Chương ba TRONG CUỘC SỐNG NGƯỜI TÍN HỮU
Ơn thánh là sự sống - sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi giữa nhân loại. Đức Giêsu Kitô con Thiên Chúa đă đem sự sống thần linh này xuống hành tinh nhỏ bé của chúng ta. Nó không phải là đường thẳng cắt ngang qua giai điệu hoà hợp của vũ trụ. Nó là một nhân tố làm hoàn thiện con người, thể hiện cao nhất của vũ trụ. Thiên khảo luận về ơn thánh phải được gọi là môn sinh học siêu nhiên. Bởi lẽ các luật lệ của đời sống tự nhiên, là phản ánh mờ nhạt của những qui luật đời sống ơn thánh. Ngay cả ư niệm về nguồn gốc sinh học, tức qui luật của mọi sự sống, đều phát sinh từ sự sống có trước: Không có sự sống tự phát, là một chân lư tự nhiên, sửa soạn trí khôn để chấp nhận chân lư siêu nhiên, rằng cuộc sống tự nhiên của con người chẳng thể sinh ra đời sống siêu nhiên. Cho nên, sự sống siêu nhiên phải là một ơn huệ. Chỉ có sự sống mới ban cho sự sống. Và chỉ có sự sống mới có thể đến từ sự sống. Omne vivum ex vivo (mọi sự sống đến từ sự sống khác). Định luật này đúng trong thế giới tự nhiên và cũng đúng ở lănh vực siêu nhiên. Sự sống của Thiên Chúa, tức ơn thánh, là món quà hoàn toàn do Thiên Chúa ban tặng, và chúng ta không hề có quyền đ̣i hỏi. Sự sống này Ngài ban cho Adong thuở xưa. Nhưng bây giờ được Adong mới, Đức Giêsu Kitô, phục hồi cho nhân loại, nhờ công nghiệp của Ngài. Toàn thể trật tự tạo dựng thiên nhiên cho chúng phương pháp loại suy phẩm chất của ơn thánh, như là một món quà tặng. Thí dụ nếu một ḥn đá, như tảng Gibraltar chẳng hạn, tự dưng nẩy lên một bông hoa, việc làm của nó vượt quá bản tính tự nhiên của đá. Lại nữa, nếu một bông hồng ngày nào đó đột xuất có cảm giác, biết nghe, biết xem, biết cảm xúc, th́ đó cũng là một hành động vượt trên bản tính. Bông hồng không tự thân làm được như vậy. Hành động của nó không có sẵn trong bản tính của loài hoa hồng. Nếu một con vật, con chó chẳng hạn, bỗng nhiên nói được, suy luận được, rao giảng lẽ khôn ngoan. Nó hành động trên bản tính của ḿnh là chỉ biết sủa, biết vẫy đuôi mừng. Lư luận không phải là bản tính của loài chó. Tương tự như vậy, nhưng ở mức độ sâu sắc hơn gấp bội, loài người vẫn chỉ là thụ tạo của Thiên Chúa, nay được làm con cái Ngài qua ơn thánh, là phần tử của gia đ́nh Ba Ngôi và là huynh đệ với đức Giêsu Kitô, thực là số phận vượt tự nhiên của con người, một ân huệ siêu nhiên vượt qua mọi nhu cầu khẩn thiết và khả năng của bản tính con người, thậm chí hơn cả việc tảng đá trổ hoa. Ơn thánh giúp người ta trở nên tốt hơn một tạo vật mới, cao hơn rất nhiều so với t́nh trạng cũ, thậm chí hơn cả t́nh huống con vật dám giảng giải sự khôn ngoan ông Socrates. Trong tất cả ân huệ của công tŕnh tạo dựng, chẳng có ơn nào sánh kịp việc Thượng Đế gọi loài người là “con” và loài người được phép gọi Thượng Đế là “Cha”. Sự khác biệt căn bản giữa đời sống tự nhiên của con người và đời sống siêu nhiên, nằm ở chỗ đời sống ơn thánh không do phát triển, mà do sinh sản. Nguồn sống giữa hai chủng loại sống cũng khác. Một đàng là tính làm cha kiểu nhân loại, đàng khác Thiên Chúa là Cha kiểu Thần Linh, khoảng cánh của vương quốc khoáng sản với vương quốc thực vật chỉ là bề dày của sợi tóc. Nhưng khoảng cách giữa đời sống tự nhiên và siêu nhiên là vô hạn. “Không ai ở bên này sang bên đó được hay ngược lại”. Trong mắt Thiên Chúa thế gian chia làm hai hạng người, mặc dầu tất cả đều là con Thiên Chúa, do Ngài dựng nên. Nhưng không phải tất cả đều chấp nhận ơn huệ siêu nhiên một cách xứng đáng. Họ từ chối ơn Ngài để chọn thế gian. Xin đừng quên rằng toàn khối chứa đựng từng phần, và rằng trong cuộc sống hoàn thiện, chúng ta cũng được hưởng các niềm vui của cuộc sống hữu hạn, trong mức độ vô hạn. Cả hai hạng con đều được sinh ra, một theo xác thịt, hạng khác theo thần khí. “Điều chi sinh bởi xác thịt, th́ là xác thịt, điều chi sinh bởi thần linh th́ là thần linh”. Sinh bởi xác thịt tháp nhập vào đời sống của Adong. Sinh bởi thần linh – bởi nước và Thánh Thần – tháp nhập vào Chúa Kitô. Như vậy con Thiên Chúa có hai lần sinh ra. C̣n con loài người chỉ một lần sinh ra mà thôi. Sự sinh ra chân thật ở nơi các con Thiên Chúa. Họ sinh lại bằng nước và Thánh Thần chứ không vào ḷng mẹ để được sinh ra lần nữa. Bởi lẽ, “xác thịt th́ nào có ích ǵ”. Có ích là sinh bởi Thiên Chúa làm con cái Ngài và được nhận làm thừa tự với Đức Kitô. Con cái Thiên Chúa nhờ địa vị làm con, được quyền thừa huởng nước trời. Họ sẽ nhận quyền này lúc chết. Con cái loài người chỉ được hưởng của cải thế gian. Của cải này mục nát hay mối mọt đục khoét và trộm cắp lấy đi. Con cái Thiên Chúa có trong ḿnh hạt giống vinh quang và hạnh phúc vĩnh cửu. Con cái loài người không được vậy. Họ chỉ có đời này mà thôi. Tuy nhiên c̣n nhiều khác biệt giữa hai loại con cái. Loại có ơn thánh và loại không có. Chúng khác biệt hơn là giữa hai linh hồn cùng có ơn thánh nhưng một linh hồn c̣n ở đời này, linh hồn khác đă lên cơi phúc trường sinh. Lư do là như thánh Thomas Aquino nói ơn thánh là hạt giống vinh quang mà ngày nào đó sẽ nở ra bông hoa vinh hiển, tương tự như hạt sồi sẽ nở thành cây sồi. (Summa 2-2 q-24, art 3 ad 2: Gratia nihil aliud est quam quaedam inchoatio glorioe aeternoe = ơn thánh chẳng là ǵ khác hơn khởi sự của vinh quang vĩnh cửu). Nhưng linh hồn không có ơn thánh chẳng hy vọng được khả năng ấy. Thánh Gioan nói: “Các con thân mến, bây giờ chúng ta là con Thiên Chúa, và chưa được tỏ ra như thế nào. Nhưng khi Đức Kitô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như Người, v́ Người thế nào, chúng ta sẽ thấy Người như vậy. (1Ga 3,2). Tôi lấy làm ngạc nhiên: thế giới ngày nay khâm phục thuyết tiến hóa, mà lại không thấy ơn thánh Chúa Giêsu mang xuống cho thế gian là câu trả lời đầy hy vọng ! Một trong các lư do thuyết tiến hóa được đánh giá cao là v́ những lời hứa hẹn của nó cho tương lai. Nhưng cho dù ở h́nh thức thô thiển nhất nó cũng chỉ giải nghĩa sự tiến hóa bên dưới con người. Nhưng ơn thánh là sinh thái siêu nhiên, hiện hữu một khả năng, một hứa hẹn vinh quang cho con người. Vinh quang vượt trên mọi tưởng tượng. Khả năng không phải trở nên siêu nhân mà con cái Thiên Chúa. Trong lĩnh vực tiến hóa chẳng có thể hiện nào sánh được với thể hiện “tạo vật mới” của bí tích rửa tội. Cho nên sự vĩ đại thực sự của cuộc sống không phải trồi lên từ bên dưới mà là ân huệ từ trời cao: “Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào”. Con người có khả năng sống ở một trong ba cấp bậc: súc vật, ở mức này người ta hài ḷng với thân xác mà thôi, tức các khoái lạc xác thịt, ăn uống, vui chơi, giới tính, sinh sản. Khi tất cả một xă hội đều sống ở mức độ này. Ông Sorokin gọi là “văn hóa cảm giác”. Nếu như lư trí được sử dụng đi nữa th́ chỉ có mục tiêu là khám phá các phương tiện giải trí tốt hơn, t́m kiếm nhiều sung sướng xác thịt hơn, cho hợp với bản năng súc vật. Mức thứ hai cao hơn là mức độ trí khôn. Lúc này hắn theo đuổi một đời sống tự nhiên tốt, bênh vực các đức tính nhân bản nhưng không nhiệt tâm lắm. Dưới ảnh hưởng chỉ nguyên của lư trí mà thôi hắn sống khoan dung, thương người, nhường nhịn và đóng góp vào các công việc chung. Nhưng hắn từ chối tin rằng c̣n có những sức sống cao hơn nữa mà trí khôn của hắn không với tới được. Thứ ba, mức độ cao hơn hai mức trên, tức sống thiêng liêng, ở mức này, nhờ ơn Thiên Chúa chúng ta được nâng lên trật tự siêu nhiên và trở thành con cái Thiên Chúa. Ba mức độ này có thể so sánh với ngôi nhà ba tầng. Tầng thứ nhất sơ sài không trang bị ǵ hết trơn. Tầng thứ hai có chút tiện nghi, bàn ghế. Tầng thứ ba sang trọng, có nhiều tiện nghi, ngăn nắp, đầy yên vui và b́nh an. Một linh hồn sống chỉ ở mức cảm giác sẽ chê cười đề nghị rằng c̣n có mức sống cao hơn. Họ bảo đó chỉ là tưởng tượng ngu xuẩn, chẳng làm chi có tầng thứ hai. Họ chỉ sống theo dục vọng của ḿnh mà thôi. Đa số nhân loại sống trong mức này. Cao hơn nữa, nếu bạn đề nghị với những người sống ở mức thứ hai, biết dùng lư trí, th́ họ sẽ cười vào mặt bạn, làm ǵ có chuyện như thế, (truyện ngớ ngẩn). An b́nh của trí khôn trở thành b́nh an của tâm hồn. Họ không hề có tư tưởng nào về trật tự siêu nhiên. Họ coi các điều ở tầng thứ ba là phi lư, là kết quả của trí tưởng tượng nơi mấy ông tu tŕ điên khùng, giống như tuyết lạnh trên các cửa sổ bằng kiếng hay tầng kem trên các bánh ngọt, không cần thiết bao nhiêu. Họ chấp nhận trong vũ trụ có một sự đảm nhận đồng hóa. Và tiến tŕnh là từ thấp lên cao theo đường thẳng đứng, đất đá cho đến con người. Nhưng khi đến con người th́ họ dừng lại không tiến thêm hơn nữa. Họ không chấp nhận c̣n khả năng phát triển nào khác. Họ nh́n tiến tŕnh quá khứ cho đến khi con người thành h́nh, từ đấy họ chỉ chấp nhận phát triển chiều ngang, không c̣n chiều dọc nữa. Tiến bộ của con người lúc này là về các kỹ thuật điều khiển thiên nhiên, của cải, tài sản và thu tích thêm giầu sang – tất cả ở bên ngoài con người mà thôi. Những người từ chối leo lên tầng thứ ba, giống như hai con ṇng nọc ếch nhái. Một hôm chúng tranh luận với nhau rằng thiên hạ bảo có khả năng hiện hữu một vương quốc cao hơn vương quốc ṇng nọc. Con ṇng nọc tiến bộ nói với bạn: “ Tôi nghĩ tôi sẽ ngóc đầu khỏi mặt nước để xem thế giới bên trên ra sao ?” Bạn nó trả lời: “Ngu xuẩn vừa vừa chứ. Làm ǵ c̣n thế giới nào khác ngoài vương quốc thủy quái ?”