CN 29 C: Hãy kiên trì cầu nguyện

 

Hãy kiên trì cầu nguyện

Xh 17,8-13; Tv 121; 2Tm 3,14-4,2; Lc 18,1-8

Lm. Jude Siciliano, O.P.

CN 29 C: Hãy kiên trì cầu nguyện

Kính thưa quý vị,

Một hôm, sau thánh lễ, có người đàn ông trạc tuổi 60 và là cha của 6 người con đến gặp tôi và kể cho tôi nghe qua về chuyện gia đình ông. Ông tâm sự rằng: “Vợ con đã qua đời vì căn bệnh ung thư cách đây 5 năm. Bà ấy là một người vợ, một người mẹ tuyệt vời và con yêu vợ con rất nhiều. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh thì 2 năm sau bà ấy mất. Trong suốt thời gian đó, vợ con phải trải qua tất cả các phương pháp điều trị với những tác dụng phụ khủng khiếp. Từ lúc vợ con được chẩn đoán mắc bệnh, cho đến những ngày trước khi qua đời, gia đình chúng con đã cùng nhau cầu nguyện rất nhiều cho việc điều trị của vợ con. Bởi lẽ, Đức Giêsu đã dạy rằng: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ được mở cho”.

Người đàn ông nhún vai và tiếp lời: “Chúng con đã làm những điều Đức Giêsu dạy. Chúng con tự hỏi: “Thiên Chúa đang chờ đợi điều gì? Lý do nào mà Người trì hoãn lâu thế? Chẳng lẽ chúng con chưa sống tốt sao? Tại sao Thiên Chúa lại để cho điều này xảy đến với vợ con và với gia đình con?” Người đàn ông đặt ra những câu hỏi mà nhiều người chúng ta cũng đã hỏi. Có phải chỉ những người tốt mới đến được với Thiên Chúa sao? Những người còn lại thì không tốt ư? Có phải chúng ta lại liều lĩnh đi nghe một người không hoàn hảo à?

Trong cuộc đời, chúng ta đã dán nhãn cho một số người đang sống như những vị thánh. Chúng ta gọi các thành viên trong gia đình Gutter là những “vị thánh”. Mẹ Têrêsa Calcutta mất ngày 5/9/1997. Trước đó, vào năm 1979 Mẹ nhận giải thưởng Nobel Hòa bình. Cả những người tín hữu và những người vô thần đều gọi Mẹ là vị thánh ngay khi Mẹ còn sống. Chúng ta nghĩ rằng, với mọi người, Mẹ Têrêsa biết được con đường đúng đắn để cầu nguyện và những lời cầu nguyện của Mẹ nhanh chóng đến với Thiên Chúa. Có thể nói, đây là một sự lắng nghe nhanh chóng và đáp trả tức khắc.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết về tiểu sử của Mẹ, một sưu tập những bức thư Mẹ đã viết cho các cha giải tội qua nhiều năm, trong đó có chỗ viết rằng: “Mẹ Têrêsa: Hãy trở nên ánh sáng của Ta”. Thế đấy, đời sống cầu nguyện của Mẹ đã không tạo ra ánh sáng, không hề có những khoảnh khắc xuất thần nào cả. Thay vào đó, Mẹ mô tả sự im lặng và trống rỗng trong lời cầu nguyện và Mẹ không hề có trải nghiệm thân mật nào về Thiên Chúa cả. Nào ai có biết đằng sau nụ cười không ngớt trên môi, đặc biệt nụ cười khi Mẹ thể hiện với những người nghèo đang chết dần trong thành phố Calcutta, là một bóng tối tâm linh khủng khiếp. Đây quả là một cảm nhận về sự vắng mặt của Thiên Chúa.

