HOME

 
 

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG - NĂM C

Gr 33,14-16 / 1Tx 3,12 - 4,2 / Lc 21,25-28. 34-36


Lm An Phong, op : Bước Vào Năm Phụng Vụ Mới

Lm Jude Siciliano, op : Sẵn sàng Đón Chờ Chúa Đến

Lm Như Hạ, op : Chúa Đến

Lm G. guyễn Cao Luật, op : Như Người Lính Canh

Lm Đào Trung op : Tỉnh Thức

Lm Giac. Phạm Văn Phượng op : Phán Xét

Lm Jude Siciliano op, 2006 : Mong Đợi Thiên Chúa Giải Thoát Toàn Diện

Lm Đỗ Lực op : Ngẩng Đầu Lên

Vinhsơn Ngô Đức Duy op : Mùa Vọng Đă Về : Hướng Đến Ngày Chúa Đến

 


Lm. An Phong OP

Bước Vào Năm Phụng Vụ Mới

Hôm nay Chúa nhật thứ I mùa Vọng, bắt đầu năm phụng vụ C.

Mùa Vọng là mùa :

1 - Chuẩn bị lễ Giáng sinh, kỷ niệm biến cố Chúa đến lần thứ nhất.

2 - Nhắc nhở các kitô hữu luôn tỉnh thức, cầu nguyện, "đứng dậy và ngẩng đầu lên" và saün sàng "đón Chúa đến" lần thứ hai. (Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến).

Tin mừng hôm nay là lời cảnh báo của Chúa Giêsu về ngày thế mạt. Ngày đó sẽ có những hiện tượng tự nhiên khủng khiếp, nhưng ngày đó cũng là ngày Thiên Chúa thực hiện trọn vẹn ơn cứu độ. Đức Giêsu sẽ là "mọi sự trong tất cả".

Ai trong chúng ta lại có thể sống mà không hy vọng nhỉ ? Người không hy vọng ǵ, không mong chờ ǵ là người tự khép ḿnh lại, hài ḷng với quá khứ của ḿnh, không mở ra với tương lai. Để có thể đối diện với những khó khăn đời thường, với những nghịch cảnh không thể thay đổi được, dường như con người ta cần có niềm hy vọng, cần phải hướng về tương lai với một niềm lạc quan tin tưởng. Đó chính là sức sống đang hướng tới. Tuy nhiên "đừng tiếc nuối quá khứ, hài ḷng với hiện tại và mơ mộng viễn vông về tương lai".

Ai trong chúng ta có thể sống mà lại không tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn nhỉ ? Một người bi quan, nh́n cuộc đời và tương lai dưới lăng kính màu đen, họ sẽ bị bế tắc trong hiện tại cũng như tương lai. Ước mơ, kế hoạch tương lai là những động lực giúp con người thăng tiến. Tin tưởng vào điều tốt vẫn c̣n đang diễn ra mỗi ngày giữa bao nhiêu những điều xấu xa khác, làm cho cuộc đời con người ta lạc quan hơn và dễ sống hơn. Tuy nhiên, cần xây dựng tương lai từ ngay chính thời khắc hiện tại này, tức là bắt tay hành động, không hài ḷng với hiện tại. Đó chính là sức sống vươn tới tương lai.

Mùa Vọng chính là mùa hy vọng mới, mùa tin tưởng vào tương lai mới. Hy vọng và tin tưởng Thiên Chúa đang thực hiện ơn Cứu độ mỗi ngày để tương lai ngày một tốt tốt đẹp hơn.

Sống mùa Vọng đ̣i người tín hữu xác tín "ḿnh được Thiên Chúa cứu độ" - Hăy đứng dậy và ngẩng đầu lên (Lc 21,28). Sống mùa Vọng là "hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn... để đứng vững trước mặt Con Người" (Lc 21,36).

Sống mùa Vọng là sống tâm t́nh con thảo đối với Thiên Chúa, chứ không phải sợ Thiên Chúa xét đoán và luận phạt, v́ "Thiên Chúa là Đấng cứu độ tôi, Người dẫn tôi đi trên đường chân lư và ân sủng" ( Tv 24) .

Lạy Chúa Giêsu,
Thế là lại bắt đầu một năm phụng vụ mới.
Chúng con chuẩn bị mừng lễ
Chúa Giáng sinh để cứu chuộc nhân loại.
Xin cho thời gian mùa Vọng này
trở nên ích lợi cho chúng con,
để chúng con có được một đức tin tươi mới,
một ḷng trông cậy vững vàng
và một ḷng bác ái nhiệt thành.


Lm. Jude Siciliano OP

SẴN SÀNG ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN

Thưa quư vị.

Đối với tôi, giảng về các ngôn sứ trong mùa vọng là điều gây nhiều thích thú. Do đó, hôm nay tôi cũng bắt đầu bằng bài đọc 1, mặc dù lang thang ra khỏi bài Phúc Aâm là một việc làm trái với thói quen của các nhà giảng thuyết chuyên nghiệp. Nó đ̣i hỏi cố gắng, can đảm và sáng tạo. Tuy nhiên, nhờ các buổi hội thảo về giảng thuyết tại đại học Thánh Isave (St Elizabeth) bang New Jersey chúng ta có một số tài liệu về các ngôn sứ, chúng ta có thể sử dụng cho suốt mùa vọng mà tôi xin tóm tắt như sau:

Trong sách tiên tri Giêrêmia Thiên Chúa hứa: "Ta sẽ thực hiện điều Ta đă hứa về nhà Giuđa và Israel". Tự nhiên người nghe hỏi: "Lời hứa nào vậy?" Lời hứa nào mà Thượng Đế đă phán với dân tộc Do Thái và quyết tâm làm tṛn? Sau khi suy nghĩ thấu đáo tôi thấy lời của vị tiên tri hàm hồ, lộn xộn. Mặc dù ư định của Thượng Đế là làm ứng nghiệm lời Ngài hứa, nhưng khi nào đây? Văn bản chỉ nói trống: "Ta sẽ thực hiện.." nhưng vào thời điểm nào mới được chứ! Người nghe không hề có một ch́a khoá để t́m hiểu vấn đế! Nói chung các lời hứa trong Kinh Thánh đều mang tính chất vô định như thế cả khi nói về tương lai. Làm sao chúng ta biết được ngày tháng các lời hứa sẽ được thực hiện? Người đọc chỉ được cho biết ư định của Thiên Chúa là thực hiện lời hứa. Có vậy thôi. Ngoài ra chẳng được soi sáng ǵ thêm nữa. Tại sao vậy? Thực ra tiên tri Giêrêmia cũng như các ngôn sứ khác trong Cựu Ước có sứ mệnh phải an ủi tuyển dân, việc "tiên tri" của các Ngài là về hiện tại, không phải về tương lai. Từ "tiên tri" có nghĩa đặc biệt, không như phổ thông hiểu. Đúng hơn nó là lời công bố trong hiện tại, ngay cả khi các Ngài nói về các sự kiện tương lai mà Thiên Chúa sẽ thực hiện: Chính trong hiện tại mà tuyển dân cần nghe Lời Chúa, để được ủi an, hy vọng. Chúng ta ngày nay cũng vậy, Lời Chúa là để khích lệ chúng ta hiện tại sống thánh thiện, làm nhiều việc lành phúc đức, đón chờ Chúa đến. Nói cách khác việc Chúa đến củng cố giáo dân sống tốt lành, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, chứ không phải để lo tổ chức lễ hội linh đ́nh.

Những ḍng tiếp theo ngôn sứ nói rơ Lời Thiên Chúa hứa: "Trong những ngày ấy, vào thời đó, Ta sẽ cho mọc lên mầm non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp David, Người sẽ trị nước theo lẽ công b́nh, chính trực". Lời hứa này đă được Nathan tuyên bố với vua David: "Khi ngày đời của Người đă măn và Người đă nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho ḍng dơi ngươi đứng lên kế vị ngươi - một người do chính ngươi sinh ra - và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền" (2Sm 7,12). Tiên tri Giêrêmia nhắc lại lời hứa, và chúng ta hiểu ngay "mầm non công chính" là Đấng Thiên Sai (Messiah) của Thiên Chúa. Khi Ngài đến, đất nước sẽ tràn ngập chính trực. Công bằng sẽ ngự trị. Như thế Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ được an cư lạc nghiệp. Đó là lư do sách ngôn sứ Giêrêmia được chọn cho chúa nhật I mùa vọng C. Dân Israel khát khao điều mà ngày nay Giáo Hội cũng khát khao. Giáo Hội luôn mong ước chúng ta sống trong hoà b́nh và an ninh. Chúng ta ước muốn có những vị lănh đạo tốt, những người nam, người nữ công chính cóù khả năng hướng dẫn ḿnh trên đường ngay thẳng, những lănh tụ quốc gia biết lo lắng cho mọi công dân, bất kể ai. Chứ không phải các con mọt đục khoét công quỹ, hà lạm tiền dân để tranh cử, làm giàu cho bản thân, gia đ́nh, ḍng họ. Chúng ta muốn một tổ quốc không có kỳ thị, tẩy chay, không người ăn mày, ngoài lề, mạt kiếp, vô lại. Mọi người đều được tôn trọng, có phẩm giá và nếp sống đầy đủ để phát triển tư cách, luân lư. Xin nhớ bài đọc 1 được viết ra để an ủi dân Do Thái đang sống buồn thảm ở chốn lưu đày, để họ vững bụng rằng Thiên Chúa không hề bỏ rơi ḿnh, rằng hiện thời gặp khó khăn nhưng tương lai đầy hy vọng tươi sáng. Cũng nhờ bài đọc này chúng ta tin tưởng vào tương lai, củng cố hiện tại và cố gắng loại trừ bất công. Tôi xin nhấn mạnh lần nữa các ngôn sứ Cựu ước quan tâm nhiều đến hiện tại hơn là tương lai, đến hoàn cảnh trứơc mắt của tuyển dân hơn là các mộng mị xa xôi.

