HOME

 
 

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN B
Kn 2, 12.17-20 / Gc 3, 16 - 4,3 / Mc 9, 30-37

 

 

An Phong, op : Đường Thập giá của người khiêm hạ

Fr. Jude Siciliano, op : Tập phục vụ để là môn đệ của Chúa

Fr.  Jude Siciliano, op : Ai là "hoa khôi" được Chúa b́nh chọn

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Đường phục vụ

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Khiêm nhường phục vụ

Như Hạ, op : Phục vụ mọi người

Cố Lm. Đỗ Vân Lục, op : Phục vụ

Phêrô Trần Văn Hỷ, op : Muốn làm người đứng đầu th́ phải phục vụ

Fr. Jude Siciliano, op: Ai muốn làm đầu, hăy phục vụ mọi người

 

An Phong, op

Đường Thập Giá Của Người Bé Nhỏ, Khiêm Hạ

Mc 9, 30-37 

Tin mừng theo thánh Máccô hôm nay, Đức Giêsu loan báo trước về cuộc khổ nạn của Người. "Con Người sẽ bị nộp vào tay người ta", đồng thời Người cũng kêu gọi chúng ta sống là người môn đệ đích thực trong phục vụ tha nhân.

Lời loan báo lần này của Đức Giêsu về cuộc khổ nạn : "bị nộp vào tay người ta", không giống như lời loan báo lần trước : "Con Người sẽ phải chịu nhiều đau khổ, bị loại trừ, phải chết bởi tay những người lănh đạo tôn giáo". Điều này có nghĩa là : từ khi Đức Giêsu nhập thể, Người đă "bị nộp" vào tay "người đời chúng ta". Khi loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa, Đức Giêsu đă bị chống đối, v́ người ta không tin Người. Khi lê gót trên các nẻo đường để đến với người nghèo, người bị loại ra khỏi xă hội, Đức Giêsu đă bị người đời khước từ. Từ ngày nhập thể đến khi tử nạn rồi phục sinh, Đức Giêsu đă "bị nộp" vào tay con người. Như thế, có thể nói, mỗi lần con người - kể cả chúng ta - không bước theo Đức Giêsu, không làm theo ư Người trong đời sống ḿnh, tức là chúng ta đă "nộp" Người như những người thời Đức Giêsu.

"Ai là người lớn nhất ?" - Đó là người nhỏ nhất. Như thế người môn đệ thực sự của Đức Giêsu phải trở nên nhỏ và phải tiếp đón người nhỏ (trẻ nhỏ). Tiêu chuẩn của Đức Giêsu không như của chúng ta. Trở nên nhỏ tức là có khả năng đón nhận, phó thác và tin tưởng. Trở nên nhỏ, tức là ở hàng sau cùng, "tôi tớ" của mọi người. Trở nên nhỏ là mở ḷng ra trước mọi kỳ công của Thiên Chúa. Đức Giêsu đă không chọn những người mà Người muốn phục vụ, v́ Người không loại trừ ai. Người đón nhận tất cả. Đức Giêsu cũng không chọn áp đặt cách thế phục vụ, v́ Người không áp đặt ư riêng ḿnh trên người khác. Người khơi dậy tự do, trách nhiệm và tư cách làm con. Để trở nên môn đệ thực sự của Đức Giêsu, chúng ta cũng phải hành động như Người.

Nói tóm lại, Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta xem xét lại những ǵ có thể "nộp Đức Giêsu" tức là những ǵ đi ngược lại đường lối và ư định của Thiên Chúa, đồng thời cũng xem xét tư cách người môn đệ thực sự, tức là phục vụ người khác với tinh thần của người nhỏ nhất : "Ai muốn làm lớn nhất, th́ hăy tự làm người rốt hết".

Lạy Chúa Giêsu,
Mỗi ngày Chúa đang hấp hối trên thập giá,
khi chúng con không thực thi thánh ư Chúa Cha,
khi chúng con "nộp" anh em ḿnh
bằng cách không đón nhận họ,
không yêu thương đủ.
Xin cho chúng con
trở thành những môn đệ thực sự của Chúa
bằng phục vụ và yêu thương.

Lm. Jude Siciliano, op (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

 Tập Phục Vụ Để Xứng Đáng Là Môn Đệ Của Chúa

Mc 9, 30-37 

Qua bài phúc âm hôm nay, thánh Mác-cô đã không để các môn đệ ngơi nghỉ?. Chúa Giêsu vừa dạy các ông về những sự đau khổ Ngài sắp phải chịu là sự chết và sự sống lại. Thánh Mác-cô cho chúng ta biết là các môn đệ không hiểu điều Chúa Giêsu dạy các ông. Các ông như muốn đổi đề tài, và có lẽ chúng ta cũng muốn làm như vậy.

 Sau khi đến Ca-phác-na-um Chúa Giêsu hỏi các ông bàn tán điều gì trên đường đi. Các ông lặng thinh và sau đó thưa với Chúa Giêsu rằng các ông bàn nhau xem ai là người lớn nhất. Những lời bàn cãi đó bộc lộ ra những tham vọng của các ông. Có lẽ các môn đệ không hiểu gì về những điều Chúa Giêsu nói về sự ruồng bỏ, sự đau khổ, và sự chết của Ngài. Đáng lẽ các ông bàn luận với nhau về ý nghĩa của sự đau khổ, sự chết, và sự sống lại từ cõi chết của Thầy, hay về việc các ông sẽ làm gì nếu Thầy các ông bị ngược đãi, thế mà các ông lại bàn với nhau về tương lai của các ông. Chẳng lẽ các ông thờ ơ đối những điều Chúa Giêsu vừa nói sao? Điều gì đã làm các ông nghĩ đến tương lai sẽ ra sao khi theo Chúa? Chắc không thể là được ngồi trên ngai quyền lực rồi!.

Thánh Mác-cô không nói lời nhẹ nhàng che chở các môn đệ. Thánh Mác-cô mô tả các ông đúng sự thật. Các môn đệ và người cùng theo các ông đều mong đợi đấng Mê-sia, đến lật đổ kẻ thù và lập lại một dân tộc Israel hùng mạnh như trước kia. Tuần vừa qua chúng ta nghe thánh Phê-rô nói Chúa Giêsu là Đức Kitô (Mc 8:27-35). Các môn đệ cùng đi với Chúa Giêsu tưởng mình đang đi với đấng Mê-sia. Nên đã thấy vinh quang trước mắt họ, và thế là họ bàn cãi với nhau xem ai sẽ ngồi chỗ nào bên ngai của Đấng Mê-sia đó. Nhưng họ hiểu sai về Đấng Mê-sia trong Chúa Giêsu là như thế nào. Các ông cần được dạy để biết quyền lực của Đấng Mê-sia trong Chúa Giêsu là cung cách phục vụ người hèn kém. Đó chính là cách Thiên Chúa thể hiện tình yêu của Ngài đối với chúng ta.

 Tôi tự hỏi, các người lãnh đạo trong giáo hội tiên khởi, có đòi hỏi chức quyền như vậy không? Thánh Mác-cô viết phúc âm như vậy là để nhắc đến lời dạy của Chúa Giêsu về trách nhiệm của người phục vụ là “phải biết giúp đỡ cho người hèn kém nhất” trong cộng đoàn của họ. Qua đó cũng nói đến các người có trách nhiệm trong giáo phận: Trưởng ban phụng vụ, Trưỡng hội đồng giáo xứ, Phụ trách tài chính, các giáo chức v.v… Chúng ta cần được nhắc nhở thường xuyên là chúng ta là những phục vụ, kể cả họ là Giám mục, linh mục, là doanh nhân, người có phẩm hàm trong giáo hội, kẻ đứng trên bục giảng để dạy dỗ người khác.

Khi nghĩ đến những việc đó, có thể chúng ta nghĩ đến chức vụ, quyền hành, nhưng thật ra chúng ta không có quyền hành gì, cho dù phẩm trật và chức vị chúng ta có thế nào đi nữa. Vì khi chúng ta dự tính cho tương lai những chương trình tốt đẹp, Thường chúng ta dễ bị thất bại. Các môn đệ cũng vậy, muốn tìm vị trí cao trọng cho bản thân mình, sẽ gặp chán nản ngay. Chúa Giêsu dạy các ông hãy chuyển sự quan tâm sang lãnh vực khác, và hướng đến tương lai vững chắc, không hề thất bại. Đó là các ông cần theo gương Thầy và làm các việc như Thầy đã làm, là xử dụng tất cả những quyền năng gì có được để phục vụ kẻ khác.

 “Ai là người lớn nhất?”. Nếu các môn đệ muốn được trọng vọng lâu dài thì các ông phải sẵn sàng làm tôi tớ cho tất cả. Và hơn thế nữa, hảy có tâm tình con trẻ vì danh Chúa Giêsu. Thời Chúa Giêsu, các trẻ thơ không có chức phẩm gì cả, cũng không có ân huệ gì. Trẻ thơ là của cha mẹ chúng, và chúng dễ bị đối xử tàn tệ. Người môn đệ phải nên như con trẻ vậy. Chúa Giêsu nói “hãy đón đứa trẻ” vào đời sống mình, là hãy chấp nhận mình có thể bị đối xử tồi tệ, và như vậy sẽ dựa hoàn toàn vào Thiên Chúa.

 Và hơn nữa, đáng lẽ tìm nơi cao sang quyền quý trong xã hội và trong giáo hội để phục vụ, thì người môn đệ nên tìm đến người nghèo, cô thế, như trẻ thơ không địa vị gì cả. Trong những lời dạy khác của Chúa Giêsu nói chúng ta sẽ gặp Ngài trong những người thấp bé nhất trong xã hội. Trong bàn Tiệc Thánh hôm nay, chúng ta tìm thấy “sự hiện diện thật sự” của Chúa Giêsu, chúng ta thử nghĩ xem đã gặp được Ngài ở đâu chưa. Chúng ta có thể tìm Ngài ở nơi những người hèn kém trong xã hội. “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy. 

