HOME

 
 

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN B
CHÚA KITÔ VUA
Đn
7, 13-14 / Kh 1, 5-8 / Ga 18, 33b-37

 

 

Lm Giacôbê Phạm Văn Phượng: Vạn tuế Vua Giê su

Lm Giacôbê Phạm Văn Phượng: Vua chân lư

Lm Jude Siciliano: Vương quốc của t́nh yêu và phục vụ

Fr. Giacôbê Phạm Văn Phượng

Vạn tuế Vua Giê-su

 

(Ga18,33b-37)

 

Cách đây hai ngàn năm, nước Do Thái, một tiểu quốc bên bờ Địa Trung Hải, đă ngậm đắng nuốt cay, sống dưới chế độ hà khắc của đế quốc Rô-ma. Tại Ga-li-lê, miền bắc Do Thái, những người đế quốc đă đặt Hê-rô-đê, một con người vô lương tâm làm vua, để tận diệt vương tộc Đa-vít, c̣n ở Giu-đê, miền nam Do Thái, Rô-ma trực tiếp đô hộ, dưới sự thống trị của tổng trấn Phi-la-tô và quân đội của ông. Cũng như trong các nước bị chiếm đóng, đô hộ, người Do Thái thời bấy giờ chia ra nhiều phe đảng chống đối nhau và ḱnh địch nhau, cụ thể là hai đảng Sa-đốc và Pha-ri-sêu. Đảng Sa-đốc th́ cộng tác với quân đội chiếm đóng, ngược lại, đảng Pha-ri-sêu tha thiết với nền độc lập quốc gia, họ sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc và đẩy lui đế quốc, họ luôn nhắc nhở cho dân chúng niềm hy vọng ngày giải phóng mà Thiên Chúa đă hứa.

Trong khi đất nước đang bị phân hóa như vậy th́ Chúa Giê-su xuất hiện với những quyền lực vô song, Ngài đă làm những việc mà không ai có thể làm được. Trước những sự kiện đó, người Do Thái hồ hởi phấn khởi tin chắc Ngài là vị cứu tinh Thiên Chúa gửi đến và ngày giải phóng đă gần. V́ thế, ngày lễ lá, dân chúng rầm rộ đón rước Chúa vào thành đô như một vị đại tướng thắng trận trở về lên ngôi. Họ lũ lượt kéo nhau đi như biểu t́nh, miệng ca hát : “Vạn tuế con vua Đa-vít”. Như vậy, dân chúng đă nhận ra Ngài là vị vua Thiên Sai khiêm tốn, ngồi trên lưng lừa, đúng như ngôn sứ Da-ca-ri-a đă loan báo năm thế kỷ trước. Họ reo vang hô lớn : “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến, người chính là vua”. Hôm ấy Chúa Giê-su không cải chính, cứ để họ tiếp tục tung hô như vậy.

Nhưng dân Do Thái đă thất vọng, v́ Chúa Giê-su từ chối vương quyền họ trao cho Ngài, từ chối việc giải phóng dân Do Thái khỏi ách đô hộ của Rô-ma. Ngài tuyên bố Ngài là Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa, là vị cứu tinh, là vua Do Thái, nhưng không như người Do Thái quan niệm. Thời giờ đă điểm, Ngài không c̣n giấu diếm như trước nữa, Ngài công khai chấp nhận và tuyên bố Ngài là Đấng Cứu Thế. Thế là việc ǵ phải đến đă đến : ngày thứ Năm, cũng trong tuần lễ đó, chính những người đă reo mừng tung hô Ngài trước đây, bây giờ lại xuống đường biểu t́nh, điệu Ngài đến nhà cầm quyền để tố cáo giết Ngài. Họ điệu Ngài đến tổng trấn Phi-la-tô. Phi-la-tô ra gặp họ, Chúa Giê-su và Phi-la-tô đối diện nhau. Phi-la-tô quay về phía đám đống đang gào thét và hỏi họ : “Các ngươ tố cáo người này về tội ǵ ?”. Nếu họ tố cáo Chúa là đă nói xúc phạm v́ tự xưng là Thiên Chúa, th́ Phi-la-tô chỉ mỉm cười bỏ qua, nhưng lời tố cáo của họ là “Chúa đă xúi giục dân nổi loạn, cấm nộp thuế cho Xê-da, và tự xưng ḿnh là vua”. Nghe vậy, Phi-la-tô hỏi Chúa : “Ông là vua à ?”. Chúa trả lời : “Ông nói đúng, tôi là vua”. Nhưng Ngài nói thêm ngay : “Vương quyền của tôi không đến từ thế gian này”, vương quyền ấy chủ yếu hệ tại ở việc “làm chứng cho sự thật”. Đây là điều Phi-la-tô không thể nào hiểu được.

