Ngày 10 tháng 07 Vay mượn để giúp người "Nếu bà và các con không cho tôi lấy của nhà giúp người, tôi sẽ đi vay mượn hoặc làm thuê, kiếm tiền giúp họ". Đó là một câu nói đầy cương quyết nhưng chân thành của quan vệ uư, cũng là ông lang và là ông trùm : Ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh. Câu nói đó cho chúng tôi thấy và hiểu về một cuộc đời 72 năm phục vụ con người để phục vụ Thiên Chúa. Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh sinh năm 1768 tại làng Mỹ Hương, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng B́nh. Cha là Antôn Nguyễn Hữu Hiệp, mẹ là Mađalêna Lộc. Theo gia phả ông Quỳnh là con cháu đời 15 của đệ nhất Công Thần Nguyễn Trăi (1380-1442). V́ là con thứ năm, nên thường được gọi là Năm Quỳnh. Thời niên thiếu, cậu xin làm đệ tử Đức Cha Labartette B́nh có ư học làm linh mục, nhưng v́ hai người anh trai cũng xin đi tu nên gia đ́nh gọi cậu về để nối dơi tông đường. Năm 1800, theo việc cắt cử của làng xă, anh gia nhập đội quân của Nguyễn Ánh, góp phần chiến thắng quân Cảnh Thịnh và được thăng chức Vệ Uư. Đến khi đất nước đă thống nhất (1802), Gia Long lên ngôi, ông thấy đời quân ngũ không thích hợp, liền xin giải ngũ. Trở về quê nhà, ông mua một thửa đất canh tác và buôn bán thêm để sinh sống. Đồng thời ông dành nhiều giờ đọc thêm nghề thuốc, và dần dần trở thành một lương y nổi tiếng khắp vùng. Nhờ đó kinh tế gia đ́nh ngày càng khá giả hơn. Gia đ́nh, xă hội và giáo hội Thế nhưng đối với ông Quỳnh, tài sản khả năng Chúa ban cho là để phục vụ mọi người, nên thay v́ thu tích cho bản thân, ông quan tâm phục vụ dân nghèo một cách tận t́nh. Đối với họ ông chữa bệnh miễn phí, săn sóc và đôi khi c̣n tặng họ thêm tiền để làm vốn nữa. Khi vợ con lên tiếng kỳ kèo, ông trả lời rằng : "Tôi chưa thấy những ai hay giúp đỡ người nghèo khó mà túng bấn bao giờ. Kinh thánh chẳng dạy chúng ta phải coi họ như chi thể của Chúa đó sao ? Chúa đă cho chúng ta sống tất sẽ quan pḥng cho ta đủ dùng". Khi các con khôn lớn, ông nói với chúng : "Cha đă nuôi dưỡng các con từ nhỏ, nay đă lớn khôn, các con sẽ lo tất cả cho gia đ́nh. Cha muốn để dành tiền bán thuốc để chia sẻ với bà con nghèo khổ" Ḷng thương người của ông được biểu hiện rơ rệt hơn khi làng ông gặp thời kỳ dịch tả. Ông bỏ ra cả hàng trăm quan tiền để phát thuốc nuôi dưỡng và chăm sóc các bệnh nhân cách tận tuỵ quên ḿnh. Thế nhưng tinh thần bác ái Kitô giáo đ̣i ông phải đi xa hơn một bước nữa. Ông vâng lời Đức Cha Labartette B́nh dạy giáo lư trong hạt. Để phục vụ con người một cách trọn vẹn hơn cả xác lẫn hồn, ông Năm Quỳnh nhận lời làng Mỹ Hương giữ chức trùm trưởng. Trong thời cấm đạo các linh mục tu sĩ phải rút vào bóng tối, vai tṛ của những người như ông rất cần thiết. Từ nay nhà ông biến thành lớp giáo lư trong hạt, thành nơi tiếp nhận các thừa sai và giáo sĩ. Từ nay ông đứng ra điều khiển tổ chức mọi sinh hoạt kinh nguyện, tang lễ và bác ái trong vùng. Tuổi càng cao, ông càng sắp xếp công việc một cách trọn vẹn và chín chắn hơn, do đó ông càng được mọi người tin phục. Điều đáng lưu tâm là dầu bận rộn với công việc tông đồ, ông vẫn khéo léo chăm sóc dạy dỗ con cái sống Tin Mừng. Cô gái lớn gia nhập ḍng mến Thánh Giá, sau làm bà nhất toàn thể ḍng mến Thánh Giá giáo phận. Những người con khác cũng theo gương ông: trung kiên với niềm tin, và cùng với ông quên lợi riêng để lo cho công ích. Hoa quả của đức tin Năm 1838, vua Minh Mạng ra lệnh truy nă linh mục thừa sai Candalh Kim. Ông Quỳnh thân hành đưa cha lên Kim Sen, một trang trại cũ của tổ tiên ḿnh, và đem theo một số sách vở cũ, ảng tượng của xứ Mỹ Hương. Thấy ông đi vắng lâu ngày, quan sai lính đến nhà ông khám xét. Họ lôi các đầy tớ ra đánh đập tra khảo, một người sợ quá đă khai ra chỗ ở của chủ. Khi đó quan định bắt luôn bà Quỳnh và hai cô con gái út, một cô 14 tuổi, một cô 10 tuổi đang ở nhà. Quan cưỡng bức ba mẹ con xuất giáo nhưng không ai tuân lệnh. Tức giận quan cho lính đánh vào chân hai đứa bé để ép buộc bước qua Thánh Giá, hai cô vẫn không chịu khuất