Năm A

 
 


Chúa Nhật IV Phục Sinh - Năm A

Cv 2:14a.36-41 / 1 Pr 2:20b-25/ Ga 10:1-10

 

An Phong op : Đức Giêsu, Đấng Chăn Dắt Đời Tôi

Như Hạ op : Thách Đố Thời Đại

Jude Siciliano, op : Thánh Thần hoạt động vượt xa nhà giảng thuyết

Jude Sicilianô, op : Sống chết với Chúa Chiên Lành

G. Nguyễn Cao Luật op : Mục Tử Nhân Lành

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Cửa dẫn vào Hội Thánh

Thomas Túy, op : Xin cho những mục tử nên giống Chúa

Phêrô Phạm Văn Hoành op : Mục tử nhân lành : mẫu gương các chủ chăn

Đỗ Lực op : Thênh Thang

Fr. Jude Siciliano, op : Cánh cửa Đức Giêsu rộng mở đón chúng ta

 


An Phong op

Đức Giêsu, Đấng Chăn Dắt Đời Tôi
Ga 10:1-10

Đàn chiên và người chăn dắt, đó là hai h́nh ảnh quen thuộc trong Kinh thánh. H́nh ảnh người chăn chiên đi trước, đoàn chiên đi theo sau, h́nh ảnh đó là "độc nhất vô nhị", là h́nh ảnh rất thân thương, nói lên mối ân t́nh sâu đậm giữa hai thực thể này.

Người chăn dẫn đoàn vật đến đồng cỏ xanh tươi, đến gịng suối mát trong, để bổ dưỡng, nghỉ ngơi; h́nh ảnh đó đă hằn sâu trong tâm trí dân Israen, được diễn tả rơ nét trong thánh vịnh 22 :

Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi
Trên đồng cỏ xanh tươi, Người để tôi nằm nghỉ

Đàn chiên có béo tốt, khoẻ mạnh, là nhờ người chăn gần gũi yêu thương; Đàn chiên có cho nhiều thịt, sữa, nhiều lông để làm áo, là nhờ người chăn ân cần chăn nuôi, bồi dưỡng.

Đàn chiên được an toàn là nhờ người chăn dắt hết ḿnh, trọn ḷng bảo vệ. V́ đàn chiên nghe thấy người chăn gọi tên từng con vật. V́ đoàn chiên đi theo bước chân người chăn đến mọi chốn mọi nơi người chăn dẫn tới.

Như thế, giữa người chăn và đàn chiên có một mối tương quan t́nh cảm "đồng hành", không phải tương quan "vua tôi", "chủ-tớ".

Nhưng, Đức Giêsu là Đấng chăn dắt đời tôi, Người gần gũi thân quen. Người kitô hữu được trở nên "Kitô thứ hai", nên bạn Đức Kitô.

Đức Giêsu là Đấng ân cần chăn nuôi, bồi dưỡng tinh thần tôi; v́ Người đă đem đến cho tôi Tin mừng. Tin mừng đó là sống làm người cho ra người, bằng "mến Chúa yêu người".

Đức Giêsu là Đấng hết ḿnh, trọn ḷng bảo vệ tôi, v́ Người đă chia sẻ thân phận con người của tôi, hiểu tôi, muốn tôi "sống và sống dồi dào".

Trong một thời đại mà đặc trưng là khó phân biệt đâu là thật, đâu là giả, bạn đă chọn Đức Kitô là Đấng chăn dắt thật của đời bạn chưa?

Hăy mở sách Thánh, bạn sẽ hiểu Đức Giêsu là Đấng chăn dắt tôi, Người cho tôi "sống và sống dồi dào hơn".

Lạy Chúa Giêsu,
Ngài là Đấng chăn dắt cuộc đời chúng con.

Xin ban cho chúng con ánh sáng soi đường,
để chúng con luôn đi trên đuờng ngay nẻo thật.

Xin dẫn dắt cuộc đời chúng con
để chúng con không bị lạc lối trong đêm đen mù mịt;

Xin đưa chúng con tới quê hương của sự sống,
để chúng con được ở gần bên Chúa.


Như Hạ op

THÁCH ĐỐ THỜI ĐẠI
Ga 10:1-10

Nhân loại đang xâu xé v́ quyền lợi khác nhau. Thực tại càng trở nên phức tạp v́ những cái nh́n trái ngược nhau. Giữa cảnh đời như thế, làm sao t́m được hướng sống ? Đức Giêsu là câu trả lời đúng nhất cho ai muốn t́m hạnh phúc đích thực.

SỐNG DỒI DÀO.

Thế giới như một căn nhà nhiều cửa. Có những cửa dẫn đến hang trộm cướp. Nếu mở sai cửa, con người có thể chui vào những căn hầm chật chội thiếu ánh sáng và nguy hiểm cho mạng sống. Nhưng nếu được soi dẫn và chuẩn bị, con người có thể chọn đúng cửa dẫn đến hạnh phúc. Đức Giêsu đă tự xưng : "Tôi là cửa." (Ga 10:9) Nhân loại có nghe thấy tiếng Người không ? Người là cửa dẫn đến nguồn sống đích thực là Thiên Chúa Cha. Không những là cửa dẫn đến bến bờ b́nh an, Đức Giêsu c̣n là "Vị Mục Tử" (1 Pr 2:25) dẫn tôi vào "đồng cỏ xanh tươi, tới ḍng nước trong lành và bổ sức tôi." (Tv 22:2-3a) Nhờ đó, tôi có thể "nghe tiếng" (Ga 10:3) và "nhận biết tiếng" (Ga 10:4) Người. Tương quan giữa Người và tôi ngày càng đậm đà thắm thiết như giữa mục tử và con chiên. Người biết tôi không như một con số vô hồn, nhưng biết rơ tôi như một đối tượng t́nh yêu chiếm một vị thế độc đáo trong tim Người. Quả thực, khác với những nhà lănh đạo trần thế, Vị Mục Tử "gọi tên từng con" (Ga 10:3) như đă gọi đích danh cô Maria buổi sáng phục sinh. Nhờ thế Người mới có thể "chăm sóc linh hồn anh em" (1 Pr 2:25) với một t́nh yêu vô cùng sống động và cụ thể. Thực vậy, "tội lỗi của chúng ta, chính Người đă mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đă chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính." (1 Pr 2:24) Không c̣n ǵ bảo đảm cho tôi hơn khi "Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính v́ danh dự của Người." (Tv 22:3b) Bởi vậy, "dầu qua lũng âm u, con sợ ǵ nguy khốn, v́ có Chúa ở cùng." (Tv 22:4) Trong khi đó, v́ không "có Chúa ở cùng", biết bao người tư bề khốn khổ.

Giữa cảnh trộm cướp đang hoành hành khắp nơi, muốn được cứu sống, con người cần phải t́m một nơi an toàn. Chẳng có ngả nào an toàn hơn Đức Giêsu, Đấng từng quả quyết : "Ai qua tôi mà vào th́ sẽ được cứu." (Ga 10:9) T́m đến những ngả khác, con người sẽ bị mắc vào mưu mô ác thần và bị tiêu diệt. Thực tế kinh hoàng đó chính Chúa phơi bày ra ánh sáng: "Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. Kẻ trộm đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy." (Ga 10:1.10) Trộm cướp chỉ biết trục lợi. Trái lại, Vị Mục Tử chân chính là "Đức Kitô đă chịu đau khổ v́ anh em. Bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa lại, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe." (1 Pr 2:21.23) Người đành mất tất cả v́ chúng ta. Người hiền lành như Con Chiên bị đem đi giết (Is 53:7). Nhưng Người cũng là vị Mục tử oai hùng như Giavê (Tv 23; Is 40:11; Ed 34:1-16), Đấng nuôi sống dân thời giao ước mới (Lc 15:4-7; Mt 18:10-14).

Chính v́ thế, "Thiên Chúa đă đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô" (Cv 2:36) của toàn thể vũ trụ. Từ nay, sống dưới "côn trượng Người bảo vệ, con vững dạ an tâm." (Tv 22:4) Đó là lư do tại sao Đức Giêsu đă hứa : "Thầy để lại b́nh an cho anh em." (Ga 14:27) Muốn hưởng được sự b́nh an, tức ơn cứu độ đó, "anh em phải sám hối, và mỗi người hăy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội ; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần." (Cv 2:38) Nhờ đó, chúng ta mới "được sống, và sống dồi dào." (Ga 10:10) Nhờ sức sống vô cùng mănh liệt đó, Giáo Hội mới có thể vượt lên trên mọi thách đố và đáp ứng những đ̣i hỏi của nhân loại hôm nay.

THÁCH ĐỐ HÔM NAY.

Một trong những thách đố hôm nay đó là quyền sống của con người. Nhân loại hôm nay đang xa dần nguồn sống. Bởi thế, nhiều người không tôn trọng sự sống. Thế nhưng, mới đây ĐHY Nguyễn văn Thuận lại cho rằng "từ lâu chủ đề nhân quyền vẫn là nền tảng các cuộc chạm trán giữa Giáo Hội và văn hóa thời đại, nay lại trở nên điểm gặp gỡ những người cam kết bảo vệ và cổ động cho nhân phẩm, bất kể họ là những người tin hay không tin." (Zenit 15/04/02) Nhưng như thế không có nghĩa thách đố đă chấm dứt. Vẫn c̣n đó những người ồn ào đ̣i quyền phá thai, tạo sinh vô tính, an tử, đồng tính luyến ái v.v. Đó là những cửa tử thần dắt nhân loại vào trong cơi chết. Văn hóa tử thần đang hoàng hành khắp nơi.

Trong nền văn hóa tử thần đó, giới trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bởi vậy, cần phải giới thiệu cho họ Đức Giêsu như cửa dẫn đến sự sống. Đức Giêsu muốn gởi một sứ điệp cho giới trẻ biết về chiều hướng hiện tại và tương lai con người. Đồng thời, Người cũng muốn cho các bạn thấy giá trị đích thực nâng cao nhân loại không nằm ở phía những lực lượng tử thần, nhưng nằm trong tay Đấng "là sự sống lại và là sự sống." (Ga 11:25) Chính v́ thế, "nội dung Tin Mừng mang theo một sứ điệp tôn giáo và thần học, nhưng cũng là một sứ điệp về nhân loại và nhân chủng học" và mối hiệp nhất hai phương diện ấy "đặt nền tảng trên Đức Kitô, Thiên Chúa thật và là người thật." (ĐHY Tettamanzi : Zenit 15/04/02)

Khi tŕnh bày sứ điệp đó cho nhân loại, Giáo Hội cho mọi người thấy nền tảng nhân quyền là "nhân phẩm của từng người", bắt nguồn từ chính nhân tính Đức Kitô. Đó là đóng góp lớn nhất Giáo Hội cống hiến cho nhân loại (Gianni Letta : Zenit 15/04/02). Phải tŕnh bày làm sao để những giá trị lớn lao đó thu hút giới trẻ. Mỗi một quyết định hôm nay đều ảnh hưởng lớn tới nếp sống tương lai nhân loại. Phải làm sao để giới trẻ có thể lựa chọn con đường sống. Nếu không, lúc nào cũng có lực lượng tử thần phục kích giới trẻ và đưa vào những ngưỡng cửa diệt vong.

Muốn giúp giới trẻ tránh xa những nguy cơ đen tối đó, theo Tân Bề Trên Tổng quyền Ḍng Salesien trước hết cần nhận định : "Giới trẻ có những giá trị cao cả khác với thế hệ tôi, nhưng mănh liệt. Thế nhưng, họ có những mặt yếu, chẳng hạn thiếu cương quyết trong việc chọn lựa những quyết định tối hậu trường kỳ hay vĩnh viễn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy, v́ có những nhóm theo đuổi cuộc hành tŕnh trưởng thành nhân bản và thiêng liêng, giữ những cam kết với Giáo Hội." (Pascual Chávez Villanueva,: Zenit 15/04/02) Theo cha, chắc chắn chúng ta có thể hấp dẫn giới trẻ. V́ càng chiêm ngắm Đức Kitô càng thấy rơ sức sống vô cùng mănh liệt trào dâng từ t́nh yêu vô biên nơi trái tim Chúa.

Tương lai thuộc về những ai đem lại cho tuổi trẻ hôm nay niềm hi vọng và sức sống dồi dào. Sức sống đó chắc chắn phải bắt đầu từ việc "chiêm niệm Đức Kitô, t́m kiếm một kinh nghiệm thần bí cho phép chúng ta vượt quá ḷng đạo đức và đưa tới một cuộc dấn thân sâu xa vào cuộc sống, khởi đầu lại từ Đức Kitô và nh́n vào thế giới, nhưng đặt nền tảng trên niềm xác tín vào niềm hi vọng Kitô." (Pascual Chávez Villanuev,: Zenit 15/04/02) Đó chính là sứ mạng lớn lao của chứng nhân Tin Mừng trong một thời đại đầy những thách đố. Thế nhưng, không thách đố nào có thể làm chùn bước người môn đệ Đức Kitô. Trong khi dấn thân, họ luôn ư thức sứ mạng làm chứng là một hồng ân vĩ đại. Thật vậy, "nếu làm việc lành và phải khổ mà anh em vẫn kiên tâm chịu đựng, th́ đó là ơn Thiên Chúa ban. Anh em được Thiên Chúa gọi để sống như thế." (1 Pr 2:20-21) Đức Giêsu đă sống trọn vẹn hồng ân và ơn gọi lớn lao đó để trở thành niềm hi vọng và sự sống duy nhất cho toàn thể nhân loại. Cũng thế, "nếu anh em cố gắng kiên tâm ghi dấu t́nh yêu Tin Mừng trên công việc của anh em, anh em sẽ có thể thực hiện sứ mạng đầy hiệu quả và vui tươi. Hăy sống thánh ! Như anh em quá rơ, sự thánh thiện là công tác ṇng cốt của anh em, cũng như của mọi Kitô hữu," (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 15/04/02) để làm cho Đức Kitô thành nguồn sống hấp dẫn nhân loại, nhất là giới trẻ hôm nay.