. Cho nên con người có trí khôn phải đặt câu hỏi căn bản: Nếu khoáng chất có thể bước lên đời sống thực vật, thực vật lên động vật và động vật bước vào con người th́ tại sao con người không thể tiến xa hơn nữa ? Con người là đỉnh cao của toàn thể hữu h́nh tại sao lại không được thâm nhập vào một trật tự tiến bộ hơn ? Cây bông hồng không được phép nói rằng, không có sự sống nào khác cao hơn ḿnh, th́ con người cũng không có thẩm quyền nói ḿnh là tận cùng tạo vật. Thực tế con người luôn ấp ủ khát vọng sống vĩnh cửu, sự thật và t́nh yêu. Ở mức độ thứ ba, cuộc sống siêu nhiên không phải là cuộc sống lớn lên từ thiên nhiên giống như cây sồi lớn lên từ hạt sồi. Nó là cuộc sống hoàn toàn ở b́nh diện khác, một khởi sự hoàn toàn mới. Sự phát triển của nó khác với sự tiến triển dần dần của thiên nhiên, phát triển tự nhiên làm cho con người trở nên dần dần tốt hơn, dần dần khoan dung, dần dần rộng lượng, dần dần công b́nh, bác ái, bớt ích kỷ, bớt ghen ghét, bớt tham lam đến độ hắn được thiên hạ coi là người tín hữu và công dân của nước trời. Đời sống siêu nhiên không như vậy. Nó theo một tiến tŕnh khác. Trong thế giới vật lư, có định luật gọi là luật quán tính. Một vật nào đó ở thể tĩnh, hoặc thể động đường thẳng, chỉ có thể thay đổi trạng thái nhờ một lực từ bên ngoài tác động vào. Con người cũng chịu ảnh hưởng của luật này. Nghĩa là hắn sẽ ở măi măi trong t́nh trạng hiện thời cho đến khi một lực từ bên ngoài lôi kéo hắn. Hẳn sẽ ở măi trong ḍng chảy tự nhiên, cho đến khi ơn Chúa thay đổi hắn. Ḥn đá sẽ không biến đổi thành con voi, con voi thành người, người theo bản tính, chỉ là một tạo vật của Thượng Đế, cũng giống như ḥn đá, con chim, là thụ tạo của Thiên Chúa. Nhưng ở con người phản ánh một vài thuộc tính của tạo hóa cách rơ rệt hơn. Các thụ tạo khác như trăng sao, cây cối cũng phản ánh nhưng mờ nhạt. Nói cho ngay, con người không có danh hiệu để sống bậc siêu nhiên. Nhưng một khi Thiên Chúa đă ban cho nó từ thuở ban đầu, th́ nó được hưởng vĩnh viễn. Cho nên trong ư nghĩa nào đó, hiện tại mỗi người là một hoàng đế sống lưu vong. Đặc ân làm con Thượng Đế, được phép gọi Thượng Đế là Cha không c̣n nữa, mà hắn th́ bất lực không chuộc lại danh nghĩa ấy được, tựa như chiếc ly thủy tinh đ̣i có sự sống vậy. Cho nên làm thế nào con người lại được ơn huệ thần linh ? Câu trả lời không khó, con người phải tuân thủ một qui luật khác xem ra là luật chung của vũ trụ. Trong khi giữ nguyên sự phân biệt giữa tự nhiên và ơn thánh, chúng ta suy gẫm về con đường mà khoáng vật tiến vào đời sống thực vật và thực vật vào đời sống động vật. Con đường ấy như Chúa Giêsu dạy phải chết đi cho chính ḿnh. Trước khi thực vật được sống cuộc đời động vật, nó phải nhổ rễ lên và đi qua hàm răng sự chết của súc vật để biến thành xương thịt của động vật. Cùng một cách thế, động vật muốn sống cuộc đời lư trí của con người, th́ phải trải qua cái chết trong nước, lửa và răng miệng con người tức qua vườn cây dầu và núi sọ của chúng mà đến kiếp làm người. Như vậy bất cứ cái chi trên mặt đất này phải chết đi cho chính ḿnh, hiến tế chính ḿnh để được sống đời hoàn hảo hơn. Chẳng có chi “sinh ra” cho cuộc sống cao hơn, trừ phi “sinh ra” từ trời cao. Nếu cây cỏ biết nói, nó sẽ khuyên nhủ khoáng sản: “Trừ phi các bạn sinh ra lần thứ hai, các bạn không có khả năng tiến vào vương quốc của chúng tôi đâu”. Và nếu súc vật biết nói, chúng sẽ chỉ cho các thực vật và khoáng vật: “Trừ phi các bạn sinh ra lần nữa, các bạn không thể nhập bọn với chúng tôi trong vương quốc động vật”. Những thăng cấp này mang dấu vết loại suy mờ nhạt và xa xôi với số phận của chúng ta. Ở trong trường hợp của Chúa Giêsu, Ngài biết nói, Ngài là Ngôi Lời, Ngài nói với mỗi người dương gian: “Trừ phi các anh sinh ra lần nữa bởi nước và Thánh Thần, các anh không được vào nước Thiên Chúa”. Sinh lại như thế là Bí tích Rửa Tội. D́m ḿnh vào nước tái sinh của Bí tích này, chúng ta chết cho cuộc sống tự nhiên và khởi sự cuộc sống thần linh, không như thụ tạo nữa, mà như con cái trong gia đ́nh của Thiên Chúa Ba Ngôi, lúc ấy chúng ta được quyền gọi Thiên Chúa là “Cha”. Như cây cỏ chết đi và được chôn vùi đối với kiếp sống thực vật, th́ con người trong đường lối cao hơn, cũng phải chôn vùi với Đức Kitô trong phép rửa vào cái chết của Ngài, để được sống lại với Ngài từ cơi chết, bằng vinh quang của Chúa Cha, ngơ hầu chúng ta có thể “bước đi trong đời sống mới” (Rm 6,4). Đời sống thiêng liêng thông ban cho chúng ta chủ yếu qua các bí tích. Cuộc sống thường nhật của chúng ta liên kết xoắn xít với các “bí tích” trong nghĩa rộng. Nghĩa là chúng chứa đựng, cất giấu và bảo tồn những chi chúng che lấp. Thí dụ: Việc vỗ tay hay ôm hôn đều có ư nghĩa dấu ẩn. Chúng ta không nên bực dọc về chuyện đó, tuy nhiên cái hôn có thể là một lối diễn tả nghèo nàn t́nh yêu, như Giuđa ôm hôn Chúa Giêsu để trao nộp Ngài. Ngược lại, những người yêu nhau thực sự không bao giờ cảm thấy hành động ôm hôn của họ chia rẽ họ, cản lối họ, hay nhạo báng t́nh yêu của họ. Chỉ v́ chúng là những việc bề ngoài và vật lư. Nó là những chi diễn tả t́nh cảm bên trong của trái tim. Cũng vậy, các bí tích là những nụ hôn của Thiên Chúa, để Ngài đổ t́nh yêu vào tâm hồn nguội lạnh và làm no thảo các kẻ đói khát đời sống thiêng liêng. Như vậy các bí tích truyền thông đời sống của Thiên Chúa cho chúng ta. Có tiến tŕnh song song giữa đời sống vật lư và đời sống thiêng liêng. Những yếu tố nào cần thiết cho cuộc đời thể xác ? Có 5 yếu tố cho cá nhân và hai cho toàn xă hội. Như mọi người, chúng ta phải sinh ra, lớn lên, ăn uống, bệnh nạn, và tử vong. Đời sống chung là trật tự xă hội hay chính phủ và truyền sinh cho thế hệ kết tiếp, tức hôn phối. Bẩy biến cố này có tiến tŕnh song song trong đời sống siêu nhiên, gọi là bẩy bí tích. Trước hết chúng ta phải sinh lại trong đời siêu nhiên gọi là bí tích Thánh tẩy hay Rửa tội. Thứ hai phải lớn lên trong đàng thiêng liêng và đạt tới mức trưởng thành của người tín hữu. Đó là bí tích Thêm sức. Muốn lớn lên th́ phải nhờ lương thực nuôi dưỡng bằng bánh bởi trời hay bí tích Thánh Thể. Sống th́ cũng có lúc trở trời trái gió, bệnh nạn xẩy tới, chúng ta phải chữa trị các vết thương thiêng liêng. Đó là bí tích Thống hối, Ḥa giải. Cuối cùng là sự chết, chúng ta phải nhổ rễ mọi dấu vết của tội lỗi, tức là các yếu đuối tinh thần. Hay là bí tích Xức dầu bệnh nhân. Xét về cuộc sống xă hội, bởi từ bản tính chúng ta là con vật xă hội, sống thành tập thể chứ không sống riêng lẻ th́ lấy đâu ra nhu yếu phẩm cho sự sinh tồn ? Phải sống cùng người khác. Cho nên cần có sự quản trị chung. Đời sống thiêng liêng cũng vậy, đó là bí tích Truyền chức thánh. Và cuối cùng phải tiếp tục truyền sinh cho các thế hệ kế tiếp nhờ bí tích hôn phối. Chúng ta có đầy đủ bẩy biến cố trong đời sống siêu nhiên cũng như trong trật tự vật lư. Và như vậy đời sống thiêng liêng là sự hoàn hảo của đời sống tự nhiên. Chúa Giêsu thiết lập bảy bí tích như những máng chuyển ơn cho nhân loại. Bể chứa ơn là trên ngọn núi Calvario. Hồng Y Newman viết: “Chúng ta tiến đến bể chứa và mặc dầu sự tăm tối, chân tay chúng ta, đầu óc chúng ta, mặt mũi chúng ta, môi miệng chúng ta trở nên nhạy cảm với sự ǵ thiêng liêng hơn vật chất. Chúng ta chẳng biết ḿnh ở đâu, nhưng đang tắm trong nguồn Nước, và tiếng từ trời nói với chúng ta đấy là Máu. Hoặc chúng ta được ghi dấu trên trán và tiếng đó lại nói đấy là Núi Sọ, hoặc chúng ta nhớ lại một bàn tay đă đặt trên đầu và chắc chắn nó in dấu vết của đanh sắt, và giống như bàn tay của Đấng đă cho người mù xem thấy, kẻ què được đi, xác chết sống lại. Hoặc chúng ta đă từng ăn, từng uống, không phải mộng mị, mà là Đấng nuôi dưỡng chúng ta từ cạnh sườn bị đâm thủng và bánh bởi trời để canh tân bản tính của chúng ta”. Hăy dùng Bí tích Thánh tẩy làm ví dụ. Nó không phải là nghi lễ tự ư bày đặt. Nhưng là một luật của sự sống. Luật đặc biệt của trật tự siêu nhiên. Đúng vậy, nhưng vẫn là một luật. Thiên Chúa có thể dùng phương tiện khác để tháp nhập chúng ta vào thân thể màu nhiệm Chúa Kitô. Nhưng chắc chắn phương tiện Ngài hiện dùng là hoàn toàn ḥa hợp với trật tự mà thiên nhiên hoạt động. Sự cần thiết của Bí tích Rửa tội như là phương tiện cứu độ đời đời có nguồn gốc thần linh. Chính Chúa Giêsu đă tuyên bố với nhân loại như vậy. Nó không phải chỉ là lệnh truyền để thực hiện một nghi thức tùy tiện, như nhiều học giả tân thời muốn chúng ta tin. Nhưng có thực chất từ Thiên Chúa. Xin nh́n về nguồn gốc mạc khải, chúng ta có thể khẳng định toàn thể thiên nhiên kêu gào sự cần thiết của nó, trong ư nghĩa nó đ̣i hỏi chết đi để làm điều kiện tái sinh. Tiến tŕnh chết đi ngơ hầu tái sinh, khởi sự từ Bí tích Rửa tội trong mỗi người tín hữu, phải được và nên được tiếp tục suốt cuộc đời, là khổ chế hay hy sinh hăm ḿnh. Nó là một phương diện của tiến tŕnh chuyển hóa đời sống Kitô hữu. Chuyển hoá từ tự nhiên sang siêu nhiên. Không có tiến tŕnh này người tín hữu không đạt tới sự sống thần linh. “Hạt lúa miến rơi xuống đất mà không thối đi th́ nó nằm trơ trọi một ḿnh. Nếu nó thối đi, mới sinh nhiều bông hạt”. Khả năng t́m thấy sự sống qua cái chết làm cho hạt giống cao sang hơn viên kim cương nhiều lần. Khi rơi xuống đất, hạt giống mất cái vỏ ngoài. Vỏ này ḱm hăm sức sống bên trong nó. Nhưng một khi đă mất đi, vỏ ngoài thối ra đất và sự sống nẩy mầm thành cây lúa. Cũng một luận lư ấy, trừ phi chúng ta chết cho thế gian, rũ bỏ tính hư nết xấu và khát vọng xác thịt, chúng ta không thể đạt tới đời sống vĩnh cửu. Nếu muốn sống đời cao hơn, chúng ta phải diệt trừ nếp sống cũ. Ngược lại nếu muốn giữ nguyên nếp sống trần tục, chúng ta chẳng có hy vọng trong Chúa Kitô. Đó là lẽ đương nhiên, nhưng nhiều linh hồn không nhận ra, v́ c̣n u tối. Xin đặt qui luật này trong ngôn từ của Chúa Giêsu: Nếu chúng ta muốn cứu mạng sống ḿnh th́ sẽ mất, ngược lại, nếu chúng ta đành mất mạng sống ở đời này, sẽ được lại nó cho kiếp sống muôn đời. Nghĩa là, nếu cứu lấy nó cho vương quốc của Chúa Cha, chúng ta phải hy sinh nó ở thế gian buồn chán này. Nếu chúng ta muốn có đời sống hạnh phúc hoàn hảo, th́ phải trút bỏ các vui sướng xác thịt chóng qua của kiếp phù sinh. Francis Thompson viết: Sự ngă xuống đem giá trị cho việc trỗi dậy. Bởi lẽ sự sinh ra đă mang trong ḿnh mầm mống sự chết. Và sự chết lại gói ghém mầm mống sinh ra. Hạt giống rơi xuống nảy sinh cây xanh lá mới Nước mưa đem đến phát triển cho đồng cỏ xanh non, Cây dương xỉ già cỗi âm ỉ lá dương xỉ xanh tươi Bởi lẽ chẳng có chi sống động mà không có cái chết đi. Không có cái ǵ chết đi lại chẳng nẩy sinh mầm sống mới, Cho đến khi các tầng trời tan chảy. Cho đến khi thời gian, nguồn gốc của mọi đổi thay, héo tàn. Phải chăng sống chết không tách rời trên trái đất ? Như thế chúng xoắn xuưt vào nhau như hai sợi dây leo, chết đi để rồi lại sinh ra. ( phỏng theo ư thơ).
