Tránh Hăm Dọa Bé

 

 TRÁNH HĂM DỌA BÉ

Tránh Hăm Dọa BéĐiều gì xảy ra?

Đôi khi con người xấu xâm chiếm cơ thể tôi khiến tôi có những hành động đáng tiếc. Tôi biết điều này bởi vì cuối tuần trước tôi hét lên với con trai tôi: “Nếu con không nhặt những vỏ cây này lên thì chuột đồng sẽ bắt con đấy!” Điều này làm tan nát trái tim con tôi. Tôi có đe doạ thì con trai tôi vẫn không chịu thu dọn những vỏ cây đó đi.

Giống như hầu hết tất cả các bố mẹ, đôi khi tôi cảm thấy bất lực hoặc bực tức thì tôi thường hăm doạ hai con trai tôi. Tôi hình dung ra phòng của con trai lớn lúc nhúc toàn chuột đồng, và khi tôi thất vọng tôi tuôn ra những câu nói sáo rỗng: Dọn dẹp nếu không thì…! Trong khi đó có nhiều cách tốt hơn.

Mặc dù, hăm doạ là một trong những vũ khí được sử dụng thường xuyên nhất trong kho kỷ luật của bạn, những lời hăm doạ hầu như không có hiệu quả để thúc đẩy bé hành động hoặc dạy bé tinh thần trách nhiệm. Tuy đôi lúc, tất cả chúng ta đều rút lui những lời hăm doạ, thường là khi con người xấu xa rời bỏ chúng ta và vấn đề không được giải quyết.

Tránh hăm doạ bé quả là không dễ dàng. Mặc dù có một số cách thay thế. Khi bạn thấy mình dễ bị xui khiến để hành hạ bé, thì dưới đây là sau chiến lược giúp bạn kiềm chế để không hăm doạ bé.

Bạn phải làm gì

Đưa ra các lựa chọn. Vấn đề lớn nhất là những lời hăm doạ sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng và làm bé sợ hãi hoặc chống lại. Theo tác giả của cuốn How to Talk So Kids Will Listen and Listen So Kids Will Talk, ông Adele Faber nói: “Những lời hăm doạ là một thông điệp không đáng tin cậy. Con bạn sẽ hiểu thành ‘Mẹ không tin là con có thể tự điều khiển được, do đó mẹ sẽ điều khiển con.’”

Mặt khác, bạn cho bé có quyền lựa chọn, để bé chỉ huy thì bạn sẽ ngăn ngừa được những thế bí căng thẳng và vô ích. Thay vì nói “Nếu con đánh mẹ lần nữa thì mẹ sẽ quẳng những chiếc dùi trống này đi” thì bạn hãy nói “Này, mẹ không thích con đánh vào đầu mẹ. Do đó, con thích gõ lên cầu thang hơn hay là gõ lên sàn nhà?” Đưa ra các lựa chọn để dạy con bạn tự suy nghĩ và có trách nhiệm với những hành động của mình.

Theo đến cùng. Hăm doạ còn có hạn chế khác, những lời hăm doạ thường quá xa vời và phiền phức, do đó bạn không thể thực hiện được. Nếu bạn không thể theo đến cùng lời nói của bạn thì bạn sẽ trở thành nhu nhược và con bạn sẽ coi thường bạn.

Mỗi tối, con bạn không thể dừng chơi để cùng bạn ăn tối, mặc dù bạn đã lặp đi lặp lại các yêu cầu. Nếu bạn nói với bé “Nếu bây giờ con không ngồi vào bạn ăn, mẹ sẽ ném tất cả đồ chơi đi!” thì bé cho rằng bạn đang đùa, và hàng tối bạn vẫn phải tiếp tục vật lộn với bé. Thay vì vậy, bạn hãy thay đổi cách cư xử của bạn. Bạn nói thật bình tĩnh: “Bây giờ đã đến lúc con phải dọn dẹp đồ chơi rồi.” Sau đó hãy giúp bé làm điều đó.

Huỷ bỏ lời hăm doạ. Nhiều khi bạn buột miệng đe doạ bé trước khi bạn nhận thấy chúng nghe có vẻ lố bịch. Khi điều này xảy ra, bạn hãy dũng cảm sửa lại chúng. Điều này do Katie Ripple, mẹ của một bé ở tuổi tập đi, phát hiện ra khi họ đang mua sắm tại cửa hàng tạp hoá. Con cô chạy lung tung giữa các lối đi đến nỗi cô không còn cách nào khác là giữ bé trong chiếc xe đẩy của mình. Ripple nói: “Con tôi giận dữ đến nỗi mà bé trèo ra ngoài và gào thét trong cửa hàng. Cuối cùng khi tôi tóm được bé, tôi thấy thất vọng đến nỗi tôi doạ sẽ mang bé về và để bé ngồi một mình trong xe.”

