HOME

 
 

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN B
Xh 16, 2-4.12-15 / Ep 4, 17.20-24 / Ga 6, 24-35

 

 

An Phong, op : Lương thực các Thiên Thần

Fr. Jude Siciliano, op : Thánh Thể, của ăn bảo dưỡng hành tŕnh dương thế

Fr.  Jude Siciliano, op : Trung tín cuộc hành tŕnh về quê trời

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Làm hay là ?

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Man-na - Thánh Thể

Như Hạ, op : Đói khát

Mát-thêu Vũ Văn Lượng, op : Thánh Thể, nguồn mạch t́nh yêu

Lời Chúa và Thánh Thể : Lạy Thầy, chúng con ở đây th́ tốt lắm

Giuse Đỗ Văn Phi, op : Ai đến cùng Ta, không hề phải đói

 

An Phong, op

Lương Thực Các Thiên Thần

Ga 6, 24-35

 

Tin mừng hôm nay là một phần trong diễn từ Bánh Sự Sống. Từ nhu cầu bánh ăn hàng ngày, Đức Giêsu kêu gọi người ta nhân ra nhu cầu "Bánh Sự Sống" và Người khẳng định ḿnh chính là Sự Sống đích thực.

Những người tuôn đến với Đức Giêsu chắc chắn vẫn c̣n nhớ đến bữa ăn no nê do phép lạ Đức Giêsu đă làm từ năm chiếc bánh và hai con cá. Phép lạ đó làm cho người ta yên chí rằng Người sẽ c̣n mang lại cho họ những điều may mắn, sung sướng hay lợi lộc nào khác.

Những người Galilê đă chứng kiến phép lạ này, thay v́ nhận ra đó là dấu chỉ hướng dẫn ḿnh đi xa hơn, th́ lại chỉ nghĩ đến những lợi lộc trước mắt; họ mới chỉ "tin" vào Đức Giêsu như người bảo vệ những quyền lợi riêng tư, như người phục vụ cho đời sống trần gian của họ.

Đức Giêsu hiểu rơ tâm hồn con người hơn bất cứ ai khác. Người biết họ t́m đến với Người v́ điều ǵ. "Các ông đi t́m tôi không phải v́ các ông đă thấy dấu lạ, nhưng v́ các ông đă được ăn bánh no nê".

Đức Giêsu nhấn mạnh đến từ "dấu lạ" để kêu gọi người ta biết nh́n xa hơn, tin vào Chúa trọn vẹn hơn.

Chẳng những Người lưu ư đến những nhu cầu ăn uống, nhu cầu vật chất của con người, nhưng Người c̣n là Đấng Cứu độ trọn vẹn thân phận làm người nữa.

Phải chăng nhiều người chúng ta vẫn "đi đạo" như thể "đi chợ"; chúng ta muốn Thiên Chúa cung cấp cho chúng ta những "hành, tỏi, tiêu, ớt" như một thứ gia vị cho cuộc sống mà thôi. Chúng ta chưa nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài nuôi cuộc sống nhân loại bằng chính t́nh yêu thương lớn lao để chúng ta được đầy sức mạnh trên bước đường đời : Ngài nói với ta lời chân lư có sức giải thoát mọi lầm lạc : Ngài cứu độ nhân loại bằng chính sự sống thần linh để chúng ta được sống cùng với Người và sống trong Người. Như thế, một đức Tin thực sự phải có thể nói lên rằng : Đức Giêsu là tất cả đối với tôi. Tôi sẽ khám phá Người chính là "Bánh Hằng Sống. Ai đến với Tôi không hề phải đói; ai tin vào Tôi không khát bao giờ".

Nhưng dẫu sao, Đức Giêsu vẫn thuơng con người. Người nhắc nhủ những lời ngọt ngào thân ái : "Hăy ra công làm việc, không phải v́ lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn, đem lại phúc trường sinh". Người kêu gọi" "Hăy tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến"; và hăy yêu mến Thiên Chúa "hết ḷng, hết linh hồn, hết trí khôn" (Mc 12,30).

 Lạy Chúa,

Xin cho những hạt giống đức tin mọc lên

trên thửa đất tốt của cầu nguyện,

trở thành những cây cao chất chứa ánh sáng,

mọc trên các nẻo đường của Nước Trời.

V́ Nước Trời

giống như một hạt cải li ti, mong manh

được gieo trong ḷng chúng con,

một hạt cải chỉ chờ ngày nảy mầm để trỗ sinh hoa trái

nếu chúng con biết vun trồng.

 

 

 Lm. Jude Siciliano, OP

 Thánh Thể, Của Ăn Bảo Dưỡng Trong Hành Tŕnh Dương Thế

Ga 6, 24-35

Chúa nhật vừa qua chúng ta đã đọc phần mở đầu của chương 6 trong Phúc Âm thánh Gioan. Kể từ Chúa nhật này cho đến hết tháng 8 các bài phúc âm sẽ trình bày tuần tự chương này; nhờ vậy; chúng ta sẽ hiểu rõ chương 6 nhiều hơn.

Qua đó diễn tả việc Chúa Giêsu làm phép lạ bánh và cá hóa nhiều giúp nuôi dưỡng số đông dân chúng theo Ngài. Sau đó đám dân chúng muốn tôn phong Ngài làm Vua nên Ngài đã lánh đi nơi khác. Nhưng đám dân chúng vẫn kiên trì bám theo Ngài qua tới bờ bên kia biển hồ ở Ca-phác-na-um. Trong phúc âm thánh Gioan hay nhắc đến việc Chúa Giêsu gặp và đối thoại với nhóm Biệt Phái hay với đám đông sau mỗi phép lạ Ngài làm. Đây là cách thánh Gioan muốn diễn đạt thêm về ý nghĩa của những “dấu chỉ” mà Chúa Giêsu đã thực hiện cho những cộng đoàn Kytô Hữu thời đó hiểu. 

Trong những đối thoại này không nhằm để chúng ta biết được những gì đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm. Nhưng để chúng ta tin là Chúa Giêsu đã sống lại và Ngài đang nói với chúng ta ngày hôm nay, cũng như Ngài đã nói với đám quần chúng theo Ngài trước kia. Khi đám dân chúng gặp được Ngài, họ đã hỏi “Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy?” Thật là một câu hỏi thông thường phải không? Và chúng ta cũng sẽ hỏi như vậy khi chưa biết gì về Chúa Giêsu. Nhưng trong câu chuyện này có điều đáng để ý là Chúa Giêsu không đối xử với đám người hỏi Ngài một cách bực tức và đuổi họ đi. Trái lại, Ngài đối thoại với họ. Chúng ta học hỏi được gì về cử chỉ đó của Chúa Giêsu. Nếu chúng ta thực hiện việc đó với Chúa Giêsu bằng cách đối thoại với Ngài và lắng nghe lời Ngài, thì chúng ta sẽ hiểu thêm được Ngài là ai và chúng ta là ai. 

Chúng ta lại tụ họp nhau trong ngày Chúa Nhật để mừng bí tích Thánh Thể. Có lẽ chúng ta vừa qua một tuần lễ rất bận bịu công việc, và không có thì giờ để nghĩ đến Chúa Giêsu. Nhưng chúng ta đến đây với câu hỏi của chúng ta, và chúng ta lắng nghe lời Chúa Giêsu hỏi chúng ta. Như Ngài đã nói với đám đông quần lúc ấy: “Các ông tìm gì vậy?” Có phải hôm nay chúng ta cầu xin với Chúa Giêsu vì chúng ta biết Ngài sẽ giúp chúng ta ra khỏi cảnh khó khăn của cuộc sống, hay giúp tránh chuyện bất hạnh xảy đến cho chúng ta không?

Chúng ta cầu nguyện khi gặp khó khăn, đó là sự hiển nhiên. Nhưng Chúa Giêsu có thể giúp chúng ta nhiều hơn thế nữa; vì chúng ta khao khát Thiên Chúa nhiều chăng? Hay chúng ta muốn sống đời sống Thiên Chúa, muốn hiểu biết thêm nhiều hơn nữa về Ngài?; Đó là bánh mà Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta. Khi chúng ta rước Chúa Giêsu vào lòng, là chúng ta rước chính đời sống Thiên Chúa vậy. Vì Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ Ngài “Thầy là đường…”. Với sự khao khát hiểu biết thêm về Thiên Chúa, chúng ta hảy dùng lời của đám quần chúng theo Chúa Giêsu “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy.”

 Tôi có người bạn sửa soạn một chuyến du hành dài 8 giờ bằng xe hơi. Trong lúc ông sắp xếp hành lý vào xe, có vài người trong chúng tôi hỏi “Anh đem đủ lương thực đi đường không?” Ông ta trả lời là đủ, và nếu không đủ thì ông ta sẽ ghé lại quán ăn nơi dừng xe. Nhưng thời Chúa Giêsu không có những chỗ nghỉ chân dọc đường, vì thế nếu không mang theo đủ lương thực là có thể chết đói. Bởi thế phong tục thời bấy giờ là tặng lương thực cho người lên đường đi xa.

