Phần III: Lời Kinh Thánh Dạy

CÁC MỐI TƯƠNG QUAN VÀ CÁC GIÁ TRỊ CỦA GIA ĐÌNH

THEO KINH THÁNH

Thuyết trình về gia đình của Cha RANIERO CANTALAMESSA tại Đại Hội Thế Giới Lần thứ VI về Gia Đình (Mexico 14.01.2009)

Bài nói chuyện của tôi chia làm 3 phần. Trong phần thứ nhất, tôi sẽ xin minh hoạ kế hoạch khởi thủy của Thiên Chúa trên Hôn Nhân và Gia Đình và cách thức mà kế hoạch nầy được thực hiện trong lịch sử dân Israel. Trong phần thứ hai, tôi sẽ xin nói về việc tóm tắt do Chúa Kitô thực hiện và về cách thức việc nầy đươc giải thích và được sống trong lòng cộng đồng Kitô giáo Tân Ước. Trong phần thứ ba, tôi sẽ cố gắng xem xét những gì mạc khải Kinh Thánh có thể mang lại giải đáp cho những vấn đề hiện nay về Hôn Nhân và Gia Đình.

PHẦN THỨ BA

NHỮNG GÌ LỜI GIẢNG DẠY KINH THÁNH NÓI VỚI CHÚNG TA HÔM NAY

Phần III: Lời Kinh Thánh DạyViệc đọc lại Kinh Thánh trong một buổi tụ họp như cuộc tụ họp nầy, vốn không phải là một cuộc hội nghị các nhà chú giải Kinh Thánh, mà là những người làm công tác mục vụ phục vụ gia đình, không thể chỉ giới hạn vào một đề nghị mới về mạc khải, mà phải có thể soi sáng những vấn nạn ngày nay. Thánh Grégoire Cả nói : “Sách Thánh lớn lên với người đọc nó” (cum legentibus cresci) ; nó vén bức màn những ứng dụng mới càng lúc các vấn đề mới đặt ra. Và người ta có thể nói rằng ngày nay các vấn đề hoặc những khiêu khích thì rất nhiều.

1. LÝ TƯỞNG KINH THÁNH ĐẶT VẤN ĐỀ

Chúng ta đang đối diện với một sự gây tranh cãi có vẻ mang tầm cỡ thế giới với công trình nghiên cứu Kinh Thánh về giới tính, hôn nhân và gia đình. Nghiên cứu của ĐGM Tony Anatrella được gửi cho chúng tôi là những người thuyết trình, nhằm tới hội nghị nầy, đã cho chúng tôi một tóm tắt rất có ích cho chúng tôi. Phải hành xử thế nào trước hiện tượng nầy ?

Sai lầm đầu tiên cần tránh, theo ý tôi, là đã tiêu tốn nhiều thời giờ công sức để đụng độ với những thuyết trái ngược, rút cuộc chỉ làm cho chúng trở nên quan trọng hơn những gì không đáng được như thế. Đối với Denys, việc đưa ra sự thật vẫn luôn hiệu nghiệm hơn là bác bẻ những sai lầm của người khác.

Một sai lầm nữa có lẽ là dựa vào các luật lệ nhà nước để bênh vực những giá trị Kitô giáo. Những Kitô hữu tiên khởi, như chúng ta đã thấy, đã làm thay đổi các luật lệ nhà nước bằng các thói tục của họ ; vì vậy ngày nay chúng ta không thể hy vọng thay đổi các thói tục với các luật lệ nhà nước.

Công Đồng đã khai trương một phương pháp mới : phương pháp đối thoại chứ không phải đối lập vối thế giới ; một phương pháp không loại trừ sự tư phê. Trong văn bản, Công Đồng nói rằng Giáo Hội đang cố gắng rút ra được những lợi ích từ những chỉ trích ngay cả của những kẻ đấu tranh chống đối Giáo Hội.Tôi cho rằng chúng ta cũng phải áp dụng phương pháp nầy trong khi thảo luận những vấn đề hôn nhân và gia đình, như hiến chế Gaudium et Spes đã từng làm vào thời nó.

