HOME

 
 

Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

Lc 1, 57–66.80

 

Fr. Jude Siciliano, op :  Ân Huệ Kỳ diệu của Thiên Chúa

Đỗ Lực op : Gioan Tẩy Giả : Siêu Sao Sa Mạc

Tađêô Hồ Vĩnh Thịnh op : Ngài Phải Lớn Lên, C̣n Tôi Phải Nhỏ Đi

Fr Jude Siciliano, op. : Ngôn Sứ Của Đấng Tối Cao

Fr. Jude Siciliano, op: Trong thinh lặng chúng ta canh tân sứ vụ ngôn sứ của mình


Fr. Jude Siciliano, OP.

 Ân Huệ Kỳ diệu của Thiên Chúa
 (Lc 1, 57–66.80)

Thưa qúi vị.

Khi cháu gái tôi có thai, toàn thể gia đ́nh vui mừng. Trước hết là câu hỏi sức khoẻ của cháu, sau đó là ngày tháng cháu sẽ sinh và cuối cùng là tên sẽ đặt cho đứa nhỏ cháu sinh ra. Cứ theo như phong tục phương Tây th́ đứa nhỏ sẽ mang tên ông nội hay bà nội tuỳ theo là trai hay gái. Dần dần nhiều tên khác nữa được đề nghị, thêm tên này bỏ tên kia trong danh sách các tên mà đứa nhỏ sẽ được đặt. Như thế việc đặt tên qủa là một mối bận tâm trong gia đ́nh. Theo phong tục phương Đông th́ việc đặt tên c̣n nhiêu khê hơn nữa, tránh húy, tránh kỵ v.v…Tên tức là người, là tương lai của đứa trẻ, cho nên kỹ càng như thế kể cũng là đúng lư.

Trong kinh lạy Cha, chúng ta xin cho danh Cha cả sáng. Danh Thiên Chúa tức là bản tính của Ngài, cho nên Chúa Giêsu dạy xin cho mỗi người chúng ta được nên thánh, nên thanh khiết, để cho danh Chúa được tỏ rạng, được tôn trọng nơi chúng ta. Tên c̣n liên hệ chặt chẽ với mỗi nền văn hóa, di sản chủng tộc, với hy vọng của gia đ́nh, bạn bè, cho nên thường th́ con trẻ được mang tên của một thành viên đáng kính đáng trọng trong gia tộc, dù c̣n sống hay đă qua đời, để nói lên uy tín của người đó trong gia đ́nh, nơi làng xóm. Đứa trẻ sinh ra không những là một ân huệ Chúa ban cho gia đ́nh mà c̣n là niềm vui, niềm tự hào cho xóm làng. Mọi người đều được chia sẻ niềm vui đó .

Cứ theo như phong tục Do thái, th́ láng giềng, hàng xóm cũng được tham gia vào công việc đặt tên cho đứa nhỏ, thường th́ con đầu ḷng bắt buộc phải mang tên người cha hay ông nội (các gia đ́nh gốc miền Địa Trung Hải là tên ông nội). Như vậy trong nghi lễ đặt tên của bài tin mừng hôm nay, con trẻ đương nhiên mang danh Zacharia, cha nó. Nhưng Thiên Chúa can thiệp để nó mang tên khác theo chương tŕnh của Ngài. Chương tŕnh này được biểu tượng hóa bằng tên Gioan, chính Chúa đă đặt khi con trẻ được thụ thai và cha mẹ em đă thuận theo ư Ngài. Vậy th́ con trẻ này thuộc về ai ? Ai sẽ chịu trách nhiệm về nó ? Thiên Chúa hay cha mẹ nó ?

Mang tên Gioan là phá vỡ truyền thống lâu đời của dân tộc. Từ trước đến nay, loài người là khí cụ trong tay Thiên Chúa để sản sinh các phần tử mới cho nhân loại, nhưng hôm nay Chúa can thiệp trực tiếp vào công việc này. Rơ ràng Ngài đang trù định một điều ǵ đó thật to lớn cho ḍng giống loài người ! Tên là Gioan là biểu thị của một ân huệ Chúa muốn ban cho thế gian. Chúa chọn tên cho con trẻ, và nó mang tên Ngài ấn định chứ không phải cha mẹ, hay họ hàng, thế th́ chính Ngài chịu trách nhiệm về nó. Việc này không phải xảy ra ở lúc nó được sinh ra, nhưng từ khi cha nó dâng hương trong đền thờ .

Đôi khi Thiên Chúa đổi tên cho ai đó giữa ḍng đời, để ám chỉ một sứ mệnh mà người đó phải thực hiện. Thí dụ ông Abram được đổi thành Abraham (thêm một vần) để ông trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc và là đối tượng của lời hứa. Ông Jacob được đổi thành Israel (sức mạnh của Thiên Chúa) để ông chinh phạt các nước trung đông. Khi Chúa Giêsu gọi và chọn ông Phêrô để làm thủ lănh các tông đồ và làm nền tảng Giáo hội th́ Ngài đổi tên ông từ Simon thành Phêrô. Như vậy, truyền thống lấy tên để chỉ việc của Kinh Thánh vẫn c̣n được tiếp tục trong nghi lễ hôm nay. Cho nên công tŕnh cứu chuộc là hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa. Ngài là tác gỉa của sự sống th́ cũng chính Ngài ban sự sống mới cho nhân loại. Chúng ta không có lư do nào để đ̣i hỏi quyền lợi ở đây, tốt nhất là thái độ xin vâng (fiat) như Đức Maria và cha mẹ Gioan vậy. Gioan mang tên Thiên Chúa chỉ định có nghĩa là ơn cứu độ đang được từng bước thực hiện. Qủa là một điều vui mừng, nhưng có mấy người nhận ra ?

Trong bài đọc thứ nhất Thiên Chúa đặt tên cho người tôi tớ trung thành của tiên tri Isaia : “Đức Chúa đă chọn tôi từ trong ḷng mẹ, từ thưở thai nhi Ngài đă gọi tên tôi”. Ở đây một khuôn mẫu khác cũng bị bẻ gẫy. Một trẻ nhỏ làm sao có thể được sai đi để xây dựng lại các chi tộc Giu-đa ? “Ta sẽ làm cho ngươi nên ánh sáng muôn dân”. Qủa thật, trí khôn của chúng ta qúa bé nhỏ trước những ư định khôn luờng của Thiên Chúa. Chương tŕnh của Thiên Chúa không ai tưởng tượng nổi !

