HOME

 
 

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN B
Is 53, 10-11 / Dt 4, 14-16 / Mc 10, 35-45

 

 

An Phong, op : Đường lối Thiên Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Đâu là vai tṛ của người môn đệ

Fr.  Jude Siciliano, op :

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Chỗ tốt nhất

Như Hạ, op : Phục vụ là cứu độ

Lm Đỗ Vân Lực, op : T́nh cảm hay t́nh yêu

JB.Lê Hoàng Huynh, op : Thầy sống như người phục vụ

Vinh sơn Nguyễn Minh Diệm : Bài học khiêm nhường

Fr. Jude Siciliano, op: Người môn đệ chân chính

 

 

An Phong, op

Đường Lối Thiên Chúa Không Phải Con Người

Mc 10, 35-45

Bài Tin mừng hôm nay là cuộc trao đổi giữa Đức Giêsu cùng các môn đệ khi đang trên đường về Giêrusalem, thành đô của vua Đavít. Cuộc trao đổi này xảy ra sau khi Đức Giêsu tiên báo, "Con Người sẽ bị nộp…, nhưng ba ngày sau Người sẽ sống lại" (Mc 10,34).

Câu chuyện bắt đầu khi hai người con ông Giêbêđê đưa ra một yêu cầu "ngây thơ" - "ngồi bên hữu, bên tả" tức là có quyền lực cai trị. Đức Giêsu đă không cho là các ông tham vọng, muốn kiếm những chỗ cao, nhưng Người chỉ trách các ông đă không hiểu ǵ về "con đường vinh quang phải qua đau khổ". Sau đó Đức Giêsu đă tiên báo Gioan và Giacôbê sẽ phải chịu bách hại, đau khổ và tử đạo. Khi nói quyền ngồi bên hữu hay bên tả "th́ không thuộc quyền Thầy ban", Đức Giêsu muốn điều chỉnh lại một quan niệm vốn có trong xă hội Do thái, đó là quan niệm thưởng phạt, theo đó, với những công việc đạo đức của ḿnh, con người có quyền đ̣i Thiên Chúa thưởng. Cuối cùng là một giáo huấn "ai muốn làm người cầm đầu, th́ hăy tự làm nô lệ cho mọi người" và Đức Giêsu Đấng cứu độ con người đến để "ban mạng sống ḿnh làm giá cứu chuộc".

Tham vọng của con người là một sức mạnh, động lực giúp con người đạt được mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, đôi khi tham vọng đó cũng cần được thanh lọc để đạt được những điều tích cực, tốt đẹp cho cuộc sống. Gioan và Giacôbê, hai người đă được Đức Giêsu gọi là "những đứa con của Sấm sét" (Mc 3,17) là những con người tham vọng. Họ đă từng sống mănh liệt và gắn bó với Đức Giêsu. Họ muốn được ở gần Người luôn măi, tuy nhiên họ cũng muốn được một cuộc sống đảm bảo, an toàn trong tương lai. Họ cần có "chỗ cao". Ư định tốt đẹp trên cần được thanh lọc. Đức Giêsu đă thanh lọc ư định đó bằng cách làm cho các ông nhận ra rơ ràng là để gắn bó với Người, các ông phải "uống chén đắng". Với một ḷng quảng đại, các ông đă đồng ư điều này. Như thế, bằng lối sư phạm tiệm tiến, Đức Giêsu đă dần dần làm cho các ông hiểu và thanh lọc tham vọng của các ông.

Đoạn Tin mừng này cũng được áp dụng cho hoàn cảnh của chúng ta. Đôi lúc những ư định tốt đẹp, thậm chí tham vọng cần được thanh luyện. Thiên Chúa không phá hủy những ư định tốt đẹp, tham vọng của con người, Người muốn làm cho nó trở nên tốt hơn. Hơn nữa, "các con không biết các con xin ǵ" cũng là lời Đức Giêsu nhắn nhủ chúng ta. Những lời cầu nguyện của chúng ta rất thường là những mong ước "ích kỷ" hơn là những nhu cầu thật sự. Lời Đức Giêsu "Các con muốn Thầy làm ǵ cho các con ?" là một nhắc nhở chúng ta cần cầu xin, cần diễn tả ước muốn và nhu cầu của ḿnh cho Thiên Chúa, nhưng cũng cần phải biết rơ điều ḿnh xin. Tốt hơn hết là chúng ta hăy xin đức tin, sức mạnh, ḷng can đảm, sự quảng đại và một trái tim rộng mở. Chắc chắn rằng Thiên Chúa sẽ chấp nhận những điều chúng ta xin.

Lạy Chúa,
Xin cho kế hoạch của Chúa trên cuộc đời chúng con được kiện toàn, cho dù cuộc đời có những cam go, trắc trở. Nh́n lại cuộc sống cũng như những công việc Chúa đă sắp xếp cho con từ trước tới nay, con thấy rất hài ḥa, nhưng đôi khi khiến con cũng khó chịu. Xin cho "ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" qua cuộc đời chúng con.

Fr. Jude Siciliano, op

Đâu Là Vai Tṛ Của Người Môn Đệ

Mc 10, 35-45

Thưa quư vị.

Tôi viết bài suy niệm này, khi đang rao giảng ở vịnh San Francisco, bang California. Hồi này là cuối tháng chín. Tiểu bang đang vào mùa tranh cử. Không khí hùng biện thật sôi nổi. Người ta vận động truất phế thống đốc đương nhiệm và tranh nhau cái ghế của ông. Địa vị chỉ có một mà người tranh cử lại quá nhiều, cho nên cuộc ganh đua thật ráo riết. Thêm vào đó, chức vị thống đốc tiểu bang là cơ hội tốt để hướng tới những tham vọng chính trị khác, kể cả chức tổng thống hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngoài ra, bây giờ cũng là cuối mùa bóng chày (Baseball). Các đội mạnh cũng đang quyết tâm đoạt giải vô địch, thực tế đội San Francisco hay Oakland đang thư hùng những trận đấu cuối cùng, thành thử chỗ nào cũng nhan nhản các động viên, chính trị và thể thao. Đầu mùa đội San Francisco Forty Niners đă chịu một vài thất bại. Nếu như không thắng phen này th́ quả là đại hoạ! Chỉ có mưu kế chui xuống đất để tránh xấu hổ cùng bàn dân thiên hạ! Mọi người đều muốn đội "ruột" của ḿnh thắng, bởi lúc ấy chúng ta cùng "thắng" với họ. Chẳng ai dại liên kết với kẻ thất bại. Ông bầu Vince Lombardi một lần đă nói: "thắng là điều duy nhất chúng tôi nhắm tới."

Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hai mươi chín này, các môn đệ Chúa Giêsu cũng khao khát là kẻ chiến thắng, bởi trong quá tŕnh rao giảng họ đă kỳ mục sở thị danh tiếng và quyền năng của Ngài. Họ đă nếm trước vinh quang khi Chúa thực hiện các phép lạ, loại trừ các đối thủ một cách vẻ vang. Nhưng thực ra họ đă nhầm. Bài Phúc Âm cho thấy quan điểm của họ hoàn toàn trái ngược với mạc khải của Chúa về những đau khổ Ngài sắp phải chịu: "Các anh chẳng hiểu biết điều các anh xin! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" Thực tế, bài Tin Mừng nối tiếp ngay sau lời tiên báo thứ ba về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu (Mc 10,32). Nếu để ư, chúng ta thấy Chúa huấn luyện các môn đệ đang trong hành tŕnh lên Giêrusalem. Ngài dạy bảo họ nhiều điều và ngày càng hết thời gian. Các Ngài đă đến ngoại ô thành phố. Vậy mà các môn đệ chẳng tiếp thu được bao nhiêu, vẫn cái năo trạng xôi thịt. Nếu như Chúa làm một cuộc kiểm tra cuối học kỳ, chắc chắn họ sẽ thất bại, ăn điểm loại. Có đúng là họ đă trốn học trong những ngày Chúa dạy về từ bỏ ḿnh để có thể theo Ngài. (Mc 8,34). Hoặc những điều kiện để lắng nghe lời Thiên Chúa? Hay những kẻ giàu có khó vào Nước Thiên Chúa biết bao? Hoặc phải trở nên trẻ nhỏ để vào được Nước Hằng Sống? … Khi lắng nghe hai anh em Giacôbê và Gioan yêu cầu, hẳn Chúa Giêsu phải thất vọng ghê gớm! Họ chẳng thấm được chi hết! Tuy nhiên, phần chúng ta thế nào? Suốt đời nghe Chúa rao giảng, mời gọi, có học được ǵ không? Lương tâm và nếp sống mỗi người trả lời cho câu hỏi!

Cứ như tiến tŕnh b́nh thường th́ tham vọng của cuộc sống là như thế. Các ông Gioan và Giacôbê không thể ra ngoài thông lệ. Họ nh́n về phía trước, lượng định cho mai sau. Khi cho con đi học, vừa bước chân vào cổng trường là chúng ta đă hy vọng tương lai: bằng cấp, công ăn việc làm, địa vị, lương bổng,… Chúng ta muốn chúng thành công trong học hành, để có thể đạt tới các mục tiêu. Chúng phải cắt ngắn các ngày nghỉ hè, cắp sách đi học thêm, bỏ bớt các hoạt động ngoại khoá, các vui chơi giải trí, mùa hè xanh, lửa trại. Phải "cày" ngay từ buổi đầu năm học, thuê mướn gia sư phụ đạo, chạy chọt trường điểm, trường chuyên để đảm bảo việc học hành cho con cái và thoả măn ước vọng tương lai. Như vậy, chúng ta hiểu được những hy sinh, gian khổ gắn liền với mục tiêu đề ra, khác hẳn các đệ tử ham chơi của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, dễ dăi mà tính đạt danh vọng cao!

