Vết Sẹo Đòn Roi

 

Vết Sẹo Đòn Roi

Vết Sẹo Đòn RoiPhải thừa nhận rằng đôi khi cha quá nghiêm khắc với con gái. Dù yêu con thật nhiều nhưng mỗi khi thấy con chạy đi chơi không chào hỏi, nghịch phá thức ăn, đùa quá trớn với em… là cha lại không kìm được hành động đi kiếm cây roi. Cha vừa giơ roi vừa buông những lời dọa thật nặng, để con phải nhớ và không được làm trước những hiểm nguy.

Song nhiều lần nhìn con đứng trước cây roi, tay chân run bắn, cha không thể vung roi lên. Không ít lần nước mắt con chảy tràn và… cái quần cũng ướt sũng. Cha bèn nghĩ đến hình thức phạt mới, cho con  úp mặt vào tường, tự suy nghĩ về những việc con đã làm. Ban đầu con làm theo ra vẻ hối lỗi lắm. Sau đó thì… con “nhờn thuốc” và việc tái phạm lại diễn ra. Vẫn biết việc dùng đòn roi là khi cha mẹ bất lực trong việc dạy con nhưng thói quen truyền nối từ bao đời này khiến cha chưa thể dừng biện pháp đòn roi ngay được.

Những ám ảnh về đòn roi thuở nhỏ là vết hằn của trẻ. (Ảnh minh họa).

Cha vẫn đòn roi con cho đến khi tình cờ nghe được câu chuyện của người bạn. Anh kể rằng anh luôn có những ký ức ám ảnh đòn roi của người cha. Anh sợ cha đến nỗi phải cố gắng học thật giỏi để thoát khỏi sự mắng chửi, đòn roi ấy. Nhiều năm sau, anh có được cuộc sống bình thường: có sự nghiệp tốt, có vợ con đề huề. Những ám ảnh về người cha cay nghiệt dần phôi pha nhưng anh vĩnh viễn không bao giờ thân mật, gần gũi được với cha mình nữa. Mỗi lần về thăm cha, dù nhìn cha đau ốm nhưng amh chỉ đứng xa nhìn, không âu yếm mà cũng không dửng dưng.

Nghe chuyện này mà cha giật mình, cha không sợ mình cô đơn lúc ốm đau nhưng sợ vết thương trong lòng con thành sẹo vĩnh viễn. Và biết đâu những ác mộng bắt đầu được dệt trong đầu con ngay từ lúc này…

7 cách dạy con không cần roi dưới đây rất hữu ích cho các bậc cha mẹ:

1. Lùi lại: Hãy nói với con “Bây giờ ba mẹ đang rất cáu, chúng ta sẽ nói sau!” mỗi khi sắp không kìm được cơn giận.

2. Dạy con nghe lời: Thay vì phạt con vì không nghe lời, hãy tìm cách dạy cháu biết làm theo lời cha mẹ.

3. Luôn có tinh thần xây dựng: Luôn nhắc con chứ không phải trách con mỗi khi bé không nghe lời.

4. Giải thích nhưng không dọa nạt: Những nền tảng mà bạn cung cấp cho con luôn giúp con có những hành vi tốt hơn là lời quát mắng.

5. Cố gắng không nổi nóng: Thay vì thấy việc xấu con làm là quá nghiêm trọng, hãy coi đây là dịp để bạn hướng suy nghĩ của con tới những hành vi tốt.

6. Đừng ra lệnh: Không có gì gây khó chịu và kém hiệu quả hơn việc ra lệnh cho con làm gì đó chỉ vì cha mẹ thấy mình là người có quyền ra lệnh.

7. Không xúc phạm khi mắng con: Nhiều bà mẹ, ông bố thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Cháu sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời.

Trả lời