Ngài bước vào gia đ́nh Zacharia để thay đổi tên cho đứa trẻ. Khi thiên thần báo tin cho ông ở trong đền thờ là vợ ông, bà Elizabeth sẽ sinh con trai, ngài sẽ đặt tên cho đứa trẻ là Gioan và nói thêm : “Ông sẽ được vui mừng hớn hở và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” (1,14). Th́ ra bất cứ ư định nào của Thiên Chúa cũng là niềm vui, nguồn hạnh phúc cho chúng ta, cho nhân loại. Mọi dự tính của loài người đă bị gạt ra ngoài, quá khứ đầy tội lỗi đă khép lại. Quyền lực satan không c̣n ngự trị trên chúng ta nữa. Xem ra ảnh hưởng của hỏa ngục c̣n đang hoành hành trên thế giới, nhưng con cái Eva không v́ thế mà măi măi bị xiềng xích bởi cái ṿng luẩn quẩn, ghen ghét, trả thù, ích kỷ, phản bội, thỏa hiệp ma quái, duy vật biện chứng và các thói hư nết xấu khác..

Tên con trẻ sẽ là Gioan, ân huệ của Đức Chúa và là tiền hô của Đấng sẽ thu gom nhân loại quay về với Thiên Chúa. Giêsu, Đấng cứu thế, cũng là tên do Thiên Chúa lựa chọn sẽ thiết lập một vương quốc mới không lệ thuộc vào một quốc gia, một khu vực, một quận huyện, một bộ lạc hay gia đ́nh nào. Ngài đă tuyên bố với những ai lắng nghe Ngài là “bất cứ kẻ nào thi hành ư Thiên Chúa đều là anh em, chị em, là mẹ Ngài” (Mc.3,35). Một tên mới ám chỉ một sứ vụ hoàn toán mới. Tin mừng là dành cho hết thảy mọi người, không loại trừ ai, bất kể màu da, ngôn ngữ, giàu nghèo, sang hèn…

Thế th́ c̣n nhưng danh xưng chúng ta đang mang ? Chúng có thể được đổi thay nếu như Đức Chúa can thiệp ? Chúng ta là những kẻ lang thang vô mục đích ? Liệu Chúa có thể gọi lại là “ngôn sứ” được không ? Nếu chúng ta có những mối thù hằn truyền kiếp, liệu Chúa đặt tên lại là kẻ “hay tha thứ” đựơc không ? Nếu chúng ta mất đức tin, ĺa xa Giáo hội liệu Chúa cho chúng ta tên mới “tín hữu trung kiên” được không ? Nếu chúng ta bị loại trừ, liệu Chúa kêu chúng ta “ái khanh” của ta được không ? Ai đă thực hiện những điều như thế ? Chính Thiên Chúa, qua Đức Kitô, Đấng đă phá vỡ mọi tập tục, mọi qui tắc, cắt ngang mọi luật lệ xem ra vĩnh cửu, bước vào cuộc đời mỗi người, hô lớn : “Ngạc nhiên chưa !” thay đổi rồi đấy, chúng ta không bước theo con đường “cũ” nữa. Chúng ta đă có hy vọng, đă được giải thoát khỏi năo trạng xă hội cũ, tự do hoàn toàn để theo ân thánh Chúa ! Ai có thể đoán trước được ?

Trong ngày lễ hôm nay. Thiên Chúa đă chọn tên cho một con trẻ và ban cho nó vận mệnh tương lai. Có lẽ chúng ta chẳng được diễm phúc đó khi cha mẹ sinh ra, các ngài đă chẳng được Chúa th́ thầm tên của chúng ta vào tai, nhưng với những đường lối khác nhau, Chúa đă ban cho chúng ta ngôn từ ơn thánh, đặt lại tên cho chúng ta bằng cách lôi kéo chúng ta khỏi con đường tội lỗi, bẻ găy những thói hư tật xấu, ban cho vận mệnh mới, lối sống mới. Hội Thánh cũng được gọi là dân tộc mới của Thiên Chúa khi cùng nhau cử hành lễ tạ ơn hôm nay, và cũng có sứ mạng đặt tên mới cho những tay x́ ke, ma túy, đĩ điếm, say sưa, trác táng, cho những ai không cửa không nhà, cho những di dân thất nghiệp. Chúng ta được mời gọi cộng tác vào sứ vụ này. Thánh Gioan xưa đă thi hành như vậy. Ngài là tiếng kêu của hy vọng, của đổi thay cho cả một dân tộc đang tuyệt vọng. Chắc chắn Thiên Chúa cũng muốn chúng ta thi hành cùng một sứ vụ đó cho đồng bào chúng ta ngày hôm nay. Amen.


Đỗ Lực op

 Gioan Tẩy Giả : Siêu Sao Sa Mạc  
(Lc 1:57-66.80)

 Trong các lănh vực điện ảnh, nghệ thuật, thương mại v.v., giới trẻ đang tôn thờ các siêu sao. Siêu sao có thể là động lực giúp giới trẻ vươn tới. Nhưng siêu sao cũng có thể tạo nên những khủng hoảng trong xă hội và gia đ́nh hôm nay.

Đă đến lúc phải về tận nguồn để t́m một siêu sao đích thực, có sức cải biến xă hội và ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của giới trẻ hôm nay.

Siêu sao đó chính là thánh Gioan Tẩy giả. Nếu là một vị thánh tầm thường, chắc chắn thánh Gioan đă không chiếm được ngày lễ Chúa Nhật trong năm Phụng vụ. Bởi thế, cần dành ít phút để xem thân thế, sự nghiệp và sứ điệp siêu sao Gioan gởi thời đại chúng ta. Sứ điệp ấy không phải chỉ qua lời giảng, nhưng nằm ngay trong lối sống, con người và những giá trị cuộc đời Gioan, một mẫu gương tuyệt vời cho Kitô hữu.

NHÂN VẬT LỊCH SỬ

Hôm đó là một ngày rộn ră tiếng cười. Từ nhà trong tới nhà ngoài, gia đ́nh Giacaria tất bật đón tiếp mọi thân hữu khắp nơi đến chia vui. Niềm hân hoan lên tới tột độ, v́ niềm vui đến với gia đ́nh ông thật bất ngờ và quá lớn lao. Chính v́ thế, mọi người tuốn cả về đây. Không thể diễn tả được tất cả nỗi kinh ngạc của mỗi người khi thấy những điềm lạ trong ngày Gioan sinh ra. Trong ngày vui lớn lao như mở hội đó, chắc phải có mặt Đức Maria, Thân Mẫu Đức Giêsu.

Ngày Gioan sinh ra làm cho mọi người biết ngày Đức Giêsu ngự đến. Tin Mừng Luca đă cố t́nh song chiếu việc Gioan và Đức Giêsu sinh ra. Người phụ nữ hiếm muộn và trinh nữ đều đ̣i phải có Thiên Chúa can thiệp mới có thể sinh con. Thiên sứ Gabrien hiện ra loan báo “tin mừng” cho ông Giacaria về người con ông sẽ sinh ra. Một thiên thần đă loan báo cho Đức Maria về việc sinh một con trai. Cả hai đều kèm theo những lời ngôn sứ tiên báo về danh hiệu và sứ mạng của các con trẻ. Cả Đức Maria và ông Giacaria đều thắc mắc làm sao thực hiện lời truyền tin đó lúc chưa kết hôn và trong khi già yếu. Nhưng tất cả đă xảy ra ngoài dự tính của mọi người để lịch sử Dân Chúa được hoàn thành tốt đẹp.