Linh hồn sẽ cảm nghiệm thế
nào
Một đàng nhận ra rằng ḿnh hoàn toàn bất lực. Đàng khác xác tín rơ ràng chỉ Thiên Chúa mới đủ khả năng cung cấp các nhu cầu cho linh hồn. Nếu như chỉ cảm nghiệm bất lực suông, th́ sẽ nẩy sinh thất vọng, nhiên hậu đưa đến tự tử. Đây là t́nh trạng của các người ngoại đạo sau kỷ nguyên Công Giáo, hắn cảm thấy hoàn toàn thiếu thốn về mặt tâm linh, tức những sức mạnh nội tâm chống lại nghịch cảnh của thế giới và vũ trụ, hắn rơi vào thất vọng. Hắn chỉ có một nửa điều kiện để trở lại, tức chỉ có khủng hoảng tâm lư. Nhưng hắn không liên kết t́nh trạng của linh hồn ḿnh với quyền phép Đức Chúa Trời, Đấng có khả năng nâng đỡ và nuôi dưỡng linh hồn hắn. Nếu làm được như vậy, tư tưởng ngoại giáo tan biến mất, một tia hy vọng thế chỗ cho thất vọng sáng tạo. Thất vọng v́ nếu vẫn c̣n cảm nghiệm căn bệnh của ḿnh. “Sáng Tạo” bởi v́ đương sự nhận ra chỉ có bác sĩ Thần linh bên ngoài mới mang đến được liều thuốc chữa cho ḿnh đôi cánh. Tính chất thất vọng không luôn nổi lên từ ư nghĩa dốt nát, ngu xuẩn, lỗi lầm mà thường là sự thiếu thốn, bất lực, lệ thuộc và ngay cả từ sự biết ḿnh tội lỗi.
Có cuộc vật lộn giữa ư thức và tiềm thức, giữa cái tôi và hoàn cảnh bên ngoài thôi chưa đủ. Bởi lẽ đó chỉ là sự căng thẳng tâm lư. Căng thẳng tâm lư này sẽ chẳng bao giờ sâu sắc đủ cho việc trở lại, nếu không nhận được sự trợ giúp từ bên ngoài. Những chiến đấu giữa các lực lượng đối nghịch chỉ ở trong tâm trí mà thôi. Sự trở lại không bao giờ có tính tự phát. Nó là quyết định bất ngờ được ơn trên phù trợ. Sự căng thẳng chỉ trở nên quyết liệt khi đương sự đối mặt với vô nghĩa, khi tâm trí được yếu tố bên ngoài thay đổi, khi bất lực của con người so sánh với toàn năng của Thiên Chúa. Cho đến khi cuộc kéo co khởi sự với một bên là Thiên Chúa, bên kia là đương sự th́ lúc ấy mới đủ điều kiện trở lại. Trong linh hồn, đương sự phải có xác tín rằng ḿnh đang nắm chặt đầu dây và Thiên Chúa kéo lên, điều khiển, chứ ḿnh chẳng làm được chi, rằng trước mặt ḿnh, có Đấng Tối Cao hiện diện mà ḿnh cảm thấy hạnh phúc khi làm điều tốt và xấu hổ khi làm điều xấu. Điều không mấy quan trọng trong cuộc khủng hoảng này mà người ta cảm thấy giằng co, là nó xẩy ra dần dần hay bất ngờ. Điều thực sự quan trọng là sự vật lộn giữa Thiên Chúa và linh hồn. Trong đó Thiên Chúa toàn năng không hề phá hủy tự do con người. Đây là vở kịch lớn nhất trong cuộc sống con người.
Lúc này linh hồn luôn cảm nghiệm ḿnh bị săn đuổi bởi ai đó. Thi sĩ Thompson gọi là “chó săn từ trời”. Con vật săn mồi này không để ai yên ổn. Cái thảm họa là rằng nhiều linh hồn, lúc cảm thấy sao xuyến, lại t́m cách giải thích đi nẻo khác, thay v́ theo đuổi cho đến cùng và kết quả của việc theo đuổi, là họ được nh́n xem người săn đuổi đó là Thiên Chúa. Và ơn thánh Ngài hành động trong linh hồn. Tiếng nói của Thiên Chúa khuấy động linh hồn ngơ hầu linh hồn t́m ṭi hơn nữa và được cứu. Nó làm cho linh hồn bối rối bởi sự thật và xé toang mọi mặt nạ, mọi che đậy của tính giả h́nh. Nhưng nó cũng an ủi linh hồn làm cho linh hồn ḥa hợp với bản thân, với thiên nhiên và với Thiên Chúa. Cho nên tùy vào đương sự chấp nhận hay từ chối tiếng nói của Thiên Chúa. Khi hai luồng sinh lực, một, ḷng xót thương của Thiên Chúa, hai, sự thất vọng nội tâm, gặp nhau. Linh hồn nhận ra chỉ Thiên Chúa mới cứu văn được t́nh thế, ban cho linh hồn những ǵ cần thiếu, lúc ấy khủng hoảng thiêng liêng sẽ đạt tới điểm phải làm một quyết định. Ở đây, khủng hoảng lên tới đỉnh cao nhất và đó là thánh giá phải chịu đựng. Thánh giá dưới nhiều h́nh thức khác nhau, tuỳ theo t́nh trạng linh hồn, linh hồn lương thiện hay linh hồn tội lỗi, nhưng cả hai đều có điểm chung là họ nhận ra thất bại, hay chiến đấu không thể giải quyết, không vượt thắng bằng cố gắng riêng của ḿnh. Nó cần ơn Chúa trợ lực. Các h́nh thức chung của sao xuyến là luân lư, tinh thần và vật lư nữa.
Điều mà linh hồn cần lúc này là gỡ ḿnh ra khỏi ṿng nô lệ tội lỗi. Từ trước cho đến bây giờ, linh hồn vẫn c̣n bao che cho tội lỗi. Ở giai đoạn này linh hồn khám phá ra rằng, phải phơi bày chúng, lật tẩy chúng và gột rửa chúng. Điều chi đă vướng mắc, th́ nay phải tháo cởi. Điều chi cản lối th́ nay phải đạp đổ. Điều chi giết chết th́ nay làm sống lại. Ḷng khắc khoải đến tột độ khi linh hồn trở nên ít màng tưởng về việc quyết tâm bên ngoài, hơn là các dốc ḷng bên trong. Linh hồn quay ngọn giáo vào trong chứ không ra ngoài nữa. Ngọn giáo để chặt đứt các dục vọng thấp hèn và nâng cao ḷng hào hiệp. Nó ít kêu ca về thế gian giả dối và bắt đầu quyết định không lừa đảo như trước nữa. Ở b́nh diện luân lư có hai thái cực. Một, ư nghĩa nội tại của sự dữ hay thất bại. Hai, quyền năng siêu việt của ḷng thương xót Chúa, vực thẳm bất lực kêu gào vực thẳm của ơn cứu độ. Đúng như Kinh thánh nói: Ơn cứu thoát nơi Ngài phong phú biết bao (Copiosa apud eum redemptio). Lúc này linh hồn nh́n thánh giá trong ánh sáng mới. Lúc trước thánh giá là biểu tượng sự dữ đă giết chết Chúa Giêsu. Lúc này nó mạc khải sự thất bại của ác thần cách mạnh mẽ nhất. Nó tan biến đi không phải bằng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trên thập tự, mà nhất là bằng chiến thắng vinh quang của việc Ngài phục sinh. Nhưng trận mưa ân huệ của quyền lực Thiên Chúa không thể hoạt động trên con người, nếu hắn c̣n sống trong các ảo tưởng rằng hắn là một thiên thần, hoặc rằng tội lỗi không phải do hắn gây nên. Thực chất hắn c̣n qúa kiêu căng. Cho nên điều kiện tiên quyết là hắn phải khiêm tốn chấp nhận ḿnh có tội. Sau đó, mặc dầu ư thức tội lỗi chưa tan biến, nhưng bắt đầu được thanh thoả. Đây là điều mà tác giả Charles Péguy đă kinh nghiệm và phát biểu như sau: “Tôi là một kẻ tội lỗi, nhưng là kẻ tội lỗi tốt lành.” Khi đă chê ghét tội lỗi, linh hồn lúc này ư thức ḿnh có thể được Thiên Chúa Cứu Chuộc chấp nhận không phải v́ linh hồn tốt lành mà v́ Chúa Cứu Thế nhân hậu. Trong các tôn giáo khác, người ta phải tự thanh tẩy trước khi gơ cửa nhà chùa; nhưng trong Thiên Chúa giáo, người ta đến nhà thờ khi c̣n là tội nhân, và ông từ mở cửa chính là Thiên Chúa chữa lành. Lo âu xao xuyến chấm dứt ngay khi linh hồn gặp gỡ Chúa Kitô, không phải theo luật pháp nhưng theo ḷng thương xót của Thiên Chúa. Lúc ấy họ nghe theo tiếng gọi của Chúa Giêsu: “Hăy đến với ta, hỡi tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề. Ta sẽ bổ sức cho các ngươi” (Mt 11,28).
