HOME

 
 

Chương chín

VAI TR̉ CỦA ĐỨC MARIA

TRONG HỘI THÁNH

 

Người ta chẳng thể tiến tới pho tượng mẹ bồng con, rồi phá huỷ người mẹ mà trông đợi vẫn giữ được người con. Xúc phạm Đức Mẹ th́ cũng làm cho Chúa Giêsu Hài Đồng thành ô uế. Mọi tôn giáo trên thế giới đều rơi vào huyền thoại và hoang đường trừ Kitô giáo. Đức Kitô tách biệt khỏi các thần linh dân ngoại, v́ Ngài liên kết hữu cơ với một phụ nữ và với lịch sử nhân loại. “Sinh bởi trinh nữ Maria và chịu khổ nạn dưới thời Phongxio Philatô”. Coventry Patmore có lư khi gọi Đức Maria là “Vị cứu tinh độc nhất của chúng ta, ngoài Chúa Kitô”. Nhờ Đức Mẹ mà chúng ta thấu hiểu dễ dàng hơn Trái Tim hiền hậu và khiêm nhường của Chúa Giêsu. Đức Mẹ liên kết tất cả chân lư lớn của Kitô Giáo lại với nhau, tựa như miếng gỗ nhỏ nắm giữ con diều trên không trung. Các trẻ chơi diều thường buộc sợi dây vào cái que rồi thả sợi dây cho con diều bay lên. Đức Mẹ giống như miếng gỗ dùng làm que đó. Chung quanh Ngài chúng ta buộc tất cả mọi sợi dây quư báu chân lư đức tin: Thí dụ màu nhiệm Nhập Thể, màu nhiệm Cứu Chuộc, bí tích Thánh Thể, Giáo Hội… Bất chấp chúng ta bay cao đến đâu trong đức tin như cánh diều khỏi mặt đất, th́ chúng ta vẫn có Đức Mẹ giữ ǵn chân lư vẹn toàn. Nếu chúng ta ném miếng gỗ đi, chúng ta chẳng c̣n con diều. Nếu chúng ta từ bỏ Đức Mẹ, chúng ta cũng không c̣n Chúa Giêsu, Ngài sẽ lẩn vào mây xanh như cánh diều đứt dây. Lúc ấy quả khủng khiếp cho chúng ta c̣n nơi dương thế !

Trái với nhiều ư kiến, Đức Maria không hề ngăn cản tôn thờ Chúa Giêsu. Chẳng có chi độc địa hơn nói rằng Đức Mẹ tước đoạt linh hồn khỏi tay Chúa Kitô. Tuyên bố như thế chẳng khác nào nói Chúa đă chọn lầm một người Mẹ ích kỷ. Chính Chúa là t́nh yêu. Nếu Đức Mẹ cách ly chúng ta khỏi Chúa Giêsu, th́ chúng ta chẳng c̣n sở hữu Đức Mẹ nữa. Lúc ấy làm sao Mẹ Chúa Giêsu là nơi nương ẩn cho các tội nhân ? Nếu Thiên Chúa không chọn Đức Mẹ Maria, th́ chúng ta cũng chẳng có Chúa Giêsu hiện diện giữa Hội Thánh.

Khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta cầu xin với Cha trên trời: “Xin cho chúng con bánh ăn hàng ngày”. Chúng ta xin Chúa bánh, dĩ nhiên không thể ghét bỏ nông dân làm ra lúa và thợ sản xuất bánh. Cũng vậy, các bà mẹ phân phát bánh cho các con không thể quên Thượng Đế cung cấp lương thực cho chúng ta. Nếu đến ngày thẩm phán mà Chúa Giêsu hạch tội chỉ nguyên v́ chúng ta yêu mến mẹ Ngài, th́ xin hăy yên tâm mà vui hưởng hạnh phúc.

Bởi lẽ t́nh yêu của chúng ta không khởi sự nơi Đức Mẹ, th́ cũng không kết thúc nơi Ngài. Đức Mẹ là cánh cửa sổ, nhân loại đă sử dụng mà chiêm ngắm thần tính khi c̣n ở trần gian này. V́ có thể so sánh Đức Mẹ như một kính phóng đại làm rộng lớn t́nh yêu của chúng ta đối với con Ngài và làm những lời cầu nguyện của mọi người thêm sốt sắng, nóng bỏng hơn.

