HOME

 
 

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN B
Ds 11, 25-29 / Gc 5, 1-6 / Mc 9, 38-43.45.47-48

 

 

An Phong, op : Luật của t́nh yêu và ư Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Canh tân đời sống để theo Chúa

Fr.  Jude Siciliano, op : Đừng giới hạn quyền năng của Thánh Thần

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Trở nên môn đệ đích thực

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Gương mù gương xấu

Như Hạ, op : Toàn dân là ngôn sứ

Lm Đỗ Vân Lực, op : Ngộp thở

Phêrô Vơ Tá Đương, op : Ai không chống là ủng hộ

An-tôn Lê Ngọc Sinh Nhật : Thuận hay chống

Fr. Jude Siciliano, op: Phải chi toàn dần đền là ngôn sứ!

 

An Phong, op

Luật Của T́nh Yêu Và Ư Chúa

Mc 9, 38-43.45.47-48

Tin mừng hôm nay thuật lại cuộc trao đổi giữa Chúa Giêsu và thánh Gioan. Đức Giêsu đă nói đến những đ̣i hỏi quyết liệt của lề luật, tuy “Giới răn Chúa chánh trực, làm hoan lạc tâm can” (Tv 18,9a). Đức Giêsu đ̣i hỏi phải thực thi lề luật tối đa, thậm chí để được chông chính đ̣i buộc phải thực thi lề luật Thiên Chúa đến độ phải hy sinh. Tuy nhiên, không nên hiểu những lời Đức Giêsu nói ở đây theo nghĩa đen, mà chỉ có nghĩa là tính quyết liệt của lề luật Thiên Chúa.

Lề luật chính là ư Thiên Chúa ngay lúc này và tại đây. Khi thực thi lề luật chính là thực thi thánh ư Thiên Chúa. Lề luật căn bản của Kitô giáo chính là mến Chúa yêu người, luật bác ái. Bài Tin mừng hôm nay nêu lên ba t́nh huống cụ thể của lề luật :

- Đừng ngăn cản bất cứ một việc thiện hảo nào.
- Đừng nên cớ vấp phạm cho bất cứ ai.
- Hăy làm việc thiện, dù có phải chấp nhận thiệt tḥi.

Việc thiện hảo nhằm xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, cho con người được hạnh phúc hơn. Bất cứ việc thiện hảo nào cũng đều đáng trân trọng, dù chúng được thực hiện bởi những người không cùng chính kiến, tôn giáo, quan điểm… Phải chăng chúng ta đang cổ vơ và thực hiện những việc thiện hảo, tức là đang thực hiện thánh ư Thiên Chúa.

Cớ vấp phạm sẽ gây ra điều không thiện hảo, nhất là cớ vấp phạm cho những kẻ “bé mọn có ḷng tin Thầy”. Đức ái đ̣i buộc chúng ta không được nên cớ vấp phạm cho bất cứ ai. Phải chăng chúng ta đang “mến Chúa yêu người” như Chúa dạy ?

Thiên Chúa đặt trước mặt chúng ta hai con đường : con đường rộng và con đường hẹp. Bước lên đường hẹp sẽ gặp những khó khăn, nhưng cuối đường là chính sự sống, tức là Đức Giêsu. Sự chọn lựa quyết liệt đôi khi đành phải chấp nhận thiệt tḥi. Đức Giêsu đ̣i hỏi một luân lư tuyệt đối. Người kêu gọi chúng ta “trở nên thánh thiện như Cha trên trời là Đấng Thánh”. Đ̣i hỏi này mang tính tích cực. Phải chăng chúng ta đang bước lên đường hẹp, dám chấp nhận thiệt tḥi để Thiên Chúa được tôn vinh và cuộc sống được hạnh phúc hơn ?

Lạy Chúa,
Giới răn Chúa chánh trực, làm hoan lạc tâm can,
mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con mắt.
Xin cho chúng con biết thực thi giới răn Chúa,
để chính đời sống chúng con
và mọi người được hoan lạc.

Fr. Jude Siciliano, op 

Canh Tân Đời Sống Để Theo Chúa

Mc 9, 38-43, 47-48 

Anh chị em có thích nhận được điện thoại do một người cao cấp hay một nhà kinh doanh lớn trong nước gọi không? Hay thích được một nhóm luật sư danh tiếng đến gõ cửa nhà bạn không? Hoặc nữa bạn thích nhận được thơ của một giám đốc trong công ty đa quốc gia không? Muốn được như vậy thì đây là cách giúp bạn gặp những điều đó. Bạn hãy mở một quán cà-phê có bảng hiệu là tên của một công ty cà-phê danh tiếng, hay lập một đội bóng đá mặc quần áo mang tên một hãng vi tính danh tiếng, hoặc lập một tiệm sửa máy vi tính với tên cửa hàng “Apple Shop” chẳng hạn. 

Chắc chắn một thời gian ngắn sau đó, bạn sẽ nhận được những cú điện thoại, hay nhận được thơ của những công ty luật lớn gọi đến bảo bạn hãy đổi các tên bạn đã dùng, vì đó là tên của những công ty lớn đã được bảo hộ tác quyền nhãn hiệu của họ. Luật sư của các công ty đó sẽ cảnh báo là bạn đã vi phạm luật bản quyền.

Qua câu chuyện nhỏ tên, anh chị em có thể hiểu những hành động độc quyền đó trong bài phúc âm hôm nay. Các môn đệ của Chúa Giêsu bực mình vì có những người trừ quỷ dùng chính danh Chúa Giêsu. Các môn đệ muốn chặn những người đó. Họ không được phép lạm dụng tên của Chúa Giêsu trái phép như vậy. Họ cảm thấy họ là môn đệ của Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu đã ban cho họ quyền đi trừ quỷ. Và các môn đệ chỉ muốn quyền đó dành riêng cho họ mà thôi.

Nhưng Chúa Giêsu không nghĩ như vậy. Vì Ngài đến thế gian để giúp đỡ những ai cần đến Ngài, và Ngài không giới hạn việc giúp đỡ ấy là của riêng Ngài, hay của riêng một nhóm nào. Sứ vụ của Chúa Giêsu mang tràn đầy lòng thương xót. Trong lúc đó, các môn đệ Ngài lại chỉ muốn giữ lấy việc giúp đỡ ấy cho riêng Chúa Giêsu và cho các ông mà thôi. Chúng ta hãy tìm hiểu sâu hơn về phúc âm ngày hôm nay.

 Chúa Giêsu đến thế gian để chữa người bệnh và giúp người nghèo. Nếu có một bác sĩ muốn dùng thì giờ rỗi của mình để giúp các bệnh nhân không có bảo hiểm, cho thuốc miễn phí, nhưng bác sĩ đó không làm vì danh Chúa Giêsu, thì bác sĩ đó có được chấp nhận là người thuộc nhóm Giêsu không? Vì hễ “ai không chống đối ta thì người đó đứng về phe với ta”. Mẹ Teresa nói nếu người nào cho ai một cốc nước vì tình thương thì người đó là môn đệ của Chúa Giêsu. Trong khi chúng ta chưa kịp rửa tội cho những người tốt, thì chính những việc tốt họ đã làm, minh chứng là họ đã sống theo lời Chúa dạy và chính Chúa Giêsu hoan hỷ chấp nhận họ.


Nhưng ngay cả những người xưng danh là Kitô Hữu cũng khó lòng chấp nhận lời dạy của Chúa Giêsu về lòng rộng rãi. Có những Kitô Hữu quá khích chống đối nhau nhân danh Chúa Giêsu. Như ở Nam và Trung Mỹ có những nước Kitô Giáo ở Âu Châu đem quân đội và các giáo sĩ qua để buộc các dân địa phương phải theo đạo, đánh đập rồi bắt họ chịu phép rửa tội. Vậy việc tuyên xưng đức tin nơi Chúa Giêsu là gì? Trước tiên có nghĩa là sống theo đường lối của Ngài. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta có thể trừ quỷ vì danh thánh Ngài. Đó là những quỷ thiếu khoan dung, quỷ bất công, quỷ keo kiệt, quỷ hận thù, quỷ đói nghèo và biết bao nhiêu quỷ khác nữa. 

Phúc âm hôm nay còn mang ý nghĩa khác nữa. Các môn đệ hỏi Chúa Giêsu, và đặt vấn đề những người khác trừ quỷ vì danh Chúa Giêsu. Họ đã quen việc sống theo đường lối Chúa Giêsu. Đoạn trước bài phúc âm đọc hôm nay trình bày việc Thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Mê-sia. Và ngay sau đó Chúa Giêsu nói đến việc Ngài sẽ chịu thương khó (Mc 8:31). Và ngay sau bài phúc âm đọc ngày hôm nay Chúa Giêsu cũng làm như vậy. Chúa Giêsu nói trước việc Ngài sẽ chịu thương khó (Mc. 9:30-32). Các môn đệ hình như đã không nghe lời Chúa Giêsu nói, các ông luôn tranh biện vói nhau để xem “ai là người lớn nhất” (9:34). Sau đó các ông lo ngại là có người lấy danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ. Rõ là các ông chẳng nghe Chúa Giêsu nói gì về việc người môn đệ muốn theo Chúa Giêsu phải “từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Ngài”. (8:34) 

Chúng ta hãy cẩn thận khi làm việc gì “nhân danh Chúa Giêsu”. Chúng ta nên tránh bớt việc dẫn chứng lời Kinh Thánh, và hãy cố gắng sống thật nếp sống của người Kitô Hữu vì danh Chúa Giêsu. Là Kitô Hữu chúng ta nên cố tránh những thành kiến về tôn giáo, chính trị, xã hội, kinh tế, màu da, phe phái v.v… Nếu nghỉ rằng chúng ta không có những thành kiến ấy, thì hảy hỏi ý kiến của những người đang yêu thương giúp đỡ chúng ta, và chúng ta hãy sẵn sàng đón nhận lời phê phán của họ.

 Chúa Giêsu là hình ảnh Thiên Chúa đối với chúng ta. Lời dạy củavChúa Giêsu đem đến cho chúng ta một hình ảnh lớn lao về Thiên Chúa. Thiên Chúa theo ý nghĩ của chúng ta có thể còn hẹp hòi. Hình ảnh về Thiên Chúa được diễn tả trong Phúc âm hôm nay và sách Dân Số. Theo đó chúng ta thấy Thiên Chúa không bị giới hạn bởi việc ban Thần Khí xuống trên Mô-sê và cả trên 70 vị kỳ mục đã tề tựu trong lều trại. Mà cả 2 vị vắng mặt không ở trong trại Thiên Chúa vẫn cho Thần Khí đậu trên họ. Một người là En-đát và người kia là Mê-đát. Và hai người đó vẫn nói tiên tri trong trại. Giô-suê, tôi bộc của Mô-sê nói với Mô-sê “Thưa thầy, xin thầy ngăn cản họ”. Nhưng Mô-sê bảo “Anh ghen giùm ta sao?”. Đức Chúa và ơn huệ của Ngài không bị giới hạn bởi thời gian, số người và cộng đoàn. Vì thế, cả chúng ta nữa cũng vẫn được Chúa Giêsu thương đến, như xưa Mô-sê và Đức Chúa luôn rộng mở đón nhận kẻ vắng mặt.

