NĂM B

 
 

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN B
Is 35, 4-7a / Gc 2, 1-5 / Mc 7, 31-37

 

An Phong, op : Mở ḷng ra

Fr. Jude Siciliano, op : Thiên Chúa luôn yêu thương và đồng hành với ta

Fr.  Jude Siciliano, op : Thiên Chúa là Đấng giải thoát

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Cái chạm đến của Thiên Chúa

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Các phép lạ của Chúa Giêsu

Như Hạ, op : Đừng sợ

Lm. Đỗ Vân Lực, op : Khi ngôn sứ câm điếc

Giuse Đinh Văn Hán, op : Người làm cho kẻ điếc được nghe

Tu sĩ Giuse Đỗ Công Tâm: Quyền năng Thiên Chúa

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy mở ra

 

An Phong, op

Mở Ḷng Ra

Mc 7,31-37

Tin mừng hôm nay thuật lại phép lạ Đức Giêsu chữa người bị câm điếc. Qua phép lạ này, Đức Giêsu biểu lộ quyền năng của Người, đồng thời báo hiệu thời cứu thế đă đến. "Can đảm lên, đừng sợ : Này đây, Thiên Chúa các ngươi đến. Tai người điếc sẽ mở ra, người câm sẽ nói được" (Is 35,4-6). Hơn nữa, phép lạ Đức Giêsu thực hiện có mục đích đem lại hạnh phúc cho con người, giải thoát họ khỏi gánh nặng đè bẹp.

"Ephata, Hăy mở ra" - Lời Đức Giêsu nói đă chữa lành cho người câm điếc. Về phương diện thiêng liêng, người điếc là người không nghe được Lời Thiên Chúa. Họ đóng cửa ḷng lại. Thiên Chúa ban cho chúng ta khả năng nghe Lời Chúa tức là đức tin. Nhưng một đức tin không đủ mạnh không được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa sẽ có nguy cơ trở nên "điếc". Đức Giêsu đến để mở tâm hồn con người, Người không muốn họ chỉ thán phục những ǵ Người đă làm, nhưng c̣n muốn họ hiểu được ư nghĩa của những việc đó. Theo một ư nghĩa nào đó, người câm điếc biểu hiện người tội lỗi với tâm hồn khép kín. Mỗi ngày, mỗi chủ nhật, chúng ta được sống trong thế giới Lời Chúa qua các bài đọc thánh lễ, những lời giáo huấn… nhưng liệu chúng ta có mở ḷng mở trí để Lời Chúa có thể đi vào đời sống của ḿnh không ?

Khả năng của ngôn ngữ là diễn đạt t́nh cảm, tư tưởng… Người câm là người mất khả năng này. Thiên Chúa ban cho con người miệng lưỡi để ca ngợi Người, để thông cảm và để xây dựng cho tha nhân. Tuy nhiên, có những người câm khi họ không dám tuyên xưng Thiên Chúa, không chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của ḿnh cho ai khác, không ngợi khen Thiên Chúa… đó là những người cần Thiên Chúa "mở ra". Qua bí tích Thanh tẩy, Chúa Giêsu chữa ta khỏi "bệnh câm bẩm sinh", chúng ta có thể nói, thưa chuyện, cầu nguyện với Thiên Chúa. "Anh em đă nhận lấy Thần Khí của hàng nghĩa tử, nhờ đó ta kêu lên Áp-ba" (Rm 8,15).

Ephata hăy mở ra là lời Đức Giêsu nói với mỗi người chúng ta. Hăy mở tai để lắng nghe Lời Chúa. Hăy mở miệng để ngợi khen tôn vinh Thiên Chúa. Đức Giêsu vẫn đang thực hiện những phép lạ nơi cuộc đời mỗi người chúng ta, nhất là phép lạ làm cho chúng ta có khả năng để đón nhận Thiên Chúa và tha nhân, miễn là chúng ta mở ḷng mở trí và để cho Thiên Chúa hành động.

Lạy Chúa Giêsu,
Xin mở ḷng chúng con
để biết lắng nghe và đón nhận Lời Chúa;
Xin mở miệng chúng con
để ngợi khen tôn vinh Chúa;
Và xin cho cuộc đời chúng con
trở thành lời ngợi ca t́nh yêu Thiên Chúa với nhân loại.

 

Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX. Trọng Yên, OP)

Chúa Luôn Yêu Thương Và Đồng Hành Với  Ta

Mc 7: 31-37

 Kinh Thánh là một trong những sách hay nhất trong văn chương. Nhiều phần đọc như án thơ, gợi mở những hình ảnh tuyệt đẹp, và gợi hứng cho bao nghệ nhân. “Thiên Chúa là Đấng chăn dắt tôi, tôi không còn thiếu chi”. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”. Bài sách Isaia đọc hôm nay là một thí dụ đoạn sách đầy lời văn tuyệt đẹp, gợi những hình ảnh tuyệt vời. “Bấy giờ người què quặt sẽ nhảy nhót như hươu nai, lưỡi người câm cũng sẽ reo hò”. “Nước phun trong sa mạc, dòng nước trong hoang địa. vùng nóng cháy biến thành ao hồ, đất khô hạn sinh trào mạch nước”. Lời văn thật óng mượt, và gợi nên hình ảnh tuyệt vời. 

Khi lời văn gợi phát lên những hình ảnh, làm chúng ta chiêm ngưỡng như khi ngâm đọc một bài thơ hay. Nhưng, nguy hiểm là chúng ta trở nên như những người cởi ngựa xem hoa, không hiểu được ý chính của lời văn. Hôm nay chúng ta họp nhau đây để thờ phượng, không phải là người chỉ thích văn thơ, mà còn là những người sống đức tin. Vì thế đến đây để nghe lời Chúa cho cuộc sống chúng ta và cho toàn thế giới. Một thế giới vật chất, đầy phức tạp và không thơ mộng như một bài thơ.

 Khi nghe sách Isaia, chúng ta thấy những người nghe Isaia thời đó không có hoàn  cảnh sống tốt đẹp. Tại sao ngôn sứ Isaia phải khuyến khích họ “Can đảm lên, đừng sợ!”. Có lẽ họ đang sợ hãi khủng khiếp. Tại sao ngôn sứ lại nói đến nước phun trong sa mạc, có lẽ dân chúng đang bị hạn hán chăng. Tại sao ngôn sứ lại dùng hình ảnh “người què quặt nhảy nhót”, nếu không phải vì dân chúng gặp lúc khó khăn không lê bước được.

 Ngôn sứ Isaia nói với dân chúng Israel đang bị giam cầm, không lối thoát khỏi hoàn cảnh đang sống. Họ đã bị quân Babylon đánh bại nặng nề. Họ bị cướp bóc, và lôi ra khỏi nhà. Họ đang sống trong thân phận tù đày nơi đất kẻ thù địch. Nhà của họ, thành phố của họ đã bị phá tan. Đền thờ bị thiêu rụi hoang tàn. Quá khứ huy hoàng của dân Israel không còn nữa. Và hiện nay đang sống trong cảnh lưu đày. Tương lai hầu như mờ mịt. Không ai có sức cứu họ thoát khỏi cảnh khổ cực này. Và nếu họ có thoát được cảnh lưu đày, thì làm sao chạy qua bải sa mạc khô cằn để về đất nước của họ. Và nếu họ có thể chạy thoát về đất nước của họ thì ở đó không còn gì nữa.

 Anh chị em có bao giờ bị tù đày chưa? Có bao giờ ở nơi mà chúng ta cảm thấy mình bị lạc lõng chưa? Mới đây một người nói với tôi là ông ta muốn tìm cách sống ngay thật nơi chỗ làm, nhưng ở đó có rất nhiều lừa lọc nên khó sống ngay thật được. Ông ta nói: “Tôi cảm thấy tôi rất khác với những người xung quanh”. Một phụ nữ cho tôi biết là người cháu gái muốn lấy chồng khác chủng tộc, nhưng gia đình cô ta phản đối. Bà ta nói “tôi hết sức giúp đỡ cháu tôi”, nhưng bây giờ gia đình cháu tôi quay lại chống đối tôi. Chính gia đình tôi coi tôi như người dưng”. Và theo bài sách Isaia đọc ngày hôm nay, bà ta có thể coi mình như người xa lại, người bị lưu đày

 Một bà trung niên khác nói là cách đây 20 năm mẹ bà ta bị ung thư, rất đau đớn và phải đánh vật với căn bệnh trong 2 năm trước khi qua đời. Bà ta nói “Tôi cầu nguyện rất nhiều cho mẹ tôi, và đến khi mẹ tôi không khá được, tôi tự hỏi chắc Thiên Chúa đã bỏ tôi rồi. Và vì Thiên Chúa đã bỏ tôi, nên tôi bỏ Thiên Chúa. Và bây giờ tôi phải quay lại một quãng đường dài để về với Chúa, với đời sống đức tin. Và Ngài sẽ ban cho tôi sức mạnh để không còn bỏ Chúa nữa. Và quãng đường dài đó gọi là “Sự trở lại từ chốn lưu đày”.

 Sống tuổi già như sống cảnh lưu đày. Chúng ta để lại quá khứ quen thuộc, và phải sống đời sống mới khó khăn. Chúng ta có cảm tưởng như chúng ta không đủ nghị lực để tiếp tục sống đời sống khó khăn này. Hàng ngày chúng ta gặp những người di cư  mới đến. Họ phải chiến đấu với ngôn ngữ và văn hóa mới. Thường họ là những người không có nhiều khả năng, nên khó tìm việc làm. Họ mong sự giúp đỡ của các nhà thờ và của cộng đoàn. Nhưng, sự giúp đỡ đó cũng không được dồi dào. Họ sống như những người xa lạ, những người bị lưu đày.