Nếu không có một vai tṛ cực kỳ quan trọng trong lịch sử Dân Chúa, ngày sinh của Gioan Tẩy giả đă không được ghi lại chi tiết trong Tin Mừng. Sau khi sinh ra, Gioan Tẩy Giả cần được sát nhập vào dân Chúa. Lễ Cắt B́ làm cho giấc mơ đó thành hiện thực. Đó là dấu chỉ giao ước (St 17:1-12). Khi tŕnh bày ngày lễ cắt b́ cho Gioan Tẩy Giả, Luca cho thấy muốn đóng một vai tṛ quan trọng trong thời kỳ khai sinh Kitô giáo, Gioan phải là thành phần hoàn toàn thuộc về dân Israel. (1) Nếu không, Gioan không thể nắm vai tṛ ǵ trong lịch sử Dân Chúa.

Nhưng đó chỉ là thủ tục để chuẩn bị cho Gioan trở thành tiền hô của Đấng Cứu thế. Bước đường chuẩn bị c̣n dài và cam go hơn nhiều. Nếu việc đặt tên cho Gioan đă gây kinh ngạc cho mọi người thân thuộc, th́ phải nói sao khi con người đó “ra mắt dân Israel” (Lc 1:80) để kêu gọi toàn dân sám hối đón nhận Nước Thiên Chúa ? Hàng chục năm chôn ḿnh trong hoang địa, ông đă làm ǵ ? Sống xa mọi ồn ào và giao dịch, chắc ông phải nghe tiếng Chúa rơ hơn mọi người. Chính v́ thế, ông mới nh́n thấy rơ dung nhan của Đấng Thiên Sai và mới có đủ năng lực làm chứng cho Chúa. Ông trở thành vị Tiền Hô cho Đấng Cứu thế.

SỨ MỆNH TRỌNG ĐẠI

Đóng vai ngôn sứ đă là khó. C̣n hơn một ngôn sứ, Gioan Tẩy giả là vị Tiền Hô cho Đấng Cứu Thế. “Chúa Giêsu nh́n nhận rằng nơi bản thân ông cũng như trong sứ điệp của ông, là tất cả tinh hoa của Cựu Ước.” (2) Chính v́ thế, ông có đủ tư cách để giới thiệu Chúa Giêsu cho muôn dân : “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xó bỏ tội trần gian.” (Ga 1:29.36) Đó là lời chứng cao cả nhất phát xuất từ một tâm hồn khiêm cung sâu thẳm nhất. Phải có bản lănh cao cường lắm mới có thể làm chứng về Chúa một cách quyết liệt như vậy. Nhờ những năm thinh lặng trong hoang địa, ông mới đón nhận mạc khải và sứ mệnh Tiền Hô cao cả đó.

Sứ mệnh đó rất cam go. Thật vậy, giữa lúc danh vọng lên cao tột độ, phải thắng vượt chính ḿnh, ông mới có thể can đảm phủ nhận những vinh hoa bao quanh. Thời ấy ai cũng coi ông là nhân vật quan trọng nhất. Các môn đệ càng cố dành giựt và hoạt động để tôn vinh ông như Thiên Sai. Nhưng ông biết rơ ḿnh là ai. Ông chấp nhận. Ông biết ḿnh không phải là Thiên Sai muôn dân trông đợi (x. Cv 13:25). Ông biết ḿnh phải nhường bước cho Chúa Cứu thế, dù ông đă lên tới tột đỉnh vinh quang, trong khi chưa ai biết Đức Giêsu là ai. Có ngôn sứ nào có đủ khiêm tốn nói được như ông : “Tôi không đáng cởi dép cho Người.” (Cv 13:25) Lời thú nhận này đă đẩy ông lên tới địa vị cao cả hơn tất cả phàm nhân, nhưng đồng thời cũng đưa Đức Giêsu ra ánh sáng.

Tuy thế, ông không phủ nhận đến biến ḿnh ra hư không. Trái lại, ông nh́n nhận ḿnh là một tiếng kêu trong hoang địa (“Hăy dọn đường cho Chúa đến !”), tiền hô của Đấng Thiên Sai, tôi tớ Chúa, ánh sáng cho muôn dân. Hoàn thành được những sứ mệnh đó, ông có thể an tâm v́ đă đóng xong vai tṛ của ḿnh trong lịch sử Dân Chúa. Tất cả vinh quang đích thực của ông đều bắt nguồn từ những vai tṛ đó.

Giả sử Gioan nghe lời xúi bẩy của các môn đệ và xu hướng quần chúng, chuyện ǵ sẽ xảy ra ? Chắc chắn ông sẽ đánh mất luôn căn tính của ḿnh và cả những vinh quang đích thực phát xuất từ Thiên Chúa. Ơn gọi và sứ mệnh cũng tiêu tan. Các môn đệ không khiêm tốn sâu thẳm, nên không thể thấy sự thật như ông. Đây là một giá trị quan trọng nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới sự lựa chọn và quyết định của ông. Sự thật phát xuất từ Lời Chúa, giúp ông đối đầu với nếp sống vô đạo. Sự thật giúp ông nhận ra Chúa là trung tâm cuộc sống : “Người phải lớn lên, c̣n tôi phải nhỏ đi.” Nếu không có ánh sáng của sự thật, ông không thể chỉ dẫn dân chúng con đường sám hối. Ông kêu gọi mọi người canh tân cuộc sống và hoán cải nội tâm.

Sự thật giải thoát ông khỏi cái tôi, một trở ngại lớn nhất trên con đường làm chứng. Sống trong sự thật, ông được giải thoát cả trong tâm hồn lẫn ngoài thể xác. Kết quả là một lối sống rất đơn giản và khắc khổ. Mục đích nhằm giúp ông rao giảng, gặp gỡ và ảnh hưởng đến quần chúng dễ dàng hơn. Đó là lư do tại sao mọi người đều tuốn đến với ông. Cuộc sống hàng ngày luôn theo một mẫu mực khác biệt đến đối kháng với kiểu sống và văn hóa thời đại. Bằng chứng, ông đă phản kháng lối sống sa đọa của vua Hêrôđê, điểm mặt những con măng xà đang núp bóng trong các tổ chức đạo đời và nhất quyết không chiều theo thị hiếu nhất thời của quần chúng. Cuối cùng, ông đă tử đạo v́ sự thật để nêu gương trung thành cho muôn thế hệ. Làm sao ông có một nghị lực lớn lao như thế ?

TỪ HOANG ĐỊA ĐẾN ĐÔ HỘI

Câu trả lời nằm trong thời gian ở hoang địa. Thời gian thinh lặng đầy ư nghĩa và hữu ích. Không phải thinh lặng nào cũng có ư nghĩa như nhau. Có những thinh lặng hoàn toàn trống rỗng. Chỉ có sự thinh lặng tràn ngập ân sủng và chân lư mới thực sự có lợi ích mà thôi. Ân sủng và chân lư hoàn toàn tùy thuộc vào việc lắng nghe Lời Chúa. Không biết lắng nghe, không thể sống trong thinh lặng. Không biết thinh lặng, không thể lắng nghe.

