HOME

 
 

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN B
Đnl 4,1-2.6-8 / Gc 1,17-18. 21-22.27 / Mc 7,1-8a.14-15.21-23

 

 

An Phong, op : Thiên Chúa nơi con người

Fr. Jude Siciliano, op :

Fr.  Jude Siciliano, op : Ưu tiên thanh luyện nội tâm

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Không chỉ tôn kính bằng môi miệng

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Giáp mặt

Như Hạ, op : Gậy ông lại đập ưng ông

Giuse Đỗ Vân Lực, op : Khi đại bàng vỗ cánh

Giuse Đỗ Anh Dũng, op : Trinh sạch hay ô uế đều xuất phát từ cơi ḷng

Tu sĩ Phạm Trọng Quang  : Lề luật của Thiên Chúa

Fr. Jude Siciniano: Cần quân tâm luật bên trong hơn luật bên ngoài

 

An Phong, op

Thiên Chúa Nơi Con Người

Mc 7,1-8a.14-15.21-23

Đoạn Tin mừng hôm nay cho thấy cuộc đối đầu giữa Đức Giêsu và những người Biệt phái cũng như Luật sĩ đến từ Giêrusalem về vấn đề thanh sạch và không thanh sạch. Hơn nữa, Đức Giêsu bắt đầu hành tŕnh đi đến các vùng đất dân ngoại. Thánh Maccô đă đưa ra một nguyên tắc mà Giáo hội sơ khai áp dụng. Thiên Chúa không muốn bất cứ một rào cản nào giữa con người với nhau. Người không phân biệt "sạch và dơ". Người chỉ muốn thâu thập tất cả nhân loại vào Vương quốc duy nhất của Thiên Chúa, miễn là họ sống đúng tinh thần của luật Thiên Chúa, thay v́ bảo thủ tự măn với các tục lệ do con người đặt ra.

Dường như con người dễ dàng phân loại tốt, xấu hoặc hay, dở…? Dường như con người dễ dàng phân chia người lành với kẻ dữ, linh thánh với phàm tục theo một tiêu chuẩn chủ quan nào đó? C̣n Đức Giêsu lại nói với chúng ta : linh thánh ở ngay nơi tận cơi ḷng con người - nơi con người đối diện với chính Thiên Chúa - nơi có được những chọn lựa và quyết định sâu xa nhất.

V́ linh thánh ở ngay nơi thâm sâu cơi ḷng ḿnh, nên mọi sự trong đời sống chúng ta trở thành linh thánh. Bởi lẽ khi chúng ta làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi, chúng ta mang cả cơi ḷng ḿnh vào trong đó. Đối với người kitô hữu, không có ǵ là "phàm phu tục tử", bởi lẽ không có ǵ nằm ngoài chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa. Hơn nữa, từ ngày Đức Giêsu vào trần gian, mọi giá trị nhân loại được nâng lên hàng linh thánh.

V́ linh thánh ở ngay nơi những chọn lựa và quyết định sâu xa nhất, nên những hành vi bên ngoài chỉ là diễn tả thái độ bên trong. Một đức tin sâu thẳm được thể hiện ra bên ngoài với những h́nh thức nghi lễ đúng mực. Thiên Chúa muốn "con người thờ phượng Người trong tinh thần và chân lư" (Ga 4,23). Người chán ghét những kẻ "thờ" Ta bằng môi miệng, c̣n ḷng chúng th́ xa Ta" (Mc 7,6).

Phải chăng chúng ta nhận ra Thiên Chúa hiện diện nơi cuộc đời ḿnh, nhất là trong chính cơi thâm sâu ḷng ḿnh, để biến đời sống ḿnh trở thành một đời sống "linh thánh" ?

Phải chăng chúng ta có được những chọn lựa và quyết định phù hợp với ư Thiên Chúa, để biến đời sống ḿnh thành đời sống tôn thờ Thiên Chúa trong tinh thần và chân lư ?

Lạy Chúa Giêsu,
Xin dạy chúng con hiểu được mối phúc
"Phúc cho những người nghèo khó,
v́ Nước Trời là của họ";
không thành kiến, không cố chấp, nhưng rất đơn thành,
mở rộng tâm hồn đón nhận và thực thi ư Chúa,
ngơ hầu Chúa hiện diện trong đời sống chúng con.

 

Fr. Jude Siciliano, op

Ưu Tiên Thanh Luyện Nội Tâm

Mc 7:1-8a.14-15.21-23

Thưa quư vị,

Chẳng phải v́ t́nh yêu Thiên Chúa hay v́ ḷng nhiệt thành với lề luật mà những người Biệt Phái vất vả đi từ Giêrusalem tới Galilea để t́m gặp Chúa Giêsu. Họ đă nghe đồn thổi nhiều về nhân vật tiểu tốt này. Giáo lư của ông ta thật nguy hiểm cho nền đạo chính thống nên họ không tiếc công tới để gài bẫy ông, làm cho ông cụt hứng, bẽ mặt trước đám đông ít học và không am tường lề luật. Từ đó, uy tín của ông tan thành mây khói. Ông không thể tiếp tục gieo rắc sai lầm trong dân chúng nữa. Nền giáo lư cổ truyền được bảo vệ. Tuy nhiên họ lại không dám đối mặt trực tiếp với Chúa Giêsu, thay vào đó họ tấn công các môn đệ của Ngài.

Vấn đề được đưa ra tranh luận hôm nay là về các "cổ lệ của cha ông": Rửa tay trước khi ăn uống, rửa đồ sành đồ gốm khi có người ngoại giáo sờ vào: "Sao môn đệ của ông không theo truyền thống tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa". Đây là những cổ lệ, giải nghĩa sách Ngũ Kinh. Người Do Thái lập ra những tục lệ ấy để bảo đảm lề luật của Môsê không bị vi phạm. Sau này nó biến thành nghi lễ mọi người phải tuân thủ hàng ngày, mất hẳn tính đạo đức bên trong, chỉ c̣n h́nh thức bên ngoài. Các chuyên viên Kinh Thánh gọi là tính luật pháp hay nghi lễ. Chúa Giêsu mộc mạc hơn, nói là thói giả h́nh. Nếu không cảnh giác cao độ, ngày nay chúng ta cũng dễ mắc vào bệnh h́nh thức này. Cử hành các lễ nghi, nhưng tâm t́nh trống rỗng, vụ h́nh thức, vụ lề luật, sơ cứng tư duy, hoạt động tích cực để trấn áp tiếng trách móc của lương tâm… Công bằng mà nói, những người biệt phái có lẽ c̣n ngay thẳng hơn chúng ta. Sở dĩ họ chống đối Chúa Giêsu v́ không biết xuất xứ của Ngài. Mặt khác, họ nghĩ rằng làm như thế là giúp đỡ dân chúng tuân thủ đúng luật Maisen, tránh cho đám b́nh dân khỏi lầm đường lạc lối. Cả hai thư,lề luật và tập tục cổ truyền đối với họ đều thánh thiêng như nhau. Cả hai đều là quà Thiên Chúa tặng, có khả năng ban sự sống và khôn ngoan. Các môn đệ Chúa Giêsu vi phạm là Chúa Giêsu đă đồng t́nh cho phép phá bỏ lề luật. Sự thật, Chúa Giêsu vẫn tôn trọng quyền bính của lề luật. Đă có lần Ngài tuyên bố Ngài đến để làm trọn lề luật chứ không phá bỏ. Nhưng Ngài không đặt các "tập tục của loài người" ngang hàng với Lề luật Môsê. Đối với Ngài, luật căn bản là "t́nh yêu". Luật Môsê được ban hành là nhằm nuôi dưỡng và thăng tiến t́nh yêu, chứ không phải áp chế người vô tội. Tư tưởng của sách Đệ Nhị Luật trong bài đọc một hôm nay xác định rơ điều đó: "Anh em đừng thêm ǵ vào điều tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt ǵ, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, mà tôi truyền cho anh em."

Các nhà khảo cổ và nhân chủng học mới đây khám phá rằng: Lề luật mà các Biệt phái đưa ra thuộc loại "Truyền Thống lớn", tức nghiêm ngặt, mà chỉ những hạng ưu tú trong các thành phố mới có thể giữ được. Rửa tay trước bữa ăn không phải v́ vệ sinh mà hoàn toàn là nghi lễ, không dễ ǵ giới b́nh dân hoặc người ở thôn quê giữ được v́ khan hiếm nước. Do đó, những người ở giai cấp thấp phát triển "Tập Tục nhỏ", dẫn xuất từ truyền thống lớn, tuy rằng có một vài khuyết điểm. Các môn đệ Chúa Giêsu tuân theo truyền thống thứ hai này, nhưng những người biệt phái xem đó là phá bỏ lề luật, thách thức quyền bính của họ. V́ thế, họ gây sự với Chúa Giêsu. Nhưng tập tục nhỏ được đa phần dân chúng tuân theo, cho nên Chúa Giêsu bênh vực các môn đệ, gọi họ là "vô tội" ( Xin xem thêm John Pilch: Văn hoá Do Thái thời Chúa Giêsu trang 130-131).