Nhưng cũng không thể quá nghiêm khắc với họ được, bởi lẽ trong cuộc sống xă hội cũng như riêng tư của các Ngài, toàn bị các phù phiếm tấn công (như chúng ta phải chịu đựng ngày nay): khao khát quyền lực, giàu sang phú quư, danh vọng, giai cấp. Họ mong đợi một Đấng Messiah, quyền uy mạnh mẽ, lật đổ ách thống trị ngoại bang, thiết lập vương quyền như thời David và dĩ nhiên, họ được chia phần, không khanh tướng th́ cũng bộ trưởng nọ kia. Họ sẽ được ăn trên ngồi chốc, sai bảo, cắt cử, trị v́. Giấc mộng thật là đẹp. Hai tông đồ Gioan và Giacôbê chẳng qua can đảm hơn, nói lên được suy nghĩ của ḿnh. V́ thế, họ mới phát ghen khi hai ông dự định dành chỗ nhất, và thẳng thừng nhờ mẹ (chỗ thân thích với Thầy Giêsu) yêu cầu giùm. Đúng là Giacôbê và Gioan ranh mănh. Chiếc vé vinh quang hai bên tả hữu Chúa Giêsu hai ông tính chiếm đoạt! Trong lúc các môn đệ khác đều ước ao quyền bính, tiếng thơm và địa vị.

Sự thật là chiến thắng cuối cùng sẽ được Thiên Chúa ban cho Đức Kitô và các môn đệ. Nhưng phải thông qua đau khổ và cái chết. Đức Kitô đă mạc khải rơ như vậy. Thầy tṛ phải trở nên "tôi tớ" phục vụ nhân loại trong ư nghĩa "thí mạng sống để cứu chuộc loài người". Chắc chắn ư nghĩa này không phải là tham vọng trần tục của các tông đồ, và cũng không nằm trong ư đồ của chúng ta, khi vỗ ngực tự xưng là kẻ theo Chúa. Đức Kitô chẳng muốn xỉ nhục và đau khổ cho chính ḿnh và các môn đệ. Nhưng đó là con đường không thể tránh khỏi khi tuân theo thiên ư Đức Chúa Trời. Đường lối Thiên Chúa trái ngược với những yêu thích xác thịt. Đau khổ của Đức Kitô là hậu quả tất yếu của việc Ngài lựa chọn con đường Thiên Chúa, đồng hoá với những kẻ nghèo hèn, tối tăm và bị loại. Ngài vươn tới những tội nhân, kết bạn với phường bị xă hội và tôn giáo nguyền rủa, tẩy chay. Bởi Ngài luôn đau nỗi đau của những số phận ngoài lề, cho nên bị loài người và dường như cả Thiên Chúa trừng phạt. Cuộc đời của Ngài nhằm mục tiêu duy nhất là phục vụ những ai bị khinh bỉ, dày xéo hoặc bỏ qua. Ḷng của Ngài đối với những kẻ nghèo hèn thúc đẩy đến cái chết nhục nhă. Ngài đâu có dấu vết ǵ là thuộc thành phần thượng lưu, thống trị. Vậy mà luôn luôn đối đầu với giai cấp giàu sang, quyền quư cả đạo lẫn đời. Họ căm phẫn, cay đắng về cách hành xử và rao giảng của Ngài, đến độ nhất trí triệt hạ Ngài. Vậy th́ không chi lạ lẫm nếu như hơn hai ngàn năm nay, những kẻ thực sự nhận Ngài làm tôn sư đều bị thế gian, ma quỷ và xác thịt truy lùng và giết hại. Bởi họ cũng như Ngài là cái gai gây nhức nhối thiên hạ: "Giả như anh em thuộc về thế gian, th́ thế gian yêu thích cái ǵ thuộc về nó. Nhưng v́ anh em không thuộc về thế gian, nên thế gian ghét bỏ anh em." (Ga 15,19) Đó là những ǵ Chúa Giêsu tiên báo về số phận của Ngài và của tông đồ, khi các Ngài đang trong hành tŕnh tiến về Giêrusalem.

Nhưng xin nhớ Chúa Giêsu không cưỡng ép ai làm môn đệ Ngài. Ngài chỉ kêu mời và chúng ta hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên vào giai đoạn này của Phúc Âm Marcô, Chúa có một lời mời gọi khác, quyết liệt hơn nhiều cho những kẻ sẵn sàng bước theo Ngài: "Các anh có uống nổi chén đắng Thầy sắp uống không?" Chả là v́ lúc này theo Ngài có nghĩa là hy sinh triệt để cùng Ngài. Ẵm lấy thánh giá, chịu treo lên và chết nhục nhă. Cái chết của một tử tội, mọi người ghê sợ và xa tránh. Khi mới theo, có lẽ các môn đệ chưa nhận ra nội dung này, nhưng bây giờ th́ họ được mời gọi chấp nhận, và họ vẫn c̣n tự do theo hoặc không theo. Đây là thực tế của ơn Ngài kêu gọi, các môn đệ chưa thể nhận ra lúc ban đầu, tuy nhiên điều phải đến đă đến. Hậu quả là đa số chạy trốn, ngoại trừ Gioan và các phụ nữ! Chúng ta cũng đă nói "vâng" với tiếng Chúa mời gọi, liệu có ư thức được đau khổ và hy sinh là một phần của thửa ruộng đă mua? Liệu có bằng ḷng đi theo Ngài lên Giêrusalem để chịu chết? Liệu c̣n sẵn sàng chấp nhận số phận của Ngài trên thập giá? Xem chừng câu trả lời rất khó. Không kể các linh hồn thật sự can đảm. Con số này xưa nay hiếm!

Bởi lẽ, đa phần nhân loại đều t́m kiếm vẻ vang. Là con cháu ḍng giống xây tháp Babel, luôn luôn có khuynh hướng nh́n lên cao, ngưỡng mộ những thành công rực rỡ, những công tŕnh "vĩ đại". Nhanh hơn, cao hơn và xa hơn, là khẩu hiệu của các cuộc đua Olympic, phần nào nó nói lên tâm lư Babel này. Bất hạnh thay, các đệ tử của Chúa Giêsu trong Giáo Hội cũng mắc phải cùng một tâm trạng, ganh đua nhà thờ, tranh giành ảnh hưởng, địa vị cao sang, là nhân vật quan trọng "trong địa phận, địa giới, âm mưu hạ bệ bạn bè, vươn lên chiếm ghế chủ toạ. Nói gọn lại, đủ mọi mánh khoé như con cháu Giacóp. Do đó, lời mời gọi của Chúa Giêsu hôm nay có giá trị đặc biệt để chúng ta xét lại thái độ của ḿnh. Chúng ta lượng định thế nào về các thành công và tầm vóc quan trọng trong nội bộ Hội Thánh, và ngoài xă hội? Chúng ta trân trọng những ai và khinh miệt kẻ nào? Cứ như cái nh́n của Tin Mừng hôm nay, th́ kẻ "vĩ đại" là người phục vụ kẻ khác, tinh thần và vật chất. Nó mở mắt cho chúng ta thấy được tấm ḷng "vĩ đại" trong nếp sống thường nhật chung quanh ḿnh. Những người cha hy sinh, các người mẹ chung thuỷ, dịu dàng, các con cái vâng lời, cần mẫn, những nông dân, công nhân vất vả làm ra của cải cho xă hội. Chúng ta cũng cần nh́n vào những con người hiền lành khiêm nhường chất phác phục vụ không cần tiếng khen, phần thưởng. Những giúp đỡ không cần lời tạ ơn. Những ḷng trung thành với bổn phận không cần biểu dương ầm ĩ.

Trong giáo xứ tôi đang rao giảng có một nhóm ông bà lớn tuổi. Họ là những thành viên tích cực của hội từ thiện thánh Vinhsơn đệ Phaolô. Nhờ họ mà hội này sống được và hoạt động. Họ nuôi dưỡng những gia đ́nh nghèo khổ trong giáo xứ. Họ đi xin lương thực, quần áo, chăn mùng rồi tập trung phân phát cho các gia đ́nh thiếu thốn, nhập cư. Một giáo dân cho tôi hay, không có những người này th́ hội đă tan ră từ lâu. Vậy mà xem dáng vẻ bên ngoài, họ toàn là những người quê kệch, lôi thôi, chẳng ai muốn nh́n, mặc dù công việc của họ là then chốt cho việc từ thiện trong giáo xứ. Ai mà biết được sự "vĩ đại" của họ nằm ở đâu? Họ thực thi sứ vụ và ơn gọi của ḿnh khiêm tốn và lặng lẽ. Mục tiêu duy nhất của họ là người đói nghèo có cơm ăn áo mặc. Phải chăng họ đang nhắm đến nếp sống "vĩ đại" mà Phúc âm hôm nay chỉ bảo? Xin Chúa cho chúng ta cũng được trở nên các linh hồn sáng giá như họ. Amen.

* Ai đó hỏi linh mục John Wesley tại sao nhiều người vất vả vượt quăng đường xa để đến nghe ông giảng. Linh mục trả lời: "Tôi tự thiêu đốt ḿnh và người ta đến xem tôi bốc cháy." Câu nói đáng chúng ta suy nghĩ. Tuy nhiên nó ngầm ư hy sinh và khổ hạnh.


Giuse Nguyễn Cao Luật, op

Chỗ Tốt Nhất

Mc 10, 35-45

 

Được kêu gọi để phục vụ

Lần thứ ba, sau khi Đức Giê-su vừa nhắc lại số phận đang đợi chờ Người ở Giê-ru-sa-lem, các môn đệ bàng hoàng sợ hăi nhưng vẫn theo đuổi những tham vọng của ḿnh. Nếu đọc lại toàn bộ những lời Đức Giê-su loan báo về cuộc Thương Khó, người ta dễ hiểu tham vọng đă thúc đẩy hai người con ông Dê-bê-đê xin hai chỗ tốt nhất khi Đấng Mê-si-a được vinh quang. Có lẽ các ông tưởng rằng cứu thế là việc riêng của Đức Giê-su, Người muốn đi đường nào th́ đi, c̣n các ông chỉ có việc chờ đợi ngày vinh quang của Người. V́ vậy, các ông thưa với Đức Giê-su : "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." Các ông nghĩ rằng Đức Giê-su chỉ quan tâm đến công việc của Người và các ông không có chỗ đứng nào trong công việc này. Các ông nghĩ rằng lợi ích của ḿnh là chính đáng và các ông hiểu rơ điều các ông muốn.