 Trong cuộc sống, đã có lần nào chúng ta cảm thấy đang ở cảnh lưu đày khi sống nơi xứ lạ. Có rất nhiều người có lòng tốt muốn giúp đỡ và khuyến khích chúng ta trong những lúc khó khăn. Họ cho chúng ta những lời khuyên. “Sau cơn giông trời lại sáng; mọi sự rồi sẽ không sao đâu”. Nhưng khi có sự đổi thay đời sống, chúng ta dễ bị tan vỡ lối sống bình thường, chúng ta cảm thấy như thế giới chúng ta đang sống trở nên xa lạ. Những lúc đó chúng ta cần nhiều sự giúp đỡ hơn là một lời khuyên bảo. Cũng như dân Israel cần sự giúp đỡ trong lúc họ sống lưu đày. Vì thế Thiên Chúa gởi ngôn sứ Isaia đến với họ. Và Thiên Chúa cũng đến nói với chúng ta, nâng đỡ chúng ta hôm nay qua bí tích  thánh thể .

 Những hình ảnh ngôn sứ Isaia trình bày rất tuyệt vời, kèm theo những ngôn từ dịu dàng. Đó là lời nói của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Isaia để thêm sức mạnh cho chúng ta trong bất cứ trường hợp nào mà chúng ta cảm thấy đang sống lưu đày. Thiên Chúa muốn “mở mắt người mù” “thông tai người điếc” như lời ngôn sứ Isaia đã nói. Lời Thiên Chúa là lời đáng cho chúng ta tin cậy. Ai trong chúng ta có lần nào nhìn lại đời mình, đã có ngày sống giống như ngôn sứ Isaia diễn tả chưa. Những cảnh bản thân giống như “cát nóng bỏng”, và “chờ chết khát”. Sau khi đã qua những ngày đó rồi, chúng ta có thể nói là “tôi nghĩ là tôi đã không qua được cảnh đó trong đời tôi”. Và chúng ta có thể kết luận là “nếu không có Chúa ở cùng, thì tôi không thể nào qua được”. 

Chúng ta có nhớ Thiên Chúa đã làm gì để rót nước mát vào lòng trí khô cằn của chúng ta. Không những chúng ta đã qua được những ngày khó khăn ấy, mà còn giúp đức tin chúng ta nên mạnh mẽ hơn trước. Lời ngôn sứ Isaia nhắc chúng ta biết là Thiên Chúa không ngừng hoạt động, Ngài không phải là khách bàng quan. Ngài không đứng nhìn chúng ta tự mình xoay sở. Ngài cũng không đứng xa xa để thúc đẩy chúng ta. Không đâu. Rõ là Thiên Chúa đã đến với chúng ta trong cuộc sống lưu đày. Ngài đồng hành với chúng ta. An ủi chúng ta một cách nhẹ nhàng. Nâng đỡ tinh thần chúng ta, ban cho chúng ta dòng nước dịu êm để đời sống chúng ta đơm hoa kết trái. 

Phép thánh tẩy liên kết chúng ta nên cộng đoàn, thúc đẩy cùng nhau tụ họp hôm nay qua bí tích Thánh Thể. Qua phép thánh tẩy Thiên Chúa hứa là dù chúng ta bị sống lưu đày ở nơi cực khổ khó khăn nào đi nữa, Ngài cũng ở đó để giúp đỡ, thêm năng lực cho chúng ta để chúng ta không nản lòng.

 Chúng ta đến bàn tiệc thánh để lãnh nhận mình và máu thánh Chúa Kitô, là của ăn  đường giúp chúng ta đi từ nơi lưu đày về đến nơi tự do. Trong lúc sửa soạn lãnh nhận của ăn đó, chúng ta hãy nghĩ đến nỗi lưu đày mà chúng ta hay một số anh em khác đang phải sống. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, và Ngài đang đồng hành với chúng ta. Bí tích Thánh thể giúp chúng ta chia sẻ với nhau không những là của ăn đường, mà cả trên đường đi nữa để “vùng nóng bỏng sẽ biến thành ao, và đất khô cằn có mạch nước trào ra” như lời Chúa đã hứa.

Fr. Jude Siciliano, OP

Thiên Chúa Là Đấng Giải Thoát

Mc 7, 31-37

Thưa quư vị,

Hồi c̣n là con nít, trong bọn bạn chơi chúng tôi, có một đứa bị tật điếc bẩm sinh. Nó chẳng bao giờ nghe thấy những âm thanh chung quanh ḿnh, thành thử ngôn ngữ của nó rất hạn chế. Cố gắng lắm nó mới phát ra được những lời ú ớ khó hiểu. Chúng tôi phải "sáng chế" một ngôn ngữ đặc biệt, dù là ngôn ngữ trẻ con, để dễ giao lưu với nó. Chúng tôi vừa nói vừa dùng chân tay làm hiệu. Dầu vậy, vẫn gặp nhiều khó khăn. Thí dụ nó không biết lên xuống giọng, thành thử câu nào cũng giống câu nào cả, dù là câu hỏi hay câu xác định, tán thán hay hô hoán. Trong tiếng Anh, câu hỏi phải lên giọng ở chữ cuối cùng, nhưng nó không biết, cứ nói như b́nh thường, thành thử chúng tôi phải thêm dấu hỏi để làm rơ ư nó. Những chi tiết tế nhị hơn nữa th́ đành chịu. Ngôn ngữ của nó rất cụ thể, sống động, đi thẳng vào sự việc. Ngoài ra nó chẳng hiểu nổi. Thí dụ những tư tưởng trừu tượng. Nếu như chúng tôi muốn hỏi: hôm nay trời mưa không, th́ phải thêm dấu nghi vấn vào nữa. C̣n như nói: "Ông tao sắp chết, Tao buồn lắm!" th́ chẳng làm sao cho nó hiểu ḿnh buồn thế nào.

Do đó, Kinh Thánh dùng những khả năng nghe, nh́n, nói, trong các biểu hiện khác nhau để diễn tả đức tin. Khi tiên tri Isaia hứa Chúa sẽ đến mở mắt cho kẻ mù loà, mở tai cho kẻ điếc lác, kẻ câm nói được, kẻ què đi được… th́ chúng ta phải hiểu sâu rộng hơn những mô tả thể lư về sự kiện Thiên Chúa ngự đến. Hiểu đơn giản như mặt chữ th́ không đủ. Dĩ nhiên những kẻ đang ở trong nhu cầu được cứu giúp một cách cụ thể, th́ Thiên Chúa ra tay tháo gỡ. Ư muốn của Ngài là mọi người đều được tự do khỏi mọi ràng buộc, ḱm kẹp, tù tội. Bài đọc một hôm nay c̣n mở rộng thêm việc Thiên Chúa viếng thăm. Không những nhân loại được hưởng nhờ ân huệ của Ngài mà cả đến mọi tạo vật, vũ trụ nói chung nữa: "Nước vọt lên trong sa mạc, khe suối tuôn ra giữa vùng đất hoang vu, miền nóng bỏng biến thành hồ ao, đất khô cằn có mạch nước trào ra." Cho nên hiểu trong nghĩa đen, th́ c̣n thiếu sót rất nhiều. Thực thế, người mù thấy được, kẻ điếc nghe được, người què đi được là những biến cố lôi kéo thiên hạ chú ư và đưa đến kết luận: "Có điều chi đặc biệt đă xảy ra, ngoài khả năng b́nh thường của con người. Rơ ràng qua nhân vật Giêsu Thiên Chúa đă hành động v́ lợi ích của nhân loại." Hơn nữa phép lạ được thực hiện trong vùng đất "dân ngoại" giữa những hạng người bẩn thỉu, hèn hạ mà cư dân Do Thái không ngượng miệng gọi là đồ "chó má". Cho nên sứ mệnh của Chúa Giêsu không giới hạn trong tuyển dân Israel mà thôi. Nó c̣n vươn ra hết mọi quốc gia, xă hội. Những nơi nào cần đến Ngài. Cần đến Thiên Chúa hướng dẫn và trợ giúp. Tiên tri Isaia đă linh cảm trước điều đó khi viết: "Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được… kẻ què nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo ḥ." Hết thảy đều được hưởng nhờ ân huệ của Thiên Chúa ngự đến.

Phép lạ hôm nay là của riêng thánh Marcô, hai tác giả phúc âm nhất lăm khác (Mt và Lc) không có và giọng văn cũng mang tính chất đặc thù Marcô: trực tiếp, cụ thể, sống động (xin để ư đến cách tŕnh bày câu truyện của từng tác giả sách phúc âm, thêm hoặc bớt các t́nh tiết câu truyện khi ông viết). Thánh Marcô có lối viết riêng khi mô tả các phép lạ của Chúa Giêsu. Ông chú ư đến các chi tiết vật lư, cụ thể. Trong phép lạ này Ông viết: "Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, nhổ nước miếng và bôi vào lưỡi anh. Rồi người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói Ep-pha-ta, nghĩa là hăy mở ra." Quang cảnh thật sống động, có thể chiếu ngay trên màn ảnh Tv và kích thích phản ứng của khán gia tức khắc: Cái chi đó? Người đàn ông này là ai? Việc ông làm nghĩa làm sao? Có lẽ đó là điều thánh Marcô hy vọng chúng ta cũng hỏi." Áp dụng vào cuộc sống, phép lạ hôm nay chắc chắn có nhiều ư nghĩa. Trước hết người điếc vô cùng vui mừng hân hoan khi được Chúa Giêsu chữa lành. Theo như năo trạng thời ấy, bệnh tật được gắn liền với tội lỗi đă phạm, bệnh tật được Chúa chữa khỏi, ắt hẳn tội lỗi đă được tha. Thiên Chúa viếng thăm và xót thương anh ta. Đây chẳng phải là hy vọng của chúng ta hay sao? Cuộc đời của chúng ta luôn luôn cần sự trợ giúp của Thiên Chúa tỏ hiện qua những biến cố vui buồn hằng ngày. Chúng ta có nhận ra ḷng thương xót của Ngài?

