêvi thành tông đồ và thành thánh sử Mátthêu. Đối với Lêvi, từ bỏ mọi của cải tiện nghi đă là một điều khó, nhưng c̣n khó hơn khi phải đối đầu với những dị nghị, thành kiến, dù vậy Lêvi đă can đảm chấp nhận tất cả. Chúa Giêsu đă đồng bàn với ông và tuyển chọn ông vào số các môn đệ của Ngài, bởi v́ Ngài đến để cứu chữa những ǵ đă hư mất, Ngài đến để kêu gọi người tội lỗi, Ngài muốn ḷng nhân từ chứ không phải của lễ. Lêvi đă đáp lại lời mời gọi của Chúa, ông đă bỏ tất cả để được chia sẻ cuộc sống và sứ vụ của Ngài. Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay đặt ra hai điều để chúng ta suy nghĩ : Thứ nhất, những người Pharisêu coi mọi người thu thuế đều là hạng tội lỗi, cần phải xa lánh. C̣n Chúa Giêsu nh́n những người này như những người đáng thương, cần tiếp xúc để biến đổi họ nên tốt. Thiên Chúa đánh giá con người không ở hành vi đạo đức bề ngoài, nhưng ở tâm t́nh bên trong. Trong cuộc sống với nhau, chúng ta thường nh́n nhau và đánh giá nhau thế nào ? Thứ hai, khi được Chúa kêu gọi, Mátthêu đă đáp lại cách quảng đại, từ bỏ đời sống cũ không ra ǵ để bắt đầu một đời sống mới tốt đẹp. Chúng ta hăy suy nghĩ xem : chúng ta có cần từ bỏ ǵ không : một thói quen xấu, một việc làm bất chính, một tội lỗi….chắc chắn có những điều chúng ta cần phải từ bỏ phải không ? Chúng ta hăy suy nghĩ và quyết định.
Tôi muốn
T́nh yêu chứ không cần Hy lễ “Tôi muốn t́nh yêu chứ không cần hy lễ”. Tŕnh thuật Tin mừng hôm nay cho chúng ta nhận thấy Thiên Chúa muốn con người tôn thờ Người bằng đời con tim và toàn thể cuộc sống, chứ không chỉ trên môi miệng. Chúa Giêsu đến để t́m, cứu những ǵ đă mất và chữa lành mọi tâm hồn tội lỗi. Khi ông bà nguyên tổ phạm tội, Thiên Chúa đă hứa sai Ngôi Hai xuống thế cứu chuộc loài người. Như vậy, mầu nhiệm Ngôi Hai xuống thế bắt nguồn từ t́nh yêu vô bờ bến của Thiên Chúa. Một t́nh yêu Thiên Chúa dành cho loài người cách nhưng không. Để đáp trả t́nh yêu vô điều kiện đó, Thiên Chúa muốn chúng ta “t́nh yêu đáp đền t́nh yêu, ân t́nh đền đáp ân t́nh”. C̣n chúng ta th́ sao? Chúng ta đền đáp t́nh yêu đó như thế nào? Từ hư không Thiên Chúa tạo dựng và cho con người làm chủ mọi loài thọ sinh. Thiên Chúa hoàn toàn không đ̣i hỏi một điều ǵ từ con người, ngoại trừ t́nh yêu dành cho Thiên Chúa. Nhưng con người đă phản bội t́nh yêu Thiên Chúa. Loài người đă đáp trả t́nh yêu đó bằng sự kiêu ngạo và chống đối Thiên Chúa. Trong xă hội ngày nay, khi con người đă phát minh ra nhiều phương tiện nhằm phục vụ cho cuộc sống tốt hơn, từ đó cuộc sống con người lần lần được giải phóng khỏi sự mệt nhọc của lao động. Điều này lẽ ra sẽ giúp con người nhận ra t́nh thương Thiên Chúa và bàn tay uy quyền của Người. Nhưng không, rất nhiều lần loài người chúng ta đă phủ nhận t́nh yêu Thiên Chúa, coi Thiên Chúa như một thế lực siêu nhiên, thậm chí c̣n phủ nhận cả sự tồn tại của Thiên Chúa. Cũng cách thế đó, nhiều khi chúng ta đă chối bỏ Đức Giêsu. Chúng ta chối bỏ Chúa khi nghĩ rằng Đức Giêsu chỉ là một nhân vật lịch sử b́nh thường, hoặc một vĩ nhân, một nhà nhân cách lớn mà quên rằng Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia, là