Áp dụng phương pháp đồi thoại nầy có nghĩa là tìm từ tận sâu xa những phản đối căn cơ nhất, xem có thể đón nhận một điểm tích cực nào chăng ?Chính là phương pháp xưa cũ của Thánh Phaolô gồm ở việc thẩm tra rà soát lại mọi sự và chỉ giữ lại những gì tốt đẹp (x. I Tx 5,21). Đó là những gì xảy ra với chủ nghĩa Marx : Giáo Hội bị thúc đẩy tới việc phát triển học thuyết xã hội của mình và điều tương tự cũng rất có thể sẽ xảy đến với cuộc cách mạng được gọi là “giống” (gender) mà như ĐGM Anatrella lưu ý trong nghiên cứu của Ngài, có nhiều điểm tương đồng với chủ nghĩa Marx và có thể có cùng mục đích.

Sự chỉ trích kiểu mẫu truyền thống hôn nhân và gia đình, – dẫn tới những ý kiến không thể chấp nhận được về “khử xây dựng” mà người ta thấy nẩy nở mỗi ngày,- đã khởi đầu với thuyết thấu thị (illuminism) và chủ nghĩa lãng mạn.Chính là với những ý hướng khác nhau,nhưng cùng chung mục tiêu,mà hai phong trào nầy lên tiếng chống lại hôn nhân truyền thống xét theo quan điểm chỉ dành riêng của những “cứu cánh” khách quan nầy, nghĩa là con cái, xã hội, Giáo Hội và quá ít cho chính hôn nhân, trong giá trị chủ quan và nhiều liên hệ. Người ta hỏi các vợ chồng tương lai đủ mọi sự, trừ việc hỏi họ có yêu nhau chăng và có tự do chọn lựa chăng. Người ta chống lại kiểu mẫu hôn nhấn nầy như một hiệp ước (thuyết thấu thị) và như kết hợp tình yêu (chủ nghĩa lãng mạn) giữa vợ chồng.

Nhưng chỉ trích nầy nằm trong ý nghĩa nguyên thủy của Kinh Thánh, chứ không phải ngược lại ! Công Đồng Vatican II đã tiếp nhận đòi hỏi nầy khi công nhận tình yêu đối với nhau và sự hỗ trợ giữa các phối ngẫu, như là điều thiện hảo cũng hàng đầu trong hôn nhân. Trong một trong các bài giáo lý ngày thứ tư, Đức giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nói : “Thân thể con người, với giới tính của mình và nam tính cùng nữ tính […] không chỉ là nguồn khả năng sinh sản và sinh đẻ, như trong mọi trật tự tự nhiên, nhưng ngay từ ban đầu đã chứa đựng thuộc tính làm vợ làm chồng tức là diễn tả tình yêu : tình yêu nầy chính là trong đó con người trở thành quà trao ban và nhờ quà tặng ban nầy, hành động trong chính ý nghĩa hữu thể và sự hiện hữu của nó”.

Trong tông thư Thiên Chúa là Tình Yêu của Người, Đức giáo hoàng Biển-Đức còn đi xa hơn nữa, với việc viết ra những điều sâu xa và mới mẻ về eros trong đời đôi lứa và trong cả những tương quan giữa Thiên Chúa và con người.” Mối liên hệ chặt chẽ nầy giữa eros và hôn nhân trong Kinh Thánh trên thực tế không tìm thấy được cái song song bên ngoài văn chương Kinh Thánh”.