Tiên tri Isaia, trong bài đọc một, hứa hẹn với dân tộc Israel: "Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi. Sắp tới ngày báo phục, ngày Thiên Chúa thưởng công, phạt tội. Chính người sẽ đến cứu thoát anh em." Những biểu hiện vật chất: người mù được thấy, kẻ câm nói được, kẻ què nhảy nhót như nai, chắc chắn nói lên rằng Thiên Chúa thực sự đă đến viếng thăm, giải cứu khỏi ṿng khổ cực, nối lại mối giao hảo đă bị tội lỗi cắt đứt. Ngay cả vũ trụ cũng được tự do, vạn vật sống trong hoà hợp và hoà giải giữa muôn loài. Cho nên chẳng lạ ǵ giọng điệu của vị tiên tri hoàn toàn lạc quan và dân Israel hoan hỷ trông đợi triều đại của Đấng Thiên Sai!

Cũng trong tâm trạng đó, Giáo hội tiên khởi nh́n vào những phép lạ của Chúa Giêsu như các dấu hiệu cụ thể lời Thiên Chúa hứa đă ứng nghiệm. Chúa Giêsu chữa lành bệnh tật, xua tan khổ đau là những dấu chỉ mối dây ràng buộc giữa tội lỗi và bất hạnh thể xác đă bị bẻ găy. Thiên hạ không c̣n năo trạng người đau yếu là do h́nh phạt Thiên Chúa giáng xuống. Ngược lại, bệnh tật có thể là địa chỉ Ngài viếng thăm và cứu giúp. Đức Chúa Trời hành động ủng hộ nhân loại, chứ không phải chống lại loài người. Sa tan, kẻ dữ mới là những nhân tố tác hại chúng ta. Do kinh nghiệm được chữa lành, chúng ta cảm nghiệm Thiên Chúa gần gũi những kẻ đang lâm ṿng thiếu thốn. Các câu truyện trong Phúc âm đều nhất trí rằng, những người nghèo khổ, bần cùng, yếu đau, bị loại trừ là những nơi được Thượng Đế viếng thăm và thực hiện những kỳ công. Trước đây bị coi là nhơ bẩn, tội lỗi, bụi đời th́ nay họ đang trở thành những cung điện Thiên Chúa ngự đến trên mặt địa cầu.

Cho nên trong bài đọc hai, thánh Giacôbê mạnh mẽ tố cáo những thành kiến chống lại kẻ nghèo hèn. Thái độ thiên vị như vậy không có cơ sở luân lư, hoàn toàn v́ vật chất, dáng vẻ bên ngoài. Chúa Giêsu mở mắt cho người mù để có thể xem thấy ánh sáng, mở tai cho kẻ điếc để có thể nghe thấy âm thanh trong trời đất. Có nghĩa là Ngài cũng mở trí khôn, tâm hồn chúng ta để xem thấy bằng ánh sáng đức tin những thực tại thiêng liêng, nghe thấy những sứ điệp của Phúc âm. Do đó, thánh Giacôbê tuyên bố cho dù bề ngoài thấp hèn, đói khổ, theo tiêu chuẩn xă hội loài người, th́ thực chất kẻ nghèo hèn vẫn là nơi Thiên Chúa cư ngụ và xót thương một cách đặc biệt. Chúng ta phải học cho biết nghe, nh́n theo phong cách mới, phong cách của Chúa Giêsu. Những tín hữu đích thật của Chúa phải xem, nghe bằng đức tin, hướng dẫn bằng đức tin để có thể hành động chính xác trong một thế giới đầy giả dối và nhiễu nhương. Nếu như chúng ta đối xử thiên vị với những người giàu có và khinh khi kẻ nghèo đói th́ chẳng khác nào lại trở về t́nh trạng vô đạo. Có mắt có tai chưa được mở ra, không xem không nghe thấy Tin mừng. Đúng ra phong cách thiên hạ ăn vận, tài sản họ sở hữu, địa vị trong xă hội, nghề nghiệp, đóng góp, màu da, nguồn gốc không phải là tiêu chuẩn để người theo Chúa lượng định giá trị, tức đường lối chúng ta "xem và nghe" thiên hạ. Khi chịu phép thanh tẩy, linh mục sờ vào tai và miệng đứa trẻ tuyên bố: "Hăy mở ra" (Ep-pha-tha). Từ đấy khởi sự tiến tŕnh "nghe và xem" theo đường lối Tin mừng. Liệu chúng ta đă thật sự thực hiện? Liệu chúng ta đă "nghe nh́n" bằng con mắt đức tin?

Tương tự như ngôn sứ Isaia tiên báo sẽ đến thời kỳ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, thánh Giacôbê cũng nhắc nhở các tín hữu rằng Đức Chúa Trời đă mở tai mắt họ, đừng c̣n như người què, ngồi đợi chờ thế gian đến với ḿnh. Trái lại, phải nhanh nhẹn đến với nhu cầu của người khác. Môi miệng chúng ta đă được tháo cởi, vậy hăy lên tiếng nói thay cho những kẻ thấp hèn trong xă hội, tố cáo những bất công mà họ phải gánh chịu đời này sang kiếp khác.

Tất cả chúng ta cần là nghe lời Chúa Giêsu: "Hăy mở ra" (Ep-pha-tha). Mở ḷng, mở trí, mở linh hồn đón nhận những người thường xuyên chúng ta tẩy chay, đóng lại, v́ hiềm tỵ, thù hằn, ghen ghét. Bác ái nửa vời chỉ là một cái bẫy dễ khiến thiên hạ lầm đường lạc lối. Chúng ta phải có một trái tim yêu thương hoàn toàn, không loại trừ, không so đo hơn thiệt. "Hăy mở ra" không phải là lời khuyên mà là mệnh lệnh trong buổi phụng vụ này. Chúng ta phải đón nhận và cùng nhau thực hành. Nó nhắc lại biến cố tai mắt chúng ta đă được mở ra khi chịu phép rửa tội. Hơn nữa, khi nghe Chúa Giêsu phán trong Tin mừng: "Hăy mở ra" chúng ta được thêm nghị lực mới để thắp sáng hiệu quả của bí tích thanh tẩy trong cuộc sống mỗi người.

Hăy mở ra c̣n là lời chỉ đường, hướng dẫn. Giống như đài khí tượng thuỷ văn loan báo thời tiết tốt xấu hoặc gió băo mưa to, nó cảnh báo linh hồn về thói hư nết xấu, tính ươn lười đang ŕnh rập triệt tiêu những ǵ bí tích rửa tội khai mở. Những thoái hoá của cuộc sống luân lư, đức tin. Những thành kiến màu da, tiếng nói, nghề nghiệp, ḍng họ, bạn thù, giá trị xă hội. Những tham vọng bành trướng quyền lực, đất đai, tổ quốc. Những ganh đua, cạnh tranh, hiềm tỵ, âm mưu, ghen ghét. Những tư tưởng tàn nhẫn, thành công bằng mọi giá và c̣n nhiều khát vọng khác tương tự đang bóp nghẹt tiếng nói của Thánh Thần trong nội tâm các tín hữu lúc chịu phép rửa tội.

Nói gọn lại, hôm nay trong phụng vụ, chúng ta đang nghe lời nói đầy quyền phép của Chúa Giêsu: "Hăy mở ra". Chúng ta cầu xin Ngài ban cho đôi tai sáng tỏ, đôi mắt tinh tường, đôi chân lanh lẹ, sẵn sàng nhảy nhót như nai, khi lương tâm người tín hữu cần đến, để xông vào các mặt trận luân lư xă hội, sống chết với cái dữ, tà thần, hoả ngục, bênh vực các giá trị lành thánh. Đúng như tiên tri Isaia khuyên nhủ: "Can đảm lên, đừng sợ". Thánh Giacôbê nhắc nhớ: "Hăy tin vào Đức Giêsu Kitô, Chúa vinh quang" và Chúa Giêsu ra lệnh: "Hăy mở ra." Xin cho chúng ta luôn biết nói lời: "Amen" (xin vâng) cho thánh ư Thiên Chúa, Đấng muốn tai mắt chúng ta luôn rộng mở với thực tại thiêng liêng trong cuộc đời ḿnh. Amen.

 

Giuse Nguyễn Cao Luật, op

 

Cái Chạm Đến Của Thiên Chúa

Mc 7,31-37

Tai để nghe và miệng lưỡi để ca tụng

Ngày nay, người ta vẫn gặp những đứa trẻ bị giam hăm trong nỗi cô đơn bởi v́ chúng bị mù, bị câm, bị điếc ngay từ lúc mới chào đời. Nhiệt tâm và kỹ thuật chuyên môn của các chuyên viên đôi khi cũng đem lại thành công đôi chút là giúp cho những đứa trẻ tật nguyền này biểu lộ một vài cử chỉ, bập bẹ được vài tiếng. Tuy vậy, có những đôi mắt, những đôi tai và miệng lưỡi bị đóng kín : có rất nhiều người, nhiều đôi vợ chồng "không hiểu được nhau", "không nói với nhau" ! Có biết bao "cuộc đối thoại giữa những người điếc" đang diễn ra tại các quốc gia, nơi những nhóm người, những cộng đoàn : người ta không tin nhau, không đón nhận người khác trong nỗi yếu đuối của họ ...

Những t́nh trạng này có thể giúp người tín hữu hiểu được ư nghĩa biểu tượng trong câu chuyện Đức Giêsu chữa lành một người vừa điếc vừa ngọng. Đức Giêsu nhận thấy rằng đám dân được tuyển chọn nay đă trở nên điếc, không nghe được lời giảng của Người, và không lắng nghe lời Người mời gọi thay đổi nếp sống, nên Người du hành sang miền đất thuộc dân ngoại : Tia, rồi Xi-đon và Thập Tỉnh. Đức Giêsu có mặt ở giữa đám dân không có tai để nghe lời Thiên Chúa và không có miệng để ca tụng Người. Họ giống như các ngẫu tượng có mắt có miệng, không nh́n không nói, có mũi có tai, không ngửi không nghe.

Và đây, một minh hoạ cụ thể về đám dân ngoại này : người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giêsu.

Đức Giêsu bắt đầu làm việc. H́nh như việc đặt tay không không đủ. Sự dữ lớn quá. Đức Giêsu kéo riêng người bệnh ra một nơi, đặt ngón tay vào lỗ tai anh và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. Người c̣n ngước mắt lên trời cầu nguyện, rên một tiếng... Cái ác thật mạnh ! Đức Giêsu chiến đấu chống lại nó, không phải là không khó nhọc; nhưng cuối cùng Người đă chiến thắng : tai anh đă mở ra, lưỡi anh hết bị buộc lại.