Nhưng không, Đức Giê-su chọn các ông là để các ông ở với Người và chia sẻ số phận của Người. Thầy đi đến đâu, môn đệ cũng sẽ đi đến đó. Đàng khác, điều các ông xin Đức Giê-su chứng tỏ các ông chưa hiểu đúng về sứ vụ của Người ; hay nói cách khác, các ông không hiểu điều các ông muốn. Người nói với hai người con ông Dê-bê-đê : "Các anh không biết các anh xin ǵ !"

Tiếp đó, Đức Giê-su nói với các ông về một sứ vụ khác, đồng thời sửa lại quan niệm thông thường về phần thưởng, quan niệm cho rằng con người có quyền đ̣i Thiên Chúa ban thưởng. Người môn đệ đích thực chỉ chú tâm tới một điều duy nhất : chia sẻ cuộc Thương Khó của Thầy ḿnh, chứ không phải là đ̣i phần thưởng. Việc ban phần thưởng là quyền của Thiên Chúa : "... C̣n việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, th́ Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đă dọn sẵn cho ai th́ kẻ ấy được."

Như vậy, người môn đệ được mời gọi chia sẻ thân phận tôi tớ của Đức Giê-su, tức là chia sẻ cái chết và cuộc phục sinh của Người. Chia sẻ cho người khác. Quả thế, nét cao cả của Ki-tô giáo được diễn tả qua việc phục vụ, chứ không phải nắm quyền.

Tinh thần phục vụ cũng là nền tảng cho việc cai trị của Hội Thánh. Hội Thánh được thành lập nên do sứ vụ của Đức Giê-su, và được mời gọi bước theo gương Con Thiên Chúa, Đấng đă trở thành một tôi tớ, đă cúi xuống rửa chân cho các môn đệ của ḿnh, và đă hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.

Trong lịch sử, việc cai trị của Hội Thánh lại thường đồng hóa với việc nắm quyền, với việc thống trị. Trong những giai đoạn như thế, Hội Thánh đă lơ là việc quy chiếu sứ vụ của ḿnh với sứ vụ của Đức Ki-tô chết và sống lại. Theo Tin Mừng, cai trị là phục vụ. Chính vị thủ lănh của Hội Thánh đă sống như thế. Các vị nắm quyền trong Hội Thánh, nếu có, chẳng c̣n ǵ khác để khao khát.

Sống tự do

Những lời loan báo của Đức Giê-su quả là một cú sốc đối với các tông đồ : phải trở thành tôi tớ để phục vụ Tin Mừng, phải từ bỏ tất cả để thi hành công tác này, phải sẵn ḷng nhận lại những thử thách - gấp trăm ngay ở đời này. Hai tác giả Mát-thêu và Mác-cô ghi lại : các tông đồ khiếp đảm v́ lời loan báo ghê gớm này.

Phần Đức Giê-su, Người vẫn tiếp tục tỏ cho các ông thấy những ngày đen tối sắp đến : đó là những đau đớn Đấng Mê-si-a phải chịu, tương tự nỗi đau của người mẹ lúc sinh con.

Chính lúc này, bà mẹ của các con ông Dê-bê-đê đến gặp Đức Giê-su. Điều này có ư nghĩa ǵ ?

Trước hết, hai người này c̣n lệ thuộc vào người mẹ, có thể là quá mức. Các ông là những nô lệ của t́nh cảm. Chính người mẹ điều hành số phận của các con. Bà đến ngỏ lời với Đức Giê-su đang khi Người tâm sự với những người thân cận, đang khi Người bày tỏ cho họ những điều sâu xa nhất, những điều làm năo ḷng. Người đang bận, đang chú tâm đến công việc, c̣n người ta lại nghĩ đến việc điều hành, xếp đặt chương tŕnh, phân chia ngôi thứ.

Trước lời yêu cầu của người mẹ, Đức Giê-su trả lời : những người con phải khát khao chỗ cuối hết. Tại sao Người lại nói như vậy ? Các ông cần phải được sinh lại, phải được tái sinh để trở thành con người tự do.

Sau này, thánh Phao-lô, người xây dựng nên nền thần học về tự do, đă chú thích rất hay về những lời của Đức Giê-su. Có thể tóm tắt như sau :

* Con người sinh ra trong t́nh trạng nô lệ, bị đè bẹp dưới gánh nặng do những ham muốn, những ước vọng chiếm đoạt (bản tính nhân loại bị uốn cong, chỉ biết quay về ḿnh). Đức Giê-su đến và công bố lời mời gọi của Thiên Chúa, kêu mời họ hướng đến tự do. Về phần ḿnh, con người phải luôn thoát ra khỏi ḷng mẹ, phải luôn rời bỏ con người xác thịt của ḿnh - "Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ, con, hay ruộng đất" (Mc 10,29) để lên đường, con đường tiến đến Giê-ru-sa-lem.

* H́nh ảnh tiêu biểu nhất về con đường u tối này chính là h́nh ảnh cuộc xuất hành và vượt qua Biển Đỏ. Dân Do-thái đă mất tất cả tại Ai Cập. Họ bị bắt buộc phải ở một chỗ, không được đi đâu, và bị khổ nhục. Đó là một dân tộc bị đóng đinh. Đất Ai Cập, đó là Mô-ri-a, nơi mà các con cái của Thiên Chúa bị đặt dưới lưỡi dao của Chúa Cha. Nói chung, dân tộc ấy đi ngược với hành tŕnh của Áp-ra-ham, người chăn chiên. Thế nhưng, cuối cùng, dân tộc ấy đă trở về Đất Hứa, trở về cách kỳ diệu. Trong số các dân Đông Phương, họ đă rơi vào chỗ cuối hết, đă đi vào con đường u tối, đă trải qua nguy hiểm bị d́m mất.

Thế nhưng, chính nhờ điều ấy, họ được Thiên Chúa chọn làm "con ưu ái". Từ nơi họ, Đấng Mê-si-a, "Người Con duy nhất", đă sinh ra.

Mỗi vị trí là một hồng ân

Vấn đề do thánh Mác-cô đưa ra thật quyết liệt. Ai trong chúng ta lại không muốn được thăng tiến trong đời sống ? Ai lại không muốn t́m một chỗ tốt cho ḿnh ? Tất cả mọi tương giao xă hội đều có liên hệ với khát vọng này : những tương giao gia đ́nh đặt nền tảng trên ḷng tuân phục, cũng như những tương giao về nghề nghiệp, về chính trị quốc gia hay quốc tế. Ngày nay, các xă hội của chúng ta thường được xây dựng trên những tương giao dựa vào sức mạnh nên thường kéo thêm bạo lực và bất công.

Tuy thế, vẫn có nhiều người mang những ư nghĩ tốt đẹp : họ nói, họ ước mơ có thể phục vụ. Nhiều đảng phái, nghiệp đoàn, ngân hàng ... và cả Hội Thánh nữa, đều quả quyết rằng ḿnh hoàn toàn vô vị lợi. Nhưng tất cả chỉ là ảo tưởng. V́ khi mơ ước như thế, họ tự định vị trí cho ḿnh. Khi phục vụ, họ lo cho bản thân ḿnh.

Đức Giê-su nói đến vinh quang. Nhưng theo Người, vinh quang là con người được thành toàn v́ sống trong ánh sáng. Do đó không có chuyện dùng bạo lực hay đ̣i cho ḿnh được ưu tiên, nhưng là đi vào tương giao hỗ tương. Vinh quang, đó là điều sẽ được tỏ ra ... trên thập giá.

Sau nữa, Đức Giê-su nói đến phép rửa và chén ... đi qua vực thẳm : Rơ ràng Người muốn đề cập đến cuộc Thương Khó. Sau cuộc thử thách này, Người sẽ tiến vào Vương Quốc, trong đó mọi tương giao đều được biến đổi. Ai phục vụ đi theo Đức Giê-su và cảm nghiệm được điều này, người ấy sẽ đi vào thế giới hồng ân, trong đó không c̣n bán chác, trao đổi : mỗi người sẽ khám phá ra rằng vị trí của ḿnh là một ân huệ Thiên Chúa ban.

* * *


Hăy nói to lên,
hăy gào lên nữa,
v́ đă hai ngàn năm
Đức Giê-su vẫn đi và kêu lớn.
V́ đă hai ngàn năm
mà không ai nghe thấy.
Trong gió,
lời của Người chẳng hơn ǵ hạt giống điên dại.
Người ta đă phủ lên ḿnh
bao nhiêu là vàng bạc.
Người ta chỉ nh́n cây thập giá
như hai mảnh gỗ được ghép lại.
Theo M. Carême

Như Hạ, op

Phục Vụ Là Cứu Độ

Mc 10, 35-45

 

Ngày nay nhiều người không muốn nói đến hi sinh. V́ hi sinh gợi lên những h́nh ảnh tiêu cực, thụ động. Nhất là trong chế độ nô lệ và đô hộ, người ta đă lợi dụng hai chữ hi sinh để biện minh cho những đàn áp bất công của chính quyền và xoa dịu nỗi đau khổ của dân tộc bị trị. Làm cách nào thấy được ư nghĩa đích thực và h́nh ảnh tươi đẹp của hai chữ hi sinh ? Chính Đức Giêsu sẽ dùng cả cuộc đời và cái chết để mô tả bản chất, ư nghĩa và giá trị của sự hi sinh.

