HOME

 
 

Phần Nhất :
THƯỢNG CỔ VÀ TRUNG CỔ

Chương Chín

GIÁO HỘI THỜI HOÀNG KIM

VĂN MINH TRUNG CỔ (t.k. XII-XIII)
 

I. Tổ chức Giáo quyền

1. Ngôi Giáo hoàng và Giáo triều Roma

2. Tổ chức Giáo quyền tại các địa phận

3. Đời sống giáo dân

II. Các ḍng tu

1. Những ḍng tu “nhập thế”

2. Những ḍng tu “hành khất”: thánh Đaminh và thánh Phan sinh

3. Công cuộc tuyên giáo tại miền Đông Bắc Âu châu, ở Á Châu và Phi châu

III. Phụng vụ, nghệ thuật, văn hóa

1. Bí tích phụng vụ và sống đạo

2. Nghệ thuật thánh

3. Kinh viện Học phái

4. Đại học

 

Hai thế kỷ XII và XIII lịch sử Giáo hội được nh́n nhận là thời hoàng kim của văn minh tôn giáo Trung cổ,[1] tuy đó cũng là những thiên kỷ đen tối, nhiễu loạn và suy vi tại nhiều Quốc gia Âu châu.[2] Thật vậy, làm ǵ người ta lại không cảm nghĩ về một t́nh trạng bất ổn khi biết bao chính thể lần lượt sụp đổ, khi đế quốc La Đức liên miên gây biến trên đất Ư, làm đảo lộn cả miền Trung Âu từ Bắc xuống Nam suốt hai thế kỷ, với những cuộc giao tranh đẫm máu giữa phe Giáo hoàng (Guelfe) và phe Hoàng đế (Gibelin). Bị các hoàng đế La Đức đe dọa ngay tại Roma, các Giáo hoàng thuộc ḷng phải lưu vong. Người ta tính trong 110 năm (1088-1198), các ngài chỉ được ngồi tại giáo đô có 55 năm.[3] Rồi đến chiến tranh giữa các vua chúa, cuộc tái chiếm Palestina của Hồi giáo và Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng thời gian ấy, lạc giáo Cathar hay Albigenses nổi lên ở Tây phương.[4] T́nh trạng như thế ai bảo không phải là đen tối nhất?

Tuy nhiên, thời bị coi là đen tối và nhiễu loạn đó lại chính là thời uy quyền của Thiên Chúa được sáng tỏ hơn hết trong Giáo hội. Hàng Giáo phẩm, giáo sĩ có uy tín và can đảm bảo vệ đức tin, giáo dân nhiệt thành sống đạo, hàng tu sĩ dấn thân phục vụ dân Chúa. Đó là kết quả tinh thần Kitô giáo đă ảnh hưởng thâm sâu vào đời sống xă hội thời Trung cổ. Giáo hội hơn khi nào hết, được coi là “Thành tŕ Thiên Chúa” (Civitas Dei) mà thánh Âutinh đă nói đến. Quyền tối cao của ngôi Giáo hoàng bao trùm cả Giáo hội, và được các Quốc gia kính trọng nh́n nhận. Công cuộc canh tân Giáo hội thành công nhất trong việc cải thiện đời sống hàng giáo sĩ. Đời sống tu tŕ cũng được cải tổ, nhất là có những đường lối hoạt động mới: ḍng tu “nhập thế”, ḍng tu “hành khất”. Sau hết, người ta nói đây là thời thịnh vượng nhất về văn hóa và nghệ thuật Kitô giáo Trung cổ, tưởng không phải quá đáng.


I

TỔ CHỨC GIÁO QUYỀN


1. Ngôi Giáo hoàng và Giáo triều Roma

Cuộc “cách mạng” của đức Gregori VII (1073-85) đă trả lại quyền độc lập cho ngôi Giáo hoàng. và dần đưa các ngài tiến tới quyền uy tột đỉnh dưới thời đức Innocentê III (1198-1216). Đó là bước tiến quan trọng của văn minh Kitô giáo. Đức Giáo hoàng là Giám mục thành Roma, đồng thời là thủ lănh tối cao trong Giáo hội, đấng kế vị thánh Pherô, đại diện Chúa Kitô ở trần gian. Đức Thánh Cha có quyền tối cao trên toàn thể Giáo hội và trên mỗi người tín hữu. Đây là lời phát biểu của đức Innocentê III, vị đại Giáo hoàng thế kỷ XIII: “Ta đă được Thiên Chúa đặt trên các Dân tộc và các Quốc gia”. “Giáo hội Roma là Mẹ và là Thày các Giáo hội khắp hoàn cầu”. “Ta nắm mọi quyền hành của Chúa Kitô trên mặt đất, và bước theo Người ta phải mưu ḥa b́nh cho nhân loại”.[5]

Đức Innocentê III khi lên ngôi mới 37 tuổi, h́nh dáng bé nhỏ, trí óc thông minh, khôn ngoan phi thường. Người ta gọi Innocentê là Salomon thời Trung cổ. Chính ngài đă đem quyền uy Giáo hoàng lên tuyệt đỉnh. Hết mọi công việc lớn lao trên thế giới đều tới tay ngài, ngài can thiệp vào các việc đạo cũng như đời: trừng phạt những ông vua phạm luật hôn nhân (Philippe-Auguste), hoặc cướp di sản Giáo hội (John Lackland), hạ bệ ông vua này (Otton IV), phong tước cho ông hoàng kia (Friedrich II), ḥa giải những vụ tranh chấp giữa các vua Công giáo, bảo vệ quyền độc lập Ṭa thánh, mộ binh Thánh giá Gierusalem và Albi. Quyền uy và thế lực của ngôi Giáo hoàng c̣n được thể hiện tại Công đồng Latran IV (1215) do đức Innocentê triệu tập, quy tụ 400 tổng giám mục và giám mục, 800 bề trên các ḍng tu, và vua chúa đại diện các quốc gia, khiến Công đồng đích thực là Công đồng của thế giới Kitô giáo. Công đồng nhằm hai mục đích: canh tân Giáo hội và giải phóng Đất Thánh. Đức Thánh Cha băng hà vào mấy tháng sau, để lại nhiều tác phẩm tu đức như Về sự khinh chê thế gian, Về Mầu nhiệm Thánh Lễ. Thánh ca Stabat Mater và kinh Veni Sancte Spiritus cũng là tác phẩm của ngài.

Ơn “bất khả ngộ” của vị đại diện Chúa Kitô cũng đă được thánh Tôma Aquino (+ 1274) nói đến và bênh vực từ thời này.[6] Năm 1234, đức Thánh Cha Gregori IX dành cho Ṭa thánh quyền tuyên bố Hiển thánh và Chân phước. [7] V́ cho tới khi đó, việc nh́n nhận một đấng thánh là do tiếng nói của dân với sự chấp thuận của tổng giám mục địa phận. Đại Công đồng Latran IV cũng khẳng định, chỉ Ṭa thánh mới có thẩm quyền xác nhận những hài cốt các thánh, để đưa ra cho giáo dân kính viếng. Từ thế kỷ XII, các Giáo hoàng giữ lại quyền tha giải một số trọng tội, và do đấy ṭa Xá giải được thiết lập. Ṭa này có quyền tha giải các tội vạ và chuẩn chước những luật lệ. Ngoài ra, c̣n có nhiều ṭa án do Ṭa thánh thiết lập, đặc biệt ṭa Truy tà (Inquisition), nói lên quyền tài phán của Giáo hội thời đó. Đại Công đồng trước đây có thể do hoàng đế triệu tập, từ thế kỷ XII (Latran I, 1123) chỉ đức Thánh Cha mới có quyền đó, cũng như quyền châu phê các Sắc lệnh của Công đồng.[8]

V́ công việc mỗi ngày thêm nhiều, đức Giáo hoàng cần có thêm phụ tá và cố vấn. Từ thế kỷ XI đă có tổ chức Giáo triều Roma (Curia Romana), gồm những ṭa sau đây: Chưởng ấn Tông ṭa, Nội vụ Tông ṭa, ṭa Xá giải, ṭa Thượng thẩm. Đứng hàng đầu các phụ tá và cố vấn là hồng y. Đây là những vị có tài học rộng, có tâm hồn đạo đức trí phán đoán và khôn ngoan trổi vượt, do Giáo hội tuyển chọn. Các ngài vừa làm cố vấn vừa đứng phụ trách các Bộ, các ṭa và văn pḥng tại Giáo triều. Tổ chức Hồng y đoàn được ấn định rơ rệt do đức Eugeniô III (1150), và kể từ năm 1170 việc bổ nhiệm hồng y dành cho đức Thánh Cha. Con số hồng y bấy giờ rất thấp: thế kỷ XI khoảng 50 vị, thế kỷ XII và XIII chỉ có từ 20 đến 30. Năm 1586, đức Sixtô V ấn định con số Hồng y là 70.

Ngay từ những thế kỷ đầu, đức Giáo hoàng thường cử đại diện tham dự các công đồng hoặc can thiệp vào những công việc hệ trọng, đó là sứ thần (légat). Các vị này được chọn trong hàng giáo sĩ Roma hoặc trong hàng giám mục Ư trực thuộc Ṭa thánh. Công việc của các ngài rất quan trọng, nhất là thời đức Gregori VII, nên từ trung tuần thế kỷ XI việc đi sứ được trao cho các hồng y, và v́ thế mang thêm danh hiệu de latere (đặc sứ). Nhiệm vụ làm sứ giả c̣n được ủy thác một cách lâu bền cho một số tổng giám mục chính ṭa, các vị này mang tước hiệu Legati nati. C̣n chức đại sứ (nonce) được dành cho các giám chức (thường là giám mục), có nhiệm vụ đi công cán về một công việc riêng biệt, cả vấn đề chính trị, có liên quan với những việc thường vụ. Vị đại sứ (inter-nonce) có tính cách bền vững và cấp ngạch như vị đại sứ toàn quyền (ministre plénipoten-tiaire). Khâm sứ (délégué) cũng là đại diện đức Thánh Cha, nhưng không có tính cách ngoại giao.

Ít quyền hành trước kia dành cho các tổng giám mục và công đồng giáo tỉnh, nay được trao cho đức Giáo hoàng, như quyền kiểm soát và hợp thức hóa việc bầu cử giám mục. Từ thế kỷ IX, đă có luật các tổng giám mục sau ba tháng được tấn phong, phải xin đức Thánh Cha trao ban Pallium (áo choàng). Thế kỷ XI trở đi các ngài phải đích thân tới Roma để lănh nhận. Sang thế kỷ XII, các giáo chủ tuyên thệ tuân phục đức Thánh Cha, và cứ định kỳ phải đến Roma bệ kiến (visitatio liminum, ad limina) để báo cáo t́nh h́nh. Đến thế kỷ XV, việc tuyên thệ vâng phục và bệ kiến đức Thánh Cha c̣n buộc cả các giám mục.

Đức Thánh Cha là người đứng đầu Giáo hội Công giáo và là người đứng đầu Quốc gia Vatican, đồng thời là giám mục thành Roma. Ngài có sự cộng tác và giúp đỡ của Hồng-y-đoàn và Giáo triều Roma, từ năm 1965 có thêm Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới. Khi đức Giáo hoàng băng hà, Hồng-y-đoàn tạm nắm quyền cai trị Giáo hội, và bầu Giáo hoàng mới trong một pḥng, gọi là “mật tuyển viện” (conclave).[9] Công đồng Latran III (1179) quy định thể thức bầu cử Giáo hoàng, đ̣i 2/3 số phiếu cử tri.

Để có tiền chi phí tại Giáo triều, nhất là v́ các nhân viên làm việc mỗi ngày thêm đông, ngoài những lợi tức của nước Ṭa thánh, tiền đóng gop của các thánh đường, tu viện, tiền vua chúa nhiều Quốc gia nộp hàng năm, c̣n có loại thuế đặc biệt và bất thường, như thuế Pallium do một tổng giám mục phải nộp khi lănh nhận áo choàng, thuế servitia communia do giám mục hay đan viện phụ phải đóng gop khi nhận quyền, thuế visitationes do các giám mục mỗi khi đến bệ kiến đức Thánh Cha. Hầu hết các loại thuế (taxe) này bắt nguồn từ thói quen t́nh nguyện dâng biếu Ṭa thánh, đă có từ lâu đời.

Việc biên soạn bộ giáo luật bắt đầu từ thế kỷ XII do linh mục Gratianus ḍng Biển đức, một luật gia trứ danh thời đó. Sau nhiều năm làm việc, một bộ luật thành h́nh vào khoảng năm 1142, nhan đề Concordia discordantium canonum, đến sau quen gọi là Decretum Gratiani. Công cuộc được tiếp tục do thánh Raymunđô Penafort (1175-1275) ḍng Đaminh theo lệnh của đức Gregori IX: Decretales Gregorii gồm 5 quyển (1234), và cứ tiếp tục măi. Cuối thế kỷ XV, lần thứ nhất bộ luật được ấn hành do luật gia Jean Chapuis: Corpus juris canonici (Paris 1499-1502).


