Chúa nhật 05 PSB: Hãy ở lại trong Thầy



Hãy ở lại trong Thầy

Cv 9: 26-31; 1Ga 3: 18-24; Ga 15: 1-8

Lm. Jude Siciliano, OP.

Học viện Đaminh chuyển ngữ

Chúa nhật 05 PSB: Hãy ở lại trong ThầyThưa quý vị,

Trong các văn phẩm Kinh Thánh có nhiều ẩn dụ. Ẩn dụ là một cách so sánh mà không dùng từ “như thể” hay “giống như”. Làm thế nào chỉ với ngôn ngữ con người mà có thể nói về Thiên Chúa được, nếu không nhờ đến lối ẩn dụ hay so sánh? Thiên Chúa thì vô biên mà khả năng hiểu biết và nói về Thiên Chúa của chúng ta thì hữu hạn, thế nên ta phải dùng những ẩn dụ.

Riêng tin mừng của Gioan có rất nhiều ẩn dụ. Ngài cho ta biết Đức Giêsu là Chiên của Thiên Chúa, Ánh sáng Thế gian, là Bánh hằng sống,… Bản văn Tin mừng hôm nay mở đầu với những ẩn dụ: “Đức Giêsu nói với các môn đệ: ‘Thầy là cây nho đích thực, và Cha thầy là người trồng nho”.

Dụ ngôn cây nho trước đó đã được sử dụng trong Cựu Ước. Israen hay được so sánh như vườn nho mà Thiên Chúa yêu mến (Is 5,1-7; Gr 2,21; Tv 80,8-18). Chẳng hạn, Isaia đã mô tả mối tương quan giữa Thiên Chúa với dân Người với lối ví vườn nho. Nhưng Israen đã không hoàn thành trách nhiệm của mình là vườn nho trung tín của Thiên Chúa. Nay, Đức Giêsu mô tả mình như Israen mới khi tự gọi mình là “vườn nho đích thực”. Trong khi con người đã thất tín trong giao ước là dân công chính và trung tín của Thiên Chúa, thì chính Đức Giêsu sẽ hoàn trọn vai trò đó. Qua sự trung tín với Thiên Chúa và việc Đức Giêsu tự hiến dâng cuộc sống thay cho ta, thì chúng ta cũng có thể trở thành những nhánh cành trổ sinh hoa trái.

Đức Kitô là cây nho đích thực và chúng ta là một phần của Người. Chúng ta gắn kết với Người, bằng cách kiên trì giữ Lời của Người, các bí tích và tình yêu của Người. Bài đọc thứ hai cho thấy hoa trái của Đức Giêsu là các môn đệ sẽ sinh hoa kết trái. “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm. Căn cứ vào điều đó chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía sự thật, và chúng ta sẽ được yên lòng trước mặt Thiên Chúa” (1Ga 3,18).

Hãy cẩn thận với bài đọc thứ hai, vì có vẻ như chúng ta được ở với Đức Kitô chỉ bằng cách tuân giữ lề luật. Trước hết, chúng ta được ở lại trong Đức Kitô phục sinh, cây nho của chúng ta và vì thế chúng ta được chia sẻ nguồn sống đang lưu chuyển trong Người. Thế rồi, việc tin tưởng vào sự sống mà chúng ta có từ Người, chúng ta xác định cương vị môn đệ bằng cách yêu thương tha nhân. Để rồi, chúng ta “…tuân giữ các điều răn của Người và làm những gì đẹp lòng Người”.

Tôi nghĩ rằng, những người không phải nông dân như chúng ta đây cũng có thể hiểu điều Đức Giêsu đang nói hôm nay: Người hẳn là đã lặp đi lặp lại nhiều lần! Người dùng từ “ở lại” tới tám lần. Đức Giêsu nói với các môn đệ đang khi ăn bữa tiệc vào đêm trước ngày Người chịu chết. Trong bữa tiệc ly, Người nói với các ông rằng Người sẽ đi thật xa, mà ngay lúc này, các ông không thể theo Người được. Các ông phải tiếp tục hành trình mà không có sự hiện diện thể lý của Người – và chúng ta cũng vậy. Các ông chưa thực sự thành thạo nhưng Người tin tưởng các ông sẽ là những môn đệ sinh nhiều hoa trái. Làm thế nào các ông hoàn thành được nhiệm vụ này, nhất là, như Đức Giêsu, các ông sẽ không thoát khỏi thế gian thù ngịch và chống đối này (15,18)?

Thánh Gioan viết tin mừng cho cộng đoàn được tôi luyện trong đức tin Kitô giáo và cũng đang trải qua kết cục của người môn đệ. Nhiều người, như anh mù (9,1-14), người nhận được ánh sáng từ Đức Giêsu, bị ném ra khỏi hội đường và bị cắt đứt khỏi gia đình, bạn bè và cộng đoàn vì cách nhìn mới của họ. Giáo hội không nhằm thỏa hiệp với thế giới quanh mình. Nhưng, như Đức Giêsu và các ngôn sứ trước Người, chúng ta phải lên tiếng bảo vệ quyền lợi của những người chưa được sinh ra, những người nghèo, người bị bỏ rơi hay bị cầm tù.

