CN 2 PS C: Bình an cho anh em

 

Bình an cho anh em

Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga 20,19-31

Lm. Jude Siciliano, OP.

Thưa quí vị,

CN 2 PS C: Bình an cho anh emBài Tin mừng hôm nay là khung cảnh thứ ba trong trình thuật Phục sinh đầu tiên của Gioan. Câu chuyện này khởi đi bằng việc Maria phát hiện ra ngôi mộ trống, chạy đi báo cho các môn đệ. Phêrô và “người môn đệ khác” chạy tới mộ và cũng thấy như vậy. Hôm nay, Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ khi các ông đang ở trong phòng đóng kín cửa. Đây là khởi điểm cho những lần hiện ra sau đó. Nhưng trước đó là sự trống rỗng và im lặng. Barbara Brown Taylor (trong “Bài giảng Phục sinh” đăng trên tạp chí dành cho các nhà giảng thuyết năm 1995) hướng sự chú ý của chúng ta đến sự trống rỗng và nói rằng: “Đây là cách mà lễ Phục sinh bắt đầu hé rạng trong lòng nhân loại. Người không ở đây. Chúng ta không biết Người ở đâu. Ngôi mộ trống như ngai của nơi cực thánh và âm thanh của danh Thiên Chúa chính là âm thanh hơi thở đứt quãng của chúng ta” (tr.13)

Vào lễ Phục sinh, Giáo hội đề nghị một sự thinh lặng và lòng sùng kính mãnh liệt hơn nữa trước quyền lực vô biên và “ riêng biệt của Thiên Chúa”. Ngay cả những ngôn từ hay nhất của chúng ta cũng không thể diễn tả hết được sự phục sinh; tuy nhiên chúng ta cố gắng diễn tả những gì Thiên Chúa đã thực hiện. Chúng ta, những nhà giảng thuyết và tín hữu sẽ cầu nguyện và gắng sức để diễn tả những mầu nhiệm này. Nhưng khi chúng ta nỗ lực, chúng ta sẽ làm tốt, hầu giữ lời khuyên của Brown: “chúng ta đến gần Đấng toàn năng như những phóng viên điều tra, nghiên cứu về những điều chúng ta có thể không bao giờ biết… Như phía trên Thiên Chúa ngự và khi thế gian kết thúc và tại sao những điều xấu xảy đến với những người tin. Chúng ta đặt sai ý nghĩa của đau khổ, của sự khiếp sợ, vào một Thiên Chúa vô biên”.

Ý nghĩa của sự kính sợ và tôn sùng trước Đấng toàn năng trong bài đọc thứ hai trích từ sách Khải huyền đã đụng chạm đến tôi. Sách này có lẽ do một ngôn sứ Kitô hữu gốc Dothái tên là Gioan viết. Ông nói rằng mình nhận được những thị kiến đang khi bị đày ở đảo Patmo vì giảng về Đức Giêsu (1-9). Sách này là một sưu tập những thị kiến và những phát biểu của Gioan, thường do một thiên sứ. Gọi là sách khải huyền vì chứa đựng những thị kiến và lời tiên báo về các biến cố trong tương lai. Người thị kiến được phép dự vào những cuộc phán xét trên trời và vì thế chúng ta cùng đăng trình với Gioan. Việc đọc Khải huyền có thể khiến chúng ta khiếp sợ.

Những độc giả ban đầu của sách này không hiểu nó như một sự mô tả về thời cánh chung. Như các ngôn sứ trước, tác giả muốn sách của mình được hiểu như một sứ điệp ông đón nhận từ Thiên Chúa và trao cho dân Thiên Chúa. Sách Khải huyền khuyến khích những cộng đoàn bị thất bại cố giữ giao ước và mang lại niềm an ủi, lúc đầu dành cho những tín hữu đau khổ trong các hội thánh thuộc vùng tiểu Á – và bây giờ dành cho chúng ta.

Bài hôm nay trích từ sách Khải huyền là một thị kiến đầu tiên trong số những thị kiến đầu tiên (1,9-11,19). Gioan mở đầu bằng cách mô tả về những gì ông biết và chia sẻ với những độc giả với tư cách là một thành viên của đời sống Kitô giáo – “sự đau khổ” (bách hại và khổ nhục) và “sự bảo đảm” chúng ta co được nhờ tin vào Đức Kitô.