Tự bản thân, luật Môsê là thánh thiện, là hiến chương căn bản của đạo Do Thái, chứ không phải mang tính chất h́nh thức lịch thiệp bề ngoài. Xin đừng quên điều đó. Hôm nay Chúa Giêsu phản đối người Pharisiêu về cách thức họ chú giải lề luật. Đối với Ngài, luật Môsê rơ ràng, không cần thêm thắt hay chuyển dịch ư nghĩa như các thầy kinh sư thường làm, vô t́nh họ bẻ cong mục tiêu nguyên thuỷ của lề luật. Thiên Chúa mạc khải t́nh yêu cứu rỗi của Ngài qua lề luật, chứ không phải nô lệ hoá tuyển dân. Cho nên mục tiêu của lề luật là thăng tiến tự do, yêu thương và phát triển các mối dây quan hệ tốt giữa cộng đồng dân Chúa và với Thượng Đế, Đức Chúa của họ. Người biệt phái không có năo trạng đó. Đối với họ lề luật là nguồn mạch quyền bính họ nắm trong tay để thống trị kẻ khác. Nó là phương tiện hữu hiệu để trục lợi và tham lam. Họ cảm thấy "ưu tuyển" hơn tầng lớp dân đen. Như vậy, Chúa Giêsu đă nh́n ra ư đồ đen tối của các thầy thông luật, họ đă biến đổi nó thành khí cụ giết chết chứ không phải nuôi sống. Hậu quả là họ sẽ dùng kỹ thuật chú giải lề luật của họ mà đưa Chúa Giêsu lên thập giá. Nghe th́ vô lư nhưng đó là sự thật. Lịch sử nhân loại cũng đầy vết đen như vậy, người ta nhân danh tôn giáo, Thiên Chúa để tàn sát những người vô tội. Bằng một lư giải có tính thuyết phục cao, Chúa Giêsu đă làm cho các thầy biệt phái và kinh sư im lặng. Họ bực tức trở về Giêrusalem nghiền ngẫm cơ hội khác. Chúa Giêsu tiếp tục giảng dạy đám đông: "Xin mọi người nghe tôi đây và hiểu cho rơ: không có cái ǵ vào trong con người mà lại làm cho con người ra ô uế được, nhưng chính những cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế". Ngài chuyển đổi chi tiết của việc ăn uống, từ cách thức ăn uống sang các đồ vật ăn uống. Ngài chú trọng đến khía cạnh luân lư của vấn đề chứ không phải sự thanh sạch theo nghi thức. Người biệt phái bị Chúa Giêsu kết án bởi lẽ trái tim họ đă ra chai đá và những tư tưởng nhơ bẩn phát xuất từ trái tim đó chứ không phải những thứ bề ngoài. Họ đă vội vă chỉ trích các môn đệ của Ngài về những điều vụn vặt, không căn bản. Họ chất lên vai quần chúng những gánh nặng không cần thiết mà trong hành động họ không thực hành. Họ là hạng người đồi bại về luân lư và nếp sống của họ chứng tỏ như vậy.

Thường thường thánh sử Marcô không thích đi vào chi tiết. Văn của ông cụ thể, mạnh mẽ, trực tiếp, có khi sai văn phạm, miễn là đạt được ư tưởng. Nhưng ở điểm này, thánh nhân lại khá kỹ lưỡng trong việc mô tả những tập tục của người Do Thái. Có thể thánh nhân nhận thức được ông viết ở Rôma không chỉ dành riêng cho các kiều dân Do Thái, mà cho nhiều hạng người khác nữa. Họ cần thấu hiểu vấn đề và các lời chỉ trích của Chúa Giêsu về đức tin không chân thật của các kinh sư và biệt phái. Chúa Giêsu thẳng thừng gọi các đối thủ của ḿnh là những kẻ giả h́nh (hypocrites). Từ này nguyên thuỷ áp dụng cho các diễn viên kịch nghệ. Họ làm hề, đóng vai kẻ khác. Người biệt phái giả vờ đạo đức để chiêu mộ bàn dân thiên hạ. Kỳ thực, họ thiếu hẳn tinh thần tôn giáo, tức đức tin chân chính. Đối với Chúa Giêsu vấn đề then chốt là nội dung của con tim. Trong toàn bộ Thánh Kinh, trái tim là nguồn mạch t́nh cảm, đam mê và tri thức. Người ta gặp gỡ Thiên Chúa trong trái tim ḿnh, nghe lời Ngài và đàm đạo với Ngài cũng ở trong trái tim. Trái tim trong sạch là dấu chỉ của linh hồn thánh thiện. Trái tim nhơ bẩn là kết quả của một lối sống bê tha. Ngày nay cũng vậy thôi. Người ta đánh giá một nhân vật theo trái tim chứ không theo kiến thức. Kiến thức khoa học, thần học, triết học, tâm lư… chưa bảo đảm con người là tốt. Cần phải huấn luyện con tim công b́nh, bác ái, yêu thương. Đối với các tác giả Kinh Thánh phẩm chất của trái tim nói lên chúng ta có tương giao với Thượng Đế ra sao. Tuy nhiên Chúa Giêsu đ̣i hỏi nơi tín hữu nhiều hơn là một trái tim thanh sạch. Tôn giáo đích thực không chỉ là một cuộc hoán cải cá nhân suông, một dịch vụ giữa tôi với Chúa Giêsu, mà là các hành động bắt nguồn từ trái tim: "v́ từ bên trong, từ ḷng người phát xuất ra những ư định xấu: tà dâm, trộm cướp, giết người, ngoại t́nh, tham lam, xảo trá, độc ác, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng". Hành động tốt chứng tỏ chúng ta ở trong tương giao hoàn hảo với Thiên Chúa. Nếu như trái tim chúng ta xấu, ắt hẳn các hành động sa đoạ nảy sinh. Cho nên ở một nơi khác trong phúc âm Chúa Giêsu dạy: "Hăy xem quả ắt sẽ biết cây, cây xấu không thể sinh trái tốt và cây tốt không thể sinh trái xấu." (Mt 7,17) C̣n ở đây Chúa Giêsu dạy, chính các hành động sẽ tố cáo chúng ta.

Trong bài đọc một và bài phúc âm hôm nay, cả hai vị, ông Môsê và Chúa Giêsu đều kêu gọi đám đông: "Hăy nghe tôi đây". Ông Môsê thay mặt Thiên Chúa truyền mười giới răn. Chúa Giêsu ban luật thanh sạch. Cả hai đều biểu lộ ư muốn của Thượng Đế là con người được hạnh phúc, tự do và thánh thiện, không giả h́nh, không kiêu căng: "Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ vào chiếm hữu miền đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em ban cho anh em… Anh em phải giữ và đem ra thực hành v́ nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh," vượt xa mọi khả năng hiểu biết của loài người. Mọi quốc gia sẽ nhận ra rằng quả thực dân Israel đă hiểu biết và sống thân mật với Thiên Chúa, Thượng Đế của họ. Bài đọc hai, thánh Giacôbê cũng khuyên nhủ lắng nghe Lời Thiên Chúa: "Anh em hăy khiêm tốn đón nhận Lời đă được gieo vào ḷng anh em, Lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hăy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối ḿnh." Nghĩa là thánh nhân muốn nói, Lời Chúa trước tiên thâm nhập và đổi mới trái tim chúng ta, sau đó nó biến thành hành động yêu thương, bác ái, công b́nh…

Tóm lại, người Biệt phái ngỡ rằng chi li tuân thủ lề luật là đương nhiên được ơn cứu rỗi. Tiếp theo tư tưởng của Môsê, Chúa Giêsu mạc khải ư muốn của Thượng Đế là con người được cứu độ. Cho nên mọi người phải mở rộng ḷng ḿnh ra để đón nhận Lời Chúa, để cho lời đó biến đổi trái tim và thực hiện những thay đổi có ư nghĩa trong cuộc sống. Trước Thánh Thể, chúng ta cũng là đám đông nghe lời Chúa Giêsu. Chúng ta cũng có các bài giảng, lời hiệu triệu, chúng ta cũng được Ngài kêu gọi: "Hăy nghe Ta." Đôi khi chúng ta sợ hăi trước những đ̣i hỏi của Chúa Giêsu . Nhưng lương thực thiêng liêng chúng ta sắp lănh nhận sẽ giúp đỡ chúng ta ngày một trở nên can đảm "thực hành lời Chúa, chứ đừng nghe suông mà lừa dối ḿnh" Amen.

Ư đẹp: Đối với các nhà giảng thuyết, im lặng là cần thiết và quư báu. Bởi lẽ linh hồn lúc ấy mới in được bóng h́nh chân lư, giống như mặt nước hồ ao, có phẳng lặng mới in được bóng trăng. Hơi gợn sóng là bóng trăng tan vỡ. Linh hồn xôn xao th́ chân lư biến mất. (Tihamer Toth).

Giuse Nguyễn Cao Luật, op

Không Chỉ Tôn Kính Bằng Môi Miệng

Mc 7,1-8a.14-15.21-23

Cuộc kiểm tra

Sau mấy Chúa nhật đọc chương 6 Tin Mừng Gio-an, phụng vụ trở lại với Tin Mừng Mác-cô. Bản văn của phần phụng vụ lời Chúa tuần này thuật lại cuộc đối đầu kịch liệt giữa Đức Giê-su và nhóm biệt phái.

"Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa ?" Vấn đề đặt ra có vẻ buồn cười, xa lạ. Đàng khác, từ lâu rồi, Hội Thánh sơ khai đă vượt qua thói quen cứng ngắc là tuân giữ tỉ mỉ các khoản luật xa xưa. Dầu vậy, vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Cách chung, các kinh sư và biệt phái được trao nhiệm vụ công bố những lệnh truyền và tập tục, đồng thời có quyền xác định và giải thích luật Mô-sê. Một ư hướng rất đáng khen. Về phần Đức Giê-su, Người không chối bỏ nhiệm vụ này. Tuy vậy, theo Đức Giê-su, nhiệm vụ và quyền bính này không bao giờ được phép che giấu điều cốt yếu, tức là t́nh trạng của tâm hồn; nói cách khác, đó là sự trong sáng của lương tâm, là thái độ thành thực và tự do dấn thân trước Thiên Chúa. Trước Thiên Chúa, mỗi người đạt được giá trị tùy theo t́nh trạng tâm hồn của ḿnh, và người ta bày tỏ tâm t́nh thờ phượng là chính hiện hữu của ḿnh. Các thái độ tôn giáo của mỗi người phải được xuất phát từ những quyết định tự do, từ chính hiện hữu của mỗi người. Nếu như trong những thập niên gần đây, Hội Thánh băi bỏ nhiều quy định, đó chính là nhằm mục đích đưa người tín hữu trở lại điểm cốt yếu này.

Như vậy, tinh thần Tin Mừng hoàn toàn khác hẳn thái độ duy luật cũng như thái độ bất chấp. Lề luật mà không có tâm hồn : đó là thái độ duy luật giả h́nh, muốn t́m an toàn trong những việc tuân giữ bề ngoài và không có sự dấn thân toàn diện, năng động của ḷng tin. Ngược lại, nếu chỉ có tâm hồn mà không có lề luật : đó là thói bừa băi, là thái độ không thấy cần phải sửa lại t́nh trạng cả con người cũ lẫn con người mới đang hiện diện trong mỗi người. Để kiểm tra sức khoẻ, ngày nay người ta dùng phương pháp siêu âm. Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi mỗi người thực hành cuộc kiểm tra này trong tâm hồn để thực sự biết ḿnh là ai trước Thiên Chúa và anh em.

Truyền thống và thích nghi

Khi trả lời nhóm biệt phái và các kinh sư, Đức Giê-su đă quở trách họ là những kẻ đạo đức giả : "Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy tŕ truyền thống của người phàm." Thực ra Đức Giê-su không có ư bác bỏ những truyền thống, những tập tục đă có từ xưa, Người chỉ muốn cho thấy là tất cả những tập tục ấy phải đi kèm với một tấm ḷng. Con người phải thích ứng với xă hội, nhưng vẫn phải là một con người chân thành.

Truyền thống

Mỗi cộng đoàn tôn giáo, cũng như mọi cộng đoàn xă hội, đều lập ra một bản quy tắc để diễn tả nét đặc trưng và độc đáo trong niềm tin của ḿnh. Dân Do-thái, và sau này, Hội Thánh Công Giáo cũng làm như vậy để đào sâu mặc khải, đồng thời để củng cố mối liên lạc giữa các tín hữu. Những khoản luật này dựa vào nhau và với thời gian, càng lúc chúng càng xa rời nguồn gốc nguyên thủy của ḿnh.

Sự thích nghi

Đây là thái độ của mỗi người để ḥa nhập vào cơ thể xă hội hay tôn giáo. Sự thích nghi được thể hiện trong mọi lănh vực, kể cả về ư kiến và quan điểm. Bên cạnh những người có thái độ thích nghi vào xă hội, cũng có những nhóm người chống lại sự thích nghi.

Trong Tin Mừng, Đức Giê-su nhấn mạnh đặc biệt đến sự thích nghi của nhóm sau này : nó làm cho con người không c̣n tự do cũng như trách nhiệm với xă hội, với cộng đoàn. Những người này nghĩ rằng chỉ cần tuân theo những khoản luật "được phép" hay "không được phép", và do đó, chỉ cần loại trừ sự ô uế bên ngoài là đủ.

Trong sạch và ô uế

"Rửa tay" là xoá đi những dấu vết c̣n lưu lại sau khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. "Rửa tay" c̣n có nghĩa là không chịu trách nhiệm, không quan tâm ǵ đến cuộc sống, coi như ḿnh ở ngoài các sinh hoạt của thế giới.

Đối với Đức Ki-tô, sự ô uế không phải là một tính chất gắn liền với sự vật, nhưng là cách thức con người giải thích về thế giới và áp dụng vào sự vật. Theo Đức Giê-su, sự ô uế và do đó cả sự chọn lựa, diễn ra trong tâm hồn con người chứ không phải là bản thu tóm các quy tắc.

Như thế, ngoài việc nhấn mạnh đến t́nh trạng tâm hồn, Đức Giê-su c̣n nghĩ tới một Giáo Hội phổ quát, một Giáo Hội vượt khỏi biên giới của dân tộc Do-thái. Nhiều phong tục tập quán của Do-thái là tốt, nhưng đến lúc phải mở rộng hơn để đón nhận mọi nếp sống, mọi nền văn minh trên toàn thế giới. Cần phải sàng sảy, chọn lọc để chỉ giữ lại những điều cốt yếu và loại bỏ, hay ít ra giảm nhẹ, những điều phụ thuộc. Những tập tục nào do con người tạo nên th́ cần được thay đổi, điều chỉnh hầu làm sáng tỏ tinh thần tôn kính Thiên Chúa và chu toàn luật bác ái đối với người khác (theo Quesson).

Vậy, con người luôn được mời gọi và thúc đẩy vượt lên phía trước, đồng thời phải hoán cải không ngừng để đón nhận những điều mới. Truyền thống vẫn cần được tuân giữ, nhưng cũng cần được thích nghi cho phù hợp với thời đại. Truyền thống vẫn cần được tuân giữ, nhưng cũng cần được thích nghi cho phù hợp với thời đại đồng thời làm sáng tỏ điều cốt yếu.

Từ ư hướng đến hành động

Thắc mắc của nhóm biệt phái là một cơ hội tốt để Đức Giê-su xác định trật tự trong các cử chỉ và nghi lễ.

Thoạt đầu, người ta có cảm tưởng rằng chính ư hướng trong "tâm hồn" quyết định giá trị của việc làm, và người ta sẽ nêu lên câu ngạn ngữ "hoả ngục được lát bằng những ư hướng tốt".

Thực ra, phải nh́n vấn đề theo một góc cạnh khác : cử chỉ diễn tả được bao nhiêu ư hướng trong tâm hồn, và ngược trở lại, hành vi bên ngoài có phải là sự bày tỏ của tâm hồn không ? Bạn có luôn yêu mến người mà bạn bắt tay hay tỏ vẻ thân thiện ? Chúng ta muốn diễn tả thực tại nào bên trong khi trao cho người khác một cử chỉ hữu nghị ? Chúng ta có thực sự muốn hoà giải khi cười với người giận ghét ḿnh không ?

Đối với Thiên Chúa cũng vậy. Bao nhiêu lời cầu nguyện, bao nhiêu hành vi đạo đức có phải thực sự phát xuất từ mối tương giao với Thiên Chúa, và có hướng về mục đích đó không ? Chúng ta đă nhiều lần đọc lên "con yêu mến Chúa", thế mà cuộc sống của chúng ta vẫn đầy dẫy những xung đột, những hận thù, cả trong đời sống cá nhân lẫn đời sống cộng đoàn ...

Quả thế, cả tôi lẫn các bạn, chẳng có ai hoàn hảo. Vấn đề của chúng ta không phải chỉ là làm một điều ǵ đó, nhưng là thay đổi t́nh trạng tâm hồn của chúng ta.

Dù vậy, với t́nh yêu Thiên Chúa đổ tràn trong ḷng chúng ta, ít ra chúng ta có thể thực hiện một cách nào đó sự hoà hợp giữa ư hướng và hành động. Rửa tay hay không, điều đó không quan trọng, nhưng chúng ta phải ư thức rằng tâm hồn chúng ta cũng có chút xấu xa bẩn thỉu và chúng ta phải xin Đức Ki-tô ban cho chúng ta thứ nước có thể thanh tẩy chính tâm hồn. Đàng khác, cũng cần nhớ rằng, cuộc đời vẫn ở phía trước và chúng ta luôn phải giữ lấy điều cốt yếu, trong khi cuộc đời luôn có những đổi thay.

 

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op

Giáp mặt

Mc 7,1-8a.14-15.21-23 

Tại thủ đô Hà Nội, cách đây ít lâu, có một cuộc triển lăm, lấy tên là “hàng thật hàng giả”. Cuộc triển lăm này nhằm giới thiệu bộ mặt hàng hóa trong bối cảnh thị trường hiện nay, để nhà sản xuất và người tiêu dùng có cơ hội nắm vững t́nh h́nh. Qui mô triển lăm không lớn, thời gian trưng bày không lâu, nhưng ư nghĩa của nó được đánh giá không phải là nhỏ. Bởi lẽ nó gợi mở một dư luận đúng đắn trong đạo đức kinh doanh, nhằm tẩy chay hàng giả và cổ vơ hàng thật, đồng thời góp phần h́nh thành một cung cách làm ăn sao cho chữ tín được tôn trọng và bảo vệ. Nhiều tờ báo đă đánh giá cao cuộc triển lăm này, có báo cho rằng đó là “một cuộc giáp mặt đầy lư thú”.     