Phúc âm có thể khác biệt, đối nghịch với những điều chúng ta suy nghĩ, những giá trị chúng ta đặt ra, và phúc âm có thể không thực tế mấy. Thí dụ về cách đặt chổ trong các hãng hàng không đối với khách. Chúng ta có thể truy cập trang mạng của hãng trong 24 giờ trước khi lên máy bay để chọn chỗ ngồi mình thích. Người nào chọn trước thì người có được chỗ trước. Trong tiệm ăn hay các nơi công cộng, người nào đến trước thì người đó được phục vụ trước. Các suy nghĩ chúng ta trái hẳn với phúc âm. Chúa Giêsu không dạy chúng ta suy nghĩ theo sự thường đó, nhưng suy nghĩ theo những điều Ngài dạy các môn đệ. Chúa Giêsu thúc đẩy chúng ta tin tưởng và chấp nhận mầu nhiệm của Nước Trời hiện diện trong Đức Kitô. Đúng vậy, Thiên Chúa làm như vậy qua Chúa Giêsu. Chúa Giêsu trong con người phục vụ, Ngài sẵn sàng bỏ lại quyền uy vinh quang của Thiên Chúa, để chấp nhận hoàn cảnh yếu hèn của loài người, cho đến sự chết trên cây thập giá.

 Thánh Gia-cô-bê cho chúng ta thấy điều kiện của con người thực tế ra sao. Chúng ta có những yếu hèn gì. Trong tân hồn của một người yếu hèn, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi nghe lời dạy của Chúa Giêsu: Hảy đón nhận trẻ thơ trong đời sống chúng ta. Nhưng, dù lời Chúa Giêsu dạy khó đến đâu đi nữa cũng luôn kèm theo ơn sức giúp đỡ của Thiên Chúa.

Đôi khi một câu ngắn trong Kinh Thánh cũng đủ để giúp chúng ta hiểu biết với đầy hy vọng ngập tràn ơn sũng Thiên Chúa. Hôm nay đối với tôi, lời Kinh Thánh chủ đạo là “Đức Giêsu và các môn đệ ra khỏi đó, và bắt đầu lên đường…”

 Nếu chúng ta cảm thấy bị bí lối về tinh thần, hay bị vấp phải một tình trạng thiêng liêng bất ổn nào, chúng ta có thể cùng Chúa Giêsu bỏ nơi đó để lên đường đi nơi khác. Nơi nào? Chúng ta có thể lên đường đi về đường hướng để trở thành một môn đệ Chúa. Đây là câu Kinh Thánh giúp tôi ngày hôm nay. “Chúa Giêsu và các môn đệ lên đường đi…” Chúng ta chưa đến nơi đó, chúng ta chưa là môn đệ hoàn toàn, vì môn đệ là phải bỏ hết mọi sự để theo Thầy. Chúng ta chưa là môn đệ ngoan ngoãn biết hy sinh chính mình, chúng ta chưa biết bỏ lại uy quyền để tìm phục vụ người yếu hèn nhất.

 Đáng lẽ chúng ta chán nản vì chúng ta chưa được là môn đệ hoàn toàn, thì chúng ta hãy để hết tâm tình vào việc đó. Chúng ta chưa đạt đến đích, nhưng chúng ta đang trên đường để thành môn đệ xứng đáng mà Chúa Giêsu đã muốn chúng ta được như vậy. Chúng ta đã lên đường đi với Chúa Giêsu, và chúng ta không phải tự chúng ta cố gắng đi một mình, nhưng chúng ta cùng đi với Chúa Giêsu như thánh Mác-cô đã nhắc. Tiệc Thánh hôm nay là một chặng đường đi làm môn đệ. Nơi đây chúng ta được nghe lời Chúa đầy phúc lộc, và chúng ta được bữa ăn để giúp chúng ta lên đường để thành “người nhỏ nhất, và là người tôi tớ cho tất cả”.

 


Fr. Jude Siciliano, op

Ai là "Hoa Khôi" được Chúa b́nh chọn
Mc 9, 30-37

Thưa quư vị.

Nhân một lần xuống phố, tôi t́nh cờ bắt gặp một tờ tuần san, nhan đề là "tạp chí nhân dân" (Peoples' Magazine)- tờ tuần báo thuộc loại kỳ cựu. Có lẽ đă đứng vững được vài năm. Bên ngoài b́a số báo mới nhất có quảng cáo: "Năm mươi nhân vật đẹp nhất thế giới". Ṭ ṃ tôi cầm lên đọc. Th́ ra "50 hoa hậu" của tờ báo hầu hết c̣n trẻ, già lắm là ở độ tuổi năm mươi. Họ thuộc thành phần ưu tú trong xă hội: là các ngôi sao điện ảnh, kịch nghệ, Tv. Cũng có vài người kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao, kiếm hàng trăm triệu mỹ kim lợi nhuận một năm. Đa số là da trắng. Tôi vừa nói đây là tờ tạp chí thuộc loại kỳ cựu. Họ có kinh nghiệm. Họ chọn năm mươi nhân vật đẹp nhất thế giới là v́ mục tiêu thương mại. Những người được chọn không phải là có điểm nổi bật trong nhân cách, mà hoàn toàn để tờ báo có thể bán chạy. Họ biết rằng năm mươi nhân vật này đại diện cho cái quan niệm chung của thời đại, gọi là "đẹp đẽ, (thành công).

Nhưng nếu như Chúa Giêsu xuất bản một tờ báo th́ câu chuyện b́a của Ngài là ǵ? Cũng năm mươi nhân vật đẹp nhất hoàn cầu? Thưa không phải chỉ có năm mươi, mà c̣n hơn nữa nhiều. Suốt cuộc đời giảng dạy của Ngài chứng tỏ điều ấy. Trong bài phúc âm hôm nay Ngài đă chọn một đứa trẻ để chỉ cho các môn đệ và các thính giả khác thấy rằng thế nào là những người quan trọng, những kẻ đẹp nhất vũ trụ, và dạy bảo họ phải lấy đó làm gương để bắt chước. Chúng ta ngày nay cũng vậy thôi. Cần sự chỉ bảo của Chúa để nhận ra đâu là quan trọng thật, đâu là hào nhoáng bên ngoài. Thánh sử Marcô thuật lại cho độc giả biết rằng các môn đệ thường có khuynh hướng hiểu sai quan điểm của Chúa Giêsu. Đong đếm cuộc sống ḿnh theo thước đo của các nấc thang thành đạt trong xă hội. Trí khôn họ không hề thoát khỏi tư tưởng ăn trên ngồi trốc. Họ phải có một "tương lai" khi chọn theo Chúa Giêsu: "Hai người con Ông Giêbêdê là Giacôbê và Gioan đến gần Đức Giêsu và nói: Thưa Thầy, chúng con muốn thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây. Người hỏi: các anh muốn thầy thực hiện cho các anh điều ǵ? Các ông thưa: xin cho hai anh em chúng con một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang" (Mc 10,35).

Sau đó các môn đệ khác ghen tức với hai anh em Giacôbê và Gioan, cũng trong Tin mừng hôm nay họ bàn tán về địa vị lúc đi đường. Tuy nhiên, Chúa Giêsu thay đổi đề tài. Ngài nói đến phản bội, đau khổ và cái chết nhục nhă, mặc dù Ngài đang rong ruổi rao giảng và chữa lành bệnh tật, cứu giúp những kẻ gặp hoàn cảnh cùng khốn: mù loà, què quặt, quỷ ám… nghĩa là khi các môn đệ nói đến địa vị, danh vọng th́ Ngài nêu ra khổ đau, nhục nhă và sự chết. Đúng như lời tiên Simêon, Ngài đă nên dấu chỉ của sự chống đối (Lc 2,34). Rơ ràng có sự ngược chiều về tư tưởng giữa Chúa Giêsu và thế gian. Sự ngược chiều này, sẽ dẫn Ngài đến cái chết, bởi lẽ thế gian luôn trừ khử những ai nói ngược với nó. Chúng ta cũng vậy thôi. Ưa chuộng quan điểm trần tục hơn đ̣i hỏi của Chúa Giêsu. Chúng ta ưa sống dễ dăi, các tiện nghi, máy lạnh, điện thoại di động, truyền h́nh phẳng hơn là hy sinh hăm ḿnh. Giả dụ một hăng nào đó cần chúng ta quảng cáo giùm rồi thưởng một món tiền lớn, hoặc một vé du lịch ṿng quanh thế giới, chúng ta sẵn sàng "kư" hợp đồng ngay. Nhưng nếu Chúa muốn chúng ta "kư" với Ngài hợp đồng "thánh giá", chắc chắn chúng ta từ chối. Cho nên chẳng lạ ǵ chúng ta không thể "hiểu" được Ngài, mặc dù giả đ̣ giả tảng theo Ngài, giống như các môn đệ thuở xưa. Để làm rơ tư tưởng của ḿnh, Chúa Giêsu cúi xuống ôm lấy một đứa trẻ đặt giữa các ông và nói: "Ai đón tiếp một em nhỏ như thế này v́ danh Thầy, là đón tiếp chính Thầy." Chúng ta chỉ có thể cảm nghiệm được tư tưởng của Ngài, khi can đảm sống như Ngài. Ngoài ra là chẳng hiểu được.

