Thánh Đa Minh, Ánh Sáng của Giáo Hội

 

  1. Thánh Đa Minh trong giai đoạn chuẩn bị

Thánh Đa Minh, Ánh Sáng của Giáo HộiĐa Minh Guzman sinh năm sinh ngày 24.6.1170 tại Caleruega, giáo phận Osma, Tây Ban Nha. Thân phụ là bá tước Felix Guzman. Thân mẫu là chân phước Gio-anna Aza. Thân mẫu Đa Minh chiêm bao thấy mình mang thai một con chó nhỏ ngậm bó đuốc cháy rực chạy đi thiêu đốt khắp cả thế giới. Sau này, bà còn nhìn thấy trên trán cậu con trai một vầng trăng (hay một ngôi sao) sáng ngời. Năm 1177, Đa Minh được chăm sóc và hướng dẫn hướng tới chức linh mục do chính cậu ruột là linh mục hạt trưởng Gumiel. Năm 1184 cậu học các khoa “nghệ thuật tự do” và khoa Thần học, đặc biệt là Kinh Thánh. Trong những năm theo học tại Palencia, xẩy ra một nạn đói khủng khiếp và nạn dịch lan tràn khắp Tây Ban Nha. Đa Minh bán hết sách vở và các đồ dùng để lập một quỹ bố thí để trợ giúp người nghèo trong thời gian cấp thiết. Các giáo sư và sinh viên cũng cộng tác với sáng kiến của Đa Minh. Đây cũng được coi là kinh nghiệm đổi đời của Đa Minh để trở về căn tính của Tin Mừng.

Đức Giám Mục Điêgô của giáo phận Osma muốn qui tụ những người đạo đức và có khả năng để sống theo luật  thánh Âu-tinh. Năm 1194 Đa Minh được thụ phong linh mục và làm giáo sư Thánh Kinh tại đại học Palencia. Năm 1198 Người gia nhập đoàn kinh sĩ giáo phận, sau đó giữ chức vụ Bề trên Phó đoàn kinh sĩ. Qua sự quan phòng của Chúa, ĐGM Điêgô trở thành người cha và người bạn của Đa Minh trong việc canh tân đời sống linh mục tại giáo hội địa phương ở Osma và thành lập nhóm giảng thuyết trong giáo hội hoàn vũ. Đa Minh luôn đồng tâm nhất trí và đồng hành với ĐGM Điêgô trên mọi nẻo đường tông đồ. Đa Minh đã được báo mộng như ngọn lửa của Tin Mừng tại Ca-lê-ru-ê-ga, Người đã tìm thấy ánh sáng của Tin Mừng tại Palencia và đã khám phá lòng khao khát rao giảng Tin Mừng tại Osma. Đa Minh dành nhiều thời giờ học hỏi Lời Chúa cũng như cầu nguyện liên tục ngày đêm “để nói với Chúa” trong thinh lặng. Trong những năm chuẩn bị cho sứ vụ giảng thuyết sau này, Đa Minh đã chuyên cần học hỏi và cặn kẽ thực hành Lời Chúa (Lc 11,28) trong chính cuộc đời mình. Đa Minh thường mang theo sách phúc âm theo thánh Mát thêu, các thư thánh Phaolô và sách các giáo phụ.