Thiên Chúa, Đấng tạo dựng mặt trời, th́ cũng làm nên mặt trăng. Mặt trăng không có khả năng chiếm đoạt vẻ sáng chói của mặt trời. Mặt trăng phải nhờ mặt trời mà trôi dạt trên khoảng không bao la của vũ trụ, đồng thời phản chiếu ánh sáng của mặt trời. Cũng một thể cách Đức Mẹ phản chiếu Người Con thần linh của Ngài. Không có Người Con đó, Đức Mẹ chẳng là ǵ. Với Chúa Giêsu, Đức Maria là Mẹ của nhân loại. Trong những đêm tối đen, chúng ta biết ơn mặt trăng. Khi nh́n thấy nó chiếu sáng trên bầu trời mây xanh, chúng ta vững bụng biết c̣n mặt trời. Vậy trong sự tăm tối của thế gian này, khi người ta từ chối Chúa Giêsu, ánh sáng thật của thế giới, th́ chúng ta nh́n lên Đức Mẹ xin dẫn lối cho họ trong khi chúng ta trông đợi b́nh minh tới.

Mọi người đều mang trong tim ấn bản của người ḿnh yêu. Cái mà người ta gọi là cú sét ái t́nh, thực ra là sự thể hiện của ấn bản đó, tức sự ứng nghiệm của một giấc mơ.

Triết gia Platon cảm nhận tâm lư này, nên đă chủ trương: Kiến thức của chúng ta hiện thời là phản ánh kiến thức tồn tại từ trước. Thực tế không đúng như ông ta nói. Nhưng đúng, nếu chúng ta hiểu nó như thể ḿnh đă có một h́nh ảnh nào đó trong trí khôn. H́nh ảnh mà trí khôn, tập quán, kinh nghiệm và khao khát của chúng ta làm ra. Nếu chẳng vậy, th́ làm thế nào có thể nhận ra ngay nhân vật hay đồ vật mà chúng ta yêu thích ? Trước khi gặp người nào đó chúng ta đă có sẵn cái mẫu hay khuôn trong đầu óc về những ǵ ḿnh ưa và không ưa. Một số đối tượng am hợp với khuôn mẫu đó, số khác không.

Cho nên, lần đầu tiên nghe một điệu nhạc, chúng ta ưa thích hoặc không ưa thích ngay. Chúng ta phán đoán nhờ vào khuôn mẫu đă nằm sẵn trong trái tim ḿnh. Những trí khôn ưa giật gân, chẳng thể ở yên trên một đối tượng tư tưởng, hoặc vững bền trên một lư tưởng, th́ yêu thích nhạc kích động, nhảy nhót, ồn ào. Những tâm hồn phẳng lặng yêu thích nhạc nhẹ nhàng êm dịu. Cho nên khi nghe đúng giai điệu ḿnh yêu thích, chúng ta nói: Đúng rồi, vậy mới hay. Trái tim có lư lẽ riêng, điệu nhạc riêng của nó không ai giải thích được. Đối với t́nh yêu cũng vậy. Có một kỹ sư nhỏ xíu làm việc trong mỗi trái tim. Ông phác họa những mẫu t́nh yêu lư tưởng từ những nhân vật bên ngoài mà ông từng trông thấy, từ những sách vở mà ông từng đọc, từ những hy vọng, khát khao, mơ ước, để rồi hy vọng một ngày nào đó ta sẽ bắt gặp các đối tượng như vậy. Ḷng ta sẽ thỏa măn lúc xem thấy đối tượng cụ thể đang đi đứng, và lúc đó, lư tưởng nhập thể hoàn toàn vào người ta yêu thích. Như vậy là một cảm tính tức thời. Bởi v́ nó đă nằm sẵn ở đấy, chờ đợi từ lâu rồi. Một số người đi qua cả cuộc đời mà không gặp được lư tưởng của ḿnh cụ thể hóa. Quả là một điều bất hạnh nếu trọn đời không gặp được lư tưởng ! Tuy nhiên lư tưởng tuyệt đối của mỗi trái tim luôn tồn tại. Và đó là Thiên Chúa. Tất cả t́nh yêu loài người chỉ là bước khởi đầu vào cơi vĩnh hằng. Một số linh hồn có diễm phúc t́m thấy lư tưởng chân thật ngay, mà không trải qua bóng mờ của nó.