 Chúng ta tất cả đều là những lữ khách, và chưa biết quảng đường đi là bao xa. Có những đoạn nào nguy hiểm thử thách đức tin chúng ta, chúng ta có thể mệt mỏi, và lạc hướng. Chúng ta có thể có lương thực vật chất, nhưng để giữ vững đức tin theo lời Chúa gọi là một chuyện khác. Nếu chúng ta muốn theo chân Chúa Giêsu chúng ta phải có lương thực mà chỉ có Ngài mới cho chúng ta được, đó chính là thân thể Ngài. Do vậy, mỗi Chúa Nhật chúng ta hợp nhau trong phụng vụ, để lãnh nhận món ăn bởi Lời Chúa và bởi Tiệc Thánh Chúa dành cho chúng ta để làm lương thực cho cuộc hành trình dương thế chăng?

Chúng ta, những người đến dự thánh lễ đều là những người đói khát. Có người đói về món ăn vật chất: như người bị thất nghiệp, hay không làm đủ lương để sống và nuôi gia đình; chúng ta không đủ bảo hiểm sức khỏe để khi đau ốm; chúng ta không đủ tiền để trả tiền học v.v… Trong giáo xứ chúng ta đã làm gì để giúp những trường hợp đó? Có giáo xứ lập kho thực phẩm, nhóm bác sĩ và y tá tình nguyện, lo tìm chỗ trọ cho người vô gia cư, chỗ dạy nghề, hướng dẫn về luật pháp v.v..

 Chúa Giêsu trông thấy đám đông người nên Ngài động lòng cho họ của ăn. Chắc chắn rằng Chúa Giêsu cũng muốn chúng ta giúp những người đói khát về vật chất trong xã hội chúng ta. Chúa Giêsu, Bánh Hằng Sống, giúp chúng ta trông thấy những người cần giúp đỡ trong cộng đoàn chúng ta. Bằng đôi mắt của Ngài; sẽ giúp chúng ta thấy được những đói khát của tha nhân trong xã hội, luôn cả những người ở ngoài biên giới đất nước chúng ta. Thí dụ như tổ chức “Bánh cho thế giới”, là tổ chức làm đồng hành với Chúa Giêsu được gọi là “cộng đoàn Kitô Hữu” kêu gọi những người lãnh đạo đất nước quan tâm giải quyết nạn đói trong nước và trên thế giới.

 Trong khi Chúa Giêsu nói đến sự đói khát vật chất, Ngài cũng nhắc họ không những chỉ tìm của ăn vật chất mà thôi, vì với của ăn đó, con người vẫn còn đói khát nữa. Ngoài món ăn vật chất ra, chúng ta còn đói khát về phần tâm linh và tình cảm. Những ngày bấy giờ chúng ta hãy nói đến những đói khát chúng ta nhận thấy trong đời sống, và trong gia đình chúng ta. Và chúng ta hãy đưa tay ra xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta của ăn. Ngài thấy chúng ta đói khát, và Ngài không nỡ từ chối lương thực hàng ngày mà chúng ta cần đến.

 Thánh Gioan diễn tả Chúa Giêsu là người làm phép lạ, nhưng Ngài cũng là người cho chúng ta bánh “muôn đời”. Chúa Giêsu là “Bánh bởi trời”, Ngài được Thiên Chúa  gởi đến để dạy chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa. Dân Israel gọi ông Mô-sê là người đã cho họ ăn bánh bởi trời, nhưng Chúa Giêsu đã chỉnh sửa lại là chính Thiên Chúa chứ không phải ông Mô-sê là Đấng cho họ của ăn trong sa mạc. Chúa Giêsu khuyên những người thời bấy giờ nên nhìn nhận chính Ngài là bánh mà Thiên Chúa gởi đến cho họ. Thiên Chúa không những đã cho của ăn trong sa mạc, nhưng ngay bây giờ Thiên Chúa tự Ngài ban cho họ của ăn. (Phúc âm Thánh Gioan là phúc âm của thì hiện tại). 

Đám quần chúng hỏi Chúa Giêsu “Chúng tôi phải làm gì để thực hiện những việc Thiên Chúa muốn?”. Ngài trả lời “Việc Thiên Chúa muốn cho các ông làm là tin vào Đấng Người đã sai đến”. Tin vào Chúa Giêsu là tin Thiên Chúa đã thương yêu chúng ta (Ga, 3:16). Chúng ta không đáng được hưởng tình thương yêu đó, Chúa Giêsu là dấu chứng tình thương yêu của Thiên Chúa. Đón nhận Chúa Giêsu và lời Ngài dạy là ăn bánh hằng sống, bánh “ban sự sống cho thế gian”.

 Sống đời sống của Chúa Giêsu ở thế gian là điều rất khó. Chúng ta có thể bị chán nản, muốn xuôi tay, hay bị lạc hướng. Đôi khi hình như thế gian của sự chết có vẻ thắng sự sống mà Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta. Mỗi ngày tin tức trên trang đầu các nhật báo đủ làm cho chúng ta chán nản. Bài phúc âm hôm nay nhắc chúng ta là cuộc hành trình dương thế không ai sẽ đi một mình. Mà sẽ cùng đi với nhau, với của ăn hằng sống được Thiên Chúa ban cho chúng ta.

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

  

Fr. Jude Siciliano, op 

 

Trung Tín Trong Cuộc Hành Tŕnh Về Quê Trời

Ga 6, 24-35

 

         Thưa quí vị,

Nếu như muốn suy niệm về Kinh thánh Do thái, th́ hôm nay chúng ta có cơ hội tốt. Bài đọc 1 trích từ sách Xuất hành, là thành phần của cuộc di cư vĩ đại, lâu dài, khó khăn, dân tộc Do thái phải trải qua trong sa mạc Sin khô cằn. Tính chất biểu tượng của nó thật phong phú cho mỗi linh hồn và ngay cả cho toàn thể Hội thánh, để vượt qua biển đời trần gian. Trong suốt thời kỳ đó ḷng tin của dân tộc Israel bị thử thách nặng nề qua những miền đất hoang dă, gập ghềnh, đầy thú dữ. Nghe đọc bản văn, chúng ta tưởng chừng như câu truyện mới xảy ra hôm qua. Thực sự việc đó đă xảy ra hàng ngàn năm về trước. Thiên Chúa dẫn đưa dân Do thái thoát khỏi ách nô lệ Ai cập, và vào lúc này họ thấy ḿnh đang trên con đường trở về đất hứa. Họ được tự do, nhưng cuộc hành tŕnh về quê cha đất tổ th́ mới vừa khởi sự. Họ c̣n phải chịu đựng rất nhiều để học cho biết họ là dân tộc nào và Thiên Chúa là ai? Câu truyện thật hấp dẫn và biểu tượng song hành cũng thật rơ ràng. Đức tin của mỗi linh hồn cũng phải trải qua ngần ấy khó khăn để đến được bến bờ hạnh phúc.

Điểm tôi lưu ư đầu tiên là tính cộng đoàn của dân Israel. Ở đây tác giả không nói về cá nhân nào, mà về toàn thể xét như một dân tộc thoát ách nô lệ, và làm cuộc di chuyển qua sa mạc. Cả cộng đồng rời bỏ Ai cập, cả cộng đồng ăn thịt chim cút và bánh manna. Cả cộng đồng phải thử thách, khổ đau, chịu đựng và kêu ca. Như vậy bài đọc gợi ư cho chúng ta về những vật lộn cá nhân trong những cuộc hành tŕnh khó khăn của đức tin. Xin luôn nhớ đây là truyện ḷng tin của cả một khối người, không phải của riêng lẻ một ai. Một khối người duy nhất phải trải qua sa mạc. Về phần chúng ta cũng vậy các khó khăn thử thách trong cuộc sống cũng phải được nh́n trong tổng thể ḷng tin của cộng đoàn giáo xứ, khi chúng ta cùng nhau tiến tới trên cuộc đời người tín hữu.

