HOME

 
 

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN B
1V 19, 4-8 / Ep 5, 4-30 - 5,2 / Ga 6, 41-51

 

 

An Phong, op : Bánh hằng sống

Fr. Jude Siciliano, op :

Fr.  Jude Siciliano, op : Bánh khôn ngoan của Thiên Chúa

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Lời hứa về sự sống

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Bánh hằng sống

Như Hạ, op : Đường lên núi Chúa

Lời Chúa và Thánh Thể : Hăy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy

Martin Vũ Thái Hiệp, op : Hăy đến dự bàn tiệc thánh

Tu sĩ Giuse Nguyễn Minh Tân : Bánh ban sự sống

Fr. Jude Siciliano: Đức Giêsu - Bánh ban sự sống cho chúng ta

 

 An Phong, op

Bánh Hằng Sống

Ga 6, 41-51

 

Người Do thái đă phản đối Chúa Giêsu khi Người nói ḿnh là Bánh Hằng Sống bởi trời, v́ họ chỉ nh́n thấy nơi Đức Giêsu là con ông Giuse, một con người như biết bao nhiêu người khác. Đức Giêsu hiểu được sự cứng ḷng ấy; Người khẳng định người ta cần phải được Thiên Chúa giáo huấn, dạy dỗ để có thể đón nhận "Đấng Chúa Cha sai đến" v́ "không ai đến được với Tôi nếu Cha là Đấng sai Tôi không lôi kéo họ"; và ai được lănh nhận Bánh Chúa Giêsu ban là chính Thịt của Người th́ mới có thể được sống muôn đời.

Đức Giêsu Đấng Thiên Sai từ trời xuống để trở nên Ơn Cứu độ cho con người. Người là Lời Thiên Chúa gửi đến để giáo huấn nhân loại; "phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha th́ sẽ đến với Tôi" và Người là Bánh để nuôi dưỡng sự sống của Thiên Chúa trong nhân loại, "Bánh Tôi ban chính là Thịt Tôi để cho thế gian được sống".

Khi tham dự thánh lễ, chúng ta được mời gọi tham dự bàn tiệc Lời Chúa và Thánh Thể Chúa.

Đối với những người tin, tức là những người gắn bó với Đức Giêsu, th́ Lời của Người hướng dẫn họ trong cuộc sống trần gian, giúp họ đạt đến ơn cứu độ của Thiên Chúa. Cuộc sống trần gian có biết bao điều mờ tối, lừa gạt, cám dỗ; nên Thiên Chúa muốn ban Lời của Người để "hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ". Khi mở ḷng ra lắng nghe Lời Chúa, để cho Lời Chúa chỉ dẫn những khi rối rắm. Gắn bó cuộc đời với Đức Giêsu, th́ chúng ta bước theo đường lối của Thiên Chúa và t́m thấy b́nh an, hạnh phúc.

Đối với những người đón nhận Thánh Thể, Bánh mang lại sự sống đời đời, th́ chính Đức Giêsu đến và biến đổi họ. Thánh Thể là nguồn nghị lực để chiến thắng cám dỗ của ích kỷ, là nguồn t́nh yêu để vuợt qua những gian nan trên hành tŕnh sa mạc cuộc đời.

Dường như chúng ta vẫn chưa cởi mở và sẵn sàng đủ để lắng nghe Lời giáo huấn của Thiên Chúa ? Dường như chúng ta chưa đón nhận Thánh Thể như một quà tặng của T́nh yêu Thiên Chúa ?

 

Lạy Chúa,
Trên con đường trần gian,
biết bao lần chúng con bị lầm lạc
v́ chạy theo những loại "bánh hay hư nát".
Trên con đường trần gian;
biết bao lần chúng con cảm thấy mệt mỏi và chán nản
v́ những tṛ đời.
Lạy Chúa,
xin cho chúng con biết t́m đến Chúa,
là Lời Giáo huấn khôn ngoan
và là Bánh Hằng Sống đời đời.

 

Lm. Jude Siciliano, OP

Nhận Lấy Thánh Thể - Nhận Được Cuộc Sống Đời Đời

Ga 6: 41-51

 Chúng ta gặp Êlia giữa chặng đường thân thể rả rời. Êlia ở trong sa mạc, ai đưa ông đến đó? Tại sao ông lại xin cho được chết đi? Trong chúng ta, ai đã cầu xin được chết đi, có phải là những người chán nản khi sự sống không còn ý nghĩa nữa, không có tương lai? Nói đến sự nghèo khó, sự sợ hãi, Và Êlia trong cơn tuyệt vọng Ông lớn tiếng kêu “...Bây giờ xin ĐỨC CHÚA lấy mạng sống con đi, v́ con chẳng hơn ǵ cha ông của con.”.

 Êlia chạy trốn vào sa mạc để tìm đường sống. Trước đó ông ta thắng những 450 tiên tri của Ba-an trên núi Các-men (1V 18:40). Các tiên tri Ba-an do hoàng hậu I-de-ven đem đến cho dân Israel, và thề rằng Êlia sẽ bị giết. Vì thế Êlia sợ chạy vào sa mạc, và ông ta đói và mệt lã do thi hành nhiệm vụ ngôn sứ. Ông ta chán ngán việc nói tiên tri và muốn chết đi.

 Câu chuyện tiên tri Êlia nhắc đến câu chuyện dân Israel làm nô lệ ở Ai Cập. Họ không còn hy vọng gì nữa cho đến khi Thiên Chúa cứu họ. Thiên Chúa đưa họ vào sa mạc, và ở đó trong sự cực khổ để họ hiểu nhiều về Thiên Chúa cũng như câu chuyện đã xảy ra cho Êlia trong sa mạc. Sách I Vua liên hệ câu chuyện Êlia với câu chuyện dân Israel như sau: Êlia trong sa mạc than phiền với Chúa, ông ta có bánh ăn và sẽ phải tiếp tục lên đường đi tiếp. Ông ta đi 40 ngày và 40 đêm cho đến núi Thánh. Cũng như dân Israel phải ở trong sa mạc 40 năm.

 Qua câu chuyện của Êlia, chúng ta có thấy được Thiên Chúa là đấng nhân từ không? Ông ta than phiền với Chúa về những cực khổ, sao nó không biến đi, và ông vẫn phải đứng dậy đi tiếp chặng đường dài cho đến núi Thánh. Và sự khó khăn vẫn còn, nhưng Thiên Chúa đồng hành với ông và thêm sức cho ông qua bánh và nước để ông thi hành sứ vụ.

 Thời nay mọi người cũng có thể cảm nhận được câu chuyện dân Israel và tiên tri Êlia trong sa mạc. Trong mỗi thế hệ chúng ta sống đều gặp những lúc khó khăn không vượt qua được. Như tình hình kinh tế suy thoái làm nhiều người chán nản, kể cả những người trước kia cảm thấy mình đầy đủ. Cũng như Êlia, nhiều người đang lo sợ vì bị lạc lõng và chán nản.

Một Thiên Sứ phải chỉ cho Êlia thấy của ăn ngay trước mắt ông. Tôi tự hỏi Thiên Chúa cho chúng ta của ăn gì trên chặng đường dương thế này? để thêm nguồn lực nuôi sống chúng ta mà chúng ta không nhìn thấy? Có phải Thiên Chúa cho chúng ta một người bạn đường kiên nhẫn, thân yêu và trung thành, hoặc một đồng nghiệp giúp đỡ chỉ bảo cho chúng ta nơi sở làm; một thầy giáo dạy phụ đạo; một bác sĩ, y tá tận tụy; một thân nhân giúp chúng ta tiền bạc cho qua ngày khó khăn v.v…? Trong sa mạc Thiên Chúa cho chúng ta của ăn đơn sơ, như Êlia được thấy “bánh nướng trên những ḥn đá nung và một hũ nước”. Trong Thánh Lể hôm nay, chúng ta xin được mở mắt để trông thấy của ăn Thiên Chúa đặt trước mặt chúng ta. Khi chúng ta mở mắt nhìn thấy của ăn đó thì chúng ta sẽ biết được “Bánh Hằng Sống” của Thiên Chúa chúng ta.

Trong 3 Chúa Nhật vừa qua chúng ta được nghe Phúc âm chương 6 của thánh Gioan nói về “Bánh Hằng Sống”. Cho đến hôm nay Thánh Gioan nói đến chủ đề lòng tin vào Chúa Giêsu. Phúc âm chưa nói đến bánh trong phép Thánh Thể. Câu cuối cùng của Phúc âm hôm nay nói đến phép Thánh Thể và kế đó chúng ta thử đặt câu hỏi là: chúng ta có tin vào Chúa Giêsu hay không? Nếu chúng ta trả lời “tin” thì câu hỏi tiếp theo là: Đức tin đó sinh ơn ích gì cho đời sống hàng ngày của chúng ta? Chúng ta có khác biệt gì với người khác khi chúng ta tin Chúa Giêsu?

Chúa Giêsu xưng mình là “Bánh Hằng Sống”. Có phải Ngài nói về “sự sống” thường ngày như ăn uống, ngủ, thở phải không? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ Chúa Giêsu là bánh nuôi dưỡng chúng ta có “sự sống” đặc biệt của Ngài mà tự chúng ta không thể có được, vì Chúa Giêsu muốn lối sống riêng tư của chúng ta chết đi  để có sự sống của Ngài: là sự sống tha thứ, thương yêu, tin tưởng và phục vụ. Nhưng chính Ngài cho biết là Thiên Chúa đã mời gọi chúng ta đến với chính đức tin nơi Chúa Giêsu; với lời dạy của Ngài; chúng ta sẽ giữ vững được sự sống của chúng ta.

Chúa Giêsu là “Bánh” của sự sống mới, một sự sống mà chúng ta không tự có được. Nhưng chúng ta lãnh nhận sự sống đó bởi Đức Chúa Cha, người cha luôn cho con cái của ăn. Thiên Chúa thương tất cả các con cái Người, và tất cả mọi người đều là con của Thiên Chúa. Nhờ có đức tin vào Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi sống sự sống của Ngài trong thế gian này. Chúng ta sẽ sống như thế nào? Các bài đọc hôm nay cho biết là chúng ta không bị bỏ rơi trong sa mạc, và Ngài, luôn đồng hành với chúng ta, sẽ nuôi dưỡng chúng ta trên từng bước đường chúng ta đi.