Fr. Jude Siciliano, op

Thánh Thần hoạt động vượt xa nhà giảng thuyết
(Ga 10,1-10)

Thưa quư vị.

Tôi vẫn thích suy tư một lần nữa về sách Tông Đồ Công Vụ. Nhiều nhà chú giải thời nay gọi nó là Phúc âm của Chúa Thánh Thần. Bởi sách thuật lại rất nhiều hoạt động của Ngài trong Giáo Hội sau ngày Chúa Giêsu phục sinh. Công cuộc truyền giáo của các tín hữu tiên khởi rất có hiệu quả nhờ những hoạt động này và ngày nay c̣n là gương mẫu cho Hội Thánh toàn cầu noi theo.

Trong các tuần lễ vừa qua, các sách Tin Mừng cho ta những gương sáng rực rỡ về các nhà rao giảng đạo mới. Trước hết, chính Chúa Giêsu, sau đó là Gioan Tẩy giả, rồi đến người đàn bà ở giếng Giacóp. Bà ta đă mang tin vui về Chúa Giêsu cho các dân làng của bà (CN 3 Mùa Chay). Maria Magdala loan tin mừng Chúa Phục sinh. Ông Phêrô rao giảng công khai cho dân thành Giêrusalem (bài đọc 1 tuần vừa qua và tuần này). Tất cả những nhà rao giảng đó đều rất thành công trong cương vị của ḿnh. Phêrô thành công hơn nữa trong bài giảng ngày lễ Ngũ Tuần. Sự thành công đó hoàn toàn là nhờ bởi ơn Chúa Thánh Linh. Chưa hết, Thánh Linh c̣n hoạt động vượt xa hơn khả năng của các nhà giảng thuyết, Ngài khích động linh hồn các thính giả, đổ tâm t́nh ước ao xuống ḷng họ để họ háo hức nghe lời Chúa và sẵn sàng đáp trả. Bài đọc 1 hôm nay cho chúng ta ư niệm rằng, đám đông nghe Phêrô không chỉ có ấn tượng về tài hùng biện của ông hoặc ngạc nhiên về những tư tưởng mới lạ, hợp lẽ phải hay chiều sâu trí thông minh của ông mà c̣n khơi dậy trong linh hồn họ tâm t́nh thống hối ăn năn : "Thưa các ông, vậy chúng tôi phải làm ǵ ?" Lời đáp trả thật quá ḷng mong đợi của Phêrô và các Tông Đồ. Thực ra, lúc ấy Phêrô chỉ giăi bày cho dân chúng biết câu chuyện về Chúa Giêsu. Những ǵ Thiên Chúa đă thực hiện nơi Ngài, một vị tiên tri vĩ đại. Nhưng dân chúng đă động ḷng ăn năn và quyết định thay đổi lối sống cũ. Điều đó hoàn toàn là do ơn Chúa Thánh Linh, Phêrô không nhắm tới và cũng chẳng dự trù trước, ông hoàn toàn bị động.

Như vậy lời Thiên Chúa không chỉ đơn giản soi sáng chúng ta hay cho chúng ta thêm kiến thức, mà nó c̣n thúc giục ăn năn hối cải và ban ơn tha thứ, đưa chúng ta tới gần Thiên Chúa, thiết lập lại mối tương giao con thảo với Ngài. Khi được chịu phép Thánh tẩy chúng ta bước vào tâm t́nh thống hối và sự sống siêu nhiên. Đời sống này tăng trưởng suốt cả quá tŕnh sống của mỗi tín hữu, khi chúng ta lắng nghe lời Chúa, sẵn sàng chấp nhận lời Ngài, chúng ta lớn lên một bước. Nhưng là bởi ơn Chúa Thánh Linh. Ngài hoạt động trong chúng ta để mang lại hoa trái. Sách Công Vụ các Tông Đồ được viết ra, không phải chỉ để cho chúng ta kiến thức về các tín hữu tiên khởi và công cuộc truyền đạo của họ, nhưng c̣n để nhắc nhớ Hội Thánh về hoạt động của Chúa Thánh Linh trong thời hiện tại và bổn phận của chúng ta đối với hoàn cảnh ḿnh đang sống. Chúa Thánh Linh vẫn c̣n hoạt động hữu hiệu ngày hôm nay đúng như Ngài đă thực hiện các dấu lạ thời các Tông Đồ, nhất là ngày lễ Ngũ Tuần khi Phêrô lên tiếng trước đám đông ở Giêrusalem. Không có chi khác biệt. Bởi Ngài là Thiên Chúa đời đời và vẫn hằng hiện diện trong Giáo Hội. Chỉ do tính ươn lười hoặc tự măn của chúng ta mà các hoạt động của Ngài kém hiệu quả. Vương quốc của Satan ngày một bành trướng. Tội ác, chiến tranh, x́ ke, đĩ điếm, mưu mẹo lan rộng khắp hang cùng ngơ hẻm.

Bổn phận nên thánh là bắt buộc : "Anh em hăy nên trọn lành như Cha anh em trên trời là Đấng trọn lành" (Mt 5, 48). Trong Thánh kinh có tất cả 11 lần mệnh lệnh này được nhắc tới. Bắt đầu từ sách Xuất hành, rồi đến Lêvi kư v.v… Nhưng chẳng mấy khi được tôn trọng. Dân Chúa cứ theo thói thế gian mà ăn ở cho thỏa chí, toại ḷng, rồi đưa ra các lư luận để hợp thức hóa tội lỗi của ḿnh. Tin cậy vào Thánh Thần Chúa. Hôm nay chúng ta lắng nghe lời Thiên Chúa, được tuyên đọc trong thánh lễ, rồi cũng đặt cho ḿnh câu hỏi tương tự : "Tôi phải làm ǵ bây giờ để đáp trả lời Chúa ?" hay "C̣n ǵ thiếu sót trong bổn phận của tôi ?" Sau đó lắng nghe Chúa Thánh Linh dạy bảo trong lương tâm.

Sách Công Vụ Tông Đồ lưu giữ những lời ca ngợi và những việc diệu kỳ, Chúa Thánh Linh đă thực hiện và các tín hữu cảm nghiệm rơ ràng, sắc nét về những công việc đó. Họ nghe Phêrô giảng và nhận ra rằng không thể tư duy và hành động như cũ được nữa. Họ đang sống trong một thời đại mới có Chúa Giêsu ngự trị. Ngài đă được Thiên Chúa đặt làm "Đức Chúa và làm Đấng Kitô". Ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận sứ điệp của Phêrô, th́ cũng phải hành động như các tín hữu tiên khởi. Thay đổi năo trạng và cuộc sống, tiến sâu hơn vào ơn Bí tích Rửa tội. Những tiêu chuẩn cũ của thế gian không thể c̣n ư nghĩa nào trong cộng đoàn giáo xứ. Không ai c̣n tự coi ḿnh có đặc quyền, đặc lợi v́ thuộc về thành phần này, nọ trong xă hội. Thiên Chúa đă ban Thánh Thần và trật tự mới, "Cho anh em, con cháu anh em, tất cả những người ở xa mà Thiên Chúa đă kêu gọi". Ngài ban ơn sủng và hành động rất tự do v́ lợi ích của những kẻ được Ngài tuyển chọn. Một học sinh khi bước vào Trung Học đă nhằm tới Đại học, phải làm sao để có đủ khả năng trúng tuyển các kỳ thi Đại học. Một sinh viên Đại học cũng phải hành động tương tự để có thể kiếm được một chỗ làm tốt trong các cơ quan, xí nghiệp… nhưng Thiên Chúa, bất kể đến các công nghiệp của chúng ta Ngài chú ư đến chúng ta theo chương tŕnh Ngài đă tiền định. Thánh thần là quà tặng Ngài đổ xuống linh hồn mỗi người để thay đổi nếp sống tội lỗi cũ : "Chúng tôi phải làm ǵ, thưa anh em ?"

Thánh Phêrô trả lời chúng ta hôm nay, như Ngài đă trả lời các người thành Giêrusalem : "Quư vị hăy sám hối và chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được tha tội." Đêm vọng Phục sinh vừa qua, chúng ta đă tuyên xưng lại việc dấn thân của ḿnh trong ơn Thánh Tẩy. Chúng ta hành động ra sao để làm tṛn lời tuyên hứa đó ? Chút nữa quư vị sẽ rời thánh đường này, làm dấu thánh giá trên ḿnh với chút nước thánh, xin nhớ lại lời hứa rửa tội của ḿnh mà thầm th́ cầu xin Chúa Giêsu cho được trung thành với Phúc âm. Đôi khi có nhưng câu Kinh thánh thật ư nghĩa, nhưng v́ lặp lại nhiều lần quá hóa thành trống rỗng, tỷ như được vác thập giá theo chân Chúa Giêsu, chúng ta không c̣n hiểu nội dung của nó ra sao. Vậy xin hăy chân thành hồi tỉnh, để nhờ Đức Thánh Linh soi sáng, chúng ta áp dụng nó sốt sắng trong cuộc đời.

Đó cũng là trường hợp của bài đọc thứ 2 thánh lễ hôm nay, tức thơ I của thánh Phêrô : "V́ vết thương của Ngài, mà anh em đă được chữa lành." Ư nghĩa của nó thật là tối tăm, dù chúng ta có đọc đi đọc lại nhiều lần. Nhưng nhờ ơn Chúa, nó sẽ sáng tỏ cho những ai nh́n lên tượng chuộc tội. Chỉ nhờ cuộc khổ nạn của Chúa mà toàn thể nhân loại được cứu rỗi để được sống muôn đời. Những ai sống ngoài ư nghĩa của câu nói này, đời đời sẽ chẳng được trông thấy ơn sống lại.

Trong Đại chiến thế giới lần thứ hai (1939-1945) quân đồng minh đổ bộ vào một thành phố nước Đức. Quân Đức không kịp trở tay, tháo chạy. Nhưng ban đêm họ giả trang ăn mặc như quân đồng minh, lẻn vào thành phố quay ngược mọi bảng chỉ đường, sáng hôm sau họ mở cuộc phản công. Quân đồng minh mất phương hướng, thua trận thê thảm. Binh lính bị quân Đức giết chết hết, toàn bộ vũ khí bị tịch thu.

Kinh thánh cũng là bảng chỉ đường cho chúng ta về nước trời. Chúa Giêsu là tướng lănh. Nếu chúng ta không theo Kinh thánh, không theo Chúa Giêsu. Thất trận là điều chắc chắn. V́ vậy thánh Phêrô đă lớn tiếng nói với người Do thái rằng : "Đức Giêsu mà anh em treo trên thập giá, Thiên Chúa đă đặt Người làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô". Ngài không giải thích rơ ư nghĩa của câu nói đó, nhưng phàm đă là người Israel ai cũng hiểu rằng : Đức Chúa tức là Thần linh có quyền hành trên kẻ sống cũng như kẻ chết, làm Đấng Kitô tức làm Thiên sai chỉ đường cứu rỗi cho nhân loại.

Cho nên hôm nay, Hội Thánh đặt tên chúa nhật này là chúa nhật Đấng Chăn Chiên Lành. Chúa Giêsu đă chịu khổ h́nh, bị giết chết và sống lại, để chăn dắt mọi linh hồn đi theo đường lối của Ngài mà được sống muôn đời. Như thế chúng ta được chữa lành và cứu chuộc nhờ những vết thương của Ngài. Cây thập giá đă cưu mang hết tội lỗi, yếu đuối, sự chết và án phạt của nhân loại. Bên kia thánh giá là ánh sáng, vinh quang và hạnh phúc. Chúa Giêsu đă bước vào đời sống của mỗi thành viên nhân loại qua sự vâng phục Thánh ư Đức Chúa Cha, đúng như thơ gởi tín hữu Do thái : "Dẫu là Con Thiên Chúa, Ngài đă trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, và khi trở nên tới mức thập toàn Ngài là nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho những ai thần phục Ngài" (5,8-9) . Mùa Phục sinh là cơ hội tốt nhất để chúng ta chiêm ngắm quá tŕnh thánh thiện của Đấng đă sống lại v́ chúng ta để làm Chúa tể kẻ sống, kẻ chết. Và nhờ kết hiệp với Ngài chúng ta hy vọng sẽ được sống muôn đời. Amen. Alleluia.


Fr. Jude Sicilianô, OP.

SỐNG CHẾT VỚI CHÚA CHIÊN LÀNH
(Ga 10, 1-10)

Thưa quư vị,

Tôi sinh ra và lớn lên ở thành thị. Tôi có thể mô tả hầu quư vị các tṛ chơi trên đường phố như đá ống bơ, banh nhựa, cầu lông, v.v. C̣n về trâu ḅ, chiên cừu th́ dốt đặc. Nhưng Tuần thánh vừa qua, tôi có cơ hội giảng thuyết ở một giáo xứ miền quê, bắc California, nên đôi lần được ngắm các con vật ngặm cỏ khắp các cánh đồng. Tôi nhận xét chúng thường tụ họp với nhau, mặc dù đôi lúc cũng có những con đi ăn riêng lẻ ở những đám cỏ xanh non mùa xuân. Như vậy những con đó tự ḿnh đi lạc. Phỏng cuối tuần người chăn chiên xuất hiện và lùa chúng vào một đàn rồi dẫn sang cánh đồng bên cạnh. Ông đi sau đàn vật, dùng c̣i hoặc tiếng la hét để thâu gom chúng, bắt đầu từ những con xa nhất. Cuối cùng, chúng gom thành đàn và qua cổng chuồng. Đàn vật phải quen chủ nhiều lắm, bởi chúng không hề xôn xao sợ hăi khi chủ vào cánh đồng. Chúng b́nh tĩnh gặm cỏ như không có chi đe doạ ḿnh. Trái lại, lúc đầu tuần tôi toan tính vượt ngang qua mặt đường để quan sát chúng gần hơn, nhưng chúng nhốn nháo chạy xa, vừa nh́n tôi vừa gặm cỏ, kiểu như canh chừng nguy hiểm.

