Ngày 21 tháng 12
Thánh Phêrô TRƯƠNG VĂN THI
Linh mục - (1763 – 1839)

Lư h́nh cơng tử tội

Trên đường ra pháp trường, từ nhà ngục Hà Nội đến ô Cầu Giấy, người tử tội ốm yếu bệnh tật với tuổi già 76, bước đi chẳng nổi nữa. Ông bước đi lảo đảo rồi ngă quỵ xuống đường. Trước t́nh cảnh tang thương đó, một người lính đoàn hành quyết khom lưng cơng tử tội đến nơi xử, và được tử tội âu iếm tặng đôi giầy của ḿnh làm kỷ niệm. Thế đó, lính tráng ngỡ ngàng, dân chúng nghẹn ngào, các tín hữu xúc động. Người hành quyết cơng tử tội đến pháp trường. Tử tội đó là linh mục Phêrô Trương Văn Thi.

Người mục tử hiền ḥa nghèo khó

Phêrô trương văn Thi mở mắt chào đời năm 1763 tại làng Kẻ Sở, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Năm 11 tuổi, cậu được nhận vào nhà Đức Chúa Trời để tu học, tập tành các nhân đức, rồi trở thành thày giảng. Trong chức vụ này, thày thi luôn chứng tỏ nhiệt tâm tông đồ, đời sống đạo đức, và khả năng đời đạo, nên được gửi vào chủng viện. Đến ngày 22.3.1806, thày lănh chức linh mục khi đă 43 tuổi.

Trong 27 năm liền, cha Thi coi sóc xứ Sông Chảy thuộc phủ Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Năm 1833, ngài được bổ nhiệm chính xứ Kẻ Sông, và ở đó cho đến khi tử đạo năm 1839. Theo lới chứng của các tín hữu tại đây, cha Thi là một linh mục : "Rất nhân đức, mỗi ngày đọc kinh cầu nguyện lâu giờ ba bốn lần, cử hành thánh lễ trang nghiêm, ăn uống đạm bạc, thường ăn chay các thứ sáu, mặc dù sức khỏe của ngài yếu kém với chứng đau bụng thường xuyên".

Thừa sai Jeantet Khiêm sau làm Giám mục Tây đàng Ngoài đă viết về cha Thi : "Tôi quen biết ngài từ năm 1835, tôi cảm phục ngài về ḷng đạo đức thâm sâu, có tính hiền ḥa, khôn ngoan và trung thành giữ lề luật". Cha sống khó nghèo, ngoài áo chùng thâm, cha chỉ mặc đồ nâu như một nông dân nghèo nàn. Ngoài giáo xứ chính, cha c̣n phụ trách thêm nhiều họ lẻ. Một lần di chuyển trên sông, thuyền của cha bị đắm, người tháp tùng cha chết đuối, c̣n cha sống sót được nhờ bám vào ḥm đựng đồ lễ. Suốt mấy chục năm phục vụ giáo xứ, không hề thấy một ai kêu ca, chê trách cha lới nào.

Do chiếu chỉ cấm đạo ṭan quốc của vua Minh Mạng, cha Thi luôn hoạt động âm thầm. Được một thời gian khá lâu, bất ngờ vào ngày 10.10.1839, khi cha Dũng lạc ở làng kế cận t́m đến xưng tội, viên lư trưởng tên Pháp hay tin, đưa người đến bắt cả hai linh mục. Lư Pháp mặc cả giá tiền chuộc với các tín hữu, và ngă giá là 200 quan. Khi các tín hữu mới gom góp được một nửa số tiền, ông chỉ tha một ḿnh cha Dũng Lạc. Ai ngờ trên đường về, cha Dũng lạc lại bị một tốp lính khác bắt được. Thế là Lư Pháp không dám cho chuộc cha Thi nữa, và cho áp giải ngài về B́nh Lục. Giữa đường, ông gặp đám lính đang áp giải cha Dũng Lạc, liền nộp cha Thi cho quan huyện. Từ đó, hai vị chung một số phận tù ngục và cùng chung hưởng phúc vinh quang.

Ông "quan bên đạo" dưới mắt ông quan bên đời.

