Năm B

 
 

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN B
Gr 23, 1-6 / Ep 2, 13-18 / Mc 6, 30-34

 

An Phong, op : Tấm Ḷng

Fr. Jude Siciliano, op :

Fr.  Jude Siciliano, op : Đức Giêsu, hiện thân của Thiên Chúa

Giuse Nguyễn Cao Luật, op : Ân cần với mọi người

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op : Hăy nghỉ ngơi

Như Hạ, op : Chân dung vị lănh đạo

Lời Chúa và Thánh Thể : Vào nơi thanh vắng và cầu nguyện

Mic Giang Đ́nh : Chúa chạnh ḷng thương

Tu sĩ Fx Nguyễn Tấn Đạt : Ḷng thương của Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi

 

An Phong, op

Tấm Ḷng

Mc 6, 30 – 34

 

 Phép lạ hóa bánh ra nhiều, nuôi 5000 người, là phép lạ duy nhất được cả Bốn Tin mừng thuật lại. Thánh Máccô cũng thuật lại phép lạ này hai lần. Tin mừng hôm nay là phần đầu của tŕnh thuật phép lạ này.

Câu chuyện diễn ra tại "một nơi hoang vắng", chứ không phải trong một thành phố ồn ào náo nhiệt. Dường như bối cảnh thanh vắng, lặng tĩnh, là bối cảnh dễ dàng để Thiên Chúa hành động. Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu, vị Thiên Chúa Cứu độ đă hành động để "cứu đói", nói khác, để giải quyết cơn đói tức thời. Hẳn là một người đang sắp chết khát cần một chút nước hơn là một thỏi vàng sáng chói. Như thế, Chúa Giêsu cứu giúp con người cách cụ thể và đúng lúc.

Phải chăng chúng ta cần nhận ra ơn cứu độ trong chiều kích cụ thể, thực tế, đang diễn ra trong cuộc đời này; Ơn Cứu độ của Thiên Chúa phải rất thực và "dính dáng" đến những vấn đề quen thuộc hàng ngày nữa; tức là đem lại b́nh an, hạnh phúc ngay lúc này, tại đây, cho con người.

Để nhận ra khía cạnh cứu độ này, cần phải t́m một nơi thanh vắng, an tĩnh của tâm hồn ḿnh, của cơi ḷng ḿnh. Bởi lẽ, với một cái nh́n đức Tin sâu sắc, chúng ta mới nhận ra một Tấm ḷng đang yêu thương ḿnh, một Ư định đang cứu độ ḿnh. Hẳn là Thiên Chúa vẫn đang "động ḷng thương" cuộc đời rách nát của mỗi người chúng ta ! Hẳn là tấm ḷng Thiên Chúa vẫn đang đi t́m tấm ḷng của con người. Điều cần thiết để các tấm ḷng gặp nhau được là "trong nơi thanh vắng", thoát khỏi những vọng động của "tham, sân, si, mạn, nghi, thâm kiến; thoát khỏi những phiền toái, lo âu, sợ hăi của cuộc đời.

Để được như thế, cần phải xác tín có một vị Mục tử nhân lành đang "đứng sừng sửng" trong cơi ḷng ta, hết ngày này qua tháng khác. Người đó vẫn hiện diện để khích lệ và nâng đỡ ta.

Lạy Chúa Giêsu,
Cuộc sống của chúng con
đang bị vây chặt v́ biết bao cơn đói,
đói ơn gọi, đói nhà cửa, đói việc làm, đói b́nh an…
Nhưng trong tấm bánh nhỏ này,
Chúa muốn ban cho con tất cả,
v́ Chúa đă ban cho con chính Chúa.
Lạy Chúa,
xin cho con được vững tin nơi ơn cứu độ của Chúa.

 

Fr  Jude Siciliano, OP.

Đức Giêsu, hiện thân ḷng thương xót của Thiên Chúa

Mc 6, 30 – 34

 

Thưa quư vị.

Ḷng tôi như lửa thiêu khi ngồi viết những hàng chữ này. Giả tỷ có phép màu nào khiến tôi tránh né được những ư nghĩ đầu tiên ập đến qua các bài đọc Chúa Nhật hôm nay, th́ hay biết mấy. Đặc biệt bài đọc 1 trích từ sách tiên tri Giêrêmia khiến tôi nôn nao bất an. Thay cho Thiên Chúa, ông than văn: "Khốn nạn những mục tử làm cho đoàn chiên ta phải lạc lơng và tan tác, sấm ngôn của Đức Chúa." Tôi đọc những chữ đó, khi đang làm việc tại trung tâm rao giảng Aquinô. St. Louis, vào cuối tháng sáu vừa qua. Cùng thời gian hội đồng Giám Mục Hoa kỳ tiến hành hội nghị bán niên, cũng tại thành phố này. Chỉ cách chỗ tôi làm việc vài trăm mét. Ngoài t́nh h́nh dai dẳng về gương mù lạm dụng t́nh dục, lại có tiết lộ tầy trời về giám mục địa phận Phoenix bị tố cáo đă từng giết một khách bộ hành rồi chạy tội. "C̣n có thể tệ hại hơn được nữa không?" Tôi buồn phiền ta thán. "Trong đời như một tín hữu của Hội thánh, tôi không thể nhớ có bao giờ phải tủi nhục, xấu hổ hơn lúc này." Tuy nhiên, sự thật vẫn phải phơi bày, không ém nhẹm măi được nữa. Bổn phận của tôi là một nhà giảng thuyết.

Và ngay cả khi tôi muốn giấu giếm th́ bài đọc 1 Chúa Nhật 16 hôm nay cũng không để tôi yên thân. Thiên Chúa buộc tội các mục tử hư hỏng của Israel. Sách Giêrêmia gộp chung các vua chúa, quan quyền, tư tế thời ấy vào một từ: "mục tử". Đáng lư họ phải là những gương mẫu về hạnh kiểm, luân lư trong dân, th́ thực tế họ lại đứng đầu những kẻ phá hoại luân thường, đạo lư, ăn ở trác táng, dâm dật, tham nhũng, bê tha khét tiếng. Thiên Chúa đă chỉ định họ dẫn dắt dân tộc đi trên các đường nẻo của Ngài, làm dụng cụ hữu hiệu cho Ngài, th́ họ đă tuân theo mệnh lệnh của xác thịt, quỷ dữ và thế gian làm cho dân Ngài gian nan, điêu đứng! Báo trước những tai hoạ khủng khiếp sắp ập xuống chư dân và đất nước! Thiên Chúa muốn các mục tử cai trị dân Ngài trong an b́nh thịnh vượng, bênh đỡ những kẻ nghèo hèn cơ khổ, những người bị áp bức, không tiếng nói, th́ họ làm ngược lại, đàn áp, bóc lột, đoạ đầy… Khi tiên tri loan báo những điều trên, th́ quân đội Babylon đă tiến sát đến gần biên giới Israel và cuộc lưu đày đă bắt đầu. Triều đ́nh tan ră, thành quách, làng mạc bị tàn phá là điều không tránh khỏi. Vấn đề chỉ c̣n là thời gian. Trước khi các tai hoạ qua đi th́ Giêrusalem và đền thờ đă là đống tro tàn, đổ nát. Một khi cấp lănh đạo sai lầm, làm trái lề luật Thiên Chúa, th́ hậu quả trên dân chúng và quê hương là tàn khốc. Lệ thường xưa nay vẫn thế. Thượng bất chính, hạ tắc loạn.

T́nh h́nh Giáo hội Hoa Kỳ hiện nay là điều lặp lại hoàn cảnh đất nước Do thái thời tiên tri Giêrêmia, tuy ở mức độ nhẹ hơn. Vẫn biết số linh mục, giám mục gây nên gương mù, gương xấu là ít, đa phần vẫn trung thành với ơn gọi và nhiệm vụ của ḿnh. Tuy nhiên x́-căng-đan vẫn ương ngạnh "trơ gan cùng tuế nguyệt" trước mắt cộng đồng thế giới. Rất nhiều tín hữu Hoa kỳ đă bị thương tổn đức tin và danh dự. Nhiều "con chiên" đă tản mác và lạc lơng. Tờ thời báo New York ngày 2.7.2003 trang 14 đưa tin một sự giảm sút lớn về số người tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật, kể từ khi nổ ra các vụ lạm dụng t́nh dục. Thường th́ trong tổng địa phận này tỷ lệ người đi lễ Chúa nhật khá cao. Năm nay giảm thêm 14 phần trăm, kém hơn năm ngoái. Dân số trong tổng giáo phận là 2,1 triệu. Số người tham dự thánh lễ hàng tuần chỉ c̣n chưa đầy 300 ngàn. Kéo theo nó là giảm sút về ngân sách tài chánh. Tài chánh để duy tŕ các cơ quan từ thiện và giáo dục! Các trường của tổng giáo phận cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nói chung, thiệt hại là quá to lớn v́ lỗi lầm của một số nhỏ lănh đạo!