Vào thời Chúa Giêsu, đàn chiên cừu quả là một gia tài. Cuộc sống của người mục tử hoàn toàn lệ thuộc vào đàn vật. Thu nhập chính của gia đ́nh là từ chúng. Cho nên từ thơ ấu, trẻ con đă được giáo dục về tầm quan trọng này. Các em được nuôi nấng bên đàn súc vật, thường xuyên tiếp xúc với chúng, chơi đùa nhảy nhót bên chúng. Lớn lên các em theo chúng ra cánh đồng coi chừng và chăm sóc đàn vật của gia đ́nh. Như vậy, các em học nghề chăn chiên cừu từ rất sớm. Chẳng ai dám giao chiên cừu của ḿnh cho những người vô trách nhiệm. Nếu có điều chi xảy đến cho những con vật nhút nhát, người chăn cừu phải lo lắng cho chúng được an toàn, nếu không sẽ bị trừng phạt, trừ phi chứng minh được rằng ḿnh không có lỗi. Đàn chiên cừu quan trọng đến như vậy đối với gia đ́nh và cộng đồng. Cho nên, bất cứ người chăn nào cũng phải cẩn trọng, xua đuổi những con vật dữ tợn toan làm hại chúng, nhất là bọn trộm cắp, cướp tay trên nguồn lợi của gia đ́nh. Việc chăn giữ chiên cừu có khi nguy hiểm đến cả tính mạng. Do đó, chúng ta hiểu được tấm ḷng của Chúa Giêsu tự xưng ḿnh là Chúa chiên nhân lành trong bài Tin mừng hôm nay. Đàn chiên quả là đáng giá, Chúa chiên chẳng thể để chúng tan tác hoặc bị tiêu vong.

Lúc ngắm các đàn vật gặm cỏ trong cánh đồng ngang qua con đường, tôi liên tưởng ngay tới Chúa Giêsu và việc Ngài chăn dắt chúng ta như thế nào ! Nhưng có điều dị biệt là Chúa Giêsu không đi sau đàn chiên mà đi phía trước, dẫn dắt và dạy dỗ chúng ta khi cùng di chuyển. Ngay từ lúc khỏi đầu sứ vụ, Ngài đă dẫn đầu trong mọi t́nh huống, giảng dạy và cứu chữa nhân loại. Ngài vào thẳng cuộc sống mỗi người và nói với họ về một Thiên Chúa t́nh yêu. Khác với các thầy dạy thế gian, Ngài không đứng ngoài lề ch́a tay năm ngón chỉ đàng cho chúng ta phải sống ra sao cho đẹp ḷng Thiên Chúa. Ngài đi trước làm gương để chúng ta sống như Ngài đă sống, đau khổ như Ngài chịu thương khó v́ phần rỗi các linh hồn và t́nh yêu nhân loại. Ngài không hề phạm tội (Ga 8, 46), tội lỗi không bén mảng đến Ngài (Dt 4, 15). Nhưng đă chịu khổ nạn đến tận cùng v́ tội lỗi chúng ta. Chỉ những linh hồn thanh sạch mới gớm ghét sự nhơ bẩn, chỉ những bậc thánh thiện mới ghê tởm tội lỗi. Đấng Thánh vô cùng mới hiểu tội lỗi là tai hoạ ghê gớm, làm thiệt hại linh hồn loài người.

Cho nên, trong tiến tŕnh sống mỗi người, Chúa Giêsu liên tục mặc khải sự thánh thiện của Ngài, ngơ hầu chúng ta nhận ra sự nhơ bẩn của linh hồn ḿnh mà cải hoá tự tân. Kẻo chúng ta tưởng ḿnh là cái chi chi, rồi ăn ở trác táng nhung lụa, bất cần lề luật của Thiên Chúa. Trong buổi phụng vụ hôm nay, chúng ta lắng nghe lời Ngài trong nguyện cầu. Chúng ta suy nghĩ về những giáo huấn của Hội thánh và những ǵ thiên hạ bàn tán lọt vào tai ḿnh. Chúng ta phân định đâu là ư Chúa, đâu là tiếng gọi của thế gian, xác thịt và satan. Lời Thiên Chúa luôn có nội dung củng cố tinh thần đạo đức, khuyến khích tiến xa hơn trên con đường thánh thiện, hướng dẫn bước theo gương sáng của các bậc hoàn hảo, đặc biệt là của Đức Giêsu Kitô, chủ chiên hợp pháp duy nhất của các linh hồn (le seul légitime Pasteur des âmes), do Thiên Chúa chỉ định. Sau khi phục sinh, Ngài đổ Thần khí vào nhân loại để ban cho họ khả năng sống thánh thiện như Ngài, luôn đi theo con đường Ngài vạch ra, rao giảng những chân lư Ngài truyền dạy.

Xin lưu ư, thánh Gioan không xác định thính giả của Chúa Giêsu, có thể là đám đông, có thể chỉ là các môn đệ. Tuy ở đoạn trên, Ngài có nhắc tới các Pharisêu, nhưng câu chuyện liên quan đến việc đui mù thiêng liêng chứ không nói ǵ về vấn đề mục tử chăn dắt đàn chiên. Vậy chúng ta được rộng đường suy đoán. Có lẽ thánh nhân nhường chỗ trống để chúng ta điền tên ḿnh vào, trở thành thính giả thực thụ của Chúa Giêsu hôm nay. Ở buổi phụng vụ này, chúng ta lắng nghe Chúa Giêsu như cộng đoàn Hội thánh hay từng cá nhân. Nhiều tác giả chú giải cho đây không phải là dụ ngôn mà là những hoàn cảnh khác nhau của bổn phận mục tử. Nó thay đổi tùy theo nhu cầu. Chúng ta không nên bị trói buộc vào logic văn chương. Ngược lại được tự do suy nghĩ dựa theo sự dẫn dắt của Chúa Giêsu. Thí dụ, Ngài dạy về tính hợp pháp và phẩm chất của các mục tử. Rơ ràng, thời nào ở đâu, Hội thánh cũng cần đến các mục tử tốt lành, biết hy sinh v́ đàn chiên, không sa đoạ, trác táng, đạo đức kém, lối sống tồi tệ. Ngựơc lại, đáng tin cậy và nhiều gương sáng. Họ lấy Ngài làm gương mẫu, dám tố cáo tội lỗi, giả h́nh, bất công. Họ sẵn sàng chỉ lối tốt lành cho đàn chiên đang háo hức nghe theo. Chúng ta hy vọng tuần tới các Đức hồng y sẽ thành công trong việc lựa chọn một giáo hoàng mới đúng như vị mục tử Tối Cao đ̣i hỏi, để Chúa tiếp tục chăn dắt Hội thánh trên mọi nẻo đường trần gian. Bởi v́ đă có thời, có lúc người ta bầu các vị giáo hoàng không xứng đáng, chia phe kéo đảng, khiến Hội thánh đă một thời khốn đốn.

Nhiều lần trong Phúc âm hôm nay, Chúa tự xưng ḿnh là chủ chăn, là cửa chuồng chiên. Nơi khác Ngài nói : “Tôi là con đường, là sự thật và là sự sống, Tôi là bánh trường sinh, Tôi là nước ban sự sống.” Hai lần Ngài ví ḿnh là “cửa”. Vậy đó là h́nh ảnh quan trọng thứ hai, chúng ta cần quan tâm. Tại sao Ngài lại cố ư gây lộn xộn : Vừa là chủ chiên, vừa là cửa chuồng chiên hay kẻ giữ cổng chuồng. Làm sao một lúc có thể là tất cả ba thứ đó ? Theo suy nghĩ tân thời th́ chỉ một mà thôi. Cả ba một trật không hợp lư.

Cho nên, thánh sử Gioan cũng phải nói thêm : “Nhưng họ không hiểu những ǵ Ngài nói với họ.” Xin nhớ thánh Gioan rất phóng khoáng trong văn phong của ḿnh. Có thể nói, ngài gần giống như một thi sĩ viết thi ca, không bị g̣ bó trong quan niệm và h́nh ảnh của ḿnh. Ngược lại, với ơn linh hứng, ngài rất giàu tưởng tượng, và chuyển tải sự phong phú đó trong Tin mừng của ḿnh để chúng ta rộng đường suy tư. Theo các nhà chú giải : Cửa ở đây mang tính biểu trưng (allegory) chứ không phải so sánh tỷ giảo (analogy). H́nh bóng chứ không phải song song. Chúa là nguyên lư của ơn cứu độ. Ngài mang đến cho chúng ta sự an toàn trong đồng cỏ xanh tươi. Qua Ngài chúng ta t́m thấy sự sống và của ăn nuôi thân. Ngài che chở khỏi mọi nguy hiểm thiêng liêng, là con đường duy nhất để chúng ta tiến về Thiên Chúa. Ngài rao giảng một lối sống phải theo để đẹp ḷng Thiên Chúa. Chẳng triết gia nào, chẳng nhà mô phạm nào, chẳng đấng sáng lập tôn giáo nào có thể dẫn dắt chúng ta một cách hợp pháp về thiên đàng. Đúng như thánh Phêrô nói trước hội đồng kỳ mục Do thái : “Ngoài Ngài ra không ai đem lại ơn cứu độ.” (Cv 4, 12)

Thánh Gioan viết diễn từ Chúa Chiên lành vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, khi mà Hội thánh đang trong cơn bách hại dữ dội. Ngài khích lệ các tín hữu trung thành triệt để với Chúa Giêsu, vị mục tử Tối cao. Lời lẽ của đoạn văn thật tha thiết, khuyên nhủ họ đừng nao núng trong những cơn gian nan, thử thách. Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi họ. Nhưng luôn đồng hành với các tín hữu, dẫn dắt và chỉ bảo họ con đường phải vượt qua. Ngày nay cũng vậy, bản văn của thánh nhân vẫn c̣n nguyên giá trị, chúng ta phải chú tâm lắng nghe để nhận ra tiếng của Chúa.

H́nh ảnh chuồng chiên thật là một không gian an toàn. Ơ đó, chiên được bảo vệ khỏi những nguy hiểm bên ngoài. Có các ngăn ô, cửa ra vào. Người giữ cổng chỉ chấp nhận các chủ chăn chuyên nghiệp, loại trừ mọi kẻ xảo trá giả h́nh. Đúng là một h́nh ảnh ủi an khi chúng ta gặp sóng gió trong Hội thánh. Những khó khăn và căng thẳng lúc nào cũng có. Nhưng Người Mục tử Tối cao chẳng bao giờ ĺa bỏ chúng ta, ngay cả những lúc gương mù ngập tràn Giáo hội và các lănh đạo sợ sệt không dám lên tiếng tố cáo những lạm dụng và bê tha. Người mục tử nhân lành luôn thí mạng sống ḿnh v́ đàn chiên, mặc cho những phản bội và hèn nhát. Ngài luôn ở với Giáo hội, nâng đỡ Giáo hội, bất chấp gương mù, gương xấu của các phần tử thoái hoá, hay những chủ chăn bất xứng sa đoạ, miệng rao giảng đạo đức nhưng nếp sống bê tha, nhung lụa. H́nh ảnh người mục tử chân chính hôm nay khích lệ chúng ta, làm mọi người an ḷng : “Phần tôi, tôi đến để cho chiên tôi được sống và sống dồi dào.”

Nghĩa là Chúa không thất vọng về chúng ta. Nhưng luôn đồng hành với Hội Thánh và từng linh hồn trên đường ngay nẻo chính, lănh đạo và chỉ dạy những nội dung cần thiết khi sóng gió luân thường đạo lư nổi lên. Khác với đàn súc vật, luôn được an toàn trong những đồng cỏ xanh tươi, chúng ta phải sống giữa những biến động của biển đời trần gian, với bao nhiêu băo táp thét gào : Bên này cấp tiến, bên kia bảo thủ, phe A hô hào cải tổ, phe B phàn nàn sa sút. Không hiểu bao nhiêu thanh niên thiếu nữ bị cướp đi khỏi đàn chiên Giáo hội ? Biết bao gia đ́nh không c̣n lưu giữ lời Thiên Chúa Thay vào đó là những thôi thúc của nếp sống văn minh vật chất, con cái dần dần ĺa xa đức tin. Chúng ta không luôn ở trong những hoàn cảnh thuận lợi. Trái lại phải trà trộn với môi trường ô nhiễm luân lư. Những dụ dỗ của thế gian, xác thịt, satan bủa vây tứ phía : Chay tịnh làm chi ? Lỗi thời rồi, hăy chú ư đến sức khoẻ của bạn. Tội ǵ phải sống bất tiện, hăy tận hưởng cuộc đời, nay mai bạn sẽ chết. Tích luỹ của cải, bạn sẽ có một cuộc sống sung sướng. Coi đó ông Y bà X hăm ḿnh ép xác, chết rồi người ta cũng đưa ra cánh đồng, phí uổng cả đời không ? Ở thế gian này, không ăn cũng thiệt, không chơi cũng hoài... Những thông điệp tương tự có nguy cơ lấn át lương tâm người công giáo tân thời. Hy sinh hăm ḿnh không c̣n giá trị. Các thanh niên nam nữ chạy theo tiếng gọi của dục vọng nhiều hơn tiếng Chúa. Vô t́nh chúng ta buông theo họ quên bẵng giáo huấn của vị Mục tử tối cao.

Lời Chúa tuyên bố : “Tôi là mục tử nhân lành, là cửa cho chiên ra vào.” Có sức nặng luân lư quan trọng. Nó cảnh giác linh hồn lắng nghe lời Ngài. Thánh Gioan thụât lại : Người Pharisêu “không hiểu lời Ngài nói với họ.” C̣n chúng ta th́ sao ? Liệu có hiểu không ? Tôi dám chắc phần lớn không hiểu, bởi nếu hiểu th́ chúng ta đă hành động khác đi rồi, không c̣n giữ nếp sống cũ nữa. Ngược lại, chúng ta sẽ nhiệt thành cộng tác vào công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu, tẩy trừ tội lỗi khỏi thế gian. Chết đối với tội và sống trong sự thánh thiện của Thiên Chúa. Bởi v́ mỗi khi phạm tội là khinh dể ơn cứu độ của Ngài, là đóng đinh Con Thiên Chúa vào thập tự một lần nữa, chà đạp dưới chân Thân ḿnh Ngài và tục hoá Máu thánh Ngài. Tự tuyên bố là kẻ thù của thập giá Đức Kitô (Pl 3, 18). Đúng là một tai hoạ khủng khiếp, nhưng ít ai ư thức được.