Vậy th́ cứ thử đặt kinh nghiệm vượt sa mạc của dân Do thái dưới góc độ văn phạm của ngôn ngữ để thấy nội dung của nó ra sao ! Thật khủng khiếp. Nhưng xin thứ lỗi cho tôi về lối giải thích ngoại thường này. Một mệnh đề đơn giản phải có ba yếu tố: Chủ từ, động từ và túc từ. Chủ từ thực hiện hành động, động từ chuyển tải hành động và túc từ tiếp nhận hành động. Trong suốt hành tŕnh di cư của dân Do thái, sự thật văn phạm được tôn trọng. Thiên Chúa là chủ từ và dân Israel tiếp nhận các hành động của Ngài, c̣n động từ th́ vô số, tuỳ vào t́nh huống: giải cứu, trừng phạt, đe doạ, khuyên răn, ban lề luật… Trong câu truyện xuất hành Thiên Chúa thực hiện những hành động cao cả trên dân. Ngài trông thấy nỗi nhọc nhằn vất vả của kiếp sống lầm than và ra tay giải cứu. Ngài che chở, nuôi sống, dẫn đưa họ qua sa mạc. Tất cả đều là những hành động của Ngài. Dân chúng kêu ca, ta thán, th́ có thể coi như những lời cầu khẩn, van xin Thiên Chúa nghe lời và quyết định giải thoát. Ngài không hề ở xa tuyển dân, ngược lại luôn ở gần, lắng nghe các ước vọng của họ. Đàng khác, tuyển dân là túc từ của mệnh đề. Họ sống trong gian khổ, trong những nhu cầu cấp thiết, nhưng chẳng có khả năng tự giải quyết. Họ tiếp nhận các hành động xót thương của Đức Chúa.

Do đó, sách Xuất hành mạc khải cho dân Do thái biết Thiên Chúa là ai và những vật lộn trong sa mạc cho họ hay ḿnh là thế nào? Chúng ta cũng thường bộc lộ những yếu đuối, chao đảo, khó khăn, ta thán, những nỗi thống khổ. Chúng ta có cảm nhận một Thiên Chúa trung tín, hằng ra tay nâng đỡ, cứu giúp, như Ngài đă từng làm cho dân Do thái? Hơn nữa, hàng ngày chúng ta cần Thượng đế giải phóng khỏi kiếp nô lệ tội lỗi. Mặc dù do thói quen chúng ta không nhận ra thân phận ḿnh, cứ cho là tự do mà trong thực tế không phải vậy. Nói rộng ra, phần đông nhân loại đều sống trong ách ḱm kẹp của Satan. Nhân loại cần một Thiên Chúa giải thoát. Nhưng công việc của Ngài chỉ là bước đầu. C̣n rất nhiều gian nan trước mắt: phá vỡ thói xấu, tập tành nhân đức, vượt khó… V́ thế ngay khi ra khỏi Ai Cập, Thiên Chúa đă truyền cho tuyển dân phải nên thánh, kẻo trở lại nếp sống nô lệ xưa. Đây là t́nh trạng mà Vat.II đă gặp. Sau những cố gắng đổi mới, biết bao nhiêu chống đối nổi lên, thậm chí c̣n có những kẻ muốn huỷ bỏ thành quả của Công đồng, trở về nếp sống bảo thủ, khép kín, ngăn cách khỏi cộng đồng nhân loại. Trên con đường thiêng liêng nếu không có Thiên Chúa hướng dẫn, th́ trăm bước sai lầm, chưa chắc chúng ta đă được một bước chính xác. V́ vậy phải luôn gắn bó với Thiên Chúa trong nếp sống thánh thiện.

Nhưng cũng không nên quá bi quan, tô vẽ một Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta vào khó khăn, thử thách. Xin luôn nhớ, dân tộc Israel đă từng sống kiếp nô lệ và Thiên Chúa là Đấng giải cứu họ. Nếu như họ gặp nhọc nhằn, đó là v́ c̣n đang ở trong tiến tŕnh tiến tới tự do, phải bỏ lại đằng sau những tập quán xưa, thói quen cũ. Điều này không phải dễ, nh́n vào chính bản thân, chúng ta cũng thấy cải tạo quả là khó khăn, đau xót, nói chi đến một tập thể, một cộng đoàn, một giáo xứ và ngay cả Hội thánh. Tuy nhiên, để có những cuộc khai sinh con người mới, cộng đoàn mới, th́ nhất thiết chúng ta phải chết đi bằng nhiều kiểu cách. Không phải tự tử mà chết đi với tật xấu thói hư.

Giống như dân tộc Israel, Hội thánh cũng hằng đối mặt với các cuộc thanh tẩy, các thử thách do những thế lực ma quỉ gây nên. Lịch sử Giáo hội cho thấy rơ điều đó. Năm ngoái tôi được cung cấp một danh sách dài những quốc gia đang c̣n bách hại Hội thánh. Tất cả là hơn 20. Năm nay tôi dám chắc con số đó không giảm, có thể c̣n tăng lên. Bởi lẽ t́nh h́nh bài tây phương ngày một dâng cao và Hội thánh bị ảnh hưởng, tuy gián tiếp nhưng cũng rất nặng nề. Cũng không thể bỏ qua những đấu tranh nội bộ. Khi cố gắng sống nhân chứng cho Đức Ki-tô, Giáo hội phải thích nghi với nếp sống địa phương. Nhưng vô t́nh Giáo hội đồng hành luôn với các thể chế chính trị, văn hoá, kinh tế. Thành thử nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân, lây nhiễm năo trạng thực dụng, cứ ngỡ ủng hộ lợi ích của chế độ là trở thành các Kitô hữu tốt. Làm ngược lại là xấu, là phản bội đức tin. Thực chất không phải vậy. Chính Chúa Giêsu đă tuyên bố: "Nước của tôi không thuộc về thế gian này." (Ga 18, 36). Lại c̣n một loại khó khăn khác nữa mà Hội thánh luôn phải đấu tranh. Đó là tội lỗi trong ḷng ḿnh, đặc biệt các gương mù gương xấu của giai cấp linh mục, tu sĩ. Thí dụ như trong Hội thánh Hoa Kỳ, gương mù lạm dụng t́nh dục của một vài giáo sĩ đă gây nên không biết bao nhiêu thiệt hại cho mẹ Giáo hội. Về vật chất, thiệt hại quả là khổng lồ. Tiền của đền bù, đáng lư phải được dùng vào những lợi ích khác như thành lập bệnh viện, trường học, từ thiện, viện trợ cho các giáo hội nghèo khó v.v… Tất cả đều bị cắt giảm để tài trợ cho các án dân sự. Về mặt tinh thần th́ vô kể. Gương xấu đă phát sinh nhiều lời phê b́nh gay gắt, giận dữ, bất măn, ta thán, chế diễu, tố cáo, rời bỏ, loại trừ… Chẳng thiếu một h́nh thức nào. Có thể c̣n phải mất vài thập niên nữa vết thương mới được chữa lành. Ở đây chúng ta lại gặp kinh nghiệm sa mạc và như thế lại cần đến lương thực "man-na" mà chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có khả năng cung cấp. Thứ manna chữa lành, đổi mới và tái dấn thân. Giáo hội Hoa kỳ đang ở giai đoạn xuất hành gian khổ. Thử thách ập đến trong nhiều h́nh thức khác nhau. Giống như tuyển dân Do thái, chúng ta cũng rất dễ xa đường lạc lối.

Điều an ủi là Thiên Chúa xưa kia đă trông thấy cộng đoàn xuất hành Do thái đói khổ và gởi lương thực đến cho họ. Không phải lương thực họ đă quen dùng, cũng không phải lương thực họ tự chọn lấy. Nhưng thứ bánh mà họ phải hỏi nhau: "Cái ǵ đây?" (man-hu?). Cho nên bài đọc 1 cũng như bài Tin mừng kêu gọi hăy tin tưởng vào Thiên Chúa. Ngài sẽ nuôi dưỡng chúng ta trong những ngày tháng khó khăn này. Chúng ta chẳng biết được thứ bánh mà Ngài sẽ ban là ǵ. Có thể ngon ngọt, vui mừng. Có thể chua cay đắng đót. Nhưng mỗi ngày chúng ta được thêm sức mạnh để vượt qua thử thách. Bánh đây không loại trừ lời khích lệ của thân nhân, bà con, bạn bè, có khi của cả những người xa lạ chúng ta chưa từng một lần gặp. Đúng thế, ngoại trừ số ít ḷng lang dạ thú, c̣n th́ trái tim con người ta đa phần rất dễ rung động trước những nỗi bất hạnh của kẻ khác. Mỗi khi có thiên tai, băo lụt, ḷng hảo tâm của các tầng lớp đồng bào lại mở rộng một cách hào hiệp. Thêm vào đó, nhiều cơ quan từ thiện quốc gia, tôn giáo, quốc tế thường xuyên hoạt động ở những khu vực cần giúp đỡ. Nhiều khi v́ quá vô tâm, chúng ta không nh́n thấy bàn tay dịu hiền của Thiên Chúa cùng hoạt động với những cơ quan đó. Như vậy trong một cộng đoàn, bánh của Thiên Chúa có thể là vật chất, có thể là tinh thần, dưới những h́nh thức ngôn sứ khác nhau, kêu gọi chúng ta trở về với Hội thánh, Bí tích phổ quát của Chúa Giêsu trên thế gian.

