HOME

 
 

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN B
Kn 19,1.13-15; 2,23-25 / 2Cr 8,7.9. 13.15 / Mc 5,21-42
 

An Phong op : Chỗi dậy nhờ Đức Giêsu

Fr. Jude Sicilliano, op : Đức tin đem chúng ta đến gần Chúa

Đỗ Lục op : Trỗi Dậy Đi

G. Nguyễn Cao Luật, op : Hai Phép Lạ Về Sự Sống

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Đức tin mạnh mẽ và kín đáo

Lời Chúa và Thánh Thể : Nhạy cảm với nỗi đau của con người

Giuse Trần Văn Đông op : Chúa thương chữa lành mọi bệnh tật

Fr. Jude Siciliano, op : Đừng sợ! Chỉ cần tin thôi


An Phong op

Chỗi dậy nhờ Đức Giêsu
Mc 5,21-42

Tin mừng hôm nay tŕnh thuật câu chuyện Chúa Giêsu làm cho con gái của ông trưởng hội đường Giairô được “chỗi dậy” (Mc 5,40), cùng với việc người đàn bà bị bệnh xuất huyết 12 năm được khỏi bệnh sau khi chạm đến áo Người. Qua hai tŕnh thuật này, chúng ta nhận thấy đức tin là một gặp gỡ, tương giao cá vị, và đem lại ơn giải thoát cho con người.

* Đứa trẻ 12 tuổi, con gái của ông Giairô đă “chết” (Mc 5,35). Nhưng đối với Đức Giêsu, “đứa bé không chết đâu, nó đang ngủ đó” (Mc 5,39) (Thực ra, đứa bé đă chết). Lời này của Đức Giêsu tiên báo việc Người sắp sửa làm, đó là một phép lạ. Như thế, phép lạ là một hồng ân Thiên Chúa khôi phục con người, làm cho họ chỗi dậy, làm cho họ sống, đồng thời đem lại niềm vui và hạnh phúc. Ngày nay, Chúa Giêsu vẫn đang làm chỗi dậy những tâm hồn “đă chết”.

* Người đàn bà được chữa lành trong Tin mừng hôm nay cho thấy một quan niệm đă có vào thời bấy giờ là “năng lực chữa bệnh xuất phát từ nội lực”. Bà đă chạm đến Đức Giêsu, và bà nghĩ, chỉ cần chạm đến Người là bà được khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng Chúa Giêsu nhận biết có sức mạnh đă xuất phát tự ḿnh… và “hỡi con, đức tin của con đă chữa con, hăy về b́nh an và được khỏi bệnh”. Người đă ban cho bà một sự b́nh an bên trong, Người đă cứu bà, cho bà thấy Thiên Chúa yêu thương bà, bà thật là quư báu đối với Thiên Chúa, và đời sống của bà có một ư nghĩa lớn lao. Như thế, khi chữa bệnh, Chúa Giêsu muốn cứu vớt con người tự bên trong, muốn giải thoát họ khỏi “run sợ”.

Cả hai phép lạ chữa bệnh hôm nay đều cho thấy Đức Giêsu là đấng chiến thắng sự chết và tội lỗi. Đứa bé đă chết được chỗi dậy, người đàn bà bị bệnh xuất huyết 12 năm – bệnh này là dấu hiệu của tội lỗi – được hồi phục. Đồng thời cũng cho thấy : nhờ đức tin, con người được cứu độ. Sau khi mọi hy vọng, biện pháp chữa trị của con người đă trở nên vô hiệu quả, th́ chỉ c̣n niềm tin mới có khả năng “cứu độ”. Ông Giairô đă tin vào Chúa Giêsu khi con gái ông đang hấp hối, c̣n người đàn ba, sau 12 năm chữa trị, hầu như đă hoàn toàn tuyệt vọng. Hẳn là vào thời điểm gay go này, khi đứa con sắp chết, ông Giairô chỉ c̣n niềm hy vọng duy nhất vào Chúa Giêsu ? Người đàn bà cũng vậy. Nhưng tất cả đă thay đổi nhờ sự hiện diện của Chúa Giêsu. Người đă đem lại niềm vui và b́nh an cho những ai tuyệt vọng mà vẫn một ḷng cậy trông.