Tới giai đoạn này hối nhân dứt khoát thay đổi tâm tư, t́nh cảm và hạnh kiểm. Không những thay đổi cái nh́n về các giá trị mà c̣n đảo ngược nếp sống, khuynh hướng, năng lực của ḿnh. Hướng dẫn chúng về mục tiêu khác, mục tiêu cứu rỗi. Nếu trước khi hối cải, người ta đă có một cuộc đời tốt lành, th́ giờ đây người ta sẽ ít chú tâm vào việc giữ lề luật, mà nhấn mạnh vào việc nuôi dưỡng t́nh yêu. Nếu trước đây là một tội nhân, th́ bây giờ đời sống thiêng liêng giải phóng hắn khỏi tính mê nết xấu, những hoang đàng, làm linh hồn trĩu nặng tội lỗi. Linh hồn không c̣n cần đến thuốc ngủ hay rượu chè để bớt phần lo lắng. Linh hồn thường nhận ra rằng nghiện ngập như vậy không phải là phương thế tốt để trốn tránh các trách nhiệm hoặc bảo đảm thoát khỏi các lựa chọn khó khăn. Trước khi trở lại, đa phần nếp sống quyết định ḷng tin, sau khi trở lại ḷng tin quyết định nếp sống, như vậy người ta không c̣n ưa thích dùng vật tế thần để đổ lỗi cho các thiếu sót của ḿnh, nhưng dùng ư thức mà nhận ra rằng thế giới này có biến đổi hay không, là do cá nhân, cá nhân phải chỉnh đốn ḿnh trước. Hối nhân c̣n sợ hăi Thiên Chúa trừng phạt. Nhưng không phải là cái sợ nô lệ, mà là ḷng sợ của con cái. Sợ nô lệ là cái sợ thần dân đối với nhà độc tài. Sợ con cái là cái sợ đối với người cha nhân lành, mà con cái không bao giờ muốn xúc phạm, không hề chạy trốn khỏi t́nh yêu ấy. Những hành vi tránh né không c̣n được sử dụng nữa. Một khi linh hồn đă trở về cùng Chúa, th́ không c̣n phải vật lộn với các thói quen xấu nữa, không phải chúng bị đánh bại, mà các lợi ích khác đă đẩy chúng ra ngoài. Cũng không cần dùng đến các phương tiện ru ngủ hay trốn tránh nữa. Bởi v́ người ta không c̣n chạy trốn chính ḿnh, mà sống với các thực tại nơi ḿnh. Lúc trước họ ương gàn thực hiện ư ḿnh, th́ bây giờ ngoan ngoăn thi hành ư Chúa. Lúc trước họ làm tôi mọi cho tội lỗi th́ nay ghét bỏ chúng. Lúc trước chán ngán tư tưởng Thiên Chúa, cho là khôn khan vô bổ, th́ bây giờ cố gắng t́m kiếm thánh nhan Người. Sự thay đổi linh hồn trải qua rất rơ ràng giống như từ cơi chết qua cơi sống. Không những linh hồn tránh xa tội lỗi mà c̣n sẵn sàng đầu hàng các đ̣i hỏi của Thiên Chúa. Họ rút lui khỏi tội lỗi v́ sợ làm tổn thương Đấng ḿnh yêu mến.
Triết học cống hiến bằng chứng Thiên Chúa hiện hữu. Môn hộ giáo cho động lực tin vào Đức Kitô là Con Thiên Chúa hằng sống. Nhưng tất cả các chứng cớ bất khả tranh luận ấy vẫn thiếu tính vững chăi. C̣n cần ơn soi sáng bởi trời, đó là đức tin siêu nhiên. Xin tưởng tượng một thanh niên có người cha mất tích nhiều năm, một người hàng xóm đi xa về bảo đảm với anh ta đă trông thấy cha anh đang sống ở lục địa khác. Nhưng người thanh niên chẳng thể vững bụng cho đến khi chính mắt được xem thấy cha ḿnh. Khi chưa thấy cha ḷng anh vẫn bồn chồn khắc khoải, chưa thể có b́nh an. Cùng một t́nh trạng cho linh hồn mới trở lại. Trước đây nó chỉ biết “về” Thiên Chúa. Bây giờ nó thấu hiểu Thiên Chúa là ai. Kiểu biết trước là các khái niệm trừu tượng. Kiểu biết thứ hai cụ thể, thực tiễn, và chân thật. Hiểu biết này gắn liền với t́nh cảm, đam mê, thói quen và cảm súc. Trước khi trở lại chân lư c̣n xa tắp, nó chưa đụng chạm đến ngôi vị đương sự. Sau khi trở lại, chân lư trở nên rơ nét, ngôi vị hóa đến nỗi trí khôn biết ḿnh đă t́m được nơi cư trú vĩnh viễn. Trí khôn định cư lại, không c̣n phải lang thang dong duổi kiếm t́m nữa. Trí khôn an tâm xây tổ ấm. Linh hồn trở lại vững bụng đến nỗi tâm hồn không c̣n cảm thấy “các” câu trả lời nữa mà là câu trả lời duy nhất đă được Chúa ban cho. Một giải quyết tuyệt đối, cuối cùng, mà người ta thà chết chứ không từ bỏ. Những ai chưa từng trải qua kinh nghiệm này, kinh nghiệm trở về với Thiên Chúa trọn vẹn, tưởng tượng rằng lư trí bị triệt tiêu trong tiến tŕnh như vậy. Họ phát biểu như sau: “Tôi chẳng thể hiểu được điều ấy. Tôi cứ ngỡ anh ta thông minh lắm kia”. Nhưng những ai đă trải qua nó nhận ra rằng cũng như một chớp mắt, không xem thấy ánh sáng nữa là để giây phút nh́n thấy tỏ rơ hơn, sáng ngời hơn. Cũng vậy cái chớp mắt của lư trí để nó nhận ra ḿnh không thể biết mọi câu trả lời cho cuộc đời. Nhưng khi đức tin đến, lư trí thấy ḿnh c̣n nguyên vẹn và sáng tỏ hơn trước bội phần, lúc này cả hai, đức tin và lư trí đều nh́n thấy ḿnh từ Thiên Chúa phát xuất ra. Cho nên không thể đối nghịch nhau đặng. Từ đó linh hồn tiêu tan hết mọi nghi ngờ, sợ hăi, ḷng tin cậy của linh hồn không chi lay chuyển nổi. Mọi khái niệm cũ của nó sẵn sàng để đức tin siêu nhiên quét sạch.
Giữa hai loại b́nh an, của trí tuệ và của linh hồn có sự khác nhau đáng kể. B́nh an trí tuệ là kết qủa tất yếu của việc lập lại trật tự, theo nguyên tắc, cho những bất ổn loài người cảm nghiệm, tức hoà b́nh ngoại vi. Việc này có khả năng đạt tới bằng ḷng bao dung, hoặc cắn răng chịu đựng những bất hạnh, bằng giết chết lương tâm, bằng phủ nhận tội lỗi, bằng t́m ra các t́nh yêu mới để làm nhẹ bớt các cay đắng cũ. B́nh an tâm hồn khác hẳn. Nó không t́m sống cho chính ḿnh nữa, nhưng là sống cho Thiên Chúa, không t́m sống luân lư mà thôi, nhưng cao hơn tức sống v́ t́nh yêu vĩnh cửu. Luân lư lúc này chỉ là sản phẩm phụ của ḷng kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. An b́nh này thúc đẩy linh hồn đoàn kết với láng giềng, thăm viếng bệnh nhân, nuôi dưỡng người nghèo đói và an táng kẻ qua đời. Trước kia, mọi năng lực đều dồn vào việc giải quyết chiến tranh nội tâm để t́m ra mục tiêu thật của cuộc đời, hay tranh đấu thắng các nết xấu, th́ nay cố gắng đó được dùng phục vụ mục tiêu đă t́m thấy. Hối hận, cắn rứt, sợ hăi, lo âu của t́nh trạng tội lỗi, th́ nay hoàn toàn biết mất, nhường chỗ cho ḷng thống hối, ăn năn. Linh hồn không c̣n ân hận về qúa khứ hay hiện tại. Chúa Thánh Linh đă đổ đầy linh hồn dự kiến sẽ làm chi với ơn thánh Ngài. Hy vọng lớn lao sẽ kèm theo sự quan tâm thiêng liêng. Và mặc dù linh hồn có thể hối hận v́ đă phải chờ đợi qúa lâu như thánh Augustinô nói: “Lạy Chúa, lạy vẻ đẹp cổ kính, con đă yêu mến Ngài quá muộn”. Nhưng sự thực, ở tuổi nào việc trở lại cũng xẩy ra được. Bởi lẽ ơn thánh Chúa luôn trẻ hóa tâm hồn, làm cho nó nhanh lẹ phục vụ công việc Thiên Chúa ngay cả ở tuổi già. C̣n nhiều đường lối khác nữa, mà linh hồn trở lại có thể thực hiện để biểu lộ an b́nh tâm hồn. Khi phục vụ, linh hồn sẽ trở nên tăm tiếng mà trước kia vô danh. Nó dấn thân vào các công việc tôn giáo để biểu lộ căn tính làm con Chúa. Nó cố gắng nhổ rễ hết các tính hư thói xấu như tức giận, tự ái, ghen ghét bằng cách vượt thắng tội lỗi. Ơn thánh c̣n ban cho linh hồn ḷng tin tưởng tha nhân, mà họ coi như các con cái tiềm năng của Thiên Chúa. Nếu bị đau ốm v́ căng thẳng tinh thần, ơn thánh có thể chữa khỏi hoặc cải thiện đáng kể, bởi giảm bớt bất an, bồn chồn và các xáo trộn khác của tâm hồn. Đối với các thử thách và khó khăn trong cuộc sống, ơn thánh trợ giúp linh hồn bằng sức mạnh thiêng liêng, mang đến cho linh hồn sự hoà hợp với các tín hữu anh em, yên ủi và khích lệ họ vững tin vào quyền bính Thiên Chúa. Nó thăng hoa các dục vọng con người ta, không thất vọng v́ những thiếu sót tinh thần, thiếu sót của thế giới bên ngoài, bởi lẽ linh hồn dồn toàn lực vào sự tiến bộ thiêng liêng. Ngoài ra, ơn thánh c̣n khiến người ta luôn cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa ở khắp mọi nơi. Giống như trái đất khi chạy trốn mặt trời, th́ cũng mang theo bầu không khí chung quanh nó. Tất cả các sinh hoạt trong công việc làm ăn, xí nghiệp, xưởng làm, trường học, gia đ́nh đều được thực hiện trước nhan thánh Chúa. Tư tưởng của linh hồn luôn xoay quanh các chân lư của Thiên Chúa. Linh hồn sẽ kiên nhẫn chịu đựng mọi chỉ trích, hành tỏi, nói xấu, ghen tương, giận dữ v́ danh Chúa, giống như Chúa Giêsu đă chịu đựng trên cây thánh giá, ngơ hầu t́nh yêu được ngự trị và Thiên Chúa được hiển vinh trong cay đắng cũng như trong ngọt ngào. Dựa vào Ngài để được mạnh mẽ, linh hồn không c̣n sợ chi mà chẳng dám gánh vác những việc anh hùng và ư thức rằng Ngài sẽ cung cấp thời gian, tiền bạc, sức khỏe, các phương tiện cần thiết. Nhưng trên hết mọi sự vẫn là b́nh an sâu thẳm trong linh hồn. B́nh an này mang theo ơn kiên tŕ, giúp chúng ta theo đuổi các mục tiêu thiêng liêng và cao thượng, như tỉnh thức, can đảm, lạc quan, vượt khó. Linh hồn luôn tiến về phía trước trên con đường ơn gọi trong đức Giêsu Chúa chúng ta. Bất kể bối cảnh tôn giáo của bạn, bạn đều dễ dàng nhận ra sự khác biệt về quan điểm sống giữa những linh hồn có đức tin chân thật qua ơn thánh của Thiên Chúa và những linh hồn không có. Thí dụ: Liệu bạn đă từng quan sát một cuộc tranh luận luân lư nào về các đề tài quan trọng trong cuộc đời như đau khổ, buồn sầu, tội lỗi, hạnh phúc, hôn nhân, con cái, giáo dục, mục tiêu cuộc sống, ư nghĩa cái chết chưa ? Hẳn bạn nhận ra quan điểm của người công giáo khác xa ư kiến của những vị tự nhận là tân thời, cấp tiến ? Nếu bạn là Công giáo, có đức tin vào Thiên Chúa bạn sẽ cảm nghiệm thiếu sót ở những ai không có đức tin, như thể hai bên không có đất đứng chung. Hai bên sống ở hai thế giới riêng