Đúng vậy, Chúa Giê-su không phải là vua Do Thái theo nghĩa chính trị để tranh giành quyền thế với hoàng đế Xê-da, Ngài là vua theo nghĩa Ngài là Đấng chăn chiên dẫn người ta vào sự thật của Thiên Chúa, Ngài đến làm chứng cho sự thật, ai thuộc về Ngài th́ nghe tiếng Ngài, Ngài là vua thật, v́ Ngài dẫn người ta đến sự sống thật. Nói khác đi, Chúa Giê-su đến trần gian không phải với sứ mạng giải phóng dân Do Thái và nhân loại khỏi ách nô lệ của đế quốc, Ngài cũng không đến để giải thoát chúng ta khỏi đói khát và chiến tranh. Tất cả sứ mạng của Ngài là giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi. V́ thế, Chúa Giê-su đă đi vào tận đáy thân phận con người để bộc lộ vương quyền thật của Ngài, Ngài chỉ muốn cai trị tâm hồn người ta. Do đó, tất cả những ai muốn được giải thoát khỏi tội lỗi, tin theo Ngài và sống theo những lời Ngài dạy, họ sẽ là thần dân của Ngài và được hội nhập vào nước của Ngài.

Trong thời đại này, chúng ta tuyên xưng Chúa Giê-su là vua vẫn là một điều hợp thời, hợp t́nh, hợp lư. Vấn đề là chúng ta hiểu đúng nội dung và bản chất vương quyền của Chúa. Ngài đến trần gian để làm chứng cho sự thật và đưa chúng ta vào sự thật. Sự thật đây là ơn cứu rỗi và hạnh phúc. Như vậy, tất cả chúng ta hăy cùng nhau vung tay lên hô lớn : “Vạn tuế Chúa Giê-su là vua” như người đàn bà trong câu truyện sau : Đức giám mục thành Pam-lo-ra kể lại rằng : người ta mới mang về đây thi thể của một chiến sĩ đă chết v́ Chúa và v́ tổ quốc. Một quả lựu đạn nổ tung làm cho xác người chiến sĩ đó nát bấy, các bạn bè nhận ra xác đó nên đem về chôn cất tử tế, trước khi chôn, bà mẹ của người chiến sĩ đó xin mở quan tài ra, bà ta có một người con đầu ḷng cũng chết như vậy, khi mở quan tài ra, bà chỉ thấy có một đống thịt nát và một cánh tay c̣n nguyên, bà cầm cánh tay đó đưa lên cao và nói : “Anh con trước khi chết đă kêu lên : “Vạn tuế Chúa Giê-su là vua”, nếu con chết mà chưa kịp kêu lên như vậy, th́ bây giờ con hăy kêu lên với mẹ”. Nói xong, bà giơ cánh tay con ḿnh lên và hô ba lần : “vạn tuế Chúa Giê-su là vua”.

Xin Chúa cho chúng ta, dù trong hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn luôn xác tín Chúa Ki-tô là vua, Ngài luôn quan tâm đến chúng ta là những thần dân yêu quư của Ngài, Ngài sẽ trợ giúp chúng ta luôn đi trong sự thật và sống trong sự thật của Ngài, với điều kiện chúng ta phải luôn tin Ngài và đặt Ngài làm vua tâm hồn và cuộc đời chúng ta.