Hôm nay là ngày cầu nguyện cho ơn gọi tu sỹ, chúng ta hăy tỉnh dậy, dâng hy sinh để đền tội ḿnh và đền tội cho toàn thể nhân loại. Trừ những linh hồn sa đoạ ra, c̣n th́ hằng ngày, Hội thánh vẫn vác thánh giá theo chân Chúa, vẫn cương quyết trong đường lối thánh thiện của ḿnh, vẫn làm tṛn trong thân xác những đau khổ c̣n thiếu xót nơi thân thể Chúa Kitô (Cl 11, 24). Bởi lẽ, không đổ máu th́ nhất định không được ơn cứu độ. Hội thánh vẫn trung thành theo tiếng Chúa gọi cho đến ngày tận cùng thế giới.

Cho nên, thánh Gioan khuyên nhủ chúng ta hăy chú tâm lắng nghe tiếng Chúa, kẻo hiểu sai sứ điệp của Ngài, sứ điệp nên trọn lành như Cha chúng ta ở trên trời là Đấng trọn lành, chứ không nghe theo tiếng gào thét của ma quỷ chung quanh. Chúng ta thường có khuynh hướng bẻ cong Lời Chúa để an tâm làm những điều xằng bậy hợp với dục vọng của ḿnh. Thực tế nhiều lần chúng ta đă nói với Chúa : Xin theo ư con chứ đừng theo ư Cha. Bởi ư Cha đ̣i hỏi hy sinh, mà con th́ không thể hy sinh hăm ḿnh được. Con phải thoả măn dục vọng của con. Đại khái có những loạn âm như vậy trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, nơi làm việc, chợ búa, học đường, gia đ́nh, tu viện, đường phố, sân chơi, v.v.

Nhưng Chúa Giêsu hôm nay kêu gọi lắng nghe lời Ngài. Bởi chỉ nơi lời Ngài, chúng ta mới t́m thấy sự sống, an toàn và hạnh phúc. Chúng ta cầu xin Thần khí Chúa mở linh hồn ḿnh ra, đón nhận lời Chúa, ngơ hầu hiểu và sống theo Ngài chỉ dạy, không giả đ̣, không phân tán, không lầm lẫn. Chúng ta cũng nhớ tới bổn phận tín hữu của ḿnh mà sốt sắng cầu xin Chúa Thánh Thần đổ ơn soi sáng cho các đức hồng y ở Rôma, chọn được đại diện của vị Chủ chăn Tối cao xứng đáng. Amen.

(Ghi chú : Bài năm viết tháng 4 năm 2005...
hồng y đoàn đang họp Cơ Mật Viện và sẽ bầu ra đức Bênedictô 16)


G. Nguyễn Cao Luật op

Mục Tử Nhân Lành
Ga 10:1-10

Năm 1964 dư luận thế giới xôn xao bàn tán về kịch bản tựa đề "Vị Đại Diện" Trong đó, soạn giả Hóc-hút kết án Đức Giáo Hoàng Piô XII là đồng lơa với Đức Quốc Xă nên đă không hề lên tiếng bênh vực người Do Thái trong thời thế chiến II. Rồi tất cả những người thù nghịch Ṭa Thánh Vatican đă nhao nhao hùa vào bôi nhọ gương mặt của Đức Piô XII và đả kích Giáo Hội. Nhưng một năm sau đó, linh mục Rosaria Espuslto đă cho xuất bản cuốn sách tựa đề "Vụ án Vị Đại Diện" thu thập rất nhiều tài liệu và chứng từ chứng minh cho thấy cái sai lầm của những lời kết tột nói trên.

Thật ra, qua các Tông huấn và hàng trăm thư từ và cả các sứ đíệp đọc trên đài Vatican, Đức Piô XII đă nhiều lần kết án Đức Quốc Xă về quyền con người và các vụ tàn sát do Đức Quốc Xă chủ mưu cũng như bênh vực và cứu hàng ngàn người Do Thái khỏí chết. Và h́nh ảnh khó quên nhất là khi thủ đô Rô-ma bị quân Đức Quốc Xă bỏ bom, Đức Piô XII đă rời thành Vatican đến uỷ lạo dân chúng bí chết và bị thương trên quảng trường trước nghĩa trang Pam-pu-pi-ra-nô giữa tiếng bom đạn nổ chung quanh. Trong t́nh h́nh chiến sự nguy ngập và với những phương tiện eo hẹp của thớ thế chíến II, Đức Piô XII đă hành động như một Vị Mục Tử nhân lành.

Mục Tử nhân lành hiến mạng sống ḿnh cho đoàn chiên. Đây cũng là đề tài nổi bật của các bài đọc Phụng vụ CN IV Phục Sinh Năm A.

Trong bài Tin Mừng: Chương 10 Tin Mừng Gio-an vẫn được gọi là Tin Mừng Mục Tử nhân lành được khai triển theo một lược đồ quen thuộc trong nền văn chương Khải huyền. Lược đồ đó gồm ba nhịp: Lời Mạc khải - Thái độ không hiểu của cử tọa - Lời Mạc khải mới. Khác với các Tin Mừng Nhất Lăm nhấn mạnh trên việc săn sóc đoàn chiên và niềm vui của sự hoán cải, Tin Mừng theo thánh Glo-an nêu bật các mối liên hệ cá nhân, thân t́nh của vị Mục Tử và từng con chiên. Tất cả những h́nh ảnh Thánh kinh: Mục Tử,.., đoàn chiên và các chiên cũng như các động từ để diễn tả mối tương giữa Thiên Chúa với loài người với cộng đoàn Giáo Hội, dân riêng của Thiên Chúa, trong nhăn quan Kitô.H́nh ảnh Chúa Giêsu Mục Tử nhắc nhở h́nh ảnh Thiên Chúa Mục Tử hướng dẫn dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ bên Ai Cập và đưa họ vào Đất Hứa như được tường thuật trong sách Xuất hành.

Mạc khải thứ nhất trong chương 10 Tin Mừng theo thánh Gio-an nêu bật sự khác biệt giữa Chúa Giêsu Mục Tử nhân lành và các người chăn thuê: Chúa Giêsu đi vào qua cửa chính chứ không đột nhập chuồng chiên bởi v́ Người là chủ chăn có các mối liên hẹ thân t́nh với đoàn chiên, bằng chứng là Người biết và gọi trên từng con chiên một và các chiên biết tiếng gọi của Người. Động từ "biết" ở đây theo ngôn ngữ Thánh Kinh ám chỉ các liên hệ thân t́nh liên bản vị như liên hệ sâu thẳm khắng khít giữa hai vợ chồng.

Và Chúa Giêsu Mục Tử dẫn đưa đoàn chiên đi ra tới các đồng cỏ xanh tươi, Người hướng dẫn và đồng hành với đoàn chiên. Đây là một h́nh ảnh tuyệt đẹp diễn tả cuộc Xuất hành mới do Chúa Giêsu lănh đạo Cộng đoàn của những người đi theo Người trong cuộc giải phóng này là cộng đoàn Phục Sinh, là Giáo Hội đă được Chúa Giêsu giải thoát khỏi tội lỗi và khỏi mọi sự dữ và cái chết. Sau phản ứng không hiểu của cử tọa, Chúa Giêsu tuyên bố ḿnh là Cửa chiên. Lúc đó trong khi giảng dạy, Chúa Giêsu nh́n Cửa chiên là một h́nh ảnh của cửa thành thánh Giê-ru-sa-lem và đoàn tín hữu tiến qua cửa chiên đó để vào Đền thờ cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa. V́ thế khi tuyên bố ḿnh !à Cửa chiên, Chúa Giêsu có ư nói Người là nơi mà qua đó con người bước vào trong tương quan trọn vẹn với Thiên Chúa. Người là ngôi lều bằng thịt nơi Thiên Chúa ngự trị và sống giữa dân người, đồng thời là trung gian cần thiết, nghĩa là Cửa chính qua đó con người tới được với Thiên Chúa.

Kiểu nói "Ta là" ám chỉ tên gọi của Thiên Chúa đă mạc khải cho ông Mô-sê trong sa mạc xưa kia: 'Ta là Đấng Hằng Hữu. Nói cách khác Chúa Giêsu tự xưng ḿnh là Thiên Chúa. Chính v́ thế nên ai tin vào Người, chấp nhận và sống Tin Mừng của Người sẽ được ơn Cứu độ. Ḷng tin đó vào Chúa Ǵê-su, Đền Thờ toàn vẹn của Thiên Chúa Cha bao gồm ba kết quả quan trọng:

Thứ nhất: nếu ai bước vào trong đó sẽ được cứu rỗi, nghĩa là ai chọn tôn thờ Thiên Chúa trong Thánh Thần và trong sự thật, tức là trong Chúa Giêsu Kitô, th́ được thông phần trọn vẹn vào sự sống thần linh của Người, và v́ thế được ơn cứu rỗi.

Thứ hai: người đó sẽ "vào, ra". Theo klểu nói của người Do Thái, hai động từ đối chọi này ám chỉ hai cực của cuộc sống con người: là ra khỏi ḷng mẹ để chào đời, để bước vào trong ḷng thế giới; là ra khỏi cuộc sống ở trần gian này để đi vào ḷng đất. Nói cách khác, 'vào ra, ra vào' diễn tả toàn bộ cuộc sống của người tín hữu với Chúa Kitô, một cuộc sống của sự hiện diện và đồng hành với Chúa Kitô, một cuộc sống kết hiệp với Người trong mọi sự.

Thứ ba: tín hữu sẽ t́m thấy đồng cỏ xanh. Chúa Giêsu Kitô sẽ đáp ứng mọi khát vọng và chờ mong của họ và cho họ hưởng nếm những phút giây hạnh phúc trên đồng cỏ xanh tươi là Nước của Người. Điều đó c̣n có nghĩa là Người luôn luôn chăm sóc cho đoàn chiên của Người khác với "những kẻ ke trộm trèo qua cửa sổ" để cướp bóc và tàn sát đoàn chiên.

Chúa Giêsu Kitô Mục Tử nhân lành đến để trao ban cuộc sống của chính Người và niềm vui dồi dào cho những ai tin vào Người. Nhưng để có niềm tin trao ban sự sống và niềm vui ấy chúng ta phải làm ǵ ?

Trong bài giảng cua thánh Phê-rô trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, như ghi trong chương hai sách Công vụ Tông đồ, thánh Phê-rô đề nghị với mọi người một chương tŕnh hoán cải bao gồm các đểm giáo lư nền tảng như được rao giảng trong cộng đoàn Kitô tiên khởi. Muốn được hưởng ơn Cứu độ, người tín hữu phải lựa chọn Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người, nghĩa là lựa chọn Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng của Người làm kim chỉ nam cho toàn cuộc sống. Quyết định này dẫn tín hữu đến chỗ thay đổi tấm ḷng, thay đổi lối sống từ cách suy tư và hành xử, để cho Chúa Giêsu Kitô biến đổi toàn cuộc sống của ḿnh.

Tiến đến cần lănh nhận bí tích Rửa tội và Chúa Thánh Thần để được ơn tha tội và bước vào cuộc sống kết hiệp thân t́nh với Thiên Chúa. Như thế, khi được tràn đầy Chúa Thánh Thần, tín hữu trở thành một thụ tạo mới v́ có trong ḿnh một nguyên lư sự sống mới thần thiêng, siêu việt. Dân riêng mới phát sinh từ những người biết t́ếp nhận Lời Chúa.

Nơi bài đọc II trích từ thư I của thánh Phêrô chỉ cho chúng ta một bí quyết khác giúp tín hữu đón nhận được sự sống mới, đó là chiêm ngắm dung mạo của Chúa Giêsu Kitô khải hoàn, vinh híển được diễn tả trong Kính thánh Cựu Ước là "Chiên Con" của Lễ Vượt Qua, là "Người Tôi Tớ Đau Khổ của Gia-vê Thiên Chúa" và là con dê đền tội trong lễ nghi xá giải xưa kia. Việc chiêm ngắm gương sống của Chúa Giêsu Kitô khiến cho tín hữu dấn thân sống xác tín bằng ḷng tin sâu đậm hơn. Khổ đau mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống thường ngày không c̣n là một lời chúc dữ tối tăm nữa nhưng chất chứa môt mầu nhiệm phong phú cần phải khám phá ra với đôi mắt đức tin. Nếu chính câc vết thương đớn đau và khổ nhục của Cllúa Giêsu cbịu chết treo trên thập giá chữa chúng ta khỏi các thương tích do tội lỗi gây ra trong tâm hồn và cuộc đời chúng ta, th́ giờ đây chúng ta có thể dùng mọi đau khổ trong đời để tiếp tục phổ biến ơn lành Cứu độ phát xuất từ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Và đó là hoa trái tuyệt diệu và bất ngờ nhất của đức tin Kitô.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Cửa dẫn vào Hội Thánh
(Ga 10,1-10)

H́nh ảnh chuồng chiên là một h́nh ảnh rất quen thuộc đối với người dân sinh sống tại vùng đất Pa-lét-tin thời Chúa Giêsu. Đó là những dải hàng rào bằng gỗ hay bằng cây chắc chắn, được quây lại theo h́nh vuông hay h́nh chữ nhật với một cửa ra vào duy nhất. Cứ chiều đến, các chủ chiên lùa chiên vào chuồng qua cửa duy nhất ấy, rồi giao phó việc canh giữ chuồng chiên cho những người được thuê mướn làm công việc này. Sáng sớm hôm sau, các chủ đoàn chiên lại đến để đưa chiên ra khỏi chuồng đi ăn nơi những đồng cỏ. Chuồng chiên là nơi bảo vệ an toàn cho đoàn chiên.