nguồn ơn cứu độ duy nhất, là Đấng chỉ nơi Ngài chúng ta mới t́m được hạnh phúc đích thực. Lạy Chúa Giêsu, Chúa xuống thế làm người để tỏ bày t́nh yêu Thiên Chúa và giải thoát chúng con khỏi nô lệ tội lỗi. Thế nhưng, trong đời sống đạo, nhiều lúc chúng con đă đón nhận T́nh yêu đó một cách khô khan và miễn cưỡng. Chúa muốn chúng đón nhận t́nh yêu Thiên Chúa, nhưng nhiều khi chúng con sống niềm tin vào Thiên Chúa cách lỏng lẻo, qua loa hay chiếu lệ. Xin đốt lên trong tâm hồn chúng con ngọn lửa t́nh yêu Chúa, để nhờ đó chúng con cảm nhận được một cuộc sống có ư nghĩa hơn. “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà kêu gọi người tội lỗi”. V́ thương loài người đang lầm than khổ cực dưới ách tội lỗi, Chúa Giêsu đă đến thế giới, ḥa nhập vào cuộc sống những người bị bỏ rơi, bị hắt hủi, người nghèo hèn, kẻ thất học, bọn thu thuế và đĩ điếm. T́nh thương Chúa dành cho loài người thật rộng lớn biết bao! T́nh thương của Thiên Chúa không phân biệt nghèo hèn hay sang trọng, quyền cao chức trọng hay kẻ bần cùng đói khổ. Thiên Chúa luôn mở rộng ṿng tay chào đón tất cả mọi người. Trong trái tim Người, những người nghèo hèn và đau khổ luôn được để ư chăm sóc. Đối với Thiên chúa, người đau khổ không chỉ là những người bệnh tật hay gặp khó khăn trong hoàn cảnh sống, nhưng c̣n là những người khổ đau v́ khao khát Thiên Chúa, mong muốn được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Cũng vậy, trước mắt Thiên Chúa người nghèo không chỉ có nghĩa là nghèo về vật chất, nhưng c̣n là những người nghèo về tinh thần, những kẻ đang bị móng vuốt Satan lèo lái và che dấu hạnh phúc đích thực. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Khi xưa Ngài đă không màng đến những lời thị phi mà đồng bàn với những người thu thuế và tội lỗi chỉ v́ yêu thương họ. Chúa muốn họ nhận ra t́nh thương của Thiên Chúa. C̣n chúng con, rất nhiều lần chỉ v́ một chút lợi lộc thấp hèn mà chúng con đă nhận ch́m người anh em ḿnh xuống. Hoặc chỉ v́ những danh tiếng hư ảo của thế gian, mà chúng con đă chối bỏ, phủ nhận giá trị của người anh em thậm chí c̣n xua đuổi, đối xử với họ không đúng phẩm giá con người. Chúa ơi, Chúa đă đến thế gian để mặc khải t́nh yêu của Chúa Cha cho muôn loài, xin cho chúng con cũng biết quảng đại bao dung với người anh em. Xin cho chúng con biết sống Lời Chúa cách chân thật, không giả dối. Xin biến chúng con thành những cánh tay nối dài mang t́nh thương của Chúa cho hết mọi người trong thế giới hôm nay. Amen.
Tiếng Gọi Thân Thương Cách đây đúng một năm, ngày 03.06.2007, cha xứ Ragheed Gani bị giết ở Mosul, Iraq. Đáng lư, cha đă có thể chạy thoát. Nhưng không một chút sợ hăi, cha đă can đảm trung thành với nhiệm sở. Tới phút chót, cha vẫn xác tín với các Kitô hữu không nên sợ hăi. Mặc dù quân khủng bố đă ra lệnh đóng cửa nhà thờ, nhưng cha vẫn cương quyết làm việc mục vụ giúp đoàn chiên. Khi bị bắt, cha đă dơng dạc tuyên bố lời cuối cùng : “Không thể đóng cửa Nhà Chúa !”