Bài Tin Mừng hôm nay, dầu chẳng liên quan ǵ đến cuộc triển lăm, nhưng cũng diễn ra như một cuộc giáp mặt giữa một bên là những người Pha-ri-sêu và kinh sư, c̣n bên kia là Chúa Giê-su và các môn đệ, với câu hỏi mở đầu xoay quanh vấn đề “sạch và dơ” theo luật lệ, để rồi cuối cùng trong câu trả lời mang tính cật vấn, Chúa Giê-su đă trực tiếp tố giác một lối sống đạo đức giả h́nh, và qua đó gián tiếp dạy bảo một lối sống mới trong đạo đức đích thực.

Trong Tin Mừng chúng ta hay nghe nói đến những người Pha-ri-sêu và kinh sư. Đây là những người sinh ra và lớn lên trong bầu khí đạo giáo, có người lại được huấn luyện nâng cao để trở thành những chuyên viên luật lệ, cuộc đời họ dường như gắn bó với luật lệ. Nếu chỉ có thế th́ chẳng có ǵ phải nói, nhưng đàng này, dần dần họ cấu kết với nhau thành một nhóm nắm quyền giải thích và áp dụng luật lệ, để rồi tha hồ thao túng đến nỗi lấn lướt cả quyền lập pháp khi họ tự ư thêm bớt đủ điều, làm cho luật lệ mất đi dáng dấp nguyên thủy, đành lép vế dưới lớp áo truyền thống phàm nhân. Trên cơ sở đó, Chúa Giê-su đă tố giác : “Các ông gạt bỏ điều răn Thiên Chúa mà giữ lấy tập tục loài người”.

Rồi như một hệ lụy, những người Pha-ri-sêu và kinh sư thường xuất hiện công khai qua dáng vẻ tự phụ, cánh tay họ tḥ vào mọi ngơ ngách của cuộc sống : ḍm ngó, xét nét, hạch sách người khác ngay trong những điều nhỏ nhặt như việc các môn đệ không rửa tay trước khi ăn kể lại trong Tin Mừng hôm nay.

Nhưng chính ở đây, bằng thái độ không khoan nhượng, Chúa Giê-su đă giật rơi chiếc mặt nạ đạo đức trên khuôn mặt họ, để trần trụi ra họ chỉ là những kẻ giả h́nh. Rơ trơ trẽn, xấu mà hay làm tốt. Điều làm cho người ta thành dơ bẩn không phải ở chỗ giữ hay không giữ tập tục rửa tay trước khi ăn mà chính là tâm địa của người ta. Đạo đâu phải là tuân giữ các tập tục và thực hành các nghi thức mà là một thái độ sống.

Thế là người cật vấn bây giờ trở thành kẻ bị cật vấn. Qua những người Pha-ri-sêu và kinh sư, Chúa Giê-su tố giác một lối sống giả h́nh, giả dối : thể hiện bên ngoài th́ khác và trong ḷng th́ nghĩ khác, như tục ngữ đă nói : “Khẩu Phật tâm xà” hay “Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm” để diễn tả những người mang mặt nạ giả danh tốt đẹp bên ngoài với dụng ư che giấu ḷng dạ hiểm độc bên trong. Hạng người như hạng tú bà bị Nguyễn Du châm biếm trong truyện Kiều : “Bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”.

Chúng ta có thường mắc phải cái tật xấu giả h́nh, giả dối của những người Pha-ri-sêu và kinh sư không ? Chúng ta có coi nước sơn bên ngoài quan trọng hơn thứ gỗ bên trong không ? Sống với nhau, chúng ta có đối xử với nhau theo kiểu chỉ có bề ngoài không ? Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hăy nh́n lại cách sống của ḿnh.

Không những chúng ta không được sống giả h́nh, giả dối mà c̣n phải đấu tranh chống lại những cái giả chung quanh nữa. Những cái giả này ngày nay xuất hiện dưới nhiều h́nh thức và ở nhiều cấp độ khác nhau giữa chốn chợ đời, cụ thể nhất là hàng giả và thuốc giả. Mỗi cái giả đều có cái giá của nó trong sự tác hại : hàng giả gây nên “tiền mất” cho người mua sắm, thuốc giả gây thêm “tật mang” cho kẻ tin dùng. C̣n người ta, một khi đă trở thành giả, như giả nhân giả nghĩa th́ quả là một thảm họa không chỉ cho bản thân mà c̣n cho những người lân cận nữa. Trong cuộc chơi, như trong bóng đá chẳng hạn, động tác giả được xem là mưu trí, nhưng trong cuộc đời, động tác giả chỉ có thể là tṛ trí trá của những con người đă đánh mất phẩm chất đạo đức nơi ḿnh.

Cuộc giáp mặt giữa những người Pha-ri-sêu và kinh sư với Chúa Giê-su và các môn đệ trong Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta liên tưởng tới những cuộc giáp mặt khác trong cuộc đời. Quả thực, dù muốn dù không chúng ta cũng sẽ thấy, sẽ gặp, sẽ chứng kiến những cuộc giáp mặt cụ thể và quyết liệt, như giữa hàng thật và hàng giả, của công và của tư, phim sạch và phim đen,  mặt phải và mặt trái v.v… không có sẵn giải pháp cho từng trường hợp, nhưng vẫn có lời gọi hăy đứng về phía chân lư và hăy sống trung thực trong bất cứ trường hợp nào.

Dĩ nhiên sự thật tất thắng, nhưng đường đi đến sự thật là cả một cuộc đấu tranh sinh tử một mất một c̣n. Phân biệt thật giả đă khó, yêu mến và thi hành sự thật lại càng khó hơn, nó đ̣i hỏi lư trí và ư chí cũng như sự trợ giúp của ơn thánh. V́ thế, lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta hăy nhận diện lại cuộc sống đạo đức của ḿnh, đồng thời cũng là lời mời gọi hăy giành lấy phần thắng giữa những cuộc giáp mặt trong đời.

 

Như Hạ, op

Gậy Ông Lại Đập Lưng Ông

Mc 7,1-8a.14-15.21-23

Cộng đồng nào cũng có những người bảo thủ và cấp tiến. Sống chung không tránh khỏi vấn đề. Người bảo thủ lúc nào cũng lo giữ đúng luật. Đúng quá đến độ "bảo hoàng hơn vua". Người cấp tiến lúc nào cũng t́m cách phóng xa hơn hiện tại. Xa quá đến độ buông thả. Giữa hai loại người đó, Đức Giêsu sẽ đứng ở vị trí nào ? Luật lệ lúc nào cũng cần. Nhưng cần tới mức nào ? Đâu là tiêu chuẩn ?

TỐ NGƯỢC

Đức Giêsu xuất hiện giữa một xă hội dầy đặc những tập tục lâu đời. Dầy đặc đến nỗi người ta không c̣n nh́n thấy ánh sáng Tin Mừng Đức Giêsu mang tới nữa. Chính nơi đây mâu thuẫn giữa Đức Giêsu và những người lănh đạo Do thái không bao giờ chấm dứt. Họ t́m mọi cách bắt bẻ thày tṛ Đức Giêsu. Cơ hội đă đến. Ngày đó, "thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay c̣n ô uế, những người Pharisêu và một số kinh sư hỏi Đức Giêsu : "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa ?" (Mc 7:2.5) Họ tố cáo các môn đệ Đức Giêsu thiếu đạo đức v́ không giữ luật cha ông . Nhưng họ đă bị Đức Giêsu tố ngược. Sự thật cho thấy họ mới là những người vi phạm luật hơn ai hết. Đối với những đầu óc duy luật như họ, luật pháp là cứu cánh.

Lối bắt bẻ các môn đệ Đức Giêsu đó tố cáo những suy tư hời hợt v́ đạo đức vụ h́nh thức. Đức Giêsu không thể chịu đựng nổi những cách phản ứng một chiều đó. Bởi vậy, Người lên tiếng tố cáo :"Ngôn sứ Isaia thật đă nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả." (Mc 7:6) Đạo đức giả v́ họ chỉ nhấn mạnh vào h́nh thức mà không lo hoán cải tâm hồn. Họ có khuynh hướng đồng hóa những giới luật thứ yếu với chính luật Tôra. Trong một vài trường hợp, họ c̣n coi luật lệ con người hơn luật Chúa. Ví dụ luật coban "hủy bỏ lời Thiên Chúa", không cho người ta "giúp cha mẹ" (Mc 7:12) Truyền thống đă lấn át lời Thiên Chúa. Đó là lư do tại sao Tin Mừng không thể lọt vào những năo trạng nặng nề h́nh thức. Đức Giêsu vạch rơ bản chất những kẻ đạo đức giả : "Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy tŕ truyền thống của người phàm." (Mc7:8a)

Một Pharisêu thời đại như Ted Turner, vua truyền thông Mỹ, mới đây cũng phê b́nh Kitô giáo "không có ḷng khoan dung" và không chấp nhận tự do tín ngưỡng. Ong tự cho ḿnh đạo đức hơn người khác và lên giọng kẻ cả phê b́nh những nguyên tắc Kitô giáo. Cô Judie, đại diện cho một giáo phái Tin lành đă phản pháo mănh liệt : "Tôi cho rằng tiền bạc có thể làm cho người ta có địa vị trong xă hội, dám bạo mồm bạo miệng. Tuy nhiên, tiền không làm cho người ta khôn hơn và không che đậy được sự dốt nát." (VietCatholic 1/9/2000) Ong Mikhail Gorbachev, cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Liên sô nhận định: "Ong Turner không có tư cách ǵ để nói về ḷng khoan dung. Trong khi trẻ con Iraq chết dần ṃn v́ suy dinh dưỡng và thiếu thuốc men cũng như những điều kiện y khoa cần thiết" v́ lệnh cấm vận của Mỹ, th́ "chỉ có Vatican là dám mạnh mẽ tố cáo chính sách diệt chủng của Mỹ ở Iraq." (VietCatholic 1/9/2000)