Chúa Giêsu dùng h́nh ảnh quen thuộc này khi so sánh Ngài với cửa chuồng chiên. Ngài tự xưng ḿnh là cửa chuồng chiên, và Ngài hứa : ai qua cửa đó sẽ được cứu rỗi. Như vậy đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho biết: Ngài là cửa dẫn vào Hội Thánh, và điều quan trọng nhất để thuộc về đoàn chiên của Ngài, tức là thuộc về Hội Thánh của Ngài, đó là tin vào Ngài và sống theo Ngài

Tin vào Chúa Kitô và sống theo Ngài là những chân lư rất đơn sơ và trong sáng. Trong thời Giáo Hội sơ khai, các môn đệ Chúa đi rao giảng, th́ hầu như chỉ rao giảng về Chúa Kitô, và điều mà các ông thường đ̣i hỏi những người muốn theo đạo Công giáo, gia nhập Hội Thánh, cũng chỉ là : hăy tin vào Chúa Kitô chịu nạn, chịu chết và đă sống lại. Ai tin vào Chúa Kitô th́ kể như đă đủ điều kiện để được rửa tội và được tham gia vào cộng đoàn của Chúa. Rồi cũng trong thời ấy, những sinh hoạt tôn giáo cũng chỉ tập trung vào Chúa Kitô trong ba việc : thứ nhất là thực hiện lễ nghi bẻ bánh, tức là tham dự thánh lễ. Thứ hai là học hỏi những lời Chúa Kitô đă giảng dạy. Thứ ba là thực hiện giới luật yêu thương mà Chúa Kitô đă trối lại.

Các tín hữu thời ấy tuân giữ ba việc đạo đức trên đây một cách xác tín, nghiêm chỉnh và đầy vui mừng phấn khởi. Nhưng càng xa thời các thánh tông đồ, th́ những việc đạo đức ấy càng bị thêm bớt, đến nỗi có nơi, có thời, Chúa Kitô trong phép Thánh Thể không c̣n được chú ư cho bằng các nghi lễ bề ngoài và việc tôn kính các thánh. Sự tôn kính các thánh và giữ lễ nghi được tôn trọng hóa một cách quá đáng, đến nỗi Chúa Kitô trong phép Thánh Thể bị lu mờ đi. Rồi cũng có nơi, có thời, lời Chúa Kitô không c̣n được chú ư cho bằng lời kinh, lời đấng nọ đấng kia, lời ṭa thánh. Lời các vị ấy được quan trọng hóa một cách quá đáng, làm cho lời Chúa bị nhạt đi. Rồi cũng có nơi, có thời, giới luật yêu thương không c̣n được chú ư cho bằng luật Giáo Hội, luật giáo xứ, luật đoàn thể và các tục lệ. Những luật của con người ấy được quan trọng hóa một cách quá đáng, làm nhạt nḥa đi giới luật yêu thương.

T́nh trạng suy thoái, biến chất như vậy, vẫn c̣n thấy đó đây trong Hội Thánh hôm nay. Và khi nh́n thấy t́nh trạng này, những người có trách nhiệm thực sự lo sợ, nếu không khéo sẽ rơi vào nguy cơ xa ĺa Chúa Kitô, nguy cơ không thực sự thuộc về Chúa Kitô, nguy cơ không phải là người Kitô hữu thực sự.

Chúng ta hăy đặt giả thiết : nếu như hôm nay Chúa Kitô lại xuống thế một lần nữa, sống như một người thường, đến thăm ṭa thánh, đến thăm các ṭa giám mục, các nhà ḍng, các giáo xứ, các gia đ́nh có đạo và từng tín hữu, th́ không biết chúng ta có nhận ra Ngài không ? Và nhất là Ngài có nhận ra chúng ta là môn đệ Ngài không ? Ngài có nhận ra đạo chúng ta hôm nay là đạo của Ngài không ? Bởi v́ có những biến chất mà người ta vô t́nh hay hữu ư đă làm sai đi những điều căn dặn của Chúa Kitô, bởi v́ người ta không tập trung vào Chúa Kitô, là của dẫn vào Hội Thánh.

Mỗi người chúng ta hăy suy nghĩ xem : nếu Chúa Kitô đến đây, lúc này, Ngài có nhận ra chúng ta là những người thuộc về Chúa không ? Ngài có thấy chúng ta tôn sùng Ḿnh Thánh Chúa, chăm chỉ học hỏi lời Chúa và thực hiện giới luật yêu thương không ? Trong ba việc đó, th́ việc tôn sùng Ḿnh Thánh và học hỏi Lời Chúa, có lẽ chúng ta đă thực hiện tốt, bằng chứng là sự có mặt của chúng ta ở đây, c̣n việc thực thi bác ái th́ sao ? Đây là việc khó hơn. Bởi v́ chúng ta có thể siêng năng rước lễ hoặc có thể quỳ hàng giờ để viếng Ḿnh Thánh Chúa, hay chúng ta có thể bỏ từng giờ để học hỏi lời Chúa. Những việc đó tương đối dễ, nhưng việc thực thi bác ái, thực thi giới luật yêu thương, như tha thứ cho nhau, nhịn nhục nhau, đi thăm viếng những người bệnh tật, giúp đỡ những người nghèo túng, neo đơn, khổ đau, để ư đến những người có hoàn cảnh khó khăn… Đó là những cái rất khó. Nhưng nếu vượt qua được những cái khó đó, chúng ta sẽ trở nên một nhân chứng thực sự của Chúa như Chúa đă nói : “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con yêu thương nhau”.

Hơn nữa, hiện nay, giới luật yêu thương là một đ̣i hỏi, một thách đố có tính cách Phúc Âm hóa. Phúc Âm hóa có nghĩa là nó có sức truyền giáo và tái truyền giáo. Nếu chúng ta có những công tŕnh xây cất đẹp đẽ, có những công lao tổ chức trong Giáo Hội, có những quy tụ đông đảo, linh đ́nh… mà nếu thiếu bác ái, th́ tất cả các việc chúng ta làm sẽ mất đi rất nhiều ư nghĩa và giá trị cao đẹp, sẽ không có sức thiêng liêng để huấn luyện chúng ta trở nên những người con đích thực của Chúa, mang dấu ấn của Chúa, và không có đủ sức mạnh thuyết phục được những người khác trở về với đạo của Chúa chúng ta.

Chúng ta hăy cầu xin Chúa Thánh Thần, là ánh sáng chân lư, soi dẫn chúng ta biết đi vào cửa đích thực dẫn vào Hội Thánh, đó là Chúa Kitô, và giúp cho chúng ta có sức mạnh thực hiện điều quan trọng nhất để thuộc về đoàn chiên của Chúa Kitô, đó là thực hiện giới luật yêu thương, thực thi bác ái ở mọi nơi, mọi lúc và với tất cả mọi người.


Lm Thomas Túy, OP - Tổng hợp theo:
Sicilianô, OP.

Xin cho những mục tử nên giống Chúa
Ga 10,1-10.

Thưa quí vị,

Thật khủng khiếp khi nghe một linh mục thuộc miền tây nam Việt Nam trả lời phỏng vấn một đài ngoại quốc. Ông giả làm khách “mua hoa” người Campuchia, hoàn toàn không nói được tiếng Việt, để thâm nhập các ổ nhện “nhí” ở biên giới Việt – Campuchia. Các em tuổi từ 9 đến 16 bị bán sang nước bạn để làm dịch vụ t́nh dục cho các khách “mua hoa” người bản địa và quốc tế. Cuộc sống của các em rất bị hạn chế, gần như tù lỏng. Một ngày phải “đi” khách không dưới 15 lần, bằng cả hai phương tiện, miệng và cơ quan giới tính. Ăn uống thiếu thốn và ít khi được phép ra khỏi “động”. Một hôm ông hối lộ chủ nhà để đưa các em đi chơi, khi ngang qua nhà thờ, ông đề nghị các em vô trong coi. Bất ngờ một em từ chối. Các em khác hỏi tại sao ? Ngần ngừ một chút, em bảo ḿnh là người Công giáo. Linh mục thấy đau nhói trong tim, nhưng không tỏ ra bề ngoài, vẫn giả vờ như không hiểu tiếng Việt.

Điểm xót xa là các em kể về việc đi khách của ḿnh như một dịch vụ b́nh thường tuy ngôn ngữ bẩn thỉu nhưng như thể làm các việc hàng ngày cha mẹ sai bảo. Có em chỉ 9 tuổi, cha mẹ quá nghèo nên bán em đi lấy tiền nuôi các đứa nhỏ tuổi hơn.

Ông không có một giải pháp nào cả, các giúp đỡ từ những hội từ thiện quốc gia, quốc tế chỉ là h́nh thúc xoa dịu. Vấn đề cần bàn tay cương quyết của chính quyền, nhất là chính quyền địa phương. Nhưng việc này khó thực hiện v́ đ̣i kinh phí. Mà kinh phí quốc gia chẳng có khỏan nào như vậy. Lại c̣n vấn đề luật pháp ?

Khi nghe qua chuyện này, tôi lại nhớ đến cô dâu Việt Nam tại Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản. Số phận các cô xa xứ thật cô đơn, thảm thương. Một phụ nữ Mỹ mới đây báo động cho thế giới biết nạn nhân buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Âu châu quá tệ hại. Bà coi đó là một h́nh thức nô lệ mới, nô lệ về t́nh dục và nhân phẩm: Riêng tại nước Mỹ, nhân dịp tháng chống lạm dụng t́nh dục trẻ em (April) người ta đưa ra bản thống kê, cứ 4 trẻ gái, th́ một em bị lạm dụng. Tỷ lệ ở trẻ nam là 1/7 trươc khi các em được 18 tuổi. Tính tổng cộng toàn quốc là 60 triệu. (xem www.judeop.org=justice preaching).

Trước t́nh h́nh này, Phúc âm hôm nay quả là một nhức nhối. Chúa Giêsu tự nhận là “Chúa chiên lành”, hơn nữa, lại c̣n là cửa chuồng chiên. Nhưng chiên của Ngài luôn t́m được của ăn áo mặc, đồng cỏ xanh tươi. Ngày nay th́ các linh mục, hàng giáo phẩm thay thế Chúa chăn dắt đàn chiên Thiên Chúa. Chúng ta suy nghĩ làm sao đây? Chẳng lẽ giảng suông ? hô hào rỗng tuếch ? xưa nay đă như vậy rồi, th́ có lẽ từ nay cũng “vũ như cẩn” thôi. Dao to búa lớn chỉ đánh bẹp một con tép riu. Người ta để bụng khinh chê cấp lănh đạo Do thái là giả h́nh và sai lầm. Nhưng xét cho cùng th́ đúng như câu ca dao Việt Nam : “Chuột chù chê khỉ rằng hôi, khỉ mới trả lời cả họ mày thơm”. Chúng ta nên sống trung thực với Lời Chúa và ơn gọi của ḿnh, không nên nói một đàng, sống nẻo khác.

V́ bất cứ những ai đọc bài tin Mừng hôm nay đều cảm nghiệm xúc động. Chúa Giêu không giảng bằng lời nói suông mà chính yếu cuộc sống, cái chết và lên trời của ḿnh v́ phần rỗi nhân lọai. Ngài làm điều ấy hoàn toàn tự nguyện. Chẳng ai có quyền phép ép buộc Ngài, nhưng chỉ v́ t́nh yêu chúng ta. Ngài là Chúa chiên lành trong cả hai nghĩa đen và bóng và nghĩa nào cũng đến tận cùng thực tại. Các học giả có khuynh hướng cắt nghĩa bóng mà họ gọi là “ẩn dụ” (allegory) nhưng như vậy người ta “hạn hẹp” ư nghĩa bản văn cho một số chức vụ. Thực ra bản văn nói về hết mọi tín hữu, từng người và từng thời đại của Giáo Hội. Một khuynh hướng khác, khá phổ thông hôm nay là không ưa “ẩn dụ” nữa mà cố gắng t́m xem “đàn chiên, kẻ trộm, kẻ làm thuê, cửa chuồng chiên” là ǵ trong thực tế và văn hóa Hy lạp – Do thái ? Họ cố gắng tránh né nhưng hệ luận khó chịu nẩy sinh từ các h́nh ảnh Chúa Giêsu đă sử dụng.

Tính xác thịt loài người, luôn ngại đối mặt với thực tế không am hợp với sở thích chóng qua. Chúng ta nên học hỏi các thánh tiến sĩ, hiểu thật, hiểu rơ và áp dụng lời Chúa nghiêm ngặt, dầu có phải chấp nhân hy sinh và cái chết. Theo thánh Gioan Kim Khẩu, cửa ở đây là Lời Chúa. Cửa ấy cho phép chúng ta vào Nước Trời, tức các đường lối Chúa muốn chúng ta đi. Các kẻ trộm, người làm thuê là các thày rao giảng giả h́nh gian dối, chỉ biết lừa đảo thiên hạ. Cửa sẽ lọai trừ tất cả ra ngoài, không cho xâm nhập đàn chiên. Nếu như chúng ta rời xa Kinh Thánh, mà trèo vào lối khác, lúc ấy đàn chiên sẽ bị cướp bóc lương thực hằng sống. Thánh Gioan đưa ra ư tưởng này từ thế kỷ thứ 5, khi ngài làm Giám mục hành Antiokia. Nhưng vẫn đúng với t́nh h́nh rao giảng hôm nay. Nhất là sau Công đồng Vatican II, người ta tự tiện áp dụng lời Chúa theo ư riêng, rồi đả kích Giáo hội là cổ hủ, lỗi thời, hiểu sai lời Chúa. Các tín hữu thực sự bị tước đọat ư nghĩa linh thiêng để chạy theo thế tục. Phụng vụ và đời sống thiêng liêng bị bóp méo theo sở thích cá nhân của mấy thày gỉa hiệu. Liệu khó nghèo Phúc Âm c̣n ư nghĩa ǵ không giữa tráo lưu vật chất hiện thời ? Liệu người ta c̣n đọc và cầu nguyện Lời Chúa, hay lời của tiền tài ? Liệu lời rao giảng của chúng ta phản ánh nội dung sách thánh hay phản ánh tư tưởng trần tục ? Nếu như thánh Gioan Kim Khẩu sống lại lúc này, ngài sẽ có nhận xét thế nào về việc chúng ta t́m vào Nước Trời qua cánh cửa Lời Chúa ? Ông cũng sẽ giúp tín hữu phân biệt đâu là Chúa chiên thật, đâu giả hiệu, đâu là lợi dụng chức thánh ?