Đức tin chúng ta được lãnh nhận không phải chỉ để cho riêng chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm phải chia sẻ niềm tin ấy qua lời nói và việc làm. Thiên Chúa ban của ăn cho dân Israel, và tiên tri Êlia trong sa mạc. Chúa Giêsu cũng ban của ăn cho dân chúng. Chính trong sa mạc là nơi chúng ta cần có của ăn, vì chúng ta không tự chúng ta tìm của ăn được. Chúa Giêsu ban của ăn cho chúng ta qua lời Ngài giảng dạy và qua sự sống Ngài cho chúng ta.

Chúng ta thường nghĩ đời sống Kitô Hữu đòi hỏi rất nhiều, và thật như thế. Chúng ta phải quên mình. Nhưng trước khi chúng ta làm việc đó thì hôm nay các bài đọc nhắc chúng ta nhớ là Thiên Chúa đã làm mẫu trước cho chúng ta. Ngài đã cho Ngôi Lời làm người là Chúa Giêsu ở với chúng ta, để mời gọi chúng ta đến với Chúa Giêsu, và qua Chúa Giêsu đến với Thiên Chúa. Đối với những ai đáp lại lời mời gọi này, Thiên Chúa sẽ ban của ăn mà người đi trong sa mạc cần, đó là “Bánh Hằng Sống”.

Niềm tin vào Chúa Giêsu không dựa trên các tín điều hay học thuyết. Không cần phải thông tuệ. Theo bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, trước tiên là liên hệ mật thiết với Ngài. “Thật tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh”. Niềm tin chúng ta vào Chúa Giêsu là một sự công nhận chính Thiên Chúa đã ban sự sống của Người cho chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã mạc khải sự thương yêu hải hà của Thiên Chúa cho chúng ta. Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta đói khát trong sa mạc. Tin vào Chúa Giêsu “Bánh Hằng Sống” không phải ban cho chúng ta một đời sống dễ dàng, nhưng cam đoan là chúng ta có được sự sống của Thiên Chúa nhờ đó có năng lực và can đảm làm những việc của người Kitô Hữu trong thế gian này.

Trong Thánh lễ hôm nay, chúng ta vui mừng về tình yêu thương và sự săn sóc của Thiên Chúa đối với chúng ta qua Chúa Giêsu. Chúng ta cảm tạ vì chúng ta được lãnh nhận đức tin làm chúng ta biết được Chúa Giêsu và qua Ngài biết được Đức Chúa Cha. Đức tin chúng ta chia sẻ trong phép Thánh Thể hôm nay không làm chúng ta tốt hơn người khác, nhưng đó là một trách nhiệm, mời gọi chúng ta trở nên công cụ của tình yêu thương Thiên Chúa ở trần gian. Là dấu chỉ giao ước yêu thương của Thiên Chúa với chúng ta và giao ước ấy không hề chấm dứt được.

Bánh phải được bẻ ra. “Người đồng hành” theo tiếng Latinh là người cùng bẻ bánh với chúng ta. Chúng ta hãy nhìn chung quanh chúng ta, ai là người đồng hành qua sa mạc khắt khe này? Chúng ta sẽ bẻ bánh và chia với ai? Chúng ta cần bánh gì? Bánh của tình thương, của sự hiểu biết, của sự nâng đỡ v.v… Hay những người đó cần bánh phần xác, cần nhà ở, cần việc làm, cần nơi nương tựa v.v… Chúng ta có thể chia với họ “Bánh Hằng Sống” như thế nào?

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

 

Fr. Jude Siciliano, OP.

Bánh Khôn Ngoan Của Thiên Chúa

Ga 6, 41-51

 

Thưa quư vị,

Các bài đọc Tin mừng năm B được trích từ thánh Marcô. Nhưng thời gian này bị gián đoạn 4 tuần (5cn) để đọc chương 6 của Tin mừng theo thánh Gioan, lư do: bổ túc cho ḍng tư tưởng của thánh Marcô khi đối chiếu với các bài đọc Cựu ước . Phụng vụ đă khởi sự đọc từ Chúa nhật 17. Đoạn Tin mừng hôm nay thánh Gioan bàn về Chúa Giêsu là Bánh Hằng Sống, dưỡng nuôi những linh hồn đă được đổi mới theo Đấng Cứu thế: "Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đă ăn Manna trong sa mạc, nhưng đă chết. C̣n bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn th́ khỏi phải chết." Đám đông bên hồ Galiêa đă được Chúa nuôi bằng bánh vật chất. Nhưng tinh thần họ vẫn c̣n đói nguyên trạng. Lúc này Chúa Giêsu mặc khải rơ Ngài là bánh thiêng liêng làm no thoả nhân loại trong cơn đói khát tinh thần đó: "Và bánh tôi đă ban tặng chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống."

Ở bài đọc 1, bánh đường xa đă được Thiên thần minh thị nói đến khi đánh thức tiên tri Êlia: " Dậy mà ăn, v́ ngươi c̣n phải đi đường xa." Bài Phúc âm tuy không nói rơ ràng, nhưng cũng ngầm ám chỉ mục tiêu ấy. Đám dân chúng đông đảo mà Chúa Giêsu nuôi dưỡng và dạy dỗ là một h́nh thức để gợi nhớ dân Israel trên hành tŕnh sa mạc về đất hứa. Qua Môse Thiên Chúa đă nuôi sống và hướng dẫn tổ tiên họ, th́ lúc này, Chúa Giêsu cũng làm tương tự. Thực tế, tiên tri Êlia đang trong t́nh trạng hoàn toàn thất vọng. Ông chiến đấu chống phong trào tôn thờ h́nh tượng đang lớn mạnh trong dân Do thái. Ông chĩa mũi dùi chỉ chích vào nhà vua A-kháp, kẻ cầm quyền, nhất là vào hoàng hậu vô đạo Ideven. Ông giết 450 tư tế của thần Ba-an tại suối Ki-sôn làm cho hoàng hậu nổi giận, t́m hại mạng sống ông. Tiên tri phải chạy chốn vào hoang địa, đi đến núi Horeb (cũng gọi là Sinai) ẩn ḿnh. Trên đường đi, ông hoàn toàn kiệt sức, tinh thần mệt mỏi, ông xin cho ḿnh được chết. Ông cảm thấy cô đơn trong cuộc chiến đấu. Ông quên khuấy điều căn bản, mà ngày nay chúng ta cũng thường không nhớ khi đối diện với các khó khăn, đó là sự trợ giúp của Đức Chúa. Chỉ Đức Chúa mới có quyền năng tháo gỡ những bế tắc mà sức lực con người không thể vượt qua.

Tiên tri Êlia đang trốn trong hoan địa, nơi chẳng có thể cung cấp những điều căn bản của nhu cầu sống c̣n. Ngược lại toàn nghịch cảnh và đe doạ, chết chóc lúc nào cũng có thể xảy đến. Nếu như ư muốn Đức Chúa là ông phục vụ tuyển dân, nuôi sống họ bằng giáo huấn của Ngài, th́ Ngài phải nuôi sống ông. Lúc này, ông không những cần bánh ăn phần xác, mà cần luôn sự trợ giúp tinh thần, để có thể đứng vững trong ơn kêu gọi và can đảm thi hành sứ vụ. Do đó thiên thần mang lương thực đến cho ông. Xin lưu ư là vị tiên tri không được Thiên Chúa băi bỏ gánh nặng, nhưng chỉ được nuôi sống và ban thêm sức mạnh. Con đường khó khăn vẫn ở trước mắt ông. Bài học của chúng ta cũng vậy. Trên đường thiêng liêng Thánh ư Chúa không thể thay đổi, điều chúng ta cần là ơn trợ giúp. Với ơn Chúa, mọi khó khăn đều có thể vượt qua. Bằng của ăn vật chất, tiên tri Êlia đă nh́n ra dấu chứng Chúa hằng quan tâm săn sóc ông. Chúng ta cũng ở trong dấu chứng này, khi nghe Tin mừng hôm nay.

Trước hết, vài lời về cấu trúc bản văn. Nh́n kỹ, bản văn có 2 phần. Phần thứ nhất từ câu 41 đến câu 47. Phần thứ hai từ câu 47 đến câu 51. Kết thúc phần 1 chúng ta có mặc khải: "Thật, Tôi bảo thật các ông, ai tin th́ được sự sống đời đời." Phần này Chúa Giêsu nhấn mạnh đến ḷng "tin" của những người nghe. Ngài ban bánh hằng sống đến từ thiên quốc và bánh đó chính là bản thân Ngài. Nhiều chuyên viên Kinh thánh đồng ư với tác giả Raymond Brown, chủ trương Chúa Giêsu trong Phúc âm của thánh Gioan chính là sự Khôn Ngoan. Sự Khôn Ngoan trong Thánh kinh Do thái nuôi dưỡng toàn thể tuyển dân trong suốt chiều dài lịch sử, th́ Chúa Giêsu cũng nuôi dưỡng mổi linh hồn tín hữu và toàn thể Giáo Hội trong thời kỳ c̣n lại của xă hội loài người. Tin vào Ngài là con đường đưa đến Khôn Ngoan tuyệt đỉnh: "Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, th́ sẽ đến với Tôi." Nếu chúng ta đói khát sự Khôn Ngoan th́ hăy tin cậy vào Ngài. Sống khôn ngoan là chấp nhận Chúa Giêsu, mời Ngài vào ngự trong linh hồn và rập theo khuôn mẫu Ngài đă sống. Ngoài ra là dại dột và ngu đần.

Đức khôn ngoan Chúa Giêsu ban có tính phổ thông, không dành riêng cho lớp người nào. Bất cứ ai khát khao đều được thoả măn, không cần tŕnh độ, chẳng cần học thức, thông minh, biết tiếng nước ngoài, ngôn ngữ lạ, khôn khéo, tài năng, màu da, tuổi tác, khẻo mạnh hay yếu đau… Thực ra, những kẻ bé mọn, đơn sơ, khiêm tốn lại là những người hưởng khôn ngoan của Chúa hơn cả: "Bất cứ ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha th́ sẽ đến với tôi." Chúa Giêsu luôn giang rộng đôi tay đón nhận mọi người thành tâm thiện chí. Khi đọc Tin mừng hôm nay, chúng ta liên tưởng ngay đến nội dung sách Khôn Ngoan của Cựu ước: "Đức Khôn Ngoan sáng chói và không hề tàn tạ. Ai mến chuộng đức Khôn Ngoan th́ đức Khôn Ngoan cho chiêm ngưỡng. Ai t́m kiếm đức Khôn Ngoan th́ đức Khôn Ngoan dễ dàng cho gặp. Ai khao khát đức Khôn Ngoan th́ đức Khôn Ngoan đi bước trước mà tỏ ḿnh cho biết." (6,12). Theo thánh Gioan th́ Đức Ki-tô chính là Đức khôn ngoan nhập thể. Nói cách khác, chính qua Đức Ki-tô mà chúng ta nhận biết Đức khôn ngoan của Thiên Chúa là ǵ. Cho nên thật là dại dột, phí công, phí sức, phí thời giờ, khi đi t́m khôn ngoan ở những nơi khác.

