Năm C

 
 

Chúa Nhật XX Thường Niên - Năm C

Gr 38:4-6.8-10 ; Dt 12:1-4 ; Lc 12:49-53

 

An Phong op : B́nh An, Niềm Vui, Ơn Cứu Độ

Như Hạ op : Khủng Hoảng Niềm Tin

Fr.Jude Siciliano, op : Ḥa B́nh

Giuse Nguyễn Cao Luật op : Lửa Và B́nh An

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Lửa - Phép rửa

Giuse Vũ Hải Bằng op : Thầy Đă Đến Ném Lửa Vào Mặt Đất

Fr. Jude Siciliano, op : Chúa Giêsu Gương Sáng Của Chúng Ta

Đỗ Lực op : Khi Vui Muốn Khóc

 

 
An Phong op

B́nh An, Niềm Vui, Ơn Cứu Độ
Lc 12:49-53

Tin mừng chúa nhật 20 thường niên C thuật lại những lời của Đức Giêsu nói với các môn đệ trong hoàn cảnh bị bách hại. Những lời này gợi lên một viễn cảnh bi thảm cho sứ vụ của Người trên trần gian : đó là cuộc Thương khó trong tương lai, những đấu tranh làm phân rẽ con người với nhau.

Khi vào trần gian, Đức Giêsu đă đưa lửa vào, và Người ước mong lửa đó bùng lên. Theo Kinh thánh, Lửa là biểu tượng h́nh phạt của Thiên Chúa, nhất là vào lúc tận cùng thời gian. Lửa c̣n là biểu tượng cho sự thanh tẩy và làm đổi mới. Chúa Giêsu sẽ thực hiện cuộc thanh tẩy tâm linh nhờ Chúa Thánh Thần.

Đức Giêsu cũng nói đến phép Rửa mà Người sẽ phải chịu. Đây là biểu tượng của việc d́m vào đau khổ - cuộc Thương khó. Người sẽ phải "cam chịu để cho những người tội lỗi chống đối ḿnh" (Dt 12,4).

"Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban b́nh an cho trái đất sao?... Không phải thế đâu, nhưng đúng hơn là để gây chia rẽ". "Sự chia rẽ là đối cực của sự b́nh an. Nhưng đây là sự chia rẽ v́ Chúa, một sự chia rẽ đi vào qui luật của thập giá : Khi mất đi là khi t́m thấy, khi chết đi là khi được sống muôn đời. Hơn nữa, Đức Giêsu đă hứa : Thầy để lại b́nh an cho các con, Thầy ban b́nh an của Thầy cho các con. Bởi thế Đức Giêsu không đến trần gian để gieo sự bất ḥa, nhưng là đem đến sự hiện diện của Thiên Chúa, đồng nghĩa với sự b́nh an. Sự b́nh an Đức Giêsu mang đến là sự b́nh an phải chiến đấu trong chân lư, phải được xây dựng trong khó nhọc, trước hết ở trong chính bản thân ta rồi lan tỏa chung quanh ta : đó là dám chấp nhận những mệt nhọc, đói khát, thua lỗ, nhường nhịn v́ những điều lành, biết tách ḿnh ra khỏi những đố kị và muôn vàn những cái vừa vụn vặt vừa tầm thường của cuộc sống. Lương thực của sự b́nh an luôn là một thách thức" (Văn Ḥe).

Trong lịch sử nhân loại, Đức Giêsu Kitô quả thực là một nghịch lư. Người đă nên dấu chỉ cho người ta chống đối. Người đă đóng ấn chứng từ của ḿnh bằng việc tự nguyện hy sinh bản thân trên thập giá. Cuộc sống và cái chết của Người đă trở thành dấu chỉ của t́nh yêu, hy vọng và sự sống.

Trong một thế giới thiếu vắng hơi ấm t́nh người, thiếu vắng một niềm hy vọng đích thực và t́nh yêu, Đức Giêsu đă mang đến lửa t́nh yêu của Người. Ngọn lửa đó sưởi ấm cơi ḷng con người, thắp sáng niềm hy vọng. Đó là ngọn lửa T́nh Yêu Cứu Độ, nơi đó tất cả chúng ta được thanh tẩy.

Người kitô hữu là người được "vầng đông từ chốn cao vời tỏa xuống hào quang sáng chói, dẫn ta bước vào đường nẻo b́nh an" (Lc 1,78-79). Thiên Chúa chiếu soi chúng ta, để chúng ta được b́nh an. Khi cuộc sống có những lo âu, buồn chán, tuyệt vọng, chúng ta hăy t́m đến với ơn Chúa; "ơn Chúa sẽ lôi cuốn bạn, cho tới khi bạn t́m lại được nguồn vui" (thánh Bênađô). Người kitô hữu đích thực là người sống trong niềm vui, b́nh an và ơn cứu độ của Chúa. Người kitô hữu đích thực thắp lên ngọn lửa t́nh yêu của Thánh Thần trong ḷng ḿnh và nơi người khác.

Phải chăng chúng ta đang sống trong b́nh an, niềm vui và ơn cứu độ của Thiên Chúa ?

Phải chăng chúng ta đang thắp lên ngọn lửa t́nh yêu, hy vọng và cứu độ để sưởi ấm trần gian ?

Lạy Chúa,
Xin đừng để chúng con thất vọng
khi đứng trước khổ đau thử thách.

Xin giúp chúng con nhận ra
giữa những tăm tối vẫn c̣n ánh sáng,
giữa những đau buồn chóng qua luôn có niềm vui đích thực,
và nhất là giữa những thăng trầm biến đổi
luôn có những hồng ân và sự hiện diện đầy yêu thương.


Như Hạ op

KHỦNG HOẢNG NIỀM TIN
Lc 12:49-53

Lửa đang bùng lên khắp nơi. Từ những vụ ôm bom tự sát tại Trung Đông tới những cuộc đặt bom phá hoại các nhà thờ tại Nam Dương, lửa đă thiêu sống bao sinh mạng và sản nghiệp. Lửa cũng được đề cập trong Tin Mừng hôm nay như mạc khải về sứ mạng Đức Giêsu nơi trần gian.

BẬP BÙNG

Ngày Chúa sinh ra, thiên thần ca hát : "B́nh an dưới thế cho loài người Chúa thương" (Lc 2:14) Đức Giêsu chính là sự b́nh an Chúa Cha ban tặng cho nhân loại. Người từng nói "Thầy để lại b́nh an cho các con" (Ga 14:25) Người vẫn được tôn xưng là "Thái Tử ḥa b́nh." Vậy tại sao hôm nay Chúa quả quyết ngược lại (Lc 12: 51) ? Lời quả quyết đó làm nhiều người ngạc nhiên và nghi ngờ về sứ mệnh của Chúa trên trần gian. Nếu Người đến "đem sự chia rẽ" đến mối tương quan sâu xa nhất giữa các phần tử trong gia đ́nh, làm sao tránh khỏi chiến tranh ngoài xă hội, quốc gia và quốc tế ?

Tự bản chất sứ mệnh Đức Giêsu là sứ mệnh ḥa b́nh. "Thầy ban cho anh em b́nh an của Thầy." (Ga 14:27) Sứ mệnh đó đă được thực hiện nhờ cuộc ḥa giải giữa Thiên Chúa và con người trên thập giá. Thực tế không thiếu người ngộ nhận hay khước từ công cuộc cứu độ của Chúa. Như thế, họ tự tách ĺa khỏi đoàn người đón nhận ơn cứu độ. Không đón nhận ơn cứu độ tức là c̣n sống trong thế đối nghịch với Thiên Chúa. Chính v́ thế mới thấy tự do như một định mệnh. Thiên Chúa tôn trọng tự do con người. Lời Chúa như một tặng phẩm, chứ không như một gông cùm xiềng xích nhân loại.

Nhưng nếu chấp nhận sứ mệnh cứu độ của Chúa, đương nhiên con người phải có một quyết định dứt khoát và cam kết sống chết với Đức Kitô. Chính ư chí cương quyết này sẽ làm cho môn đệ Chúa khác với mọi người. Sở dĩ có thể quyết định và cam kết như thế, v́ ḷng người môn đệ nung nấu ngọn lửa do Thầy đă ném vào mặt đất (Lc 12:49). "Lửa ấy đă cháy bùng lên !" (Lc 12:49) Lửa đă lan khắp mặt đất. Đó là "lửa thanh tẩy của Chúa Thánh Linh đă đến với các môn đệ trong Tông Đồ Công Vụ, chứ không phải lửa thiêu hủy trong ngày phán xét." (NIB 1995:266) Trong sách Ngụy Phúc âm cũng nói đến lửa sứ mệnh Đức Giêsu : "Ai gần Tôi là gần lửa; ai xa Tôi là xa Nước Chúa." (Tin Mừng Thomas 82) Khi Thánh Linh xuất hiện, một dân mới đă được tách ra khỏi thế gian.

Nhưng trước khi ngọn lửa Thánh Linh lan khắp thế gian, chính Đức Giêsu cũng đăbị ngọn lửa đó thiêu đốt, đến nỗi "ḷng Thầy khắc khoải biết bao." (Lc 12:50) Ngọn lửa đă thiêu Thầy tới chết mà Thầy gọi là "phép rửa Thầy phải chịu." (Lc 12:50) Tâm hồn Thầy bị giằng co và ch́m ngập trong buồn sầu ứa lệ. Toàn thân Thầy rúng động "cho đến khi việc này hoàn tất." (Lc 12:50) Thầy đă trải qua một cơn xao động tột độ khi đến gần Giêrusalem. Sự dằng co đó đánh dấu một chuyển ḿnh lớn lao đưa Đức Giêsu vào một khúc ngoặt quan trọng. Quả thực, chính Người cũng phải làm một quyết định rất lớn trước khi thực hiện sứ mệnh Chúa Cha trao cho Người. Sứ mệnh đó khởi đầu bằng việc rao giảng Tin Mừng và kết thúc nơi cái chết thê thảm trên thập giá. Đó là đường lối Người đă chọn. V́ quyết định và lựa chọn đó, Người đă trở thành nạn nhân đầu tiên của sự chia rẽ giữa những người tin và không tin (NIB 1995:266). Đúng như lời ông Simêon đă nói tiên tri từ thuở xa xưa (Lc 2:34-35). Người đă từng bị cả đối phương lẫn người thân chống đối (Ga 1:11; Lc 4:28-30) Kết quả Người đă bị dồn vào chân tường, bị kẹt cứng giữa hai lằn đạn. Người đă chết để lộ ra những nét kinh hoàng trong cuộc đối đầu đó, đồng thời mạc khải trọn vẹn Nước Thiên Chúa.