Mặc dù bức tranh ảm đạm, tiên tri Giêrêmia cũng báo trước một tia hy vọng cho dân Do thái. Điều này cũng làm cho chúng ta ngày nay phấn khởi. Lỗi là về phần các cấp lănh đạo xă hội và tôn giáo. Tai hoạ phải xảy đến để chống lại họ. Nhưng Thiên Chúa vẫn hứa ban cho tuyển dân một tương lai tươi sáng. Ngài sẽ ra tay cứu giúp. Thu thập "đoàn chiên c̣n sót lại từ khắp các miền Ta đă xua chúng đến, sẽ đưa chúng về đồng cỏ tươi tốt, chúng sẽ sinh sôi nẩy nở thật nhiều." Để làm tṛn lời hứa đó, Thiên Chúa sẽ ban cho Israel những mục tử trung thành, biết chu toàn bổn phận của ḿnh. Đặc biệt Ngài sẽ gởi đấng Thiên sai, con cháu David đến chăn dắt dân Ngài: "Này sẽ tới ngày Ta sẽ làm nảy sinh cho nhà David một chồi non chính trực." Như thế bất chấp thời hiện tại đen tối, Israel sẽ có một triều đại mới, tươi sáng hơn. Tôi hy vọng Hội thánh bây giờ cũng vậy. Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi dân Ngài, những tín hữu vô tội. Nhưng Ngài sẽ canh tân họ, thu gom thành những cộng đồng thờ phượng mới, với những cấp lănh đạo trung tín. Phải chăng đó là đường lối ân sủng hoạt động? Khi mà chẳng c̣n hy vọng nào cả, chỉ có thất bại và chết chóc, th́ uy quyền Thiên Chúa tỏ hiện, đảo ngược t́nh h́nh. Ngôn sứ Giêrêmia rao giảng chống lại vua chúa và tư tế Israel là hợp lư. Ông mạnh mẽ tố cáo những thối nát của triều đ́nh và các quan chức, là cứu văn đất nước và tuyển dân. Bởi lẽ họ đang bị tội lỗi của các cấp lănh đạo làm tan tác. T́nh trạng đó khiến Thiên Chúa chạnh ḷng thương. Ngài lại giơ tay cứu giúp và có sẵn một dự phóng cho dân. Dự phóng này được ứng nghiệm đầy đủ nơi Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu thực chất là ḷng thương cảm của Thượng đế thể hiện bằng xương thịt cho các môn đệ- những mục tử đích thật rao giảng nhân danh Chúa Kitô, và cho các tín hữu- những linh hồn tản mác cần được quy tụ và nuôi dưỡng. Như vậy Chúa Giêsu c̣n lớn hơn một dự phóng. Ngài là ḷng xót thương của Thiên Chúa được cụ thể hoá thành một ngôi vị giữa loài người. Cho nên, trong bài phúc âm hôm nay, Ngài bày tỏ cho nhân loại biết, mục tử tốt là ǵ? lănh đạo trung tín là ǵ? và tuyển dân mới là thế nào? Ngài đă sai phái các môn đệ đi rao giảng, dậy dỗ và chữa lành trong tư thế khó nghèo cùng cực (chúa nhật tuần trước) và bây giờ họ trở về rất thành công. Họ là những mục tử kiểu mới, đúng nghĩa, thay thế cho các mục tử cũ, thối nát: "Khi ấy, các Tông đồ tụ họp chung quanh Đức Giêsu, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đă làm, và mọi điều các ông đă dạy." Nghĩa là họ đă truyền đạt cho dân chúng đúng những ǵ họ học được nơi Chúa Giêsu, không thêm không bớt. Họ làm tṛn sứ vụ Thiên Chúa trao (bởi đă được sai đi từng hai). Lúc này họ cần nghỉ ngơi, hồi sức bên Chúa Giêsu. Dân chúng dồn dập tuôn đến nơi họ nghỉ, nhưng Chúa Giêsu trông thấy nhu cầu tái sinh của các môn đệ cần thiết hơn, nên thầy tṛ xuống thuyền đi đến một nơi vắng vẻ. Các môn đệ đă làm việc xuất sắc đến kiệt sức. Họ không thể tiếp tục sứ vụ nếu không được bồi dưỡng thêm nơi kho tàng vô tận của Chúa Giêsu?

Trên đất nước chúng ta nhiều linh mục, giám mục, giáo dân, cũng từng hoạt động lương thiện và cật lực như các tông đồ thưở xưa. Họ cũng đă từng là những vị thánh. Thật đáng buồn một số ít đă làm ô danh họ, nhơ bẩn danh thơm tiếng tốt của Giáo hội bằng lối sống buông thả. Điều thiệt hại lớn nhất tôi thấy được hiện nay là tiếng nói luân lư của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ bị hạ thấp, không c̣n được đánh giá cao như hồi xưa nữa. Lúc trước, tiếng nói của các ngài về các vấn đề đạo đức như hoà b́nh, công lư, ngừa thai, phá thai, di cư, môi trường… rất nặng kư, được xă hội lắng nghe và kính nể. Nay không c̣n nữa. Gương xấu của số ít đó bịt miệng các ngài. Trong quá khứ, khi đi rao giảng tôi thường trưng dẫn các giám mục và uy tín của các vị về những đề tài quan trọng. Bây giờ th́ thấy ít hiệu quả. Tiếng nói ngôn sứ của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đă bị thiệt hại năng nề v́ hạnh kiểm tồi tệ của một số ít giáo sĩ. Đúng lư th́ không phải như thế. Nhưng chí ít tôi cảm thấy như vậy khi giảng thuyết.

Sau khi lướt qua bài đọc 1, tôi quay về với Phúc âm, hy vọng t́m thêm được vài tư tưởng vui cho vơi bớt nỗi phiền muộn. Đúng thế, tôi nhận ta ḷng thương xót kép nơi Chúa Giêsu. Thứ nhất Ngài yêu thương các môn đệ, đang mệt mỏi. Họ đă được sai đi làm tông đồ và đă hết tâm chu toàn nhiệm vụ. Lúc này họ cần trở lại vị thế học tṛ xin Chúa dạy bảo thêm và bồi dưỡng thêm. Để giữ được mục tiêu, ḷng nhiệt thành rao giảng, dạy dỗ, chữa lành họ cần một thời gian "lánh riêng ra chỗ thảnh thơi hoang vắng và nghỉ ngơi đôi chút". Nhưng Ngài vẫn không quên nhu cầu cấp thiết của đám đông dân chúng. Sở dĩ Chúa khuyên các môn đệ nghỉ ngơi, cũng là v́ lợi ích của đám đông. Để có thể thay thế Ngài đắc lực hơn, hiệu quả hơn, các Tông đồ cần canh tân nội tâm và lấy lại sinh khí. Việc này chỉ có thể thực hiện được khi các vị tách riêng ra chỗ thanh vắng, sống mật thiết với Ngài.

Đây là bài học lớn cho các vị giảng thuyết tân thời. Điều quí vị cần làm là ngày càng qui chiếu về Chúa Giêsu qua cầu nguyện và tĩnh tâm. Không thể cứ liên tục rao giảng, bất cần những giây phút truyện văn riêng tư với Thiên Chúa, mà có thể đạt tới thành công. Hiệu quả của quí vị phần lớn nhờ vào những giây phút cầu nguyện, sống thân mật với Thiên Chúa. Nói cho đúng, Chúa Giêsu kêu gọi tất cả chúng ta, những tín hữu của Ngài, làm mục tử cho các thế hệ mai sau, cho toàn thể nhân loại, con cháu, xóm làng. Chúng ta có trách nhiệm trên gia đ́nh ḿnh như những mục tử. Tất cả đều được sai đi, ăn nói và hành động nhân danh Chúa Giêsu. Cho nên tất cả đều cần những giây phút "tách riêng ra" sống mật thiết với Chúa. Toàn thể Giáo hội lúc nào cũng cần canh tân và hoán cải. Mỗi người tín hữu đều có vai tṛ trong công việc này, để thúc đẩy tăng trưởng thiêng liêng cho thế giới. Nghĩa là t́m ra những giây phút yên lặng với Chúa Giêsu. Bởi lẽ chỉ Ngài mới có quyền năng chữa lành và phục hồi những chi tội lỗi đă làm tổn hại. Đó chẳng phải là điều Ngài làm khi chúng ta rời bỏ công việc bận rộn thế tục để chạy đến với phép Thánh Thể? Nơi đây, Chúa Giêsu giúp đỡ chúng ta hàn gắn những vết thương chia rẽ trong Giáo hội. Nơi đây, Ngài chữa lành và nuôi dưỡng chúng ta bằng Lời và Ḿnh Máu Ngài. Nơi đây, chúng ta có thể trực diện với cơn băo táp tấn công Mẹ Hội thánh, làm chứng nhân cho hy vọng, cậy trông, và tiếp tục rao giảng, dạy dỗ, chữa lành mà không hổ thẹn.

