HOME

 
 

Thư Chung 2005 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam


SỐNG LỜI CHÚA

Kính gửi: Các linh mục, Các tu sĩ, chủng sinh,

và anh chị em giáo dân


1- Lời mở đầu

Anh chị em thân mến,

Được quy tụ bên Đức Kitô Phục Sinh, Đấng đă đích thân giải thích lời Thánh Kinh và bẻ bánh để chia sẻ Sự Sống của Người cho các môn đệ, đồng thời dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Đấng không ngừng ngỏ lời với các Hội Thánh (Kh 2-3), chúng tôi các Hồng Y, Giám Mục tham dự hội nghị thường niên tại Đền Thánh Đức Mẹ Băi Dâu Vũng Tàu từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 9 năm 2005, xin gửi đến anh chị em lời chào thân ái và lời cầu chúc b́nh an của Thiên Chúa.

Với tâm t́nh tạ ơn, chúng tôi vui mừng nh́n lại những hoạt động phong phú trong Năm Thánh Thể. Mỗi người chúng ta đă và đang cảm nghiệm dồi dào t́nh yêu thương của Thiên Chúa qua Đức Giêsu, Đấng phó ḿnh làm lương thực thiêng liêng và hiện diện giữa chúng ta trong Bí Tích kỳ diệu. Xin cám ơn anh chị em đă nhiệt thành đáp lại lời mời gọi của chúng tôi qua việc siêng năng đến với bàn tiệc Thánh Thể và đă có những cố gắng thiết thực nhằm “thắp sáng lên niềm tin Thánh Thể, hâm nóng thêm ḷng yêu mến Thánh Thể, khơi dậy niềm hy vọng hồng phúc nơi mỗi người” (Thư Chung năm 2004, số 13).

Ngoài bàn tiệc Thánh Thể, người Kitô c̣n được mời gọi tham dự  bàn tiệc thứ hai là bàn tiệc Lời Chúa. Thật ra cả hai bàn tiệc đều diễn tả cùng một mầu nhiệm, mầu nhiệm Sự Sống. Chính v́ thế, sau khi đă cùng với anh chị em sống mầu nhiệm Thánh Thể trong năm vừa qua, năm nay chúng tôi mời gọi anh chị em đào sâu ư nghĩa và vai tṛ của LỜI CHÚA. Hơn nữa, năm nay kỷ niệm 40 năm Hiến Chế Tín Lư của Công Đồng Vatican II về Mạc Khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), một trong những văn kiện quan trọng nhất của Công Đồng về giáo lư cũng như về mục vụ. Về giáo lư, Hiến Chế nhắc nhở chúng ta nội dung đức tin hết sức phong phú và sống động của Giáo Hội về Mạc Khải của Thiên Chúa hoàn tất trong Đức Kitô. Về mục vụ, Hiến Chế đă khẳng định chỉ có Lời đến từ Thiên Chúa, được thông truyền và diễn tả qua chính đời sống Giáo Hội cũng như qua chứng tá của mỗi Kitô hữu mới có thể đem lại ánh sáng và niềm vui cho một thế giới đang khắc khoải t́m kiếm con đường về với Sự Thật và Sự Sống (x. MK 21).

V́ thế, với Thư mục vụ này, trước tiên chúng tôi muốn cùng với anh chị em ôn lại giáo huấn của Công Đồng về Lời Chúa, sau đó cùng suy nghĩ về phương cách sống Lời Chúa trong hoàn cảnh cụ thể của Giáo Hội Việt Nam hôm nay.