Có lẽ nên biết chút ít tập quán chăn chiên thời Chúa Giêsu để rơ hơn dụ ngôn. Chuồng chiên có khi được thiết lập giữa cánh đồng với các bụi cây thấp và cành khô, có thể chứa chung vài đoàn chiên cừu. Hay có thể là một lán rộng dựa lưng vào tường, mặt khác là rào che tạm thời. Các chủ chăn nhỏ có hể dùng chung một chuồng cho các đoàn vật của ḿnh, để bảo đảm an ninh ban đêm. Một ai đó có nhiệm vụ canh gác lối vào. Lối vào lán nhỏ và đơn sơ, người canh gác có thể đơn giản nằm chắn ngang như một “cánh cửa”. Phúc âm hôm nay gợi ư các chủ chăn đến sớm và anh gác cửa cho phép vào. Mỗi người gọi riêng đoàn chiên của ḿnh và khi nghe tiếng chủ, các con chiên chạy theo anh ta. Anh ta đi trước các con chiên theo sau. Lời Phúc âm phải hiểu theo nghĩa đen như vậy.

Cho nên thánh Gioan tông đồ dùng h́nh ảnh để mô tả liên hệ chặt chẽ giữa Chúa Giêsu và các kẻ theo Ngài. Đồng thời gợi ư cánh cửa “Người” ngăn cản các chủ chăn giả đến quấy phá dân Thiên Chúa. Họ là những “kẻ trộm, kẻ cướp” đối lập với chúa Giêsu và các tín hữu Thiên chúa. Họ vô t́nh dẫn đàn chiên đi lạc, đôi khi nổi lọan vô lư khiến quân đội Rôma giết hàng lọat dân đen vô tội. Ngày nay chúng ta có thể tưởng tượng những tiếng nói giả dối như sau:

1. Kẻ hô hào cực đoan giải quyết mới cũ bằng chiến tranh, sát hại chứ không bằng thương lượng hoà b́nh.

2. Lao động kiệt sức v́ lợi lộc riêng tư, bè phái.

3. Dẫn dắt thiên hạ thỏa măn nhu cầu vật chất làm cạn kiệt thiên nhiên.

4. Cô lập chúng ta khỏi những nhu cầu khẩn thiết đ̣i hỏi dấn thân để xây dựng hai chữ “b́nh an” giả tạo và ích kỷ..

5. Lợi dụng nhiệt thành, ḷng tốt của thanh niên thiếu nữ cho danh thơm tiếng tốt, ngay cả lợi lộc cho bản thân.

6. Gây chán nản trong đoàn thể, cộng đồng v́ tư thù để đục nước béo c̣..v.v…

Hậu quả là chúng ta mất đoàn kết, không c̣n là cộng đoàn duy nhất của Hội Thánh mà là đủ mọi thứ phe phái đi theo những chủ chăn khác nhau, những khuynh hướng ích kỷ, hẹp ḥi. Tệ hơn nữa, vào những đồng cỏ xa lạ với những con đường nguy hiểm cho phần rỗi. Chẳng mấy tín hữu không gặp những lư thuyết này ? Họ nhan nản khắp các báo chí, các ư thức hệ tiên tiến.

Vậy th́ không lạ chi, Chúa nhật Phục sinh này chúng ta được nghe bài đọc Chúa chiên nhân lành và giáo thuyết của Ngài. Trong bài đọc 1 Phêrô đă vạch rơ đâu là Thiên sai thật, đâu là lừa dối đi lạc. Ông thẳng thắng tuyên bố : “Anh em hăy tránh xa thế hệ gian tà này”. Bài đọc 2 khuyên nhủ : “Thật vậy, Đức Kitô đă chịu đau khổ v́ anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dơi bước theo Người”. Đức Kitô Phục sinh đang hiện giữa các tín hữu, Người cũng làm những chi mô tả trong Phúc âm. Cuộc sống và phương hướng của chúng ta được Hội Thánh Ngài bảo vệ và chăm sóc chống lại những kẻ chỉ biết trộm cướp và giết hại. Điều này khiến chúng ta được yên ủi và an tâm. Đức Giêsu biết trước thế giới mà các môn đệ Ngài đi rao giảng nên đă hứa ở với chúng ta luôn măi như một mục tử nhân lành.

Mục tử nhân lành không chỉ là người lănh đạo đoàn chiên trên danh nghĩa, nhưng biết rơ từng con chiên một : “Ngài gọi tên từng con và dẫn chúng ra”. Phúc âm không nói chung chung, mà chi tiết nhu cầu từng con. Có những thời gian, mục tử phải biết tên từng con chiên một, v́ đó là bổn phận cốt yếu của ông. Ngôn ngữ Kinh thánh, biết tên là biết ngôi vị người đó. Chẳng phải vô t́nh mà Chúa nhật 4 Phục sinh được dành riêng cầu nguyện cho ơn gọi linh mục. Không những để Giáo Hội thêm nhiều ơn gọi mới mà chủ yếu nhắc nhở bổn phận của các cha xứ, linh mục, chủng sinh. Ngày nay Giáo Hội cần nhiều mục tử thánh thiện biết bao.

Chúng ta phải biết lắng nghe bài Phúc âm và nhớ đến Đấng Phục sinh giữa Giáo Hội. Xin Ngài hướng dẫn và kiên cường đức tin cho ḿnh. V́ Ngài chính là “cửa” mà thánh Gioan Kim Khẩu giải thích. Có những lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán nản v́ công việc, v́ tuổi già sức yếu, v́ chống đối hiểu lầm. Chúng ta cần nh́n lên Chúa, để nhận ra Ngài đă thi hành nhiệm vụ mục tử ra sao, ngơ hầu được khả năng bỏ đi những cám dỗ hưởng thụ, an nhàn. Chúng ta biết ḿnh đang ở trong đường lối và phương hướng tốt, tại sao không cố gắng. Câu truyện đầu bài suy gẫm hôm nay không cho phép chúng ta lơ là chức vụ.

Cho nên phải biết tên từng con chiên và nhu cầu của nó. Nghĩa là từng ngôi vị một. Không phải chỉ những quen biết qua đường hoặc v́ lợi lộc. Chúng ta nên dành thời gian, sức lực, tiền bạc để đến với đàn chiên. Không có nghĩa cần thêm nhiều bạn hữu nhưng là v́ bổn phận phải chu toàn. Nếu như đức tin dạy rằng Đức Giêsu biết rơ tên chiên của Ngài từng con một th́ chúng ta, những mục tử, phải chu toàn bổn phận ra sao. Xin cho các mục tử suy gẫm lại vai tṛ của ḿnh và giáo dân nên cầu nguyện nhiều cho họ. Amen.


Phêrô Phạm Văn Hoành op

Mục tử nhân lành : mẫu gương các chủ chăn
(Ga 10, 1-10)

Theo truyền thống của Giáo Hội, chúa nhật thứ tư phục sinh được gọi là “Chúa Nhật Chúa Chiên Lành”. Yếu tố cơ bản trong ngày lễ hôm nay, Giáo hội mời gọi nơi mỗi người chúng ta hăy hướng về h́nh ảnh Người Chủ Chăn với đàn chiên. Người chủ chăn hiền lành và tốt bụng đă theo sát đàn chiên của ḿnh trong hơn hai ngàn năm qua.

Tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan đă cho chúng ta thấy cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và người Do thái. Mấu chốt của cuộc đối thoại là Chúa Giêsu đă chân nhận ḿnh là CỬA của đoàn chiên. Người đến thế gian để rao truyền chân lư, những lời Người nói, những việc Người làm không phải để lên án thế gian, nhưng để kiện toàn. Hầu làm cho thế gian được sống và sống dồi dào. Bên cạnh đó, bài Tin Mừng cũng cho chúng ta thấy thái độ của Chúa Giêsu với dân Do Thái, một dân tộc chỉ dựa vào lề luật cứng nhắc của ḿnh để thờ phượng Thiên Chúa. Chúa Giêsu đă lên án họ và cho họ là kẻ trộm, kẻ cướp. Họ thích ngồi trên toà của ông Môsê mà giảng dạy, họ quan niệm rằng, ḿnh là những người có trách nhiệm hướng dẫn nhân danh Chúa, không ai có được quyền hành đó. Họ được phép ra luật, “Bó những gánh nặng mà chất lên vai người khác”. Họ là cửa để mọi người đi vào, theo họ, những người công chính là những người biết giữ trọn lề luật, vai tṛ ngôn sứ và giữ những tập tục cha ông. Nhưng thái độ của họ không xứng đáng trước mặt Thiên Chúa, thiếu trung thực và gian dối. Chúa Giêsu đă thẳng thắn nói với họ rằng “Các ngươi khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng không thể để cho họ vào” (Mt 23,13).

“Tôi là cửa cho chiên ra vào” (Ga 10, 7). Đức Kitô đă khẳng định ḿnh chính là cửa, trong cánh cửa đó Người luôn mời gọi con chiên của Người, bởi v́, Người là đường, là sự thật và là sự sống. Chúng ta chỉ có cuộc sống đích thực, khi chúng ta biết đi trong con đường của Người, chúng ta chỉ có thể biết được chân lư về Người, nghĩa là chúng ta chỉ có thể biết được ḿnh bởi đâu mà hiện hữu, rồi sẽ đi về đâu và phải sống như thế nào? Đó là chúng ta chỉ có sự sống trong và nhờ vào Đức Kitô mà thôi.

Trong thế giới ngày hôm nay, con người vẫn khát khao t́m kiếm Chúa, thế nhưng, ở thời đại nào cũng có tiên tri giả, thời đại nào cũng tồn tại những thứ mà Tin Mừng hôm nay được Chúa Giêsu gọi là quân trộm cướp. Họ không qua cửa là Chúa Giêsu để dẫn đến cuộc sống đích thực, mà chỉ sống trong sự dối trá, hay những thực tại trần thế .

“Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống, và sống dồi dào” (Mt 10,10). H́nh ảnh Người Chủ Chăn đang dẫn đàn chiên đến một đồng cỏ xanh tươi, đến bên ḍng suối mát để cho chiên tha hồ bổ dưỡng. Và theo năm tháng, những con chiên đó được lớn lên khoẻ mạnh trong bàn tay yêu thương và tận tuỵ của Vị chủ chăn v́ : “chiên của tôi th́ nghe tiếng tôi” (Ga 10,27). Vậy, khi chúng ta khước từ Chúa, loại trừ Người ra khỏi cuộc sống, th́ chính là lúc chúng ta tự kết liễu đời ḿnh, cuộc sống trở thành vô vị, mất điểm tựa, chạy theo những thứ hư ảo, để rồi cuộc sống cứ trượt dài trong thế sự.

Đức kitô là vị mục tử nhân lành, nơi Người ẩn chứa một t́nh yêu cao cả. T́nh yêu đó được kết tinh trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Người đă thể hiện t́nh yêu đó qua cái chết và sự Phục Sinh của Người để cho nhân loại tin vào Người để được cứu độ. Thánh Phêrô đă không ngần ngại khi nói về Người rằng: “xưa kia, anh em như những con chiên lạc, nhưng giờ đây anh em đă về cùng với vị mục tử đấng canh giữ linh hồn anh em”

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, khi soi chiếu Lời Chúa hôm nay vào tâm hồn chúng con, chúng con nhận thấy rằng, có những lúc ḿnh như những con chiên lạc, đang ngơ ngác giữa ḍng đời, chúng con như đang xa rời Vị Chủ Chăn, bởi lối sống buông thả và thực dụng. Cái tôi bành trướng đang che phủ lấy con, nhiều lúc đă làm cho chúng con bất hoà hay kiêu căng với người khác. Và hơn thế nữa, chúng con đâu có biết Vị chủ chăn đang cất tiếng gọi và cánh tay không ngừng vẫy gọi chúng con trở về.

Ước ǵ, lời chúa qua bài Tin Mừng hôm nay, là lời mời gọi và thôi thúc chúng con đi theo Chúa Giêsu và sống như Người, để chúng con không những t́m được cuộc sống đích thực mà trở thành ánh sáng soi dẫn cho không biết bao nhiêu người chưa nhận biết Chúa và đang ṃ mẫm t́m kiếm đời sống vĩnh hằng.

Hôm nay, Giáo Hội cũng mời gọi chúng ta cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Trong tâm t́nh đó, chúng ta cầu nguyện cho những vị mục tử đang sống và rao truyền chân lư của Chúa trong ḷng giáo hội, luôn hướng đến sự trọn lành như ḷng Chúa mong ước, để hướng dẫn cộng đoàn dân chúa đi qua cửa cứu độ đến cửa Nước Trời. Amen.