Ở điểm này, tôi không có ư thi vị hoá tuổi trẻ thời đó. Ngày nay con cháu chúng ta được nuông chiều quá mức. Thời đó không được như vậy. Cùng với đàn bà, chúng được xếp vào "hàng sở hữu" của đàn ông. Chúng thường bị bỏ rơi, miệt thị. Cuộc đời của chúng rất bấp bênh, tuỳ thuộc vào sở thích của đàn ông và xă hội. 30% chết yểu ngay lúc mới sinh. 60% không vượt được tuổi 16. Khi trời làm thiên tai hạn hán, thiếu thốn lương thực, thực phẩm trẻ con sẽ bị bỏ cho chết đói trước. Của ăn áo mặc phải nhường cho người lớn đă. Chúng được cha mẹ yêu mến, nhưng kỷ luật cũng gắt gao. Nhiều đứa mang thương tích suốt đời v́ đ̣n vọt. Trước t́nh trạng như vậy, tôn vinh chúng trước mặt các môn đệ, kẻ đang có tham vọng địa vị trong xă hội, th́ quả thật "cách mạng" hết chỗ nói. Đúng hơn lẩm cẩm, ngược đời. Tuy nhiên sự thật vẫn nguyên vẹn là sự thật, dầu ở bất cứ thời đại nào. Vinh dự nước trời vẫn dành cho những người có tinh thần đơn sơ khiêm nhường như con trẻ. Ở chỗ khác Chúa Giêsu c̣n nhấn mạnh hơn "nếu các con không trở nên như trẻ thơ, th́ chẳng được vào nước Thiên Chúa" (Mc 10,15). Nói cách khác, Chúa Giêsu đă khiển trách nặng nề ḷng tham lam quyền lợi của các tông đồ. Chỉ sau khi Ngài sống lại và ban Thần Khí, họ mới hiểu thấu trọn vẹn bài học của Ngài. Thực ra, chẳng phải trẻ nhỏ mà Chúa dạy chúng ta yêu mến, trân trọng. Nhưng tất cả những ai có dáng dấp như vậy, tức những kẻ khố rách, áo ôm, thấp cổ bé miệng trong xă hội loài người. Những kẻ không hề có tước vị nào giữa hàng xóm, láng giềng của chúng ta. những kẻ không bao giờ được vào danh sách những nhân vật đẹp nhất thế giới của "Tạp Chí Nhân Dân". Đó là những người "bé mọn" mà Chúa Giêsu hằng ấp ủ. Họ là những kẻ theo Chúa đích thực, những môn đệ trung kiên của Ngài, dù ở thời đại nào. Do đó, danh sách các "hoa hậu" của Chúa Giêsu phải kể đến hàng nhiều triệu chứ không phải chỉ có năm mươi".

Liệu chúng ta có được vào số những người ấy không? Ḷng ước ao suông chẳng có ích lợi ǵ, nhưng phải thi hành đường lối của Ngài một cách trung thực. Sống như Ngài đă sống mới có thể hiểu được tư tưởng của Ngài. Các thánh đă theo sát gót Chúa Giêsu, nên các vị thấu hiểu Chúa hơn chúng ta. Đó là bằng chứng cụ thể. Cho nên càng sống xa hoa, đầy đủ tiện nghi, th́ càng không hiểu Chúa, dù có dùi mài kinh sử, học hỏi thế nào đi nữa. Vậy th́, những kẻ bé mọn là những người sống theo đức tin của ḿnh, hằng ngày sống khiêm nhường, bé mọn, nhưng rộng răi với tha nhân. Thông thường th́ người ta chật hẹp với thiên hạ và buông thả với chính ḿnh. Ngược lại mới là đường lối của Chúa Giêsu. Nếu quư vị nghiền ngẫm kỹ tính nết của Chúa trong Tin mừng quư vị sẽ thấy Ngài không hề chà đạp một cá nhân nào, những điều Ngài khiển trách là nhắm vào thói hư nết xấu của cộng đồng, cho nên sống chật hẹp với người khác là sai lầm. Những người bé mọn mà Chúa nhắm tới, có ḷng hào hiệp với mọi người trong các hy sinh to cũng như nhỏ, thường th́ chẳng cần ai để ư. Làm việc từ thiện với kèn trống là giả h́nh. Họ đă được thưởng công rồi (Mt 6,2). Các người đẹp nhất của Chúa Giêsu không sống khoa trương, thiên hạ dễ dàng bỏ qua, không lưu tâm đến họ. Họ chẳng có chút ǵ hấp dẫn, kể cả giới tính. Chẳng có quần nhung, áo tía. Nhưng giống như cậu bé Harry lang thang đường phố suốt năm năm, ăn xin từng mẩu bánh, từng đồng xu lẻ. Vậy mà tối về nhà trọ lại chia sẻ với bạn què của ḿnh tên là Dan. Dan bị thọt cả hai chân không đi lại được. Trường hợp khác là bố con ông John. Vợ John ham tiền bạc bỏ đi theo trai, để lại cho ông hai đứa con nhỏ. Tối ngày ông phải hy sinh làm đủ mọi nghề nặng nhọc để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Hay như bà Mary, công việc làm ăn của công ty bà đang hồi phát đạt. Bà có thể làm ngoài giờ để thêm thu nhập. Nhưng bà lại ở nhà với chồng con ngơ hầu gia đ́nh được êm ấm, hạnh phúc. C̣n ngàn vạn những hy sinh tương tự để xây dựng cho người khác mà những bậc cha mẹ đă không ngại thực hiện hàng ngày cho thế hệ mai sau. Họ làm nên những "hoa khôi" đẹp nhất hành tinh mà Chúa Giêsu nghĩ tới, khi ngài rao giảng nước trời giữa trần gian.

Cũng không thể bỏ sót những người tích cực hoạt động xă hội khỏi danh sách: Đó là những thầy giáo, cô giáo, bác sĩ, y tá lương thiện, các nông dân cần cù, các công nhân siêng năng. Họ làm việc hết ḿnh mà không đ̣i hỏi xă hội bù đắp, đối xử đặc biệt. Họ sống b́nh thường như ngàn vạn công dân khác, không kiêu hănh về thành tựu của ḿnh. Họ là đội ngũ các kẻ bé mọn mà Chúa Giêsu yêu dấu. Họ sống đường lối Chúa Giêsu chỉ dạy. Chúng ta tiếp nhận họ, noi gương tốt lành của họ là chúng ta đón tiếp Chúa Giêsu. Như vậy, chúng ta đón tiếp Thiên Chúa như Đức Kitô đă dạy: "Ai đón tiếp Thầy th́ không phải đón tiếp Thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đă sai Thầy". Đến đây tôi thoáng nhớ ra một bà bạn ở Richmond, California. Bà làm nghề buôn bán nhà đất. Mặc dù đang mùa bận rộn, khách hàng tới tấp làm ăn. Nhưng tuần nào bà cũng bỏ ra 1, 2 giờ đến vui chơi với các trẻ mồ côi của thành phố. Bà nhận ra hoàn cảnh của chúng và quyết định trích 15.000 Mỹ Kim để tổ chức trại hè cho chúng. Thiếu tiền bà phải nâng lên 30.000 mua chăn mùng, quần áo cho từng đứa nhỏ. Bởi lo lắng cho các em, bà đă nhỡ vài vụ buôn bán lớn, nhưng không hề buồn phiền, bà nói: "Các trẻ xứng đáng được hưởng lợi nhuận đó". 1 bé gái 8 tuổi, sau tuần nghỉ hè không chịu trở lại nhà. Hỏi ra, em trả lời: Về nhà ban đêm toàn phải nghe tiếng súng nổ dưới phố. Ở trại em chỉ nghe thấy tiếng dế kêu. Thế đấy, bà chủ công ty không hề hối tiếc về số tiền thất thu, bởi lẽ em bé của bà được nghe tiếng dế kêu thay v́ tiếng súng!

Nếu Chúa Giêsu xuất bản tờ báo có lẽ Ngài sẽ gọi nó là: "Tạp chí nhân dân mới". Chúng ta sẽ được đọc toàn những truyện của các nhân vật kể trên. Trước mặt thế gian, họ chẳng có chi quan trọng. Nhưng rơ ràng, họ sống như có Chúa ngự ở giữa. Họ minh chứng cho mọi người thấy rằng sau khi chết 3 ngày Chúa sẽ sống lại. Đúng thực như vậy. Cuộc đời hy sinh của họ là chứng tá tích cực cho thế gian mù tối. Cũng như Ngài, họ đă nuôi dưỡng kẻ đói nghèo, chữa lành bệnh nhân, cho kẻ chết về phần tâm linh được sống lại. Thật khó phân biệt giữa thế gian đâu là thật, đâu là giả tạo, đâu là môn đệ của Chúa Giêsu, đâu là phường phỉnh gạt. Chúng ta cần một lăng kính thiêng liêng để nhận ra các giá trị ngọc ngà mà trân trọng và sai lầm để xa tránh. Phúc âm hôm nay cung cấp cho chúng ta lăng kính đó. Xin Chúa cho chúng con đôi tai thật sáng tỏ, đôi mắt thật tinh tường để nh́n ra các "hoa khôi" của Ngài giữa trần ai. Amen.

 

Giuse Nguyễn Cao Luật, op

Đường Phục Vụ

Mc 9, 30-37 

Đấng Mê-si-a phục vụ

Đức Giê-su đang trên đường. Con Người đang tiến đến cuộc Thương Khó và lần thứ hai, Người báo trước cho các môn đệ về biến cố này, cũng như về cuộc Phục Sinh.

Trong lần loan báo trước, các môn đệ không hiểu điều Đức Giê-su muốn nói, các ông - qua đại diện là Phê-rô - đă ngăn cản Người. Nhưng Người vẫn đưa các ông đi theo và dần dần giáo huấn các ông về vai tṛ của một Đấng Mê-si-a chịu đau khổ. Lần đó, Đức Giê-su đă nói đến sự cần thiết phải mang lấy thập giá của ḿnh mà đi theo Người.

Trong lần loan báo này, các môn đệ cũng không hiểu điều Đức Giê-su muốn nói, nhưng các ông không dám hỏi. Các ông chẳng hiểu ǵ về cuộc sống ở phía bên kia và vẫn cảm thấy khó chấp nhận quan niệm về một Đấng Mê-si-a là Tôi Tớ. Chính v́ vậy, trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Đức Giê-su nhận thấy phải giải thoát các ông khỏi t́nh trạng u tối.

Về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các môn đệ : "Dọc đường anh em đă bàn tán điều ǵ vậy ?" Đức Giê-su muốn kiểm nghiệm lại t́nh trạng u tối của các ông. Các môn đệ không dám tŕnh bày lại, v́ các ông đă tranh luận với nhau xem ai là người lớn nhất trong vương quốc trần thế mà các ông đang trông đợi. Đa số các môn đệ xuất thân là những người hèn kém trong xă hội, nên các ông ước mơ trở thành những người có uy tín, có chức quyền, và được nắm quyền chỉ huy.

