Năm C

 
 

Chúa Nhật XXVII Thường Niên - Năm C

Hc 1:2-3; 2:2-4 ; 2 Tm 1:6-8, 13-14 ; Lc 17:5-10

 

An Phong op : Tin Tưởng Vào Chúa

Như Hạ op : Phục Vụ

Fr. Jude Siciliano, op. : Cậy Trông Và Nương Tựa Vào Chúa

G. Nguyễn Cao Luật op : Chỉ Là Người Tôi Tớ

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Đầy tớ vô dụng

Phaolô Phạm Chung Kiên op : Xin Thêm Ḷng Tin Cho Chúng Con

Lm. Jude Siciliano, op : Con Luôn Tin Yêu Chúa Trọn Đời

Đỗ Lực op : Như Kiềng Ba Chân

Fr. Jude Siciliano, op : Để Thánh Thần khơi dậy lửa đức tin trong ḷng

 

 


An Phong op

Tin Tưởng Vào Chúa
Lc 17:5-10

Ngôn sứ Kha-ba-cúc thốt lên lời than thở như một người gặp hoạn nạn mà không được Thiên Chúa đoái nh́n : "Lạy Chúa, đến bao giờ con kêu cứu mà Chúa chẳng đoái nghe : con kêu la trước cảnh hung tàn mà Chúa không cứu vớt ?"

Và Thiên Chúa, qua miệng ngôn sứ Kha-ba-cúc đă trả lời : "Kẻ nào không có tâm hồn ngay thẳng th́ ngă gục; c̣n người công chính sẽ được sống, nhờ ḷng thành tín của ḿnh".

Các môn đệ của Chúa Giêsu cũng vậy, các ngài thấy ḿnh bơ vơ, yếu đuối và cầu xin : "Thưa Thầy, xin cho chúng con được thêm ḷng Tin". Chúa Giêsu nhắc nhủ các ông cứ kiên tâm thi thành những điều Người truyền dạy, không phải để đổi chác, để đ̣i lấy công lênh của ḿnh, nhưng như người đầy tớ trung tín, tận tâm thi hành những điều thuộc trách vụ của ḿnh.

Nh́n lại chính ḿnh, chúng ta cũng nhận thấy đời ḿnh chẳng thiếu những khó khăn, cũng bao lần đầy đau khổ; và có lẽ cũng không ít lần chúng ta phàn nàn kêu trách Thiên Chúa.

Lời Chúa hôm nay nhắc nhủ : "Nếu anh em có đức Tin lớn bằng hạt cải thôi...". Nếu chúng ta nhận ra đức Tin của ḿnh, đức Tin chỉ bằng hạt cải thôi, chúng ta có thể làm được mọi sự; nếu chúng ta tín trung với Niềm Tin của một người đầy tớ "làm việc bổn phận ḿnh", th́ Thiên Chúa sẽ chẳng "thua" ḷng trung tín của chúng ta.

Thiên Chúa không ban cho chúng ta một "kho Đức Tin" để dành ở đó, để khoe mẽ hay để trang trí mà thôi. Nếu chúng ta biết khởi sự sống niềm Tin bằng hạt cải, Người sẽ làm tăng trưởng Niềm Tin trong ta; nếu chúng ta biết thể hiện Niềm Tin của ḿnh trong việc bổn phận thường ngày, th́ dù là không xứng đáng... "chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn và đến bên từng người mà phục vụ" (Lc 12,37).

Lạy Chúa Giêsu,

Chẳng có chi của chúng con xứng đáng dâng cho Chúa,
nhưng Chúa lại sẵn sàng đón nhận tất cả.

Chẳng có chi trong chúng con
có thể "chứa đựng" được Chúa;
nhưng Chúa lại ban đầy tràn,
khởi sự từ một "Đức Tin bằng hạt cải" của chúng con.

Chẳng có chi do chúng con,
để được phép đ̣i công lênh,
nhưng Chúa đă vui ḷng ban tặng cho chúng con
chính "Thịt và Máu" Chúa.

Lạy Chúa Giêsu,
xin giúp chúng con măi măi là người tôi tớ tín trung của
Chúa.


Như Hạ op

PHỤC VỤ
Lc 17:5-10

Đức tin là tất cả sức mạnh chúng ta. Chính nhờ đức tin, con người đă có thể đi vào thế giới Thiên Chúa và trở thành bạn hữu của Người. Chính niềm tin xác định giá trị và ư nghĩa cuộc đời. Lư do v́ càng tin, con người càng thấy rơ ḿnh trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân.

HAI LUỒNG TƯ TƯỞNG.

Trong cộng đồng nhỏ bé của Đức Giêsu, có hai luồng tư tưởng luôn đi ngược chiều giữa Thày tṛ. Tṛ lúc nào cũng nghĩ ḿnh phải là một cái ǵ giá trị. Ngay cả trong lănh vực đức tin, họ cũng tưởng ḿnh đă đạt tới chiều kích nào rồi. Bởi vậy, họ mới thưa với Chúa : "Thưa Thày, xin thêm ḷng tin cho chúng con." (Lc 17:5) Thực tế, biết bao lần Đức Giêsu đă trách các môn đệ : "Ôi những kẻ kém tin !" (Lc 12:28; Mt 6:30) Hôm nay, Chúa mới cho biết ḷng tin của các ông bé tới cỡ nào : "Nếu anh em có ḷng tin lớn bằng hạt cải ." (Lc 17:6)

Ḷng tin vào Thiên Chúa chưa bằng hạt cải. Nhưng ḷng tin vào cái tôi lớn bà?g cây dâu, thân vươn cao tới 60 feet, rễ cắm sâu xuống ḷng đất. Để có thể bứng cây dâu lớn đó, chỉ cần ḷng tin bằng hạt cải. Câu trả lời của Chúa Giêsu như một cú sét đánh mang tai. Chưa hoàn hồn, họ lại hoa mắt v́ xem thấy cảnh tượng không hợp nhăn chút nào. Chúa giả thiết họ là chủ "có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên." (Lc 17:7) Nhưng cuối cùng mở mắt ra họ thấy ḿnh rơi tuột xuống vai người đầy tớ đó. Họ vẫn chưa ư thức về chỗ đứng của ḿnh trong tương quan với Thiên Chúa và anh em. Cái tôi vẫn c̣n quá lớn. Nếu có đức tin bằng hạt cải, chắc chắn họ sẽ hiểu biết Thiên Chúa là ai và ḿnh là ai. Ḿnh chỉ là "những đầy tớ vô dụng." (Lc 17:10), trong khi Thiên Chúa là ông chủ toàn năng. Đây không phải chỉ là một lời khuyên sống khiêm nhường, nhưng c̣n là một mạc khải về bản chất và khả năng con người trong t́nh liên đới với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trước Đấng Tạo Hóa, con người chỉ là hư vô. Nhưng chỉ cần một chút niềm tin vào Chúa tể càn khôn, con người có thể "xoay bạch ốc thành lâu đài".

Thực ra tương quan chủ tớ vẫn chưa diễn tả nổi khoảng cách vô cùng giữa Đấng Tạo Hóa là Thiên Chúa và tạo vật là con người. Một tâm t́nh như thế không phải là lời phủ nhận tất cả những công sức của người đầy tớ, nhưng cần thiết để đón nhận những hồng ân cao trọng hơn. Có sống trong tương quan sâu xa này với Thiên Chúa, mới thấy tất cả chỉ là hồng ân. Dĩ nhiên, "Thầy không c̣n gọi anh em là tôi tớ nữa . Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu." (Ga 15:15)

Dù vậy, Tin Mừng hôm nay chỉ muốn mạc khải một sự thật : muốn làm môn đệ Chúa Kitô, tín hữu chỉ cần một chút niềm tin bằng hạt cải, không phải để làm phép lạ, nhưng để truyền cho trái núi kiêu ngạo hay cây dâu ích kỷ rời khỏi ḷng ḿnh. Nếu không, làm sao môn đệ Chúa Kitô có thể thấy lư do phải tha thứ cho anh em một ngày bảy lần (Lc 17:4) ? Làm sao có thể nhận ra hồng ân Thiên Chúa là một quà tặng vô giá và nhưng không ? Làm sao có thể thấy được việc phục vụ Thiên Chúa và anh em là một hồng phúc ?

Chính v́ có ḷng tin, không phải bằng hạt cải, nhưng bằng trái núi, nên Đức Trinh Nữ Maria đă có thể khiến Con Thiên Chúa rời bỏ ngai vàng Thiên quốc xuống ngự trong cung ḷng nhỏ bé. Chính đức tin đă khiến Mẹ vui sướng kêu lên: "Tôi đây là nữ tỳ của Chúa," (Lc 1:38) sau khi đón nhận lời sứ thần truyền tin. Niềm vui tràn ngập tâm hồn Mẹ khi thấy ḿnh được sống trong tương quan huyền nhiệm đó. Mẹ chẳng cảm thấy một chút ǵ sợ hăi hay g̣ bó khi phục vụ Thiên Chúa. Như Mẹ, "thiết tưởng chúng ta cũng t́nh nguyện phục vụ Chúa trong niềm vui, t́nh yêu và cảm tạ." (Ezeogu, Homily for 27th Sunday in Ordinary Time, 3/10/2001) Không có niềm tin, không thể sống khiêm cung và thành tín như Mẹ.

Chính khi sống trong thân phận "nữ t́ của Chúa", Mẹ đón nhận tất cả hồng ân vĩ đại từ tay Thiên Chúa. Mẹ thấy ḿnh hoàn toàn mắc nợ Thiên Chúa. Không có lư do ǵ khiến Mẹ nghĩ rằng ḿnh có quyền đ̣i hỏi Thiên Chúa. Trái lại, suốt đời Mẹ sống trong niềm cảm tạ tri ân. Từ ḷng tin sâu thẳm, Mẹ đă thốt lên : "Vâng, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." (Lc 1:38) Từ đó cuộc đời Mẹ là một chuỗi ngày giờ "đồng lao cộng khổ để loan báo Tin Mừng" (2 Tm 1:12) với Chúa và "làm chứng cho Chúa." (2 Tm 1:8) Ḷng khiêm cung của Mẹ đă thu hút tất cả sức mạnh Thần khí, "một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, t́nh thương, và biết tự chủ." (2 Tm 1:7), khiến Mẹ có thể đứng vững dưới chân thập giá. Nếu không có ḷng tin sâu thẳm, nhất định Mẹ không thể sống khiêm cung như thế. "Thiếu ḷng khiêm cung là một cám dỗ nguy hiểm hơn các cám dỗ khác. Nó khiến chúng ta không cảm nghiệm được t́nh yêu sâu xa của Thiên Chúa đối với chúng ta," (NIB 1995:324) và không thấy được tương quan với anh em đồng loại. Do đó sinh ra những bất ổn trong đời sống cá nhân và cộng đồng cũng như đe dọa sự sống c̣n nhân loại. Từ ḷng khiêm cung, "người công chính sẽ được sống, nhờ ḷng thành tín của ḿnh." (Kb 2:4)

NH̀N LẠI TƯƠNG QUAN HÔM NAY.

Nhân loại hôm nay đang lo sợ trước sự sống c̣n của ḿnh. Chiến tranh đang xuất hiện cuối chân trời. Làm sao có thể tồn tại sau những xung đột lớn lao đó ? Hơn lúc nào, công lư là một bảo đảm cho sự sống c̣n đó. Nhân loại đă kinh hoàng trước cuộc khủng bố Nữu Ước và Hoa thịnh đốn ngày 11/9/2001. Lương tâm nhân loại đều nhất trí lên án những hành động phi nhân đó. Thế nhưng, cuộc khủng bố đó chỉ là hậu quả tất yếu của những chính sách bất công. Gieo gió th́ phải gặt băo ! Bởi thế, theo La Civilta Cattolica, một tạp chí có tầm cỡ của các cha Ḍng Tên, "cuộc vận động chống khủng bố phải phát hiện ra những nguồn gốc khủng bố, và phải giải quyết vấn đề tận gốc." (CWNews 5/10/2001) Nói khác, đây là lúc Tây Phương cần phải đặt lại vấn đề về tất cả những chính sách của ḿnh. Tạp chí đó lư luận : "Muốn thành công, trận chiến chống khủng bố đ̣i Tây Phương phải có một cuộc cách mạng văn hóa. Chủ yếu là phải làm cạn nguồn nước đang nuôi sống những kẻ khủng bố, tức là sự nghèo đói và tuyệt vọng." (CWNews 5/10/2001) Mọi người đều có quyền sống và hưởng mọi hoa màu trái đất. Đó là đ̣i hỏi tuyệt đối của công lư ! Chỉ có công lư mới có thể chấm dứt cảnh nghèo đói. Chỉ có niềm tin mới đem lại niềm hi vọng cho con người.