Nước Thiên Chúa đă tạo thành một lằn ranh giữa những người tin và không tin. Nghĩa là Đức Giêsu đến để "đem sự chia rẽ" (Lc 12:51) và chống đối. Ngay từ xa xưa tiên tri Giêrêmia cũng đă từng đóng vai tṛ tương tự. Ông đă tuyên sấm ngược với ḷng mong đợi của mọi người. Bởi vậy ông đă bị kết án : "Con người ấy chẳng mưu ḥa b́nh cho dân này, mà chỉ gây tai họa." (Gr 38:4) Biết làm sao được ?! Ngôn sứ chỉ nói sự thật. Sự thật mất ḷng. Căng thẳng. Căng thẳng đến độ ngôn sứ Giêrêmia suưt chết đói "trong hầm không có nước, mà chỉ có bùn." (Gr 38:7) C̣n Đức Giêsu th́ chết khát thực sự trên thập giá. Đúng là "sứ điệp ?b́nh an dưới thế? bao giờ cũng phải kèm theo sự đối kháng man dại (2:14; 12:51; 19:42; 24:36). Thật là ngược đời, trong khi ḥa giải là công tác của vị tiền hô thiên sai (Ml 4:5-6; Lc 1:17), th́ đặc điểm của cuộc khủng hoảng cánh chung là sự chia rẽ bi thảm." (NIB 1995:267)

Cái ǵ cũng có mặt trái, kể cả mạc khải của Thiên Chúa. Quả thế, nếu không dám nh́n thẳng vào sự thật, không bao giờ Đức Giêsu nói những lời chói tai hôm nay. Nói khác, Lời Chúa "phơi bày mặt trái của mạc khải, lời cam kết, và những giá trị Nước Trời." (NIB 1995:267) Lời Chúa đă can thiệp sâu vào những tương quan rất thân mật giữa các phần tử trong gia đ́nh. Không phải chỉ phân rẽ những mối tương quan đó, nhưng Lời Chúa c̣n "xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy." (Dt 4:12) Nghĩa là một cuộc chiến xảy ra ngay trong bản thân mỗi người khi quyết định nghe theo Tin Mừng B́nh an của Chúa.

B́nh an nào cũng phải trả giá. "Bất cứ nơi đâu Lời Chúa được đón nghe, sự chia rẽ cũng xảy ra giữa những người lắng nghe Lời Chúa (xc Ga :43; 9:16; 10:19)." (NIB 1995:267) Không thể không có mâu thuẫn và xung đột trong chính cá nhân và cộng đoàn. Có thế mới thấy Nước Chúa không dựa trên sức mạnh con người. Chúa có thể lợi dụng cả những đối kháng đó để mưu ích cho Nước Chúa. Vấn đề c̣n lại là con người có dám quyết định bước theo tiếng Chúa mời gọi hay không. Thực tế, "lời mời gọi con người đi tới quyết định là lời mời gọi ?phân rẽ.?" (E.Earle Ellis 1966:182) Đó là một bi kịch. Nhưng đó cũng là sự thật cho những ai sống theo tiếng mời gọi liên tục của Thiên Chúa.

Lời mời gọi đó nhắm tới việc tạo lập "b́nh an dưới thế cho loài người Chúa thương." (Lc 2:14) Nhưng không thể chiếm sự b́nh an đó một cách dễ dăi. Phải có một cuộc phấn đấu cam go mới có thể cam kết sống với Chúa và khước từ những tiêu chuẩn trần thế. Từ đó, "thái độ chúng ta đối với của cải vật chất cũng phải thay đổi và những trách nhiệm tinh thần phải được quan niệm một cách nghiêm chỉnh hơn." (NIB 1995:267) Chính v́ thế, theo Đức Giêsu có nghĩa là thay đổi năo trạng và nếp sống cho phù hợp với những tiêu chuẩn Nước Trời. Nghĩa là, mọi sự phải được đánh giá theo thánh ư Chúa. Từ nay, "những ai cam kết sống theo Đức Giêsu đều thấy mối tương quan với tha nhân, kể cả với những người thân thương nhất, đều bị sự cam kết đó chi phối." (NIB 1995:267) Đức Giêsu đă cống hiến cho các môn đệ một tiêu chuẩn sống : "Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa." (Lc 11:28) Nói khác, không c̣n con đường hạnh phúc nào ngoài việc theo sát lời Chúa. Chính Đức Giêsu đă t́m được sức mạnh nơi thánh ư Chúa Cha để đem lại hạnh phúc cho chính ḿnh và toàn thể nhân loại.

Nếu Đức Giêsu đă không sống theo Lời Thiên Chúa, chắc chắn Người đă không thể thành công khi ném lửa xuống trái đất. Ngày nay, muốn tiếp tay với Chúa thiêu đốt cả trần gian, chúng ta phải để lời Chúa xâm chiếm trọn con tim và cuộc đời ḿnh. Từ đó, "chúng ta sẽ thay đổi nếp sống cũ, dựa trên những giá trị, thứ bậc ưu tiên, mục đích và hành vi thành h́nh từ sự cam kết sống với Chúa Kitô. Những thay đổi này sẽ nhanh chóng tạo nên những khủng hoảng trong những mối tương liên quan trọng." (NIB 1995:267) Mọi suy nghĩ sẽ đảo ngược. Mọi vấn đề sẽ phải đặt lại. Cuộc đời thánh Phaolô là một điển h́nh. Sau khi trở lại, thánh nhân đă chứng kiến một thay đổi ngoạn mục trong tâm hồn và nếp sống : "Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt tḥi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi, v́ Người tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô." (Pl 3:8)

HAI CUỘC KHỦNG HOẢNG.

Kinh nghiệm của thánh Phaolô cũng là kinh nghiệm của tất cả những ai đang nung nấu ngọn lửa Thánh Linh trong tâm hồn. Ngọn lửa lan tới đâu, tất cả đều biến đổi tới đó. Tất cả đều bứt tung trong lửa. Trong ngọn lửa đó, "chúng ta hăy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc ḿnh." (Dt 12:1) Ngọn lửa đó cũng soi sáng để "mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn ḷng tin." (Dt 12:2) Từ đó, chúng ta mới thấy tất cả đổi mới. Chính niềm tin là ánh sáng hắt ra từ ngọn lửa Thánh Linh sẽ cho ta thấy hết mọi sự, từ những giới hạn, thiếu sót và tội lỗi chúng ta đến hồng ân Thiên Chúa tuyệt vời trong vũ trụ và con người.

Chính v́ thiếu vắng niềm tin đó, nhân loại hôm nay vẫn chưa t́m được lối thoát. Cơn khủng hoảng hôm nay bắt nguồn từ việc chối từ Thiên Chúa trong cuộc sống. Bởi vậy, muốn có ḥa b́nh, phải tin tưởng tuyệt đối vào t́nh yêu Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Muốn đạt tới niềm tin đó, con người sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này khác hẳn cuộc khủng hoảng vô thần. Một bên báo hiệu sự trưởng thành. Một bên dẫn tới tiêu vong. Những khủng hoảng đó dẫn tới những đối kháng khác nhau về mức độ và bản chất.

Hôm nay, Kitô hữu đang trải qua những khủng hoảng và gặp những đối kháng khắp nơi trên thế giới. Từ những cuộc bắt bớ, chém giết tại những nước không tôn trọng nhân quyền đến những giới hạn về nhiều mặt đối với những tín hữu đang tranh đấu cho sự sống. Ngay trên đất nước tôn trọng tự do và nhân quyền như Hoa kỳ, Kitô hữu cũng có thể bị bách hại. Chẳng hạn, hiện nay "Hội Đồng Thành Phố New York đang cứu xét một đề nghị cấm phổ biến truyền đơn, lên tiếng phản đối, cố vấn, hay đến gần các phụ nữ nằm trong bệnh viện phá thai. Biểu t́nh phản đối phá thai có thể là một hành vi phi pháp và những người phạm pháp có thể lănh sáu tháng tù." (CWNews 16/8/2001) Phong trào ủng hộ phá thai phải mạnh tới mức nào mới ảnh hưởng tới cơ quan lập pháp như thế ! Nhưng ĐGM Thomas Daily đă công khai phê b́nh: dự luật đó "trực tiếp tấn công những quyền tự do của người dân New York và đặc biệt nó giới hạn việc thực thi quyền tự do ngôn luận và tôn giáo không thể chấp nhận được." (CWNews 16/8/2001)

Cuộc đối kháng giữa những người pḥ và chống sự sống con người đang tạo nên khủng hoảng khắp nơi. Những người ủng hộ phá thai hay những kẻ sát nhân đang bách hại con người một cách có hệ thống và tổ chức trên cấp độ quốc gia cũng như quốc tế. Chẳng hạn, Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân hàng Thế giới, và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ Châu chỉ chi viện nếu các nước Châu Mỹ La tinh tham dự vào những chương tŕnh kế hoạch hóa gia đ́nh của Liên hiệp quốc. Bằng chứng, sau cơn động đất tàn hại vừa qua, El Salvador đă được Quĩ Tài trợ Dân số của Liên Hiệp Quốc viện trợ cả những viên thuốc và dụng cụ phá thai (CWNews 16/8/2001)

Rơ ràng niềm tin đang mất dần ảnh hưởng trên lương tâm con người. Cuộc khủng hoảng vào tận gia đ́nh và lan tới phạm vi quốc tế. Cuộc khủng hoảng đó bắt nguồn từ niềm tin nơi Thiên Chúa. Đức tin cũng là ngọn lửa Đức Giêsu ném vào mặt đất. Ngọn lửa ấy đang bùng lên từ trong tâm hồn đến cộng đoàn, mặc dù đang gặp trở ngại từ nhiều phía. Nhưng cuối cùng ngọn lửa sẽ lan ra khắp vũ trụ, v́ Đức Giêsu đă quả quyết : "Thầy đă chiến thắng thế gian !" (Ga 16:33)


Fr.Jude Siciliano,OP.

H̉A B̀NH
Lc 12:49-53

Thưa qúi vị,

Rao giảng không bao giờ là một chuyện dễ dàng, mặc dầu nhiều khi chúng ta coi nó như một bổn phận thường nhật nhàm chán. Về phần giáo dân cũng vậy, họ có cảm tưởng đi đến nhà thờ là bị tra tấn bởi các bài giảng thiếu nội dung của linh mục. Nhưng bài tin mừng hôm nay quả là một cú sốc (shock) trong bối cảnh đáng buồn đó. "Thầy đem lửa xuống thế gian, Thầy muốn cho nó cháy lên., anh em đừng tưởng Thầy đến để đem ḥa b́nh , không phải thế đâu, Thầy đến để đem chia rẽ.(Lc.12,49). Thế rồi thừa tác viên đọc sách tuyên bố "đó là lời Chúa" cộng đoàn im lặng một vài giây rồi đáp lại :" Lạy Chúa Kitô ngợi khen Chúa". Tôi nghĩ bụng: có thật như thế không ? Có thật giáo dân ngợi khen Chúa Giêsu về những ǵ tai họ vừa được nghe: chiến tranh, gươm giáo, chia rẽ.? Lạ lùng quá nhưng biết làm sao,,bởi đây chính thật là Lời Thiên Chúa, một phần trong chân lư vẹn toàn mà Chúa Thánh Thần linh ứng, mà Giáo Hội phải ǵn giữ bảo vệ và rao giảng !