Chúng ta tuyên xưng Chúa Giê-su là vua, th́ chúng ta là dân của Ngài. Chúng ta tôn xưng Chúa là vua sự thật, th́ chúng ta là dân sự thật của Ngài, chúng ta phải làm sáng tỏ sự thật ấy. Có lẽ chúng ta phải thú nhận : chúng ta chưa sống, chưa rao giảng, chưa làm chứng cho sự thật cứu độ. Bởi v́ cuộc sống đầu tắt mặt tối, đầy lo toan, vất vả, bon chen dễ đẩy chúng ta vào thái độ ích kỷ, nhỏ nhen, thấp hèn. Chúng ta không dễ nhường nhịn nhau, ḥa thuận với nhau, mà ngược lại, muốn lấn lướt người, muốn được phần hơn, muốn loại trừ nhau, nhiều khi dùng cả những thủ đoạn độc địa, thô bỉ nữa... Chúng ta hăy nhớ : một người sống trung thực, chân thành, bác ái, yêu thương giữa một xă hội đầy dẫy những lừa lọc, gian dối, ích kỷ, ti tiện...có lẽ sẽ bị đánh giá là không giống ai, là người lội ngược ḍng nước, nhưng chính việc lội ngược ḍng, chính việc sống trung thực, yêu thương lại là cách làm chứng cho Chúa, làm chứng cho sự thật  có ư nghĩa và giá trị nhất.

Lm Giacôbê Phạm Văn Phượng

 

Vua chân lư

 

(Ga18,33b-37)

 

Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều chuyển sang chính thể cộng ḥa đại nghị, chỉ c̣n một số nước, tuy có vua, nhưng chỉ có danh nghĩa thôi, c̣n việc điều hành quốc gia đều do thủ tướng. Hơn nữa, đối với nhiều người, th́ quan niệm vua không những đă lỗi thời mà c̣n bị coi là phong kiến, độc tài. Vậy, đối với chúng ta, Chúa Giê-su có phải là vua thật không ? Ngài là vua theo ư nghĩa thế nào ?

Bài Tin Mừng hôm nay trả lời cho chúng ta những câu hỏi đó trong phiên ṭa Rô-ma xử án Chúa Giê-su. Chúng ta biết : sau khi đưa Chúa Giê-su đến An-na và Cai-pha, là những vị có thẩm quyền về tôn giáo của Do Thái lúc ấy xét xử, nhóm người bắt Chúa Giê-su lại điệu Chúa đến dinh tổng trấn Phi-la-tô, là ông quan tối cao của Rô-ma đặt cai trị ở Do Thái. Sở dĩ họ phải đưa Chúa đến ông quan này, v́ lúc ấy, người Do Thái đang ở dưới quyền cai trị của người Rô-ma. Người Do Thái được tự trị về nhiều lănh vực, nhất là lănh vực tôn giáo cổ truyền, nhưng trên lănh vực pháp đ́nh, xử tử ai, th́ phải qua sự chấp nhận của người Rô-ma, cho nên, giới lănh đạo Do Thái lúc ấy rắp tâm giết hại Chúa Giê-su, nên họ phải đưa Chúa đến với Phi-la-tô để được phê chuẩn giết người một cách hợp pháp.

Và chúng ta thấy cuộc đối chất giữa quan Phi-la-tô và Chúa Giê-su. Trước hết, Phi-la-tô hỏi Chúa : “Ông có phải là vua dân Do thái không ?”. Để trả lời, Chúa hỏi lại : “Ngài tự ư hỏi như thế hay có ai đă cho Ngài biết về tôi ?”. Hỏi như vậy là Chúa muốn vạch trần thâm ư của quan Phi-la-tô : Nếu như Phi-la-tô tự ư hỏi như vậy tức là Phi-la-tô muốn hỏi: “Anh có phải là tay lănh tụ chính trị, dám chống lại chính quyền Rô-ma không ?”. Đối với Phi-la-tô, là vua Do Thái chỉ có thể như vậy, mà nếu như thế th́ câu trả lời của Chúa là “Không”.