Khi loan báo cuộc Thương Khó, Đức Giê-su cũng báo trước cuộc Phục Sinh, nhưng các môn đệ không hiểu. Thật ra, người ta có thể nghĩ đến cái chết của ai đó, nhưng hầu như chẳng có ai muốn nghĩ nhiều đến cuộc sống sau đó, như là chuyện không thể. C̣n nếu nói đến cuộc sống của một người đă chết rồi sống lại, quả thật, điều này ngoài tầm hiểu biết của con người.

Đứng trước tương lai không thể hiểu nỗi này, các môn đệ đứng yên tại chỗ, lấy hiện tại làm vĩnh cửu. Các ông lo tổ chức xă hội nhỏ bé của ḿnh và tranh luận xem ai là người lớn nhất.

Đức Giê-su đă trả lời cho các môn đệ : Ai muốn làm người đứng đầu, phải làm người rốt hết. Ai muốn làm người lớn, phải nên như trẻ nhỏ. Ai muốn làm thầy, phải là người phục vụ. Câu trả lời của Đức Giê-su quả là một nghịch lư. Tuy vậy, đây không phải là những nhận định lư thuyết, nhưng là những mẫu gương cụ thể mà Người Tôi Tớ đau khỗ không ngừng đưa ra.

Cuộc đời và cái chết của Đức Giê-su là một bằng chứng sống động về điều này : Để trở thành người lớn nhất, phải trở nên người bé nhất, trở thành người phục vụ. Phục vụ tất cả mọi người, kể cả một đứa trẻ.

Trong thế giới mới do Đức Giê-su thiết lập, người ta trở thành người lớn khi người ta là tôi tớ, thay v́ có tôi tớ. Trong thế giới này, đứa trẻ chính là h́nh ảnh của Thiên Chúa. Quả là một điều lạ thường !

Trẻ nhỏ là tương lai

Đón nhận Đấng Phục Sinh, đó là đón nhận cuộc sống mới do Người đem lại. Sự sống ấy không chỉ là sự yếu ớt của đứa trẻ mà người ta cần bảo vệ, nhưng là một tương lai mà Đức Ki-tô đ̣i người ta phải chấp nhận, phấn dấn ḿnh vào.

Quả thế, đứa trẻ đáng được yêu thương v́ sự ngây thơ và giản dị, nhưng hơn thế, v́ nó là dấu chỉ về một cuộc sống mở ra và luôn mới mẻ. Đứa trẻ là một nhân tố đem lại một hy vọng đặc biệt, là một cuộc sống luôn hướng về phía trước, đón nhận thêm những điều mới. Đức Giê-su đồng hoá đứa trẻ với con người được phục sinh, bởi v́ phục sinh là khởi đầu cho sự sống mới này và cuộc sống này được trao tặng cho từng người. Như thế, cần phải đón nhận cuộc sống bên kia như đón nhận một đứa trẻ.

Tuy vậy, Đức Giê-su nh́n những đứa trẻ như thế nào khi Người ôm chúng vào ḷng và chúc lành cho chúng ?

Ngoài những đặc tính mà ai ai cũng thấy, chắc chắn đứa trẻ cũng có những khuyết điểm, những thiếu sót. Đức Giê-su không phải là người cuối cùng biết rằng trẻ nhỏ cũng có những h́nh thức mặc cảm, cũng có những thái độ ghen tương, ma mănh và dối trá.

Nói như thế không có nghĩa là kết tội trẻ nhỏ, nhưng để nêu lên một vấn đề khác : giáo dục. Thông thường, trẻ em có khuynh hướng quy tất cả về ḿnh. Đây là một sự kiện về tâm lư chứ không phải về luân lư. Do đó, nhiệm vụ của những người có trách nhiệm giáo dục không phải là dùng Tin Mừng để đưa ra những lời khuyên đạo đức, nhưng là thổi vào cuộc sống của đứa trẻ luồng gió Tin Mừng để nó dần dần tự khám phá điều này : phải yêu thương người khác như chính ḿnh.

Cũng do tính ích kỷ này, trẻ em thường có thái độ vô ơn : nó không hiểu được những hy sinh nhọc nhằn cha mẹ phải chịu. Trong khi đó, nên tảng của ḷng tin Ki-tô giáo là tạ ơn. Nhà giáo dục sẽ phải hướng dẫn đứa trẻ từ đời sống tự nhiên đến đời sống siêu nhiên.

Như vậy, để hiểu rơ thái độ của Đức Giê-su với các trẻ em, cần phải vượt qua những đặc tính mà theo thói quen, người ta thường gán cho chúng, đồng thời phải hiểu điều được tượng trưng nơi đứa trẻ theo quan điểm đức tin : đứa trẻ luôn ở trong t́nh trạng tiếp nhận. Chính trong t́nh trạng này, đứa trẻ đi vào đời sống Ki-tô giáo.

Phải chăng đó không phải là t́nh trạng của người lănh bí tích thánh tẩy : sống tuỳ thuộc vào t́nh yêu đối với Thiên Chúa của ḿnh ?

Như thế, chẳng có ǵ là lạ lùng khi mà Nước Trời thuộc về các trẻ nhỏ và những ai giống như chúng ! Có ǵ là lạ lùng khi tiếp đón đứa trẻ trong tinh thần này, bởi v́ đó là đón tiếp Thần Khí của Thiên Chúa.

Nên bé nhỏ để giống Đức Giê-su

Phần chúng ta, chúng ta tranh luận ǵ trên những nẻo đường đời ? Có lẽ chúng ta cũng bối rối khi Đức Giê-su đặt vấn đề này với chúng ta ! Khi nói lên điều người ta vẫn ấp ủ trong ḷng, mỗi người bày tỏ điều sâu kín nhất của chính ḿnh.

Phải chăng chúng ta cũng mơ ước được nắm quyền chỉ huy ? Hăy nghe lời Đức Giê-su nói với các môn đệ mà t́m cách để phục vụ người khác cách tốt nhất và giúp đỡ những ai đang cần. Mỗi người hăy quan tâm biến đổi đời ḿnh nên giống Đức Giê-su qua việc đón tiếp những người yếu đuối, những người bé mọn, coi họ như những sứ giả của Thiên Chúa. Đó là con đường tốt nhất để mỗi người gặp được Đức Giê-su và trở nên giống Người.

Ngoài ra, khi mời gọi chúng ta sống khiêm tốn, trở nên bé nhỏ, Đức Giê-su không có ư bảo chúng ta phải từ khước những hồng ân đă lănh nhận, hay tránh né các trách nhiệm được giao phó, nhưng là thẳng thắn chấp nhận t́nh trạng của ḿnh với những giới hạn, những yếu đuối, nhất là ư thức được t́nh trạng lệ thuộc của chúng ta vào Thiên Chúa, Đấng ban cho ta mọi sự. Khi mơ ước chỗ nhất, chúng ta cắt đứt sự tuỳ thuộc này. Khi t́m chỗ cuối hết, dù công khai hay âm thầm, chúng ta để cho Thiên Chúa xếp đặt như ư Người muốn. Chỉ có chỗ này mới chắc chắn.

"Trẻ em măi măi là h́nh ảnh rơ nét nhất, đúng Tin Mừng nhất của Chúa. Trẻ em đón nhận Đức Ki-tô chứ không tranh căi. Chúng để cho Người lôi cuốn chứ không t́m cách độc quyền chiếm hữu Người. Trẻ em chính là hiện thân của thái độ tự do phó thác và yêu thương ...

Chỉ có một cách không bị vấp ngă v́ cớ Đức Ki-tô, ấy là hoá nên trẻ nhỏ, đơn sơ, nghèo nàn. Chỉ có một hạng người Đức Ki-tô không bao giờ là cớ vấp ngă cho họ là các trẻ nhỏ ... (Juan Arias Thiên Chúa mà tôi không tin, bản dịch của Lưu Tấn trang 6,4.)

 

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op

Khiêm Nhường Phục Vụ

Mc 9, 30-37

           Trong ba năm giảng dạy công khai của Chúa Giê-su, các sách Tin Mừng thuật lại ba lần Chúa Giê-su báo trước cuộc thương khó Ngài phải chịu ở Giê-ru-sa-lem. Mỗi lần đều đặt trong một khung cảnh khác nhau và lời loan báo cũng hơi khác nhau. Nhưng cũng như đại đa số người Do Thái không hiểu, không hề có ư tưởng về một vị cứu thế bị đau khổ, bị đóng đinh, các tông đồ cũng vậy, không hiểu và nhất là không muốn tin. Các ông chỉ mường tượng đến một nước trần gian vật chất, danh vọng, uy quyền, giàu có, nhiều lần các ông đă bộc lộ niềm mơ ước đó. Mỗi lần nghe biết như vậy Chúa buồn lắm, nhưng Ngài kiên nhẫn cải chính quan niệm sai lầm của các ông, đồng thời Ngài nhắc lại cho các ông bài học cốt tử mà Ngài đă dạy dưới nhiều h́nh thức khác nhau, đó là bài học khiêm nhường và phục vụ. Cụ thể như bài Tin Mừng hôm nay : ngay sau khi Chúa báo trước về cuộc khổ nạn của Ngài, các tông đồ không hiểu, lại tranh căi nhau về ngôi thứ, cấp bậc. Nhân dịp này Chúa dạy các ông : “Ai muốn làm người đứng đầu, th́ phải làm người rốt hết và phục vụ mọi người. Rơ ràng Chúa muốn dạy về sự khiêm nhường và phục vụ. Chúng ta hăy t́m hiểu thêm.

           Một hôm, Hồ Khưu Trượng hỏi Tôn Thúc Ngao : “Có ba điều chuốc oán, ông đă biết chưa ?” Họ Tôn trả lời : “Tôi chưa được biết”. Trượng Nhân nói : “Tước vị cao người ta ganh, quyền thế lớn người ta ghét, lợi lộc nhiều người ta oán”. Tôn Thúc Ngao lắc đầu nói : “Không phải luôn luôn như thế, tước vị tôi càng cao tôi càng xử nhún nhường, quyền thế tôi càng lớn tôi càng ở khiêm cung, lợi lộc tôi càng nhiều tôi càng chia bớt cho những người chung quanh, như thế th́ làm ǵ bị oán thù của thiên hạ”. Rất đúng. 