Điểm cuối cùng sách Xuất hành mặc khải là: ngày nào đủ bánh cho ngày ấy. Người ta thu gom phần bánh cho ḿnh hàng ngày. Nếu như họ tỏ lộ ḷng tham lam, lượm hơn số cần thiết, nó sẽ tự hư nát (trừ trường hợp cho ngày Sabbath). Nghĩa là Thiên Chúa luôn có mặt để giúp đỡ con người vượt qua mọi khó khăn. Do đó, chúng ta được dậy cho biết phải cậy trông vào sự quan pḥng của Đức Chúa Trời, nuôi dưỡng các tạo vật của Ngài. Chúng ta thực sự có nhu cầu sống trong đức tin như thể cá nhân hay cộng đồng mà chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới thoả măn được. Trong Thánh lễ hôm nay chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể, bánh hàng ngày của nhân loại, bánh ban sự sống và hạnh phúc vĩnh cửu. Bánh chứng tỏ rằng mặc dù chúng ta hằng cầu xin, nhưng Thiên Chúa đă lắng nghe rồi, mà ban cho dư thừa. Tuy nhiên, c̣n một h́nh thức khác của bánh cần van xin. Đó là bánh đức tin để chúng ta can đảm làm các chứng nhân. Đó là bánh liên kết chúng ta với nhau trong bác ái. Đó là bánh bày tỏ sự hiện diện của Thiên Chúa xót thương giữa xă hội loài người. Chúng ta cầu xin thứ bánh đó. Nhưng cũng đừng quá đỗi ngạc nhiên., khi Ngài ban tặng "manna" trong muôn vàn thể thức khác nhau. Amen. Fr. Jude Siciliano, OP.

Ghi chú thêm: Bài đọc 2 thánh Phaolô nói đến con người mới: chúng ta có thể khai triển: Con người mới là Đức Giêsu Kitô, là Hội thánh (khải hoàn). Con người đang đổi mới là mỗi tín hữu.

Giuse Nguyễn Cao Luật, op

 

Làm Hay Là ?

Ga 6, 24-35

 

Lời tuyên bố gây sững sờ

Đoạn văn hôm nay mở đầu cho cuộc đối thoại dài giữa Đức Giê-su với đám đông dân chúng muốn tôn Người làm vua, sau khi họ được chứng kiến phép lạ hoá bánh ra nhiều. Cuộc đối thoại này được gọi là diễn từ về bánh trường sinh, trong đó Đức Giê-su đáp lại việc t́m kiếm của đám đông dân chúng qua những tuyên bố quan trọng, nhưng họ không hiểu nỗi. Đức Giê-su cố gắng giải thích cho họ hiểu tầm mức sâu xa của những điều mới xảy ra. Bánh Người vừa ban cho đám đông mới chỉ là một dấu chỉ, qua đó Người loan báo một thực tại c̣n sâu sắc hơn nhiều. Thực tại ấy là nguồn mạch đích thực của sự sống, bởi v́ nó không chỉ diễn tả t́nh yêu, nhưng chính là t́nh yêu.

. "Tôi là bánh trường sinh"

Một tuyên bố đầy mâu thuẫn và có tính khiêu khích. Lời tuyên bố này buộc các thính giả phải đặt ḿnh vào một tầm mức hoàn toàn khác hẳn với cuộc sống thể chất. Họ phải tự đặt câu hỏi cho chính ḿnh : Đâu là khát vọng cơ bản đang thúc đẩy họ ? Phải chăng họ là những người đang ở trong t́nh trạng no nê, thoả măn v́ đă được ăn và bây giờ không c̣n đói ? Họ có cảm thấy khao khát một chuyện ǵ khác không, và chuyện đó là ǵ ?

Lời tuyên bố của Đức Giê-su không có ư nói bánh ăn của con người không làm cho họ cảm thấy ngon miệng. Người cũng không nói với họ là nhu cầu ăn uống không cần thiết nữa và phải loại bỏ. Người có ư buộc họ phải đào sâu khát vọng của ḿnh : họ có mong muốn được sống vĩnh cửu hay chỉ sống đời này ? Người cho họ hiểu rằng con người không thể sống được nếu không có mối liên hệ với thế giới đang nuôi dưỡng ḿnh. Con người không thể sống được nếu không có mối liên hệ với người khác cũng như với chính ḿnh.

Đó là điều Đức Giê-su muốn đề nghị qua lời tuyên bố "Tôi là bánh trường sinh."

. "Việc Thiên Chúa muốn là các ông tin ..."

Khi đám đông đến gặp Đức Giê-su, Người đă nói với họ : "Các ông đi t́m tôi không phải v́ các ông đă thấy dấu lạ, nhưng v́ các ông đă được ăn bánh no nê". Đức Giê-su biết dân chúng đi t́m Người không phải v́ đă hiểu được dấu lạ hoá bánh ra nhiều, nhưng v́ những mục đích phàm trần. Trong thâm sâu, có lẽ Đức Giê-su muốn nói với họ rằng : "Việc các ông phải làm là đừng t́m kiếm thứ của ăn hư nát, nhưng là nhận ra trong dấu lạ tôi vừa thực hiện là hành động của Chúa Cha. Chính Chúa Cha đă trao cho tôi làm thay và tôi là người do Chúa Cha sai đến. Hăy tin vào tôi, đó là việc các ông phải làm".

Lời tuyên bố làm đám đông ngạc nhiên, chưng hửng.

Tin vào tôi tức là vào Đức Giê-su, người đang nói chuyện với đám đông. Đây không phải là tin cách mù quáng nhưng là đi vào trong nhăn quan mới của người đang nói chuyện. Tin Đức Giê-su là Đấng được Chúa Cha sai đến có nghĩa là khám phá nơi chính bản thân ḿnh ư nghĩa về cuộc sống của ḿnh, về khát vọng cũng như lời mời gọi của ḿnh.

Lời đề nghị của Đức Giê-su không bảo người ta phải rút lui, nhưng thúc đẩy họ đạt đến chân lư sâu xa đang ẩn giấu nơi tâm hồn con người, v́ con người che giấu chân lư.

Về phần ḿnh, qua hành động, qua cuộc sống và cái chết, Đức Giê-su buộc mỗi người phải đối diện với thực tại ấy. Ai chấp nhận mở ra, người ấy vượt lên trên những biểu hiện bên ngoài, hiểu được nền tảng của thực tại và họ sống.

Cuộc đối thoại quyết liệt

Cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và đám đông quả là một thứ bi kịch. Đức Giê-su muốn bày tỏ những điều bí nhiệm, c̣n dân chúng lại cứ muốn hiểu theo nghĩa vật chất. Các cử chỉ và lời lẽ của Đức Giê-su do thánh Gio-an thuật lại ghi nhận rằng mối căng thẳng từ bên trong mỗi lúc một tăng thêm. Người ta phải đau đớn mà nh́n nhận rằng, giữa hai bên, không hề có sự thông cảm, khoan nhượng. Một cuộc đối thoại quyết liệt.

Khởi đầu, đám đông đi t́m Đức Giê-su. Sau khi được Người cho ăn bánh no nê, họ đă lạc mất Người, và họ đi t́m.

Nhưng họ đi t́m ai ? Có phải là t́m người vừa cho họ ăn bánh, hay là người sẽ giải quyết những vấn đề cụ thể của họ ? Sau khi được Đức Giê-su nuôi ăn, họ nghĩ rằng ḿnh có quyền chiếm đoạt Người. Gặp Đức Giê-su, họ đưa ra một loạt câu hỏi : "Thưa Thầy, Thầy đến đây bao giờ vậy ?" - "Ông sẽ làm ǵ đây ?" - "Ông làm được dấu lạ nào ?" Và cuối cùng, như một lệnh truyền : "Xin ban cho chúng tôi ..."

Làm, đó là từ ngữ chính của đám đông. Họ muốn Đức Giê-su phải luôn làm một điều ǵ đó, một điều ǵ mới với tư cách là một nhà ảo thuật đầy khéo léo. Và họ sẽ đưa ra nhận xét về Đức Giê-su theo những việc Người làm.

Để đáp lại từ làm của đám đông, Đức Giê-su nói : "Tôi là".

Họ hỏi : "Chúng tôi phải làm ǵ ?"

Đức Giê-su đáp : "Việc Thiên Chúa muốn các ông làm là tin vào Đấng Người đă sai đến."

- Xin cho chúng tôi được ăn măi thứ bánh ấy.

- Chính tôi là bánh trường sinh. Hăy đến và hăy tin.

Đây chính là trọng tâm của bi kịch ; không có ánh sáng Thần Khí, không thể nào vượt qua được. Không có thái độ sẵn sàng, làm sao có thể hiểu được là là quan trọng nhất, và "tôi làm" chỉ là một h́nh thức của "tôi là" ?

Quả thật, người ta không thể nói rằng ḿnh yêu mến Thiên Chúa mà trong thực tế lại ghét anh em ḿnh. Nhưng người ta càng không thể coi điều này hơn điều kia để rổi không sống chính sự sống của Đức Ki-tô, không sống t́nh yêu Người trao tặng qua cuộc sống của Người.