Phép lạ này vừa là việc chữa lành người bệnh, vừa là một Tin Mừng cho dân ngoại, và cũng là một dấu chỉ quư giá cho Hội Thánh.

Chữa lành người bệnh : Đức Giêsu tái tạo miệng lưỡi và đôi tai của anh, cho chúng hoạt động được. Như thế, Người bày tỏ quyền năng sáng tạo của Người.

Tin Mừng cho dân ngoại : Đức Giêsu ban cho họ, như đă ban cho dân Ít-ra-en, đôi tai để nghe lời Thiên Chúa, và miệng lưỡi để ca tụng Người cách đúng đắn. Tất cả đều được mời gọi hưởng ơn cứu độ.

Dấu chỉ quư giá cho Hội Thánh : cử chỉ lấy nước miếng bôi vào tai, và nhất là lời đọc Ép-pha-ta - Hăy mở ra được nhắc lại mỗi khi cử hành bí tích Thánh Tẩy. Nhân loại vẫn khép kín nơi chính ḿnh, giờ đây được mở ra và tái lập cuộc đối thoại với Thiên Chúa của ḿnh.

Như vậy, Đức Giêsu muốn mọi người trở thành "những người có trách nhiệm", những người có khả năng nghe và đi vào cuộc đối thoại đem lại ơn cứu độ do Giao Ước thiết lập. Trước những thái độ khép kín nơi chính ḿnh - thái độ của những người giàu có, những người quyền thế, những người kiêu căng, trước những thái độ vô tâm, tự măn, ích kỷ, Đức Giêsu vẫn luôn nói : "Hăy mở ra". Hăy mở ra để đón nhận ơn cứu độ đích thực, hăy mở ra để cùng dấn thân với Thiên Chúa ...

Hăy mở ra

Người ta biết nhiều đến bản văn này qua từ ngữ "Ép-pha-ta - Hăy mở ra". Dĩ nhiên chủ đề chính của bản văn này là mở ra, nhưng cần phải hiểu là có nhiều mức độ.

* Đức Giêsu, người chữa lành

Đối với những người cùng thời với Đức Giêsu, tất cả những cử chỉ do thánh Mác-cô thuật lại là những cử chỉ thông thường vẫn gặp thấy nơi những người chữa bệnh : tách riêng bệnh nhân, tiếp xúc thể lư (đặt tay vào tai), thấm nước miếng và bôi lên người bệnh.

Trong một xứ sở thuộc dân ngoại, tức là miền Thập Tỉnh, Đức Giêsu xuất hiện như một người chữa bệnh. Tuy nhiên, dân ngoại nhận ra Đức Giêsu không giống như những người khác : "Ông ấy làm việc ǵ cũng tốt đẹp cả : ông làm cho kẻ điếc nghe được và kẻ câm nói được."

Phép lạ tạo nên hai cuộc cắt đứt :

- Đức Giêsu có những cử chỉ giống như người khác, nhưng tự căn bản, những cử chỉ này mang ư nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Người thực hiện điều ngôn sứ I-sai-a báo trước (35,5) theo một ư nghĩa mới.

- Phép lạ xảy ra tại một miền đất ngoài lănh thổ Ít-ra-en. Điều này cho thấy Đức Giêsu muốn mở rộng mặc khải cho toàn thể nhân loại.

Thái độ mở ra của con người

Kẻ vừa điếc vừa ngọng chính là biểu tượng của t́nh trạng không có thông tin, không có hiệp thông. Anh ta không đón nhận được tiếng nói, và cũng không phát ra được lời nào. Anh ta tựa như một người đă chết, đă bị vùi lấp và giờ đây anh ta gặp Đức Kitô, Đấng là Lời và là Sự Sống.

Đối với người bệnh, phép lạ này là một cuộc sinh ra mới, là một cuộc phục sinh. Anh ta mở ra với sự sống, với thế giới bên ngoài, với những con người đang sống bên cạnh. Nhận định này cũng tương tự như trường hợp người mắc bệnh cùi. Do sự can thiệp, do lời cầu nguyện của Đức Giêsu, sự sống không thể tắt lịm, và nếu sự sống có sự ác bị ngăn lại, th́ cũng được khai thông.

Sự tái sinh này xảy ra do cuộc tiếp xúc với con người Đức Giêsu (đụng chạm, nước miếng). Điều này nhấn mạnh đến một kinh nghiệm thiêng liêng. Sinh ra trong sự sống do Thiên Chúa ban không phải là kết quả của cây đũa thần điều khiển từ xa. Phải có một sự hiện diện, một cuộc tiếp xúc. Chính v́ vậy, sự nhập thể của Con Thiên Chúa là một yếu tố không thể tách rời của mặc khải. Chính nhờ sự hiện diện của Đức Giêsu mà nhân loại yếu đuối có thể chạm đến và cảm được điều thiêng thánh (Thánh Ép-rem).

Đến với dân ngoại hôm nay

Ngày nay cũng như hôm qua, các Hội Thánh của chúng ta, thân thể của Đức Kitô cũng đang du hành sang các miền đất của dân ngoại. Thay v́ Tia, Xi-đon, Thập Tỉnh là những tên gọi mới.

Khắp nơi, những người đang vây quanh chúng ta chẳng có tai để nghe lời Thiên Chúa, chẳng có miệng lưỡi để nói lên lời ca tụng Thiên Chúa.

Hăy nh́n vào đám đông này với niềm hy vọng chắc chắn rằng họ không ở xa ơn cứu độ. Họ chờ đợi Đức Kitô đến trong chúng ta để chạm vào tai họ, và cởi dây đang buộc lưỡi họ. Khi ấy, sẽ có nhiều tiếng nói vang lên để cùng chúng ta ca tụng Thiên Chúa, miễn là chúng ta để cho Thiên Chúa chạm đến, miễn là tai chúng ta mở ra để nghe lời Thiên Chúa, miễn là lưỡi chúng ta đưa ra để đón nhận bánh từ trời xuống.

V́ vậy, hăy mở ra để lắng nghe và đón nhận những giáo huấn Tin Mừng ! Hăy mở ra để nói lên ḷng tin cùng với tất cả cuộc sống ! Hăy mở ra để môi miệng thốt lên lời kinh "Lạy Cha chúng con". Được như thế, đời sống của chúng ta sẽ trở nên một lời nói sống động, và sẽ hoàn toàn quy hướng về Đức Giêsu Kitô.

Và khi ấy, người khác cũng kinh ngạc mà thốt lên : "Ông ấy làm ǵ cũng tốt đẹp cả : ông làm cho kẻ điếc nghe được và kẻ câm nói được."

Lạy Chúa,
chúng con cảm tạ Chúa cho chúng con được sống
hôm nay và ngày mai
cũng như hôm qua và mỗi ngày
trong ân sủng của Chúa,
trên mặt đất, với bánh ăn và ánh sáng,
với những con người vây quanh.
Chúng con cảm tạ Chúa
v́ chúng con đang sống ở đây và lúc này,
và được cảm nhận cả nỗi buồn lẫn niềm vui.
Chúng con cầu xin Chúa
để dù tương lai hay sự chết
cũng không tách rời chúng con khỏi Đức Giêsu Kitô,
khỏi t́nh yêu của Chúa
đối với con người
cũng như đối với mặt đất.
H.Oosterhuisn

 

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op 

Các phép lạ của Chúa Giê-su

Mc 7, 31-37 

             Các tác giả sách Tin Mừng đă ghi lại cho chúng ta những phép lạ của Chúa Giê-su. Nói đến các phép lạ tức là nói đến những điều lạ lùng, khác thường mà Thiên Chúa đă làm để bày tỏ hay minh chứng một điều ǵ. Thực vậy, mỗi phép lạ đều bày tỏ cho thấy quyền năng của Thiên Chúa. Ngài là chủ tể vạn vật trời đất, Ngài quyền phép vô cùng, Ngài có thể làm được mọi sự. Ngài là chủ tể của sự sống, Ngài là Đấng ban sự sống, Ngài mạnh hơn sự chết và tất cả những ǵ loan báo sự chết. Đàng khác, mỗi phép lạ c̣n cho thấy Thiên Chúa là Đấng thiện hảo, Ngài yêu thương con người và muốn cứu giúp con người. Các phép lạ Chúa Giê-su làm cũng trong ư hướng đó, Ngài làm những phép lạ thường là v́ ḷng thương, như thương người bệnh tật, thương người đói khát, thương người đau khổ, thương gia đ́nh có người chết… Do đó, chúng ta có thể nói : Chúa Giê-su đă đến cho người ta thấy t́nh thương Thiên Chúa yêu thương loài người, và Ngài chứng tỏ t́nh thương ấy bằng cách giúp đỡ loài người.

           Nhưng t́nh thương của Thiên Chúa không phải chỉ giúp đỡ đời sống thể xác của con người mà c̣n muốn cứu giúp cả con người toàn diện. V́ thế, những phép lạ của Chúa Giê-su c̣n có ư nghĩa sâu xa hơn, đó là những dấu chỉ của ơn cứu độ mà Ngài đem đến cho nhân loại. Chẳng hạn, khi chữa cho những người bại liệt, Ngài cho thấy Ngài có quyền tháo gỡ con người khỏi những ràng buộc của tội lỗi. Khi làm cho người mù sáng mắt, Ngài cho thấy Ngài là ánh sáng thật cho người ta nh́n ra “Đấng Cứu độ”. Khi hóa bánh ra nhiều cho hàng ngàn người ăn no, Ngài cho thấy Ngài là bánh hằng sống đem lại sự sống muôn đời cho con người … C̣n phép lạ chữa người câm điếc kể lại trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa muốn cho mọi người thấy và biết điều ǵ ? 