2. Tổ chức Giáo quyền tại các địa phận

Dưới quyền đức Thánh Cha và trực tiếp chịu trách nhiệm với ngài, trong việc cai quản các giáo tỉnh và địa phận là giáo chủ, tổng giám mục và giám mục. Trong khi hàng giám mục mỗi ngày thêm quan trọng trong lănh vực chính trị, đặc biệt trong đế quốc La đức mà phần lớn các vị là lănh chúa, th́ sự độc lập trong lănh vực tôn giáo và quyền bính giám mục bị suy giảm, không những v́ sự tập trung quyền hành của ngôi Giáo hoàng, nhưng c̣n v́ lư do khác. Đó là ảnh hưởng của hội đồng kinh sĩ, sau khi được cải tổ, trở thành lớn trong địa phận. Uy thế của các kinh sĩ đă khiến hoàng đế và các Giáo hoàng, cũng phải có những hội đồng như vậy tại nhiều thánh đường ở Đức và Roma.[10]

Từ thỏa hiệp Worms (1122), việc tuyển cử giám mục trong thế kỷ XII hoàn toàn ở trong tay hội đồng kinh sĩ, sau khi gạt các giáo sĩ khác cũng như giáo dân ra ngoài. Các kinh sĩ c̣n là cố vấn của giám mục, cộng tác với giám mục trong việc cai quản địa phận, tựa như hồng y tại Giáo triều Roma. Trong nhiều việc quan trọng, giám mục phải có sự chấp thuận, hay ít ra phải nghe lời bàn của hội đồng. Khi ṭa giám mục trống ngôi, hội đồng kinh sĩ cai quản địa phận cho tới khi có chủ chăn mới. Từ đầu thế kỷ XIII, người được đề cử làm giám mục thường bị cử tri đoàn đ̣i hỏi một số quyền lợi, gọi là “điều ước tuyển cử” (capitulations éleclorales). Tại nhiều địa phận, người ta c̣n buộc ai muốn ứng cử giám mục, phải là người thuộc hàng quí tộc như một điều kiện. Lề lối tuyển cử như thế dĩ nhiên sẽ có những hậu quả không tốt.

V́ các giám mục thời đó phải cai trị những địa phận rộng lớn, lại mắc vướng nhiều công việc trần thế, như nhiệm vụ tư pháp, pḥng vệ xứ sở, xây đồn đắp lũy, giữ ǵn an ninh trật tự...,[11] nên trách nhiệm mục vụ được trao cho những tổng phó tế (archidiacre) trong hội đồng kinh sĩ. Những vị này là phụ tá giám mục, ban đầu có rất nhiều quyền hành, nhưng rồi giảm bớt dần. Cuối thế kỷ XII, các giám mục tự đặt lấy cho ḿnh vị tổng đại diện (vicaire général), cùng nhiều viên chức khác. Các vị này là những người được tín nhiệm và trao phó nhiều quyền hành, khiến thế lực của tổng phó tế hết dần, nhất là sau Công đồng Trento (1545-63).

Để có người trợ giúp ḿnh cả về nghĩa vụ giám mục, nhất là trong những địa phận quá đông dân, nhiều tổng giám mục hoặc giám mục có thêm phụ tá, đó là những giám mục phụ tá hay hiệu ṭa. Khi Hồi quân xâm chiếm Đông phương và nước Tây Ban Nha, cũng như sau này quân Mông Cổ đánh phá Đông Âu, nhiều vị giám mục bị trục xuất khỏi địa phận. Đến khi những vị này từ trần, Ṭa thánh đặt người kế vị để duy tŕ quyền hành xưa, cũng v́ hy vọng sẽ lấy lại những ṭa đă mất. Các giám mục này được tấn phong và mang hiệu ṭa, không có thẩm quyền giám mục thật sự nhưng chỉ để cộng tác chặt chẽ với các giám mục có địa phận rộng lớn. Từ cuối thế kỷ XIII, nhiều giám mục hiệu ṭa được cử làm đại diện Tông ṭa tại nhiều địa phận, có thực quyền hầu như một giám mục chính ṭa.

Sự thành công lớn nhất của cuộc “cách mạng Gregorian” là một hàng giáo sĩ đạo đức có khả năng. Cũng như hàng giám mục, các linh mục nắm giữ vai tṛ quan trọng trong xă hội. Tại các quốc gia, linh mục được coi là người trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại được mọi người kính trọng, mặc dầu có những gương xấu cá nhân. Các vị không phải chỉ thi hành nhiệm vụ thiêng liêng, như ban phát các bí tích, giảng dạy giáo lư, huấn luyện các chủng sinh, sửa phạt kẻ lầm lỗi, nâng đỡ tội nhân hối cải, nhưng c̣n đứng ra làm trọng tài trong các vụ tranh chấp, bênh vực kẻ hèn kém, thương giúp người nghèo khổ. Sau hết, v́ là những bậc trí thức, các vị điều khiển học đường, dạy đại học, viết sách, cổ vơ nghệ thuật. Nhiều nhà thần học nhiều giáo sư đại học, khi lên chức giám mục hay Giáo hoàng rồi, vẫn không rời bỏ bút nghiên và sách vở.[12]


3. Đời sống giáo dân

Không thời nào giáo dân nhiệt thành sống đạo bằng thời này. Tinh thần Kitô giáo đă thấm nhuần vào đời sống công cũng như tư, chính trị cũng như xă hội, kinh tế cũng như trong các chuyến đi thám hiểm (Marco Polo, 1271-92). Giáo quyền và chính quyền hợp tác với nhau một cách tốt đẹp. Các Quốc gia Tây phương đều nh́n nhận ḿnh cùng chung một “Nhiệm thể”, được đặt dưới một quyền uy tối cao thiêng liêng và trần thế. Tất cả mọi người đều sung sướng và hănh diện tuyên xưng đức tin Công giáo, t́nh nguyện đặt ḿnh dưới quyền Giáo hội trong các vấn đề tín lư và luân lư.[13]

Sự nhiệt thành sống đạo của giáo dân thời này được minh chứng, không những bằng sự gia nhập binh Thánh giá,[14] mà c̣n bằng hoạt động bác ái cụ thể: nhiều cơ sở từ thiện như bệnh viện, lữ quán, cô nhi viện, trại phong, được thiết lập khắp nơi. Các nhà giảng thuyết đều nhấn mạnh những công tác xă hội bác ái. Nhiều đại thánh xuất hiện trong thời này: Phan sinh, Đaminh, Anbê Cả, Tôma Aquino, Bonaventura, vua Louis IX nước Pháp và mẹ là bà Blanca xứ Castilla, Elisabeth nước Hung Gia Lợi, Hedwigia xứ Silesia, Gertrudes Cả, Mechtilda Hackeborn.

Đây c̣n là “thời đại thánh đường”, chính những người thời đó cũng công nhận như thế. Nhà biên niên sử Raoul Glaber (+ 1050) viết: “Năm thứ ba thế kỷ XI bắt đầu, cùng một sự việc xảy ra khắp nơi. Người ta bắt đầu tái thiết những đại thánh đường, mặc dầu một phần lớn những ngôi nhà được xây cất thật kiên cố này không hề cần đến... Giáo dân h́nh như đua nhau xây cất những thánh đường nguy nga đồ sộ, và cho đấy là vinh dự. Người ta muốn nói thế giới đang chuyển ḿnh và cởi bỏ hết những cũ nát, để mặc lấy một bộ áo đính đầy thánh đường mầu trắng”.[15] Chung quanh thánh đường chính ṭa (cathédrale), v́ đức tin, v́ nhu cầu, v́ nghệ thuật, v́ hội đoàn, người ta xây cất thêm nhiều thánh đường không những trong thành phố mà cả ở thôn quê nữa, để thiết lập giáo xứ (paraecia: vùng lân cận) có linh mục cai quản.

Nhưng sự thống nhất Kitô giáo mới là điểm đáng chú ư hơn hết. Các Giáo hoàng lần lượt được tuyển chọn trong những nước lớn Tây Phương. Sau nhiều vị người Đức, đến những vị quốc tịch Pháp, Anh, cũng như những vị người Ư hoặc Roma, lên ngôi Giáo hoàng. Nhiều giáo sư nổi tiếng ở Paris, như Pietro Lombardo, Boecius xứ Dacia, Lawrence người Anh, Henry người Đức, Alexander người Hung..., nhiều sinh viên từ các nước xa xôi đến. Trong hàng giáo sư đại học Paris, nổi tiếng nhất là thánh Anbê, thánh Bonaventura, thánh Tôma, John Duns Scot..., các ngài đều là người Đức, Ư, Anh. Ngạn ngữ thời đó có câu: Giáo hoàng; Đức, hoàng đế, Paris thần học. Câu ngạn ngữ cho ta thấy thời ấy tôn giáo, văn hóa, đến cả chính trị nữa, không phải chỉ ở phạm vi thành thị hay quốc gia, mà thực sự có tính đại lục Âu châu thống nhất. [16] Có thế binh Thánh giá mới được tuyển mộ tại các nước Âu châu, và họ thuộc đủ mọi sắc tộc và ngôn ngữ. Cũng chính v́ thế, những cuộc hành hương Gierusalem, Roma, Compostella, Cologne, mới quy tụ được hàng trăm ngàn người thuộc đủ mọi dân tộc. Đó là kết quả của một đức tin, một phép Rửa, một quyền bính.

Thiện ích chung”, “Hạnh phúc chung”, “Tự­ do chung”, đó là những khẩu hiệu được ghi trên những công văn, thư từ, cũng như trên các tác phẩm của những nhà thông thái. Chúng tôi muốn nói đến tinh thần cộng đoàn, một đặc điểm nữa của thời đại. Theo đó, nhiều đoàn thể chịu chung một trách nhiệm, trong khi công tác và lao khổ chia đồng đều cân xứng theo khả năng. “Đoàn kết gây sức mạnh”, “Chim có tổ, cáo có hang; người ta có nước, có làng, ai ơi.!” Đó là những câu ca dao rất quen thuộc của người thời Trung cổ, giải thích tại sao những thành thị thời ấy nhà cửa sát nhau, đường lối chật hẹp, vây quanh một tháp chuông có Thánh giá trên đỉnh. Ngọn tháp cao không những để có chuông báo hiệu giờ cầu nguyện hoặc ngủ nghỉ làm ăn, mà c̣n để làm điếm canh bảo vệ an ninh trật tự công cộng ngày đêm. Mọi người đoàn kết nỗ lực đào hào, đắp lũy, xây cất chợ búa, trại phong, thiết lập tu viện cho các ḍng tu “hành khất”[17]

Người ta khó mà tưởng tượng ra đời sống tôn giáo tại các đô thị thời Trung cổ, nếu không biết đưa những cảnh tượng mầu sắc của các tổ chức nghề nghiệp. Đây không phải là cảnh tượng với những tiếng rao hàng theo lối cổ điển, hoặc những tiện buôn bán dọc theo đường phố mà thôi, nhưng người ta c̣n chen chúc nhau trong những thánh đường có đấng thánh Bổn mạng riêng, với cờ hiệu và đồng phục. Nhất là mỗi khi có những việc như chôn táng, bầu cử, nhận hội viên mới, đều có những lễ nghi cổ truyền được cử hành, trong đó lời cầu nguyện pha lẫn với điệu vũ tiếng nhạc, kết thúc bằng những công tác từ thiện.[18] Giáo quyền rất quan tâm đến những tổ chức nghề nghiệp này, nhất là lo cho họ quy chế hợp với tinh thần Phúc âm. Nhờ đấy giới học nghề được giảng dạy về giáo lư và nghề nghiệp, được ông chủ đỡ đầu và đối xử như con cái anh em, đồng thời được bảo đảm khỏi những hà khắc và sự bóc lột nhau.


II

CÁC D̉NG TU


1. Những ḍng tu “nhập thế”

Đời sống tu tŕ thế kỷ XII-XIII mang một sắc thái mới. Nhiều ḍng t­u chiêm niệm vẫn tiếp tục sinh hoạt và trở nên thịnh vượng trong thế kỷ XII: Chartreux, Xitô, Clairvaux.[19] Các ḍng tu này tuy có rất nhiều ảnh hưởng trong việc thống nhất tinh thần Âu châu, nhưng chưa thích nghi đủ. Lư tưởng xa lánh thế gian và sự kín cổng cao tường vẫn c̣n làm các tu sĩ xa cách một xă hội có chiều hướng sống cộng đoàn. V́ thế sẽ xuất hiện những tu sĩ “nhập thế”, nghĩa là những tu sĩ dấn thân vào đời, đụng chạm với đời để phục vụ tha nhân, đem họ về với Chúa.