Ong Môsê dạy "phải giữ và đem ra thực hành những mệnh lệnh của Đức Chúa." (Đnl 4:2.6) Nếu thi hành đúng như Môsê dạy, người Do thái đă được coi là "một dân khôn ngoan và thông minh" v́ "được Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người." (Đnl 4:7) Nhưng họ đă thiếu khôn ngoan khi đưa ra luật coban, một luật phản với thiên nhiên và luật Thiên Chúa. Những người già cả đă phải đau khổ biết chừng nào v́ luật đó ! Họ cứ tưởng làm xong nhiệm vụ đối với Chúa là miễn khỏi giữ bổn phận đối với cha mẹ. "Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ th́ lại không buồn động ngón tay vào." (Mt 23:4)

Thật là một cú tát nẩy lửa. Những người Pharisêu và kinh sư choáng váng. Họ chưa kịp phản ứng, Đức Giêsu đă dạy cho một bài học đắt giá về cuộc sống đạo đích thực. Mọi canh tân phải bắt đầu từ bên trong. "V́ từ bên trong, từ ḷng người, phát xuất những ư định xấu." (Mc 7:21) Chỉ lo sửa đổi h́nh thức, quên khuấy nội dung là chính ḷng người, cuộc canh tân trở thành vô nghĩa và sẽ thất bại thê thảm. Đức Giêsu dạy các môn đệ phải phân biệt nghi thức bên ngoài và việc đạo đức đích thực (Mc 7:21-23) Mọi luật lệ phải dựa trên ḷng kính sợ Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu cũng tôn trọng khuôn khổ căn bản của pháp luật Do thái. Người không chủ trương phá bỏ luật lệ: "anh em đừng tưởng Thầy đến để băi bỏ luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để băi bỏ, nhưng là để kiện toàn." (Mt 5:17) Luật Môsê và sứ ngôn là những lời mạc khải. Cao điểm là Đức Giêsu. Chính nơi cao điểm này, mọi sự sẽ đạt tới mức thập toàn.

TINH THẦN TIN MỪNG

"Truyền thống của người phàm" chỉ làm cho cuộc sống nặng nề và mất hạnh phúc. Một cuộc ép duyên trắng trợn giữa "truyền thống của người phàm" và "điều răn của Thiên Chúa" không thể chấp nhận được. Chính v́ thế, Đức Giêsu đă mạnh mẽ tố cáo : "Chúng có thờ phượng Ta th́ cũng vô ích, v́ giáo lư chúng dạy chỉ là giới luật phàm nhân." (Mc 7:7) Anh em Tin Lành rất thích đoạn Tin Mừng hôm nay, v́ cho thấy sự khác biệt giữa Kinh thánh và truyền thống. Họ nh́n về phía Công giáo như một tổ chức đầy những truyền thống cồng kềnh, coi việc giải thích lời Chúa hơn chính lời Chúa. Đối với họ chỉ có Kinh Thánh mà thôi. Họ đề cao việc cải cách. Họ không muốn chấp nhận truyền thống, v́ truyền thống làm cho lời Chúa bị hiểu sai lạc. Chỉ có Thánh Linh mới giúp tín hữu hiểu đúng lời Chúa. Không cần những nhà chuyên môn như giáo sĩ trong Giáo Hội. Tóm lại, truyền thống và Tin Mừng, Thánh Linh và chuyên môn chống đối nhau.

Có thật như thế không ? Giáo hội Công giáo quả thực có một truyền thống lâu đời. Nhưng không phải truyền thống luôn luôn xấu. Cũng không phải cải cách nào cũng tốt. Giáo hội luôn phải canh tân. Nhưng không thể canh tân đến nỗi đánh mất bản chất và đi xa đường hiệp nhất. Kinh thánh không phải là một cuốn sách, nhưng là kết quả của truyền thống. Chẳng hạn, Tin Mừng không ghi nhận trực tiếp những lời từ miệng Chúa, nhưng là nơi ghi lại nhịp sống lời Chúa trong truyền thống Mathêu, Mátcô, Luca và Gioan. "Đức tin Kitô giáo hiểu truyền thống như một biến cố đang tiếp diễn với những nhân vật chính là con người và Thiên Chúa." (Pottmeyer 1995:1119) Nếu thế, bất cứ Giáo hội nào cũng đang tạo những truyền thống ghi lại cuộc sống giữa Thiên Chúa và con người. "Thánh Kinh không những truyền lại nội dung truyền thống, mà cả những kiểu mẫu giải thích truyền thống đó nữa." (Pottmeyer 1995:1121) Thánh Kinh "là Lời Thiên Chúa v́ Chính Thánh Linh làm cho cộng đoàn tiên khởi sống, hiểu và truyền lời Chúa lại cho hậu thế. Thánh Linh vẫn c̣n làm việc không ngừng.

Chính Thánh Linh làm cho Thánh Kinh và truyền thống không đối chọi nhau. Cũng không có ǵ mâu thuẫn giữa Thánh Linh và các nhà chuyên môn. Ngay trong các Giáo hội Tin Lành, các mục sư cũng là những nhà chuyên môn. Nếu không, tại sao phải mất nhiều công sức, thời giờ và tiền bạc huấn luyện các mục sư ? Bởi thế, trong khi làm việc trực tiếp trong tâm hồn các tín hữu, Thánh Linh vẫn không bỏ qua những nỗ lực con người. Đúng hơn, con người cộng tác với Thánh Linh để đào sâu lời Chúa. Nhờ đó mới có thể "đem Lời ấy ra thực hành." (Gc 1:22) "Lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em," (Gc 1:21b) v́ "Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống" (Ga 6:63).

Lm. Đỗ Vân Lực, op

Khi Đại Bàng Vỗ Cánh

Mc 7:1-8a.14-15.21-23

Đầu óc tôi lúc này cứ miên man suy nghĩ về lời nhận định nhức nhối của một viên chức cao cấp ở Ṭa Thánh Vatican. Vị ấy cho rằng giáo dân Việt nam sống đạo sốt sắng, nhưng ḷng đạo không sâu. Không hiểu tại sao vị ấy lại nói như thế ? Căn cứ vào đâu để khẳng quyết như vậy ? Có bằng chứng ǵ không ? Nếu đúng thế, phải làm cách nào cải thiện t́nh trạng bi đát ấy ?

Thiết nghĩ câu nói ấy hàm ư chê giáo dân Việt nam chúng ḿnh không đạo đức thật. Sống đạo chỉ vụ h́nh thức, lễ nghĩa, theo truyền thống như những người Pharisêu và kinh sư ngày xưa. Tôi bắt đầu t́m bằng chứng. Không phải vô t́nh viên chức đó đă phán đoán công khai như vậy. Có nhiều bằng chứng xác đáng lắm.

Trước khi kê khai những bằng chứng, tôi tự hỏi thế nào là sống đạo sâu ? Thánh Giacôbê trả lời ngay : ḷng đạo sâu xa căn cứ trên việc “khiêm tốn đón nhận Lời” và “đem Lời ấy ra thực hành.”[1] Câu trả lời này quả thực đă giúp chúng ta hiểu được những quan tâm của những người Pharisêu và kinh sư hôm nay. Họ đă đặt vấn đề với Chúa : “Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa ?”[2] Câu hỏi của họ có thực sự tỏ lộ họ đang quan tâm tới Lời Chúa không ? Nếu thực sự quan tâm tới lời Chúa, họ có quá chú ư tới những h́nh thức bên ngoài và vụn vặt đó không ?

Những quan tâm của họ lộ ngay trong vấn đề nêu lên với Đức Giêsu. Họ bám sát Thày tṛ Đức Giêsu để moi móc và chỉ trích. Dựa trên những tiêu chuẩn truyền thống bên ngoài, họ kết luận về giá trị đạo đức của các môn đệ.[3] Có lẽ trước khi ăn, nhiều lần Đức Giêsu cũng chẳng rửa tay . Nhưng tại sao họ không dám đụng tới Người ? Câu hỏi của họ không c̣n thuần túy nằm trong lănh vực tự nhiên. Rửa tay trước khi ăn không phải v́ lư do vệ sinh, nhưng đă trở thành một truyền thống và lễ nghi tôn giáo. Họ thắc mắc để nhằm tới lănh vực tâm linh, đạo đức và tôn giáo.

Theo Thomas Merton, khi thắc mắc như thế, không những người Pharisêu và kinh sư để lộ những quan tâm, mà c̣n cho thấy cách nhận thức về chính ḿnh và thế giới. Đó cũng là cách tấn công và tố cáo đối phương một cách tế nhị. Nhưng qua đó người ta cũng thấy lộ ra những giấc mơ và khát vọng muôn đời của họ. Nắm rơ ư đồ hiểm độc của họ, Chúa Giêsu đă cao giọng “xỉa thẳng” vào mặt họ và mở rộng vấn đề. Vượt trên truyền thống và nghi lễ, Người muốn định nghĩa cho mọi người thấy thế nào là con người có ḷng đạo đức đích thực và sâu xa.