Năm 1203, Đa Minh tháp tùng ĐGM Điêgô lo việc hôn nhân cho Hoàng tử Ferdinand với Công Chúa nước Đan Mạch thuộc vùng Bắc Âu. Khi đến Toulouse, Đa Minh biết được người chủ quán trọ đã bị lạc giáo Albi chiêu dụ. Nhóm Albi chủ trương nơi con người có hai thái cực: tốt do Chúa tạo nên, xấu do Satan chiếm đoạt. Để loại trừ Satan, con người cần diệt dục, không nên lấy vợ, lấy chồng, không ăn thịt, cá và chỉ ăn rau cỏ. Cuộc sống càng đơn sơ, càng trở về với thiên nhiên càng tốt. Họ chối bỏ Ba Ngôi Thiên Chúa. Nhóm Albi ăn mặc đơn sơ và đi chân không trong khi các giám mục và tu sĩ Xitô ăn mặc sang trọng. Suốt đêm, Đa Minh kiên trì dùng lý lẽ thuyết phục ông. Nhờ Chúa Thánh Thần tác động, Người đã đưa ông trở về với đức tin. ĐGM Điêgô và Đa Minh ao ước đi loan báo Tin Mừng cho những người Cumans ở miền xa xôi nhưng ĐGH Innôxentê III muốn các vị chinh phục lạc giáo Albi. Có thể nhận thấy rằng tình yêu của Đức Kitô thúc bách, mời gọi Đa Minh chia sẻ hoa trái của Lời Chúa và dấn thân chính mình cho sứ vụ giảng thuyết Lời Chúa khắp nơi (2Cr 5, 14). Qua kinh nghiệm cải hóa người lạc giáo trở về chân lý, Đa Minh đã cảm nhận được hứng khởi “nói về Chúa” với mọi người qua giảng thuyết.

Năm 1206, Đa Minh được phái đến giảng thuyết tại miền Toulouse nước Pháp để chống lại giáo phái Catari (cũng được biết dưới tên Albigensi vì họ xuất thân từ thị trấn Albi ở miền Nam nước Pháp) đang gây nhiều xáo trộn. Bằng nếp sống thanh bần theo tinh thần Phúc Âm và bằng đối thoại huynh đệ trong khi tranh luận về giáo lý, Đa Minh đã đưa những người thuộc bè rối trở về với đức tin chân thật của Giáo Hội.

  1. Thánh Đa Minh lập Dòng Giảng Thuyết

Trong lá thư 17.11.1206, ĐGH Innôxentê III chính thức ủy nhiệm cho các nhà giảng thuyết hãy mau mắn đến với những người lạc giáo “bằng cách noi gương nghèo khó của Đức Kitô nghèo khổ, đến với những người hèn mọn bằng tinh thần khiêm tốn cùng với nhiệt tâm của Chúa Thánh Thần”. Các nhà giảng thuyết tổ chức nhiều cuộc tranh luận tại thành phố và làng mạc ở miền Nam nước Pháp, nhằm đương đầu với giáo phái Albegeois. Sau cuộc tranh luận kéo dài nhiều ngày tại Fanjeaux, hai bên không nhất trí với nhau về giá trị những bàn luận trong giáo lý, trọng tài quyết định đưa vấn đề ra trước “sự phán xét của Thiên Chúa”. Sau ba lần ném vào lửa, tập sách của “Đa Minh, người của Thiên Chúa” không hề hấn gì, còn bản văn của lạc giáo thì bị thiêu hủy tức khắc. Trước khi trở về Tây Ban Nha, ĐGM Điêgô trao cho Đa Minh trách nhiệm coi sóc các nhà giảng thuyết về mặt tinh thần và giao cho một tu sĩ Xitô trách nhiệm về vật chất. Vào năm 1206, ĐGM Điêgô cũng thiết lập một nữ đan viện tại Prouille , để thu nhận một số phụ nữ quí phái bị cha mẹ trao cho lạc giáo huấn luyện và giáo dục. Khi Đa Minh là người bảo trợ và nhà lập pháp của đan viện này, cha đã muốn các nữ tu này trợ lực sứ vụ giảng thuyết của anh em. Cha coi trọng phần đóng góp của phụ nữ trong việc truyền bá Tin Mừng của Dòng. Sau đó, ĐTGM của Narbonne là Bérenger đã nhường các lợi tức của nhà thờ Prouille cho nữ đan viện.