Cũng như Gioan Tẩy giả, chúng ta phải tŕnh bày và sống những giá trị ḥa nhập với Chân lư. Giá trị văn hóa ngày nay giả tạo, sai lầm và do đó trống rỗng. Ngụp lặn trong văn hóa trống rỗng đó, nhiều bạn trẻ hôm nay không t́m được lối thoát. Bởi thế, họ hoàn toàn thất vọng và buông thả. C̣n ǵ lăng phí hơn ? Cuộc sống đáng lẽ có ư nghĩa hơn nhiều nếu nghe theo tiếng gọi lương tâm hay dơi theo ánh sáng Thánh Linh để nhận ra ḿnh là ai và có thể làm ǵ cho chính ḿnh và tha nhân. Mỗi người là một con người được Thiên Chúa yêu mến và ban tặng sự sống ngay từ khi mới thụ thai. Mỗi người đều có phẩm vị và giá trị vô song, không phải v́ chúng ta đă làm ǵ, nhưng v́ chúng ta là ai. Con người được thánh hiến trong bí tích Thanh Tẩy, được chia sẻ sự sống thần linh của Thiên Chúa và được gọi làm môn đệ Chúa Giêsu Kitô. Dù có những điểm mạnh và điểm yếu, mỗi người đều được mời gọi sám hối và trở nên thánh mỗi ngày. Như Gioan Tẩy giả, mỗi người chúng ta phải sống trung thực với ḿnh. Điều này thật khác với văn hóa đầy hiếu động và tự lừa dối ḿnh hôm nay.

Noi gương Gioan Tẩy giả, chúng ta phải tạo một nếp sống sao cho mọi người dễ lắng nghe, gặp gỡ, và chấp nhận Tin Mừng. Cuộc sống như thế khác hẳn với nền văn hóa tập trung vào cái tôi và lối sống bất chính.

Đă đến lúc chúng ta phải thực sự sống làm Kitô hữu trong toàn thể cuộc sống, chứ không chỉ trong phụng vụ Chúa nhật mà thôi. Chúng ta được kêu gọi dùng hành động hơn lời nói để công bố “Đức Giêsu là Chúa.” Đó là điều ông Gioan Tẩy giả đă làm. Chúng ta cũng cố gắng làm cho Chúa Kitô sống lại trong cuộc đời chúng ta.

Dù có im lặng lâu năm trên hoang địa, Gioan Tẩy giả vẫn lên tiếng khi gặp cảnh bất công xă hội và suy đồi luân lư. Nh́n quanh một ṿng xă hội hôm nay, nhiều ngôn sứ cũng đang bước theo con đường làm chứng của Gioan Tẩy Giả cách can đảm và chính xác !

Muốn noi theo những mẫu gương can đảm đó, cần phải vào hoang địa với Gioan Tẩy giả. Vào hoang địa, chúng ta mới có thể t́m thấy Chúa là trung tâm cuộc đời và lối thoát cho những bế tắc hôm nay.

Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe Lời Chúa và can đảm hành động cho mọi người biết đến Chúa và môi trường xă hội ngày càng tốt đẹp hơn. Amen.


----------- 

(1) The New American Bible 1986:1094.

(2) Lời Chúa Cho Mọi Người 2005:1747.

 
Tađêô Hồ Vĩnh Thịnh op

Ngài Phải Lớn Lên, C̣n Tôi Phải Nhỏ Đi
(Lc 1,57-66.80)

Trở thành ngôn sứ là ơn gọi đặc biệt được chính Thiên Chúa tuyển chọn. Thiên Chúa đă từng phán với ngôn sứ Giêrêmia : ”Trước khi cho ngươi thành h́nh trong dạ mẹ, Ta đă biết ngươi ; trước khi ngươi lọt ḷng mẹ, Ta đă thánh hóa ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân” (Gr 1, 4-5). Lời Chúa phán trên cũng thật đúng cho trường hợp của Gioan Tẩy Giả.

Sự ra đời của Gioan Tẩy Giả đă gây thắc mắc cho nhiều người. Ai nghe thấy cũng đều để tâm suy niệm và tự hỏi : ”Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào ?” (Lc 3,16). Ba mươi năm sau, trong khi thi hành sứ vụ, người Dothái hỏi chính Gioan : “Ông là ai ?”, “Ông nói ǵ về chính ḿnh ?”. Gioan đă trả lời : “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa” (Ga 1,23). Gioan tự nhận ḿnh là tiếng hô đi trước để chuẩn bị cho Lời sẽ đến sau. Cuộc đời Gioan sẽ là h́nh ảnh tuyệt hảo cho người ngôn sứ.

Người phải lớn lên c̣n tôi phải nhỏ đi. Gioan đến không phải để nói về ḿnh nhưng để giới thiệu Đấng Cứu Thế. Gioan thi hành sứ vụ ngôn sứ không chỉ bằng lời nói nhưng với trọn vẹn cuộc sống. Trước khi ra mắt dân Israel, ông đă trải qua ba mươi năm sống một ḿnh trong hoang địa. Khi rao giảng, dân chúng đến với ông rất đông nhưng ông tự nhận ḿnh chỉ là tiếng hô đến dọn đường cho Đấng mà ông không đáng cởi quai dép. Khi nhận ra Đức Giêsu, Gioan không ngần ngại giới thiệu cho hai môn đệ thân tín để rồi hai môn đệ cũng bỏ Gioan mà theo Đức Giêsu. Cuối cùng, Gioan lấy chính mạng sống của ḿnh để bảo vệ sự thật. Đó là số phận dành cho những ai sống trọn vẹn vai tṛ ngôn sứ của ḿnh. Thế nhưng, cũng chính Gioan là người được Chúa Giêsu tuyên dương khi nói : “Trong số phàm nhân đă lọt ḷng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gio-an” (Lc 7,28).

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Kể từ ngày lănh nhận bí tích Thanh Tẩy, mỗi người chúng con đă mang trong ḿnh sứ vụ ngôn sứ. Vậy mà mấy khi chúng con ư thức trách nhiệm ngôn sứ của ḿnh. Phải chăng chúng con ngại gian khổ ? Phải chăng chúng con chỉ nghĩ đến ḿnh và lo xây đắp cho ḿnh mà quên đi nhiệm vụ phải làm cho Danh Chúa nổi bật lên. Đă bao lần chúng con nhắm mắt làm ngơ trước những tṛ bịp bợm, dối gian. Biết bao lần con thờ ơ trước cảnh đời bất công. Thậm chí có những lần con không dám tuyên xưng đức tin của ḿnh nhằm bảo vệ những lợi ích nhỏ nhen. Biết bao cơ hội thuận tiện đă trôi qua mà con không thi hành sứ vụ ngôn sứ của ḿnh. Chúa ơi, chúng con thành thật xin lỗi Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Xin cho chúng con ơn can đảm và ḷng mến yêu. Can đảm để đối diện và đón nhận những khó khăn nguy hiểm và yêu mến để dùng trọn cuộc sống ḿnh nói lên lời yêu thương của Thiên Chúa. Amen.§

 
Fr Jude Siciliano,
op (2007).