Chúa Giêsu nói đến “những kẻ bé mọn” trong phúc âm phạm tội vì gương xấu. Chúa Giêsu không ám chỉ họ là trẻ con, nhưng Ngài có ý nói họ là những người mới được đức tin, họ là những tân tòng vừa bước chân vào cộng đoàn, và nếu họ gặp phải gương xấu của những người sống lâu trong cộng đoàn, họ có thể bỏ cộng đoàn, ra đi.

 Tôi đã thăm nhiều giáo xứ, gặp nhiều tân tòng. Có những tân tòng còn trở lại học thêm giáo lý tân tòng, với lý do là vì họ thấy gương tốt của những người bảo trợ họ và những người lãnh đạo các dự án trong cộng đoàn. Tôi cũng gặp những tân tòng rút lui ra khỏi cộng đoàn vì họ cảm thấy họ không được tiếp đãi như những người cũ của cộng đoàn. Có một phụ nữ bảo tôi là vì họ cảm thấy người cũ đối đãi với họ như với trẻ con. Hôm nay cũng là dịp để chúng ta cầu nguyện cho những người đang học giáo lý tân tòng, cho các người bảo trợ và các người dạy giáo lý cho họ.

 Phần cuối bài phúc âm hôm nay Chúa Giêsu hơi gắt gỏng. Ngài nói đến việc cắt tay, chân, và môi mắt. Nhưng sự thật, khi tôi còn nhỏ, tôi đã nghe các cô bác người gốc vùng biển Địa Trung Hải nói những lời gắt gỏng ấy. Chúng tôi còn nhỏ nhưng lời gắt gỏng ấy đã giúp chúng tôi đấy. Chúa Giêsu là gốc người vùng Địa Trung Hải, và Ngài cũng dùng lời nói gắt gỏng ấy để nhấn mạnh sự thật. Và nhờ đấy mà chúng ta hiểu Ngài, có phải vậy không?

 Chúa Giêsu biết sự tai hại của tội trong cộng đoàn. Một người phạm tội nhưng tất cả cộng đoàn đau khổ. Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy có tinh thần trách nhiệm trong lối sống. Và nên sửa đổi đời sống chúng ta theo lối sống của Ngài. Sửa đổi có thể làm cho chúng ta thấy như bị cắt bỏ một cái gì: từ bỏ một thói quen xấu để sống đơn giản hầu có thì giờ lo cho kẻ khác; từ bỏ thói tiêu xài hoang phí để giúp kẻ thiếu thốn; từ bỏ việc chăm chút cho chính mình để có thể quan tâm đến những người chung quanh; hãy mở mắt và lắng nghe thế giới bên ngoài của những người nghèo khó; từ bỏ thói phá hoại môi trường thiên nhiên v.v… 

Mỗi khi chúng ta thay đổi lối sống, chính là lúc chúng ta trải qua một cuộc giải phẫn lớn, như Chúa Giêsu đã nói. đến chặt chân, hay tay, hay môi mắt. Đâu có ai muốn như vậy phải không? Nhưng nếu chúng ta muốn,  hãy lãnh nhận lời mời gọi của Chúa Giêsu để sống theo Ngài. Và hôm nay nhờ bí tích Thánh Thê, chúng ta lại được mời gọi lần nữa và được ban ơn để từ bỏ mọi sự theo Chúa Giêsu.

Fr. Jude Siciliano, op (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, op)

Đừng Giới Hạn Quyền Năng Của Thánh Thần

Mc 9, 38-43.45.47-48

 Thưa quư vị,

Nhân loại đă phát sinh tật xấu “chia phe” từ thời Cain giết em là Abel (St 4,1). Nó trở thành khuynh hướng “tự nhiên”, đến nỗi ngày nay các tâm lư gia cho là bẩm sinh. Những chiếc máy ảnh được giấu kín trong sân chơi của các trường mẫu giáo. Các em được tự do vui đùa thoả thích. Chẳng sớm th́ muộn tự dưng các em tụ họp thành “các nhóm” và phân biệt ra đứa “ở trong”, đứa “ở ngoài” nhóm, chứ chẳng bao giờ đồng nhất. Như vậy từ rất sớm trong đời người chúng ta đă phân chia thành ṿng trong và ṿng ngoài tại các giao tiếp xă hội. Lớn hơn nữa sự phân chia ngày càng rơ nét ở các trường tiểu học, trung học, đại học. Khuynh hướng này được bộc lộ dưới nhiều h́nh thức, quần áo, môn chơi, giai tầng, hội kín. Bên Âu Mỹ các trường đại học có các fraternities (huynh hội), sororities (tỷ hội) rất nghiêm ngặt. Hội viên phải trải qua các thử thách ghê sợ, nhiều học sinh, sinh viên phải dùng tới biện pháp “tự tử”, v́ không qua được luật lệ của hội. Sau các “hội” này là các “câu lạc bộ”, rồi đến các cơ hội làm ăn, địa vị xă hội, chính trị… Nghĩa là “các phe” được h́nh thành và phát triển suốt chiều dài của đời người trong một quốc gia hay cộng đồng quốc tế. Ở gia đ́nh chúng ta cũng có những hiện tượng tương tự. Nhiều khi phải giữ thể diện, ăn tiêu phung phí để các thành viên khác hài ḷng mà chấp nhận chúng ta. Thí dụ không đủ tiền, phải đi vay mượn để mua Tv màu, phẳng, hiện đại, hoặc nhà cửa rộng răi không cần thiết, tiện nghi đắt tiền, xe hơi hợp thời trang, cho con đi học trường điểm, du học ngoại quốc. Rồi kiếm tiền bằng những nghề bất chính.

Cũng v́ để được chấp nhận trong một tổ chức nghề nghiệp hay hàng xóm láng giềng, mà nhiều lúc chúng ta giữ yên lặng, trong khi đáng lư phải tố cáo bất công, áp bức, phản bội hoặc nói hành, gièm pha lẫn nhau. Khi khác phải hối lộ số tiền lớn để được nhận vào câu lạc bộ với nhiều quyền lợi. Tệ hơn nữa có những kẻ phải chứng minh ḿnh là tay anh chị, dám thực hiện những hành động côn đồ, bạo lực, phạm pháp để lọt được vào các hang ổ tội ác. Báo chí hàng ngày phơi bày nhan nhản các trường hợp như vậy trong xă hội “đen, đỏ” thuộc mọi cấp bậc, màu da, tiếng nói, ngôn ngữ, sắc tộc, quốc gia, quốc tế. Người ta thường hănh diện về nguồn gốc, tổ chức của ḿnh và khinh thường người khác. Bất hạnh thay, ngay cả trong t́nh trạng tôn giáo cũng có những khuynh hướng như vậy. Chúng ta có những mặc cảm giáo sĩ, giáo dân, giám mục, linh mục, tu sĩ và vô t́nh loại bỏ, khinh thường lẫn nhau. Những giáo xứ, họ đạo, địa phận càng phát triển phe nhóm hơn nữa. Chúng ta dùng “ảnh hưởng”, địa vị để áp đặt chương tŕnh của ḿnh trên người khác. Ư kiến của ḿnh phải là độc tôn, bất chấp sự thật và lẽ phải. Xưa nay đă xảy ra rất nhiều cạnh tranh, hiềm tỵ, phá đám giữa các phe nhóm trong cùng một nhà Ḍng, tỉnh Ḍng, giáo xứ, địa phận,… Thật là đau ḷng và vi phạm nặng nề luật thương yêu của Thiên Chúa. Nhưng chẳng ai lưu tâm. Người ta vẫn ngang nhiên tự phong là đạo đức, làm theo “Thánh ư”. Cũng không oan khi có kẻ xấu miệng gán ghép nhóm này là “bảo thủ” nhóm khác là “cấp tiến”, nhóm th́ được khen là cởi mở, thức thời. Nhóm bị chê là thoái hoá, lạc hậu. C̣n nhiều thuật ngữ khác nữa để miêu tả tinh thần “phe nhóm” mà tôi không thể liệt kê hết.

Trên đất nước Hoa Kỳ những năm gần đây, các phe nhóm nhập cư, nghèo khổ và phụ nữ đă đứng lên thách đố dân da trắng, thuộc thế giới thứ nhất giàu có, đa số là đàn ông, trong các tổ chức quyền bính của giáo hội. Họ đ̣i hỏi đâu là tiếng nói của những kẻ ngoài lề xă hội, bị loại trừ? Đâu là vị trí của họ trong ḷng Hội Thánh. Liệu tiếng nói của họ có được ai lắng nghe trong cơ chế thần học, giáo lư của giáo hội? V́ lư do này hay ư kiến khác nhiều người đă bị gạt ra khỏi sinh hoạt chung và không được kính trọng, tỷ như trường hợp của các ông En-đát và Mê-đát thời Môsê. Họ không đi hội họp mà vẫn có thể nói tiên tri ngay tại nhà ḿnh. Bảy mươi vị vọng khác không thể hiểu được và đă báo cáo lên ông Môsê. May thay Môsê đă hiểu ra vấn đề và đă ao ước mọi người khác cũng được hưởng Thần khí như hai ông. Môsê không có khuynh hướng phe phái như các bậc vị vọng kia. Ông trả lời Giosuê con ông Nun: “Anh ghen giùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban thần khí trên toàn dân của Người để tất cả đều là ngôn sứ”. Th́ ra, Thần khí không hề về phe với ai. Ngài hoàn toàn tự do hoạt động trên khắp mặt địa cầu. Chẳng ai có khả năng “nhốt” Ngài vào nơi chốn nào cả!

Đó là bài học lớn cho những ai liên minh với quyền bính trong giáo hội cơ chế. Đọc kỹ các bản văn thánh lễ hôm nay th́ đúng như vậy. Và cũng là cơ hội để chúng ta xét lại thái độ của ḿnh đối với các tín hữu vô danh tiểu tốt. Trước hết chúng ta phải nhận thức rằng: ân huệ và nghĩa vụ hoàn toàn thuộc về toàn thể cộng đồng đức tin. Không ai được phép giành đặc quyền đặc lợi cho “phe” của ḿnh. Tuy rằng một số người trong chúng ta có những trọng trách nặng nề hơn. Thí dụ những người đă được truyền chức để đại diện cho cơ chế hoặc cộng đoàn đặc biệt. Người khác làm tư tế, mục sư, giảng thuyết. Người khác nữa làm giáo lư viên, giảng sư, đọc sách, giúp lễ. Nhiều người có lời khấn, nhiều người không. Có những tín hữu hi sinh toàn thời gian cho việc phục vụ nhà Chúa, người tín hữu khác chỉ có thể bán thời gian. Tất cả đều chia sẻ công tác thăng tiến giáo hội. Đến đây th́ chúng ta phải dừng lại kẻo lây nhiễm tinh thần bè phái. Cứ như các bài đọc, th́ gương xấu không phải nói tiên tri sai chỗ hoặc trừ quỷ không có phép của Chúa Giêsu. Nhưng là một tinh thần hành đạo thiếu bác ái như Thánh Giacôbê dạy. Cho nên, khi nh́n lại vị trí của ḿnh trong giáo hội chúng ta phải ư thức rằng Thiên Chúa là Đấng hoàn thành thánh ư của Ngài qua Thần Khí. Không phụ thuộc vào ai. Ngài chịu trách nhiệm về chương tŕnh của ḿnh: chỉ đạo, hướng dẫn, chữa lành, làm phép lạ, hoà giải, nuôi dưỡng kẻ nghèo đói, an ủi cô nhi quả phụ, kết thúc chiến tranh, ban phát hoà b́nh, xây dựng ngôn sứ, tương lai,.. Ngài sẽ hành động trong và ngoài giáo hội cơ chế, trong và ngoài hội nghị kỳ mục.

