Dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9)

 

Ngày 16 tháng 06 năm 2020.

Nội dung 

Dẫn nhập
Dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9)I. Giảng dạy bằng dụ ngôn (4,1-34)
1. Bối cảnh dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9)
2. Hai kiểu cấu trúc Mc 4,1-34
3. Một số từ khóa trong Mc 4,1-34
II. Phân tích dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9)
1. Cấu trúc dụ ngôn (4,1-9)
2. Phân biệt “Vương Quốc Thiên Chúa” và “Nước Trời”
3. Giải thích bản văn Mc 4,1-9
Kết luận

 

Dẫn nhập

Trong Tin Mừng Mác-cô, đoạn văn 4,1-34 trình bày về việc Đức Giê-su giảng dạy bằng dụ ngôn với kỹ thuật hành văn chèn vào đoạn văn đang kể, (xem bài viết: “Tác giả đối thoại với độc giả.”) Phần giảng dạy dân chúng bằng dụ ngôn thuật lại qua hai đoạn văn 4,1-9 và 4,26-32. Phần chèn vào nói riêng với các môn đệ và những kẻ ở chung quanh Người ở 4,10-25. Phần liên quan đến dụ ngôn gieo giống (4,1-20) được trình bày qua ba bài viết: (1) Mc 4,1-9. Dụ ngôn gieo giống; (2) Mc 4,10-12. Mầu nhiệm Nước Thiên Chúavà những kẻ ở ngoài; (3) Mc 4,13-20. Áp dụng dụ ngôn gieo giống. Bài viết thứ nhất (Mc 4,1-9) trình bày hai mục: (I) bối cảnh và cấu trúc phần giảng dạy bằng dụ ngôn (4,1-34); (II) phân tích dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9).

I. Giảng dạy bằng dụ ngôn (4,1-34)

Để chuẩn bị tìm hiểu dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9), phần này trình bày bối cảnh và cấu trúc phần Đức Giê-su giảng dạy bằng dụ ngôn (Mc 4,1-34) qua ba điểm: (1) bối cảnh dụ ngôn gieo giống; (2) hai kiểu cấu trúc đoạn văn Mc 4,1-34; (3) một số từ khoá Mc 4,1-34.

      1. Bối cảnh dụ ngôn gieo giống (Mc 4,1-9)

Phần Đức Giê-su giảng dạy bằng dụ ngôn (Mc 4,1-34) gồm các trình thuật sau:

4,1-9 Dụ ngôn gieo giống
4,10-12 Mầu nhiệm Vương quốc Thiên Chúa và dụ ngôn
4,13-20 Áp dụng dụ ngôn gieo giống
4,21-23 Hình ảnh cái đèn
4,24-25 Hình ảnh đấu đong
4,26-29 Dụ ngôn đất tự sinh hoa trái
4,30-32 Dụ ngôn hạt cải 

4,33-34 Kết luận về giảng dạy bằng dụ ngôn

  1. Hai kiểu cấu trúc Mc 4,1-34

Đoạn văn lớn Mc 4,1-34 có thể cấu trúc theo hai kiểu: (1) Cấu trúc đồng tâm A, B, C, D, C’, B’, A’. Trong đó yếu tố trọng tâm D là phần áp dụng dụ ngôn; (2) Cấu trúc A, B, C, B’, A’ với yếu tố trọng tâm C trình bày hai hình ảnh về sự đón nhận: cái đèn và đấu đong. Hai kiểu cấu trúc này cho thấy sự phong phú của bản văn và giúp động giả chú ý đến những điểm nhấn khác nhau trong trình thuật. Kiểu cấu trúc thứ nhất đề cao dụ ngôn gieo giống, và kiểu cấu trúc thứ hai đề cao cách sống của người môn đệ. (xem thêm)

Lm. Giuse Lê Minh Thông, OP., xin chia sẻ ba bài viết:

1- Mc 4,1-9. Dụ ngôn gieo giống.

2- Mc 4,10-12. Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa và những kẻ ở ngoài.

3- Mc 4,13-20. Áp dụng dụ ngôn gieo giống.

Trả lời