Ngôn Sứ Của Đấng Tối Cao
(Lc 1,57-66.80)

Kính thưa quí vị,

Theo lịch năm nay, lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả (24.6) trùng vào ngày Chúa Nhật XII, Giáo hội kính thánh nhân đúng ngày nên chúng ta phải gián đoạn sự liên tục các Chúa Nhật để suy niệm về ngày lễ. Sự gián đoạn này chứng tỏ thánh Gioan Tẩy Giả giữ vai tṛ quan trọng thế nào trong cuộc sống của Đức Kitô ? Khi trùng hợp th́ thường lễ các thánh được dịch lên trước hoặc sau Chúa Nhật. Lễ thánh Gioan Tẩy Giả không dịch. Ngoài ra, thói quen phụng vụ chỉ mừng ngày sinh nhật trên trời (ngày qua đời) của các vị thánh, hoặc biến cố quan trọng nào đó của cuộc đời họ, ít khi mừng sinh nhật trần thế trừ ba vị: Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Gioan. Vậy, có điều chi quan trọng cho lịch sử cứu độ? Xin thưa, v́ Đức Mẹ và thánh Gioan là hai gương mặt then chốt trong cuộc đời và sự nghiệp của Chúa Giêsu.

Lư do cuối cùng là v́ Thiên Chúa đă làm những việc lạ lùng trong đời sống của các đấng, chính họ và chúng ta là những kẻ được thụ hưởng. Thánh Gioan là tiên tri sau hết trong chương tŕnh ban ơn của Thiên Chúa cho nhân loại qua Cựu Ước. Ong đă chu toàn sứ mệnh thúc đẩy nhân loại vào kỷ nguyên mới. Việc kính lễ ông cho chúng ta cơ hội tưởng nhớ tất cả các ngôn sứ lớn nhỏ Cựu Ước. Họ là dấu chỉ Thiên Chúa săn sóc tuyển dân nói riêng, nhân loại nói chung. Thật là cơ hội đặc biệt để tỏ ḷng biết ơn Thiên Chúa. Mừng sinh nhật Gioan, không phải chỉ để ca tụng một đấng thánh mà chúng ta phải noi gương, nhưng chủ yếu là mừng Thiên Chúa đă lựa chọn và yêu mến chúng ta. Ngài ban khả năng để chúng ta trung thành đáp trả ơn gọi của Ngài, như gương thánh Gioan. Được như vậy tương lai nhân loại sẽ hoàn toàn đổi khác, không c̣n hận thù, ghen ghét như hiện trạng.

Kinh Thánh luôn nhấn mạnh chính Thiên Chúa chọn lựa và kêu gọi các ngôn sứ thi hành công việc cho Ngài. Không ai được phép tự nhận ơn gọi và trách nhiệm ấy. Các bài đọc điều chứng minh như thế, trường hợp của Isaia: “hỡi các đảo, hăy nghe tôi đây; hỡi các dân tộc miền xa xăm, hăy chú ư: Đức Chúa đă gọi tôi, từ khi tôi c̣n trong ḷng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đă nhắc đến tên tôi”. Và trường hợp của Gioan Tẩy Giả, chính miệng cha ông, tức tư tế Giacaria nói: “Hài nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: Con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết: Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên”. Chẳng c̣n chi rơ ràng hơn nữa. Vậy mà thiên hạ vẫn nghênh ngang nhận lấy danh hiệu và vai tṛ cao trọng này cho ḿnh. Thánh Phaolô nhiều lần kêu họ là các ngôn sứ giả, chỉ nói những lời nịnh bợ quyền chức, hoặc ngọt ngào mị dân. Cho nên, suy niệm về ơn gọi của Gioan hôm nay khiến chúng ta phải cảnh giác về bản thân và trách nhiệm “ngôn sứ” trước mặt Thiên Chúa. Liệu chúng ta thực sự công bố Lời Thiên Chúa bằng lời nói và hành vi của ḿnh? Hay tinh thần của thế gian, ma quỉ? Liệu chúng ta có a dua chạy theo những mốt rao giảng trần tục, quảng cáo bán hàng hay phô trương cái “tôi” tài giỏi cho thiên hạ ngưỡng mộ? Bởi lẽ, qua Bí tích Rửa tội và ơn Thánh Linh, Thiên Chúa đă chọn riêng chúng ta giữ vai tṛ đặc biệt: làm ngôn sứ cho Ngài trong môi trường gia đ́nh, xă hội, Giáo hội, thế giới. Thiên Chúa đă thực hiện những ǵ thời Isaia, Gioan th́ cũng làm như vậy trong thời đại chúng ta, dùng chúng ta làm ánh sáng cho muôn dân: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Giacóp, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, th́ vẫn c̣n quá ít. V́ vậy, Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi mang ơn cứu độ của ta đến tận cùng cơi đất”. Đó là ơn gọi chung của mọi tín hữu hôm nay.

Để hiểu rơ vấn đề này, xin lược qua bối cảnh của bài đọc một, được trích từ bài ca thứ hai trong bốn bài ca về Người Tôi Trung của Giavê. Người ta gọi phần này là Đệ nhị Isaia (chương 40-55). Đoạn trích hôm nay, Thiên Chúa nói với tuyển dân trong cơn lưu đày Babylon (tk VI TCN). Tác giả tuyên sấm không phải với một cá nhân mà với một dân tộc để khích lệ Israel nghĩ về ḿnh như tôi tớ của Thiên Chúa. Ngay từ thuở ban đầu, Thiên Chúa đă chọn dân này, lúc c̣n là nô lệ trong đất Aicập và suốt thời kỳ nó lang thang trong sa mạc ở chân núi Sinai. Lúc ấy, Thiên Chúa đă kư kết với họ một Giao ước. Ngài là Thiên Chúa của họ và họ là dân riêng của Ngài. Đúng là một ân huệ tuyệt vời cho dân tộc Do Thái. Nhưng lúc này họ lại thấy ḿnh làm nô lệ cho đế quốc Babylon. Lư do là họ đă không tuân giữ Giao ước. Họ tôn thờ ngẫu tượng của các dân tộc chung quanh. Do đó, Thiên Chúa phạt họ phải đi làm nô lệ cho ngoại bang.

