Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

 

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

Hình ảnh : Nguyễn Văn Đích

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

 

Hòa chung tâm tình với Giáo hội Việt Nam, các thánh lễ mùng hai Tết Canh Dần (15.02.2010) đã diễn ra trong bầu khí ấm cúng gia đình. Đặc biệt là thánh lễ lúc 6 giờ sáng tại từ đường Phục Sinh với sự hiện diện của đông đảo anh chị em tín hữu cùng với cha bề trên chánh xứ, dâng lễ cầu cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, và thân hữu…

Khởi đầu thánh lễ, cha Chủ tế và cha Đaminh Trần Bình Tiên đã thay mặt cộng đoàn niệm hương trước bàn thờ và trước anh linh các vị tiền bối.

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

 

Cha xác định từ đường chính là một nghĩa trang của giáo xứ vì đã có hàng ngàn tro cốt những người thân được gửi tại đây. “Sống tết, chết giỗ”. Đó là câu thành ngữ quen thuộc của bất cứ người dân Việt nào, diễn tả tấm lòng của những người con cháu đối với tổ tiên và các bậc sinh thành ra mình.

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

Trong bài giảng cha Phanxicô đã trình bày cách sâu sắc về đạo hiếu của người Việt : Mỗi gia đình dù nghèo khổ đến đâu cũng dành một chỗ trang trọng nhất làm bàn thờ tổ tiên ông bà. Nền tảng của Đạo Hiếu là “Muôn vật gốc ở Trời, con người gốc ở Tổ”, “Hiếu là cái gốc của Đức”. Người ta có một trăm nết nhưng hàng đầu là hiếu. Chưa từng có người hiếu thảo nào lại bất trung, bất nghĩa, hoặc bất nhân.

 

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

Theo cha, hiếu phải đi với thảo, lòng yêu mến cha mẹ phải biểu lộ qua hành động nhưng trước hết là cần một tấm lòng. Tôn kính cha mẹ lúc còn sống. Thờ phụng cha mẹ khi các ngài qua đời. Tuy nhiên, khởi từ tâm thức Đạo Hiếu của người Việt, đức tin cho chúng ta một viễn tượng rộng lớn hơn : toàn thể giáo hội và cả nhân loại là một gia đình con của Cha trên trời.

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

Chính vì thế kính nhớ tổ tiên, chúng ta cũng kính nhớ tất cả những vị tiền bối đã thành công, đặc biệt là các thánh Tử đạo Việt Nam, mà ngày hay chúng ta được hưởng nhờ phúc ấm của các ngài.

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

Như vậy, ý nghĩa ngày mùng hai tết không chỉ là tưởng nhớ những người đã khuất, mà còn là cơ hội nhắc nhau để kính yêu cha mẹ đang sống bên mình, nhắc nhau phát huy gia phong cha ông đã để lại, là trách nhiệm với con cháu và thế hệ tương lai. Đó cũng là giáo huấn của bài đọc một trong sách Huấn Ca : “Chúng ta hãy ca ngợi những vị danh nhân và cha ông của chúng ta qua các thế hệ… Công đức của các ngài không chìm vào quên lãng… nhờ các ngài, con cháu cũng một mực trung thành … và danh thơm mãi lưu truyền

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

Cha cũng nhắc nhớ đến nội dung bài hát “Bông hồng cài áo”… “cho những ai đang còn mẹ… để đời vui sướng hơn”, … “nếu mai ngày mẹ hiền có mất đi….” và vì thế hãy nói ngay ngày hôm nay “Hãy nói với mẹ hiền, nói gì ? nói rằng con yêu mẹ mẹ ơi”. Kẻo rồi như lời ca dao xưa từng nhắc nhở :

Còn sống thì chẳng cho ăn
Đến khi nằm xuống làm văn tế ruồi

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

Lời ca của ca đoàn Đaminh cùng với cộng đoàn hôm nay bay vút lên trời cao, thấm sâu vào lòng người, tâm tình đơn sơ man mát của những người con ngoan, dâng lên Cha trên trời để cầu cho cha mẹ dưới trần thế.

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

Cộng đoàn đi viếng và đọc kinh cho thân nhân

Thánh Lễ Từ Đường mùng hai Tết

 

Trả lời