C̣n nếu câu Phi-la-tô hỏi là do các nhà lănh đạo Do Thái nhắc nhở cho, th́ có thể Chúa Giê-su là vị cứu tinh của Do Thái, là vua theo lời Thiên Chúa đă hứa với dân tộc họ, nếu như thế th́ câu trả lời của Chúa là “Có”. Ngài thực sự là vua nhưng không phải chỉ là vua của dân Do Thái mà thôi, mà c̣n là của mọi người. Nói rơ hơn, Chúa Giê-su là vua tâm linh, là vua ḷng mọi người, chứ không phải là vua theo nghĩa thông thường trần gian, nước của Chúa bao gồm những tâm hồn tin theo Chúa. V́ thế, vương quyền của Chúa có tính cách thiêng liêng chứ không trần thế, không dùng phương tiện, sức mạnh, bạo lực của trần gian. Trái lại, phương tiện thực thi vương quyền của Chúa là nhập thể cứu chuộc, và rao giảng chân lư. Chính Chúa đă khẳng định với Phi-la-tô : “Tôi là vua, nước tôi không thuộc về thế gian này, tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về chân lư, ai thuộc về chân lư th́ nghe tiếng tôi”. Như vậy, chúng ta có thể quả quyết: Chúa Giê-su là vua, Ngài là vua chân lư. Ngày nay, chúng ta thấy người ta dùng tiếng “vua” khá phổ biến, người ta tặng cho nhau danh hiệu “vua” trong nhiều lănh vực, như vua dầu hoả, vua xe hơi, vua tàu biển, vua bóng đá, vua làm bàn, vua lốp, tức là vua vỏ xe... Rồi chúng ta c̣n thấy có vua hề, vua móc túi, vua chôm chỉ... Nói chung, người ta tặng danh hiệu “vua” cho một người nào đó nổi bật về một phương diện ǵ đó.

Chúng ta tuyên xưng Chúa Giê-su là vua chân lư là dựa theo bài Tin Mừng hôm nay, chứ thực ra Chúa là vua tối cao, là Thiên Chúa của chúng ta. Chúng ta nói Chúa Giê-su là vua chân lư, tức là vua sự thật, v́ Ngài đă từ trời xuống trần gian để rao truyền sự thật. Ngài là hiện thân của sự thật, như Ngài đă quả quyết : “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”. Qua Ngài chúng ta biết được Thiên Chúa nghĩ ǵ về loài người và có mục đích ǵ trên toàn thể nhân loại. Qua Ngài chúng ta t́m được ư nghĩa đúng của con người, chúng ta t́m được mục đích thực sự của con người trong hiện tại và trong tương lai ở cơi đời đời.

Quả thực, chân lư của Chúa trải qua 20 thế kỷ đă đem lại biết bao lợi ích cho đời sống con người, nếu không th́ chân lư đó đă bị đào thải từ lâu rồi, không chinh phục được ai cả. Nhưng chân lư của Chúa thực sự đă đứng vững qua bao giai đoạn thử thách và đă lôi cuốn được mọi người. Có những thanh niên Trung Quốc, sau hơn 30 năm đọc và học tư tưởng Mao Trạch Đông, nhưng hôm nay khi gặp được chân lư của Chúa đă khóc ṛng. Lời Chúa đă thay đổi biết bao con người và nhiều thế hệ. Giới luật của Chúa đang là thứ muối mặn ǵn giữ nhân loại khỏi bị hư hỏng, băng hoại. Biết bao tâm hồn cô đơn, trống vắng, mất mát tất cả, nhưng họ vẫn can đảm vui sống v́ tin vào Chúa. Biết bao tội nhân nhờ lời Chúa đă đổi mới cuộc đời... 

