Bí tích rửa tội: khởi đầu hành trình rao giảng

Bí tích rửa tội:
khởi đầu hành trình rao giảng của chúng ta
Matthêu 3: 13-17

Lm Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

Bí tích rửa tội: khởi đầu hành trình rao giảngNgười Do Thái đã chờ đợi lời hứa của Thiên Chúa trở thành hiện thực trong nhiều thế kỷ. Họ đã trải qua nhiều thử thách truân chuyên: Quê hương bị xâm lăng nghiền nát, toàn dân bị lưu đày ở Babylon, chung quanh họ là những dân tộc đa thần giáo, khiến giới trẻ bị cám dổ và bị lung lạc xa rời Thiên Chúa từ bỏ đức tin nơi Thiên Chúa của dân Israel

Hôm nay Chúa Giêsu đến giữa dân người đang bị đau khổ. Họ hưởng ứng lời mời gọi của Gioan Tẩy Giả là: Hảy ăn năn sám hối để sửa soạn đón Chúa đến sống giữa họ. Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa là dịp nhắc lại lời Thiên Chúa qua ngôn sứ Isaia được thánh Matthêu mô tả Ngài chịu phép rửa là để hoàn thành nhiệm vụ của người tôi tớ đau khổ; vì lúc đó bầu trời được mở ra và thần khí Chúa xuất hiện dưới hình chim bồ câu trên Chúa Giêsu và có tiếng từ trời phán như nhắc tới người tôi tớ huyền nhiệm theo lời ngôn sứ Isaia mô tả.

Bài đọc 1 hôm nay (là bài thứ nhất trong bốn bài ca nói về Người Tôi Tớ của Isaia), trong đó mô tả Thiên Chúa như người tôi tớ hiền lành. Quyền năng của người tôi tớ được thể hiện dưới một vóc dáng yếu ớt Thế nhưng đây lại là: “Một ánh sáng đến cho dân tộc ngươi, để mở mắt cho kẻ mù, đem tù nhân ra khỏi nơi giam giử, chiếu ánh sáng cho người sống nơi tăm tối.”

Chúa Giêsu là người con yêu dấu. Đời sống của Ngài diễn tả sự tha thiết tuân theo đường lối của Thiên Chúa, với sự hổ trợ của thần khí Thiên Chúa (trong hình dáng chim bồ câu) để cải hoá loài người. Ngay cả khi sứ vụ của Chúa Giêsu có vẻ như thất bại, khi Ngài chịu sự xỉ báng mạ lỵ trong cơn đau khổ tột cùng. Thế nhưng Ngài đã vượt qua trong sức mạnh của Thần khí Thiên Chúa; với niềm tin tuyệt đối vào Chúa Cha mà chúng ta nghe phán từ trời hôm nay:”Đây là con yêu dấu của ta, ta hài lòng về người”.

Ngôn sứ Isaia hứa là người tôi tớ của Đức Chúa sẽ “đưa tù nhân; là cư dân của bóng tối; ra khỏi nơi giam cầm”. Nơi giam cầm ở đây không mang ý nghĩa là căn nhà có chấn song sắt mà đó là bóng tối của tội lỗi bao bọc lấy chúng ta từ trong lòng mẹ và theo chúng ta đến ngày hôm nay và phủ quanh thế giới chúng ta đang sống. Thế nên trong chúng ta có nhiều người luôn mang ngục thất này theo mình

Khi Chúa Giêsu bước xuống sông Jordan để chịu phép rửa chính là lúc Ngài bước vào trong bóng tối tội lỗi đang bao phủ chúng ta; Ngài chính là đấng mà ngôn sứ Isaia đã loan báo : ”Người sẽ đưa tù nhân ra khỏi nơi giam cầm…”; và đời sống chúng ta đang bị tội lỗi giam cầm xâu xé. Chính Chúa Giêsu. Ngài không đứng trên bờ cao để khuyên dạy chúng ta, mà Ngài đến trong cuộc sống chúng ta nơi chúng ta đang là tù nhân của tội lổi, cho chúng ta đối mặt với bóng tối và các mánh khoé mà tội lỗi dễ xâm nhập vào để khuyên dạy và đưa chúng ta ra khỏi đó như Đức Chúa đã hứa với ngôn sứ Isaia xưa kia.