Từ bài đọc 1 và 3 chúng ta học được rằng: đám dân đói khát và phân tán chẳng thể tự thân tự họp và giải quyết những nhu cầu của ḿnh, họ cần Thiên Chúa ra tay cứu giúp. Qua tiên tri Giêrêmia Ngài ban lời hứa: "Chính ta sẽ quy tụ đàn chiên c̣n sót lại… Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử tốt lành để lănh đạo chúng." Chúa Giêsu là hiện thân của lời hứa đó. Ngài không những giữ vai tṛ Mục Tử Tối Cao, mà c̣n huấn luyện các môn đệ, thay thế khi Ngài vắng bóng. Thiên Chúa không thể bỏ mặc Hội thánh tản mác, tan tác. Chúng ta phải vững tin điều ấy. Ngài sẽ làm tṛn lời hứa với nhân loại. Ngài sẽ là mục tử duy nhất quy tụ chúng ta, chăn dắt chúng ta qua mọi cơn sóng gió. Cho nên hăy can đảm rao truyền cho mọi thế hệ rằng tương lai Giáo hội Hoa Kỳ và các Giáo hội khác vẫn tươi sáng ở phía trước. Amen.

Suy gẫm: Tiên tri Giêrêmia rao giảng dưới thời vua Sêđêkia. Sêđêkia có nghĩa là Thiên-Chúa-công-lư-của-tôi. Tên quá đẹp. Nhưng vua lại sống ngược với tên ấy.

 

Giuse  Nguyễn Cao Luật, op

 Ân Cần Với Mọi Người

Mc 6, 30 – 34

 

Ở riêng một chỗ

Có thể giải thích bài Tin Mừng hôm nay theo hai đề tài : tách biệt và đám đông. Đức Giê-su muốn dẫn các môn đệ đi riêng ra một nơi, c̣n đám đông lúc nào cũng có mặt. Theo thánh Mác-cô, hai đề tài này là những chiều kích của Nước Trời.

Tách biệt

Đoạn Tin Mừng hôm nay tiếp liền sau bài Tin Mừng Chúa nhật trước. Các môn đệ đă được Đức Giê-su sai đi truyền giáo và bây giờ các ông trở về thuật lại những công việc đă làm. Các ông đă được mời gọi đến với Đức Giê-su, và lời mời gọi này chỉ có được ư nghĩa v́ cuộc ra đi liền sau đó. Hôm nay, sau chuyến đi truyền giáo trở về, các ông được mời gặp gỡ với Đức Giê-su. Người nói với các ông : "Anh em hăy lánh riêng ra một nơi thanh vắng." Từ ngữ này vẫn thường được sử dụng trong những tŕnh thuật kể lại chuyện Đức Giê-su tách riêng ra một nơi để cầu nguyện. Và theo Kinh Thánh, nơi thanh vắng hay sa mạc là nơi đặc biệt để nghe lời Thiên Chúa.

Sự tách biệt này là điều cần phải có sau thời gian hoạt động, là một nhịp thở thứ hai trước khi lại lên đường. Khoảng cách cần thiết này, thay v́ là thời gian để phán xét các hoạt động, lại là lúc để các môn đệ t́m lại ư nghĩa xem ai đă cắt cử các ông đi, đồng thời có thể là lúc để tái khám phá về Chúa.

Quả vậy, sau một thời gian hoạt động, các môn đệ lại trở về sống thân mật với Thầy của ḿnh. Ở bên Người, các ông mới hiểu được ư nghĩa cuộc sống, cũng như t́m được lư do làm cho lời giảng của ḿnh có sức thuyết phục. Các ông trở về sống với Đức Giê-su, không phải để nhằm thoả măn t́nh cảm của ḿnh, nhưng là để cảm nghiệm sâu xa tấm ḷng ưu ái của Thiên Chúa đối với dân Người, và cũng hiểu rằng sứ vụ truyền giáo vẫn chưa trọn vẹn. Thời gian này là thời gian để tái khám phá. Thánh Mác-cô nhấn mạnh sự khám phá này qua một câu có vẻ như trái ngược nhau : "Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu các ngài."

Đám đông

Thế nhưng đám đông dân chúng đă không để cho Đức Giê-su và các môn đệ tránh xa họ. Ngay từ những ngày đầu tiên Đức Giê-su mới rao giảng, họ đă có thiện cảm với Người. Dù Người có trốn vào nơi thanh vắng, họ cũng tuốn đến, có khi không để cho Đức Giê-su và các môn đệ dùng bữa (2,2.13 ; 3,7-9 ...). Họ là những người chờ mong Đấng Mê-si-a, và khi gặp được Đức Giê-su, họ hy vọng Người sẽ đáp ứng điều họ trông mong. V́ thế, Đức Giê-su có mặt ở đâu, họ cũng có mặt ở đó, có khi c̣n đến nơi trước Đức Giê-su và các môn đệ. Trong tŕnh thuật Tin Mừng hôm nay, thánh Mác-cô đă mô tả cách ngộ nghĩnh : đám đông đi bộ ṿng quanh hồ đă đến nơi nhanh hơn Đức Giê-su và các môn đệ đi bằng thuyền. Họ là sự trông đợi có mặt trước khi người phải xuất hiện đến.

Do ḷng trông đợi, đám đông này sẽ làm thành Vương quốc. Các con chiên đầy náo nức này sẽ trở thành một đoàn chiên khi nhận biết Vị Mục Tử. Đám đông này đă lên đường, đă ra khỏi nhà của ḿnh, đă rời xa thành phố, nên họ có thể gặp được Thiên Chúa trong nơi thanh vắng.

Đối với họ, lúc này là thời gian yên tĩnh để lắng nghe Lời Chúa, lúc này là thời gian nghỉ ngơi, ở riêng một chỗ.

Người dạy dỗ họ nhiều điều

Sau bài Tin Mừng hôm nay là câu chuyện Đức Giê-su hoá bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng. Đấng Mê-si-a có thể dọn bàn ăn ngay tại nơi hoang vắng ; Người cũng chẳng cần đợi đến mùa gặt : Đấng Mê-si-a chính là người gieo hạt, người trồng nho, người chăn chiên, nói chung là người làm vườn trong vườn Ê-đen mới. Như thế, có thể giải thích bài Tin Mừng hôm nay như một lời tiên báo long trọng về bí tích Thánh Thể, hay nói cách khác, về Bánh Hằng Sống.

Đám đông đi theo Đức Giê-su đang cần bánh, họ bị cơn đói hành hạ. Đám đông không có tư cách của một dân. Nó đồng nghĩa với đám người hỗn độn, không trật tự, một thực tại đầy xảo trá và nguy hiểm. Hôm nay đám đông ấy vây quanh Đức Giê-su, lắng nghe lời Người giảng dạy và được nuôi dưỡng, nhưng đến chiều thứ Năm Tuần Thánh, cũng đám đông này khạc nhỗ vào Đức Giê-su và kêu la đ̣i đóng đinh Người vào thập giá !

Đức Giê-su thương đám đông ấy. Thánh Mác-cô cho thấy mối xúc động của Đức Giê-su có lư do rất sâu xa : đám đông chỉ là một tập hợp, không phải là một dân ; đám đông đang lầm lạc v́ không biết đường đi.

Đám đông ấy là những con chiên không có người chăn dắt ; họ lang thang trong những cánh đồng đầy chết chóc. Họ thiếu thốn mọi sự. Thiếu của ăn, nhưng điều quan trọng hơn cả là thiếu một nguyên lư thống nhất làm cho họ có thể quy tụ và hiệp thông với nhau.

Đấng Mê-si-a là người đáp ứng những đ̣i hỏi này. Người sẽ cho họ của ăn, cho họ chỗ nghỉ "trên đồng cỏ xanh tươi, bên ḍng nước trong lành". Nhưng điều quan trọng và có ư nghĩa nhất là Người làm cho họ trở thành một dân tộc, và Người sẽ là Mục Tử săn sóc họ.

Thánh Mác-cô bỏ lửng câu chuyện sau khi thuật lại thái độ ân cần của Đức Giê-su với dân chúng : "Đức Giê-su chạnh ḷng thương ... và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều." Đức Giê-su nói ǵ với dân chúng ?

Theo bối cảnh của câu chuyện, có lẽ Đức Giê-su đă nói với họ về nỗi thống khỗ sâu xa của con người : họ chưa được quy tụ lại với nhau để sống với nhau như bạn hữu, để trở thành một dân trong đó mọi người coi nhau như anh em ; nói chung lại, để thành một vương quốc theo nghĩa Kinh Thánh.

Có lẽ Đức Giê-su cũng gợi lên cho đám đông ấy biết là Người được sai đến, không phải chỉ để làm Mục Tử coi sóc nhà Ít-ra-en, nhưng c̣n coi sóc toàn thể nhân loại. Người được sai đến với nhiệm vụ thực hiện điều Thiên Chúa vẫn ước mong. Tất cả hăy nên một theo h́nh ảnh của Ta, hăy tiến sâu hơn vào trong mối tương giao chia sẻ và hiệp thông.

Đó cũng là ơn gọi của Hội Thánh, của mỗi người : làm cho thế giới đang bị chia rẽ trở thành một dân tộc anh em.

Lời giảng chính là sự sống

"Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều."