I.  THIÊN CHÚA NGỎ LỜI VỚI NHÂN LOẠI

2- Lời yêu thương từ Chúa Cha

V́ yêu thương, Thiên Chúa đă ngỏ lời với chúng ta để chúng ta được thông phần hạnh phúc viên măn của Ngài. Ngài cũng mạc khải chính mầu nhiệm sự sống Ba Ngôi là đích điểm của đời sống Kitô hữu. Thiên Chúa c̣n ngỏ lời với con người qua lịch sử Israel, dân riêng của Ngài, đồng thời cũng là lịch sử cứu độ. Qua Thánh Kinh, Thiên Chúa nhờ loài người và dùng cách nói của loài người mà phán dạy. Ngài đă hạ ḿnh, mang lấy những bất toàn và giới hạn của ngôn ngữ nhân loại, để nói với chúng ta. Nhờ đó, “chúng ta học biết lượng nhân từ khôn tả của Thiên Chúa và biết, do quan pḥng săn sóc đến bản tính chúng ta, Ngài đă thích ứng lời nói của Ngài đến mức nào” (MK 13).

3- Lời hiện thân nơi Chúa Giêsu Kitô

Sau khi đă ngỏ lời với nhân loại bằng nhiều thể nhiều cách, “vào thời sau hết này, Thiên Chúa đă phán dạy chúng ta qua Thánh Tử (Dt 1,2a). Đức Giêsu Kitô chính là Lời của Thiên Chúa (MK 1), Đấng “vẫn hướng về Chúa Cha và nay đă được tỏ bày cho chúng ta” (1 Ga 1,2). Thiên Chúa là Đấng vô h́nh, nhưng ai thấy Chúa Con là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). Đức Giêsu đă đến hoàn tất Mạc Khải bằng chính sự hiện diện của Người, đồng thời Người tỏ ḿnh qua lời nói cũng như việc làm, dấu chỉ và phép lạ, nhất là qua cuộc tử nạn và phục sinh vinh quang. Lời Chúa không chỉ là Lời Đức Kitô rao giảng, hay lời các tông đồ rao giảng về Đức Kitô, mà c̣n là trọn vẹn con người và cuộc sống tại thế của Người. Như thế, không điều ǵ nơi Đức Kitô mà lại không phải là Lời đích thực của Thiên Chúa muốn ngỏ với chúng ta và không một chi tiết nào trong cuộc đời Đức Kitô mà không mạc khải cho chúng ta về Thiên Chúa cũng như về t́nh yêu cứu độ của Ngài. Thánh sử Gioan đă quả quyết với chúng ta: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một” (Ga 3,16). Là Lời của Thiên Chúa, Đức Giêsu vẫn luôn hiện diện giữa chúng ta, “v́ chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo Hội” (PV 7).

4- Lời sống động trong Chúa Thánh Thần

Trong cuộc đối thoại kỳ diệu giữa Thiên Chúa và con người, Chúa Thánh Thần đóng một vai tṛ quan trọng. Bởi lẽ Thánh Kinh được viết ra dưới sự linh hứng của Ngài. Như vậy, một đàng Ngài soi sáng việc soạn thảo Thánh Kinh, đàng khác Ngài “đánh động và quy hướng con tim về cùng Thiên Chúa, Ngài mở mắt lư trí và cho mọi người cảm thấy dịu ngọt khi ưng thuận và tin vào chân lư. Và để người ta hiểu biết Mạc Khải sâu xa thêm măi, cũng chính Chúa Thánh Thần không ngừng ban các ơn huệ mà kiện toàn đức tin” (MK 5). Nhờ Chúa Thánh Thần mà kho tàng Mạc Khải được lưu truyền cách nguyên vẹn cho mọi thời đại. Chính Ngài đă và đang “làm cho tiếng nói sống động của Phúc Âm vang dội trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội làm vang dội trong thế giới, hướng dẫn các tín hữu nhận biết toàn thể chân lư và làm cho lời Chúa Kitô tràn ngập ḷng họ” (MK 8). Nhờ sự soi sáng hướng dẫn của Ngài, chúng ta có thể mạnh dạn thân thưa cùng Chúa Cha trong tâm t́nh con thảo : “Abba, Cha ơi” (Rm 8,15).                    