Tại Montréal vào mùa xuân 1207, các nhà truyền giáo đã tranh luận 15 ngày với Guilabert de Castre, “Giám mục” phái Cathares ở Toulouse và những người lạc giáo nổi tiếng khác. Như thế, nhóm “thánh thuyết” (holy preaching) được thành hình với sự góp sức của 12 Đan Viện Phụ Dòng Xitô vào tháng 4 năm 1207. Các nhà giảng thuyết đi bộ từng hai người một, rao giảng Tin Mừng tại Narbonne. Sau khi giải tán nhóm giảng thuyết Xitô và củng cố nữ đan viện, Đa Minh ở lại một mình tại vùng lạc giáo Fanjeaux trong 10 năm để rao giảng Lời Chúa. Ước vọng duy nhất của Người là rao giảng chân lý để cứu độ mọi người. Đa Minh lo lắng đến phần rỗi của những người lạc giáo vì hoàn cảnh thiếu thốn vật chất nên gia nhập phái Catari. Người muốn bán mình để có thể giúp đỡ họ nhưng Chúa đã không để xẩy ra.

Khi rao giảng Tin Mừng, Đa Minh mời gọi những người gặp gỡ Người chia sẻ nếp sống tu trì với Người để hiến thân trong việc “rao giảng Chúa Kitô”. Năm 1215, ĐGM Foulques địa phận Toulouse châu phê việc thành lập Nhóm Giảng Thuyết. Đa Minh khởi sự đời sống tu trì tại căn nhà của Pierre Seilhan ở Toulouse. Có hai tu sĩ tiên khởi xuất sắc tên là Thomas và Seila nhập Dòng tháng 4 năm 1215 với lời hứa tu trì trong tay Cha Đa Minh. Họ bắt đầu thực hành các cấp độ khiêm nhường và thích ứng với những tập tục tu trì. Họ sống truyền thống đan tu theo quy luật thánh Biển Đức, cử hành Giờ Kinh Phụng Vụ, chia sẻ mọi của cải, lương thực, sách vở và lợi tức do ĐGM Foulques nhường lại cho nhóm. Từ đời sống kinh sĩ tiến lên đời sống tông đồ, Đa Minh muốn lãnh nhận cho mình và cho Dòng nhiệm vụ giảng Lời Chúa, một nhiệm vụ thời ấy dành riêng cho các giám mục.

ĐGM Foulques đi dự Công đồng Latêranô IV do ĐGH Innôxentê III triệp tập nên Đa Minh cũng tháp tùng để xin chuẩn y cho một Dòng sẽ được gọi là “Dòng Giảng Thuyết”. ĐGH Innôxentê chấp thuận thỉnh nguyện này và chỉ thị cho anh em chọn một Tu luật đã được Tòa Thánh châu phê. Từ Roma trở về, anh em chọn Tu luật thánh Âu tinh và tuyên khấn giữ Tu luật đó. ĐGM Foulques chọn nhà thờ Saint Romain để anh em xây cất một tu viện. Cuối năm 1215, tu viện ở Saint Roman có 16 anh em. ĐGH Innôxentê qua đời vào mùa hè năm 1216. ĐGH Hônôriô III kế vị đã dành nhiều tình cảm với anh em. Người châu phê Dòng Giảng Thuyết qua sắc lệnh ngày 22.12 1216 và bảo đảm về sứ mạng phổ quát “giảng thuyết” của Dòng trong toàn thể Giáo Hội qua sắc lệnh ngày 18.1.1217. Tin tưởng vào ơn Chúa và sự bảo trợ của Đức Trinh Nữ Maria, chính Đa Minh quyết định gửi 16 anh em tiên khởi đến các thành phố lớn để “Học tập, rao giảng và lập tu viện” dịp lễ Đức Mẹ lên trời 15.8.1217. Anh em được học tập ở Paris và Bologna, là những trung tâm học vấn quan trọng thời đó. Cha Đa Minh dành cho mình sứ vụ nặng nề tại miền Bắc Ý, nơi đang bị giáo phái Catari đầu độc. Dòng Anh Em Thuyết Giáo chính thức được thành lập như một nếp sống tu trì tông đồ và như một thể chế mới trong Giáo Hội. Trao quyền giảng thuyết cho tu sĩ là một cách mạng to lớn trong Giáo Hội thời đó vì khi đó chỉ các giám mục trở lên mới có quyền giảng thuyết về đạo lý.