Những ḍng tu mới này đều có khuôn mặt tương tự giống nhau. Đó là công tác bác ái xă hội: săn sóc bệnh nhân, thương giúp người nghèo, cho khách đỗ nhờ, chuộc kẻ làm tôi, giảng dạy giáo lư...[20] Nhiều ḍng bắt nguồn từ những công tác từ thiện và lấy đó làm mục đích chính, người ta gọi là ḍng “cứu tế” hay “trợ thế”. Trước hết có ḍng Bệnh viện Thánh Gioan thành Gierusalem (1113), mặc dầu v́ hoàn cảnh của thời đại, ḍng tu này đă biến thành ḍng Hiệp sĩ, nhưng vẫn không bỏ nhiệm vụ săn sóc bệnh nhân và thương giúp người nghèo. Hoàn cảnh và nhu cầu của thời binh Thánh giá đă buộc các tu sĩ vừa hoạt động bác ái vừa thi hành quân sự, đặng bảo vệ, đón tiếp, săn sóc giáo dân hành hương. Từ đó, khai sinh thêm nhiều ḍng tu Hiệp sĩ khác: ḍng đền thờ (1119), ḍng Teutonic (1128), ḍng Mang kiếm (Porte-Glaive 1202)... Ḍng Thánh Lazarô thành Gierusalem (1120) chuyên săn sóc người cùi, được coi là nổi danh nhất.

Trên những trục giao thông ở Tây phương, đặc biệt con đường hành hương Thánh Giacobê thành Compostella, có nhiều trạm cứu tế, quán trọ, đồn bốt canh gác. Ḍng Thánh Giacobê Cầm kiếm (1170) được thiết lập, nhằm mục đích bảo vệ đền thánh và những nơi hiểm yếu trên đường lộ, chống sự quậy phá của Hồi quân. Các giáo sĩ ḍng này lo nhiệm vụ thiêng liêng tại các trạm cứu tế, quán trọ, nơi các tu sĩ nam nữ đón tiếp và săn sóc các khách hành hương. Nhiều sách vở nói về các tổ chức hành hương, kể lại những nguy hiểm trên đường trường, cùng những hoạt động tiếp viện lương thực, thuốc men của các tu sĩ ḍng này. [21]

Trạm cứu tế, quán trọ c̣n được thiết lập cả ở những vùng đối núi. Tại đèo Grand-St-Bernard trên rặng Alpes Pennines, một cộng đoàn kinh sĩ sẵn sàng tiếp đón và cơm nước cho các lữ khách, đồng thời t́m kiếm những người thất lạc trong băo tuyết. Vấn đề qua sông th́ có hội đoàn gồm những chuyên viên t́nh nguyện bắc cầu. Một trong những hội đoàn này đầu thế kỷ XIII đă hoàn thành một cầu treo thứ nhất trong lịch sử tại Saint-Gothard (rặng núi Alpes), mở lối cho trục giao thông quan trọng. Miền Nam nước Pháp có tu hội Anh Em Bắc cầu (les Frères Pontifes), con cái thánh Bénezet (+ 1184), người đă bắc cây cầu qua sông Rhône tại Avignon. Tu hội này c̣n hoạt động cho đến thế kỷ XV.

Nhưng các tổ chức bác ái xă hội nhằm vào việc săn sóc bệnh nhân hơn cả. Nhiều phong tục, đôi khi rất xa xưa, lưu truyền từ tổ chức này qua tổ chức khác, c̣n nói lên tinh thần Kitô giáo trong những công tác bệnh viện. Anh em nghèo đói và đau yếu không phải là “kho báu của Giáo hội” sao ? Đón rước họ là đón rước Chúa Kitô. Hết mọi kẻ “mang dấu nghèo khó và đau khổ” phải được tiếp rước như tiếp rước chính Chúa. Phần lớn các hội đoàn hoạt động trong bệnh viện đều đứng biệt lập, nhưng cũng có một số như hội đoàn Thánh Antôn, Thánh Âutinh hợp tác với nhau và biến thành ḍng tu. Nổi tiếng nhất là ḍng Chúa Thánh Thần do Guy thành Montpellier sáng lập (1180). Ḍng tu này đồng thời chuyên săn sóc trẻ em bị bỏ rơi.

Thế kỷ XIII c̣n có những ḍng tu rất thực tế, với mục đích t́m kiếm những linh hồn sống trụy lạc, và xây lại cuộc đời cho các kỹ nữ hoàn lương, như ḍng Thánh Maria-Magdalena (1232) ở Đức. Việc chuộc kẻ làm tôi có hai ḍng lớn: ḍng Chúa Ba Ngôi (1198) do Thánh Gioan Matha và thánh Felix Valois, ḍng Cứu chuộc (1222) do thánh Pherô Nolascô, với sự giúp đỡ của thánh Raymunđô Penafort ḍng Đaminh. Hai ḍng này, một đă chuộc được hàng triệu người, và một đă hy sinh tới 1.500 đấng tử đạo. Đó là những thành quả quí báu của một sứ mạng cấp thiết và cao cả.[22]

Những nhà giảng thuyết lưu động cũng đă tạo nên một khung cảnh khá đặc biệt cho đời sống tu tŕ thế kỷ XII. Các ẩn tu sĩ trước kia không bao giờ ra mặt với đời và c̣n xa lánh, nhưng lúc này “hang động” của các thày bị dân chúng lũ lượt tới “hỏi thăm”, khiến các thày không thể không đón tiếp họ, rồi đi đến việc khuyên dạy và cải hóa họ. Nhiều vị trở thành những nhà lănh đạo tinh thần của quần chúng, đó là những nhà giảng thuyết lưu động. Bề ngoài, nhà giảng thuyết không khác một ẩn tu sĩ, cũng ăn mặc thô sơ, cũng sống khắc khổ, nhưng không c̣n tĩnh tu ở một chỗ nhất định. Ngược lại, các thày đi khắp nơi từ xứ này sang xứ khác như những tông đồ rao giảng sự sám hối, từ bỏ của cải, từ bỏ thú vui trần gian, kêu m­ời sống thanh bần và tiết độ. Cuộc sống bỏ ḿnh như thế, các thày làm gương trước: chỉ sống bằng của bố thí. H́nh ảnh của những nhà giảng thuyết này làm ta liên tưởng đến các nhà truyền giáo thời Sứ đồ.[23] Ảnh hưởng của các thày thật lớn lao, nhiều người từ bỏ hết mọi sự lũ lượt đi theo. Thế kỷ XII, nước Pháp có nhiều nhà giảng thuyết như thế: thánh Robert thành Arbrisselle (+ 1117), thánh Norbert (+ 1134) là những nhân vật đại diện cho các nhà giảng thuyết lưu động này, đến sau có thánh Đaminh và thánh Phansinh.


2. Những ḍng tu “hành khất" : thánh Đaminh và thánh Phansinh

Đại Công đồng Latran IV (1215) đă có chỉ thị không cho lập thêm ḍng mới. Tuy nhiên, có những trường hợp v́ nhu cầu cuộc sống của con người mà luật pháp phải nhượng bộ. Ḍng Thuyết giáo do thánh Đaminh sáng lập đă được châu phê ngày 22.12.1216, nghĩa là khi Công đồng vừa bế mạc được một năm. Tuy nhiên đức Thánh Cha cũng dạy thánh Đaminh phải chọn lấy một lề luật đă có sẵn, và thánh nhân đă chọn tu luật thánh Âutinh. Trong khi đó, ḍng Hèn mọn của thánh Phansinh đă được chấp nhận cho sinh hoạt từ năm 1209. Đây là hai ḍng hành khất đầu tiên.

Thánh Phansinh (1182-1226) quê thành Assisi nước Ư là tấm gương phản chiếu đức khiêm nhường và nghèo khó của Chúa Kitô.[24] Thánh nhân chỉ là một phó tế, nơi hoạt động của ngài là giữa quần chúng chứ không ở chốn Giáo triều cung điện vua chúa hay giới đại học. Ngài rao giảng Tin Mừng bằng đời sống hoàn toàn thoát tục. Khuôn mặt, cử chỉ và lời nói của thánh nhân làm người ta hồi tưởng đến những nhà truyền giáo thời Thượng cổ. “Cây huệ ngoài đồng Chúa nhân lành cho mặc lộng lẫy”, “Không một con sẻ nào sa xuống đất ngoài ư muốn của Cha trên Trời”, đó là những dụ ngôn mà thánh nhân ưa thích suy gẫm mỗi khi mơn trớn một bông hoa hay một con vật. Thánh nhân tin tưởng chúng cũng được ǵm trong biển ái ân của Chúa như chính ḿnh, nên ngài gọi chúng tất cả là anh chị em.

Cả cuộc đời thánh Phansinh là một bài ca dài chúc tụng Thiên Chúa. Ngài được thừa hưởng một di sản đặc biệt do các ẩn tu sĩ miền đồi núi nước Ư để lại. Đó là t́nh yêu Thiên Chúa trong thiên nhiên, t́nh yêu Chúa Kitô ảnh hưởng mọi tạo vật. Chính Chúa Kitô là đấng thánh nhân đi t́m và yêu mến, khi cất tiếng rao giảng cho chim trời cá biển, khi thuần hóa con chó sói thành Gubbio, hoặc sống trầm lặng trong bụi rậm trên núi Alvemo. Chúng ta hăy đọc một đoạn Bài chúc tụng Thiên Chúa trong các tạo vật do thánh nhân soạn: “Chúc tụng Chúa, Đấng tạo dựng vạn vật, nhất là anh bạn mặt trời chiếu sáng chúng con ban ngày. Chúa đă dùng anh để soi sáng chúng con. Anh đẹp đẽ, huy hoàng và rực­ rỡ! Anh cho chúng con một h́nh ảnh về Chúa. Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng dựng nên cô em mặt trăng và các sao trên Trời. Chúa đă tạo dựng nên họ trong sáng, quí yêu và xinh đẹp. Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng dựng nên anh bạn gió và không khí. mây mưa và ṿm trời xanh thẳm với không trung và thời gian. Chúc tụng Thiên Chúa, Đấng dựng nên cậu em lửa dể soi sáng chúng con trong đêm tối. Cậu em đẹp đẽ hớn hở, cứng cát và hùng dũng lắm thay!

Đó là mấy nét h́nh ảnh đấng thánh tổ phụ của ḍng anh em hèn mọn, một ḍng hành khất đầu tiên được đức Thánh Cha Innocentê III chấp thuận từ năm 1209, tuy hiến pháp ḍng măi đến năm 1223 mới được đức Honoriô III ban Sắc châu phê. Số tu sĩ ngay từ đầu thêm đông một cách nhanh chóng. Cứ hai người một, các thày Hèn mọn đi giảng Tin Mừng và sự ăn năn hối cải khắp nước Ư và nhiều nước khác, hun nóng ḷng đạo đức của giáo dân thời Trung cổ. Năm 1212, thánh nhân hướng dẫn thánh nữ Clara (+ 1253) lập ḍng Nh́. Ngoài ra, c̣n rất nhiều người có đôi bạn nghe theo thánh nhân sống tu thân tại gia, đó là gốc tích ḍng Ba Phansinh (1221). Năm 1124, thánh Phansinh được Chúa cho in năm Dấu, và mang những Dấu đó cho tới khi từ trần năm 1226, được đức Gregori IX tuyên thánh vào hai năm sau.

Thánh Đaminh (1170-1221) sinh tại Caleruega nước Tây Ban Nha, thuộc ḍng quí phái Guzman. Những chi tiết về cuộc đời niên thiếu cũng như đời sống khắc khổ của thánh nhân ít được lịch sử nhắc tới. Những chi tiết ấy ngoài ra c̣n bị người ta quên đi ngay từ ban đầu để chỉ quan tâm đến đời sống tông đồ của thánh nhân có quá nhiều thành tích vẻ vang. Thánh nhân là ai, kể từ khi được lịch sử nói đến? Là một sinh viên thần học ở Palencia, là một kinh sĩ tại thánh đường chính ṭa Osma, là bề trên cộng đoàn kinh sĩ, khi bậc giáo sĩ này được cải tổ, là thư kư tháp tùng đức cha Diego (+ 1215) giám mục địa phận mỗi khi xuất ngoại, và sau cùng ở lại miền Nam nước Pháp, thi hành sứ mạng thuyết phục lạc giáo bằng lời giảng dạy. Lối hoạt động tông đồ bằng giảng thuyết của Đaminh được đức Innocentê III chấp nhận ngày 17.11.1206.[25] Năm 1207, thánh nhân thiết lập lại Prouille (Aude) một trung tâm truyền giáo, và một nữ tu viện chuyên cầu nguyện yểm trợ cho các nhà truyền giáo, đó là ḍng Nh́ Đaminh.