"Đức Giê-su không ngừng dạy dỗ chúng ta. Khi người ta muốn tôn Người làm vua, đặt Người xa khỏi chúng ta, dành cho Người uy quyền và vinh quang như chúng ta quan niệm, Người đă từ chối ... và muốn dạy bảo chúng ta.

"Người dạy bảo ǵ ?

"Người không nói về kiến thức, về những điều phải tin, về những giáo lư trong sách vở. Nhưng Người dạy bảo chúng ta về sự sống, sự sống đích thực.
"Sự sống đích thực là ǵ ?

"Không ai có thể trả lời đầy đủ câu hỏi này, dù người ấy có hiểu nhiều biết rộng. Sự sống, Đức Giê-su đă dạy chúng ta qua những rung động trong cuộc sống của Người, qua những lời luôn mới mẻ của Người, qua những lỗ hỗng Người không ngừng mở ra cho nhân loại.

"Đó là sự sống của Thiên Chúa, Đấng mà Đức Giê-su gọi là Cha với tất cả niềm thân ái. Đức Giê-su đă tự nhận Người ngang hàng với Chúa Cha. Nhiều người sống cùng thời với Đức Giê-su đă không thể chấp nhận những giáo huấn này của Đức Giê-su." (theo G.Bessière)

C̣n chúng ta, chúng ta có chấp nhận lời giảng của Đức Giê-su, chúng ta có chấp nhận sự sống mà Đức Giê-su muốn dạy bảo chúng ta ? Chúng ta có đáp ứng thái độ ân cần của con người ?

V́ Người yêu mến con người sống tự do,
nên người ta bảo rằng Người chẳng nói ǵ.
V́ Người mang khuôn mặt nhân loại,
nên người ta bảo rằng Người che giấu.
V́ Người quan tâm đến người nghèo,
nên người ta bảo rằng Người đă chết.
V́ Người là một Thiên Chúa đầy từ tâm,
nên người ta bảo rằng Người đang ngủ.
V́ Người không có mưu toan
nên người ta bảo rằng Người chẳng có ích ǵ.
(theo P.Fertin)

 

Giacôbê Phạm Văn Phượng, op

 Hăy Nghỉ Ngơi

(Mc 6, 30-34)

 

 Mục tử và đàn chiên là một h́nh ảnh rất quen thuộc đối với dân Do Thái, vốn là dân du mục. Trong Cựu Ước, các ngôn sứ thường dùng h́nh ảnh này để diễn tả mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Do Thái. Chẳng hạn trong bài đọc thứ nhất hôm nay, ngôn sứ Giê-rê-mi-a cho thấy Thiên Chúa hết ḷng yêu thương chăm sóc dân, Ngài lên án những hành vi ngang trái của những mục tử xấu và hứa đặt những mục tử tốt lành khác để lănh đạo dân. Hơn nữa, Chúa c̣n hứa ban cho dân một vị mục tử xuất thân từ ḍng dơi Đa-vít để lănh đạo dân Ngài trong công b́nh chính trực, đem lại cảnh thái b́nh thịnh vượng. Rồi Chúa Giê-su đến, các sách Tin Mừng cho biết : Ngài chính là vị mục tử tốt lành mà các ngôn sứ đă loan báo. Như thế, lời hứa của Thiên Chúa đă được thực hiện. Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết một chút tâm t́nh của vị mục tử ấy, là Chúa Giê-su, qua lời Chúa nói với các môn đệ : “Anh em hăy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”.

Lư do Chúa Giê-su bảo các môn đệ như vậy là bởi v́ sau khi các ông vâng lệnh Chúa, từng hai người một, ra đi rao giảng khắp nơi, hôm nay, các ông trở về vui mừng báo cáo cho Chúa biết những việc đă làm và những lời đă giảng dạy. Có lẽ lúc đó các môn đệ đă mệt mỏi, thêm vào đó, Tin Mừng cho biết các ông không c̣n thời giờ ăn uống, v́ có rất nhiều người đến xin các ông dạy dỗ và chữa bệnh. Thấy thế, Chúa bảo các ông tạm lánh đi để khỏi bị quấy rầy và tĩnh nghỉ một chút. Chúng ta thấy Chúa quan tâm đến các môn đệ và cảm thông với những vất vả của các ông, nhưng Chúa quan tâm đến con người hơn là công việc, Ngài muốn các ông hăy dành một chút nghỉ ngơi cho thân xác, một chút lắng đọng cho tâm hồn, để tách ḿnh ra khỏi đám đông, để sống t́nh thầy tṛ, tương giao mật thiết với thầy và với nhau. Tức là Chúa khuyên các môn đệ cần phải có thời gian yên tĩnh nghỉ ngơi và được bồi dưỡng để có thể duy tŕ hoạt động được lâu bền, bởi v́ nghỉ ngơi cũng là để phục vụ hữu hiệu và lâu dài hơn, cũng như muốn đi thật xa càng phải luôn dừng lại để nghỉ ngơi lấy sức, th́ muốn hoạt động tông đồ hiệu quả, càng phải năng tĩnh dưỡng tâm hồn.

Qua đó Chúa Giê-su muốn dạy cho chúng ta biết : dù phải bon chen, đầu tắt mặt tối lo cho đời sống, dù phải ngược xuôi vất vả trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta cũng phải biết dành thời giờ để hồi tâm, thinh lặng và suy nghĩ. V́ có hồi tâm, thinh lặng và suy nghĩ chúng ta mới thấm thía ư nghĩa cuộc đời, mới đối diện với chính ḿnh và liên lạc trực tiếp với Thiên Chúa. Sự hồi tâm, thinh lặng và suy nghĩ như thế thật quan trọng, cần thiết và ích lợi.

Một văn sĩ Ấn Độ, tên là Mu-ke-di, một hôm hỏi thầy giáo cũ của ḿnh, là một tu sĩ ḍng Bê-na-rét : “Thưa thầy, thời gian c̣n ở Mỹ châu, con có quen biết một người tên là Uyn-sân. Ông ấy ôm ấp một lư tưởng và đă viết ra thành 14 khoản,  rồi ra sức phổ biến lư tưởng ấy, nhưng vô hiệu, không mang lại kết quả ǵ, xin thầy chỉ giáo cho con biết tại sao ông ta thất bại ?”. Vị tu sĩ hỏi : “Con người 14 khoản ấy có biết yên lặng và suy nghĩ mỗi năm một khoản không ? Ông ta có kiểm điểm thường xuyên để rút ưu khuyết điểm đem lại cho mỗi khoản một nguồn sống không ?”. Mu-ke-di thưa : “Thưa thầy, con không tin như vậy”. Tức th́ mặt vị tu sĩ xuất thần, sáng lên và nói lớn : “Thảo nào, thảo nào, thất bại là ở đó”.

Ông Uyn-li-am Phin-lơ, môt doanh nhân thành đạt, lúc đầu sống rất chật vật và nghèo khổ, sau làm nghề viết báo, rồi mở nhà in, lợi nhuận hằng năm thu vào rất nhiều. Ông viết một quyển sách kể về những kinh nghiệm của đời ông. Ngay trang đầu tiên có những ḍng chữ sau : “Có bao giờ các bạn đă thử sống một ḿnh trong căn pḥng, không đọc sách báo, không nghe ra-đi-ô hay ca nhạc, không xem ti-vi, không làm ǵ hết, một ḿnh với những ư tưởng để suy nghĩ. Các bạn cứ thử xem, một chiều im lặng, ḿnh với ḿnh thôi, sẽ giúp cho các bạn biết ḿnh, biết người, và chắc chắn các bạn sẽ thành công”.

Quả thực, có người đă nói : “Tất cả những cái chúng ta làm ra là kết quả của tư tưởng”. Đúng thế, từ cái bút máy, đồng hồ, máy may, ra-đi-ô, ti-vi, máy tính, xe đạp, ô tô, phản lực, hỏa tiễn, phi thuyền… đều do đầu óc mà ra, có nghĩa là do suy nghĩ. Niu-tân, một nhà bác học thời danh, rất thông minh và có tài đặc biệt, một lần có người hỏi ông : “Bằng cách nào ông đă phát minh được nhiều cái mới lạ như vậy ?”. Ông trả lời : “Bằng cách luôn luôn suy nghĩ”. Nhờ suy nghĩ, do một thùng nước sôi làm bật vung, người ta đă chế tạo ra máy hơi nước. Nhờ suy nghĩ, từ những màng nhện giăng ở trong vườn, người ta đă phát minh ra cách làm cầu treo. Nhờ suy nghĩ, do chiếc đèn chầu đưa qua đưa lại mỗi khi bị va chạm, người ta đă t́m ra được luật đồng hồ. Nhờ suy nghĩ, Âu-tinh dứt bỏ được cuộc đời tội lỗi bê tha để trở nên một vị đại thánh thời danh. Nhờ suy nghĩ câu “Lời lăi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn ích ǵ” mà Phan-xi-cô Xa-vi-ê đă đổi hướng cuộc đời, từ danh vọng thế trần sang con đường đạo đức, quên ḿnh đi truyền giáo. Chính Chúa Giê-su cũng sống âm thầm suy nghĩ suốt 30 năm trước khi công khai đi rao giảng. Rồi trong những năm giảng dạy, cho dù bận rộn với biết bao công việc, Chúa vẫn thường t́m nơi thanh vắng để hầu chuyện với Chúa Cha.