Để thức tỉnh mọi người trước công lư, "Giáo Hội Công giáo phải trung thành với đặc sủng ngôn sứ và kêu gọi mọi người phải xây dựng con đường ḥa b́nh cho gia đ́nh nhân loại." (ĐGH Gioan Phaolô II, CWNews 1/10/2001) Không thể chấp nhận cảnh "người giàu, mặc lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đ́nh", c̣n người nghèo phải chết đói trong khi cơn "thèm được những thứ trên bàn ăn rớt xuống" (Lc 16:19-21) vẫn chưa được thỏa măn. Đặc sủng ngôn sứ sẽ giúp Giáo hội can đảm nói cho người giàu biết ư thức về t́nh liên đới và chia sẻ ân lộc với người nghèo. Ư thức đó chỉ có thể sống dậy nếu người ta biết ḿnh chỉ là "đầy tớ vô dụng," không thể tạo nên những của cải trần gian. Chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có khả năng đó. Con người chỉ là đầy tớ "làm theo lệnh truyền" (Lc 17:9) của Thiên Chúa mà thôi. Lệnh truyền đó đ̣i họ phải chia cơm sẻ áo cho người nghèo đói (x. Mt 25:31:46) Nhưng làm sao thi hành lệnh truyền đó, nếu họ không ư thức của cải chỉ là hồng ân. Có giúp đỡ người nghèo cũng chỉ là chia sẻ một chút hồng ân với anh em kém may mắn hơn ḿnh mà thôi. Không chia sẻ không thể có công lư. Không có công lư không thể có ḥa b́nh. "Chắc chắn ḥa b́nh không thể tách biệt với công lư, nhưng công lư luôn luôn đi đôi với ḷng xót thương và t́nh yêu." (ĐGH Gioan Phaolô II, CWNews 1/10/2001) Không thấy được bổn phận thi hành công lư, ít nhất người giàu cũng phải thấy ḿnh có liên đới với người nghèo. Nếu không, ḥa b́nh chỉ là một giấc mơ mà thôi !


Fr. Jude Siciliano, op.

CẬY TRÔNG VÀ NƯƠNG TỰA VÀO CHÚA
(Lc 17,5-10)

Đại ư : Chúa nhật này chúng ta suy gẫm ḷng trung tín với Thiên Chúa và đặc biệt với Đức Kitô trong các cơn gian nan thử thách. Trong việc rao giảng Tin Mừng nó được coi như yếu tố căn bản để đứng vững trong ơn gọi, v́ thế các Tông đồ xin Chúa ban thêm Đức Tin. Thánh Phaolô khuyên Timôthê dùng nó để phục vụ Tin Mừng.

Thưa quư vị,

Phúc âm hôm nay mở đầu bằng một lời cầu xin: “Thưa thầy, xin thêm ḷng tin cho chúng con”. Điều chi đă thúc đẩy các Tông đồ phải kêu cứu Chúa như vậy? Sự thường, chúng ta chỉ kêu xin khi có nhu cầu cấp thiết mà tự thân không thể giải quyết được. Cho nên có thể đoán ra, các môn đệ đang lâm vào t́nh huống đặc biệt khó khăn! Hoặc giả những đ̣i hỏi của cuộc sống hoặc Đức tin trước những thử thách? Bài đọc 1 cho thấy tiên tri Kha-ba-cúc đang phải chịu đựng những điều nghiệt ngă tương tự. “Con la lên: Bạo tàn! Mà Ngài không cứu vớt”. Ông ta đang phải trải qua “toàn là cảnh phá phách, bạo lực, chỗ nào cũng thấy tranh chấp, và căi cọ”. Khiến tiên tri phải kêu lên để cầu cứu: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, con kêu van mà Ngài chẳng đoái nghe”. Vậy các Tông đồ trong phúc âm hôm nay cũng thế: “Xin Thầy thêm ḷng tin cho chúng con”.

Nếu nh́n lại từ đầu đoạn 17, chúng ta sẽ t́m ra lư do. Câu 1 Chúa nói về gương mù, gương xấu: “Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngă. Thà buộc cối đá vào cổ nó và xô xuống biển, c̣n lợi cho nó hơn”. Tiếp theo là về việc sửa lỗi và tha thứ. Một công việc hết sức tế nhị và khó khăn, nó đ̣i hỏi cố gắng vượt bực. Luật chung là 3 lần (quá tam ba bận). Luật Do thái 4 lần. Thánh Phêrô xin 7 lần. Nhưng Chúa Giêsu nói 70 lần 7. Nghĩa là phải tha thứ luôn, đừng nuôi ḷng hận thù. Công việc hoàn toàn vượt khỏi khả năng loài người! Cho nên các Tông đồ cảm thấy Đức tin của ḿnh quá bé nhỏ để có thể theo đuổi được đ̣i hỏi của Chúa Giêsu. Họ cảm thấy ḿnh bất lực. Họ xin thêm Đức tin là điều hiển nhiên. Đây cũng là trường hợp của các tín hữu mọi nơi, mọi thời. Chúng ta hăy lấy điều cụ thể nhất làm ví dụ: Cuộc sống gia đ́nh hằng ngày. Muốn sống lành thánh giữa gia đ́nh, xóm làng, người tín hữu cần ḷng kiên nhẫn to như trái núi và tha thứ rộng như đại dương! Nhiều linh hồn không chịu nổi đă phải thốt lên thảm thiết: “Thánh giá nặng quá, xin Chúa cứu chữa linh hồn con!” Xin nhớ trường hợp của ông Gióp. Thêm vào đó những hậu quả tai hại gần đây của nếp sống sa đoạ trên cộng đoàn đức tin: Lạm dụng t́nh dục, lừa đảo, giả h́nh. Nếu không có ḷng quảng đại tha thứ, thử hỏi giáo xứ c̣n tồn tại được bao lâu?

V́ vậy các Tông đồ xin Chúa ban thêm Đức tin cho họ. Không có Đức tin, cuộc sống Kitô hữu kể như không thực hiện được. Tuy nhiên các ông nghĩ đó là vấn đề số lượng. Đức tin cần lớn hơn. Nhưng Chúa Giêsu cho hay không phải số lượng mà là chất lượng. Họ chỉ cần Đức tin bằng hạt cải, nhưng phẩm chất tốt th́ họ có thể truyền cho cây dâu nhổ rễ và đi mọc ngoài đại dương! Dĩ nhiên Ngài dùng ngôn ngữ tượng h́nh cho ta hiểu vấn đề: Không phải số lượng nhưng phẩm chất mới đáng kể. Chất lượng Đức tin quan trọng để làm được phép lạ. Đức tin lănh nhận khi chịu phép thánh tẩy đă quá đủ để chúng ta sống cuộc đời tín hữu tốt, không cần ngoại lệ để làm phù phép trước mắt thiên hạ. Nhưng cần đức tin tinh tuyền, tránh những ích kỷ trước tôn nhan Thiên Chúa, ngơ hầu sống mật thiết với Ngài và cảm nghiệm được Ngài là nguồn mạch sức sống tự nhiên và siêu nhiên. Lúc ấy chúng ta có khả năng sống tốt, tỏ hiện bằng ḷng quảng đại tha thứ như Đức Kitô trên thập giá. Bởi lẽ chính chúng ta cũng hằng được Thiên Chúa thứ tha. Ḷng tha thứ anh hùng ấy trong giáo xứ sẽ là dấu chỉ to lớn Thiên Chúa đang hiện diện, làm gương và thúc đẩy chúng ta thực hiện những công tŕnh yêu thương.

Người đầy tớ trong dụ ngôn rơ ràng phải là một công nhân tốt, làm việc cực nhọc. Sau công việc đồng áng người ta c̣n trông đợi hắn hầu bàn. Có đúng Thiên Chúa đ̣i hỏi các tín hữu như vậy chăng? Khi đă làm tốt các bổn phận, chúng ta vẫn bị Ngài đánh giá là vô dụng? Liệu có khi nào Thiên Chúa hài ḷng với những cố gắng của chúng ta không? Liệu chúng ta có đươc nghỉ ngơi? Xin nhớ đây là dụ ngôn, chỉ nói lên khía cạnh nào đó, chứ không toàn bộ chân lư. Cho nên đừng so sánh chi ly giữa ông chủ và Thiên Chúa đầy yêu thương. Đó không phải là chủ ư của Đức Kitô khi kể dụ ngôn này. Sau khi nghe Ngài dạy dỗ về gương mù gương xấu, về tha thứ, chúng ta đi đến kết luận, giống như người đầy tớ trong dụ ngôn, ḿnh chỉ là kẻ thi hành bổn phận, chứ không phải làm thuê để lănh công. Nghĩa là những việc lành nói chung không phải là giá trị để được thưởng hoặc đền bù thoả đáng. Đúng hơn nó là sự đáp trả ḷng tốt của Đức Chúa Trời. Trong việc phục vụ Ngài không ai được quyền coi ḿnh là thiết yếu. Có thể đưa ra một ví dụ: Trong gia đ́nh, chúng ta đôi khi ban cho con cái tiền bạc để chúng tiêu sài. Nhưng chúng ta không phải trả công cho chúng mỗi khi chúng dọn bàn ăn, rửa chén đĩa, quét nhà, đổ rác; đó là việc bổn phận của chúng.

Thiên Chúa chẳng mắc nợ chúng ta điều chi. Tất cả những ǵ Thiên Chúa ban cho chúng ta đều là hồng ân (tout est grace). Thánh Têrêsa Hài đồng đă phát biểu như vậy. Sự thật đúng như thế. Cho nên xin đừng kêu ngạo v́ một công việc nào! Thánh Phaolô c̣n nhấn mạnh hơn: "Anh em chớ có vênh vang về điều chi, trừ phi về những yếu đuối của ḿnh và quyền năng của Thiên Chúa nơi anh em” (1Cr 1,31). Chúa ban cho mọi người đời sống mới với khả năng tha thứ và yêu thương để chúng ta làm môn đệ Ngài và thế gian thấy rơ chứng tá của Ngài nơi mỗi tín hữu. Sống khác đi là phản bội ơn Chúa. Cho nên ơn Ngài đă đủ cho chúng ta vượt qua mọi khó khăn và thực hiện những công việc cần thiết để nước Ngài ngự đến. Sự thực có những giây phút chúng ta phải trải qua thử thách hoặc t́nh thế đ̣i hỏi hy sinh tiền bạc, thời giờ, công sức. Nhưng cố gắng không chưa đủ, c̣n cần Đức tin, tức là ơn Chúa để chu toàn thánh ư của Ngài, dù đôi khi chúng ta cảm thấy đức tin đó chỉ nhỏ như hạt cải. V́ thế, Thánh thể chúng ta sắp cử hành cho chúng ta lư do để cảm ơn Thiên Chúa. Bởi lẽ như kinh tiền tụng dạy, việc tạ ơn và chúc tụng luôn luôn là chính đáng và phải đạo.

Bài đọc tiên tri Kha-ba-cúc rất xúc tích. Nhiều tư tưởng cần được khai triển thêm. Thí dụ mạch văn của tác giả. Ông kêu cầu Gia-vê và Thiên Chúa đă trả lời bằng một thị kiến đang đến. Nó sẽ được hoàn thành, Israel sẽ được yên ổn, c̣n Canđê kẻ áp bức sẽ bị sụp đổ. Phần thứ nhất của bài đọc là lời than văn: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe. Con la lên: bạo tàn mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài, c̣n Ngài cứ đứng nh́n cảnh khổ đau?” Từ vài ngh́n năm trước, tiên tri đă nói lên những khắc khoải mà hôm nay chúng ta vẫn c̣n chịu đựng. Lời nói của ngôn sứ cũng chính là tiếng kêu của cộng đồng nhân loại ngày nay nói chung hay của từng giáo xứ nói riêng. Giáo xứ nào, làng mạc nào, khu phố nào mà không chứng kiến những cảnh đau ḷng mà vị tiên tri nêu lên: X́ ke, ma tuư, trộm cướp, áp bức, tội ác có tổ chức. Vấn đề là Thiên Chúa có ra tay can thiệp? Biết bao cha mẹ đau ḷng v́ con cái mắc vào tệ nạn xă hội mà quyền năng Thượng đế có cứu vớt? Nỗi đau của chúng ta hôm nay đồng hoá với những khắc khoải của Kha-ba-cúc từ nhiều ngàn năm trước! Vị tiên tri đặt câu hỏi: Cho đến bao giờ? Cũng là câu hỏi của mỗi gia đ́nh mắc phải thảm hoạ ngày nay: Rượu chè, say sưa, lười biếng, ly dị.

