Cn 20 C : Bình an của Thầy không giống thế gian

 

Bình an của Thầy không giống của thế gian

Luca 12: 49-53

Lm. Jude Siciliano, OP

Cn 20 C : Bình an của Thầy không giống thế gianTôi nghĩ rằng liệu Đức Giêsu có mang bình an đến cho chúng ta hay không ? Chẳng phải các thiên sứ đã loan báo điều đó vào ngày giáng sinh của Người hay sao ? “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương” (Lc 2,14). Đức Giêsu đã mang bình an đến, vì khi tin vào Người chúng ta được bảo đảm là bình an với Thiên Chúa; tội lỗi chúng ta được tha thứ. Vì có người đặt niềm tin vào đó, nên họ nghĩ rằng “Linh hồn mình được bình an.” Người cũng đem chúng ta vào cộng đoàn những tội nhân được hòa giải. Đức Giêsu dạy chúng ta rằng nếu có anh chị em nào bất hòa với chúng ta về điều gì thì hãy để của lễ tại bàn thờ, và đi làm hòa với người đó trước đã (Mt 5,23-24). Anh chị em của chúng ta là một cộng đoàn nơi đó sự bình an ngự trị và khi không có bình an thì chúng ta phải nổ lực mang bình an đến.

Ngày hôm nay Đức Giêsu đang nói với chúng ta về sự bình an, nhưng không phải loại bình an mà thế gian ban cho chúng ta, không phải bình an theo kiểu bằng mọi giá để đạt được. Không phải thứ bình an giữ chúng ta im lặng khi một người nào đó đang bị lăng nhục. Không phải đơn thuần kiểu bình an mà chúng ta cảm nhận được khi chúng ta giàu có và cuộc sống ấm êm. Không phải bình an theo kiểu tự tạo, khi chúng ta hơn những người xung quanh mình, nhưng lại im lặng và yên vị vì đã được “bình an bằng mọi giá.” Không phải bình an bằng cách sống trong một khu nhà tách biệt với những người đau khổ mà họ đang thiếu thốn.

Hôm nay thư Hipri nhắc nhở rằng chúng ta đang được bao bọc bởi một đám mây nhân chứng rất lớn. Đó là những tổ tiên thánh thiện của chúng ta, những người luôn “noi theo Đức Giêsu.” Trong khi cuộc đời của chúng ta không hề dễ dàng, thì những nhân chứng này đã tìm thấy niềm vui nơi Đấng cam chịu với địch thù. Họ tìm thấy bình an nơi Đức Giêsu, Đấng không thiết lập được sự ổn định và thậm chí gây chia rẽ giữa những người dân đáng kính nhất và cả giới lãnh đạo tôn giáo.

Theo Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu nói rằng: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên.” Người đã sẵn sàng và sẵn lòng đối diện với những gian khổ nằm phía trước. Những lời Đức Giêsu nói đã làm lung lay thính giả của Người, tựa như bây giờ họ làm lung lay chúng ta vậy. Điều đó có nghĩa là Đức Giêsu không muốn ám chỉ rằng việc thực hành đức tin sẽ làm cho chúng ta thoải mái, bảo đảm hài hòa hoặc thanh bình. Tuy nhiên, vì Người đã tiên báo rằng ai tin vào Người sẽ gây ra chống đối gay gắt nhất, thậm chí trong một gia đình gắn bó với nhau thuộc giới những người theo Đức Giêsu ở vùng Địa Trung Hải.

Đức Giêsu nhiệt thành với sứ vụ của mình; sứ vụ đó chiếm hết thời gian của Người. Đức Giêsu có nhiệm vụ là phải hoàn thành và đi theo sứ vụ đó, mặc dù những mối đe dọa luôn tấn công sự an toàn cá nhân Người. Đức Giêsu ám chỉ đến vận mệnh của Người như “còn một phép rửa mà Thầy phải chịu.” Người xem cuộc khổ nạn của Người đang đến như một phép rửa mà Người sẽ chấp nhận và cuộc khổ nạn đó sẽ tạo nên một ngọn lửa trên mặt đất. Hãy nhớ lại khi thánh Gioan Tẩy giả nói với Đức Giêsu rằng Người đã nối kết phép rửa và lửa: “Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa” (Lc 3,16).

Sau này, trong sách Công vụ, thánh Luca sẽ trưng dẫn lại hình ảnh Thánh thần và lửa trong trình thuật về ngày lễ Ngũ tuần (Cv 1,5). Vào ngày lễ Ngũ tuần gió và lửa đã ghi dấu ấn phép rửa cho các môn đệ bởi Thánh thần. Lửa bởi Thánh thần mà các môn đệ phá bỏ thế giới đầy sợ hãi và tách biệt đã làm cho họ khởi đầu việc rao giảng Tin mừng. Việc rao giảng đó sẽ nhen nhóm lên một ngọn lửa và sẽ mang tin vui đến cho nhiều người, nhưng đồng thời việc rao giảng đó cũng là một sự chia rẽ chờ sẵn đối với những người khác. Vì thế, việc đáp trả ân sủng của Tin mừng thì có giá trị riêng của nó.