          Đức Khổng Tử cũng đă dạy các đồ đệ của ông như vậy. Một hôm, Khổng Tử tới thăm miếu vua Hoàn Công, thấy một chiếc lọ đứng nghiêng nghiêng, ngài hỏi, th́ người giữ miếu cho biết : “Cái lọ này là một bảo vật, thuở trước nhà vua thường để bên ngai vàng hầu làm gương”. Khổng Tử liền hỏi : “Ta vốn nghe đồn nhà vua có một bảo vật, bỏ không th́ nghiêng, đổ nước vào vừa phải th́ đứng thẳng, mà đổ nước đầy th́ lại ngă, có phải là vật này chăng?”. Rồi ngài bảo các đồ đệ múc nước thí nghiệm, th́ quả nhiên đúng như thế. Bấy giờ ngài mới trịnh trọng giảng dạy : “Thông minh hiểu biết hơn người th́ nên giữ bằng cách khiêm cung, sức khỏe hơn người th́ nên giữ bằng cách nhút nhát, giàu có nhiều th́ nên giữ bằng cách bố thí và tỏ ra nhún nhường. Đó là lối san sẻ bớt đi để khỏi đầy tràn mà sụp đổ vậy”.

           Cũng thế, Chúa Giê-su không những không chấp nhận khuynh hướng xấu của loài người là muốn thống trị, muốn ăn trên ngồi trước mà Ngài c̣n đưa ra một đề nghị thật khác thường : “Ai muốn làm người đứng đầu, th́ phải làm người rốt hết và phục vụ mọi người”. Sau lời dạy bảo ngắn gọn này, Ngài gọi một em nhỏ đến, đặt em đứng giữa các môn đệ, và sau khi ôm em vào ḷng, Ngài nói : “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này v́ danh Thầy là tiếp đón chính Thầy”.

           Chúa Giê-su đưa em nhỏ ra đây để tượng trưng cho cái ǵ ? và tiếp đón ở đây nghĩa là ǵ ? Chúng ta biết : trong xă hội Do Thái, đàn bà và trẻ em bị coi là không đáng kể, trẻ nhỏ là thành phần không có chỗ đứng trong xă hội. Chúa Giê-su ôm em nhỏ vào ḷng, đó là một cử chỉ chứng tỏ sự quí mến, tiếp nhận. Tiếp nhận một em nhỏ như thế chắc chắn không phải để em nhỏ đó phục vụ ḿnh, nhưng là phục vụ em nhỏ đó. Em nhỏ đây là h́nh ảnh tượng trưng cho những người tầm thường, nghèo hèn, thấp cổ bé họng, không đáng kể trước mặt người đời. Nhưng một người như thế được Chúa Giê-su coi là chính Ngài, đón tiếp người ấy là đón tiếp Ngài. Hơn nữa, giúp đỡ và yêu thương những người như thế là giúp đỡ và yêu thương chính Ngài. Điều này chúng ta thấy rơ ràng hơn trong đoạn Tin Mừng Chúa Giê-su nói về ngày chung thẩm. Chúa đánh giá rất cao những người thể hiện t́nh yêu thương giúp đỡ người khác, và Chúa căn cứ vào đó để thưởng hay phạt. Vậy đừng sợ làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người, nhất là những người bé nhỏ, tầm thường, nghèo hèn, bởi v́ phục vụ một người như thế là phục vụ Chúa Giê-su và phục vụ chính Thiên Chúa. 

          Thực vậy, đối với Chúa, người làm lớn sẽ là người phục vụ người khác, và đối tượng được phục vụ là những người nhỏ nhất, tức là những người hèn kém, những người nghèo khổ, và phục vụ họ là phục vụ Chúa. Như vậy, chúng ta có phục vụ ai chính là v́ chúng ta muốn phục vụ Chúa Giê-su trong họ, và chúng ta có được ai phục vụ th́ cũng chỉ v́ họ đang phục vụ Chúa Giê-su nơi chúng ta. Cho nên, điều quan trọng không phải là làm lớn hay làm nhỏ mà là chúng ta có phục vụ không và phục vụ với tinh thần như thế nào ? 

          Tóm lại, Chúa Giê-su dạy chúng ta hăy sống khiêm nhường và sẵn sàng phục vụ lẫn nhau, nhất là những người hèm kém, nghèo khổ, bất hạnh. Chúng ta hăy nhớ : tất cả chúng ta đang sống là để phục vụ nhau, cuộc sống chỉ đáng sống khi sống để phục vụ người khác, và như thế cũng là đang phục vụ Thiên Chúa. Một cuộc sống như thế cao đẹp và có ư nghĩa biết bao. Xin Chúa cho chúng ta luôn có tinh thần khiêm nhường phục vụ như thế.

 

Như Hạ, op

Phục Vụ Mọi Người

Mc 9, 30-37

Tương quan giữa con người và con người thật là phức tạp. Có những người lúc nào cũng đ̣i hỏi. Họ sinh ra để được phục vụ chứ không phải để phục vụ. Tất cả cuộc sống chỉ có nghĩa là thỏa măn nhu cầu. Cá nhân là tiêu chuẩn tối cao xác định mọi giá trị. Đức Giêsu bác bỏ tiêu chuẩn hoàn toàn trần tục đó. Người nêu cao tiêu chuẩn phục vụ để thẩm định vai tṛ người lănh đạo. Chính Người cho thấy mức phục vụ cao độ trên cây thập giá.

TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ

Khi đả phá năo trạng chủ tớ, phải chăng Đức Giêsu làm rối loạn trật tự xă hội ? Người không phản đối quyền bính, v́ quyền bính vẫn cần thiết trong Nước Thiên Chúa. Nhưng Người phản kháng năo trạng và cách thức thi hành quyền bính trong cộng đồng nhân loại. Người ta lạm dụng quyền bính để đè đầu đè cổ đồng loại, đến nỗi quên nguồn gốc mọi quyền bính là Thiên Chúa. Chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có thực quyền trên nhân loại. Nhưng Người đă thực thi quyền bính thế nào ? Người đă thi hành quyền bính khi sai "Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10:45). Đó là mức độ phục vụ lớn lao nhất và có mục đích cao cả nhất.

Muốn "theo Thày", các môn đệ không c̣n con đường nào khác. Thày trở thành tiêu chuẩn và mẫu mực phục vụ mọi người. Mặc dù theo sát Đức Giêsu, các môn đệ vẫn chưa thể học nổi bài học của Thày. Đức Giêsu đau khổ không phải chỉ v́ "Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người" (Mc 9:32), nhưng c̣n bị các môn đệ "tỉnh bơ" trước những thao thức lớn lao về thân phận ḿnh. Thời gian theo Người quá ngắn. Các ông không thể thích ứng kịp. Chính v́ thế, dù vừa nghe Thày trăn trở về thân phận tôi tớ đau khổ, các ông vẫn cao hứng to tiếng về miếng đỉnh chung, "v́ khi đi đường, các ông đă căi nhau xem ai là người lớn hơn cả" (Mc 9:34). Thày là thế. Tṛ là thế. Hai con đường song song không dễ ǵ gặp nhau.

Thày t́m mọi cách phục vụ con người, phục vụ đến hi sinh tất cả mạng sống. Trước khi lên tiếng dạy môn đệ, Thày đă nêu gương : "Ai muốn làm người đứng đầu, th́ phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người" (Mc 9: 35). Thày là Người đứng ở đỉnh cao nhất. Bởi vậy, Thày nêu gương phục vụ lớn lao nhất. Muốn phục vụ như thế, các môn đệ phải thấy được h́nh ảnh Thày nơi các em nhỏ. Em nhỏ không có chỗ đứng nào hết trong bực thang xă hội. Chính v́ thế, các em nhỏ không được ai chú ư và tôn trọng. Nếu người môn đệ đích thực thấy được Chúa trong nơi rốt cùng đó, việc phục vụ sẽ có một chiều kích lớn lao. V́ chính nơi rốt cùng đó có một Đấng cao trọng vô cùng. Quả thực "ai tiếp đón một em nhỏ như em này v́ danh Thầy, là đón tiếp chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, th́ không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đă sai Thầy" (Mc 9:37). Đức Giêsu đồng hóa ḿnh với em nhỏ cũng như với người nghèo. Phục vụ tới mức độ này đ̣i phải có một tâm hồn thật đơn sơ và không tính toán. Việc phục vụ đó hoàn toàn phải vô tư và vô vị lợi.

Như vậy, việc phục vụ vừa phải khiêm tốn và đơn sơ mới mong bắt chước khuôn mẫu và đi theo con đường Chúa đă vạch ra. Khiêm tốn đến nỗi "chết nhục nhă," bị "hạ nhục và tra tấn" mà vẫn "hiền ḥa làm sao" (Kn 2:19-20). Người hoàn toàn không c̣n nghĩ đến chính ḿnh nữa. Người không muốn tranh chấp với ai, nhưng chỉ muốn trở thành"người xây dựng ḥa b́nh thu hoạch được hoa trái đă gieo trong ḥa b́nh, là cuộc đời công chính" (Gc 3:3). Nhưng chính cuộc đời công chính đó đă là bản cáo trạng tố cáo "phường vô đạo" (Kn 2:12). Cuộc đời trở thành trận chiến khốc liệt giữa sự công chính và bất công. "Phường vô đạo" âm mưu và quyết hạ bệ người công chính : "Ta hăy gài bẫy hại tên công chính, v́ nó chỉ làm vướng chân ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật, và tố cáo ta không tuân hành lễ giáo" (Kn 2:12). Tất cả những âm mưu đen tối đó đă đổ ập xuống con người Đức Giêsu. Cuộc đời thật là một bể khổ, một cơi ô trọc.