[i] Cha đă chết thê thảm dưới lằn đạn kẻ thù ! Tiếng gọi nào đă thôi thúc cha dấn thân bảo vệ đoàn chiên tới cùng ? Phải chăng từ một ơn gọi lớn lao, cha đă hy sinh để làm chứng về ḷng nhân từ của Thiên Chúa ? Ḷng nhân từ đă trở thành sức mạnh giúp cha vượt qua nỗi sợ lớn lao nhất. T́nh thương có thắng hận thù không ? Phải chăng ngày xưa, tiếng gọi đó cũng đă giúp Mathêu vượt qua nỗi sợ cơ chế bất công để bước theo Chúa Kitô ? LỆNH LÊN ĐƯỜNG Thời nào cũng thế, kẻ có quyền vẫn cố biện minh cho những hành vi lộng hành của ḿnh. Quá đam mê quyền lực khiến họ không c̣n nhận ra sự thật. Phải chăng không c̣n ranh giới giữa thiện ác hay trật tự luân lư đă đảo ngược trong tâm thức họ ? Thời Chúa Giêsu, tội phúc có một ranh giới rơ rệt trong xă hội. Những người công chính không bao giờ có thể gần gũi tội nhân, nhất là những người mang tiếng công khai như Mathêu, người thu thuế. Không những phá tan ước lệ và truyền thống đó, Chúa c̣n lên tiếng kêu gọi và chung bàn người tội lỗi, bất chấp những lời xầm x́. Tại sao Chúa có thể làm được chuyện đó ? Khác hẳn mọi người, Chúa Giêsu không t́m cách xa lánh tội nhân. Không những Người chia sẻ, kêu gọi, cảm thông mà c̣n đồng hóa với họ. Quả thế, “Đấng chẳng hề biết tội là ǵ, th́ Thiên Chúa đă biến Người thành hiện thân của tội lỗi v́ chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.” (2 Cr 5:21) Chính v́ thế, Người đă phải chấp nhận cái chết tang thương trên thập giá. Người chấp nhận bị liệt vào số các tội nhân, để gần gũi họ. Đến gần tội nhân, Người không sợ cảnh “gần mực th́ đen.” Trái lại, không những “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn,” Chúa c̣n thông truyền cho họ sự thánh thiện của ḿnh. Nói khác, theo thánh Augustinô “Thiên Chúa làm người để con người trở thành Thiên Chúa.” Chúa kêu gọi Mathêu chia sẻ sự thánh thiện và hiệp thông với ngôi vị của Người. Đó là lời kêu gọi sám hối. Mathêu phải từ bỏ tài sản cho đời sống phù hợp với lời gọi quyết liệt này. Sứ mệnh đầu tiên của người tông đồ là “ở với Chúa Giêsu.” (Lc 3:14) Phải trở nên bạn đồng hành với Chúa Kitô, để “sống cho Chúa,” trước khi “hành động cho Chúa.” Có sống cho Chúa, mới có khả năng hành động cho Nước Thiên Chúa trị đến. Nói khác, cần phải được Chúa thánh hóa, trước đi cùng Chúa thánh hóa hay công chính hóa trần gian. Ngày xưa Abraham rời bỏ quê cha đất tổ là Canđê theo tiêng Chúa gọi lên đường tới miền Đất Hứa. Hôm nay, nghe theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, chính người thu thuế Mathêu đă bỏ mọi sự v́ Nước Trời. Thiết tưởng nếu khi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu chỉ nhắm làm cho con người hạnh phúc trên đời, đáng lư Chúa phải để Mathêu làm việc và khuyên ông nên cư xử tử tế với mọi người đến nộp thuế. Trái lại, Chúa Giêsu lại nói với ông : “Hăy theo tôi !” Thế nghĩa là, “hăy bỏ mọi sự mà gắn bó với một ḿnh tôi !” Ông sẽ phải bỏ cái ǵ trước tiên, nếu không phải là sự bất chính và tội lỗi ? Sống trong guồng máy bất công lâu năm, hẳn ông đă thấy được tất cả những sự bất chính của xă hội và con người. Nhờ thế, một khi gắn bó với Chúa, ông có đủ kinh nghiệm để đưa mọi người vào con đường công chính. Chính v́ những người bất chính, Chúa đă đến trần gian. Mặc dù vô tội, Chúa đă chấp nhận đứng vào hàng ngũ các tội nhân, để gánh