Phần thứ hai của Tin mừng hôm nay bắt đầu từ câu 48 và có sự chuyển đổi trọng tâm. Các từ căn bản bây giờ là "thịt, bánh và ăn uống". Mệnh đề "ai ăn bánh này" nhấn mạnh nội dung Ngài là lương thực chân thật cho những kẻ đói khát. Dĩ nhiên chúng ta nghĩ ngay đến Bí tích Thánh thể, nhưng thực ra ư nghĩa của nó rộng hơn nhiều. Lời của Ngài, sứ vụ của Ngài, cuộc sống của Ngài đều là "bánh" nuôi dưỡng linh hồn nhân loại đang đói khát thiêng liêng. Thánh Gioan không có tŕnh thuật về biến cố Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh thể. Bài huấn dụ cuối cùng của Ngài ở bữa Tiệc ly thường được các tác giả chú giải coi như phần thay thế, và bài Tin mừng hôm nay nhấn mạnh ư nghĩa : Ngài là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời và Ngài là bánh hằng sống. Sự khôn ngoan dạy dỗ và khai sáng loài người. Làm cho người ta nhận định đúng các giá trị trên thế gian. Đây là phần mà ở trong thánh lễ gọi là phụng vụ lời Chúa. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong lời giảng dạy của Ngài là thức ăn nuôi dưỡng nhân loại. Phần thứ hai là Thánh thể liên kết mọi linh hồn trong thân ḿnh mầu nhiệm Đức Ki-tô. Từ sự liên kết này, chúng ta được hưởng ơn sống lại và cuộc sống đời đời. Ngoài ra chẳng có thể t́m được ở nơi đâu khác, thánh Gioan quen dùng hai từ ơn huệ và vinh hiển (grace and glory) để mô tả cuộc sống vĩnh cửu.

Như vậy đối chiếu với Cựu ước, Chúa Giêsu là Môsê mới cung cấp bánh ăn và giáo huấn cho nhân loại. những linh hồn tín hữu giống như dân Do thái trong sa mạc, kêu than, phàn nàn, trách móc rằng không được ăn uống theo ư muốn như khi c̣n ở Ai cập. Ngày nay chúng ta th́ sao? Giống như họ không? Đ̣i hỏi những lương thực thích hợp khẩu vị : giàu sang, phú quí, danh vọng tiền tài… hay thứ bánh đạm bạc Ḿnh Máu thánh Chúa và năng chạy đến lănh nhận để được sống muôn thuở? Thực chất, chúng ta dạy nhau giáo lư, thần học về bánh hằng sống, nhưng trong cung cách lănh nhận chúng ta khinh thường, nhàm chán. Nào có khác chi dân Israel trong hoang địa?

Nếu suy gẫm kỹ bài Phúc âm chúa nhật 19, chúng ta sẽ cảm nhận một sự thật vĩnh hằnh : Bất chấp các tiến bộ khoa học, y tế, dinh dưỡng, các nỗ lực kéo dài tuổi thọ. Cuối cùng ai cũng phải chết. Ba tấc đất mới thật là nhà. Nhưng chúng ta quên rằng Chúa Giêsu từ hơn 2000 trước đă ban cho nhân loại phương thuốc trường sinh. Đó là khi ăn uống ḿnh máu Ngài, sẽ được tiếp nhận một đời sống đích thật, nhiệm màu, sâu thẳm, luôn luôn diễn tiến, chẳng bao giờ tàn lụi, đổi mới không ngừng. Như thế Chúa Giêsu ban cho lương thực và khôn ngoan mà loài người thực sự cần thiết. Ngài không hề lừa dối, phỉnh gạt. Chỉ có điều chúng ta thiếu ḷng tin chân thành. Theo Phúc âm thánh Gioan, cuộc sống vĩnh hằng đă khởi sự trong những tín hữu tiếp nhận Chúa Giêsu. Nghĩa là Thiên Chúa đă hiện diện trong linh hồn họ. Nhờ Bí tích Thánh Thể tác động, sự hiện diện đó rơ nét, sâu đậm và vĩnh hằng hơn. Từ đấy đời sống muôn thuở của họ được bảo đảm. Nếu chúng ta thực sự có ḷng tin, bánh hằng sống chẳng bao giở phai lạt, ngược lại, ngày càng sâu đậm hơn, nhận ch́m linh hồn vào cuộc sống Chúa Ba Ngôi trên thiên đàng.

Do đó, Bí tích Thánh thể giúp chúng ta tưởng nhớ Thiên Chúa nuôi dưỡng dân Israel trong những ngày di cư xa mạc. Tiên tri Êlia trốn chạy vua A-kháp và hoàng hậu I-de-ven để có thể chu toàn sứ vụ. Nó cũng giúp các tín hữu luôn ghi nhớ ḿnh được nuôi dưỡng bằng bánh hằng sống, bao lâu c̣n lưu lạc trên trần gian, tham dự vào đời sống vĩnh cửu của Chúa, đợi chờ bàn tiệc tràn đầy trên thiên quốc. V́ những thực tại đó của quá khứ, hiện tại, tương lai, chúng ta có đủ lư do cùng tung hô với các tín hữu khắp hoàn cầu mổi khi cử hành thánh lễ : "chúng con đang hướng về Chúa" và kết thúc : "thật là chính đáng và phải đạo." Ước chi mọi người luôn ư thức được như vậy. Amen.

Suy gẫm : Thiên Chúa cúi xuống con người bằng ân sủng. Con người với tới Thiên Chúa bằng ḷng tin.

 

Giuse Nguyễn Cao Luật, op

Lời Hứa Về Sự Sống

Ga 6, 41-51

 

Có một thứ bánh khác

Tiếp tục diễn từ về Bánh trường sinh, vị Hoàng Tử sự sống mặc khải một mầu nhiệm thật khó tin : "Tôi là Bánh ban sự sống, bánh tiêu diệt sự chết."

Lời loan báo này dựa trên một biến cố huy hoàng : năm chiếc bánh được hoá nên nhiều, làm cho cả đám đông được ăn no. Các thính giả coi biến cố này là một cử chỉ của một vị ngôn sứ, của một ông vua. Họ nghĩ rằng, cuối cùng, Đức Giêsu là vị thủ lănh, chỉ nhờ quyền năng của lời, đă có thể nuôi đám đông đang bị đói, đồng thời hiệp nhất cả đám đông. Phải tôn Người làm vua, không chờ đợi ǵ cả. Nhưng Đức Giêsu đă từ chối, Người trốn đi một ḿnh.

Sau đấy, Người đă tuyên bố chính Người là bánh trường sinh, và cố gắng giải thích điều lạ lùng này cho dân chúng.

Quả thật, Đức Giêsu là bánh hằng sống từ trời xuống, quy tụ những kẻ theo Người thành một dân. Bánh này không chỉ là man-na Đức Chúa ban cho dân đang ở trong hoang địa thuộc giao ước cũ. Bánh này chính là Thiên Chúa tự hiến thành của ăn, của ăn đàng, tức là lương thực cho người đang hành tŕnh. Thiên Chúa trở thành bánh cho con người : một mặc khải tuyệt vời, hoàn toàn vượt quá óc tưởng tượng của các thính giả.

 "Tôi là bánh trường sinh."

 

Lời tuyên bố không thể chấp nhận nổi.

 

Để hiểu trọn vẹn ư nghĩa sâu xa của mặc khải này, người ta không thể tách rời diễn từ về bánh trường sinh với những điều Đức Giêsu thực hiện trong bữa tiệc Vượt Qua cuối cùng. Trong cả hai tŕnh thuật này, có ba thực tại luôn đan kết với nhau như là những yếu tố của một mầu nhiệm duy nhất : bánh, đức tin và sự sống - Ăn, tin và chiến thắng sự chết.

Với cuộc phục sinh, Đức Ki-tô sẽ thực hiện việc hoá bánh ra nhiều đích thực : không chỉ là bánh ăn thông thường, nhưng là bánh ban sự sống. Từ nay, qua các buổi cử hành lễ tạ ơn, dấu chỉ này về cuộc phục sinh - tức là bánh ban sự sống luôn có tính hữu hiệu và có chiều kích phỗ quát. Nó không c̣n bị giới hạn trong không gian và thời gian. Hai mươi thế kỷ sau, một Charles de Foucauld trong sa mạc Tamanrasset, hay bất cứ một vị linh mục nào, cũng đều thực hiện cử chỉ kỳ diệu này, cử chỉ đem lại sự sống, bắt đầu từ lời và hành động Đức Giêsu đă thực hiện.

Quả thế, mổi thánh lễ vẫn là một lời khẳng định dứt khoát rằng quyền lực tử thần không thể là tiếng nói cuối cùng. Lời khẳng định này được nói lên khi các Ki-tô hữu đang cùng nhau chia sẻ tấm bánh và chén rượu là Ḿnh và Máu Đức Ki-tô, mặc dù họ vẫn đang bị cầm giữ trong thân xác, vẫn đang bị cơn đói hành hạ và vẫn đang bị cái chết đe doạ. Từ giữa những bóng tối của cuộc đời, họ cử hành mầu nhiệm về bánh ban sự sống và nhờ đó họ có thể dần dần thoát ra khỏi quyền lực của sự chết.

Có lẽ các Ki-tô hữu cần suy gẫm câu nói của Bernanos : "Ki-tô giáo của chúng ta đặt nền tảng trên t́nh yêu ... Chúng ta yêu quư sự sống, chúng ta tin vào sự sống. Chúng ta biết rằng sự sống ấy không lừa dối chúng ta, và các lời hứa về sự sống sẽ không phai tàn."