ĐỒNG H̀NH ĐỒNG DẠNG

Khi thấy đám đông ùn ùn kéo đến với Đức Giêsu, các môn đệ Giacôbê và Gioan tưởng tượng một tương lai rực sáng sẽ đến với Thày. Các ông liền nghĩ ngay tới miếng đỉnh chung. Sau nhiều đêm suy nghĩ, cuối cùng các ông bạo dạn đến bày tỏ nguyện vọng với Thày (Mc 10:35-37). Thày và môn đệ đều chơi tṛ hú tim khi rào trước đón sau trước một vấn đề khó nói. Nhưng hai thái độ mang hai ư nghĩa khác nhau. Một đàng sợ không dám đề cập thẳng vấn đề. Một đàng muốn tạo một bất ngờ, khiến các ông chưng hửng. Thầy chỉ nắm chắc phần dành cho thân phận con người. C̣n phần dành cho Thiên Chúa, Người không dám đụng tới. Làm thế, Chúa muốn cho các ông biết đă đụng chạm tới lănh vực Thiên Chúa mà không hay. Hay làm sao được khi tham vọng đă che mờ mắt các ông ?!

Không phải chỉ có Giacôbê và Gioan bị mờ mắt, nhưng thái độ chung của cả cộng đoàn tông đồ đều giống nhau trước tham vọng ngàn đời đó của con người. Cứ tưởng các ông đă mở mắt trước thái độ "tẽn ṭ" của hai ông. Nhưng không. "Mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan." (Mc 10:41) Đức Giêsu thật kiên nhẫn khi phải nói "toạc móng heo" cho cả mười hai ông biết một sự thật căn bản trong Nước Thiên Chúa: "Ai muốn làm lớn giữa anh em th́ phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em th́ phải làm đầy tớ mọi người." (Mc 10:44) Tại sao thế ? V́ muốn cứu độ muôn người, các ông không thể dùng cùng một phương cách như những người chỉ sống bằng nghề cỡi đầu cỡi cổ thiên hạ. Muốn cứu người, phải xuống thấp hơn người mới nâng người lên được. Người tài ba nhất và có trách nhiệm nhất là người phải xuống thấp nhất. Đó là đ̣i hỏi b́nh thường.

Nhưng lư do chính yếu là "v́ Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người." (Mc 10:45) Hiến mạng sống cũng chỉ là một phương thức phục vụ. Nói khác, từ nay phục vụ có một sức mạnh cứu độ. Nếu muốn chuyên lo việc cứu độ, người môn đệ không thể từ chối trở thành "đầy tớ mọi người". Thật vậy, chắc các ông phải nhớ lời tâm sự : "Thầy sống giữa anh em như một người đầy tớ." Chính thánh Phaolô cũng không ngần ngại nói về chiều kích cứu độ của công việc phục vụ : "Tôi đă trở thành nô lệ của mọi người, hầu chinh phục thêm được nhiều người." (1 Cr 9:19) Thánh nhân c̣n quả quyết : "Chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, v́ Đức Giêsu." (2 Cr 4:5) Nghĩa là muốn noi gương và tiếp nối sứ mạng cứu độ của Người, ông phải phục vụ mọi người.

Phục vụ là đường lối duy nhất thi hành thánh ư Chúa Cha. Bởi đó, khi xuống thế để phục vụ, Đức Giêsu "đă chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta." (Dt 4:15) Ngay vào giờ phút cuối đời, Người cũng bị cám dỗ để khỏi uống chén đắng (Mt 26: 39; 18:11) Nhưng Người đă chiến thắng cơn cám dỗ ghê hồn đó nhờ dơi theo Thiên ư. Chúa Cha muốn Người đem cả mạng sống phục vụ hạnh phúc nhân loại. "Thiên Chúa hài ḷng về ơn cứu chuộc như thành quả sau cái chết, chứ Người không vui thú với đau khổ và chính cái chết." (Fahey 1994:673) Chính v́ hiểu biết sâu xa về giá trị đau khổ và cái chết như thế, Đức Giêsu đă "biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta" (Dt 4:15) và có đủ tư thế để kêu gọi môn đệ chia sẻ thân phận và sứ mạng cứu độ : "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu," (Mc 10:39) để trở nên "đồng h́nh đồng dạng với" (Rm 8:29) Thầy.

Nếu Thầy "phải bị nghiền nát v́ đau khổ," (Is 53:10) làm sao môn đệ có thể b́nh chân như vại với những giấc mơ "vinh thân ph́ da" ? Sở dĩ phải đau khổ v́ "người tôi trung phải 'hiến thân làm lễ vật đền tội và gánh lấy tội lỗi' muôn dân."(Is 53:10-11) Theo Thày không phải để đi vào cơi tiêu diệt, nhưng để "làm cho muôn dân nên công chính." (Is 53:11) Đó chính là ơn cứu độ lớn lao đă thực hiện nơi Thầy và c̣n phải được tiếp tục nơi các môn đệ. Ơn cứu độ sẽ đem lại tự do. Một khi được giải thoát, con người sẽ reo vui như mở hội. Bởi đó tự do và niềm vui chỉ là những hệ quả hay những dấu chỉ ơn cứu độ. Ơn cứu độ lớn hơn tự do và niềm vui rất nhiều. Ơn cứu độ chính là đời sống sung măn với và trong Thiên Chúa.

NHU CẦU LỚN LAO

Hơn lúc nào, nhân loại đang khao khát ơn cứu độ. Thống kê mới nhất cho thấy số Kitô hữu mới chiếm gần hai tỉ trong tổng số trên sáu tỉ dân số thế giới. Nhu cầu cứu độ c̣n quá lớn, nhất là tại Á châu, nơi có quê hương Việt Nam yêu dấu. Nếu các môn đệ chỉ nghĩ tới địa vị cá nhân, làm sao có thể cảm nghiệm được niềm vui khi thấy muôn dân được cứu độ ? Thế nhưng, muốn cứu độ muôn dân, môn đệ phải làm ǵ ? Phải chăng chỉ cần "giữ vững lời tuyên xưng đức tin" và "mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lănh ơn trợ giúp mỗi khi cần" (Dt 4:14.16) ? Ngay cả những ai muốn sống trung thành với Chúa, cũng nên nhớ rằng "Đức Giêsu định nghĩa sự trung thành trong hành vi là ư chí chấp nhận mạo hiểm (đ̣i phải có đức tin) để đạt kết quả tốt. Ví dụ làm sáng tỏ vấn đề nhất là dụ ngôn những nén bạc trong Tin Mừng Mathêu 25:14-30. Hai người làm lợi gấp đôi nén bạc, đă được chủ gọi là "đầy tớ tài giỏi và trung thành" (Warren 1995:64).

Đời sống đạo đức và siêng năng cầu nguyện là ưu tiên số một, nhưng không phải là tất cả. "Thiên Chúa muốn chúng ta trung thành và sinh hoa trái nữa." (Warren 1995:62) Thực vậy, Đức Giêsu đă nói : "Chính Thầy đă chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại." (Ga 15:16) Hoa trái là ǵ ? Theo Warren (1995), Tân Ước đă dùng hoa trái Lời Chúa 55 lần để chỉ các dạng hoa trái khác nhau : sám hối (Mt 3:8; Lc 13:5-9), thực hành chân lư (Mt 7:16-21; Cl 1:10), lời cầu nguyện được Chúa chấp nhận (Ga 15:7-8), dâng cúng tiền bạc (Rm 15:28), sống đơn sơ như con trẻ và chinh phục các người vô tín ngưỡng về cho Chúa Kitô (Rm 1:13). Đó là những hoa trái làm vui ḷng Thiên Chúa và đem lại vinh quang cho Người. Quả thật, "điều mà Chúa Cha được tôn vinh là : anh em sinh nhiều hoa trái." (Ga 15:8)

Nhưng trên hết, không có việc nào sinh nhiều hoa trái và làm vinh danh Thiên Chúa bằng việc truyền giáo. Quả thực, "lúa chín đầy đồng . . ." (Lc 10:2) Chủ ruộng là Thiên Chúa. Người mong muốn ǵ, nếu không phải là thu góp được nhiều hoa màu tươi tốt chất đầy kho lẫm ? Nhận thức như thế, nên Công đồng Vatican đă quả quyết : "Tự bản chất, Giáo Hội lữ hành trên trần thế là Giáo Hội truyền giáo." (TMD 2) Giáo Hội tiên khởi rất vui mừng khi gặt hái được nhiều hoa trái cho Chúa. Chính thánh Phaolô đă cho thấy những người đầu tiên trở lại đạo tại xứ Akhaia là "những hoa trái đầu mùa của xứ Akhaia." (1 Cr 16:15) Ngày nay, nhiều giáo hội chưa phát triển được v́ chỉ thích co cụm lại với những nhu cầu nội bộ. Họ không có nổi cái nh́n của Đức Giêsu về nhu cầu cứu độ lớn lao của toàn thể nhân loại. Họ đang xa rời lư tưởng phục vụ. Nhưng không có ơn cứu độ nào khác ngoài con đường phục vụ của Đức Giêsu, Đấng đă chết để phục vụ hạnh phúc nhân loại.