Trong bài Tin mừng, tông đồ Gioan phàn nàn với Chúa Giêsu rằng có ai đó không thuộc về nhóm mười hai đă làm dấu lạ nhân danh Thầy Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đă cố ngăn cản v́ người ấy không theo chúng ta.” Rơ ràng trong đầu óc ông có tư tưởng phe phái và cố chấp. Ông sợ thiên hạ chia sẻ quyền lực của ḿnh. Họ mới là những người được hưởng đặc ân, được tham dự vào sứ vụ của Thầy, cho nên ông ngăn cấm người ta trừ quỷ. Hẹp ḥi biết mấy, tương tự như năo trạng chúng ta hôm nay. Nhưng Gioan đă thất bại. Chúa Giêsu khiển trách ông: “đừng ngăn cản người ta, v́ không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay cả sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.” Cũng giống như trường hợp của Môsê, Chúa Giêsu cho biết đừng giới hạn quyền năng của Thánh Thần. Ngài hoàn toàn tự do vươn tới những đối tượng có nhu cầu, ngay cả vượt ra ngoài khuôn khổ nhóm mười hai ưu tuyển. Trong Tin mừng chẳng chỗ nào thấy Chúa Giêsu thiết lập “tiêu chuẩn” để làm môn đệ. Tất cả đều được thâu nhận miễn là có thành tâm, thiện chí: “Những ai không chống lại Thầy, là ủng hộ Thầy.” Đúng là một luật lệ chung chung, phổ quát. Chẳng tổ chức nào trên thế gian đặt tiêu chuẩn cho các hội viên của ḿnh rộng răi như vậy. Chúng ta nên lấy đây làm gương để xét lại thái độ trong khu xóm, giáo xứ. Những ai có nhu cầu, đều phải được chúng ta chăm lo, bất kể màu da, ngôn ngữ, địa vị xă hội, giàu nghèo,… hạn chế là không phải tinh thần Chúa Giêsu!

Hơn nữa Ngài c̣n nhấn mạnh: “Ai cho anh em dù chỉ một chén nước lă… th́ Thầy bảo thật, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.” Thế nghĩa là chẳng cần nhăn hiệu thành viên của nhóm mới được “quyền lợi” phần thưởng! Ôi sao mà cao sang, rộng răi: Cả nhân loại, mọi thời, mọi nơi, đều được lănh phần thưởng của Thượng Đế, nếu biết yêu thương, bác ái. Cái tiêu chuẩn duy nhất để làm môn đệ Chúa Giêsu là “t́nh yêu” tha nhân. Cứ như lối suy nghĩ này th́ những kẻ làm lớn trong hàng môn đệ của Ngài có lẽ lại trở nên rốt hết, v́ họ khinh thường những kẻ bé mọn trong cộng đồng. Chọn những vị trí tốt nhất để trở thành vật cản, không cho thiên hạ tiếp cận với Chúa Giêsu. Họ đặt ra không biết bao nhiêu lề luật, hạn chế! Thật ra, Thần khí của Thiên Chúa không hề bị ngăn cản. Ngài tự khẳng định ḿnh trong các công tŕnh yêu mến, bác ái. Không ai có đặc quyền đặc lợi trong sứ vụ của Chúa Giêsu! Tất cả đều b́nh đẳng, tất cả đều là anh em trong t́nh yêu của Ngài: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Tiêu chuẩn để theo Chúa Giêsu, làm môn đệ Ngài chỉ có bấy nhiêu! Và chúng ta thấy nhiều hạng người này trong xă hội, bên Đông cũng như bên Tây, da trắng cũng như da màu, nghèo cũng như giàu. Họ nuôi dưỡng cô nhi quả phụ, chăm lo bệnh nhân, người già cả, trẻ bé thơ, bụi đời, x́ ke, ma tuư, aids. Họ cổ vơ hoà b́nh, chống chiến tranh, bất công xă hội, lập nhà thương, xây dựng trường học, xoá đói giảm nghèo, phân phát thuốc men miễn phí. Những công việc này, đáng lẽ là của giáo hội và các môn đệ Chúa Giêsu.

Cứ như kinh nghiệm th́ nhiều tổ chức đi trước chúng ta trong công tác từ thiện. Họ rất đỗi nhạy cảm trước những khổ đau của tha nhân. Nhiều khi chúng ta c̣n phải tổ chức, cắt đặt, chỉ định vai vế. Những tổ chức t́nh nguyện th́ khỏi cần. Ở đâu có nhu cầu là họ đáp ứng ngay, mau lẹ và chu đáo. Cách cho hơn là của cho. Cha Karl Rahner có ư kiến rằng, bởi lẽ chỉ có một Thiên Chúa, Đấng thương yêu nhân loại qua Đức Kitô, cho nên tất cả những ai nghe theo lương tâm, làm lành lánh ác, theo lẽ phải mà hành động th́ đều là môn đệ Chúa Giêsu. Nói “vâng” cho các đ̣i hỏi của Ngài, dầu biết hay không biết Ngài hiện diện trên trần gian. Karl Rahner gọi họ là Kitô hữu “vô danh”. Như thế th́ những ai sống thiện, làm lành đều hưởng Thần khí của Ngài, thi hành sứ vụ của Ngài và chúng ta phải công nhận ân huệ nơi kẻ khác, ân huệ thường nhật trong nếp sống, chứ không phải chỉ là lư thuyết. Chúng ta không buộc phải chấp nhận thuật ngữ “tín hữu vô danh” của Karl Rahner. Nhưng ư kiến của ông có phần chính xác. Đời sống tốt lành là dấu chỉ bàn tay Thiên Chúa đang hoạt động trên thế gian. Những linh hồn như thế sẽ được Thiên Chúa cứu vớt bằng cách nào đó mà chúng ta không biết. Bởi họ đang thi hành Thánh ư Ngài giữa đồng loại ḿnh. Hy sinh của họ soi sáng chúng ta gạt bỏ khuynh hướng bè phái, chia phe. Tinh thần của Đức Kitô, quả thật, đă bẻ găy mọi rào cản, đạp đổ mọi tường thành mà linh mục, tu sĩ, giáo dân “chính thống” đă dựng nên. Nó đă thấm nhuần mọi tầng lớp xă hội, tràn lan khắp mặt địa cầu. Xin Chúa cho chúng ta luôn được tinh thần ấy hướng dẫn măi măi. Amen.

Suy niệm : Chiếc đồng hồ chậm năm phút nguy hiểm hơn cái chậm nửa tiếng. Chậm nửa tiếng người ta dễ biết mà điều chỉnh. C̣n chậm năm phút khó biết hơn nên dễ bị nhỡ tàu xe, máy bay, công việc. Cũng thế, chân lư nửa vời gây nhiều thiệt hại hơn sai lầm hoàn toàn. (Danh ngôn phương Tây).

 Giuse Nguyễn Cao Luật, op

Để Trở Nên Môn Đệ Đích Thực

Mc 9, 38-43.45.47-48

Đừng nghĩ rằng ḿnh có quyền ưu tiên

Khi thánh Mác-cô viết cho các độc giả của ḿnh, Nhóm Mười Hai đă phân tán, một vài người đă qua đời. Tuy vậy, cộng đoàn được thành lập xưa kia quanh Đức Giê-su vẫn là kiểu mẫu cho mọi cộng đoàn. Qua tŕnh thuật, thánh Mác-cô nhắc lại cho các tín hữu thời ấy về cách sống họ phải có với nhau cũng như về mối tương quan của họ với thế giới bên ngoài : không được tự cho ḿnh quyền ưu tiên trên người khác, việc phục vụ, sự b́nh an.

Kẻ trừ quỷ

Câu chuyện khởi đầu với đề nghị của ông Gio-an về việc có người không ở trong hàng ngũ môn đệ mà lại lấy danh Đức Giê-su để trừ quỷ. Các môn đệ muốn xin Thầy cấm không cho người ấy làm như vậy.

Đề nghị này diễn tả tham vọng của một số người trong dân Chúa muốn có những đặc quyền và độc quyền, kể cả quyền trừ quỷ. Đức Giê-su cho thấy thái độ ngược lại : Người luôn hướng ra ngoài những biên giới hữu h́nh, những cơ chế, với mục đích làm cho việc phục vụ được mở rộng và đạt được hiệu quả tối đa. Xét cho cùng, sự hiện diện của Đức Giê-su cũng như của Hội Thánh chính là dẹp tan sức mạnh của Xa-tan để Nước Thiên Chúa được lan rộng. Chỉ có những ai kết hiệp với Đức Ki-tô, Đấng duy nhất đă chiến thắng ma quỷ, mới có thể làm được công việc này.

Do đó, thay v́ cấm đoán, Đức Giê-su đă dạy các môn đệ hăy biết trân trọng và cộng tác với những người, cách này cách khác, đang làm cho Nước Thiên Chúa được lan rộng thêm. Những người này có thể không thuộc vào số những môn đệ của Đức Ki-tô, nhưng vẫn có thể là những cộng tác viên của Người : "Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta."

Ngoài ra, theo tác giả Tin Mừng thứ hai, Thần Khí được ban tặng cho hết mọi người và không cơ cấu nào có thể ràng buộc Thần Khí của Đấng Phục Sinh : Người là Đấng vượt lên trên mọi cộng đoàn nhân loại, mọi hoạt động xă hội, mọi gia đ́nh tôn giáo. Thần Khí luôn chống lại mọi h́nh thức địa phương hóa Hội Thánh, mọi ư định muốn trói buộc sự năng động mà Người là nguồn mạch.

Chính v́ vậy, người môn đệ Đức Ki-tô không thể viện cớ bảo đảm sự chính thống để rồi đồng hóa sự thuộc về Đức Ki-tô với một quan niệm loại trừ, gạt bỏ hết những ai không cùng niềm tin với ḿnh. Nước Thiên Chúa không chỉ ở đây hay ở đó, nhưng ở bất cứ nơi đâu có những con người thiện chí.

"Ai cho anh em uống một chén nước ..."

Người Ki-tô hữu là đại diện của Đức Ki-tô. Đây là một trách nhiệm cao cả. Tuy nhiên, ở đây, trong câu nói của Đức Giê-su, người môn đệ là cả một cộng đoàm trở nên bé nhỏ, và do đó là người phục vụ chứ không phải là người lănh đạo. Tuy thế, trong cộng đoàn cũng như nơi từng người, Đức Giê-su vẫn luôn hiện diện. Người môn đệ nhỏ bé nhất vẫn là tượng trưng cho Đức Ki-tô. Phẩm giá cao quư này đ̣i buộc họ phải sống đúng theo Đức Giê-su mong muốn, đồng thời cũng buộc người khác phải nh́n người môn đệ ấy là chính Đức Ki-tô.

"... Làm cho một trong những kẻ bé mọn sa ngă ..."

Đó là làm cớ cho người khác lung lạc trong việc gắn bó với Đức Ki-tô. Hành động này đi ngược với việc phục vụ, đón tiếp, và xây dựng b́nh an. Đây là tội nặng và đáng chịu h́nh phạt nặng nề : chịu cột cối đá vào cổ và quăng xuống biển.