Nói chung nó là tiếng kêu cứu đứt ruột của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong hoàn cảnh hiện tại. Trên b́nh diện quốc tế, tiếng kêu này c̣n rơ nét hơn: Chiến tranh, gương mù giáo sĩ, nhiều dân tộc lâm cảnh đói khát, môi trường sống bị ô nhiễm, phá huỷ, khủng bố dă man và c̣n nhiều tiếng kêu than khác nữa: Lạy Thiên Chúa, cho đến bao giờ? Loài ngươi hoàn toàn bất lực. Nhiều triết gia, thần học gia, nhiều vị sáng lập tôn giáo lớn như Khổng Tử, Lăo Tử, Thích Ca, Mahômet, đă đưa ra lư thuyết, súng đạn, lời khuyên răn, nhưng chỉ làm cho vấn đề thêm rối nát. Ngày nay nhân loại chỉ c̣n biết kêu gọi ư thức từng người để giảm bớt nguy hiểm. Tuy nhiên trước tôn nhan Thiên Chúa, người tín hữu có quyền kêu than. Kêu than Gia-vê về những tai hoạ này và trăm ngàn tai hoạ khác: người nghèo bị bỏ rơi, trẻ em bị bóc lột sức lao động, phụ nữ bị bán làm nô lệ t́nh dục, phá thai bừa băi. Tiên tri Kha-ba-cúc đă nghe đường lối Chúa mà tŕnh bày lên Ngài những khổ nhục của dân tộc Israel, th́ chúng ta cũng được phép than văn về số phận ḿnh. Những tai hoạ ngoài sức tưởng tượng th́nh ĺnh ập xuống vô số người vô tội, như hàng ngày xảy ra ở Iraq, Palestine, Inđônêsia, Sudan.

Tiên tri đă không sợ hăi đối mặt vơi Thiên Chúa và nói lên những điều can đảm mà ngày nay chúng ta không dám bày tỏ, ông tố cáo Thiên Chúa không can thiệp: “Ngài bắt con phải chúng kiến tội ác hoài, c̣n Ngài cứ đứng nh́n cảnh khổ đau?”. Đồng thời nó là một lời cầu khẩn theo truyền thống Do thái. Đức Kitô cũng nguyện cầu như vậy tại vườn cây dầu và trên thập giá: “Lạy Cha, tại sao cha bỏ con?” (Mt,27,46). Khi cuộc đời Ngài sắp chấm dứt bỏ lại công việc dở dang. Chúng ta thường được dạy cho biết không nên có thái độ như vậy. Bởi lẽ nó biểu hiện tâm hồn kêu ngạo, phản loạn. Ngược lại phải tập chịu đựng, ngoan ngoăn và khiêm nhường. Chúng ta giữ im lặng giữa những thử thách, khổ đau. Chúng ta không dám bày tỏ những cảm nghĩ thật của ḿnh. Tuy nhiên trong nhiều t́nh huống giơ tay thách thức Thiên Chúa, đ̣i hỏi một Đức tin sâu thẳm và ḷng hiếu thảo tuyệt vời.

Chỉ sau khi vị ngôn sứ bày tỏ lời than văn xong Thiên Chúa mới đáp trả. Thế th́ Ngài đă làm chi ở phần thứ nhất? Lắng nghe. Rồi Ngài truyền cho ông ghi chép thị kiến. Sao lại phải ghi chép? Có lẽ để cho nó tính chất vĩnh cửu chăng? Hoặc để lưu lại cho con cháu đọc? Cụm từ: “Khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy” có nghĩa rằng ư nghĩa của Thiên Chúa thật rơ ràng, không bao giờ lầm lẫn, hoặc không người nào có thể tráo trở lời giải thích của Gia-vê. Nó rơ như ban ngày, nó vững chắc như bia đá. Loài người luôn luôn đối chiếu với nó, ngơ hầu hiểu được ư định của Ngài, nhờ đó, Đức tin luôn vững mạnh. Thiên Chúa luôn săn sóc và luôn độ tŕ những ai kêu cầu Ngài. Ngài trả lời: “Người công chính sẽ được sống nhờ bởi Đức tin”. Như vậy Thiên Chúa kêu gọi mọi người trung tín với Ngài, bất chấp mọi khó khăn. Ngài vẫn trung thành với lời Ngài đă hứa. Những bằng chứng ngược lại chỉ là thử thách nhất thời, không có giá trị vĩnh viễn. Trong ngôn ngữ Do Thái, chữ Đức tin là “Emunah” từ đó chúng ta có từ Amen. Chúng ta kết thúc mọi kinh nguyện bằng tiếng Amen tức bày tỏ ḷng tin của ḿnh. Chúng ta tin lời cầu nguyện sẽ được Thiên Chúa chấp nhận, không có chỗ cho hoài nghi. Hoài nghi là chưa có Đức tin, nhiên hậu, chưa phải là người công chính.

Cầu nguyện than văn không phải là tính cách người Mỹ. Nó giống những mớ rau xanh gói túi nhựa trong các siêu thị, ướt át và luộm thuộm. Nó vương văi t́nh cảm lung tung. Nó vật lộn với những mất mát và thực sự tên nó là thất bại. Chúng ta dùng loại kinh này khi hy vọng đă gần tàn. Cuộc đời sắp chấm dứt. Tuy nhiên giả dụ chúng ta cầu nguyện kiểu này một ḿnh trong cô đơn hay với người khác đang lâm cảnh khốn cùng. Ví dụ trong hoàn cảnh hiện nay tại Iraq, Afgahnistan, Sudan. Nơi xảy ra chiến tranh khốc liệt hằng ngày. Trẻ con phải trú ẩn dưới hầm 24/24 giờ để né tránh bom đạn. Chúng ta cầu nguyện cho cha mẹ các em, khắc khoải từng giây phút kiếm bánh cho chúng ăn, nước cho chúng uống! Chúng ta cũng cầu nguyện cho binh lính đang chiến đấu ngoài mặt trận. Gia đ́nh và thân nhân đang chờ đợi từng giờ tin tức an toàn cho con em ḿnh. Tóm lại, đây là mối dây liên hệ thiêng liêng của hết mọi tín hữu trên mặt địa cầu. Chắc chắn Gia-vê vẫn hằng lắng tai nghe. Amen.


G. Nguyễn Cao Luật op

CHỈ LÀ NGƯỜI TÔI TỚ
Lc 17:5-10

Xin thêm ḷng tin cho chúng con

Các tông đổ xin với Đức Giêsu : "Xin cho chúng con thêm ḷng tin !" Sao lại xin thêm ḷng tin ? Tin là thuộc lănh vực phẩm chất, đâu thuộc lănh vực số lượng mà lại xin thêm ḷng tin. Có lẽ do tại cách nh́n về sự việc.

Và cũng như mọi lần, Đức Giêsu trả lời theo một đường lối khác, một cái nh́n ngược lại.

Một hạt cải trở thành một cây to lớn ... một cây dâu mọc giữa biển ... một ngọn núi di chuyển. Siêu thực : một từ ngữ có thể diễn tả đặc tính của bức tranh về một thế giới mới, một thế giới do Đức Giêsu công bố và trở thành hiện thực nhờ ḷng tin. Người ta có cảm tưởng như đang chiêm ngắm một bức tranh của những nhà danh hoạ về siêu thực.

Đức tin quả là có tính "siêu thực". Tin là một cái nh́n khác về điều có thể. Tin là vượt lên trên những biểu hiện bên ngoài, vượt qua trật tự tự nhiên, để thấy được một hiệu quả khác. Nhờ tin, con người đạt tới một đời sống hoàn toàn mới mẻ, không chỉ là kết quả của những nguyên nhân vật chất, nhưng là một cuộc sống được tặng ban, một sự trào vọt, một cuộc sáng tạo phát xuất từ Thiên Chúa.

Quà tặng ! Phải nhấn mạnh đến điều này. Tin là một hồng ân vô thường và nhờ tin mà nhận được những hồng ân khác. Thế nhưng, có lẽ người ta quá chú trọng đến quà tặng mà không chú ư đến chính việc làm. Người ta chờ có thể truyền lệnh cho núi non, người ta muốn thấy cây dâu mọc giữa biển khơi. Nhưng ít khi người ta làm việc với ḷng tin, ít khi người ta biết đón nhận những điều giáo huấn. Người ta muốn có những kết quả lạ lùng trước khi thi hành những lệnh truyền của Chúa.

Chỉ là người tôi tớ

Chất liệu của dụ ngôn này dựa trên mối liên hệ giữa người nông dân và người đầy tớ của ông. Chắc chắn rằng người đầy tớ không có quyền ǵ đối với ông chủ. Sau những giờ làm việc cực nhọc ở ngoài đổng, người đầy tớ không được phép nhớ đến việc ăn uống, nghỉ ngơi. Người chủ cũng không nghĩ đến việc mời anh ta ăn cơm, hay hầu hạ để cám ơn. Người đấy tớ phải lập tức làm những công việc khác để phục vụ cho chủ. Đến khi nào người chủ không c̣n sai khiến ǵ cả, th́ người đầy tớ mới được nghỉ ngơi. Người đầy tớ không hề nghĩ đến việc tham dự vào thế giới của người chủ mà anh có bỗn phận phải phục vụ. Đối với anh, một món tiền gọi là lương, được ăn uống, chừng đó là tất cả.

Tại sao Đức Giêsu lại nói dụ ngôn này ?

Từ trước tới nay, người biệt phái vẫn nghĩ rằng tất vả việc lành, việc thiện, việc đạo đức của họ đều là những công nghiệp trước mặt Thiên Chúa mà người đời phải suy tôn và Thiên Chúa phải tính công. Đoạn văn Tin Mừng kể về chuyện hai người lên đền thờ cầu nguyện (xem Lc 18,11-12) cho thấy rơ ư tưởng này. Họ tưởng rằng những việc họ làm đă biến họ thành con người thánh thiện, đạo đức, và không cần đến Thiên Chúa, không cần sự can thiệp của Người. Chính sự tính toán này, thay v́ làm cho họ trở thành những người thánh thiện, lại phá đỗ tất cả mọi việc họ đă làm. Họ ra về mà chẳng được tha tội, chẳng được Thiên Chúa xót thương. Trong khi đó, người thu thuế nhận biết ḿnh là người tội lôỵi, nên trông cậy vào t́nh thương của Thiên Chúa, và anh đă trở thành người công chính.

Thiên Chúa không hề mắc nợ ai. Con người chẳng có ǵ để tự hào trước Thiên Chúa, chẳng có ǵ để khoe khoang. Thực ra, tất cả mọi hành vi của con người đều là hồng ân của Thiên Chúa. "Không có Thầy, chúng con sẽ không làm ǵ được." Vậy th́, con người có ǵ để mà kể công, để mà tự hào. Họ đừng ảo tưởng, đừng coi đó như công trạng, nhưng phải nhận ra rằng đó chỉ là bỗn phận, là trách nhiệm của ḿnh. Mọi hành động phượng tự, mọi hành vi bác ái, thật ra vẫn chưa đủ để cảm tạ hồng ân của Thiên Chúa và của người khác. Con người có tạ ơn Thiên Chúa suốt cả đời ḿnh cũng vẫn chưa đủ, vậy th́ có ǵ mà tự hào, mà kể công. Cho dù có đem cả sức lực của ḿnh để phục vụ người khác, con người cũng chỉ thực hiện những điều trong ơn gọi Ki-tô hữu của ḿnh, cũng chỉ là để đáp lại hồng ân Thiên Chúa đă ban cho ḿnh. Có ǵ đâu để khoe khoang, để kể công.

Bởi đó, nếu có ai tưởng rằng ḿnh hữu dụng, nếu có ai nghĩ rằng ḿnh đă thi hành trọn vẹn thánh ư của Thiên Chúa, nếu có ai nghĩ rằng ḿnh đă làm tṛn bỗn phận của ḿnh, th́ rơ ràng người đó không hiểu ǵ về Ki-tô giáo, về sự thánh thiện và công chính của người môn đệ Đức Ki-tô.