          Trước hết, chúng ta thấy cách hành động của Chúa Giê-su trong trường hợp này hơi khác thường, kỳ lạ : Chúa đưa người ấy ra xa đám đông, đặt ngón tay vào tai người ấy, lấy nước bọt thoa vào lưỡi người ấy, rồi Chúa ngước mắt lên trời, thở dài và bảo người ấy : “Ép-pha-tha” nghĩa là “hăy mở ra”, kết quả : tai người ấy mở ra, nút buộc lưỡi người ấy được cởi ra, và người ấy nói được rơ ràng. Trong Tin Mừng chúng ta rất ít khi gặp trường hợp Chúa chữa bệnh một cách “vất vả” và khác thường như vậy. Những cử chỉ bên ngoài Chúa làm ở đây chỉ là để thúc đẩy ḷng tin bên trong nơi người câm điếc mà thôi. Bởi v́ đối với người câm điếc, không nghe được, không nói được, nên không c̣n cách nào khác hơn là chạm vào tai vào lưỡi người ấy. Theo quan niệm thời đó, người ta gán nguyên nhân bệnh tật cho ma quỷ : người câm là người bị quỷ câm cột lưỡi lại, Chúa thoa nước bọt vào lưởi rồi phán một lời, tức th́ nút cột lưỡi được tháo ra, cho thấy Ngài thắng được quyền lực của Sa-tan để giải phóng con người. 

          Một điều đặc biệt nữa : Chúa Giê-su đă đưa người bệnh ra xa đám đông để chữa, bây giờ Ngài lại truyền cho người ta (người câm điếc và cả những người đă đưa người câm điếc tới) không được nói ra với ai. Chúng ta thấy chỉ thị này có vẻ kỳ cục, v́ Ngài đă chữa cho người câm điếc này nói và nghe được, rồi lại cấm không được nói ra với ai th́ làm sao cấm được ? Làm sao nén được niềm vui của người đă được ơn lạ ? và làm sao nén được niềm vui của đám đông đă chứng kiến chuyện lạ ? Bằng chứng là Ngài bảo người ta đừng nói th́ người ta lại càng rao truyền mạnh hơn.

           Đây là vấn đề về “bí mật Đấng Thiên Sai”. Tin Mừng nhiều lần kể lại lời căn dặn giữ kín này sau các phép lạ chứ không phải chỉ có phép lạ hôm nay mà thôi, chẳng hạn Chúa cấm ma quỷ không được nói ra Ngài là ai, cấm những người đă được hưởng phép lạ hoặc chứng kiến không được nói ra, cấm các môn đệ không được nói ra Ngài là ai … Chúng ta có thể trả lời như sau : trong khung cảnh tâm lư của dân Do Thái lúc ấy, ḷng háo hức mong chờ một Đấng Thiên Sai giải phóng họ khỏi đế quốc Rô-ma rất mănh liệt, nên thấy Chúa Giê-su có uy quyền như thế, họ rất dễ ngộ nhận. Bởi vậy, Chúa căn dặn không được nói ra, v́ chưa đến lúc có thể nói thẳng ra được, phải chờ cho đến lúc Ngài chết trên thập giá rồi mới có thể rao giảng, công bố cho mọi người biết Ngài là Đấng Thiên Sai mà không c̣n ngộ nhận nữa. Nói ngắn gọn : Chúa yêu cầu người câm điếc và những người chứng kiến không được nói ra cho ai biết để người ta khỏi hiểu lầm ư nghĩa của những phép lạ, cho rằng Ngài đến để cứu vớt người ta về mặt chính trị hoặc kinh tế, trong khi sứ mạng của Ngài không phải ở những khía cạnh đó.

          Phép lạ là những sự lạ lùng để minh chứng quyền năng và t́nh thương của Thiên Chúa, đồng thời khơi dậy niềm tin hoặc củng cố niềm tin cho con người. Nhưng chúng ta hăy nhớ : một ḷng tin chỉ dựa vào phép lạ là một ḷng tin c̣n non nớt, yếu đuối và bồng bột, dễ thay đổi. Một ḷng tin vững chắc không lệ thuộc vào những ǵ tai nghe mắt thấy, nhưng chỉ dựa vào lời Chúa, như Chúa Giê-su đă nói với tông đồ Tô-ma : “Hỡi Tô-ma. Anh thấy Thầy nên anh tin, nhưng phúc cho những ai không thấy mà tin”.

           Ngày xưa cũng như ngày nay, phép lạ không phải là cách thế thường xuyên và rơ ràng nhất để làm chứng về Chúa Ki-tô và về đạo của Ngài. Có những cách chắc chắn hơn để làm chứng, đó là niềm tin chân thành, can đảm và vui tươi của người Ki-tô, là đời sống bác ái và ḷng yêu thương của người Ki-tô, là sự quên ḿnh xả thân v́ người khác theo gương Chúa Ki-tô. Xin Chúa cho chúng ta luôn tin tưởng và sống được như thế để làm chứng cho Chúa.

 

Như Hạ, op

Đừng Sợ !

Mc 7, 31-37

Thế giới tràn ngập những con người nhát sợ. Đó là điều kiện cho sự dữ sinh sôi nảy nở. Sự dữ càng tăng cường độ khi con người thích tổng quát hóa những thực tại chỉ nh́n thấy từ một góc độ nào đó. Chính v́ muốn tránh thảm họa cho nhân loại, Tin mừng đă muốn chúng ta nh́n thấy toàn diện thực tại, nhất là thực tại về Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu thế đă đến trong thế gian.

ƠN CỨU ĐỘ MUÔN DÂN

Tin mừng Marcô hôm nay mở đầu bằng một ḍng vắn tắt mô tả bước đi ngoằn ngoèo của Đức Giêsu tới miền Thập tỉnh. "Hành tŕnh này phần lớn qua những lănh thổ dân ngoại. Có lẽ thánh Marcô chủ ư nói thế để tiên báo trước về sứ mạng Giáo hội giữa chư dân." (The New Jerome Biblical Commentary 1990: 613) Ngay trong hành tŕnh đă có chiều hướng mở ra, chứ không khép kín trong lănh thổ Do thái. Người muốn cho mọi người thấy một chiều kích phổ quát và toàn diện của Tin mừng trong cộng đồng nhân loại. Tin mừng không thể đóng khung trong một cái nh́n phiến diện nào. Nhưng càng thấm sâu tinh thần Tin mừng, càng thấy nhiều chiều cạnh mở tung ra thế giới.

Chính v́ thế, khi bắt tay vào việc mở mắt cho người mù hôm nay, Đức Giêsu cũng muốn giải thoát mọi người khỏi cảnh tăm tối với những giới hạn vô nghĩa. Quả thực, sau khi chữa cho "một người vừa điếc vừa ngọng," (Mc 7:32) "Đức Giêsu cấm họ không được kể chuyện đó với ai cả." (Mc 7:36) Vừa giải thoát anh, Người lại muốn ngăn chặn đám đông muốn tôn vinh ḿnh. Lệnh cấm đó chỉ muốn giúp mọi người vượt quá tầm nh́n b́nh thường. Hochết dí vào sự kiện trước mắt, không thể đi xa hơn được. Quả thế, khi chứng kiến phép lạ đó, họ tấm tắc : "Ông ấy làm việc ǵ cũng tốt đẹp cả : ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được." (Mc 7:37) Dưới cái nh́n của họ, Đức giêsu chỉ là một ông lang tài gioi. Thế thôi ! Một cái nh́n như thế cứ phóng tới chắc chắn sẽ kẹt kinh khủng cho sứ vụ của Chúa. "Có lẽ thánh Marcô muốn nhấn mạnh: Đức Giêsu c̣n hơn một thầy thuốc chữa bệnh. Căn tính của Người chỉ hoàn toàn được mạc khải trên thập giá và trong ngày phục sinh." (The New Jerome Biblical Commentary 1990: 613)

Quả thực, trên thập giá, Người mới có thể mạc khải hoàn toàn bản chất đầy ḷng thương xót của ḿnh. Nhưng ngay hôm nay mọi người đă chứng kiến một phần ḷng thương xót đó. Khi nh́n thấy anh chàng điếc và ngọng đó, Đức Giêsu đă động ḷng trắc ẩn b iết chừng nào. Đây là một dấu chỉ về t́nh cảm đặc biệt Chúa dành cho anh : "Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước mếng mà bôi vào lưỡi anh." (Mc 7:33) Đó cũng là một cử chỉ đầy ư nghĩa biểu tượng. Chúa muốn tách anh khỏi đám đông tăm tối.

Ngón tay quyền năng trực tiếp giải thoát các chi thể anh khỏi những giới hạn lầm than và đưa anh vào cuộc sống. Tai và lưỡi là những phương tiện cần thiết để trao đổi với mọi người và nhận những nguồn thông tin cần thiết cho cuộc sống. Trước mặt người đời, anh chỉ là con số không, v́ thiếu cả những phương tiện căn bản nhất để sống một cuộc sống b́nh thường. Bởi thế, khi trả lại cho anh khả năng nghe và nói, Đức Giêsu đă dành lại cho anh tất cả quyền làm người. Anh có cả một cơ hội lớn để tiếp tục ḥa nhập và lớn lên như mọi người trần thế. Chỉ cần một lời "hăy mở ra !" (Mc 7:34) Đức Giêsu đă khai thông tất cả. Từ đám đông, anh chẳng có ǵ. Nhưng nhờ quyền năng Thiên Chúa, anh có tất cả khi trở lại đám đông. Anh có tất cả v́ anh đă tin vào quyền năng Thiên Chúa. Quả thế, "Thiên Chúa đă chẳng chọn những kẻ nghèo khó trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu có đức tin và thừa hưởng vương quốc Người hứa cho những ai yêu mến Người hay sao ?" (Gc 2:5)

HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

Anh thực sự hạnh phúc. Nhưng tại sao anh hạnh phúc như thế ? Anh hạnh phúc v́ đă cảm nghiệm sâu xa ḷng Chúa xót thương. Chúa biến đổi đời anh. Có lẽ không ai hiểu thấu ḷng Chúa thương xót bằng anh. Ḷng Chúa xót thương là chỗ dựa duy nhất cho người tín hữu. Có kinh nghiệmvề ḷng thương xót đó, mới có thể sống hạnh phúc và b́nh an.