Người đàn ông góa vợ kể trên, cả Mẹ Têrêsa, và nhiều người trong chúng ta có chung điều gì đó. Chúng ta đã cầu nguyện và cầu nguyện qua những thời điểm khó khăn, đã không có được bất kỳ sự an ủi hay câu trả lời nào ngay tức khắc cả. Chúng ta đã chịu đựng tất cả những thứ ngờ vực và cố quay lưng lại với Thiên Chúa, vì chúng ta cảm thấy dường như Thiên Chúa đã quay lưng lại với chúng ta. Như Mẹ Têrêsa, có lẽ chúng ta mang một khuôn mặt hạnh phúc và can đảm trước thế giới. Tuy nhiên, khi đấu tranh với những hoài nghi, chúng ta không thể ngừng chất vấn với chính mình.

Đức Giêsu cũng thừa nhận rằng trong cầu nguyện, chúng ta dễ nản lòng, đặc biệt khi chúng ta vật lộn với những khủng hoảng và những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ liên quan đến bệnh tật và hoàn cảnh gia đình, nhưng chúng ta còn đấu tranh để làm điều đúng đắn và dường như những nỗ lực của chúng ta không mang lại kết quả gì. Như bà góa trong Tin mừng, chúng ta tìm kiếm những điều thích đáng. Sau hết, trong một thế giới mà chẳng ai chia sẻ quan điểm của mình, thì chẳng lẽ chúng ta không trở nên những cộng sự viên của Thiên Chúa được sao? Chúng ta muốn điều gì đó phải đúng đắn và công bằng cho chính mình và cho người khác. Chúng ta muốn Thiên Chúa lên tiếng và thực thi điều gì đó!

Tuy nhiên, dù chúng ta có nỗ lực hết mình để thực hiện những điều chính trực thì chẳng lay chuyển gì được thế giới này đâu. Chúng ta cố gắng chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trênquê hương mình, trong trường học và nơi công sở. Chúng ta làm những gì theo khả năng mình để ủng hộ cho quyền lợi người nghèo và những người bị bỏ rơi. Chúng ta muốn điều gì đó công bằng cho mình và cho tha nhân. Nói cách khác, chúng ta luôn ghi khắc Đức Giêsu trong tâm trí, chúng ta nghĩ đến những tư tưởng của Người và chúng ta chịu ảnh hưởng những điều Người cảm nhận về tha nhân.

Hôm nay, chúng ta lấy câu chuyện về bà góa làm gương mẫu, vì bà chỉ muốn được trả lại điều đúng đắn cho mình. Bà góa trong dụ ngôn hôm nay có thể nhờ một người nào đó sát cánh bên mình. Bà không xin ơn đặc biệt hay tình bác ái. Bà không muốn vị quan tòa đầy quyền lực kia giúp mình thoát khỏi cảnh tù đày hoặc được hưởng án treo. Bà ta chỉ đòi quyền lợi của mình, đó là: “Đối phương hại tôi xin ngài minh xét cho”.

Đức Giêsu biết chúng ta cầu nguyện khó khăn ra sao. Như người đàn ông vợ mất vì bệnh ung thư, hay như bà góa trong dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu biết rằng chúng ta dễ bị cám dỗ bỏ cuộc. Vì vậy, Người lớn tiếng tự hỏi: “Liệu khi Con Người đến còn thấy niềm tin trên mặt đất này không?” Thế chúng ta có tiếp tục cầu nguyện qua những thời điểm khó khăn hay không? Liệu chúng ta có còn tin cậy vào Thiên Chúa qua những nỗ lực của mình để làm điều đúng đắn, ngõ hầu chống lạinhững thế lực xem ra không thể khắc phục được chăng?

Thiên Chúa không như vị quan tòa trong dụ ngôn, người ta phải hao mòn vì liên lỉ cầu xin ông. Hơn nữa, dụ ngôn trình bày một sự tương phản. Nếu ngay cả một quan tòa bất chính: “Không kính sợ Thiên Chúa, cũng chẳng coi ai ra gì” mà còn nhượng bộ và làm theo lẽ phải, thì Thiên Chúa lại càng sẵn lòng biết bao, và lẽ nào Người lại không “minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao?” Thiên Chúa hằng ở bên cạnh chúng ta biết dường nào, thế thì, đối lập của quan tòa bất chính này là ai vậy? Nhà giảng thuyết cần thận trọng kẻo tạo ra sự nhầm lẫn, đó là: không phải chúng ta cứ nài nỉ cầu xin Thiên Chúa thì mới được nhận lãnh những điều chúng ta cần.