II-  CON NGƯỜI ĐÓN NHẬN LỜI CHÚA

5- Lời Chúa là Lời Cứu độ

Thiên Chúa dùng Lời của Ngài để sáng tạo và cứu độ. Ngài ngỏ lời với con người v́ yêu thương và muốn cho con người được hạnh phúc. Tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn mạc khải cho chúng ta qua Thánh Kinh, đều nhằm mục đích cứu độ chúng ta cùng với tất cả mọi loài thụ tạo. Công Đồng Vatican II lưu ư khi nghiên cứu Thánh Kinh, ngoài những yếu tố nhân loại như cá tính và văn phong của tác giả, không bao giờ được quên rằng Thánh Kinh chủ yếu chứa đựng những chân lư cứu độ mà Thiên Chúa muốn truyền đạt cho con người (MK 12). V́ thế, bầu khí thuận lợi và lư tưởng để đọc Lời Chúa vẫn là bầu khí cầu nguyện, nghĩa là đọc “trong Chúa Thánh Thần” và trong sự hiệp thông với truyền thống sống động của Giáo Hội (MK 12), v́ “nhiệm vụ này đă được ủy thác cho một ḿnh Huấn Quyền sống động của Giáo Hội, quyền này được thi hành nhân danh Chúa Giêsu Kitô” (MK 10). Khi con người thực sự đến với Lời Chúa, tâm hồn và cuộc sống của họ được nâng lên cao, được nuôi dưỡng bằng chính Lời Hằng Sống. Bởi lẽ “tất cả những ǵ được viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính” (2 Tm 3,16).

6- Lời Chúa là nguồn sống của Giáo Hội

Tất cả những giáo huấn trên về Lời Thiên Chúa trong Hiến Chế của Công Đồng đều quy về một mục đích chính, đó là làm sao để Lời Chúa thực sự trở nên lương thực thiêng liêng của Giáo Hội cũng như của mỗi Kitô hữu (MK 21-26 ; x. Ga 10,10), v́ Lời Chúa là “quy luật tối cao hướng dẫn đức tin”, “là lương thực cho linh hồn, nguồn sống tinh tuyền và trường tồn cho đời sống thiêng liêng” của tất cả chúng ta (MK 21). Chính v́ thế, Lời Chúa phải được “tôn kính như chính Thân Thể Chúa” (MK 21) và phải có một vị trí quan trọng trong đời sống thiêng liêng của Kitô hữu, nếu chúng ta thực sự muốn “khởi đầu lại từ Đức Kitô”. “Cũng như đời sống Giáo Hội được tăng trưởng nhờ năng tiếp xúc với mầu nhiệm Thánh Thể, cũng thế, ta được phép hy vọng rằng đời sống thiêng liêng nhận được một sự thúc đẩy mới nhờ việc tăng thêm ḷng sùng kính Lời Thiên Chúa, là Lời “tồn tại muôn đời” (Is 40,8 ; 1 Pr 1,23-25)” (MK 26).    


III. LỜI CHÚA VỚI CUỘC SỐNG HÔM NAY

Anh chị em thân mến,

“Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa” (Lc 11,28). Chúng ta không chỉ loan báo Lời Chúa mà c̣n phải thể hiện Lời Chúa trong đời sống hằng ngày. Sau khi đă cùng với anh chị em t́m hiểu giáo huấn của Công Đồng, chúng tôi muốn nêu lên một vài gợi ư thực tiễn, với mong muốn cho mọi thành phần Dân Chúa có thể kín múc nơi Lời Chúa sức mạnh thiêng liêng cho đời sống đức tin và luân lư trong mọi hoàn cảnh cuộc đời.

7- “Phải mở rộng lối vào Thánh Kinh cho các Kitô hữu” (MK 22)

Thánh Giêrônimô đă viết: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” (được trích trong MK 25). Do đó, bận tâm hàng đầu của chúng tôi là làm sao cho mọi tín hữu có thể tiếp cận với Lời Chúa, không những trong Phụng vụ mà c̣n trong đời sống thường ngày. Cụ thể là:

- Phát động và cổ vơ để mỗi gia đ́nh có sách Thánh Kinh, ít là Tân Ước.