Trong Tin Mừng, các kẻ bé mọn có thể hiểu là những người hèn kém, ít học, bị coi thường. C̣n trong đời sống Ki-tô hữu, kẻ bé mọn là những người có ḷng tin yếu kém, ít am hiểu. Thái độ nghiêm khắc của Đức Giê-su nói lên ḷng kính trọng và mối ưu tư Người dành cho loại người này. Qua đấy, Đức Giê-su cũng muốn tố cáo thái độ độc quyền của những thủ lănh tôn giáo : giải thích Kinh Thánh, đóng cửa không cho những kẻ muốn vào. Theo Đức Giê-su, hành động này là sự huỷ hoại chính ḿnh khi huỷ hoại người khác, bởi v́ làm như thế là tự cho ḿnh quyền nắm giữ Thần Khí và có quyền tự do làm bất cứ điều ǵ theo ư ḿnh.

Tiếp đến, Đức Giê-su nói đến sự trầm trọng của gương xấu theo mối nguy mà nó gây ra cho mỗi người. Các chi thể của con người như tay, chân, mắt, mũi, v.v... là những bộ phận cho phép con người hoạt động và tạo nên những mối tương quan. Con người phải điều khiển những hoạt động và tương quan của ḿnh để tạo nên sự sống, chứ không phải gây ra tội lỗi hay sự chết. Đây là một lựa chọn có giá trị tuyệt đối : người ta không thể coi bất cứ điều ǵ có tầm quan trọng hơn sự sống - sự sống vĩnh cửu. Điều ǵ đi ngược với sự sống này, phải bị loại bỏ dứt khoát.

Dĩ nhiên, câu nói của Đức Giê-su không thể hiểu theo nghĩa chặt. Đàng khác, cũng thật là vô ích khi cố t́m xem những tội nào mà tay, chân hay mắt có thể là cơ hội. Mà giả như có cắt bỏ những phần thân thể này cũng không loại trừ được nguy hiểm.

Qua khẳng định này, Đức Giê-su muốn nhấn mạnh đến việc chọn lựa, và người ta phải đặt sự sống vĩnh cửu lên trên mọi giá trị khác, kể cả những ǵ thân thiết nhất. Như vậy, trong suốt bản văn này, vấn đề được nêu lên cho người môn đệ Đức Ki-tô là : cuộc sống và hành động của họ có làm cho họ, và cho người khác, được sống hay phải chết ?

Thuộc về Đức Ki-tô

Bài Tin Mừng hôm nay đề ra cho chúng ta hai sứ điệp :

Sứ điệp thứ nhất

Người xua đuổi quỷ là người tốt; họ là đối thủ hữu hiệu chống lại cái ác, và do vậy, họ được liên kết cách thực sự với Đức Ki-tô. Có thể gặp thấy những người này ở khắp nơi, kể cả ở ngoài số những môn đệ chính thức của Đức Ki-tô.

Nét đặc trưng của người môn đệ Đức Ki-tô là không được ngăn cản những người này hoạt động, viện cớ rằng họ không nhận quyền từ Đức Ki-tô.

Sứ điệp thứ hai

Đức Giê-su yêu cầu chúng ta phải là những người trung tín đến mức phải loại trừ tất cả những ǵ gây trở ngại cho việc gắn bó với Người. Những ai nghĩ rằng b́nh an và sự công chính của Thiên Chúa là điều có thể thực hiện, cho dù phải trả giá là một cái chân hay một con mắt, những người ấy trở thành anh hùng trong lịch sử nhân loại. Đây không phải là trường hợp những người quá bận tâm để cứu lấy những đồ đạc của ḿnh, và được đánh đổi bằng một vài thoả hiệp.

Chúng ta hiểu rằng hai sứ điệp này không dễ thực hiện. Tuy nhiên, trong lư thuyết, nó cũng cho chúng ta cảm thấy vui thích. Sứ điệp thứ nhất phù hợp với tinh thần thoáng đạt, bao dung mà con người ngày nay đang hướng đến. Sứ điệp thứ hai phù hợp với tính trung thực đang được khuyến khích khắp nơi.

Nhưng phải chăng Đức Giê-su chỉ nói với chúng ta như thế ?

Để ư một chút, ta nhận ra một điểm chung : thuộc về Đức Ki-tô. Kẻ trừ quỷ phải "nhân danh Đức Giê-su", kẻ bé nhỏ nhận ly nước "v́ thuộc về Đức Ki-tô" và kẻ có những chọn lựa là để "vào trong Nước Thiên Chúa".

Như thế, trong mọi hoạt động, dù ăn, dù uống, dù làm việc ǵ, ta cũng phải nhận ra dấu vết của Thiên Chúa và của Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Chúng ta phải để cho ngọn lửa Thánh Thần thanh luyện các phán đoán và cách ứng xử của chúng ta. Nhờ đó, chúng ta nhận ra cách tích cực nơi chính ḿnh và nơi người khác - dù người ấy c̣n xa lạ với Ki-tô giáo - dấu chỉ của Thần Khí Đức Giê-su. Thần Khí luôn mời gọi chúng ta sống thánh hơn, và do đó, tinh thần thoáng đạt hơn. Thánh Kinh luôn mời gọi chúng ta chân thành hơn, và như vậy, tự do hơn ...

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op 

Gương Mù Gương Xấu

Mc 9, 38-43.45.47-48

       

         Bài Tin Mừng hôm nay có bốn lời khuyên của Chúa Giê-su được thánh Mác-cô ráp lại với nhau : Thứ nhất, hăy loại bỏ thái độ thống trị, ngay cả với người ngoài cộng đồng Giáo hội. Thứ hai, giá trị của mỗi người môn đệ là do liên đới với Đức Ki-tô. Thứ ba, đừng làm cớ cho người khác vấp ngă, dù là người nhỏ bé nhất. Thứ tư,  hăy loại bỏ mọi nguyên nhân làm cho ḿnh vấp ngă, v́ giá trị tuyệt đối của nước trời. Sau đây chúng ta chỉ t́m hiểu hai điều sau thôi, tức là vấn đề gương mù gương xấu.

           Chúng ta biết : điều răn của Chúa đặt cơ sở trong cơi ḷng, trong tư tưởng, trong lương tâm, một khi con người có tư tưởng thế nào th́ hành động ắt sẽ xảy ra như vậy. Nhưng có một điều trớ trêu là từ tư tưởng tốt đến hành động tốt có vẻ hơi xa, ngược lại, từ tư tưởng xấu đến hành động xấu th́ rất gần. Những hành động xấu lại là dịp tội, là gương mù gương xấu kéo theo bao nhiêu thứ tội khác và kéo theo bao nhiêu người khác nữa sa ngă : “mù dắt mù cả hai ngă xuống hố”. Một ngọn đèn hết sáng th́ bóng tối ùa vào, bao nhiêu ngọn đèn khác cần được thắp sáng nhờ ngọn lửa của ngọn đèn đó th́ nay không c̣n. Một ngọn đèn tắt đi là không những tối cho ḿnh mà cho nhiều người khác dễ vấp ngă. 

          Gương mù gương xấu là lời nói hay việc làm gây nên sự thiệt hại cho linh hồn người ta. Gương mù gướng xấu ví như ḥn đá đặt giữa lối đi làm cho người ta vấp ngă, nên dịp cho người ta phạm tội. Tai hại như vậy nên Chúa Giê-su gắt gao lên án hết mọi kẻ làm gương mù gương xấu. Chúa lên án gắt gao v́ họ là những kẻ giết người vô tội, tiêu hủy đức tin, làm tăng thêm số người tội lỗi và khô khan, nói chung là làm hại các linh hồn. Kinh Thánh cho biết bà Dê-da-ben ăn ở lẳng lơ làm gương mù gương xấu cho dân, số người bắt chước đời sống xấu xa của bà trong mấy năm thôi đă trở nên gấp muời lần số người các ngôn sứ đă khuyên được sau bao nhiêu năm khó nhọc vất vả. Tai hại và nguy hiểm như vậy nên Chúa Giê-su nói : họ đáng buộc thớt đá cối xay vào cổ và quăng xuống biển, v́ họ phải chịu trách nhiệm về những tội họ làm cho người ta phạm và những tội chính họ phạm nữa. Chúng ta cũng nên biết thêm một chút về câu nói trên đây của Chúa Giê-su. Ở Do Thái có hai loại thớt cối đá : một loại thớt cối xay bột do các bà làm bánh quay tay, một loại rất nặng do đôi ḅ kéo để chà ngũ cốc. Ở Pa-lét-tin có hai h́nh phạt nặng nhất cho tử tội là thập giá và buộc thớt cối đá ném xuống biển. Loại h́nh phạt thứ hai do người Rô-ma mang vào Do Thái, và rất kinh sợ v́ chết ch́m nghỉm, mất xác, làm mồi cho hà bá. Chúa Giê-su dùng h́nh ảnh này để nói lên một chân lư đáng sợ của Ngài là nếu gây gương mù dịp tội th́ đáng lănh án phạt nặng nề kinh khiếp không phải là ở trần gian mà là trong hỏa ngục của đời sau. Thật vậy, một người phạm tội một ḿnh đă là tội rồi, lại c̣n lôi cuốn người khác phạm tội nữa, th́ tội đó c̣n nặng hơn là tội giết người, v́ giết người là cất một sự sống trăm năm, c̣n gương mù làm mất sự sống vĩnh cửu. Và chúng ta nên nhớ : tội gương mù không phải là hễ nhiều người thấy mới là gương mù, mà chỉ một người thấy thôi cũng đủ là gương mù rồi. 

          V́ thế, Chúa Giê-su dạy chúng ta phải hết sức tránh dịp tội, Chúa bảo phải “móc mắt, chặt tay, chặt chân”, không phải là móc mắt, chặt tay, chặt chân thật mà Chúa chỉ muốn so sánh việc mất mắt, mất tay, mất chân với việc cả toàn thân bị ném vào hỏa ngục. Chúa bảo chúng ta phải lựa chọn một trong hai điều : hoặc là phải hy sinh một vài điều có thể gọi là quư báu tạm thời trên đời đổi lấy sự sống vĩnh cửu, hoặc là cứ khư khư giữ lấy cái quư giá tạm bợ kia để rồi lănh án phạt đời đời. Vậy móc mắt, chặt tay, chặt chân là Chúa muốn chúng ta đặt ra một kỷ luật nghiêm minh cho chính ḿnh. Chẳng hạn nếu h́nh ảnh nào làm cho chúng ta phạm tội, chúng ta phải can đảm ngoảnh mặt đi, cũng như không thể để gói thuốc nổ gần lửa rồi mong rằng không có tai nạn xảy ra. Cũng tương tự như thế cho những ai ở trong dịp tội, đừng có liều ḿnh. Các thánh nhân đă kinh nghiệm dạy : “thà pḥng bệnh hơn chữa bệnh”, “đào vi thượng sách”. Trong kinh Lạy Cha, chúng ta đọc “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, mà một đàng ḿnh cứ quanh quẩn ở trong dịp tội, cứ đứng ở chỗ trơn trượt th́ sao đây ? Cuộc đời có thể có những cái nếu chúng ta không làm th́ bị anh em cười chê, nhưng nhớ rằng : bị Chúa cười chê đời đời mới đáng sợ và phải sợ, chứ c̣n trần gian cười ba tháng là tối đa. Chúa muốn chúng ta nghĩ tới h́nh khổ hỏa ngục trầm luân mà giữ ḿnh cẩn thận.