          Chúng ta cũng vậy, trong thinh lặng suy nghĩ, chúng ta mới thấm thía ư nghĩa của đời người : phải làm ăn, tranh đấu, lam lũ với nghề nghiệp, lo miếng cơm manh áo cho ḿnh và gia đ́nh. Thật là nhiêu khê đến mệt óc, mỏi tim. Lo lắng, bon chen, vất vả, nhưng cuối cùng sẽ được ǵ ?  sẽ đi về đâu ? v́ sống là gửi, thác là về. Trong thinh lặng suy nghĩ, chúng ta mới biết tại sao vẫn chưa mến Chúa tận t́nh, vẫn chưa yêu người như Chúa truyền, vẫn chưa hiền lành, nhịn nhục, chịu khó, thông cảm và tha thứ ? Trong thinh lặng suy nghĩ, chúng ta mới thấy linh hồn là quư, linh hồn ấy đ̣i làm lành lánh dữ, cần sống đời Ki-tô cho nghiêm chỉnh, và mới biết ḿnh đang làm lợi hay hại cho linh hồn.

Tóm lại, qua lời Chúa khuyên bảo các tông đồ, Chúa cho chúng ta biết sự quan trọng, cần thiết và ích lợi phải hồi tâm, thinh lặng và suy nghĩ để t́m lại chính ḿnh, hoặc để nghỉ ngơi. Đây không phải là chuyện vô ích, nhưng là chuyện thuộc về nhu cầu sống c̣n của chúng ta, nhờ đó tâm hồn chúng ta sẽ thanh thản hơn, thân xác chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn, và chắc chắn đời sống chúng ta sẽ thoải mái và tốt đẹp hơn.

 

Như Hạ, op

CHÂN DUNG VỊ LĂNH ĐẠO

Mc 6, 30 – 34

 

Các nhà lănh đạo Trung Đông đang bù đầu t́m một giải pháp ḥa b́nh cho miền Đất Hứa. Trên miền đất đầy xáo trộn đó, Con Thiên Chúa đă đến thực hiện giấc mộng ḥa giải và b́nh an cho muôn dân. Người nổi bật như một lănh tụ thật sự.

Niềm mong đợi của muôn dân đă không uổng. Nh́n đến từng đoàn người tấp nập tuốn đến, Đức Giêsu đă làm tất cả những ǵ để mở ra một hướng sống cho con người.

MỘT HƯỚNG SỐNG

Thánh Marcô viết : "Đức Giêsu bắt đầu dậy dỗ dân chúng nhiều điều" (Mc 6:34). Không biết Người đă dậy dỗ những ǵ ? Nhưng chắc chắn Người phải dậy dỗ điều Người đang quan tâm và dân chúng đang mong đợi. Điều Người đang quan tâm là "họ như bầy chiên không người chăn dắt" (Mc 6:34). C̣n ai xứng đáng là người chăn chiên như Người ? Chính Người đă tự xưng : "Tôi chính là Mục Tử nhân lành" (Ga 10: 11,14). Người Mục Tử chân thật phải vạch được một hướng sống cho đám đông đáng thương đó.

Hướng sống, đó là nội dung những lời dạy dỗ hôm đó. Lời dậy dỗ đó không thể thành h́nh từ những ồn ào của cuộc sống. Cũng không thể phát xuất từ một tâm hồn giá băng. Nhưng trong thinh lặng và với một tâm hồn vô cùng nhậy cảm trước những nhu cầu lớn lao của quần chúng, Đức Giêsu đă mạc khải tất cả sự thật về Thiên Chúa và con người. Trong sâu thẳm tâm hồn, Người đă nh́n thấy nhu cầu sâu xa và lớn lao nhất của kiếp người. Không phải cơm áo. Cũng chẳng phải an sinh xă hội. Nhưng chính là T̀NH YÊU. V́ "THIÊN CHÚA là T̀NH YÊU" (1 Ga 4:8). T́nh yêu sẽ là câu trả lời cuối cùng cho mọi nhu cầu con người. T́nh yêu đưa con người về nguồn sống là Thiên Chúa. T́nh yêu cũng là máu huyết nuôi dưỡng và gắn bó Ba Ngôi trong một mầu nhiệm duy nhất. T́nh yêu quyết định thân phận con người và nhân loại. Không một thực tại nào vừa đẹp vừa mạnh bằng t́nh yêu. Mạc khải về t́nh yêu không bao giờ cùng. T́nh yêu tóm tắt tất cả chương tŕnh tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa. Có thể nói tất cả những điều Đức Giêsu dạy dỗ dân chúng hôm đó xoay quanh đề tài t́nh yêu.

Quả thật, "Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến nỗi đă hiến ban Con Một"(Ga 3: 16). Nhờ t́nh yêu Thiên Chúa, thế gian đă t́m được con đường, sự thật và sự sống là Đức Giêsu Kitô. Con đường ấy sẽ dẫn về Thiên Chúa và anh em. Sự thật ấy sẽ giải thoát khỏi mọi nô lệ, gông cùm của tội lỗi. Sự sống ấy chan ḥa niềm vui và vô cùng sung măn hồng ân Thiên Chúa. Tất cả đều là những nét tuyệt vời của một thủ lănh siêu việt, đúng như lời Chúa phán : "Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lănh đạo chúng" (Gr 23:4). Như vậy Chúa Giêsu đến đúng lúc để thực hiện lời tiên báo.

Người mục tử thực sự phải có một trái tim nồng nàn và cái nh́n xuyên suốt. "Đức Giêsu thấy một đám người rất đông th́ chạnh ḷng thương" (Mc 6:34). Trái tim Người không thể nghỉ yên bao lâu đám đông c̣n ch́m trong cảnh thương tâm v́ lầm lạc, nô lệ, tội lỗi. Người biết rơ tất cả chỉ v́ thiếu một khuôn mặt lănh đạo, nghĩa là không có ai đủ khả năng vạch ra một đường hướng mới cho dân tộc và nhân loại. Người biết rất rơ nhu cầu đám đông, nên Người càng muốn hi sinh tất cả cho quần chúng. Chính Người đă nói : "Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi, như Chúa Cha biết tôi và tôi biết Chúa Cha, và tôi hi sinh mạng sống ḿnh cho đoàn chiên" (Ga 10:14-15). Từ khi Chúa Giêsu xuất hiện, bầy chiên thực sự đă có người chăn dắt, không c̣n lo lạc đàn và bị lâm nguy v́ sói dữ nữa. Tất cả nhờ sự hi sinh lớn lao của người chủ chiên là Đức Giêsu.

Muốn trở thành chủ chiên như Đức Giêsu, các Tông đồ cũng phải có một tâm hồn và cái nh́n như Đức Giêsu. Nhưng nếu thực sự muốn thế, các ông phải biết lánh xa quần chúng. Thật là diệu kỳ. Người lănh đạo ở một vị trí vừa gần vừa xa quần chúng mới đạt được mục đích lớn lao. Quá lánh xa không thể hiểu quần chúng. Quá gần không thể thấy được vấn đề v́ những ồn ào đám đông. Bởi thế, trong khi các ông hí hửng báo cáo "cho Người biết mọi việc các ông đă làm, và mọi điều các ông đă dạy", th́ "Người bảo các ông : 'Anh em hăy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút'" (Mc 6:30-31). Các ông hiểu ư nên "Thày tṛ xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng" (Mc 6:32). Thầy tṛ đều muốn có những giây phút thoải mái nghỉ ngơi và bồi dưỡng trước khi tiếp tục công tác. Chắc chắn trong nơi hoang vắng đó, Thày tṛ có thể cầu nguyện dễ dàng. Các Tông đồ cũng có thể đón nghe những mạc khải mới. Nhờ đó tâm hồn và trí óc có thể sáng suốt hơn, phục vụ đắc lực hơn.

KHUÔN MẶT DỄ THƯƠNG

Nhưng đám đông vẫn không tha. "Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ư, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước các ngài" (Mc 6:33). Đó là một h́nh ảnh sống động nói lên sự đói khát tinh thần của quần chúng. Họ mơ ước một vị Thiên Sai đến lănh đạo dân tộc. Họ bị thu hút mănh liệt v́ khuôn mặt quá sức hấp dẫn của Đức Giêsu, bất kể những nhu cầu nghỉ ngơi của Thày tṛ. Hai h́nh ảnh trái ngược nhau. Dân chúng càng ồn ào náo nức bao nhiêu, Thày tṛ càng muốn t́m đến nơi hoang vắng bấy nhiêu. Nhưng dân chúng đă tràn ngập cả nơi hoang vắng, phá vỡ sự yên tĩnh cần thiết của người lănh đạo. Biết dân chúng làm thế là phá hỏng cả chương tŕnh của Thày tṛ, nhưng Đức Giêsu lại thấy được thái độ dễ thương của quần chúng. Đó chỉ là một cách diễn tả ḷng ái mộ tột độ. Một người lănh đạo phải có cái nh́n bao dung và đi sâu vào ḷng người. Có thế, Đức Giêsu mới có đủ khả năng 'liên kết đôi bên, dân Do thái và dân ngoại, thành một ; Người đă hi sinh thân ḿnh để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét. Như vậy, Người đă tác tạo đôi bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người" (Ep 2:15). Đây là nét nổi bật nhất của vị lănh đạo. Lănh đạo chỉ là khả năng qui tụ con người. Mất sức qui tụ, lănh đạo sẽ hoàn toàn thất bại.