- Tạo cơ hội tôn vinh và suy niệm Lời Chúa, riêng từng cá nhân, trong gia đ́nh hoặc cộng đoàn.

- Dành vị trí trọng yếu cho Lời Chúa trong các giờ cầu nguyện và các việc đạo đức.

- Phát huy phương pháp diễn giải phù hợp với từng giới, áp dụng những h́nh thức phổ biến Lời Chúa bằng các phương tiện truyền thông hiện đại.

8- Tăng cường vai tṛ ưu tiên của Thánh Kinh

Yêu mến Thánh Kinh không chỉ thể hiện qua việc phổ biến sách Thánh Kinh, mà c̣n là siêng năng đọc Lời Chúa trong đời sống và cho đời sống cụ thể của ḿnh. Nói cách khác, đọc Lời Chúa không những để hiểu về Chúa mà c̣n để t́m hướng đi cho cuộc đời.

Nh́n chung, Kitô hữu Việt Nam c̣n chưa thực sự chú trọng đến việc đọc Thánh Kinh. Có thể nói, chúng ta rất siêng năng đọc kinh, nhưng c̣n chưa chú trọng đến việc đọc và suy niệm Lời Chúa. Thánh Kinh chưa có chỗ đứng xứng đáng trong các sinh hoạt đạo đức, nhất là trong đời sống gia đ́nh.

Việc suy gẫm Lời Chúa ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách, nhất là trong một xă hội đang biến chuyển sâu rộng về mọi phương diện, bởi lẽ Lời Chúa chỉ ra những định hướng và nền tảng cho đời sống luân lư đạo đức. Ước ǵ Thánh Kinh, nhất là những trang liên hệ đến đời sống mới trong Đức Kitô, từ Bài Giảng Trên Núi cho đến những lời khuyến thiện trong Thư các thánh Tông đồ, từ các sách Khôn Ngoan trong Cựu Ước cho đến những lời cảnh tỉnh trong sách Khải Huyền, thực sự trở thành sức mạnh nâng đỡ và ánh sáng soi đường cho chúng ta.

9- Canh tân đời sống trong ánh sáng Lời Chúa

a- Với các linh mục và phó tế: chúng tôi xin mượn lời Công Đồng Vatican II để nhắc nhở anh em, hăy lo “gắn bó với Thánh Kinh nhờ chuyên cần đọc Sách Thánh và học hỏi kỹ càng; nếu không, sẽ có người trong họ thành “kẻ rao giảng Lời Thiên Chúa bên ngoài uổng công, bởi v́ họ không lắng nghe Lời đó trong ḷng”  (x. T. Augustinô, được trích dẫn trong MK 25). Ước ǵ lời nhắn nhủ của Đức Giám mục trong Nghi lễ phong chức linh mục luôn vang măi trong tâm trí anh em: “Chúng con đă vui mừng lănh nhận Lời Chúa, chúng con hăy đem ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm Lời Chúa, chúng con hăy chú tâm tin điều chúng con đọc, dạy điều chúng con tin và thi hành điều chúng con dạy” (Nghi lễ phong chức linh mục). Loan báo Lời Chúa là sứ mạng chính yếu và là lẽ sống của chúng ta. Chính v́ sứ mạng này mà chúng ta được chọn và sai đi (x. Mt 10,4; Mc 3,13-14). Đó cũng là di chúc của Thầy Chí Thánh trước khi về trời (x. Mt 28,19-20; Mc 16,15-18).