chịu h́nh phạt kinh hoàng nhất. Người không muốn ai phải chết, nhưng muốn chúng ta thống hối và sống trong sự công chính chân thật. Nếu Mathêu đứng dậy và từ bỏ nghề thu thuế, chính v́ sau khi sống một cuộc sống quá vô nghĩa và vô cảm, ông cần đến t́nh yêu của Chúa Giêsu, một t́nh yêu chỉ biết quên ḿnh để phục vụ ! Thà theo Chúa làm người tôi tớ để cứu mọi người hơn làm đầu ngành thu thuế để áp bức và bóc lột thiên hạ. Nhờ noi thương gương khiêm tốn của Chúa, các tông đồ đă chinh phục được cả thế giới. L̉NG NHÂN TỪ Theo gương các tông đồ, Giáo Hội đi «làm cho xă hội phong phú và thấm nhiễm Tin Mừng. Chính v́ lư do đó, Giáo hội chú tâm tới phẩm chất đạo đức của đời sống xă hội. Cùng với chính trị, kinh tế, lao động, luật pháp, văn hóa , xă hội không phải thuần túy chỉ là một thực tại trần tục, và do đó nằm ngoài hay xa lạ với sứ điệp và nhiệm cục cứu độ. Thực vậy, cùng với tất cả những ǵ đă hoàn thành, xă hội liên hệ tới con người. Xă hội được tạo lập nhờ những con người, tức là những ‘con đường đầu tiên và nền tảng của Giáo hội’.” [ii] Đi vào con đường đầu tiên ấy, Giáo hội mới khám phá ra những nét kỳ diệu Thần Khí thực hiện nơi các dân tộc, chuẩn bị đón nhận Tin Mừng cứu độ. Chân lư đă gieo mầm từ lâu trong cuộc sống và tâm hồn con người. Từ đó, công lư đă vươn lên. Môn đệ đích thực của Chúa Kitô phải khám phá và đáp trả lại khát vọng lớn lao đó. Không có công lư, cũng chẳng có tự do và ḥa b́nh. Quả thật, Chúa đă uỷ thác cho Giáo hội “làm xuất hiện trong lịch sử nhân loại sứ điệp tự do và ơn cứu độ của Chúa Kitô, đó là Tin Mừng về Nước Thiên Chúa. Khi công bố Tin Mừng, Giáo hội ‘làm chứng cho con người, trong danh Chúa Kitô, cho phẩm giá và ơn gọi, tạo sự hiệp thông giữa con người. Giáo hội dạy cho họ biết những đ̣i hỏi của công lư và ḥa b́nh, phù hợp với sự khôn ngoan Thiên Chúa.’”[iii] Như Đức Kitô đă kéo Mathêu ra khỏi cơ chế bất công, người môn đệ cũng phải đem ơn giải thoát và nâng tội nhân lên địa vị con Thiên Chúa. Khi thực hiện công cuộc cứu độ đó, họ không đơn độc. Trái lại, “Thiên Chúa hằng ngự giữa loài người” (x. Kh 21:3) và “Thày ở cùng anh em mọi ngày”(Mt 28:20) để giúp họ “làm cho thế giới ngày càng nhân bản hơn. Bởi đó, dù là nam hay nữ, họ đều t́m được ơn hỗ trợ từ t́nh yêu cứu độ của Chúa Kitô.”[iv] Hơn lúc nào, trước một nhân loại quá đông đúc và phức tạp hôm nay, người môn đệ cần nhiều ơn hỗ trợ đó mới có thể rao giảng Tin Mừng và hoàn thành sứ mệnh cứu độ. “Chính Thần Khí Thiên Chúa sẽ đem đến chân lư và ân sủng cũng như thấu nhập tận con tim để làm cho họ có khả năng tư tưởng và ước muốn thực hiện những kế hoạch về t́nh yêu, công lư, tự do và ḥa b́nh. Như thế, Phúc âm hóa lănh vực xă hội là truyền vào con tim nhân loại ư lực và tự do của Tin Mừng, để thăng tiến xă hội cho xứng đáng với con người và xă hội phù hợp với Đức Kitô. Nghĩa là, xây dựng một thành tŕ nhân loại ngày càng nhân bản hơn, v́ ngày càng phù hợp với Nước Thiên Chúa hơn.”