V́ thế, cũng như quặng mỏ hay kim cương, càng nhiều tuổi càng có giá trị, th́ chân lư của Chúa cũng thế. Chân lư của Chúa trước sau như 2 với 2 là 4, lời Chúa không thay đổi, ít nhất đă 20 thế kỷ rồi, vẫn c̣n là thước đo, khuôn vàng thước ngọc cho mọi người và vững bền qua các thời đại. Đọc lịch sử thế giới, chúng ta thấy, rất nhiều lần các vua chúa, các nhà độc tài đă t́m đủ cách xoá bỏ chân lư của Chúa, nhưng chân lư đó vẫn tồn tại và tiếp tục lan tràn khắp nơi trên thế giới.

V́ vậy, hôm nay chúng ta tôn xưng Chúa là vua, th́ chúng ta là thần dân của Ngài, chúng ta tôn xưng Chúa là vua chân lư, th́ chúng ta là thần dân chân lư của Ngài, chúng ta phải làm sáng tỏ sự thật ấy. Cuộc đời chúng ta sống có rất nhiều dịp, nhiều lúc, phải quyết định chấp nhận hay khước từ, nói có hay nói không dứt khoát. Có th́ nói có, không th́ nói không, một khi chúng ta trả lời có cho một người, tức là trả lời không cho người khác. Khi chúng ta trả lời có cho Chúa là chúng ta trả lời không cho ma quỷ cám dỗ. Không thể có trung lập giữa có và không, giữa Chúa và ma quỷ, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa mặt trời và mặt trăng. Theo Chúa là phải có một quyết định lập trường, một triết lư sống thực hành thánh thiêng, chứ đừng ăn không nói có, lật lọng dối trá, thay trắng đổi đen. Xin Chúa Giêsu đang ngự trị trong chúng ta, xin Chúa làm chủ tâm trí chúng ta, và hướng dẫn chúng ta luôn sống theo sự thật.

 

Lm. Jude Siciliano, OP.

 

VƯƠNG QUỐC CỦA T̀NH YÊU VÀ PHỤC VỤ

 

Dn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33b-37

Kính thưa quí vị,

Chúng ta bắt đầu suy tư về bài đọc trong sách Đaniel hôm nay bằng việc xét đến bối cảnh của nó. Sách này gồm ba phần. Phần đầu (chương 1-6), giới thiệu Đaniel và ba người bạn của ông, bị người Babylon bắt giữ - nên nhớ Đaniel và những người bạn của ông ở trong ḷ lửa và sau đó ở trong hang sư tử?

Chương 7 bắt đầu bằng một tŕnh thuật về bốn thị kiến. Thị kiến thứ nhất mô tả những con thú từ biển lên (7, 1-12). Biển là biểu tượng của sự hỗn độn và những con thú tượng trưng cho những vương quốc ngoại giáo, chống lại Thiên Chúa, cai trị vùng cận Đông cổ xưa – Babylon, Medes, Persia, và Hylạp. Dân tộc của Đaniel đă chịu khổ nhục dưới sự cai trị của các thế lực này. Thị kiến của ông nhằm khích lệ niềm hy vọng trước những áp bức này v́, sau sự xuất hiện của bốn con thú, là sự xuất hiện con thú thứ năm không từ biển lên và v́ thế không phải là một thủ lănh độc ác.

“Đấng Lăo Thành” ngự trên ngai, ngàn ngàn thiên thần bao quanh. Ai như “Con Người” xuất hiện trên mây trời. Đấng Lăo Thành, h́nh ảnh của Thiên Chúa, trao quyền cho Con Người quyền trên dân tộc đang chịu đau khổ dưới sự thống trị của bốn con thú. Sự cai trị của bốn con thú chỉ là tạm thời, nhưng quyền thống trị của Con Người là “quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một, vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong”.