Khi suy gẫm về ḷng Chúa thương xót trong thánh vịnh 50, ĐGH Gioan Phaolô II đă coi Thánh vịnh là "một ốc đảo dành cho việc suy gẫm, nơi đó con người có thể khám phá sự dữ đang ẩn núp trong lương tâm và cầu xin Chúa thanh tẩy và tha thứ. con người th́ giới hạn và mỏng ḍn, nhưng lại có khả năng xấu xa khi gieo rắc sự dữ và bạo lực, ô uế và sai lầm." (Zenit 30/07/03) Nhân loại thật đáng thương ! Họ rơi vào tăm tối. V́ thế không c̣n nhận ra ánh sáng chiếu tỏa từ ḷng Chúa xót thương.

Giữa một thế gian đầy tăm tối như thế, người tín hữu hăy lắng nghe một "sứ điệp hi vọng" : "Thiên chúa có thế 'hủy bỏ, thanh tẩy' lỗi lầm của một tâm hồn biết thống hối. Bởi đấy, người tín hữu ư thức ḿnh được Thiên chúa tha thứ. Chính nhờ trung gian là Đức Giêsu, Đấng đă hiến dâng của lễ toàn hảo lên Thiên Chúa." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 30/07/03) Chỉ trên thập giá Đức Giêsu mới có thể mạc khải tất cả sự thật về ḷng Chúa xót thương, nguồn hi vọng duy nhất cho toàn thể vũ trụ. Lời ngôn sứ đă loan báo từ xưa về niềm hi vọng này : "Chính Người sẽ đến cứu anh em." (Is 35:4) Bởi thế, dù bị bao vây tứ bề và đe dọa muôn mặt, người tín hữu vẫn được Chúa khích lệ : "Can đảm lên, đừng sợ !" (Is 35:4) v́ "Chúa là thành lũy bảo vệ đời tôi." (Tv 27:1).

Cố Lm. Đỗ Vân Lực, op

Khi Ngôn Sứ Câm Điếc

Mc 7:31-37

Tuần qua một tai nạn khủng khiếp đă xảy ra cho một gia đ́nh tại làng Fatima, Houston, Texas, Hoa kỳ. Định mệnh đă cướp đi người mẹ trong gia đ́nh ấy.  Hoàn cảnh thật khó khăn.  Gia đ́nh thuộc loại nghèo nhất làng. 

Tuy thế, khi c̣n sống bà đă làm một điều cả chồng con cũng không biết.  Nhiều lần bà đă vay tiền người khác để giúp đỡ người nghèo ở Việt Nam. Nhiều lần bà vay cả hai trăm đô.  Sau đó, bà làm việc để trả nợ dần. Tại sao bà làm như thế ?  Bà có phải là người b́nh thường hay không ? Thực tế, bà b́nh thường. Sống đạo rất sốt sắng. Đức tin rất mạnh. Như thế, Lời Chúa đă biến bà thành ngôn sứ làm chứng cho Tin Mừng bằng hành động bác ái. Nói khác, bà không phải là người câm điếc trước Lời Chúa. 

Bà góa trong Tin Mừng được Chúa ca ngợi v́ đă cho tất cả những ǵ bà có.[1]  C̣n người phụ nữ làng Fatima đó đă cho cả những cái ḿnh không có. Cả hai đều là người nghèo, nhưng đă trở nên những người giàu đức tin và thừa hưởng vương quốc Thiên Chúa hứa cho những ai yêu mến Người.[2]  Nếu đức tin không phong phú, họ đă không tạo được một môi trường để Chúa Thánh Linh hoạt động cho Nước Trời.

Nước Trời luôn là chủ đề chính trong mọi lời giảng của Chúa Giêsu (trong số120 lần, có tới 90 lần từ chính miệng Chúa). Nước Trời chính là quyền lực Thiên Chúa. Bởi thế,  trong phép lạ hôm nay,[3] nếu có đức tin, người ta không thể không nh́n thấy quyền lực Thiên Chúa đang hoạt động trên thế giới. Chúa hiện diện như một huyền nhiệm Nước Trời và như hồng ân tuyệt vời cho những ai yêu mến Người.[4]  Sống trong nguồn hồng ân đó, con người sẽ hoàn toàn hạnh phúc. Hạnh phúc như người câm và điếc hôm nay.  Anh được trả lại quyền làm người và sống như mọi người.

Chỉ Chúa Giêsu mới có thể làm cho anh thấy Nước Trời đang hiện diện. Đúng hơn, “Chúa Giêsu là Nước Trời, không chỉ nhờ thân xác hiện diện, nhưng nhờ Thánh Linh như quyền lực tỏa sáng từ trái tim Người. Khi hành động với Thần Khí đầy ắp, Người bẻ gẫy xiềng xích ma quỷ trói buộc con người, Nước Thiên Chúa trở thành thực tại, Thiên Chúa nắm trong tay quyền điều khiển thế giới này. Nên nhớ, Nước Thiên Chúa là một biến cố, chứ không phải là một thiên thể. Hành động, lời nói, đau khổ của Chúa Giêsu đập tan quyền lực nặng nề đang tha hóa con người trong cuộc sống.”[5]  Bởi vậy, phép lạ Chúa làm hôm nay quả là một sự giải thoát hoàn toàn cho anh câm điếc. Đó là một biến cố có tính cách quyết định cho cả cuộc đời anh.  

Như thế, Chúa đă rao giảng Nước Trời cho anh và mọi người. Nhưng không phải chỉ có thế. Qua những phép lạ hay những dấu chỉ về Vương quyền Thiên Chúa, Chúa Giêsu c̣n muốn quy tụ mọi người chung quanh ḿnh. Nhất là trong mầu nhiệm Vượt qua vĩ đại – chết trên thập giá và Phục sinh – Người muốn làm cho Nước Thiên Chúa trị đến và loan báo cho mọi người, nhất là người hèn mọn và tội lỗi.[6]  Bởi đó, khi chữa người câm điếc, Chúa loan báo : Nước Trời đang mặc lấy chiều kích không gian và thời gian.  Đó cũng là niềm hy vọng cánh chung đang sôi trào trong con tim Kitô hữu.[7] 

Ngay bây giờ niềm hy vọng đó đă hiện thực, v́ lời hứa đă trở thành hiện tại. Niềm hy vọng đă mang mầm mống tương lai trong chính ḿnh.[8]  “Trong niềm hy vọng chúng ta được cứu độ.”[9]   Chúa đang đến rồi trong mọi biến cố lớn nhỏ hôm nay.  Bởi thế, sống trong niềm tin, Kitô hữu không có quyền thất vọng.  Họ luôn cầu xin cho Nước Cha trị đến trần gian.  Nói khác, họ khát vọng sống trong một thế giới tràn ngập sự công chính, b́nh an và tự do của con cái Chúa.

Làm sao có thể sống trong một thế giới như thế, nếu Chúa Giêsu không dấn thân trong đau khổ và tranh đấu cho những người nghèo hèn nhất. C̣n ai nghèo hèn bằng anh chàng câm điếc ? Anh hoàn toàn mất khả năng tham dự vào sinh hoạt cao quư nhất của xă hội con người. Nhưng anh đă được cứu chỉ v́ Chúa yêu anh vô điều kiện. Người đă đưa anh ra khỏi đám đông để săn sóc riêng cho anh. T́nh yêu hiện thân cụ thể nơi Đức Giêsu Kitô nhập thể và nhập thế. Như thế, Đức Giêsu đă làm cho mọi người nghiệm thấy rơ Thiên Chúa hiện diện và hành động trong việc con người quan tâm săn sóc cho nhau.[10] 

Nh́n những người đau khổ chung quanh, chúng ta thấy ǵ ?  Có dấu chỉ nào cho thấy Nước Thiên Chúa hiện diện chưa ? Nước Thiên Chúa chỉ hiện thực khi nào con người được chữa lành, được giải thoát khỏi những hệ thống quyền lực đàn áp hay vô nhân đạo.[11] Chúa Giêsu không vô t́nh đứng nh́n con người bị nghiền nát dưới những bộ máy xă hội khổng lồ bất công. Trái lại, Người đă xắn tay áo đi cứu tất cả những ai đang ch́m trong bóng tối thần chết. 

Giữa lúc đó, chẳng lẽ người môn đệ lại ung dung nh́n Thày ḿnh mà t́m kiếm và tận hưởng quyền lợi cho ḿnh và Giáo hội của ḿnh ? Thái độ “b́nh chân như vại” hay “giả điếc làm ngơ” trước những bất công hôm nay không thể biện minh bằng một thứ tương lai đầy ắp quyền lợi và b́nh an giả tạo. Làm sao có thể yên tâm với một số những hoạt động bác ái trong khi xă hội c̣n tràn ngập bất công. Bác ái chỉ xoa dịu. Nhưng công lư mới thực sự là phương thuốc chữa trị tận gốc. Tranh đấu và sống theo công lư không phải dễ. Công lư đụng tới quyền lợi con người và tập thể. Nhưng không có công lư, Nước Thiên Chúa không thể hiện diện. B́nh an và hạnh phúc cũng vắng bóng.[12] Sự thật đang bị giam cầm.

Giữa một xă hội đầy bất công hôm nay, nhiều người không được nghe và nói sự thật. Câm điếc làm sao biết sự thật ? Công lư qua ngả nào ? Chàng Rể Giêsu đă đến, nhưng Hiền thê Giáo hội đang ngủ say. Có ai dám đánh thức không ?

Lạy Chúa, Chúa đă sai chúng con làm ngôn sứ của Chúa. 

Nhưng chúng con đang câm điếc, làm sao có thể làm chứng cho chân lư ? 

Làm sao  tranh đấu cho công b́nh ? 

Xin Chúa sai Thần Khí đến giải thoát chúng con khỏi mọi cơ chế bất công để Nước Chúa mau trị đến.   Amen. 

 


[1] x. Lc 21:2-4; Mc 12:42-44.

[2] x. Gc 2:5.

[3] x. Mc 7:31-37 : Chúa Giêsu chữa người vừa câm vừa điếc.