Trong thực tế, người ta thường bỏ qua khó khăn này. Người ta dễ dàng quả quyết Đức Giê-su là bánh trường sinh, nhưng lại không nh́n nhận đó là lương thực của ḿnh. Người ta rất ao ước đón nhận Bánh trường sinh, nhưng lại không muốn tiến đến với Đức Ki-tô, không muốn nhận lấy thập giá và bước đi theo Người.

Cuối cùng, người Do-thái chẳng hiểu được Đức Giê-su muốn nói với họ. Họ chỉ mong muốn Đức Giê-su làm cho họ có bánh ăn, chứ không muốn Đức Giê-su là bánh cho họ.

Bánh là chính Thiên Chúa

"Tôi là bánh trường sinh."

Đây là một khẳng định quan trọng Đức Giê-su gửi đến mỗi chúng ta. Qua câu nói này, Đức Giê-su muốn nói với chúng ta : "Hăy đến với tôi, anh em sẽ không c̣n đói ; hăy tin vào tôi và anh em sẽ không c̣n khát."

Thật thế, chúng ta đói, chúng ta thiếu, không phải chỉ bánh ăn ; chúng ta khát không phải chỉ nước uống. Chúng ta c̣n đói, c̣n khát t́nh bạn. Chúng ta cần gặp được một cái nh́n, cần được nâng đỡ cách thân t́nh qua sự trợ giúp đầy t́nh huynh đệ. Chúng ta cần biết, cần thấy rằng chúng ta được người khác hiểu biết, thông cảm, và nhất là được người khác yêu mến.

Sau nữa, chúng ta c̣n đói khát điều căn bản hơn là chính Thiên Chúa. Cơn đói khát này, chỉ có một ḿnh Thiên Chúa mới có thể làm thoả măn. V́ thế, Thiên Chúa đă đến với chúng ta, không chỉ như một sự kiện, nhưng nơi một con người là Đức Giê-su Ki-tô.

Ch́a khoá mở ra tương lai của chúng ta chính là Đức Ki-tô, và chỉ một ḿnh Người.
Chúng ta phải tiến đến với Đức Ki-tô, chứ không phải là đi t́m bánh.
Chúng ta phải đáp lại sự hiện diện của Đức Ki-tô không chỉ bằng từ ngữ, nhưng bằng thái độ sẵn sàng do Thần Khí thúc đẩy, Người sẽ giúp chúng ta nói lên :

 

"Lạy Chúa Giê-su Ki-tô, xin hăy đến.

Chúa thực là bánh trường sinh,

là bánh từ trời xuống."

 

* * *


Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con,
xin ban cho chúng con Người Con của Chúa.
Xin cho chúng con được ăn
thịt và máu Người.
Xin cho chúng con được hưởng
tất cả những ǵ Người đă nói và đă làm giữa chúng con.
Người thường hay nói lương thực của Người là thi hành ư Chúa.
Xin dạy chúng con
đừng chỉ t́m sống cho riêng ḿnh
để biết mến yêu người khác,
và như vậy,
được bước từ cơi chết sang cơi sống. (theo F.Cromphout)

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op

Man-na – Thánh Thể

Ga 6,24-35 

          Sau khi Chúa Giê-su làm phép lạ cho năm chiếc bánh và hai con cá hóa ra nhiều cho hàng ngàn người ăn no, dân chúng phấn khởi quá muốn tôn Ngài lên làm vua, nhưng Ngài không đồng t́nh với quan niệm vật chất, trần tục của họ, nên Ngài bảo các môn đệ xuống thuyền đi trước sang bờ bên kia Biển Hồ, c̣n một ḿnh Ngài lên núi cầu nguyện. Nửa đêm, băo tố nổi lên, con thuyền các môn đệ bị đe dọa, Chúa Giê-su đi trên mặt biển đến với các môn đệ, Ngài truyền cho băo tố yên lặng và con thuyền cập bến b́nh an. C̣n dân chúng không thấy Chúa đâu, họ háo hức đi t́m, số người rất đông, gồm những người mới tới cũng như những người đă được ăn bánh hóa nhiều hôm trước. Họ đă gặp Chúa và các môn đệ ở Ca-phác-na-um. Nhân dịp này, Chúa đă giảng dạy cho họ một bài khá dài về bánh hằng sống, và qua đó Chúa mạc khải về Bí tích Thánh Thể mà Ngài sẽ lập sau này.

          Bài Tin Mừng hôm nay là phần mở đầu của bài giảng ấy, vừa móc nối với những ǵ đă xảy ra trước đó vừa đặt “dàn bài” cho bài giảng theo sau. Trước hết, chúng ta thấy Chúa Giê-su đ̣i hỏi dân chúng phải tin vào Ngài : “Các người hăy tin vào Đấng Thiên Chúa sai đến”. Nghe Chúa nói như vậy, họ hiểu ngay Chúa muốn nói phải tin vào Ngài, nên họ liền đặt câu hỏi với Chúa : “Ông làm được dấu lạ nào để chúng tôi tin ông ? Ông làm được việc ǵ ?”, nghĩa là họ đ̣i Chúa phải làm một việc ǵ phi thường để chứng tỏ Ngài là Đấng Thiên Chúa sai đến, rồi chính họ lại đưa “đề tài” để Chúa biểu diễn quyền năng, họ nói : “Tổ tiên chúng tôi hồi ở trong sa mạc đă được ăn man-na, như có lời chép : “Người đă cho họ ăn bánh bởi trời”.

          Chúng ta biết : man-na là một loại bánh Thiên Chúa đă ban từ trời xuống làm lương thực cho dân Do Thái trong 40 năm hành tŕnh đi về Đất Hứa. Đây là một biến cố vĩ đại không người Do Thái nào không biết, v́ thế, suốt chiều dài lịch sử, dân Do Thái luôn luôn ghi nhớ và ca tụng ân huệ man-na, họ gọi đó là ‘bánh bởi trời”,”bánh của các thiên thần”, và trong truyền thống Do Thái, man-na vẫn được coi là dấu lạ vĩ đại nhất, man-na cũng là bằng chứng cho dân Do Thái tin vào ông Mô-sê. Bây giờ Chúa Giê-su đ̣i họ tin vào Ngài, nên họ đem chuyện man-na ra làm đề tài để đối chiếu Chúa với ông Mô-sê, và yêu cầu Chúa làm một dấu lạ ǵ tương tự như thế hay hơn thế th́ họ sẽ tin Ngài.

          Chúa Giê-su đă dùng đề tài họ nêu ra để dạy cho họ và mọi thời đại biết : không phải ông Mô-sê đă ban man-na, ông chỉ là dụng cụ của Thiên Chúa, chính Thiên Chúa mới ban ma-na. Đàng khác, man-na chưa phải là bánh thật từ trời xuống, có chăng chỉ là h́nh bóng, là cái bóng mờ của một thứ bánh thật mà Ngài sẽ ban sau này. Một điều khác biệt quan trọng nữa là man-na chỉ có trong một thời gian ở sa mạc và bao nhiêu người được ăn man-na rồi cũng chết, trái lại, bánh Ngài sẽ ban mới là bánh từ trời đích thực, có những đặc tính : tăng sức mạnh cho thời gian lữ thứ, và cuối cùng ban sự sống đời đời. Đó là ư nghĩa của man-na cũ và Chúa Giê-su đă áp dụng vào man-na mới là bánh hằng sống  và ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời, đó là bánh Thánh Thể.

          Là con cái Chúa ở thế kỷ XXI này, chúng ta không c̣n có lư do ǵ để nói rằng chúng ta không biết, không hiểu về thứ bánh mà Chúa Giê-su đă mặc khải cách đây hai ngàn năm nữa. Ngài nói : “Chính tôi là bánh ban sự sống”. Nhưng thứ bánh mà Chúa nói đến ở đây không phải là thứ bánh mà người Do Thái thời xưa đă hiểu và đă xin Chúa, mà bánh đó là bánh Giê-su, bánh có tên là Giê-su, bánh đó là bánh từ trời xuống, Ngài đă từ trời xuống, bánh đó mới có khả năng đem lại cho chúng ta sự sống đời đời.

          Thế nhưng thái độ của chúng ta đối với thứ bánh đó như thế nào ? Có phải là thái độ của người Do Thái thời Chúa Giê-su khi được nghe nói về thứ bánh từ trời xuống, thứ bánh ban sự sống đời đời hay là thái độ thờ ơ lănh đạm đối với thứ bánh vô cùng quư giá đó ? Và nếu trong những lời cầu xin của chúng ta, nhất là trong những lời cầu xin sau những lần ăn bánh Giê-su, chúng ta chỉ cầu xin cơm bánh vật chất, cầu xin tiền bạc, cầu xin sức khỏe, cầu xin thành công, cầu xin địa vị danh giá mà không cầu xin sự sống đời đời mà bánh Giê-su mang lại th́ chúng ta cũng chẳng hơn ǵ những người Do Thái thời Chúa Giê-su.   