biệt. Bạn bất lực không thâm nhập được vào tâm trạng của kẻ vô đạo gặp trên đường phố. Nó giống như miêu tả màu sắc cho người mù. Hai bên không nói cùng ngôn ngữ. Chúng ta giống như những thợ xây tháp Babel, ăn nói lộn xộn, chẳng ai hiểu ai ! Mới vài năm trước đây, những kẻ chối bỏ vài chân lư công giáo, được coi như dè dặt về vấn đề ly dị kết hôn lại, về vô thần, về kẻ thù của gia đ́nh, về quan điểm luật pháp do ư muốn áp đặt chứ không phải lư trí, th́ bây giờ chúng ta là kẻ cân nhắc vấn đề chứ không phải họ. Họ ủng hộ hết ḿnh những sự kiện ấy. Ngày nay người tín hữu chân chính là kẻ phải tự vệ với mỗi một lư do là thiểu số bênh vực sự thật. Cái nh́n thông suốt và chắc chắn của những linh hồn có ơn đức tin đôi khi bị hiểu lầm, ngay cả bởi những tín hữu khác. Cho nên đôi khi người công giáo mất kiên nhẫn với những kẻ thiếu đức tin. Họ nghĩ sai lầm rằng lư do họ trông thấy sự thật rơ ràng là bởi tài khéo của ḿnh. Người khác không thấy chân lư bởi hoặc ngu dốt hoặc ương ngạnh. Xin luôn nhớ đức tin là ân huệ Chúa ban, không lệ thuộc vào sự khôn ngoan thông suốt của chúng ta. Thiếu đức tin cũng không là kết qủa của ngu dốt. Chúa Giêsu đă tuyên bố: “Xác thịt và máu huyết không mạc khải cho anh điều đó nhưng là cha Thày, Đấng ngự trên trời” (Mt 16,17). Giả dụ bạn ở ngoài Giáo Hội và không có đức tin, liệu bạn đă từng coi người có đạo là mê tín, ngớ ngẩn, vô lư, khó nghe, trong các phán đoán của họ chứ ? Trong triết lư và trong quan điểm nhân sinh của họ chứ ? Họ tưởng rằng người có đạo đă từ bỏ lư trí và tự do để đổi lấy lề luật của Hội Thánh và chấp nhận chân lư của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Ngài ? Nếu vậy bạn giống như người đứng ngoài nhà thờ nh́n vào các cửa sổ kính màu. Bạn chỉ thấy các đường vẽ ngoằn nghèo vô nghĩa, xấu xí không coi được, màu sắc ảm đạm, tối xịt khó nh́n. Nhưng một khi bước vào bên trong là cả một bản vẽ nhiều màu rực rỡ, các gân ghép bằng ch́ biến mất chỉ c̣n ảnh tượng hiện ra rơ nét, đẹp đẽ, huy ḥang, sống động, làm cho du khách ngất ngây. Cũng vậy ở bên ngoài Hội Thánh xem ra người ta bối rối, thắc mắc, lúng túng. Nhưng đă vào bên trong, bạn sẽ ngỡ ngàng khám phá ra vẻ đẹp thiêng liêng của nó. Trật tự và ḥa hợp đến không ngờ. Hay như một tác giả nói: “Nó đánh chết mọi vẻ đẹp khác.” Thế giới ngày nay xem ra thống nhất trong việc từ bỏ đức tin hơn là chấp nhận nó. Các thế hệ đi trước có thể chỉ cho bạn tối thiểu mười lư do cho một đức tin sai lầm, như việc tin tưởng vào thuyết duy vật. Nhưng ngày nay người ta chẳng thể chỉ ra một lư do yếu ớt cho việc không tin. Một sự thật ngỡ ngàng là người tín hữu có đức tin, trong t́nh trạng ơn thánh có nhiều nét chung với người Trung Hoa, Do Thái, Hồi Giáo hơn là với các tín hữu nguội lạnh khác mà bạn gặp thường ngày trong hộp đêm, vũ trường, quán rượu hay bàn ăn của láng giềng. Bởi lẽ khi bạn nói về Thượng Đế với người Tàu, người Do Thái hay Hồi Giáo họ c̣n thể hiểu được bạn. Họ cũng tôn thờ Thượng Đế như bạn, tin Ngài là chúa tể vũ trụ, quan án nhân lọai. Nhưng với kẻ không tin hay chỉ tin con người bởi súc vật tiến hóa lên và hành động như súc vật, th́ bạn phải chào thua. Họ không hiểu ǵ ráo trọi. Đối với họ, câu truyện của bạn chỉ là hoang đường, vô nghĩa và ngu xuẩn của mấy ông già. Điều này chứng tỏ đức tin của chúng ta phải đối mặt với những đạo quân khổng lồ của duy vật, hiện sinh, thực dụng v.v…Chúng tạo nên một mặt trận chung. Tại sao vậy ? Tại sao lại có sự khác biệt giữa những kẻ tin kính và những kẻ không tin ? Câu trả lời nằm ở chỗ linh hồn có ơn thánh, trí khôn họ được ơn trên soi sáng. Nó có khả năng nh́n thấy sự thật siêu nhiên mà linh hồn b́nh thường không thấy được, v́ không có khả năng. Ơn thánh Chúa thần linh hóa các cơ năng con người, ḷng muốn và trí khôn, ban cho nó sức mạnh thiêng liêng để hành xử thiêng liêng. Trí tuệ vẫn có khả năng hiểu biết, nhưng ơn thánh qua đức tin hành động trong các cơ quan đó, để nó thấu hiểu cao xa hơn trí khôn b́nh thường. Giống như vậy, ḷng muốn vẫn khát khao điều tốt lành, nhưng ơn thánh họat động cùng nó, làm cho nó cậy dựa nhiều hơn vào Thiên Chúa, nghĩa là yêu mến Ngài thắm thiết hơn là khi chưa được trợ giúp. Một thí dụ lấy từ thực tế cho dễ hiểu. Ban đêm chúng ta có đôi mắt như ban ngày. Nhưng ban đêm chẳng trông thấy ǵ, v́ không có ánh sáng mặt trời trợ giúp. Ban ngày thấy rơ v́ có ánh sáng mặt trời soi sáng. Vậy th́ giả dụ chúng ta có hai trí khôn ngang bằng nhau, cùng học tập như nhau, cùng có khả năng như nhau, đoán xét như nhau, nh́n lên tấm bánh trắng trên bàn thờ. Người th́ chỉ cho nó là bánh, kẻ khác cho là Chúa Kitô, dĩ nhiên không bằng mắt thịt, mà bằng con mắt đức tin. Bây giờ lại cho hai cặp mắt ấy nh́n sự chết. Người chỉ xem thấy một cái xác không hồn nằm đấy, bất động. Kẻ có đức tin coi đó là một tạo vật bất tử, đang được Thiên Chúa xét xử xem trong cuộc đời dài đă sử dụng tự do ra sao ? Lư do của sự khác nhau là: Một bên có ánh sáng, bên kia không. Dĩ nhiên ánh sáng ở đây là đức tin. Ánh sáng đức tin hoạt động trên tâm hồn con người gần giống như tia X trên thân xác. Bằng mắt trần, bạn nh́n vào chiếc hộp, nó xem ra chỉ là gỗ, đai sắt bọc giấy rẻ tiền và như vậy chẳng có giá trị ǵ. Nhưng với tia X bạn nh́n vào bên trong th́ nào là vàng bạc, đá quí chói lọi. Cũng vậy, những ai chỉ nh́n với trí óc phàm tục vào một con người bệnh tật, ốm đau chỉ thấy khốn khổ, vô nghĩa, như lời chúc dữ. Nhưng với tâm trí được ơn đức tin soi sáng, th́ qua đớn đau, là kho tàng phúc đức, hoặc là phương tiện quí báu để bước lên gần Thiên Chúa chí tôn, chí thánh, Đấng “sự chết làm nên đau khổ, đau khổ làm nên t́nh yêu, t́nh yêu làm nên sự sống”. Bạn có học thức cao, nhưng không có ánh sáng của đức tin, th́ liệu bạn có khả năng liên kết kiến thức với tính thống nhất của đời sống không ? Liệu tâm lư học của bạn đi đôi với luân lư của bạn ? Liệu cường điệu của bạn về phẩm giá con ngươi rơ nét như bạn từ chối linh hồn hiện hữu ? Hoặc giả trí óc bạn chỉ là chiếc đèn lồng Nhật Bản bị xẹp, một đống lộn xộn màu sắc nhạt nhẽo không mẫu mă, không mục tiêu ? Cho nên điều bạn cần làm là có luồng ánh sáng của đức tin thắp lên trong tâm hồn bạn, tức trong chiếc đèn lồng để bạn có thể nh́n thấy mọi đường nét của các kiến thức hợp nhất với nhau thành một mẫu mực đẹp đẽ đưa bạn đến cùng Thiên Chúa. Học thức không luôn là điều kiện cần và đủ để đón nhận ánh sáng đức tin, mặc dầu người học thức có khả năng tiếp thu đức tin tốt hơn. Bởi lẽ ánh sáng của đức tin hoàn toàn do Thiên Chúa ban và không hề lệ thuộc vào công nghiệp của loài người. Cho nên chúng ta không thể cung cấp cho ai. Giống như chúng ta không thể hoàn lại khả năng nh́n xem khi đă làm hư đôi mắt. Do đó, để trở thành tín hữu chân chính, không đ̣i hỏi phải có một giáo dục tốt, chính nó là tiến tŕnh giáo dục. Một cháu nhỏ buổi sáng hôm nay trả bài cho d́ phước ở lớp giáo lư trong trường học. Em nói rằng Thiên Chúa đă dựng nên em, rằng Ngài tạo thành em để yêu mến và phụng sự Ngài ngơ hầu sau này được sống hạnh phúc với Ngài trên thiên đàng. Thực chất, em biết nhiều hơn và được giáo dục sâu xa hơn tất cả các giáo sư ngang dọc đất nước Hoa kỳ. Những giáo sư bập bẹ thuyết tương đối của Instein về biến đổi không gian thành thời gian, hoặc ấp úng về luân lư mới am hợp với lối sống vô luân của những kẻ không tin, thậm chí triệt tiêu hết mọi thứ luân lư để được buông thả theo các đ̣i hỏi của xác thịt. Tuy nhiên họ không biết rằng bên kia thời gian là vĩnh hằng, bên kia không gian là vô biên, bên kia xác thịt là Thiên Chúa, đấng xét xử toàn thể vũ trụ. Cho nên Chúa chúng ta đă cầu nguyện: “Lạy Cha, là Thiên Chúa trời đất, con xưng tụng Cha, v́ đă không cho kẻ hiền triết và khôn ngoan biết những điều ấy, mà mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng lạy Cha v́ ư Cha muốn như vậy” (Lc 10,21). Thánh Phao lô sau này c̣n phân biệt rơ hơn hai hạng người, hai hạng khôn ngoan: Hạng khôn ngoan giả hiệu, dùng lư trí để chối bỏ Thiên Chúa, Đấng ban cho họ có trí khôn. Hạng khác chân thật hơn, cao thượng hơn, sinh ra từ ơn thánh Chúa. Ông nói: “Cái điên rồ của Thiên Chúa c̣n hơn cái khôn ngoan của loài người, và cái yếu đuối của Thiên Chúa c̣n hơn cái mạnh mẽ của loài người” (1Cor 1,25). Do đó, những ai sống ở mức độ ánh sáng đức tin luôn đ̣i hỏi giáo dục tôn giáo, bởi lẽ xét cho cùng, nếu người ta không biết tại sao ḿnh sống, th́ các mục tiêu của cuộc sống chẳng ư nghĩa. Nhưng có những kẻ lập luận rằng không nên có giáo dục tôn giáo cho đến khi con trẻ già dặn đủ để lựa chọn cho ḿnh. Nếu vậy cũng không nên di chuyển những đứa trẻ sống trong khu ổ chuột bẩn thỉu tới các môi trường lành mạnh hơn mà giữ chúng nguyên trạng cho đến khi chúng lớn đủ để quyết định cho ḿnh. Bất hạnh thay, tới lúc đó, có lẽ đứa trẻ đă mắc bệnh ho lao. Hơn nữa tại sao không lư luận: Trẻ con không nên sinh ra trong thế gian này cho đến khi chúng lớn đủ để lựa chọn cha mẹ ? Để rằng chúng có thể được sinh vào gia đ́nh tốt hơn, cấp bậc kinh tế, chính trị khỏe khoắn hơn ? Luật pháp