Phản ứng tích cực một cách đáng ngạc nhiên với tông thư nầy của Đức giáo hoàng cho thấy một trình bày hoà bình về chân lý Kitô giáo mang lại nhiều hoa trái nhiều biết bao hơn là sự bác bẻ sai lầm nghịch lại, ngay cả khi cái nầy sẽ tìm thấy vị trí của nó đúng nơi đúng lúc. Còn lâu chúng ta mới chấp nhận các hậu quả những tiền đề của phong cách nầy rằng bất cứ loại eros nào cũng có thể tạo thành hôn nhân, kể cả hôn nhân giữa hai người cùng giới tính, nhưng sự bác bỏ nầy thủ đắc một sức mạnh khác và một sự đáng tin khác, nếu người ta liên kết nó với việc nhận ra sự tốt lành tận gốc mà vấn đề nầy mang lại và liên kết cả với một sự tự phê lành mạnh.

Trên thực tế, chúng ta không thể im hơi lặng tiếng về sự đóng góp của các Kitô hữu trong việc hình thành cái nhìn thuần túy khách quan nầy về hôn nhân. Uy tín của Thánh Augustinô, được Thánh Tôma Aquinô củng cố về quan điểm nầy, cuối cùng đã mang lại một điểm tiêu cực cho sự kết hợp xác thịt của vợ chồng, được coi như phương tiện truyền tội nguyên tổ và tự nó không phải là không có tội “ít là tội nhẹ”. Theo Vị Tiến Sĩ thành Hippone, những người phối ngẫu phải miễn cưỡng tiến đến hành vi giao hợp và phải đồng ý chỉ vì đó là phương tiện duy nhất để có những công dân mới cho nước nhà và những chi thể mới cho Giáo Hội.

Một vấn đề khác nữa mà chúng ta có thể coi như vấn đề của mình, đó là phẩm giá bình đẳng giữa người nữ và người nam. Người phụ nữ, như chúng ta đã thấy, ở ngay tâm kê hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa và trong tư duy của Chúa Kitô, nhưng người nữ hầu như luôn gây thất vọng. Lời Chúa phán với Evà : ”sự khao khát của ngươi đẩy ngươi về phía chồng ngươi và hắn sẽ thống trị trên ngươi” (St 3,16) , đã tỏ ra một cách bi thảm trong suốt dòng lịch sử.

Nơi những đại diện của cái tự xưng là “Cách mạng giống», vấn đề nầy đã dẫn đến những ý kiến điện rồ, như là hủy bỏ việc phân định các giới và thay vào đó bằng sự phân biệt các “giống” (giống đực, giống cái, giống thay đổi) uyển chuyển và chủ quan hơn, hoặc ý kiến giải phóng phụ nữ khỏi giai đoạn ấy, người ta không hiểu rồi còn có thích thú hoặc ước muốn có con cái nữa chăng !).

Vì vậy chính chọn lựa đối thoại và tự phê cho chúng ta quyền tố giác những kế hoạh nầy như là “vô nhân đạo”, nghĩa là không chỉ nghịch với ý muốn của Thiên Chúa, mà còn nghịch với thiện ích của con người. Được thực hiện ở quy mô lớn. các kế hoạch nầy sẽ dẫn đến những đổ vỡ không ngờ tới. Hy vọng duy nhất của chúng ta là mong cho lương tâm ngay lành của mỗi người, hiệp với “ước ao” của giới kia, với nhu cầu làm mẹ và làm cha mà Thiên Chúa đã khắc ghi trong bản tính con người, sẽ kháng lại những âm mưu muốn thay thế Thiên Chúa, do một cảm thức tội lỗi muộn màng nơi con người, hơn là vì tôn trọng và yêu thương thật sự đối với phụ nữ (nhân tiện, những thuyết nầy gần như hoàn toàn đến từ con người !)

2. MỘT LÝ TƯỞNG CẦN TÁI KHÁM PHÁ

Phần III: Lời Kinh Thánh DạyVới các Kitô-hữu, việc dấn thân khám phá và sống tròn đầy tinh thần Kinh Thánh của hôn nhân và gia đình, theo cách thế có thể giới thiệu nó lại cho thế gian bằng hành động hơn là bằng lời nói, không hề kém quan trọng so với việc dấn thân bênh vực lý tưởng Kinh Thánh nầy.

