Noel : Ơn cứu độ xuống trên người làm việc thiện

Lễ Giáng Sinh (Nửa Đêm)

Ơn cứu độ xuống trên người biết làm việc thiện
Is 9:1-6; Tv 96; Tt 2:11-14; Lc 2:1-14

Lm Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Noel : Ơn cứu độ xuống trên người làm việc thiệnViệc các Thiên Thần báo tin cho các mục đồng là câu chuyện được kể hằng năm, các con trẻ ai cũng biết đến gần như thuộc lòng: “Đừng sợ. …” Sau khi các mục đồng bình tâm, các Thiên thần sẽ… anh chị em có thể nghe thấy những học sinh nhỏ tuổi nhất đọc dòng kế tiếp quen thuộc: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người Chúa thương”.

Anh chị em có, để ý thấy câu vinh danh của các Thiên Thần có gì khác với câu trước đây không ? Chúng ta thường nói: “… bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Qua lời này, thường chúng ta nghĩ người chăn chiên là người “thiện tâm”. Và tin mừng Chúa Giáng sinh như món quà bình an cho người có “thiện tâm” mà thôi. Thế nên tin mừng cứu rỗi chỉ dành cho những người tốt thôi sao.

Nhưng thời đó, không ai trong dân chúng nghĩ rằng kẻ chăn chiên là người “thiện tâm” cả. Người chăn chiên là người rày đây mai đó. Họ không phải là người ngoan đạo. Chổ họ ở hôm nay và ngày mai họ đi khỏi; nếu nơi đó có bị mất mác cái gì thì mọi người sẽ nghi là họ đã lấy.

Nếu chúng ta cho thiếu nhi diễn hoạt cảnh Chúa Giáng Sinh, hãy cẩn thận và xử dụng bản dịch mới “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người Chúa thương”. Đây là câu văn dịch sát nghĩa nhất của phúc âm thánh Luca. Suốt phúc âm thánh Luca, người hèn mọn nhất là người nhận dược tin mừng. Kẻ chăn chiên là những người trần thế đầu tiên được sứ thần loan báo tin mừng. Họ đang thức canh giữ đàn gia súc, họ không phải là những người đang cầu nguyện hay đang đọc kinh thánh. Tuy nhiên, họ thấy mình được bao quanh bởi ánh sáng của Thiên Chúa. Và họ trông thấy ánh sáng vinh quang của Ngài chiếu toả chung quanh đó là dấu chỉ Chúa yêu thương. Trong phúc âm thánh Luca, những người bị ruồng bỏ là những người nhận được ơn cứu rỗi. Và họ đã lãnh nhận. Họ lãnh nhận ơn cứu rỗi một cách nhưng không.

Thiên Chúa là cội nguồn của sự tốt lành và thánh thiện, Ngài sẵn sàng ban mọi ơn lành cho chúng ta, như chúng ta đã cảm nhận được trong bài phúc âm đêm nay.

Bài đọc 1 trích sách ngôn sứ Isaia là một bản văn tuyệt tác. Những ngôn từ đáng yêu không che dấu được sự thống khổ xuất hiện đằng sau những dòng chử. Ngôn sứ đang kêu gọi dân chúng đang sống trong cảnh”…tù đày áp bức dưới ách nô lệ…” Đây là cách hành văn để làm nổi bật những đau đớn của một dân tộc bị áp bức.

Nhưng hoàn cảnh của dân tộc ấy đang thay đổi. Họ đã thấy “một ánh sáng cao cả chiếu rọi”. Thiên Chúa đã hành động và ban cho họ “niềm vui tràn đầy lớn lao.” Thật là vui khôn tả khi được Thiên Chúa giải cứu. Nếu Thiên Chúa giải cứu chúng ta hôm nay chúng ta phải tự hứa luôn ghi nhớ mãi mãi lòng từ bi của Ngài. Nếu chúng ta đang phải ở và “đi trong những nơi tối tăm”, chúng ta sẽ phấn khởi khi nhớ đến ơn cứu độ của Thiên Chúa trước kia.

Chúng ta đang vui mừng vì Thiên Chúa đã giải cứu một dân tộc trong quá khứ. Và vẫn đang tiếp tục giải thoát ngay trong đêm nay. Sự u ám tối tăm đã bị xé tan; một ánh sáng rạng ngời. Đó là một hài nhi được sinh ra; là dấu chỉ Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta và đang hoạt động giữa chúng ta. Chúng ta cần luôn nhớ mãi điều này; chúng ta chưa xứng đáng nhận được ơn tha thứ từ lòng nhân từ của Thiên Chúa. Nhưng đêm nay không phải chúng ta mừng vì Ngài đã thưởng cho chúng ta như người có “Thiện Tâm” nhưng thật sự chúng ta mừng vì Ngài đã trung tín với lòng nhân hậu như lời hứa của ngôn sứ Isaia; ban cho chúng ta một dấu chỉ là hài nhi Giêsu khiến sự tối tăm biến thành ánh sáng rạng ngời như lời thánh vịnh 96: “Hãy hát mừng Đức Chúa một bài ca mới.”

Ngôn ngữ tôn giáo trong kinh thánh có thể trừu tượng. Những từ như “cứu rỗi”, “cứu độ”, “Vương quốc của Thiên Chúa.” Từ “Ân Sủng” là một trong những từ khó giải thích một cách cụ thể được cho những người chưa có đức tin nhiều khi ngay cả những Kito hữu ngoan đạo cũng không giải thích nổi. Cựu Ước là những dữ liệu về ân sủng trong đó Thiên Chúa luôn cứu độ và tha thứ một cách nhưng không cho kẻ lưu đày, tội lỗi. Chưa hết, đêm nay Ngài cho chúng ta thấy hình ảnh của ân sủng ấy để chúng ta mừng rở hân hoan.

Thánh Phaolô xướng lên một cách ngắn gọn trong dòng mở đầu của bài đọc thứ hai của đêm nay khi ông nói, “ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện. …” Nếu ân sủng khó giải thích được, thì Thiên Chúa đã điền một gương mặt con người vào ân sủng đó: Chính là Đức Giêsu Kitô. Và Thánh Phaolô viết thêm:”Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta” Vậy ảnh hưởng của sự xuất hiện ân sủng trong Chúa Giêsu là gì? Là những người bị tội lỗi đè nặng được “Thanh Luyện”. Kết quả là chúng ta trở thành dân riêng của Chúa; “một người mới hăng say làm việc thiện”. Chính sự thay đổi của chúng ta đã chứng tỏ “Ân sủng của Thiên Chúa đã được biểu lộ”

 

Trả lời