Phép rửa của Chúa Giêsu hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến ngày chịu phép rửa tội. Ngày mà chúng ta được thông hiệp với Ngài. Tôi chắc rằng một số đông trong chúng ta không ai nhớ được ngày rửa tội của mình! Bí tích rửa tội làm cho chúng ta cùng chết với Đức Giêsu Kitô và được sống lại trong một cuộc sống mới (Rm. 6). Người đã được rửa tôi là đã được sáp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Chúng ta được mời gọi làm theo và sống như Chúa đã làm và sống, như thánh Phaolô đã nói: ”Hãy đi làm việc công chính…” Chúng ta không cần sách chỉ dẫn cách làm nhưng vì nhờ đã nhận lảnh bí tích rửa tội nên có thần khí của Chúa Giêsu tác động làm chúng ta khôn ngoan hơn và làm tốt hơn

Chúa Kitô không tránh khỏi sự đau khổ của Người tôi tớ của Thiên Chúa. Ngay sau khi Chúa chịu phép rửa, Ngài bị cám dỗ trong sa mạc phép rửa rỏ ràng là không đem đến cho Ngài một chút dể dàng gì trong cuộc sống. Vì thế khi chúng ta chịu phép rửa, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong đời sống của người phục vụ như Chúa Giêsu đã sống.

Trong một số nhà thờ, tôi thấy có giếng rửa tội nằm cạnh lối đi giữa, ngay khi bước qua cửa chính là chúng ta thấy ngay. Khi đưa tay chấm nước thánh để làm dấu thánh giá là nhắc chúng ta đã được gọi để theo chân Người Tôi Tớ Trung Thành của Đức Chúa. Anh chị em khi chịu phép rửa tội có nghỉ là chúng ta được giáo hội mời gọi thực hiện những gì nói trong bí tích rửa tội. Nơi giếng rửa tội có thể nhắc chúng ta nhớ đến việc chúng ta đã bắt đầu đời sống đức tin thế nào. Khi đưa tay chấm nước thánh để làm dấu thánh giá hảy nhớ là chúng ta đang khởi đầu thực hiện lời mời gọi của người tôi tớ trung thành của Đức Chúa

Thần khí mà chúng ta lãnh nhận khi chịu phép rửa tội sẽ liên tục thúc đẩy và khuyến khích chúng ta làm theo lời Chúa cho đến lúc này khi chúng ta làm dấu thánh giá với nước thánh. Khi được rửa tội, không chỉ chúng ta nhận một tên mới mà thôi mà chúng ta còn lãnh nhận căn tính và sứ vụ mà chúng ta phải làm để được gọi là: ”con yêu mến“ và được mời gọi theo từng bước chân của Chúa Giêsu đã đi qua. Qua cuộc sống, căn tính và sứ vụ của chúng ta sẽ được hoàn thiện hơn vì chúng ta đã cố gắng hết mình để phục vụ Thiên Chúa

Một số người coi bí tích rửa tội như một thủ tục của gia đình, thậm chí họ còn xin chịu bí tích rửa tội ngoài thánh lễ ngày Chúa nhật. Họ không hiểu được rằng Bí Tích rửa tội hoàn toàn không phải là chuyện riêng tư nhưng là là chuyện của cộng đoàn Kitô hữu. Chúa Giêsu không đòi Gioan Tẩy Giả rửa tội cho Ngài ở một nơi nào khác trên sông Jordan với cha mẹ Ngài, và vài thân hữu có mặt là đủ rồi. Phép rửa của Chúa Giêsu là giữa công chúng và với công chúng. Chúng ta cũng vậy, Phép rửa tội là Bí Tích mời gọi chúng ta sống đời kitô hữu giữa công chúng và không có gì riêng tư cả.

Đôi khi chúng ta không cảm nhận được Bí tích rửa tội làm chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa và Thiên Chúa yêu mến và hài lòng khi chúng ta khi cố gắng sống trong tình yêu mến của Ngài. Bí tích rửa tội đem đến cho chúng ta ân sủng để sống một cuộc sống mới mà Thiên Chúa đã chia sẻ với chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Nhờ ân sũng đã làm chúng ta trở nên tôi tớ sống đời trong sáng trong bóng tối âm u: “Để mở mắt cho kẻ mù loà, đưa tù nhân ra khỏi ngục thất” Điều này đã được chứng nhận trên giấy rửa tội của chúng ta


Trả lời