Đă đến lúc con người phải nh́n thật rơ những ǵ đang diễn ra chung quanh ḿnh. Những tội ác ghê tởm không phải tự trên trời rơi xuống hay dưới đất mọc lên, nhưng từ ḷng người chui ra. Đó là những sản phẩm của con người. Những sản phẩm đó sẽ ảnh hưởng ngược lại và tạo ra một thứ người không phải là người. Dơ nhớp đến độ họ cũng không thể tưởng tượng và chịu đựng nổi chính ḿnh![4] Những tội ác Chúa liệt kê ở đây tương ứng với những lời Chúa dạy về sự công chính mới phát xuất từ Bát Phúc, sự công chính dẫn tới sự thanh sạch nội tâm.[5]

Đáng lư có những vấn đề cần phải đặt nặng hơn như “công lư, ḷng nhân và thành tín.”[6] Đó mới là những đức tính cốt lơi trong Bài Giảng Trên Núi. Những đặc tính đó làm thành ba mặt của ḷng thanh sạch không thể tách rời nhau như Chúa Giêsu đă truyền.[7] Nhờ đó, ta có thể nhận ra ai là người có ḷng đạo đích thực và sâu xa. Chúa không chê trách những việc theo truyền thống và nghĩa vụ xă hội.[8] Nhưng phải biết tôn trọng những bậc thang giá trị. Đạo đức bao giờ cũng phải chiếm vị thế ưu việt. Tâm hồn trong sạch là điều kiện cần thiết để con người tiến gần đến sự thánh thiêng của Thiên Chúa, chiêm ngưỡng Thiên Nhan, và trở thành người thờ phượng Thiên Chúa đích thực. “Trong Tân Ước, trong sạch là một công tŕnh của Thần Khí, Đấng hoạt động trong tâm hồn các môn đệ qua đức tin và ơn Thanh tẩy.”[9]

Những vấn đề thiêng liêng như thế làm sao lại có thể ngang hàng với những vấn đề trần tục, kể cả truyền thống cha ông ? Người Pharisêu và kinh sư đă đặt sai vấn đề, chỉ v́ tâm hồn họ không thanh sạch. Cái nh́n của họ thật giới hạn. Họ chỉ chú tâm tới vật chất và hoàn toàn theo những truyền thống cha ông. Cha ông bảo sao, cứ thế mà làm. Chẳng cần suy nghĩ nhiều. Quần chúng lại càng ít đặt vấn đề hơn. Bởi thế, chạnh ḷng thương đám đông, Chúa mới mời mọi người suy nghĩ về bản chất của sự thanh sạch và đạo đức thực sự.

Chỉ có tâm hồn thanh sạch mới có thể bay bổng để nh́n rơ mọi sự như Chúa. Cần phải được giải thoát khỏi “cái tôi,” con người mới có thể nh́n cao hơn và sâu hơn. Đàng khác, “Muốn hiệp thông với Đức Kitô và chiêm ngưỡng dung nhan Chúa, muốn nhận ra khuôn mặt Chúa nơi anh em và trong những công việc hàng ngày, cần phải có bàn tay vô tội và tâm hồn thanh sạch. Bàn tay vô tội được chân lư t́nh yêu chiếu sáng. T́nh yêu này vượt trên sự lănh đạm, nghi ngờ, sai lầm và ích kỷ. Hơn nữa, rất cần những tâm hồn thanh sạch, những tâm hồn đă được vẻ đẹp Chúa thu hút trọn vẹn, những tâm hồn mang dáng vẻ dung nhan Chúa Kitô.”[10]

Trở lại vấn đề đặt ra ở đầu bài suy niệm hôm nay, chúng ta thấy lời chê trách của người ngoài có hợp lư không ? Đă thấy đủ bằng chứng về ḷng đạo của chúng ta hay chưa ? Chúng ta quá coi trọng lễ nghi h́nh thức, trong khi lại coi thường những vấn đề công b́nh, ḷng nhân đạo và sự thành tín . Chúng ta rất khó hiệp nhất, tha thứ, đối thoại với nhau. Công lư trở thành thứ yếu trước những truyền thống, quyền lợi, tổ chức, cơ cấu v.v. Những vấn đề này đă được nói đến quá nhiều rồi. Mỗi người có thể kiếm thấy bằng chứng đầy dẫy chung quanh ḿnh và ngay nơi chính ḿnh nữa.

Lạy Chúa, xin cho con đôi cánh đại bàng để con có thể bay thật cao và nh́n thật rơ những ǵ đang diễn ra trên mặt đất và trong tận đáy ḷng con. Xin sai Thần Khí đến hoạt động trong con để con trở thành người thờ phượng Chúa đích thực. Amen.

(Ngày 03.09.2006)


[1] Gc 1:21b.22.

[2] Mc 7:5.

[3] x. Mc 7:5.

[4] x. Mc 7:21-23; Mt 15:10-20.

[5] x. Servais Pinckaers, O.P., The Pursuit of Happiness - God's Way – Living the Beatitudes, trans. Sr. Mary Thomas Noble, O.P, 1998, tr. 131.

[6] Mt 23:23.

[7] x. Servais Pinckaers, O.P., The Pursuit of Happiness - God's Way – Living the Beatitudes, trans. Sr. Mary Thomas Noble, O.P, 1998, tr. 131.

[8] x. Mt 23:23.

[9] Servais Pinckaers, O.P., The Pursuit of Happiness - God's Way – Living the Beatitudes, trans. Sr. Mary Thomas Noble, O.P, 1998, tr. 131.

[10] ĐGH Bênê đictô XVI : Seek Christ With Pure Hearts, Zenit, 01.09.2006.

Giuse Đỗ Anh Dũng, op

Trinh Sạch Hay Ô Uế Đều Phát Xuất Từ Cơi Ḷng

Mc 7:1-8a.14-15.21-23

Lẽ thường trong dân gian quan niệm rằng: “Nội Dung” th́ quan trọng hơn “H́nh Thức”, “Bên Trong” th́ tốt hơn “Bên Ngoài”, “Chất” th́ quư hơn “Lượng”, “Tinh Thần” th́ cao cả hơn “Vật Chất”. Ông bà ta cũng đă từng đúc kết : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Cái nết đánh chết cái đẹp.

Tin Mừng thánh Mác-cô hôm nay thuật lại việc một số người Pha-ri-sêu chỉ trích các môn đệ Chúa Giêsu dùng bữa mà không rửa tay. Thật vậy, người Do Thái, đặc biệt là những người Pha-ri-sêu có truyền thống là: họ không ăn ǵ, khi chưa rửa tay cẩn thận, thức ǵ mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đă rồi mới ăn…(x.Mt 7,3-4), họ c̣n quan niệm thịt heo và thịt thỏ là những vật ô uế, không thanh sạch nên họ không ăn (Đnl 14,7-8). Những điều này th́ cũng hợp tự nhiên thôi nhưng họ lại xem như là điều chính yếu trong đạo. V́ thế, khi thấy các môn đệ Chúa Giêsu dùng bữa mà chưa rửa tay th́ họ đă xét đoán. Họ chú trọng sự dơ bẩn bên ngoài nhưng lại không quan tâm ǵ đến sự nhơ bẩn bên trong cơi ḷng. Chúa Giêsu - nhà cách mạng tôn giáo - muốn “khử thiêng” những h́nh thức bên ngoài này và khuyên con người khi thực hành tôn giáo th́ phải chú trọng đến ư nghĩa tinh thần bên trong của luật và việc thanh tẩy tâm hồn mới là điều chính yếu trong đạo.

Hơn nữa, Chúa Giêsu khẳng định sự thanh sạch hay ô uế đều xuất phát từ trong ḷng con người v́ mọi sự Chúa dựng nên đều tốt đẹp (x.St 1,31) nên không có cái ǵ từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ trong con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế (x.Mc 7,15). Chúa Giêsu đă mặc khải lên đến nguồn gốc của tội lỗi: đó là sự ước muốn bất chính, vô độ trong ḷng. Kinh Thánh cũng nói: “Tội ác th́ thào trong thâm tâm kẻ dữ. Nằm trên giường hắn bày ra chước độc mưu thâm” (Tv 35, 2a.5a). Tội lỗi len lỏi vào trong cơi ḷng nhơ uế và phát xuất những tưởng suy, những ư định xấu xa: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại t́nh, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, kiêu ngạo, ngông cuồng (Mc 7,21-22).