Đức Giêsu hẳn đă nói với mỗi người chúng ta : “Nếu bạn có đức tin bằng hạt cải, th́ bạn có thể nói với ngọn núi này ‘hăy di chuyển từ đây đến kia’, nó sẽ di chuyển” (Mt 17,20). Lời này gây cho chúng ta một sự ngạc nhiên. Thực vậy, đây không phải là một lời phóng đại, nhưng là một sự thực được chứng minh qua cuộc đời các vị Thánh. Các vị Thánh là những người đă tin và các ngài đă làm được nhiều điều kỳ diệu. Hẳn là Mẹ Têrêsa Calcutta đă chẳng hề nghĩ đến những giải thưởng cuộc đời ban tặng Mẹ, nhưng Mẹ đă có được những điều đó nhờ đức tin ?

Liệu chúng ta có “dám tin vào những lời đầy thách thức” này không ? Nhưng chúng ta biết rơ Thiên Chúa là t́nh yêu, Người sẽ không bỏ rơi những ai trông cậy, tin tưởng vào Người, nhất là những người đang gặp khó khăn và tuyệt vọng. Hăy mở toang cánh cửa tâm hồn cho Thiên Chúa hành động. Hăy tin, dù mọi sự chưa rơ ràng. Hăy chờ đợi Thiên Chúa hành động “ đúng lúc, kịp thời”, nhưng với đức tin.

Lạy Chúa,
Hoa trái của đức tin là cầu nguyện.

Để đức tin có thể triển nở,
xin cho chúng con biết cầu nguyện.
Xin cho chúng con biết tin tưởng và cậy trông,
ngay cả trong những lúc tuyệt vọng.

Lạy Thiên Chúa là Cha,
xin dạy cho chúng con biết
sống là sống trong niềm tin,
niềm cậy trông và t́nh yêu.

 

Lm. Jude Siciliano, OP

Đức Tin Đem Chúng Ta Đến Gần Chúa

 Mc 5:21-43

Anh chị em thân mến,

Bài đọc 2 hôm nay không tiếp tục trích tuần tự theo thư thánh Phaolô đọc trong Chúa Nhật tuần trước. Mà nhảy qua cách bài tuần trước 3 chương. Để anh chị em dễ hiểu, tôi sẽ sử dụng vài từ cũ trong bài đọc tuần trước để diễn giảng bài hôm nay.  

Thánh Phaolô khen giáo hữu thành Cô-rin-tô, vì, tuy họ vừa đủ sống, nhưng họ cũng rộng rãi giúp đỡ những Kitô hữu thiếu thốn. Thánh Phaolô không phải là người dùng lời ngoại giao để lạc quyên, trái lại, ông khen đức tin của họ. Giáo hữu thành Cô-rin-tô được nhiều ơn qua đức tin của họ. Ai cũng biết được những ơn như: tài ăn nói, chữa lành bệnh tật, khôn ngoan và hiểu biết v.v... 

Và bây giờ, Phaolô muốn họ dùng những ân sủng đang có để giúp các anh em giáo hữu khác. Phaolô dựa vào sự tự hiến của Chúa Giêsu để khuyến khích họ: “anh em biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, đã có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr, 9). Chúng ta đã trở nên giàu có với những ân thánh sủng. Vì thế, Thánh Phaolô khuyến khích giáo hữu thành Cô-rin-tô nên theo gương Chúa Giêsu để chia sẻ những gì họ có nhiều hơn cho kẻ túng thiếu.

Giáo Hội không gồm những cộng đoàn độc lập, giữ đức tin riêng biệt cho cộng đoàn mình. Trái lại, máu thánh Chúa Giêsu hòa hợp chúng ta lại với nhau, v́ vậy, chúng ta không thể quên sự thiếu thốn của anh em trong các cộng đoàn khác. Bởi thế, bên nước El Salvador, các cộng đoàn ở thành phố nhận giúp đỡ các cộng đoàn ở vùng quê. Họ không những gom tiền cho cộng đoàn họ giúp đỡ, mà còn kêu gọi người tình nguyện đến giúp đỡ trực tiếp vào mỗi mùa xuân như đến để sửa sang nhà thờ, sửa sang các nhà bị ngập lụt, và đào giếng cho dân chúng cả vùng. 