Đa Minh trở lại Roma lần thứ tư để nhờ ĐHY Hugo-lin xin ĐGH ban hành một sắc lệnh giới thiệu Dòng với tất cả Giám mục. Ngày 12.5.1220, ĐGH Hônôriô III gửi một lá thư đến các Bề trên Dòng khác nhau, giới thiệu rằng Giáo triều đã trao cho Dòng Anh Em Giảng Thuyết sứ vụ quan trọng là rao giảng chống lại các lạc giáo. ĐGH mong ước các Bề Trên cộng tác với nhau nhưng vẫn giữ nét riêng của mỗi Dòng. Trước đây, ĐGH trao công việc này cho Viện Phụ Xitô ở Albi và nay lại trao cho Đaminh ở Italia sau 15 năm. Cha Đa Minh đi Roma để tường trình với ĐGH về những hoạt động của Người. Người sai anh em đến Bologna là một thành phố có đại học danh tiếng. Dòng đón nhận nhiều ơn gọi nên phải thích nghi và tổ chức Dòng thành những Tỉnh Dòng qua các Tổng Hội 1220 và 1221. Sau lần giảng thuyết tại Lombardia, Đa Minh qua đời tại Bologna ngày 6.8.1221. Dòng đã có 20 tu viện với 300 tu sĩ. Gia sản Cha để cho anh em : “Hãy sống bác ái, khiêm tốn, và khó nghèo tự nguyện” Cha đã muốn được mai táng dưới chân anh em tại nhà thờ thánh Nicôla delle vigne (Bologna).

Nhiều người đã quả quyết rằng họ nhận được ơn nhờ lời cầu nguyện của cha nhưng các tu sĩ đã không công nhận. Ngày 24 tháng 5 năm 1233, theo ý ĐGH Grêgôriô IX, thi hài cha thánh Đa Minh được dời sang một ngôi mộ bằng cẩm thạch, trước sự hiện diện của ĐTGM Têôđôricô của Ravena và là Đặc sứ của ĐGH. Tham dự cuộc lễ này còn có cha Giôđanô, Bề trên Tổng quyền, và nhiều anh em đang dự Tổng hội Dòng ở Bologna. Trong khi dời thi hài, hương thơm lạ lùng từ hài cốt thánh Đa Minh toả ra minh chứng cho mọi người biết rõ thánh nhân là hương thơm của Chúa Kitô. ĐTGM cử hành thánh lễ cùng cộng đoàn xướng bài ca nhập lễ: ‘Các ngươi hãy hân hoan lãnh nhận vinh quang của các ngươi”. Đó là khởi đầu cho cuộc điều tra phong thánh cho Đa Minh. Sau khi kết thúc điều tra, ĐGH Grêgôriô IX, bạn thân của Cha Đa Minh từ khi còn là Hồng y ở Ostia Tiberina, đã tôn phong Người lên bậc hiển thánh ngày 3.7.1234.

  1. Thánh Đa Minh trong lòng Giáo Hội

Trong thánh lễ tôn kính Thánh Đa Minh ngày 8.8 mỗi năm, Giáo Hội cầu nguyện: “Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã cho xuất hiện trong Hội Thánh một tông đồ nhiệt tâm truyền giảng chân lý là thánh Đa Minh. Xin nhận lời thánh nhân hằng tha thiết chuyển cầu, mà ban cho Hội Thánh luôn tiến triển nhờ công đức và lời giảng dậy của người.” Giáo Hội ca ngợi thánh Đa Minh vì Người ở giữa lòng Giáo Hội. Người phục vụ Giáo Hội. Người giảng thuyết nhân danh Giáo Hội.