Là giáo dân, chúng ta tin Chúa Giêsu ứng nghiệm đầy đủ Lời Thiên Chúa hứa qua tiên tri Giêrêmia. Ngài đă đến, đang đến và sẽ đến trong cuộc sống mỗi người. Ngài ban cho thế giới công bằng, hoà b́nh và an ninh tuỳ vào ḷng tin của mỗi cá nhân. Do đó chúng ta biết được nội dung của lời Chúa hứa trong con người của Đức Giêsu Kitô. Nghĩa là chỉ trong Ngài mới có an ninh và hoà b́nh đích thật. Ngoài ra là giả dối và bấp bênh, không thể đặt hy vọng và cậy trông vào đó được. Trong sự hiệp thông với Ngài, mầm non công chính, chúng ta được kêu gọi làm nên dấu chỉ cho lời hứa của Đức Chúa Trời. Tức là suy nghĩ, hành động như Ngài, đứng lên chống lại những bất công, áp bức, dối trá; về phe với những kẻ yếu kém trong xă hội, tha thứ những ai xúc phạm đến ḿnh, bảo vệ sự sống trong bất cứ h́nh thức nào, nuôi dưỡng cô nhi, quả phụ.

Năm phụng vụ gồm ba chu kỳ ABC. Tin Mừng của các chúa nhật I mùa vọng đều mang tính cánh chung nghĩa là, về ngày tận thế và sự trở lại của Chúa Giêsu. Thánh Luca gọi là sự trở lại đầy quyền năng và vinh quang. Sứ điệp của ông rơ ràng, nó làm nên t́nh huống cho chúng ta: lúc này chưa phải là thời gian giáng sinh, máng cỏ, mục đồng, chiên lừa, mà là lời nhắc nhớ Thiên Chúa sẽ can thiệp trực tiếp và mạnh mẽ vào lịch sử nhân loại. Mặc dù đức tin xác định việc Chúa ngự đến là chắc chắn, tuy nhiên thời điểm th́ chưa ai được biết. Thánh Luca cho chúng ta hay : "Sẽ có những điềm thiêng, dấu lạ trên mặt trời, mặt trăng và các v́ sao. Dưới đất muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào, sóng thét, người ta khiếp sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những ǵ sắp giáng xuống địa cầu, v́ các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển". Nhưng chính lúc ấy các tín hữu sẽ được vui mừng, an ủi : "Hăy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, v́ anh em sắp được cứu rỗi".

Tuy nhiên, trong bài Tin Mừng, thánh Luca cũng ám chỉ đến t́nh trạng buông lỏng của cộng đoàn Ngài. Bởi lẽ thời cánh chung đến chậm cho nên một số tín hữu đă lâm vào cảnh say sưa, chè chén, căi lộn: "Vậy anh em phải đề pḥng, chớ để ḷng ḿnh ra nặng nề v́ chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em". Mặt khác chúng ta có thể đoán được rằng cộng đoàn của thánh nhân đă trải qua quá nhiều thử thách gian truân, quá nhiều đau khổ, bất công cho nên nhiều thành viên trở nên nhát đảm. Họ t́m đến rượu chè say sưa như một lối thoát. Cũng có thể họ không c̣n tin vào việc Thiên Chúa giữ lời hứa cứu chữa họ qua các tiên tri như Giêrêmia và qua Chúa Giêsu, cho nên thất vọng, buông xuôi. Thánh Luca đă viết để an ủi một cộng đoàn Hội Thánh đang trong thời kỳ khủng hoảng, thối lui. Ôâng nhắc nhớ họ Thiên Chúa vẫn quyền phép hiển trị và đă trù liệu những biến cố vĩ đại xảy ra trước khi "Con Người" hiển vinh ngự đến. Thánh nhân muốn tín hữu của Ngài nói được: Chúng tôi đă saün sàng ra đón Chúa Cứu Thế khi Ngài ngự đến. Đồng thời là những chứng nhân trung thật cho Ngài trứơc mặt thế gian.

Cả là một tham vọng đáng sợ và lạc điệu. Dám đề cập tới việc Chúa đến lần thứ hai giữa một buổi liên hoan tiệc tùng! Thái độ này chỉ chuốc lấy khinh bỉ và giận dữ. Nó giết chết các cuộc vui hứng thú và hồ hởi. Ai lại đi nói chuyện ma quái giữa ban ngày ban mặt ? Giữa những cười đùa, vui vẻ ? Đúng thế, khó mà hiểu được thế nào là Tin Mừng trong khi đầy dẫy những xung đột, chém giết hàng ngày xảy ra trên thế giới! Khó mà lĩnh hội được ơn cứu thoát đă gần kề khi xă hội ngày một lún sâu vào tội ác. Nghe sao được bài Phúc Âm hôm nay khi chúng ta đang bị lôi cuốn vào các mê lộ tiền tài, danh vọng thế gian. Nguyên việc nghe nói đến đă làm cho thiên hạ ngán ngẩm.

Tuy nhiên, xin nh́n kỹ vào những bất hạnh của nhân loại, dưới bộ mặt tươi cười thiên hạ bày tỏ, th́ là muôn vàn khổ nhục và khó khăn. Người ta thường bảo nhau vuốt mặt làm vui có nghĩa làm sao ? Những đau đớn nào con người phải âm thầm chịu đựng hàng ngày ? Những bàn tay nào người ta khát khao nâng đỡ, ủi an ḿnh ? Những khổ cực nào chúng ta mong muốn thoát khỏi ? Trăm ngàn câu hỏi tương tự phơi bày nhan nhản trên mặt báo chí, Tivi, Radio mà chẳng thể t́m được câu trả lời thoả đáng. Xin nhớ rằng ngày nay, thời văn minh tiến bộ, những dáng vẻ bên ngoài không phản ánh trung thực nội dung bên trong. Mặc dù chúng ta sống nhởn nhơ đấy, nhưng c̣n biết bao người đang chịu đựng thiếu thốn, lầm than, vất vả. Ngay cả trên đất nước giàu có như Tây Âu, Hoa Kỳ cũng không thiếu những kẻ ăn xin. Đợt nóng mùa hè vừa qua tại nước Pháp, bao nhiêu người già cả vô gia cư đă qua đời trong cô đơn ? Con số hàng ngàn đă mạnh mẽ nói lên thực trạng của một trong những nước giàu có nhất trái đất! Nói chi đến miền đất mà sự sống c̣n là vấn đề thiết yếu như Á Châu, Phi Châu? Đối với họ thế giới xem ra sụp đổ và vỡ vụn tan tành từng giây. Họ là những người khao khát tận thế. Có một tử tù trong nhà tù Quentin mà tôi quen biết. Ông ta bị canh gác cẩn mật tối đa. Ông luôn mong đợi tận thế tới. Ôâng cầu xin cùng Chúa: "Lạy Ngài, xin chấm dứt mọi sự cho mau chóng". Tóm lại, cách này hay cách khác chúng ta đều khát vọng một thế giới mới, tốt đẹp hơn. Chúng ta thấu rơ những xấu xa của thế gian, hôm nay xin Chúa cho chúng ta một vai tṛ trong chương tŕnh của Ngài, ngơ hầu mang lại trật tự mới cho quả đất chúng ta đang sống.

Mùa vọng là cơ hội tốt cho các tín hữu. Nó cung cấp ngôn từ, thời giờ, không gian, bầu khí, lễ nghi để bày tỏ nỗi ḷng ḿnh trước tôn nhan Đấng Tối Cao. Chúng ta biết rằng thế gian đầy dẫy những điều chẳng lành, chẳng ngay thẳng. Chúng ta ước mơ một thế giới tốt đẹp mà Thiên Chúa đă hoạch định cho con người. Hiện thời th́ chưa được. Nhưng Đấng trở lại lần thứ hai sẽ biến đổi mọi sự cho nên tốt đẹp hơn. Chúng ta không có khả năng gây biến đổi và cũng không điều khiển t́nh thế khi Đấng Cứu Chuộc xuất hiện. Cho nên theo lời Ngài chỉ bảo, chúng ta luôn sống tỉnh thức, mở to đôi mắt để nhận ra những đường lối của Ngài. Hiện thời Ngài vẫn ở giữa chúng ta, nhưng v́ tội lỗi chúng ta c̣n mù quáng. Mùa vọng khuyên nhủ mọi người tẩy trừ những cản trở trong linh hồn ḿnh, lắng nghe tiếng Ngài qua Kinh Thánh và thế giới quanh ḿnh. Năm nay có một sự trùng hợp may mắn. Chúng ta bước vào mùa vọng ngay sau ngày lễ tạ ơn chung. Một sự đối lập giữa những lễ hội ồn ào ngoài đường phố và các nghi thức phụng vụ nghiêm trang bên trong nhà thờ. Tuy nhiên vẫn có khả năng hoà hợp. Giống như tuyển dân thời tiên tri Giêrêmia, chúng ta phải vật lộn để trung thành với Thiên Chúa, th́ hôm nay chúng ta cũng kết hợp hai biến cố đó bằng cách kêu gọi mọi người dâng lời cảm tạ Đấng Toàn Năng Tối Cao, hằng trung tín đứng về phe nhân loại. Chúng ta mong đợi Đấng Cứu Thế ngự đến lần thứ hai trong tâm t́nh cảm tạ tri ân. Amen


Lm Như Hạ

CHÚA ĐẾN

Vũ trụ và thế giới đang đi dần đến giai đoạn cuối cùng. Tất cả sẽ trải qua những giây phút thật kinh hoàng. Làm cách nào có thể đứng vững trong những ngày đó ? Niềm tin có thể bảo đảm cho người tín hữu t́m được nơi trú ẩn an toàn giữa lúc bao người run sợ chăng ?

BIẾN CỐ VĨ ĐẠI. :

Vũ trụ sẽ đi về đâu ? Chắc chắn theo định luật thiên nhiên, vật chất sẽ có ngày tàn lụi. Chỉ mới nghĩ tới những ngày đó thôi, đă thấy bàng hoàng và chán nản. Cuối cùng mọi sự sẽ bị tận diệt. Thế th́ xây dựng để làm ǵ ? Tại sao phải giữ các luật lệ pháp lư và luân lư ?

Thật ra, có thể có nhiều cái nh́n về cùng một sự kiện. Trước những biến động thiên nhiên vô cùng kinh hoàng, "muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những ǵ sắp giáng xuống địa cầu." (Lc 21:26) Đức Giêsu vẫn cho thấy một điểm tựa vững chắc nơi "Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây." (Lc 21:27) Quyền năng của Người được biểu lộ mănh liệt nhất khi cứu độ con người thoát cơn biến động đó. Phải có một sức mạnh vạn năng mới đủ bảo đảm một nơi trú ẩn an toàn như vậy.