Nhưng Đức Giêsu không dừng lại nơi những nét tang thương đó để bi quan, yếm thế và t́m cách trả thù đời. Trái lại Người luôn sống "hiền lành và khiêm nhường" với mọi người. Sau cùng Người đă chết để "cứu độ mọi người." Sống giữa một bể khổ, Người vẫn luôn tràn ngập hồng ân. Người đă biến đổi tất cả thành phương tiện cứu độ. Tất cả lực lượng tử thần không làm ǵ được Người. V́ nhờ sức mạnh Thánh Linh, "Người sẽ sống lại" ( Mc 9:31) trong t́nh yêu Chúa Cha. Chính sức mạnh và t́nh yêu đó đă khiến Đức Giêsu hiên ngang đương đầu với mọi thử thách. Nhưng sức mạnh và t́nh yêu đó vẫn là những thực tại huyền nhiệm. Làm sao các môn đệ có thể hiểu nổi ? Đó là lư do tại sao Đức Giêsu vẫn bị hiểu lầm và cô đơn cho đến chết.

PHỤC VỤ HÔM NAY

Nhưng không v́ thế Đức Giêsu trở thành bất lực. Trái lại, Người trở thành động lực thúc đẩy Giáo Hội không ngừng phục vụ nhân loại trong bất cứ hoàn cảnh nào. Rất nhiều sáng kiến và nhiệt t́nh đă được tung ra để đáp ứng những nhu cầu lớn lao của thời đại. Giáo Hội là "bí tích thực hiện sứ vụ Đức Giêsu để sứ mệnh Nước Trời của Người được mở rộng khắp không gian và thời gian" (McGonigle 1993:658). Cộng đoàn Kitô giờ đây tiếp tục sứ vụ của Người và làm cho sứ vụ đó trở thành hiện thực, hầu có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của quần chúng, giúp họ bắt gặp t́nh yêu Thiên Chúa đầy thương xót trong những hoàn cảnh sinh sống khác nhau. Kitô hữu vững tin vào sứ vụ Giáo Hội lănh nhận từ Đức Giêsu có sức cứu độ toàn thể nhân loại. "V́ cùng một Thánh Linh đă hoạt động trong sứ vụ Đức Giêsu, ngày nay cũng là nguồn ân sủng ban cho bất cứ sứ vụ nào trong Giáo Hội, phát sinh từ công cuộc cứu độ của Đấng Phục Sinh" (McGonigle 1993:658).

Công cuộc phục vụ hôm nay rất đa dạng. Ngoài những tổ chức bác ái truyền thống, c̣n có những sáng kiến kết hiệp độc đáo giữa những người cùng chia sẻ một niềm tin Thiên Chúa. Chẳng hạn tổ chức The Foundation for Interfaith Research and Ministry (FIRM) liên kết nhiều người đến tận nhà săn sóc người lớn và trẻ em đang mắc bệnh kinh niên hay sắp chết và suy nhược cơ thể trầm trọng. Các hội viên xuất thân từ các cộng đoàn Do thái và Kitô giáo. Hội tổ chức thành những đội ngũ cung cấp và hỗ trợ cá nhân hay gia đ́nh trong những nhu cầu đặc biệt như tṛ truyện, giọn bàn ăn, di chuyển, giọn nhà, đi chợ, nâng đỡ tinh thần hay t́nh cảm, chăm sóc nhu cầu căn bản về thể xác hay cá nhân v.v. Hiện nay nhờ t́nh nguyện chăm sóc bệnh nhân như thế, hằng chục ngàn người đă thay đổi cuộc sống và cảm thấy cuộc đời phong phú hơn. Hằng năm hội dành ra gần một triệu giờ săn sóc bệnh nhân. Họ đều nhận thức rằng nhu cầu tha nhân là một món quà Thiên Chúa làm cho cuộc đời thăng tiến và khát vọng tinh thần được no thỏa.

Theo bước Đức Giêsu, Giáo Hội không ngừng hướng về những người nghèo khổ, bệnh tật và già nua. Các tổ chức Caritas, Vincent de Paul, Cor Unum, v.v... đă và c̣n đem bao nguồn an ủi tinh thần và vật chất cho những người xấu số. Nhưng sống bác ái bao giờ cũng tương đối dễ hơn sống công bằng. Giáo Hội có dám noi gương Thày chí thánh "bị nộp vào tay người đời" mà vẫn nhất quyết sống công chính, bị "giết chết" mà không ngừng tranh đấu cho công bằng không ? Hay Giáo Hội vẫn thích chơi với người giàu hơn, để mặc những người đói khổ quằn quại dưới những áp chế bất công ? Thánh Linh đă làm cho Đức Giêsu Phục Sinh, không thể nào chịu nhượng bộ trước những bất công đó. Người có thừa sức mạnh thúc đẩy Giáo Hội dấn thân vào những vùng đất nguy hiểm nhất tranh đấu cho người nghèo khổ và xấu số.

 

Cố Lm. Đỗ Vân Lực, op

Phục Vụ

Mc 9, 30-37 

Ngày 17 tháng 9 năm 2006 vừa qua, Nữ tu Leonella Sgorbati đă bị ám sát khi đang phục vụ tại Somalia.  Toàn thân chị bị bắn bảy phát súng.  Chị đă trút hơi thở cuối cùng tại chính bệnh viện chị đang phục vụ.  Mặc dù được khuyên rời Somalia nhiều lần, chị vẫn cương quyết ở lại Làng SOS cùng với bốn chị Ḍng Thừa Sai An Ủi để phục vụ người nghèo trong Bệnh viện SOS.  Giây phút cuối cùng, dù rất đau đớn, chị vẫn thốt lên:  “Tôi tha thứ, tôi tha thứ.”[1]  Đó là tiếng vọng từ cây Thánh Giá cho nhân loại hôm nay.

Thật là một gương sáng tuyệt vời cho những ai đang phục vụ Đức Kitô trong mọi người. Từ nay, phục vụ trở thành tiêu chuẩn đánh giá và xác định vị trí của người lănh đạo.[2]  Ngay từ đầu, Giáo hội đă bước theo Thày Chí Thánh.  Điển h́nh là các phụ nữ đă theo giúp Chúa.  Các bà không màng địa vị, nhưng “đă lấy của cải ḿnh mà giúp đỡ Chúa và các môn đệ.”[3]  Họ đă để lại một gương hy sinh lớn lao, không phải chỉ cho nữ giới, nhưng cho toàn thể  Giáo hội.

Trong khi đó, mặc dù bao năm tháng theo sát gót Đức Giêsu, các môn đệ vẫn không thấu triệt đường lối Người.  Bằng chứng ngay khi Thày đang nói sự thật về thân phận đau khổ, các môn đệ vẫn “nhởn nhơ” và vô tư bàn chuyện chia chác miếng đỉnh chung.  Họ không hiểu ḿnh đang theo ai và đang hướng về đâu.  Quyền trừ quỷ, chữa bệnh và rao giảng Nước Thiên Chúa cũng không thể xác định chỗ đứng của họ trong cộng đoàn.   Chỉ khiêm tốn mới tối cần cho người lănh đạo Dân Chúa.   Địa vị càng cao, con người càng cần phải xả thân phục vụ.[4]   Nhưng làm sao phục vụ, nếu không khiêm tốn ?

Theo thánh nữ Têrêsa Avila,  khiêm tốn chỉ là “bước đi trong sự thật,” sự thật về Thiên Chúa và sự thật về con người.  Đúng như thánh Âutinh nói : “Lạy Chúa, có biết chính ḿnh, con mới biết được Chúa.”  Chỉ khi nào biết tin buồn của ḿnh, con mới sẵn sàng, vui mừng và thoải mái đón nhận Tin Mừng của Chúa.[5]  Càng biết rơ ḿnh, càng khám phá thấy rơ bộ mặt kẻ thù chống lại Tin Mừng là cái tôi.  Càng kiêu ngạo, càng chống báng và xa rời Thiên Chúa. 

Sống tự đắc như thế, con người sẽ chẳng cần ai, kể cả Thiên Chúa.  Bởi vậy, thánh Phêrô mới khuyên : “Anh em hăy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau, v́ Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.”[6]  Một khi đă bị Thiên Chúa chống đối, con người c̣n làm được ǵ ?  Bởi vậy, chỉ có người khiêm tốn mới có thể đón nhận được những ơn cần thiết để phục vụ mọi người, nhất là những người đau khổ và nghèo đói.

Nh́n vào chính ḿnh, tôi thấy thực tế chưa phục vụ được những người nghèo khổ, chỉ v́ chưa đủ khiêm tốn.  Khiêm nhường là một ơn trọng đại nhất và cũng là bài học lớn nhất tôi phải cầu xin suốt đời mới thấu hiểu được.  Thực vậy, không hăng say cầu nguyện và học biết Chúa Kitô, tôi không thể sống khiêm nhường.   Của cải, tài năng, địa vị dễ khiến tôi kiêu ngạo.  Có khi tôi tư phụ về cả những điều ḿnh không có.  Thật là lố bịch !

Cần phải ư thức sâu xa về những giới hạn, thiếu thốn và tội lỗi của ḿnh trước một Thiên Chúa toàn hảo và chí thánh, tôi mới biết ḿnh lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa và do đó mới nhiệt t́nh thi hành ư Chúa trong mọi sự.[7]  Có khiêm tốn mới nhận ra  mọi giá trị đều phát xuất từ Thiên Chúa.  Từ nhận định thực tế và sâu thẳm đó, tôi mới có thể dễ dàng quên ḿnh mà phục vụ tha nhân.[8]

Có khiêm tốn mới có thể thấy được giá trị linh thiêng của cuộc sống con người và phẩm vị tha nhân.  Từ đó, mới có thể xây dựng một nền tảng luân lư cho xă hội.  Chính v́ không đủ khiêm tốn, tôi không thể nh́n thấy giá trị đích thực của con người, và chỉ c̣n đ̣i hỏi những quyền lợi bất chính.  Tôi sẵn sàng hy sinh nhân mạng và nhân phẩm tha nhân cho những quyền lợi của ḿnh.  Từ đó phát sinh những phong trào phá thai nhân danh nữ quyền.  Giá trị sự sống con người đang bị đe dọa v́ những nhóm nhân bản, nghiên cứu tế bào gốc, đồng tính, án tử h́nh v.v. 