Phải tin mới hiểu được

Đức Giêsu vừa tuyên bố Người là bánh ban sự sống và các địch thủ từ chối bước theo Người vào trong lănh vực Người muốn đưa họ vào. Theo họ, Đức Giêsu chỉ là một người khoa trương : "Chúng tôi biết rơ ông ấy." Tóm lại, họ muốn lôi Người vào trong những sắp xếp của họ. Theo họ, Đức Giêsu chỉ là con ông Giu-se. Thế thôi ... chấm hết.

Thế nhưng, Đức Giêsu vẫn tiếp tục nhấn mạnh tính cách nghịch thường của những khẳng định Người đă nêu ra, đồng thời tố cáo quan niệm của các đối thủ. Quan niệm này chỉ là những suy nghĩ b́nh thường của con người, chứ không phải là quan điểm của Thiên Chúa.

Đức Giêsu đề nghị họ phải thay đổi nhăn quan, thay đổi cách nh́n - có thể nói như thế - và đó là đức tin.

Biết bao lần người ta giản lược đức tin thành một chuổi những khẳng định cần được lặp lại mà không cần hiểu. Người ta tưởng rằng như thế là đủ và tự nhận ḿnh thuộc về một nhóm ưu tuyển và do đó có quyền được thưởng. Người ta đâu biết rằng khi quan niệm như thế, họ đă biến đức tin thành một hành động mà không có sự tham dự của lư trí.

Theo Đức Ki-tô, đức tin là sức mạnh đem lại sự sống và mở ra những nhăn quan diệu kỳ. Đức tin không đề ra những câu trả lời trực tiếp cho những vấn đề của con người, nhưng làm thay đổi quan niệm, cách nh́n vấn đề của họ. Đức tin cho họ thoáng thấy một thứ ánh sáng mà họ sẽ không ngừng tiếp cận. Nhờ ánh sáng này, người tín hữu bước đi, khám phá và sống.

Như vậy, đức tin là ân huệ Thiên Chúa ban. Nó không đến do lư luận hay do nôỵ lực của ư muốn con người. Chỉ có thể hiểu được đức tin khi chấp nhận đó là kết quả của ân ban. Dĩ nhiên, nỗ lực và thiện chí của con người sẽ giúp phần nào tiến tŕnh này, nhưng cuối cùng, đó là chấp nhận mở ra trước ánh sáng được bày tỏ cho ḿnh.

Chỉ có đức tin như thế mới giúp hiểu Đức Giêsu là bánh ban sự sống đích thực. Đức tin ấy đưa con người tham dự cách trọn vẹn vào mầu nhiệm hiệp thông, vào cuộc trao đổi. Ai hiểu được điều này, người ấy đạt được sự sống vĩnh cửu, bởi v́ họ hiểu được thực tại sâu xa của t́nh yêu, một t́nh yêu mà ngay cả đến sự chết cũng không tiêu diệt được. Nói thế, v́ t́nh yêu chính là nền tảng của thực tại.

Để cho Thiên Chúa lôi kéo

Giữa Đức Giêsu và các thính giả, có một khoảng cách khá xa, hay nói đúng hơn, một sự hiểu lầm.

Trước khi tự nhận là bánh trường sinh, Đức Giêsu đă muốn chia sẻ hương vị bánh của con người : ba mươi năm chuẩn bị với những bữa ăn hằng ngày, những bữa ăn trong ngày tang chế cũng như trong những ngày vui ; ba mươi năm để cố gắng giúp con người hiểu được đâu là cơn đói thực sự, đổng thời làm cho họ nhận ra của ăn chính yếu Người trao tặng cho họ. Ba mươi năm để rổi nghe được một nhận xét đầy mỉa mai : "Ông này chẳng phải là Giêsu, con ông Giu-se đó sao ? Sao bây giờ ông ta lại nói : "Tôi từ trời xuống.""

Tâm hồn của người không tin, có lẽ cũng là của chúng ta, đó là chỉ nhận ra Đức Giêsu là người chia sẻ bánh của con người chứ không muốn đón nhận Người là Đấng qua tấm bánh, muốn chia sẻ cuộc sống của chính họ. Dường như chúng ta chỉ muốn lănh nhận bánh từ tay Đức Giêsu, chứ không muốn đón nhận chính Người.

Đàng khác, chúng ta thường có thói quen giản lược hành tŕnh tôn giáo vào những cố gắng của riêng ḿnh. Chúng ta nghĩ rằng ḿnh là người đưa ra sáng kiến, và chúng ta chỉ quan tâm đến việc chiếm lấy Thiên Chúa. Thực ra, chính Thiên Chúa lôi kéo chúng ta đến với Người qua Đức Giêsu. Thiên Chúa đến với chúng ta qua Con của Người. Đức Giêsu là Lời và là bánh từ trời xuống để chia sẻ cuộc sống với chúng ta trước khi chúng ta có sáng kiến về chuyện này. Qua Đức Giêsu, Đấng đă ăn bánh của con người trong ba mươi năm, Thiên Chúa dạy chúng ta biết rằng : có một thứ bánh để nuôi sống trong cuộc đời này, và có một thứ bánh ban sự sống vĩnh cửu. Một bên là bánh của người phàm, một bên là bánh của Thiên Chúa. Hai thứ bánh này khác nhau.

Qua sự nhập thể của Đức Giêsu và qua bí tích Thánh Thể, chúng ta có biết để Thiên Chúa lôi kéo và hướng dẫn ? Chúng ta có tin Đức Giêsu là bánh từ trời xuống ? Chúng ta có dám tin vào lời hứa ban sự sống của Đức Giêsu ?

Lạy Chúa,
mặc dù Chúa rất xa chúng con,
nhưng nhờ t́nh yêu, chúng con vẫn gần với Chúa.
Không hề có phân ly
giữa chi thể với vị thủ lănh nhiệm mầu !
Chúa cho mọi người được dự tiệc
khi cử hành lễ tạ ơn.
Chính Chúa đă nói rằng
con có thể ăn thịt là Ḿnh Chúa.
Điều ấy đă được viết lại,
không phải tự ư con nghĩ ra.
Thế mà có lúc tại sao con nghi ngờ
trong khi Lời Chúa quá rơ ràng như thế ?


Paul Claudel

 

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op

Bánh Hằng Sống

Ga 6,41-52

           “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”. Đó là tư tưởng then chốt của Tin Mừng Chúa nhật hôm nay và cũng là đề tài tranh luận giữa người Do Thái và Chúa Giêsu.

          Chúng ta biết, ngoài câu chuyện man-na là bánh mà Thiên Chúa đă ban cho dân Do Thái làm lương thực nuôi họ 40 năm trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, Kinh Thánh Cựu Ước c̣n kể lại hai phép lạ về bánh : một phép lạ đă xảy ra với ngôn sứ Ê-li-sa trong bài đọc một của ngày Chúa nhật cách đây hai tuần : có người đem đến dâng cho ngôn sứ Ê-li-sa 20 chiếc bánh làm bằng lúa mạch và cốm đầu mùa. Ngôn sứ bảo dọn cho mọi người ăn, và 20 chiếc bánh đă cho 100 người ăn no mà c̣n dư. Phép lạ thứ hai kể lại trong bài đọc một hôm nay : trên đường vào sa mạc tiến đến đỉnh núi Khô-rếp để trốn bạo chúa A-cáp và hoàng hậu Dê-da-ben, ngôn sứ Ê-li-a cảm thấy mệt mỏi, chán chường, thất vọng, chỉ cầu mong được chết đi cho xong, nhưng Thiên Chúa đă sai sứ thần đến ban bánh nướng cho ngôn sứ ăn hai lần, và theo Kinh Thánh, “nhờ sức của lương thực ấy, ông đă đi một hơi 40 đêm ngày tới núi của Thiên Chúa”.

          Phép lạ trên đây thường được các giáo phụ coi như h́nh ảnh bánh hằng sống của Chúa Ki-tô, là thịt máu Đức Ki-tô ban để cho mọi người được sống. Đây chính là điều Chúa Giêsu giảng dạy người Do Thái trong bài Tin Mừng  và cũng là tư tưởng then chốt của lời Chúa hôm nay :“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống”, “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. Qua những lời này, chúng ta thấy rơ ràng Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh Thể.

Trước hết, chúng ta thấy khi Chúa tuyên bố “Tôi sẽ ban bánh hằng sống” th́ người Do Thái lư luận : ông ta không thể làm được điều đó, v́ ông ta không thể hơn cha ông tổ tiên họ, các ngài đă ăn man-na từ trời mà c̣n chết hết, th́ làm sao bánh mà ông ta ban có thể làm cho họ sống bất diệt được ? Lại nữa, ông ta nói xạo, ông ta không thể từ trời mà xuống được, v́ họ đều biết nguồn gốc cha mẹ, anh chị em của Ngài, nhất là ông ta không thể lấy thịt ḿnh cho họ ăn được.

          Nhưng chúng ta thấy Chúa Giêsu không lùi bước trước những thái độ hoài nghi và những câu lẩm bẩm trách móc ấy, Ngài c̣n lặp đi lặp lại hai ba lần để khẳng định lời nói của Ngài. Rồi h́nh như sợ dân chúng chỉ hiểu theo nghĩa bóng, Ngài lại tuyên bố thêm : “Bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi để cho thế gian được sống”. Từ đó trở đi Ngài chỉ dùng hai tiếng “thịt” và “máu” thay thế cho tiếng bánh, măi đến khi gần kết thúc bài giảng và để cho tiền hậu đồng nhất, Ngài nhắc lại tiếng bánh lần chót : “Đây là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời”. Như vậy, chúng ta thấy rơ ràng qua những lời tuyên bố trên đây, Chúa Giêsu muốn mạc khải về phép Thánh Thể.

          Để thấy rơ và dễ nhớ mạc khải của Chúa Giêsu, chúng ta có thể xếp lại thứ tự từng lời mạc khải của Chúa : Trước hết, Chúa phán : “Ai tin vào tôi th́ có sự sống đời đời”, rồi Chúa phán : “Tôi là bánh ban sự sống”, rồi Chúa phán : “Đây là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này th́ khỏi phải chết”, rồi Chúa liên kết hai điều đó : “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ sống muôn đời”, cuối cùng, Chúa kết luận : “Bánh tôi sẽ ban tặng chính là thịt tôi để nuôi sống thế gian”.