[v] Làm sao có thể thực hiện một công việc vĩ đại đó ? Thưa, cần dồn mọi nỗ lực “bước theo Chúa Kitô,” để loan truyền Tin Mừng với bất cứ giá nào. Quả thế, Chúa nói : “Trước tiên, Tin Mừng phải được rao giảng cho mọi dân tộc.” (Mc 13:10) Công cuộc rao giảng Tin Mừng phải là ưu tiên số một. Được Chúa gọi vào làm việc trên cánh đồng của Chúa, người môn đệ có sứ mệnh “Phúc âm hóa nhân loại.” (x. Mt 9:37-38)[vi] Nhưng đâu là điều quan trọng nhất trong Tin Mừng cần được rao giảng ? Chúa dứt khoát trả lời : "Ta muốn ḷng nhân chứ đâu cần lễ tế.” (Mt 9:13) Hơn ai hết, Mathêu cảm thấu ḷng nhân của Chúa lớn lao tới mức nào trong con người và cuộc đời ḿnh. Bởi đó, sau khi được kêu gọi, ông sẽ hiến cả cuộc đời rao giảng về ḷng nhân của Chúa. Cộng đoàn Mathêu chắc chắn thấy rơ chứng từ đó nơi ông và cùng ông làm chứng cho mọi người biết Thiên Chúa đầy ḷng nhân từ. Quả thế, từ Cựu ước, Thiên Chúa đă quả quyết : “V́ Ta muốn t́nh yêu chứ không cần hy lễ, thích được các ngươi nhận biết hơn là được của lễ toàn thiêu.” (Hs 6:6) Thực tế, có lẽ chúng ta làm ngược lại. Chúng ta c̣n quá tin tưởng vào các nghi lễ, đến nỗi tưởng lễ nghi có thể làm được một cái ǵ đặc biệt cho Chúa và thánh hóa thế gian. Không thể phủ nhận vai tṛ quan trọng của nghi lễ. Nhưng nghi lễ chỉ thực sự hữu ích và có ư nghĩa khi người ta đă hiểu biết về Đấng họ tôn thờ. Nếu không, chỉ là những lời lẩm bẩm vô nghĩa và là việc thờ phượng ngoài môi mép. Nếu có sự hiểu biết, việc thờ phượng sẽ là nguồn lực nâng tâm hồn lên tới nơi cực thánh và đem lại niềm hy vọng lớn lao cho cuộc đời. Nguồn lực đó sẽ chữa lành, cải biến và đem lại sự sống cho muôn loài. Trong khi đó, nghi thức có thể dễ dàng đóng khung và làm cho con người xa lạ với đồng loại. Từ đó khó có liên đới với thế giới chung quanh. Đó là lư do tại sao Chúa nói : “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có ḷng yêu thương nhau.” (Ga 13:35) Chỉ có t́nh yêu mới là ngôn ngữ ai cũng hiểu được. Sở dĩ Tin Mừng có thể đến với muôn dân, v́ Tin Mừng là ngôn ngữ t́nh yêu. Ngôn ngữ t́nh yêu này lên tiếng khi “các Kitô hữu làm chứng bằng một tinh thần phục vụ Tin Mừng trong lănh vực hoạt động xă hội”[vii] Chính trong môi trường xă hội, nếu sống và hành động như một người tôi tớ, họ sẽ có đủ tư cách, năng lực và phương tiện để làm chứng cho Chúa. Nhờ Tin Mừng, họ sẽ làm cho mọi người liên đới với nhau và do đó có trách nhiệm với nhau. Ḷng nhân từ luôn mời gọi và quy tụ con người. Trái lại, nghi thức có thể dễ dàng đóng khung và làm cho con người xa lạ với đồng loại. Từ đó khó có liên đới với thế giới chung quanh. Đó là lư do tại sao Chúa nói : “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có ḷng yêu thương nhau.” (Ga 13:35) T́nh yêu là ngôn ngữ quốc tế. Sở dĩ Tin Mừng có thể đến với muôn dân, v́ Tin Mừng là ngôn ngữ t́nh yêu. Ngôn ngữ t́nh yêu này lên tiếng khi “các Kitô hữu làm chứng bằng một tinh thần phục vụ Tin Mừng trong lănh vực hoạt động xă hội”[viii] Chính trong môi trường xă hội, nếu sống và hành động như một người tôi tớ, họ sẽ có đủ tư cách, năng lực và phương tiện để làm chứng cho Chúa. Nhờ Tin Mừng, họ sẽ làm cho mọi người liên đới với nhau và do đó có trách nhiệm với người nghèo khổ. KHẨN TRƯƠNG Trước t́nh trạng kinh tế khủng hoảng hôm nay, Giáo hội có thể làm ǵ ? Trong