Phaolô nói, giúp đỡ người nghèo không chỉ có một chiều, chính người nghèo cũng giúp đỡ lại chúng ta. Một nhóm sinh viên đến nước Honduras ở Trung Mỹ đã nhận thấy như vậy khi họ giúp đỡ một làng ở Honduras trong mười ngày vào dịp lễ Phục Sinh. Họ đã xác nhận điều đó với cộng đoàn Giáo Hội trong đại học hôm Chúa Nhật sau khi họ ở Honduras về. Họ đã học hỏi được nhiều điều trong lúc giúp đỡ: Học cách đón tiếp của người trong làng, về giá trị của gia đình, về sự làm ăn cần mẫn, về lòng hy sinh và về đức tin của dân làng.

Hôm nay có thể là Chúa Nhật mà ban tổ chức công tác xã hội trong cộng đoàn Giáo Hội chúng ta có thể làm bảng tổng kết về những việc đã làm, như hô hào các sinh viên, học sinh giúp xây nhà ở; chương trình phát của ăn cho người thiếu thốn v.v… “Trong hoàn cảnh hiện tại, anh em có được dư giả, là để giúp đỡ những người đang lâm cảnh túng thiếu, để rồi khi được dư giả, họ cũng sẽ giúp đỡ anh em, lúc anh em lâm cảnh túng thiếu. Như thế, sẽ có sự quân bình.” (2Cr 8,14).

Trong Phúc Âm hôm nay, người phụ nữ bị bệnh băng huyết lâu năm không còn hy vọng gì nữa. Thánh Mác-cô đã cho biết, bà ta đã bị bệnh từ 12 năm rồi “…chạy thầy chạy thuốc đã nhiều đến tán gia bại sản,…” Bệnh đã làm cho bà trở nên người không sạch, và bị loại ra khỏi cộng đoàn. Bà ta đau đớn về thể xác, và khó nghèo do bị khánh kiệt, lại còn bị loại ra khỏi cộng đoàn tôn giáo nữa. Và hơn thế nữa là nếu bà sờ vào ai thì người đó cũng trở nên không sạch sẽ, vậy nếu bà sờ và Chúa Giêsu, bà sẽ làm cho Ngài không sạch sẽ. Như thế cả hai người sẽ cùng bị cộng đoàn, tôn giáo và xã hội ruồng bỏ.  

Câu chuyện người phụ nữ này rất nổi bật trong Phúc âm thánh Mác-cô. Thường một phép lạ xảy ra nhấn mạnh vào Chúa Giêsu. Nhưng phép lạ này nhấn mạnh đến người phụ nữ “Có một bà kia…” Rồi Thánh Mác-cô kể chi tiết bệnh tình của người phụ nữ ấy. Trong Phúc âm, có chuyện một người phụ nữ khác, người gốc Phê-ni-xi (Mc7:24-30) có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám. Thánh Mác-cô tả danh tính hai người phụ nữa ấy và câu chuyện của họ liên quan đến Chúa Giêsu. Cả hai đều rất cần sự giúp đỡ. Trong câu chuyện người phụ nữ hôm nay, bà ta “nói hết sự thật với Chúa Giêsu”. 

 Trong Kinh Thánh, chỉ toàn chuyện của nam giới. Mỗi khi người phụ nữ lập gia đình, thì người đó rời gia đình họ, gia nhập vào gia đình nhà chồng và sống dưới quyền nhà chồng. Người đàn ông có toàn quyền trong gia đình, trên vợ và con cái. Nhưng cũng có nhiều câu chuyện nhắc đến phụ nữđó là những người phụ nữ theo Chúa Giêsu, và trong các cộng đoàn giáo hữu đầu tiên cũng có nhiều phụ nữ giúp đỡ. Như trong thơ Phaolô gởi giáo hữu thành Roma, có chị Pơ-rít-ca (Rm 16:3), chị Phê-bê nữ trợ tá Hội Thánh Ken-khơ-rê (Rm 16:1) và Maria (Rm 16:6).

Người phụ nữ trong Phúc Âm hôm nay đã trở nên gương mẫu cho các phụ nữ trong các cộng đoàn giáo hữu đầu tiên. Bà ta bước ra khỏi sự áp chế của xã hội thời bấy giờ. Bà đã tự động chen qua đám đông quần chúng để đến sờ vào áo Chúa Giêsu. Bà ta ở trong tình huống ngặt nghèo chỉ hy vọng duy nhất vào sự giúp đỡ của Chúa Giêsu. Bà ta không những vượt qua sự ngăn cản của xã hội mà cả sự ngăn cản của tôn giáo nữa. Bà tin Chúa Giêsu sẽ giúp cho bà, mặc dù những người khác không suy nghĩ như vậy.