          Với một lối diễn tả tư tưởng rơ ràng và khúc chiết như thế, không ai c̣n có thể hoài nghi hay hiểu sai được nữa. Đối với chúng ta ngày nay th́ quá rơ ràng rồi : bánh và rượu trong phép Thánh Thể chính là thịt và máu Chúa Ki-tô. Thực vậy, Ḿnh Máu Chúa Ki-tô mà chúng ta đón nhận  không phải là những kỷ niệm và những biểu hiện đơn giản hay những sự vật không c̣n sự sống, trái lại, tất cả c̣n sống động, c̣n cuộn chảy, c̣n cảm giác. Đó là một lương thực c̣n sức sống, một thứ bánh có sức sống, một loại bánh mang lại sự sống thần linh, hay nói khác đi, đó là bánh bởi trời.

          Như vậy, khi rước lễ, Chúa Ki-tô kết hiệp với tâm hồn chúng ta, đem lại cho chúng ta sức sống, th́ đến lượt chúng ta, chúng ta cũng phải tỏ lộ sự kết hiệp đó bằng nếp sống xứng đáng. Người năng rước lễ thiết tưởng phải sống khác hẳn những người khác, miệng này đă nhận của ăn thần linh sao lại c̣n ham hố t́m kiếm của ăn khoái khẩu vô độ thế gian ? Lưỡi kia là nơi thân xác một Thiên Chúa nằm nghỉ liệu c̣n dám nói những lời chua cay, độc dữ gây bất ḥa, chia rẽ, ghen ghét và thù oán không ? Hơn nữa, các ấn tượng, các tâm t́nh có được khi tiếp xúc với Chúa Ki-tô phải dần dần ghi trong ánh mắt, nụ cười, trong điệu bộ đi đứng, để rồi có thể nói được rằng tất cả thái độ của con người đó như phảng phất bóng dáng thần linh, hoặc ít ra th́ cũng không bao giờ tỏ ra điều ǵ là tầm thường, hẹp ḥi, ích kỷ, lạnh nhạt… Sống ngược lại là làm buồn ḷng Chúa Ki-tô vô cùng.

Lạy Chúa Giêsu, đă có biết bao trường hợp thân xác Chúa không được tôn thờ xứng đáng, bởi v́ có nhiều người rước Chúa với tâm hồn đầy tội nhẹ đáng kể mà họ không muốn sửa chữa; nhiều người khác đón Chúa vào ḷng với thái độ hờ hững, máy móc, không chút chú tâm và cung kính. Nhưng Chúa vẫn không muốn ai nói rằng những tâm hồn như thế th́ không xứng đáng, trái lại, Chúa muốn họ cứ đón nhận Chúa, v́ như thế họ mới có được sức sống. Lạy Chúa, đó là thái độ, cách sống và hành động của chúng con, xin Chúa tha thứ và chúng con hứa sẽ cố gắng xứng đáng hơn, xin Chúa giúp chúng con.

Như Hạ, op

Đường Lên Núi Chúa

Ga 6, 41-51

 

Đời là một cuộc hành tŕnh lên núi Chúa. Trên bước đường trần gian, nhiều biến cố dồn dập đến với con người. Biết bao người đă không leo đến đỉnh núi … Chính v́ thế, Đức Giêsu đă mạc khải con đường sáng dẫn đến nguồn sống cho toàn thể nhân loại.

Đức Giêsu đă đi vào một trần gian đầy những con người thiển cận. "Chúa họ thờ là cái bụng." (Pl 3:19) Đi từ nhu cầu cấp thiết và căn bản nhất, Đức Giêsu muốn mạc khải về chính bản thân : "Tôi là bánh từ trời xuống," (Ga 6:41) để đem lại sự sống vĩnh cửu. Quả thực, "Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời." (Ga 6:51) Nói khác, để lên "núi của Thiên Chúa," (1 V 19:8) phải có một thứ lương thực mang lại sự sống đời đời.

Chính nguồn gốc và năng lực bánh ấy đă trở thành vấn đề cho "người Do thái xầm x́ phản đối," (Ga 6:41) v́ họ không tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa. Đức tin này vượt quá nhận thức về thực tại và nguồn gốc tầm thường của Người. Dân Do thái đă từng xầm x́ trước khi đón nhận nước và manna trong sa mạc (x. Xh 15:24; 16:2,7,12). "Xầm x́ là một điển h́nh về 'ḷng bất tín.'" (The New Jerome Biblical Commentary 1990:962) Những đầu óc bảo thủ không thể thoát khỏi sức chi phối của những nếp suy nghĩ và phong tục thời đại. Nói khác, đó là phản ứng của con người tự nhiên.

Rơ ràng đức tin không phải là thái độ tự nhiên. "Không phải con người, nhưng Thiên Chúa mới đóng vai tích cực nhất trong công cuộc cứu độ." (Life Application Study Bible 1991:1888) Không được Thiên Chúa giúp đỡ và soi sáng, không ai có thể tin vào Đức Giêsu Kitô. Nhờ Thánh linh thúc đẩy, con người có thể đi đến một lựa chọn quyết liệt trước ngưỡng cửa vĩnh cửu. Thánh linh là sức lôi hút của Chúa Cha. Chính Đức Giêsu quả quyết : "Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đă sai tôi, không lôi kéo người ấy." (Ga 6:44) Thánh Phaolô là môt trường hợp điển h́nh. Ông đă từng chống đối quyết liệt niềm tin vào Đức Giêsu. Thế nhưng, ông đă không chống cưỡng nổi sức lôi hút ấy khi dấn thân theo Chúa.

Trên hành tŕnh về nhà Cha, nhiều người cũng đang bị lôi hút mănh liệt. Trước hết, họ "được Thiên Chúa dạy dỗ"(Is 54:13; Gr 31:34) để có thể đặt tất cả niềm tin vào Đức Giêsu Kitô. Những tia nắng dọi thấu con tim đó sẽ làm bừng lên cả một mùa hồng ân. Thế nhưng, ân sủng Thiên Chúa không bao giờ là một sức mạnh giết chết tự do. Chính ở niềm tin, con người chứng tỏ mức độ tự do cao cả nhất. Thực tế, không phải cứ biết là tin. Đức Giêsu chứng minh : "Phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, th́ sẽ đến với tôi." (Ga 6:45) Có nhiều người chỉ nghe những ǵ muốn nghe, đón nhận những ǵ hợp sở thích và quyền lợi riêng. Họ "thuộc về đất và nói những chuyện dưới đất." (Ga 3:31)

Trái lại, "chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đă thấy Chúa Cha" (Ga 6:46) mới có thể mạc khải về sự sống huyền nhiệm và t́nh yêu sâu thẳm nơi Thiên Chúa. Đạt tới đỉnh cao ấy, con người phải trải qua một hành tŕnh rất dài, dài hơn "cuộc hành tŕnh lên núi Khôrếp" (1 V 19:4) của ngôn sứ Êlia trong sa mạc. Làm sao đạt tới đích, nếu không có lương thực ? Thực tế, không có một thứ lương thực trần gian nào có thể giúp con người đi đến cùng đường. Kinh nghiệm lịch sử Do thái đă cho Đức Giêsu thấy : "Tổ tiên các ông đă ăn manna trong sa mạc, nhưng đă chết." (Ga 6:49)

Không có bánh trường sinh là chính Đức Giêsu (Ga 6:48), làm sao lên núi Chúa ? Không những "ai ăn (bánh này) th́ khỏi phải chết" (Ga 6:50), mà c̣n "được sống muôn đời" (Ga 6:51) trong Nhà Chúa. Bởi vậy, Đức Giêsu trở thành lương thực vô cùng cần thiết. Người c̣n nói rơ: "Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống" (Ga 6:51) mà hoàn thành cuộc hành tŕnh về Nhà Cha. Muốn được thế, Đức Giêsu "đă tự nộp ḿnh làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt," (Ep 5:2) và trở thành "bánh hằng sống" (Ga 6:51) bổ dưỡng muôn dân trên đường lên núi Chúa. Khác hẳn với bánh nuôi sống ngôn sứ Êlia, "bánh hằng sống" có khả năng làm cho tín hữu "sống lại trong ngày sau hết." (Ga 6:44)

Như thế "bánh hằng sống" vừa là của ăn đàng vừa giúp tín hữu đạt tới hạnh phúc sau cùng. Trên hành tŕnh trần gian, nhờ "bánh hằng sống", người tín hữu có khả năng "bắt chước Thiên Chúa" (Ep 5:1) để "sống trong t́nh bác ái." (Ep 5:2) Nói khác, nhờ "bánh hằng sống", các tín hữu hiệp nhất với nhau. Thật thế, "bởi v́ chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể." (1 Cr 10:17)

Hiệp nhất lớn nhất tỏ lộ trong lời cầu nguyện trong Thánh thể. Thật vậy, "cầu nguyện đem lại niềm hi vọng, niềm vui và ánh sáng, nhờ chân thành cậy dựa vào Thiên Chúa và thánh ư đầy t́nh yêu của Người. Đây là sức mạnh lời cầu nguyện, nguyên nhân sinh ra sự sống và ơn cứu độ." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 9/7/03) Chính lời cầu nguyện trước Thánh Thể giúp tín hữu liên kết với Chúa Cha và "có thể đón nhận tất cả t́nh yêu cứu độ và trọn vẹn sự sống của Người." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 9/7/03) Không được "bánh hằng sống" ấy bổ dưỡng, không thể có sức mạnh vượt qua những cơn đau buồn và sẽ "lâm vào cảnh cô độc và chết chóc, v́ Chúa là nguồn sống." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 9/7/03) Bởi đấy, "bánh hằng sống" là một mối lợi lớn nhất giúp người lữ hành trần gian thoát khỏi cơn đói khát và đủ sức đi trọn đường lên núi Chúa.