Hôm nay chúng ta đọc trình thuật về tạo dựng người nam và người nữ dưới ánh sáng mạc khải Ba Ngôi Thiên Chúa. Dưới sự soi sáng nầy, câu Kinh Thánh “Thiên Chúa đã dựng con người theo hình ảnh Người ; theo hình ảnh Thiên Chúa, Người đã tạo dựng con người ; người nam và người nữ, Người đã tạo nên họ” (St 1,27), tỏ cho chúng ta thấy ý nghĩa của nó vốn vẫn cứ bí ẩn và bất định trước Chúa Kitô. Có thể có tương quan nào giữa sự việc là “hình ảnh của Thiên Chúa” và là “người nam và người nữ” ? Thiên Chúa của Kinh Thánh không có bao hàm giới tính. Người không là nam giới và cũng không là nữ giới.

Sự giống nhau là như vậy đó. Thiên Chúa là tình yêu và tình yêu đòi hỏi sự hiệp thông, sự chia sẻ, yêu cầu một “ta” (moi) và một “người” (toi). Không có tình yêu nào mà lại không phải là tình yêu đối với một ai đó ; ở đâu chỉ có duy nhất một chủ thể, thì không thể có tình yêu, mà chỉ là sự ích kỷ và tự yêu mình. Nơi nào Thiên Chúa bị quan niệm như Luật hoặc Quyền Năng tuyệt đối, thì chẳng cần đền một tính đa dạng con người làm gì (một mình thì vẫn có thể thực thi quyền hành !). Thiên Chúa đựơc Chúa Giêsu Kitô mạc khải, bởi vì là tình yêu, cho nên độc nhất và duy nhất, nhưng Ngừơi không cô đơn một mình. Người là một và là ba. Nơi Người đồng tồn tại hiệp nhất và phân biệt, hiệp nhất về bản thể, về ý chí, về ý hướng, nhưng phân biệt về các ngôi vị và đặc tính. Hai người yêu nhau – và tình yêu của người nam và người nữ trong hôn nhân là ví dụ mạnh nhất cho tình yêu ấy – tái hiện một điều gì đó trong những cái mà người ta tìm thấy trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Đó là hai ngôi, Chúa Cha và Chúa Con, yêu nhau và sinh ra Chúa Thánh Thần là tình yêu làm nền tảng cho hai ngôi. Một ai đó đã định nghĩa Chúa Thánh Linh như là “Chúng tôi Thiên Chúa», nghĩa là không phải “ngôi ba của Ba Ngôi”, nhưng là ngôi thứ nhất số nhiều.

Chính trong điều ấy mà cặp hôn nhân loài người là hình ảnh của Thiên Chúa. Người chồng và người vợ trên thực tế là một xương thịt, một tâm hồn, một linh hồn duy nhất, mặc cho sự khác biệt về giới tính và tính cách người. Trong lứa đôi hôn nhân, hiệp nhất và đa dạng hoà hợp với nhau. Vợ chồng đối diện nhau, như một “tôi” và một “người” và họ đối diện với cả phần thế giới còn lại, khởi đầu từ con cái họ sinh ra, như một “chúng tôi”, như thể chỉ có một con người duy nhất, không phải ở số ít mà là ở số nhiều. ”Chúng tôi” nghĩa là “mẹ con và ta”, ”cha con và ta”.