Đỗ Lực op

Thênh Thang
Ga 10:1-10

Ngày 15.04.2008 ĐGH Bênêđictô XVI sẽ tông du Hoa kỳ. Nhân dịp này , giám mục Thomas Wenski, chủ tịch Ủy ban về Chính Sách Quốc tế của các giám mục Hoa Kỳ, nhận định : “ĐGH không phải là một chính trị gia, nhưng là Giám Mục Roma và là mục tử của Giáo Hội Công giáo toàn cầu. ĐGH Bênêđictô XVI sẽ xuất hiện trước Liên Hiệp Quốc như một nhà lănh đạo tôn giáo, một nhà lănh đạo tinh thần – và là một nhà lănh đạo duy nhất am hiểu t́nh h́nh. Người sẽ nói với các người Công giáo cũng như ngỏ lời với Liên Hiệp Quốc và thế giới.”[i] Giám mục Wenski hy vọng “ĐGH cũng sẽ thách đố các nhà lănh đạo chính trị thế giới nữa. Nhiều bất an trên thế giới chính trị hôm nay bắt nguồn từ việc tách biệt niềm tin khỏi lư trí và mất niềm tin trong hoạt động lư trí. Như ĐGH Gioan Phaolô II, Người sẽ dựa trên đức tin để bênh vực lư trí. Làm thế, chắc chắn ĐGH sẽ lại giới thiệu luật luân lư phổ quát cho các nhà lănh đạo thế giới.”[ii] 

Trong chuyến tông du của ĐGH Bênêđictô XVI, các vị lănh đạo thế giới sẽ là đối tượng quan trọng nhất của ĐGH . Vấn đề nổi cộm nhất là vấn đề an ninh thế giới, phần lớn do việc không tôn trọng nhân quyền. Dầu vậy, ĐGH cũng thấy đây là cơ hội lớn để nói lên niềm hy vọng. “Thật vậy, thế giới đang cần niềm hy vọng nhiều hơn bao giờ : hy vọng ḥa b́nh, công lư, và tự do. Nhưng hy vọng này có thể không bao giờ được lấp đầy nếu không vâng theo luật Thiên Chúa do Đức Kitô đẩy tới mức toàn hảo trong giới luật yêu thương. Hăy làm cho người khác những ǵ bạn muốn người khác làm cho bạn, và  đừng làm những ǵ bạn không muốn người khác làm cho bạn. “Luật vàng” này đă có trong Kinh Thánh, nhưng có giá trị cho mọi dân tộc, kể cả những người vô tín ngưỡng. Đó là luật được viết trong tâm hồn con người. Tất cả chúng ta đều đồng ư như thế, để khi tŕnh bày những vấn đề khác, chúng ta có thể làm một cách tích cực và xây dựng cho toàn thể cộng đồng nhân loại.”[iii]

Phải chăng đây là cơ hội lớn cho chúng ta suy nghĩ về chiều hướng mục vụ của Giáo Hội trong thế giới hôm nay ?

TIÊU CHUẨN

Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa nêu bật hai h́nh ảnh trái ngược : mục tử và kẻ trộm. Đâu là tiêu chuẩn để có thể nhận ra khuôn mặt của hai hạng người đó ?

Tùy thái độ đối với đoàn chiên, hai hạng người đó sẽ lộ nguyên h́nh. Tự bản chất, tên trộm bao giờ cũng ŕnh ṃ xâm phạm đến của cải và tính mạng người khác. Họ không biết luật công b́nh là ǵ. Bất chấp luật pháp, “kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ.” (Ga 10:10) Họ không biết tôn trọng của cải, mạng sống và những giá trị tinh thần cũng như vật chất. Tất cả đều phải hy sinh cho cái lợi bản thân và phe đảng họ. Thật là một bất công khủng khiếp !

Trái lại, không những tôn trọng công lư, mục tử đích thực c̣n hy sinh bản thân v́ người khác. Họ hy sinh tất cả cho hạnh phúc tha nhân. Có nh́n thấy mục tử chăn chiên trên đồi Palestine, mới thấy  họ hy sinh cho đoàn chiên tới mức nào. Họ mất ngủ, mệt mỏi đứng dựa trên gậy, theo dơi từng động thái của đàn chiên. Tối đến, sau khi lùa đàn chiên vào chuồng, họ nằm chắn ngang bực cửa để bảo vệ đoàn chiên khỏi thú dữ. Mục tử như một chiếc cửa mở ra cho chiên ra vào và che chở đoàn chiên khỏi thú dữ sát hại. Có được bảo vệ an toàn như thế, đoàn chiên mới “sống và sống dồi dào.” (Ga 10:10) Mục tử không c̣n nghĩ tới bản thân. Họ quên ḿnh để bảo về sự sống cho đoàn chiên. Không những tôn trọng sinh mạng con chiên, họ c̣n lo phát triển đoàn chiên. Đó là nét nổi bật của một mục tử đích thực. Sở dĩ mục tử có thể hy sinh tất cả cho đoàn chiên, v́ họ rất gần gũi con chiên. Quả thực, khi vào trong chuồng chiên, họ có thể “gọi tên từng con,” (Ga 10:3) khi chúng quây quần chung quanh. Cảnh sinh hoạt rất thân mật.

Dù lúc ở trong chuồng hay khi ra ngoài, đoàn chiên luôn an tâm vững ḷng v́ người mục tử luôn sẵn sàng đối phó với mọi thách đố để bảo vệ con chiên.  Khi dẫn chiên ra ngoài kiếm ăn, ông “đi trước và chiên đi theo sau, v́ chúng nhận biết tiếng” (Ga 10:4) của ông. Trái lại, bọn trộm cướp không bao giờ được hưởng hạnh phúc đó. Chúng hoàn toàn xa lạ với đoàn chiên. Làm sao chiên có thể nghe theo chúng ? Chương 9 trong Tin Mừng Gioan đưa ra một ví dụ cụ thể : mặc dù những nhà lănh đạo Do thái dùng đủ mọi kỹ thuật thuyết phục, nhưng anh mù vẫn khẳng khái trả lời không tố cáo Chúa. Cuối cùng, anh đă bị trục xuất ra khỏi hội đường. Nói chung, những nhà lănh đạo Do thái đương thời không chú tâm tới đàn chiên. Họ chỉ muốn thỏa măn tham vọng quyền lực.

Làm sao tiếng nói mục tử có thể vang động trong con chiên ? Đây là lúc bắt đầu phân biện được tiếng gọi của Thiên Chúa. Nếu mục tử không sinh hoạt thân mật với con chiên, làm sao chiên có thể nhận ra tiếng ông mà đi theo ? Do đó thời giờ theo sát và quan tâm đến đoàn chiên thật quan trọng. Nếu không, dù là mục tử, tiếng nói cũng chẳng lọt tai con chiên. Tiếng nói Vị Mục Tử Nhân Lành đụng tới miền sâu thẳm nhất trong con chiên. 

Vai tṛ mục tử vô cùng quan trọng trong lịch sử Israel đến nỗi Kinh thánh tôn xưng Giavê là Mục Tử quy tụ đoàn chiên tản mác từ muôn dân nước. Ngôn sứ Êdêkien tiên báo Vị Thiên Sai sẽ đến và gọi Người là một Mục tử (Ed 34:23). “Ngược với tên trộm, Người ban ngay sự sống cách phong phú, dồi dào và toàn vẹn. Ngay bây giờ sự sống vĩnh cửu bắt đầu. Sự sống trong Chúa Kitô ở trên một mức độ cao hơn, v́ tràn ngập t́nh yêu, ơn tha thứ và được định hướng.”[iv] Con người sẽ sống hạnh phúc, b́nh an, tự do, vượt xa những ǵ người Do thái vẫn mơ tưởng.

VAI TR̉ LĂNH ĐẠO HÔM NAY

Mục tử là người lănh đạo dân Chúa. Vai tṛ lănh đạo một phần quyết định thành bại của cộng đoàn. Vậy muốn lănh đạo thành công, mục tử phải có những đức tính ǵ ? Như Chúa Giêsu đă dạy, mục tử phải liều thân trong mọi trường hợp. Lúc ở trong nhà hay khi ra ngoài, họ luôn hiên ngang liều mạng v́ đoàn chiên. Nếu là người đang lănh đạo dân Chúa, họ dám có những thay đổi tích cực. Họ khuyến khích các thành viên t́m ra những giải pháp mới, xem xét những phương cách thực hiện chỉ tiêu và dự liệu thay đổi. Người lănh đạo giỏi không sợ thay đổi. Họ biết những lợi điểm thành công vượt quá những thất bại có thể gặp thấy trên đường.

Sở dĩ  thành công v́ mục tử biết lắng nghe “con chiên.” Thời đại thông tin và đối thoại hôm nay luôn đ̣i thông tin hai chiều, chứ không thể bắt con chiên nghe tiếng mục tử mà thôi. Mục tử tài giỏi luôn lắng nghe mọi ư kiến. Ông không bác bỏ những ư kiến mới lạ. Làm sao có thể đối thoại kết quả ? Giáo hội dạy “các tín hữu nên ‘cố gắng đối thoại chân thành trong tinh thần yêu thương nhau và trên hết phải quan tâm tới lợi ích chung.”[v] Không có ḷng bác ái và chỉ nhắm tư lợi, không thể nào đối thoại với nhau.

Một trong những điểm nổi bật nhất của mục tử là ḷng say mê mục vụ. Trên b́nh diện công lư, đây là một bằng chứng ḷng nhiệt thành của họ đối với giới trẻ, các nạn nhân, công lư, công b́nh và b́nh đẳng. Cái nh́n hay ư hướng của họ về công lư lôi kéo người khác đến với Chúa Kitô. Đó là việc rao giảng Tin Mừng thực sự. Thật vậy, Không thể rao giảng Tin Mừng, nếu không cổ động sự tiến bộ thực sự của con người về công lư và ḥa b́nh. Lư do v́ “không có ǵ liên quan tới cộng đồng nhân loại lại xa lạ với việc rao giảng Tin Mừng – như những hoàn cảnh và vấn đề công lư, tự do, phát triển, tương quan giữa các dân tộc, ḥa b́nh. Có một liên hệ sâu xa giữa việc Phúc Âm hóa và thăng tiến con người.”[vi]

Giữa cộng đồng đầy những vấn đề như thế, việc Phúc âm hóa có thành công hay không cũng tùy thuộc một phần vào thái độ của mục tử. Họ phải là những người lạc quan, tin tưởng vào những việc khả thi và không để những trở ngại hôm nay hay những thất bại hôm qua trói tay. Trái lại, những kinh nghiệm đó càng thúc đẩy họ hành động hơn nữa. Một mục tử bi quan chỉ t́m bắt lỗi những người dưới quyền. Chính v́ thế, họ không thể hành động hữu hiệu cho công cuộc xây dựng Nước Chúa. Chúa muốn “khi nh́n vào thiên nhiên, thời tiết và con người, các môn đệ của Chúa đầy ḷng tin tưởng phó thác như trẻ em, v́ biết rằng họ không bao giờ bị Cha quan pḥng bỏ rơi (x. Lc 11:11-13). Thay v́ bị lệ thuộc vào vạn vật, người môn dệ Chúa Giêsu phải biết làm cách nào xử dụng chúng để chia sẻ và gây dựng t́nh huynh đệ (x. Lc 16:9-13).”[vii]

Khi hành động, mục tử có thể chia sẻ kiến thức, quyền lực và cần tín nhiệm người khác. “nếu thực thi quyền bính với những đức tính, như kiên nhẫn, cần kiệm, chừng mực, bác ái, nỗ lực chia sẻ, giới hữu trách sẽ biến quyền lực thành phương tiện phục vụ, một thẩm quyền do những người có khả năng thực thi, nhắm công ích như mục tiêu của công việc, chứ không nhắm gây thanh thế hay tư lợi.”[viii] Một mục tử làm việc hiệu quả không quan tâm xem công việc ḿnh có được ai truy nhận hay không. Trái lại, ông cố gắng nhận biết thành quả của người khác và nhấn mạnh đến thành công của nhóm hơn của những cá nhân đặc biệt. Có như thế mới có thể tạo được bầu khí hứng khởi cho mọi người làm việc cho lợi ích chung là hạnh phúc con người.

NHÂN LOẠI ĐI VỀ ĐÂU

Chính v́ muốn cho nhân loại sống hạnh phúc hơn, ĐGH Bênêđictô XVI muốn nối tiếp bước chân mục vụ của các vị tiền nhiệm tông du Hoa Kỳ trong tuần lễ từ ngày 15 đến 20 tháng 04 năm 2008. Trong cuộc tông du này, ĐGH sẽ viếng thăm LHQ sáng thứ Sáu, 18 tháng 4, nhân dịp kỷ niệm 60 năm bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền. ĐGH sẽ đọc diễn từ trước một cử tọa khoảng 3000 thính giả, đại diện của 192 quốc gia thành viên LHQ. Cha Lombardi cho biết: “Người ta trông đợi bài diễn văn sẽ đặt trọng tâm vào các quyền của con người, về căn bản, sự hiệp nhất và tính chất không thể chia cắt [của các quyền này]. Đó là những chủ đề rất gần gũi trái tim của Đức thánh cha Bênêđictô XVI.”[ix] Có nhân quyền, con người mới sống hạnh phúc.

Nhưng những người lănh đạo trong các nước cộng sản có muốn con người hạnh phúc không ? Nếu có tại sao họ vẫn bóp méo hay chà đạp nhân quyền ? Vấn đề nhân quyền trong các nước đó vẫn gây nhức nhối cho nhân loại rất nhiều. Một tháng sau khi Tây Tạng bị quân đội Trung Hoa đàn áp đẫm máu, chủ đề nhân quyền nổi cộm trong dịp cây đuốc Thế Vận đi ṿng quanh thế giới. “Cách đây bảy năm, khi Ủy Ban Olympic Quốc Tế quyết định trao cho Bắc Kinh vinh dự tổ chức cuộc tranh tài thể thao lớn nhất thế giới, chính các thành viên thuộc Ủy Ban Vận Động do Bắc Kinh thành lập đă đưa ra lời cam kết, đảm bảo thế giới sẽ nh́n thấy một nước Trung Hoa hài ḥa hơn, nhân quyền được tôn trọng hơn, đáp ứng những đ̣i hỏi mà cộng đồng quốc tế trông đợi.”[x] Trung Hoa muốn khoe với cả thế giới về thành tích nhân quyền. Nếu họ đă nỗ lực tạo lập thành tích đó, tại sao ngọn đuốc thế vận đi đến đâu bị phản đối tới đó ? Người ta không phản đối ngọn đuốc Thế vận hội hay dân tộc Trung Hoa, nhưng chống lại nhà cầm quyền cộng sản Trung Hoa đang chà đạp nhân quyền.

Chính quyền và những người lănh đạo đảng cộng sản Trung hoa chắc chắn không vui khi nh́n thấy những cảnh tượng “những tấm biểu ngữ thật lớn được treo ngay trên nóc Tháp Eiffel ở Paris, ở cầu Golden Gate tại San Francisco, mang những hàng chữ đ̣i hỏi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải thực thi nhân quyền, ngưng ngay cuộc đàn áp và phải trả lại độc lập cho người dân Tây Tạng. Chưa bao giờ chương tŕnh rước ngọn đuốc thiêng Thế Vận Hội lại gặp khó khăn đến thế. Ở Luân Đôn và Paris, có những người trong đoàn biểu t́nh t́m cách cướp và dập tắt ngọn đuốc trên tay người được vinh dự cầm ngọn đuốc chạy trên đường phố. Trước con số hàng chục ngàn người chống đối ở San Francisco, Ban Tổ Chức đă phải dời cuộc rước đuốc đến một địa điểm không thông báo trước cho dân chúng biết, đồng thời cắt ngắn chương tŕnh.”[xi] Ngọn đuốc bị cô lập và phải trốn chui trốn nhủi, chỉ v́ nhân quyền chưa được tôn trọng tại Trung hoa.