Người phụ nữ ấy không những là gương mẫu cho các phụ nữ khác đang bị ràng buộc bởi giai cấp xã hội, bởi giới doanh nhân, mà còn là gương mẫu cho các phụ nữ đã bị tôn giáo khai trừ, hay coi thường những tài năng của họ. Nhưng họ vẫn dấn thân trong cộng đoàn để lãnh nhận những phần việc phục vụ gia đình và cộng đoàn, dạy dỗ con trẻ, làm việc trong cộng đoàn, giúp những gia đình thiếu thốn, đọc sách và kiệu Mình Thánh Chúa, cố vấn những người khác v.v…

Sau khi người phụ nữ trong Phúc Âm được chữa lành, Chúa Giêsu gọi bà ta là ‘con’. “Này con, lòng tin của con đã cứu chữa con…” Bà được trở lại với cộng đoàn con cái Chúa, không còn bị xã hội và tôn giáo ruồng bỏ nữa. “Lòng tin của con đã cứu chữa con” nghĩa là gì? Bà đã bị ruồng bỏ, nhưng bây giờ Chúa Giêsu thấy bà cần được giúp đỡ nên đã chữa lành cho bà. Lời của Giêsu dẫn đưa người ngoại vào cộng đoàn và được Chúa chữa lành. Điều gì đưa chúng ta đến Thánh lễ ngày hôm nay? Có phải chúng ta đến đây để sờ vào Chúa Giêsu và để được Chúa sờ vào chúng ta chăng? Nếu quả thật như vậy, thì đời sống chúng ta sẽ được thay đổi như thế nào? Sự liên kết trong cộng đoàn chúng ta có khắng khít hơn không? Và chúng ta có mời gọi nhau cùng đến để sờ và được sờ về thể xác và về tâm hồn không?

Câu chuyện người Gia-ia có con gái gần chết, bị gián đoạn vì câu chuyện người phụ nữ bị bệnh băng huyết. Thật ra, hai câu chuyện đều nói về hai người phụ nữ cần được giúp đỡ. Con của ông Gia-ia chỉ có 12 tuổi, nhưng đó là tuổi có thể được lập gia đình. Vừa đến tuổi trưởng thành, lập gia đình, thì sự chết của cô ta làm cho cha mẹ muốn chết theo. 

Khi Chúa Giêsu vào phòng người con gái đã chết, thì đó là lúc Chúa Giêsu bước qua bên kia bờ, không phải là bước lên thuyền để qua bờ bên kia, nhưng là Chúa Giêsu bước qua bên phía người bị loại bỏ, không sạch nữa. Lòng thương yêu của Chúa Giêsu làm cho Ngài bước qua sự cấm đoán của xã hội và tôn giáo để giúp những trường hợp cần đến Ngài. Khi Chúa đã truyền người con gái đứng dậy, Ngài bảo phải cho cô đồ ăn. Cô gái đó và cả gia đình đều được chữa lành. Chúa Giêsu đã thắng sự chết, và cộng đoàn đã được bình ổn. Đó là việc xảy ra mỗi khi chúng ta đến dự Tiệc Thánh nhờ đó chúng ta được lành lại, vì Chúa Giêsu đã đưa tay kéo chúng ta đứng dậy và Ngài nói “Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi”. (Mc 5,41). 

 Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

 


Đỗ Lục op (2006)

Trỗi Dậy Đi
Mc 5:21-43

Ở Việt nam hiện nay rất nhiều bạn trẻ đang vật lộn với với nghèo đói, bệnh tật, ngu dốt. Nhưng trầm trọng nhất vẫn là những bệnh xă hội và khủng hoảng tinh thần. Bao nhiêu thế hệ đang bị nhận ch́m trong bóng tối tử thần.

Ai sẽ làm cho các bạn trẻ trỗi dậy ?