Mấy tuần lễ vừa qua, bài đọc thứ ba trong thánh lễ trích từ tin mừng theo Thánh Luca, chương 12. Chúa Giêsu dậy dỗ và cảnh cáo các môn đệ về nhiều vấn đề khi các ngài đang trên con đường đi lên Giêrusalem (Th.Luca thu xếp nội dung sách của ngài để chỉ mô tả Chúa Giêsu lên Giêrusalem có một lần duy nhất, cuối con đường này, Ngài chịu chết, sống lại và lên trời). Như vậy các ngài càng tiến gần về thành thánh, sự căng thẳng v́ đối đầu giữa Chúa Giêsu và quyền lực đền thờ càng gia tăng. Các môn đệ của Ngài càng được sửa soạn để chấp nhận điều không thể tránh khỏi, đó là cuộc thương khó tại thành thánh. Theo như tâm lư thói thường th́ các môn đệ phải được nghe Ngài nói những lời an ủi và thương yêu, bởi lẽ chắc chắn họ cũng cảm nhận được sự gia tăng căng thẳng đó. Ở trường hợp chúng ta, chúng ta cũng cảm thấy như vậy thôi ! Nhưng thay v́ như thế, Ngài lại tuyên bố Ngài không đến để xây dựng hoà b́nh, mà là chia rẽ.các môn đệ bối rối và chúng ta cũng chẳng được an ḷng. Tại sao lại như vậy ?

Xin thưa là Ngài không đến để củng cố thứ b́nh an giả tạo, xây dựng trên quyền lực và áp bức, thứ b́nh an "phải được chấp nhận" nếu muốn c̣n cái đầu trên cổ, thứ b́nh an đă được gươm giáo hay súng đạn thiết lập, thứ b́nh an của những cường hào ác bá chính trị cũng như tôn giáo ban phước cho dân đen, những người thấp cổ, bé miệng không có tiếng nói trong xă hội xưa và nay, sẽ bị đập tan, xóa sổ khi Ngài tiến vào Giêrusalem và rao giảng giáo lư của Ngài. Một loại ḥa b́nh thứ hai mà Chúa Giêsu loại bỏ, là ḥa b́nh bẻ cong Lời Chúa, b́nh an của những lương tâm gỉa h́nh, người ta viện đủ mọi lư do để trốn tránh Lời Thiên Chúa, nào là sức khỏe, việc tông đồ, phần rỗi các linh hồn. Thiên Chúa chẳng qua chỉ là cái con dấu bằng cao su trên các giấy phép phóng túng của họ. Mười giới răn xin để đó hoặc để cho người khác tuân giữ, lấy công đời sau. C̣n lương tâm họ xin được hai chữ "b́nh an", để theo đuổi những mục tiêu thầm kín của ḿnh, thường là ích kỷ tối tăm . Loại ḥa b́nh thứ ba mà Chúa Giêsu không chấp nhận, đó là ḥa b́nh thỏa hiệp. Người ta thương lượng với satan, xác thịt và thế gian để được thứ ḥa b́nh này. Người ta tưới nước vào các giới răn, vào các đ̣i hỏi của Lời Chúa, cho nó mềm ra để có thể vừa giữ đạo vừa đẹp ḷng xác thịt, rượu chè, x́-ke, ma túy, phá thai.thuộc về dạng ḥa b́nh này. Những người thuộc loại ḥa b́nh thứ ba này rất đông, gồm cả các ủng hộ viên của nó, dễ thường đến quá nửa nhân lọai . Họ thật to tiếng và dùng đủ mọi phương tiện thông tin tân thời để truyền bá lư lẽ của ḿnh !

Vậy th́ Lời Chúa trong Chúa nhật hôm nay thật hữu lư và nhiệm mầu. Chúa Giêsu không thể xây dựng những thứ ḥa b́nh kể trên và trăm thứ ḥa b́nh tương tự . Ngài phải chia rẽ, phải khuấy động lương tâm những ai đang ngủ yên trong mọi thứ b́nh an giả tạo để họ xét lại nếp sống của ḿnh, nếu như họ đang thực sự muốn bước vào Vương quốc của Thiên Chúa. Trong Vương quốc này có một thứ ḥa b́nh mới mà Ngài rao giảng, ḥa b́nh của một nếp sống thánh thiện và yêu thương, ḥa b́nh biết chia sẻ với người khác những của cải và âu lo, biết phá đổ các bức tường ngăn cách để sống thành một cộng đoàn ơn thánh, ích kỷ không c̣n nữa, tham lam không c̣n nữa, gian dối bị loại bỏ, thù hận biến thành yêu thương, mỗi người v́ mọi người, mọi người v́ mỗi người trong ư nghĩa chân thật của các câu nói đó, không c̣n phân biệt màu da, ngôn ngữ, không c̣n phân biệt giàu nghèo, sang hèn, mỗi người sẽ là món quà yêu thương cho người khác. Họ chăm lo hạnh phúc cho nhau và không ngớt dâng lời ngợi khen Thiên Chúa. Đó là thứ ḥa b́nh chân thật, phát xuất từ Thiên Chúa chứ không phải ḥa b́nh thế gian ban cho .

Tuy nhiên, chúng ta phải tích cực xây dựng thứ ḥa b́nh này, không phải bằng gươm giáo, nhưng bằng sự thay đổi cuộc sống của chúng ta, cá nhân cũng như xă hội, bởi v́ nó là việc làm của đức tin. Đức tin đ̣i hỏi vịêc làm, đức tin đ̣i hỏi xây dựng ḥa b́nh, tin theo lời Chúa Giêsu là xây dựng ḥa b́nh theo kiểu của Ngài chứ không theo kiểu của thế gian. Đó là ư nghĩa của câu : "Thầy mang lửa xuống thế gian, Thầy mong sao cho lửa ấy mau cháy lên". V́ thế, trong cộng đoàn giáo xứ, giáo dân, tu sĩ, linh mục, giám mục v.v. không thể tồn tại hiềm khích, thù hận, tị nạnh hay ḥa b́nh miễn cưỡng, dĩ ḥa vi qúi, mà là chân thành hoán cải, đổi mới cái nh́n về ḿnh, về những người chung quanh ḿnh, về thế giới .

Bài đọc thứ nhất của Chúa nhật hôm nay minh họa rơ ràng hơn điều đó. Tiên tri Giêrêmia bị triều đ́nh và các tiên tri chuyên nghiệp thù ghét bởi ông loan báo sự phá hủy một nền hỏa b́nh gỉa tạo, đó là thành Giêrusalem thối nát. Kết qủa là họ bắt trói ông ném xuống giếng sâu để được "b́nh an" liên minh với đế quốc Babylon. Họ bịt tai không muốn nghe sứ điệp của ông, họ muốn xây dựng một nền ḥa b́nh tự tay ḿnh, chẳng cần cậy dựa vào Thiên Chúa, cuối cùng thành thánh bị phá hủy, cả dân tộv bị lưu đày. Sứ điệp của Chúa Giêsu tương tự như vậy, Ngài nói những lời "khó nghe" với dân chúng, với thế lực đền thờ để kêu gọi lương tâm họ trở về con đường của Thiên Chúa. Họ đă bịt tai, nghiến răng và đóng đinh Ngài. Ngài mang lửa xuống thế gian, tức mang lời Thiên Chúa xuống thế gian để tẩy rửa tội lỗi, tính mê nết xấu của chúng ta. Nhưng chúng ta đă coi thường lời Ngài, bẻ cong cho hợp với dục vọng của ḿnh.

Lửa trong Kinh Thánh có rất nhiều ư nghĩa, Chúa hiện ra với Mô-sê trong bụi gai cháy lửa. Cột lửa dẫn dân Do thái ra khỏi Ai cập vào ban đêm, lửa có mặt trên núi Sinai. Lửa cháy liên tục trong đền thờ Giêrusalem tượng trưng cho sự hiện diện đặc biệt của Chúa tại đó. Lửa được dâng lên Chúa để đốt thiêu của lễ. Thánh Gioan Tiền hô loan báo : "Anh em sẽ được rửa trong Thánh Thần và lửa (Lc.3,16). Trong Công vụ Tông đồ , các môn đệ nhận lấy Chúa Thánh Thần dưới h́nh lưỡi lửa. Khi Chúa Giêsu tuyên bố Ngài mang lửa xuống thế gian, Ngài ám chỉ tất cả nghững ư nghĩa trên đây, và c̣n nhiều hơn thế nữa, lửa của ḷng nhiệt tâm và b́nh an, thánh thiện và hành động. Ngài mang lửa đốt thế gian tức Ngài nóng ḷng hoàn tất sứ vụ của Ngài, để cho mọi người được cứu rỗi, Nước Cha Ngài mau hiển trị. Ngài mong chịu một phép rửa đau đớn và chết trong vương quốc tối tăm, để thắp lên ngọn lửa không bao giờ tắt giữa cộng đoàn các tín hữu của Ngài. Lửa Chúa Thánh Thần sẽ dẫn đưa dân Thiên Chúa trên con đường hành hương về Nước Trời, tẩy rửa họ khỏi tội lỗi, chỉ đường tiến đến sự thánh thiện. Ngài ước ao được chết, để sự chết của Ngài thắp lửa đốt cháy thế gian.

Sự thật đúng là như thế. Chúng ta thường phàn nàn về các tiêu cực trong Hội Thánh. Chúng ta quên mất phần tích cực. Chúng ta quên mất ngọn lửa vĩnh hằng của Chúa Giêsu đang bừng cháy trong cộng đoàn các tín hữu trên khắp hoàn cầu. Một bà ǵà đang cơn hấp hối, bà yếu lắm, nhưng tay bà vẫn lần chuỗi, môi miệng vẫn mấp máy tên Giêsu, chung quanh là các con cháu dấu yêu của bà. Một tu sĩ hiến dâng trọn cuộc đời, chiêm niệm và rao giảng, viết sách và học hỏi hoàn toàn trong cô độc, thinh lặng. Một người cha ngày làm hai công việc để kiếm đủ tiền nuôi con ăn học. Một người mẹ nhịn đói thức đêm để săn sóc những đức con đau ốm, một thiếu nữ thà chịu cảnh thiếu thốn tại miền quê để giữ được ḷng trong trắng hơn lao đầu vào những ổ nhơ nhớp ở thành thị. Một linh mục, một phó tế kể sao cho siết những hy sinh lạ lùng mà ngọn lửa của Chúa Giêsu đang thiêu đốt. Cho nên giáo dân có lư khi họ đáp lại : "Lạy Chúa Giêsu Kitô, ngợi khen Chúa". Amen.


Giuse Nguyễn Cao Luật op

LỬA VÀ B̀NH AN
Lc 12:49-53

Ngọn lửa của Đức Giêsu ...

