Dấu Chỉ Thời Đại

Trần Bình, OP.

Dấu Chỉ Thời Đại

Gia đình đang phải đối diện với những thách đố của thời hiện đại, và những thách đố này ngày càng gay gắt. Những thách đố này trực tiếp tấn công vào các thành phần trong gia đình cách hữu hình cũng như vô hình, khiến cho nền tảng gia đình gặp nhiều nhiều nguy cơ tan rả hơn. Vì thế, ‘để chu toàn cong việc phục vụ của mình, Giáo hội phải tìm cách nhận biết những tình cảnh, trong đó hôn nhân và gia đình là điều được ưu tiên hơn cả’. Đây là lời dạy của vị Cha chung để Giáo hội biết can đảm sánh vai cùng các gia đình nhìn vào những biến đổ, những xoay vần của thời đại, những cách thế sống của con người thời nay. Hay nói theo từ ngữ của Công đồng Vatican II là phải chú ý đến những dấu chỉ của thời đại.

Cũng phần phải nhận rằng tất cả những dấu chỉ không hoàn toàn tốt cũng không hoàn toàn xấu. Nói cách khác, cần phải nhìn vào những dấu chỉ thời đại bằng một sự nhận thức phân biệt những dấu chỉ tích cực và những dấu chỉ tiêu cực, do ảnh hưởng của tội lỗi và thái độ khép kín cõi lòng của con người đối với ân sủng của Thiên Chúa.

Gia đình: một dấu chỉ

Chính nhờ những nhận thức rạch ròi của con người trước những thách đố mà thế giới ngày nay mang đến cho hôn nhân và gia đình, con người qua đó nhận ra những con đường thích hợp để loan báo kế hoạch của Thiên Chúa được mặc khải trong Đức Ki-tô. Giáo hội dạy rằng nhờ cảm thức đức tin, con người biết được cách toàn vẹn về sự thật về hôn nhân gia đình đã được Tin mừng loan báo. Mọi người đều được mời gọi đến với sự nhận thức Tin mừng này, không những chỉ những mục tử nghĩa là những người dạy sự thật về hôn nhân gia đình nhân danh Chúa Giê-su và quyền năng của Ngài; nhưng ngay cả với các đôi vợ chồng và những phụ huynh Công giáo nữa. Chính những người này là thành phần tích cực và trực tiếp đóng góp phần của mình, một sự đóng góp không thể thiếu và không thể phủ nhận. Họ làm được như thế nhờ sức mạnh lãnh nhận từ bí tích thánh tẩy, đặc biệt là ân sủng của bí tích hôn nhân.

Hoàn cảnh đặc biệt của thời đại này, khiến cho gia đình đang trải qua một không gian vừa sáng lại vừa tối. Một đàng người ta ý thức được cách sống động hơn về phẩm giá con người, về tự do cá nhân, về nhân vị trong hôn nhân, về việc thăng tiến vai trò người phụ nữ, sinh sản có trách nhiệm…; đàng khác cũng cho thấy những dấu chỉ suy thoái của về những giá trị luân lý: về quan niệm sai lầm về sự độc lập giữa vợ chồng, không còn là một xương một thịt, nhưng là những hợp đồng sống chung, về quyền dạy dỗ con cái, về sự khó khăn trong việc truyền đạt những giá trị nhân văn, không đủ can đảm chấp nhận mầm sống mới, đôi khi còn đang tâm phá thai, tai hại hơn là tuyệt sản… Ngoài ra, những phong trào đòi li dị ngày càng tăng về con số cũng như về nơi chỗ.

Sở dĩ có nhiều vấn đề như vậy là vì những hiện tượng tiêu cực ấy thường nằm trong sự chai sạn trong quan niệm và trong kinh nghiệm về tự do thoải mái của con người. Người ta muốn vượt qua những khuôn thước của Thiên Chúa, không còn phục tùng và tìm cách bằng Ngài (St 3,5). Con người quan niệm tự do là muốn làm gì thì làm, không hề cân nhắc đúng sai, tốt xấu. Trong khi ấy, người tự do đích thực là người luôn sống trong sự thiện hảo, biết chọn lựa những phương thế thích hợp để thực hiện cho công ích thiện ích. Tự do có nghĩa là biết tự vấn đâu là sự thiện và đâu là điều ác, ý thức rằng nhận biết được sự thật có nghĩa là được tự do hoàn toàn (xc. Ga 8,32)

Để những dấu chỉ thêm rạng ngời

Chính tội lỗi thâm nhập vào thế gian, khiến cho nhân loại quên mất bản tính thần thiêng của mình. Nó tấn công vào những định chế về giao ước hôn nhân. Làm biến đổi những đặc điểm và những mối tương quan giữa vợ chồng. Chính vì vậy, cần phải có những cuộc trở lại, những lần lội ngược dòng của chính mỗi người. Chúng ta phải quyết bước theo Đức Ki-tô chịu đóng đinh để từ bỏ tính ích kỷ để ngày càng trở nên giống Ngài hơn. Người ta phải nhìn vào Đức Ki-tô mới có thể hiểu được sự thật về hôn nhân Ki-tô giáo: mẫu gương của Đức Ki-tô, vị hôn phu đã yêu thương Giáo hội đến nỗi tự hiến mình cho Giáo hội, vẫn mãi mãi là đích điểm cho những đôi vợ chồng tìm cách đạt đến một sự hoán cải liên tục.

Trong khi thực hiện lời dạy loan báo Tin mừng của Chúa Giê-su, Giáo hội trên khắp thế giới vẫn nhắc nhớ con cái mình không được bỏ quên những giá trị Tin mừng trong nền tảng văn hoá dân tộc. Bởi vì, chính những nền văn hoá mà thực sự có tiềm người ăng cứu độ sự phong phú không vơi của Chúa Giê-su. Và sự rạng ngời của giao ước tình yêu của Ngài với Giáo hội. Chính qua những nền văn hoá ấy, Giáo hội mới có thể tiến tới sự hiểu biết ngày càng trọn vẹn và sấu sắc hơn về chânlý mà Chúa đã ban trọn cho Giáo hội. Trong cách thế ấy, việc hội nhập văn hoá nghĩa là mang Tin mừng vào trong một nền văn hoá, gồm cả việc giảng kế hoạch của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình. Hay nói cách khác, gia đình chính là dấu chỉ cho nhân loại nhìn thấy kế hoạch Thiên Chúa mặc khải.

Trả lời