Chúng ta hăy nhớ : ông Mô-sê và dân Do Thái đă được ăn man-na trong thời gian vượt qua sa mạc. Cuộc đời con người chúng ta hôm nay, sống trong khoảng không gian, thời gian ở trần thế, được coi là một cuộc vượt qua sa mạc, chúng ta cần có lương thực, đó là bánh Thánh Thể. Bánh này không phải như man-na dân Do Thái đă ăn và cũng đă chết, cũng không phải là thứ bánh hóa nhiều trong hoang địa cũng đă hết. Nhưng bánh của Chúa là bánh ban sự sống và bảo đảm được sự sống đời đời với Chúa. Xin Chúa cho chúng ta biết quư trọng phép Thánh Thể và siêng năng rước lễ để Ḿnh Thánh Chúa trợ giúp chúng ta sống lành, sống tốt ở đời này và bảo đảm cho cuộc sống vĩnh cửu hạnh phúc ở đời sau.

 

Như Hạ, op

Đói Khát

Ga 6, 24-35

 

Không bao giờ nhân loại hết đói khổ. Chính dân Chúa đă trải qua kinh nghiệm đau thương đó trong sa mạc. Nhưng cũng chính trong cơn đói khát đó, họ mới chứng kiến sự thật về quyền năng Thiên Chúa.

BÁNH ĐÍCH THỰC

Tại sao con người phải lao nhọc mới có miếng ăn ? Miếng ăn có phải là lư do sau cùng lư giải hoàn toàn mọi sinh hoạt của nhân loại không ? Con người thường thiếu tầm nh́n xa để thấy được tất cả ư nghĩa và nguyên nhân sự sống. Ngay cả trong hàng ngũ những người theo Chúa, cũng có những người chỉ biết cắm mắt vào những những thực tại tầm thường và theo đuổi những mục tiêu quá vị kỷ. Chính v́ thế, Đức Giêsu mới nói : "Thật, tôi bảo thật các ông, các ông đi t́m tôi không phải v́ các ông đă thấy dấu lạ, nhưng v́ các ông đă được ăn bánh no nê." (Ga 6:26)

Làm sao có thể nh́n thấy thực chất cuộc sống, nếu không hiểu được ư định của Tạo Hóa ? Thực vậy, Thiên Chúa muốn chúng ta "tin vào Đấng Người đă sai đến." (Ga 6:29) Không tin không thể thấy những "dấu lạ" tràn ngập trong cuộc sống. Dấu lạ đó là những dấu chỉ về t́nh yêu Thiên Chúa. Dấu lạ lớn nhất là chính Đức Giêsu Kitô "đem lại sự sống cho thế gian," v́ Người là "bánh Thiên Chúa." (Ga 6: 33) Chỉ có con mắt đức tin mới khám phá được tất cả những "dấu lạ" trong "bánh trường sinh" (Ga 6:35). Bánh trường sinh đó là "lời mạc khải của Đức Giêsu." (The New Jerome Biblical Commentary 1990:961)

Khác hẳn với bánh trần gian, "bánh trường sinh" sẽ cung cấp cho con người sự sống bất tận. Thực vậy, Đức Giêsu mạnh dạn mạc khải : "Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ." (Ga 6:35) Tin vào Đức Giêsu, phải dấn thân và hành động. Tin là phục vụ vô điều kiện. Không có sự phân cách giữa đức tin và việc làm, v́ tất cả đều do ân sủng ! Hơn nữa, chính Đức giêsu cũng nhấn mạnh : " Chỉ có một 'việc'phải làm, đó là tin vào Đấng Thiên Chúa đă sai đến." (The New Jerome Biblical Commentary 1990:961)

Nguồn ân sủng phát xuất từ Thánh linh. Bởi đấy, muốn tin vào Đức Giêsu, "anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em." (Ep 4:23-24) Không đổi mới không thể thấy "dấu lạ". Chỉ Thần Khí mới có thể dẫn con người ra khỏi đường ṃn và ngơ cụt cuộc đời. Thiếu Thần Khí, con người cứ quanh quẩn với những nhu cầu tầm thường và chết ngộp dưới sức nặng vật chất. Cuộc đời trở thành đấu trường đầy dẫy bất công và vô đạo. Muốn được giải thoát, chúng ta "phải mặc lấy con người mới, là con người đă được sáng tạo theo h́nh ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện." (Ep 4:24) Con người ấy sẽ sống nhờ "bánh bởi trời, bánh đích thực" (Ga 6:32) là Đức Giêsu Kitô. Nhờ đó, họ sống trong ḥa b́nh và hạnh phúc. Thật vậy, chỉ khi nào trở về con người đích thực, họ mới nhận ra Đức Chúa là Thiên chúa (x. Xh 16:12) và "Đấng Người đă sai đến" (Ga 6:29) giải thoát nhân loại khỏi cơn đói khát triền miên.


         CHÚNG TÔI PHẢI LÀM G̀ ?

Ngày nay, cơn đói khát cả tinh thần lẫn vất chất lan rộng khắp thế giới. Phải có một cuộc "liên đới toàn cầu" mới tạo nổi sức mạnh giải quyết vấn đề quá sức lớn lao đó. Đây là quan tâm chính và cũng là phương châm của 450 đại biểu thuộc hơn 150 tổ chức Caritas quốc gia họp tại Roma từ ngày 7 đến 12 tháng 7 năm 2003.

Trong lá thư viết cho ĐGM Youhanna Fouad El-Hage, chủ tịch Caritas Quốc tế và là TGM tại Lebanon, ĐGH Gioan Phaolô II viết : "việc toàn cầu hóa phải được mọi giai tầng chính trị nhận thức. Muốn cho sự liên đới mang chiều kích toàn cầu, phải thực sự quan tâm tới mọi dân tộc khắp nơi trên thế giới. Trước hết, phải có những nỗ lực quốc tế lớn lao bảo đảm vững chắc cho những tổ chức nhân đạo. Những tổ chức này thường bị gạt qua một bên mỗi khi có tranh chấp, v́ họ không được bảo đảm an ninh cũng như quyền giúp đỡ con người" (Zenit 7/7/03) sống và phát triển. T́m đâu ra hứng khởi và sức mạnh hỗ trợ cho những nỗ lực như thế ? Chỉ Lời Chúa mới có thể đem "thần khí và sự sống" cho toàn thể vũ trụ. Lời Chúa mới có thể hiệp nhất nhân loại trong nỗ lực chống nghèo đói trên thế giới. Chính v́ thế, việc toàn cầu hóa t́nh liên đới trên hết là một lời đáp lại tiếng Đức Giêsu mời gọi khẩn thiết trong Tin mừng. Đối với các Kitô hữu, lời mơi gọi này đ̣i chúng ta phải đi theo một con đường thiêng liêng đích thực, cải hóa tâm hồn và con người." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 7/7/03)

Theo tinh thần đó, "viện trợ không chỉ là việc bố thí cho người nghèo, khiến người cho tự hào và người nhận tủi hổ." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 7/7/03) Để tránh t́nh trạng đó, "việc toàn cầu hóa t́nh liên đới đ̣i chúng ta phải sát cánh làm việc và thường xuyên liên đới với những tổ chức quốc tế. Chính những tổ chức này làm cho các mối tương quan giữa các quốc gia giàu nghèo được luật pháp bảo đảm, cân bằng các mối tương quan đó theo chiều hướng mới, để chấm dứt các các tương quan viện trợ một chiều, thường góp phần làm chênh lệch cán cân giữa các quốc gia qua những món nợ chồng chất từ năm này qua năm khác." (ĐGH Gioan Phaolô II: Zenit 7/7/03)

Của cải đă trở thành phương tiện thống trị. Mối quan tâm hàng đầu của con người thời nay là làm sao "được ăn bánh no nê" hằng ngày, bất kể người anh em đồng loại đang chết đói bên cạnh. Những hạng phú hộ đó nhan nhản khắp nơi. Theo gót Đức Giêsu Kitô, người tín hữu không thể sống buông thả như thế. Trái lại, v́ "được dạy dỗ theo tinh thần của Người, đúng như sự thật ở nơi Đức Giêsu," (Ep 4:21) họ có khả năng đọc những "dấu lạ". Nhờ đó, họ phấn khởi hướng dẫn mọi ngươi từ "lương thực mau hư nát" tới "lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh" (Ga 6:28) nơi "Đấng Thiên Chúa Cha đă ghi dấu xác nhận" (Ga 6:27) là Đấng Cứu độ duy nhất cho toàn thể nhân loại.

