Tĩnh tâm mừng Chúa Giáng sinh năm 2020

 

“ Vui lên, nào vui lên, nào vui lên… vì Chúa sắp đến đây rồi loan báo niềm vui cứu đời…”  

( Vui lên – Mi Trầm)

Tĩnh tâm mừng Chúa Giáng sinh năm 2020Với tâm tình hân hoan chờ đón Ngôi Hai xuống thế làm người, giáo xứ Th án h Đaminh Ba Chuông đã tổ chức ba buổi tĩnh tâm cho giới trưởng thành lúc 17h30’ các ngày 14,15,16 tháng 12 năm 2020 do Cha Giuse Phạm Quốc Văn OP chủ sự, với chủ đề “Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống“ ( Is 63,19). Đông đảo quý tu sỹ và cộng đoàn dân Chúa đã đến tham dự.

Trong buổi tĩnh tâm đầu tiên cha Giuse gi ải th ích ý ngh ĩa ch ủ đ ề ba bu ổi t ĩnh t âm, đó chính là nỗi khát mong, đợi chờ và hy vọng đầy cấp bách. Ngày tĩnh tâm hôm nay chúng ta mặc lấy tâm tình của dân Israen và lắng nghe nỗi chờ mong của dân Chúa năm xưa như thế nào? Khi đặt mình vào vị trí dân Israen chúng ta dường như nghe rõ tiếng kêu cầu khẩn thiết, để lời sấm của các ngôn sứ được thành toàn trên quê hương Israen, bởi từ xa xưa các ngôn sứ đã loan báo sẽ đến thời một vị cứu tinh được sai đến để giải thoát dân Người.

Từ khi bàn tay con người “nhúng chàm” được diễn tả trong kinh Thánh bằng hình ảnh Eva đưa tay hái cấm và từ đó con người bị nhấn chìm vào tội lỗi bởi bệnh tật, khóc than… Trong bối cảnh đó Thiên Chúa đã chọn một dân tộc để ký kết một giao ước với Chúa, hầu chuẩn bị lòng dân đón chào Đấng Thiên Sai. Chúa đã gọi tổ phụ Apraham và sai ông lên đường, hứa cho ông một vùng đất tràn sữa và mật, một vùng đất để nơi đó ông chứng kiến con cháu mình đông như sao trời, cát biển . Tổ phụ Apraham đi từ cuộc hành trình đức tin tiến về phía trước, để lại sau lưng những gì ông đã gầy dựng, để Thiên Chúa thực hiện những gì đã hứa với ông.

Với lời hứa ấy ông Apraham đã trải qua những năm đằng đẵng đợi chờ, đợi chờ đến trăm tuổi vẫn chưa thấy đứa con của lời hứa, một thử thách đức tin Thiên Chúa dành cho ông. Khi Thiên Chúa trao ban Isaac để thực hiện lời hứa với tổ phụ, thì Apraham lại phải đối diện với một thử thách cam go hơn nữa là sát tế chính đứa con một của mình theo lời Thiên Chúa, một  đề nghị nghe qua đã khiến chúng ta đau đớn, huống gì phải đối diện.

Một Thiên Chúa là cha yêu thương, một Thiên Chúa phò sinh chứ không phải một Thiên Chúa yêu thích sự chết ch óc, lại đòi hỏi người cha dâng hiến đứa con duy nhất của mình bằng cái chết. Ở tổ phụ Apraham lúc bấy giờ việc thực thi hay không, không quan trọng bằng ông phải đối diện với đức tin như “đụng đầu vào vách đá” với Thiên Chúa là đấng hiếu sinh, là cha của các tổ phụ hay chỉ là hình vẽ người ta vẽ lên? Cho dù với bao suy nghĩ, đau đớn cùng cực thì Apraham vẫn dẫn con mình lên núi để thực thi lời Thiên Chúa dành cho ông, chính điều này đã diễn tả lòng trung tín của tổ phụ Apraham với Thiên Chúa một cách rõ ràng  nhất.

Tĩnh tâm mừng Chúa Giáng sinh năm 2020

Với lòng trung tín được diễn tả nơi tổ phụ thì dân Chúa vẫn luôn đợi chờ, tin vào lời sấm rằng một đấng Mesia sẽ giải thoát dân tộc của họ khỏi cảnh lầm than, nô lệ khi con cháu Apraham bị rơi vào thân phận nô lệ cho người Ai Cập, họ đợi chờ khi ngôn sứ phán :” Một trinh nữ sẽ sinh con”, một dấu hiệu cho thấy Chúa không bỏ dân Người. Sự đợi chờ ấy không chỉ một năm, mười năm … mà sự đợi chờ ấy trải qua nhiều thế kỷ, lời sấm ấy hơn 600 năm mới được thành toàn. Chính khi đợi chờ như thế dân Chúa đã thốt lên : “Lạy Chúa, phải chi Ngài xé trời mà ngự đến”, đó không chỉ là câu cảm thán năm xưa, đó cũng chính là câu mà dân Chúa khi tản mác khắp thế giới ngày nay cũng đang kêu gào, bởi lầm than, đau khổ kiếp nhân sinh.

Ngày hôm nay những người Israen, những người Do Thái tụ họp gặp nhau ở bất kỳ nơi đâu thì khi chào nhau không bằng cách thông thường, mà bằng câu : “Hẹn năm sau , ta gặp nhau ở Gierusalem”, đó chính là khát vọng của Israel bởi niềm tự hào là dân được Thiên Chúa ký giao ước.  Mầu nhiệm Giáng Sinh đã bao phủ khắp địa cầu hơn 2.000 năm trước , nhưng họ đã không nhận ra Đức Giêsu là Cứu Chúa, là Đấng Mesia, là Đấng giải thoát họ mà cứ mãi đợi chờ một cuộc giải thoát trên bình diện chính trị và xã hội. Đức Giêsu đã đến giải thoát nô lệ trong tâm hồn bị kiềm hãm bởi tội lỗi, mang lại sự tự do khi làm con cái Chúa.
Với ba ngày tĩnh tâm hy vọng cộng đoàn nhận ra cùng đích của chúng ta, hy vọng mặc lấy chiếc áo mới của Chúa Hài Đồng Giêsu trao ban để sống an vui, mà bằng lòng với những gì Thiên Chúa đã sắp đặt cho chúng ta.

Kính  mời cộng đoàn tiếp tục hai buổi tĩnh tâm còn lại với nội dung:
* Đặt mình trong bối cảnh thế giới hôm nay , để thấy được nỗi chờ mong của nhân loại Đấng Cứu Thế.
* Trở về chính gia đình chúng ta để xin Thiên Chúa ngự đến, để
chúng ta thoát khỏi bờ vực của sự chông chênh, gẫy đổ.

Maria Thu Hồng

 

Trả lời