Nhưng sau một lúc, Ripple suy nghĩ về những lời hăm doạ của mình, cô nói: “Con này, mẹ có lỗi. Nếu con không thể tuân theo nguyên tắc của mẹ ở trong cửa hàng, thì mẹ sẽ mang con về nhà cho ai đó trông con rồi mẹ đi mua hàng tiếp, và mẹ sẽ cho con đi vào lần khác.” Đó là một phản ứng hợp lý của Ripple – trả lời như vậy để thay thế lời đe doạ sáo rỗng và cho con cô một cơ hội thứ hai. Xét cho cùng, đôi khi mọi bố mẹ đều hăm doạ con. Nhưng điều quan trọng là bạn sửa lại như thế nào và nói với bé điều gì đã xảy ra. Bạn hãy coi mỗi lần như vậy là một cơ hội học hỏi cho cả bạn và con của bạn.

Các mong đợi rõ ràng. Tất nhiên, các bố mẹ thường căng thẳng khi đi mua thực phẩm cùng với bé, và những lời đe doạ sẽ lấp đầy các lối đi trong cửa hàng. Để tránh cảnh tượng này, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho con bạn trước khi đến cửa hàng. Hãy nói với bé rằng bạn mong đợi bé cư xử như thế nào. Ví dụ, bạn giải thích rằng bạn muốn bé ngồi trong chiếc xe đẩy trong khi bạn mua hàng. Khi bạn đến cửa hàng, bạn hỏi bé những gì mà bạn muốn bé làm. Khi bé trả lời “ngồi trong xe đẩy” thì bạn hãy khen ngợi trí nhớ của bé. Điều này sẽ làm bé cảm thấy mình thành công và chuyến đi mua hàng sẽ trở nên dễ chịu.

Tất nhiên, cách này không phải luôn luôn có hiệu quả. Khi bạn đến cửa hàng, không những con bạn không chịu ngồi trên xe đẩy mà bé còn cáu kỉnh. Bạn phải làm gì? Trong trường hợp này, ngoài việc bạn nói cho bé biết bạn mong đợi bé cư xử như thế nào, bạn cũng cần phải nói cho bé biết điều gì sẽ xảy ra nếu bé không cộng tác với bạn. Hãy nói với bé “Nếu con ngồi lên xe đẩy, con có thể nhặt những hộp ngũ cốc mà con thích. Nếu con không ngồi lên xe đẩy, chúng ta đành phải chờ cho đến khi nào con làm điều đó, và đó là một công việc buồn tẻ.” Nếu con bạn vẫn từ chối không hợp tác, bạn hãy kiên quyết đứng lên và có thể nói “Thôi được, nếu không thì chúng ta sẽ rời khỏi nơi đây.” Nếu bạn bình tĩnh và tự tin thì sớm hay muộn con bạn cũng sẽ muốn mọi thứ tiếp tục.

Bình tĩnh, suy nghĩ tích cực. Bình tĩnh và tự tin giống như một nhiệm vụ quá nặng nề đối với bạn, nhưng điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. Những lời đe doạ thường thất bại khi kiểm soát con bạn là bởi vì chúng thường gây ra cơn giận hơn là xoa dịu cơn giận. Bạn hãy suy nghĩ về điều này: Xích mích giữa bạn và con bạn chỉ trở nên tồi tệ hơn khi bạn dùng những lời đe doạ để kỷ luật bé. Khi bé không làm một việc mà bạn yêu cầu bé làm, thì bạn bắt đầu la hét, hoặc đe doạ rút đi một quyền lợi nào đó như không cho bé chơi với chiếc xe ngựa bé yêu quý. Sau đó, rất nhiều lần, bạn thất bại trong việc theo đến cùng lời đe doạ của bạn. Điều đó có lợi không?

Con bạn sẽ hiểu cách cư xử nếu như bạn tích cực và liên tiếp ủng hộ bé. Do đó, bạn hãy quan tâm đến hệ thống khen thưởng để giúp bé vượt qua thử thách lớn hơn. Ví dụ, nếu con bạn khăng khăng đòi ngủ trong giường của bạn, thì bạn hãy đặt một ngôi sao lên bảng thành tích của bé mỗi khi bé ngủ ở giường của mình. Khi bé có một số ngôi sao, bạn hãy thưởng cho bé một đồ chơi nhỏ hoặc một chuyến đi dạo đặc biệt. Trong một vài tuần, bé cần ngủ trưa một mình.