nào nó sẽ theo, hoặc ngay cả nó có thể chọn lựa sinh ra trên trái đất này hay không ? Cho nên, mặc dầu đức tin là một ơn huệ quí giá vô cùng, Thiên Chúa ban cho loài người, và mặc dầu Ngài ban cho ai cầu khẩn Ngài, nhưng có một cản trở do loài người gây nên ngăn cản nhiều trí khôn không nhận được đức tin. Đó là ḷng kiêu căng. Đây là tội phổ thông nhất ở thời hiện đại, vậy mà ít linh hồn ư thức về nó. Chúng ta thường được nghe thiên hạ nói: “Tôi uống rượu nhiều quá, tôi hay nóng giận”. Nhưng có bao giờ được nghe: “Tôi tự phụ nhiều quá !” Kiêu ngạo là phong ḿnh làm tiêu chuẩn tuyệt đối của sự thật, sự tốt lành và của luân lư. Không ai đúng như ḿnh, đạo đức như ḿnh, công lư như ḿnh, kể cả Đức Chúa Trời, không ai sánh kịp ḿnh. Nó phán xét mọi sự và v́ thế mọi người đều là đối thủ, đặc biệt Thiên Chúa. Người kiêu căng không thể nào nhận biết Đức Chúa Trời. Nếu tôi thông suốt mọi sự, th́ Thiên Chúa c̣n có thể dạy bảo tôi điều ǵ nữa ? Nếu tôi đầy tràn bản thân, th́ làm chi c̣n chỗ cho Thiên Chúa ? Cũng giống như các quán trọ ở thành phố Belem, tôi nói với vị khách thần linh đến thăm viếng: “hết chỗ rồi”. Kiêu ngạo có hai h́nh thức: biết hết và chẳng biết ǵ cả. Kiêu ngạo biết hết cố gắng thuyết phục thiên hạ hắn thông suốt mọi sự, không cần ai dạy bảo. Kiêu ngạo chẳng biết ǵ cả làm cho người ta có ư tưởng hắn chối hết mọi sự, chẳng chấp nhận chi cả. Kiêu ngạo chẳng biết là một kỹ thuật trẻ con của những kẻ ngụy biện cho rằng con người không biết ǵ hết. Do đó họ nghi ngờ mọi sự và chỉ việc nghi ngờ là chắc chắn. Họ xem ra không biết rằng điều ấy là vô lư. Bởi v́ nghi ngờ chỉ là cái bóng. Nếu không có ánh sáng th́ cũng chẳng có cái bóng ! Như vậy, kiêu căng là trở ngại lớn nhất của đức tin. Cho nên ngược lại, khiêm nhường là điều kiện cốt yếu để người ta tiếp nhận ơn thánh Chúa. Đó là về phần con người. Không khiêm tốn, người ta chẳng bao giờ được Thiên Chúa ban cho đức tin. Khiêm tốn không có nghĩa lượng giá thấp về bản thân, nhưng là sự thật b́nh dị, không thay đổi, không thêm thắt cho sự thật. Một người cao hai thước không khiêm nhường khi nói ḿnh chỉ cao thước sáu. Nếu khi nào tới giây phút trong đời bạn mà nhận ra rằng ḿnh chẳng biết hết mọi sự, hoặc nói: “Lạy Chúa, con chỉ là kẻ ngu dại” bạn đă tạo ra một khoảng trống trong linh hồn để Thiên Chúa đổ ơn thánh vào, và trước khi tiếp nhận ơn đức tin, sẽ có giây phút bạn nghĩ từ bỏ lư trí, nhưng đó chỉ là thoáng qua, không có thật. Giống như cái chớp mắt là để tạo điều kiện cho đôi mắt nh́n rơ hơn, cũng vậy trí khôn bạn phải bị che khuất để đức tin sáng tỏ hơn. Trong tiến tŕnh trở lại có những lúc trí khôn nghi ngờ khả năng nhận biết chân lư và phải giục ḷng tin cậy Thiên Chúa ban cho ánh sáng, nhưng đó chỉ là cái chớp mắt của lư trí. Ơn đức tin sẽ đến với bạn và một khi đón nhận rồi, bạn sẽ ngộ ra thay v́ bị phá hủy, trí khôn trở nên ḥan hảo hơn. Lúc này đức tin đến với lư trí giống như chiếc viễn vọng kính đến với đôi mắt, nó mở ra chân trời mới, thế giới mới mà trước đây c̣n bị che khuất, không biết đến. Đừng nên nghĩ rằng đón nhận đức tin th́ bạn mất tự do. Vài năm trước, tôi nhận được lá thơ của một thính giả Radio TV nói rằng: “Tôi mường tượng hồi c̣n nhỏ, ông bị bao vây bằng các d́ phước, các linh mục. Họ chẳng bao giờ cho phép ông được suy nghĩ tự do. Cho nên ông có năo trạng như vậy. Hăy ném cái ách Roma đi và ông sẽ được tự do suy nghĩ”. Tôi trả lời lá thơ như sau: “Có một ḥn đảo giữa biển, trên đảo các trẻ em nô đùa thỏa thích, múa hát om ṣm, bởi v́ chúng được bảo vệ an toàn, chung quanh đảo là những bức tường dầy, ở đấy từng nhiều thế kỷ. Một hôm vài du khách chèo đến đảo trên một cái thuyền nhỏ. Họ nh́n ngang nh́n ngửa rồi nói bọn trẻ: “Ai đă dựng nên những bức tường này ? Các cháu thấy không, nó hạn chế tự do của các cháu, vậy hăy phá nó đi !” Bọn trẻ con nghe bùi tai, hè nhau kéo sập các bức tường. Hậu quả là, nếu bạn ra đảo, bạn sẽ thấy bọn trẻ co cụm lại giữa ḥn đảo mà ôm lấy nhau, không dám nô đùa, hát xướng như trước nữa. Chúng sợ hăi sóng đại dương ập vào cuốn chúng xuống biển, tự do của mấy du khách là như vậy”. Đức tin không phải là con đập giữa ḍng, ngăn cản lối chảy của tư tưởng và trí tuệ. Nó là con đê không cho lũ lụt tràn vào đồng quê. Nó điều tiết nước sông cho hợp lư, không phá họai mùa màng. Đôi khi chúng ta có những ngông cuồng về tư duy. Đức tin sẽ hướng dẫn các cơ quan của chúng ta, được Thiên Chúa dựng nên, để trí khôn làm cho ḥan thiện. Cho nên những người say sưa làm mất trí khôn, không hành xử theo lẽ phải, nhưng theo dục vọng như những con vật, chúng ta gọi hắn là kẻ đă đánh mất giác quan. Lúc ấy hắn chỉ c̣n là con vật dữ tợn. Lư trí điều khiển giác quan, nhưng nếu bị xóa nḥa, th́ giác quan không họat động b́nh thường nữa. Con ngướ trở nên kém súc vật v́ giác quan súc vật không khi nào bị tổn hại. Tương tự như vậy, một khi lư trí mất đức tin, th́ chỉ c̣n họat động tự nhiên, không c̣n ơn soi sáng là điều mà Thiên Chúa đă có ư định phú ban cho mỗi người. Nó hoạt động tự nhiên không đức tin cho nên chẳng thể gỡ ḿnh ra khỏi rắc rối của thế gian, không thể giải thích nổi các câu hỏi của đời sống, từ đâu mà đến, sống để làm ǵ, chết rồi đi đâu ? Mất ánh sáng đức tin người ta sẽ sử dụng sai lư trí và rơi vào nếp sống tội lỗi. Sau đây là những sự kiện của đức tin. 1/ Đức tin không phải là tin rằng điều ǵ sẽ xẩy ra hoặc chấp nhận điều trái nghịch lư trí, hoặc thừa nhận sự kiện con người không thể hiểu hoặc trí khôn của ḿnh hiện thời không nắm bắt được như thuyết tương đối chẳng hạn. Đức tin, thực ra là chấp nhận vô điều kiện sự thật siêu nhiên v́ uy tín của Thiên Chúa mạc khải. Như vậy đức tin là nhân đức đối thần do Thiên Chúa linh hứng và trợ giúp. Chúng ta tin những điều Thiên Chúa mạc khải là chân lư, không phải tự nó sáng tỏ, nhưng nhờ thẩm quyền Thiên Chúa, Đấng không lừa dối ai và cũng không ai lừa dối nổi. Trước khi tin chúng ta có khảo sát bằng lư trí, giống như người cho vay nợ phải xem xét lư do của công việc làm ăn, không ai tin thực vào người khác mà không đ̣i lư do, trước khi chấp nhận đức tin, bạn phải khảo sát các động cơ đưa đến đức tin, là tại sao tôi phải tin vào Chúa Kitô Giêsu ? Trí khôn xem xét các phép lạ Ngài thực hiện. Các lời ngôn sứ tiên báo về Ngài và sự am hợp của những lời người giảng dạy với trí khôn. Tất cả những điều ấy bạn xây dựng một phán đóan về tính khả tín: “Chân lư Chúa Kitô là Con Thiên Chúa xứng đáng để tin”. Rồi chuyển sang lănh vực thực tế bạn thêm: “ Tôi phải tin điều đó”. Từ ấy về sau, bạn đồng ư tin rằng: Ngài là Con Thiên Chúa. Sau đó bất cứ sự ǵ Ngài mạc khải, tôi đều chấp nhận là chân lư của Thiên Chúa, cái động lực căn bản để bạn đồng ư tin, luôn luôn là thẩm quyền của Thiên Chúa. Đấng nói sự thật với bạn. Bạn chẳng bao giờ tin trừ phi bạn thấy lư do bắt buộc phải tin. Bạn tin vào sự thật của lư trí bởi v́ nó có chứng cớ nội tại. Bạn tin vào sự thật của Thiên Chúa bởi v́ chứng cớ ngọai tại. Bạn tin mặt trời cách xa trái đất mười năm triệu cây số, nhưng thực sự bạn không hề đo đạc khoảng cách đó. Bạn tin Maskơva là thủ đô của nước Nga, mặc dầu bạn chưa hề đến đó. Tương tự, bạn chấp nhận các chân lư Thiên Chúa Giáo trên căn bản thẩm quyền của Thiên Chúa mạc khải trong con của Ngài là đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Như vậy đức tin không phải mù quáng. Bởi v́ lư trí của bạn lệ thuộc vào sự thật siêu nhiên tức lư trí toàn năng. Hậu quả là trí tuệ của bạn phải cúi ḿnh trước những chi Thiên Chúa tỏ lộ. Bây giờ bạn tin không phải do tranh luận nữa, tranh luận chỉ là điều kiện cần thiết đi trước, bạn tin bởi v́ Thiên Chúa đă tuyên phán. Ngọn đuốc lúc này sáng ngời do ân huệ Thiên Chúa. Cho nên cốt cán của hành động tin, được Chúa Giêsu mạc khải, nhờ thái độ của Ngài đối với những người biệt phái không tin. Họ đă chứng kiến Chúa làm phép lạ và lời tiên báo của các ngôn sứ đă ứng nghiệm. Họ không thiếu lư do và động cơ để tin Chúa, nhưng họ từ chối, Chúa Giêsu đặt một đứa bé giữa các môn đệ và nói: “Sự thật, sự thật tôi nói với anh em: Bất cứ ai không đón nhận nước trời như em nhỏ này th́ sẽ chẳng được vào nước đó” (Mc 10,15). Bằng những lời này Chúa muốn ám chỉ hành động tin giống như em bé phó thác vào ṿng tay mẹ, hơn là sự đồng thuận của các phê b́nh gia. Đứa trẻ tin thật vào bất cứ điều ǵ mẹ nói với nó chỉ nguyên v́ mẹ nói. Sự tín tưởng của bé xét cho đúng lư là một cử chỉ tôn kính của t́nh yêu không lay chuyển. Cho nên người tín hữu khi tin vào Thiên Chúa, không phải v́ các phép lạ Chúa thực hiện c̣n phảng phất trong trí nhớ, mà là uy tín của Đấng không ai lừa dối được và cũng chẳng thể lừa dối ai. “Nếu chúng ta vẫn nhận lời chứng của người phàm, thế mà lời chứng của Thiên Chúa c̣n cao trọng hơn, v́ đó là lời chứng của Thiên Chúa, lời Thiên Chúa đă làm chứng về con của người. Ai tin vào Con Thiên Chúa, người đó có lời chứng ấy nơi ḿnh. Ai không tin Thiên Chúa, th́ coi Thiên Chúa là kẻ nói dối, v́ kẻ ấy không tin vào lời Thiên Chúa đă làm chứng về con của Người” (1Ga 5,9-10). 