Trước những biến cố lớn lao đó, Đức Giêsu căn dặn : "Anh em hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người." (Lc 21:36) Tỉnh thức tức là "đề pḥng, chớ để ḷng ḿnh ra nặng nề v́ chè chén say sưa, lo lắng sự đời" (Lc 21:34) quá mức đến nỗi cứ tưởng chỉ có đời này mà thôi. Cầu nguyện để củng cố niềm tin về một tương lai đầy hứa hẹn bên kia những ǵ đổ vỡ. Quả thế, cuộc sống đích thực chỉ bắt đầu khi "Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong mây trời mà đến." (Lc 21:27) Chính Người đă mạc khải : "Trong nhà Cha của Thầy có nhiều chỗ ở." (Ga 14:2) Đó mới là nơi an cư lạc nghiệp. Trần gian chỉ là một cuộc hành tŕnh về nhà Cha.

Cuộc hành tŕnh đó trải dài với những bước đi của những người "đứng thẳng và ngẩng đầu lên." (Lc 21:28 l) Đó là tư thế của một người tự do, chứ không phải một tên nô lệ. Đó cũng là thái độ của những người sống "theo lẽ công b́nh chính trực" (Gr 33:15) và tin theo "Đức-Chúa-là-sự-công-chính-của-chúng-ta." (Gr 33:16) Nếu không, không thể thấy "Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây." (Lc 21:27) V́ chính Chúa là "Đấng Công Chính." (Gr 33:15) Đức Giêsu chính là Con Người sẽ trở lại vinh quang trong thời cánh chung (Đn 7:13), v́ "Người trở lại như trưởng tử của một nhân loại mới," (Faley 1994:14) một nhân loại hoàn toàn được cứu độ. "Không c̣n lư do ǵ phải sợ hăi, v́ ơn giải thoát đă trong tầm tay." (Faley 1994:14)

Chính dân thành Thessalônica cho thấy ơn cứu độ đă hoạt động mănh liệt nơi họ như thế nào. "Họ đă lớn lên trong t́nh yêu đối với những phần tử trong cộng đoàn cũng như đối với người bên ngoài, như chính các nhà truyền giáo thời các tông đồ đă nêu gương (1 Tx 3:12). Lớn lên trong t́nh yêu cũng tương đương với sự thánh thiện và là một bảo đảm cho ơn giải thoát và cứu độ khi Chúa quang lâm." (Faley 1994:13) Khi yêu thương, chúng ta sẽ thấy tất cả quyền năng và vinh quang của Con Người đến trong đám mây. Nói khác, t́nh yêu giúp chúng ta "đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người." (Lc 21:36) Chính khi yêu là lúc chúng ta "tỉnh thức" (Lc 21:36) để có thể tránh được những kinh hoàng của "Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, v́ Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất." (Lc 21:35) Chỉ Thiên Chúa mới có sức cứu ta khỏi những tai nạn bất ngờ và khỏi móng vuốt tử thần bủa giăng khắp nơi. V́ Thiên Chúa là chủ tể thống trị cả thời gian lẫn không gian. Tất cả đều xảy ra trong ḷng bàn tay đầy ắp t́nh yêu của Thiên Chúa.

Càng yêu nhau bao nhiêu, càng được Chúa che chở bấy nhiêu. Thánh Phaolô khuyên nhủ: "Xin Chúa cho t́nh thương của anh em đối với nhau và đối với mọi người ngày càng đậm đà thắm thiết. Như thế, Chúa sẽ cho anh em được bền tâm vững chí trong ngày Đức Giêsu, Chúa chúng ta quang lâm." (1 Tx 3:13) Ngày ấy là một ngày vô cùng vui mừng đối với những người biết yêu thương tha nhân. Chỉ biết yêu ḿnh không thể t́m thấy niềm vui tṛn đầy ấy. Yêu ḿnh chỉ là mức đo cho thấy phải yêu thương tha nhân như thế nào. T́nh yêu dừng lại chính ḿnh là một t́nh yêu bệnh hoạn, không đủ sức giúp ta đứng vững trong ngày cánh chung.

T́nh yêu mang chiều kích cánh chung. Bởi đó, cánh chung không phải là một hiện tượng chỉ xảy ra một lần ngày tận thế, nhưng diễn ra hằng ngày. Chính v́ thế, mỗi giây phút đều phập phồng chờ mong Chúa đến. Niềm hi vọng không bao giờ chấm dứt v́ đức tin luôn chiếu sáng lên lời hứa cứu độ. Đó không phải là mơ ước xa xôi, nhưng là một thực tại. Đức Giêsu đến mạc khải thực tại rất sống động về niềm hi vọng cánh chung. Không có niềm hi vọng này, tất cả giá trị cuộc đời đều là hư không.

CÁNH CHUNG HÔM NAY

Tới lúc nào đó, con người có thể có một cái nh́n bi quan về cuộc đời, sau khi trải qua bao thăng trầm cuộc sống,. Thực tại trần thế vẫn bị coi là mộng ảo, như thi sĩ Tản Đà đă viết :

"Nghĩ đời lắm lúc không bằng mộng,

Mộng lắm bao nhiêu lại chán đời."

Đúng như Nguyễn Công Trứ than thở : "Cuộc đời như mây nổi như gió thổi như chiêm bao." Nhưng nếu đời không bằng mộng, đời c̣n lại ǵ cho con người bám víu ?

Cần phóng tầm nh́n tới tận điểm cánh chung, mới thấy tất cả sự thật đằng sau những biến ảo hôm nay. Điểm cánh chung đó sẽ nối kết tất cả để làm nên một tuyệt tác trọn vẹn, bao gồm cả đất trời. Điểm cánh chung đó chính là Đức Kitô Giêsu, Đấng ḥa giải Thiên Chúa với con người. Từ đó, con người mới có thể t́m thấy con đường ḥa giải với nhau. Con đường ḥa giải bắt đầu từ cuộc đối thoại. "Đối thoại là con đường duy nhất xứng hợp với con người trong những căng thẳng chống đối cá nhân và tập thể con người hôm nay." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 21.11.03) Bạo động hay khủng bố không làm cho con người xích lại gần nhau. Chỉ trong đối thoại, con người mới t́m lại chính ḿnh và tha nhân. Khi đối thoại, con người tôn trọng nhau và sẽ làm cho tương quan đầy vẻ êm thắm. Cuộc đời sẽ đẹp hơn ta tưởng.

Không đối thoại, con người chỉ c̣n t́m cách áp đặt lên nhau những ư nghĩ hay đường lối độc đoán. Bởi thế, trong đạo cũng như ngoài đời đầy dẫy những hạng người "độc quyền yêu nước", "độc quyền yêu Chúa". Họ không nh́n xa hơn cái tôi của ḿnh. Thiếu hẳn một tầm nh́n cánh chung. Những cuộc tranh chấp bất tận xoay quanh những quyền lợi cá nhân hay phe nhóm. Không có lối thoát.

Lối thoát duy nhất cho thân phận con người hôm nay là chính Đức Giêsu Kitô. V́ Người "là con đường, là sự thật và là sự sống." (Ga 14:6) Chỉ một ḿnh Người mới có thể lấp đầy "khát vọng ghi sâu trong ḷng người, khát vọng t́m kiếm và hiểu biết Thiên Chúa." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 21.11.03) Khát vọng căn bản đó đang bị đủ thứ tham vọng vùi lấp. Giáo hội hiện diện và hành động để khơi dậy khát vọng đó.

Khi phục vụ những nhu cầu vật chất và tinh thần, Giáo hội muốn cho mọi người thấy có một chiều kích cánh chung trong các hoạt động bác ái hôm nay. Nói khác, "Kitô hữu chúng ta biết rằng chỉ nơi Đức Giêsu mới có câu trả lời đích thực và măn nguyện cho nhiều nỗi lo âu trong con tim nhân loại. Để thông truyền cho thế giới t́nh yêu đă đón nhận được nơi Đức Kitô, Giáo hội không ngừng thiết lập các cơ sở từ thiện và hiến dâng con cái làm việc tông đồ nhằm khơi dậy ư nghĩa và giá trị Tin mừng trong những công cuộc bác ái." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 21.11.03)

Chính v́ thế, Giáo hội đang làm bừng lên niềm vui Phục sinh trong những thực tại dẫy chết đó đây. Chiều kích cánh chung đă không làm lu mờ những giá trị hiện tại. Trái lại, càng mong chờ Chúa đến, càng t́m ư nghĩa và hạnh phúc trong từng giây phút sống hôm nay.


G. Nguyễn Cao Luật, O.P.

Như Người Lính Canh
(Lc 21,25-36)

Mùa Vọng : chờ đợi và chú ư

Một lần nữa, mùa Vọng lại đến. Một lần nữa, người Ki-tô hữu lại được sống toàn bộ chu kỳ cuộc đời và giáo huấn của Đức Ki-tô - năm nay với Tin Mừng Lu-ca.

Một lần nữa, người Ki-tô hữu lại được nghe loan báo về ngày tận thế, hay nói đúng hơn, ngày Đức Ki-tô trở lại.

Một lần nữa, người Ki-tô hữu lại được nghe những lời khuyên liên quan đến ngày chung cuộc cũng như toàn bộ cuộc sống Ki-tô giáo. Những lời khuyên này có thể được tóm tắt trong hai ư tưởng chính : chờ đợi và chú ư.

Hai lời khuyên này được nêu lên vào đầu chu kỳ phụng vụ cho thấy một định hướng căn bản. Đó là những ám hiệu nhắc nhở người Ki-tô hữu phải quan tâm tới đời sống của ḿnh, cũng như mối tương giao của họ với Đức Ki-tô.

Trước hết, họ được kêu gọi hăy chờ đợi. Chờ đợi nhưng phải rơ ràng. Có những người quá quan tâm hay kinh ngạc trước những điều được mô tả trong sách Khải Huyền : những điềm lạ về mặt trời và biển cả... để rồi không quan tâm đến ư chính của tŕnh thuật. Cần phải hiểu rằng sách Khải Huyền không chỉ là tác phẩm của thánh Gio-an, nhưng c̣n là cách thức diễn tả rất phổ biến vào thời bấy giờ. Đó là một cách thức được nhiều người sử dụng để khuyến khích các tín hữu thêm nhiệt thành.