Nếu biết rơ về con người, tôi phải khiêm tốn nh́n nhận quyền Thiên Chúa trên cuộc sống.  Mỗi người là một giá trị cần được bảo vệ và phát triển. Từ chỗ khiêm tốn đó, tôi sẽ liên đới và đoàn kết với tha nhân để hoạt động ngăn ngừa xung đột, tránh chiến tranh và giải quyết mọi tranh chấp bằng những phương tiện ḥa b́nh.

Rất nhiều vấn đề mới đang cần nhiều người tài năng giải quyết.  Tài năng thật sự không thiếu.  Nhưng vượt trên tài năng, cần có những con người khiêm tốn để nh́n thấy trách nhiệm liên đới với người khác trong công cuộc bảo vệ nhân phẩm và tạo lập một cộng đoàn lành mạnh.  Mỗi người đều có quyền sống, quyền làm việc, quyền được hưởng đồng lương xứng đáng và công b́nh, quyền tự do tư tưởng, báo chí, hội họp v.v.

Trong phạm vi xă hội rất cần đến sự hợp tác và liên đới trách nhiệm.  Trong thế giới nhỏ bé hôm nay, yêu tha nhân mang chiều kích toàn cầu.  Tôi trở thành người ǵn giữ anh chị em ḿnh.  Nhưng làm sao có thể có cái nh́n và hành động cao đẹp đó, nếu ngay từ trong gia đ́nh, tôi không đủ điều kiện giáo dục để trưởng thành về nhân cách.  Cuộc khủng hoảng hôn nhân và gia đ́nh hôm nay cho thấy con người không khiêm tốn đủ để nh́n nhận thấy giá trị và vai tṛ của nhau.  Nhưng đồng thời, cũng tố cáo xă hội ít hỗ trợ và nâng đỡ gia đ́nh.  Trong khi đó, nhiều phong trào đang hoạt động mănh liệt để hạ giá hôn nhân và gia đ́nh.

Nếu sống khiêm tốn, tất nhiên không thể không nh́n thấy địa vị và hoàn cảnh những người kém may mắn hơn ḿnh.  Nhiều người ngày nay không c̣n biết đến công ích và phúc lợi của mọi người, nhất là những người nghèo khổ.[9]  Con người ngày càng ích kỷ và hưởng thụ nhiều hơn.  Vấn đề ngày càng lớn và rất khó giải quyết.  Phục vụ đang mất dần ư nghĩa. 

Lạy Chúa, xin cho con biết rơ con là ai.  Nhờ đó con sẽ sống khiêm tốn hơn và chân thành hợp tác  với mọi người.  Amen.


[1] Zenit 18.09.2006

[2] x. Mc 9:35.

[3] Lc 8:1-3.

[4] x. Mc 9:35.

[5] x. Giáo Lư Công Giáo, số 2540.

[6] 1 Pr 5:5.

[7] x. The New Dictionary of Catholic Spirituality, ed. Michael Downey, Humility, William Shannon, Minnesota : The Liturgical Press, 1993.

[8] Encyclopedia of Catholic Doctrine, ed. Russell Shaw, Humility, Our Sunday Visitor Publishing Division,  Indiana, 1997.

[9] x. Tóm Lược Học Thuyết Xă Hội của Giáo Hội, Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lư và Ḥa B́nh, Libreria Editrice Vaticana, 2005.

 

Phêrô Trần Văn Hỷ,op

Ai Muốn Làm Người Đứng Đầu Th́ Phải Phục Vụ Mọi Người

Mc 9, 30-37

 Kính thưa cộng đoàn,

Bài Tin Mừng hôm nay, thánh Mátthêu đă thuật lại cho chúng ta thấy rơ ư nghĩa bài huấn mà Chúa Giêsu dạy các môn đệ của Ngài. Tiếp đó là bức tranh các môn đệ đi trên đường bàn tán với nhau, về việc trong nhóm ai là người lớn hơn cả.

Chúa nói, “ Ai muốn làm người đứng đầu th́ phải phục vụ mọi người”. Thực vậy, trào lưu xă hội ngày nay cho ta thấy, người đứng đầu là người có địa vị, quyền thế hơn người khác, đồng thời là người có uy quyền, và có thể sai khiến các thuộc hạ của ḿnh.

Người thuộc hạ là người tuân theo các mệnh lệnh người cấp trên… Phục tùng và tuân theo các mệnh lệnh người đứng đầu, đó được xem như là nghĩa vụ của họ. Mặt khác ta thấy, người đứng đầu th́ luôn được kẻ  khác phục vụ và hầu hạ cách chu đáo. Với người dưới quyền, đây được xem là trách nhiệm và là nghĩa vụ của ḿnh đối với người cấp trên.

Thế nhưng, giáo huấn của Chúa hôm nay lại khai mở cho các môn đệ có một hướng  nh́n mới về chức danh của người đứng đầu, đồng thời Người cũng thay đổi năo trạng cùng những suy nghĩ của các ông. Chắc hẳn, khi theo Chúa, các ông chỉ quan tâm xem ḿnh được ở vị trí nào, chức vụ ǵ trong nhóm mười hai môn đệ. Các ông đă quên mất rằng, điều cốt yếu của người môn đệ theo Chúa là được đi phục vụ. Từ nhận thức như vậy, các ông mới quan tâm về quyền lực và danh vọng, nên các ông mới bàn tán xem ai là người lớn hơn cả.

Qua bài giáo huấn, Chúa đă vén bức màn cho các ông nhận ra điều mới là: người đứng đầu th́ phải phục vụ mọi người, quyền lực không phải là cái để cho người môn đệ chọn lựa, ngược lại người môn đệ là người phục vụ người khác, phục vụ bằng cả tấm ḷng yêu mến và sự tận t́nh mà ở đó không có sự đ̣i hỏi ǵ riêng cho ḿnh.

Trong thời đại ngày nay, người ta chỉ quan tâm về địa vị, chức vụ trong xă hội, được thăng tiến đến những chức vị cao người ta mới cho đó là thành đạt. Cũng v́ “quyền lực” người ta mới cạnh tranh những địa vị, thậm chí người ta đă dùng cả những thủ đoạn trái với lương tâm ngay thẳng của con người để giành cho ḿnh một địa vị nào đó trong xă hội.

Ngược lại những điều đó, giáo huấn của Chúa dạy chúng ta lại là sự khiêm nhường, yêu thương phục vụ, không nhằm để người khác tôn vinh ḿnh. Phải chăng Chúa muốn tất cả các môn đệ của Người: “chọn những ǵ đời bỏ và bỏ những ǵ đời chọn” ( lời cố Giáo Hoàng Gioan VI). Giáo huấn của Chúa đă cho chúng ta cái nh́n và sự nhận thức về quyền lực, địa vị khác hẳn với những quan niệm mà xă hội hiện tại vẫn chọn lựa. Bởi lẽ, ở đó người ta chỉ biết quyền lực, danh vọng, mà quên mất rằng, con người cần phải có t́nh yêu và một trái tim biết đồng cảm với người khác. Thiếu một trong những điều ấy ắt cuộc sống không thể có b́nh an và hạnh phúc, mà chỉ có mâu thuẫn, hận thù và chiến tranh…Thực tế cho chúng ta thấy rằng, ngày nay trên thế giới xảy ra nhiều cuộc chiến tranh và đă chứng minh cho chúng ta thấy điều đó, tất cả chỉ v́ cạnh tranh quyền lực muốn làm bá chủ thế giới.

Và để minh chứng cho giáo huấn của ḿnh, tuy là con Thiên Chúa, “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không Nghĩ phải nhất quyết duy tŕ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế”[1].  Người đă khiêm hạ cúi ḿnh xuống rửa chân cho các môn đệ trong bữa tiệc ly.

Lời giáo huấn của Chúa hôm nay như một ánh sáng đă soi chiếu cho các Tông Đồ nhận ra chân lư đích thực của người môn đệ.

Giáo huấn tuy ngôn ngữ thật mộc mạc đơn sơ, nhưng lại khắc sâu trong tâm khảm với những ai đă và đang bước theo Ngài làm môn đệ. Thực vậy lời giáo huấn của Chúa vẫn c̣n nguyên giá trị cho mọi người trong mọi thời đại học đ̣i.

Lạy Chúa Giêsu, giáo huấn của Chúa nhắc nhớ cho tất cả những ai muốn theo Chúa làm môn đệ, th́ phải quyết từ bỏ những tham vọng: của cải, tiền bạc, chức vị…

Thật vậy, sự từ bỏ nào cũng mang đến cho con người sự đau đớn, xót xa. Sự gọt tỉa nào cũng có những vết sẹo trong tâm hồn hay trên thể xác, thế nhưng, muốn trở thành môn đệ của Chúa th́ không c̣n cách nào khác là chúng con phải gọt tỉa, từ bỏ những thói hư tật xấu, không phù hợp với đời sống của người môn đệ.  Xin giúp chúng con quyết tâm từ bỏ những tham vọng:  chức vị, danh vọng, tiền bạc….

Lạy Chúa, xin giúp mỗi người chúng con vượt thắng được những cạm bẫy cám dỗ của thế gian, đừng để chúng con bám víu vào những của cải vật chất, hay tham vọng địa vị trần thế mà xa Chúa, xin cho chúng con  chỉ biết chọn Ngài làm gia nghiệp của đời sống  chúng con.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, ngày nay nhiều nơi trên thế giới, các nhà lănh đạo quốc gia dường như không c̣n là người phục vụ nhân dân. Ngược lại, họ đă trở thành một quan quyền độc đoán có kẻ hầu người hạ. Xin Chúa cũng ban cho các nhà lănh đạo các quốc gia trên thế giới có một trái tim rộng mở, biết yêu thương và phục vụ nhân dân bằng t́nh thương, biết tôn trọng nhân quyền cũng như sự thật, hầu dân chúng không c̣n cảnh lầm than đói khát khổ cực. Amen

 


[1] (Pl  2,6)

Lm. Jude Siciliano, OP. (Học viện Đaminh chuyển ngữ)

Ai Muốn Làm Đầu, Hăy Phục Vụ Mọi Người

Kn 2: 12, 17-20; Gc 3: 16-4:3; Mc 9: 30-37

Kính thưa quư vị,

Có những điều trong cuộc đời chúng ta không thể công khai kể cho những người đang xum họp quanh bữa Tiệc Tạ Ơn hay các buổi tiệc ngoài trời cùng với gia đ́nh và bạn bè. Có những chuyện đặc biệt mà chúng ta chỉ có thể chia sẻ với một vài người thật thân thiết. Đôi lúc những câu chuyện này liên quan đến đau khổ hay cái chết. Một kết quả chụp CT cho thấy khối u nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nên, trước hết, ta nói với vợ hoặc chồng, cha mẹ hay vài người bạn thân. Trong những giây phút chân thành đó, chúng ta nói, la hét, và thậm chí cười ha hả.