Quan huyện B́nh Lục tỏ ra rất vị nể hai linh mục. Riêng với cha Thi, quan ái ngại cho tuổi già sức yếu, nên cư xử càng lịch thiệp hơn. Ông nói : "Tôi làm quan bên đời, c̣n ông làm quan bên đạo". Dĩ nhiên, quan đă hiểu sai về chức năng phục vụ của người linh mục, nhưng dầu sao, đó cũng là bằng chứng của sự kính nể. Biết không thể lay chuyển ḷng tin của hai vị, quan không tra tấn ǵ cả, chỉ giữ lại ba ngày rồi cho giải về Hà Nội. Như Philatô rửa tay trong vụ án đức Giêsu, viên quan huyện sau đó cũng mở lễ cúng vái các thần, thanh minh với mọi người, và xin trời đất chứng giám cho ḿnh vô can trong cái chết của những kẻ vô tội.

Khi hai cha được đưa lên Hà Nội bằng thuyền theo đường sông Hồng, các tín hữu kéo nhau đi theo rất đông, kẻ đi thuyền, người đi bộ trên bờ đê.

Ngày 16.10, thuyền áp giải hai cha được cập bến. Hôm sau, quan án cho điệu hai cha ra công đường và bắt đạp lên Thánh Giá. Cha Thi quỳ xuống, nghiêm trang hôn kính dấu chỉ Đấng Cứu Độ. Sau nhiều lần hạch hỏi, quan thấy không có cách nào khuất phục được hai vị linh mục, liền làm án tâu vua xin trảm quyết.

Trong khi chờ đợi vua phê án, cha Thi biết trước số phận của ḿnh, và chuẩn bị đón nhận phúc tử đạo của ḿnh. cha gia tăng việu cầu nguyện và hăm ḿnh. Cha ăn chay các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy. Bệnh tật gông cùm (dù cha chỉ phải mang gông nhẹ) và chay tịnh làm sức khỏe của cha càng sa sút. Thừa sai Jeantet Khiêm viết thư vào đề nghị cha giảm bớt khổ chế đi, nhưng cha vẫn không thay đổi.

T́nh yêu không biên giới

Ngày 21.12.1839, lần thứ hai cha Trân đưa Ḿnh Thánh vào, cha Thi đă liệt giường, phải nhờ cha Dũng Lạc ra nhận và trao Thánh Thể. Không ngờ chính hôm đó lại là ngày cuối cùng cuộc đời dương thế của các ngài, bản án vua châu phê đă vào tới. Quân lính dẫn hai cha ra pháp trường. Trên đường, cha Thi không c̣n sức đi nữa, nên một người lính đă đóng vai "Simon", cơng cha đến nơi thụ án.

Quăng đường cuối cùng của cha Thi: Đôi giầy, kỷ vật tặng cho người lính, h́nh ảnh một "Simon Xirênê" Việt Nam cơng tử tội ra pháp trường… Làm sao diễn tả hết ư nghĩa của những điều đó. Phải chăng h́nh ảnh đó có thể khái quát được tang thương của Giáo Hội Việt Nam thời khai nguyên ? Phải chăng điều đó đủ xoa dịu những đố kỵ c̣n sót lại cho đến ngày hôm nay ? Và phải chăng h́nh ảnh đó cho phép ước mơ một xă hội, tương lai sáng lạn hơn, khi mọi người dân vượt qua mọi trở ngại để đối xử với nhau bằng trái tim yêu thương ?

Giáo hữu thấm máu vị tử đạo, thâu lượm các di vật, rồi đưa thi hài các ngài về Kẻ Sở dâng lễ và an táng cách trọng thể.

Đức Lêo XIII đă suy tôn cha Phêrô Trương Văn Thi lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên bậc Hiển thánh.

Thừa sai Jeantet Khiêm nhận định về cuộc tử đạo của cha Phêrô Thi như sau : "Ân sủng đă toàn thắng sự yếu đuối của con người. Nhờ ân sủng, con người bẩm sinh vốn hiền lành nay đă có được sức mạnh trước đây chưa từng có".