3.1. Tông đồ Tin Mừng

Trong 6 cuộc hành trình đến Roma, thánh Đa Minh đã đến kính viếng mộ thánh Phêrô và đã nhận được thị kiến quan trọng. Chính Chúa Kitô đã xây dựng Giáo Hội trên tảng đá Phêrô và chính Chúa đã trao sứ vụ giảng thuyết cho thánh Đa Minh qua hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô. “Một ngày kia, Thánh Đa Minh tôi tới của Chúa ở trong nhà thờ thánh Phêrô Tông đồ ở Roma, Người cầu nguyện trước thánh nhan Chúa để xin cho Dòng được tồn tại và phát triển khắp nơi. Người đưa tay hướng thẳng về Chúa và khóc lóc. Và kìa, bàn tay của Chúa đặt xuống trên Người. Lập tức, Người được thị kiến thấy hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô vinh hiển đến với Người. Trước tiên thánh Phêrô như đang trao cho Người một cây gậy và thánh Phaolô trao cho Người quyền sách [Tin Mừng] và nói: Con hãy đi và giảng dạy, bởi vì con đã được Chúa tuyển chọn để thực thi nhiệm vụ này”. Rồi trong chốc lát, Người nhìn thấy tất cả con cái của Người từng hai người một ra di khắp thế giới để rao giảng Lời Chúa cho các dân tộc”.

Hai thánh tông đồ cột trụ Phêrô và Phaolô đã khẳng định với thánh Đa Minh sứ vụ giảng thuyết của Người và nhờ Người Dòng Anh Em Giảng Thuyết được thành lập trong Giáo Hội. Theo gương cha thánh Đa Minh, cây gậy và cuốn sách là hai dấu hiệu của anh em giảng thuyết lữ hành nhận mệnh lệnh của Giáo Hội đi rao giảng khắp nơi. Như vậy, anh em Dòng Giảng Thuyết liên kết với Giáo Hội trong sứ vụ giảng thuyết và thực thi việc giảng thuyết nhân danh Giáo Hội. Trong sắc lệnh châu phê Dòng Anh Em Giảng Thuyết, ĐGH Hônôriô III viết: Chúng tôi đặt dưới sự bảo trợ của thánh Phêrô và của thánh Romain tại Toulouse.”

Thánh Đa Minh thi hành điều thánh Phaolô khuyên nhủ môn đệ Timôthê rằng :”Hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện: hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ,với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2Tm 4, 2). Cuộc đời của Thánh Đa Minh được thực hiện qua châm ngôn: “Người nói với Chúa” để rồi có thể “nói về Chúa”. Bằng lời giảng sốt sắng, người đem Chúa đến mọi người và nhờ sức mạnh của lời cầu nguyện, người dẫn đưa mọi người về với Chúa. “Đâu đâu người cũng lấy lời nói việc làm, tỏ mình là con người của Tin Mừng. Không ai thông cảm và vui vẻ với anh em tu sĩ và những cộng sự viên hơn người. Người quả là vị an ủi tuyệt hảo.”

3.2. Tổ phụ Dòng Giảng Thuyết

Con người và cuộc sống của Đa Minh thuộc Giáo Hội. Vì thế, hoạt động giảng thuyết của Người luôn đáp ứng lại nhu cầu cấp bách của Giáo Hội là bảo vệ đức tin. Đa Minh đã nhận thấy việc rao giảng chân lý cho mọi người là cấp bách. Các vị Giám mục mới có quyền thi hành sứ vụ giảng dậy nhưng lại không có thời gian. Hàng ngũ linh mục thì không được đào tạo để cộng tác với các Giám mục trong vai trò quan trọng này. Các tu sĩ Biển Đức hoặc Xitô chỉ khép mình trong đan viện để làm việc và cầu nguyện. Cùng đồng hành với các Giám mục Diêgô và Foulques, Đa Minh đã cộng tác với họ trong sứ vụ giảng thuyết chân lý, đem chiên lạc về đoàn chiên. ĐGM Điêgô đã hăng say thi hành sứ vụ tông đồ qua việc giảng thuyết tại miền Nam nước Pháp trước khi trở lại Tây Ban Nha và qua đời tại Osma. Đa Minh được ĐGM Điêgô tin tưởng nên đã trao phó coi sóc nhóm giảng thuyết.