Tại miền Nam nước Pháp, Đaminh nhận thấy rơ những kế hoạch nham hiểm của lạc giáo Albigensê, hiểu rơ tâm lư của quần chúng, tức những người chỉ bằng ḷng chấp nhận những vị tông đồ, không phải chỉ giảng dạy mà c̣n sống nghèo nữa. Thánh nhân không lấy đó làm ngạc nhiên, ngài quyết đem luật kinh sĩ vào đời sống tông đồ. Ngài thi hành chính sách đi bộ, không mang tiền bạc, ăn xin từng nhà, hăm ḿnh hành xác, áp dụng đường lối ấy vào công cuộc giảng dạy và cảm hóa lạc giáo. Cuộc đời 10 năm truyền giáo trong nghèo khó đă đem lại cho thánh nhân nhiều kinh nghiệm quư báu: vui vẻ, nhẹ nhàng và thành công. Nhưng kinh nghiệm này sẽ được truyền lại cho một ḍng tu ngài sắp thành lập.

Năm 1216, thánh Đaminh thiết lập tu viện thứ nhất tại Toulouse, và sang Roma xin đức Thánh Cha châu phê ḍng mới. Chỉ một năm sau, với một nhóm tu sĩ trong tay, thánh nhân đă chiếm được những yếu điểm trong Giáo hội: ở Roma cạnh Giáo hoàng, ở Paris, ghế giáo sư thần học, ở Bolonia, ghế giáo sư luật khoa. Nhờ có ba địa điểm đó mà ḍng Đaminh được xây trên một nền tảng thật vững chắc. Trước khi qua đời (1221), Đaminh đă hoàn tất mọi công việc: một hiến pháp hoàn bị, 8 tỉnh ḍng, 60 tu viện. Đây là ḍng tu thứ nhất gồm những giáo sĩ chuyên giảng dạy, và cũng là một cuộc cách mạng nhằm đem lại cho hàng linh mục việc giảng thuyết, mà xưa kia chỉ dành cho các giám mục. Đó là ư nghĩa danh hiệu Thuyết giáo mà đức Honoriô III đă đặt cho ḍng tu hành khất này, đồng thời đức Thánh Cha đă nói như một lời tiên tri rằng: “Các tu sĩ Đaminh sẽ là những chiến sĩ đức tin và là ánh sáng muôn dân”.[26] Ḍng Ba Đaminh dành cho giáo dân sống ngoài đời, chính thức hoạt động từ năm 1286.

Nhiều ḍng hành khất lần lượt ra đời trong thế kỷ XIII: ḍng Cứu chuộc (1222) do thánh Pherô Nolascô và thánh Raymundô Penafort; ḍng Cátminh (1226) do hiệp sĩ Berthold di Calabria và thánh Simon Stock; ḍng Tôi tớ Đức Mẹ (Servites, 1233) do bảy thánh Bonfiliô Monaldi, Bonajuncta Manetto, Manetto Antellens, Amiđeô, Agucci, Sostencô, Alexi Falconeri với sự giúp đỡ của thánh Pherô Verona. Đức Thánh Cha Alexanđrô IV quy tụ tất cả các ẩn tu sĩ thành một ḍng tu mang tên ḍng ẩn sĩ Thánh Âutinh (1256), gọi tắt là ḍng Âutinh (không nên lẫn với các Kinh sĩ Âutinh). Đây là thế kỷ của ḍng tu hành khất, các tu sĩ nhan nhản khắp nơi trong những bộ áo tung bay, lưng thắt dây lớn, đầu để ṿng tóc (couronne), chân đi giầy hoặc dép. Nhất là ở các đô thị, nơi nhiều tu viện được xây cất gần cổng thành hoặc ở ngoại ô, nếu trong thành quá chật chội.

Đời sống khiêm tốn thanh bần của các tu sĩ thật là gương sáng và cảm động. Một ngôi nhà, một thánh đường, một khu vườn, đó là tất cả cơ sở của tu viện. Của ăn áo mặc đều do dân bố thí hằng ngày. Cần phải có tinh thần thoát tục và phó thác cao độ, cũng c̣n cần phải có ḷng quảng đại của giáo dân và sự khôn ngoan của hiến pháp ḍng, để đời sống nghèo khó và ăn xin này không làm cản trở đời tu tŕ việc học hành và sứ mạng tông đồ. Khi bữa ăn gần đến, hai tu sĩ bước ra khỏi nhà, mang bị trên vai, vào từng nhà xin bánh ăn cho cả tu viện. Sau đó, hai bóng tu sĩ khác đi vào các vùng thôn quê, đó là nhà giảng thuyết với người bạn đồng hành. Khi các thày tới làng, người ta kéo chuông gọi giáo dân tụ họp trong thánh đường cầu nguyện, nghe giảng, xưng tội. Sau đó. dân chúng vây quanh các thày nghe tin tức và kể chuyện vui. Lối sống b́nh dân của các thày gây được cảm t́nh nơi mọi người, đôi khi thân mật đến cả dỡn đùa.

Cả ngôi Giáo hoàng cũng tín nhiệm các tu sĩ này, và coi những ḍng tu hành khất như “của riêng” ḿnh. Đức Honoriô III (1216-27), đức Gregori (1227-41) đều hết sức nâng đỡ để các ḍng này được phát triển, và c̣n lấy đó làm mẫu mực thích nghi các nhóm ẩn tu sĩ, các nhà giảng thuyết lưu động, những đoàn sám hối. Chế độ tập quyền của các ḍng hành khất - một bề trên tổng quyền, tổng hội, tỉnh hội, học viện, bài sai - đă giúp cho Giáo hội có những chiến sĩ đắc lực: những “khinh binh” (expediti). Nhiều trọng trách được trao cho các ḍng này, như việc thuyết phục lạc giáo, ṭa Truy tà, thực thi những Sắc lệnh cấm đoán của Ṭa thánh. Công việc thật nguy hiểm; nhiều tu viện phải giải thể trước sự trả thù của vua chúa và của lũ đông, nhiều tu sĩ bị bắt bớ và bị giết.[27]

“Chiêm niệm và rao truyền những điều ḿnh chiêm niệm cho tha nhân” đó là châm ngôn của ḍng Thuyết giáo. Các tu sĩ ḍng này đă tỏ ra trung thành với lư tưởng đó. Trước thế kỷ XIII, những nhà giảng thuyết c̣n hiếm: thường chỉ có một số giám mục, đan viện phụ ḍng Biển đức, vài ba giáo sĩ­ tại những trung tâm học tập. Bài giảng thuyết phần nhiều bằng La ngữ với lối tŕnh bày bóng bảy theo lối dụ ngôn Phúc âm; đó không phải là “món ăn hợp vị” của dân chúng. V́ thế ḍng hành khất đă ra đời đúng lúc, để cung cấp cho Giáo hội những đoàn “thuyết giáo đời mới” và làm thay đổi bộ mặt của giảng đài. Song song với việc giảng thuyết cho giới trí thức, c̣n có lối giảng dạy bằng thường ngữ, những bài giảng nói thẳng, nói thật, với giọng điệu châm hiếm và hài hước rất thích hợp với quần chúng, đôi khi thêm vào một tích truyện ngắn, khiến lời giảng linh động động và thiết thực.[28]

Sau bài giảng, vị giảng thuyết đi ngồi ṭa Ḥa giải hoặc lên bàn thờ dâng Thánh Lễ. Đây là thế kỷ không những việc rao giảng Lời Chúa được canh tân, mà đời sống nhiệm tích của giáo dân cũng được khuyến khích. Công đồng Latran IV buộc rước lễ mùa phục sinh, nhưng lại thiếu chủ chăn. “Các con trẻ đ̣i bánh, nhưng than ôi ! Hầu như không có ai bẻ bánh cho”, lời đức Thánh Cha Innocentê III.[29] V́ thế các tu viện hành khất mở rộng cửa đón rước các hối nhân. Nhiều loại sách Summa Spectacula được viết ra giúp các cha giải tội thi hành nhiệm vụ, đức Thánh Cha cũng ban nhiều quyền hành. Thực tế, các thày ḍng hành khất đă trở thành những vị linh hướng chuyên nghiệp và mô phạm của thời Trung cổ, khiến ảnh hưởng của những ḍng tu này vượt xa ảnh hưởng của các nhà tu đức, các nhà truyền giáo tác động và các tu sĩ khắc khổ thời trước. Hoạt động của các thày c̣n vượt ra ngoài biên giới Âu châu Kitô giáo nữa, đó là sự hợp tác với nhiều ḍng tu khác trong công cuộc truyền giáo cho dân ngoại.


3. Công cuộc truyền giáo tại miền đông Bắc Âu châu, ở Á châu và Phi Châu.

Thế kỷ XIII công cuộc truyền giáo của các tu sĩ tiếp tục mở rộng biên cương, sang các nước vùng duyên hải Baltic, và đạt được kết quả. Bên cạnh các thày ḍng Xitô, c̣n có những tu sĩ hành khất Phan sinh và Đaminh, những nhà truyền giáo không phải chỉ giảng Tin Mừng mà c̣n hoạt động văn hóa nữa. Cả các Giáo hoàng, nhất là đức Innocentê III, cũng rất quan tâm đến các nước Bắc Âu, Á châu và Phi châu, các ngài dành lấy việc lănh đạo công cuộc truyền giáo này.[30]

Tại xứ Livonia linh mục kinh sĩ Anbê Buxhovden đă thu được những thành quả quan trọng. Ngài được tấn phong chức giám mục năm 1199, đức Thánh Cha Innocentê III cũng gởi đến một đạo binh Thánh giá. Năm 1201, đức cha Anbê xây dựng thành Riga và đặt ṭa Giám mục ở đó. Năm sau, ngài thiết lập ḍng tu Hiệp sĩ Mang kiếm (Porte-glaive) theo hiến pháp ḍng Dền thờ, giúp ngài cải hóa dân tộc xứ Estonia, Semigalla, Courland và đảo Oesel. Anbê thành Riga (+ 1229) là vị đại giám mục thừa sai thời Trung cổ, trong 30 năm hoạt động tông đồ, ngài đă làm đức tin cũng như văn minh Kitô giáo bành trướng khắp vùng Bắc Âu. Năm 1255, đức Thánh Cha Alexandrô IX thiết lập ṭa lổng giám mục Riga cho các nước kể trên cùng với nước Phổ (Prussia).

Tông đồ của dân Phổ là cha ḍng Xitô Christian Oliva, được đức Thánh Cha Innocentê III sai đến năm 1209, được tấn phong giám mục năm 1215. Nhưng những kết quả đầu tiên đă bị người ngoại giáo nổi dậy tàn phá b́nh địa, binh Thánh giá hầu như bất lực. Đức cha Christian và quận công Conrad Masovia người Ba Lan năm 1226 phải kêu gọi sự tiếp tay của ḍng Hiệp sĩ Teutonic. Vị tổng thủ lănh Herman Salza (1209-39) là một chính trị gia có biệt tài, đă đảm nhiệm công việc khó khăn này, dưới sự bảo trợ của hoàng đế Friedrich II, với sự khuyến khích của đức Gregori IX. Sau 50 năm chiến đấu (1230-83), các Hiệp sĩ Teutonic được các Hiệp sĩ Mang kiếm xứ Livonia tiếp sức, rồi cả hai hiệp nhất thành một (1237), đă thành công trong việc khuất phục dân Phổ. Bên cạnh những hoạt động quân sự và khai hoang c̣n có các cha ḍng hành khất, nhất là ḍng Đaminh, hoạt động truyền giáo.

Từ đầu năm 1243, sứ thần Ṭa thánh Guillerma, giám mục thành Modena, thiết lập ṭa giám mục tại Culm, Pomerania, Ermland và Samland, tất cả đều đặt dưới quyền tổng giám mục thành Riga. Ḍng Hiệp sĩ Teutonic giữ cho ḿnh hai phần ba đất đai đă chiếm được, c̣n một phần ba dành cho các giám mục. Đó là nguồn gốc Quốc gia Teutonic trên đất Phổ, mà vị tổng thủ lănh ḍng đương nhiên thành một ông vua đóng đô tại thành quách Marienburg từ năm 1309. Sau một thời rất thịnh vượng và thế lực, Quốc gia Teutonic bắt đầu suy yếu từ cuối thế kỷ XIV do những cuộc tranh giành nội bộ, kỷ luật lỏng lẻo, rồi chiến tranh với Ba Lan và Lituania. Năm 1525, vị tổng thủ lănh Anbê Brandenburg theo giáo phái Luther, ḍng Teutonic tan vỡ từ đấy.