 

Lời Chúa và Thánh Thể

Hăy Nghiệm Xem Chúa Tốt Lành Biết Mấy

Ga 6, 41 – 51

 

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Cái thường t́nh và thực tế nhất của đời sống hàng ngày vẫn là cái ăn, cái uống. V́ vậy, từ ngàn xưa nhu cầu cơm, nước và lương thực luôn là những vấn đề nóng bỏng, nổi cộm trong xă hội con người : ngay trong Kinh Thánh, đề tài Bánh, của Ăn là đề tài khá phổ biến. Thiên Chúa đă ban Manna cho dân trong sa mạc để dân Do Thái có đủ sức tiến về đất hứa. Êlia được bổ sức bằng bánh lúa mạch để ông có sức mà lên núi Horép. Ma quỉ đă từng xúi giục Chúa làm cho đá biến thành bánh khi cái đói đang xâm lấn những ngày Chúa ăn chay trong hoang địa. Chúa cũng đă nhiều lần nói và giới thiệu với dân Do Thái về bánh Trường Sinh là chính Thịt Máu của Người. Do vậy, để hướng dẫn, để lư giải cho dân biết về “Bánh Từ Trời” là Ḿnh và Máu Chúa, Người đă làm phép lạ cho bánh và cá hóa nên nhiều để nuôi nhiều ngàn người ăn. Chúa đă đưa dân từ cái đói thể xác đến sự khao khát Bánh Vĩnh Cửu, Bánh Trường Sinh, để rồi chính dân sẽ thốt lên lời van xin : “xin ban cho chúng tôi thứ bánh đó”, Chúa đă giới thiệu : “Tôi là bánh trường sinh” (Ga 6, 48). Khi hiến thân làm bánh nuôi sống chúng con Chúa không những muốn kết hiệp mật thiết với chúng con trong từng thớ thịt, từng ḍng máu, mà Người c̣n muốn ban cho chúng con sự sống đời đời.

          Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con ư thức rằng :

Ḿnh Thánh Chúa là biểu hiện của một sự gần gũi thân thiện. Nghĩa là trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng con vẫn có thể rước Chúa ngự vào ḷng và được Chúa ở gần kề để nâng đỡ, ủi an và khích lệ chúng con.

Ḿnh Thánh Chúa c̣n là biểu hiện của một sự trao hiến trọn vẹn tràn đầy yêu thương. Chúa đă trao tặng chúng con chính thân xác của Người. Đáp lại, Chúa cũng muốn chúng con dâng cho Chúa những việc bác ái, những hy sinh chúng con đă chịu và cả những tâm sự buồn phiền ray rứt đang dằn xé tâm can.

          Ḿnh Thánh Chúa c̣n là biểu hiện của một sự hiện diện đầy quyền năng của một vị lănh tụ. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa ở thật gần chúng con, thấu hiểu hết mọi tâm tư, nguyện vọng của chúng con, cảm thông với những khó khăn của chúng con và nâng đỡ, thêm sức, hướng dẫn chúng con trong từng biến cố của cuộc đời.

Thánh Augustinô đă thâm tín rằng : “Thiên Chúa là tất cả cho bạn. Nếu bạn đói, Ngài là tấm bánh nuôi bạn. Nếu bạn khát, Ngài là nước mát cho bạn. Nếu bạn tối tăm, Ngài là ánh sáng cho bạn. Nếu bạn trần trụi, Ngài là tấm aó đời đời cho bạn”. Do vậy, rước Ḿnh Máu Thánh Chúa là đón nhận chính Chúa, là sự gặp gỡ thân t́nh với Chúa.

          Thế nhưng, ngày nay nhiều người trong chúng con đă rước Chúa một cách vội vă, thiếu sự chuẩn bị cũng như thiếu tinh thần đối thoại thân t́nh với Chúa. Chúng con vội vàng lên rước lễ bởi v́ mọi người trong hàng ghế đă lên. Phút thinh lặng sau khi rước lễ cũng bị cắt ngắn tối đa. Chúng con lại vội vă ra về để lấy xe, để c̣n lo những chuyện khác. Chính v́ thế việc rước lễ chẳng gây được âm vang nào trong tâm hồn chúng con. Việc rước lễ trở thành một thói quen, một nghi thức thuần tuư. Chúng con lên ăn một vật thánh, thay v́ đón và gặp gỡ một người. Do vậy, chẳng có cuộc gặp gỡ nào xảy ra cả, sau khi rước Chúa vào ḷng, chúng con cũng chẳng biến đổi được ǵ cả.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết sốt sắng dọn ḿnh trước khi rước Chúa, bằng một tấm ḷng yêu mến đến độ muốn được kết hợp nên một với Chúa. Biết luôn sửa đổi con người của ḿnh để xứng đáng rước Chúa ngự vào linh hồn, như lời thánh Phaolô đă mời gọi : “Anh em hăy loại ra khỏi anh em mọi thứ gay gắt, tức giận, nóng nảy, chửi rủa, cùng mọi thứ độc ác. Anh em hăy ăn ở hiền hậu với nhau, hăy thương xót và tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đă tha thứ cho anh em trong Đức Kitô” (Xc. Ep 4, 31-32).

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đến với chúng con dưới dạng tấm bánh b́nh thường. Tấm bánh chẳng nói ǵ, chỉ biết lặng lẽ chờ đợi. Tấm bánh hiện diện là để phục vụ cho con người. Tấm bánh quá đỗi mong manh, nhỏ bé, có thể bị ẩm mốc làm hư hoại, và tan rất mau sau khi được nhận lănh. Xin cho chúng con biết cách đến với con người hôm nay bằng một tinh thần đơn sơ, khiêm hạ, không chút vinh quang hay quyền lực. Nhờ ăn tấm bánh của Chúa, chúng con cũng trở nên tấm bánh ngon, được bẻ ra để đáp ứng khẩu vị của nhiều người. Ước ǵ chúng con dám rước Chúa đi vào mọi vùng mờ tối của ḷng ḿnh, để sự hiện diện của Chúa trong con được lớn lên, nhờ đó chúng con biết sửa đổi những thói hư tật xấu của ḿnh.

Xin Chúa cũng ban cho chúng con sức mạnh của Chúa để chúng con dám sống như Chúa đă sống. Xin cho chúng con có được tâm t́nh như thi sĩ R.Tagor : “Lạy Thiên Chúa, đây lời con nguyện cầu. Xin tận diệt, tận diệt trong tim con, mọi biển lận tầm thường. Xin cho con sức mạnh thản nhiên, để gánh chịu mọi buồn vui. Xin cho con sức mạnh hiên ngang, để đem t́nh yêu gánh vác việc đời. Xin cho con sức mạnh ngoan cường, để chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó hay cúi đầu khuất phục trước ngạo mạn quyền uy. Xin cho con sức mạnh dẻo dai, để nâng tâm hồn vươn lên những ti tiện hàng ngày. Xin cho con sức mạnh tràn trề, để âu yếu dâng ḿnh theo ư Người muốn”. Và ước ǵ chúng con trở thành những Nhà Tạm di động, đem Chúa đến cho những anh chị em đang sống chung quanh chúng con. Amen.

 

Martin Vũ Thái Hiệp, op

Hăy Đến Dự Bàn Tiệc Thánh, Người Sẽ Bồi Dưỡng Cho

Ga 6, 41-51

Kính thưa cộng đoàn!

Tŕnh thuật Tin Mừng theo thánh Gioan hôm nay thuật lại giáo huấn của Chúa Giêsu về mầu nhiệm của Bí Tích Thánh Thể. Đây là một mầu nhiệm cao cả vượt quá trí hiểu của con người khiến dân chúng không dễ dàng đón nhận. Trước sự cứng ḷng tin của họ, Đức Giêsu không nản ḷng. Ngài kiên tŕ cắt nghĩa Thánh Kinh cho họ và trích dẫn h́nh ảnh bánh Manna trong Cựu Ước, để liên hệ đến Manna mới từ trời xuống là chính thịt và máu Người.

Lần ṃ t́m về lịch sử, theo tiếng Do Thái, từ Man-na có nguồn gốc là từ Man hu (có nghĩa là: cái ǵ vậy?). V́ suốt bốn mươi năm trong sa mạc, mỗi sáng Thiên Chúa cho một lớp sương phủ quanh trại. Rồi khi sương tan đi th́ trên mặt hoang địa, có một thứ ǵ mịn màng, nho nhỏ như sương muối phủ mặt đất. Thấy thế, con cái Israel hỏi nhau: "Man hu? " Nghĩa là: "Cái ǵ vậy? " (x. Xh 16, 13-15). Rồi về sau dân Israel gọi bánh ấy là Man-na.

Có một nét ǵ đó tương đồng ở đây. Cũng thế, Bí Tích Thánh Thể là một mầu nhiệm cực linh. Hẳn rằng chúng ta sẽ chẳng hiểu cho đủ mầu nhiệm ấy nếu Thiên Chúa không mặc khải cho. Lặng qú trước Thánh Thể, chúng ta cũng đă bao lần hỏi Chúa: Man hu, cái ǵ vậy?

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con biết mắt phàm làm sao thấy được mầu nhiệm thanh cao. Vậy xin Chúa vén mở bức màn che khuất mà mặc khải cho chúng con hiểu thấu Thánh Thể t́nh yêu của Ngài, để ḷng tin của con được thêm kiên vững. Xin tỏ cho trí hiểu non nớt của con biết máu thịt thực sự của Ngài trong Thánh Thể Chúa để ḷng con thêm hớn hở vui mừng mỗi khi được đón Chúa ngự vào tâm hồn. 

Lại nói về dân Israel, năm xưa dân Israel than trách với ông Môsê và Aharon v́ ngày nào họ cũng chỉ được ăn một thứ bánh Man-na nhàm chán. Lúc này, họ hồi tưởng và ao ước được ăn thịt, cá, rồi cọng hành cọng tỏi… ở Ai Cập dù có phải làm nô lệ trong kiếp tù đày gian khổ. (x. Ds 11,4-6)

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, nhân loại ngày nay cũng vậy. Người ta chán ngán việc đi lễ hằng ngày và chỉ được rước Thánh Thể Chúa dưới h́nh bánh miến đơn điệu. Lúc này, người ta lại thèm muốn những lạc thú trong cơi hồng trần giả dối, những cái hiện thực thấy được. Nếu năm xưa dân Israel muốn được ăn thịt hơn bánh Man-na Chúa ban, th́ giờ đây nhân loại cũng hám danh, thèm lợi, thèm đi dự tiệc cưới, sinh nhật… hơn là đi tham dự thánh lễ và được hiệp thông trong t́nh yêu của Bí Tích Thánh Thể. Quả thực, trái cấm nào cũng ngọt ngào và đường dẫn đến địa ngục bao giờ cũng bằng phẳng và thênh thang.