Ngày nay, những tai họa đang đe dọa con người là chiến tranh hạt nhân, vấn đề gia tăng dân số, và nhất là, sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên.

Tuy vậy, điều cần để ư là những ưu tư và sợ hăi do các tŕnh thuật này gây nên chỉ là phản ánh về những ưu tư và sợ hăi vẫn ngấm ngầm cai trị trong tâm hồn con người. Vương quốc do Đức Kitô thiết lập sẽ giải thoát con người khỏi t́nh trạng ấy. Cho dù nỗi sợ hăi ấy đă có mặt ngay từ bây giờ, th́ cũng ngay lúc này, người Kitô hữu vẫn trông đợi Đức Kitô đến.

Việc trông đợi Đức Ki-tô đă bắt đầu rồi và sẽ c̣n kéo dài măi. Người Ki-tô hữu biết rằng Người sẽ trở lại như Người đă đến. Dầu vậy, ngay từ bây giờ, họ cũng biết rằng Người đang đến trong mỗi kẻ tin, nếu họ biết chờ đợi. Đàng khác, v́ Người đến trong mọi lúc, nên người Ki-tô hữu phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, phải đợi trông Người với tất cả ḷng thiết tha. Do đó, niềm tin là một mùa Vọng liên tục.

Tuy nhiên, trong cuộc chờ đợi này, người Kitô hữu c̣n phải chú ư. Không thể gọi là chờ đợi nếu không có chú ư. Chờ đợi không phải là dửng dưng hay buồn phiền, nhưng là một thái độ chú ư rất rơ ràng và sáng suốt, bởi v́ Chúa đang đến.

Thế nhưng, liệu người Ki-tô hữu có thể khám phá ra Đức Ki-tô qua những biến cố, qua những cuộc gặp gỡ ?

Chờ đợi chính là khám phá : "Ta là khách lạ, các ngươi đă tiếp rước; Ta đau yếu, các ngươi đă thăm nom ...'' (Mt 25,35.36). Chính điều này mời gọi người Ki-tô hữu phải chú ư, phải có tâm hồn của người lính canh - như cách nói rất hay của Đức Hồng Y Newman.

“Hăy đứng thẳng và ngẩng đầu lên”

Người ta vẫn thường sử dụng tŕnh thuật về ngày tận thế như một phương thế làm cho những người không quan tâm ǵ đến tương lai phải sợ hăi, và do sợ hăi mà từ bỏ đường gian ác. Cách làm này đôi khi cũng mang lại một số hiệu quả. Tuy nhiên, những người này có thực sự hiểu biết và sống theo Tin Mừng hay không lại là chuyện khác.

Bài Tin Mừng hôm nay rơ ràng có ư thúc đẩy người Ki-tô hữu phải hối cải toàn diện, nhưng dưới h́nh thức mời gọi : thế giới mới đă đến, và người ta không thể tiếp tục sống như trước đây được nữa. Người Ki-tô hữu phải tham gia vào công cuộc làm biến đổi nhân loại, một công cuộc đă được khởi đầu nơi Đức Giê-su, Đấng được gọi là Con Người. Nếu họ chỉ mong muốn t́m an toàn và bảo đảm trong ơn cứu độ hạn hẹp và ích kỷ, th́ họ đă coi thường bản chất và giá trị đích thực của Tin Mừng.

Xưa kia, các ngôn sứ đă loan báo những tai họa, đồng thời cũng cho biết rằng các điều ấy chắc chắn sẽ xảy ra. Thực trạng đau buồn của thế giới hôm nay dường như minh chứng rằng lời loan báo ấy đang được thực hiện. Nhân loại ngày nay đang thực sự sống trên một thùng thuốc súng có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Cái lưới mà thánh Lu-ca nói đến đang chụp trên nhân loại, đó là bạo lực, chiến tranh, bất quân b́nh kinh tế, kỳ thị chủng tộc, ma tuư... Tuy nhiên, đằng sau những tai họa này, những dấu chỉ của sự chết, người Kitô hữu vẫn nh́n thấy một cuộc sống mới đang vươn lên, đó là sự sống của Đức Kitô.

Chính v́ thế, trước thực trạng bi đát và đau buồn của nhân loại người Kitô hữu không bao giờ trốn tránh, cũng không ngủ yên trong sự an toàn của ḿnh, nhưng luôn hiên ngang ngẩng đầu lên, luôn vươn ḿnh đứng thẳng.

Cúi ḿnh xuống là dấu chỉ bày tỏ thái độ khiêm tốn và suy phục, đồng thời nh́n nhận thân phận mỏng manh của con người trước vẻ uy hùng của Thiên Chúa. Thế nhưng, cử chỉ này cũng biểu lộ thái độ sợ hăi và t́nh trạng nô lệ.

Đức Kitô không chối bỏ cử chỉ suy phục Thiên Chúa, nhưng Người c̣n đề nghị một cử chỉ khác: ''Hăy đứng thẳng và ngẩng đầu lên.'' Đứng thẳng, đó là vị thế diễn tả phẩm cách và ḷng can đảm. Đức Ma-ri-a đă đứng dưới chân thập giá Đức Giê-su (x. Ga 19, 25). Khi rao giảng, Đức Giê-su đă kêu gọi con người sám hối, chứ không nói đến việc phục lạy. Sám hối là thay đổi cách sống để trở thành những con người mới, nên đó là thái độ bày tỏ ḷng can đảm và sự tự do. Thái độ này đ̣i mỗi người phải nh́n thẳng vào chính ḿnh, vào cuộc đời, vào người khác, vào thế giới và vào Thiên Chúa.

Can đảm vượt qua những thách đố

Ngày nay, nhiều người Ki-tô hữu đang cảm thấy lo sợ và thất vọng. Đứng trước những vấn đề, những tai họa đang đe dọa nhân loại, họ đâm ra sợ hăi và nản ḷng. Làm thế nào để chống lại t́nh trạng này ? Phải sáng suốt để giữ vừng niềm hy vọng và ḷng can đảm.

Khi chấp nhận sống đúng tư cách là người môn đệ Đức Ki-tô, người Ki-tô hữu có thể khiêm tốn phủ phục trước Thiên Chúa Cha, nhưng họ c̣n phải hiên ngang đứng thẳng trước thế giới hiện đại, một thế giới mà họ không thể coi là xa lạ. Thái độ này bao hàm ḷng can đảm biết phân biệt và vượt qua những thách đố, những nguy cơ, nhất là những nguy cơ và 'đức tin, bởi v́ khi tin vào Đức Ki-tô, họ phải nhận ra những nguy cơ đang đe dọa đức tin đó.

Nguy cơ thứ nhất là bằng ḷng với thái độ phủ phục, tức là đợi chờ Thiên Chúa thi hành điều đáng lẽ ḿnh phải làm. Một số người nghĩ rằng Thiên Chúa phải làm phép lạ để ǵn giữ thế giới, c̣n con người chỉ cần cầu nguyện. Thái độ này làm cho con người không c̣n cố gắng và quên đi một khẳng định quan trọng : Thiên Chúa đă dựng nên chúng ta theo h́nh ảnh Người, tức là những con người biết sáng tạo như Người là Đấng Sáng Tạo.

Nguy cơ thứ hai là ư tưởng cho rằng đức tin có thể cung cấp câu trả lời cho hết mọi vấn đề và người Ki-tô hữu có khả năng giải quyết tất cả. Thật ra, càng cầu nguyện, người Ki-tô hữu càng phải nỗ lực và kiên tŕ t́m kiếm những giải pháp, nếu không họ sẽ thất vọng. Chúng ta buộc phải nh́n nhận rằng, trong thực hành, đức tin không thể đưa ra giải pháp hữu hiệu cho mọi lănh vực của cuộc sống. Thí dụ : khoa thần bí có thể gợi hứng cho kỹ thuật gia, chứ không thay thế cho vai tṛ của kỹ thuật.

Nguy cơ thứ ba là thoả măn với những câu trả lời có sẵn, kể cả những câu trả lời rút ra từ Tin Mừng. Người Ki-tô hữu cần nhớ rằng, trong Tin Mừng, đa số những câu trả lời thường có tính cách riêng tư, ở b́nh diện cá nhân, đang khi những vấn đề lớn hiện nay thường có tính tập thể và rất phức tạp. Nếu chỉ thoả măn với những câu trả lời có sẵn, th́ người Ki-tô hữu mới chỉ dừng lại ở b́nh diện lư thuyết, chứ chưa có những áp dụng cụ thể và chính xác.

Hăy tỉnh thức ! Lời mời gọi được vang lên trong suốt mùa Vọng.

Tỉnh thức, đó là luôn ở trong t́nh trạng họat động và sáng suốt. Theo Tin Mừng, cầu nguyện là cách thế tích cực nhất để tỉnh thức, bởi v́ khi cầu nguyện, con người đặt ḿnh trước Thiên Chúa, quy hướng về Người. Tuy nhiên, cầu nguyện không chỉ là phủ phục trước Thiên Chúa, nhưng c̣n là cùng với Người, tham gia tích cực vào thế giới mới : Trong thế giới này, hạt giống công chính sẽ nảy mầm và sẽ canh tân toàn thể nhân loại. Cũng trong thế giới này, mỗi người đều có vị trí của ḿnh, và không ai cảm thấy ḿnh bị loại trừ.  


PX. Đào Trung op (
Trích Sống Lời Cha – Năm C)

Tỉnh Thức
(Lc 21,25-28.34-36)

 “Hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để có thể đứng vững trước mặt con người”

Chú thích : Các điềm lạ, Con Người ngự đến … : Chúa Giêsu dùng những h́nh ảnh trong cựu ước và văn chương khải huyền để diễn tả ngày tận thế vũ trụ sẽ hoàn toàn thay đổi. C̣n xáx định thay đổi thế nào là bổn phận của khoa học.

Sứ điệp :

Đức Kitô nhắc nhở mọi người về ngày tận thế.
Đó là ngày kinh hoàng cho những ai mê ngủ trong đam mê tội lỗi,
nhưng là ngày hỵ vọng và cứu rỗi cho những ai tỉnh thức.

