Cha Hyacinthe Destivelle, OP. nói về sự tiến bộ trong quan hệ giữa Công giáo và Chính thống Nga

 

Cha Hyacinthe Destivelle, OP. nói về sự tiến bộ trong quan hệ giữa Công giáo và Chính thống NgaCha Hyacinthe Destivelle, thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo, nói về triển vọng cho giai đoạn mới trong tương quan giữa Mát-cơ-va và Tòa thánh.

Chúa nhật vừa qua, khi Giáo hội Tây Phương tổ chức lễ Chúa Hiển Linh thì các Kitô hữu trong hầu hết Giáo hội Chính Thống giáo Đông Phương lại theo lịch Julian cổ đại chuẩn bị cho lễ Giáng sinh của họ.

Tại Nga, nơi có gần 40 % Kitô hữu thuộc các Giáo hội Chính thống, Thượng Phụ Kirill chủ sự tổ chức các thánh lễ tại Vương Cung Thánh Đường  Đấng Cứu Thế ở Mát-cơ-va. Tháng Năm năm ngoái, nhà thờ Chính tòa đã tổ chức thánh lễ tôn kính thánh tích của Thánh Nicholas, một trong những vị thánh được Chính Thống giáo tôn sùng nhất, trong một cử chỉ đại kết chưa từng có từ Giáo hội Công giáo ở thành phố Bari của Ý.

Việc cho Giáo hội Nga mượn những thánh tích là kết quả của cuộc gặp lịch sử  đầu tiên giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Thượng Phụ Kirill ở Cuba vào tháng Hai năm 2016, cuộc gặp đó cũng đã dẫn đến chuyến thăm Mát-cơ-va của Bộ trưởng Ngoại giao (Tòa Thánh) Vatican, Đức Hồng y Pietro Parolin vào cuối Tháng Tám vừa qua.

Cha Hyacinthe Destivelle, OP. nói về sự tiến bộ trong quan hệ giữa Công giáo và Chính thống NgaCha Hyacinthe Destivelle dòng Đa Minh, chủ tịch Ủy ban đối thoại với Giáo hội Đông Phương thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Cổ võ Hiệp nhất Kitô giáo. Cha nói về những tiến bộ đạt được gần đây trong mối tương quan giữa Mát-cơ-va và Tòa thánh và về những hy vọng của mình trong năm tới …

Cha Destivelle lưu ý rằng cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và Thượng Phụ Kirill tại Cuba đã “mở ra một giai đoạn mới trong mối tương quan”, dẫn đến việc cho mượn các thánh tích, được hơn hai triệu người ở Mát-cơ-va và Xanh Pê-téc-pua (St Petersburg) kính viếng, cũng như chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh đến Nga kể từ năm 1999.

Hội nghị Vienna đánh du cuc gp g Havana

Cha nói bước tiếp theo sẽ là kỷ niệm 2 năm sự kiện Havana sẽ diễn ra tại Vienna vào ngày 12 tháng 2, qua lời mời của Đức Hồng y Christoph Schonborn gửi đến Đức Tổng Giám Mục Hilarion (Chính Thống giáo Nga) và Đức Hồng Y Kurt Koch.

Cha Destivelle cũng lưu ý rằng có một nhóm làm việc chung, được thành lập sau cuộc gặp Havana, đang làm việc trong các dự án văn hoá và tinh thần khác. Cha nói: ” Phong trào đại kết và đặc biệt là tinh thần đại kết của các thánh rất quan trọng”, để nhắc nhở mỗi chúng ta “sự hiệp nhất không phải là kết quả những nỗ lực của chúng ta mà thôi” mà là công việc của Chúa Thánh Thần và những lời cầu bầu của các thánh.

Các s kin văn hoá, tinh thn đ chun b cho chuyến viếng thăm ca Đc Thánh Cha

Những sự kiện văn hoá, chẳng hạn như các cuộc thăm viếng trao đổi học hỏi cho các linh mục trẻ, hoặc các buổi hòa nhạc, cũng rất quan trọng để nhắc nhớ rằng “mặc dù nền văn hoá của chúng ta khác nhau nhưng chúng ta chia sẻ cùng một đức tin”, cha nói thêm. Trong khi cha Destivelle nói rằng cha không biết kế hoạch về chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến Mát-cơ-va vào lúc này, cha cũng nhấn mạnh rằng những sáng kiến ​​về tinh thần và văn hoá như vậy rất cần thiết để “chuẩn bị tinh thần” cho một chuyến viếng thăm.

T liên hệ cp cao đến đi kết cơ s

Cha Destivelle nói, trong khi người Công giáo đã cảm thấy cần thúc đẩy tinh thần đại kết kể từ Công Đồng Vatican II, Giáo hội Chính thống đã chưa sẵn sàng tại thời điểm đó, và mặc dù đã có những trao đổi cấp cao, “Dân Chúa vẫn chưa thật sự cộng tác vào các cuộc tiếp xúc ấy”. Đó là lý do tại sao việc tôn sùng các thánh tích rất quan trọng khiến cho mọi người dễ cảm thấy sự cần thiết của sự hiệp nhất Kitô giáo, cha nói.

Cuối cùng, cha Destivelle nói về cuộc đối thoại thần học với 14 Giáo hội Chính thống, cha lưu ý rằng việc thông qua “thỏa thuận ở Chieti” năm ngoái có thể là kết quả của mối tương quan tốt đẹp hiện nay giữa Tòa thánh và Tòa Thượng Phụ Mát-cơ-va.”Philippa Hitchen

 (Ngày 08 tháng 1 năm 2018)

http://www.op.org

Chuyển ngữ: Nhóm dịch BC

Trả lời