b- Với các tu sĩ:  ước mong việc sống Lời Chúa trong năm nay sẽ là thời gian thuận lợi cho việc canh tân đoàn sủng mà anh chị em đă lănh nhận và cam kết dấn thân. Như lời Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II trong “Tông huấn về Đời Sống Thánh Hiến” (94), Lời Chúa là “nguồn mạch đầu tiên của mọi linh đạo”. Trong Tông Thư “Khởi Đầu Ngàn Năm Mới” (39), ngài viết: “Lời Chúa phải trở nên một sự gặp gỡ ban sự sống, theo truyền thống xa xưa và luôn vững chắc về việc đọc Sách Thánh (lectio divina), cho phép rút ra từ bản văn Thánh Kinh Lời Hằng Sống, là lời chất vấn, hướng dẫn và h́nh thành cuộc sống chúng ta”. Anh chị em hăy đào sâu kinh nghiệm thiêng liêng về Lời Chúa một cách đặc biệt, nhờ đó anh chị em có thể trở lại với trọng tâm ơn gọi của ḿnh, và giúp cho cộng đoàn tín hữu thăng tiến trên con đường thánh đức (x. Huấn thị “Xuất phát lại từ Đức Kitô”, 13).

c- Với anh chị em giáo dân:  chúng tôi mời gọi anh chị em trở lại với dụ ngôn người gieo giống trong Tin Mừng Thánh Luca để ư thức rằng mỗi Kitô hữu vừa là người gieo giống vừa là thửa đất để đón nhận Lời Chúa (x. Lc 8,5-15). Đối với Lời Chúa, anh chị em hăy sửa soạn tâm hồn để trở thành mảnh đất màu mỡ. Đối với tha nhân, anh chị em hăy trở nên người gieo giống cần cù, kiên nhẫn tin tưởng không quản ngại chông gai sỏi đá.

Đây là một sứ mạng đ̣i hỏi nhiều hy sinh và cố gắng để khắc phục mọi nghịch cảnh. Cuộc sống hôm nay đặt ra những thách đố lớn lao, nhiều lúc khiến anh chị em chao đảo, thất vọng. Trong những hoàn cảnh như thế, anh chị em hăy nhớ đến Chúa Giêsu trong câu chuyện hai môn đệ làng Emmaus (x. Lc 24,13-35). Khi đồng hành với hai môn đệ đang bi quan chán nản, Người đă đem lại cho các ông niềm vui và sức mạnh qua việc diễn giải Thánh Kinh. Người cũng sẵn sàng hiện diện để nâng đỡ anh chị em, nếu anh chị em biết mở rộng tâm hồn để lắng nghe Lời Người.

d- Cách riêng với các bạn trẻ: chúng tôi muốn nhắc lại lời Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI trong bài giảng bế mạc Ngày Quốc tế Giới Trẻ tại Cologne, ngày 21-8-2005: “Các bạn hăy giúp nhân loại khám phá ánh sao dẫn đường đích thực là Đức Giêsu Kitô. Chính chúng ta cũng cần t́m hiểu về Người mỗi ngày một hơn để có thể dẫn đưa tha nhân tin tưởng đến với Người. V́ thế, nếu yêu mến Thánh Kinh là điều hệ trọng, th́ am hiểu đức tin của Giáo Hội cũng hệ trọng không kém, bởi v́ nhờ Giáo Hội, ta mới  hiểu được ư nghĩa của Thánh Kinh”. Các bạn sẽ là chủ nhân của tương lai, là niềm  hy vọng của Giáo Hội. Trước bao nhiêu khuynh hướng, trào lưu và thần tượng của thời đại, các bạn không được phép sai lầm khi lựa chọn tiêu chuẩn hướng dẫn hành động. Lời Chúa là Ánh Sáng duy nhất giúp các bạn trong sự lựa chọn có tính quyết định này.

