|
Khuôn vàng thước ngọc
Kính thưa quư vị và các bạn, Trong ba bài vừa rồi, chúng ta đă lần lượt nghiên cứu: "Tám mối phúc"; "Những phản đề giữa luật cũ và luật mới"; "kinh Lạy Cha". Nhiều tác giả đă chọn một trong ba chủ đề và coi đó như là cột trụ của Bài giảng trên núi; và những phần c̣n lại chỉ là chú giải cho cái cột trụ. Cho dù chọn đoạn văn nào làm cột trụ đi nữa, những tư tưởng chứa đựng từ câu 21 của chương 6 cho đến hết chương 7 có thể được coi như hệ luận của những ǵ đă nói trong các mối phúc thật và kinh Lạy Cha. Chúng ta hăy xét tới hai vần đề chính: 1) Thái độ đối với tài sản vật chất (6,19-21). 2) Khuôn vàng thước ngọc (7,12). I. Thái độ đối với tài sản vật chất (6,19-34).
Ta có thể coi đoạn văn từ câu 19 cho đến hết chương 6 như một đơn vị. Thoạt tiên, xem ra chúng chẳng có thứ tự mạch lạc ǵ, nhưng khi đọc kỹ th́ sa sẽ thấy những mối liên hệ. 1) Mở đầu là ba câu 19-21, với h́nh thức phản đề: "Đừng tích trữ ... / hăy tích trữ". Sự đối chiếu nằm ở giữa "kho tàng dưới đất" và "kho tàng trên trời". Thực ra, xem ra điều mà đức Giêsu muốn nhấn mạnh ở đây là vấn đề giáo dục "con tim" nói ở câu 21: "kho tàng của anh ở đâu, th́ ḷng (= con tim) anh ở đó". Chúng ta biết rằng trong Bài giảng trên núi đức Giêsu đă nói rất nhiều về cái ḷng: khi bàn về bát phúc (ḷng trong sạch: 5,8), khi chú giải Luật Chúa (ngoại t́nh trong ḷng: 5,27), khi làm việc thiện (đối lại với bọn giả h́nh). Chính v́ nghĩ tới sự cần thiết phải huấn luyện yếu tố nội tâm mà tác giả xen vào câu 22 nói về "con mắt": " Con mắt là đèn của thân thể. Vậy nếu mắt anh sáng, th́ toàn thân anh sẽ sáng. C̣n nếu mắt anh xấu th́ toàn thân anh sẽ tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, th́ tối biết chừng nào". Trước đây, đức Giêsu đă gọi các môn đệ là ánh sáng của trần gian. Giờ đây, Ngài nhắn nhủ họ hăy lưu tâm tới chính cái đèn trong con người của ḿnh, tức là con tim. Con tim mà mù quáng lệch lạc th́ các phán đoán cũng sai lầm hết, như ta đọc thấy ở đầu chương 7: "Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của ḿnh th́ lại không để ư tới?" (7,3). 2) Dù sao, những giáo huấn trong chương 6 về tài sản vật chất cần được đọc trong toàn thể bối cảnh của Bài giảng trên núi, khởi đầu từ mối phúc thật thứ nhất (dành cho kẻ có tâm hồn khó nghèo) cho tới kinh Lạy Cha (sự tín thác nơi Cha trên trời: xin ban cho chúng con bánh cần thiết cho ngày hôm nay). Trọng tâm được đặt ở Nước Trời và sự công chính của Chúa: đây phải là mối bận tâm của con người; những điều khác chỉ là đồ phụ tùng. "Trước hết hăy t́m kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Ngài, c̣n tất cả những thứ kia, Ngài sẽ thêm cho" (6,33). Dĩ nhiên, có người sẽ hỏi: những câu nói này dành cho ai vậy ? Theo ư kiến của một số nhà chú giải, khi viết tác phẩm của ḿnh, thánh Matthêu có lẽ nghĩ tới các môn đệ cần được thong dong khỏi gánh nặng gia đ́nh và tài sản ngơ hầu hoàn hoàn dấn thân rao giảng Nước Trời giống như đức Giêsu. Họ chỉ biết "khao khát sự công chính của Thiên Chúa" (5,6). Những lời này được áp dụng đúng chữ đen đối với họ. C̣n các thế hệ Kitô hữu sau đó th́ áp dụng vào nghĩa thiêng liêng, nghĩa là họ được phép sử dụng tài sản trần thế, nhưng mà đừng quá "lo lắng" đến độ làm nô lệ cho tiền tài (Động từ "lo lắng" được lặp lại nhiều lần: 6,25.27.28.31.34). Đây là vấn đề của "con tim", như đă nói trên đây: "kho tàng của anh ở đâu th́ ḷng anh cũng ở đó" (6,21). Thể văn ở đây cũng theo lối phản đề: "đừng lo lắng / hăy t́m", và đối chiếu giữa dân ngoại không biết Chúa (6,32) với anh em, những người con của Cha trên trời. Ngoài ra, đức Giêsu không những dạy chúng ta hăy biết đối chiếu giữa "Thiên Chúa / tiền tài", giữa "kho tàng dưới đất / kho tàng trên trời", mà c̣n giữa các thực tại trần thế nữa: "mạng sống" chẳng trọng hơn "áo mặc" sao? (6,25). II. Khuôn vàng thước ngọc
Theo một số nhà chú giải, tuy rằng Bài giảng trên núi kéo dài cho đến chương 7, nhưng kỳ thực, phần giáo huấn kết thúc ở câu 12; những lời c̣n lại chỉ là những câu kết luận về việc mang ra áp dụng các lời giảng của đức Giêsu. A. Ở đầu chương 7, chúng ta gặp thấy giáo huấn về việc xét đoán anh em (1-6) và về sự cầu nguyện (7-11).