SUY NIỆM : ĐỜI NGƯỜI

1. Thiên đường là dạ hội yêu thương.
Chỉ những ai chăm chú luyện tập yêu thương mỗi ngảy mới được vào tham dự.

2. Tội lỗi thường do thái độ lơ là bất cẩn :
Coi thường giới răn, coi thường những lời khuyên, coi thường tiếng nói của lương tâm.
“Khôn ba năm dại một giờ”.
Chỉ một tội thôi làm tiêu tan bao công nghiệp trong đời.

3. Đời người “mạnh giỏi lắm là được tám mươi” (Tv 89).
Nên đừng phí một giây, đừng dư một lời, đừng bỏ một dịp.
V́ tất cả sẽ theo ta về đời sau.

4. Một Mùa Vọng tỉnh thức, hồng ân Giáng Sinh thật dồi dào.
Một cuộc đời tỉnh thức : ngàn đời sống trong ân t́nh.

5. Buông theo gịng nước, bạn thoải mái trôi đến chỗ vẩn đục
Lội ngược gịng khiến bạn mệt mỏi, nhưng sẽ gặp nguồn nước trong.

6. Người tỉnh thức là ngừơi luôn cố gắng và hăng say.
Họ thực thi những ǵ là “chân thật, ngay chính và đáng quư chuộng”
Với nhiệt huyết, nỗ lực, kiên tŕ
Và “ngay trong giây phút này”

7. Đời bạn là bức tranh nhiều mầu, nhưng mọi mầu phải nằm đúng chỗ.
Đời bạn là bức họa nhiều nét, Nhưng nét nào cũng phải vững chăi.

8. Châm ngôn của người tỉnh thức là :
Điều tôi biết là xấu, dù rất nhỏ, tôi không nhượng bộ
Điều tôi biết là tốt, dù thật bé, tôi không bỏ qua.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Phán Xét
(Lc 21,25-28.34-36)

Chúng ta bắt đầu một năm phụng vụ mới, và mùa đầu tiên của năm phụng vụ là Mùa Vọng. Mùa Vọng là mùa hy vọng, mùa trông mong, mùa chờ đợi, và trong suốt thời gian Mùa Vọng chúng ta được nghe các lời tiên báo : Chúa Giê-su giáng sinh, thời gian cứu độ, Chúa trở lại trong vinh quang. Nhưng đối với chúng ta, ba viễn tượng đó phải được gói ghém lại thành một niềm tin và một hy vọng duy nhất. V́ thế, ngay ngày Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng, Giáo hội cho chúng ta nghe đọc những lời Chúa Giê-su nói về ngày Chúa quang lâm, tức là ngày tận thế, ngày cánh chung với lời khuyên phải luôn tỉnh thức.

Ngày Chúa quang lâm có nghĩa là ngày Chúa trở lại phán xét toàn thể nhân loại. Trong Cựu Ước, ư niệm về sự phán xét của Thiên Chúa chúng ta thấy rất nhiều : ngay từ vườn địa đàng, ông bà nguyên tổ đă bị xét xử; h́nh ảnh hủy diệt hai thành Sô-đô-ma và Gô-mô-ra, vụ lụt đại hồng thủy hay cuộc thiêu hủy dân Ca-na-an… đều nói lên ư nghĩa của sự phán xét. Dầu sao đó cũng chỉ là những dấu hiệu nhắc nhở mọi người phải cẩn thận và chuẩn bị sẵn sàng. Sách Khôn Ngoan c̣n cho biết cụ thể hơn : vào ngày cuối cùng, Thiên Chúa sẽ phán xét kẻ lành người dữ. Như vậy, chắc chắn sẽ có phán xét và cuộc phán xét này xảy ra như một biến cố cuối cùng của lịch sử nhân loại.

Đến thời Tân Ước, tức là vào thời Chúa Giê-su, người Do Thái vẫn luôn tin tưởng sẽ có ngày phán xét chung, và chính Chúa Giê-su cũng đă củng cố đức tin cho họ về ngày đó, nhưng Ngài đổi mới một số điều, đó là chính Ngài là quan án, là thẩm phán, và tiêu chuẩn xét xử là thái độ của mỗi người đối với chính Ngài. Đọc Tin Mừng, chúng ta thấy Chúa Giê-su đă giảng dạy nhiều lần nhiều điều ám chỉ về phán xét, chẳng hạn Chúa nói các thành thị không chịu nghe lời Chúa sẽ bị xét xử, mỗi người sẽ bị xét xử về tất cả những ǵ họ đă làm cho tha nhân. Chúa dùng nhiều dụ ngôn như cỏ lùng, lưới cá, người quản lư, nén bạc...để nói về phán xét, và Chúa c̣n nói rơ vào ngày đó Chúa sẽ phân loại mọi người như ông chủ phân loại chiên và dê.

Như vậy, Kinh Thánh đă cho chúng ta biết có phán xét, chắc chắn sẽ có, nhưng chúng ta không biết được khi nào sẽ xảy đến, không ai biết trước, v́ thế, phải tỉnh thức, phải chuẩn bị sẵn sàng. Nghĩa là ngày đó sẽ xảy đến bất thần, đột ngột, sẽ chụp xuống bất ngờ như cái lưới chụp xuống bầy chim sẻ đang ăn hay chụp xuống đàn cá đang nhởn nhơ dưới nước thế nào th́ biến cố tận thế cũng sẽ chụp xuống mọi người trên mặt đất như vậy. Không ai biết được ngày đó là ngày nào, chỉ một Thiên Chúa biết mà thôi, một ḿnh Ngài quyết định khi nào Ngài trở lại lần thứ hai, và chỉ khi nào ngày đó xảy ra th́ người ta mới biết được, chứ không ai biết trước.

Bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su chỉ nói đến những dấu hiệu báo trước biến cố tận thế, Chúa không nói rơ khi nào, cho nên bất cứ ai quả quyết năm này năm nọ sẽ tận thế là hoàn toàn không đúng, đó chỉ là phỏng đoán mà thôi. Tuy nhiên, Chúa khẳng định Chúa sẽ đến trong vinh quang, nghĩa là chắc chắn sẽ có tận thế, v́ vậy, Chúa bảo chúng ta phải sống thế nào : hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn.

Chúng ta phải tỉnh thức, nghĩa là đừng để cho những cái tạm thời, trần tục chi phối, làm lu mờ tâm trí, làm quên chủ đích chính của cuộc đời, trái lại, phải sử dụng những cái đời tạm này để chiếm được đời sống vĩnh cửu. Rồi chúng ta phải cầu nguyện, nghĩa là chu toàn mọi bổn phận tôn giáo đối với Thiên Chúa, để sống thân mật với Chúa và xin Chúa những ơn trợ giúp cần thiết, v́ không có ơn Chúa chúng ta không thể làm ǵ được : “Không thầy đố mày làm nên”, không có Chúa chúng ta chẳng làm nên chuyện ǵ cả.

Tóm lại, ngày Chúa Ki-tô quang lâm, ngày Chúa trở lại lần thứ hai, cũng là ngày cánh chung, ngày tận thế ... là ngày Thiên Chúa biểu dương uy quyền và vinh quang của Ngài, đồng thời cũng là ngày phân xử công minh cuộc đời mỗi người về những năm tháng sống ở trần gian.

Cho nên, điều quan trọng là mỗi người phải chuẩn bị cho ḿnh một sự nghiệp xứng đáng ngay ở đời này. Chúng ta vẫn nghe nói : “trâu chết để da, người ta chết để tiếng”, “cha mẹ hiền lành để đức cho con”, “không công danh thời nát với cỏ cây”. Đúng thế, chúng ta chết nhưng không thể bị xóa bỏ như cỏ cây hoa lá hay như dụng cụ hư hỏng bị vứt bỏ, chúng ta phải để lại dấu vết ǵ cho trần gian; dấu vết đó không cần phải lớn lao vĩ đại, nhưng là dấu vết của t́nh yêu, hy vọng, ḷng tin và công chính. Những ǵ chúng ta làm ở đời này ngoài những đặc tính đó, không những sẽ trở thành vô ích mà c̣n là án phạt nữa, cho nên, bao lâu sống ở trần gian, chúng ta phải hết sức cẩn thận để xây dựng sự nghiệp cho đời này và cả đời sau nữa.

Một nhà kinh doanh giỏi là một người biết đầu tư vốn liếng và biết lợi dụng hoàn cảnh để đem lại lợi lộc và thành công. Sống ở trần gian, mỗi người cũng là một nhà kinh doanh được Thiên Chúa trao vốn liếng, thời giờ và hoàn cảnh, chúng ta phải biết đầu tư cho hợp t́nh hợp lư để đem lại lợi lộc và thành công cho hôm nay và mai sau. Chúng ta đang đầu tư thế nào ? lợi hay hại ? lời hay lỗ ? lợi xác nhưng thiệt hồn chăng ? được đời này mà không được đời sau chăng ? giả sử Chúa gọi chúng ta ra khỏi đời này ngay bây giờ chúng ta sẽ được thưởng hay bị phạt ? Chúng ta trả lời thế nào những câu hỏi đó ?


Fr. Jude Siciliano OP. (2006)

Mong Đợi Thiên Chúa Giải Thoát Toàn Diện
(Lc 21, 25 – 36)

Thưa quư vị, Chúng ta bắt đầu bước vào năm phụng vụ mới. Các bài đọc Tin mừng năm nay được trích theo thánh Luca. Tuy nhiên các bài đó không theo thứ tự trước sau như kiểu chúng ta đọc một cuốn sách hay một cuốn truyện, ngược lại được lựa chọn theo nhu cầu của từng mùa, từng Chúa nhật. Hôm nay là chương 21, gần cuối sách, (Luca có 34 chương). Chúa nhật IV mùa Vọng trở về câu chuyện Đức Mẹ thăm viếng bà chị họ Elizabét. Giáng sinh là truyện ở hang Bêlem ở đầu sách. Chỉ đến Chúa nhật thứ ba thường niên phụng vụ mới đọc theo thứ tự b́nh thường. Những ai ưa thích trật tự và bảo thủ trong cuộc sống hẳn lấy làm khó chịu. Họ chỉ được thỏa măn khi phụng vụ làm theo năo trạng của họ. Nhưng măi sau này mới được, tức từ Chúa nhật thứ ba thường niên.

