Ngày 30 tháng 11 Người tử hùng bá đao Trong 117 thánh tử đạo Việt Nam, cuộc tử đạo của thánh Marchand Du mang màu sắc bi tráng nhất. Với gần ba tháng trong chiếc cũi chật hẹp, và những cuộc tra tấn chết đi sống lại, ngài là vị duy nhất bị án bá đao, nghĩa là bị cắt xẻo 100 nhát trước khi bị chặt ra làm bốn phần, c̣n thủ cấp bị nghiền nát đổ xuống biển. Tuy nhiên, chúng ta không nên quá nhấn mạnh đến những đau thương trong cuộc tử nạn, mà quên mất chứng từ đời sống của thánh nhân : sự nhiệt tâm truyền giáo, ḷng yêu mến các tín hữu và chí cương quyết chỉ phục vụ Tin Mừng. Mong ước tuổi xuân Đầu thế kỷ XIX, tại làng Passavant, nước Pháp, nhiều người đă phải ngạc nhiên khi thấy hành vi của một cậu bé chưa đầy mười tuổi : sau giờ học, cậu rủ các bạn hữu về nhà, khiêng bàn, trải khăn làm bàn thờ, trang hoàng hoa nến, đặt cây Thánh Giá, rồi bắt trước các cử điệu như khi linh mục dâng lễ Missa cho các bạn xem. Đó là cậu bé Giuse Marchand. Mở mắt chào đời ngày 17.8.1803 tại làng Passavant, tỉnh Doubs. Ngay từ niên thiếu, dân làng đă thấy rơ ước muốn trở thành linh mục của cậu. Sau khi rước lễ lần đầu, cậu xin cha mẹ đi tu, nhưng v́ gia đ́nh làm nghề nông túng nghèo, thiếu người lao động, nên cha mẹ cậu t́m cách tŕ hoăn cho cậu đổi ư. Tuy nhiên, Marchand đă không thay đổi ư định, cậu kiên quyết hoàn thành mộng ước tuổi xuân, và cuối cùng bên người đổi ư là song thân của cậu. Năm 18 tuổi, Marchand gia nhập chủng viện giáo phận Besacon. Năm 1828, sau khi lănh chức phó tế, thày Marchand xin chuyển sang Hội Thừa Sai Paris. Độ nửa năm, thày được thụ phong linh mục (04.4.1829), sau đó một tháng th́ đáp tàu đi Macao đến Việt Nam giảng đạo. Nhà du thuyết nhiệt tâm Tháng 3.1830, cha Marchand vào tới Việt Nam, và lấy tên mới là Du. Sau một thời gian học tiếng và phong tục Việt Nam tại Lái Thiêu, cha du được cử tới Pnom-Pênh để coi sóc các tín hữu Việt Nam tại đây (khi đó đất Campuchia thuộc giáo phận Đàng Trong). Thế rồi ít lâu, cha được gọi về Lái Thiêu coi sóc các chủng sinh, đồng thời phụ trách 25 giáo họ, với khoảng 7000 tín hữu thuộc tỉnh B́nh Thuận. Trong thư đề ngày 13.6.1832 gởi về quê nhà cha viết : "… 25 giáo họ cách nhau rất xa. Muốn chu toàn bổn phận, con không thể bỏ phí một giây nào… từ năm giờ sáng đến chín giờ tối, nhiều ngày chẳng có lúc nào rảnh rỗi cả. Con chỉ có thể dành chút thời giờ chu toàn việc đạo đức riêng lo cho phần rỗi ḿnh, c̣n th́ luôn luôn phải làm việc để thánh hóa kẻ khác… Con chỉ tiếc một điều là không thể tận tụy hơn được nữa, để vừa giúp giáo dân, vừa giúp lương dân, lại cón phải bắt buộc di chuyển bằng thuyền, nên không thể đi mọi nơi, hầu dẫn về đoàn chiên Chúa Giêsu những con chiên bất hạnh lạc đường…". Cha Du mới đi hết 25 giáo họ này được hai lần th́ ngày 16.1.1833 vua Minh Mạng ra chiếu chỉ lùng bắt các giáo sĩ Âu Châu. Đức cha Tabert Từ, cha Cuénot Thể và các thừa sai dẫn theo các chủng sinh trốn qua Thái Lan. Chỉ ḿnh cha Du nhất nhất quyết ở lại, ẩn tránh ở miền Lục Tỉnh, giúp các họ Cái Nhum, Cái Mơn, Băi Xan, Giồng Rùm, và trú ngụ tại Mặc Bắc, Vĩnh Long. Tôi chỉ biết một điều là giảng đạo Lê văn Khôi thực ra có họ Nguyễn, từng nổi loạn ở Cao Bằng, sau ra đầu thú, được Tả quân Lê Văn Duyệt nhận làm con nuôi, mới đổi qua họ Lê. Lợi dụng việc vua Minh Mạng xử tệ với Tả quân (khi đó đă thất lộc cho đánh trên mộ 100 trượng), Lê văn Khôi liền lấy cớ pḥ cháu đích tôn của vua Gia Long, con hoàng tử Cảnh tên là