2/ Bạn chẳng thể dùng khổ chế, tranh luận, khảo sát, trí tuệ, thôi miên hay trừng phạt thân xác để có được đức tin. Nó là ân huệ nhưng không của Thiên Chúa. Nếu một ai đó dạy dỗ bạn các học thuyết của Kitô Giáo, người đó không tặng bạn đức tin đâu. Họ chỉ là kẻ vun trồng đức tin, đào xới mảnh đất linh hồn bạn, nhổ cỏ dại, đập vỡ đất kiêu căng nơi bạn. Nhưng Thiên Chúa mới là người gieo hạt: “Quả vậy, chính do ân sủng và nhờ ḷng tin mà anh em được cứu độ. Đây không phải bởi sức anh em, mà là ân huệ của Thiên Chúa” (Ep. 2,8). Giả như đức tin là do ḷng muốn, th́ bạn có thể sản xuất đức tin của bạn dễ dàng, chỉ cần bạn muốn là đủ. Nhưng không phải vậy. Bạn muốn có đức tin th́ mọi việc bạn có thể làm là dự bị linh hồn để đón nhận từ tay Thiên Chúa. Giống như chiếc que củi khô, sẵn sàng đốt cháy hơn chiếc que ướt, cũng vậy một linh hồn khiêm tốn đón nhận đức tin dễ hơn kẻ kiêu ngạo. Nhưng cả hai trường hợp ngọn lửa thiêu đốt đến từ bên ngoài hai thanh củi. Đức tin của bạn không thể nẩy sinh từ tâm hồn bạn, nó đến từ bàn tay Thiên Chúa. Khi bạn cố gắng làm cho mọi vấn đề sáng sủa, tôi bảo đảm, cuối cùng bạn chỉ rơi vào tối tăm hơn, lộn xộn trong tư tưởng, nghi ngờ trong niềm tin, nhưng một khi bạn yên tâm trong một màu nhiệm, mọi sự sẽ trở nên rơ ràng trong màu nhiệm ấy. Mặt trời là một “màu nhiệm” trong vũ trụ. Nhưng ánh sáng của nó quá chói chang đến nỗi bạn không thể ngắm nh́n nó, bạn không “thấy” nó. Vậy mà ánh sáng của nó làm cho mọi sự rơ ràng, tác giả Chesterton có lúc đă nói : ”Bạn có khả năng nh́n mặt trăng và mọi sự dưới mặt trăng. Tuy nhiên mặt trăng lại là mẹ đẻ của những kẻ đăng trí”. 3/ Đặc tính thứ ba. Đức tin là duy nhất và sống động. Trên thế giới này có nhiều niềm tin khác nhau của các tôn giáo, nhưng chỉ có một niềm tin chân thật, gọi là niềm tin siêu nhiên. Thánh Phaolô nói: “Chỉ có một Chúa, một đức tin và một phép rửa” (Eph. 4,5). Đă từng xuất hiện hàng triệu sinh linh trên mặt hành tinh này, nhưng chỉ có một Thiên Chúa nhập thể. Đă từng hiện hữu trên bầu trời nhiều triệu triệu ngôi sao, nhưng chỉ có một mặt trời soi sáng trái đất. Chúa nói: “Trên tảng đá này, Thày sẽ xây dựng Hội Thánh của Thày”. Ngài không nói các Hội Thánh của Thày. Đức tin giống như đời sống, phải được trân trọng như một đơn vị. Hai bà mẹ kiện nhau tại toà Salomon về một đứa con trai. Cả hai đều nói nó là của ḿnh. Salomon truyền cắt đứa bé làm đôi, rồi trao cho mỗi bà mẹ một nửa. Một bà mẹ phản đối và nói: “Thôi xin để cho bà kia giữ trọn đứa bé”. Nghe được như vậy, vua Salomon khôn ngoan đă quyết định người nói những lời ấy là mẹ thật của con trẻ. Bởi lẽ ḷng thương xót thật sự, khát khao đứa trẻ sống. Cũng vậy Hội Thánh không muốn chia đôi sự thật tức đức tin. Nó phải là sự thật toàn vẹn mới có sức sống. Do đó bạn không thể chọn một phần của đức tin và nẩy ra vài điều từ những lời Chúa Giêsu phán. Chẳng hạn bạn nói: “Tôi xin chấp nhận bài giảng trên núi mà thôi. Không chấp nhận lời Ngài về vấn đề hoả ngục”, hoặc: “Tôi đồng ư tin vào học thuyết chức làm mẹ, nhưng không tin vào lề luật cấm ly dị”. Các sự thật của Thiên Chúa giống như đức con trai ở trên. Hoặc là toàn bộ hoặc là chẳng có chi hết. Bất cứ tôn giáo nào trên thế giới, dù thô sơ đến mấy, th́ cũng có vài nội dung phản ánh sự thật siêu nhiên nào đó. Từng hệ thống triết học, từng tôn giáo nhân bản, từng hệ phái tin lành, đều là ḥn bia chứa đựng vài sự thật tự nhiên và siêu nhiên xoay quanh mặt trời công chính. Hệ thống luân lư Khổng tử có điều cao siêu về bản chất quân tử, hệ thống khổ chế Ấn độ có điều đáng quư về từ bỏ bản thân. Mỗi giáo phái, mỗi niềm tin đều có vài nét về sự thật Chúa Kitô. Cho nên khi tiếp xúc với các tín đồ ấy, chúng ta không nên chê bai họ, chỉ ra những sai lầm của họ, nhưng tốt hơn nêu ra những giáo lư tích cực của các tôn giáo ấy, những quan điểm chung với sự thật toàn vẹn. Thí dụ, đừng nên nói với các tín đồ Khổng giáo: Bạn sai lầm ở chỗ bỏ quên chức vụ làm cha của Đức Chúa Trời mà khai triển thuyết quân thần. Đúng hơn chúng ta nên nói: “Tôn giáo của bạn tuyệt vời ở điểm nêu cao t́nh anh em bạn hữu giữa nhân loại: Tứ hải giai huynh đệ, hiểu ngậm chức vụ làm cha của Đức Chúa Trời, nhấn mạnh về điểm ấy nữa, th́ t́nh huynh đệ trở nên hoàn hảo. Thiên Chúa là Cha muôn thuở và con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, hiệp nhất với Đấng ban sự sống là Thánh Linh Thiên Chúa. Như vậy cùng với mọi tôn giáo, mọi hệ phái ngày nay cả nhân loại đang đói khát. Đừng đến với họ mà tuyên bố rằng: “Thuốc độc đó, không nên ăn, ăn vào sẽ chết”. Điều họ đang cần là bánh nuôi sống. Chúng ta hăy tặng họ bánh ấy. Trong đạo chúng ta cũng thường xẩy ra thái độ nhấn mạnh qúa nhiều về các sai lầm của kẻ không tin và không lưu tâm đủ đến khía cạnh tích cực của họ. Hăy bẻ bánh ra cho họ, bẻ bánh tích cực và lời dạy bảo lạc quan. Ơn thánh Thiên Chúa sẽ lo liệu những ǵ c̣n lại. Đây là vẻ đẹp lớn lao của Hội Thánh Công giáo, của đức tin mạc khải, đó là ư nghĩa về tính cân đối, tính chừng mực, cũng có thể gọi là tính hài hước. Nó không đi qúa trớn tới cực đoan. Thí dụ nó không xử lư cái chết quá quắt đến độ lăng quên tội lỗi, cũng không quá thiên về đau khổ đến độ loại trừ vật chất, không chú ư đến tội lỗi mà không bao gồm tự do của con người, không chủ trương xă hội hóa tư hữu đến độ xóa bỏ quyền lợi cá nhân, không bàn về thực tại của thân xác và giới tính đến độ bỏ quên linh hồn và các sinh hoạt của nó. Không quá chủ chương thực tại của vật chất mà quên tinh thần. Nó chẳng bao giờ cho phép một giáo điều thâm nhập đầu óc bạn quá đáng như rượu mạnh thâm nhập bao tử trống rỗng. Đức tin công giáo luôn giữ một sức cân đối trong mọi sự, bởi lẽ chân lư là điều bấp bênh. Giống như các tảng đá lớn trên dăy núi Alps, có hàng ngàn vạn góc cạnh để rơi xuống, nhưng lại chỉ có một thế đứng vững. Trong thế kỷ này rất dễ mà trở nên “đỏ”, cũng như trong thế kỷ 19 người ta trở thành ”tự do” không mấy khó khăn. Ngày hôm nay phong trào duy vật đang nắm vị trí thượng phong, cũng như ở thế kỷ trước phong trào duy tâm hiện đại. Nhưng chúng ta phải giữ được thế quân bằng giữa những đổi thay của thế giới, giữa những ngông cuồng của người đời, ngơ hầu không phải “đúng” khi thế giới “đúng”, nhưng “đúng” khi thế giới “sai”, lúc ấy sẽ được hưởng cảm giác ly kỳ hồi hộp của những nghệ sĩ biểu diễn trên dây cáp. Sự hồi hộp của ư nghĩa lăng mạn nẩy sinh từ tính chính thống giáo lư. 4/ Đặc tính thứ tư của đức tin siêu nhiên. Sự chấp nhận chân lư trọn vẹn có một hiệu qủa bất hạnh là thế gian sẽ thù ghét, tẩy chay, thậm chí bách hại bạn. Để cho rơ vấn đề, chúng ta hăy tạm quên lịch sử Hội Thánh, tạm quên Chúa Giêsu đă từng có mặt tại Palestine, và giả dụ chính ngày hôm nay một nhân vật xuất hiện trên trái đất, tự xưng ḿnh là sự thật thần linh. Nhân vật ấy công khai tuyên bố với bàn dân thiên hạ rằng: “Tôi không được sai đến để dậy đồng bào về sự thật nhưng chính tôi là sự thật”. Rồi giả dụ ông ta đưa ra bằng chứng ḿnh nói đúng do các hành vi của ḿnh. Chúng ta và cả thế giới sẽ phản ứng ra sao ? Những người ôm ấp thuyết tương đối, hiện sinh, duy vật, duy tâm, lănh đạm tôn giáo, thực dụng, tôn thờ xác thịt… sẽ phản ứng ra sao đối với nhân vật tự nhận là chân lư vĩnh cửu ấy ? Chắc chắn ông ta sẽ lănh lấy vô vàn chống đối, thù ghét, khinh bỉ, ghê tởm, vu khống, đổ vạ, tẩy chay, xảo trá, hẹp ḥi, ấm đầu, bất khoan dung, cuối cùng hành xích và trừ khử khỏi mặt đất. Đó là số phận của Chúa Giêsu hơn hai ngàn năm trước tại đất Palestine và của tất cả những ai ôm ấp chân lư mạc khải. Ngày nay cũng vậy, người công giáo khắp năm châu vẫn bị xua đuổi, bắt bớ, hạ sát v́ sự thật thiêng liêng, đúng như Chúa Giêsu tiên báo: ”Nhưng v́ anh em không thuộc về thế gian và Thày đă chọn, đă tách anh em ra khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hăy nhớ lời Thày nói với anh em. Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đă bắt bớ Thày, họ cũng sẽ bắt bớ anh em: Nếu họ tuân giữ lời Thày, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em” (Ga 15,19-20). Do đó, tôi tin rằng nếu ơn Chúa không ban cho tôi trọn vẹn sự thật và tôi phải t́m kiếm nó. Tôi sẽ đi khắp thế giới để t́m kiếm một giáo hội không thỏa hiệp với sự dữ. Nếu Giáo Hội đó bị vu khống bởi muôn vàn lời nói dối, v́ nó từ chối thỏa hiệp với thế gian, bị chế nhạo v́ không hành xử am hợp thời đại, nhưng với mọi thời đại. Như vậy tôi nghi ngờ rằng nó bị thế gian chống đối và căm ghét. Do đó Giáo Hội ấy là chân thật, tốt lành và thánh thiện. Nếu là thánh thiện th́ ắt phải từ trời mạc khải và có tính chất thần linh. Tôi sẽ quỳ xuống uống nước trường sinh chảy ra từ nguồn mạch của nó, ngơ hầu được sống muôn đời. Như vậy đức tin sẽ làm những ǵ cho chúng ta ? 