          Vậy chúng ta phải tránh xa dịp tội, gương mù gương xấu để chính ḿnh khỏi vấp ngă, và chúng ta cũng đừng bao giờ làm dịp tội hay gương mù gương xấu cho người khác. Cả hai đều đáng khinh đáng ghét ở đời này và lănh án phạt nặng nề đời sau.

Như Hạ, op

Toàn Dân Là Ngôn Sứ

Mc 9, 38-43.45.47-48

Ngôn sứ là một vinh dự hay một trách nhiệm ? Nếu là vinh dự, phải chăng chỉ thuộc về một ít người ? Nếu là trách nhiệm, tại sao mọi người không cùng chia sẻ ? Dù sao phải nhận vai tṛ ngôn sứ khó thực hiện nhất trong mọi thời đại. Phải can đảm lắm mới có thể đóng vai ngôn sứ trong cuộc đời đầy những bất công. Xă hội càng bất công, ngôn sứ càng dễ bị bách hại. Nhưng ngôn sứ không phải chỉ có một kẻ thù. Nhiều khi kẻ thù là chính ḿnh. Tinh thần bất bao dung là kẻ thù lớn nhất.

ƠN NGÔN SỨ

Ngôn sứ là người cần Thánh Linh nhiều nhất. Sau khi chọn bảy mươi hai kỳ mục, Môsê đàm đạo với Thiên Chúa. " Khi Thần Khí đậu xuống trên các ông, th́ các ông bắt đầu phát ngôn." (Ds 11:25) Thần Khí làm việc thực sự trong Môsê và các kỳ mục, kể cả những người vắng mặt trong Lều. Một trong những dấu hiệu Thần Khí đó là tinh thần bao dung. Sự ghen tương không phát xuất từ Thần Khí. Chính v́ tinh thần bao dung đó, Môsê đă có một cái nh́n rộng hơn Giôsuê : "Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ !" (Ds 11:29)

Giấc mộng Môsê đă trở thành hiện thực trong thời Tân Ước. Đức Giêsu đă mở rộng tầm nh́n của Gioan. Quả thực, khi nghe báo cáo về một người trừ quỉ không thuộc nhóm ḿnh, Người đă dẹp ḷng dạ hẹp ḥi của ông : "Không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta." (Mc 9:39-40) Như thế không có nghĩa Chúa chấp nhận thái độ tiêu cực, hững hờ, thụ động. Trái lại, Người đ̣i phải có một nỗ lực dấn thân dứt khoát : "Ai không đi với tôi, là chống lại tôi ; và ai không cùng tôi thu góp, là phân tán." (Mt 12:30) "Những người theo Đức Giêsu đều có chung một mục đích là xây dựng Nước Trời. Đừng để cho những khác biệt ngăn trở công cuộc lớn lao nà.y" (Life Application Study Bible 1991:1753) Nhưng làm sao có thể xây dựng Nước Trời, nếu không hợp tác với Đức Giêsu và những người theo Chúa ? Việc hợp tác đó có tên gọi là t́nh yêu.

Một ngôn sứ không bao giờ đóng khung Thần Khí trong những giới hạn hẹp ḥi. Thần Khí không biết đến những giới hạn con người. Bởi thế, óc cục bộ đối nghịch với sứ mạng ngôn sứ. Không bao dung không phải là ngôn sứ. Hơn ai hết, ngôn sứ phải học nơi Thiên Chúa v́ "Chúa vô cùng nhân hậu, khoan dung, đại lượng." (Rm 2: 4) Quả thật "ngôn sứ hiện diện như những dấu chỉ t́nh yêu, yêu đến độ hoàn toàn hiến thân." (Fisichella 1995:797) Cần phải t́m một con đường giải thoát cho mọi người. Chỉ Thần Khí mới có thể tạo nên những ngôn sứ có khả năng trừ quỷ. Thế nhưng, khi "thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ," (Mc 9:38) ông Gioan đă vội báo cáo với Thầy. Chắc chắn ông và các môn đệ khác phải thấy đó là điều tốt. Tuy thế, ông vẫn nhất quyết "ngăn cản v́ người ấy không theo chúng ta." (Mc 9:38) Như thế ông chưa thể "thuộc về Đấng Kitô," (Mc 9:41) một Đấng Kitô "có ḷng hiền hậu và khiêm nhường." (Mt 11:29)

Thuộc về Đấng Kitô không có nghĩa là thuộc về một cơ chế hay nhóm nào. Thần Khí Đức Kitô hoạt động trong mọi người. V́ Thiên Chúa "muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lư." (1 Tm 2:4) Thần khí sự thật sẽ biến đổi toàn thể bộ mặt trái đất. Một ngôn sứ không thể không biết đến sức hoạt động vô cùng lớn lao đó của Thần Khí để tôn trọng mọi giá trị Thần Khí đă và đang tạo nên trong những tâm hồn và mọi nền văn hóa. Chính v́ ư thức được sức hoạt động Thần Khí đó, Giáo Hội đă mở ra một chiều hướng đối thoại với mọi người để t́m thấy con đường Thánh Linh đang dẫn nhân loại đến nguồn ơn cứu độ.

Nhưng trong khi đ̣i ngôn sứ phải bao dung đối với mọi người, Đức Giêsu không cho phép họ khoan dung với chính ḿnh. V́ mục đích càng cao càng đ̣i kỷ luật khắt khe. Ơn cứu độ chính là mục đích của mọi hoạt động ngôn sứ. Đức Giêsu dùng một h́nh ảnh sống động hơn để diễn tả ơn cứu độ : "vào cơi sống," (Mc 9:43, 46) "vào Nước Thiên Chúa." (Mc 9:47) Không thể có một nhượng bộ nào trong mục đích tối cao này. Tất cả mọi tương quan đều phải nhắm tới hạnh phúc vô cùng lớn lao và chân thật đó. Tất cả mọi tương quan cần đến những hoạt động thân xác như tay chân, miệng lưỡi, con mắt. Nếu muốn trung thành với sứ mạng ngôn sứ, người môn đệ Đức Giêsu phải có một ư chí quyết liệt, dứt khoát. Khi những tương quan, dù tốt đẹp tới mấy, cản trở họ đem mọi người đến cứu cánh cuộc đời, họ phải đưa ra những quyết định sáng suốt, kịp thời và dứt khoát mới có thể hoàn thành sứ mạng lớn lao. Thái độ chần chừ, tiếc rẻ rất nguy hiểm. V́ nhiều khi cơ hội không đến hai lần. Chính Đức Giêsu đă cảnh cáo : "Chúng ta phải làm những việc của Đấng đă sai Thầy, khi trời c̣n sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được." (Ga 9:4) Khi đă tin nơi Đức Giêsu, dù nhỏ bé tới đâu, người ta cũng có quyền đ̣i cộng đoàn ngôn sứ tạo những điều kiện thuận lợi để bước "vào Nước Thiên Chúa." Nếu không, chính số mệnh ngôn sứ cũng bị đe dọa (Mc 9:42).

CON ĐƯỜNG TRƯỚC MẮT

Hôm nay, trước quá nhiều những cạm bẫy đang lôi kéo mọi người xa ĺa Nước Thiên Chúa, ngôn sứ phải làm ǵ ? Trước hết "những tín hữu phải được chuẩn bị đọc ra các DẤU CHỈ THỜI ĐẠI. Ngôn sứ phải tạo ra những dấu chỉ mới làm cho sứ điệp cứu độ trở thành hiện thực trước những nhu cầu thời đại." (Fisichella 1995: 796) Nhu cầu lớn lao của thời đại hôm nay chính là công lư và ḥa b́nh. Biết bao người đă tranh đấu đến chết cho nhu cầu lớn lao đó. Nhưng thế giới vẫn chưa hết bất công. Bởi thế vai tṛ ngôn sứ vẫn cần thiết và trở thành thách đố của thời đại. Ngôn sứ phải đứng ngoài mọi lôi cuốn của quyền lực, tiền bạc, để mạnh mẽ gióng lến tiếng nói của sự thật : "Hỡi những kẻ giàu có, các người đă gian lận mà giữ lại tiền lương của những người thợ. Ḱa tiền lương ấy đang kêu lên oán trách các người, và tiếng kêu của những người thợ ấy đă thấu đến tai Chúa các đạo binh." (Gc 5:4) Lời chứng mạnh mẽ ấy không chỉ nhằm cá nhân, nhưng cả những cơ chế bất công trong mọi lănh vực chính trị, kinh tế, xă hội, tôn giáo, văn hóa v.v.

Có dẹp được bất công, mới mong có ḥa b́nh. Người tín hữu được kêu gọi trở nên "con Thiên Chúa" với sứ mệnh "xây dựng ḥa b́nh." (Mt 5:9) Ḥa b́nh là một hồng ân, nhưng cũng là một nỗ lực lớn lao của nhiều người thiện chí. Ngôn sứ nhận đó như một sứ mệnh chính yếu của đời ḿnh, v́ bản chất Tin Mừng là ḥa b́nh (Ep 6:15). Tất cả mọi hoạt động ngôn sứ chỉ nhằm dẹp những chướng ngại, chuẩn bị cho nhân loại đón tiếp "Hoàng tử ḥa b́nh." (Is 9:6) Chướng ngại lớn nhất là bất công. Ḷng ghen tương của Giôsuê và Gioan có thể tạo ra những hậu quả bất công đối với những người được "Thần Khí đậu xuống" (Ds 11:26) hay "lấy danh Thầy mà trừ quỷ." (Mc 9:38) mặc dù họ không cùng chung một nhóm hay cơ chế với ḿnh. Ngôn sứ phải cầu xin "ơn phân định thần khí" (1 Cr 12:10) để có thể có một cái nh́n sáng suốt và bao dung trước những công việc xây dựng của những người thiện chí.

Nhưng sứ mệnh cao cả đó chỉ được hoàn thành nếu "các tín hữu tiếp tục tra vấn chính ḿnh về ư nghĩa những ǵ đă được mạc khải cho chúng ta và đồng thời thúc ép chúng ta hướng về h́nh thức tự do cao cả nhất," (Fisichella 1995: 796) tức là t́nh yêu Thiên Chúa. "Chính v́ để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đă giải thoát chúng ta." (Gl 5: 1) Hơn nữa, "Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, th́ ở đó có tự do." (2 Cr 3:17) Bởi vậy, ngôn sứ "đừng dập tắt Thần Khí" (1 Tx 5:19) đang hoạt động trong các tôn giáo và văn hóa khác. Tất cả những ân huệ lớn lao đó chỉ có thể đạt được trong sức mạnh lời Chúa, v́ "Lời Thiên Chúa là động cơ lớn nhất thúc đẩy chúng ta khám phá ư nghĩa cuộc đời và đồng thời huấn luyện mỗi người chúng ta đảm nhận trách nhiệm của ḿnh" (Fisichella 1995: 796), trách nhiệm làm ngôn sứ cho thời đại.