10- Để Lời Chúa đi vào cuộc sống

Ư chính của những ǵ vừa nêu ra trên đây là mỗi giới cần phải phát huy ḷng yêu mến Lời Chúa sao cho phù hợp với điều kiện riêng của ḿnh, nhưng tất cả đều phải biểu lộ ḷng yêu mến ấy bằng hành động như Chúa đă dạy: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!” mà được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ư muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). Ḷng yêu mến không phải chỉ là chuyện lư thuyết, nhưng phải minh chứng bằng việc làm: “Ai yêu mến Thầy, th́ sẽ giữ Lời Thầy” (Ga 14,23). Việc thực hành Lời Chúa chính là nền tảng cho cuộc sống Kitô hữu như Lời Chúa phán: “Ai nghe Lời Ta nói đây mà đem ra thực hành, th́ ví được như người khôn xây nhà trên đá” (Mt 7,24). Chính Đức Giêsu đă thực hành những lời Người rao giảng: Người đă tha thứ cho những kẻ giết ḿnh, quan tâm đến những người bé mọn, hy sinh mạng sống cho nhân loại mà Người yêu mến. Trong bữa tiệc ly, sau khi giải thích sứ mạng Người Tôi Tớ, Đức Giêsu đă nêu gương cụ thể trong cử chỉ rửa chân cho các môn đệ, như để thực hiện chính điều Người đă truyền dạy. Đến ngày phán xét, Chúa không chất vấn chúng ta về sự uyên bác lư thuyết, nhưng về những việc chúng ta đă làm cho tha nhân.

Trong một xă hội c̣n thiếu tôn trọng sự thật, Kitô hữu phải tập và nêu gương sống ngay thẳng. Trong một xă hội c̣n thiếu tôn trọng sự sống con người, Kitô hữu quyết tâm cổ vơ và bảo vệ nền văn hóa sự sống. Trong một xă hội chạy theo lợi nhuận, thiếu tôn trọng phẩm giá con người, gạt người nghèo sang bên lề cuộc sống… Kitô hữu được mời gọi dấn thân xây dựng nền văn minh t́nh thương.


LỜI KẾT

11- Sống Lời Chúa theo gương Đức Maria

Anh chị em thân mến,

Để kết luận, chúng tôi mời gọi tất cả anh chị em hướng về Thập Giá, nơi có Đức Maria và người môn đệ Chúa yêu, để lắng nghe lời trăn trối: “Này là Mẹ con” (Ga 19,26-27). Tưởng không có ǵ sâu xa và thấm thía hơn khi Đức Giêsu chỉ công bố “mọi sự đă hoàn tất” (Ga 19,30) sau khi thốt ra lời trao gửi đó, như thể trong việc đón nhận Mạc Khải Thiên Chúa không thể thiếu sự hiện diện của Đức Maria.

Hành tŕnh đức tin của Đức Maria là hành tŕnh của người môn đệ. Mẹ là người môn đệ hoàn hảo luôn biết lắng nghe Lời Chúa và cộng tác với chương tŕnh của Thiên Chúa qua sự vâng phục và t́nh mến. Trước những biến cố cứu độ được thực hiện qua cuộc đời và sứ mạng của Đức Giêsu, Mẹ đă ghi nhớ và suy niệm  trong ḷng (x. Lc 2,51). Ngày hôm nay Mẹ đang nói với chúng ta điều Mẹ đă nói với những người giúp việc tại tiệc cưới Cana: “Người bảo ǵ, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2,5).

Mẹ Maria, người đă đón nhận Lời Chúa trong tâm hồn trước khi cưu mang Ngôi Lời trong ḷng dạ, xin Mẹ dạy chúng ta biết sống Lời Chúa bằng tất cả tấm ḷng, để chính cuộc sống chúng ta cũng trở thành Tin Mừng cho mọi người anh em,  trên quê hương Việt Nam thân yêu này.

Làm tại Đền Thánh Đức Mẹ Băi Dâu ngày 9 - 9 - 2005

Thay Mặt. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

+ Gm. Phaolô Nguyễn văn Hoà
Chủ Tịch

+ Gm. Phêrô Nguyễn Soạn
Tổng Thư Kư