Chắc có lẽ nhiều người được xem trên Tivi những h́nh ảnh các buỗi lễ khai mạc Thế Vận Hội. H́nh ảnh gây ấn tượng nhiều nhất hẳn là nghi thức đốt lửa khai mạc. Từ mấy tháng trước, trước khi ngọn lửa được bùng lên tại lễ đài của sân vận động, ngọn lửa ấy đă được đốt lên tại núi Olympia - Hy-lạp - quê hương của Olympique. Và rổi ngọn lửa được rước về xứ sở được vinh dự tỗ chức Thế Vận Hội, được trao cho các vận động viên nỗi tiếng, những người có danh giá : mỗi người một đoạn đường. Những người này thay phiên nhau rước ngọn đuốc Olympique đi khắp đất nước, và đến ngày khai mạc, ngọn đuốc được đưa về sân vận động và được thắp lên trên lễ đài.

Cũng trong những h́nh ảnh của Olympique, vào ngày bế mạc, khi ngọn lửa trên lễ đài được tắt đi, th́ mỗi người tham dự cầm một ngọn đèn, tượng trưng cho tinh thần Olympique. Ánh sáng từ những ngọn đèn nhỏ, với muôn ngàn màu sắc khác nhau, làm cho bầu khí thật cảm động. Ngọn đèn trên tay, như là thu nhỏ của ngọn lửa Olympique, sẽ được giữ măi, nhớ măi, mỗi người cảm thấy ḿnh gần người khác hơn, đầy tinh thần yêu thương và thông cảm.

Xin mượn những h́nh ảnh ấy để gợi ư chia sẻ cho bài Tin Mừng hôm nay. Đức Giêsu được Thiên Chúa sai đến trần gian với sứ mệnh bày tỏ t́nh thương của Thiên Chúa đối với con người. Người đến giữa vận hội trần gian và đốt lên ngọn lửa của Thiên Chúa. Người đă rước ngọn lửa đó đi khắp đất nước Do-thái, vượt ra khỏi những biên cương do con người tạo nên. Người đă đem ngọn lửa ấy vào giữa đám dân Do-thái đang chờ mong Đấng Cứu Tinh. Người đă đem ngọn lửa ấy vào giữa những người dân ngoại. Người đă làm bừng lên trong tâm hổn mọi người ngọn lửa như ông Gioan Tẩy Giả đă loan báo. Ông Gioan Tẩy Giả thanh tẩy bằng nước, c̣n Đức Giêsu thanh tẩy trong Thần Khí, tức là gió và lửa. Tất cả lời nói và hành vi của Đức Giêsu đều cho thấy một ngọn lửa đích thực, lửa vĩnh cửu, lửa thiêng, để rổi cuối cùng, Người lấy chính mạng sống của ḿnh để đốt lên một cách dứt khoát trên lễ đài thập giá, trên đổi Can-vê. Chính lúc ấy, Người đă thốt lên : "Mọi sự đă hoàn tất."

Đức Giêsu đă thắp lên ngọn lửa vĩnh cửu bằng chính cái chết của Người. Trước đó, Người đă trao cho các Tông Đổ sứ mệnh đem ngọn lửa đi khắp thế gian, đến tận cùng cơi đất. Theo lệnh của Đức Giêsu, các Tông Đổ đă đem ngọn lửa ấy đến các dân, loan báo cho mọi người, không trừ một ai, để tất cả được nghe biết về Tin Mừng cứu độ.

Và rổi, từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngọn lửa ấy được chuyền tay, lan đến khắp mọi nơi. Đă có biết bao con người đem cả cuộc đời của ḿnh, đem chính mạng sống của ḿnh để bảo vệ ngọn lửa, để công bố cho thế giới về t́nh thương của Thiên Chúa.

... đến các Kitô hữu

Ngọn lửa ấy hôm nay được chuyển đến các Kitô hữu, được thắp lên trong tâm hổn họ. Khi lănh nhận bí tích Thánh Tẩy, mỗi người đă được trao cho một cây nến sáng, với lời nhắn nhủ hăy giữ cho ngọn lửa cháy măi. Người Kitô hữu sẽ mang ngọn lửa ấy và đốt lên trong vận hội trần gian. Nơi đâu họ có mặt, nơi ấy là vận động trường, và ở đó cần có lửa. Với những hoàn cảnh sống khác nhau, về cả nơi chốn và điều kiện, người Kitô hữu có nhiều cơ hội để mang ngọn lửa Tin Mừng thắp sáng mọi ngơ ngách cuộc đời.

Nhưng ngọn lửa ấy là ǵ ?

Mọi người hẳn biết ngọn lửa ấy chính là Đức Tin, hay nói khác đi, chính là tinh thần Kitô giáo, là Tin Mừng, là sứ điệp cứu độ.

Mỗi người đều biết công dụng của lửa. Ở Đà Lạt, vào những ngày mùa lạnh, ngoài chức năng soi sáng, lửa c̣n dùng để sưởi ấm, tức là để xua tan khí lạnh, để chống lại giá rét. Đúng thế, người ta có thể h́nh dung ra câu chuyện Đức Giêsu ở trong Đền Thờ : Người cầm roi xua đuổi hết những người buôn bán, và trả lại sự trang nghiêm thánh thiện cho nơi thờ phượng. Ngọn lửa của Đức Giêsu vừa có tính cách huỷ diệt, vừa có chức năng soi sáng và đốt nóng. Do đó, người Kitô hữu đem ngọn lửa nhận từ Đức Giêsu để phá tan những u tối, những ngờ vực và soi sáng con đường để bước tới. Người Kitô hữu đem ngọn lửa để đốt cháy những ǵ không phù hợp với Nước Thiên Chúa, và làm cho ngọn lửa bừng lên ở khắp mọi nơi.

Cũng phải nói thêm rằng, ngọn lửa ấy chính là Đức Giêsu. Người được Chúa Cha sai đến trần gian để nhân loại được sưởi ấm nhờ t́nh thương của Thiên Chúa. Người đến để soi sáng đêm tăm tối trần gian và làm cho con người ch́m sâu trong ngọn lửa vĩnh cửu, để rổi chính họ sẽ trở thành lửa cho người khác. Và Đức Giêsu cũng đă đem cả cuộc đời của Người để làm cho ngọn lửa ấy không bị dập tắt, nhưng được bùng lên mănh liệt. Để thi hành sứ mạng này, Đức Giêsu đă chấp nhận cái chết, đă chịu đổ máu ḿnh. Người Kitô hữu cầm ngọn lửa là Đức Giêsu cũng sẽ phải sống như vậy, họ sẽ phải biến cuộc đời của ḿnh thành một ngọn lửa. Họ sẽ phải đem theo ngọn lửa đó cho đến đích, không để cho ngọn lửa bị tàn lụi, nhưng luôn cháy sáng, như Đức Kitô đă làm.

Trở lại h́nh ảnh của cuộc rước đuốc Olympique : các vận động viên rước đuốc là những người được tuyển chọn, những người nổi tiếng, không phải bất cứ ai cũng được vinh dự đó. Người Kitô hữu có cảm thấy hănh diện khi ḿnh là vận động viên của Đức Giêsu đem ngọn lửa đi rước khắp cuộc đời ? Và, như vận động viên phải giương cao ngọn đuốc, người Kitô hữu cũng phải kiên tŕ và dũng cảm bày tỏ đức tin của ḿnh. Họ không được đem giấu ngọn lửa, cũng không làm lửa tắt, nhưng hiên ngang sống niềm tin, dù có những trở ngại, khó khăn.

Liệu chúng ta có dám nhận ḿnh là vận động viên của Đức Giêsu ? Dám chứ, v́ tất cả đều đă lănh nhận bí tích Thánh Tẩy.

B́nh an từ cuộc chiến đấu

Trong suốt thời kỳ rao giảng công khai, Đức Giêsu vẫn không ngừng bày tỏ sứ mệnh của Người là quy tụ, là đưa những con chiên lạc về đàn, những người đang tản mác về một mối. Ai cũng hiểu như thế. Vậy mà, trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu lại quả quyết : "Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà b́nh cho trái đất sao ? Thầy bảo cho anh em biết : không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ" (Lc 12,51). Tại sao Đức Giêsu lại nói đến chia rẽ ? Phải chăng Người tự mâu thuẫn ?

Để trả lời điều này, chúng ta phải vượt qua cái nh́n quá "tầm thường" về Đức Giêsu. B́nh an, t́nh yêu ... Đúng, nhưng trước đó là phải đương đầu với những khó khăn, phải chiến đấu, và phải liều mạng nữa. B́nh an không phải là được yên thân, tránh được những trở ngại, nhưng là chiến thắng, là vượt ra khỏi, là dám sống những giá trị lớn lao. Bởi v́ nếu như thế, b́nh an, Nước Trời là thứ dễ dàng quá, chỉ cần ngổi không cũng có được. Chỉ sau khi vượt qua cái chết Đức Giêsu mới thực sự chúc b́nh an cho các môn đệ. Và đó là b́nh an, là t́nh yêu của con người đă đi qua những đau khổ lớn lao nhất, kể cả cái chết. Đă có lần Đức Giêsu cho biết rằng, chỉ những người nào mạnh mới được vào Nước Trời, và như thế phải bước qua cửa hẹp.

B́nh an Đức Giêsu trao tặng không giống b́nh an của trần gian. Muốn được hưởng b́nh an ấy, chúng ta phải đi theo Đức Giêsu, trên chính con đường Người đă đi, đó là dám phiêu lưu, dám liều mạng. Người đi theo Đức Giêsu là người phải chọn lựa, phải đấu tranh, ngay cả với những người thân quen nhất. Người đi theo Đức Giêsu phải dám hy sinh tất cả, từ bỏ tất cả, để chỉ chọn lựa một ḿnh Người. Người đi theo Đức Giêsu là kẻ bước trên con đường chênh vênh, đầy khó khăn, nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và hy vọng v́ biết rằng ḿnh không bị vấp ngă. Đức Giêsu vẫn đi bên cạnh và như vậy họ được b́nh an.

Do đó, sự quy tụ mà Đức Giêsu mong muốn không phải là một thứ hoà hợp nhạt nhẽo, vô vị, nhưng là một sự chọn lựa tích cực, một sự nôỵ lực với tất cả khả năng của ḿnh.

* * *

Cuộc đời người Kitô hữu là một cuộc chiến đấu. Chiến đấu để bảo vệ ngọn lửa giữa những băo táp. Chiến đấu để đem ngọn lửa thắp sáng lên trong mọi ngơ ngách, mọi bí ẩn của tâm hổn. Chiến đấu để đưa ngọn lửa về tới đích. Chiến đấu để đạt được b́nh an, thứ b́nh an đích thực, bởi v́ Đức Giêsu đă giao hoà thế gian với Thiên Chúa khi chịu đóng đinh trên thập giá.