Đức Giêsu mô tả cuộc khổ nạn của Người sắp đến như một “phép rửa”. Ngôn ngữ đó sẽ nhắc nhở cộng đoàn được rửa tội của thánh Luca rằng, những gì Đức Giêsu đối diện như là kết quả sứ vụ của Người và họ cũng được đòi buộc phải thi hành sứ vụ đó. Những người được rửa tội sẽ không ngạc nhiên rằng phép rửa sẽ mang lại giá trị cho chúng ta. Phép rửa mang lại cho chúng ta giá trị ở chỗ: tính phổ quát, vì đôi khi chúng ta bày tỏ một quan điểm trái ngược với bạn bè và gia đình chúng ta; sự an ủi, vì chúng ta biết trao ban, thậm chí cả nhu cầu của chúng ta đến những người lâm cảnh khốn khó; thời gian tự do, vì chúng ta làm tình nguyện trong một tổ chức viện trợ cộng đồng ở nhà thờ hoặc ở địa phương; thậm chí nếu họ cô lập chúng ta ra khỏi cộng đồng thờ phượng nơi sở tại của mình, thì chúng ta có thể làm việc đạo đức hoặc cầu nguyện theo thói quen của mình.

Khởi đầu Tin mừng theo thánh Luca, ngôn sứ Simeon nói với cha mẹ của Đức Giêsu, lúc cung hiến Người trong Đền thờ rằng: Đức Giêsu là “duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng” (Lc 2,34). Nếu sự hiến thân đầu tiên của chúng ta dành cho Đức Giêsu thì điều đó sẽ thử thách cho tất cả lòng trung thành khác của chúng ta, thậm chí lòng trung thành với gia đình, xã hội và đất nước.

Nếu chúng ta nhận ra mình hoàn toàn thoải mái trong các môi trường chính trị và xã hội, thì những gì Đức Giêsu nói ngày nay liệu có gây cho chúng ta sự lúng túng hay không? Niềm tin chúng ta sâu sắc như thế nào nếu chúng ta chấp nhận quan điểm của Đức Giêsu như quan điểm của chúng ta vậy, nhưng chẳng lẽ chúng ta phải tìm kiếm sự hoàn thiện cho chính mình tại gia đình trong thế giới này sao? Vậy, quyền công dân căn bản của chúng ta ở đâu? Chúng ta có phải là những thành viên trong vương quốc của Đức Giêsu hay không? Và giá trị nằm ở cái gì?

Mùa hè thường là thời gian cho đoàn tụ gia đình. Họ cần đến kế hoạch lớn và thông thường bao gồm cả những món ăn truyền thống của gia đình và những trò chơi bên ngoài để giúp lấy lại tinh thần từ những trói buộc lâu nay và tạo ra những trói buộc mới với những gì xảy đến mới nhất đối với đại gia đình chúng ta. Chúng ta làm tất cả điều gì trong khả năng của mình để cho những sự kiện này được suôn sẻ và nhờ đó chúng ta được xích lại gần nhau hơn.

Hãy đến với Đức Giêsu. Tất nhiên Người không chống lại lòng trung thành và sự hiệp nhất của gia đình đâu. Đức tin của chúng ta nơi Người được chia sẻ có thể làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn và gia đình được cảm thông hơn. Nhưng khi Đức Giêsu tiên báo và điều đó đã xảy ra thì các môn đệ của Người đã làm chia rẽ gia đình gắn bó nhất. Đức Giêsu nói, theo Người sẽ đòi hỏi chúng ta phải trả giá, và điều đó đã xảy ra trong chính gia đình chúng ta, “cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”

Đức Giêsu không có nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng vẫn nán lại vài ngày với gia đình và thân hữu của Người. Những lần đó Người thấy thời gian như ngắn ngủi, còn các sự kiện thì mang tính chỉ trích và bình phẩm, vì sự hiện diện và giảng dạy của Người đã khiêu khích dân chúng. Chúng ta nên biết rằng ngày nay những lời nói của Đức Giêsu không còn ám chỉ đám đông nữa, nhưng ám chỉ đến các môn đệ của Người, những người trong quá trình huấn luyện mình noi theo Đức Giêsu và sứ điệp của Người. Họ và chúng ta liệu có nghiêm túc đón nhận sứ điệp đó hay không và chúng ta có theo Đức Giêsu trên mọi nẻo đường đến Giêrusalem, nơi đó Người đã được “rửa tội” với phép rửa mà Người đã tiên báo hay không ?

Việc rửa tội đã đưa chúng ta thông dự vào cái chết và sự phục sinh của Đức Kitô. Chúng ta lãnh nhận đời sống mới khi Thánh thần và ngọn lửa thanh sạch không chỉ tẩy rửa chúng ta khỏi tội lỗi và hậu quả của tội, mà còn “khơi” lên trong ta biết chấp nhận đau khổ và hy sinh, điều mà Đức Giêsu đã hứa tất nhiên sẽ đến với những ai chịu phép rửa của Người.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp.

 

Trả lời