Hôm nay, Chúa Giêsu mặc khải rằng Ngài là Bánh Trường Sinh từ trời xuống. Và ai ăn Bánh ấy sẽ được sống muôn đời. Quả thực, cái ǵ bởi đất mà ra th́ thuộc về đất là cơi phù du tạm bợ. Ví như tiền tài, danh vọng, hay thậm chí là cả thân xác của chúng ta cũng có ngày sẽ trở về cát bụi, là nơi nó đă xuất phát ra. Trái lại, cái ǵ bởi trời mà ra th́ thuộc về trời, là vĩnh cửu và viên măn. Bất cứ cái ǵ bởi trời th́ tốt đẹp.

Quả vậy, Đức Giêsu là bánh bởi trời, Ngài đă trở nên như nguồn lương thực vĩnh cửu nuôi dưỡng ta, cho ta được trường sinh và dồi dào luôn măi. Mỗi ngày, chúng ta được Giáo hội mời gọi đến tham dự bàn tiệc thánh. Và nơi đây Giáo hội tái diễn lại việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể t́nh yêu.

Như dân Israel năm xưa trong sa mạc khát cháy được Chúa ban Man-na cho no thỏa, th́ ngày hôm nay, ḷng trí khô héo cằn cỗi của chúng ta cũng được chan chứa niềm phấn khởi vui mừng nhờ được Thánh Thể Chúa nuôi dưỡng. Cảm tạ Thiên Chúa đă thương ban cho chúng con được đến dự Bàn Tiệc Thánh mỗi ngày, để hồn chúng con được no thỏa và được hạnh phúc viên măn khi đón nhận chính thân thể thực sự của Đức Giêsu Kitô.

Lạy Chúa, xin Ngài thương thứ tha cho bao lần con hờ hững trước Thánh Thể Ngài. Xin cho con không cố hiểu để yêu, nhưng là luôn cố yêu để hiểu biết mầu nhiệm Thánh Thể hơn nữa. Xin ban cho chúng con thấy được tầm quan trọng của Bí Tích Thánh Thể và cảm nghiệm được t́nh yêu chan chứa của Ngài; ngơ hầu chúng con càng được rước Chúa vào ḷng, chúng con lại càng thêm yêu mến và khát khao Ngài hơn.

 

Tu sĩ Nguyễn Minh Tân

Bánh Ban Sự Sống

Ga 6, 41 - 51

Kính thưa cộng đoàn !

Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng êm xuôi như nước chảy một chiều; có lúc vui nhưng cũng không vắng những nổi buồn, khi thành công nhưng đôi khi thất bại, có lúc hăng say nhưng đôi khi chán trường ..., phải chăng "đời là bể khổ?". Ai trong chúng ta chẳng đă một lần cảm nhận được những ngày mệt nhọc, buồn rầu chán nản ? trước mặt như có một khoảng trống không, sau lưng chồng chất cả một dĩ văng nặng nề ?

Bủa vây con suốt ngày ngần ấy thứ
Dồn dập tư bề như nước bao la
Cận thân Chúa khiến ĺa xa
Chung quanh bầu bạn chỉ là bóng đêm.

Đó cũng là trường hợp của nhà tiên tri E-li-a mà chúng ta vừa nghe qua bài đọc một. Ông cảm thấy cô đơn mệt mỏi, bởi v́ nh́n xung quanh, ông thấy dân chúng, dân của Thiên Chúa, càng ngày càng đi sâu vào con đường tội lổi. Chỉ c̣n lại một ḿnh, lẻ loi trơ trọi. Ông tự hỏi: chiến đấu, hăm dọa làm ǵ, khi mà Thiên Chúa cứ để cho mụ đàn bà tên là Gêzabel, vợ vua Achal làm mưa làm gió!, trong lúc buồn rầu, ông lên đường vào sa mạc, vừa đi vừa nói: "Lạy Chúa! đă đủ rồi, xin cất mạng sống con đi, v́ con chẳng hơn ǵ cha ông chúng con", mệt mỏi quá, ngồi nghỉ dưới gốc cây tùng và ngủ thiếp đi. Chúa biết, không ǵ làm ích cho vị tông đồ, thần kinh căng thẳng, cho bằng một giấc ngủ, và Chúa đă để cho ông có một giấc ngủ dài. Sau đó Chúa lại dọn cho một bữa ăn, nhờ bữa ăn đó mà ông có sức. Rồi Chúa dạy ông hăy đi lên núi Khô-rếp, núi thánh, nơi mà xưa kia Mô-sê đă được gặp gỡ Chúa và trở về với bộ mặt sáng chói.

Thưa cộng đoàn !

Đời sống của người tín hữu cũng là một chuyến đi lâu dài và vất vả. Câu chuyện tiên tri E-li-a là tiền ảnh một vị tông đồ khác là Phao-lô : "Anh em hăy đi, hăy chạy trong ḷng mến". Trong thư gửi Ê-phê-sô mà chúng ta vừa nghe qua bài đọc hai, Ngài dạy phải bắt chước Thiên Chúa, gương mẫu của chúng ta : "Anh em hăy sống trong t́nh bác ái. như Đức Ki-tô đă yêu thương chúng ta, đă tự nộp ḿnh làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tự hương thơm ngào ngạt". Qua đây Thánh Phao-lô muốn ám chỉ rằng cuộc sống của chúng ta cũng như của Chúa Giêsu là một cuộc "đăng sơn". Vậy! anh em chúng ta hăy để lại dưới chân núi những: chua cay, gắt gỏng, nóng nảy, giận hờn, thóa mạ..., để rồi cùng nhau hít thở bầu không khí trong mát trên đỉnh cao sơn: "Anh em hăy ăn ở hiền hậu với nhau, hăy thương xót và tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đă tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô". T́nh yêu là làn gió mát, là sức mạnh để chúng ta tiến bước.

Thưa cộng đoàn !

Chắc chúng ta c̣n nhớ bài Tin Mừng của Chúa Nhật tuần trước, đó là phần đầu của bài giảng về Bánh Hằng Sống (BHS) của Đức Giêsu; Người đă phân biệt hai thứ bánh: bánh vật chất nuôi thân xác tức là manna trong Cựu Ước, bánh thiêng liêng nuôi hồn tức Thánh Thể Chúa Ki-tô trong Tân Ước, và bài Tin Mừng hôm nay tiếp nối bài Tin Mừng (CN) vừa qua, đồng thời cũng là phần thứ hai của bài giảng về (BHS). Trong phần này Chúa Giêsu nói đến việc Người ban "Ḿnh" làm BHS và kêu gọi người ta ăn bánh đó.

"Ta là BHS từ trời xuống, ai ăn Bánh này sẽ sống đời đời"

Ở đây chúng ta thấy Chúa Giêsu đưa dần đến mầu ngiệm "bánh ban sự sống". Thế nhưng dân chúng không chịu mở tai để nghe, mở trí để hiểu. Họ cứ khư khư xoay quanh những đ̣i hỏi vật chất, không khác ǵ cha ông họ kêu trách trong sa mạc ngày xưa. Họ nói: "Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả; sao bây giờ ông ta lại nó: "Tôi là BHS từ trời Xuống". Thật vậy, BHS: đây là cách ám chỉ một con người sống, v́ bánh tự nó không bao giờ có sự sống. Chúa Giêsu tự xưng là BHS v́ Người là Thiên Chúa hằng sống, là Đấng phục sinh luôn măi. V́ thế, chúng ta được lôi kéo đến cùng Người th́ được thông phần vào mầu nhiệm của Người và cuối cùng được dẫn đến sự sống vinh quang.

Thưa cộng đoàn !

Nguồn gốc, nhân vị, quyền năng của Chúa Giêsu là một mầu nhiệm; "Ngài bởi đâu mà đến?". Thưa: chỉ có đức tin, một ân huệ của Chúa Cha, mới có thể trả lời cho chúng ta biết. Chúa Giêsu đă bác bỏ những luận điệu quá tự nhiên ấy, Ngài c̣n khẳng định rằng: "Ta là đường là sự thật và là sự sống, không ai đến được với Ta, nếu Cha là Đấng sai Ta không lôi kéo kẻ ấy, và Ta, Ta sẽ cho họ sống lại ngày sau hết". Thật vậy, chỉ có Thiên Chúa mới có thể mạc khải cho chúng ta Chúa Giêsu. Thánh kinh là con đường dẫn chúng ta đến với con Thiên Chúa; nhất là đến tột điểm hôm nay dưới h́nh ảnh Ngài là BHS. Để kết thúc bài giảng Chúa đă khẳng định rơ ràng, không úp mở: "Bánh Ta ban chính là Thịt Ta, để cho thế gian được sống!".

Xin cộng đoàn nhớ điều này: Phép Thánh Thể chính là biểu hiện và cũng là sự thật, t́nh thương của Ngài đă hiến ḿnh v́ chúng ta dưới h́nh bánh rượu. Như E-li-a buồn rầu, chán nản, Chúa đă dọn cho một bữa ăn để có sức đi lên núi Chúa; th́ nay Chúa cũng dọn cho chúng ta, chính Thịt và Máu của Người để bồi dưỡng linh hồn và thể xác chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể.

Thưa cộng đoàn !

Chúa đă hiến ban Thịt ḿnh cho thế gian được sống; v́ thế chúng ta hăy quảng đại hiến ban chính cuộc sống cũng như tài năng, sức khỏe, bổn phận, vật chất ..., để tạo nên sự nhẹ nhàng, thoải mái, niềm vui và hạnh phúc cho những người xung quanh chúng ta. Có một điều mà người kitô hữu không thể sao lăng đó là: chúng ta đă tin vào Chúa Giêsu, nhưng đức tin của chúng ta chỉ có sự sống khi chúng ta không có thái độ thờ ơ nguội lạnh với phép Thánh Thể, nhưng là sốt sắng và mến yêu tha thiết, v́ phép Thánh Thể là nguồn ban sinh lực sự sống đời đời cho chúng ta.