 

Mat-thêu Vũ Văn Lượng, OP 

 

Thánh Thể - Nguồn Mạch T́nh Yêu

Ga 6, 24-35

Kính thưa cộng đoàn,

Cuộc gặp gỡ nào bao giờ cũng in đậm những kỷ niệm. Có cuộc gặp gỡ mang lại nụ cười th́ cũng có cuộc gặp gỡ mang lại nước mắt; có cuộc gặp gỡ mang lại hạnh phúc th́ cũng có cuộc gặp gỡ mang lại khổ đau; có cuộc gặp gỡ mang lại hiệp nhất th́ cũng có cuộc gặp gỡ mang lại ly tan; có cuộc gặp gỡ mang lại ngọt bùi th́ cũng có cuộc gặp gỡ mang lại cay đắng; v.v… .

Thưa quư ông bà anh chị em, đó là cuộc gặp gỡ trong thân phận con người chúng ta. Từ những cuộc gặp gỡ đó, chúng ta hướng đến một cuộc gặp gỡ cao trọng nhất, thân thương nhất. Đó là cuộc gặp gỡ mang tính thần-nhân, cuộc gặp gỡ giữa mỗi chúng ta và Đức Giêsu. Thiên Chúa là t́nh yêu và Ngài không nói với chúng ta bằng ngôn ngữ nào khác hơn là thể hiện t́nh yêu qua cái chết của con Ngài. T́nh yêu này được cụ thể hoá nơi phép Thánh Thể là chính thân ḿnh Đức Kitô Giêsu.

Một trong những cuốn phim hay nhất của Chalot và có lẽ cũng là một trong những cuốn phim hay nhất của ngành điện ảnh, đó là cuốn phim có tựa đề : "Ánh sáng đô thị". Cuốn phim kể về câu chuyện t́nh của gă lang thang và cô gái bán hàng hoa.

Nàng là cô gái mù bán hàng hoa bên vệ đường. Ngày nào cũng có một nhà tỉ phú dừng lại mua hoa của nàng. Thế rồi, một ngày kia cũng có một gă lang thang tên là Chalot cũng dừng lại mua hoa của nàng. Tưởng là người tỉ phú, nàng đem ḷng yêu mến và giấc mộng đă từ đây chớm nở nối kết hai tâm hồn. Phần nàng, nàng tưởng rằng ḿnh gặp được người ḿnh mơ mộng bấy lâu nay. C̣n chàng Chalot th́ hy vọng sẽ kiếm được tiền để chữa lành tật mù loà cho nàng.

Chẳng may, v́ một sự ngộ nhận, chàng bị cảnh sát giam giữ. Sau thời gian cầm tù, chàng được trả tự do. Rồi chàng trở lại chỗ cũ để t́m lại người con gái mù loà bán hoa, nhưng nàng đă ra đi. Nhờ tiền bạc trước đây chàng gởi cho, người con gái nay đă thấy được và đang đứng bán một cửa hàng hoa rộng lớn hơn. Chàng qua lại nhiều lần nhưng không thể nhận ra nàng.

T́nh cờ một cánh hồng rơi xuống đất, chàng vội cúi nhặt lấy. Nhưng người con gái cười như khinh bỉ chàng. Chàng định bỏ đi, nhưng chợt nhận ra tiếng cười, chàng vội quay lại và khẽ hỏi : "Cô thấy được rồi sao ?" Người con gái nhận ra tiếng nói quen thuộc của chàng… Nàng từ từ nhặt cánh hoa lên, gắn lên áo chàng và nghẹn ngào thốt lên : "Anh đấy sao ?" Cả hai người nhận ra nhau và không bao giờ xa nhau nữa.

Kính thưa cộng đoàn, đó cũng là cuộc gặp gỡ trong t́nh yêu. Mỗi người chúng ta đều được mời gọi đi vào cuộc gặp gỡ cao trọng hơn đó là phép Thánh Thể. Lời mời gọi nối kết con người và Đức Giêsu Kitô làm một:

Chính tôi là bánh trường sinh.
Ai đến với tôi, không hề phải đói;
ai tin vào tôi chẳng khát bao giờ ! (Ga 6, 35)

Đức Kitô nối kết t́nh yêu của ḿnh với nhân loại bằng chính sự hiến thân cứu chuộc. Ngài trút bỏ mọi vinh hoa phú qúy, để sống kiếp phàm trần, để có dịp gặp gỡ và buồn vui với con người. Thánh Phaolô đă miêu tả : Giữa anh em với nhau, anh em hăy có những tâm t́nh như Đức Kitô Giêsu. Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy tŕ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. … (Pl 2, 5-7).

Kính thưa cộng đoàn,

Đức Giêsu Kitô đă phục sinh và Ngài đă về với Thiên Chúa Cha, thế nhưng, một cách âm thầm, Ngài vẫn ở lại trong bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm để mời gọi mọi người hăy đến cùng ăn một bánh và cùng uống một chén. Một khi đă cùng ăn, cùng uống Ḿnh và Máu Đức Kitô, chúng ta lại được cùng nhau ḥa quyện trong t́nh yêu của Ngài. T́nh yêu nối kết mỗi người lại với nhau, như Đức Kitô đă được sống trong t́nh yêu của Chúa Cha. Thánh thể là việc tự hiến ḿnh trong đức ái của Chúa Giêsu cho Chúa Cha và cho mọi người chúng ta. Do đó, chúng ta cũng học theo gương Ngài mà trao cho nhau những hành động và cử chỉ yêu thương, điều này đ̣i hỏi một đức ái vững bền. Anh chị em có thể làm phúc, giúp đỡ người nghèo khó, người cô thế cô thân… với một tinh thần yêu thương, chắc hẳn anh chị em sẽ gặp được chính Đức Kitô nơi họ. H́nh ảnh Đức Kitô nơi anh chị em đồng loại cũng chính là Đức Kitô trong Thánh thể, mà anh chị em rước lấy mỗi ngày - ai làm cho một trong những người bé nhỏ nhất của Ta đây, là anh em đă làm cho chính Ta vậy. Đâu có t́nh yêu thương ở đấy có Đức Chúa Trời. V́ thế, Đức Kitô luôn đồng hành và dẫn dắt mỗi người chúng ta đến, để chúng ta cùng gặp gỡ nhau trong cùng một thế giới đầy yêu thương. Đó là nước trời mà Thiên Chúa Cha dành sẵn và đang chờ đón chúng ta.

Anh chị em có thể là một người nghèo vật chất, nhưng xin anh chị em đừng nghèo về tinh thần, nghèo t́nh cảm, nghèo ḷng nhân đạo, nhất là nghèo t́nh yêu. Mọi điều Đức Kitô Giêsu ban tặng cho chúng ta được gói trọn trong hai chữ t́nh yêu: Này là ḿnh Thầy hiến tế v́ anh em. T́nh yêu Đức Kitô làm cho chúng ta nên một, tràn ngập niềm vui và hy vọng.

Kính thưa cộng đoàn,

Thánh Gioan cho chúng ta thấy việc mặc khải Đức Giêsu là Bánh Hằng Sống, cũng chính là mặc khải của hành tŕnh nối kết giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa con người với Thiên Chúa, giữa niềm vui và ơn cứu độ. Đó cũng là cuộc gặp gỡ giữa Chúa Cha và con người trong Đức Kitô. Bánh Hằng Sống diễn tả nét đặc trưng con người Đức Giêsu : Ngài là quà tặng của Thiên Chúa Cha cho chúng ta, và sự hiên diện của Ngài giữa chúng ta đă đem lại một luồng sinh khí mới và nối kết mọi người trong mối giây hiệp thông.

Chúa Giêsu chính là Bánh mà Chúa Cha đă gởi đến cho chúng ta và Ngài là hồng ân được tặng ban qua quyền năng và ân sủng của Chúa Thánh Thần. Ngài dùng bí tích Thánh Thể để công bố t́nh yêu của Chúa Cha và tuôn đổ Thần Khí của Ngài. Như vậy, sự hiệp thông của Ngài cũng chính là sự hiệp thông với Chúa Thánh Thần.

Bí tích Thánh Thể chính là suối nguồn t́nh yêu, bởi v́ Đức Giêsu được dâng hiến như của lễ đẹp ḷng Thiên Chúa Cha, để cứu rỗi nhân loại và canh tân mọi tạo vật. Do đó, khi cử hành bí tích Thánh Thể, chúng ta được mời gọi để gặp gỡ Đức Kitô, nguồn mạch sự sống và t́nh yêu, và làm cho cuộc sống của mỗi người chúng ta được biến đổi thành một hồng ân.

Cũng như cánh hồng là sợi chỉ hồng đan kết Chalot và nàng bán hàng hoa lại với nhau, th́ cũng vậy, Thánh Thể là nguồn mạch T́nh Yêu cũng nối kết chúng ta làm một với Đức Giêsu, tan biến chúng ta trong biển cả T́nh Yêu của Ngài, và sau cùng dẫn dắt chúng ta đến hưởng nếm hạnh phúc đích thực là chính Ngài trên Thiên quốc.

