Tình Yêu: Khát Vọng Tuyệt Đối

 

 

 

 

 

 

Tình Yêu là khát vọng tuyệt đối

Tình Yêu: Khát Vọng Tuyệt Đối1. Ý nghĩa cuộc đời

Sức mạnh của con vật được thống nhất trong bản năng bảo vệ sự sống, đó là bản năng sinh tồn của con vật. Chính bản năng sinh tồn là sự thống nhất làm nên tất cả sức mạnh của con vật, và mục đích của bản năng ấy là để bảo vệ sự sống cho bản thân nó.

Cũng vậy, tình yêu nơi con người mới có khả năng thống nhất tất cả cuộc sống và làm nên sức mạnh lớn lao nhất của một con người. Tuy nhiên, tình yêu nơi con người lại là một sự thống nhất bản thân để hướng tới ai khác. Sống là sống vì ai khác, đó là khác biệt lớn nhất giữa con người với con vật; hoặc ta cũng có thể nói đó là khác biệt căn bản giữa sự sống con người với sự sống con vật, sự khác biệt nằm ở phẩm chất của tình yêu.

Tình yêu mang lại ý nghĩa căn bản cho một đời người, và ý nghĩa cuộc đời con người, một thứ mà chỉ con người có tự do và tình yêu mới có thể có được, làm cho con người có thể ra khỏi bản thân mình chứ không nhốt kín bản thân trong sự sống của chính mình. Khi yêu và yêu chân chính, người ta được thôi thúc, để gom góp toàn vẹn bản thân mình mà trao ban trọn vẹn cho ai khác.

Trong ý nghĩa ấy, ta mới thấy được tình yêu không phải là một chút trang trí hoa lá cành cho cuộc sống, yêu không phải là món đồ chơi xa xỉ của đời sống con người; nhưng yêu là khả năng nối kết mọi thành phần của con người phức tạp để làm nên một ý nghĩa thống nhất xứng tầm của con người, và ý nghĩa đó chính là sự trao tặng chính bản thân mình cho người mình yêu.

Yêu không phải là điều gì thêm vào cho cuộc sống có thêm một chút hương vị, nhưng yêu là chính ý nghĩa của sống con người; sống trọn vẹn là sống bằng tình yêu. Yêu là sự sống đích thực, sung mãn nhất của mức độ con người, vì chỉ khi biết cho đi chính bản thân mình trong tình yêu, con người mới thực sự tìm gặp lại được chính mình. Công Đồng Vatican II nói :

“…Con người, tạo vật duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ, chỉ có thể gặp lại chính bản thân mình nhờ thành thật hiến thân” (MV 24)

2. Tình yêu giúp con người đạt đến biên giới của tuyệt đối

Chỉ tình yêu mới có thể giúp con người thực hiện được khát vọng tuyệt đối sâu xa trong con người. Tình yêu chính là nguyên lý làm cho đời sống con người được thống nhất và phát triển, cũng như đáp ứng được khát vọng sâu xa nhất của con người. Bởi vì cái gì là cứu cánh thì cũng là nguyên lý; và cái gì là nguyên lý thì cũng là cứu cánh. Nếu con người khao khát tình yêu như cứu cánh của đời mình, thì nguyên lý giúp con người đi đến cứu cánh đó cũng phải là sức mạnh của tình yêu; và nếu ta xác tín tình yêu là sức mạnh chính yếu của con người thì điều đó cũng mở ra chân trời của cứu cánh đời người, tức là một thế giới yêu thương đang chờ đợi.

Không ra khỏi con người của mình, dù con người có đạt đến mức độ thành công lớn lao đến đâu, thì tất cả cũng sẽ tiêu tan trước giới hạn căn bản của cái chết. Nhưng tình yêu lại có khả năng giúp con người có thể ra khỏi bản thân, nghĩa là sống vì ai khác để cuối cùng có thể trao ban chính bản thân mình vì sự thành đạt của ai khác. Cái chết, bình thường, là một sự phát hủy tất cả mọi thành quả mà người ta gom góp được trên đường đời; nhưng một người chết vì tình yêu thì lại thể hiện ý nghĩa một kẻ dám vét hết cuộc đời mình để cho đi, để dâng tặng cho người mình yêu thương. Đó mới là tuyệt đỉnh của phẩm giá con người.

“Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”.(Ga 15,12-13)

Chính vì thế, tình yêu có giá trị như cửa ngõ mở ra trước siêu việt, đụng đến biên giới của tuyệt đối. Chẳng hạn người ta có thể thấy được một số chuyện “động trời”, theo nghĩa là đụng chạm đến được biên giới của tuyệt đối trong đời sống con người, do sức mạnh của tình yêu : chẳng hạn người mẹ dùng chính máu của mình để nuôi con trong khi bị chôn vùi trong đống đá của một cơn động đất; chẳng hạn một người cha bỏ việc làm ở đồng quê để lên thành phố làm nghề đạp xích lô để có tiền cho con ăn học, chẳng hạn một người mẹ đóng từng viên gạch đất để có thể xây nhà cho con …

3. Nhờ Tình yêu của Chúa để sống trọn tình yêuThiên Chúa đã sáng tạo con người con người giống hình ảnh Ngài, đó là khẳng định căn bản của khoa nhân học Kitô giáo :

“Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 1, 27)

Nền tảng nhân học ấy không chỉ có nghĩa là một sự “giống nhau” trong so sánh. Khái niệm “giống như” trong tinh thần của người Do Thái diễn tả một sự gắn bó trong nguồn mạch, là mối liên hệ của một nguồn sự sống. Ý nghĩa trọn vẹn nhất của khẳng định ấy là : con người chỉ có thể sống trọn vẹn bản chất của mình khi được sống với Thiên Chúa; đó là mối tương quan sinh tử của con người. Chính vì thế, khi từ chối sống một cuộc đời trong mối tương quan thân tình với Chúa, khi chọn giải pháp tự giải quyết đời mình bằng một kỹ thuật sống để nên như thần thánh, con người sa vào bẫy của mưu chước satan :

“Con rắn nói với người đàn bà : “Chẳng chết chóc gì đâu ! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác” (St 3, 4)

Hậu quả của tội tổ tông là con người không còn đủ năng lực để sống trọn ý nghĩa yêu thương thôi thúc sâu xa trong tâm hồn. Vận mạng con người đi vào con đường cụt, con đường của sự chết : thù hằn, giết chóc, bất hòa, …. (Xc. St 3 – 11)

Do Thái Kitô giáo không phải là một tôn giáo ở bên ngoài, bên trên cuộc sống đời thường, nhưng là nẻo đường sinh tử của vận mạng con người. Tất cả lịch sử ơn cứu độ không là gì khác hơn việc Thiên Chúa thực hiện lời hứa cứu độ con người bằng việc nối lại mạch sống yêu thương cho con người, nhờ vào một nhân vật : Dòng Dõi Người Nữ (Xc St 3,15). Đức Benedicto XVI mở đầu thông điệp “Tình Yêu Thiên Chúa” bằng những lời trích trong thư Gioan I : “Thiên Chúa là tình yêu; ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16); rồi ngài giải thích rằng điều thánh Gioan diễn tả “làm nên trọng tâm đức tin Kitô giáo… (…). Thêm nữa, cũng ngay trong câu đó, thánh Gioan đưa ra cho chúng ta một công thức tóm tắt đời sống Kitô hữu : “Chúng ta đã nhận biết và tin vào tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta” (số 1).

“…nhận biết và tin vào tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta“, đó không là gì khác hơn nhận biết và tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta, đã chịu chết cho chúng ta, đã thôn

“Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”.(Ga 15,12-13)

Quả thật, nếu không nối lại được mạch sống yêu thương của Thiên Chúa, con người luôn khát vọng yêu thương, những cũng luôn luôn bị lôi kéo sống trong ích kỷ; con người có thể yêu thương người này hết mình, nhưng lại ghét người khác; con người nhiều khi sống tình yêu, nhưng lại luôn thể hiện bằng những phương cách lệch lạc như ghen tuông, như chiếm hữu, như thống trị; con người đôi khi có thể sống tình yêu thương “động trời”, nhưng lại chấm dứt đời mình trong sự phi lý của cái chết.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable [mso-style-name:”Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:””; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:”Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;]

Chỉ có Thiên Chúa mới có thể đưa nẻo đường yêu thương của con người đến đích, chỉ Thiên Chúa mở cánh cửa yêu thương của con người hướng về khát vọng tuyệt đối.

 

 

Trả lời