Chính qua ánh sáng nầy mà chúng ta khám phá ra ý nghĩa sâu xa của sứ điệp các tiên tri liên quan đến hôn nhân con người, vốn vì đó mà là biểu tượng và phản ánh một tình yêu khác, tình yêu Thiên Chúa đối với dân Người. Điều nầy không hề có ý nói là đem một ý nghĩa huyền bí chất chồng lên một thực tại chỉ thuộc về thế gian. Cũng không phải chỉ có tính cách tượng trưng. Đúng hơn đó là tỏ cho thấy gương mặt thật sự và mục đích tối hậu của việc tạo dựng con người giống đực và giống cái ; thoát ra khỏi sự cô đơn cá nhân và khỏi sự “ích kỷ” của mình, mở ra cho người kia và, thông qua trạng thái ngây ngất chóng phai của sự kết hợp xác thịt, nâng mình lên tới ước ao có được tình yêu và niềm vui bất tận.

Đâu là nguyên nhân của sự bất toàn và sự không hoàn thành rời bỏ sự kết hợp xác thịt ở bên trong hôn nhân và ở bên ngoài ? Tại sao đà tiến nầy lại luôn rơi xuống lại trên chính nó và tại sao lời hứa về cái vô tận và cái vĩnh cửu luôn bị lừa gạt ?

Người xưa đã đặt ra một câu châm ngôn nói lên rất tốt thực tại nầy : ”Sau giao hợp con vật trở nên buồn sầu». Giống như mọi con vật, con người trở nên buồn rầu sau khi kết hợp xác thịt.

Thi sĩ ngoại giáo Lucrèce đã để lại một mô tả không thương xót về sự vỡ mộng tiếp theo sau mỗi một lần giao hợp. Sự mô tả nầy được thuật lại trong một hội nghị dành cho các đôi hôn phối và các gia đình sẽ không có vẻ chướng tai gai mắt khi nghe : ”Họ siết chặt nhau một cách thèm khát, trộn lẫn nước bọt của nhau và hoà lẫn hơi thở khi răng va chạm nhau. Cố gắng vô ích, vì không một ai trong hai người có thể tách được gì từ thân xác của người kia, cũng không thể thâm nhập và tan biến hoàn toàn trong cơ thể người kia”.

Người ta tìm một phương thuốc cho sự vỡ mộng nầy, song chỉ làm nó thêm trầm trọng. Cũng thể thức ấy, để thay đổi chất lượng hành vi nầy, người ta tăng cường số lượng, qua hết bạn tình nầy sang bạn tình khác. Và người ta làm hỏng hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta về tình dục. Và điều đó đang xảy ra trong văn hoá và trong xã hội ngày nay.

Với tư cách là những Kitô-hữu đích thực, chúng ta có muốn một lần thay cho tất cả, đi tìm một lời giải thích cho sự rối loạn hoạt động tai hại nầy không ? Lời giải thích nầy là sự kết hợp tình dục không đươc sống theo cách và theo ý hướng mà Thiên Chúa muốn. Mục đích của Người là, qua sự ngây ngất và tan hoà tình yêu nầy, người nam và người nữ nâng mình lên tới ước ao và có một hình dung trước nhất định về tình yêu vĩnh cửu, và rằng họ hãy nhớ lại họ đến từ đâu và đi về đâu.

Tội lỗi, khởi đầu từ tội của Adong và Evà theo Kinh Thánh, đã băng qua kế hoạch nầy, đã làm ô uế hành vi nầy, nghĩa là đã tước đoạt mất của hành vi nầy sự phong phú đạo đức. Nó biến hành vi nầy thành một hành vi bị kết thúc nơi chính nó, và vì thế mà “không thoả mãn”. Người ta đã tách biểu tượng khỏi thực tại tượng trưng của nó và lấy đi của nó sự năng động nội tại của nó. Người ta đã cắt xẻo nó. Chưa có lúc nào như trong trường hợp nầy đã xác nhận chân lý lời Thánh Augustin : ”Ôi lạy Chúa, Người đã dựng nên chúng con cho Người và lòng chúng con chưa nghỉ ngơi bao lâu nó chưa an nghỉ trong Người”.