Cố Lm. Đỗ Vân Lực, op

T́nh Cảm Hay T́nh Yêu

Mc 10:35-45

Cách đây hơn 21 năm, nhân kỷ niệm 20 năm kết thúc Công đồng Vatican II, Giáo hội đă lên tiếng : “Ngày nay, khắp nơi chúng ta chứng kiến thế giới gia tăng nghèo đói, đàn áp, bất công và chiến tranh, đau khổ, khủng bố, và đủ loại h́nh thức bạo lực khác.  Cần phải có một suy tư thần học mới và sâu xa hơn để giải thích các dấu chỉ thời đại này dưới ánh sáng Tin Mừng.”[1]  Lạ chưa !  Giữa lúc ai cũng tránh xa và không muốn nghĩ tới những tai họa đó, Giáo hội lại thấy đó là những dấu chỉ thời đại và nỗ lực t́m kiếm giá trị cứu độ nơi những khổ đau đó.  V́ xét cho cùng, “tự bản chất hiệp thông, Giáo hội là một nhiệm tích cứu độ nhân loại.”[2]

Trước một nhân loại và dân tộc đang đau khổ về nhiều mặt như thế, thường người ta đặt ra câu hỏi : Giáo hội phải làm ǵ ?  Nhưng đó chỉ là câu hỏi phóng về tương lai.  Cần phải hỏi ngược về quá khứ hay về tận nguồn để thấy toàn thể vấn đề.  Câu hỏi về tận nguồn đ̣i chúng ta phải nh́n vào ḷng đời để thấy được ḷng ḿnh.[3]  Nói khác, những hiện trạng đau thương đó có tố cáo thực trạng tâm hồn và cuộc sống người Kitô hữu không ?  Liệu chúng ta có thể phủi tay được trước những đau khổ của người khác không ?  Cách nào đó, phải chăng những nạn nhân thời cuộc không do những bàn tay lông lá của chúng ta gây ra ?  Những câu hỏi này không do tưởng tượng phi lư.  Rơ ràng trước thánh lễ chúng ta vẫn đấm ngực cả về “những điều thiếu sót” nữa.   Đây chính là lúc chúng ta cần xét đến những điều thiếu sót trong sứ mệnh làm chứng hôm nay.  Nếu chúng ta sống sát Tin Mừng, liệu nhân loại có đau khổ như vậy không ?  Từ những vấn nạn đó, đi đến một câu hỏi sâu hơn : khi được sai vào trần thế, chúng ta đă sống và hoạt động theo hướng nào ?  

Muốn t́m được câu trả lời đích xác, chúng ta cần dựng lại khung cảnh và tâm trạng các môn đệ theo Chúa Giêsu ngày xưa. Các ông là những người rất đặc biệt v́ đă được tuyển chọn làm tông đồ (tiền thân của giám mục).  Nhưng tinh thần thế tục vẫn chưa gột sạch khỏi đầu óc.  Các ông t́m mọi cách để “cỡi lên đầu lên cổ người ta.”[4] Muốn đổi đời, phải biết ḿnh đang sống theo tinh thần nào.[5]   Không thể lấy tinh thần thế tục mà cải hóa thế gian.  

Ngay giữa hàng ngũ tông đồ, các ông không đối thoại với nhau.  Bằng chứng, thấy sự kiện Chúa nhỏ to với ông Giacôbê và ông Gioan,  “mười môn đệ kia đâm ra tức tối.”[6]   Đúng là t́nh cảm đă làm cho con người tự ái quá mức, khiến họ không c̣n nh́n thấy vấn đề và hiểu thấu nỗi khổ tâm của anh em nữa.  Họ có biết câu truyện kết thúc thế nào đâu.  Tai họ chỉ nghe phần mở đầu câu truyện.  Phần kết nếu có lọt vào tai cũng không lọt tới tim họ.  Không hiểu hết câu truyện, họ cũng chẳng thèm hỏi lại cho rơ.  Trái lại, cứ phản ứng theo ư ḿnh.  Họ chỉ nghe những điều muốn nghe.  Đó là chỗ bế tắc.  Không có hiệp thông, cũng không có đối thoại.   Mỗi người chỉ biết có ḿnh.  Họ không thông cảm với hai anh em đang muốn “độn thổ” v́ bị Chúa “gài độ.”  Hai anh em đỏ bừng mặt.  Giữa lúc “tẽn ṭ” như thế, hai anh em lại đụng phải sự tức tối và cái nh́n hằn học từ phía các bạn cùng Nhóm Mười Hai.  Tại sao không trực tiếp nói truyện với hai anh em để t́m hiểu đầu đuôi câu truyện và giải quyết vấn đề ? Đối thoại hoàn toàn bế tắc.

Đây là cơ hội ngàn vàng để Chúa dạy một bài học đắt giá về bản chất môn đệ khi được Chúa Kitô sai đi làm chứng và cứu độ nhân loại. 

Bài học đó khởi đầu từ một hướng sống Chúa vạch ra khi đi vào trần gian : “Con Người đến để phục vụ.”[7]  Nếu không phục vụ, chắc chắn Chúa đă không thể nâng con người lên địa vị con Thiên Chúa. Thực vậy, “là nhà truyền giáo có nghĩa là cúi xuống phục vụ những nhu cầu của mọi người, như người Samaritanô nhân hậu, nhất là những người nghèo túng và những người cùng khổ nhất, bởi v́ ai yêu thương bằng con tim của Chúa Kitô th́ không mưu t́m lợi ích riêng, nhưng chỉ t́m vinh danh Thiên Chúa và điều thiện hảo cho tha nhân.”[8]

Như thế, muốn phục vụ hữu hiệu, nhà truyền giáo phải t́m hiểu và quan tâm tới nhu cầu tha nhân.  Chủ quan vạch ra những  đường hướng theo ư ḿnh, và tưởng đó là ư Chúa, họ sẽ không thể phục vụ mọi người.  Không hiểu tha nhân đang cần ǵ, mà chỉ chú ư đến chương tŕnh và kế hoạch đă vạch sẵn, sẽ làm cho quần chúng xa rời và chán nản. Nếu có một quả tim như Thiên Chúa, chắc chắn họ đă có thể t́m được một đường hướng phục vụ hữu hiệu rồi.  Nếu không, vinh danh Thiên Chúa và thiện ích tha nhân phải nhường bước cho tư lợi hay tham vọng quyền bính. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc truyền giáo.

Công cuộc truyền giáo ở Việt nam hiện tại có vấn đề không ?  Làm cách nào giải quyết những vấn đề “thâm căn cố đế” trong Giáo hội Việt nam  ? 

Trước hết, ĐGH Bênêđictô XVI nhắc lại lời ĐGH Gioan Phaolô II.   “Linh hồn của mọi hoạt động truyền giáo: T́nh yêu đă là và vẫn sẽ là sức mạnh chủ đạo của việc truyền giáo, đồng thời cũng là tiêu chuẩn duy nhất để xét đoán điều ǵ phải làm hay không nên làm, phải thay đổi hay không thay đổi. T́nh yêu là nguyên tắc hướng dẫn mọi hành động và là mục tiêu để mọi hoạt động nhắm tới.  Khi chúng ta hành động v́ đức ái, hoặc được khởi hứng bởi đức ái th́ không có ǵ là không thích đáng nhưng tất cả đều tốt.”[9]  Như vậy, t́nh yêu vừa là động lực, mục tiêu và nguyên tắc hướng dẫn cho công  cuộc truyền giáo.  Không theo đúng hướng đó, tất nhiên không thể có kết quả như ḿnh mong muốn.  Gieo nhân nào gặt quả đó.  Sống trong nghi kỵ, ghen tương, ganh đua, lấn lướt, làm sao có thể hiệp thông ?  Không hiệp thông làm sao có bác ái ?  Không bác ái, th́ lấy ǵ rao giảng ?

T́nh yêu là tất cả.  Nếu đúng vậy, ai dám trách cứ chúng ta không có t́nh yêu khi dấn thân truyền giáo ?  Có dân tộc nào nổi tiếng giàu t́nh cảm hơn chúng ta ?  Vậy mà, thực tế lịch sử truyền giáo Việt nam có quá nhiều vấn đề.  Chúng ta thua xa Giáo hội Đại Hàn.  Kinh nghiệm cho thấy chúng ta giàu t́nh cảm chứ không giàu t́nh yêu.  T́nh yêu khác với t́nh cảm. Có lẽ cần phải đọc lại thông điệp đầu đời Giáo hoàng của Đức Bênêđictô, để thấy rơ sự khác biệt giữa agapeeros.  Một dân tộc giàu t́nh cảm như chúng ta có lẽ ít ai vượt qua ải eros để tới lănh vực agape.  T́nh cảm dễ làm con người mù quáng, không nh́n thấy ǵ ngoài cái tôi cồng kềnh của ḿnh. Nhất là khi nắm được quyền bính trong tay, cái tôi càng nối dài với mũ gậy cân đai, tôi càng khó đến với anh em.  Cuộc đối thoại bế tắc v́ những rào cản ngất ngưởng.

Nếu chỉ có t́nh cảm mà không t́nh yêu, con người không thể phục vụ đúng nghĩa.  T́nh cảm khiến con người co cụm lại.  Cái tôi được thổi phồng quá mức, đến nỗi không c̣n nh́n thấy tha nhân và những nhu cầu thực sự của họ nữa.  Chính v́ thế, người Pháp mới nói trong mỗi người Việt nam có một ông quan.  Nhưng, như tôi đă từng nhận định, không phải một ông quan, nhưng là một ông tướng đang phùng má trợn mắt trong mỗi người Việt nam chúng ta.

T́nh cảm bao giờ cũng đ̣i hai chiều.  Có đi có lại mới toại ḷng nhau. Ḥn đất ném đi ḥn ch́ ném lại.  Bánh ích đi bánh quy tới.  T́nh yêu mới hoàn toàn vô vị lợi.  Khi yêu nhau thực, chúng ta sẽ biết lắng nghe, học hỏi và chấp nhận nhau.  Chúng ta sẽ biết cách tôn trọng những khác biệt của người khác.  Không yêu nhau, chúng ta sẽ chỉ t́m cách lấn lướt người khác và thiếu vắng hẳn sự thông cảm.  Nh́n vào khung cảnh sống giữa Thày Tṛ Chúa Giêsu sẽ thấy ngay vấn đề.  Chỉ nghĩ đến ḿnh và thiếu khiêm tốn, nên hai ông Giacôbê và Gioan đă vẽ cho Chúa một tương lai hoàn toàn có lợi cho ḿnh.[10]    Các ông khác cũng không khá hơn.[11]  Trung tâm cuộc sống chỉ là cái tôi mà thôi.  Nhóm Mười Hai quy tụ những cái tôi kếch xù.  Cuộc va chạm nhiều khi nảy lửa.  Thày bị gạt qua một bên.  Thày có đó.  Nhưng mọi người coi Thày như “pha.”