Tuy nhiên, khi Đệ nhị Isaia tuyên sấm với thế hệ mới trên đất khách, ông cam đoan Thiên Chúa không bỏ rơi tuyển dân. Mặc dù hiện thời không có điều kiện để phục vụ Thiên Chúa chân thật. T́nh trạng của họ tệ hại thảm thương, chẳng có hy vọng khi quay nh́n tứ phía. Nhưng Thiên Chúa của dân tộc không phải là vị thần tầm thường nhỏ bé như các thần linh ngoại giáo, mà là vĩ đại trên toàn cơi vũ trụ, không vị thần nào sánh bằng. Đấng đă dựng nên họ, thiết lập quốc gia họ từ con số không, th́ nay Ngài lại thực hiện công việc đó lần nữa. Vậy th́ tuyển dân không nên tuyệt vọng, cứ trông cậy vào Đức Chúa. Ngài đă giải phóng họ khỏi Aicập, th́ Ngài sẽ ban cho họ ân huệ ấy lần thứ hai trong đế quốc Babylon. Họ sẽ được thả về bằng cuộc xuất hành vẻ vang. Bài đọc hôm nay có một cuộc đối thoại tinh tế giữa Thiên Chúa và tuyển dân. Tuyển dân nh́n vào thân phận của ḿnh nói: “Này tôi vất vả luống công, phí sức mà chẳng được ǵ.” (kiếp nô lệ là như vậy). Nhưng Thiên Chúa hứa một chân trời mới: “Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta để tái lập các chi tộc Giacóp và dẫn đưa các người Israel sống sót trở về th́ vẫn c̣n quá ít. V́ vậy, Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của ta đến tận cùng cơi đất”. Sứ mệnh của Israel quả là vĩ đại! Đó cũng là sứ mệnh của Hội thánh, của mỗi chúng ta! Người tôi tớ tỉnh ngộ: “Sự thật, phần thưởng cho tôi ở nơi Đức Chúa, sự đền bù của tôi là Thiên Chúa”. Ong nhận ra quá khứ đă qua đi, kiếp nô lệ không c̣n nữa. V́: “lúc này Thiên Chúa lại lên tiếng… Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi”. Chúng ta có thể phải đau khổ, khóc than trong quá khứ và chẳng hy vọng lối thoát ở hiện tại. Nhưng Thiên Chúa rất tích cực hoạt động trong trường hợp này. Bài đọc cho biết rơ như vậy. Các động từ đều chỉ về hành động của Thiên Chúa: “Người là Đấng nhào nặn ra tôi… Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng”. Dân tộc Israel là kẻ lănh nhận hiệu quả của công việc Thiên Chúa thực hiện: Người sẽ biến tôi thành mũi nhọn, cất tôi trong ống tên của Người”. Nghĩa là Thiên Chúa tưới gội muôn ân huệ trên tuyển dân ngày xưa, và chúng ta hôm nay. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta đă bỏ lỡ cơ hội. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta làm nhân chứng trung thành của Ngài cho thế giới và chúng ta đă làm ngơ hay đáp trả miễn cưỡng nửa vời. Giống như dân Israel, chúng ta đă vong thân cách này cách khác, làm nô lệ cho t́nh dục, thói quen xấu v́ mù quáng, điếc lác cố hữu. Chúng ta sống bằng nửa cuộc đời chân thật, c̣n nửa kia sống ảo qua TV, Radio, giải trí phàm tục. Ngoài ra c̣n những cám dỗ của tham lam tiền tài, danh vọng, bạo lực, áp bức, bất công.

Lúc đầu người tôi tớ chống cự hay ngập ngừng, lấy cớ kiệt lực trước tiếng Chúa kêu mời. Ai biết được những hậu quả của lời đáp trả? Trong cả hai Giao ước, các ngôn sứ đă không bước đi tốt đẹp trong nhiệm vụ của ḿnh. Và chúng ta cũng vậy. Được gọi làm “ánh sáng” muôn dân, vậy th́ bổn phận của ḿnh nằm ở đâu? Chúng ta làm nhân chứng thế nào cho Chúa Giêsu trên địa cầu này? Tôi thiết nghĩ những câu hỏi này là chính đáng. Nhưng có lẽ c̣n câu hỏi quan trọng hơn: làm thế nào ơn gọi của Thiên Chúa có hiệu quả trong cuộc sống mỗi người? Nó có thể thay đổi đời sống ra sao? Trước Thánh Thể hôm nay, chúng ta cũng nghe thấy tiếng Chúa gọi như Ngài đă mời gọi dân Do Thái tan tác thuở xưa. Nhưng từ ngữ “giờ đây” là then chốt cho chúng ta, tương tự như Isaia ngày trước: “Giờ đây, Đức Chúa lại lên tiếng”. Đức Chúa lại gọi và chọn chúng ta. Giờ đây, Thiên Chúa tạo dựng một dân mới. Giờ đây, Thiên Chúa thiết lập Hội thánh và mỗi người tín hữu thành nhân chứng của Ngài để làm ánh sáng cho muôn dân, soi sáng cho họ về đời sống thánh thiện. Giờ đây, Ngài biến đổi chúng ta nên đầy tớ trung tín. Do sức lực riêng ḿnh? Thưa không, Thánh đường này không phải là nhà tập luyện thể thao để mọi người người đến đó trau giồi thân thể ngỏ hầu có sức khoẻ phụng thờ Chúa. Chúng ta qui tụ về đây để nhớ lại rằng Thiên Chúa đă gọi và chọn ḿnh như Isaia, Gioan Tẩy Giả, các ngôn sứ và chính tuyển dân Israel. Ngài gọi và chọn chúng ta qua Bí tích Rửa tội để loan báo hết khả năng đời sống rằng Thiên Chúa là ai? Đấng đă chú ư đến một dân tộc tan nát, xây dựng họ thành một dân mới từ số không và sai họ ra đi rao giảng cho thế gian tội lỗi. Đúng như khi Ngài kêu gọi Do Thái làm bề tôi trung thành của Chúa, th́ Ngài cũng thiết lập chúng ta trung tín trong Đức tin vào Chúa Kitô. Bánh Thánh và Lời Chúa kiện cường chúng ta hôm nay để chu toàn sứ mạng ấy.

Một tờ báo hàng ngày địa phương (tờ Raleigh’s News and Observer) số tháng 6, mùng 5, 2007 có một bài về hiện tượng ngày nay cha mẹ trẻ chọn tên cho con của họ. Nhiều cha mẹ nổi tiếng giàu có đặt tên cho con thật kỳ quặc. Có lẽ họ chịu ảnh hưởng của trào lưu xă hội nên nghĩ ra những cái tên chẳng giống ai: thằng Táo, con Moxie chống tội phạm, con Kael, thằng Hận, con Thù, Mít, Ớt… Tuy nhiên, phần đông vẫn đặt tên theo cổ truyền: Emily, Linda, Emma, John,… nghe quen thuộc và thân thương.