Thực tế, bên cạnh những tâm hồn sa đọa, vẫn có những bạn trẻ khác quan tâm và nỗ lực cứu vớt những anh em đang sống bên bờ vực thẳm. Có những bạn sẵn sàng đi xin từng đồng, mua từng viên thuốc cho các bạn trẻ đang đối diện với những bệnh thời đại. Họ không phí thời giờ bàn những chuyện xưng hô “cha con” hay vấn đề đối kháng giữa giáo sỹ và giáo dân v.v. Họ chẳng cần ai chú ư hay ghi ơn. Cũng chẳng cần giai cấp, địa vị. Chỉ cần vực anh chị em ḿnh trỗi dậy khỏi cơn nguy khốn hiện tại mà thôi. Họ là những người theo Chúa Giêsu đi t́m cứu những người đau khổ, bệnh tật. Tuy không có quyền năng làm phép lạ như Chúa, nhưng dơi theo bước chân Chúa, họ có thể tạo thành những kết quả tương tự.

Dĩ nhiên, đứng trước cái chết, mọi người phải bó tay. Các phương pháp y khoa hiện đại nhất cũng không thể vượt qua những giới hạn tử thần. Dù có thiện chí và giàu có tới đâu, con người cũng phải đầu hàng. Phải toàn năng mới có thể khiến con gái ông trưởng hội đường sống lại từ cơi chết (x. Mc 5:35-42). Nói khác, chỉ cần nói với cô gái : “Trỗi dậy đi !” (Mc 5:41) Chúa Giêsu đă chứng minh Người là Thiên Chúa toàn năng, vượt trên mọi sức mạnh khoa học tiến bộ nhất.

Chúa không đ̣i người môn đệ phải toàn năng như Chúa mới cứu được đồng loại. Chúa muốn họ vận dụng sức mạnh t́nh yêu và hồng ân sẵn có để chặn đứng bước chân tử thần. Thực tế, nhiều người không những không ngăn cản bước chân tử thần, mà c̣n manh tâm xô đẩy anh em ḿnh vào chỗ chết. Phong trào phá thai chẳng hạn. Có khi họ “án binh bất động” trước sức tấn công vũ băo của tử thần để cầu an hay hèn nhát. Bởi vậy, nhiều người trở thành mồi ngon cho tử thần chỉ v́ đồng loại mần thinh trước tiếng thét gào của các nạn nhân.

Không bao giờ Chúa “lạnh lùng” như thế trước nỗi thống khổ của con người. Người phụ nữ băng huyết là một điển h́nh. Tuy chưa chết, nhưng bà đă đứng trên bờ vực tử thần. Thấy thế, Chúa không xô bà xuống đáy. Sau mười hai năm đau khổ, bà cảm thấy hoàn toàn bất lực và đau ḷng v́ “tiền mất tật mang.” Cuối cùng, bà đă t́m được sức mạnh t́nh yêu Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu. T́nh yêu là sức mạnh giải thoát. Nhờ ḷng tin mănh liệt, bà đă được cứu và b́nh an hoàn toàn (x. Mc 5:34).

Đức tin đă toàn thắng. ĐGH Bênêđictô XVI nhận định : “Cuộc chiến thắng này chỉ xảy ra v́ có quyền năng sáng tạo của Lời Chúa và T́nh yêu. Chỉ có Lời Chúa và T́nh yêu mới đủ sức mạnh biến cải cơ cấu vật chất một cách tuyệt đối đến nỗi có thể vượt qua những chướng ngại của tử thần.” (www.archspm.org : 30.06.2006) Không có Lời Chúa và T́nh yêu, chắc chắn họ đă không thoát khỏi nanh vuốt tử thần.

Không những thoát chết, hai người phụ nữ c̣n được Chúa phục hồi nhân phẩm và sứ mệnh cao cả. Trong cả hai phép lạ Chúa làm hôm nay, John R. Donahue (www.Americamagazin.org : 30.06.2006) nhận thấy một vài điểm thú vị. Trước hết, cả hai người lănh ơn đều thuộc giới phụ nữ. Cô gái được phục sinh ở lứa tuổi mười hai , tuổi đă có thể thành hôn theo phong tục thời bấy giờ. Như thế, “cô bé” đă chết trước khi có thể trở thành vợ và mẹ. Người đàn bà băng huyết cũng mười hai năm. Bà không thể có con. Như thế, không những Chúa cứu cả hai khỏi chết, nhưng c̣n trả lại cho họ khả năng sinh sản, một vinh dự lớn lao v́ được tham gia quyền sáng tạo của Thiên Chúa. Vinh dự đó góp phần làm chứng cho mọi người thấy, “Thiên Chúa đă sáng tạo con người cho họ được trường tồn bất diệt.” (Kn 2:23)

Trước t́nh trạng phụ nữ bị buôn bán và khinh miệt hôm nay, Giáo hội đang làm ǵ ? Có động ḷng trắc ẩn thực sự không ? Có dám vượt qua những cấm kỵ và thành kiến để đem ơn giải thoát đến cho phụ nữ không ?