Lm Đỗ Vân Lực, op 

Ngộp Thở

Mc 9, 38-43.45.47-48           

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) đă gởi đến toàn thể Dân Chúa ở Việt Nam cũng như Hải ngoại Thư Mục Vụ Năm 2006 (TMV 2006) với chủ đề : “SỐNG ĐẠO HÔM NAY.”  Nội dung xoay quanh việc làm chứng, từ trong gia đ́nh đến ngoài xă hội.  Chứng từ khởi nguồn từ việc hoán cải  bản thân đến việc phục vụ và đối xử công bằng.  Tất cả nhằm kêu gọi mọi người “tôn trọng những quyền căn bản của con người.”[1]

Thật là một tiếng kêu khẩn thiết.  Đă đến lúc Kitô hữu phải hành động để làm chứng.  Lư do v́  họ là ngôn sứ của Chúa giữa thời đại. Dù đồng ư hay không, mọi người đều thấy đây là cơ hội cần suy nghĩ. 

Với hết ḷng quư mến và tôn trọng các vị chủ chăn, tôi hân hoan đón nhận những lời khuyên răn ấy.  Nhưng tự hỏi làm cách nào có thể thực hành những điều cao đẹp đó, nếu trước tiên tôi không hiểu ngôn sứ là ǵ.  Nếu là ngôn sứ, tôi có vai tṛ ǵ và phải làm ǵ ?  Làm sao một dân quèn như tôi lại có thể là phát ngôn viên của Chúa cho thời đại hôm nay ?  Thôi !  Tôi không dám đâu !  Việc đó phải dành cho các đấng bậc cao cấp trong Giáo hội chứ !

Nghĩ như thế là tôi đă vặn ngược kim đồng hồ mất rồi !  Ngay từ hồi c̣n lưu lạc trên sa mạc, Dân Chúa đă từng nghe Môsê nói : “Toàn dân ... đều là ngôn sứ, v́ Đức Chúa đă ban Thần Khí của Người trên họ.”[2]  Không có những khẳng quyết đó, nhất định tôi vẫn cứ đinh ninh ngôn sứ không phải là phận vụ của tôi.  Tôi càng yên tâm khi Công Đồng Vatican II tuyên bố mọi thành phần Giaó Hội đều chia sẻ chức vụ ngôn sứ của Đức Kitô.[3]  Nhưng chức vụ và phận vụ ngôn sứ tiên vàn thuộc về các giám mục.[4] 

Như thế, dù là ngôn sứ, tôi cũng không thể nhân danh sứ mệnh đó mà coi thường phẩm trật Hội Thánh.  Không thể sống trong cảnh “cá đối bằng đầu.”  Nhưng cũng không thể nhân danh phẩm trật để coi thường mọi sứ ngôn. V́ được Thần Khí thúc đẩy, ngôn sứ nói ra những điều xây dựng cộng đoàn, chứ không v́ và cho cá nhân.[5]   Ngôn sứ đích thực  không nói những điều nghịch với giáo huấn của Giáo hội về tín lư và luân lư.

Thánh Phaolô đă khuyên chúng ta đừng dập tắt Thần Khí.[6]  Cũng như gió, Thần Khí muốn thổi đâu th́ thổi,[7] chứ không lệ thuộc cơ chế hay biên giới nào. Chính v́ thế, cả Chúa Giêsu và Môsê đều cho thấy rơ sức mạnh vô biên của Thần Khí.[8] 

Chính Thần Khí là tác giả của mọi hồng ân và ân huệ trong cộng đoàn.[9]  Không có Thần Khí cũng chẳng có Giáo Hội và phẩm giá người Kitô hữu.  Thật vậy, “chúng ta đều đă chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí, để trở nên một thân thể.”[10]   Hơn nữa, phẩm giá cao cả của Kitô hữu c̣n t́m thấy nơi h́nh ảnh Thiên Chúa và t́nh bạn với Chúa Kitô,[11] Đền Thờ Thiên Chúa.[12]  Ngày nay, phẩm giá Kitô hữu c̣n nổi bật khi Giáo hội được định nghĩa là Dân Thiên Chúa.[13]   

HĐGMVN kêu gọi Kitô hữu “tôn trọng quyền căn bản của con người.”  Nhưng bao năm qua, người giáo dân đă được tôn trọng tới mức nào ?  Họ là ngôn sứ nhưng tiếng nói lại bị bóp nghẹt !  Hơn nữa, họ không được chuẩn bị và không có cơ hội để thi hành vai tṛ ngôn sứ giữa ḷng Giáo hội và thế giới.  Làm sao giáo dân “có điều kiện để sống xứng với phẩm vị của ḿnh”[14] ?   Làm sao “xây dựng một cộng đoàn trong đó mọi thành phần đều được yêu thương và được đối xử công bằng”[15]  khi phẩm vị Kitô hữu bị chà đạp ?    Nhưng “sự công bằng cần phải đi đôi với ḷng tôn trọng sự thật, v́ tôn trọng sự thật là điều kiện để xây dựng một cộng đoàn yêu thương”[16] ?  Nhưng làm sao t́m được sự thật nếu không đối thoại ? 

Bao giờ GHVN trở thành cộng đoàn t́nh yêu để làm chứng cho Thiên Chúa giữa một xă hội băng hoại về nhiều mặt hôm nay ?  Bao lâu chưa đối thoại để t́m ra sự thật, bấy lâu không thể sống công b́nh.  Không công b́nh, lời chứng trở thành rỗng tuếch !  Đó là lư do tại sao GHVN không tiến xa hơn được !

Từ ngày ban hành “Nghi Thức Thánh Lễ 2005,” GHVN trải qua một cơn sóng gió lớn.  B́nh an không c̣n, v́ công lư vắng bóng.  Công lư vắng bóng v́ không có nỗ lực đối thoại để t́m kiếm sự thật.  Mấy tháng qua, thiên hạ chỉ thấy những lời qua tiếng lại thật ồn ào.  Cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu gặp gỡ đối thoại.  Giáo hội cơ chế đang đóng băng.  Lịch sử cũng cho thấy khi cơ chế và phẩm trật Giáo hội ổn định, ngôn sứ cũng biến dần khỏi xă hội.[17]

Nội bộ không ổn, làm sao tính đến chuyện làm chứng ?   Xă hội đang hướng về Giáo hội để t́m đường đến với sự thật.  Tất cả mọi cửa đều đóng, làm sao con người có thể  gặp gỡ và đối thoại ?  Nếu Giáo hội khép kín như thế, sự thật vô phương đến với Giáo hội.  Khi không biết lắng nghe nhau, chúng ta cũng không thể lắng nghe lời Chúa.  Chúa đă căn dặn : “Hăy để ư tới cách thức anh em nghe”[18] Thiên Chúa và anh em.  Nếu chỉ nghe với một thái độ cao ngạo, không thể t́m ra sự thật.  Sẽ chỉ nghe thấy những ǵ muốn nghe. Nhưng nếu khiêm tốn, chúng ta có thể đối thoại và t́m ra sự thật.  Đó là vai tṛ của Giáo hội Việt Nam hôm nay.  Nếu không, mọi hy vọng sẽ tiêu tan . . .

Xă hội bên ngoài đang kẹt cứng v́ những bất công ngày càng vượt ngoài tầm kiểm soát.  Xă hội đang bất ổn v́ tương quan chủ thợ quá chênh lệch. Tiếng thợ kêu không lọt tai ông chủ, nhưng đă “thấu đến tai Chúa các đạo binh.”[19] Những bất công tồn đọng và tăng tốc, v́ sự thật ngày càng lu mờ.

Trước một xă hội đầy bất công như thế, nếu chỉ lo xây dựng cơ sở và làm việc bác ái, Giáo hội đă bỏ quên sứ mệnh chính yếu của ḿnh.  Giáo hội là ngôn sứ công bố Lời Chúa cho nhân loại.  Không có sứ mệnh này, Giáo hội chẳng khác ǵ một công ty hay một tổ chức thương mại ngoài đời. 

Chưa bao giờ vai tṛ ngôn sứ quan trọng như hôm nay ! Theo Thánh Thomas, ngôn sứ là một đoàn sủng tri thức dùng để thông tri cho nhân loại những chân lư cần thiết cho việc cứu độ.[20]  Chính Lời Chúa mới bơm thần khí và sự sống cho xă hội đang dẫy chết.[21]  Chỉ có Lời Chúa mới đem lại b́nh an và sự sống cho xă hội.  Như thế, Lời Chúa cần hơn cơm bánh.  “Thời kỳ Giáo hội Sơ Khai, các ngôn sứ chú tâm tới việc hiểu biết Chúa Kitô hơn giao tiếp với thực tại xă hội bên ngoài.  Mục đích ngôn sứ là thiết lập một căn tính Kitô vững chắc để nắm vững truyền thống ṇng cốt về đạo đức hầu có thể đối đầu với những thách đố của trần gian đầy bất trắc này.”[22]  Bởi đó, những năm đầu thời kỳ hậu  tông đồ, “yểm trợ cho các ngôn sứ quan trọng hơn quan tâm chăm sóc  người nghèo.”[23]

Như thế, từ đầu Giáo hội đă nhận thức rơ tầm quan trọng của sự thật.  Nhưng sự thật không nằm sẵn trong sách vở.  Giáo hội không ngừng phấn đấu t́m kiếm và làm chứng cho sự thật ngang qua đối thoại.  Biết lắng nghe nhau c̣n quan trọng và cần thiết hơn làm việc bác ái. Ngay cả công cuộc bác ái  cũng cần sự thật.  Không có sự thật, bác ái mất hẳn động lực, ư nghĩa và giá trị.  Đó là điều Chúa nhắm tới khi nói : “Ai cho anh em uống một chén nước v́ lẽ anh em thuộc về Đấng Kitô ...”[24]  Đức Kitô mới là động lực và cứu cánh mọi hoạt động.  Bác ái không có sự thật chỉ tạo thêm bất công và bất ổn.  Mải mê hoạt động bác ái đến nỗi quên cả t́m kiếm sự thật là ch́m ngập trong phương tiện mà đánh mất mục đích.  Các phương tiện như thân xác, chức quyền, của cải v.v.  có thể che mờ hay làm mất cứu cánh. [25]  Những phương tiện đó dễ làm chúng ta xa nhau và xa Thiên Chúa.  Xa Thiên Chúa, làm sao sống hạnh phúc ?  Xa anh em, c̣n có thể xây dựng ǵ cho nhau  ?!

Lạy Chúa, xin cho con biết tôn trọng người anh em như ngôn sứ Chúa  sai đến với con.  Xin cho con khám phá cách thức lắng nghe và đối thoại với nhau hầu có thể làm chứng cho Chúa giữa một xă hội đang vắng bóng sự thật hôm nay.  Amen


[1] TMV 2006, số 7.

[2] Ds 11:29.

[3] x. LG,123.

[4] x. ibid.

[5] Encyclopedia of Catholic Doctrine, ed. Russell Shaw, Prophecy, Jordan Aumann, O.P.; Our Sunday Visitor Publishing Division,  Indiana, 1997; x. 1Cr 14:22; 2Pr 1:21.

[6] x.1Tx 5:19.

[7] x. Ga 3:8.

[8] x. Mc 9:39-40; Ds 11:29

[9] x. 1Cr 12:4 -11

[10] 1Cr 12:13.

[11] x. Ga 15:15.

[12] 1Cr 3:16-17.

[13] LG 9; Cf. Acts 10:35; 1 Cor 11:25.