Hồng ân của Thiên Chúa và sự cộng tác của con người đều không chấp nhận sự tính toán. Bởi v́ khi tính toán, con người không phân biệt được vẻ lớn lao của Thiên Chúa và sự thấp hèn của người phàm, không phân biệt được quà tặng với bỗn phận ; họ là những con người hữu hạn, nhưng lại muốn cân đo cái vô biên.

Lẽ tất nhiên, Thiên Chúa không phải là người chủ độc tài, hà khắc, luôn áp bức những người tôi tớ của ḿnh. Trái lại, Người là Cha yêu thương. Qua dụ ngôn, Đức Giêsu chỉ muốn cho con người, nhất là những người Biệt phái, hiểu rằng : Họ đă được Thiên Chúa trao ban những quà tặng lớn lao, lớn lao hơn những việc họ làm. Con người có làm ǵ chăng nữa cũng chưa xứng hợp với hồng ân đă lănh nhận. Và để đón nhận thêm những hồng ân khác, họ phải khiêm tốn, phải nhận ra sự yếu hèn của ḿnh.

Theo gương Người Tôi Tớ

Hơn một lần, Đức Giêsu đă tŕnh bày yêu cầu đặc biệt của Nước Thiên Chúa : thực hiện trọn vẹn lề luật. Chính Người cũng cẩn thận thi hành những điều được coi là bỗn phận của người được sai đến trần gian. Và trên thập giá, Người đă hoàn tất lề luật, hoàn tất bỗn phận : "Mọi sự đă hoàn tất."

Chính Đấng Thiên Sai cũng là người khắt khe với chính ḿnh : là người chăn chiên, Người hiến dâng mạng sống v́ đàn chiên ; là người trổng nho, Người dành mọi nôỵ lực cho vườn nho.

Như thế, Đức Giêsu có quyền để nói với chúng ta là những người tôi tớ của Thiên Chúa. Chúng ta phải thể hiện trọn vẹn ơn gọi của ḿnh, phải thi hành đầy đủ, đúng đắn những lời của Thiên Chúa đă đặt nơi chúng ta. Chúng ta phải đem hết cả năng lực đă được Thiên Chúa trao ban, để hoạ theo h́nh ảnh của Đấng đă gọi và chọn chúng ta. Có người cho rằng lời mời gọi vượt qua và đạt tới sự thánh thiện này không phải là đặc trưng của Ki-tô giáo. Thế nhưng, nên nhớ cho rằng, Tin Mừng có tính cách tuyệt đối và một h́nh ảnh độc đáo là Đức Giêsu Ki-tô, mà không đâu có được.

Như thế, trong cách diễn tả của Đức Giêsu, chúng ta là những người thợ, những người bị giới hạn v́ thời gian, v́ không đủ khéo léo, và cũng có thể v́ chất liệu kém. Kiêu căng, tức là không nhận ra giới hạn của ḿnh, và điều ấy làm chúng ta thành dị dạng, bị méo mó. Chúng ta cần nhớ thân phận của ḿnh như Đức Giêsu nhắc nhở : những đầy tớ vô dụng, tầm thường. "Các con không thể làm cho ḿnh cao hơn một tấc được", và Người cũng thêm : "Cha trên trời biết rơ các con cần ǵ", "Người sẽ trả lại cho các con gấp trăm."

Khi đưa ra dụ ngôn để dạy bảo con người, Đức Giêsu đă thực hiện nơi chính ḿnh. "Tôi đến không phải để được hầu hạ, nhưng để phục vụ mọi người." Chính điều đó đă đưa Người tới vinh quang, tới sự phục sinh. Đó là kết thúc của con người đă "làm việc bỗn phận".

Vậy, tin không phải là ǵ khác hơn là tín trung với bỗn phận của ḿnh. Nhờ tín trung và khiêm tốn, mọi sự đều trở thành có thể.

* * *

Lạy Thiên Chúa là Cha giàu ḷng nhân ái

xin ban cho con luôn khát khao

điều làm vui ḷng Cha.

...

Xin ban cho con một tâm hồn thức tỉnh

để không một tư tưởng hăo huyền nào

kéo con xa Cha.

...

Xin ban cho con tâm hồn tự do

mà không một đam mê mănh liệt nào

có thể lấn át được. ...

theo thánh Tô-ma A-qui-nô.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Đầy tớ vô dụng
(Lc 17,5-10)

Bài Tin Mừng có hai phần và cũng là hai vấn đề Chúa Giêsu nói trong hai trường hợp khác nhau : phần đầu Chúa nói trực tiếp cho các môn đệ về khả năng của ḷng tin : với ḷng tin, con người có thể làm được những việc có vẻ như không thể thực hiện nổi. Phần sau Chúa nói chung cho mọi người về thái độ phục vụ vô kỷ, vô công đối với Chúa.

Trước hết, chúng ta thấy các tông đồ xin Chúa : “Thưa Thầy, xin thêm ḷng tin cho chúng con”. Đây là một ước nguyện hợp lư, cần thiết cho đời sống đạo đức cá nhân cũng như cho hoạt động tông đồ. Các tông đồ nói riêng và mọi Ki-tô hữu mọi thời nói chung đều cần có ḷng tin. Các tông đồ xin như vậy, nhưng Chúa Giêsu lại trả lời một câu có vẻ lạc đề : “Nếu anh em có ḷng tin lớn bằng hạt cải, th́ dù anh em có bảo cây dâu này : hăy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”. Chúng ta phải hiểu thế nào về câu trả lời bất ngờ này ? Có hai hướng giải thích :

Cách thứ nhất, có thể các tông đồ đă đánh giá ḷng tin theo số lượng. Các ông nghĩ rằng : cần phải có nhiều ḷng tin, theo kiểu đó là đơn vị đếm được, nên Chúa Giêsu đă điều chỉnh cách nh́n theo lượng bằng câu trả lời nhấn mạnh vào phẩm : nếu là ḷng tin đích thực th́ không c̣n là chuyện nhiều hay ít nữa, v́ với một ḷng tin đích thực th́ giả như ḷng tin ấy chỉ bằng hạt cải thôi cũng đủ cho người ta khả năng trên các sự vật, và có thể làm được những việc có vẻ như không thể nào thực hiện được.

Cách thứ hai, hoặc là Chúa Giêsu xác nhận điều các tông đồ xin là đúng. Các ông có lư khi ao ước đạt tới một ḷng tin đích thực, trọn vẹn và trưởng thành. Xác nhận, nhưng Chúa không khẳng định trực tiếp mà khẳng định gián tiếp, qua việc nói lên hiệu nghiệm của ḷng tin, nghĩa là chúng ta có thể hiểu ngầm Chúa đă trả lời thế này : anh em xin vậy là hợp lư lắm, với một ḷng tin đích thực th́ giả như nó chỉ bằng hạt cải thôi, anh em sẽ có được một khả năng phi thường.

Dù hiểu theo cách giải thích nào th́ ư chính vẫn là diễn tả hiệu lực của ḷng tin. Lối so sánh giữa một bên là số lượng rất nhỏ : hạt cải, hạt nhỏ nhất, và một bên là một việc làm rất khó, phi thường : dời chỗ một cây dâu, loại cổ thụ, từ trên đất cho mọc xuống ḷng biển. Lối so sánh này cốt ư để làm nổi bật ư tưởng then chốt chúng ta vừa nói, tức là để diễn tả hiệu lực của ḷng tin.

Phần thứ hai, chúng ta thấy Chúa Giêsu dùng h́nh ảnh người đầy tớ trong xă hội phong kiến thời đó để nói về thái độ của người phục vụ. Thói thường chẳng có chủ nhà nào coi đầy tớ hơn ḿnh, đến nỗi khi người đầy tớ đi chăn chiên hay đi làm đồng về lại giục người ấy : “Mau vào ăn cơm đi”, rồi phục vụ người đầy tớ ấy. Trái lại, người đầy tớ đi làm về vẫn là đầy tớ, vẫn phải lo hầu bàn cho chủ ăn xong rồi mới đến lượt ḿnh. Đó là bổn phận của người đầy tớ trong xă hội phong kiến, người chủ không cần phải biết ơn người đầy tớ ấy. Chúa Giêsu nêu sự việc quen thuộc của đời sống hằng ngày ra đây không phải để phê phán, nhưng để làm thí dụ soi sáng cho thái độ của người phục vụ trong cộng đoàn Giáo hội, đó là phải có một thái độ phục vụ vô kỷ, vô công, vô danh : nếu một ông chủ trần thế, chỉ v́ trong tương quan chủ - tớ của xă hội mà đă có quyền không cần phải mang ơn đầy tớ của ḿnh, th́ Thiên Chúa, người chủ tuyệt đối, lại không có quyền đó một cách tuyệt đối hay sao? Cho nên, người phục vụ trong Giáo hội, dù làm ǵ cũng chỉ là người làm việc phải làm, v́ đă được ơn Chúa để làm việc ấy, và khi đă làm hoàn hảo mọi việc Chúa giao cho, vẫn phải khiêm tốn nh́n nhận ḿnh chưa làm được ǵ cả, nghĩa là phải thực sự sống trong thái độ vô kỷ, vô công, vô danh đối với Chúa.

Hai phần trên ở hai vị trí độc lập nhau, nhưng vẫn có thể diễn tả được đầy đủ ư nghĩa và chủ đích giáo huấn của Chúa, nghĩa là mẩu đối thoại về sức mạnh của ḷng tin được kèm theo ngay sau đó giáo huấn về thái độ phục vụ khiêm tốn, vô kỷ, vô công, vô danh, đă mang tính cách giáo huấn rất thực tiễn và quư giá. Cả hai phần đó có tương quan với nhau mà chúng ta có thể diễn tả như sau : anh em hăy vững tin vào Thiên Chúa để được sức mạnh phi thường. Nhưng khi đạt được những thành công, hoặc khi dấn thân phục vụ, hăy nhớ luôn luôn khiêm tốn, nhận ḿnh yếu kém, chứ đừng vênh vang, tự đắc hoặc kể công.

Chúng ta hăy có tinh thần ấy trước Thiên Chúa. Mỗi người là một đầy tớ Chúa gửi nơi từng gia đ́nh, từng quê hương, cánh đồng, xưởng thợ, nhà máy. Áp-ra-ham c̣n tự xưng ḿnh là tro bụi, Đức Ma-ri-a là tôi tớ Thiên Chúa, Phaolô tự thú ḿnh là nô lệ bất xứng của Chúa, Chúa Giêsu được mô tả là tôi tớ đau khổ đến để phục vụ, các Đức Giáo Hoàng thường tự xưng là “tôi tớ của các tôi tớ”… C̣n chúng ta là ai mà dám vênh vang trước Thiên Chúa ? Tài ba chúng ta là ǵ trước Thiên Chúa toàn năng ?

Trong thực tế, từ bỏ được cái tôi của ḿnh thật là khó. Chúng ta dễ kể công, dễ tự hào về những việc ḿnh đă làm, dễ đề cao ca tụng chính ḿnh. Hoặc nói theo kiểu b́nh dân : “mèo khen mèo dài đuôi”, “mẹ hát con khen hay”. V́ thế, bài Tin Mừng nhắc nhở chúng ta : không phải v́ chúng ta có công trạng ǵ nên được Chúa thương yêu. Chúng ta không thể dựa vào ḿnh, chúng ta phải cậy dựa vào Chúa, v́ không có Chúa giúp đỡ, ban ơn, chúng ta không thể làm được ǵ. Phải cậy dựa vào Chúa và luôn cầu xin Chúa ban thêm ḷng tin, luôn sẵn sàng quên ḿnh đi, để Chúa hoàn toàn hành động nơi ḿnh theo ư Chúa. Sau hết, chúng ta hăy khiêm tốn tạ ơn Chúa, v́ Chúa đă đặt chúng ta trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác, dù là hoàn cảnh nào cũng là hoàn cảnh riêng của chúng ta, chúng ta đừng phàn nàn, than van, v́ đó là hoàn cảnh Chúa muốn chúng ta phục vụ Ngài, qua vai tṛ nhỏ bé và trong hoàn cảnh mưu sinh của chúng ta.

Để cứu rỗi và để giải phóng con người, Thiên Chúa đă không hành động từ trời cao, nhưng Ngài đă nhập thể và nhập thế để chia sẻ với con người và sống với con người hoàn toàn và chấp nhận chỗ đứng sau hết. Là môn đệ của Chúa, chúng ta không thể sống hơn Thầy. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu và chia sẻ về mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Chúa, để mỗi người chúng ta không sống đóng kín trong vỏ ṣ ích kỷ của ḿnh, nhưng biết sống cho người khác và v́ người khác.