Lituania là dân tộc cuối cùng ở Đông Âu theo đạo Công giáo. Ông hoàng Mindowe theo đạo năm 1250, do hoạt động của các hiệp sĩ Teutonic, và ông được đức Thánh Cha Innocentê IV phong vương. Đức Thánh Cha cũng cử đến xứ Lituania một giám mục (1253). Nhưng h́nh như Mindowe về sau đă bỏ đạo, nên Kitô giáo chỉ được bành trướng sau đó trên 100 năm, khi ông hoàng Jagellon chịu phép Rửa tại Cracovia (1386), để kết hôn với Hedwidgia, nữ hoàng Ba lan. Đạo Công giáo được tuyên bố là quốc giáo, dân Lituania theo đạo hầu hết, mặc dầu chỉ bề ngoài. Ṭa tổng giám mục được thiết lập ở Wilna, Jagellon lấy vương hiệu là Wladislas V (1386-1434) cai trị cả Ba Lan lẫn Lituania, đánh bại các hiệp sĩ Teutonic tại trận Tannenberg năm 1410.

Binh Thánh giá và nhất là cuộc xâm lăng ồ ạt của quân Mông Cổ vào Đông Âu từ năm 1223 (chỉ được cản lại sau trận Liegnitz ở Silesia năm 1241), đă khiến Giáo hội phải quan tâm đến công cuộc truyền giáo Á châu. Đức Thánh Cha Innocentê IV và vua thánh Louis nước Pháp đă nhiều lần sai các cha ḍng Phansinh và Đaminh đi điều đ́nh với người Mông Cổ và t́m cách giảng đạo cho họ. Hai cha ḍng Phan sinh Jean de Plan-Carpin (1245-47) và Guillaume de Rubroek (1253-55) đă can đảm đến tận chỗ đóng quân của vua Mông Cổ tại Karakoroum.[31]

Cuộc thám hiểm của Marco-Polo (1271-92) đă làm cho Tây phương hiểu biết thêm về Đông Á, nhất là Trung Hoa: nhiều tin tức thật hấp dẫn. Cha ḍng Phansinh Jean de Montcorvin được lệnh lên đường và tới Bắc Kinh năm 1294, truyền giáo ở đấy cho tới khi qua đời, với sự cộng tác của nhiều cha cùng ḍng, như Arnold thành Cologne, chân phước Odoric Pordenone, và đă thu lượm nhiều kết quả. Nhiều thánh đường được xây cất ở Bắc Kinh và nhiều nơi khác. Năm 1307, đức Thánh Cha Clementê V đặt cha De Montcorcin làm tổng giám mục và sau thêm nhiều cha ḍng Phansinh làm giám mục phụ tá, song chỉ có bốn vị tới nơi. Không may, công cuộc truyền giáo đang tiến triển, th́ vua Mông Cổ bị lật đổ: nhà Minh lên cầm quyền (1368), coi đạo Công giáo như kẻ thù.

Việc cứu đất thánh cũng là cơ hội để thí nghiệm công cuộc truyền giáo cho dân Hồi ở Syria và Bắc Phi. Trong cuộc viễn chinh Damietta năm 1219, thánh Phansinh Assisi đích thân tới gặp vua Hồi giáo El-Kamil ở Ai Cập để thuyết phục ông, nhưng việc không thành. Năm cha ḍng Phansinh sang Maroc đă được phúc tử đạo ở đấy (1220); nhiều thừa sai khác sang sau.

Ḍng Đaminh cũng hoạt động không kém trong thế giới Hồi giáo ở Tiểu Á và Bắc Phi, các cha đặc biệt chú ư đến giới trí thức; năm 1250 nhiều học viện Ả Rập (Studium Arabicum) được thiết lập ở Barcelona, Valencia, Tunis. Người ta để ư đến công việc hộ giáo, qua tờ tạp chí Propugnaculum Fidei của cha Ricoldo Monte Croce (+ 1320) chống sách Coran, và tạp chí Pugio Fidei của cha Raymond Martin (+ 1279) chống Do Thái giáo, đó là những tài liệu giá trị dành cho môn Đông phương học Trung cổ. Ngoài ra các cha c̣n thành lập “Đoàn Viễn chinh v́ Chúa Kitô” (Societas Peregrinantium pro Christo, 1300); rồi hai tu hội “Anh em Thống nhất Thánh-Gregori” (1337) và “Anh em Armeno Thánh-Baliliô” (1356), đó là những hội đoàn truyền giáo hoạt động trong nhiều thế kỷ. Năm 1318, đức Gioan XXII thiết lập giáo tỉnh Sultanich (Ba Tư) và trao cho các thừa sai Đaminh, nhưng chỉ tồn tại cho đến nạn hắc tử dịch (1348).

Ở Tunis, Raymundo Lullo, triết gia nổi tiếng ḍng Ba Phansinh bị ném đá chết năm 1316, sau một thời gian hoạt động tông đồ rất hăng say. Lullo không tựa vào các cuộc “thánh chiến” để truyền giáo, cho bằng dùng phương tiện siêu nhiên và văn hóa. Một chủng viện Phansinh được thiết lập trên đảo Majorca, và sau đó một trường dạy ngôn ngữ Đông phương (Hy Lạp, Ả Rập, Hy Bá, Syriac). Nhưng v́ Islam đă có luật cấm các thừa sai Công giáo không được truyền bá đạo trên đất Hồi giáo, nên các ngài chịu thu hẹp hoạt động tôn giáo với nhóm giáo dân cũ và những tín hữu bị bắt làm tôi.


III

PHỤNG VỤ, NGHỆ THUẬT, VĂN HÓA


1. Bí tích phụng vụ và sùng đạo
[32]

Có nhiều thay đổi trong việc ban phát bí tích Thánh Thể. Từ thế kỷ XII, giáo dân thường chỉ c̣n được rước Ḿnh Chúa dưới h́nh bánh mỏng nhỏ; việc rước lễ hai h́nh bỏ dần. Cũng từ đấy Giáo hội chỉ cho trẻ con đến tuổi khôn (10 hoặc 7 tuổi trở lên) mới được tới Tiệc Thánh; thói quen cho trẻ sơ sinh rước lễ không c̣n ở Tây phương từ thế kỷ XII này. Sự thay đổi nhằm tránh những lạm dụng và bất kính, đồng thời để giáo dân trọng kính Thánh Thể hơn. Một Sắc lệnh của công đồng giáo tỉnh Paris (khoảng từ 1196 đến 1208) chống lại quan điểm sai lầm của một số nhà thần học về sự “Truyền phép”, đă dạy chủ tế nâng Bánh Thánh lên cao, để mọi người nh́n thấy và thờ lạy. Thói quen quỳ gối trước Thánh Thể khi đem cho bệnh nhân cũng có từ thế kỷ XI. Đức Thánh Cha Gregori X (1271-76) truyền giáo dân phải quỳ trong Thánh Lễ từ khi dâng Bánh Thánh lên cho tới khi rước lễ, trừ mùa Giáng sinh và Phục sinh.

Sự năng rước lễ không tiến theo việc tôn sùng Thánh Thể. Thời này cũng như nhiều thế kỷ trước, giáo dân rất ít rước lễ. Thế kỷ XI-XIII, cả những giáo dân đạo đức và tu sĩ chỉ tới Tiệc Thánh vào khoảng từ 3 đến 6 lần mỗi năm. Thói quen cất giữ Ḿnh Thánh trong nhà tạm để cho giáo dân rước lễ và kính viếng, chỉ bắt đầu có từ thế kỷ XI.

Đại công đồng Latran (1215) có luật truyền cho mọi giáo dân đến tuổi khôn, phải xưng tội với cha sở ḿnh mỗi năm ít là một lần và rước lễ trong mùa Phục sinh. Sự siêng nâng dâng Thánh Lễ của các linh mục cũng giảm sút, khiến công đồng Latran IV phải than trách, v́ có những linh mục chỉ dâng Thánh Lễ có bốn lần trong một năm. Nhiều công đồng miền thế kỷ XIII phản đối thói quen dâng Thánh Lễ hai ba lần trong một ngày, và chỉ cho phép dâng hai Lễ trong ngày Giáng sinh và Phục sinh, v́ nhu cầu giáo dân mà thôi. Năm 1260, sau phép lạ xảy ra ở Bolsena (Ư), đức Urban IV lập ra lễ Thánh Thể, và thánh Tôma Aquino soạn các kinh cho ngày lễ này.

Giáo lư thần học về sự biến đổi bản tính bánh và rượu thành Ḿnh và Máu Chúa được xác định, chống lại Bérenger thành Tours (1076). Từ đấy xuất hiện danh từ transsubstantiatio (biến thể), đầu tiên do giám mục Stéphane thành Autun (+ 1140), đến sau được các nhà thần học và giáo luật sử dụng từ hạ bán thế kỷ XII, và Công đồng Latran IV chính thức chấp nhận.

Kinh nguyện của giáo dân cho tới thế kỷ XII thường là hai kinh Lạy Cha Tin kính, rồi thêm kinh Kính mừng Maria Lạy Nữ vương. Từ cuối thế kỷ XI, kinh Lạy Nữ vương được coi là bản thánh ca của các nhóm hành hương, là hành khúc của binh Thánh giá Gierusalem và như quân ca của thủy quân Tây Ban Nha.

Những h́nh phạt nặng nề để đền tội đă giảm bớt từ những thế kỷ đầu thời Trung cổ, và c̣n được giảm hơn nữa từ khi Giáo hội ban ân xá. Đó là sự tha thứ một phần h́nh phạt, mà lẽ ra phải chịu ở đời này hoặc trong lửa luyện ngục. Sự tha thứ này có thể ban ngoài ṭa Ḥa giải và chỉ ban cho những ai đă được sạch tội. Để lĩnh ân xá, người ta phải làm những việc thiện đă chỉ định, như cầu nguyện, ăn chay, bố thí, góp công góp của trong việc xây cất hoặc trùng tu thánh đường, hành hương, gia nhập binh Thánh giá... Có tiểu ân xá và đại ân xá, là khi tha một phần hay tất cả h́nh phạt. Việc ban ân xá, nhiều khi đi tới chỗ “lạm phát”, nhất là từ cuối thế kỷ XIII, khiến nhiều nhân vật như thánh Anbê Cả, Berthold thành Ratisbon, Humberto di Romanis, phải có những lời than trách và phản đối; nhiều công đồng miền cũng lên tiếng can ngăn.

Việc sùng kính những vật kỷ niệm thánh và hài cốt các thánh rất thịnh trong những thế kỷ XII và XIII, nhất là từ khi binh Thánh giá đem rất nhiều kỷ vật từ Đất Thánh về Tây phương. Từ đó sinh ra sự mua bán vật thánh; khiến Giáo quyền phải can thiệp và ngăn ngừa. Việc tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, được các nhà thần học và các ḍng tu cổ vơ. Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội đă có ở Byzantin từ thế kỷ VIII, rồi ở Pháp và Anh thế kỷ XI và XII, nhưng c̣n có nhiều người chưa chấp nhận. Thế kỷ XIII, lễ đó được mừng nhiều nơi: năm 1263, ḍng Phan sinh chính thức chấp nhận và truyền bá. Sự­ sùng kính kinh Mân côi cũng bắt đầu từ tiền bán thế kỷ XIII, nhưng măi hai thế kỷ sau mới thực sự phổ biến do chân phước Alano Rupe (+ 1475) ḍng Đaminh, và chính ngài đă minh chứng thánh Đaminh là người sáng lập và truyền bá đầu tiên. Ngoài ra c̣n có phong trào hành hương Loretta, viếng ngôi nhà Đức Mẹ, mà người ta tin là năm 1291 đă được Thiên thần đưa từ Nazarét đến Tersatto (Croatia), 3 năm sau đến Recanati, và năm 1295 đến Loretta gần thành Ancona.

Nhưng đời sống đạo đức bắt đầu xuống dốc từ giữa thế kỷ XIII. Cuộc tranh chấp lâu dài giữa nhà Hohenstauphen và ngôi Giáo hoàng làm lay chuyển mọi cơ cấu và trật tự xă hội. Đế quốc La Đức cũng như ngôi Giáo hoàng mất đi nhiều uy tín và thế lực. Nước Pháp mỗi ngày thêm mạnh, vượt cả ngôi Giáo hoàng về chính trị. Tâm trạng người dân chống ảnh hưởng của Giáo hội trong các vấn đề quốc gia.

Người ta chỉ trích hàng giáo sĩ và các ḍng tu. Nhiều tu viện sa sút không c̣n theo đúng đường lối của vị sáng lập. Nhiều giám mục, kinh sĩ, phần lớn thuộc hàng quí tộc, sống cuộc đời xa hoa. Hàng giáo sĩ cấp dưới lâm t́nh trạng lệ thuộc và nghèo khổ, nhiều người không được huấn luyện chắc chắn, thiếu cả một nền đạo đức cần thiết. Đức Thánh Cha Innocentê IV, trong đại Công đồng Lyon I (1245), đă gọi đời sống hàng giáo sĩ các cấp bấy giờ là một trong năm vết thương của Giáo hội, và là nguyên nhân chính gây đau khổ cho Thân Ḿnh Chúa Kitô. Tại công đồng Lyon II (1274), đức Gregori X tuyên bố đời sống gương xấu của hàng Giáo phẩm phải gánh chịu trách nhiệm sự suy vong của thế giới.