[14] TMV 2006, số 7.

[15] ibid.

[16] ibid.

[17] x. Encyclopedia of Catholicism, ed. Richard P. McBrien, Prophecy, Joseph Blenkinsopp, New York : HarperCollins, 1995.

[18] Lc 8:18.

[19] Gc 5:4.

[20] De Veritate, 12, 2; x. 1Cr 14:6.

[21] x. Ga 6:63.

[22] The New Dictionary of Theology, eds. Joseph A. Komonchak, Mary Collins, Dermot A. Lane, Prophecy, Dianne Bergant, CSA, Delaware : Michael Glazier, 1989,

[23] x. Theological Dictionary of the New Testament, Vol. VI, Eds. Gerhard Kittel, Gerhard Friedrich, trans. by Geoffrey W. Bromiley, Prophet, Friedrich, Michigan : Eemans, 1968 ; Did ., 13:1-7;

[24] Mc 9:41.

[25]x. Mc 9:47; Mt 19:22; Mc 10:22; Lc 18:23.

 

Phêrô Vơ Tá Đương, op

 Ai Không Chống Lại Chúng Ta Là Ủng Hộ Chúng Ta

Mc 9, 38-43.45.47-48 

 Kính thưa cộng đoàn !

 Đọc lại lịch sư, ta thấy một thực trạng chung của các dân tộc là thường có tranh dành nhau trong việc làm chính trị. Người ta sẵn sàng làm tất cả mọi sự, kể cả việc thanh toán nhau để chiếm được chức quyền, địa vị và danh vọng. Tham vọng chức quyền là một trong những dục vọng lớn của con người. Nó được cắm rễ sâu vào trong bản tính tự nhiên của con người. V́ thế bất cứ ai cũng có thể bị chức quyền và danh vọng cám dỗ. Trước khi được Đức Ki tô biến đổi, các Tông đồ của Chúa cũng không ngoại lệ trong số đó. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy được phần nào điều đó. Cụ thể là qua sự việc tông đồ Gioan báo với Chúa Giêsu về việc ông đă ngăn cấm một người xa lạ lấy danh Thầy ḿnh mà trừ quỷ. Tại sao vậy? Tin mừng cho thấy rơ lư do ấy, rất đơn giản đó là: “V́ người ấy không theo nhóm chúng ta”.[1]

 Chính óc độc quyền phe nhóm và ḷng ganh tị đă thúc đẩy tông đồ Gioan hành động như thế. Ông tưởng rằng, ḿnh đă làm được một việc tốt, việc đúng và hữu ích cho nhóm ḿnh để bảo vệ danh tánh thầy ḿnh. Ông hy vọng là Thầy ḿnh sẽ ban lời khen tặng. Thế nhưng không, Chúa Giêsu không ban tặng lời khen ngợi cho Gioan nhưng qua đó, Người đă dạy cho Gioan và các tông đồ một bài học và đưa ra một nguyên tắc để phân biệt: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.”[2] 

 Thái độ và hành động của Gioan trong bài Tin Mừng hôm nay có lẽ cũng là thái độ của các môn đệ và cả chúng ta nữa. Nó phản ánh một thái độ khép kín, không muốn cho người khác được hưởng ân huệ Thiên Chúa nếu người đó không chịu theo các ông, không thuộc về nhóm các ông. Nói cách khác, các ông tự coi ḿnh là những người thừa kế duy nhất của Chúa Giêsu. Ai muốn hưởng ân huệ của Thiên Chúa th́ phải theo các ông hay nhập vào nhóm các ông. Chính v́ thế khi thấy một người xa lạ không thuộc nhóm các ông nhân danh Chúa Giêsu mà trừ quỷ th́ các ông đă ngăn cản họ. Đó là một quan niệm sai lầm và ích kỷ. Trước quan niệm sai lầm đo, Chúa Giêsu bảo: “Đừng ngăn cản người ta, v́ không ai lấy danh Thầy mà làm phép lạ rồi sau đó lại có thể nói xấu về Thầy.[3] Như vậy, việc trừ quỷ nhân danh Chúa, dù thế nào đi nữa cũng là việc tôn vinh Chúa, v́ khi giải thoát cho một người bị quỷ ám là làm một việc tốt, một việc nên làm cho nên không được ngăn cản mà c̣n phải ủng hộ nữa là khác. 

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng đă để cho óc độc quyền và ḷng ganh tị chi phối như thế, nên đă hạn chế ḷng nhiệt thành của người khác, áp đặt ư riêng của ḿnh lên người khác, gây chia rẽ và đánh mất b́nh an trong gia đ́nh, trong cộng đoàn. Tin mừng hôm nay là lời cảnh giác của Chúa Giêsu đối với tông đồ Gioan, cũng là lời cảnh giác cho mỗi người chúng ta, nhắc nhở cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa kêu gọi và ban ơn cho những ai có ḷng thiện chí, chỉ có Thiên Chúa mới có quyền đó, nhưng ơn Chúa th́ vô biên, không hạn chế, không dành riêng cho người nào, nhóm nào. Bất cứ ai tin tưởng cầu xin hoặc nhân danh Chúa mà làm việc tốt đều được Chúa nhận lời. Chúa Giêsu vẫn tiếp tục hiện diện trong Giáo hội và trong lịch sử nhân loại, không ai có thể sống ngoài quỹ đạo của Ngài. Người ta chỉ có thể chọn lựa hoặc là theo Ngài hoặc là chống lại Ngài. Nhiều người không biết Chúa nhưng họ vẫn theo tiếng lương tâm mà ăn ở ngay lành và làm việc thiện, những người ấy cũng thuộc về Chúa. Trái lại có biết bao người mang danh Kitô hữu, kêu tên Chúa nhưng lại không theo đường lối của Chúa, thậm chí c̣n dửng dưng trước lời mời gọi của Chúa, vô tâm trước người nghèo khổ, lạnh nhạt với anh em, hờ hững với cuộc sống…th́ quả thực những người đó cũng đang chống lại chính Chúa.  

Lời Chúa hôm nay mời gọi mỗi người chúng ta hăy tự vấn lương tâm ḿnh, xem chúng ta đang ủng hộ hay chống đối Chúa? Danh hiệu Kitô hữu của chúng ta có là một thực tại sống động hay chỉ là một tiếng kêu rỗng tuếch?  Đức tin của chúng ta có đi đôi với cuộc sống của chúng ta hay không?  Ung hộ Chúa là sống kết hiệp mật thiết với Ngài, thực thi Lời Ngài dạy, sống bác ái yêu thương và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Để thực thi lời Chúa, chúng ta phải có một thái độ dứt khoát với tội lỗi, với những đam mê dục vọng... chấp nhận những hy sinh khổ chế để lướt thắng những cảm bẩy của thế gian.  V́ chính Chúa Giêsu đă nói: “Nếu tay chân anh làm dịp cho anh th́ hăy chặt nó đi, nếu mắt anh làm nên dịp tội th́ hăy móc nó đi”.[4] Nghĩa là chúng ta phải dứt khoát ngay mọi dịp tội, không chần chừ, không khất lần v́ những điều đó là cớ làm cho ta vấp phạm, đánh mất sự sống đời đời, mất ơn cứu độ Thiên Chúa ban mà bị đọa đày trong chốn khốn cùng “nơi gịi mọi không hề chết và lửa không hề tắt”.[5] 

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết rộng mở cơi ḷng ḿnh ra để đón nhận Chúa và mọi ân huệ của Ngài, để rồi chúng con cũng biết sẵn sàng mở rộng con tim của ḿnh ra để tiếp đón những người khác, sẵn sàng chia sẻ với những người xung quanh chúng con.

Lạy Chúa Giê su Thánh Thể,  xin giúp chúng con dẹp bỏ tính ích kỷ, phe nhóm, sự độc quyền, độc đoán và độc tài để chúng con biết đón nhận nhau, chân thành yêu thương nhau, cộng tác với nhau để cùng nhau xây dựng Nước Chúa, cho danh Chúa được rạng ngời trên khắp hoàn cầu, và để tất cả mọi người được hưởng ơn cứu độ Chúa ban. Amen.

 

[1] Mc 9, 38b

[2] Mc 9, 40

[3] Mc 9, 39

[4] Xc Mc 9, 43-47

[5]  Mc 9, 48

An-tôn Lê Ngọc Sinh Nhật

Thuận Hay Chống

Mc 9, 38-43.45.47-48

Bài Tin Mừng hôm nay cho biết câu chuyện xảy ra trong khung cảnh truyền giáo của các Tông đồ và có thể cuộc sống của cộng đoàn tín hữu Thánh Marcô.

Bối cảnh xảy ra đó là sau khi các Tông đồ đi truyền giáo : rao giảng, trừ quỷ, chữa bệnh nhân danh Chúa Giêsu. Các Ngài đă thấy có người không thuộc nhóm Tông đồ của Chúa Giêsu mà dám kêu danh Ngài để trừ quỷ. Các Tông đồ đă ngăn cấm và Thánh Gioan c̣n tŕnh bày sự việc này cho Chúa Giêsu phân xử. Chúa đă trả lời ông: “Đừng ngăn cấm họ, v́ không ai nhân danh Thầy làm phép lạ rồi sau đó lại có thể nói xấu Thầy. V́ ai không chống lại Ta là ủng hộ Ta”.

Theo các Tông đồ th́ quyền trừ quỷ, quyền ban ơn, quyền rao giảng chỉ dành cho những môn đệ được Chúa gọi rơ ràng, người khác không có quyền đó. Nhưng ơn Chúa không bao giờ bị hạn chế, không dành đặc quyền cho người nào, nhóm nào cả. Bất cứ ai tin tưởng và cầu xin, hoặc kêu cầu danh Chúa để làm việc tốt, Chúa đều nhậm lời. Chúa Giêsu c̣n mở rộng thêm: ngay cả những người yên lặng, kẻ không chống đối đạo Chúa, cũng phải xem họ như những cảm t́nh viên, như những người thuận với ḿnh.

Nếu ai ra mặt ủng hộ sứ mạng truyền giáo, dầu bằng một việc cỏn con như cho nhà truyền giáo, dầu một bát nước, kẻ đó không mất phần thưởng đâu. C̣n kẻ nào nên cớ vấp phạm cho một trong những kẻ bé nhỏ đă tin này th́ thà cột cối đá d́m xuống biển c̣n hơn. Lư do dễ hiểu v́ người mới trở lại, Đức tin c̣n non nớt giống như mầm non mới mọc đang cần bám đất màu mỡ là gương lành, gương tốt của người tín hữu, của công đoàn giúp phát triển, thế mà người Kitô hữu tạo ra gương mờ, gương xấu làm họ sa ngă hoặc không c̣n tin tưởng vào đạo Chúa nữa. Như câu chuyện về nhà ái quốc Ghandi chẳng hạn (chuyện Ghandi vào nhà thờ).

