Ngày 30 tháng 01 V́ Chúa bỏ vinh sang Đọc lịch sử Giáo Hội, chúng ta thấy không lạ ǵ mẫu gương của thánh Phanxicô thành Assisi hay thánh Tôma thành Aquinô đă từ bỏ ḍng dơi quí tộc giàu sang để vâng nghe tiếng gọi củ Thiên Chúa, đă theo gương đức Kitô, Thầy Chí Thánh, Đấng Chủ Tế muôn loài chấp nhận trở nên nghèo khó không chốn nương thân để loan báo Tin Mừng Cứu Độ. Thánh Tôma Khuông cũng vậy, ngài đă quên đi ḍng dơi quyền quư sang trọng, để theo tiếng Chúa kêo gọi và trở thành chứng nhân cho Đức Kitô, chứng nhân cho một tôn giáo mới mẻ đối với dân tộc Việt Nam, một tôn giáo bị miệt thị và chịu bách hại nặng nề. Quả thật, chỉ có Thiên Chúa mới khiến được cha hy sinh như thế. Và cũng thật quư báu biết bao tấm ḷng của cha đă sẵn sàng đáp lại tiếng kêu gọi đó, đến nỗi hiến dân chính mạng sống ḿnh cho t́nh yêu Thiên Chúa. Phản đối bạo động Tôma Khuông sinh khoảng năm 1780 (thời Trịnh Nguyễn) tại làng Nam Ḥa xứ Tiên Chu, tỉng Hưng Yên. Con đường danh vọng rộng mở cho cậu bé thông minh xuất sắc này, v́ cha cậu đă từng làm Tuần Phủ ở Hưng Yên. Nhưng cậu đă nghe theo tiếng gọi linh thiêng và xin vào nhà đức Chúa Trời. Sau đó cậu theo học tại chủng viện và thụ phong linh mục. Trong trách nhiệm coi sóc các linh hồn, cha Khuông nổi tiếng là một linh mục khôn ngoan, thánh thiện, khéo giao thiệp và nhiệt thành với xứ vụ truyền giảng Tin Mừng. Sống trong giáo phận Ḍng Đaminh đảm trách, cha Khuông muốn liên kết sâu xa hơn với ḍng, cha đă gia nhập ḍng ba Đaminh và cổ động nhiều giáo hữu cùng tham gia để thánh hóa đời sống mỗi ngày. Trải qua ba thời bách hại của các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, cha Tôma Khuông đă khôn khéo thân thiện với quan chức địa phương để tiếp tục thi hành việc mục vụ. Nhiều lần cha bị bắt giữ, nhưng nhờ những quan hệ này, cha được trả tự do. Tuy nhiên từ năm 1858, cuộc bách hại của vua Tự Đức gia tăng mănh liệt, công việc của cha gặp nhiều khó khăn hơn. Ap lực của quân Pháp đă khiến vua Tự Đức tức giận và nghi ngờ tới công giáo tiếp tay với thực dân, nên thẳng tay đàn áp họ. Một vài làng Công Giáo có tổ chức một số thanh niên để tự vệ trước sự càn quét của quân lính nhà vua. Cha Khuông khi đó đă gần 80 tuổi, hoàn toàn không hưởng ứng chủ trương này. Năm 1859, thấy một giáo dân Cao Xá tổ chức vơ trang, cha liền ngăn cản và quyết định lánh sang đại phận Đông Đàng Ngoài (Hải Pḥng). Quyết định này khiến cha bị bắt và được lănh phúc tử đạo. Khi cha đến đầu cầu làng Trần Xá, cha thấy quân lính đă đặt sẵn ở đó một Thánh Giá buộc mọi người đi qua phải đạp lên. Là một linh mục của Chúa Kitô, cha nhất định quay lưng trở lại t́m lối đi khác. Thái độ dứt khoát đó, khiến quân lính nhận ra và chận cha lại. Khi cha khẳng khái từ chối việc bước qua Thánh Giá, lính liền bắt trói cha cùng với người tín hữu đi theo cha. Sau 15 ngày giam giữ, cha Tôma Khuông và bốn giáo hữu khác có địa vị, được áp giải tới quan Tổng đốc xét xử. Quan tím mọi cách ép buộc cha làm nhân chứng tố cáo: những người Kitô hữu ở Cao Xá thông đồng với tàu Pháp – Tây Ban Nha đang bỏ neo ngoài cửa biển, âm mưu nổi loạn chống lại nhà vua. Cha Tôma thẳng thắn tŕnh bày lập trường của giáo hội : "Đạo Công Giáo không những cấm các tín hữu chống đối chính quyền mà c̣n khuyến khích họ cầu nguyện và góp phần giúp quê hương được an ninh thịnh vượng". Bấy giờ quan không nói ǵ đến vấn đề này nữa, chỉ bắt cha bỏ đạo, bước qua Thập Giá và yêu cầu cha khuyên các tín hữu khác làm như vậy để được tự do về nhà. Khi đó người tôi trung của chúa trả lời: "Tôi nay đă 80 tuổi rồi, lại là linh mục công giáo, tôi luôn luôn nhắc nhở các tín hữu trung thành giữ đạo thánh Chúa. Giờ đây nếu tôi khuyên họ chối đạo th́ tôi thật bất xứng và chẳng đáng làm linh mục. Tôi và các bạn toi không mong ước ǵ hơn là được hy sinh mạng sống v́ đạo Chúa". Thánh giá và vinh quang . Ḷng khao khát mong mỏi trên của vị anh hùng đức tin đă được thể hiện. An trảm quyết do quan Tổng đốc đệ vào kinh được vua Tự Đức chuẩn y. Và ngày 30.1.1860 cha Tôma Khuông bị điệu ra pháp trường Hưng Yên. Trên đường tới đồi Canvê của ḿnh, mọi người thấy vị cha già khả kính chống cây gậy mà cha đă cẩn thận cột thêm một thanh ngang cho giống h́nh Thánh Giá, bước đi chậm răi. Cha vui vẻ chào giă biệt những người đang ngậm ngùi thương tiếc tiễn đưa. Cây Thánh Giá, biểu tượng suốt đời cha đă tin tưởng và công bố; cây thánh giá mà cha không bao giờ giày đạp cho dù phải chịu muôn nỗi gian khổ và cả cái chết, th́ giờ đây, với cách biểu hiện đơn giản đó, cha muốn nói với mọi người rằng : cho đến phút cuối cùng của cuộc đời, Thánh Giá vẫn măi măi là niềm an ủi và là chỗ dựa vững chắc cho người Kitô hữu. Đến nơi xử, cha Khuông quỳ gối trang nghiêm cầu nguyện trước cây Thánh Giá đó rồi cuối đầu lănh nhận lưỡi gươm đem lại vinh phúc ngàn thu. Ngày 29.4.1951 cùng với 24 vị tử đạo khác tại Việt Nam, cha Tôma Khuông được Đức Piô XII suy tôn lên hàng Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. |