Phaolô Phạm Chung Kiên op

Xin Thêm Ḷng Tin Cho Chúng Con
(
Lc 17:5-10)

Bài Phúc Âm nhấn mạnh về hiệu quả của đức tin ; đức tin phó thác chân thành, đức tin cậy dựa hoàn toàn vào Thiên Chúa, đức tin đó dù nhỏ bé đến mấy cũng sẽ làm được những chuyện lớn lao và c̣n thay đổi cả tâm hồn con người. Đồng thời, bài Phúc Am cũng nhấn mạnh ở thái độ tự khiêm cần có của mỗi người trước mặt Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giữa thế giới vật chất đang được đề cao, giữa thời buổi mà nhiều học thuyết trái ngược với Ki-tô giáo xuất hiện, giữa một thế giới c̣n nhiều chiến tranh, giữa những bất công, đau khổ đè trên vai những người vô tội … đức tin của chúng con dễ bị lung lay. Trong cuộc sống, có những lúc chúng con gặp những biến cố đau thương, những khó khăn, thất bại… Những điều không may liên tiếp xảy đến khiến chúng con đau khổ, tâm hồn chúng con tan nát. Vào những lúc như vậy, chúng con rất dễ rơi vào tâm trạng khủng hoảng, thất vọng, buông xuôi và đánh mất đức tin. V́ vậy, chúng con cần có đức tin vững mạnh để vượt qua thử thách.

Tâm trạng khủng hoảng, lo sợ, thất vọng luôn ŕnh chờ chúng con, khi chúng con không hoàn toàn tin tưởng phó thác vào t́nh yêu quan pḥng của Thiên Chúa. Chính các môn đệ của Chúa Giêsu khi xưa đă trải qua kinh nghiệm này. Khi thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển các ông sợ hăi. C̣n ông phêrô th́ hoài nghi: “Thưa Ngài nếu có phải Ngài th́ xin truyền cho con đi trên mặt biển mà đến với Ngài.” Và khi thấy gió thổi th́ ông đâm sợ và khi bắt đầu ch́m, ông la lên: “Thưa Ngài xin cứu con với”.

Lạy Chúa Giêsu, biết bao lần chúng con gặp những khó khăn, đau khổ trong cuộc sống. Chúng con chạy đến với Chúa nhưng chưa hết ḷng tin tưởng để trao những mảnh vỡ cuộc đời, những thất bại, va vấp của chúng con cho Chúa, để Người sửa chữa lại.

Nhờ có ḷng tin mà thánh Phêrô đă vượt qua những thử thách và chính thánh nhân đă nói : “Chúa cứu chữa những ai có ḷng tin thoát khỏi cơn thử thách” (x.2 Pr 2,9). Chúa đă làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho năm ngàn đàn ông ăn no nê, không kể đàn bà trẻ con. Đối với những ai tin tưởng vào Chúa, chấp nhận những vất vả, khổ cực, nghịch cảnh th́ Thiên Chúa luôn nuôi dưỡng, an bài v́ Người hằng thương yêu săn sóc những ai đói nghèo, đau khổ. Những khó khăn, thất bại, chán nản sẽ trể nên nhẹ nhàng khi chúng con biết tin tưởng vào Chúa. V́ chính Chúa đă nói: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hăy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11,28). Và chính tiên tri Isaia cũng đă cảm nghiệm được điều đó: “Ai tin cậy Chúa sẽ được tăng thêm sức. Họ sẽ bay cao với đôi cánh phượng hoàng. Họ sẽ chạy không kiệt sức, sẽ đi không biết mỏi. (Is 40,31)

Chính niềm tin dù nhỏ bé như hạt cải cũng có sức biến đổi. Niềm tin nhỏ bé đó ví như những cái đinh nối kết sự giao hảo giữa con người với Thiên Chúa trong hiện tại và thành quả tương lai. Người có niềm tin luôn nh́n về phía trước trong hy vọng và chu toàn hết bổn phận hiện tại trong từng giây phút của cuộc sống. Không phải để thu lượm những thành quả hay lợi lộc vật chất chóng qua nhưng để thi hành ư Chúa.

Thái độ tự khiêm tạo nên ḷng tin tưởng. V́ chỉ khi chúng con nhận ra ḿnh yếu đuối th́ chúng con cần đến ḷng thương xót của Chúa, chúng con mới đặt tin tưởng vào Chúa. V́ người là cha đầy ḷng thương xót, người có trái tim nhân từ. Người sẽ ban ơn cho những ai hết ḷng cầu xin: “Cha của anh em, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho những của tốt lành cho những kẻ xin người.” (Mt 7, 11b)

Lạy Chúa, xin thêm ḷng tin cho chúng con. Xin cho con luôn biết chạy đến với Chúa cả những lúc thành công cũng như những lúc thất bại, chán nản, khủng hoảng trong cuộc sống bằng một niềm tin vững mạnh và tâm t́nh phó thác tuyệt đối vào Chúa.

Xin Chúa giúp chúng con nhận ra sự quan trọng của những điều b́nh dị và những điều lớn lao trong những việc thường ngày và trong những mối tương quan của chúng con với người khác. V́ thật ra, không có ǵ là nhỏ bé và tầm thường trước thánh nhan Chúa nếu tất cả được thực hiện bằng một t́nh yêu lớn lao và một niềm tin mạnh mẽ. Amen 


Lm. Jude Siciliano, OP.

CON LUÔN TIN YÊU CHÚA TRỌN ĐỜI
(Lc 17, 5 – 10)

Thưa quư vị,

Tiên tri Kha-ba-cúc sống ở thời đế quốc Babylon chiếm đóng Palestine những thế kỷ thứ VII hoặc VI trước công nguyên. Xă hội lúc ấy đầy dẫy nhiễu nhương lộn xộn. Tuyển dân không chịu nổi một cổ ba bốn tṛng: áp bức từ phía quan chức đế quốc, độc ác từ lănh chúa địa phương, ḱm kẹp của lănh đạo tôn giáo. Cho nên vị tiên tri phải kêu lên: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, chúng con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe. Chúng con la to: “Bạo tàn” mà Ngài không cứu vớt?”. Nghe như vị ngôn sứ than văn trong bối cảnh hôm nay trên thế giới: Zimbabue, Darfur, Iraq, Afghanistan, Myanma, Guatemala, North Korea, … nhân dân trong nhiều quốc gia kêu lên cùng với vị tiên tri: “Sao Ngài bắt chúng con phải chứng kiến tội ác hoài, c̣n Ngài cứ đứng nh́n cảnh khổ đau? Trước mắt chúng con toàn là cảnh phá phách, bạo tàn. Chỗ nào cũng thấy tranh chấp và căi cọ”. Tôi nghe như tiếng cầu nguyện trong các tâm hồn đạo đức, trong các thánh đường giáo xứ, trong các tu viện nghiêm ngặt của thời đại hôm nay.

Nói như vậy không ngoa v́ thử nh́n sâu vào đường phố, các con hẻm, những nơi xă hội đen hoạt động, hộp đêm, chích choác, đĩ điếm, lừa đảo, bóc lột và ngay cả các cộng đồng “anh em”, khắc nhận ra t́nh h́nh và sự thật. Nhưng ngôn từ của vị tiên tri khá liều lĩnh: Chúng là ai mà dám đối xử với Thiên Chúa như vậy? Chúng ta chẳng qua chỉ là sâu bọ, những thứ nhơ nhớp trước mặt Ngài? Nhưng các tiên tri, các thánh, những tâm hồn thánh thiện nhiều khi dùng ngôn từ táo bạo. Họ tin cậy, tín thác vào ḷng nhân lành của Đức Chúa Trời đến độ coi Ngài như bạn hữu thân thiết. Họ khiêm nhường và lương thiện, không sợ Thiên Chúa phật ư và trừng phạt, v́ dầu sao Ngài nhân ái và hay xót thương như một người Cha trong gia đ́nh. C̣n hơn người cha thế gian bội phần. Họ có thể nêu lên Ngài những phàn nàn mạnh mẽ nhất.

Thật vậy, theo tâm lư thông thường, bạn hữu bày tỏ với nhau những ư nghĩ sâu thẳm về hỉ nộ ái ố mà không cần dè dặt. Như vậy mới là thân t́nh thật sự, bạn hữu chí thiết. C̣n như so đo tính toán th́ vẫn đứng ở tiền đường ngôi nhà t́nh yêu. Nếu bạn yêu mến Chúa thật sự, bạn có thể bày tỏ cảm nghĩ của ḷng ḿnh như vị tiên tri. Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta gặp hoàn cảnh bế tắc, chẳng biết cầu cứu nơi đâu. Th́ Thiên Chúa là Đấng cứu giúp duy nhất. Đấng vẫn sẵn sàng nghe chúng ta không những cầu nguyện mà cả phàn nàn nữa. Nào ai khác có quyền năng thay đổi t́nh thế? Giống như Kha-ba-cúc, chúng ta nh́n vào những cay đắng của thế giới với đôi mắt van xin: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa, chúng con cầu cứu mà Ngài chẳng đoái thương?”.

Đọc lịch sử Do Thái, chúng ta hiểu biết những đe doạ mà tiên tri Kha-ba-cúc phải đối diện, nhiều nhất là từ nội bộ tôn giáo, xă hội, chứ không riêng ǵ ngoại bang áp bức. Cái chết của vua chủ trương cải cách Giosia khiến quốc gia rơi vào hỗn loạn. Vua con Giêojakim hư hỏng, làm tan hoang chương tŕnh của vua cha, dẫn đất nước vào cảnh nô lệ, xă hội suy đồi. Kha-ba-cúc la lớn chống lại lănh đạo thối nát và cảnh cáo họ rằng Thiên Chúa sẽ dùng bàn tay sắt của Babylon trừng phạt dân riêng. Thật buồn thảm khi nh́n xem quần chúng bị áp bức bởi chính lực lượng chính trị, quân sự, tôn giáo của tuyển dân. Xấu hổ và đau xót biết mấy. Lương tâm ngay chính chịu làm sao nổi? Ai có khả năng cứu vớt t́nh h́nh nếu không phải là Thiên Chúa các đạo binh? Ai có thể làm giảm bớt những đau khổ hiện tại? Dân chúng lại không có quyền lực, lănh đạo th́ thối nát. Tiên tri chỉ c̣n cậy nhờ vào Đức Chúa Trời: “Cho đến bao giờ, lạy Đức Chúa?”. Tiếng kêu thảm thiết nhưng có lư. Đây cũng là hoàn cảnh của chúng ta. Nếu không có những tâm hồn đạo đức như Kha-ba-cúc th́ vô phương chữa chạy.

Sau khi đă vạch rơ nỗi cực ḷng của tuyển dân, tiên tri Kha-ba-cúc bước sang phần thứ hai của bài đọc, cũng là bổn phận chính yếu của một ngôn sứ (kêu gọi hy vọng và tin tưởng vào Đức Chúa Trời, hoán cải xă hội và nếp sống cá nhân). Xem ra Đức Chúa đă bỏ mặc dân riêng trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng. Nhưng ngôn sứ được Thiên Chúa trả lời: “Hăy viết lại thị kiến và khắc vào tấm bia cho ai nấy đọc được xuôi chảy: đó là thị kiến sẽ xảy ra vào thời ấn định. Nó đang tiến nhanh đến chỗ hoàn thành, chứ không làm cho ai thất vọng”. Nghĩa là đang có giải pháp và tuyển dân có quyền hy vọng.

Nhưng c̣n chúng ta hôm nay thế nào? Ư định cứu vớt của Đức Chúa Trời có được trân trọng? Nếu căn cứ vào thái độ của nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân, th́ câu trả lời là “không”, v́ cách ăn nết ở chẳng kéo được ḷng thương xót của Đức Chúa Trời. Ngày ngày yến tiệc linh đ́nh, dă ngoại, du lịch, tiện nghi tùm lum như Phúc Âm tuần trước mô tả, th́ làm sao tranh thủ được ḷng thương xót? Theo vị ngôn sứ, trái tim của Đức Chúa nằm ở những nơi đau khổ, thiếu thốn, cô thân cô thế, không kẻ giúp đỡ.