Ngay cả những cặp hôn nhân Kitô hữu – có khi còn hơn cả những người khác – không thành công trong việc tìm lại được ý nghĩa nguyên thủy phong phú của kết hợp tình dục do ý tưởng ham muốn nhục dục và tội tổ tông liên kết với hành vi nầy trong nhiều thế kỷ. Không phải trong chứng từ của một ít cặp hôn nhân được canh tân bởi kinh nghiệm họ có về Chúa Thánh Thần và sống đời Kitô hữu có tính cách đặc sủng, mà người ta tìm lại được một điều gì đó về ý nghĩa nguyên thủy của hành vi giao hợp. Một số người còn cả thố lộ với các cặp bạn bè hoặc với cha xứ của họ rằng họ giao hợp với nhau mà miệng lớn tiếng tung hô Thiên Chúa, có khi còn hát xướng nữa. Quả là kinh nghiệm thực sự về sự hiện diện của Thiên Chúa.

Phần III: Lời Kinh Thánh DạyNgười ta hiểu vì sao chỉ có thể tìm lại được sự tròn đầy nầy trong ơn gọi hôn nhân trong Chúa Thánh Thần. Hành vi cơ bản cấu thành hôn nhân nằm trong sự trao hiến cho nhau, sự việc dâng hiến thân xác mình như một quà tặng cho bạn phối ngẫu của mình. Hôn nhân, bởi vì nó là bí tích trao ban, tự bản chất là một bí tích mở ra cho Chúa Thánh Thần hành động, vì Chúa Thánh Thần chính là Sự Trao Ban đích thực, hoặc còn hơn thế, là Sự Trao Ban cho nhau giữa Chúa Cha và Chúa Con. Người là sự hiện diện quan trọng của Thần Khí làm cho hôn nhân trở thánh một Bí tích không chỉ được cử hành, mà còn được sống.

Dành một chỗ cho Chúa Kitô trong đời sống lứa đôi của mình là bí quyết để tiến đến những sự huy hoàng của hôn nhân Kitô giáo. Trên thực tế chính từ Chúa Kitô mà Chúa Thánh Thần đến và canh tân mọi sự. Một cuốn sách của ĐGM Fulton Sheen, rất nổi tiếng trong thập niên 1950, dạy điều ấy ngay ở tựa đề cuốn sách nầy : “Ba người để kết hôn”.

Đừng sợ hãi khi đề nghị với một số cặp các vợ chồng Kitô hữu tương lai được chuẩn bị kỹ càng, một mục tiêu được nâng cao : cùng nhau cầu nguyện chung tối hôm thành hôn, như Tôbia và Sara đã làm, để đem cho Thiên Chúa Cha niềm vui được nhìn thấy lần nữa kế hoạch nguyên thủy của Người được thực hiện, nhờ Chúa Kitô, khi Adong và Evà còn trần truồng trước mặt nhau và cả hai trước mặt Thiên Chúa mà không cảm thấy xấu hổ.

Tôi xin kết thúc bằng một lời rút ra từ cuốn “Chiếc giày bằng sa-tanh” của Claudel. Đó là một mẫu đối thoại giữa vai chính nữ, giữa cơn sợ hãi và ước ao đi đến tình yêu và thiên thần hộ thủ của cô :

Dona Prouhèze : Sao chứ ! Như vậy là được phép phải không ? Tình yêu của những tạo vật trao cho nhau, đúng thật là Thiên Chúa không ghen tỵ chứ ?

Thiên Thần hộ thủ : Làm thế nào mà Thiên Chúa lại ghen tỵ với điều Người đã làm chứ ?

Dona Prougèze : Người đàn ông nằm trong tay người đàn bà sẽ quên Thiên Chúa

Thiên thần hộ thủ : Ở với Người là quên Người sao ? Hơn nữa liên kết với mầu nhiệm cuộc tạo dựng của Thiên Chúa là ở với Người.

 

Trả lời