Quyền lực của những con thú, gây đau khổ như thế cho dân, sẽ mất dần đi, nhưng quyền thống trị công b́nh và bác ái “của Con Người” sẽ trường tồn. Từ xa xưa, h́nh ảnh này đă biểu trưng cho Đức Kitô và quyền thống trị, vinh quang của Người. Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta sẽ cùng với Đức Kitô chịu nhục nhă trước quyền lực Rôma, mà Pilatô là đại diện. Nhưng bài đọc trong sách Đaniel giúp nhắc nhớ rằng Đức Kitô sẽ chiến thắng và quyền thống trị của Người sẽ vô tận.

Gợi lại thị kiến của Đaniel, Đức Giêsu ám chỉ chính Người là “Con Người” đă trở nên phàm nhân. Người tiên đoán rằng Người sẽ chịu đau khổ nhưng sẽ trở lại trong vinh quang vào ngày cách chung (Lc 21, 27) để phán xét nhân loại và bắt đầu vương quyền vĩnh cửu. Đại lễ hôm nay hiệp nhất tất cả các tín hữu, dù ḷng trung tín mang tính chính trị hay dân tộc. Mọi quyền lực thế gian, ngay cả quyền tốt nhất, cũng sẽ mất dần đi. Nhưng quyền công dân căn bản của chúng ta là những thành viên thuộc quyền thống trị của Đức Kitô. Cùng với Người là Vua và là mẫu gương, chúng ta, những công dân thuộc vương quyền của Người, nỗ lực sống như Người đă sống; không phải bằng việc áp đặt quyền lực và gây ảnh hưởng trên người khác, nhưng như những đầy tớ mà Vua đă trao ban chính mạng sống của Người để phục vụ chúng ta.

Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta lắng nghe cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và Philatô diễn ra trong dinh. Đầu tiên, chúng ta nghe thấy lời tố cáo rằng Đức Giêsu là Vua dân Do thái. Philatô không biết ǵ về điều này, nhưng ông đă nghe từ các nhà chức trách Dothái. Sự hiểu biết về vương quyền của ông mang ư nghĩa chính trị: phải chăng Đức Giêsu là Vua của lănh thổ đă bị người Rôma xâm chiếm và cai trị? Phải chăng Đức Giêsu là một mối đe doạ, là người sẽ tập trung quân đội và nổi dậy chống lại người Rôma? Đức Giêsu không phải là người đầu tiên muốn thực hiện điều đó.

Đức Giêsu hỏi ngược trở lại Philatô, xem Philatô có nghĩ Người là mối đe doạ cho chính quyền Rôma, hay người ta nói với ông như vậy? Ở đây ai là người bị tra hỏi? Người tá điền điển h́nh của quí vị chẳng phải là tù nhân này đứng trước nhà cầm quyền Rôma đó sao? Gioan cho chúng ta biết Đức Giêsu không chịu sự lệ thuộc của quyền lực Rôma nhưng luôn tin cậy vào Cha của ḿnh. Đức Giêsu luôn chủ động chọn con đường phía trước. Vị Vua này là chủ thể cho quyền lực không mang tính chính trị, như Người đă nói trước đó: “Mạng sống này không ai lấy đi khỏi tôi, nhưng chính tôi tự ư hy sinh mạng sống ḿnh” (Ga 10, 18).

Xuyên suốt năm phụng vụ này, chúng ta đă đọc Tin mừng Máccô, và hôm nay là ngày kết thúc. Trong Tin mừng Máccô, Đức Giêsu hạn chế cố gắng để diễn tả ḿnh như Đấng Mêsia chiến thắng sẽ lên Giêrusalem và loan báo vương quyền của Người. Thay vào đó, Đức Giêsu nói cho các môn đệ nghe nhiều lần rằng Người là tôi tớ chịu nhiều đau khổ. Bất cứ khi nào dân chúng đến tung hô Người là vua, th́ Người đều lánh đi.