C̣n lúc này th́ chưa, Chúa nhật I mùa vọng mô tả cảnh hoang tàn đổ nát, song song với những chi chúng ta hiện thời cảm thấy trên thế giới; chiến tranh, chém giết, bom đạn,. . . tất cả đều là hỗn loạn ngoài sức tưởng tượng mỗi người: “Khi ấy, Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng: sẽ có những điềm thiêng dấu lạ trên trời, mặt trăng và các v́ sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sẽ sợ hăi đến hồn siêu phách lạc; chờ những ǵ sắp giáng xuống địa cầu. V́ các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển”. Như vậy, mùa Vọng không khởi sự với bài ca ru em, ngọt ngào và thứ tự. Nó bắt đầu với tiếng khóc than và tranh chấp, kiểu mà cuộc sống hàng ngày thường tiến hành, ở b́nh diện khu phố hoặc rộng lớn thế giới. Thực vậy, càng gần Giáng sinh, các câu chuyện phúc âm càng trở nên gay go như thể báo trước tương lai của con trẻ thần linh giáng trần. Em sẽ bị nghiền nát dưới bánh xe quyền lực thế gian mặc dù quang cảnh lúc em sinh ra thật thơ mộng, êm đềm với các mục đồng, máng cỏ, thiên thần, chiên lừa và đạo sĩ phương đông. Xin đừng lăng quên nhân vật tàn bạo Hêrôđê cũng là thành phần của tŕnh thuật thơ ấu, tức bàn tay của quỷ vương đă hiện diện ngay từ lúc khởi đầu.

Nhưng mặc dù vậy, các bài đọc cũng có chút an ủi và hy vọng. Tiên tri Giêrêmia ở bài đọc một cho chúng ta hay tại sao? Tại v́ cùng với các ngôn sứ khác, ông tiên báo Thiên Chúa sẽ ra tay cứu vớt dân Ngài. Ông viết như vậy khi đang bị cầm tù (33,1) và binh đội Babylon sẽ bao vây thành Giêrusalem, chẳng bao lâu nữa họ sẽ triệt hạ thành. Cho nên những mô tả của chúa Giêsu không chỉ xảy ra ở thời cánh chung, nhưng thường xảy ra nhiều lần trong lịch sử dân Dothái. Nó xảy ra trong cuộc đời mỗi người, cho Giêrêmia, cho cư dân Giêrusalem hoặc cho bất cứ ai trên mặt hành tinh, nếu chúng ta không cảnh giác. Sự thực Giêrêmia chỉ nói điều mà các ngôn sứ khác vẫn nói, khi tuyển dân gặp cơn khốn khó. Ong nhắc lại lời hứa của Thiên Chúa phục hồi dân tộc sau khi đă trừng phạt họ v́ tội lỗi: “Trong những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành: Đức Chúa là sự công chính của chúng ta!”. Tiên tri c̣n nhắc lại lời hứa ông đă tiên báo trước (23,5 -6): “Này sẽ tới những ngày, Ta sẽ làm nảy sinh cho nhà Đavít một chồi non chính trực”. Trong hoàn cảnh hiện tại, đổ vỡ đang xảy ra trước mặt, lời nói của vị tiên tri xem ra vô lư. Làm thế nào Thiên Chúa sẽ xây dựng lại một đất nước xem ra sắp bị phá tan tành? Làm thế nào thành Thánh sẽ xây dựng lại khi sắp bị đốt rụi? Làm thế nào ḍng giống Đavít sẽ cai trị khi mà người Babylon xâm chiếm xứ sở và đưa các lănh tụ đi đày?

Nhưng điều mà nhân loại không tưởng tượng nổi, th́ Thiên Chúa làm được. Điều mà con người bất lực th́ Thượng Đế thi hành dễ dàng như trở bàn tay. Giêrêmia cam kết Thiên Chúa sẽ vực dậy một chồi non Đavít. Và khác với cấp lănh đạo Do Thái hư hỏng, chồi non ấy sẽ: “Trị nước theo lẽ công b́nh và chính trực”. Ong ta sẽ cứu vớt đất nước, xây lại thành thánh và trở nên lănh tụ tài ba, đạo đức. Ong sẽ quy tụ tàn dân thành một cộng đoàn mà đặc tính là công lư, b́nh đẳng và thương yêu. Nếu chúng ta hỏi thử Giêrêmia hay bất cứ ngôn sứ nào khác: “Vậy th́ sự cứu rỗi của dân tộc hệ tại cái chi ?” Chắc chắn họ sẽ không nhấn mạnh vào việc “cứu vớt” cho bằng một cộng đồng biết kính sợ Thiên Chúa, quư trọng tương giao tốt đẹp với Ngài, được Ngài dẫn dắt và che chở, sống công b́nh và bác ái, thương yêu nhau. Và họ sẽ gọi tất cả những phẩm chất là “Shalom” Đó là sự cứu vớt mà các ngôn sứ đoan hứa nhân danh Chúa Trời. Nói một lời cho gọn,biến cố cộng đoàn, việc cứu vớt của Thiên Chúa đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đoàn công chính. Chúng ta nên suy nghĩ thêm về ư tưởng này. Nếu chúng ta ăn ở tốt lành, vun đắp một giáo xứ, tu vịên đạo đức thánh thiện, th́ đó là ơn cứu độ của Chúa Trời. Ngoài ra là sự giả hiệu. Xưa nay chúng ta sống buông thả, đ̣i hỏi, ích kỷ, lười biếng, vô lề luật dưới danh nghĩa là văn minh hợp thời th́ không hiểu có đáp ứng đúng tư tưởng của các tiên tri hay không? Các vị có hứa ơn cứu độ đó không? Ngay từ khởi đầu mùa vọng, Giêrêmia đă nhắc nhở chúng ta về điều mà các đồng nghiệp của ông thường tuyên bố về thánh ư Thiên Chúa, tức là “sự cứu rỗi”, mặc dù lúc ấy các tuyển dân đang trong ṿng vây của đế quốc Babylon, sắp bị tàn phá lưu đày: “Này sẽ đến những ngày – sấm ngôn của Đức Chúa – Ta sẽ thực hiện điều tốt lành mà Ta đă phán về nhà Israel và Giuđa” Chúng ta nên chất vấn lương tâm xem thế nào? Nghe đúng thông điệp của đức Chúa hay đang làm ngơ giả điếc?

Luca không nói “ ngày ấy” đến một cách dễ dàng nhưng rất nhiều sự kiện sẽ xăy ra trước đă: “sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng, và các v́ sao. Dưới đất muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước những cảnh biển gào sóng thét”. Ngay trước đoạn trích hôm nay, chúa Giêsu khuyên nhủ các môn đồ phải làm chứng nhân cho danh Ngài : “Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy (21, 23). V́ họ sẽ bị vua chúa quan quyền bách hại (câu 12 đến câu 14) và Giêrusalem sẽ bị tàn phá (câu 20 đến câu 24). Cuối cùng th́ “con người sẽ ngự đến”. Lúc ấy, họ mới được vui mừng. Như vậy chúng ta có thể rút ra vài bài học:

Được ơn Đức tin, không có nghĩa là thoát khỏi bách hại và gian nan thử thách. Ngược lại v́ đức tin mà các kẻ theo Chúa phải gánh chịu những bất hạnh. Cho nên phải can đảm sẳn sàng đón nhận chúng như từ thánh ư đức Chúa Trời. Sau những cực khổ, Ngài sẽ trở lại và linh hồn vui sướng được xem thấy Ngài. Đoạn phúc âm hôm nay mở đầu với những tai họa, nhưng điểm chính là Thiên Chúa cứu vớt với sự xuất hiện của Chúa Giêsu, mặc dù các tín hữu sẽ bị “ngày ấy” tấn công: “Vậy anh em phải đề pḥng, chớ để ḷng ḿnh ra nặng nề, chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống anh em” Thực ra thế gian này với những lôi cuốn của nó làm cho chúng ta nhiều khi mất cảnh giác. Cứ nh́n vào các hành xử của nhiều linh hồn nhắc rơ. Họ thu vén cho ḿnh đủ mọi thứ sung sướng, và quên bẳng Lời Chúa trong nếp sống hằng ngày. Vậy chúng ta phải làm ǵ để ăn ở tỉnh thức? Xin thưa phải cầu nguyện.

Thánh Luca thường nhấn mạnh về điểm này. Người ta thường nói phúc âm của ông trĩu nặng bầu khí cầu nguyện. Có những lúc thánh nhân mô tả Chúa Giêsu bộc phát cầu nguyện. Thí dụ trong những biến cố quan trọng (5, 16;3, 21;6, 12;) Ngài cũng thúc giục các môn đệ bắt chước ḿnh (6, 28;10, 2;20, 47, . . .). Bài tường thuật hôm nay dù đầy những lo lắng hăi hùng nhưng vẫn kết thúc bằng đặc tính Luca: “Vậy anh em hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy ra và đứng vững trước mặt Con Người”. Liệu t́nh h́nh thế giới với những xấu xa của nó, bạo lực, sa đoạ, dâm ô, tham nhũng, áp bức, bóc lột, sẽ qua đi chăng? Xem ra đó chỉ là ước mơ viễn vông của những người không c̣n tiếp xúc với thực tế. Xin cứ nh́n vào lối sống thành thị, thôn xóm sẽ hiểu ra vấn đề. Xem ra những sinh hoạt ấy có tính cố định bền vững, măi măi chẳng bao giờ thay đổi. Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đấy, chẳng có hy vọng thay đổi tiến bộ. Nhưng như trời đất trăng sao vững bền gấp mấy; vậy mà Chúa nói sẽ có ngày tận cùng, chúng sẽ tan vỡ hoàn toàn. Các quyền lực đế quốc xem ra vững bền hơn đá tảng, núi đồi, vậy mà Chúa tiên báo sẽ có ngày tan tành như giấc chiêm bao của Đaniel. Cho nên Ngài thúc giục chúng ta cầu nguyện. Cầu nguyện nghiêm chỉnh để “ngày ấy” khỏi bất chợt ụp xuống ḿnh như chiếc lưới bắt chim, chứ không phải chỉ như miếng bánh tráng miệng sau các lời giảng. Cầu nguyện phải là điều căn bản của ơn gọi làm môn đệ của Chúa để có thể tỉnh thức luôn, ngơ hầu chống lại các lôi cuốn của vật chất thế gian: say sưa, rượu chè, tiện nghi, ngoại t́nh, phóng đăng.