Hoạt động giảng thuyết của Đa Minh không phải là một hoạt động cá nhân, nhưng là một hoạt động có tính tông đồ và tập thể, tức là đặt nền tảng trên việc giảng thuyết của các tông đồ và cộng tác với các tông đồ. Đa Minh quan tâm đến việc cộng tác với các giám mục là những người kế vị các tông đồ. Người liên hệ với ĐGH và cơ quan giáo triều Roma để nêu lên hiệp thông thực sự với Giáo Hội của Chúa Kitô. Bởi vì ai rao giảng Tin Mừng mà không đặt mình trong truyền thống tông truyền thực thụ sẽ đi đến việc rao giảng chính mình và rơi vào lầm lạc. Hiến pháp của Anh Em Giảng Thuyết nhiều lần nhấn mạnh đến mối liên hệ này và cho thấy đó cũng là một trách nhiệm: Dù anh em giảng thuyết nhận lãnh sứ vụ riêng do Tòa Thánh trao nhưng anh em luôn ở trong mối hiệp thông với những người kế vị thánh Phêrô và các Giám mục là những người kế vị các thánh tông đồ. Anh em tích cực cộng tác với các Giám Mục trong công việc tông đồ quan trọng là rao giảng Tin Mừng cho toàn thể nhân loại. Gia đình Đa Minh bao gồm các anh em giáo sĩ và trợ sĩ, các nữ đan sĩ, các nữ tu, thành viên của tu hội đời và huynh đoàn các linh mục hoặc giáo dân. Mọi anh chị em trong Dòng phải gợi lên những hình thái sống và giảng thuyết thích hợp với những nhu cầu của Hội Thánh và con người.

3.3. Tông đồ Kinh Mân Côi

Vào năm 1208, thánh Đa Minh cầu nguyện và khóc ở nguyện đường Đức Mẹ Maria, Người than thở với Đức Mẹ về việc thiếu kết quả của việc rao giảng cho những người theo tà thuyết Albi. Đang lúc đó thì Đức Mẹ hiện ra với ngài. Mẹ nói: “Đừng lo, đến nay con đã đạt được một ít kết quả như vậy nhờ sức lao động của con. Con phải dùng kết quả đó trên vùng đất khô cằn, chưa được tưới bằng sương hồng ân. Khi Thiên Chúa muốn canh tân bộ mặt trái đất, Ngài sẽ bắt đầu bằng cách cho mưa tuôn sự chào mừng của thiên thần. Hãy truyền bá Chuỗi Mân Côi gồm 150 câu chào của Sứ Thần và 15 Kinh Lạy Cha, con sẽ bội thu.” Thánh Louis de Montfort, một nhà truyền giáo người Pháp vào thế kỷ 18 kể rằng thánh Đa Minh đã tới nhà thờ, nơi các thiên thần rung chuông mời gọi mọi người. Khi Thánh Đa Minh rao giảng thì Thiên Chúa đã hỗ trợ: Trái đất rung chuyển, mặt trời tối sầm, sấp chớp dữ dội. Hầu như cả dân thành Toulouse đều bỏ niềm tin lầm lạc và bắt đầu sống đời Kitô hữu…

với các Giám mục trong vai trò quan trọng này. Các tu sĩ Biển Đức hoặc Xitô chỉ khép mình trong đan viện để làm việc và cầu nguyện. Cùng đồng hành với các Giám mục Diêgô và Foulques, Đa Minh đã cộng tác với họ trong sứ vụ giảng thuyết chân lý, đem chiên lạc về đoàn chiên. ĐGM Điêgô đã hăng say thi hành sứ vụ tông đồ qua việc giảng thuyết tại miền Nam nước Pháp trước khi trở lại Tây Ban Nha và qua đời tại Osma. Đa Minh được ĐGM Điêgô tin tưởng nên đã trao phó coi sóc nhóm giảng thuyết.