Nhờ hồng ân Thiên Chúa, biết bao phụ nữ đang chứng tỏ một đức tin kiên cường và dũng cảm. Trong gia đ́nh hay ngoài xă hội họ luôn sống với Chúa. Nhờ đó, chính họ có thể thoát hiểm và cứu văn tương lai nhân loại. Hôm nay Giáo hội đang cần đến sức mạnh niềm tin nơi phụ nữ rất nhiều. Chính đức tin đă giúp họ chu toàn bổn phận làm mẹ, làm vợ trong gia đ́nh. Họ c̣n muốn dấn thân làm chứng cho Chúa hơn nữa trong nhiều môi trường xă hội hôm nay. Nhưng Giáo hội có nhận ra đức tin kiên cường của phụ nữ trên toàn cầu để mời gọi họ hay không ?

Lạy Chúa, xin thương giải thoát phụ nữ và cho mọi người biết tôn trọng phẩm giá và sứ mệnh cao cả của họ. Xin Chúa mở ra nhiều con đường và cơ hội cho phụ nữ được tham gia hơn nữa vào sứ mệnh làm chứng của Giáo hội giữa ḷng đời hôm nay ! Amen.


G. Nguyễn Cao Luật, O.P.

Hai Phép Lạ Về Sự Sống
Mc 5,21-42

Nhờ tin, mọi sự đều có thể

Một đám người rất đông vây quanh Đức Giêsu, chờ đợi một lời nói hay một cử chỉ lạ thường. Bỗng nhiên, có một người, dáng vẻ vội vă, đẩy mọi người ra và tiến đến trước mặt Đức Giêsu. Ông có điều ǵ muốn thưa với Người. Ông tên là Gia-ia, trưởng hội đường.

Thoạt tiên, người đàn ông này biết rằng ḿnh có thể tín nhiệm vào Đức Giêsu. Ông "phủ phục dưới chân Đức Giêsu và năn nỉ" Người đến chữa con gái ông vừa mới tắt thở. T́nh yêu của người cha đối với đứa con gái đă làm cho ông can đảm : ông sẵn sàng tin cậy vào một người qua đường, ông tín nhiệm vào một người từ nơi khác đến, mà cho đến lúc này, ông chỉ mới nghe đồn. Sự sống của đứa con gái ông vẫn hằng bao bọc, nuôi dưỡng, nay không c̣n nữa, và ông đến xin lại từ một người khác, một người xa lạ.

Đức Giêsu yên lặng đi theo ông trưởng hội đường. Đám đông vẫn tiếp tục vây lấy Người. Họ chen lấn, xô đẩy như muốn đè bẹp Người. Trong đám đông hỗn độn ấy, có một người phụ nữ khốn khổ rất mong được đến gần Đức Giêsu, chạm vào Người, dù chỉ là gấu áo thôi cũng được. Bà tự nhủ : "Tôi mà sờ được vào áo Người thôi, là sẽ được cứu." 

Bà biết là ḿnh ô uế, bởi v́ theo năo trạng người Do-thái lúc bấy giờ, một người phụ nữ trong t́nh trạng như bà bị coi là "không được chạm đến". Không ai được chạm đến bà, và ngược lại bà cũng không được chạm đến ai. Bà là người ô uế và ai đến gần bà cũng bị ô uế.

Bà mong được đến gần, được chạm đến Đức Giêsu, để chấm dứt t́nh trạng ô uế của ḿnh. Bà tin rằng Đức Giêsu là một con người nhưng không giống những người khác. Bà cảm thấy rằng từ con người này, bà có thể nhận được tất cả : nhận lại chính ḿnh, được trả lại chính ḿnh.

Bà biết rằng bà đang làm một việc liều lĩnh, bởi v́ đó là một điều cấm kỵ. Nhưng chính sự đau khổ đă thúc đẩy bà, và bà đă đến với Đức Giêsu. Phần ḿnh, Đức Giêsu không sợ những điều cấm kỵ, không coi thường những nỗi khổ sâu kín nhất, đáng xấu hổ nhất. Người là Đấng cứu độ đến trần gian để giải thoát mỗi người khỏi nỗi cô đơn và sự sợ hăi.