Thị kiến khởi với việc ông đã “xuất thần” vào ngày của Chúa. Ông xuất thần và nghe thấy một tiếng lớn như thể tiếng kèn. Ông đã nhận được sự chỉ dẫn để viết ra những điều ông thấy và trao sứ điệp ấy cho bảy hội thánh. Thị kiến mang những đặc nét gợi nhớ những bài viết Khải huyền của Kinh thánh Cựu Ước. Hình ảnh “Con Người” liên tưởng đến thị kiến của Đaniel về khuôn mặt người trình diện Thiên Chúa, Đấng ngự trên ngai, trao cho Người quyền thống trị trên mọi dân tộc (Dn 7,13-14). Khuôn mặt siêu phàm này mang dáng dấp của những tư tế Đền thờ ở Giêrusalem.

Cảm nhận được nỗi kinh khiếp của cảnh tượng này, chúng ta cũng phản ứng như Gioan nếu chúng ta cũng được gặp thị kiến như thế: ngã vật xuống “dưới chân Người, như chết vậy”. Nhưng nhân vật này đã an ủi Gioan và mặc khải chính Người là Đức Kitô phục sinh.

Đâu là sự an ủi chúng ta có thể nhận được từ thị kiến Đức Kitô phục sinh này? Khi Người hiện ra với các môn đệ trong căn phòng đóng kín, Người chào họ bằng lời trao ban bình an. Những vết thương của Người biểu thị tính liên tục giữa Đức Giêsu trần gian, Đấng đã hy sinh mạng sống và Đấng đã phục sinh nói lời bình an và hoà giải: “Bình an cho anh em”. Tiếp đến, Người sai các môn đệ vào sứ vụ của tình thương và tha thứ.

Các môn đệ ra đi loan báo sứ điệp tình thương mà họ đã nhận được từ Đức Kitô phục sinh và, sau đó, một trong những môn đệ của họ, Gioan, bị đày ở Patmo vì ông đã “loan báo Lời Chúa” và làm chứng cho Đức Giêsu. Trong thị kiến của mình, Gioan không thấy Đức Kitô có những vết thương, nhưng đã sống lại, với tiếng kèn và việc loan báo sự thống trị trên tất cả. “Ta là Đầu và là Cuối, Đấng Hằng sống. Ta đã chết và nay Ta sống đến muôn thuở muôn đời. Ta giữ chìa khoá của Tử Thần và Âm phủ”. Đức Kitô là chủ của sự sống và sự chết.

Trong lối nói hiện nay, nếu chúng ta có được thị kiến của Gioan, có lẽ chúng ta sẽ mô tả như sau: “thật hoành tráng”.Nó thật kinh hoàng. Ông đang ngỏ lời với những Giáo hội địa phương đang sống trong những thời điểm khó khăn. Thị kiến của ông nhắc nhớ họ và cả chúng ta – có thể đang trải nghiệm những giới hạn, tổn thương và loại trừ vì niềm tin của mình – Đấng chúng ta tin, hiện đang nắm giữ quyền lực vô biên. Trong những thời điểm khó khăn chúng ta có thể làm những điều Gioan đã thực hiện bằng cầu nguyện và “ngã vật xuống dưới chân Người”. Đức Kitô trao cho chúng ta lời sức mạnh quyền năng và an ủi: “Đừng sợ!”

Có thể chúng ta không phải đối diện với một đế quốc Rôma thù địch và bách hại các độc giả của sách Khải huyền. Nhưng nỗi đau của chúng ta đến từ nhiều con đường khác nhau. Ngày càng nhiều người lìa bỏ giáo hội, nhiều người tuyên bố họ cảm thấy thất vọng với những vụ bê bối gần đây và cho rằng Giáo hội không hy vọng gì theo kịp thời đại chúng ta.

Khi những tín hữu nhiệt thành không phải chịu đau đớn của sự tra tấn vì niềm tin, chúng ta chắc hẳn sẽ cảm thấy căng thẳng. Chúng ta hãy đặt lòng mình vào sứ điệp của Đức Kitô trao cho Gioan, Đấng thấu suốt, là “đầu và cuối”. Người luôn trung kiên, từ khởi sự cho đến hoàn tất bằng sự hiện diện mà không bỏ rơi chúng ta. Chúng ta nghe lời an ủi của Đức Kitô để đứng vững và không sợ hãi. Người ở cùng chúng ta và sẽ hoàn tất lời mà Người đã hứa: Người sẽ đánh bại tử thần.

Anh em Nhà học Đaninh Gò Vấp chuyển ngữ.

 

 

Trả lời