Đản. Việc bại lộ, khôi bị bắt. Đến 05.7.1833, ông với khoảng 30 bạn tù vượt ngục, giết một vài quan, thả các tù nhân khác, rồi chiêu binh chiếm Phiên An (sài G̣n) và miền Lục Tỉnh. Lê Văn khôi tuy ngoại đạo, ngưng đă khôn khéo hứa hẹn băi bỏ các lệnh cấm đạo của vua Minh Mạng, nên một số tín hữu theo ông. Để có thể quy tụ nhiều người Công Giáo hơn ủng hộ ḿnh, Lê Văn Khôi cho mời cha Du về Sài G̣n, cha từ chối. sau v́ một số tín hữu Chợ Quán nói : "Nếu cha không chịu về, sợ quan giận mà chém hết bổn đạo trong thành. Ở đó bổn đạo cũng đông lắm…". Thế là cha Du đành ḷng về xứ Chợ Quán ở nhà thờ cha Phước, nhưng rất ít khi ở nhà, cha lo đi thăm các gia đ́nh tín hữu. Lê văn Khôi nhiều lần mời, cha vẫn không chịu vào trong thành. Khi quân triều đ́nh vây thành Gia Định, Khôi cho quan đem voi ra Chợ Quán bắt ép cha Du phải vào thành. Cha Phước và nhiều tín hữu cũng theo vô. Trong thành, tướng Khôi xử đăi cha khá rộng răi, có nhà riêng để dâng lễ hàng ngày, các tín hữu có thể tụ tập ở đó để đọc kinh, nghe giảng và lănh các bí tích. Khôi có ư mua chuộc để cha tiếp sức, nhưng trước sau cha chỉ nói : "Tôi chỉ biết việc đạo, c̣n nghề giặc giă binh lính, tôi không rành". Một hôm cha được mời vào dinh nguyên soái. Một xấp thư kêu gọi dân chúng và tín hữu nổi dậy chống nhà vua để trên bàn. Tướng khôi xin cha kư tên. Vị linh mục thấy rơ đă đến lúc tỏ rơ lập trường của ḿnh, liền đứng dậy cầm xấp thư, ném tất cả vào lửa. Dầu vậy quân của Khôi không dám làm ǵ cha, v́ sợ các tín hữu trong đội quân sẽ chống lại. Sau hơn hai năm vây hăm, ngày 08.9.1835 quân chiều đ́nh đă chiếm lại được thành Phiên An. Cha Du vừa cử hành thánh lễ xong th́ bị bắt, bị đánh đập và bị nhốt vào cũi nhỏ, dài một mét (1m), rộng bảy tấc (0.7m), cao tám tấc (0.8). Đó sẽ là "nhà ở" của cha cho đến ngày xử tử, căn nhà mà chủ nhân chỉ có thể ngồi khom lưng suốt ngày đêm. Số người bị tàn sát lên đến 1994, trong đó có 66 tín hữu (chỉ có 20 nam, c̣n bao nhiêu là phụ nữ và trẻ em), cha Phước cũng bị xử lăng tŕ (chặt chân tay, rồi chẻ thân h́nh làm bốn). Cha Du được đưa ra xét xử : - Giặc đă đem thày vào thành, thày không làm ǵ để chúng giúp chúng sao? Sau hai cuộc tra vấn nữa, cha Du bị giam trong cũi và bị áp giải về kinh đô cùng với tổng Trắm, đồ Hoành bốn Bang, phó Nhă và con trai Lê văn Khôi là Lê văn Viên mới bảy tuổi. Đoàn người vế tới Phú Xuân ngày 15.10, cha du bị gaim trong ngục Vơ Lâm gần ṭa Tam Pháp. Đàng sau bản án phản loạn. Hôm sau 16.10, cha Du bị đưa ra ṭa Tam Pháp. Các quan cố ép cha nhận tội giúp Khôi làm loạn. Nhưng cha khẳng định : "Tôi chỉ lo cầu nguyện cùng Chúa và làm lễ thôi". Quan hạch hỏi: - Có phải người gửi thư vô Xiêm, cùng gửi thư cho quân Gia Tô trong Đồng Nai, biểu nó đến giúp ngụy không ? Cha Du trả lời : "Ông Khôi có yêu cầu tôi viết thư, song tôi không chịu viết, một nói cho ông ấy hay : Đạo tôi cấm làm như vậy và tôi thà chết chẳng thà làm theo lời ông ấy. Dầu thế ông Khôi c̣n đêm mấy bức thư ra, biểu tôi kư tên vào, th́ tôi lấy mấy cái thư ấy mà đốt đi trước mặt ông ấy". Để bắt cha nhận tội, tối hôm sau, các quan dùng đủ cực h́nh ḱm kẹp : Họ cho nung đỏ ḱm sắt và cho kẹp hai lần vào hai đùi cha, rồi giữ nguyên cho tới khi ḱm nguội. Một lần như vậy mùi thịt cháy xông lên khét lẹt, chính quân lính cũng phải quay mặt đi. Vị anh hùng đức tin hai lần ngất xỉu, nhưng vẫn giữ nguyên lời khai cũ. Họ đành nhốt cha vào cũi lại, rồi đưa về ngục. Để tạo chứng