Làm thế nào cộng đoàn của Gioan và riêng khả năng cả chúng ta có thể sống tốt ơn gọi mà Đức Giêsu kêu mời chúng ta – trở nên những cành sinh đầy hoa trái? Việc “ở lại” trong Người, có nghĩa gì và, nếu như nó thực sự quan trọng như thế,tại sao Người không nói rõ cho chúngta biết chính xác chúng ta phải làm gì để “ở lại” trong Người và sinh hoa trái?

Tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta có thể liệt kê một danh sách việc “ở lại” trong Đức Giêsu, cây nho đích thực, nghĩa là gì. Chắc chắn phải bao gồm sự thông dự cách trung tín vào trong đời sống phụng vụ và mục vụ của cộng đoàn của chúng ta.Chính bối cảnh văn hóa, địa lý và kinh tế của giáo xứ chúng ta sẽ hình thành nên cách thức chúng ta “ở lại” trong Đức Kitô.

Cách riêng, chúng ta “ở lại” trong Đức Giêsu qua lời cầu nguyện, đọc Sách Thánh, làm việc lành, sự yên lặng và chiêm niệm. Mỗi chúng ta có thể thêm vào trong danh mục này những cách mà chúng ta “ở lại” trong Đức Kitô và “sinh nhiều hoa trái”. Chúng ta không được giới hạn những cách thức cụ thể mà chúng ta sống cương vị tông đồ của chúng ta, như Đức Giêsu đã nói trước đây trong Tin mừng Gioan về Thánh Thần, “Gió muốn thổi đâu thì thổi” (3,8).

Có một điều chắc chắn. Có vẻ như không giống như điều Đức Giêsu mong muốn chúng ta tuyên bố vai trò môn đệ của chúng ta và ổn định trong lộ trình đời sống Kitô giáo. Không có đời sống Kitô giáo đều đặn, nếu nguồn sống của chúng ta không bắt nguồn từ luồng gió của Thánh Thần. Thánh Thần của chúng ta khơi lên trong Giáo hội rất nhiều những hình thức phục vụ, mỗi hình thức phân biệt, tất cả hoa trái của việc chúng ta ở lại trong Đức Kitô và Người ở trong chúng ta. Hình ảnh cây nho và cành nho không phải là hình anh của sự tù hãm, nhưng là một mô tả về việc đời sống của Đức Kitô ban cho ta và nâng đỡ đời sống mỗi chúng ta – những cành nho – ra sao.

Gần đây, tại một giáo xứ tôi đến giảng, tôi vào tham dự một lớp dành thiếu nhi. Đó là một phần chương trình được gọi là “Giáo lý của Mục tử nhân lành”. Giáo lý viên đọc câu chuyện Tin mừng và minh họa bằng cây nho trồng được trồng trong chậu. Chị ngắt một cành nhỏ khỏi cây nho. Chị và những đứa trẻ trong lớp, khoảng 5 tuổi, chia sẻ về việc “ở lại” trên cây nho, “tỉa” nho và sinh “nhiều hoa trái” có vẻ như giống trong đời sống của họ. Tôi xức động trước những suy nghĩ và sự sâu sắc của những câu trả lời của đám trẻ này. Để trình bày một cách trọn vẹn: Tôi đã dùng ví dụ đó khi giảng trong nhà thờ và được mời nói chuyện với thiếu nhi. Việc đầu tiên tôi làm là nhìn quanh nhà thờ để tìm một cái cây.

Đoạn văn này không phải là một bài giảng cứng nhắc về việc chúng ta phải ở lại trên cây nho – trong Đức Kitô như thế nào. Trước hết, đó là lối nói quang ra ngoài và đốt đi những cành cây không còn gắn trên Đức Kitô nữa. Nhưng chúng ta cũng đừng quên mất trọng tâm của câu chuyện – Đấng là trọng tâm của câu chuyện. Điều này, giống như những câu chuyện khác của Tin mừng, là một câu chuyện về ân sủng. Đức Giêsu nói với những người ngồi chung bàn trong bữa tiệc ly rằng các ông “đã được cắt tỉa” để các ông sẽ sinh nhiều hoa trái. Đó chẳng phải là một thông điệp giải phóng sao? Chẳng phải điều đó khích lệ sự sống, sự tự phát, và thậm chí cả nguy hiểm: ra đi và sinh nhiều hoa trái và không rụt rè, vì chúng ta ở trong Đức Kitô và Đức Kitô ở trong ta.

Chúng ta nghe bài Tin mừng trong thánh lễ này, và sự sắp xếp này giúp chúng ta áp dụng Sách thánh vào những gì chúng ta làm cùng nhau. Ở đây chúng ta nghe Lời Chúa và được ăn Mình Máu Chúa. Chúng ta nhớ rằng trong diễn từ Bánh Hằng Sống (6,56), Đức Giêsu hứa với cac môn đệ “những ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong họ”. Người cũng nói với chúng ta rằng chúng ta có thể ở lại trong Người nếu chúng ta ở lại trong lời của Người, “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông là môn đệ tôi” (Ga 8,31). Lời của Người sống trong ta và chúng ta sống trong Lời của Người.

Như các môn đệ Đức Giêsu đang nói với, chúng ta cũng ngồi quanh bàn. Chúng ta cũng đang trong tương quan mật thiết với Chúa, không phải vì công lênh và những thành quả của chúng ta đạt được, nhưng vì chúng ta đã đón nhận và đang đón nhận được ân sủng trong cộng đoàn này. Chắc chắn cốt lõi của Thánh lễ là lời nguyện tạ ơn và sự diễn tả niềm vui.

 

Trả lời