Dụ ngôn của Đức Giêsu không lấy đi chương trình cứu độ mà tất cả chúng ta đềuđặt niềm tin vào đó khi chúng ta tự hỏi: “Thiên Chúa sẽ làm gì khi chúng ta nguy nan? Người trì hoãn đáp lời là vì lý do gì?” Những gì chúng ta làm thì tựa như những điều người đàn ông đã thực hiện cho người vợ quá cố của mình, và cũng tựa như điều Mẹ Têrêsa vẫn thực hiện, đó là: chúng ta cầu nguyện và chúng ta trải qua những ngày vẫn tin Thiên Chúa yêu thương chúng ta,chúng ta vẫn sẵn sàng chờ đợi Thiên Chúa giang cánh tay của Người.

Thế Thiên Chúa sẽ làm gì khi chúng ta cầu nguyện? Thiên Chúa tiếp tục thay đổi tâm hồn và gia tăng niềm tin cho chúng ta. Vậy, đâu là điều mà Thiên Chúa đã làm cho người đàn ông vợ chết vì căn bệnh ung thư?Đó là, ngay cả khi ông ta còn ấp ủ trong lòng những chất vấn thì ông vẫn tiếp tục cầu nguyện và đi Lễ. Điều Thiên Chúa đang thực hiện cho chúng ta lúc này, và trả lời cho những lời cầu nguyện của chúng ta đó là: trao cho chúng ta niềm hy vọng rằngThiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta.Người sẽ đứng bên cạnh chúng ta, để khi Đức Giêsu trở lại Người sẽ thấy niềm tin nơi chúng ta.

Thư thứ 2 của thánh Phaolô gửi cho ông Timôthê là một suy tư về sứ vụ của thánh Phaolô. Ngài bị tù và viết cho ông Timôthê, vì ông sẽ là người kế nhiệm thánh Phaolô. Bức thư mang âm hưởng về phong thái của người thầy dày dạn kinh nghiệm đã trao cho môn đệ của ngài những yếu tố cần thiết cho sứ vụ.

Qua nhiều năm, với tư cách là thành viên của Dòng Đa Minh (Dòng Anh Em Giảng Thuyết), tôi đã nghe phần thứ hai của bài đọc hôm nay được công bố trong các buổi công hội, và thấy nó được in ngay cả trong cẩm nang ơn gọi của chúng tôi: “Trước mặt Thiên Chúa và Đức Kitô Giêsu, …, tôi tha thiết khuyên anh: hãy rao giảng Lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện; hãy biện bác, ngăm đe, khuyên nhủ, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (4,1-2). Tuy nhiên, bức thư này không chỉ ngỏ lời với các thừa tác viên Giáo hội và Dòng Anh Em Giảng Thuyết.

Còn thư thứ 2 Timôthê nói với tất cả chúng ta, đặc biệt qua lời mời gọi hãy tin tưởng điều chúng ta đã được biết và tin vào Kinh thánh. Thánh Phaolô đang nói về Kinh thánh của Dothái giáo. Có một số người tin rằng Kinh thánh Cựu ước không còn thích hợp cho các Kitô hữu nữa. Quả thật, điều này không phải theo quan điểm của thánh Phaolô.

Thánh Phaolô cũng nhắc nhở ông Timôthê về những người đã trao đức tin cho ông. Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta dâng lời cảm tạ cho những người đầu tiên đã dạy niềm tin cho chúng ta khi chúng ta còn nhỏ, cũng như cảm tạ những người tiếp tục làm gương và trung thành rao giảng Lời Chúa cho chúng ta.

Trong tinh thần ủy thác chính thức của thánh Phaolô, và chúng ta là những nhà giảng thuyết có lẽ cũng nên lưu tâm việc giảng thuyết từ các bản văn Hipri, vì thánh Phaolô nói rằng, họ “có thể dạy anh nên khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Kitô Giêsu”.

Anh Em Nhà Học Đa Minh Gò Vấp chuyển ngữ.

 

 

 

Trả lời