Nguyện Xin Đức Kitô là suối nguồn t́nh thương, nối kết mọi tâm hồn chúng con lại với nhau, như cành nho được nối kết cùng thân nho, để ngày càng phát triển và sinh nhiều hoa thơm trái tốt. Amen.

 

Lời Chúa và Thánh Thể

Lạy Thầy, Chúng Con Ở Đây Th́ Tốt Lắm !

Ga 6, 24 – 35

 

Trong suốt quăng đời tại thế, Đức Giêsu đă không ít lần mặc khải bằng nhiều h́nh thức cho các môn đệ nh́n thấy vinh quang của Thiên Chúa. Hôm nay, một lần nữa trong tŕnh thuật Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu lại đưa các môn sinh lên núi cao và tại đây Ngài tỏ tường vinh quang cho các ông thấy khi cùng đàm đạo với Môsê và Êlia.

Biến cố bất ngờ này đă gây ngạc nhiên và có phần kinh ngạc cho các môn đệ, nổi bật qua phản ứng tự nhiên của con người Phêrô trước sự lạ được chứng kiến đó là “nhă ư” được dựng lều cho Thầy. Thực vậy, khi con người được ch́m ngập trong hạnh phúc bất ngờ th́ tâm trạng thường cảm thấy khoan khoái, tấm ḷng có vẻ dễ bao dung và đồng cảm hơn.

Cuộc đời con người cũng có những giai đoạn được đưa lên “đỉnh núi cao” của vinh dự để tận hưởng sự tiện nghi, hưởng nếm những giây phút sung sướng trong tâm hồn. V́ thế, mỗi Kitô hữu vẫn thường có khuynh hướng bộc lộ một tâm t́nh đạo đức thuần túy cảm xúc trong cuộc sống thường nhật và trong đời sống đức tin tôn giáo. Như Tông đồ Phêrô trên núi biến h́nh, sẵn sàng “dựng leu” cho Thầy khi được thấy vinh quang rực rỡ nhưng lại không hiểu rơ về các việc làm và suy nghĩ của ḿnh. Sự nhiệt t́nh nhất thời này đă không tạo cho Phêrô sức mạnh thực sự để dấn thân trọn vẹn cùng Thầy của ḿnh khi ông đă chối Thầy và cùng các môn đệ khác chạy trốn khi Thầy bị bắt. Sự sốt sắng thuần túy cảm xúc cũng không làm người tín hữu sống trọn vẹn đức tin của ḿnh.

Lạy Chúa, xin cho mỗi chúng con nhận biết rằng những giây phút sốt mến bộc phát theo tính tự nhiên chỉ thực sự sinh ích khi được thanh luyện loại bỏ ḷng vị kỷ để chân thành gặp gỡ Chúa và trở nên lời mời gọi cảm thông, đồng cảm hơn với mọi người.

Cuộc sống con người ngoài những giây phút vinh quang th́ song hành vẫn phải đối diện với những bất trắc và đau khổ. Đối với những ai đă một lần không khuất phục nghịch cảnh đều chân nhận rằng : khi hạnh phúc, con người khó có khả năng biết ḿnh, mà chỉ nơi biến cố trái ư xảy đến th́ mỗi người mới có thể nhận thấy chính ḿnh trong từng suy nghĩ và cảm xúc tự nhiên.

Lạy Chúc Giêsu Thánh Thể, Chúa đă chọn sự hy sinh nhục nhă nhất để thực hiện việc cứu độ. Xin Chúa biến đổi con người chúng con để không chỉ mải miết t́m kiếm những vinh quang chóng qua thường ngày, nhưng xin dạy chúng con nhận ra trong những khủng hoảng gặp phải trong đời luôn tồn tại sự thanh luyện đức tin, làm cho đức tin được nên tinh tuyền và đủ mạnh mẽ trao phó cuộc đời cho Chúa. Xin Thánh Thể T́nh Yêu trợ lực để chúng con can đảm tiếp nhận sự thanh luyện, v́ chỉ khi thực sự đón nhận sự thanh luyện từ các biến cố trái ư th́ chúng con mới đủ sức giải phóng ḿnh khỏi mọi bám víu trần thế đang giam hăm suy nghĩ và cả con người chúng con khiến chúng con xa ĺa cứu cánh đời ḿnh là Thiên Chúa. Amen.

 

Giuse Đỗ Văn Phi, op

Ta là bánh trường sinh

Ai đến cùng Ta, không hề phải đói

Ga 6,24-35

 

LỜI DẪN:

Kính thưa cộng đoàn,

Cơm ăn, áo mặc, nước uống, thuốc men, nhà cửa, xe cộ, tiền tài, danh vọng… có thể giúp cho con người kéo dài sự sống, được khoẻ mạnh, được sung túc... Thế nhưng, những thứ đó lại không thể đảm bảo cho con người thoát khỏi cái chết cho dẫu người ta có sở hữu nhiều của cải vật chất đến đâu đi chăng nữa. Vậy mà, biết bao người vẫn mải mê đi t́m thứ lương thực mau qua chóng mất ấy, khiến Đức Giêsu phải nhắc nhở: “Anh em hăy ra công làm việc không phải v́ lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh”.

Lương thực đem lại phúc trường sinh ấy chính là con người của Đức Giêsu như Ngài đă khẳng định: “Chính Ngài là bánh trường sinh”.

Trong những giây phút ngắn ngủi được ở bên Chúa hôm nay, chúng ta hăy xin Chúa ban cho chúng ta được luôn ghi nhớ lời dạy của Chúa và ra công làm việc hơn nữa, để có thể gặt hái được thứ lương thực Ngài đă hứa.

 

SUY NIỆM:

Trong các chiến dịch tranh cử, các ứng viên thường đưa ra nhiều lời hứa, nhiều chương tŕnh cải cách, nhiều viễn tượng tốt đẹp… cho một tương lai sáng lạn hơn để thuyết phục mọi người dồn phiếu cho ḿnh. Tuy nhiên, biết bao nhiêu lần trong lịch sử, lời hứa đó chỉ là lời hứa suông, viễn cảnh tốt đẹp kia chỉ là “bánh vẽ”; hết nhiệm kỳ, đôi khi t́nh trạng lại c̣n tồi tệ hơn trước.

C̣n trong đoạn Tin mừng chúng ta vừa nghe, Đức Giêsu khẳng định Ngài chính là “Bánh Trường Sinh” và Ngài hứa rằng: “Ai đến với Ngài, không hề phải đói; ai tin vào Ngài, chẳng khát bao giờ!”. Đức Giêsu đă không hứa suông; Ngài đă hứa điều đó sau phép lạ hoá bánh ra nhiều như một minh hoạ cho lời hứa. Lời hứa ấy được kư kết bằng bí tích Thánh Thể trong bữa tiệc ly, được hoàn tất bằng chính cái chết và sự phục sinh của Ngài. Một lời hứa ngàn vàng không đổi được v́ được bảo chứng bằng chính mạng sống của Con Thiên Chúa.

Chúng ta biết rằng: Chúng ta được tạo thành nhờ Thiên Chúa và cho Thiên Chúa, dù chúng ta có muốn hay không. Cơn đói khát thực sự của chúng ta là đói khát Thiên Chúa. V́ thế, mọi lương thực trần gian mau hư nát chỉ làm cho con người thèm khát thêm mà thôi. Lương thực đích thực và duy nhất của chúng ta là lương thực phát xuất từ Thiên Chúa. Ngoài Thiên Chúa, không có ǵ có thể làm thoả măn con người hoàn toàn được.

V́ vậy, Chúa Giêsu đă và đang mời gọi chúng ta hăy đến với Ngài để cho chúng ta được no thoả, v́ Ngài là “Bánh trường sinh”, là “Nước hằng sống”. Người không lừa dối chúng ta đâu, chỉ có chúng ta có chịu tin vào Ngài hay không mà thôi.

V́ đă hứa nên Chúa Giêsu đă chấp nhận cái chết để cho chúng ta được sống. C̣n chúng ta đă hứa ǵ với Ngài? Và chúng ta đă thực hiện lời hứa ấy ra sao?

Chúng ta hăy năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để tâm sự, để chia sẻ với Chúa những vui-buồn, sướng-khổ, những thành công và những thất bại chúng ta gặp trong cuộc sống để được Ngài nâng đỡ, ủi an và bổ sức cho.

Mỗi khi có thể, chúng ta hăy chuẩn bị tâm hồn ḿnh cho xứng hợp để rước lấy Ḿnh và Máu Thánh Chúa, để linh hồn chúng ta không c̣n phải đói, phải khát nữa.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, đức tin chúng con c̣n yếu đuối, xin củng cố và nâng đỡ để chúng con luôn có Ngài trong cuộc sống, để cho lời hứa của Ngài thành sự trên chúng con và giúp chúng con biết loan truyền Lời Ngài bằng chính niềm tin và cuộc sống của chúng con. Amen.