Tin mừng Gioan có một khác biệt về vương quyền của Đức Kitô. Hôm nay, Philatô trực tiếp hỏi Đức Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do thái không?” Ra như Đức Giêsu chấp nhận danh hiệu này, nhưng không phải theo cách mà Philatô đề nghị. Nhưng, Đức Giêsu lảng tránh điều Philatô hỏi bằng câu trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này”. Khi giải thích quyền thống trị của ḿnh, Đức Giêsu phân biệt nó với thứ quyền lực có nguồn gốc, giá trị và phương pháp như Philatô biết. Đức Giêsu nói Người sẽ không dùng sức mạnh để bảo vệ chính ḿnh.

Trong Tin mừng Gioan, “thế giới” nơi Đức Giêsu làm vua, không ở trên một hành tinh nào đó, hay ở một thời đại xa xôi. Đúng hơn, “thế giới” đó là nơi Đức Giêsu đă sinh ra và Người đă đến để “làm chứng cho sự thật”. Đức Giêsu đang nói về một thế giới ngay giữa chúng ta, nơi Người trị v́. Đó không phải là thế giới bị áp bức và sự hăi của Philatô, nhưng là nơi con người được tôn trọng và được đối xử b́nh đẳng về phẩm giá.

Thế giới của Philatô, và những người cai trị như ông, th́ cai trị bằng vũ lực; trong khi công dân của vương quốc Đức Giêsu lại là những thành viên v́ họ “thuộc về sự thật” và nghe tiếng Người. Đức Giêsu xác định lại chính khái niệm về ư nghĩa của hạn từ “vua” và “vương quốc”. “Vua” ở đây không phải là người cai trị bất kỳ lănh thổ nào, nhưng phạm vi của Người là sự thật. Sự thật mà chúng ta, những chứng nhân, đă khám phá ra và chấp nhận là Tin mừng Gioan.

Qua Tin mừng Gioan, Đức Giêsu mời gọi các thành viên đến với vương quốc của Người và chính Người qua sự thật của lời Người và t́nh yêu Người đem đến cho những ai nghe và đón nhận sứ điệp. Người từ Cha mà đến để chia sẻ t́nh yêu với chúng ta và cho biết rơ rằng chúng ta trải nghiệm t́nh yêu này khi yêu thương nhau. “Thiên Chúa, chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu mến nhau, th́ Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và t́nh yêu của Người đă được nên hoàn hảo nơi chúng ta” (1Ga 4, 12).

Vương quốc mà Philatô đại diện và cai trị, và vương quốc mà Đức Kitô là Vua, diễn tả hai cách trải nghiệm và sống khác nhau trên thế giới. Chúng ta chọn cách nào? Liệu chúng ta sẽ sống trong sự thoả hiệp và chọn nơi mà niềm vui dâng trào và quyền lực ít được khai thác; sự tranh đua tạo ra người thắng, kẻ thua; xă hội bị vỡ vụn và chia cách giữa cái “có” và “không”; người có đặc quyền th́ được an toàn, c̣n kẻ không có th́ bất an?

Hôm nay, phải chăng chúng ta sẽ lại được đưa vào thế giới nơi Đức Giêsu thống trị và ngự trị trong tâm hồn chúng ta? Chúng ta có đón nhận cuộc sống trao ban t́nh yêu của Người như lối sống của ḿnh hay không?

Chúng ta được nuôi dưỡng trong niềm hy vọng tại Thánh Lễ hôm nay: vương quốc Đức Kitô cuối cùng sẽ chiến thắng khi Người quang lâm. Khi chúng ta nghe trong bài đọc Khải Huyền (liên tưởng đến thị kiến của Đaniel): “Ḱa, Người đang đến giữa đám mây, và ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đă đâm Người”.  Sách Khải Huyền nhắc nhớ rằng chúng ta là một “vương quốc tư tế” và cùng với Đức Kitô, vị Thương tế cao cả và Vua cao cả, chúng ta chọn tư cách thành viên trong vương quốc t́nh yêu và phục vụ, nơi Đức Kitô trị v́ là Vua chúng ta.

Anh Em Nhà Học Đaminh G̣ Vấp chuyển ngữ.