Cháu gái tôi sắp sanh đứa con đầu ḷng, cả nhà xúm lại đề nghị nhiều tên khác nhau. Nhưng quyền lựa chọn và quyết định vẫn thuộc về vợ chồng nó. Chúng nó là cha mẹ, chúng nó có bổn phận. Đây cũng là tục lệ Do Thái thời Chúa Giêsu. Hai ông bà Dacaria và Isave có quyền đặt tên cho con. Cứ như tŕnh thuật Phúc Am hôm nay, khi con trẻ đủ tám ngày th́ chịu phép cắt b́ và nhận tên để thuộc về tuyển dân. Họ hàng láng giềng xúm lại đề nghị tên. Người ta đồng ư lấy tên cha là Dacaria đặt cho em. V́ đó là tục lệ phổ thông. Nhưng ông bà Dacaria vẫn có quyền quyết định và ông Dacaria đă đặt tên là Gioan như lời Thiên sứ truyền. Vậy tên con trẻ không do ư muốn loài người, nhưng do Thiên Chúa. Gioan có nghĩa là ân huệ của Đức Chúa Trời. Đúng là xứng đáng, v́ Gioan quả là ân điển được Thiên Chúa ban cho nhân loại. C̣n “Isaia” ám chỉ: “từ ḷng mẹ tôi” Chúa đă đă gọi tôi để làm tôi tớ trung thành cho Người. Các tiên tri này đă hoàn thành sứ vụ đúng như tên gọi của ḿnh. C̣n tên “tín hữu” mà mỗi người nhận được ở Bí tích Rửa tội th́ sao? Gioan đă là tiên tri và tiền hô cho Chúa bằng cuộc đời của ḿnh, chúng ta th́ sao? Chúng ta ca tụng ông để làm ǵ? Nhưng ở biến cố này rơ ràng Thiên Chúa đưa ra quyết định và nó đă được hoàn thành tốt đẹp. Thiên Chúa sẽ dùng Đức Giêsu mà công bố cho nhân loại: Năm hồng ân của Thiên Chúa (Lc 4,19)

Giống như các tiên tri trước ông, Gioan đă được Chúa dành riêng ra để thi hành công tác cho Ngài. V́ Ngài luôn quan tâm đến nhân loại. Mọi tên đều có ư nghĩa:

Alberto = cao sang, đáng khâm phục;

Jason = thầy thuốc, chữa lành;

Giuse = chia sẻ, cho thêm;

Maria = kẻ được ước ao;

Dorothy = quà Thiên Chúa tặng;

Sophia = sự khôn ngoan.

Nhưng cao trọng nhất vẫn là tên “tín hữu”, chứng nhân của Chúa Kitô cho thế giới lạnh lùng, thù nghịch. Cho nên chúng ta cần nhiều Thần Khí để chu toàn. Thánh Thể sẽ cung cấp dồi dào Thần Khí đó, miễn là chúng ta sốt sắng đón nhận. Amen.

 

Jude Siciliano, OP (Học viện Đaminh chuyển ngữ)

Trong thinh lặng

chúng ta canh tân ơn gọi ngôn sứ của ḿnh

Is 49: 1-6; Cv 13: 22-26; Lc 1: 57-66,80

 Thưa quư vị,

Quả thật không có ǵ khó hiểu khi bài trích sách Isaia được chọn đọc trong ngày lễ hôm nay để minh họa cho bài Tin mừng. Việc mô tả ơn gọi của Isaia có thể nói về Gioan Tẩy Giả - cũng như bất kỳ ngôn sứ nào được Thiên Chúa chọn gọi. Ông cũng đang nói về chúng ta trong khi chúng ta được mời gọi đứng lên bảo vệ cho chân lư, hay nói lời an ủi cho những ai đau buồn.

Qua bí tích thánh tẩy, chúng ta được xức dầu để trở nên tư tế, ngôn sứ và vương đế. Ngày lễ hôm nay nhắc chúng ta về ơn gọi trở thành ngôn sứ trong Phép Rửa. Như Isaia nói: “Đức Chúa đă gọi tôi từ khi tôi c̣n trong ḷng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đă nhắc đến tên tôi”. Trong khi lănh nhận Phép Rửa, mỗi chúng ta được mời gọi trở thành ngôn sứ; có thể không phải kiểu cong khai như Isaia hay Gioan Tẩy Giả, nhưng vẫn là ngôn sứ. Chúng ta có thể học từ cách “mô tả chi tiết công việc” trong tự truyện của ngôn sứ Isaia và trong chính vần thơ đó.

Bài đọc hôm nay là một trong bốn bài về “Người tôi trung (42,1-4; 49,1-6; 50,4-9 và 52,13-53:12). Vị ngôn sứ nhận ra rằng ḿnh được kêu gọi “từ trong dạ mẫu thân”. Khung cảnh của cuộc lời kêu gọi, hay ơn gọi, th́ quan trọng v́ giống như các ngôn sứ, không phải lúc nào ông cũng hành động vừa ḷng người khác. Ông c̣n phải trở nên như “lưỡi gươm sắc bén” và v́ thế lời ông gây lên sự chống đối. Các ngôn sứ được kêu gọi từ giữa dân của ḿnh – họ không phải là ngoại kiều. Để nói lời phê phán chính t́nh trạng của cộng đoàn chắc chắn sẽ gây lên không chỉ sự chống đối của chính dân ḿnh mà c̣n nghi ngờ chính ḿnh. Làm thế nào mà ngôn sứ không thấy hoài nghi khi mà chính những người thân chống đối và quay lưng lại với họ?

Những người theo Đức Giêsu cũng xem Người như một ngôn sứ như Isaia. Người nói những lời an ủi và chữa lành với những ai đau khổ và phê phán giới cầm quyền chính trị và nhất là giới lănh đạo tôn giáo. Sứ vụ ngôn sứ của Người, cũng giống như các ngôn sứ đi trước, gặp phải sự chống đối và chịu đau khổ bởi chính những bàn tay của giới lănh đạo tôn giáo. Các môn đệ đón nhận Đức Giêsu và lời mời gọi của Người, vác nhận thập giá và theo Người, cũng sẽ nhận sự đối xử chẳng khác ǵ từ phía những thế lực lănh đạo.

Gioan Tẩy Giả là người đi trước Đức Kitô. Vai tṛ ngôn sứ của ông không êm ả như Isaia, nhưng theo kiểu cháy bỏng của Êlisa. Kiểu nói thông dụng này dễ dẫn đến kết cục thảm thương của vị ngôn sứ, nhưng không phải trước khi nhắm đến vị kế nhiệm là Đức Giêsu. Sau khi sự việc xảy ra với Gioan, Đức Giêsu trở thành tâm điểm của sự chú ư; một ngôn sứ vừa nhẹ nhàng như Isaia vừa thách thức những nhà lănh đạo tôn giáo bướng bỉnh chai ĺ. Nhưng cũng chẳng bao lâu sau, chính Đức Giêsu cũng gặp kết cục thảm thương của người ngôn sứ. Giờ chúng ta chú ư đến nội dung bài Tin mừng nói về Gioan Tẩy Giả.

Thời gian gần đây, Anh quốc đă dành ra cả hai năm trời để chuẩn bị cho lễ bạc kỷ niệm của nữ hoàng Êlizabeth. Ngay cả những người Mỹ, dù đă dẹp chế độ quân chủ cả hàng thế kỷ, cũng bật tivi vào sáng sớm ngày Chúa Nhật để theo dơi cảnh 1000 chiếc tàu, bè, thuyền buồm và cả canô tràn ngập ḍng Sông Thêm để mừng Nữ Hoàng của họ. Đó là thời gian hạnh phúc của dân Anh và chúng ta cần chia sẻ với họ từ nửa kia thế giới.