Về phương diện cá nhân, những người gánh chịu đau khổ lớn lao như mất mát người thân, vỡ nợ, tuổi già, tai nạn, thất nghiệp, khủng hoảng gia đ́nh, bệnh tật, thuốc sái, th́ h́nh ảnh Phúc Âm hôm nay quả chính xác. Mặc dù ngôn ngữ Khải Huyền có phần mập mờ. Các biến cố miêu tả không mang tính xác thực, các h́nh ảnh tiên báo không nói rơ sự việc sẽ xảy ra như thế nào, để môn đệ Chúa có thể đứng thẳng và ngẩng đầu lên! Chỉ có niềm tin mới vững ḷng trước sự dữ, dù đang hoành hành phá hoại nhân loại, sẽ có ngày kết thúc. Thiên Chúa sẽ lo liệu việc đó. Ngài đă hứa và Ngài sẽ hành động. Mọi sự sẽ thay đổi tận gốc. Vậy th́ c̣n chi tồn tại? Chúng ta không thể đoán chắc chỉ trừ lời bảo đảm của Chúa Giêsu: “ Ngày ấy” Ngài sẽ đến cứu thoát: “Anh em hăy đứng vững và ngẩng đầu lên. V́ anh em sắp được cứu chuộc”. Lúc này mọi sự xem ra bất khả, nhưng lời Ngài không thể sai. Điều kiện Ngài đưa ra là cầu xin để đức tin không rơi vào đổ vỡ, gây nên thất vọng. Có người lên vấn nạn là trong những khủng hoảng trầm trọng, cùng cực; con người ta không thể cầu nguyện và trong cộng đồng giáo xứ thiếu ǵ những linh hồn như vậy ? Họ đang chịu những trăm bề đau khổ: vợ ốm, con đau, hết tiền, thất nghiệp. Giải pháp là mời họ đến cầu nguyện cùng với chúng ta. Họ không cần làm ǵ cả, chỉ cần hiện diện, chúng ta sẽ cầu xin cho họ cho đến khi họ t́m lại được sức khoẻ và khả năng để cầu nguyện. Sẽ có ngày họ sẽ lại cầu nguyện lại cho chính chúng ta, v́ bất cứ ai, lúc này hay lúc khác kinh nghiệm tận thế về đời ḿnh.

Tóm lại chúng ta không phải là những kẻ mơ mộng, để đầu ḿnh nơi những đám mây trên trời cao. Chúa truyền chúng ta ăn ở thực tế, kiên tŕ phục vụ thế giới và đừng để bị đè bẹp dưới đống khổng lồ công việc. Đúng là luôn có những khó khăn và thời gian khủng hoảng. Nhưng bĩ cực thái lai luôn có điều chi mới đang chờ đợi đàng xa phía trước. Đêm đen mù mịt đang bao phủ hành tinh, nhưng cũng có nguồn sáng đang đến với nhân loại. Chúng ta chờ đợi sự giải thoát toàn diện mà Thiên Chúa đă hứa. Đó là mục tiêu mùa vọng. Viễn cảnh của loài người chỉ được giữ vững nhờ lời cầu nguyện. Cho nên hôm nay chúng ta đổi mới quyết tâm ăn ở tỉnh thức, cảnh giác với những âm mưu của satan, thế gian và xác thịt. Nhiệt t́nh phục vụ Chúa trong các người nghèo khổ. Đổi mới tinh thần mở rộng để ngóng trông Chúa đến. Phúc âm hôm nay đầy sợ hăi, nhưng điểm hội tụ là việc Chúa xuất hiện để cứu giúp. Thiên Chúa là trung tâm của câu chuyện. Chúng ta nên nh́n vào gương mặt đoan hứa của Chúa Giêsu và nhận ra Thiên Chúa đang điều hành mọi sự. Ngài chẳng bỏ mặc chúng ta cho đến khi Đấng Thiên Sai ngự đến. Amen.


Đỗ lực (
dzuize@gmail.com)

Ngẩng Đầu Lên
(Lc 21:25-28.34-36)

Hôm nay mở đầu mùa vọng, nhân loại mong chờ Chúa đến. Niềm hy vọng Giáng sinh đă tràn về với gió lạnh từ miền Bắc Mỹ tràn xuống. Trời đất bắt đầu chuyển động, báo hiệu niềm vui lớn lao khi Con Chúa giáng trần.

Người sẽ đến trần gian lần thứ hai. Trước đó, những cơn biến động lớn sẽ xảy ra. Những biến động hôm nay chẳng thấm thía ǵ ! Tất cả sẽ vượt tầm kiểm soát của con người. Nhưng liệu con người có thể chuẩn bị cho những biến cố lớn trong tương lai không ? Chuẩn bị bằng cách nào ?

Giả sử vài chục năm nữa, một hành tinh trong vũ trụ xẹt ngang qua trái đất, liệu loài người c̣n sống sót không ? Có thể loài người sẽ biến khỏi trái đất. Nếu thế, những tính toán hôm nay có ư nghĩa và giá trị ǵ ? Giữa cơn xáo trộn cùng cực đó, làm sao chúng ta có thể “đứng thẳng và ngẩng đầu lên” [1] ?

Hôm nay, nhiều người đang oằn lưng v́ những gánh nặng cuộc đời. Đầu cúi gầm v́ những mặc cảm tội lỗi hay trong thân phận nô lệ. Nỗi buồn mênh mông v́ những bế tắc. Nh́n quanh không thấy lối thoát.

T́nh trạng ấy cũng giống hệt như thời kỳ Con Thiên Chúa chưa xuống thế làm người. Những xáo trộn về mọi mặt thiên nhiên, xă hội, tôn giáo v.v. đă gây bao nhiêu đau thương. Nhưng trong đau thương, dân Chúa càng hướng về niềm hy vọng Thiên Sai. Những ai có niềm tin thực sự sẽ đọc được những dấu chỉ cứu độ khi Con Chúa đến trần gian. Những người không tin sẽ bị chao đảo và không t́m được lối thoát.

Giữa thời kỳ Chúa đến lần thứ nhất và thứ hai, nhân loại cũng trải qua những xáo trộn tương tự. Niềm hy vọng cũng được hâm nóng lại. Bởi đó, Tin Mừng hôm nay chiếu lên niềm hy vọng lớn lao giữa những đổ vỡ trong thiên nhiên vào thời cùng tận của vũ trụ. Niềm hy vọng ấy dành cho những người tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh cứu độ của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô.

Niềm tin đó có một chiều kích cắm sâu vào hiện tại nơi những con người luôn “tỉnh thức và cầu nguyện,” [2] với trái tim đầy t́nh yêu, lối sống thánh thiện “đẹp ḷng Thiên Chúa.” [3] Đó là dấu chỉ và lối sống có thể t́m thấy nơi những người sẽ được cứu độ. Trước mọi biến cố, nhất là vào thời cánh chung, họ sẽ là những người đứng thẳng và ngẩng đầu để nh́n rơ niềm hy vọng thành sự thật nơi “Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến” [4] với họ. Chắc chắn không c̣n quyền năng nào lớn hơn. Chính nhờ quyền năng tuyệt đối đó, họ sẽ lướt thắng mọi cơn lo lắng hoang mang và sợ hăi cùng cực trước những biến động trời đất.

Nghe theo Lời Chúa, ḷng họ không bao giờ “nặng nề v́ chè chén say sưa, lo lắng sự đời.”[5] Trái lại, họ luôn tỉnh thức trước giờ Chúa đến. V́ Lời Chúa đem lại thần khí và sự sống, nên kéo họ ra khỏi những đam mê quyền lực, của cải, danh vọng v.v. Có thể thấy những mẫu điển h́nh đó nơi hang đá Bêlem : các mục đồng, các nhà hiền triết Đông Phương, nhất là Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Cả Giuse. Họ là những người nghèo Giavê, nên lúc nào cũng đầy ắp niềm hy vọng Thiên Sai.

Suốt cuộc đời rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu đă gặp biết bao người sẵn sàng đón nhận Nước Trời, như bà góa trước cửa Đền Thờ, người mù thành Giêrikhô, ông Giakêu v.v. C̣n những người Pharisêu, dù đọc Lời Chúa hàng ngày, cũng không thể nhận ra niềm hy vọng Thiên Sai xuất hiện nơi Đức Giêsu Kitô. Trái lại, họ c̣n đối kháng, từ chối và giết chết Người. V́ quá say sưa với quyền lực và tiền bạc, họ đă không tỉnh thức và nhận ra giờ Chúa đến viếng thăm dân Người, mặc dù bao ngôn sứ đă loan báo và dân Chúa đă mong đợi hàng bao thế kỷ. Cuối cùng, họ đă không t́m được lối thoát cho ḿnh và dân tộc. Họ gặp bế tắc về mọi mặt tôn giáo, chính trị, xă hội, v.v. Chỉ biết cắm đầu thỏa măn những tham vọng nhất thời, họ không thể phóng tầm nh́n về tương lai.

Đến nay, nhân loại vẫn chưa thoát ṿng luẩn quẩn đó. Bằng chứng, tại Nhật bản, một nước phát triển vào bậc nhất nh́ thế giới, giới trẻ đang gặp bế tắc. Một số t́m lối thoát trong những cuộc tự tử tập thể. Những tiến bộ vượt bực về kỹ thuật cũng không thể giúp giới trẻ t́m được câu giải đáp cho những vấn đề mới mẻ hôm nay. Giới trẻ khao khát lư tưởng tự do, ḥa b́nh, đối thoại v.v. nhưng xă hội vẫn tràn ngập những khối người đóng kín. Hàng trăm kiểu ăn chơi cũng không làm họ thỏa măn. Những thành công về mọi mặt văn hóa và chính trị không bảo đảm cuộc sống hạnh phúc. Những tính toán trong thương mại, kinh tế, tài chánh v.v. càng làm cho ḷng người ra nặng nề. Xă hội đầy bất công, hận thù, chiến tranh . . .