phục. Đám lính liền xông đến lôi kéo hai chị em bứơc qua. Dĩ nhiên với tuổi nhỏ sức yếu, hai cô bé không thể chống cưỡng lại được, nhưng một mực hai cô bé kêu khóc ḿnh bị ép buộc, chứ ḷng luôn luôn tôn kính Thánh Giá. Quan không dấu được sự thán phục tấm ḷng son sắt, và đă tha cho cả ba mẹ con. Tiếp đó quân lính đến vây trại Kim Sen. Sau khi bắt được ông Quỳnh và thâu được một số sách đạo, họ liền áp giải ông về Đồng Hới. Giữa đường ông nhắn tin một người con kín đáo đến gặp và hối lộ cho lính 50 quan tiền để đốt sổ ghi tên những người tín hữu trong xứ. Tại trại giam Đồng Hới, ông Quỳnh vui mừng v́ gặp được linh mục thừa sai Borie Cao, cha Điểm, cha Khoa cùng thày Tự. Nhiều lần ông cũng bị tra tấn chung với các vị ấy. Nhưng bao giờ ông cũng tuyên xưng: "Thà chết không thà chối Chúa, dù chỉ trong giây lát". Có lần quan cho lính lôi ông qua Thánh Giá, ôn liền lớn tiếng phản kháng rằng : "Việc này do quan lớn làm, nếu có tội là quan phạm tội, chứ không phải tôi". Câu nói đó làm quan bực ḿnh truyền đóng gông giải ông về ngục. Mấy bữa sau quan hỏi cha Cao tại sao ông Năm lại cứng cổ đến thế. Vị thừa sai trả lời: "Các giáo hữu bước qua Thánh Giá v́ họ không hiểu rơ giáo lư và nhát gan, c̣n ông Năm đă am tường lẽ đạo, lại mạnh mẽ đức tin, quan lớn cưỡng bách mấy cũng vô ích, chẳng có lợi ǵ đâu". Thất vọng quan gởi án về kinh đô. Đức Cha Cao bị án trảm quyết (chặt đầu), hai cha Điểm, cha Khoa th́ bị kết án xử giảo ngay, c̣n thày Tự và ông Antôn cũng bị xử giảo nhưng "giam hậu", nghĩa là lệnh xử sẽ ban hành sau. Thời gian trôi qua quá nhanh thấm thoát ông Quỳnh và Thày Tự đă giam hai năm tṛn. Trong thời gian đó quan sốt ruột gởi sớ về kinh ba bốn lần xin xử tử, nhưng vua Minh Mạng cứ tŕ hoăn, viết thư khuyên quan quân cứ từ từ kiên nhẫn. Trong một lá thư gởi về hội Thừa Sai, cha Miche Mịch giải thích lư do như sau: "Ông Antôn quen biết nhiều các quan, lại từng chữa bệnh cho nhiều vị quan nữa. Rất nhiều người biết đến nhân đức và kiến thức của ông nên trọng nể. Do đó, thái độ của ông có tầm ảnh hưởng lớn trong dân. Đối với họ, cướp được con mồi lớn như thế từ tay Đức Giêsu là một chiến thắng lớn lao. Thế nên chẳng lạ ǵ "hỏa ngục" phải t́m trăm ngh́n phương kế để dành lại phần thắng sắp mất". Phần ông Quỳnh dù đă 72 tuổi, vẫn biểu lộ đức can đảm và nhẫn nại đáng khâm phục. Suốt ngày ông lo đọc kinh cầu nguyện, như mọi giáo hữu ở ngoài, ông giữ chay và yêu thương giúp đỡ mọi người. Nghề lang y của ông vẫn có cơ hội dùng đến, có lần ông chữa cho một viên quan ở Đồng Hới, và nhất là chữa bệnh cho các bạn tù đồng số phận. Lời trăn trối sau cùng Thấy thời gian cũng không làm nản ḷng ông Quỳnh, vua Minh Mạng chấp thuận cho quan tỉnh Quảng B́nh xử giảo ông ngày 10-07-1840. khoảng 100 binh lính dẫn ông ra pháp trường chung với thày Tự. Đến nơi hai vị hỏi chỗ xử Đức Cha Cao và hai linh mục Khoa và Điểm năm trước, rồi dừng lại đúng chỗ đó mà cầu nguyện : "Lạy Chúa xin tạ ơn Chúa cho con được ân phúc như các ngài…" Nguyện cầu xong, ngồi xuống, ông Quỳnh b́nh tĩnh chậm răi hút hết điếu thuốc được quan trao cho. Hai người con đến từ giă, ông nhắc họ qua giă biệt thấy Tự, xin thày về bên Chúa nhớ khẩn cầu cho các con. Thế rồi ông nói những lời sau cùng : "Cha gởi lời chào các chức sắc và anh em giáo hữu Mỹ Hương. Cầu chúc mọi người b́nh an, trung thành giữ đạo. Hăy yêu thương nhau và sống đạo đức, các con sẽ gặp lại cha trên Thiên Đường" Nói xong ông nằm xuống trên chiếu trải sẵn, ông quỳnh giang tay ra nói : "Xưa Chúa cũng chịu giang tay như thế này để chịu đóng đinh". Quân lính tṛng dây qua cổ và giữa tiếng thanh la vang rền. Họ mạnh tay xiết chặt hai đầu dây, đưa người tôi trung của Đức Kitô về hưởng hạnh phúc trường sinh. Đức Lêo XIII suy tôn ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh lên bậc chân phước ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Ngày nay mọi người vẫn c̣n cảm kích với hai câu thơ khắc trên bia mộ ông Quỳnh ở xứ Kim Sen, nơi thi hài ông được an táng với tổ tiên ḍng họ :
|