* * *

Ôi Thiên Chúa, đối với chúng con,

sự thúc giục của Chân Lư thật mănh liệt,

thế nhưng, ai đă đón lấy sự thúc giục ấy

th́ được biến đổi, trở nên rất giản dị.

Khi nh́n thấy Thiên Chúa,

họ cùng với Thiên Chúa nh́n xem thế giới vô ơn và tàn bạo này,

và đón nhận vào trong tâm hổn ḿnh

cuộc Thương Khó vĩnh cửu.

Thiên Chúa không có tiếng nói

họ là tiếng nói thay thế Người.

Thiên Chúa không có xác thân,

họ hiến dâng thân ḿnh để chịu khổ thay Người,

và để hoàn tất

những ǵ c̣n thiếu trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô.

Họ đơn giản như ngọn lửa, như tiếng kêu,

đơn giản như lưỡi dao sắc bén

phân rẽ xác thịt với thần trí.

...

theo P. Claudel.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Lửa - Phép rửa
Lc 12, 49-53

Bài Tin Mừng hôm nay chúng ta thấy Chúa Giêsu nói đến lửa và phép rửa : “Thầy đă đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy ước mong lửa ấy bùng lên. Thầy c̣n một phép rửa phải chịu, và ḷng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất”. Lửa Chúa nói là ǵ ? Tại sao Chúa lại ném lửa vào mặt đất ? Phép rửa Chúa nói là ǵ ? Chúa đă chịu phép rửa của Gio-an Tẩy Giả ở sông Gio-đan, tại sao Chúa c̣n phải chịu một phép rửa nữa. Đó là những điều chúng ta cần t́m hiểu.

Trước hết, về lửa. Trong Kinh Thánh, chúng ta thấy nhiều lần đề cập đến lửa : ông Mô-sê thấy lửa cháy trong bụi gai, đây là h́nh ảnh sự hiện diện của Thiên Chúa khi ông Mô-sê gặp gỡ Ngài. Dân Do Thái thấy cột lửa đi trước hướng dẫn họ trong sa mạc. Ngọn lửa từ trời thiêu hủy hai thành Sôđôma và Gômôra tội lỗi. Lời Chúa mạnh mẽ như lửa nơi miệng ngôn sứ Giêrêmia. Ngọn lửa ngôn sứ I-sa-i-a nh́n thấy trong đền thờ đă thanh tẩy môi miệng ông trở nên thanh sạch để loan báo sứ điệp cho dân. Ngôn sứ Ê-li-a được ví như ngọn lửa, và lời giảng dạy của ông như đuốc cháy, và ông được đưa về trời trên một chiếc xe bằng lửa. Hai môn đệ Giacôbê và Gioan xin Chúa cho phép các ông xin lửa từ trời xuống thiêu hủy dân làng Samari từ chối không đón tiếp Chúa. Mưa lửa từ trời xuống như là một phần của sự phán xét trong ngày tận cùng của thế giới. Lưỡi lửa của Chúa Thánh Thần đậu trên các tông đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói Ngài đă đến ném lửa vào mặt đất.

Như vậy, Kinh Thánh nói đến lửa, để chấp nhận các của lễ, để thanh lọc, thánh hóa cũng như để luận phạt, hủy diệt những kẻ tội lỗi, những dân thành sống vô luân, đồi trụy. Nhưng cao cả hơn, lửa để biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa nhân loại, cũng như lửa là biểu tượng t́nh yêu trọn vẹn của Thiên Chúa đối với con người. Lửa được Chúa Giêsu đề cập đến trong bài Tin Mừng  hôm nay mang ư nghĩa sau cùng này.

Bởi lẽ với sự nhập thể của Ngài, Chúa Giêsu đă đem sự hiện diện của Thiên Chúa đến giữa nhân loại, Chúa đă đem ngọn lửa của t́nh yêu Thiên Chúa đến giữa cuộc sống con người. Chúa c̣n nói : “Thầy c̣n mong cho lửa ấy bùng lên”. Có nghĩa là Chúa mong cho nhiều người đem ngọn lửa của đời ḿnh vào t́nh yêu của Thiên Chúa do Ngài mang đến để thế gian được thắp sáng trong t́nh Chúa cũng như trong t́nh người. Nhưng trước đó, Chúa phải làm cho ngọn lửa t́nh yêu bùng cháy thật to để mọi người trải qua mọi thời đại và sinh sống khắp nơi được thấy. Đó là hành động chết trên thập giá để đổ máu cho t́nh yêu thương cuối cùng mà trong bài Tin Mừng Chúa gọi là “phép rửa”.

Thực vậy, cái chết của Chúa, cuộc thương khó của Ngài, đó là phép rửa mà Chúa muốn nói đến trong Tin Mừng hôm nay. Một lần khác, trên đường lên Giêrusalem, hai môn đệ Giacôbê và Gioan đến xin Chúa cho hai ông được ngồi bên hữu bên tả Chúa khi Chúa được vinh quang, Chúa đă trả lời : “Các anh không biết các anh xin ǵ. Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không ?”. Cả hai lần, rơ ràng Chúa muốn nói đến cuộc thương khó của Ngài qua tiếng phép rửa. Chúa phải đi vào cuộc thương khó, phải thực hiện sự hy sinh trên thập giá để có thể gieo lửa t́nh yêu Thiên Chúa xuống trần gian, nhất là gieo t́nh yêu đó vào trong tâm hồn con người.

Càng mong lửa t́nh yêu lan rộng, Chúa càng nóng ḷng chờ đợi cuộc thương khó và cái chết đau thương trên thập giá của Ngài. Phần chúng ta, để nhập cuộc vào con đường phát huy t́nh yêu thương này của Thiên Chúa, Chúa đ̣i chúng ta phải đặt lại bậc thang giá trị : Thiên Chúa phải chiếm chỗ nhất trong con tim chúng ta, trong cuộc sống và mọi hoạt động của chúng ta, sau đó mới đến những người thân yêu. Khi có sự mâu thuẫn giữa hai bổn phận hay giữa hai ư định khác nhau, chúng ta phải chu toàn phận sự về Thiên Chúa trước. Khi phải chọn lựa giữa hai đối tượng tương phản, chúng ta phải chọn lựa Thiên Chúa.


Giuse Vũ Hải Bằng op

Thầy Đă Đến Ném Lửa Vào Mặt Đất
Lc 12:49-53

“Thầy đă đến ném lửa vào mặt đất,
và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đă bùng lên”

 “Lửa”: có thể sưởi ấm, thắp sáng, nấu chín, hay làm cho một chất thể chuyển từ dạng này sang dạng khác; bên cạnh đó, “lửa” cũng có sức mạnh thiêu đốt, phá huỷ và đốt cháy những ǵ nó chạm đến. Vậy, “Lửa” mà Chúa Giêsu nhắc đến ở đây phải hiểu theo nghĩa ǵ?

Đọc lại toàn bộ đoạn Tin mừng theo Thánh Luca hôm nay, chúng ta c̣n thấy Chúa Giêsu nhấn mạnh thêm: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà b́nh cho trái đất sao? Thầy bảo thật cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ..”

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, qua bài Tin mừng hôm nay , chúng con nhận ra lời dạy của Chúa muốn chúng con sồng là làm cho bùng cháy “lửa nhiệt thành”, “lửa t́nh yêu”, “lửa yêu mến Thiên Chúa và yêu thương anh em” trong tâm hồn ḿnh, phải trở nên ánh sáng cho trần gian, mang tin yêu, hy vọng vào những nơi c̣n tăm tối. Muốn như thế, chúng con phải để cho lửa Chúa Thánh Thần tác động, thánh hoá và biến đổi con người cũ của chúng con trở nên con người mới; chấp nhận những đau đớn, đốt cháy và phá bỏ những ǵ không thích hợp với Tin mừng, không phù hợp với nước Thiên Chúa, để trở nên xứng đáng là môn đệ của Chúa, nên “dân riêng” của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con biết rằng, để làm chứng cho Tin mừng, để bảo vệ cho sự thật, bảo vệ chân lư, sống đức tin trong cuộc sống hàng ngày, th́ có thể sẽ xảy ra: “năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, cha chống lại con trai, con trai chống lại cha, mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ, mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng…”, những chống đối, mâu thuẫn này sẽ nảy sinh cách tất yếu, một khi mọi người có ư thức và mong muốn sống Tin mừng cách triệt để nhưng nhận thức lại với những cấp độ khác nhau.. Và hơn nữa, không dừng lại ở những chia rẽ với gia đ́nh, hay với những tương quan ngoài xă hội, mà thách thức lớn nhất là sự chia rẽ trong chính bản thân mỗi người. Đây chính là sự chia rẽ tận căn và đau đớn nhất mà chúng con sẽ gặp phải trong bước đường theo Chúa.

Lạy Chúa, bước theo Chúa là phải vác thập giá mỗi ngày  theo Chúa. Chấp nhận sự chia rẽ và chống lại bản thân là chống lại những ham mê của cải vật chất, địa vị, danh vọng, và những sự hưởng thụ thế gian. V́ “Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6, 24); và chính Chúa cũng nói: “Nếu tay, chân anh làm cớ cho anh vấp phạm th́ hăy chặt nó đi, thà cụt tay, chân mà vào sự sống, c̣n hơn…” (Mc 9,43). Thật là một đ̣i hỏi khắc nghiệt! Không có chuyện thoả hiệp hay mặc cả, không có chuyện lập lờ để yên phận, cầu an…. Muốn theo Chúa phải từ bỏ tất cả, từ bỏ chính bản thân ḿnh và vác thập giá để bước theo Chúa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, những lời Chúa dạy nhắc chúng con về cách thế và bổn phận sống đạo. Trên hành tŕnh sống đức tin , chúng con sẽ phải đương đầu với những chia rẽ, những mâu thuẫn, hiểu lầm, chống đối… liệu rồi chúng con có dám “bơi ngược ḍng” để bảo vệ sự thật, chân lư, chúng con có dám “nói không” với những thế lực đen tối, những hào nhoáng cám dỗ… để sống đức tin và thực hiện lời Chúa dạy trong cuộc sống hàng ngày; hay chúng con cũng sẽ co ṿi, thủ thế, t́m tự lợi cho ḿnh, hoặc tệ hơn nữa là thoả hiệp với những cái xấu để t́m sự yên phận và b́nh an giả tạo cho riêng ḿnh…

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con xin Chúa thổi bùng ngọn lửa t́nh yêu, lửa Thần khí mà Chúa đă ban cho chúng con trong ngày lănh nhận bí tích Thêm sức, để chúng con có đủ sức mạnh, nghị lực và can đảm dấn thân, làm chứng cho Tin mừng, và kiên tŕ chạy trong cuộc đua hướng về Chân-Thiện-Mỹ mà Chúa đă dành cho mỗi người chúng con.


Fr. Jude Siciliano, OP.