 

Jude Siciliano

 

Đức Giêsu - bánh hằng sống cho chúng ta

1V 19,4-8; Ep 4,30-5,2; Ga 6,41-51

Lm. Jude Siciliano, OP

Học viện Đaminh chuyển ngữ

 

Thưa quư vị,

Ngôn sứ Êlia đang trong t́nh trạng chán chường. Chẳng phải cũng có lúc quư vị cũng thốt lên như ông sao: “Lạy Chúa, thế là đủ rồi!” Ông vừa hoan hỉ v́ chiến thắng các ngôn của thần Baal (chương 18) trên núi Caramel, nhưng làm như thế là chọc giận Hoàng hậu Jezebel, người đă đưa các ngôn sứ của Baal vào Israel. Bà thề sẽ giết chết ông và Êlia đă phải trốn đi. Chúng ta thấy ông kiệt sức, cả thể xác lẫn tinh thần, trước những thử thách. Ông không c̣n thiết sống nữa.

Cuộc tàn sát gần đây ở Aurôna, Côlôrađô và ở nhiều nơi khác chỉ là một phần của toàn cảnh – hai cuộc chiến tranh, t́nh h́nh thất nghiệp triền miên, gia đ́nh ly tán, hạn hán,…lắm khi cũng khiến chúng ta phải kêu lên Thiên Chúa như Êlia, “Lạy Chúa, thế là đủ rồi!” Có thể hầu hết những vấn nạn riêng của chúng ta có thể không tệ hại như của những người khác nhưng lắm lúc chúng vượt quá sự kiên nhẫn và sức chịu đựng cũng như ḷng tin của chúng ta. Nên chúng ta cũng sẽ cùng với Êlia mà thốt lên: “Lạy Chúa, thế là đủ rồi!” Cũng như Êlia, những lời ta thốt lên không bị Thiên Chúa bỏ ngoài tai.

Không có những giải pháp tức thời hay câu trả lời lập tức cho những vấn nạn nghiêm trọng mà con người phải đối diện, nhưng câu chuyện của ngôn sứ Êlia cho ta niềm tin tưởng vào một Thiên Chúa giàu ḷng khoan dung, Đấng không thờ ơ trước những cảnh ngộ của chúng ta và, như Thiên Chúa đă làm cho Êlia, Người sẽ giúp ta đứng vững với sự hiện diện thánh thiêng, tỏ ra trong nước và bánh mà Êlia nhận được. Vị ngôn sứ được ban sức mạnh khi ông kiệt sức và nhờ thế ông có thể tiếp tục vượt qua được sa mạc thử thách. Cuộc hành tŕnh này rồi sẽ đưa ông về đâu? Sau cùng, ông nhận ra Thiên Chúa trong cơn gió thoảng và được trở nên mạnh mẽ mà quay lại đối diện với kẻ thù.

Chúng ta có thể thấy tại sao bài đọc này được chọn đọc hôm nay; nó chuẩn bị cho chúng ta lắng nghe Tin mừng. Bánh của Êlia nhắc chúng ta rằng Thiên Chúa ban cho chúng ta Thánh Thể để làm của ăn trên hành tŕnh của chúng ta. Cũng như Êlia, hành tŕnh của chúng ta chưa hoàn tất và hiện nay có thể là giai đoạn khó khăn và chán nản. Như bánh ban cho Êlia, Thánh Thể cũng được ban cho chúng ta, lời Thiên Chúa hứa sẽ không bỏ rơi chúng ta cho tới cuối hành hành tŕnh và chúng ta sẽ được nh́n thấy Chúa diện đối diện.

Những người Galilê mà Đức Giêsu đang giảng cho họ, đă thấy một dấu lạ cả thể - Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều để nuôi họ. Ấn tượng mạnh mẽ đó đă khiến họ quay lại với Đức Giêsu và khiến họ tin tưởng vào Người. Dấu đó cũng đă gợi lên một kư ức đức tin và nhắc họ nhớ rằng trong một hoang mạc khác, chính Thiên Chúa đă thấy dân Israel đang chạy trốn bị đói và Ngài đă cho họ ăn, mỗi ngày trong suốt 40 năm. Dấu chỉ Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều cho thấy rằng Thiên Chúa vẫn không ngừng đồng hành với họ, quan tâm đến sự đói khát của họ và một lần nữa cho họ ăn.

Manna trong sa mạc không thể cho họ sự sống đời đời. Khi dân ăn manna trong sa mạc, chỉ đủ cho một ngày, trừ hôm trước ngày sabát (Xh 16,16-25). Không c̣n ǵ sót lại. Nhưng khi Đức Giêsu cho đám đông dân chúng ăn, họ đă ăn no mà c̣n dư rất nhiều. Đức Giêsu ban cho thứ bánh có thể mang lại sự sống đời đời và bánh đó ở với chúng ta và không hủy hoại chúng ta.

Những kẻ nghe Đức Giêsu đă nhảy từ việc Đức Giêsu nói về niềm tin (đoạn kết của Tin mừng Chúa nhật trước 6,35) qua vấn nạn ít liên quan đến họ hơn – đó là khẳng định của Đức Giêsu “Tôi là bánh từ trời xuống”. Thực ra, điều này sẽ trở thành một vấn nạn rất riêng tư, nhưng ngay lúc đó họ có lẽ đă không nắm được mấu chốt vấn đề. Có vẻ như rất dễ đổi đề tài khi Đức Giêsu chuyển qua vấn đề liên quan đến cuộc sống của chúng ta.

Làm sao Người có thể là “bánh từ trời xuống” khi mà họ biết rơ song thân của Người? Làm thế nào một người có thể từ trời xuống, nhất là khi chúng ta biết cha mẹ của họ là ai? Các thính giả của Đức Giêsu đă “xầm x́”, cũng giống kiểu cha ông họ ngày xưa xầm x́ trong sa mạc (bài đọc I của Chúa nhật tuần trước Xh 16,2-4;12-15). Việc khám phá nguồn gốc cũng như căn tính của Đức Giêsu chẳng ích ǵ. Cách chúng ta biết về Người, như các ngôn sứ của họ viết, “Tất cả họ đều được Thiên Chúa dạy dỗ”. Cây gia phả chẳng đưa chúng ta đến với Đức Giêsu, nhưng chính là niềm tin vào Lời Chúa mới giúp chúng ta đến với Đức Giêsu – chính Thiên Chúa kéo chúng ta đến với Người.

Đức Giêsu nhấn mạnh việc Người là ai bằng cách dùng một câu nói mở đầu: “Quả thật, quả thật, tôi bảo cho các ông biết…” Những ǵ Người nói th́ hết sức ư nghĩa, v́ những kẻ đến với Đức Giêsu bằng niềm tin “th́ sẽ có được sự sống đời đời”. Một lần nữa thánh Gioan khẳng định sự sống này ở hiện tại. Bánh mà chúng ta ăn là “bánh hằng sống” có sự sống bên trong và ban sự sống cho những ai ăn bánh ấy.

Liệu những người ăn bánh mà Đức Giêsu hóa ra nhiều có hiểu ra được dấu chỉ được ban cho họ hay không? Đức Giêsu mang sự sống trong ḿnh và, trong dấu chỉ của bánh, Đức Giêsu tỏ cho thấy chính Người là sự sống lại và là sự sống. Nếu chúng ta được nuôi bằng lời của Người th́ chúng ta có sự sống và được thông hiệp với Người và Cha của Người. Nay Đức Giêsu nói đến cách Người có thể ban sự sống cho chúng ta – Người sẽ trao ban chính ḿnh để cho “thế gian được sống”.

Một lần nữa hăy lưu ư, khi nói đến sự sống đời đời, thánh Gioan dùng th́ hiện tại, chứ không phải cách nói về tương lai. Những ai tin vào Đức Giêsu th́ có sự sống đời đời. Thuật ngữ này có nhiều nghĩa trong Tin mừng, nhưng trước hết nó mang nghĩa là sự sống hiệp thông với Thiên Chúa – bắt đầu ngay từ bây giờ. Đức Giêsu là “bánh hằng sống” của chúng ta, và Người  nuôi chúng ta bằng giáo huấn của Người cũng như sự trao nộp chính sự sống của Người. Những kẻ ăn manna trng sa mạc đều đă chết (“Tổ tiên các ông đă ăn manna trong sa mạc, nhưng đă chết”); trong khi Đức Giêsu, bánh sự sống, giải thoát chúng ta khỏi nô lệ của sự chết. Cái chết đă không kết thúc cuộc sống của Người, nó cũng không thể kết thúc cuộc đời của chúng ta trong Người.

Bài Tin mừng hôm nay nói về bánh, nhưng chỉ có ba câu cuối là nói về bánh Thánh Thể. Những câu này sẽ chuyển tiếp từ giáo huấn hôm nay về đức tin vào Đức Giêsu đến “bánh hằng sống” là thân ḿnh của Đức Giêsu trao ban cho thế gian được sống.

Đức Giêsu không chỉ mời gọi chúng ta chấp nhận giáo lư về đức tin, nhưng trước hết là đến trong tương quan với Người. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa, trong Đức Giêsu, đă chia sẻ đời sống của chúng ta và, kết quả là, chúng ta cũng được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa. Cuộc đời của Đức Giêsu cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa không để chúng ta phải đói khát và bị lạc lơng trong sa mạc, nhưng đă đến nuôi dưỡng chúng ta, ở cùng chúng ta và gia đ́nh nhân loại. Trong Giêsu cuộc đời chúng ta có mục đích và hy vọng. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa không để chúng ta gục ngă, dẫu cho có lúc chúng ta cũng kêu than như Êlia: “Lạy Chúa, như thế là đủ rồi!”

Tin không có nghĩa là tách rời khỏi thực tại: Êlia đă đứng lên, đi “suốt bốn mươi ngày, bốn mươi đêm” qua sa mạc và đối diện với kẻ thù. Đức Giêsu cũng phải đối diện nhiều; chúng ta nghe biết điều đó qua đoạn cuối bài Tin mừng hôm nay, khi Người nói: “và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.

Những ai tin rằng Đức Giêsu là bánh sự sống của chúng ta và đang sống trong tương quan với Người, cũng sẽ được mời gọi và được kiện cường hầu trao ban chính ḿnh, cuộc sống của ḿnh, để phục vụ tha nhân như Người đă làm. Những ai “ăn bánh từ trời xuống” được mời gọi trở nên niềm hy vọng trong một thế giới đang tuyệt vọng; cảm thông trong một thế giới khổ đau; trở yêu thương trong một thế giới lạnh giá; lời chân lư trong một thế giới của sự lọc lừa. Hay nói cách khác, để sống “sự sống đời đời” mà chúng ta đă lănh nhận.