Robert Grossetête, giám mục thành Lincoln, trong bài diễn văn “De Corruptelis Ecclesiae” đọc trước mặt đức Thánh Cha Innocentê IV tại Lyon (1250), đă can đảm chỉ trích sự quá lạm trong việc chước chuẩn và ban chức tước, nhưng không được mấy kết quả. Tại công đồng Lyon II, cha Humberto di Romanis, nguyên bề trên tổng quyền ḍng Đaminh, cũng đệ tŕnh một chương tŕnh cải tổ được biên soạn theo lệnh của đức Gregori X. Trong đó, cha đặc biệt đả kích sự nghỉ việc lâu ngày của Giáo triều, sự bày ra lắm ngày lễ nghỉ việc, đời sống xa hoa và thiếu tư cách của hàng Giáo phẩm, sự dốt nát và bất xứng của một số linh mục cai quản giáo xứ, v.v... Nhiều kiến nghị khác nói lên t́nh trạng đen tối của Giáo hội, tố cáo những lạm dụng trong việc ban phát bí tích, tôn sùng xương thánh giả, sự phạt vạ tuyệt thông một cách quá nóng nảy và quá nhiều, nhất là đời sống lắm gương xấu của nhiều giáo sĩ.


2. Nghệ thuật thánh

Lối kiến trúc Roman đă có từ thế kỷ VIII, đặc biệt nhất trong xứ Lombardia. Các cha ḍng Biển đức là những người truyền bá lối kiến trúc này ở Tây phương. Nó c̣n được các vua chúa, giám mục, đan viện phụ cổ vơ, v́ thế đă trở nên rất thịnh vượng trong những năm từ 1080 đến 1200. Các đan viện Cluny, Hirsau và Xitô đă góp phần quan trọng trong ngành kiến trúc này. Những ṭa nhà kiểu Roman ở Pháp, như đại thánh đường Clermont và Saint-Sernin Toulouse; ở Ư có thánh đường Modena, Parma, Pisa; ở Đức có thánh đường Mainz, Worms, Trèves, Spira, đan viện Marie-Laach. [33]

Dần dần có một kiến trúc lối mới h́nh tiêm cung, khung ṿm cứng cát, cột cuốn theo h́nh cung, xuất hiện trước hết ở Pháp quốc. Từ thế kỷ XII, nó h́nh thành một lối kiến trúc mang tên Gothic. Kiểu này xuất xứ từ miền Bắc nước Pháp, hay nói đúng hơn xứ Ile-de-France và Picardie. Công tŕnh cổ kính nhất c̣n lại tới ngày nay là vương cung thánh đường Saint-Denis ở Paris, thực hiện năm 1140, do đan viện phụ Suger (1081-1151). Sau đó là vương cung thánh đường Notre-Dame de Paris, thánh đường Sen và Laons thuộc thế kỷ XII. Đại thánh đường Canterbury bên Anh quốc cũng xây cất theo lối này (1177).

Sang thế kỷ XIII, lối kiến trúc Gothic nói trên được phổ biến khắp nơi cho đến hết thế kỷ XV, riêng ở miền Nam nước Đức thêm một thế kỷ nữa. Đó là lối kiến trúc ḥa điệu, trang nghiêm, hướng thượng, như muốn lôi kéo tâm hồn con người lên cao, thanh thoát khỏi trần tục. Nó làm vẻ vang nghệ thuật Kitô giáo và làm phong phú nền văn minh Trung cổ.

Ở Pháp quốc, kiểu Gothic được phô diễn trên những ngôi thánh đường lộng lẫy đồ sộ thành Amiens, Chartres, Reims, Bourges và nguyện đường cung điện vua thánh Louis (Sainte-Chapelle), cũng như thánh đường Salisbury bên Anh quốc, và nhiều ngôi đền khác. Ở Đức ngược lại, kiểu Gothic đầu tiên là thánh đường Ste-Elisabeth ở Marburg (1235-83) và thánh đường Đức Bà ở Trèves (1242-57): rồi đến những đại thánh đường ở Cologne Freiburg, Ratisbon, và ngôi thánh đường bằng gạch Ste-Marie ở Lubeck. Bên Tây Ban Nha, kiến trúc Gothic có kiểu riêng được thấy rơ nét tại những đại thánh đường ở Burgos, León và Toledo. Ở Ư lối kiến trúc này cũng đă có từ thế kỷ XIII, như đại thánh đường thành Sienna, Oviedo, Florencia và những thánh đường thuộc các ḍng hành khất; nhưng nó có nhiều nét riêng biệt khá quan trọng, như ṭa nhà rộng răi, tháp chuông rời, v.v...

Về sự tŕnh bày bên trong thánh đường, người ta thấy có cung nguyện (choeur), nhất là trong những thánh đường tu viện, được tách riêng bằng một bức tường, trên bức tường đó nổi bật lên một giảng đài hoặc một yên đọc sách, gọi là lectorium hay doxal. Thế kỷ XIII, khi các tu sĩ ḍng hành khất đảm nhiệm việc giảng thuyết, người ta mới đặt giảng đài ở khoảng giữa thánh đường.

Bàn thờ chính có tàn lọng theo lối xưa, c̣n duy tŕ cho tới thế kỷ XIII, có nơi lâu hơn nữa. Nhưng từ thế kỷ IX người ta thêm bàn nhỏ để đặt hài cốt thánh. Đến sau, dưới thời kiến trúc Gothic, người ta thay thế bàn nhỏ và đơn giản ấy bằng những công tŕnh điêu khắc và hội họa. Ngoài bàn thờ chính, c̣n nhiều bàn thờ cạnh lớn hay nhỏ.

Trong 10 thế kỷ đầu, người ta tránh tiếng “thờ tượng ảnh gỗ đá” như người ngoại đạo, nên nghệ thuật điêu khắc ít thấy trong các thánh đường Công giáo; Đông phương càng không có. Nhưng từ thế kỷ XII, những tác phẩm điêu khắc bắt đầu xuất hiện để trang trí những đầu cột, cửa lớn, giảng đài, giếng Rửa tội. Lắm công tŕnh tinh vi vĩ đại như bức chạm nổi trong thánh đường Saint-Sernin ở Toulouse, cửa lớn thánh đường Vézelay và Autun, cửa thánh đường đan viện Saint-Denis. Ở Ư, ngành điêu khắc tiến bộ hơn cả, nhờ có sự nghiên cứu cảnh thiên nhiên và sự trở lại thời cổ. Hai cha con họ Pisano, Niccolo (1206-80) và Giovanni (1250-1328) là những nhà điêu khắc đầu tiên của nước Ư. Niccolo là tác giả những giảng đài hai thánh đường Pisa và Sienna, c̣n Giovanni là tác giả mái tṛn thánh đường thành Sienna và giếng Rửa tội ở Pisa.

Trên những bức tường rộng lớn của các thánh đường đều có những họa phẩm. Sau thời khủng hoảng do bè Phá ảnh tượng, ngành hội họa đă tiến tới khá hoàn bị. Ở Ư, hội họa có tính chất không lệ thuộc Byzantin, với nhau họa phẩm thật linh động. Cimabue (1240- 1302) người thành Florencia đại diện cho các họa sĩ thời này. Nghệ thuật tiểu họa (miniature) cũng để lại nhiều tác phẩm giá trị c̣n lưu giữ tới ngày nay. Nghệ thuật vẽ trên kiếng bắt đầu có từ thế kỷ IX, nay trở nên khá thịnh vượng tại Pháp và Đức.

Thi phẩm của các thi sĩ Công giáo thế kỷ XII-XIII đều thấm nhuần tinh thần Phúc âm, và hướng về chân lư bất diệt. Các thi nhân dù là giáo sĩ hay giáo dân đều tŕnh bày đường lối phượng thờ Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Nổi tiếng nhất là thi sĩ Dante Alighieri (1265-1321) quê thành Florencia, tác giả cuốn Divina Comedia (1307-21). Ông diễn tả một cuộc hành tŕnh tưởng tượng qua hỏa ngục, luyện ngục, Thiên đàng, theo ảnh hưởng của thi hào Virgilius và Beatrix, người bạn gái của ông khi c̣n thanh niên. Ông tŕnh bày nhiều vấn đề cao siêu thuộc vũ trụ quan thời Trung cổ, tuy theo quan điểm riêng của ông, nhưng rất giá trị. Đó là một áng thi ca, sánh được với những tác phẩm giá trị của các nhà kinh viện học, dựa theo triết học của Aristot và thần học của thánh Tôma, nhưng về một vài khía cạnh ông chịu ảnh hưởng của thánh Âutinh và Platon.[34]


3. Kinh viện học phái

Trong những thế kỷ đầu thời Trung cổ, khoa học thánh hầu như chỉ giới hạn trong việc chú giải những bộ sách đă có sẵn, chứ không có khảo cứu và sáng kiến, ngoại trừ một ít vấn đề thần học được đem ra bàn căi. Tuy nhiên, nó cũng để lại nhiều tài liệu làm căn bản, để các người đi sau có thể dựa vào đó được mở rộng thêm kiến thức và sáng kiến.

Từ cuối thế kỷ XI, nhờ tiếp xúc mật thiết với đời sống tôn giáo và văn minh, một nhóm trí thức mới mẻ và độc đáo xuất hiện, tuy thuộc nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng có tinh thần hiệp nhất. Đó là Kinh viện học phái (Scolastique), cũng gọi là phái Khoa học kinh điển. Danh từ này nói lên một khoa học mới được khai sinh do nhu cầu trong việc giảng dạy triết học và thần học. Thực ra nó phát sinh từ những cố gắng của các nhà biện chứng học thế kỷ XI, cũng như các đối thủ của họ (Fulbert thành Chartres, Bérenger, Lanfranc v.v ...), và bắt nguồn từ thánh Âutinh, Boecius, thánh Gioan Đamascen và John Scotus Erigena.[35]

Học phái này chủ trương một khoa triết thần, trong đó lư trí và đức tin, lư luận và mặc khải đi đôi với nhau. Chứng điển, đức tin, lư luận là những “cấu thành yếu tố” (éléments constitutifs) của nó, là cứ điểm để xác nhận một chân lư. Chú giải, tranh luận là những h́nh thức căn bản hoạt động của học phái. Phương pháp đặc biệt của nó là tranh luận có biện chứng và tổng hợp có hệ thống. Học phái c̣n chủ trương triết học phải giúp lư trí đi sâu vào đức tin. Triết học, tuy người ta gọi là đầy tớ của thần học” (ancilla theologiae), nhưng vẫn có mục đích, phương pháp và giá trị riêng. Nói cho đúng, triết học là bạn và trợ tá, chứ không phải đầy tớ, càng không phải là nô lệ của thần học. Chắc chắn học phái không khỏi có những sai lầm và khuyết điểm, nó hay lạm dụng thế giá và cố chấp bám vào thuần lư, đến độ coi thường sự phê phán của lịch sử và thực nghiệm. Tuy nhiên, lịch sử vẫn phải công nhận Kinh viện học phái đă có một thời oanh liệt, và để lại một sự nghiệp không thể xóa mờ.

Kinh viện học phái hoạt động mạnh nhất ở Pháp, một Quốc gia tiến bộ hơn cả ở Âu châu, trong lănh vực tôn giáo cũng như văn hóa. Nhưng “tổ phụ” của học phái lại là thánh Anselmô (1033- 1109) quê xứ Lombardia, tổng giám mục thành Canterbury, giáo chủ Anh quốc, kế vị Lanfranc. Châm ngôn của ngài trong lănh vực khoa học là: “Tôi không t́m hiểu để tin, nhưng tôi tin để hiểu”. Thánh nhân để lại nhiều sách loại thần học và hộ giáo, đặc biệt cuốn Tại sao Thiên Chứa làm Người? (Cur Deus hom), bàn về ơn cứu chuộc. Trong số các môn đệ của thánh Anselmô, người ta chú ư đến giáo sư thần học Anselme thành Laon (+ 1117), tác giả nhiều sách chú giải Thánh Kinh, thần học, như cuốn Chú giải thông thường xen kẽ (Glose ordinaire et interlinéaire). Guillaume de Champeaux (1068-1121), học tṛ của Anselme thành Laon, cũng là giáo sư thần học tại thánh đường chính ṭa Paris, và là người sáng lập tu viện các kinh sĩ và trường Saint-Victor Paris. Guillaume đến sau làm giám mục Châlon-sur-Marne, và là bạn thân của thánh Benađô. Ông là đại diện cho phái duy thực cực đoan trong vấn đề “ư niệm tổng xưng” (universaux).[36]

Triết gia nổi tiếng thế kỷ XII, cũng là nhà thần học có thế giá, là đan sĩ Pierre Abélard (1079-1142) học tṛ của Guillaume de Champeaux. Abélard không phải là người chủ trương thuyết duy danh (nominalisme) như người ta tưởng. Ông chống lại phái duy thực (réalisme) và thay thế bằng một học thuyết khác: khái niệm luận (conceptualisme), nghĩa là ông muốn đứng giữa hai chủ thuyết. Theo ông, “ư niệm tổng xưng” là những khái niệm của tinh thần. Sau đây là những tác phẩm chính của ông: Biện chứng luận, Luân lư học, Thần học nhập môn, Thần học Kitô giáo. Hugues de Saint-Victor (+ 1141) cũng là một nhà thần học nổi tiếng thế kỷ XII, đồng thời là nhà biện chứng học và thần bí học, giáo sư tại đan viện Saint-Victor Paris. Nhưng thời danh hơn cả có lẽ là Pietro Lombardo (1100-1160), sinh quán tại Lumello xứ Lombardia, từng giữ chức giáo sư thần học đại học Paris, trước khi lên chức giám mục. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ Bốn quyển Lư đoán (Sententiarum Libri quattuor), được trọng dụng tại các trường, và được thánh Tôma Aquinô chú giải.