Chúa Giêsu Gương Sáng Của Chúng Ta
(Lc 12, 49-53)

 Thưa quư vị,

Trước khi đi vào nội dung bài suy niệm, xin kể một câu truyện có thật xảy ra ở Ấn Độ vào những năm 60 của thế kỷ trước, hiện nay có lẽ không nơi đâu c̣n năo trạng như vậy nữa. Và cũng xin nhấn mạnh rằng chuyện của xă hội Ấn Độ, kẻo nhiều người lầm tưởng rằng chuyện của xóm làng ḿnh, cộng đồng ḿnh mà tôi mượn để xiên xỏ, rồi sinh ḷng thù ghét. Số là ở An Độ có bốn tầng lớp xă hội, gọi là caste: thượng lưu, trung lưu, hạ lưu và cùng đinh nhơ bẩn (untouchable). Ơ một ngôi làng kia thuộc miền bắc Ấn Độ, không khí rất an b́nh, êm ả. Những ai được trời ban cho sinh vào các caste sẽ hưởng những đặc ân tuỳ vào giai cấp của ḿnh. Những ai vô phúc bị trời đầy đoạ vào số phận ngoài lề (outcaste) phải chịu hết mọi thiệt tḥi và phải sống lầm than giống như súc vật. Nước trong làng rất hiếm, cả miền chỉ có một cái giếng chung, cách xa làng hàng cây số, nên là giếng trời cho, nước trong lành và tự nhiên. Phụ nữ, trẻ con hàng ngày phải đi một quăng đường xa để đội nước về nhà sử dụng. Tuy nhiên chỉ những người trong castes mới được múc nước trực tiếp ở giếng, c̣n những untouchable hay outcaste không được phép. Họ phải múc nước thừa ở giếng chảy rớt ra các rănh và phải đào hố để múc nước, họ không thuộc hạng con cái các thần linh Vishnu hay Vishu, chỉ con cái các thần mới được uống nước “trời cho” trực tiếp. V́ thế cư dân untouchable già, trẻ, lớn, bé thường ốm yếu và chết yểu v́ bệnh tật.

Một hôm có người thanh niên đi học tập tây phương về, thấy t́nh trạng bất công và khốn đốn như vậy, liền lập ra một kế hoạch đưa nước sạch về làng cho mọi người tự do dùng. Anh bắt các ống, mua máy bơm và cư dân hồ hởi đến lấy nước từ các ṿi chảy. Tuy nhiên, người thanh niên tốt bụng không hiểu rằng làm như vật là vô t́nh chọc phải tổ kiến vàng hay ong ḅ vẽ. Mặc dầu nhiều người hưởng lợi ích từ điều anh “phát minh”, nhưng lănh đạo các caste không đồng ư chia sẻ nước với hạng outcaste, tức untouchable. Thế là dân làng sinh ra chia rẽ, kẻ ủng hộ kế hoạch, người chống đối và thù ghét. Câu truyện kết thúc bằng hạ hồi thê thảm: anh thanh niên bị đuổi khỏi làng v́ “quấy phá trật tự, b́nh an chung”.

Thế đấy, lư thuyết của Đức Giêsu cũng vậy, nên chúng ta hiểu được Lời Chúa trong bài phúc âm hôm nay: “anh em tưởng thầy đến để ban hoà b́nh cho trái đất sao? Thày bảo thật anh em, không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ, v́ từ nay năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba, …”. Bởi lẽ tính triệt để của phúc âm. Thế gian chỉ thích nghe những chi hợp ư họ và tẩy chay những chi họ không thích. Họ chỉ ưa những lời êm tai và thù ghét những điều cứng cỏi. Nhưng Chúa Giêsu không phải là nhà rao giảng nhu nhược, không phải lúc nào cũng êm ái, nhân từ, nói toàn những điều mị dân. Nhiều lần ngài đă nổi sùng, khiển trách ḷng dạ con người chai đá. Ngài mang “gươm” và “lửa” xuống thế gian. Người yêu thương an ủi những số phận nghèo hèn, nhưng không khoan nhượng năo trạng pharisêu, kinh sư, tư tế. Gọi họ là xương thối, mồ mả tô vôi, giả h́nh, kẻ dẫn đường mù quáng, và họ đă trả đũa gọi ngài là tay bợm nhậu, lê la với phường tội lỗi, phá huỷ lề luật, người bị quỷ ám, quấy rối trị an … Xin suy nghĩ thêm về điều này và áp dụng vào cộng đoàn, giáo xứ chúng ta.

Đúng vậy, chúng ta có thể kể ra vô số trường hợp ḿnh phải chịu bách hại v́ niềm tin, chịu bách hại v́ dám nói lên điều hay lẽ phải. Biết bao vị thánh, vị anh hùng đă rơi vào hoàn cảnh. Đức giám mục Helder Camara đă than phiền: “Khi tôi mang bánh ḿ cho kẻ khó nghèo, họ gọi tôi là một ông thánh. Nhưng khi tôi đặt câu hỏi với họ: tại sao những người này không đủ ăn? Họ gán cho tôi nhăn hiệu “đỏ”. Ôi nhân t́nh thế thái. Đức Giêsu khi xưa cũng phải chịu cùng hoàn cảnh. Ngày hôm trước đám đông nói: “Hoan hô con vua Đavít”, th́ sáng hôm sau: “Đóng đinh nói đi, đóng đinh nó vào cây gỗ”. Ai trong chúng ta thoát được hoàn cảnh tương tự? Nếu có ai được nay mắn thoát khỏi, th́ chỉ là ngôn sứ giả! Không thực sự phục vụ Đức Kitô và phúc âm!

Xin coi trường hợp của tiên tri Giêrêmia trong bài đọc một: “Hồi ấy, các thủ lănh thưa với vua Xítkigiahu: xin ngài cho giết Giêrêmia đi, v́ những luận điệu của ông ta đă làm nản ḷng các binh sĩ c̣n lại trong thành này, cũng như toàn dân. Thật vậy, con người ấy chẳng mưu hoà b́nh cho dân này, mà chỉ gây tai hoạ”. Chúng ta biết số phận của vị tiên tri trực ngôn này ra sao!

Mục tiêu Luca viết phúc âm là để an ủi giáo đoàn của ông đang chịu bắt bớ khắc nghiệt bởi các lănh tụ đạo đời. Chúa Giêsu nêu gương khiêm nhường và hiền hậu cho họ,, nhưng cũng cảnh cáo họ, v́ các tai hoạ đổ xuống cho bất cứ ai trung thành với đức tin, với ơn kêu gọi làm môn đệ Chúa. Nếu họ trung thành với niềm tin của ḿnh, th́ bách hại là lẽ đương nhiên, họ chỉ được b́nh yên khi thoả hiệp với vua chúa quan quyền và những thói tục xấu xa của chúng. Cũng như ngày nay chỉ kẻ nào nói “xám” th́ được sống. Kẻ nào dám nói đen là đen, trắng là trắng, thể nào sớm muộn cũng bị tiêu diệt. Kẻ nào nói con trâu khi thiên hạ bảo con ḅ sẽ bị tẩy chay, ra ŕa ngồi chơi xơi nước. Nơi giáo xứ, tu viện cũng đầy rẫy những cảnh như vậy, chẳng khác thời xưa mấy. Cho nên Luca can đảm vạch ra tâm lư ấy để an ủi các tín hữu của ông. Họ chịu bách hại v́ danh Chúa Giêsu không có chi gây ngạc nhiêm, v́ Chúa Giêsu không mang b́nh an mà là chia rẽ do tính chất triệt để của Nước Trời. Chúa không hề thoả hiệp hoặc nhượng bộ thói hư tật xấu của thế gian. Điều Ngài nhắm tới là tuyệt đối trung thành với thánh ư Chúa Cha. Ngay từ khởi đầu phúc âm, Chúa tuyên bố Ngài ném lửa xuống thế gian và ước ao lửa ấy cháy lên. Lửa ở đây là ḷng nhiệt thành đối với Đức Chúa Cha. Nhiều tác giả đạo đức cắt nghĩa là lửa yêu mến. Điều đó đúng, nhưng hơi xa ư nghĩa nếu đem so với những ǵ ngài tuyên bố tiếp theo. Ngài muốn nhóm lửa yêu mến Cha ngài “đốt cháy” mọi tâm hồn, các điều tốt lành khác sẽ dẫn xuất từ t́nh yêu ấy. Nếu thực hiện đúng như vậy, th́ chiến tranh, vật lộn giữa thiện và ác là điều tự nhiên trên đấu trường thế gian, và các kẻ theo ngài phải chịu đau khổ nhiều v́ danh ngài, v́ sứ mệnh của ngài và v́ phúc âm. Các tín hữu phải nhóm lửa lên cho thế gian được ấm áp phần linh hồn. Vậy th́ chúng ta có thể ngồi yên an hưởng sung sướng, tiện nghi mà ngắm nh́n sự đời phẳng lặng trôi qua? Xin suy nghĩ lại và nhớ lời thánh Phao lô: t́nh yêu đức Kitô thúc bách chúng tôi (Caritas Christi urget nos).

Bài đọc thứ hai cho chúng ta nhiều gương sáng. Tác giả thơ Do thái viết: “Thưa anh em, phần chúng ta, được ngần ấy nhân chứng đức tin như đám mây bao quanh”. Xin nhắc lại, tác giả nói: “đám mây” nhân chứng về đức tin bao quanh chúng ta. Như vậy chúng ta thật có phúc và không thể thoái thác trách nhiệm. Xin đơn cử một ví dụ, khi c̣n nhỏ tuổi, chúng ta được cha mẹ, ông bà, cô d́, chú bác, anh em, họ hàng, làng xóm, láng giềng bao quanh bằng những gương lành tính tốt. Lớn lên chúng ta sẽ sống theo con đường ấy. Chẳng may nếu chịu ảnh hưởng bởi những người xấu, bạn bè trắc nết, chúng ta khó chống lại thói hư tật xấu và sớm muộn sẽ trở thành tay đầu trộm đuôi cướp.

Cũng vậy, tác giả thơ Do thái viết chúng ta được “đám mây nhân chứng đức tin bao quanh”, th́ liệu chúng ta trốn tránh được trách nhiệm sống tốt? Cho nên tác giả tiếp: “vậy anh em hăy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lội đang trói buộc ḿnh, và kiên tŕ chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Kitô, đấng khai mở và kiện toàn ḷng tin”. Đoạn văn này của chương XII. Muốn hiểu rơ, chúng ta phải trở lại chương XI, tác giả nói đến các tổ phụ đă chết trong đức tin, là bảo đảm cho những điều không trông thấy, và như vậy họ chết mà không đạt được ước vọng của ḿnh, nhưng họ đă trông thấy từ xa và chào kính nó (11, 13). Nội dung của hy vọng đó chính là đức Giêsu Kitô. Những người công chính của Cựu Ước đă chết trong đức tin của Israel, nhưng thực ra cũng trong đức tin của Hội thánh nữa. Cho nên tác giả nhắc nhớ chúng ta rằng tín hữu cũng được ích lợi từ đức tin của các tổ phụ, chính v́ thế mà tác giả dùng cụm từ “đám mây nhân chứng đức tin bao quanh” trong những thời gian gặp khó khăn thử thách. Tuy nhiên, đức tin của chúng ta luôn được khích lệ, khi hướng mắt nh́n về đức Kitô, giống như các tổ phụ cựu ước về niềm hy vọng của đức tin Israel. Lư luận này, xem ra thừa thăi đối với các tín hữu ngày nay. Nhưng vào thời buổi ấy, thật là quan trọng đối với các tín hữu tiên khởi. Những người có nhiều kư ức về quá khứ và tôn trọng nó.