Đức Chúa Trời cũng có bản vẽ mẫu của mọi tạo vật trong trí óc Ngài. Như một kỹ sư cưu mang bản vẽ của ngôi nhà, trước khi nó được xây dựng, th́ Thiên Chúa cũng có bản mẫu của hết mọi sự: Bông hoa, cây cối, chim chóc, điệu nhạc, tứ thời bát tiết. Chẳng khi nào cây cọ đụng vào tấm vải, hay chiếc đục đụng vào tảng hoa cương, mà không có khuôn mẫu tồn tại sẵn trong trí óc người nghệ sĩ. Cũng vậy từng nguyên tử, từng bông hoa hồng thực tế là sự cụ thể hóa, hiện thực hoá của một h́nh ảnh tồn tại trước trong tâm trí Thiên Chúa từ thuở đời đời. Tất cả những thụ tạo dưới con người đều đáp ứng đầy đủ bản vẽ mà Thiên Chúa có trong trí óc Ngài. Một thân cây đúng là thân cây v́ nó am hợp chính xác ư muốn của Thiên Chúa. Một bông hoa hồng đúng là bông hồng như ư Chúa muốn vậy. Tuy nhiên tạo vật “người” th́ không chính xác như Thiên Chúa muốn, nên Ngài phải có tới hai bản vẽ về con người. Một bản vẽ như chúng ta đang sống, bản khác như lư tưởng chúng ta phải sống. Ngài có một bản vẽ mẫu lư tưởng về chúng ta và cũng có bản vẽ thực tế chúng ta đang cư xử, hay thực chất cụ thể của mỗi người. Nói cách khác một bản vẽ ngôi nhà và ngôi nhà đă được xây dựng, một giai điệu âm nhạc và âm thanh chúng ta chơi giai điệu đó. Ngài phải có hai ư tưởng về chúng ta, bời lẽ giữa thực tế và lư tưởng không hoàn toàn ăn khớp với nhau. Có sự chênh lệch giữa thực tế và lư tưởng, chúng ta không đáp ứng hoàn toàn những điều Chúa muốn về ḿnh, có thiếu sót giữa bản vẽ và cụ thể. H́nh ảnh trong trí óc Ngài bị lu mờ, méo mó. Bản in bị phai màu. Bởi lẽ, một mặt, nhân cách của chúng ta chưa hoàn thành trong thời gian, chúng ta luôn cần thân thể đổi mới. Rồi đến tội lỗi, luôn làm mờ nhân cách, tức sự xấu của ḿnh nguệch ngoạc tấm bản vẽ mà tay Đấng toàn năng đă phác hoạ. Nó giống như qủa trứng trong tủ lạnh, một vài người từ chối sức nóng của t́nh yêu siêu nhiên không cho qủa trứng thánh thiện được ấp nở. Chúng ta liên tục có nhu cầu sửa chữa lỗi lầm, các hành vi tự do của chúng ta không ăn khớp với lư tưởng của cuộc sống. Chúng ta luôn thiếu sót về điều thiện Chúa muốn nơi chúng ta. Thánh Phaolô nói rằng chúng ta được tiền định để trở thành con Thiên Chúa, trước khi nền móng trái đất được xây dựng. Nhưng một số người không làm tṛn hy vọng đó.

Tuy nhiên, một nhân vật trong toàn thể nhân loại thực tế đă làm được việc ấy, đến độ Thiên Chúa chỉ có một h́nh ảnh mà thôi, không cần hai. Người ấy hoàn toàn đáp ứng ước vọng của Thiên Chúa. Đó là Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu. Tất cả chúng ta là những dấu chứng bất toàn, nghĩa là không đáp ứng đầy đủ hy vọng của Thiên Chúa. Nhưng Đức Mẹ tương xứng trọn vẹn. Lư tưởng Chúa có về Mẹ và thực tế Mẹ sống trong xác thịt là một, không có thiếu sót. Bản vẽ và bản sao là một, hoàn hảo và đầy đủ. Mẹ đáp ứng mọi chi tiết như Thiên Chúa trù định, thấy trước và mơ ước. Điệu nhạc đời Mẹ đuợc Mẹ tŕnh bày đúng như Thiên Chúa đă viết. Đức Maria được quan niệm, hoạch định tương đương giữa lư tưởng và lịch sử, giữa suy nghĩ và thực tế, giữa hy vọng và hiện thực.