Nhưng Thày không phải là một con người yếu bóng vía và kém bản lănh.  Thày thiết lập quân b́nh rất nhanh.  Phải thấy được hướng sống của Thày phát xuất từ một t́nh yêu tuyệt vời, mới hiểu tại sao Thày hy sinh cao độ như vậy. Không t́nh yêu, Thày không thể nào phục vụ cho đến chết.  Thày chết không phải để chết.  Nhưng mục tiêu tối hậu của việc phục vụ đó là “giá chuộc muôn người.”[12]  Nhờ vậy, Người “sẽ làm cho muôn người nên công chính.”[13]   Rơ ràng Người đă lấy chính mạng sống ḿnh để xây dựng Nước Thiên Chúa.   Người hy sinh mạng sống cho mọi người sống hạnh phúc và b́nh an .[14]

Theo gót Thày Chí Thánh, Giáo hội cũng phục vụ quyền lợi của nhân loại, chứ không nhằm bành trướng tổ chức của ḿnh.  “Đức ái, linh hồn của Truyền giáo,” mở rộng mọi biên cương.  Không có một biên giới văn hóa, chủng tộc, kinh tế, chính trị nào có thể ngăn cản được bước chân nhà truyền giáo.  Quả thực, “chứng tá t́nh yêu, linh hồn của truyền giáo, liên quan tới mọi người.  Phục vụ Tin Mừng là một bổn phận chung nối kết mọi cộng đồng.”[15] “Nếu truyền giáo không được đức ái định hướng, nghĩa là, nếu không phát xuất từ hành vi yêu mến Chúa sâu xa, th́ có nguy cơ chỉ c̣n là hoạt động từ thiện xă hội mà thôi.  Thật vậy, t́nh yêu mà Thiên Chúa dành cho mỗi con người tạo thành cốt lơi của sức sống và lời rao giảng Tin Mừng, và đến lượt tất cả những ai cảm nhận t́nh yêu ấy đều trở thành chứng nhân cho Tin Mừng.”[16]

Định hướng truyền giáo như thế, Giáo hội thấy rơ bản chất của việc truyền giáo hay Phúc âm hóa.  “Ngày nay truyền giáo hay Phúc âm hóa không phải là việc bành trướng Giáo hội, cũng không c̣n là lời kêu gọi ưu tiên gởi đến những người ngoài Kitô giáo nữa.  Đúng hơn, sống truyền giáo theo nghĩa Phúc âm hóa là phục vụ thế giới một cách vô vị lợi, noi theo bản tính Thiên Chúa luôn hướng tới tha nhân.”[17] Đó là agape đúng nghĩa nhất và là động lực mạnh nhất bảo đảm cho công cuộc truyền giáo đạt kết quả tốt đẹp nhất.

Nh́n lại chính con người ḿnh, tôi cảm thấy thật xấu hổ.  Tự bản chất, tôi là người Việt nam.  Bởi thế, tôi cũng không khỏi bị t́nh cảm chi phối.  Sự thật và t́nh yêu nhiều lúc cũng xa tít mù khơi.  Bởi đó, không những không làm ǵ nên hồn, tôi c̣n nh́n đời bằng màu đen.  Chúa dạy phải yêu kẻ thù.  Thực tế, tôi không yêu nổi anh em.  Khi hứng chí, tôi làm chết bỏ.  Lúc chán nản, tôi không muốn động tay động chân động năo. Tôi sống như người không biết Chúa Kitô.  Nhất là khi gặp những thất bại hay thất vọng, tôi dễ buông xuôi.  Tôi thích nghe nhạc buồn hơn là t́m đến Lời Chúa. 

Giữa lúc đó, tự đáy con tim, bỗng vang lên : “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”[18]  Tôi bừng tỉnh.  Trung tâm cuộc sống đă thay đổi.  Nỗi buồn tắt ngúm.  Niềm vui vang dậy với bản t́nh ca Alleluia !

Lạy Chúa, xin cho con sống thật t́nh với Chúa để con có thể vận dụng tất cả trái tim và  bàn tay tham gia vào công cuộc Phúc âm hóa nhân loại hôm nay.  Amen.


[1] Thương Hội Đồng Giám Mục Thế Giới Khóa Ngoại Thường 1985

[2] ibid.

[3]Mt 15:19 : “V́ tự ḷng phát xuất những ư định gian tà, những tội giết người, ngoại t́nh, tà dâm, trộm cắp, làm chứng gian và vu khống.”

[4] x. Mc 10:42.

[5] x. Lc 9:55.

[6] Mc 10:41.

[7] Mc 10:45.

[8] Bênêđictô XVI : Sứ điệp “Đức ái: Linh hồn của Truyền giáo,” ngày 29 tháng Tư, 2006.

[9] Gioan Phaolô II : Thông điệp Redemptoris Missio, số 60.

[10] x. Mc 10:37.

[11] x. Mc 10:41.

[12] Mc 10:45.

[13] Is 53: 11

[14] x. Rm 14:17.

[15] Bênêđictô XVI : Sứ điệp “Đức ái: Linh hồn của Truyền giáo,” ngày 29 tháng Tư, 2006.

[16] ibid.

[17] x. Kavunkal J., Mission or Evangelization? Mission Studies, Volume 21, Number 1, 2004, pp. 55-64 (10)

[18] Mc 10:45.

 

JB.Lê Hoàng Huynh, op

Thầy Sống Giữa Anh Em Như Người Phục Vụ

Mc 10:35-45 

Thực tế cuộc sống cho ta thấy người có thế quyền trong xă hội th́ được nhiều quyền lợi kèm theo uy quyền của họ. Đó là chưa nói đến lối sử dụng đến quyền lực như một công cụ kiếm lợi, mưu cầu lợi ích cá nhân và gia tộc, hay là để ngược đăi, đối xử bất công với người khác, đi ngược công lư xă hội. Lối ứng xử trên vẫn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống chúng ta đến nỗi dường như nó là một quy luật tất yếu của cuộc sống.

Hôm nay, Thầy Giêsu dạy chúng ta một điều mà xem ra đi ngược với quy luật xă hội và chính Người đă đi bước trước để nêu gương cho chúng ta noi theo.

Đầu tiên, Người là Ngôi Lời hằng ngự bên hữu Chúa Cha nhưng đă mang lấy thân xác yếu hèn như chúng ta chỉ trừ tội lỗi và được sinh ra trong hoàn cảnh đơn nghèo để cảm thương và chuộc lấy chúng ta, loài thọ tạo Người đă dựng nên khỏi chốn hư nát của lỗi tội.

Thứ đến, trong những năm bôn ba khắp nẻo đường xứ Palestine, Người đă dùng Lời Hằng Sống để loan truyền ơn tha thứ cho dân, t́m kiếm từng con chiên lạc trở về một đàn chiên duy nhất và cùng một Chủ Chiên. Hơn nữa, Người cũng mời gọi họ đến với Người là nguồn mạch T́nh Yêu Hằng Sống để được tắm mát trong nguồn ân sủng Người.

Sau cùng, đỉnh điểm của phục vụ được thể hiện cách trọn vẹn trên đồi Gol-go-tha, khi mà chính Chúa Giêsu đă tự hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người và đưa mọi người lên với nguồn mạch của T́nh Yêu sung măn.

Người môn đệ Chúa hôm nay cũng thế, chúng ta phải bước đi trên con đường thập giá, con đường phục vụ Tin Mừng hầu mang ơn cứu độ đến với muôn dân. Bởi chưng, “Tṛ không hơn thầy, tớ không hơn chủ[1]. Là môn đệ Thầy th́ không thể có con đường nào khác ngoài đường dẫn lên núi Sọ, con đường dấn thân, khiêm nhường phục vụ, con đường mà Thầy Giêsu đă khởi xướng và mời gọi chúng ta bước đi.

Thánh Âu-gus-ti-nô khi được hỏi điều ǵ cần thiết trong đạo Chúa đă không ngần ngại trả lời : Điều thứ nhất là khiêm hạ, điều thứ hai là khiêm hạ và điều thứ ba cũng là khiêm hạ.

Khiêm nhường phục vụ là kim chỉ nam trong đời sống của người Kitô hữu nói chung. Cách riêng với người môn đệ Chúa, ta phải phục vụ bằng tấm ḷng đơn sơ và khiêm hạ. Bởi chưng, có khiêm hạ con người mới dần tiến đến với lời mời gọi “hăy học với tôi, v́ tôi có ḷng hiền hậu và khiêm nhường[2]. Có khiêm nhường chúng ta mới t́m thấy được nguồn mạch ân sủng. Từ đó ta được “bổ sức” mà nhận ra được những yếu đuối của bản thân, đồng thời lược bỏ được tính ích kỷ, ghen tương, hờn giận là những cản lực gây trở ngại trên bước đường phục vụ Tin Mừng. Như thế ta mới có thể, như lời thánh Phaolô dạy, “thương mến nhau với t́nh huynh đệ, coi người khác trọng hơn ḿnh.[3]

Yếu tố thứ đến cần có trong phục vụ của người môn đệ là sự dấn thân trọn vẹn. Có dấn thân trọn vẹn chúng ta mới không nghĩ đến danh lợi cá nhân. Phục vụ mà nghĩ đến quyền lợi của ḿnh là phục vụ nửa vời, là dùng “phục vụ” để phục vụ lợi ích của chính ḿnh. Hơn nữa, con người dễ rơi vào trạng thái ích kỷ, hẹp ḥi bởi lối sống thu cóp, vị kỷ. V́ thế, có trọn vẹn trong dấn thân ta mới có thể mang được niềm vui đến cho người được phục vụ, đồng thời trong phục vụ là ta đă phục vụ cho chính ḿnh bởi ta sẽ thoát ra khỏi tính vị kỷ riêng tư khi quan tâm đến người khác, con người sẽ sống vị tha hơn, lạc quan hơn. Từng nụ cười, lời thăm hỏi thân ái, cử chỉ chăm sóc dịu dàng là đong đầy t́nh thương Chúa trong con tim chất chứa nỗi ưu sầu của tha nhân.