Không những có đủ khả năng lănh đạo một cách tuyệt vời, Đức Giêsu c̣n chứng tỏ khả năng đó một cách anh hùng khi đổ máu thực hiện việc ḥa giải con người với nhau và với Thiên Chúa. Thực vậy, "Nhờ thập giá, Người đă làm cho đôi bên được ḥa giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất ; trên thập giá, Người đă tiêu diệt sự thù ghét. Người đă đến loan Tin Mừng b́nh an," (Ep 2:16-17) v́ "chính Người là b́nh an của chúng ta" (Ep 2:14). Như vậy, quyền lănh đạo đă đạt tới cao điểm là cuộc ḥa giải và sự b́nh an cho muôn dân. C̣n ai xứng đáng lănh đạo muôn dân hơn Đức Giêsu ?

Cuộc ḥa giải và sự b́nh an đó không dựa trên kiến thức hay năng lực vật chất. Kiến thức chỉ làm cho con người thêm rối loạn và kiêu ngạo. Không thời đại nào con người giầu kiến thức nhưng cũng có quá nhiều bế tắc như hôm nay. Chỉ có một nguồn khai thông duy nhất cho mọi bế tắc, đó là "nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha" (Ep 2:18). Khi đă thông hiệp với Chúa Cha, con người có thể vượt qua những trở ngại dễ dàng, v́ Chúa Cha là nguồn mạch mọi khôn ngoan. Như thế, quyền lănh đạo của Đức Giêsu được củng cố trên một sức mạnh lớn lao là Thần Khí và đưa muôn dân về một cứu cánh duy nhất là Chúa Cha. Quyền lănh đạo đă đạt tới một chiều kích vừa tự nhiên vừa siêu nhiên. Chúa có thấy được chiều kích lớn lao đó trên khuôn mặt những nhà lănh đạo chúng ta không ?

 

Lời Chúa và Thánh Thể

 

 Anh Em Hăy Lui Vào Nơi Thanh Vắng Và Cầu Nguyện

Mc 6, 30 – 34 

Sau khi bị những người đồng hương Nadaret khước từ, Chúa Giêsu sai các tông đồ đến với dân miền Galilê rao giảng sự thống hối qua việc “Người gọi mười hai Tông Đồ và sai các ông đi từng hai người một” (Mc 6,7). Để được sai đi thực thi sứ vụ, người tông đồ đích thực cần phải nhận được lệnh truyền của Chúa Giêsu. Không ai có thể tự nhận trách nhiệm này.

Do đó, sau khi nhận được lệnh truyền của Chúa Giêsu, các tông đồ đă mạnh dạn ra đi. Các ông đi “khắp tứ phương thiên hạ” để đem Tin Mừng cứu độ đến cho muôn người. Bằng sự nhiệt tâm tông đồ cho nên dù cho bị từ chối, hy sinh, thất bại hay bị đau khổ hành hạ, Tin Mừng của Đức Giêsu vẫn được các ông loan báo.

Sau một thời gian thực thi sứ vụ, giờ đây, các tông đồ đă kết thúc sứ vụ đầu tiên của họ : ḱa các ông đă trở về ! Các tông đồ tường tŕnh với Chúa Giêsu các chi tiết hoạt động của ḿnh. Đây là lúc các ông làm bản tổng kết đầu tiên. Nhưng xem chừng các ông đă thấm mệt, Chúa Giêsu mời gọi các ông t́m chút nghỉ ngơi với Ngài. Chúa Giêsu bảo các ông : “Anh em hăy lui vào nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút và cầu nguyện” (Mc 6,31).

Người tông đồ cần được nghỉ ngơi và tĩnh tâm để bồi bổ sức lực thể xác và nghị lực tinh thần sau khi thực thi sứ vụ. Chúa Giêsu đă chỉ cho các tông đồ cách nghỉ ngơi tốt nhất đó là “t́m nơi thanh vắng” và “cầu nguyện”. Bởi sau khi đă giảng dạy dân chúng xong chính Chúa Giêsu cũng đă làm như vậy, Người t́m một nơi thanh vắng để cầu nguyện.

Bầu khí tĩnh lặng nơi thanh vắng là điều mà Chúa Giêsu ưa thích. Ở nơi đó, Người đă bỏ lại sau lưng những tiếng động, những tiếng ồn ào của dân chúng đang vây quanh lúc nghe Người giảng dạy. Và chỉ trong bầu khí thinh lặng, Chúa Giêsu mới t́m được sự b́nh an trong tâm hồn. Khi đó Ngài bắt đầu cầu nguyện cùng với Chúa Cha.

Khi cầu nguyện, Chúa Giêsu để cho tâm hồn của Ngài được hiệp nhất với Chúa Cha. Ngài đă dâng lên Chúa Cha những nỗi khổ đau của nhân loại bởi “v́ họ như bầy chiên không người chăn dắt” (Mc 6,34). Chúa Giêsu đă chạnh ḷng thương dân chúng khi thấy họ vẫn c̣n sống dưới ách nô lệ của Tội Lỗi và Sự Chết. Tâm hồn Ngài nhạy cảm biết bao khi hướng về mọi nỗi khổ đau về thể xác và tâm hồn nơi con người. V́ vậy, Chúa Giêsu đă kết hiệp với Chúa Cha cách liên lỉ nhằm cầu nguyện cho dân chúng.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đă chỉ cho các Tông đồ các tốt nhất để hồi phục sức lực sau một thời gian làm việc là “t́m nơi thanh vắng để cầu nguyện”. V́ chỉ khi cầu nguyện cùng Chúa Giêsu, các Tông đồ mới kín múc được nguồn năng lượng mới từ nơi Thiên Chúa cho ḿnh. Nguồn năng lượng mới này chính là t́nh yêu mà Chúa Giêsu đă dành cho nhân loại. Đó chính là t́nh yêu của người dám hy sinh tính mạng v́ bạn hữu. Chúa Giêsu đă hoàn toàn tự hiến thân ḿnh trên thập giá để cứu vớt nhân loại khỏi kiếp lầm than. Đó chính là bằng chứng t́nh yêu cao cả nhất mà Chúa Giêsu đă dành cho con người.

Cũng vậy, đối với mỗi người chúng ta, Chúa Giêsu cũng kêu mời chúng ta hăy đến với Ngài để được nghỉ ngơi và bồi bổ sức lực trong t́nh yêu huyền nhiệm nơi Ngài. V́ thế, sau một ngày lao động vất vả nhọc nhằn, chúng ta hăy biết chạy đến cùng Chúa Giêsu đang hiện diện nơi Nhà Tạm, để thân thưa với Ngài những thành quả mà chúng ta đă đạt được ; cũng như  những khó khăn mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Chúng ta hăy đón rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào ḷng để dâng lên Ngài cả thân xác và tâm hồn chúng ta, hầu được Ngài biến đổi và tiếp thêm nguồn năng lượng t́nh yêu vĩnh cửu nơi Ngài cho chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con mỗi khi thành công hay thất bại trong cuộc sống đều luôn biết t́m đến Ngài. Xin cho chúng con luôn biết kết hiệp với Ngài qua bí tích Thánh Thể hầu được cùng Ngài chia sẻ những lo toan của cuộc sống. Và khi đó, chúng con mới cảm nếm được hương vị ngọt ngào mà T́nh Yêu Ngài đă dành cho chúng con. Amen

 

Mic. Giang Đ́nh, op

Chúa chạnh ḷng thương dân chúng,

v́ họ như bầy chiên không người chăn

Mc 6, 30 – 34

 

Tin Mừng theo thánh Mác-cô, chúng ta vừa nghe họa lên chân dung Đức Giêsu nhân lành. Người nhạy cảm trước những nhu cầu của con người. Người biết điều ǵ cần nhất đối với những ai đến cùng Người.

Với các tông đồ , sau chuỗi công việc rao giảng vất vả th́ điều trên hết là cần nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi để lấy lại sức, nghỉ ngơi để nh́n xem lại công việc ḿnh làm và để tiếp tục phục vụ con người. Về điều này, Chúa Giêsu vô cùng tinh ư và nhạy bén trong khi các môn đồ chưa nhận ra, khi các ông đang hồ hởi thuật lại những thành quả ḿnh làm, Người nói: “ Anh em hăy lánh riêng ra, đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.” (MC 6,31). Người biết nhu cầu của các môn đệ ngay khi các ông chưa nhận ra nhu cầu thực của ḿnh và người đă lo cho các ông!