Thế kỷ XIII là thời hoàng kim của Kinh viện học phái, nhờ có nhiều viện đại học được thiết lập, với sự tham gia của các ḍng tu hành khất. Cho tới khi đó, các triết gia Kitô giáo Tây phương chỉ biết những bộ sách luân lư của Aristot, qua bản dịch và chú giải của Boecius. Nhưng từ hậu bán thế kỷ XII, các tác phẩm của triết gia thành Stagira (tức Aristot) về vật lư, siêu h́nh, tâm lư, luân lư và chính trị được phổ biến, đặc biệt do những triết gia Mauro (Tây Ban Nha). Chính triết học của Aristot có sẵn nhiều sai lầm, thêm vào đó những bản dịch từ tiếng Ả Rập và chú giải của những triết gia Hồi giáo và Do Thái nhiễm tư tưởng duy lư và phiếm thần. V́ thế các sách vạn vật học và siêu h́nh học của Aristot bị cấm dạy tại đại học Paris (1210).[37]

Tuy nhiên, không lâu sau các tác phẩm của Aristot được các giới hoan nghênh, v́ nó rất thích hợp với việc giảng dạy ở đại học. Theo lệnh của đức Thánh Cha Gregori IX, Guillaume thành Auxerre và nhiều tác giả khác lo việc sửa sai các tác phẩm đó. Người ta cũng lo cho có những bản dịch từ nguyên bản Hy Lạp để được hoàn bị hơn. Theo lời yêu cầu của thánh Tôma Aquino, cha Guillaume Moerbeke ḍng Đaminh, đến sau làm giám mục thành Corintô (+ 1286), đă đặc biệt tham gia vào công việc phiên dịch này. Nhờ có thánh Anbê Cả và thánh Tôma Aquino mà triết học của Aristot, sau khi được “Rửa tội” và được giảng giải theo tinh thần Kitô giáo, đă trở thành triết học của Kinh viện học phái và chiếm địa vị ưu đăi trong thế kỷ XIII. Điều đó rất quan trọng không những đối với triết học và thần học, mà cả vạn vật học và chính trị học nữa.

Các cuộc tranh luận giữa nhiều trường phái với nhau đă gây nên một bầu khí sôi nổi hào hứng, thúc đẩy sự tiến bộ của mọi ngành khoa học. Riêng về vấn đề độc lập của triết học đối với thần học đă tạo nên hai học phái Tôma và Âutinh mới (Néo-Augustin). Tuy nhiên, sự nguy hiểm của chủ nghĩa duy lư và phiếm thần Ả Rập vẫn c̣n. Chịu ảnh hưởng của triết gia Hồi giáo Averroes thành Cordoba (1126-98), giáo sư Siger de Brabant (1235-82) và Boecius xứ Dacia đă chủ trương nhiều vấn đề nghịch với giáo lư Công giáo về nguồn gốc thế giới, linh hồn và quyền tự do. Học thuyết của hai ông bị giám mục Stéphane Tempier thành Paris lên án. Siger h́nh như đă trở lại theo triết học của Aristot. Dầu vậy, ảnh hưởng của Averroes vẫn tiếp tục hoạt động và lan tràn sang Pháp và Ư.[38]

Những bậc thầy đă tạo nên thời hoàng kim này do Kinh viện học phái đều thuộc hai ḍng tu Phan sinh và Đaminh. Trung tâm hoạt động là viện đại học Paris. Những nhà thông thái từ khắp nơi Pháp, Ư, Anh, Đức, Tây Ban Nha đến tham gia. Có bốn đại tiến sĩ kinh viện: Alexander Hales, thánh Anbê Cả, thánh Tôma và thánh Bonaventura, th́ hai Phansinh, hai Đaminh; nếu kể theo quốc tịch, th́ hai Ư, một Đức, một Anh.

Alexander Hales (+ 1245) nước Anh là một học giả nổi tiếng của ḍng Phansinh, giáo sư thần học đại học Paris, chuyên chú giải sách Sententiae của Pietro Lombardo. Ông được truy tặng danh hiệu Doctor irrefragabilis (tiến sĩ không thể bắt bẻ).

Thánh Anbê Cả (1200-80) sinh tại Lauingen nước Đức theo học ở Padua và Cologne, vào ḍng Đaminh hồi 23 tuổi. Sau một thời gian dạy tại Đaminh học viện Cologne, Anbê sang Paris, nắm giữ một ghế giáo sư đại học. Năm 1260, thánh nhân lên chức giám mục thành Ratisbon, rồi làm khâm sai Ṭa thánh mộ binh Thánh giá ở Đức và Bohemia dưới triều Giáo hoàng Urban IV. Sự nghiệp khoa học của thánh nhân thật vĩ đại và thuộc đủ mọi ngành: Thánh Kinh, thần học, triết học, vạn vật học, vật lư, hóa học... Trong số các nhà kinh viện, Anbê kể là người có trí óc hiểu biết rộng răi nhất về triết học, thần học và vạn vật học. Thiên hạ tặng ngài danh hiệu Doctor Universalis (Tiến sĩ uyên bác).

Thánh Tôma Aquino (1225-74) sinh quán tại Rocasecca nước Ư, thuộc hoàng tộc Hohenstauphen. Hồi c̣n nhỏ, Tôma được giáo dục tại đan viện Casino, sau đó được gởi đi Napoli học văn chương và triết lư. Cũng tại đây Tôma vào ḍng Đaminh và được bề trên sai đi Cologne học thần học với thánh Anbê. Sau đó, thánh nhân lần lượt dạy tại các đại học Paris, Roma, Napoli, và viết rất nhiều sách, đặc biệt nhất là bộ Tổng yếu Thần học (Summa Theologica, 1266-73). Ngài qua đời hồi 49 tuổi tại đan viện Xitô ở Fossanova, trên đường di dự đại Công đồng Lyon II năm 1274. Thánh nhân được truy tặng danh hiệu Doctor communis (Tiến sĩ của mọi giơi), do đạo lư rất uy tín và nhiều tín nhiệm, được các bậc trí thức nại đến. C̣n danh hiệu Doctor Angelicus (Tiến sĩ Thiên thần) người ta tặng thêm cho thánh nhân từ thế kỷ XV, là để nh́n nhận ngài có trí chứng minh sâu sắc cũng như đời sống trinh khiết vẹn toàn giống như Thiên thần.[39]

Thánh Bonaventura (1217-74) sinh tại Bagnorea xứ Toscana, ḍng Phansinh, cũng là bậc thánh thiện không kém thánh Tôma. Thánh nhân là học tṛ của Alexander Hales, và rồi cũng trở thành bậc thày trong ḍng và tại đại học Paris. Chính ở đây, ngài đă cùng với thánh Tôma bênh vực tu luật cũng như hoạt động khoa học của các ḍng tu hành khất, chống lại sự chỉ trích của hàng giáo sĩ triều. Sau một nhiệm kỳ bề trên tổng quyền ḍng, năm 1273 thánh nhân được đức Gregori X đặt làm hồng y giám mục thành Albano. Năm sau, thánh nhân tham dự Công đồng Lyon, nhận công tác ḥa giải với Giáo hội Chính thống Hy Lạp, nhưng ngài từ trần trong khi Công đồng chưa bế mạc.[40] Thánh Bonaventura là nhà thần học thuần lư và hướng về thần bí học, do đó người ta tặng ngài danh hiệu Doctor Seraphicus (Tiến sĩ sốt sắng như Thiên thần Sêraphim).

Ngoài những bậc đại tiến sĩ nói trên, Kinh viện học phái c̣n có nhiều bậc thông thái khác, thuộc nhiều ḍng tu và cả hàng giáo sĩ triều nữa, như Robert Grossetête (+ 1253) người Anh, giáo sư đại học Oxford, giám mục thành Lincoln, Vincent de Beauvais (+ 1264) ḍng Đaminh Pháp, tác giả bộ Bách khoa Từ điển, Pedro de Espana quê thành Lisboa, giáo sư triết học tại Paris, hành nghề y sĩ tại Sienna, tổng giám mục thành Braga (Bồ Đào Nha), năm 1273 lên chức hồng y và là thái y của đức Gregori X, sau đó được bầu lên ngôi Giáo hoàng, tức Gioan XXI (1276-77), Roger Bacon (1214-1294) ḍng Phansinh người Anh, học tṛ của Grossetête, giáo sư triết học ở Paris và Oxford, biệt hiệu Doctor admirabilis (Tiến sĩ đáng phục); kinh sĩ Henri Gand (+ 1293), biệt hiệu Doctor solemnis (Tiến sĩ trọng thức), giáo sư đại học Paris, là một trong những bậc thông thái thuộc hàng giáo sĩ triều; chân phước Raymundo Lullo người Tây Ban Nha, ḍng Ba Phansinh, tử đạo tại Tunis năm 1315 là một triết gia hàng đầu.


4. Đại học

Đầu thời Trung cổ, nền giáo dục cao cấp hầu như hoàn toàn dưới sự điều khiển và kiểm soát của Giáo hội. Nhưng môn học vẫn là văn phạm, hùng biện, biện chứng, toán pháp, kỷ hà, thiên văn và âm nhạc. Thần học đặc biệt chỉ để hiểu biết Thánh Kinh và học hỏi về nghĩa vụ. Người ta ít quan tâm đến việc rèn luyện đời sống thiêng liêng, cũng như đào tạo một hàng giáo sĩ đạo đức thâm sâu. Nhưng rồi tŕnh độ giáo dục và nghiên cứu khoa học mỗi ngày lên cao, khiến có nhiều thay đổi trong nền học vấn. Trong khi nhiều học viện xưa của các tu viện, hoặc của thánh đường chính ṭa xuống dốc và không c̣n, th́ một số giáo sư thế kỷ XI và XII, như Abélard (+ 1142) ở Paris, Irnerio (+ 1140) ở Bolonia, đă tự nhận lấy trách nhiệm giáo dục với tư cách độc lập. Khả năng của các ông cũng như phương pháp biện chứng mới được dùng trong việc giảng dạy triết học và thần học ở Paris, hoặc luật Roma và luật Giáo hội ở Bolonia, đă thu hút được rất đông thính giả tạo nên một thời “chen nhau đi học”. [41]

Những học đường tự­ do này ban đầu chưa có quy chế và thường bấp bênh. Sang thế kỷ XII, trước hết ở Paris, nền giáo dục cao đẳng bước một bước tiến quyết định, khi có nhiều ṭa nhà bề thế được xây cất ngay trên khu đất của vương cung thánh đường Notre Dam. Các giáo sư giảng dạy những môn chính như thần học, luật khoa, y khoa, triết học, liên kết với nhau thành đoàn thể nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhau, rồi tự thảo ra một quy chế có sự chấp thuận của Giáo quyền và Chính quyền, với nhiều đặc ân như an ninh bản thân, quyền tự trị, miễn thuế, v.v...

Đó là những học viện (studium generale), danh từ này đă có từ đầu thời Trung cổ. C̣n danh từ "đại học" (universitas) theo nghĩa ngày nay là bao gồm mọi môn học (universitas litterarum) chỉ thấy có từ cuối thế kỷ XIV, trước hết ở Đức. V́ trước đó, người ta dùng tiếng “universitas” để chỉ một hiệp hội giáo sư (phân khoa), hoặc một nhóm sinh viên cùng quốc tịch, hay một đoàn thể giáo sư và sinh viên (universitas magistrorum et scholarium) cùng một học viện. Đó là những đại học Paris (1200), Bolonia, Oxford. Nhiều đại học khác thay nhau ra đời trong thế kỷ XIII này. Đức Thánh Cha Gregori X thiết lập đại học Toulouse (1229), đức Innocentê IV sáng lập một học viện tại Giáo triều Roma (1244-45), hoàng đế Friedrich II mở đại học Napoli (1224), vua Femando xứ Castilla sáng lập đại học Salamanca (1243). Cho tới năm 1400, đă có 44 viện đại học, phần lớn do Sắc lệnh của Ṭa thánh. Các đại học thế kỷ XIII, trừ ở Anh quốc, đều thuộc các Quốc gia Latinh. Đức quốc cũng như các Quốc gia khác ở Bắc âu sang thế kỷ XIV mới có đại học: Praga (1348), Vienna (1365), Heidelberg (1386), Cologne (1388), v.v... Các đại học này dĩ nhiên là Công giáo, đức Thánh Cha đứng lănh đạo tối cao để bảo vệ giáo lư được tinh tuyền, và để những người xuất thân từ các trường đó được “quyền giảng dạy khắp nơi (facultas ubique docendi). Thần học đứng đầu các phân khoa, các giáo sư phần đông thuộc hàng giáo sĩ, nhận thù lao của Giáo hội. Lễ thánh bổn mạng của mỗi phân khoa được tổ chức rất long trọng.