thông điệp gởi Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế (FAO), ĐGH Bênêđictô XVI nh́n nhận vai tṛ của những tiến bộ trong ngành canh nông làm gia tăng lương thực. ĐGH nhấn mạnh ”nghèo đói và suy dinh dưỡng không phải là một định mệnh không thể tránh được do nghịch cảnh và thiên tai gây ra. Đàng khác, những khía cạnh thuần túy kỹ thuật hoặc kinh tế không được trổi vượt hơn nghĩa vụ công bằng đối với những người đang chịu đói. Quyền có lương thực tương ứng với một động lực luân lư đạo đức, đó là ‘hăy cho kẻ đói ăn’ (Mt 25,35), động lực này thúc đẩy chia sẻ những của cải vất chất, như một dấu chỉ t́nh thương mà tất cả chúng ta đều cần đến. Quyền có lương thực là một quyền chủ yếu, gắn liền với việc bảo vệ và bênh đỡ sự sống con người, và là đá tảng vững chắc không thể vi phạm, làm nền móng cho toàn thể ṭa nhà nhân quyền.” ĐTC cũng nhắc nhở rằng sự gia tăng sản xuất nông nghiệp trên thế giới chỉ hữu hiệu nếu có kèm theo sự phân phối thực sự các sản phẩm ấy, và nhắm thỏa măn trước tiên các nhu cầu thiết yếu của con người.”[ix] Nhưng làm sao có thể bắt người ta liên đới với người nghèo trong việc phân phối lương thực, nếu không có động lực tinh thần thúc đẩy ? Động lực đó chính là ḷng nhân của Thiên Chúa. Nếu ai cũng có “ḷng nhân” như Thiên Chúa, chắc chắn không ai chết đói. Chỉ Thần Khí mới có thể gợi lên “ḷng nhân” đó qua Tin Mừng. Bởi thế, theo ĐGH Bênêđictô XVI, Phúc Âm hóa là nhiệm vụ khẩn thiết, v́ sẽ giúp bảo vệ nhân quyền. Công cuộc Phúc Âm hóa rất quan trọng v́ sẽ phục hồi nhân phẩm như được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa.[x] Chính nơi h́nh ảnh này, con người mới thấy được mối giây liên đới với tha nhân. Muốn phát triển, không thể coi thường mối liên đới đó. Quả thực, ĐGH Bênêđictô XVI nói “có thể phát triển nhịp nhàng, nếu trong những quyết định về kinh tế và chính trị, người ta quan tâm tới những nguyên tắc căn bản liên quan tới mọi người, đặc biệt, nguyên tắc bổ sung và liên đới.”[xi] Những nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta đạt tới công ích và mưu ích cho những người nghèo khổ nhất. Tóm lại, khi được Chúa kêu gọi, Mathêu đă dứt khoát từ bỏ tất cả. Tiếng gọi đầy sức quyến rũ v́ đă đụng tới miền sâu kín nhất của con tim. Ông cảm thấu ḷng nhân từ của Chúa. Ông hy sinh tất cả để loan báo và làm chứng cho mọi người biết Thiên Chúa là Đấng nhân từ. Có cảm nhận và kinh nghiệm về ḷng nhân từ của Chúa, con người mới thấy ḿnh liên đới với anh chị em. Từ đó, mới có thể chia sẻ và hỗ trợ nhau. Đó là lư do tại sao hôm nay khi nghe thấy tiếng Chúa kêu gọi, chúng ta cần phải lên đường để cùng với Chúa cứu giúp mọi người đang mắc kẹt trong những cơ chế bất công và ích kỷ. Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đă kêu gọi chúng con làm Kitô hữu. Xin cho chúng con nhận biết ḷng Chúa nhân từ để chúng con có thể sống liên đới với anh em và phục vụ mọi người, nhất là những người đau khổ nhất. Amen. đỗ lực, 08.06.2008 [ii] Toát Yếu Học Thuyết Xă hội của Giáo Hội, 62. [iii] ibid., 63. [iv] ibid., 60. [v] Ibid., 63. [vi] Ibid., 259. [vii] Ibid., 525. [viii] Ibid., 525.
|