1) Việc xét đoán hiểu về sự kết án người khác. Nội dung của nó có liên hệ tới mệnh lệnh yêu thương kẻ thù đă nói ở 5,43-45 và lời cầu thứ 5 của kinh Lạy Cha (6,12b). Ư nghĩa của câu 6 không được rơ cho lắm. 2) Giáo huấn về sự cầu nguyện nhấn mạnh tới sự tin tưởng nơi Cha trên trời, đă được nói trên đây (6,32-33), và đặc biệt trong kinh Lạy Cha, khi đức Giêsu dạy chúng ta xin Cha trên trời ban bánh hằng ngày (6,11). Câu 12 có thể coi như kết luận thu tóm lại tất cả bài giảng trên núi, quen được gọi là "khuôn vàng thước ngọc". B. Khuôn vàng thước ngọc.
Trong nguyên ngữ, tựa đề này mang tên là "quy luật vàng" (regula aurea) do các học giả đặt ra vào thế kỷ 18. Gọi là "vàng" v́ lối phát biểu tích cực, đối lại với "bạc" phát biểu tiêu cực (như bên Đông phương "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân": điều ǵ anh không muốn người ta làm cho ḿnh, th́ anh đừng làm cho người ta). Ở Do thái, một Rabbi sống vào đầu công nguyên Rabbi Hillel (60 AC - 20 PC) đă nói: "Điều anh không thích th́ anh đừng làm cho bất cứ ai hết. Đó là trọn lề luật, c̣n những điều khác chỉ là chú giải" (Talmud babilonese, Shabb.31a, xc Tobi 4,15). C̣n bây giờ, đức Giêsu tiến một bước nữa: "Tất cả những ǵ anh em muốn người ta làm cho ḿnh, th́ chính anh em cũng hăy làm cho người ta, v́ luật Maisen và lời các ngôn sứ là thế đó" (7,12). Ta có thể coi đây như là tổng hợp và kết luận của Bài giảng trên núi. Trong chương 5, chúng ta đă nghe nói: "Anh em đừng tưởng Thầy đến để băi bỏ Luật của Maisen hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để băi bỏ, nhưng là để kiện toàn" (5,17). Kế đó, chúng ta cũng đă nghe dạy rằng: "Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, th́ chẳng được vào Nước Trời" (5,20). Sau khi đă giải thích thế nào là kiện toàn luật của Maisen và lời các ngôn sứ (5,21-48), cũng như sau khi đă giải thích thế nào là sự công chính trước mặt Thiên Chúa (6,33), bây giờ đức Giêsu tóm lại toàn thể bài giảng. Tất cả thu lại trong giới luật yêu thương. Có ǵ mới lạ trong luật vàng ? Người ta cho rằng điều mới lạ ở chỗ cách phát biểu tích cực của nó, đối lại với cách phát biểu tiêu cực trước đây. Thiết tưởng muốn nhận ra điều mới lạ của đức Giêsu, ta cần phải lồng luật vàng trong toàn thể bài giảng trên núi. Quả thật, đức Giêsu đă đề ra rất nhiều bồn phận tích cực, thí dụ: "Nếu bị ai vả má bên phải, th́ hăy giơ cả má bên trái... nếu ai muốn kiện để lấy áo trong th́ hăy để cho nó lấy cả áo ngoài ... nếu có người bắt đi một dặm th́ hăy đi hai dặm" (5,39-41). Nhưng cái độc đáo của đức Giêsu ở chỗ là Ngài vạch cho ta thấy cái tiêu chuẩn cần phải noi theo. Tiêu chuẩn đó không phải là bản thân ḿnh ("Thương người như thể thương thân") nhưng là Thiên Chúa ("thương người như thể Chúa thương"), giống như "Cha anh em, Đấng ngự trên trời, Ngài làm cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương ḿnh, th́ nào có công chi? Vậy, anh em hăy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện" (5,45-48). Tin mừng theo thánh Gioan 13,34 sẽ nói rơ hơn: "Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hăy thương yêu nhau như Thầy đă thương yêu các con". C. Thực hành.