Nhưng xét cho cùng cũng là bài học thấm thía cho tín hữu ngày nay trước những khó khăn hiện tại. Bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu ư kiến trái ngược nhau: phá thai, nạo thai, đồng tính luyến ái, toàn cầu hoá kinh tế, nghèo đói, chiến tranh, hoà b́nh, … Đâu là điểm tựa cho đức tin, luân lư của chúng ta? Câu trả lời chỉ có thể là “đám mây lớn nhân chứng đức tin vây quanh”.

Tôi vẫn nhớ, hồi nhỏ, một linh mục tốt bụng thường khuyên nhủ tôi rằng: “Jude ạ, hăy hướng nh́n vào đức Kitô luôn”. Ong là một trong những đám mây nhân chứng bao quanh tôi. Ong đă chia sẻ với tôi kinh nghiệm của riêng ông, nên vượt qua khó khăn của cuộc đời ra sao? Tôi hiểu rằng đôi lúc trong đời ông, ông đă gặp tối tăm và chán nản, ông mắc bệnh trầm cảm. Nhưng ông luôn có đôi mắt hướng về Chúa Giêsu và t́m ra thuốc chữa nơi cây thập tự. Ong đă kinh nghiệm với Chúa trên cây gỗ. Và cho tới sau khi ông chết, tôi mới ngộ ra rằng chẳng phải đó là lực đẩy ông đọc được trong sách vở hay màn ảnh, báo chí, nhưng trong lá thơ gửi tín hữu Do thái này. Đó là Lời Chúa, là sự thật mạc khải mà ông đă lặp đi lặp lại trong các thử thách gian nan. Ong đă qua đi và truyền lại kinh nghiệm cho tôi. Ong đă cho tôi nghị lực để chạy trong “cuộc đua” của tôi.

Phải chăng đức Kitô là mẫu mực cho chúng ta về chuyện này? Không cần trả lời câu hỏi, v́ ai ai đều rơ. Nhưng bài phúc âm hôm nay thực khó khăn. Một đàng phải đốt cháy cả địa cầu, đàng khác phải chịu đựng chia rẽ và hận thù. Xem ra ngài chẳng c̣n là mục tử tốt lành như tuần trước chúng ta suy ngẫm: “Hỡi đàn chiên bé nhỏ, đừng sợ hăi”. Ngài đă thay đổi ư kiến chăng? Thưa không, tuần trước ngài cảnh cáo về ngày giờ ông chủ trở về, th́ tuần này, chúng ta phải đối phó với hoàn cảnh ra sao để có thể trung thành với sứ vụ ngài trao, với ơn gọi làm con Thiên Chúa qua bí tích rửa tội. Tính triệt để của phúc âm không phải là chuyện đùa, mà là “thực tế” trong mỗi cuộc đời. Chúng ta luôn cảm thấy bị “bách hại” v́ niềm tin của ḿnh, là người lạ ngay trên quê hương, giáo xứ, cộng đồng của ḿnh. Chúng ta cần những đám mây nhân chứng trước mặt. Cầu xin Thánh Thể giúp đỡ mỗi người trong thánh lễ hôm nay. Amen.


Đỗ Lực op

Khi Vui Muốn Khóc
(Lc 12:49-53)

 Trong ngôn ngữ Việt nam, đôi khi có những tiếng ghép gợi lên thực tại không ổn. Ví dụ : tức cười, buồn cười, nực cười v.v. Trong thực tế, cũng có “khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.” Hằng ngày, sau khi nghe tin tức, nhiều khi chúng ta không thấy tức … ḿnh một tí nào. Dĩ nhiên, chữ tức ở đây không vô nghĩa, nhưng dễ gợi lên một thứ t́nh cảm không vui. C̣n những chữ Tin Mừng, Tin Vui, Tin Lành chắc chắn đem lại phấn khởi cho con người. Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng, nhưng tại sao hôm nay Người mang lại một tin không vui ? Có ǵ bất ổn trong lời Chúa không ?

SỰ THẬT MẤT L̉NG

Thoạt nh́n, không ai thấy lời Chúa hôm nay là một tin mừng. Chúa tự cho ḿnh có sứ mệnh đem đến nhân loại những h́nh ảnh và thực tại ghê sợ như lửa, chia rẽ, chống đối v.v. Những h́nh ảnh này có thể xóa tan tất cả những nét tươi đẹp, lư tưởng về Chúa. Đúng hơn, nghe những lời đó, nhiều người có thể không tin vào sứ mệnh ḥa b́nh và ḥa giải của Chúa nữa.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật, dù có làm mất ḷng nhiều người. Không ǵ khó hơn trực diện với sự thật. Đó là một thách đố lớn nhất. Nhiều khi chúng ta tự hỏi : Làm sao biết cái ǵ là thật ? Đi đâu để t́m ra sự thật ? Sự thật có t́m được ở nơi con người không hay phải t́m ở một nơi nào cao hơn con người ? Rơ ràng phải vất vả phấn đấu mới t́m ra sự thật, chứ không dễ dàng như ta tưởng. Khuynh hướng chung ai cũng thích hào nhoáng. Thực tế có rất nhiều cản trở trên bước đường t́m kiếm sự thật. Có lẽ cản trở lớn nhất là sự sợ hăi. Chúng ta sợ sự thật v́ sự thật đặt chúng ta trước giới hạn của ḿnh, trước những thực tại dù chúng ta có ưa thích hay không.

Nhưng nhiều lần Chúa lên tiếng trong Kinh thánh : “Đừng sợ !” Tại sao Thiên Chúa lập lại nhiều lần câu nói ngắn ngủi đó, nếu không có một cái ǵ làm cho chúng ta run sợ ? Thiết tưởng không ǵ run sợ hơn khi nh́n vào sự thật. Nhưng chúng ta cần dành một chút thời gian để chiêm nghiệm qua đoạn Tin Mừng hôm nay tất cả năng lực nơi Thiên Chúa, tỏ bày nơi con người Đức Giêsu. Có ǵ mạnh bằng lửa ? Vậy mà chính Chúa đă vẽ ra một h́nh ảnh thật oai hùng : “Thầy đă đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đă bùng lên!” (Lc 12:49) Một con người nói lên một tiếng nói mạnh mẽ đó, chắc chắn phải có một đam mê và ước vọng lớn mạnh khủng khiếp. Đam mê mănh liệt đến nỗi Người có thể vượt qua mọi đối kháng tự nhiên của con người.

Phải có một đam mê lớn mạnh như Chúa mới không sợ hăi sự thật. Khi nhập thể, Chúa đi vào thế giới đầy dẫy sự dối trá, tăm tối và ô uế. Bởi đấy, Chúa muốn ném lửa vào trần gian để thiêu đốt tất cả. Ở đây, lửa tượng trưng đường lối sự thật đang hoạt động trong cuộc sống con người. Tất cả những ǵ không phải là sự thật đều bị đốt cháy. Nếu dùng lửa như phương tiện thanh tẩy, Chúa Giêsu ước mong giải thoát con người khỏi mọi ảo tưởng, tất cả những sự thật nửa vời, mọi thực tại không thật. Chúa biết rất khó thực hiện được điều đó. Chính Người đă đi qua tiến tŕnh đó một cách bí nhiệm.

Thiết tưởng hôm nay Lời Chúa cho chúng ta thấy một sự thật : rất khó làm cho người khác tiếp cận sự thật. Nhưng càng suy nghĩ, càng thấy đối diện với sự thật trong ta mới khó gấp bội ! Chúa Giêsu và ngôn sứ Giêrêmia từng là nạn nhân thời cuộc khi bắt đồng loại phải đối diện với sự thật. Nhưng không có sự thật, làm sao con người có thể được giải thoát và sống hạnh phúc ? Bởi đấy, thánh Phaolô khuyên chúng ta phải cố gắng sẵn sàng đón nhận sự thật và đem sự thật đến với tha nhân. Chúng ta có một gương mẫu tuyệt vời là Đức Giêsu Kitô. Người chịu đựng tất cả, đến nỗi chịu đóng đinh và đâm thấu trái tim, để đem sự thật đến cho quần chúng. Bởi đó, Chúa mới nói : “Thày c̣n một phép rửa phải chịu, và ḷng Thày khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất.” (Lc 12:50) Chúa Giêsu muốn trần gian trải qua một cuộc thanh tẩy. Thanh tẩy ví như lửa. Tuy nhiên, thanh tẩy là một cuộc tái sinh mới. Tất cả sẽ hoàn toàn lột xác.

LỘT XÁC HOÀN TOÀN

Cuộc lột xác sẽ gây đau đớn và ảnh hưởng sâu xa đến những tương quan sâu xa và thân mật nhất trong gia đ́nh như cha mẹ và các người phối ngẫu. Khi đột nhập vào trong những hệ thống gia đ́nh, chân lư làm cho mọi người bất ổn. Sẽ có cuộc phân rẽ lớn giữa những người tin và không tin. Thật là một cuộc chuyển ḿnh đau đớn. Những người chấp nhận chân lư sẽ bị chính những người thân chống đối. Chính chân lư bị tấn công và phủ nhận. “Lời công bố Nước Trời của Đức Giêsu là một ngọn lửa tinh luyện và thanh tẩy. Khi được chấp nhận hay bị chối từ, sứ điệp của Chúa sẽ là nguồn phát sinh đối kháng và bất đồng, ngay cả trong gia đ́nh.” (1) Lợi dụng những xung đột trong gia đ́nh, Chúa vừa khéo léo đi sâu vào những tương quan sâu kín hơn trong nội tâm con người, vừa vươn rộng tới các sinh hoạt phức tạp ngoài xă hội, trên b́nh diện quốc gia cũng như quốc tế.

Những ai đón nhận chân lư, sẽ trải qua một cơn biến đổi lớn lao. Đức Kitô đem lại sự hiệp nhất, duy nhất và toàn vẹn. Điểm quy tụ là chính Đức Kitô. Sống trong chân lư là Đức Kitô, mọi người sẽ cảm thấy b́nh an chan ḥa trong tâm hồn và cuộc đời. Thực vậy, Đức Giêsu đem cả quyền lực Thiên Chúa vào trần gian để xua đuổi ma quỷ và giải thoát nhân loại khỏi gông cùm Satan. Cả cuộc sống Người cho thấy ư nghĩa việc giải thoát hoàn toàn khỏi những hệ thống giá trị man trá của vương quốc Satan mà quy phục vương quốc Thiên Chúa – không phải như quy phục một ông vua đầy quyền lực, nhưng như một người cha đầy ḷng yêu thương.