Với dân chúng, “Người chạnh ḷng thương v́ họ như đàn chiên không người chăn dắt”(Mc 6,34). Người thấu hiểu sự bơ vơ, khát khao của dân chúng. Người biết họ cần ǵ vào bây giờ, ngay lúc này, ngay khi dân chúng đến với Người và “Người đă bắt đầu dạy họ nhiều điều” (MC 6,34b). Đó là nhu cầu cấp thiết bây giờ cũng như khi về chiều, Người mời gọi các môn đệ cộng tác với ḿnh về việc cho dân chúng ăn uống, như trong biến cố phép lạ hóa bánh ra nhiều.

Đó là chân dung Đức Giêsu yêu thương, luôn làm những ǵ tốt nhất cho con người, cho tất cả những ai đến với Người. Và đó chính là chân dung vị mục tử. Vị mục tử này được thánh Gioan họa lại một cách hết sức sinh động và đầy đủ khi chính Chúa Giêsu nói: “ Tôi chính là mục tử nhân lành. Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống v́ đoàn chiên”   ( Ga 10,11). Và vị “mục tử đến cho chiên được sống và sống dồi dào”( Ga 10,10).

Ngày nay, Chúa không c̣n hiện diện cách hữu h́nh nữa, nhưng vẫn c̣n đó những cộng tác viên của Người trong tác vụ mục tử. Đó có thể là linh mục, là cha mẹ, là thầy cô giáo, là nhà hoạt động xă hôi,… tất cả đều họa lại chân dung mục tử Giêsu nhân lành, khi chăm lo nhu cầu của con người, những người được trao phó cho ḿnh.

Nhờ những con người đó, Thiên Chúa tiếp tục thi ân giáng phúc mỗi ngày qua chính họ. Nhờ vậy, Ngài vẫn có thể rao giảng chân lư, nói những lời an ủi mọi người qua miệng các mục tử ấy. Ngài vẫn có thể lắng nghe mọi người bằng đôi tai của các mục tử. Ngài vẫn yêu thương bằng con tim của họ. Ngài vẫn phục vụ bằng đôi tay họ. Ngài vẫn đến với mọi người bằng đôi chân của họ. Ngài làm tất cả những điều tốt đẹp cho mọi người bằng bản thân của họ. Các mục tử chính là hiện thân của Ngài giữa ḷng thế giới đầy đau khổ này.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đă lăn xả xuống trần gian, đi t́m đàn chiên tản lạc và soi sáng dạy dỗ họ bằng lời hằng sống, cứu chữa hồn xác họ được lành mạnh. Họ được no thỏa nằm nghỉ ngơi trong đồng cỏ t́nh yêu xanh tươi êm ái của Người. C̣n bao nhiêu tâm hồn bơ vơ lạc lơng trên thế giới này, xin Chúa cho họ được thấy và biết Người, biết đường của Người mà chạy đến gặp gỡ Người để được sống và sống dồi dào. Amen.

 

FX. Nguyễn Tất Đạt 

Ḷng thương của Chúa

Mc 6, 30 - 34

"Chúa Giêsu thấy một đám người rất đông th́ chạnh ḷng thương v́ họ như bầy chiên không có người chăn dắt".

Có một nữ tu đă kể lại một sự việc xảy ra trong cộng đoàn ḿnh như sau:

Vào năm 1982, khi quân đội Israel xâm chiếm Liban đă dồn người Palestine phải tràn vào trường học của chúng tôi để xin tị nạn. Phản ứng tự nhiên của chúng tôi dĩ nhiên là dè dặt, thủ thế và nghi kỵ. Làm sao chúng tôi có thể niềm nở với hạng người không có văn hoá như thế được. Họ tháo gỡ Thánh Giá Chúa khỏi các lớp học và chà đạp dưới chân, họ cưa chân bàn để nấu cơm. Nét mặt của họ lúc nào cũng câm lặng khó thương. Thế nhưng, các nữ tu chúng tôi cố gắng đặt ḿnh vào hoàn cảnh của họ và tiếp nhận họ mà không đ̣i hỏi bất cứ điều kiện nào. Chúng tôi cố gắng hiểu rằng, họ bị người ta ḱm kẹp trong sự dốt nát để dễ dàng sai khiến và lèo lái. Dần dần tâm hồn của chúng tôi hoán cải và chính những người Palestine này cũng biến đổi và mỗi khi chúng tôi xuống sân trường th́ họ đều chào hỏi niềm nở với chúng tôi.

Kính thưa quí ông bà và anh chị em

Phải đặt ḿnh vào hoàn cảnh của người khác chúng ta mới hiểu và thông cảm với họ. Đó là bài học mà chúng ta cần phải học hỏi và rút ra từ chính cuộc đời của Chúa Giêsu để có thể sống đúng luật bác ái của Ngài. Để cảm thông với nhân loại tội lỗi, Thiên Chúa đă hoá thân làm người, và khi làm người, Ngài chọn kiếp sống nghèo hèn cũng như sống thân thiết với người nghèo. Thiên Chúa muốn nên một với con người, nhất là những người nghèo hèn cùng khổ, những người bị gạt bỏ ra ngoài lề của xă hội.

Bài Tin Mừng hôm nay đă ghi lại sự cảm thông ấy của Chúa Giêsu trước tiên là với các Tông Đồ. Ngài biết các ông đă rất mệt mỏi sau chuyến đi công tác về, và không đợi các ông ngỏ ư, Ngài đă khuyên các ông: "Chính anh em hăy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút". C̣n đối với đám đông, Thánh Mac cô đă tóm gọn: "Ngài động ḷng thương". Trái tim giàu ḷng thương xót của Thiên Chúa như đang từng giây, từng phút bừng cháy một ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa cảm thông và tŕu mến đối với tất cả mọi người chúng ta.

Kính thưa quí ông bà và anh chị em, Chúa Giêsu xuống thế làm người là để sống và thể hiện ḷng thương xót của Thiên Chúa dành cho loài người. Có lẽ ai trong chúng ta ít nhất cũng đă hơn một lần được nghe các đoạn Tin Mừng nói về:

- Chúa Giêsu động ḷng thương trước cái chết của Lazarô và Ngài đă cho sống lại.

- Chúa Giêsu động ḷng thương trước sự hối cải của tên trộm trên đồi Calvê và hứa ngay hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.

- Chúa Giêsu động ḷng thương trước cái chết của một thanh niên con bà goá ở thành Na-in và Ngài đă cho anh ấy sống lại.v.v.

Qua những việc làm cao cả đó, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta thấy được t́nh yêu của Ngài, đồng thời Chúa Giêsu cũng muốn tỏ bày cho chúng ta nhân tính đích thực của con người. Không thể làm người mà không biết xúc động, cảm thông trước những đau khổ của người chung quanh.

Tục ngữ ca dao dân gian Việt Nam có câu: "Con nhà tông không giống lông th́ giống cánh". Chúng ta là dân riêng của Chúa Giêsu, là học tṛ của Chúa Giêsu, và là con cái của Chúa Giêsu. Vậy, chúng ta đă học đựơc nơi Ngài điều ǵ để xứng đáng được gọi là học tṛ của Ngài? Chúng ta đă nên giống Ngài ở điểm nào để xứng đáng được gọi là con cái của Ngài ?

Vậy qua bài Tin Mừng hôm nay, tất cả mỗi người chúng ta cần phải nh́n lại xem:

- Đă bao lần ta thực sự cảm thông trước lầm lỗi của người khác?

- Đă bao lần ta thực sự chia sẻ trước những đau khổ của người khác?

- Đă bao lần ta thực sự động ḷng thương trước những người ngày ngày lê lết ngoài phố chợ kia chưa?...

Kính thưa cộng đoàn, chúng ta phải không ngừng học hỏi Đức Giêsu là Thầy của chúng ta để sống cho ra người, sống cho xứng đáng với phẩm giá con người, chính mỗi người chúng ta phải biết rung động và cảm thông trước những đau khổ với người khác, biết chia sẽ nổi khổ của người khác, biết lấy nổi khổ đau của người khác làm của chính ḿnh. Nếu chúng ta thể hiện được những việc như thế, chúng ta mới xứng đáng là những người tṛ, người con của Đức Kitô sống để làm chứng cho ḷng thương xót, sự cảm thông và t́nh yêu của Thiên Chúa đối với loài người, và có lẽ chúng ta cũng cần khẳng định rằng đó chính là sứ vụ, trách nhiệm của mỗi Kitô hữu dưới ḷng trần thế. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP
(
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh G̣vấp)

Hăy đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi
Mc 6: 30-34

Mới đây tôi nói với một người bạn rằng tôi có thể đi đâu đó vài ngày để tĩnh tâm. Bạn tôi là người đă có gia đ́nh với ba đứa con, nói rằng: “tôi có  thể đánh đổi tất cả mọi sự chỉ  để được vài ngày trong thanh vắng!” Anh đă khiêm tốn nhắc tôi nhớ về những ưu mà tôi có trong một vài khía cạnh của đời sống ḿnh. Điều đó cũng c̣n cho thấy đối với hầu hết mọi người cuộc sống hiện đại tất bật và cuồng nhiệt làm sao.