Hoạt động giảng thuyết của Đa Minh không phải là một hoạt động cá nhân, nhưng là một hoạt động có tính tông đồ và tập thể, tức là đặt nền tảng trên việc giảng thuyết của các tông đồ và cộng tác với các tông đồ. Đa Minh quan tâm đến việc cộng tác với các giám mục là những người kế vị các tông đồ. Người liên hệ với ĐGH và cơ quan giáo triều Roma để nêu lên hiệp thông thực sự với Giáo Hội của Chúa Kitô. Bởi vì ai rao giảng Tin Mừng mà không đặt mình trong truyền thống tông truyền thực thụ sẽ đi đến việc rao giảng chính mình và rơi vào lầm lạc. Hiến pháp của Anh Em Giảng Thuyết nhiều lần nhấn mạnh đến mối liên hệ này và cho thấy đó cũng là một trách nhiệm: Dù anh em giảng thuyết nhận lãnh sứ vụ riêng do Tòa Thánh trao nhưng anh em luôn ở trong mối hiệp thông với những người kế vị thánh Phêrô và các Giám mục là những người kế vị các thánh tông đồ. Anh em tích cực cộng tác với các Giám Mục trong công việc tông đồ quan trọng là rao giảng Tin Mừng cho toàn thể nhân loại. Gia đình Đa Minh bao gồm các anh em giáo sĩ và trợ sĩ, các nữ đan sĩ, các nữ tu, thành viên của tu hội đời và huynh đoàn các linh mục hoặc giáo dân. Một nhà truyền giáo người Pháp vào thế kỷ 18 kể rằng thánh Đa Minh đã tới nhà thờ, nơi các thiên thần rung chuông mời gọi mọi người. Khi Thánh Đa Minh rao giảng thì Thiên Chúa đã hỗ trợ: Trái đất rung chuyển, mặt trời tối sầm, sấp chớp dữ dội. Hầu như cả dân thành Toulouse đều bỏ niềm tin lầm lạc và bắt đầu sống đời Kitô hữu…

Trong thông điệp ‘Consueverunt’ năm 1569, Thánh Giáo Hoàng Piô V đã tóm tắt bối cảnh lịch sử Giáo Hội bấy giờ như sau: ‘Thế kỷ XII bè rối Albigeois (tỉnh Albi, Pháp) đã nổi lên như vũ bão và lũng đoạn đức tin công giáo cả vùng Nam nước Pháp và vùng Bắc nước Ý. Họ xách động nhân dân căm thù ghen ghét để rồi mưu sát hàng giáo sĩ và tu sĩ’. Sứ vụ giảng thuyết của cha Đa Minh không thể thành công nếu không có sự trợ giúp tích cực của Đức Mẹ chống lại lạc giáo Albigeois tại Pháp. Sau nhiều ngày ăn chay và cầu nguyện, Đa Minh được Đức Mẹ đã soi sáng cho Người một phương pháp cầu nguyện hiệu lực và thích hợp với mọi người, mọi hoàn cảnh. Đó là kinh Mân Côi. Thánh Đa Minh đã quả quyết: ‘‘Không có cách nào cứu vãn tình thế cách hiệu lực bằng đọc và suy gẫm mầu nhiệm kinh Mân Côi’’. Đa Minh đã trao phó anh chị em trong Dòng cho sự bảo trợ quyền năng của Mẹ Maria cũng như trao ban kho tàng huyền diệu Kinh Mân Côi cho Dòng để phổ biến khắp nơi. Kinh Mân côi ảnh hưởng lớn lao đối với việc truyền giáo của Dòng tại Việt Nam. Bao nhiêu vị tử đạo đã tiến ra pháp trường với cỗ tràng hạt Mân Côi trên tay như bảo đảm trợ giúp chắc chắn của Mẹ Maria, Nữ Vương Mân Côi cũng là Nữ Vương trời đất.

Lm Nguyễn Tất Thắng OP

 

 

 

Trả lời