Và đây là các thức của Sách Thánh. Sinh nhật của Gioan Tẩy Giả khai mạc một biến cố hết sức quan trọng trong lịch sử và một thời đại mới. Gioan sẽ loan báo việc Đức Giêsu ngự đến và Đức Giêsu sẽ công bố sự hiển trị của Nước Thiên Chúa. Để chuẩn bị cho biến cố làm thay đổi thế giới, Thiên Chúa chắc chắn có thể tiến hành một lễ hội huy hoàng gấp bội lễ kỷ niệm xa hoa của Nữ Hoàng Êlizabeth. Nhưng Thiên Chúa đă không làm như thế.

Thay v́ thế, bánh xe của sự thay đổi quan trọng này bắt đầu chuyển động khi một cặp vợ chồng lớn tuổi ở vùng quê hẻo lánh mang thai. Câu chuyện cứu độ của chúng ta không bắt đầu với vẻ tráng lệ, pháo hoa hay thanh la năo bạt, nhưng với một phụ nữ lớn tuổi sinh con, và dân chúng trong ngôi làng nhỏ vây quanh để chúc mừng và tạ ơn hồng ân của Thiên Chúa. Những con người nhỏ bé này không có quyền uy nhưng họ lại được thấy được công tŕnh do tay Chúa thực hiện.

Việc đặt tên cho đức trẻ là một biến cố quan trọng, nhất là giữa nhóm dân tộc thiểu số hay trong một làng nhỏ. Từ câu chuyện này chúng ta có thể biết người ta muốn ǵ: tên của đứa trẻ phải phản ánh truyền thống của gia đ́nh và địa vị tư tế của Dacaria. Dân chúng sẵn sàng làm theo truyền thống và ngi thức của họ. Họ muốn đứa trẻ mang tên của Dacaria.

Nhưng Êlizabeth nhất định đ̣i đặt tên cho trẻ là Gioan (nghĩa là Thiên Chúa đoái thương), cái tên mà Thiên Thần đă nói cho Dacaria trong Đền Thờ. Khi xóm giềng phản đối và khẳng định điều họ mong muốn – đứa trẻ phải được đặt theo tên cha – th́ Dacaria lấy bảng và viết: “Không. Tên cháu là Gioan”. Ai có trách nhiệm ở đây? Chính cha mẹ là người đặt tên cho con ḿnh – th́ họ phải có trách nhiệm. Nhưng sự hiện diện của Thiên Chúa tràn ngập khung cảnh này – từ đầu cho đến cuối bài Tin mừng. Thiên Chúa lănh trách nhiệm và Người có kế hoạch riêng – một kế hoạch rất hoàn hảo.

Khi Thiên Thần báo tin bà Êlizabeth thụ thai và tên Gioan được nói cho Dacaria trong Đền Thờ, ông hoài nghi. Dù ǵ th́ ông và vợ cũng đă già cả. Do đó, Thiên Thần khiến cho ông bị câm v́ tội hoài nghi (1:13). Tại lễ cắt b́ và đặt tên, Dacaria viết lên tấm bảng ḍng chữ “Tên cháu là Gioan”. Tức th́ miệng lưỡi ông được mở ra và ông nói được. Sự im lặng của ông được phá tan và ông cùng với Êlizabeth sau những ngày tháng mang thai trong im lặng, nói đến tin mừng về những ǵ Thiên Chúa đang thực hiện. Nhưng lời tung hô của Dacaria “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israel” (1,67-79) không được đọc trong đoạn văn hôm nay. Tại sao chúng ta không hiệp với lời ca tụng cua Dacaria (truyền thống gọi là “Thánh ca chúc tụng”) để ca ngợi những kỳ công Thiên Chúa thực hiện trong cuộc đời chúng ta – đặc biệt là những mong ước bị gián đoạn bởi những điều không mong muốn và trong khung cảnh mới chúng ta nhận ra ư định tốt lành Thiên Chúa dành cho ta? Nhớ rằng, tên của Gioan nghĩa là “Thiên Chúa đoái thương”

Sự im lặng như một phần đời mà Dacaria và Êlizabeth sống trước lúc sinh Gioan là thế nào?C̣n sự im lặng được tiên báo trong đoạn kết bài Tin mừng hôm nay là ǵ? Luca cho chúng ta biết khi đứa trẻ lớn lên, “Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Israel”. Hoang địa theo truyền thống là nơi dành cho các ngôn sứ vào cầu nguyện, thực hành khổ hạnh và trên hết là để chờ đợi chỉ dụ của Thiên Chúa. Sau này, Luca c̣n cho chúng ta biết, “có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Dacaria, là ông Gioan, trong hoang địa” (3,2). Gioan sẽ phá tan sự im lặng và khởi đầu sứ vụ của ḿnh, công bố phép rửa để sám hối hầu chuẩn bị cho Đấng được Chúa xức dầu, là Đức Kitô (3,3).

Sau thinh lặng là lời nói sinh nhiều hoa trái. Một người giữ thinh lặng là để bày tỏ sự lệ thuộc vào Thiên Chúa. Sự thinh lặng của người có ḷng tin là một sự thinh lặng tràn đầy hy vọng, một sự chờ mong lời của Đức Chúa –thời điểm Đức Chúa phán và hành động. Có những lúc trong cuộc sống chúng ta muốn làm ngay việc nào đó. Nhưng cũng có những lúc chúng ta cần tạm ngưng, (“Đừng làm ǵ, ch́ cần đứng đó!”) và giữ thinh lặng, với đôi tai và tâm hồn mở rộng để đợi chờ một lời.

Thinh lặng là một mặt hàng quư hiếm trong thế giới chúng ta. Dù đang làm việc, đi lại hay ngồi một ḿnh, người ta cũng gắn tai phone – hay cái ǵ tương tự thế. Hăy lấy phone ra khỏi lỗ tai, tắt tivi, rađiô trên xe ôtô, đừng lướt web; t́m cách nào đó để giữ thinh lặng một chút mỗi ngày. Cố đọc vài đoạn Sách thánh (bài đọc Chúa Nhật tới chẳng hạn); và rồi yên lặng một chút. Hăy tạo ra một khoảnh khắc sa mạc dù quư vị đang ở bất kỳ nơi đâu.

Hôm nay chúng ta mừng kính vị ngôn sứ, Gioan Tẩy Giả, mà cha mẹ của ông phá tan sự thinh lặng để tung hô “Đức Chúa đoái thương”. Sau này khi lớn lên, Gioan ra khỏi sa mạc, phá tan sự im lặng của ông và loan tin “Đấng đang đến th́ cao trọng hơn tôi”. Trong thinh lặng, ông học được vai tṛ của vị ngôn sứ là ǵ. Trong thinh lặng chúng ta cũng học biết và canh tân ơn gọi ngôn sứ của chúng ta.