Cách đây vài tuần tôi có  nghe trên rađiô một buổi phỏng tác giả quyển sách viết về việc làm thế nào để tạo ra những khoảng không mang tính nhân bản hơn và yên lặng hơn trong đời sống của chúng ta. Ông ấy nói, vợ của ông và hai con nhỏ cũng giống như hầu hết các gia đ́nh ở Mỹ, lúc nào cũng “lo lắng, bận rộn”. Thậm chí khi cả gia đ́nh cùng sum họp trong một căn pḥng, th́ vẫn có người đánh máy hoặc ra khỏi pḥng để nghe và gọi điện thoại. Người cha nói: “chúng ta ở cùng nhau, nhưng chỉ hiện diện về mặt thể lư, chứ không phải như một gia đ́nh. Chúng ta bị sao nhăng v́ những thiết bị công nghệ, chúng giúp chúng ta giữ liên lạc với thế giới bên ngoài, nhưng lại khiến chúng ta không c̣n gắn bó với nhau nữa”.

V́ thế, ông và  vợ quyết định tắt wifi trong nhà vào dịp cuối tuần. Thêm nữa, mỗi người trong nhà sẽ  cất điện thoại di động vào tủ cho đến tối Chúa Nhật. Họ chỉ dùng điện thoại bàn để nhận những cuộc gọi quan trọng, nhưng không ai được phép dùng di động. Họ cũng không xem truyền h́nh. Lúc đầu họ không biết phải làm ǵ v́ đă bị “ngắt” kết mọi nối. Nhưng không lâu sau họ bắt đầu biết kết nối với nhau. Họ nói với nhau nhiều hơn, cùng đi bộ với nhau, im lặng đọc sách trong cùng một căn pḥng và, người cha cho biết: “chúng tôi quen với bầu khí yên lặng và thậm chí c̣n thích nó nữa!”

Tôi không biết có bao nhiêu gia đ́nh dám thực hiện những bước đi quyết liệt như thế. Nhưng như anh bạn kia của tôi nói về niềm khát khao được sống thinh lặng, th́ có vẻ như chúng ta cũng hiểu được phần nào lư do Đức Giêsu khuyến khích các môn đệ của ḿnh: “Chính anh em hăy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”.

Điều khiến tôi thích thú trong câu truyện hôm nay là nó giúp chúng ta tránh huyễn hoặc về hoàn cảnh của Đức Giêsu và các môn đệ của Người. Hăy nhớ lại bài Tin mừng tuần trước, khi nào th́ Đức Giêsu sai các môn đệ đi thi hành sứ vụ? Máccô cho ta biết, “Các ông trừ được nhiều quỷ, xức dầu cho nhiều người đau ốm và chữa họ khỏi bệnh” (6,13). “Nhiều”. Có vẻ như một công việc hết sức vất vả, nên chẳng lạ ǵ Đức Giêsu muốn họ lánh ra một chỗ và nghỉ ngơi!

Đức Giêsu và các môn đệ đă mệt ră rời cũng chẳng được nghỉ. Dân chúng tuyệt vọng, họ đến nơi trước và chờ Đức Giêsu cũng như các môn đệ của Người tới. (Tin mừng Máccô là một chuỗi những cảnh tượng vội vàng, bận rộn nối tiếp nhau). Đức Giêsu thấy họ thiếu thốn và chăm sóc họ như người mục tử, v́ “họ như bầy chiên không người chăn dắt”.

Người mục tử là  h́nh ảnh lặp đi lặp lại trong cả Tân Ước và Cựu Ước. Trong sách thánh bản Hippri, mục tử và vua có liên quan đến nhau. Israel khao khát mong chờ một v́ vua mục tử như Đavít – nhưng họ luôn thất vọng. Giêrêmia phê phán Vua Giêđêkia và các vua khác giống như thế. “Khốn thay các mục tử…” Họ đáng lẽ ra phải quy tụ và dẫn dắt dân của Chúa, th́ chính sự thờ ơ của họ làm cho đàn chiên phải thất lạc và tan tác. Hậu quả của sự lănh đạo kém cỏi và sai lạc quả là khủng khiếp: Giêrusalem bị tàn phá và dân phải đi lưu đày.

Giêrêmia đưa ra lời hứa. Đức Chúa sẽ quy tụ đàn chiên và chăn dắt chúng. Đức Chúa sẽ giải cứu họ bằng cách gửi  đến một người lănh đạo công chính có tâm trí  của Chúa. Những người đọc Tin mừng Máccô, nhất là  bài đọc hôm nay, sẽ nhận ra một lần nữa rằng Thiên Chúa hoàn tất lời mà Ngài đă hứa với dân. Có nhiều việc phải làm – xưa cũng vậy và nay cũng thế. Đức Giêsu muốn nghỉ ngơi để tiếp tục sứ vụ, nhưng thực tế của cuộc sống lại không buông tha các ngài. V́ thế, các ngài chẳng có giờ mà nghỉ ngơi, suy nghĩ về sứ vụ của ḿnh và những chỉ dẫn khác từ Đức Giêsu.

Nhưng tôi nghĩ, điều này vẫn đúng, tất cả chúng ta t́m cách làm thế nào để đi vào “sa mạc” của chính ḿnh. Có thể là vài phút lặng lẽ trong xe hơi trước khi bước vào công sở; vài giây lặng lẽ trong sân mỗi khi ta đi bỏ rác vào buổi tối; khi đi bộ trong công viên; tắt truyền h́nh và ngồi lặng lẽ một chút; lắng nghe bản nhạc nào có thể giúp ta đi vào trong khoảnh khắc này,… Không phải tất cả những cố gắng đi vào nơi thanh vắng của Đức Giêsu đều thất bại, như chúng ta đọc thấy trong 1,35.45

Giêrêmia hứa một vị  vua giống như Đavít sẽ “trị v́ cách khôn ngoan”, người sẽ “thi hành điều chính trực công minh trong xứ sở”. Với Phép Rửa, mỗi chúng ta cũng được mời gọi tiếp tục sứ vụ mục tử của Đức Giêsu – và nhiệm vụ đó sẽ rất khó khăn! Chúng ta thực thi điều đó mỗi ngày, bằng những cách thế thông thường trong việc dạy dỗ và làm gương cho con cháu. Quư vị có để ư Đức Giêsu Mục Tử đă làm ǵ ngay khi các ngài bước lên bờ và thấy đám đông đói khổ hay không? Người dạy dỗ họ.

 Chúng ta không muốn con em ḿnh có ư niệm sai lầm về Thiên Chúa, hay quan niệm chẳng ra ǵ trước mặt Chúa. V́ thế chúng ta phải dạy chúng. Nhưng chúng ta cũng cần thời gian suy gẫm để sống với Lời Chúa, để lời dạy của chúng ta không chỉ theo những suy nghĩ của ḿnh cho bằng nói về chính Đức Giêsu Mục Tử.

Một số trong chúng ta tham gia một phần hay hoàn toàn vào trong cộng đồng giáo xứ của chúng ta. Những ǵ nói đến trên đây đúng cho tất cả chúng ta; chúng ta cần t́m cách để “chính anh em hăy lánh riêng ra” một lát hay một khoảng thời gian lâu hơn một chút, để nghe Lời Chúa muốn nói với ḿnh, cũng như cho những người chúng ta được mời gọi để dẫn dắt bằng lời dạy của chúng ta. Với ḍng cuối cùng: tất cả chúng ta đều được sai đi để chia sẻ những hiểu biết của ḿnh về Đức Giêsu, những hiểu biết không phải chủ yếu t́m được trong sách hay giáo lư, nhưng là những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta với Đức Giêsu.

Trong Thánh Lễ này, chúng ta cũng như đàn chiên tan tác. Đức Giêsu, vị mục tử, quy tụ chúng ta từ khắp mọi nơi chúng ta sinh sống, làm việc mỗi ngày. Điều chúng ta cùng chia sẻ  với nhau và kéo chúng ta về đồng cỏ này chính là đức tin, chúng ta được vị mục tử  của ḿnh chăm sóc chu đáo, được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và Ḿnh Máu hằng sống của Đức Giêsu.

Vị Mục Tử thực hiện lại những ǵ xưa kia Người đă làm: Người sai chúng ta đi sau khi đă cho ăn no nê để quay lại chính những nơi chúng ta được mời gọi trở thành mục tử. Chúng ta không lên đường một ḿnh, nhưng được tiếp đầy sinh lực của Thánh Thần –  cùng một Thần Khí đă đưa Đức Giêsu vào hoang địa trong đọan đầu của Tin mừng này (1,12-13), giúp Người chống trả cám dỗ và không bao giờ bỏ rơi Người khi Người đi ra chăn dắt đoàn dân đang ngóng chờ của Thiên Chúa.