Khi hiểu rơ như vậy, phản ứng của tín hữu phải làm ǵ cộng tác với Ngài để giảm nhẹ t́nh trạng ấy? Suy gẫm suông chẳng giúp ích được chi như câu ca dao: dù xây chín cấp phù đồ, chẳng bằng làm phúc giúp cho một người. Hoặc đơn giản hơn: “tội nghiệp suông không bằng tiền buông chút ít”. Chúng ta có ngàn vạn phương cách để dấn thân giúp đỡ họ: ăn ở công b́nh, khử trừ tệ đoan, cứu giúp nạn nhân, yên ủi người  sầu khổ, tranh đấu chống bất công. Hoặc tối thiểu đừng gây thiệt hại cho ai. Viễn tượng của vị tiên tri luôn thúc đẩy tín hữu làm chi đó cho xă hội, thăng tiến con người: “Này đây, ai không có tâm hồn ngay thẳng sẽ ngă gục, c̣n người công chính sẽ được sống nhờ ḷng thành tín của ḿnh”. Một nhà đạo đức đă viết: “Đức tin không có công lư là đức tin giả hiệu”. Vậy xét ḿnh xem chúng ta sống công lư thế nào, để đức tin của ḿnh chân thật? Và nhờ đó thế giới được cải thiện. Thu vén cho ḿnh mọi tiện nghi bằng cái giá thiệt tḥi của thiên hạ. Chắc chắn không phải là đức tin chân chính, dù bào chữa thế nào đi nữa. Nên bài đọc Kha-ba-cúc day tín hữu đừng ngưng nghỉ sống công chính hoặc thối chí làm việc, tranh đấu cho một xă hội tốt hơn, trong sạch thánh thiện hơn, ngơ hầu Thiên Chúa tưới gội Hồng Ân hạnh phúc và thoát ách nô lệ Satan, tội lỗi. Bao lâu c̣n bất trung với ơn gọi của Thiên Chúa, bấy lâu c̣n lầm than như dân Do Thái xưa. Phần thứ nhất của bài đọc Kha-ba-cúc như một lời cầu nguyện van xin, th́ phần thứ hai khuyến khích sống ngay lành, thi hành ơn gọi tranh đấu cho công b́nh bác ái.

Phúc âm khai triển cùng ư tưởng ấy. Các tông đồ xin Chúa tăng thêm đức tin: “Lạy Thày, xin thêm ḷng tin cho chúng con”. Điều này khiến chúng ta suy nghĩ. Tại sao lại yêu cầu như vậy? Đức tin của họ chưa đủ để hoạt động sao? Xin nhớ là Chúa vừa giáo huấn các môn đệ về hậu quả nghiêm trọng khi gây gương mù, gương xấu (thà buộc cối đá vào cổ mà ném xuống biển). Rồi phải tha thứ cho nhau 490 lần một ngày. Vậy th́ các ông không đủ khả năng sống lời Chúa dạy, để tiếp tục theo Ngài. Do đó các ông xin thêm đức tin. Tự nhiên là như vậy.

Nhưng Đức Giêsu giải quyết cách khác: “Nếu anh em có ḷng tin lớn bằng hạt cải, th́ dù anh em bảo cây dâu này: hăy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc, nó cũng sẽ vâng lời anh em”. Chúa không nói đến số lượng mà chất lượng. Nếu các tông đồ có chất lượng đức tin tốt, th́ dù số lượng chỉ bằng hạt cải cũng có thể làm được nhiều điềm thiêng dấu lạ. Hoá ra xưa nay chúng ta đă lầm to khi chỉ đ̣i hỏi khối lượng. Đức Hồng Y Fulton J. Sheen nhận xét: nên thánh không cần thời gian mà chỉ cần t́nh yêu. Đức tin cũng vậy, chỉ cần chất lượng tốt là đủ. Cây dâu trong Tin Mừng là một đại thụ rễ sâu và nhiều, chằng chịt khắp mặt đất, ăn quanh các tảng đá lớn, khó ḷng mà nhổ lên được, vậy mà chỉ cần đức tin bằng hạt cải. Liệu chúng ta có đức tin đó chưa? Để truyền giáo, thu hút linh hồn thiên hạ, gặt hái những mẻ lưới to? Câu nói trên quả là chân lư: Faith without justice is not true faith. Tư tưởng của Kha-ba-cúc thật là hữu ích. Đức Giêsu dạy các tông đồ không nên cậy dựa vào số lượng. Họ có đủ rồi, chỉ nên suy nghĩ về số lượng đó và hành động.

Ngày nay chúng ta quên sự thật này. Làm chi cũng đ̣i công lênh, tính toán thành tích, báo cáo kết quả. Thật tai hại. Nó đi ngược lại tinh thần của Đức Kitô. Làm bất cứ điều chi, người ta cũng đ̣i trả công, chẳng có việc chi không đ̣i trả tiền, kể cả các bí tích. Tôi c̣n nhớ như in một linh mục sau khi rửa tội cho con trẻ trong lễ fiesta của xóm chài nghèo khó, cứ đi đi lại lại trước một mái hiên của một gia đ́nh. Tôi ngạc nhiên, hỏi nhỏ anh bạn người địa phương tại sao như vậy? Anh ta ghé sát vào tai tôi và nói: “Đ̣i tiền rửa tội”. Chao ôi, đó là sự thật sao? Xét cho cùng, chúng ta đều như thế. H́nh thức này hay h́nh thức khác. Chúng ta quên bẵng rằng hành động anh hùng, quảng đại nhất là việc của t́nh yêu và đức tin tinh ṛng, không tính toán lương bổng, hơn thiệt. Thí dụ cha mẹ nuôi nấng con cái, liệt sĩ v́ quê hương, tử đạo v́ đức tin. Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ (Mt 5, 3). Nếu chúng ta làm việc v́ công lênh, chúng ta đánh mất nước Thiên Đàng. Cho nên hành động với đức tin tinh ṛng là cần thiết để trở nên môn đệ đích thực của Đức Kitô. Dụ ngôn người tôi tớ vô dụng minh hoạ điều đó: “Đối với anh em cũng vậy: khi làm tất cả những ǵ theo lệnh phải làm, th́ hăy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi chỉ làm việc bổn phận đấy thôi”. Suy nghĩ về dụ ngôn này, cha Thomas Merton viết: “Even if I had done some good works to trust in I would not want to trust in them” (Ngay cả khi tôi thực hiện được vài công việc tốt có thê tin cậy được, th́ tôi cũng không muốn tin tưởng vào chúng) (Seven storey Moutain). C̣n tác giả Catherine Doherty viết: Let us never try to sweeten Christ’s teaching (không nên bao giờ bỏ đường vào Lời Chúa). Ngày nay v́ ảnh hưởng vật chất, chúng ta có tinh thần ngược lại, nhất là giới trẻ. Lư tưởng cao thượng chẳng c̣n giá trị nào.

Đức Giêsu mời gọi các tông đồ hăy đặt cậy trông vào niềm tin mà họ đang có, rồi hành động trên niềm tin đó. Đừng phàn nàn v́ không đủ đức tin, rồi sinh ra ươn lười, tŕ hoăn, viện cớ để bất động, thiếu sáng kiến và không tin tưởng vào ước mong của Thiên Chúa muốn hành động qua nỗ lực của chúng ta .

Người cần chúng ta dám sửa chữa những bất công xă hội. Năo trạng cầu an chẳng ích lợi chi. Nhưng sức riêng của chúng ta chẳng có khả năng nhổ rễ được điều xấu. Với ơn Chúa trợ giúp th́ đức tin bằng hạt cải có thể lấp biển dời non. Điều này không phải đại ngôn mà là sự thật. Làm môn đệ Chúa, dù được trang bị đức tin bằng hạt cải, th́ vẫn phải làm việc, bất chấp khó khăn, theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh, gạt bỏ mọi tư duy lợi lộc hay phần thưởng. Đặc biệt đối với các linh hồn lao động trong vườn nho của Thiên Chúa, linh mục, tu sĩ, những linh hồn tận hiến. Chúng ta phải cố gắng lao động không công, chỉ v́ t́nh yêu thúc bách. Đừng quá nặng về tiền bạc, tiếng tăm hay thành công. Nếu nghĩ ḿnh quan trọng, không ai thay thế được, là chúng ta đă đi lệch đường: Bene curris sed etra viam (chạy tốt nhưng lạc đường). Lời Chúa luôn phải là kim chỉ nam cho chúng ta hành động: “Khi làm tất cả những ǵ theo lệnh phải làm, th́ hăy nói chúng tôi là những đầy tớ vô dụng”.

Đấy mới là thái độ đúng đắn của các môn đệ Chúa Kitô, ngược lại với Pharisêu, thượng tế, luật sĩ. Chủ thuyết của họ nghĩ rằng khi cặn kẽ tuân giữ lề luật Môisê th́ Thiên Chúa mắc nợ họ. Lầm biết bao, v́ không bao giờ Thiên Chúa mắc nợ ai cả, cho dù chúng ta chịu chết v́ Ngài. Tuy nhiên, Người là cha nhân từ, chứ không phải ông chủ đối với các nô lệ. Ngài sẽ thưởng cho ai nấy tuỳ công việc họ làm. Đức Giêsu tuyên bố như vậy, và thánh Phaolô nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Như những người con trong gia đ́nh, chúng ta hành động hoàn toàn v́ t́nh yêu, không tính đến công lênh. Chúng ta làm việc chỉ để đáp lại t́nh yêu hải hả của Thiên Chúa. Ước mong  mọi tín hữu đều ư thức được như vậy. Amen.


Đỗ Lực op

NHƯ KIỀNG BA CHÂN
(Lc 17:5-10)

Cách đây không lâu, báo Times đă chạy tin lớn như một phản chứng về đức tin của Mẹ Têrêsa Calcutta. Mở lại những trang nhật kư của Mẹ, người ta thấy nhiều lần niềm tin h́nh như chao đảo trước sự im lặng và vắng bóng Thiên Chúa. Những người vô thần vội bám vào đó để thấy được tất cả sự hữu lư của niềm tin vô thần. Nhưng những người có đức tin lại thấy đó là thử thách cần thiết của một niềm tin chân chính.

Giữa hai cái nh́n đó, đâu là bản chất đích thực của đức tin chân chính ? Đức tin chân chính không những khiến chúng ta dấn thân vào cuộc chiến đấu với những cám dỗ trần gian, nhưng c̣n với những thử thách của chính đức tin nữa.

THÁCH ĐỐ CẦN THIẾT

Chúa Nhật tuần trước tŕnh bày một ông phú hộ không hề quan tâm tới người nghèo Ladarô ngay trước cửa nhà. Cảnh cùng khốn của Ladarô có thể không do ông phú hộ, nhưng do cơ chế xă hội bất công. Sự bất công đó không gợi lên trong tâm thức ông một vấn đề ǵ. Ông không hề đặt vấn đề với Chúa hay xă hội. Ông tự măn về của cải. Trước khi hưởng dùng, có lẽ nhiều lần ông đă dâng lên Chúa lời cảm tạ. Ông tạ ơn Chúa đă ban cho ḿnh đầy đủ cơ sở và sống sung túc hơn nhiều người. Nghèo đói không phải là vấn đề của ông. Suốt đời ông “b́nh chân như vại” trước mọi người cùng khốn.

Khác hẳn với ông phú hộ, đứng trước những bất công, ngôn sứ Habacuc đă kêu gào lên Chúa. Chính đức tin đă giúp ông ư thức trách nhiệm liên đới với tha nhân. Tâm hồn ông nổi loạn trước những lời cầu xin không được lắng nghe, những khinh mạn, bạo lực, tranh luận và bất đồng. Ông dùng những từ ngữ cực kỳ rơ ràng và khó nghe : “Cho đến bao giờ, lạy ĐỨC CHÚA, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên : "Bạo tàn !" mà Ngài không cứu vớt ?” (Hb 1:2) Đó không phải chỉ là một kiểu nói. Nhưng đó là tiếng gào thét trước những bất công, là sự khắc khoải trước những đau khổ người khác. Thiên Chúa thinh lặng đến khó hiểu trước những lộng hành của kẻ gian ác. Đức tin không cho phép người tín hữu ngồi yên. Rơ ràng họ được mời gọi thực thi công lư và sống trung tín. Thêm vào đó, họ phải xác tín Thiên Chúa sẽ đáp lời. Ngôn sứ cũng như tín hữu chúng ta hôm nay đều có thể nổi loạn. Nhưng chính trong công lư và sự trung tín, họ sẽ thấy Thiên Chúa trả lời.