Ước muốn bất chính làm ô uế tâm hồn, làm mất đi tính thiện nơi con người. Chúa Giêsu quả quyết: “Cây mà tốt th́ quả cũng tốt, cây sâu th́ quả cũng sâu; người xấu th́ làm sao nói điều tốt được? v́ ḷng có đầy, miệng mới nói ra (x.Mt 12,33-34). Tâm có tốt th́ lời nói chân thực và hành động mới ngay chính, tâm xấu xa th́ lời nói giả dối và hành động gian manh v́ hành động là tiếng nói của cơi ḷng. Chúa Giêsu đă thấu biết ḷng dạ thiếu ngay thẳng của người Pharisêu (x.Mc 2,8): họ ăn chay, cầu nguyện, bố thí không phải v́ ḷng mến nhưng là để tự cao, tự tôn rằng ḿnh công chính, đạo đức hơn người, khoe sự giàu sang khi dâng cúng th́ cố ư cho thiên hạ nghe thấy tiếng kêu của những đồng tiền va vào thùng. Tương phản với h́nh ảnh người Pharisêu, người thu thuế không tự phụ việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí của ḿnh mà chỉ khiêm nhường nhận ḿnh tội lỗi và xin ḷng thương xót của Thiên Chúa nên được Chúa kể là người công chính (x.Lc 18,9-14). Cũng vậy, người đàn bà góa chỉ dâng hai đồng xu nhỏ thôi nhưng là dâng cả tấm ḷng của bà, tuy không có tiếng kêu của đồng tiền nhưng tấm ḷng quảng đại của bà th́ vang măi (x.Mc 12,41-44). Việc đạo đức của ta phải chăng đôi khi cũng có tà ư: Ta ăn chay mà ḷng chẳng chay tịnh chút nào khi tự nhủ: phải chi hôm nay không phải là ngày ăn chay để đi ăn tiệc. Khi cầu nguyện, ta cũng đọc kinh, tham dự thánh lễ nhưng lại chẳng có một chút tâm t́nh yêu mến nào v́ ḷng ta c̣n đang bận rộn với bao công việc, hay đang để tâm tới một mối lợi nào đó. Khi bố thí, ta lại muốn được đưa tin, quảng cáo, xướng danh cho thiên hạ biết đến ḿnh.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con thường có khuynh hướng đánh giá nhau theo cái nh́n bên ngoài. Xin thanh tẩy ḷng trí chúng con và ban thần trí Ngài để chúng con đừng xét đoán lương tâm của nhau v́ điều này chỉ dành cho Ngài, và chỉ có Ngài mới thấu hiểu lương tâm mỗi người (Tv 32,15).

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con hiểu rằng: việc quan trọng và cần thiết là năng thanh tẩy linh hồn. Với một tâm hồn thanh sạch, chúng con sẽ nhận biết Chúa, sẽ gặp gỡ Chúa (mối phúc thứ sáu) trong kinh nguyện và thánh lễ; trong thinh lặng của cơi ḷng và trong cả những ồn ào, bận rộn của cuộc sống để nghe Chúa đang nói những ǵ với chúng con.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho ḷng chúng con đừng ham muốn những sự đời này, v́ khi chưa có th́ ao ước, có rồi lại thấy chán; nhưng xin cho ḷng chúng con ước ao những niềm vui thiêng liêng, v́ bao lâu chưa có th́ luôn ước ao, mà khi đă có rồi th́ lại càng ước ao hơn (thánh Ghê-gô-ri-ô). Amen.

 

Ts. An tôn Phạm Trọng Quang

Lề Luật Của Thiên Chúa

Mc 7,1-8a.14-15.21-23

"Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa mà duy tŕ truyền thống của người phàm."

Kính thưa quư ông bà và anh chị em,

Câu Lời Chúa chúng ta vừa nghe, nằm trong lời tường thuật của thánh Maccô về một cuộc trao đổi giữa Chúa Giêsu với nhóm biệt phái và những Pharisêu về việc giữ luật. Khi thấy vài môn đệ của Chúa Giêsu không rửa tay trước khi dùng bữa, th́ những người biệt phái và Pharisêu thắc mắc, tại sao các ông ấy không giữ luật của tiền nhân: là phải rửa tay, tức tẩy uế trước khi ăn, thức ǵ mua ngoài chợ về cũng phải rảy nước trước rồi mới ăn… Chúa Giêsu liền trả lời: thật các ông là những người đạo đức giả. Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa mà duy tŕ truyền thống của người phàm. Qua lời tŕnh thuật trên chúng ta mới thấy được khuôn mặt thật của những người biệt phái và Pharisêu: những người luôn nhân danh lề luật mà làm những việc thiếu tinh thần của lề luật. Bề ngoài họ làm bộ công chính, đạo đức nhưng thực ra họ luôn gị xét người khác, áp đặt, bắt buộc người khác làm những điều mà không bao giờ họ đụng tới. Chúa Giêsu rất bất b́nh với những ai sống giả h́nh, chỉ tay năm ngón, nên Ngài đă dùng lời của tiên tri Isaia mà nói thẳng trước mặt họ rằng "Dân này thờ Thiên Chúa bằng môi bằng miệng nhưng ḷng họ lại xa Ngài." Có lần Chúa Giêsu đă ví họ như nấm mộ tô vôi, bề ngoài được quét một lớp vôi sáng sủa nhưng bên trong đầy những chất thối tha.

Quả thật, lề luật của Thiên Chúa là lề luật yêu thương. Thiên Chúa ban lề luật của Ngài là để cho con người nhờ đó mà được sống yên vui hạnh phúc. Thiên Chúa ban lề luật là để cho con người được sống b́nh đẳng. Thiên Chúa ban lề luật là để cho con người biết sống hoà thuận với nhau hơn. Thế nhưng con người lại quá nại đến lề luật mà xử sự với đồng loại của ḿnh thiếu t́nh bác ái. Xét cho cùng nhiều người đă núp đàng sau lề luật mà xử sự với người khác theo ư của ḿnh.

Một lần, có một cô gái ngoại đạo đến nhà thờ với bạn bè của ḿnh. Khi cô bước vào giữa mọi người, một người có trách nhiệm trong nhà thờ tiến lại đứng trước mặt, ngăn cản : "Cô không thể vào đây được, mời cô ra ngoài" Cô gái hỏi tại sao th́ được giải thích là : "Chúng tôi không chấp nhận kiểu ăn mặc như cô" Người bạn của cô (người có đạo) mới phân trần: "Cô ấy là người ngoại, chưa biết lối quy định ăn mặc của chúng ta, xin cho cô ấy ở lại" (Quy định của giáo xứ này là ngày Chúa nhật mọi người phụ nữ phải mặc áo dài… trong khi cô gái này lại mặc áo sát nách) Nhưng vị chức trách ấy càng gắt khao hơn : "Tôi bảo người Công giáo chúng ta không chấp nhận kiểu ăn mặc như thế"

Cô gái đó xấu hổ bước ra v́ bao ánh mắt đang hướng thẳng về cô. Cô rất buồn và hết sức thất vọng. Từ hôm đó cô đánh mất thiện cảm với người công giáo, thậm chí rất tức giận. Và cũng kể từ đó cô không bao giờ đặt chân đến nhà thờ nữa.

Vâng, kính thưa quí ông bà và anh chị em. Đă bao lần chúng ta nhân danh luật lệ mà làm hại danh dự của người khác. Hoặc đă bao lần chúng ta nhân danh lề luật Thiên Chúa mà có những xử sự thiếu bác ái khiến cho người ta nghĩ sai về Thiên Chúa t́nh yêu. Nhiều lắm, tôi nghĩ như thế. Trong cuộc sống hằng ngày, khi chúng ta nhân danh lề luật mà đoán xét người khác là chúng ta tước đi quyền xét đoán của Thiên Chúa. Khi chúng ta căn cứ vào ư nghĩ cá nhân mà bác bỏ hoặc từ chối ư kiến của người khác là chúng ta đă hạ thấp phẩm giá của họ. Hoặc khi chúng ta quá đề cao phẩm giá của ḿnh (xỉ diện) mà từ chối một người nghèo, bệnh tật, cô thân cô thế… là chúng ta đă gạt bỏ giới luật yêu thương của Thiên Chúa rồi.

Kính thưa quư ông bà và anh chị em. Qua những chia sẻ trên đây, tôi xin mời mọi người hăy kiểm điểm lại đời sống của ḿnh và khiêm tốn lắng nghe lời Chúa dạy hôm nay: Sách Đệ-nhị-luật dạy rằng : "Đừng thêm ǵ vào lời Thiên Chúa dạy cho chúng ta, cũng đừng bớt ǵ, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Thiên Chúa. Chúa chúng ta" (4,2). Và thánh Giacôbê th́ dạy: "Hăy khiêm tốn đón nhận lời đă gieo vào ḷng anh em; lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hăy đem lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính ḿnh" (1,21-22)

Lời Chúa là lời sự thật, là lời mời gọi yêu thương, là lời ban sự sống. Xin cho tất cả chúng ta biết khiêm nhường và biết cởi mở tâm hồn để đón nhận lời Thiên Chúa dạy, để cho lời Ngài được thấm nhập và biến đổi cuộc đời của chúng ta, giúp chúng ta biết yêu thương, cởi mở với mọi người trong lề luật, chứ đừng v́ lề luật mà tỏ ra khắt khe, đ̣i buộc nhiều điều nơi người khác. Amen.

 

Lm. Jude Siciliano, OP (Học viện Đaminh chuyển ngữ)

 

Cần Quan Tâm Đến Luật Bên Trong Nhiều Hơn Luật Bên Ngoài

Dnl 4,1-2.6-8; Gc 1,17-18.21b-22.27; Mc 7,1-8a.14-15.21-23

 

Kính thưa quư vị,

Khi một người đến hỏi Đức Giêsu một câu chân thành th́ Người sẽ cho họ câu trả lời. Thậm chí Người cũng trả lời cho cả những người Pharisêu chân thành trong cách câu hỏi của ḿnh. Ví dụ, khi họ hỏi Người về vấn đề ly dị (10,2-12). Đối với người đàn ông giàu có đă hỏi Người: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm ǵ để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Đức Giêsu đă trả lời và đưa ông vào trong sự kiếm t́m (10,17-25).