1/ Đức tin bảo toàn tự do cho nhân loại. Hiện thời bạn c̣n được sống trong thế giới tự do. Bạn c̣n có thể nêu lên những câu hỏi. Nhưng nếu chúng ta không xây dựng một vài lực lượng chống lại mạng lưới tuyên truyền của những đảng phái cực đoan, độc tài. Chúng ta sẽ làm mồi cho luật pháp, quyền lực của họ. Cuối cùng tự do của chúng ta sẽ bị tước đoạt. Bởi đó là mục tiêu của bất cứ thế lực chuyên chính nào. Xét về mặt thiêng liêng, Chúa Giêsu đă tuyên bố: “Sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 17,17). Xét ngược lại, nếu chúng ta không biết sự thật, chúng ta c̣n sống trong ṿng nô lệ. Nếu bạn không thấu hiểu luật cộng trừ bạn không được tự do giữ sổ sách. Nếu bạn không biết con ngựa có vằn, bạn đâu được tự do vẽ ngựa vằn ? Nếu bạn không thấu hiểu sự thật về bản tính con người, bạn đâu có tự do hành động như con người ! Cho nên khi người ta trở nên lănh đạm về những điều phải trái, th́ xă hội trở nên lộn xộn vô trật tự. Chính phủ phải lập lại b́nh an bằng vơ lực. Đó là căn bản của độc tài, chuyên chính. Chúng ta đặt tên là những tổ chức cưỡng bách của vô trật tự. Hơn bao giờ hết, ngày nay Hội Thánh đả thông với đám đông quần chúng trong nhiều quốc gia, chịu khuấy động v́ chiến tranh, lúc đầu tưởng nghĩ cách mơ hồ, rồi cương quyết rằng, giải pháp cần thiết là kiểm soát và chỉnh lư chương tŕnh chính trị của các thẩm quyền công cộng, th́ thế giới không rơi vào chiến tranh. Đúng vậy các chế độ dân chủ lần lượt khai sinh, và dân chủ chỉ có ư nghĩa khi dân chúng ngày càng được tự do bày tỏ ư kiến, ngay cả làm cho nó trở nên phổ thông để phục vụ lợi ích chung. 2/ Đức tin trả lời thỏa đáng các vấn đề của cuộc sống : từ đâu đến, tại sao sống, rồi sẽ đi về đâu ? Nếu không có đức tin, bạn giống như người mất trí nhớ và bị nhốt vào căn pḥng tối tăm, chờ đợi trí nhớ trở lại. Có hàng trăm công việc bạn có thể làm trong pḥng: Cào xé giấy phủ tường, khắc tên trên sàn, sơn quét trần nhà. Nhưng nếu như bạn khám phá ra tại sao bạn ở trong pḥng, và bạn sẽ đi về đâu. Bạn sẽ mở rộng thế giới của ḿnh ra ngoài, tức thời gian và không gian. Thể nào cũng có cánh cửa ra ngoài căn pḥng đó. Trí khôn bạn sẽ t́m ra. Tuy nhiên tự nó trí khôn không tạo thêm ánh sáng để soi rọi căn pḥng và thế giới mới. Nơi chứa đầy dấu chỉ tới Thành Tŕ B́nh Yên và phúc thật vĩnh cửu ở bên Thiên Chúa, trí khôn không làm được, chỉ đức tin mới đủ khả năng dẫn lối cho bạn. 3/ Đức tin sẽ mở rộng kiến thức của bạn. Bởi lẽ nó bao gồm nhiều sự thật ngoài khả năng của trí tuệ. Thí dụ, bạn nh́n vào bức tranh đẹp. Bạn có thể học từ bức tranh ấy kỹ thuật vẽ, kỹ thuật tạo h́nh, pha màu, ánh sáng v.v… tức tài năng và tŕnh độ của người họa sĩ. Nhưng cho dù bạn ngắm bức tranh từ sáng tới tối, bạn cũng không thể khám phá ra tư tưởng của người nghệ sĩ. Ông ta nghĩ ǵ, yêu ghét chi trong đầu. Nếu bạn muốn biết những thứ ấy, bạn phải hỏi ông ta, và ông ta sẽ bật mí cho bạn. Tương tự, bạn nh́n vào vũ trụ và thấy được công tŕnh của tạo hóa, trăng sao, quyền phép, khôn khéo của Ngài, nhưng bạn chẳng khi nào biết được ư nghĩ và đời sống của Ngài, trừ phi Ngài mạc khải. Thực tế Ngài đă bộc lộ. Và những điều Ngài bộc lộ về đời sống nội tại của ḿnh cho nhân loại, gọi là mạc khải. Như vậy tại sao chúng ta vẫn tiếp tục tuyên bố “Tôi là quan ṭa duy nhất, tôi là tiêu chuẩn độc nhất của chân lư”. Những lời phát biểu kiểu đó làm tôi sực nhớ đến câu truyện một khách du lịch đi thăm các pḥng triển lăm tranh ở thành phố Florence, Ư đại lợi, khi lướt qua các dăy tranh ảnh, ông ta nói với hướng dẫn viên: “Tôi không đánh giá cao về những tác phẩm này”. Hướng dẫn viên trả lời: “Tranh ảnh này treo ở đây không phải để cho Ngài lượng giá, mà chính chúng nó lượng gía ông bạn”. Cũng vậy bạn từ chối sự thật siêu nhiên, th́ chính sự thật siêu nhiên là quan ṭa của bạn về ḷng khiêm tốn, ḷng yêu sự thật, và kiến thức. 4/ Đức tin bảo tồn phẩm giá con người. Bạn hăy quan sát một người từ bỏ tôn giáo, không tin vào Thiên Chúa nữa, lúc ấy họ cũng nghi ngờ mọi người. Ngược lại, bạn cảm thấy ǵ, khi làm việc với hoặc cho một ông chủ có đầy đủ đức tin vào Chúa Kitô ? Bạn sẽ nhận ra, ḿnh được đối xử nhẹ nhàng, tử tế, bác ái và b́nh đẳng. Hơn nữa, xin đố bạn t́m ra một người trên thế gian này có ḷng yêu mến Chúa thực sự, lại đối xử tồi tệ với đồng bào ḿnh ? Tôi dám chắc cho đến thiên thu bạn chẳng thể nào t́m ra. Thực sự, một người đă mất đức tin vào Thiên Chúa th́ họ chẳng c̣n ăn ở tốt lành được. V́ thiếu ơn Chúa, cho nên họ sẽ có những hành vi ích kỷ, vô luân và tàn ác. Trên b́nh diện toàn cầu, khi tôn giáo lụi bại, là lúc tàn ác phát triển, các bạo chúa xuất hiện nhan nhản trong nhân loại. Khi người ta mất tin tưởng vào Thiên Chúa, người ta cũng mất luôn ḷng tin vào nhân loại. Ở nước nào người ta gạt Thiên Chúa ra ngoài xă hội, nước đó nhân dân bị xiềng xích. Cho nên thế giới sẽ phí công kiếm t́m b́nh đẳng, bao lâu chưa xây dựng được con người có đức tin. Đức tin dạy rằng mọi người, bất kể sang hèn, giàu nghèo, bệnh tật hay khỏe mạnh, xấu dáng hay đẹp đẽ, cụt chân tay hay nguyên vẹn, đều mang h́nh ảnh Thiên Chúa trong con người ḿnh, và đă từng được mua lại bằng giá Máu Châu Báu của Chúa Giêsu. Khi sự thật này bị quên lăng, con người ta sẽ được định giá trị bằng những việc họ làm, chứ không bằng hiện hữu nữa. Mà bởi v́ con người ta không thể b́nh đẳng về công việc ḿnh làm. Thí dụ, chơi vĩ cầm, lái máy bay, dạy triết học, chạy máy nổ. Nên muôn đời họ không b́nh đẳng. Từ cái nh́n của người tín hữu, mọi người không có khả năng như nhau, v́ vậy có một số nghề nghiệp họ không được làm như đội cầu Toscanini không có quyền bắt banh cho đội New York Yankees. Nhưng mọi người có quyền đ̣i hỏi nhân phẩm giống nhau, có đời sống xứng đáng và mục tiêu hợp pháp trong kiến trúc cộng đồng mà Thiên Chúa đă đặt họ vào. Lư do trước nhất và trên hết các lư do, là nhân phẩm của họ. Con người đă được tạo dựng theo h́nh ảnh và họa ảnh của Thượng Đế. Lư thuyết sai lầm về tính chất trổi vượt của một số màu da, sắc tộc, giai cấp nằm ở chỗ người ta lăng quên nền tảng tinh thần của quyền b́nh đẳng. Người da trắng hănh diện v́ có một nền văn minh cao độ, trổi vượt hơn các nền văn minh khác. Nhưng lư do chúng ta đưa ra để biện minh sự kiện ấy lại không đúng. Chúng ta cho rằng đó là v́ chúng ta là những tín hữu Chúa Kitô. Nếu lúc nào đó không c̣n là tín hữu nữa, chúng ta sẽ trở lại lối sống man rợ mà tổ tiên chúng ta đă sống. Cũng tương tự, nếu các sắc dân đen, đỏ, nâu, vàng của trái đất trở lại theo Kitô Giáo, th́ họ sẽ thành lập nên các nền văn minh, văn hóa c̣n trổi vượt hơn chúng ta. Nếu chúng ta bỏ quên Đấng là nguyên nhân mọi vĩ đại. Giả tưởng chúng ta đi vào tương lai 1000 năm và nh́n lại 1000 năm ấy. Chúng ta sẽ thấy một nền văn minh công giáo vĩ đại được xây dựng ở Trung Hoa, khi ấy các nhà thờ to lớn đẹp đẽ của họ c̣n hơn vương cung thánh đường Đức Bà ở Paris hay Chartres. 5/ Cuối cùng, Đức tin sẽ ban khả năng cho bạn chiếm đoạt tâm t́nh của Chúa Giêsu Kitô. Thơ thánh Phaolô gởi giáo đoàn Philipphê (2,5) viết: “Giữa anh em với nhau, anh em hăy có những tâm t́nh như chính đức Kitô Giêsu”. Nghĩa là mặc dù bạn suy ngắm đời sống của Chúa trên trần gian, bạn không nên dừng lại ở các sự kiện qúa khứ một cách loại trừ các điều thiêng liêng khác, bởi v́ đức tin sẽ nâng bạn lên trên những người và những sự việc chóng qua, để đến với tâm t́nh vĩnh cữu Chúa Kitô. Mọi sự trong vũ trụ này sẽ ăn khớp vào một nhịp độ rộng lớn hơn. Đó là nhịp độ thiêng liêng của Thiên Chúa mà mắt trần không coi thấy được. Từ nay trở đi, bạn sẽ thôi không t́m kiếm Thiên Chúa trong tạo vật nữa, trái lại, t́m kiếm tạo vật trong Thiên Chúa. Và như vậy, mọi giá trị, mọi điều xứng đáng với t́nh yêu của bạn cũng ở trong Ngài. Giữa muôn vàn nhiệm vụ của cuộc sống tân thời, bạn sẽ không làm chi mà chẳng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện tâm t́nh, bạn sẽ nghiệm ra nếp sống thánh thiện cá nhân ảnh hưởng xă hội hơn là các hành động. Tư tưởng của bạn về các giá trị sẽ thay đổi hẳn. Bạn sẽ ít nghĩ về kho tàng trần thế, mà nhiều hơn về những ǵ bạn mang theo khi nhắm mắt ĺa đời. Tính khí phản loạn của bạn sẽ nhường chỗ cho tâm t́nh tùng phục Thiên Chúa. Khuynh hướng thiên về thất vọng buồn chán khi thất bại, con đẻ của kiêu căng, sẽ trở thành yếu tố phụ giúp để bạn ném ḿnh vào ṿng tay yêu thương của Thiên Chúa, như đứa trẻ bị nạn chạy đến bên cha hiền của nó để xin che chở. Bạn sẽ ngưng là một kẻ cô đơn và khởi sự t́m sức mạnh trong tín điều các thánh cùng thông công, tức trong t́nh bạn hữu với các thánh và thân thể Màu Nhiệm Chúa Kitô. Bạn sẽ suy ngắm về t́nh yêu Thiên Chúa không với cảm xúc nữa, nhưng với ḷng nhiệt thành hiến dâng, ngay cả khi chịu khổ, bạn cũng vẫn tùng phục thánh ư. Bạn sẽ hưởng b́nh an, không những khi được ư mà cả khi trái ư, bởi v́ bạn hiểu rằng mọi sự xẩy ra đều bởi thánh ư Chúa. Bạn chấp nhận tất cả. Bạn sẽ tẩy trừ khỏi tâm hồn mọi khát khao quá độ, mọi trông đợi kiêu căng, mọi nuông chiều xác thịt. Bởi v́ chúng ngăn cản bạn tiến tới cùng Đấng là đường, là sự thật là sự sống của bạn. Với thánh Phaolô bạn sẽ nói trong sức mạnh của đức tin: “Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có ǵ tách được chúng ta ra khỏi t́nh yêu của Thiên Chúa, thể hiện nơi đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39). |