Nếu đọc lại lá thư thứ hai thánh Phaolô gởi ông Timốt theo tinh thần của một người đầy tớ, chúng ta có thể t́m thấy những lư do của ḷng tín thác và hy vọng. Trước tiên, để trở nên những người phục vụ Tin Mừng, chúng ta không thể thỏa măn với những ǵ đă đạt được, cho dù thiện chí lớn lao tới mấy. Chúng ta cần phải để Thần Khí Chúa Giêsu làm việc để đánh thức và phát triển những ân huệ chúng ta đă đón nhận. Người phục vụ Tin Mừng không thể sống trên những thuận lợi đang chiếm hữu và sức mạnh riêng. Họ phải nhường chỗ cho Thánh Linh hoạt động. Họ phải có một cái nh́n khiêm tốn, không tự măn, không sợ hăi và xấu hổ. Chính Thánh Linh ban sức mạnh, t́nh yêu và lư lẽ cho công tác phục vụ Tin Mừng. Trong lá thư này, thánh Phaolô c̣n khích lệ vị thủ lănh cộng đoàn và củng cố tinh thần ông trong khi làm chứng và chấp nhận đau khổ v́ Chúa Kitô và Giáo hội. Lệnh truyền giáo ủy thác cho những người có trách nhiệm cộng đoàn có một tầm quan trọng. Từ khi Giáo hội khai sinh cho đến nay, người đầy tớ Tin Mừng đích thực tự xóa ḿnh trước Chúa Kitô, Đấng họ phải loan báo lúc thuận cũng như lúc nghịch. Chỉ có Thần Khí, chứ không phải sức riêng, mới bảo đảm cho chúng ta tin tưởng mănh liệt hơn, yêu như Người đă yêu, giảng dạy như Người đă truyền, và hành động như Người chờ đợi.

Sau cùng, nếu trở lại bản văn Tin Mừng Luca, có lẽ chúng ta sẽ thấu hiểu hơn những điều đang tŕnh bày. Khi xin “Lạy Thày, xin tăng thêm đức tin cho chúng con !” chắc chắn các môn đệ hiểu lầm về Chúa Giêsu. Đây không phải là vấn đề cân đo đong đếm đức tin bằng số lượng, tỷ lệ hay thống kê. Vấn đề không phải là có đức tin, hay thêm đức tin, nhưng thật sự sống đức tin, ngay cả trong những trường hợp phi lư nhất, như khi phải nói với cây dâu “Hăy bật rễ lên xuống dưới biển kia mà mọc.” (Lc 17:6)

Thế nhưng chúng ta vẫn đứng trước một nghịch lư khiến chúng ta trở thành nhỏ bé và vô dụng. Thành khẩn xin có đức tin, tức là xin thoát khỏi hành động và tư tưởng thâm căn cố đế, để đặt tất cả dưới sức tác động của Thánh Linh, Đấng có thể đảo lộn tất cả những ǵ có vẻ như bất biến. Tin là tự do và sẵn sàng để Thánh Linh thi thố quyền năng vô hạn của Người. Dù to lớn như núi đá hay ăn rễ sâu như cây cổ thụ, những tin tưởng lâu đời và cố hữu nhất cũng sẽ bị đánh bật khỏi ḷng chúng ta. Nhờ Thánh Linh, chúng ta được chia sẻ sức mạnh Thiên Chúa.

Dù bám rễ chắc chắn nhất như cái tôi nơi mỗi người cũng sẽ có lúc nghiêng ngả. Chúa muốn cho các môn đệ thấy rơ sự thật đó khi đặt các ông trong mối liên hệ chủ tớ : “Ai trong anh em có người đầy tớ ...” (Lc 17:7) Chúa đồng hóa họ với ông chủ. Sau đó, Người đảo ngược vai tṛ, như dụ ngôn diễn tả : Thiên Chúa đóng vai ông chủ và tông đồ là đầy tớ. Kết luận chắc chắn nhưng đầy kinh ngạc đối với các tông đồ: “Chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đă chỉ làm việc bổn phận đấy thôi.”(Lc 17:10)

Là những tông đồ, những người lănh đạo cộng đoàn, những người đang lănh trọng trách hôm qua và hôm nay, chúng ta đang phục vụ theo gương Người Đầy tớ tuyệt vời là Chúa Kitô. Thay v́ hănh diện về niềm tin hay chức vị của ḿnh, chúng ta hăy làm việc cho chủ mùa gặt. Bổn phận vượt quá sức chúng ta. Trách nhiệm thuộc về Chúa, và hăy khiêm tốn hợp tác với Người. Bởi vậy, chúng ta hăy cầu nguyện cho nhau và hăy xin ơn được phục vụ thực sự, sẵn sàng hoàn thành sứ mệnh của người đă chịu phép thanh tẩy, sẵn sàng đưa ra chứng từ đức tin để Thánh Linh ngự đến. Xin nhắc lại lời Dom Helder Camara : “Nên nhớ đa số dân chúng chỉ đọc một Tin mừng duy nhất, đó là chứng từ đời sống của bạn mà thôi.” Nếu đó là chứng từ sống làm người tôi tớ vô dụng, không có ǵ chúng ta không thể thực hiện được trong ân sủng Thiên Chúa.

Trong đời sống tập thể, xă hội, chính trị, tôn giáo v.v., cuộc sống luôn mời gọi chúng ta học sống tinh thần trách nhiệm. Tất cả đều mời gọi chúng ta trở nên những người hành động, những Kitô hữu dấn thân và có trách nhiệm. Vậy Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta điều ǵ khi nói về những người đầy tớ vô dụng ? Phải chăng chúng ta đă sai lầm trong việc giải thích ơn gọi, trong cách tin tưởng vào những ǵ chúng ta đă tin hay cách chúng ta đáp lại ơn gọi ấy ?

ĐỨC TIN CHÂN CHÍNH

Đức tin là một giá trị cao quư nhất. Quả thế, “điều làm cho chúng ta thắng được thế gian, đó là ḷng tin của chúng ta.” (1 Ga 54) Theo thánh Phêrô, như vàng phải thử lửa, đức tin cũng phải trải qua gian nan thử thách, mới biết rơ thực hư. Đức tin có thể đặt con người vào những hoàn cảnh thử thách. Nhưng chính đức tin cũng có thể bị chao đảo giữa những đêm tối trần gian.

Muốn có đức tin chân chính, người môn đệ Chúa Kitô “phải nh́n vào tận trái tim Mẹ Maria để thấy tất cả chiều sâu của ḷng tin trong lời kinh Magnificat. Họ được kêu gọi canh tân nơi chính ḿnh ư thức sự thật về Thiên Chúa cứu độ, về Thiên Chúa nguồn mọi ân phúc. Ư thức đó không thể tách rời khỏi việc biểu lộ t́nh yêu ưu tiên dành cho người nghèo khó. Nhờ đức tin thúc đẩy, Đức Maria hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa và trọn vẹn hướng về Người.” (1) Bởi thế, Mẹ mới có cái nh́n thực tế : “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. Kẻ đói nghèo, Chúa ban của đầy dư, người giàu có, lại đuổi về tay trắng.” (Lc 1:52-53). Chính đức tin đă giúp Mẹ dấn thân và đi vào cuộc đời bằng tất cả sức mạnh Thiên Chúa, đến nỗi Mẹ là “h́nh ảnh tuyệt vời nhất diễn tả sự tự do và việc giải thoát nhân loại cũng như vũ trụ.” (2) Ân sủng và đức tin thật là cần thiết cho Kitô hữu dấn thân vào công cuộc cứu độ nhân loại. Nói khác, không có Chúa, không thể phấn đấu cho công lư và ḥa b́nh. Một xă hội đích thực phải đề cao những giá trị cao cả của đức tin.,

Noi gương Mẹ Maria, “Giáo hội hiện hữu và hoạt động trong lịch sử. Giáo hội giao lưu với xă hội và văn hóa thời đại để hoàn thành sứ mệnh loan báo điều mới lạ trong sứ điệp Kitô cho muôn dân, trong những hoàn cảnh cụ thể đầy khó khăn, phấn đấu và thách đố. Giáo hội t́m mọi cách hành động cho họ được đức tin chiếu sáng để có thể hiểu thực sự “cuộc giải phóng đích thực chỉ có khi mở tâm hồn đón nhận Chúa Kitô.” (3) Do đó, từ chối không tranh đấu cho công lư, Giáo hội bỏ lỡ cơ hội hoàn thành sứ mệnh trọng yếu, v́ công lư là con đường đưa chân lư đến muôn dân. Quả thế, “công tác mục vụ xă hội của Giáo hội diễn tả sống động và cụ thể ư thức trọn vẹn về sứ mệnh loan báo Tin Mừng trong các thực tại xă hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của thế giới.” (4) Trong tất cả các thực tại đó, công lư luôn là vấn đề lớn nhất và đ̣i phải tranh đấu gian khổ nhất. Chẳng lẽ Giáo hội có thể đứng ngoài cuộc tranh đấu đó mà vẫn hoàn thành được sứ mệnh của ḿnh ?

Có thể Giáo hội chưa t́m đủ năng lực để phấn đấu. Nói khác, niềm hy vọng c̣n xa vời với thực tế đầy tính toán của con người đang nắm guồng máy Giáo hội. Thực vậy, “niềm hy vọng Kitô tạo một năng lực tuyệt vời cho người Kitô hữu dấn thân vào lănh vực xă hội, v́ làm cho họ tin tưởng có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, ngay cả khi sẽ không bao giờ có ‘một thiên đàng trần giới.’ Kitô hữu, nhất là giáo dân, được khuyến khích hành động thế nào để ‘quyền lực Tin Mừng có thể chiếu sáng trong cuộc sống hằng ngày trong gia đ́nh và ngoài xă hội’(5).Trong cuộc sống đó, quyền lực Tin Mừng bắt đầu từ mối quan tâm tới tha nhân và niềm hy vọng nơi quyền lực Thánh Linh.

Không có mối quan tâm và niềm hy vọng đó, chúng ta không thể làm cho xă hội xứng với nhân vị. T́nh liên đới với tha nhân là “một trong những nguyên tắc căn bản của cái nh́n Kitô giáo vê tổ chức xă hội và chính trị.” (6) Chính Thánh Linh cũng là mối giây liên kết giữa Chúa Cha và Chúa Con. Người cũng là nguyên ủy của mọi t́nh liên đới nhân loại. Nhờ Người, chúng ta mới có thể thấu hiểu và thực hành điều Chúa Giêsu dạy : “Luật căn bản làm cho con người hoàn hảo, và do đó làm cải hóa thế giới, đó là giới luật mới về t́nh yêu (x. Mt 22:40; Ga 15:12; Cl 3:14; Gc 2:8).” (7) T́nh yêu không những làm cho cá nhân và xă hội hoàn hảo, nhưng c̣n làm cho xă hội mau tiến tới công ích.

KHI NIỀM TIN PHÁ SẢN

Không có t́nh yêu vào Thiên Chúa và con người, niềm tin bị phá sản. Đó là thảm trạng đang diễn ra trên thế giới. Không phải chỉ trong tôn giáo, niềm tin mới cần thiết. Trong mọi lănh vực sinh hoạt kinh tế, chính trị, xă hội, niềm tin vẫn là một giá trị và sức mạnh vạn năng. Khi không tin Thiên Chúa, con người không thấy lư do và nghị lực sống trên đời. Khi đánh mất niềm tin nơi con người, không ai có thể xây dựng thành công bất cứ giá trị nào. Chẳng hạn, sinh hoạt tín dụng và chứng khoán làm sao có thể đạt kết quả tốt đẹp, khi không bắt đầu từ niềm tin ?

Ngay trong Giáo hội cũng thế, khi đă mất niềm tin nơi các vị lănh đạo, họ không thể giữ măi thinh lặng. Thiên Chúa đă phá vỡ bức tường thinh lặng để hoàn thiện guồng máy Giáo hội. Ai sẽ khai thông những bế tắc hôm nay ?

Chỉ có Thánh Linh mới có thể thực sự giúp chúng ta t́m được con đường giải thoát. Nếu đặt tất cả niềm tin vào Người, chúng ta sẽ thấy ánh sáng cuối đường hầm. Đa số chúng ta mới có đức tin, chứ chưa sống đức tin. Thực vậy, đức tin thực bao giờ cũng thúc đẩy chúng ta khiêm tốn và dấn thân phục vụ đến quên ḿnh. Những người lănh đạo Giáo Hội có thực sự nghĩ ḿnh là người phục vụ dân Chúa hay đang t́m phô trương thanh thế và lưu danh muôn thuở. Có lẽ chúng ta đă bị thử thách quá nhiều và không có đủ sức mạnh đức tin để bứng những ngọn núi kiêu ngạo và đánh bật rễ thành kiến trong ḷng chúng ta.