[4] Encyclopedia of Catholic Doctrine, ed. Russell Shaw, Kingdom of God, Regis Martin, tr. 363.

[5] Joseph Ratzinger, Eschatology, tr. 34-35.

[6] x. Giáo Lư Công Giáo, số 542, 543-545.

[7] x. Encyclopedia of Catholic Doctrine, ed. Russell Shaw, Kingdom of God, Regis Martin, tr. 363.

[8] Joseph Ratzinger, Eschatology, tr. 44-45.

[9] Rm 8:24.

[10] Edward Schillebeeckx, Jesus, New York : Crossroad, 1981, tr. 153.

[11] Elisabeth Schussler Fiorenza, In Memory of Her, New York : Crossroad, 1985, tr. 123.

[12]x. Rm 14:17.

 

Giuse Đinh Văn Hán, op 

Người Làm Cho Kẻ Điếc Được Nghe Và KCâm Nói Được

Mc 7,31-37 

Kính thưa cộng đoàn !

Người câm điếc trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, đă lâm vào một t́nh cảnh bi đát: anh ta đau khổ biết bao v́ không nói được với ai, cũng như không thể nghe được ai nói với ḿnh, anh ta không thể hiểu người khác, và người khác cũng khó mà hiểu được anh ta. Cảm thông t́nh cảnh của anh, Chúa Giêsu đă chữa anh khỏi câm và điếc, để anh được trở lại với cuộc sống b́nh thường.

Theo quan niệm của người Do Thái lúc bấy giờ: người mắc các chứng bệnh như què quặt, đui mù, câm, điếc... là do chính họ hay cha mẹ của họ gây nên, hậu quả tật nguyền, bệnh hoạn của những người này là do tội gây ra. V́ vậy, một cách nào đó, người câm điếc trong Tin Mừng bị coi là những kẻ tội lỗi, mọi người đều coi thường và không muốn tiếp xúc với anh. Anh quả thật là người bất hạnh! Cuộc đời của anh tưởng chừng như đi vào con đường cùng. Anh sinh ra trong câm lặng, và có thể sẽ chết trong âm thầm!. Như thế, chúng ta mới có thể phần nào nhận ra ḷng khao khát được “nói”, được “nghe”, t?c là được hội nhập vào cộng đồng của anh.

Trong mối tương quan với Chúa và với anh chị em, mặc dù chúng ta không câm điếc về thể lư nhưng biết đâu chúng ta lại câm điếc về phần hồn - một sự câm điếc về nội tâm. Đó là khi chúng ta không biết dùng miệng lưỡi để ca tụng Chúa, không dám nói sự thật. Hay khi chúng ta không muốn nghe lời Chúa, không muốn nghe tiếng Chúa nhắc nhở qua lương tâm hay những người đại diện Chúa, không thích nghe những chuyện đạo đức, trong khi đó lại thích nghe những chuyện không đâu, những chuyện gây thương tổn cho tâm hồn ḿnh… Đàng khác, câm điếc tâm hồn c̣n là khép kín chính ḿnh, không chịu đối thoại, trao đổi… như thế dễ rơi vào t́nh trạng tự tôn, tự cao hoặc cố chấp, bi quan, chán nản.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đă đến trần gian để cứu và chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn và nơi thân xác của con người, Chúa đă dạy chúng con  bài học yêu thương trọn vẹn, đó là yêu thương nỗi khổ đau nơi thân xác và trong tâm hồn của những người anh em bất hạnh. Xin ban cho chúng con một t́nh yêu thương vô vị lợi, để khi chúng con an ủi, giúp đỡ tha nhân, th́ đồng thời cũng biết chia sẻ với họ những ǵ mà khả năng chúng con có được.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin chữa lành căn bệnh câm điếc của chúng con, để chúng con biết nói những điều tốt lành với tha nhân và nhất là biết dâng lên Chúa lời chúc tụng và cảm tạ. Xin cho chúng con biết lắng nghe nỗi khổ đau của mỗi người và mỗi tâm hồn, không chỉ bằng đôi tai mà c̣n biết lắng nghe với cả trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại.

 

Tusĩ Đa minh Đỗ Công Tâm

 Quyền Năng Thiên Chúa

Mc 7, 31-37

Kính thưa cộng đoàn. "Không ai là một ḥn đảo". Đây là lời của một bài hát và có rất nhiều người tâm đắc, như vậy ư muốn nói đến t́nh liên đớigiữa con người với con người: liên đới bằng những việc làm giúp ích cho nhau, bằng những nâng đỡ, khích lệ, bằng việc chân thành lắng nghe nhau, bằng việc trao cho nhau ánh mắt ,nụ cười… tất cả những điều này đều diễn tả cùng một ư nghĩa: thể hiện t́nh thương, cho nên khi một người không c̣n thể hiện được những việc làm hay không biểu lộ được những tâm t́nh đó, th́ họ cảm thấy như bị loại trừ và mặc cảm không c̣n được yêu thương nữa.

Các bài đọc hôm nay đă mặc khải cho chúng ta Đức Giêsu chính là Đấng Mêsia của Israel đă mong đợi từ lâu, Đức Giêsu đă thực hiện điều mà tiên tri Isaia tiên báo Đấng Mesia sẽ làm, tức là cho người điếc nghe được và người câm nói được, và qua đó cũng mặc khải cho chúng ta về ḷng thương xót của Đức Giêsu.

Kính thưa cộng đoàn.T́nh cảnh thật bi đát của người câm điếc trong bài Phúc Âm hôm nay chính là ở điểm đó. Anh ta đau khổ biết bao v́ không nói được với ai, cũng chẳng nghe được ai nói với ḿnh. Mối quan hệ với tha nhân và vũ trụ như bị cắt đứt có thể nh́n ở một khía cạnh nào đó anh ta bị loại trừ khỏi kiếp sống làm người, bị loại vào hàng những kẻ tội lỗi. Đức Giêsu xuất hiện, Ngài hiểu được tâm trạng, ước vọng và thông cảm với anh.V́ chính Ngài là Người đem đến cho nhân loại một Tin Mừng T́nh Thương. V́ thế, Ngài đă chữa cho anh khỏi câm điếc. Qủa là vui mừng biết bao cho anh, v́ từ nay anh lại có thể sống trên đời với cái nh́n đầy b́nh đẳng không c̣n tự ty mặc cảm nữa, bây giờ anh có thể nghe được những lời dậy dỗ ngọt ngào của Đức Giêsu và anh có thể nói được những lời yêu thương trừu mến cho những người khác.

Bị câm điếc thể lư quả là một nỗi đau và mất mát, phải nói rằng , đau hơn và mất mát hơn rất nhiều khi bị câm và điếc về phần hồn. Thế mà nhiều khi chúng ta lại tự biến ḿnh thành kẻ câm điếc mà chẳng hề quan tâm lo lắng.

Câm điếc khi ta ngụp lặn trong tội lỗi,không c̣n chịu lắng nghe tiếng Chúa đang nói với ta qua các biến cố trong cuộc sống, qua lương tâm, qua các giáo huấn, qua tha nhân…

Câm điếc khi ta không c̣n sống đời cảm tạ chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa.

Câm điếc khi con tim đă trở nên chai đá không c̣n biết rung động trước những đau khổ của tha nhân.

Câm điếc khi mỗi người là một ốc đảo, chỉ biết sống cho ḿnh, hoặc tệ hơn nữa khi coi tha nhân là hoả ngục như cái nh́n của J.P.Sartre. Coi tha nhân là hoả ngục chính là cái nh́n đầy bi quan yếm thế, tự cô lập ḿnh để rồi chẳng c̣n thể nào nhận ra và thể hiện được t́nh thương. Hăy biết sống quên ḿnh, vị tha như vậy sẽ tạo được sự b́nh an và hạnh phúc cho nhau, nhưng trước là chính ḿnh được sự b́nh an và hạnh phúc đó, như lời của Thánh Phanxicô đă nói: v́ chính lúc cho đi là khi được lănh nhận.

Chỉ lắng nghe bằng tai thôi th́ chưa đủ mà phải lắng nghe với cả trái tim. Chỉ có trái tim yêu thương, chân thành và quảng đại mới có thể hiểu đầy đủ, hiểu chính xác những thông điệp mà người nói muốn truyền đạt. Hơn nữa, không phải những thông tin nào cũng nên nghe, cần phải chọn lựa những thông tin bổ ích hữu dụng, không gây phương hại làm vẩn đục cho tâm hồn. Cha Mark Link có nói: " Chúng ta không thể luôn tin vào những ǵ nghe bằng đôi tai mà c̣n tin vào những ǵ nghe bằng con tim của ḿnh". V́ khi biết lắng nghe là phá đổ được bức tường thành kiến trong tâm trí và tháo cởi được sợi dây trói buộc trong con tim cứng cỏi.Như thế mới nghe được tiếng gọi thổn thức của anh em và tiếng mời gọi của Lời Chúa.

Chuyện kể rằng : Có một vị ẩn sĩ sống trong rừng luôn bị một cô gái lố lăng đến cám dỗ. Có lần người con gái nói với vị ẩn sĩ:

- Thầy không biết yêu ư ? (ư của cô gái này là vừa ngạc nhiên trước sự thanh thản của ẩn sĩ và đồng thời nghi ngờ chế nhạo sự bất b́nh thường của một người đàn ông !)

- Giờ chưa đến ! vị ẩn sĩ trả lời.

Lần nọ, trong lúc đi khất thực, vị ẩn sĩ phát hiện người con gái hay đến quấy nhiễu ḿnh đă bị cướp và bị đánh đập nằm dở sống dở chết bên dọc đường. Ông bèn dừng chân lại săn sóc cho cô ta, cuối cùng vị ẩn sĩ bế cô ta về thành phố điều trị. Lúc đó vị ẩn sĩ mới nói với cô gái:

- Bây giờ đă đến giờ, giờ của ḷng thương xót !

Vâng, vị ẩn sĩ này đă lắng nghe bằng cả con tim và nói với cả tấm ḷng cao thượng qua việc làm đầy yêu thương và bác ái.