V́ vậy, qua nhiều thế kỷ, phụng vụ Công giáo đă áp dụng cho Mẹ lời lẽ sách Châm Ngôn. Bởi v́ Mẹ là Đấng Thiên Chúa muốn chúng ta noi gương nên Mẹ nói về ḿnh như bản vẽ vĩnh hằng trong thượng trí Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu mến Mẹ ngay cả trước khi Mẹ được tạo dựng. Mẹ được vẽ nên như ở với Thiên Chúa không những trong việc tạo dựng và c̣n trước cả việc tạo dựng. Mẹ hiện hữu trong thượng trí Thiên Chúa như một ư tưởng vĩnh hằng trước khi có một người Mẹ nào trên dương gian. Đức Maria là khuôn mẫu của các bà mẹ, cho nên là t́nh yêu đầu tiên của vũ trụ.

Một trong những vai tṛ của phụ nữ là cao thượng hóa đàn ông. Bởi lẽ họ cảm nghiệm ḿnh không ưa bê tha thấp hèn như đàn ông. Người ta càng thiên về cụ thể, tiền bạc, thực dụng, nhục dục, vật chất, linh hồn kẻ ấy trở nên lạnh nhạt với những giá trị lớn, nhất là T́nh Yêu Vĩ Đại đối với linh hồn. Chẳng chi buồn chán cho bằng đong đếm, và cái có thể đong đếm lại là vật chất. Đàn bà ôm ấp nhiều lư tưởng hơn, họ không ưa ch́m đắm lâu trong vật chất và mau tỉnh ngộ về những vui thú xác thịt. Bà ta khá lưỡng cực hơn đàn ông, trong ư nghĩa rằng, di chuyển nhanh và dễ dàng hơn từ vật chất đến tinh thần và ngược lại.

Ư kiến phổ thông cho rằng phụ nữ thiên về đạo đức hơn người nam, có chút sự thật căn bản. Nhưng chỉ trong phạm vi nào đó, bản tính của họ thiên nhiều về lư tưởng. Đàn bà có nhiều cảm tính về vĩnh cửu, và đàn ông về thời gian tạm bợ. Nhưng cả hai đều cần đến ơn thánh của ngôi Lời nhập thể. Trong Ngài vĩnh cửu biến thành thời gian tại hang đá Bethlehem. Một khi thoái hóa xuống các nết xấu, đàn bà gây nhiều gương mù hơn đàn ông. Chẳng chi khó coi hơn phụ nữ say sưa. Bà tục hóa bậc thánh thiêng nhiều hơn. Cái điều gọi là tiêu chuẩn “đạo đức kép”, chẳng bao giờ tồn tại và chẳng có nền tảng luân lư. Nó chẳng qua dựa trên vô thức của đàn ông coi phụ nữ có nhiệm vụ ǵn giữ luân thường đạo lư trong khi chính bản thân đàn ông lại thường sống bê tha.

Trong khủng hoảng, phụ nữ đứng vững vàng hơn đàn ông. Muốn chứng minh điều ấy th́ nhớ lại cuộc khổ nạn của Chúa trên đồi Calvario, nó là cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử. Linh hồn phụ nữ vững chăi hơn, khi chúng ta suy niệm về cuộc khổ nạn này cho công bằng, th́ sự thật tỏ hiện rơ ràng: Đàn ông thất bại. Này nhé ! Giuđa ăn uống với Chúa lại giơ chân đạp Ngài, bán Ngài với giá rẻ mạt, 30 đồng bạc, rồi giả dối ôm hôn Ngài, gợi ư rằng mọi phản bội đời sống thánh thiêng thật khủng khiếp đến độ phải dùng t́nh cảm nào đó để che giấu. Philatô, nhà chính trị tiêu biểu đă sợ hăi liên hệ, kẻo gây nên thù ghét cho chế độ, nếu ông tha bổng Chúa Giêsu, Người mà ông công nhận là vô tội. Ông vẫn kết án phải chết. Anna và Caipha giả dối, dựa vào phiên toà đêm hôm trước với chứng cớ bậy bạ, xé áo ḿnh ra, tưởng chừng như bị xúc phạm về tính thần thiêng của Thiên Chúa. Ba tông đồ được tuyển chọn để chứng kiến Chúa biến h́nh và như vậy phải có đức tin vững mạnh. Trong khủng hoảng này, lại ngủ vùi chẳng làm chứng được chi. Họ vô tư và bất cần, không lo lắng chi hết. Trên đường đi Calvario, một khách lạ ṭ ṃ nh́n vào đám đông đem Chúa Giêsu đi hành h́nh, đă bị ép giúp đỡ Chúa Giêsu cho đỡ khổ. Và trên đỉnh đồi buồn thảm chỉ c̣n lại một ḿnh Gioan, các tông đồ khác sợ hăi trốn hết. Người ta hỏi có phải ông hiện diện là v́ Đức Mẹ, người phụ nữ cần được giúp đỡ ?