Nếu lắng nghe Lời Chúa trong niềm tin, chúng ta sẽ thấy rơ hệ thống những giá trị chúng ta đang sống trong thực tế. Mặc dù là thành phần Giáo hội, tôi có c̣n sống trong ṿng nô lệ những hệ thống giả tạo của một thế giới hư mất không ? Làm sao xác định ư nghĩa đời tôi ? Làm sao xác định ư nghĩa của thành công ?

Đức Giêsu Phục Sinh đang sống giữa chúng ta. Người thúc đẩy chúng ta làm cho Triều Đại Thiên Chúa thành hiện thực trong ta. Dù thực tại đó có làm mất đi những ǵ quư báu nhất, chúng ta vẫn có thể dấn thân vào những hoàn cảnh áp bức với Đức Giêsu, Đấng đầy cảm thông và quyền lực chữa lành. Nhờ hồng ân Thiên Chúa, đôi khi chúng ta cũng có thể là những phương tiện đem lại sự giải thoát và niềm hy vọng cho những người đang sống trong ṿng nô lệ. Tất cả sức mạnh đều bắt nguồn niềm tin vào quyền năng Đấng Thiên Sai. Người là ngọn lửa hồng thiêu đốt và soi sáng khắp trần gian.

SỰ THẬT VÀ QUYỀN LỰC

Có thể có đầy đủ quyền bính trong tay, nhưng vẫn sợ đối diện với sự thật. Bởi đấy, trong chính trường, có mấy chính trị gia dám nói thật và nói hết cho người dân ? Đó là chưa kể nhiều chế độ c̣n xây dựng trên sự dối trá mới có thể bền vững và bảo vệ quyền bính. Ngày nay, nhiều người c̣n nh́n sự thật như một đe dọa cho nền dân chủ, cho bản chất và ước vọng con người chúng ta.

Người ta có thể không sợ nhà tù, bom đạn, nhưng vẫn sợ sự thật. Sự thật có một quyền lực đáng sợ nhất đối với những chế độ sống dựa trên sự dối trá. Chẳng hạn, mỗi lần bị tố cáo vi phạm nhân quyền, các chính quyền cộng sản làm ǵ ? Trước hết, bộ ngoại giao lên tiếng phủ nhận hoàn toàn và nhấn mạnh “không ai bị tù tội v́ nhân quyền, chỉ có những tội phạm h́nh sự.” Người ta đă dùng một thứ tṛ chơi chữ nghĩa hay h́nh sự hóa để trù dập và sát hại con người. Có khi là giọng triết lư rẻ tiền như “mỗi dân tộc có một quan niệm về nhân quyền khác nhau.” hay sặc mùi tuyên truyền như “nước ta có tự do, nhân quyền gấp ngàn lần,” Bàn tay sắt máu, nhưng miệng vẫn hô hào nhân đạo và triết lư “cùn” về ư nghĩa cuộc đời là yêu thương. Ngôn ngữ đang đi vào tṛ chơi “đĩ thơa” để bao vây và khỏa lấp chân lư. Tiền thuế của dân đă được dùng vào việc ngăn chặn sự thật. Biết bao phương tiện và nhân sự đă bị vận dụng vào công cuộc bao che chế độ. Càng bao che, càng để lộ chân tướng. Đúng như Oscar Wilde nói : “Hăy cho hắn cái mặt nạ, rồi hắn sẽ nói cho bạn biết sự thật.”

Nếu chân lư không phải là một sức mạnh, tại sao cơ quan quyền lực phải run sợ ? Sở dĩ chân lư là sức mạnh áp đảo cả quyền lực tối cao trong đất nước, v́ “sự thật sẽ giải thoát các ông.” (Ga 8:32) Càng che dấu sự thật, càng chứng tỏ ḿnh là gông cùm xiềng xích dân tộc trong ṿng nô lệ. Xuyên tạc và che dấu sự thật là những hoạt động cần thiết cho sự sống c̣n của một chế độ độc tài. Điều này ai cũng hiểu.

Nhưng không hiểu tại sao có những người không thuộc cơ quan công quyền vẫn không dám nói sự thật và c̣n t́m cách “xếp lại vụ việc” để bao che cho nhà nước ? Trước cảnh nhà nước vi phạm nhân quyền, nhất là tự do tôn giáo, trong khi TGM Hà Nội đ̣i “xếp lại hồ sơ,” th́ ĐHY Phạm Minh Mẫn lại muốn “mở toang hồ sơ” vạch trần hiện trạng xă hội : “Một số hậu quả tiêu cực xuất hiện rơ nét trong gia đ́nh và xă hội, như - làn sóng di dân nhiều triệu người từ nông thôn lên thành thị, - sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rộng lớn, - sự suy thoái đạo đức ngày càng trầm trọng, - cộng thêm sự phát sinh ra nhiều loại tệ nạn xă hội (ăn gian, lừa dối, tham nhũng, bạo lực trong gia đ́nh, phá thai, ly dị, mại dâm, buôn người, ma túy, dịch HIV/AIDS). Dù có những biện pháp tích cực chữa trị, những tiêu cực đó cùng dịch HIV/AIDS tiếp tục lan rộng trên cả nước.” (2) “Tất cả những hiện tượng trên tạo ra những đường nét cong queo, méo mó, hụt hẫng, dị dạng tô điểm cho một bức tranh xă hội mà một nhà văn châm biếm mô tả cách cường điệu như sau:

Ngày nay nhân phẩm xuống giá rồi, Chỉ có thực phẩm lên giá thôi,

Lương tâm giá bèo hơn lương thực, Chân lư chân gị một giá thôi.” (3)

Một ḿnh nhà nước có cứu nổi dân tộc thoát khỏi cơn đầy đọa đó không ? Tại sao càng ngày càng bế tắc và bất lực trước những vấn đề quá lớn lao trong xă hội ? Nguyên nhân v́ “những lư do lịch sử cũng như do quan điểm và định kiến, Nhà Nước trong những thập niên qua, có thái độ khá tiêu cực đối với các tôn giáo. Do đó các tôn giáo đều gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong các sinh hoạt của ḿnh. Từ khi VN mở ra với thế giới và chuyển sang kinh tế thị trường, t́nh h́nh dần dần được cải thiện. Trước kia, các tổ chức tôn giáo bị coi như một thế lực chống phá Nhà Nước, dần dần được nh́n nhận như một sức mạnh tinh thần góp phần xây dựng và phát triển đất nước, thăng tiến đời sống gia đ́nh, xă hội và cộng đồng dân tộc. Dầu vậy, hiện nay các tổ chức tôn giáo vẫn c̣n phải chịu một số hạn chế và bất công.” (4)

Trên tầm mức quốc tế, ĐGH Bênêđictô XVI cũng mạnh mẽ tố cáo : “Trong thế kỷ 20 quyền lực của con rồng hiện thân nơi các chế độ toàn trị Quốc xă và Cộng sản đă đe dọa xóa bỏ đức tin Kitô giáo. Bất chấp những chiến dịch tàn bạo các chế độ đó tung ra chống phá tôn giáo, t́nh yêu chứng tỏ đă mạnh mẽ thắng vượt hận thù.” (5)

Dĩ nhiên tôn giáo không phải là tất cả. Một ḿnh tôn giáo cũng không thể giải quyết mọi vấn đề. Nhưng hiện nay tại Việt nam, tôn giáo là lực lượng duy nhất có thể có tiếng nói mạnh. Nhưng ngay trong tôn giáo và ngoài xă hội, nếu không có tự do ngôn luận, sự thật không bao giờ có thể xuất hiện để giải thoát con người. Chính v́ thấy rơ sức mạnh đó của sự thật, mọi cơ quan truyền thông và luật pháp trong nước đă t́m cách bịt miệng, bịt tai, bịt mắt cả dân tộc. Dù cố t́nh bưng tai bịt mắt, nhà nước cũng không thể b́nh chân như vại trước tiếng gào thét của lương tâm và dân tộc.

 “Ngày nay đồng bào và đồng loại nhiều nơi trên thế giới đang nóng ḷng thấy Nhà Nước sớm khắc phục những bất công đối với các tổ chức tôn giáo cũng như nhiều thành phần khác trong cộng đồng dân tộc” để nhận ra “những giá trị tinh thần và đạo đức, như sự thật và công bằng, t́nh huynh đệ đại đồng và t́nh liên đới, ḷng yêu thương bác ái xây dựng hoà b́nh và phục vụ cho sự sống và phẩm giá con người” như những “nền tảng cho việc phát huy nhân quyền, cũng như cho công cuộc xây dựng và phát triển vững bền đất nước và cộng đồng dân tộc.” (6)

Hiện trạng và những lời thức tỉnh cho chính quyền là như thế. C̣n giáo quyền th́ sao ? Cũng có những cảnh bịt miệng không kém ǵ chính quyền. Nhiều sự thật bị che dấu. Chính v́ thế, trong Giáo hội, cũng vẫn chưa t́m thấy sự giải thoát, b́nh an và hiệp nhất. Điển h́nh nhất là vụ “Nghi Thức Thánh Lễ” vừa qua …

Cần sớm can đảm nh́n nhận sự thật, mới có thể cứu nguy dân tộc trước họa diệt vong. Bấy giờ lời ca “thuở ấy trong tôi bừng nắng hạ, Mặt trời chân lư chói qua tim” (7) mới thực sự có ư nghĩa và vang vọng khắp ḷng dân tộc. Đă đến lúc phải “gọi hết lửa vào xương da bỏ ngỏ,” (8) mới có thể đón nhận chân lư giải thoát toàn thể con người và cuộc đời.

Lạy Chúa, xin Chúa hăy thiêu đốt chúng con trong ngọn lửa sự thật là Đức Kitô để chúng con có thể yêu mến Chúa và phục vụ anh em. Amen.

đỗ lực 19.08.2007

 

1. The New American Bible 1991:1116.

2. http://www.conggiaovietnam.net/LoiChuChan/nhanquyenvabonphanhochoi....htm

3. http://www.conggiaovietnam.net/LoiChuChan/tudo,nhanquyen....htm

4. ibid.

5. http://www.vietcatholic.net/News/Html/46465.htm

6. http://www.conggiaovietnam.net/LoiChuChan/nhanquyenvabonphanhochoi....htm

7. Tố Hữu

8. Vũ Hoàng Chương Lửa Từ Bi 1963,

http://dactrung.net/tho/noidung.aspx?BaiID=1WuwNjn4bt91zeiSf1t9lA%3d%3d