Các đại học thời Trung cổ được thiết lập theo tinh thần Kitô giáo, đặt trên nền tảng hiệp nhất thế giới và có tính quốc tế trong hoạt động, nên đă trở thành nơi đào tạo những bậc thông thái, và cũng là nơi quyền uy Giáo hội được đề cao trong lănh vực trí thức.

Paris và Bolonia lừng danh hơn cả, quy chế của hai viện đại học này được dùng làm khuôn mẫu cho nhiều đại học khác. Ở Bolonia, trường Luật đă có từ năm 1084 và nổi tiếng khắp nơi (“Bolonia docet”). Paris được coi là “thành phố của triết học và thần học”, các sinh viên phần đông theo phân khoa nghệ thuật (faculté des arts), chia thành bốn theo bốn quốc tịch khác nhau: Pháp, Picard, Normand, và Anh; trong sinh viên Anh có cả người Đức và Bắc Âu. Khoảng năm 1300, người ta tính số sinh viên ở Paris lên tới 30.000 (h́nh như hơi quá). Cho tới cuối thế kỷ XIII, viện trưởng thường là vị chưởng ấn ṭa giám mục Notre-Dame. Hai ḍng tu hành khất lớn cũng có học viện ở Paris từ năm 1218-20. Ngoài ra, họ c̣n chiếm những ghế giáo sư thần học trong dại học ḍng Đaminh năm 1229, Ḍng Phansinh năm 1231. Hai ḍng này cử đến những nhân vật xuất sắc nhất, khiến đại học Paris trở nên rất nổi tiếng và có tầm quan trọng quốc tế.

Nhưng từ năm 1252, các ḍng hành khất bị tấn công dữ dội bởi một số linh mục triều, có sự cầm đầu của giáo sư thần học Guillaume de Saint -Amour. Ông này viết cuốn Những nguy hiểm của thời đại mới nhất (De periculi novissimorum temporum, 1255). Ít lâu sau (1269-72) hai giáo sư Gérard thành Abbeville và Nicolas thành Lisieux cùng với nhiều đồng bạn cũng đứng lên đả kích hai ḍng Phansinh và Đaminh. Nhưng các giáo sư của hai ḍng này vẫn nắm vững được địa vị ḿnh trên bậc đại học, nhờ có sự biện hộ khéo léo của Tôma, Bonaventura và nhiều vị khác. Đức Thánh Cha Alexanđrô IV cũng lên tiếng bênh vực.[42]

Từ thế kỷ XIII đến XIV, đại học Paris trở thành “đại cường” thứ ba ở Tây phương sau Giáo hoàng và Hoàng đế, và đă nhiều phen nắm giữ vai tṛ chính trị rất quan trọng. Để nâng đỡ các sinh viên về tinh thần cũng như vật chất, người ta dành cho họ nhiều học bổng (bourses), mở lưu xá, thư viện, quán ăn. Lưu xá sinh viên lớn nhất ở Paris bấy giờ (1257) là ngôi nhà của Robert de Sorbon (1201-74), tuyên úy tại triều đ́nh vua thánh Louis. Để ghi nhớ vị sáng lập, ngôi nhà đó mang tên Sorbonne; từ thế kỷ XVI, tên đó c̣n được đặt cho phân khoa thần học. Phần lớn ḍng tu ở Paris đều có học viện riêng.

 

[1] Sách tham khảo : Dom Ch. Poulet Histoire du Christianisme II: Le Moyen âge VIII-XV, Paris 1934 - H. Pirenne, G. Cohen, H. Focillon: La civilisation occidentale au moyen âge du XIe au milieu du XVe siècle VIII, trong Histoire du moyen âge (Glotz), Paris 1933 - M. H.

[2] Vicaire: L’apogée de la civilisation médiévale, trong Histoire illustrée de l’Église (Plinval - Pittet), Paris 1946-48, Q. 1, tr 409-460 - C. Bihlmeyer - H. Tuchle: Histoire de l’Église (bản dịch Pháp văn của M. Grandclaudon), Paris 1962-68.

[3] Xem chương Bảy, III, 3.

[4] Xem chương Tám, III, 3.

[5] A. Luchaire: Innocent III, Rome et Italie, Paris 1904, tr 30.

[6] Summa Theologica 2, 2 Q. I a. 10.

[7] Chúng tôi dùng từ Tuyên bố hay “ghi vào sổ bộ” (canoniser), và thấy nó chỉnh hơn từ phong thánh, làm như trước khi phong, các đấng chưa là thánh.

[8] C. Bihlmeyer - H. Tuchle: op. cit., Q. II, tr 131-132, 197-201.

[9] Bởi từ Latinh cum clave (với ch́a khóa), nơi Hồng-y-đoàn hội để bầu Giáo hoàng, có từ năm 1271. Đức Clementê IV (Pháp) qua đời ngày 29.11.1268, các hồng y cử tri bất đồng trong việc bầu đấng kế vị. Dân thành Roma mệt v́ sự bất đồng và chậm trễ kéo dài cả mấy năm trời, họ bèn “nhốt” các hồng y trong pḥng họp, khóa lại, cho tới khi một trong các vị được bầu làm Giáo hoàng với 2/3 số phiếu. Ngày 1.9.1271, Tedaldo Visconte đắc cử, tức Gregori X, ngày 27.3.1272 mới đăng quang nhận quyền.

[10] C. Bihlmeyer - H. T­uchle: op. cit., Q. I, tr 207-209.

[11] M. H. Vicaire trong op. cit., Q. I, tr 418.

[12] Ch. Petit-Dutaillis: La Monarchie féodale en France et en Angleterre Paris 1933, tr 18 - M. H. Vicaire trong op. cit., Q. I, tr 418.

[13] C. Bihlmeyer - H Tu­chle: op., cit., Q. II. Tr 321-325.

[14] Xem chương Tám, III, 1.

[15] R. Glaber Historiarum sui temporis libri V. éd. Prou Paris 1886 tr 62.

[16] Về sự thống nhất Giáo hội thế XIII, xem B. Landry L’Idée de chrétienté chez les scholastiques du XIIIe siècle. Paris 1929 - Dom J. Leclercq: Jean de Paris et l’' ecclésiologie au XIIIe, Paris 1942.

[17] Xem H. Pirenne: Les villes du moyen âge. Bruxelles 1927.

[18] Xem P. Boissonnade: Le travail dans l”Europe chrétienne moyen âge (Ve- XVe siècles) Paris 1930 - Fr. Olivier - Martin: L'organisation corporative de France d'ancien régime, Paris 1938 - M. H. Vicaire trong op. cit., Q. I, tr 427-430.

[19] Xem chương Sáu, IV, tr 266 và tiếp.

[20] L. Lallemand: Histoire de la charité, III: Le moyen âge, Paris 1906, đặc biệt phần I và II (bệnh viện và trại phong).

[21] Xem J. Vielliard: Le guide du pèlerin de St-Jacques de Compostelle, Mâcon 1938

[22] M. H. Vicaire trong op. cit., Q. I, tr 432-433.

[23] J. Von Walter Die ersten Wanderprediger Frankeichs II, Leipzig 1903-06.

[24] J. Joergensen: Saint Francois d’Assise, sa vie et son oeuvre (bản dịch Pháp văn của T.de Wizewa) Paris 1908- Cuthbert Vie de saint Francois d’Assise, Paris 1927

[25] P. Mandonnet và M. - H. Vicaire: Saint Dominique, l’idée, l'homme et l’oeuvre II, Paris 1938 - P. Mandonnet: Frères Prêcheur trong Dict de Théol. Cath

[26] “Nos attendentes Fratres Ordinis tui futuros pugiles fidei et vera mundi lumina, confirmamus Ordinem tuum” (Potthas, số 5502, 5403).

[27] Xem chương Tám, III, 4.

[28] A. Lecoy de la March: La chaire francaise au moyen âge, spécialement au XXIIIe siècle, Paris 1886 - Xem Gilson: La technique du sermon médiéval, trong Les idées et les lettres, Paris 1932.

[29] Tông huấn ngày 29.1.1204. Migne: Patrologie latine. CCXV, cột 274A.

[30] C. Bihlmeyer H. Tuchle: op. cit., Q. II, tr 278-281 - Xem J. Richard, M. H. Vicaire, S. Sugraneyes: Les Missions médiévales trong: Hist. Universelle des Missions Catholiques (S. Delacroix) Q. I. Paris 1956, tr 173-220.

[31] Về công cuộc truyền giáo của hai ḍng Phansinh và Đaminh cho Đông Bắc và Đông Nam Á châu thế kỷ XIII-XV, xem Một Giáo sư Sử học: Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, Q. I, chương Một, II-IV, tr 11 và tiếp.

[32] C. Bihlmeye - H. Tuchle: op. cit., Q. II, tr 231-236, 303-308 và 321-325 - Xem Dom L. Gougaud: Dévotions et pratiques ascétiques du Moyen âge. Maredsous 1925, tr 1-73.

[33] Sách tham khảo: M. Denis: Histoire de l'art religieux, Paris 1939 - F. Benoit: L'architecture, l'Occident médiéval, Du Romain au Roman, Paris 1933: Romanogothique et Gothique, Paris 1934 - H. Focillon: L’art de sculpteurs Romans, Paris 1931: Peintures Romanes des églises de France, Paris 1938 - H. Martin: Miniatures francaises du XIIe au XVe siècle. Paris-Bruxelles 1924 - C. Bihlmeyer - H. Tu­chle: op., cit., Q. II, tr 236-239, 308-310 và 324.

[34] Xem Giovanni Papini: Dante vivo, Florence 1933 (bản dịch Pháp văn của J. Bertrand, 1934 - H. Hauvette: Etudes sur la Divine Comédie. Paris 1922 - E. Gilson: Dante et la philosophie. Paris 1939.

[35] C. Bihlmeyer - H. Tu­chle: op. cit., Q. II, tr 239-246 và 313-321 - Xem G. Robert Les écoles et l’enseignement de la théologie pendant la première moitié du XlIe siècle. Paris 1909 - G. Paré, A. Brunet và P. Tremblay: La Renaissance du XIIe siècle, Paris 1909 - G. Paré, A. Brunet và P. Tremblay: Lo Renaissance du XIIe siècle, les écoles et l’enseignement. Paris 1933.

[36] “Ư niệm tổng xưng” là danh từ triết học, nghĩa là một ư niệm biểu thị cho nhiều vật cùng loại. Ví dụ ư niệm “người” biểu thị cho anh A, anh B. Ư niệm đó có thật hay không, hay chỉ là danh từ hoặc ư niệm suông. Các triết gia bàn căi rất sôi nổi trong thế XI-XII. Phái duy thực (réalisme) nói là thật trong căn bản của mỗi vật, c̣n duy danh (nominalisme) của Roscelisme thành Compiège bảo nó chỉ là danh từ suông.

[37] Xem S.D Wingate: The medieval Latin versions of Aristolelian Scientific corpus, London 131.

[38] Xem P. Mandonnet: Siger de Brabant et l’Averroisme latin au XIIIe siècle, Louvain 1908-11.

[39] Về triết học của hai thánh Tôma và Bonaventura. xem E. Gilson: Le Thomisme, Paris 1942; La philosophie de saint Bonaventure, Paris 1924

[40] Đức hồng y Pietro di Tarantasia ḍng Đaminh (tức chân phước Innocentê V sau này cùng với thánh Bonaventura ḍng Phansinh đă giúp Công đồng thành công trong việc ḥa giải và hiệp nhất Giáo hội Đông phương với Ṭa thánh Roma, nhưng chỉ được một thời gian không lâu.

[41] C. Bihlmeyer - B. Tucle: op. cit.; Q. II, tr 310-313 - Xem H. Rashdall: The Universities of Europe in the Middle Ages, Oxford 1936 - St-d'Irsay: Hist. des Universités francaises et étrangères, Paris 1933-35.

[42] D. L. Douie: The conflict betwen seculars and the Mendicants... London 1954