Phần c̣n lại của chương 7 gồm những lời khuyên thực hành về việc mang ra áp dụng những giáo huấn của đức Giêsu. Thể văn mang h́nh thức của những phản đề: + Cửa rộng / cửa hẹp (7,13-14); + Cây xấu / cây tốt (7,15-20); + Môn đệ chân chính / môn đệ giả hiệu (7,21-23); + Nhà trên cát / Nhà trên đá (7,24-27). Tất cả bốn tỉ dụ đều nhắm tới việc cảnh giác hăy đón nhận lời dạy của đức Giêsu một cách nghiêm chỉnh, nghĩa là mang ra thực hành, chứ không phải chỉ nghe cho sướng tai. Tiêu chuẩn cuối cùng để đo lường sự gắn bó với Chúa là việc “thi hành ư muốn của Cha, Đấng ngự trên trời" (7,22). Nhưng thế nào là làm theo ư Chúa? Những điều mà xưa nay chúng ta tưởng rằng làm cho Chúa tựa như là tuyên xưng đức tin và cầu nguyện (những kẻ thưa: Lạy Chúa, lạy Chúa), hoặc như nhân danh Ngài mà nói tiên tri, trừ quỷ, làm phép lạ ... tất cả những điều đó chưa phải là thi hành ư muốn của Chúa! Để t́m câu trả lời, ta phải lật qua chương 25 của Matthêu, ở kết luận của bài giảng cuối cùng của đức Giêsu nói về cuộc phán xét chung thẩm: "Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hăy đến thừa hưởng Vương quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. V́ xưa Ta đói, các ngươi đă cho ăn; Ta khát, các ngươi đă cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đă tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đă cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đă thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đă đến thăm... Ta bảo thật các ngươi: mổi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho Ta vậy" (25,35-40). Nói khác đi, thực hành ư muốn của Chúa là thực hiện ḷng thương xót của Chúa, đem áp dụng "khuôn vàng thước ngọc" vậy. Kết luận
Trong bài nhập đề về bài giảng trên núi, chúng tôi đă tŕnh bày ba khuynh hướng chính trong lịch sử chú giải chung quanh vấn đề ư nghĩa và tầm áp dụng của nó: bài giảng trên núi chỉ đề ra một lư tưởng, một tinh thần, hay là có thể và buộc phải áp dụng đúng nguyên văn? bài giảng trên núi dành cho hết mọi người muốn vào thiên đàng, hay chỉ hướng về các môn đệ của đức Kitô, cách riêng những ai được ơn gọi đi theo Ngài sát gót hơn? Qua những bài phân tích vừa rồi, có lẽ quư vị đă nhận thấy rằng một vài lối hành văn lệ thuộc vào một thời đại và không gian, tức là những độc giả của thánh Matthêu, những người được giáo dục theo luật của Maisen, và v́ vậy muốn đối chiếu giữa Luật cũ và luật mới. Tuy vậy, đằng sau giới hạn của vài diễn ngữ và lối hành văn, có những chân lư hằng cửu mà Chúa Giêsu mong thấy các môn đệ thực hiện. Đây là cả một trách nhiệm được đặt ra cho các Kitô hữu: biết phân biệt giữa "chữ viết" với "tinh thần". Nhắc lại lời của thánh Phaolô trong 2 Cr 3,6, thánh Tôma Aquinô thêm rằng việc đọc bản văn của bài giảng trên núi sẽ chẳng bồ ích ǵ cho ta nếu không có Thánh Thần ban ơn sủng đức tin để ta nhận ra tinh thần của nó và để thi hành (Summa Theologica, I-II, q.99,2,3m; q.106,2,c). Dù thế nào đi nữa, theo như các giáo phụ đă nói, đây là bài giảng từ trên núi: nó mời bạn hăy đi lên núi, bạn đừng bao giờ dừng bước ! Từ trên núi, đức Kitô không trao cho bạn một bộ luật nhưng mời mọc bạn bằng hạnh phúc được làm con Chúa. Hơn thế nữa chính đức Giêsu đă đi con đường đó trước. |