Qua bài Tin Mừng, Chúa muốn gởi đến chúng ta sứ điệp: Hăy luôn sống đời sống hiệp thông, v́ tất cả là hồng ân, hiệp thông với Chúa,hiệp thông với tha nhân …. Tôi đă nhận lănh bằng t́nh thương th́ tôi cũng phải cho đi bằng t́nh thương. Mỗi người Kitô hữu chúng ta phải là chứng tá của Tin Mừng T́nh Thương theo gương mẫu của Đức Kitô. Tin Mừng T́nh Thương ấy phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể đượm t́nh bác ái yêu thương.

Chúng ta cũng cầu xin Chúa chữa lành bệnh câm điếc nơi tâm hồn chúng ta, và nhất là biết lắng nghe bằng cả con tim, để rồi biết nói lên bằng những việc làm hữu ích. Lạy Chúa, xin cho tim chúng con cũng được hoà nhịp cùng trái tim Chúa và cả cuộc đời chúng con trong tay Chúa, để chúng ta trở thành những khí cụ và được sống trong t́nh hiệp nhất của t́nh thương Chúa.

 

Lm. Jude Siciliano, OP. (Học viện Đaminh chuyển ngữ)
 

Hăy mở ra
Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37

Kính thưa quư vị,

Các sách Tin mừng không phải là những quyển sách du lịch xưa. Chúng không liệt kê các “thành phố nổi tiếng ở Galilê”, hay “những phong cảnh không thể bỏ qua ở Giêrusalem cổ”, hoặc “sơ đồ Đền Thờ Giêrusalem”. Việc ngắm cảnh hay lập bản đồ không phải là chủ đích của các sách Tin mừng.

V́ thế, khi một đoạn Tin mừng như hôm nay nói đến những địa danh trên đường đi của Đức Giêsu, th́ người đọc sẽ thắc mắc: “Điều ǵ xảy ra ở đó vậy?” Tại sao thánh Máccô hay mô tả chi tiết các địa danh? Thực sự, ngài không giỏi trong việc miêu tả hành tŕnh của Đức Giêsu. Đức Giêsu đang đi đến Biển Hồ Galilê, hướng về phía nam. Nhưng Máccô lại miêu tả Người đang đi về phía bắc để đến Siđôn, cuối cùng kết thúc hành tŕnh ở Miền Thập Tỉnh.

Nếu xét như một người lập bản đồ th́ thánh Máccô đă thất bại. Nhưng đó không phải là chủ đích của ngài – ngài là một người ghi chép Tin mừng. Thánh Máccô nối kết câu chuyện chữa lành hôm nay với câu chuyện trước đó, câu chuyện chữa lành con gái của người đàn bà Cannaan. Hai câu chuyện nói về việc chữa lành trong ranh giới miền Galilê. Thánh Máccô có một kế hoạch và đó không liên quan ǵ đến việc lập bản đồ - nhưng liên quan đến việc Thiên Chúa mở rộng ṿng tay.

Hầu hết những người đương thời có lẽ giới hạn những hành động cứu độ của Thiên Chúa nơi những người Dothái. Nhưng Đức Giêsu chữa một người điếc và câm ở vùng Galilê. Đó là dấu cho thấy Dân Ngoại, những người không nghe biết ǵ đến Thiên Chúa của Israel, nay cũng được nghe Tin mừng, đó nhận Đức Giêsu và tuyên xưng “lớn tiếng” hành động cứu độ của Thiên Chúa cho hết thảy mọi người.

Chúng ta nghe bài đọc trích sách Isaia hôm nay tiên liệu đến kế hoạch Thiên Chúa sẽ thực hiện: “Bấy giờ mắt người mù mở ra, tai người điếc nghe được… miệng lưỡi người câm sẽ reo ḥ”. Những hoạt động của Đức Giêsu cho thấy Người đang ứng nghiệm các lời ngôn sứ. Những người đương thời với Người có vẻ quan niệm hạn chế về hoạt động cứu độ của Thiên Chúa, nhưng các ngôn sứ có một cái nh́n rơ ràng hơn về t́nh yêu bao la của Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người – cả các người Dothái đạo đức cũng vậy. Khi Đức Giêsu mở tai và miệng cho người thanh niên để rồi anh có thể loan báo bằng lời và hành động ơn huệ của đấng Messia để mọi người có thể nói và nghe. Tự thân con người chúng ta quả thật là bất lực, nhưng Thiên Chúa đă bước vào khung cảnh của chúng ta – và như thế tạo nên một sự khác biệt.

Khi chúng ta bỏ qua sự nối kết giữa những ǵ Đức Giêsu làm và những ǵ Thiên Chúa thực hiện qua Người, thánh Máccô làm sáng tỏ điều này: “…rồi Người ngước mắt lên trời…” Không có sự tách biệt nào giữa công tŕnh của Đức Giêsu và ư định của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Tôi thắc mắc không biết Đức Giêsu đă thầm th́ điều ǵ trước khi Người chữa lành cho anh thanh niên? Có phải giống như điều chúng ta cảm thấy khi chúng ta ở cùng với một người đang đau khổ và chúng ta thể hiện cử chỉ cảm thông dành cho người ấy? Hay, Đức Giêsu thầm th́ điều ǵ đó v́ Người đang đối diện với ma quỷ và bệnh và v́ thế cần một nỗ lực phi thường trong việc này của Người.

Khi Đức Giêsu nói với người thanh niên “Ephphatha – Hăy mở ra!” Thánh Máccô cho hay, ngay tức khắc “tai của anh mở ra và lưỡi như hết bị buộc lại”. Phép lạ là một sự hoàn trọn. Giờ đây người thanh niên có thể nói và nghe được, lắng nghe và giao tiếp. Nay anh có thể bước vào thế giới của con người với mức độ tṛn đầy nhất. Nay anh có thể diễn ta vẻ đẹp của thế giới được tạo thành quanh ḿnh. Nay anh có thể trả lời cho người khác v́, nhờ tác động của phép lạ, thánh Máccô nói với chúng ta, “anh ta nói được rơ ràng”.

Khi Đức Giêsu nói: “Hăy mở ra!” lập tức tai của anh mở ra và “lưỡi của anh như hết bị buộc lại. Đức Giêsu nói một lời và xảy ra đúng như vậy. Lời của Người cũng đang nói cho chúng ta và lời Người nói với người thanh niên Người cũng nói với chúng ta, “Hăy mở ra!” Với đôi tai mở chúng ta không chỉ có thể nghe được những lời của Người, mà ḷng chúng ta cũng được mở ra nữa. Lắng nghe Lời Chúa biến đổi chúng ta.

“Hăy mở ra!” Những lời ấy mở ra cho chúng ta đến với ân sủng của Thiên Chúa khi chúng ta nghe những lời này cũng như mở ra cho chúng ta tất cả những nẻo đường Thiên Chúa hiện diện với chúng ta trong cuộc sống thường ngày – trong các tương quan và trong thế giới thọ tạo. Chẳng phải đó là điều bí nhiệm: người thấy và nghe Thiên Chúa trong chuyện nhỏ nhặt và thậm chí trong những biến cố vô nghĩa thường ngày đó sao?

Isaia tiên báo Thiên Chúa sẽ đến trong cuộc đời chúng ta để mở mắt người mù và tai kẻ điếc; để nâng dậy người què và làm cho người câm được ca hát. Đức Giêsu đă đến để mặc lấy trọn vẹn con người và tinh thần của chúng ta. Sau khi Đức Giêsu phục sinh Người trao cho các môn đệ nhiệm vụ tiếp tục công tŕnh Người đă khởi sự. Chúng ta nay làm cho sự hiện hữu yêu thương của Thiên Chúa được trở nên hữu h́nh trên thế giới. Người ta cần thấy nơi chúng ta sự quan tâm chăm sóc cho những người thiếu thốn, và tất cả mọi thọ tạo, Đức Giêsu tiếp tục công tŕnh của Người nơi chúng ta.

Chúng ta tự hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ người khác, những người bị xem thường, được lên tiếng và được lắng nghe? Tai chúng ta được mở ra và lời chúng ta được thêm sức mạnh nhờ Chúa, nay chúng ta cần phải tŕnh bày cho những ai không được nhắc tới hay bị bỏ rơi để họ có thể được lắng nghe và được thấu hiểu.

Đức Giêsu thực thi ḷng quan tâm của Thiên Chúa dành cho người nghèo. Tất cả mọi người trong cộng đoàn chúng ta sẽ được tôn trọng và đón nhận như con cái Thiên Chúa – không hệ tại ở việc họ ăn mặc ra sao hay t́nh trạng tài chính thế nào. Những ngày này, khi các thành viên trong giáo hội chúng ta cảm thấy t́nh trạng rạn nứt tài chính trong việc giảm bớt chi tiêu, chúng ta bị cám dỗ tập quan tâm đến những “người có của” hơn là “kẻ trắng tay”. Thánh Giacôbê lưu ư chúng ta rằng một cộng đoàn Kitô hữu đích thực phải tôn trọng và đón nhận phẩm vị của từng người. Điều đó rơ ràng ngay trong Sách thánh, nhất là những bài đọc hôm nay, rằng Thiên Chúa chăm sóc và yêu thương người nghèo và, như người môn đệ Đức Giêsu, chúng ta cũng phải làm sao cho sự chăm sóc và yêu thương ấy được hiển hiện va cụ thể ngay trong thế giới ngày nay.

Isaia c̣n mô tả cả thiên nhiên cũng ăn mừng sự cứu độ của Thiên Chúa ngự đến. Nước sẽ vọt lên trong sa mạc. Nếu tai chúng ta mở ra với Lời Chúa, th́ chúng ta cần phải lên tiếng thay cho thiên nhiên, vị tự nó không nói được, nhưng nó cũng được Thiên Chúa yêu thương và quan pḥng.

Thiên Chúa không ra lệnh cho chúng ta phải làm những ǵ. Nhưng Thiên Chúa đến gần bên chúng ta và nơi Đức Giêsu, lời của Isaia được ứng nghiệm, “Hăy nói với những kẻ nhát gan, Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi, Đấng thưởng công phạt tội, đến để cứu độ anh em”.