Giữa những thử thách cuộc đời, Thiên Chúa vẫn thinh lặng. Mấy ai đọc được ư nghĩa sự thinh lặng đó để ngày càng ch́m sâu vào t́nh yêu Thiên Chúa ? Không thiếu người quậy phá tung trời, v́ tưởng sự thinh lặng đồng nghĩa với sự vắng bóng Thiên Chúa. Niềm tin đă bị phá sản trong họ. Không đọc nổi ư nghĩa đó, họ chỉ thấy bất an trước những ồn ào của đồng loại. Cuối cùng chẳng c̣n niềm tin nào tồn tại. Nhưng Thiên Chúa không thinh lặng măi như nhiều người lầm tưởng.

Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn xác tín ḿnh chỉ là đầy tớ vô dụng, để thấy tất cả sức mạnh và vai tṛ chủ động của Chúa trong cuộc đời và Giáo hội chúng con. Amen.


---------

1. Toát Yếu Học Thuyết Giáo Hội về Xă hội, số 59.

2. Thánh Bộ Giáo Lư Đức Tin, Giáo Huấn Về Lương Tâm Tự Do, 97 : AAS 79 (1987)

3. Toát Yếu Học Thuyết Giáo Hội về Xă hội, số 524.

4. ibid.

5. ibid., số 579.

6. ibid., số 580.

7. ibid.


Lm. Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh G̣ Vấp)

 HĂY ĐỂ THÁNH THẦN
KHƠI DẬY NGỌN LỬA ĐỨC TIN TRONG L̉NG TA

Lu
ca 17: 5-10

Bài Tin Mừng hôm nay mở đầu bằng lời thỉnh cầu của các tông đồ với Đức Giêsu, “Xin Thầy ban thêm ḷng tin cho chúng con”. Tại sao các tông đồ lại cảm thấy thiếu thốn vào chính lúc này trong hành tŕnh theo Đức Giêsu? Nghe có vẻ như các ông yếu ớt quá. Nếu chúng ta dành chút thời gian đọc những câu Kinh Thánh trước đoạn này, có lẽ chúng ta sẽ hiểu lư do tại sao các ông lại thỉnh cầu như vậy. Đức Giêsu vừa chỉ cho các môn đệ thấy được bản chất nghiêm trọng và hậu quả của việc gây gương mù khiến người khác phạm tội (“… Thà buộc thớt đá cối xay vào cổ nó mà đẩy xuống biển”). Sau đó, Ngài dạy họ về sự tha thứ họ phải có – ngay cả đối với những người có lỗi với với họ. Chẳng có ǵ ngạc nhiên khi các ông buộc phải cầu xin, “xin gia tăng ḷng tin cho chúng con.” Sau khi nghe những lời Đức Giêsu vừa nói, có lẽ chúng ta cũng phải thốt lên, “Lạy Chúa Giêsu, dù sao xin Ngài cũng gia tăng ḷng tin cho chúng con luôn!”

Ai mà  không cảm thấy thiếu thốn ḷng tin khi nhận ra mẫu người Chúa Giêsu muốn chúng ta trở thành? Nếu, trong thế giới lúc nào cũng muốn báo thù này, chúng ta luôn sẵn sàng tha thứ ngay cả cho những người đă xúc phạm đến ta, khi đó chúng ta sẽ trở thành những môn đệ rất dễ thấy mà Đức Giêsu đă miêu tả ở những chỗ khác, “ là ánh sáng cho thế gian – một thành phố được xây trên núi.”

Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đă minh họa điều  đức tin có thể thực hiện: Đức tin cỡ bằng hạt cải có thể làm cây dâu cắm rễ sâu trong ḷng đất cũng phải bật gốc lên và quăng nó vào ḷng biển. Vào lúc này trong cuộc hành tŕnh, các môn đệ không xin Thầy ḿnh một bản danh sách các học thuyết họ phải đón nhận và sống. Đức Giêsu đang dẫn các môn đệ của ḿnh lên Giê-ru-sa-lem, dọc đường Ngài cũng tiên báo Ngài phải chịu đau khổ và chịu chết. Dầu vậy, Ngài luôn nhắc nhở họ phải tín thác nơi Ngài và phản ánh sự tín thác này bằng những cách thức đặc biệt. Ngài không chỉ nói tới cái đầu của họ, mà đ̣i hỏi họ phải hoàn toàn suy phục Thiên Chúa qua Ngài. Ngài nói với họ, số lượng đức tin nhiều ít không quan trọng. Dù sao đi nữa, làm sao chúng ta có thể đo lường đức tin theo cách nào đó? Ngài muốn chúng ta vững tin nơi Ngài và bước đi trong hành tŕnh đời ḿnh với sự xác tín rằng, trong Thần Khí của Ngài, Ngài vẫn luôn đồng hành với ta. 

Đức tin giúp chúng ta có khả năng làm những việc phi thường. Nhưng Đức Giêsu không hy vọng chúng ta dùng đức tin để nhổ bật rễ cả một rừng dâu. Trái lại, phận vụ làm môn đệ hầu như đ̣i hỏi nơi chúng ta nhiều việc làm b́nh thường hơn. Chúng ta như người đầy tớ trong dụ ngôn, luôn được kỳ vọng hoàn thành nhiệm vụ được giao phó. Người đầy tớ th́ có rất nhiều tài, vừa là người làm vườn vừa là người làm bếp! Chẳng phải đó là thái độ phục vụ Đức Giêsu muốn sao – nhiệm vụ đa năng. Qua dụ ngôn, các bạn có thấy rằng người môn đệ sẽ không “rảnh rỗi” một khi chúng ta bước theo đường lối của Đức Chúa và phục vụ trong danh Người.

Chẳng hạn, chúng ta thực hành vai tṛ làm môn đệ: vừa  ở trong công ty vừa ở nhà; vừa dạy trong trường vừa t́nh nguyện làm việc trong một điểm phát lương thực từ thiện; trong những cuộc họp thương mại và như những thừa tác viên Thánh Thể; như những y tá và những gia sư dạy ngôn ngữ, … Chúng ta không thể đóng hộp đời sống Ki-tô hữu của chúng ta thành những danh mục gọn gàng được: ở đây tôi là một tín hữu thực hành, trong khi ở chỗ khác tôi nghỉ xả hơi và chỉ cần ḥa nhập với đám đông mà thôi. Đức Giêsu cũng nói với chúng ta, ngay cả những môn đệ toàn thời gian, rằng chúng ta chỉ đang làm điều chúng ta phải làm mà thôi. V́ vậy, không có chỗ để khoác lác về những thành tựu và so b́ chúng ta với người khác.

Ai trong chúng ta lắng nghe bài Tin Mừng hôm nay lại có thể làm  điều ǵ khác ngoài việc trở thành người môn  đệ dấn thân hoàn toàn. Chúng ta cũng chẳng thể chỉ vào một số Ki-tô hữu nổi trội trong cộng đoàn, trong Giáo Hội và nói, “Chúa Giêsu đă ban cho họ nhiều đức tin hơn tôi và v́ vậy, họ chính là những người bài Tin Mừng hôm nay nói đến.” Ngài nói với chúng ta rằng, cho dù chúng ta có đức tin thế nào đi nữa, “hăy làm việc, làm những ǵ ḿnh biết ḿnh nên làm và tin tưởng rằng Ta sẽ luôn ở với con trong mọi nẻo đường con được mời gọi phục vụ.”

Có một lần tôi tham dự một lễ cưới. Một linh mục khác làm chủ tế. Cuối lễ vị linh mục này đă trao cho đôi vợ chồng một “nhiệm vụ”, thách thức họ “không được quên ngày phấn khởi này”. Ngài nói họ phải nhớ lời Thiên Chúa hứa sẽ ở cùng và trợ giúp họ trong suốt đời sống hôn nhân. Ngài cũng “trao nhiệm vụ” cho họ phải nhớ các linh mục hiện diện trong buổi lễ và lời hứa các linh mục hứa sẽ trợ giúp họ trong những năm tới. 

Trong thực tế, vị linh mục buộc cặp vợ chồng phải luôn nhớ Bí tích họ mới cử hành và sẽ sống hết cuộc đời lứa đôi của ḿnh. Khi cuộc sống thử thách mối tương quan của họ, như lời thánh Phaolô, họ phải “khuấy ơn Chúa thành ngọn lửa…” Trong khi thánh Phaolô nói những lời này cho Ti-mô-thê, người môn đệ trẻ của người, những lời này có vẻ thích hợp cho đôi vợ chồng trẻ này trong ngày cưới của họ - và cho chúng ta, những tín hữu tụ họp trong buổi cử hành Thánh Thể hôm nay. Chúng ta buộc phải nhớ lại lời Thiên Chúa đă hứa lần đầu tiên với chúng ta trong ngày lănh nhận Bí tích Rửa tội: trong Đức Ki-tô Thiên Chúa sẽ đồng hành với chúng ta suốt hành tŕnh cuộc đời. Những người hiện diện trong ngày đó, đại diện cho cộng đoàn Ki-tô hữu, cũng hứa trợ giúp chúng ta bằng việc nêu gương, lời cầu nguyện và đời sống chứng nhân của họ.

Thánh Phaolô viết thư này khi c̣n trong tù và v́ vậy ngài biết rằng, từ những kinh nghiệm gian khổ cá nhân, đời sống của Ti-mô-thê trong vai tṛ là người giảng thuyết Tin Mừng sẽ phải đón nhận những thử thách khốc liệt. Cho dù ơn gọi đời sống của chúng ta có là ǵ, mỗi người chúng ta cũng đều được ban những đặc sủng, những ơn để phục vụ, mà chúng ta được mời gọi để thực thi không chỉ trong ḷng Giáo Hội mà cả trong ḷng thế giới nữa. Như một ngọn lửa bừng cháy, những ơn này có thể giảm nhỏ xuống, nếu không được nuôi dưỡng. V́ thế, thánh Phaolô muốn chúng ta chăm sóc ngọn lửa để nó bừng cháy lên trong chúng ta; khơi tro tàn lên, thêm nhiên liệu vào và quạt cho ngọn lửa bùng lên.

Nếu coi thánh Phaolô như là một điển h́nh nào đó, th́ việc sống và chia sẻ Lời Chúa qua lời và gương sống của chúng ta cũng sẽ rước lấy những đau khổ - sự chối từ thù nghịch, những lời châm chọc… Mỗi người chúng ta cần một ngọn lửa đức tin bừng cháy mạnh mẽ. Làm sao chúng ta đáp trả “nhiệm vụ” của thánh Phaolô và “khuấy thành ngọn lửa” đức tin năng động được trao cho chúng ta trong ngày Rửa Tội? Chúng ta không thể tự làm điều này. Thánh Phaolô gợi ra vài việc chúng ta có thể làm để giúp việc “khuấy lên” đức tin của ta. Trước hết và trên hết, Chúng ta có Chúa Thánh Thần ở với chúng ta và thánh Phaolô nhắc chúng ta về sự trợ giúp Thánh Thần cư ngụ trong ḷng có thể ban cho chúng ta – không chỉ như nguồn mạch đức tin, mà như nguồn năng lượng vô biên giúp chúng ta hành động dựa trên niềm tin đó, đặc biệt khi nó bị thách thức và chống đối.

Thánh Phaolô  nói, v́ Thánh Thần Thiên Chúa, chúng ta không được hèn nhát, và bị đè bẹp bởi những thử thách cuộc sống quăng vào chúng ta. Thay vào đó, chúng ta có thể với “niềm tin bằng hạt cải” hành động đầy “quyền năng, t́nh yêu và tự chủ.” Đây là những quà tặng của Thánh Thần được củng cố nơi bản thân mỗi người chúng ta hôm nay trong Thánh lễ này.

Làm sao chúng ta có thể “khuấy lên niềm tin của ḿnh”  trong buổi cử hành phụng vụ hôm nay? Chúa Giêsu đă miêu tả Thánh Thần như một cơn gió thổi đâu tùy ư. V́ thế, chúng ta hăy kêu mời Thánh Thần thổi hơi vào những cục than tàn của ơn gọi Bí tích Rửa tội của chúng ta và khuấy lên thành ngọn lửa những ǵ chúng ta đang lơ là. Hay, khơi lên một ngọn lửa mới đối với những thử thách chúng ta đang phải đối mặt vào lúc này trong cuộc đời chúng ta.