Trái lại, đọc Phúc âm, người ta không thấy trường hợp nào nữ giới phản bội Chúa. Trong phiên ṭa xử án, có một tiếng nói phụ nữ bênh vực Chúa. Bất chấp tính nghiêm khắc của các quan ṭa, bà xông vào pḥng, khuyên chồng là Philatô, đừng kết án người tù. Ở đường lên Calvario, mặc dầu đàn ông bị ép buộc vác thánh giá đỡ Chúa Giêsu, th́ những đàn bà đạo đức của Giêrusalem khóc ṛng thương hại Chúa, mặc kệ các binh lính và khách bàng quan chê cười. Họ an ủi Chúa bằng những lời cảm thương và cử chỉ tử tế. Một trong các phụ nữ ấy c̣n dám tiến ra lấy khăn lau mặt Chúa. Sau này, đời đời người ta c̣n nhớ đến bà với cái tên Veronica, nghĩa là “gương mặt chân thật”. Bởi lẽ gương mặt Chúa đă in rơ ràng trên tấm khăn của bà. Rồi chính lúc trên ngọn đồi cay đắng Calvario, có ba người phụ nữ hiện diện. Tên các bà là: Maria Macđala vĩnh viễn quỳ dưới chân Chúa, và người đầu tiên gặp Chúa Phục Sinh, Maria Cleophas, Mẹ của Giacôbê và Gioan; Maria trinh nữ, mẹ Chúa Giêsu. Ba người đàn bà đại diện cho 3 loại linh hồn, người ta luôn t́m thấy dưới chân thánh giá: linh hồn ăn năn, linh hồn làm mẹ, và linh hồn trinh tuyết.

Ngày nay v́ phụ nữ thất bại trong vai tṛ ḱm chế đàn ông, chúng ta nh́n lên Đức Mẹ để phục hồi sự trinh khiết cho thế giới. Hội thánh đă công bố hai học thuyết tinh tuyền về Đức mẹ. Một, tinh tuyền trong linh hồn, đó là tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội. Hai, học thuyết tinh tuyền về thể xác, đó là tín điều Hồn Xác Lên Trời. Tinh tuyền không có nghĩa ngu dốt. Bởi lẽ khi được truyền tin, sinh hạ Chúa Giêsu, Đức Mẹ nói: “Tôi không biết đến người nam”. Nghĩa cụ thể là Ngài chẳng hề hưởng sự vui thú xác thịt, nhưng đồng trinh thân xác, không biết đến đàn ông và c̣n đồng trinh v́ sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong linh hồn ḿnh. Chẳng có cảm hứng nào lên bậc đồng trinh cho bằng gương sáng của Đức Mẹ, đời sống của Đức Mẹ quá tinh tuyền đến độ Thiên Chúa chọn Ngài làm Mẹ Đấng Cứu Thế. Tuy nhiên, Mẹ cũng thấu hiểu tính mỏng ḍn của nhân loại, nên đă sẵn sàng lôi kéo họ ra khỏi vũng lầy bùn nhơ, đó là lư do Mẹ chọn Maria Macđala, một tội nhân hối cải, để đứng chung với Mẹ dưới chân thập tự. Qua các thế hệ, những ai kết hôn để được yêu thương th́ Mẹ dậy rằng họ nên kết hôn để thương yêu. Những ai chưa kết hôn th́ được Mẹ dạy rằng nên giữ bí mật của trinh trong cho đến khi Thiên Chúa ban cho một người bạn. Những ai ưa thích nhục dục, để cho thân xác nuốt chửng linh hồn, th́ Đức Mẹ chỉ bảo, hăy để linh hồn bao bọc thân xác. Thế kỷ 20 với học thuyết của Freud về tính dục, Đức Mẹ khuyên nhủ con người phải nên giống h́nh ảnh Thiên Chúa qua gương Ngài. Người là phụ nữ khéo léo và trung tín trao nộp chúng ta cho Chúa Giêsu. Để đến lượt ḿnh, Chúa Giêsu trao phó chúng ta về tay Đức Chúa Cha, Đấng là tất cả cho mọi người.