Nhưng hôm nay, Đức Giêsu ra như không c̣n kiên nhẫn và chịu đựng nổi những người Pharisêu khi họ chất vấn Người về việc các môn đệ đă không giữ nghi thức thanh tẩy trước khi dùng bữa. Những người lănh đạo Dothái này có lẽ không chân thành như những người khác, những người t́m Đức Giêsu để được hướng dẫn. Những người Pharisêu đang làm nhiệm vụ chứ không chỉ đưa ra ư kiến của họ về phong tục tôn giáo với Đức Giêsu.

Thánh Máccô cho chúng ta biết những phê b́nh chỉ trích này đến từ những người từ Giêrusalem lên Galilê. Đức Giêsu thu hút đám đông ở bất cứ nơi nào Người đi qua, trong vùng nông thôn giữa những người nghèo khổ và dốt nát; những người này không thể thực hành cách chi tiết tất cả những điều mà giới trưởng lăo ở Giêrusalem thiết lập để những người Dothái sùng đạo thi hành. Những câu chuyện tương tự thế này trong Máccô cho thấy danh tiếng của Đức Giêsu đă lan ra tới cả các Dân Ngoại – một mối nguy khác về quyền lực. Như để nhấn mạnh điều này, tŕnh thuật tiếp theo nói về người phụ nữ Canaan, một người ngoại đến t́m Đức Giêsu để xin Người chữa lành cho đứa con gái bị thần ô uế ám – và Người đă nhận lời.

Giới lănh đạo tôn giáo ở Giêrusalem có lẽ thích những luật lệ và sự phù hợp với truyền thống của tiền nhân. Thánh Máccô viết cho thính giả rộng lớn hơn, những người ngoài Dothái giáo, v́ thế mà ngài dành thời gian giải thích các luật tôn giáo. Đức Giêsu lên án những người Pharisêu và các Kinh sư v́ đă quá quan tâm đến quy tắc lễ nghi, “truyền thống của tiền nhân” mà bỏ qua Luật của Chúa. Không như những người khác, những người t́m kiếm chân thành, những nhà làm luật này cố tô vẽ h́nh ảnh Đức Giêsu như người đả phá lề luật của đạo. Họ đang công kích Đức Giêsu và c̣n tiếp tục đối đầu với Người trong suốt Tin mừng. 

Mặt khác, Đức Giêsu bỏ qua câu hỏi của họ về vấn đề rửa tay và đi thẳng vào trọng tâm của vấn đề: những kẻ thách thức Người th́ đang tuân giữ “truyền thống của người phàm”, nhưng nên dành nhiều thời giờ và sức lực hơn để dạy dỗ những đ̣i hỏi của đức ái, ḷng thương cảm và công lư mà Thiên Chúa đ̣i hỏi. Người trích ngôn sứ Isaia: “Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng, c̣n ḷng chúng th́ xa ta”.

Bài Tin mừng hôm nay bỏ qua các câu từ 9-13. Đó là một sự xấu hỗ, bởi v́ các câu này nói đến giáo lư về lễ Corban - lễ hiến tế người Do Thái dâng cho Chúa. Giáo lư của các Rabbi đ̣i con cái phải chăm sóc cha mẹ ḿnh trong khi Luật muốn con cái phải kính trọng cha mẹ ḿnh (Xh 20,12; Đnl 5,16). Không thấy đề cập khi nào th́ luật Corban được miễn trừ, nhưng Đức Giêsu cho thấy rằng họ chịu đựng nặng nề dưới những luật lệ mà các Pharisêu kiên quyết bảo vệ. Có thể một số thực hành tôn giáo được chúng ta thực hiện theo thói quen v́ “chúng ta thường làm như thế” nhưng không nhắm đến các giá trị mà v́ đó các thực hành này được thiết lập để bảo vệ và thấm nhuần trong chúng ta đó sao?

Việc rửa tay và ăn bằng chén bát muỗm nĩa là mối bận tâm của con người trong thời chúng ta và nhất là trong nền văn hóa của chúng ta. Trong mùa cảm cúm, chúng ta thường mang theo một chai nước rửa kháng khuẩn nho nhỏ trong túi hay rửa tay sạch để sát trùng khi chúng ta đi ăn bên ngoài. Một số giáo xứ c̣n có một chén nước rửa tay sát trùng để ở bàn đựng đồ lễ cho linh mục và các thừa tác viên Thánh Thể rửa tay trước khi trao Ḿnh Thánh Chúa. Hẳn nhiên, Đức Giêsu không nói đến việc phải giữ ǵn hợp vệ sinh khi ăn uống, nhưng Người nói về việc quá bận tâm đến nghi lễ mà xem nhẹ tinh thần của Luật Chúa.

Người lại quy tụ đám đông và nói cho họ biết. Không phải những ǵ chúng ta ăn vào sẽ xác định chúng ta, nhưng chính là những ǵ từ con người phát ra. Thức ăn, như chúng ta được nhắc nhở ngày nay, có thể ảnh hưởng nguy hại đến cơ thể. Nó có thể gây hại cho tim – quá nhiều đường, muối hay chất béo trong thức ăn. Nhưng rơ ràng Đức Giêsu không nói đến thức ăn vật chất và những tác động xấu đến con tim thể lư. Người đang nói đến những tác động xuất ra từ trái tim tinh thần; hành động xấu phát xuất từ con tim xấu. Nếu chúng ta tuân giữ những các luật lệ theo đúng mặt chữ chúng ta có thể thấy thỏa măn với chính ḿnh và bị cám dỗ tin rằng chúng ta đă cư xử đúng đắn với Thiên Chúa – sau cùng, chúng ta đă làm mọi việc chính xác.

Nhưng, khi những nghi thức và lễ nghi là một phần của thực hành tôn giáo, th́ Thiên Chúa lại quan tâm đến sự thanh tẩy và trong sạch sâu hơn bên trong. Nếu ḷng chúng ta thanh sạch, th́ những lời nguyện và hành vi theo sau sẽ tương hợp với những ǵ Chúa muốn trong ư nghĩ của chúng ta. Nếu chúng ta hành động đúng theo ư hướng của ḷng thiện chúng ta sẽ biết phải cư xử thế nào, dù chúng ta có thể không biết quy tắc chính xác của hoàn cảnh này hay hoàn cảnh nọ.

Bài Tin mừng hôm nay nhắc chúng ta rằng một số truyền thống tốt đẹp có thể giúp chúng ta biết cách ứng xử. Khi c̣n trẻ chúng ta được dạy và nay chúng vẫn hướng dẫn chúng ta: đi lễ Chúa Nhật; cầu nguyện trước bữa ăn; đọc kinh gia đ́nh; một chuỗi tràng hạt trong túi; đọc Kinh thánh hằng ngày; thắp nến trước tượng ảnh các thánh; mừng lễ bổn mạng;… Một số thói quen tốt và sùng kính, được lặp đi lặp lại thấm vào tim ta và truyền sức sống. Hoa trái của ḷng tốt là những hành động tốt được thực hiện mỗi ngày.

Đức Giêsu đưa ra một danh sách khá tốt về những hành vi theo sau tấm ḷng được cho là “ô uế”. Quyển “Chú giải Kinh Thánh Anchor” về Tin mừng Máccô cho biế rằng mẫu danh sách ác điều xấu là cái quen thuộc trong văn hóa Hylạp. Về đoạn Tin mừng này, sách chú giải viết “Những danh từ theo sau – tất cả là mười hai – có sáu gương mẫu số nhiều, nói đến hành động xấu, và sáu cái số ít, nói đến  hành vi xấu nói chung” (tr.317). Nói cách khác, đây là một danh sách đầy đủ và nó có thể là một hướng dẫn hữu dụng dành cho cộng đoàn ban đầu mà thánh Máccô viết cho họ.

Đức Giêsu khởi đi từ tương quan nhân loại và chỉ cho họ thấy điều thánh thiêng. Đó là nơi chúng ta biến luật và truyền thống, thành danh sách các việc xấu và nhân đức, để hướng dẫn chúng ta biết cách sống chung ḥa hợp trong cộng đoàn. Người không dậy chúng ta coi thường luật phàm nhân và các truyền thống. Nhưng, Người quan tâm đến luật bên trong nhiều hơn luật bên ngoài.

Bài Tin mừng thôi thúc chúng ta nh́n vào trong ḷng để thấy bản chất đích thực của ḿnh. Một số người xă giao tinh tế, ăn nói đĩnh đạc nhưng trong ḷng họ lại có hàng tá những liệt kê mà Đức Giêsu đă đưa ra. Họ không chỉ lừa người khác, nhưng c̣n lừa cả chính ḿnh. Chúng ta cần phát triển lương tâm của ḿnh theo tinh thần của Đức Giêsu; t́m cách gọi tên những hành vi xấu c̣n trú ngụ trong ḷng ta dưới chiêu bài của tư lợi, giá trị gia đ́nh, t́nh yêu đất nước và như bài Tin mừng hôm nay, là những thực hành tôn giáo.

Thư của thánh Giacôbê hướng dẫn chúng ta trong việc xác định xem tôn giáo của chúng ta có đích thực và ḷng ta có trong sạch hay không. Tiêu chuẩn là thái độ chúng ta đối với người thiếu thốn. “Có ḷng đạo đức tinh tuyền và không tỳ ố trước mặt Thiên Chúa Cha, là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ ḿnh cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian”. Đó là tấm ḷng mà chúng ta muốn mang đến trước Thiên Chúa trong thánh lễ này, một tấm ḷng mong được thanh tẩy bằng Lời mà chúng ta đă nghe và lương thực canh tân tâm hồn mà chúng ta sẽ ăn va uống.