Xem xét tình huống. Như tất cả chúng ta đã biết, đôi khi những kế hoạch được sắp xếp tốt nhất lại thất bại – trong trường hợp này, có lẽ là do mong đợi của bạn qúa cao chứ không phải do cách cư xử của bé. Bạn có thể xem xét lại những gì mà bạn yêu cầu bé. Ví dụ, nếu bé đã bị giam chân suốt ngày và bé thật sự cần được thư giãn thì không nên mang bé đến một nhà hàng nơi mà bé lại phải ngồi một chỗ.

Các cách thay thế lời đe doạ

Chúng ta đều gặp phải tình huống này: Con bạn lặp đi lặp lại một hành động mà bạn không muốn. Cuối cùng, bạn cáu kỉnh và kêu rằng con bạn đang làm bạn khó xử. Dưới đây là một số cách nói mà bạn không hối tiếc về sau:

Bạn muốn con bạn lên giường và nằm ở đó. Thay vì nói “Nếu con còn trèo ra khỏi giường thì mẹ sẽ mắng đấy.” thì bạn hãy nói “Sau khi mẹ đặt con vào giường, mẹ muốn con ở đó.” Điều này sẽ tốt hơn bởi vì bé biết bạn mong đợi ở bé điều gì.

Bạn muốn bé ăn đậu và cà rốt. Thay vì nói “Con phải ngồi ở bàn cho đến khi nào con ăn hết đậu.” thì bạn hãy nói “Nhớ là chúng ta không ăn vặt trước khi đi ngủ.” Điều này nhắc nhở bé rằng bạn đã đóng cửa bếp nên bé không thể ăn bất kỳ khi nào bé muốn.

Bạn muốn bé đánh răng. Thay vì nói “Mẹ sẽ không đọc truyện nếu như con không để mẹ đánh răng cho con.” thì bạn hãy nói “Đã đến lúc đi ngủ. Chúng ta chuẩn bị làm việc gì đầu tiên nhỉ?” Điều này để cho bé biết rằng đã đến lúc làm những công việc hàng ngày trước khi đi ngủ chứ không phải là gây khó khăn cho bé.

Bạn muốn bé hành động đúng đắn trong cửa hàng thực phẩm. Thay vì nói “Nếu con vẫn tứ tiếp tục chạy thì khi về nhà mẹ sẽ không cho con xem tivi nữa.” thì bạn hãy nói “Con có thể tìm giúp mẹ hộp ngũ cốc mà con thích không?” Bạn đã làm sao nhãng bé ra khỏi hành động tiêu cực và hướng bé sang một hành động tích cực.

Bạn muốn con bạn yêu cầu mà không khóc rên rỉ. Thay vì nói “Nếu con còn rên rỉ nữa thì mẹ sẽ vứt đồ chơi của con đi đấy.” thì bạn hãy nói “Mẹ thích lắng nghe nhưng mẹ chỉ có thể hiểu khi con nói bình thường với mẹ.” Bạn cho bé biết rằng bạn thích nghe những gì bé nói nhưng bạn không chấp nhận giọng của bé mà thôi.

Bạn muốn con bạn dọn dẹp phòng của bé. Thay vì nói “Con không được ăn tối cho đến khi nào con dọn phòng sạch sẽ.”

thì bạn hãy nói “Nào, chúng ta cùng nhặt đồ chơi và đặt vào trong rổ của con. Con muốn làm việc đó trước hay sau bữa tối?” Bạn đã cho bé biết bạn mong đợi điều gì ở bé nhưng bạn cũng cho bé cơ hội lựa chọn.

Bạn muốn con bạn ngừng mách lẻo. Thay vì nói “Mẹ không mang một kẻ mách lẻo tới sân chơi.” thì bạn hãy nói “Có vẻ như con không hài lòng với chị con. Con cần nói nguyên nhân với chị”. Điều đó giúp bé hiểu rằng các bé phải cùng nhau giải quyết công việc.

Bạn muốn bé yên lặng trên xe. Thay vì nói “Nếu con gào lên một lần nữa thì mẹ sẽ quay xe về nhà.” thì bạn hãy nói “Mẹ đang tập trung lái xe. Mẹ cần lái vào ven đường cho đến khi nào con nguôi giận.” Bạn đã cho bé biết ảnh hưởng, các giới hạn và hậu quả của hành vi của bé.

st

 

.

Trả lời