Ch́m sâu trong cảnh sống như thế, làm sao con người có thể tỉnh thức trước lời hứa đầy hy vọng của Thiên Chúa ? Muốn t́m lối thoát cho cuộc sống hôm nay, thiết tưởng phải mở lại lịch sử dân Chúa. Thời ngôn sứ Giêrêmia, Giêrusalem mới bị dân ngoại xâm lăng. Qua ngôn sứ Giêrêmia, Thiên Chúa hứa cho dân Israel “một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đavít ; Người sẽ trị nước theo lẽ công b́nh chính trực.”[6] Họ rất vui khi bắt gặp niềm hy vọng lớn lao đó. Chỉ cần Người hiện diện, mọi sự sẽ biến đổi tận gốc. Từ tên thành đến đời sống đều rực lên niềm hy vọng. Giêrusalem sẽ không c̣n là đất bỏ hoang, nhưng tràn đầy sự sống và của cải. Dân Chúa đă t́m được lối thoát nơi Hậu Duệ Đavít là Đức Giêsu Kitô, Đấng sẽ đem lại công lư và b́nh an cho muôn dân.

Quả thực, Đức Giêsu là lối thoát duy nhất cho mọi bế tắc hôm nay. Người sẽ phục hồi tất cả những ǵ đổ vỡ. Người sẽ củng cố bàn chân chúng ta giữa những phong ba băo táp, những xáo trộn, thử thách và cám dỗ cuộc đời. Người xuất hiện để tái lập trật tự và phục hồi bản chất con người chúng ta. V́ Người là Đức Chúa, [7] sự khôn ngoan của Thiên Chúa, [8] Con Người, [9] Con Thiên Chúa đến trong quyền lực, [10] Ngôi Lời Thiên Chúa làm người [11] để cứu độ muôn dân.

Hôm nay, Người vẫn hiện diện như niềm hy vọng lớn lao. Giữa những đổ vỡ hôm tại, vẫn có những dấu chỉ niềm hy vọng. Xin đừng than trách đức tin khủng hoảng, những giá trị mất mát, giới trẻ bỏ nhà thờ và không giữ luật lệ nữa. Tin Mừng không bao giờ ngưng bước. Niềm tin vẫn chưa chết. Hàng triệu bạn trẻ tụ hội đầy ắp công trường Phêrô để cầu nguyện, khóc thương và dự tang lễ ĐGH Gioan Phaolô II là một bằng chứng hùng hồn. Các tín hữu tuốn đế Lộ Đức bên Pháp càng củng cố bằng chứng niềm hy vọng đó. Các bạn trẻ tuốn về Taizé làm ǵ, nếu không phải t́m lối thoát nơi Đức Giêsu Kitô ? Biết bao cơ sở văn hóa, giáo dục, xă hội của Giáo hội có mặt khắp thế giới chắc chắn đă gieo niềm hy vọng và khai thông nhiều bế tắc trong cuộc sống con người.

Nếu có thiện chí, con người sẽ t́m được những giải đáp thỏa đáng trong Lời hứa của Thiên Chúa. Lời hứa ấy đă thành sự thật nơi Tin Mừng Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô. Sự phong phú khôn lường của Đức Kitô không thể đóng khung trong một h́nh thức cứng ngắc của một nền văn hóa đặc biệt nào. Tuy thế, văn hóa Âu Mỹ đă khá thành công trong việc diễn tả và hội nhập Tin Mừng. Ví dụ những ư niệm công lư, ḥa b́nh, bác ái đều phát xuất từ Tin Mừng. Nhưng những giá trị ấy đă trở thành gia sản rất tự nhiên của nền văn hóa Âu Mỹ và ăn sâu vào nếp sống xă hội. Nhưng chính những hoa trái tốt đẹp ấy lại thui chột trong xă hội Việt nam. Xă hội Việt nam vẫn bế tắc v́ thiếu những giá trị cao quư đó. Sau gần 500 năm được rao giảng ở Việt nam, Tin Mừng vẫn chưa biến thành sức mạnh khai thông những bế tắc trong văn hóa và xă hội hôm nay. Tại sao ?

Tới đây, mới thấy Mùa Vọng không phải chỉ là một thời gian phụng vụ. Mùa Vọng c̣n là thời gian bắt đầu lại việc dấn thân, lời hứa, niềm hy vọng đầy tin yêu. Đường phục hồi quê hương c̣n dài và đầy chông gai. Nhưng, cùng với niềm hy vọng mong chờ Chúa đến, chúng ta tiến bước đến một tương lai đầy hứa hẹn cho quê hương. Những bông hoa Tin Mừng như công lư, tự do, nhân quyền, ḥa b́nh v.v. sẽ nở rộ trên khắp nẻo đường Việt nam, nếu chúng ta bắt đầu sống tinh thần Mùa Vọng từ hôm nay

Lạy Chúa, xin thương cho dân tộc Việt nam chúng con biết đặt tất cả niềm hy vọng Đức Giêsu Kitô, nguồn ơn cứu độ duy nhất của chúng con. Amen.

 


[1] Lc 21:28.

[2] Lc 21:36.

[3] Tx 4:1.

[4] Lc 21:27.

[5] Lc 21:34.

[6] Gr 33:15.

[7] Rm 10:9; x. 1 Cr 12:3; 8:6; Cv 2:36; Pl 2:11.

[8] 1 Cr 1:24; Cl 1:15-16; Dt 1:3.

[9] Mc 2:28; 8:31; 13:26.

[10] Rm 1:3-4.

[11] Kh 19:13; 1 Ga 1:1; Ga 1:1, 14.



Vinhsơn Ngô Đức Duy op
(Suy niệm trước Thánh Thể)

Mùa Vọng Đă Về : Hướng Đến Ngày Chúa Đến

 Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hôm nay, phụng vụ Giáo hội bước vào tuần thứ I Mùa vọng, cũng là bắt đầu một năm phụng vụ mới, năm “Sống đạo hôm nay”. Mùa vọng là thời gian tưởng niệm biến cố Chúa đến lần thứ I, nhập thể làm người để cứu chuộc nhân loại. Đồng thời, tâm t́nh Mùa vọng mời gọi chúng con chuẩn bị tâm hồn để chờ đón Chúa đến lần thứ II, trong ngày cánh chung.

 Ngày Chúa đến với mỗi người thật bất ngờ : “Anh em không biết ngày nào, giờ nào” (Mt 25, 13).Người ta chẳng những không biết được ḿnh sẽ chết ngày nào giờ nào, mà ngay cả chết cách nào cũng không ai chắc chắn được. Người chết trên giường bệnh, kẻ chết ngoài đường v́ tai nạn xe cộ, kẻ chết trong lo sợ v́ không biết số phận đời ḿnh sau khi chết ra sao…. Và cũng chẳng ai biết được ngày Chúa đến phán xét toàn nhân loại sẽ xảy ra như thế nào, rất có thể khác hẳn với những ǵ người ta nghĩ.

 Lạy Chúa, phải chăng Chúa muốn đến bất ngờ và muốn chúng con sẵn sàng đón Chúa đến nên Ngài khuyên chúng con “Hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21, 36) ?

 - Tỉnh thức là thái độ luôn giữ tâm hồn trong sạch, biết vâng theo thánh ư Chúa để luôn được sống trong ân nghĩa Người.

 - Tỉnh thức để chúng con khỏi sa trước cám dỗ, khỏi bị ràng buộc bởi những đam mê xác thịt, danh vọng, tiền tài, t́nh cảm.

 - Tỉnh thức để tránh khỏi những lo âu trong cuộc sống, những ưu tư về cơm áo, gạo, tiền lôi kéo chúng con xa Chúa.

 - Tỉnh thức để nhận ra cuộc đời này chúng con c̣n có Chúa luôn yêu thương che chở, dẫn dắt trên từng bước đường đời.

 Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con cảm nghiệm được những hạnh phúc và b́nh an tận sâu thẳm trong tâm hồn khi chúng con biết sống với thái độ thức tỉnh và sẵn sàng chờ mong Chúa đến. Tuy nhiên, con người xác thịt yếu đuối nơi chúng con vẫn làm chúng con nặng ḷng với việc t́m kiếm của cải trần gian. Chúng con biết, yêu mến cuộc sống và lo lắng cho cuộc đời hiện tại là cần thiết và là bổn phận của mỗi người, nhưng đó không phải là cùng đích của đời chúng con.

 Lạy Chúa, xin cho chúng con luôn sống tỉnh thức để biết Chúa yêu chúng con, luôn sẵn sàng đón chờ Chúa đến trong tâm hồn chúng con.

 “Hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn” (Lc 21, 36). Cùng với thái độ tỉnh thức là biết sống cầu nguyện. Cầu nguyện luôn không chỉ mời gọi chúng con đến nhà thờ quỳ gối, chắp tay, để ca ngợi tung hô, thờ phượng Chúa, mà c̣n là biết cầu nguyện ở mọi lúc mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh. Nghĩa là luôn biết sống kết hiệp với Chúa trong mọi việc to nhỏ, tầm thường chúng con làm hàng ngày, với chủ đích làm v́ ḷng yêu mến Chúa.

 Lạy Chúa, Chúa đă dạy chúng con phải biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn. Đây là hai bài học đi đôi, không thể tách rời nhau. Tỉnh thức phải đi liền với cầu nguyện bởi v́ con người thường yếu đuối dễ dàng chiều theo sở thích của bản thân, chỉ có sức mạnh của Chúa qua lời cầu nguyện mới có khả năng nuôi dưỡng tâm hồn chúng con giúp chúng con có thể tỉnh thức, với ḷng tin tưởng mong chờ Chúa đến.

 Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Mùa vọng chính là thời gian quư báu để chúng con chuẩn bị tâm hồn đón Chúa trở lại trong vinh quang. Xin cho mỗi người chúng con biết sử dụng thời gian này để nh́n lại và nhận ra được những yếu đuối của bản thân, để chúng con biết sửa lỗi và phó thác hoàn toàn vào Chúa trong mọi hoàn cảnh sống. Xin Chúa giúp chúng con biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn để thoát khỏi những đam mê lôi cuốn của trần gian hầu chúng con có thể đứng vững trước mặt Chúa trong ngày Chúa đến lần hai với mỗi người chúng con. Amen.