Nếu bệnh án nghiêm trọng, có một số người không chấp nhận sự thật của những ǵ ḿnh nghe và cố gắng nói những lời lạc quan. Dù chúng ta lúc nào cũng có niềm hy vọng, nhưng chúng ta cũng không nhắm mắt trước những thực tế mà ta đang đối diện. Người ta thường xin ơn khỏi bệnh và những ǵ tốt đẹp nhất. Nhưng những lời cầu xin thường được đáp lại bằng một cách khác, với biểu lộ của sự hiện diện và t́nh yêu thương chăm sóc của Thiên Chúa qua những người ta yêu thương, qua đội ngũ chăm sóc y tế, và thậm chí từ những người hoàn toàn xa lạ, khiến chúng ta ngạc nhiên sửng sốt với lời nói hay cử chỉ làm chúng ta yên ḷng– chắc chắn tất cả mọi lời cầu xin chân thành đều được đáp lại.

Bài Tin mừng hôm nay mở ra một không gian riêng tư, hay có thể nói, là một sự thân mật. Đức Giêsu và các môn đệ của Người rút khỏi đám đông và, trên đường đi, Đức Giêsu dạy dỗ các môn đệ. Đó là những chỉ dẫn không thể công bố cho dân chúng, hay chưa công bố. Sau này, việc công bố đó chính là của các môn đệ. C̣n nay, Đức Giêsu nói với họ về tương lai của Người và trách nhiệm môn đệ của họ.

Đức Giêsu quy tụ và dạy dỗ các môn đệ như một cuộc tṛ chuyện thân mật khi có một tin xấu cần được chia sẻ. Điểm khác biệt chính yếu là nỗi đau và cái chết mà Đức Giêsu sẽ trải qua lại do chính Người chọn, có thể chấp nhận hay từ chối. Quả là thất vọng biết bao khi Đức Giêsu chia sẻ với các môn đệ về cuộc thương khó và cái chết của ḿnh cho những kẻ thân tín nhất, nhưng họ lại không hiểu! Thực ra, câu chuyện sau đó cho thấy mong ước của họ là được chiến thắng cùng với Đức Giêsu, họ không tập trung chú ư hay đă hoàn toàn từ chối.

Hăy thử tưởng tượng xem sẽ ra sao nếu chúng ta chia sẻ một tin đau buồn, không phải với người xa lạ, mà cho những người thân thiết nhất của ta nhưng họ lại thay lảng qua đề tài khác. Khi Đức Giêsu nhận ra dự án của ḿnh sắp sụp đổ, với việc bị bắt, tra tấn và chết thảm, nỗi cô đơn và kinh hăi của Người c̣n tăng lên gấp bội khi các môn đệ hoàn toàn không thấu hiểu và lưu tâm.

Những người có người thân chết thảm, hay phải đối diện với căn bệnh hiểm nghèo, luôn nói rằng họ không thể nào vượt qua được việc này nếu không có sự trợ giúp của những lời cầu nguyện và những người yêu thương. Phần sau trong Tin mừng này, đêm trước ngày Đức Giêsu chịu chết, Đức Giêsu vào vườn Giệtsimani với các môn đệ và nói với họ: “Anh em ngồi lại đây trong khi Thầy cầu nguyện” (14,32). Người dẫn theo ông Phêrô, Giacôbê và Gioan, những kẻ mà Người đă từng dẫn lên Núi Biến H́nh, đi với Người ra một nơi để cầu nguyện.

Thánh Máccô không nói rằng ba ông cùng cầu nguyện với Người. Đức Giêsu bảo họ, “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức”. Rồi Đức Giêsu ra xa một chút, xấp ḿnh xuống đất mà “cầu xin cho Người được qua khỏi giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: ‘Abba, Cha ơi! Cha làm được mọi sự. Xin cất chén này xa con”. (14,32tt)

Chúng ta có thể cảm thấy được nỗi thống khổ và sợ hăi này của Người khi Người nh́n thấy kết cục đang đến với những giáo huấn và việc lành Người làm – và với chính cuộc đời của Người. Thật rơ ràng trong Tin mừng rằng, khi giờ sau hết đến gần, Đức Giêsu thậm chí không có được, ít là một đội ngũ môn đệ mạnh mẽ quả quyết và trung thành đứng sau để tiếp tục công tŕnh của Người.

Ai là người nghĩa thiết với Người? Máccô cho thấy rơ rằng các ông hoàn toàn không hiểu điều Đức Giêsu nói, và những ǵ Người muốn nơi các ông. (Tôi không thể nào nói “Lạy Chúa cả con nữa – Chúng con cũng chẳng hiểu ǵ. Xin giúp chúng con!) Máccô cho thấy một khoảng cách giữa Đức Giêsu và các môn đệ vào giây phút thiết yếu nhất của Tin mừng, bằng cách nói cho ta biết rằng sau khi cầu nguyện thống thiết và đau buồn, Đức Giêsu trở lại và thấy các môn đệ đang ngủ. Không phải một lần, nhưng đến hai lần.

Khi nào Tŕnh Thuật Thương Khó bắt đầu? Khi nào Đức Giêsu bắt đầu chịu đau khổ? Trong bài Tin mừng hôm nay, hay bài tuần trước (Mc 8,27-35), và thực ra, trong suốt Tin mừng Máccô, Đức Giêsu trải qua những thất vọng khi dân chúng không hiểu sứ điệp của Người – giới lănh đạo tôn giáo hoàn toàn chối bỏ, và thậm chí các môn đệ của Người, họ chỉ biết chăm chú vào những việc của riêng ḿnh. Điều mà các môn đệ hoàn toàn bỏ lỡ sứ điệp mà Đức Giêsu nói với họ rằng, sau khi Người trải qua đau khổ và cái chết, “Con Người sẽ trỗi dậy”. Cuối cùng sẽ là Phục sinh!

Chúng ta mang theo niềm hy vọng và lời hứa phục sinh vào trong bất cứ cuộc nói chuyện thân t́nh nào và vào trong tất cả những hung tin hai ai tín mà chúng ta nghe được. Khi nỗi buồn quá đỗi, chúng ta nghe lại và nắm chắc điều Đức Giêsu hôm nay nói với các môn đệ: “Sau khi chết, Con Người sẽ sống lại” Và chúng ta cũng vậy. Câu cuối, chúng ta tin, đó là “Tin mừng’.

Các môn đệ đang nói về vương quốc trần gian, với Đức Giêsu là thủ lănh bà các ông là những cận thần chia sẻ quyền lực với Người. Khi Đức Giêsu hỏi về cuộc tṛ chuyện giữa họ, th́ các ông bối rối và yên lặng. Nên Người ngồi xuống mà nói với họ - thực ra Người khuyến cáo các ông về việc các ông sẽ lănh đạo ra sao.

Phải chăng những người lănh đạo trong cộng đoàn của thánh Máccô đang có vấn đề? Phải chăng họ đang dành đặc quyền hay vinh dự nào đó: ngồi ghế trên, muốn được trọng vọng? Những tranh chấp này luôn xảy ra trong các thể chế của loài người và ở tất cả mọi cấp độ của giáo hội chúng ta: từ Vatican, đến các giáo phận và thậm chí trong các cộng đoàn giáo xứ nhỏ nhất. Minh họa mà Đức Giêsu đưa ra trước họ quả là tuyệt hảo. (Người giảng hay phải biết chọn những minh họa cụ thể cho ḿnh). Người đặt một em bé trước những người đang bàn căi về vị trí cao nhất. “Ai muốn làm người đứng đầu th́ phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”.

Vâng, điều đó chẳng phải rất có ư nghĩa trong xă hội chúng ta đó sao? Trong trường học chẳng thấy ai cố chen xuống cuối bảng, và ở siêu thị chẳng thấy ai chen xuống cuối hàng khi chờ tính tiền. Có ai không muốn “ngồi bàn nhất” trong các bữa tiệc đặc biệt hay trong đám cưới không? Hay nói cách khác, có ai muốn từ bỏ quyền lực, sự ảnh hưởng và quyền ưu tiên hay không?

Có Thiên Chúa và Người đă làm như thế. Thiên Chúa chọn các bày tỏ chính ḿnh cho chúng ta, không phải bằng cảnh tượng uy hùng với sấm chớp, nhưng trong h́nh hài khiêm tốn của một con người. Đức Giêsu không chọn lựa cách thiết lập quân đội nhưng Người loan báo về t́nh yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta và lời mời gọi sống như Người đă sống. Người kiên tŕ rao giảng sứ điệp của ḿnh dầu cho lời của Người có bị khước từ và Người có phải lănh án tử v́ những lời đó.

Bài Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta nh́n quyền lực bằng một cách khác. Chúng ta bị thách đố đón nhận “quyền” phục vụ và đến với những ai không thể báo đáp cho ta, hay có thể đảm bảo cho ta được được nhận biết trong chức vị cao.  Ở đâu và ai quanh ta là những người giống như trẻ nhỏ? Làm thế nào chúng ta có thể đáp lại sự đơn sơ và thiếu thốn của họ? Làm sao chúng ta có thể trao cho họ sức mạnh của địa vị, học vấn và lời nói để phục vụ họ? Tại sao ta phải làm thế? V́ Thiên Chúa đă thấy sự thiếu thốn và bất lực của ta, trong Đức Giêsu, Người đến và đứng chung với chúng ta, chết cho chúng ta và ban cho chúng ta sự sống phục sinh của Người, để nay chúng ta được trở nên thành viên trong Vương Quốc của Thiên Chúa.