Phục vụ không phải là lạm quyền, chỉ ḿnh mới làm được, không biết tôn trọng và khích lệ người khác cùng cộng tác xây dựng. Đội lốt từ thiện, để thỏa măn ích kỉ và tham vọng của ḿnh.

Mẹ Têrêsa thành Calcutta đă từng nói: Hoa trái của phục vụ là b́nh an. Tất cả chúng ta phải ra công làm việc cho b́nh an, cho an b́nh trên khắp thế giới và nơi mọi tâm hồn. Thế ra, nếu chưa có b́nh an, sức sống, và niềm vui tâm hồn, chúng ta sẽ lấy ǵ trao ban hay phục vụ người khác đây? Hay là ta cứ phục vụ để t́m được niềm vui trong khi dấn thân?

Lạy Chúa, Chúa kề bên tâm sự với mỗi người chúng con: “Ai muốn làm lớn giữa anh em th́ phải làm người phục vụ anh em[4]. Lời nhắn nhủ đó đă vang lên, đang vang và sẽ c̣n vang măi trong mỗi người chúng con. Chúa mời gọi chúng con tiến bước theo Chúa không phải trên con đường bằng phẳng của nhung lụa nhưng là nẻo đường Thập Giá đầy bụi bẩn, gồ ghề trong tinh thần khiêm hạ, hy sinh. Dẫu nắng thiêu đốt làm chúng con mệt mỏi, dẫu gai nhọn những hiểu lầm dễ làm chúng con chùn bước. Xin Chúa ở bên, đồng hành cùng chúng con trên hành tŕnh tiến về quê trời, xin bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân ḿnh chúng con và ban tặng chúng con một quả tim bằng thịt [5]. Có Chúa ở cùng, chúng con thấy được mẫu gương phục vụ tha nhân mà Chúa đă nêu lên cho chúng con  trong cuộc sống. Có được quả tim bằng thịt biết yêu thương, chúng con sẽ mạnh bước trên bước đường dấn thân phục vụ tha nhân trong t́nh yêu như chính Chúa đă thực hiện. Có như thế chúng con đă thổi bùng lên đóm lửa yêu thương mà Chúa đă mang vào thế gian hầu sưởi ấm và làm tan đi băng giá và hận thù hằng tồn tại trên thế giới hôm nay. Amen.


 

[1] Mt 10,24

[2] Mt 11,29

[3] Rm 12,10

[4] Mc 10,43

[5] X Ed 36,26

 

 

Vinh Sơn Nguyễn Minh Diệm

Bài Học Khiêm Nhường

Mc 10, 35-45

I. Ư CHÍNH

Bài tin Mừng hôm nay thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu dạy các Tông đồ bài học khiêm nhường.

Thiên Chúa thật kỳ diệu trong việc tạo dựng con người: Ngài tạo dựng mỗi con người có một cá tính, không ai giống ai, không người nào giống người nào, xét trên mọi phương diện. Đặc biệt hơn nữa, về điều kiện và hoàn cảnh sinh sống, mỗi người có một vị trí riêng của ḿnh và không giống bất cứ ai. Đây là nhận xét căn bản sẽ giúp chúng ta dễ ư thức về một thái độ sống là điểm chính của đoạn Tin Mừng Chúa Giêsu dạy là hăy sống khiêm nhường.

Tục ngữ Việt Nam có câu : "Nh́n lên ḿnh chẳng bằng ai, nh́n xuống lại chẳng có ai bằng ḿnh". Sự "nh́n lên, nh́n xuống" đó không chỉ là so sánh giữa ḿnh và người khác trong pham vi của cải, tài năng… mà c̣n áp dụng bao quát và toàn diện cho con người. Khi mà ḿnh biết chân nhận "cái tôi" giữ đúng tương quan, liên hệ giữa ḿnh và mọi người, suy nghĩ và cư xử đúng chính là thái độ sống khiêm nhường.

II. SUY NIỆM

Sau khi nghe Chúa Giêsu loan báo lần thứ ba về cuộc khổ nạn của Người (Mc 10, 22). Các Tông đồ không dám nghĩ đến việc tử nạn mà chỉ nghĩ đến việc phục sinh vinh hiển của Thầy ḿnh. Thầy vinh hiển th́ tṛ cũng phải có địa vị. Lời Chúa hứa cho các ông được ngồi xét xử mười hai chi tộc Israel càng làm tăng sự tin tưởng của các ông.

Ghế tượng trưng cho địa vị, quyền lực và quyền lợi, nên ghế là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ghế trưởng pḥng, ghế giám đốc, ghế đại biểu hay ghế giám tỉnh… tất cả nỗ lực của chúng ta dồn vào việc có một chiếc ghế, sau đó là giữ ghế, hay t́m cách lên ghế cao hơn. Do đó, ngay cả những người đă bỏ mọi sự mà theo Chúa cũng bị ám ảnh bởi những chiếc ghế danh dự. Chính lúc Đức Giêsu nói đến cái ghế gần kề của ḿnh, th́ Giacôbê và Gioan con ông Giêbêđê và bà Salomê, xin được ngồi bên tả bên hữu. Chính lúc đó th́ mười môn đệ kia có vẻ bực tức tỏ ra các ông ganh tỵ nhau v́ tham quyền cao chức trọng theo kiểu trần thế, đồng thời cũng chứng tỏ các ông chưa hiểu ǵ về nước vinh quang mà Đức Giêsu sẽ thiết lập do cuộc tử nạn và phục sinh của Người.

V́ vậy, Chúa Giêsu gọi các ông lại gần và nhắc lại cho các ông bài học: phải ở khiêm nhường, mà Người đă dạy nhiều lần dưới những h́nh thức khác nhau. "Các con biết rằng những người coi là lănh tụ, người làm lớn, người có quyền… Chúa chỉ vẽ cho các ông thấy người đời với nhau theo kiểu thống trị. Những người có quyền bao giờ cũng muốn được tôn kính và những kẻ bị trị lúc nào cũng cảm thấy quyền bính của kẻ thống trị đè nặng trên vai ḿnh. V́ vậy, ai trong các con muốn làm lớn, làm đầu trong Hội Thánh phải trở nên đầy tớ và nô lệ cho mọi người " V́ chính Con Người cũng không đến để được phục vụ". Chúa Giêsu lấy chính bản thân Người trong công tŕnh cứu chuộc nhân loại để làm gương và bài học sống động cho mọi người noi theo. Suốt đời Người sống v́ nhân loại. Người đến để hầu hạ mọi người. Không những thế, Người con hy sinh mạng sống để làm của lễ xin tha thứ tội "cho nhiều người" : ở đây chỉ chống là cho hết mọi người.

Chắc chúng ta cũng đă từng nghe, hoặc đă xem bộ phim "Con tàu Titaníc" khi con tàu khổng lồ mang tên Titanic vừa được xuất xưởng và hạ thủy, người ta có thể đọc thấy dọc theo sườn tàu có vẽ sơn những khẩu hiệu kiêu căng ngạo nghễ như sau:

No God, No Pope ! (Không có Chúa, cũng chẳng có Giáo Hoàng!) và ngay cả chính Đức Kitô cũng không tài nào đánh đắm con tàu này. Cả trời lẫn đất cũng không thể khiến chúng ta bị nhận ch́m!

Ngay khi ấy, một trong các công nhân đóng tàu, vốn là người Công Giáo ở Dublin đă ghi vào trong nhật kư như một lời tiên tri : "V́ những tội xúc phạm ghê gớm đó, tôi tin Titaníc sẽ không bao giờ tới được New York".

Và quả không sai, vào lúc 0 giờ 5 phút ngày 14-4-1912, đúng ngày Chúa Nhật Quasimodo sau lễ Phục Sinh, tàu Titaníc đă va chạm mạnh với môt tảng băng khổng lồ giữa đại dương, nó thủng một lỗ lớn rồi găy đôi. Người ta chỉ vớt được 705 người sống sót, c̣n 1.502 người đă chết theo con tàu kiêu hănh…

Sau đó ít ngày, một tờ báo ở Anh đưa tin kèm theo hai bức tranh hí họa đầy ư nghĩa: H́nh vẽ con tàu và tảng băng ( sự yếu đuối của con người và sức mạnh của Thiên Chúa) và h́nh vẽ một người đàn ông nhường chiếc phao cứu hộ cho một đàn bà đang bế con ( sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người).

Sự kiện thảm khốc đă xảy ra, không ai dám đổ trách nhiệm cho Thiên Chúa đă trừng phạt con tàu và những kẻ sản xuất ra nó, nhưng người ta chỉ có thể khẳng định rằng: chính sự tự măn vênh vang của con người đă tự đánh ch́m…

V́ vậy, qua bộ phim này, nếu chúng ta là người đi theo Chúa, là phải biết tận diệt trong tim những tham vọng ăn trên ngồi trước. Đức Giêsu không ủng hộ một xă hội hay một Giáo Hội vô tổ chức. Nhưng Ngài coi lănh đạo là phải sống khiêm nhường và phục vụ.

Phục vụ là động từ tóm kết toàn bộ cuộc đời Chúa Giêsu. Ngài đến trần gian để phục vụ, sống như người phục vụ, và chết như dấu chứng lớn nhất của phục vụ trong yêu thương.

III. ÁP DỤNG

Quảng đại trước lỗi lầm ganh tỵ của các môn đệ. Quảng đại không có nghĩa là bỏ qua, nhưng là thái độ b́nh tĩnh để xây dựng cho các môn đệ về bài học khiêm nhường. Chúng ta cũng vậy, cần có thái độ b́nh tĩnh trước những lỗi lầm khuyết điểm của tha nhân, nhất là những người anh em chúng ta hay những người thuộc quyền ḿnh hướng dẫn, th́ phải tạo bầu không khí thuận lợi cho việc xây dựng và thăng tiến tha nhân.