Tóm lại, nh́n vào hai lớp người lănh đạo trong Giáo hội cũng như ngoài xă hội, chúng ta mới thấy rơ tiêu chuẩn phân biệt mục tử đích thật của Chúa. Mục tử đích thực luôn hy sinh cho hạnh phúc con người. C̣n những người lănh đạo chuyên lạm dụng quyền bính để ăn cướp, giết chóc và phá hoại đều là những tên trộm cướp. Làm sao nhân loại có thể sống hạnh phúc và b́nh an giữa những tên trộm cướp như thế ?!

Lạy Chúa, xin ban Thần Khí cho những lănh đạo Giáo hội trên khắp thế giới. Xin Chúa ban cho các nhà lănh đạo thế giới biết tôn trọng nhân quyền hầu mọi người được sống và sống dồi dào. Amen.

đỗ lực - 13.04.2008

 

[ii] Ibid.

[iv] Life Application Study Bible, Zondervan, 1991:1897.

[v] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, 574.

[vi] Ibid., 66.

[vii] Ibid., 453.

[viii] Ibid., 410.

[xi] Ibid.


Lm. Jude Siciliano, OP (
Anh Em Nhà Học Đa Minh G̣ Vấp chuyển ngữ).

Cánh cửa Đức Giêsu rộng mở đón chúng ta
Ga 10: 1-10

Thưa quư vị,

Tôi thấy bài Tin mừng hôm nay thật phức tạp. Tôi muốn nói với Đức Giêsu: “Xin Ngài quyết định đi. Ngài là “người giữ cửa” hay là cánh cửa” ? Hay có lẽ Ngài là “Mục Tử.” Ra như chỉ có mỗi h́nh ảnh mục tử mà chúng ta không nghe được trong đoạn văn hôm nay lại là h́nh ảnh chúng ta mong đợi, “Tôi là Mục Tử Nhân Lành.” Là một người giảng thuyết, h́nh ảnh này cứ khiến tôi phân vân: làm thế nào có thể tập trung vào thông điệp hôm nay đây?

Có lẽ tôi quá khắt khe. Tôi muốn mọi thứ ngăn nắp và trật tự. Thế nhưng những h́nh ảnh này lại lung tung và chồng chéo lên nhau. Tin mừng của Gioan không phải là kiểu “một cỡ vừa cho tất cả”, hay cung cấp những h́nh tượng vừa khít như trên những hộp giày. Ngài là một thi sĩ và như một thi sĩ sử dụng h́nh ảnh, bẻ cong và gọt đẽo những h́nh ảnh cũng như ngôn từ sao cho có thể dẫn ta đi sâu hơn vào trong Tin mừng của ngài. Chắc chắn ngài cho chúng ta đủ những chọn lựa để có thể dễ dàng đi vào bên trong! Thế nên, đừng có mà cố gắng sắp xếp những h́nh ảnh của ngài cách cứng nhắc. Thay v́ vậy, hăy tiếp cận những h́nh ảnh của ngài với cặp mắt và đôi tai rộng mở để thấy được đa tầng ư nghĩa mà ngài muốn gửi đến cho chúng ta.

Ngay phần trên của đoạn văn hôm nay, chúng ta được nghe Đức Giêsu nói đến các Pharisêu, những người đă phản đối Người v́ đă chữa một người mù trong ngày Sabbat (Ga 9,40-41). V́ thế, trong đoạn Tin mừng hôm nay, có lẽ Người tiếp tục phê phán họ khi ám chỉ “kẻ trộn và kẻ cướp.” Những ngôn sứ như Ezekiel cũng rất hay sử dụng kiểu nói này; họ lên án những nhà lănh đạo tôn giáo sai lầm và đồi bại (“các mục tử”) về việc đă không chăm lo chu đáo cho dân (những con chiên). Nhưng các người nghe thông điệp này cũng là các môn đệ của Người, đặc biệt là trong phần thứ hai của tŕnh thuật hôm nay. Thánh Gioan là một tác giả tài năng nên những mơ hồ trong văn phong của ngài quả không phải là một sự ngẫu nhiên hay do kết quả của việc biên soạn cẩu thả.

Nếu như không thấy nói đến thính giả th́ thông điệp của ngài chính là để mở ra cho giáo hội của ngài trong thế kỷ đầu của Hội thánh. Và cũng nói với cả chúng ta ngày nay nữa. Đức Giêsu không chỉ phê phán giới lănh đăo Pharisêu sai trái kia; nhưng c̣n nhắm đến tất cả mọi lănh đạo giáo hội cách lầm lạc trong mọi thời. Nói ra thật buồn, nhưng mỗi thế hệ và triều đại của các nhà lănh đạo Giáo hội đều có những sai lỗi và gây ra biết bao hậu quả tệ hại, cả cho cộng đoàn tín hữu của họ cũng như những người bên ngoài Giáo hội, những người biết về các nhà lănh đạo bất tài này qua truyền thông cũng như qua các phương tiện thông tin khác.

Trong suốt Tin mừng của ḿnh, thánh Gioan c̣n có một cách trộn lẫn những h́nh ảnh để mô tả Đức Giêsu: những kiểu khẳng định “Tôi là”. “Tôi là đường, là sự thật và là sự sống,” “Tôi là sự sống lại,” “Tôi là nước hằng sống”… Thánh Gioan cho thấy rằng Đức Giêsu không muốn làm một cái thùng thư công cộng; như chúng ta thấy trong cuộc trao đổi sau khi chữa lành người mù (chương 9). Những người Pharisêu muốn những giải thích rơ ràng, nghiêm túc và tôn trọng lề luật cũng như truyền thống cách nghiêm ngặt. Tin mừng phong phú của thánh Gioan không chấp nhận hay tuân theo kiểu nghiêm khắc đó. Mầu nhiệm Thiên Chúa trong Đức Giêsu quá lớn nên không thể nào tóm kết trong một kiểu như thế. Mệnh đề “Tôi là” là một ví dụ rất hay về kiểu mở của Tin mừng Gioan giúp chúng ta diễn giải ư nghĩa của Đức Giêsu trong cuộc đời chúng ta.

Có một số lănh đạo giáo hội và một số thành viên muốn thu hẹp và giản lược những thực hành cũng như niềm tin tôn giáo. Chẳng hạn như trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh vừa rồi, một số giáo phận cấm không cho phụ nữ được rửa chân trong nghi thức truyền thống. Nhưng những hạn chế như thế có vẻ như không giống như lối mở của Tin mừng Gioan và những cách thức ngài muốn nói cho mọi thế hệ - kiểu mà các môn đệ đầu tiên, trong đó có cả Gioan, có lẽ chẳng thể tưởng tượng ra. V́ thế, nếu thánh Gioan đă chủ ư để mở ngôn ngữ cũng như h́nh ảnh của ngài, th́ chúng ta có thể tự do áp dụng trong thời gian và không gian của chúng ta.

Hôm nay, có một kiểu khẳng định khác của mệnh đề “Tôi là”. Đức Giêsu nói: “Tôi là cửa." Tôi gặp khó khăn, buồn nản, xáo trộn và đói khát tinh thần nơi đâu? Thánh Gioan giải thích rơ ràng: Người mời chúng ta lại chọn Đức Giêsu, để bước vào cánh của mang lại nguồn sống. Bước vào con đường hẹp, một cánh của, lúc đầu có vẻ như bị hạn chế. Nhưng không hạn chế chút nào nếu cánh của đó dẫn chúng ta đến một nơi an nghỉ và bước vào một nơi được no đủ. Một cánh cửa có thể khóa đoàn chiên trong đó. Nhưng, cánh cửa là Đức Giêsu th́ mở cho đàn chiên đi vô và đi ra.

Tương quan của chúng ta với Đức Giêsu không phải kiểu chung chung. Chúng ta không đơn giản chỉ là những gương mặt trong đám đông. Người biết tên từng con chiên của ḿnh và chúng ta biết tiếng của Người. Có khi chúng ta quên hay lờ đi không nghe tiếng Người và chúng ta bị lạc lối. Nhưng Người t́m kiếm chúng ta, rồi t́m cách kêu gọi chúng ta trở về: có thể qua lời khuyên của một người bạn, một đoạn trong quyển sách đang đọc dang dở, hay một lời trong bài giảng. Rồi, sau khi nghe được lời Người, chúng ta làm một bước ngoặt khác trong đời ḿnh và quay đầu về phía cánh cửa của Đức Giêsu đang rộng mở đón chúng ta bước vào trong sự tha thứ, nghỉ ngơi và canh tân.

Quả là hôm nay Đức Giêsu sử dụng nhiều h́nh ảnh khác nhau để tự mô tả chính ḿnh cho chúng ta. Nhưng thông điệp được nhắc lại trong mỗi h́nh ảnh cho thấy Người quan tâm đến hạnh phúc của chúng ta. Người muốn chúng ta cẩn trọng với các mục tử dẫn chúng ta lạc lối và gây tổn hại cho đạo lư của chúng ta bằng gương mù gương xấu và khả năng lănh đạo tồi của họ. Họ có thể đánh cắp cuộc đời chúng ta, Người nói cho chúng ta biết thế. Người hướng dẫn chúng ta quay về với Người, chúng ta biết tiếng của người và tin tưởng vào lời Người. Người muốn rằng chúng ta “được sống và sống dồi dào.”

Làm sao chúng ta có thể cảm nhận được sự chăm sóc độc nhất mà Đức Giêsu dành cho chúng ta? Hôm nay hăy biết ơn các ngôn sứ cũng như những người thánh thiện trong lịch sử Giáo hội đă gợi hứng cũng như nuôi dưỡng chúng ta. Làm sao chúng ta có thể kể ra được những ân nhân của ḿnh; những người đă hướng dẫn chúng ta trong cuộc đời này? Chúng ta cũng biết ơn v́ những lời mục tử mà chúng ta nghe được nơi các thành viên của gia đ́nh, các thầy cô, nghệ sỹ, cha sở, các tác giả, người hướng dẫn tĩnh tâm, thầy giảng, giáo lư viên,… Qua những người này, Mục Tử nói với chúng ta và chúng ta biết ơn v́ nhận ra tiếng của Người và đáp lại.

Thánh Phêrô nhận ra tiếng gọi của Mục Tử khi Đức Giêsu lần đầu tiên gọi ông khi ông đang trên thuyền. Ngài “bước vào cổng” và theo tiếng gọi của Mục Tử khi lắng nghe lời dạy của Đức Giêsu cũng như chứng kiến các hành động chữa lành của Người trên hành tŕnh tiến về Giêrusalem. Dù Phêrô có quay lưng lại với vị Mục Tử và bỏ rơi Người khi Người cần đến, th́ ngài vẫn nghe được lời tha thứ khi Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ đang sợ hăi trong căn pḥng đóng kín và nói: “B́nh an cho anh em.” Thánh Phêrô quay lại với thầy Giêsu, ngài bước vào cánh của tha thứ đang rộng mở.

Hôm nay, trong bài đọc một, chúng ta nghe một phần bài giảng của thánh Phêrô trong ngày Lễ Hiện Xuống. Ngài đề cập đến “toàn thể nhà Israel” (Cv 2,36). Nhân danh Đức Giêsu, giờ đây Phêrô là lời của Mục Tử kêu gọi đàn chiên của Người. người ta nghe thấy lời của Mục Tử trong bài giảng của Phêrô và đáp lại “Chúng tôi phải làm ǵ đây?” Liên quan đến bài Tin mừng hôm nay, Phêrô kêu gọi người ta quay trở lại và lănh nhận phép rửa nhân danh Chúa Giêsu – để bước qua của vào chuồng chiên. Rất nhiều người đă thực hiện điều đó, 3000 người đă nghe lời Mục Tử và bước vào.

Bước vào “chuồng chiên” có thể giống như bước vào một thế giới khép kín và cô lập. “Hăy đến và gia nhập vào nhóm nhỏ và riêng tư của tôi”. Thật khó! Thánh Phêrô là một thí dụ của một người đă bước qua cửa vào chuồng chiên. Ngài nhận được ân sủng của Thánh Thần, là những ǵ mà ngài hứa các thính giả cũng sẽ nhận được và rồi ngài bước qua cánh cửa rồi tiến ra thế giới bên ngoài. Sau khi Đức Giêsu bị bắt, Phêrô đă từ chối Đức Giêsu. Giờ đây ngài xác nhận mối liên hệ giữa ngài với Đức Giêsu, liều lĩnh và công khai tuyên xưng niềm tin của ḿnh vào Đức Giêsu là “Đức Chúa và là Đấng Kitô”.

Bài giảng của thánh Phêrô hôm nay chỉ là một phần của bài giảng trong ngày Lễ Hiện Xuống. Các bản văn Kinh thánh từ Phục sinh và trong tháng tới hướng chúng ta đến cử hành Lễ Hiện Xuống vào ngày 12 tháng 6. Chúng ta vẫn c̣n thời gian để lắng nghe và canh tân tiếng của Mục Tử Nhân Lành. Người sẽ lại quy tụ chiên của ḿnh vào chuồng, làm chúng ta nên mới bằng Thánh Thần của Người và rồi Đấng tự nhận ḿnh là “cửa” sẽ dẫn đưa chúng ta bước ra thế giới bên ngoài – như Người đă thực hiện nơi Phêrô và các Kitô hữu đầu tiên. Ở đó, chúng ta cũng sẽ can đảm làm chứng cho danh Đức Giêsu bằng lời nói và việc làm của chúng ta. Hy vọng rằng qua cuộc sống của chúng ta, người khác có thể nghe được tiếng của Mục Tử đang mời gọi họ bước qua cánh của rộng mở cho mọi người đi vào đời sống Đức Giêsu ban cho chúng ta.