gian buộc tội cha, các quan dỗ con trai Lê văn Khôi, hứa trả tự do nếu khai rằng "Ông thày Tây" giúp cha em khởi nghĩa. Nhưng cậu bé bảy tuổi ấy không biết nói dối, cậu nói cha Du hoàn toàn vô can, dầu cha cậu có hứa hẹn, khuyên dụ nhiều phen. Cuối cùng, các quan đành xoay qua "tội giảng đạo". Họ nhắc đến chiếu chỉ nhà vua, và hứa ân xá nếu cha bước qua Thánh Giá. Cha Du cám ơn quan và tuyên bố sẵn sàng chịu cực h́nh, chứ không thể thất trung với Chúa. họ lại tiếp tục nhốt cha trong cũi. Sáu tuần lễ ở kinh đô đă trôi qua như thế. Các tín hữu ghé vào thăm và tiếp tế cho cha, đều thuật lại rằng : "Cha Du vẫn luôn vui vẻ và thường cầm cuốn sách nhỏ để đọc đêm ngày". Thừa lệnh vua Minh Mạng, bản án cuối cùng được viết như sau : "Tây dương ma Sang kêu là danh Du, Gia Tô đạo trưởng, pḥ ngụy Khôi, nhận tội viết thư xin Hồng Mao (nước Anh) và Xiêm La (Thái Lan) sang giúp ngụy thần. Lệnh xử bá đao". Chết v́ lư do tôn giáo Sáng sớm 30.11.1835, bảy phát súng thần công nổ vang kêu gọi mọi người đến tham dự cuộc xử án. Cha Du, ba vị tướng của Khôi và em Lê Văn Viên được đưa ra khỏi cũi (phó Nhă đă chết trong ngục), mọi người chỉ được đóng khố, rồi dẫn đến cửa Ngọ Môn tŕnh diện và phục lạy vua năm lạy. Vua Minh Mạng tỏ vẻ giận dữ ném chiếc cờ hiệu xuống đất. Đó là dấu không ân xá lần cuối, năm tội nhân được đưa ra pháp trường. Riêng cha Du, theo mật lệnh, được đưa vào ṭa Tam Pháp tra khảo một lần nữa. Đọc nội dung cuộc tra khảo này, chúng ta thấy quan quân không đá động ǵ đến lư do chính trị cả ! Năm người lính cầm năm ḱm nung đỏ kẹp vào bắp vế cha. phía sau là năm người lính khác cầm roi để năm lư h́nh không được phép nương tay. Ba lần ḱm kẹp, thân thể cha Du có đủ 15 vết bỏng. Song song với cuộc tra tấn là mẫu đối thoại sau : - Tại sao Gia Tô móc mắt mấy người gần chết? Cha Du kiệt sức không thể trả lời được nữa. Lính dọn cho tử tội bữa ăn sau cùng, nhưng cha không dùng chi cả, chỉ lo cầu nguyện với Chúa. Sau đó, lính đưa các tử tội đến pháp trường tại họ Thợ Đúc bên sông Hương, cách kinh thành một dặm đường. Chết như một tội nhân Năm cây cọc đă cắm sẵn. Lính trói năm tử tội, cha Du bị trói vào cây cọc thứ hai. Ngài bị án "Phản loạn" và sẽ chết giữa những người phản loạn. Dân chúng bị đuổi lùi ra xa 30 thước. Cứ mỗi tử tội lại có ba lư h́nh, một cầm ḱm, một cầm đao, c̣n một lo đếm số cho đủ 100 lát cắt. Trước đó, lính đă nhét vào miệng tội nhân và cột chặt, để không ai có thể kêu la được nữa. Sau một hồi trống, lư h́nh cắt lớp da trên trán cha Du lật xuống che mặt, rồi cắt từng mảnh hai bên ngực, sau lưng, tay chân. Quá đau đớn, vị chứng nhân giẫy giụa, quằn quại, ngước mắt lên trời cao rồi gục đầu xuống nhắm mắt ĺa đời. Tiếp theo quân lính cắt đầu của ngài, cởi dây, bổ thân ḿnh làm bốn, và ném xuống biển chung với bốn tử tội kia. C̣n thủ cấp cha, được đưa đi bêu ở nhiều nơi, rồi được trả về kinh đô, bị bỏ vào cối giă nát và cho rắc xuống biển. Ngày 30.11.1835 cũng là ngày kính thánh Anrê. Các thánh lễ hôm đó đều đọc lại đoạn sách Isaia (Is. 52,7): "Đẹp thay bước chân người rao giảng Tin Mừng" như lời chúc tụng vị thừa sai đă hoàn tất sứ mạng tông đồ của ḿnh. Giáo Hội đă rất thận trọng khi nghiên cứu hồ sơ cha Marchand Du, căn cứ vào các buổi tra khảo, nhất là cuộc thẩm vấn cuối cùng, Giáo Hội khẳng định ngài đă hiến mạng sống v́ đức tin. (2) Đức Lêo XIII đă suy tôn linh mục Marchand Du lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. |