Nh́n vào các tông đồ khác, th́ chúng ta thấy các ông ganh tỵ v́ không muốn cho người khác hơn ḿnh, v́ ham danh ham lợi. V́ vậy, mỗi người chúng ta, đặc biệt là các tu sĩ phải rút ra những kinh nghiệm đừng có ganh tỵ khi thấy người khác hơn ḿnh điều này điều kia, cũng đừng để ḷng ham danh ham lợi mà làm mất t́nh đoàn kết với tha nhân, làm mất danh nghĩa người tông đồ của ḿnh, và làm mất đi những ǵ ḿnh đă và đang trong công việc mục vụ của mỗi người chúng ta.

Lm. Jude Siciliano, OP.

Người môn đệ chân chính

Is 53: 10-11; Hr 4: 14-16; Mc 10: 35-45

Thưa anh chị em,

Quả là thú vị khi khám phá ra rằng trong Mừng theo thánh Máccô, Đức Giêsu luôn có các môn đệ đi cùng. Những Chúa nhật vừa qua, trong chuỗi các đoạn Tin mừng theo thánh Máccô được chọn đọc, Đức Giêsu đă từng dạy các môn đệ rằng: những người có của th́ khó vào Nước Thiên Chúa biết bao; người chồng không được phép rẫy vợ; hăy nên như trẻ nhỏ để được vào Nước Trời; và nhất là, Con Người sẽ chịu đau khổ và chịu chết. Rồi Đức Giêsu nói: những ai theo Người th́ cũng phải sẵn sàng làm như thế.

Hôm nay, Đức Giêsu nói với Nhóm Mười Hai đầy tham vọng rằng: ai muốn làm lớn giữa anh em th́ phải làm người phục vụ và đầy tớ cho anh em. Nếu Đức Giêsu đang chạy đua vào một chức vụ nào đó th́ tôi tự hỏi là liệu những lời độc đáo này có thể giúp kiếm được một phiếu bầu nào cho Người hoặc liệu có ai muốn theo Người hay không?

Tin mừng theo thánh Máccô cho thấy các môn đệ chưa bao giờ hoàn toàn hiểu về những giáo huấn mà Người dạy dỗ họ. Tŕnh thuật Tin mừng, hôm nay chỉ ra một lần nữa các ông không hiểu được những lời Người nói. Đây đă là lần thứ ba Đức Giêsu nói cho các ông biết về sự khổ nạn Người sắp phải chịu tại Giêrusalem. Ông Giacôbê và Gioan đă đến gần Đức Giêsu và xin được những vị trí quyền lực trong Vương Quốc Mới. Chẳng lẽ họ không nghe lời Đức Giêsu? Sao hai ông lại muốn Đức Giêsu “thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây”. Họ thật cả gan! Mười môn đệ kia thấy vậy đâm ra tức tối, lư do không phải v́ điều mà ông Giacôbê và Gioan xin là không chính đáng, nhưng có lẽ là v́ họ thấy hối tiếc v́ đă không xin trước hai ông này.

Chắc hẳn là Đức Giêsu đă thất vọng vô cùng khi ông Giacôbê và Gioan đưa ra lời yêu cầu này. Hai ông đă được gọi đầu tiên trong buổi đầu sứ vụ rao giảng của Đức Giêsu. Một điều hiện lên thật rơ nét trong tŕnh thuật Tin mừng ngày hôm nay, hai ông cũng như các môn đệ kia đă có chung tâm tưởng rằng sẽ được hưởng những đặc quyền đặc lợi nhất định, được thông phần quyền thế một khi Đức Giêsu chiến thắng và thiết lập vương quốc trần gian của Người. Chẳng phải Giacôbê và Gioan đă được Đức Giêsu mời gọi bỏ tất cả để đi theo Người đó sao? Năm xưa những ngư dân này đă bỏ lại thuyền bè, th́ giờ đây, họ cũng phải bỏ đi những quan niệm về vinh quang, nếu các ông c̣n muốn tiếp tục theo Đức Giêsu.

Rơ ràng các môn đệ đă đoán rằng Đức Giêsu ngự đến trong quyền lực trần thế và sự khôi phục vương quốc vinh quang mà vua Đavít đă trị v́. Để trả lời cho Giacôbê và Gioan, Đức Giêsu hỏi rằng: “Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” Hai ông đáp: “Thưa được.” Tới đây, có thể người đọc sẽ khuyên họ rằng: “Các ông chưa nắm được ư rồi!”

Làm môn đệ không phải là v́ quyền lực hay địa vị, cũng không phải để được chỗ nhất trong đám tiệc, nhưng là bước theo con đường khổ giá và tử nạn của Đức Giêsu. Đây là một giáo huấn khó khăn, v́ thế sẽ chẳng lấy làm ngạc nhiên khi các môn đệ chưa thể đón nhận được. Hôm nay, Đức Giêsu đă nói về một h́nh thức hy sinh cụ thể: trở nên người phục vụ người khác. Và hơn thế nữa… “làm đầy tớ cho mọi người”. Đức Giêsu nói rằng không phải là được phục vụ nhưng là hiến dâng chính mạng sống ḿnh v́ người khác, như Người đă làm. Hơn nữa, những đau khổ này không chỉ ở cuối đời, nhưng là không ngừng chết đi cái tôi v́ tha nhân. Đó là phương cách Đức Giêsu đă sống và Người cũng đ̣i hỏi các môn đệ phải làm như vậy.

Ngay từ đầu Tin mừng, các môn đệ Đức Giêsu xin Người đừng dùng các dụ ngôn nữa nhưng hăy nói trực tiếp cho họ biết (Mc 4,10-34). Nay, Người đang nói cách rơ ràng trực tiếp nhưng họ vẫn chẳng hiểu được điều Người nói. Người muốn các ông từ bỏ đi ư niệm thống lănh, không chỉ trong cuộc sống của các ông, mà c̣n trên cộng đoàn mà các ông sẽ dẫn dắt. Cũng giống như Đức Giêsu, các môn đệ và cả chúng ta nữa phải trở nên những người phục vụ, uống chén đau khổ và dốc cạn cái tôi của ḿnh, như việc phục vụ đ̣i hỏi.  

Có hai hạn từ “trước” và “sau” nối tiếp nhau trong tŕnh thuật Tin mừng. “Trước”: khi Đức Giêsu hỏi hai ông: “Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?” Các ông đáp: “Thưa được”. Hai ông tự tin rằng có thể làm được bất cứ điều ǵ Đức Giêsu yêu cầu. Và khi điều thực tế ấy xảy ra, với sự khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu, họ đă bỏ chạy tán loạn. Chỉ khi cảm nghiệm sự phục sinh của Đức Giêsu củng với ân sủng của Người họ mới có thể uống cạn chén của Đức Giêsu và chịu cùng một phép rửa với Thầy ḿnh. Và “Sau đó”: họ chấp nhận phục vụ và hy sinh như Đức Giêsu đă đ̣i hỏi nơi người môn đệ.

Chẳng phải chúng ta đă từng hăng hái trả lời “thưa được” trước những lời mời gọi? Đó có thể là lời mời gọi tiến đến hôn nhân, một nghề nghiệp hay công việc mà ta nghĩ có thể giúp được con người; một tác vụ trong giáo xứ, làm t́nh nguyện viên trong cộng đồng, đi tu hay làm linh mục… ? Chúng ta niềm vui và hăng hái đáp: “Thưa được”. Đó là “trước đây”.  

“Sau đó” chúng ta biết được ḿnh cũng bị đ̣i phải hy sinh. Đó là khi chúng ta nhận ra ḿnh cần sự trợ lực của Chúa Kitô phục sinh và v́ thế chúng ta cầu nguyện và chạy đến cùng Bí tích Thánh Thể để được thêm sức mạnh, sự kiên vững và lương thực mà chúng ta được nhận lănh luôn măi. “Trước đây” là sự đáp trả của chúng ta trước lời mời gọi. C̣n “sau đó” là sự kiểm tra thực tế khi chúng ta chợt nhận ra rằng ḿnh không thể thực thi điều ấy, nhưng cần được trợ lực nếu muốn theo gương Chúa Kitô, người tôi tớ. Trong lời Kinh Lạy Cha hôm nay, chúng ta sẽ cầu xin cho sự trợ lực ấy cũng đến cùng một trật với lời nguyện xin cho được “lương thực hằng ngày”.

Bài đọc I trích sách ngôn sứ Isaia nghe thật chướng. “Đức Chúa đă muốn người tôi trung phải bị nghiền nát v́ đau khổ”. Điều đó dường như để xác nhận dân chúng sợ hăi Thiên Chúa: Người thử thách và “nghiền nát” các tín hữu.

Chi tiết này được chọn từ bài ca thứ tư trong “những Bài ca Người Tôi Tớ” từ sách ngôn sứ Isaia. Nó miêu tả một người tôi tớ của Thiên Chúa đă sẵn sàng gánh lấy đau khổ v́ lợi ích của người khác, và kết quả là, “người sẽ được thấy kẻ nối dơi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ư muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu”. Sự cam chịu số phận của người tôi tớ trong đoạn Tin mừng hôm nay và sự sẵn sàng của Đức Giêsu luôn vui mừng đón nhận những ǵ đang chờ đợi ḿnh ở phía trước, “chén” và “phép rửa” của Người.

Như người tôi trung trong sách ngôn sứ Isaia, Đức Giêsu không phải là một nạn nhân bất lực, nhưng là một người muốn cộng tác vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa cho nhân loại và sẵn sàng đón nhận mọi hậu quả, như Người đă mời gọi các môn đệ làm theo. Điều làm cho Thiên Chúa “vui ḷng” là: người tôi tớ sẵn sàng chịu đau khổ v́ người khác.