Ngày nay cũng có thể xảy ra. Một người t́m đạo, thấy người công giáo sống xấu quá, họ không cần t́m hiểu đạo nữa. Một người mới gia nhập đạo bị người có đạo lôi cuốn họ vào con đường tội lỗi (tội ác). Một bạn học cùng lớp, có thiện cảm với đạo Chúa, một em có đạo gây gỗ, đánh đập bạn bè trong giờ chơi khiến bạn đó thấy người Công giáo sao dữ quá, không dám học đạo…

Tội làm gương xấu cản trở việc truyền giáo là tội hết sức lớn, Chúa ra lệnh phải trừ tận gốc rễ, trừ tuyệt, trừ hoàn toàn. Tin Mừng ghi lại những lời quyết liệt sau: “Nếu tay người làm ngươi vấp phạm th́ chặt phăng đi, nếu chân người làm dịp tội cho ngươi th́ chặt bỏ đi, nếu mắt ngươi làm ngươi vấp phạm th́ móc vất đi v́ thà mất tay, mất chân, chột mắt mà vào nước Thiên Chúa c̣n hơn có hai tay, hai chân, hai mắt mà vào hỏa ngục”. Ở đây, Chúa dạy ta theo nghĩa bóng chứ không theo nghĩa đen, v́ có kẻ th́ bỏ beer, bỏ gái, bỏ thuốc lá rồi chặt ngón tay, ngón chân xin thề mà vẫn không chừa. Nghĩa bóng ở đây dạy phải từ bỏ ngay, từ bỏ hẳn mọi gương xấu, không được chần chừ, không được khất lần khất lựa, v́ đó là cớ làm ta mất ḷng Chúa và bị đày trong hoả ngục.

Lời Chúa dạy trong bài Tin mừng hôm nay c̣n nóng hổi trong Giáo Hội, trong Giáo xứ, trong cộng đoàn và nơi mỗi người chúng ta. Chúng ta thường cho ḿnh độc quyền về chức vụ, về ơn Chúa để ganh tỵ với người khác, lên án người không hợp ư ḿnh. Nhưng c̣n lối sống của chúng ta, sống bê bối, đối xử bất công với người khác (có đạo cũng như không có đạo) khiến họ sợ hăi khi nghe đến tôn giáo. Qua bài Tin mừng hôm nay xin cho mọi người trong chúng ta ư thức hơn về chức vụ Tông đồ của mỗi người chúng ta.

Xin Chúa chúc lành cho anh chị em. Amen.

Lm. Jude Siciliano, OP. (Học viện Đaminh chuyển ngữ)

Phải chi toàn dân đều là ngôn sứ!

Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48

 

Kính thưa quí vị,

Trong bài đọc thứ nhất, chàng thanh niên Giôsuê phàn nàn với ông Môsê rằng hai người đang phát ngôn trong trại, hai người này không đến tham dự cùng bảy mươi hai kỳ mục khi Đức Chúa ban một phần Thần Khí của Môsê trên họ. Ông Môsê trả lời: “Phải chi Đức Chúa ban Thần Khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ!”

Enđát và Mêđát được chọn vào nhóm các kỳ mục, nhưng v́ một lư do ǵ đó, họ đă không hiện diện khi Thần Khí được ban cho các kỳ mục. Giôsuê, người thân tín của Môsê, ra như bực bội với sự rộng lượng của Thiên Chúa và nhóm của ông mất đi đặc quyền về ân huệ ấy. Thiên Chúa không bị cản trở hay bị giới hạn bởi phê phán mà chúng ta muốn gán cho Thiên Chúa. Đôi khi ngay cả những người nhiệt thành c̣n nói: “Thiên Chúa làm ở đây – chứ không phải ở kia. Thiên Chúa hiện diện nơi tôn giáo này, không phải nơi tôn giáo kia. Phải cầu khẩn Thiên Chúa theo cách này chứ không theo cách đó”.

Những rào cản mà chúng ta dựng nên không thể cản trở được Thiên Chúa. Thiên Chúa có cách t́m ra được Enđát và Mêđát cho dù họ ở bất cứ nơi đâu và, cho dù họ có vắng mặt trong cộng đoàn các kỳ mục đi nữa, th́ Thần Khí của Môsê vẫn ngự xuống trên họ. V́ vậy, như các kỳ mục khác, họ vẫn phát ngôn trong trại Israel.

Người thanh niên đến phàn nàn cho thấy ḷng dạ hẹp ḥi của anh. Anh cho rằng chỉ có “người phát ngôn đă được chấp thuận” mới có quyền nói tiên tri cho dân chúng. Anh nói, như người ta vẫn thường nói, “Hoặc họ thuộc về chúng ta hoặc họ chống lại chúng ta”. Nếu như họ không thuộc về đội chúng ta – trong câu lạc bộ, trong nhóm cầu nguyện, cùng với chúng ta trong các cuộc phản đối, … th́ họ chống lại chúng ta. Cũng những người đó có thể nói, bằng một thứ lập luận hợp lư không rơ ràng, “Nếu họ không ở với chúng ta, Thiên Chúa không thể ở cùng họ”.

Bài đọc trích trong trong Dân số hôm nay là một trong những bản truyên cáo sớm nhất trong Kinh thánh về sự tự do, về bản tính phổ quát và bao la của Thần khí Thiên Chúa. Đám mây xuất hiện ở đầu câu chuyện bày tỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa và là một khẳng định về toàn bộ sự kiện. Thiên Chúa trong toàn bộ Thánh kinh th́ rộng lớn hơn những ǵ chúng ta có thể tiếp nhận được. Thần khí Thiên Chúa không thể bị cột chặt với những chức vụ được trao cách chính thức. Mặc dù Giôsuê có phản ứng, nhưng Môsê nhận ra ḷng quảng đại của Thiên Chúa, “Phải chi toàn dân đều là ngôn sứ!” Nếu Thiên Chúa hà khắc hay đố kỵ, th́ chúng ta sẽ ra sao?

Đức Giêsu đích thực là con người của thời đại ḿnh. Dân chúng tin bệnh tật và bất hạnh là sản phẩm của ma quỉ và tà thần. V́ thế, những nghi thức trừ quỉ, cả trong thế giới tôn giáo và trần tục, khá phổ biến. Các thầy trừ tà dân ngoại hay Do thái cố gắng chữa cho dân chúng bằng việc tống ma quỉ ra khỏi người bệnh.

Xem ra các môn đệ của Đức Giêsu muốn dành riêng cho họ quyền giải thoát khi Người trao cho họ. Họ cố chấp – trong khi Đức Giêssu khoan dung. Họ chiếm hữu – c̣n Đức Giêsu trao ban. Họ muốn kiểm soát chặt chẽ – nhưng Đức Giêsu lại muốn cho những người bên ngoài được vào. Giáo hội không phải là một câu lạc bộ riêng tư, hay một cộng đoàn khép kín. Mahatma Gandhi cho rằng Thiên Chúa đă đổ Thần Khí trên tất cả những người được thanh tẩy và, ngay cả trên những người không thuộc cộng đoàn, nếu kinh nghiệm của chúng ta cho biết như thế.

Ân sủng của quyền năng Thiên Chúa không dựa trên việc chúng ta nói “lời chính xác” trong nơi thánh “thích hợp”. T́nh yêu chữa lành của Thiên Chúa không giới hạn với thời gian của chúng ta, hay việc chúng ta không cần đến t́nh yêu ấy. Bao nhiêu người trong chúng ta nỗ lực xua đuổi ma quỉ của nghèo đói, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, vv. Bao nhiêu người trong chúng ta nhận ra chính ḿnh đang đồng hành với những người không “thuộc nhóm chúng ta”

Chứng nhân Kitô hữu đă gánh chịu biết bao tổn hại qua nhiều thế kỷ v́ sự hẹp ḥi của sự bất đồng trong Giáo hội; cùng với những hành động tố cáo và kết án công khai? Đấy là chưa kể đến những trở ngại bị ép buộc, tra trấn, áp chế tinh thần – và cọc thiêu! Lẽ ra chúng ta cần bớt lo lắng và ít lư luận về tín điều và quan tâm hơn cách chúng ta sống Bài giảng trên núi. Chẳng lẽ t́nh thương chúng ta dành cho nhau không trở thành h́nh thức mặc định áp dụng cho mọi Kitô hữu sao? Chẳng lẽ t́nh thương sẽ không ngăn chúng ta tố cáo lẫn nhau? Chúng ta sẽ không bao giờ hoàn toàn thống nhất với nhau, nhưng chúng ta ít nhất có thể đáp lại lời khẩn khiết của Rodney King, sau khi ông bị cảnh sát Los Angeles tấn công vào năm 1991, “Chúng ta tất cả không thể hoà thuận với nhau sao?”

Trong nền văn hoá Địa trung hải thời Đức Giêsu, việc thuộc về một gia đ́nh hay một nhóm hệ tại ở chính sự nhất trí của một người. Người phát biểu như một thành viên của nhóm khi nói: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Nếu bạn thuộc về một nhóm, bạn cần phải trung thành với nhóm – dù thế nào đi chăng nữa. Đức Giêsu mở ra “năo trạng nhóm” cho các môn đệ và muốn các ông xem những người dù không thuộc nhóm, như những thành viên trung thành, khi họ nói và hành động nhân danh Người.

Sự hẹp ḥi của Giôsuê cũng giống như các môn đệ của Đức Giêsu, họ cho thấy sự bày tỏ sự hẹp ḥi đối với những người chữa bệnh và trừ quỉ “không chính thức”, họ dùng danh Đức Giêsu để chữa bệnh. Reginald H Fuller (“Giảng sách bài đọc: Lời Chúa cho Giáo hội hôm nay”, tr.353) cảnh báo việc các Kitô hữu đương thời chống lại “sự kiêu ngạo của hàng giáo sỹ”, phớt lờ hay phá đi những đặc sủng của người giáo dân, hoặc những người không thuộc Giáo hội, thay vào đó là việc đón nhận và ủng hộ những công việc mà Thần Khí đang tác động qua họ. Chúng ta được phong chức không phải để có mọi câu trả lời. Như Môsê, chúng ta cần khám phá và cổ vơ ân sủng của Thánh Thần, được Thiên Chúa ban, cho tất cả những ai mà Thiên Chúa chọn.

Đức Giêsu cho thấy những thành viên nào là mối bận tâm chính đối với Người và, v́ vậy, cũng phải là mối bận tâm của các môn đệ của Người. Chúng ta phải quan tâm đến những người mà Đức Giêsu mô tả như “những kẻ bé nhỏ tin vào tôi…”. Đây không phải là những trẻ nhỏ, nhưng là những môn đệ trưởng thành mà Đức Giêsu gọi là “trẻ nhỏ”. Đức Giêsu không muốn niềm tin của “những trẻ nhỏ”, những kẻ tin vào Người và là thành viên của cộng đoàn, bị lung lay bởi thái độ của các môn đệ, những người được chọn gọi để dẫn dắt họ.

Tôi biết một số người Công giáo dày dạn kinh nghiệm, họ được liệt vào hàng ngũ “những trẻ nhỏ” của Đức Giêsu, họ bức xúc bởi những tội ác và những dối trá của một số vị lănh đạo trong Giáo hội những năm gần đây. Họ đă phủi tay trong tuyệt vọng và giận dữ và bước ra khỏi cánh cửa Giáo hội, quyết không trở lại. Đức Giêsu dùng lối cường điệu để mô tả sự trừng phạt mà những kẻ làm gương mù phải chịu. Chúng ta sẽ không cột cối đá quanh cổ của kẻ làm gương mù và d́m chúng xuống biển. Nhưng dù có cường điệu hay không, chúng ta cũng biết Đức Giêsu giận dữ thế nào khi chúng ta lơ là trách nhiệm ḿnh đối với “những trẻ nhỏ”.