Ngay tức khắc "bà cảm thấy trong ḿnh đă được khỏi bệnh" ; và cũng ngay lúc ấy, Đức Giêsu "thấy có một năng lực từ nơi ḿnh phát ra". Một cảm nghiệm sâu xa nảy sinh từ cuộc gặp gỡ cá vị giữa người tin và Thiên Chúa của ḿnh.

Đức Giêsu ngừng lại, đưa mắt nh́n quanh. Bấy giờ người phụ nữ có thể bày tỏ chính ḿnh. Bà phủ phục dưới chân Đức Giêsu và bày tỏ hết sự thật : một thái độ phó thác, tin cậy, hy vọng. Thái độ này chứng tỏ rằng, khi người ta được đón nhận cách trọn vẹn, người ta khám phá ra ḿnh dễ thương, ḿnh xứng đáng được yêu thương và có khả năng yêu thương.

Cũng như hai tác giả Mát-thêu và Lu-ca, thánh Mác-cô nối kết phép lạ này với câu chuyện chữa lành con gái ông Gia-ia.

Khi Đức Giêsu đang trên đường đến nhà ông Gia-ia, có người đến nói với ông : "Con gái ông chết rồi, làm phiền Thầy chi nữa ?" Đối với người không tin, như thế là trễ rồi, không c̣n cứu vớt được nữa. Một khi không có ḷng tin tưởng, cậy trông, th́ lúc nào cũng trễ. Đức Giêsu nghe được những lời xầm x́, Người nói với ông trưởng hội đường : "Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi !" 

Và sau đó, Đức Giêsu đă gọi cô bé dậy. Người nói : "Này bé, chỗi dậy đi !" Cô bé liền chỗi dậy, v́ có ai đó đă gọi cô, chính tên cô.

Những chi tiết về vượt qua

Trong bản văn dài này, người ta có thể rút ra được những chi tiết diễn tả một bước vượt qua, từ sự chết sang sự sống.

* Từ bờ bên này sang bờ bên kia.

Đức Giêsu sang bờ bên kia, và ông Gia-ia chen qua đám đông để đến gặp Đức Giêsu. Sau đó cả hai cùng vượt qua biển người. Cả một đám đông như sóng dậy vây lấy cả hai, dường như muốn nuốt chửng.

* Từ ngôi mộ động đậy đến Nhà sự sống

Căn nhà của ông Gia-ia giống như một ngôi mộ. Một đám đông vây quanh cô bé mới chết. Họ khóc lóc, vật vă, kêu gào.

Đức Giêsu đuổi mọi người ra khỏi nhà tựa như làm cho ngôi mộ ra trống không. Người gọi cô bé đang thiếp ngủ dậy, và trong căn nhà nơi sự sống thiếp ngủ, không cần phải có tiếng khóc than.

* Tuổi của sự sống

Con gái ông Gia-ia được mười hai tuổi : tuổi dậy th́, tuổi có thể bắt đầu đem lại sự sống. Trong khi đó, người phụ nữ mắc bệnh đă mười hai năm, và bà trở thành người vô sinh : bà bị coi như đă chết.

Cả cô bé lẫn người phụ nữ mắc bệnh đều từ cơi chết bước vào sự sống, nhờ năng lực từ nơi Đức Giêsu phát ra. Chính Người là sự sống.

* Từ đặt tay đến lời

Ông Gia-ia xin Đức Giêsu đến đặt tay trên con gái ông. Nhưng Đức Giêsu không làm đúng như ông yêu cầu. Người nói với cô bé: "Chỗi dậy đi" ; trước đó Người cũng nói với người phụ nữ một lời tương tự. Nhờ lời Đức Giêsu, sự sống đă chỗii dậy, như một hạt giống, một mầm non.

* Phục sinh cho tương lai

Người đàn bà được chữa khỏi bệnh, cô bé được chỗi dậy từ cơi chết : cả hai vẫn chưa đạt được mục tiêu. Cuộc sống vẫn c̣n ở phía trước. Cô bé  “sống lại" ; c̣n người phụ nữ nghe Đức Giêsu nói : "Con hăy về." 

Phục sinh là một cuộc sinh ra, nhưng mới chỉ là điểm khởi hành. Đức Giêsu bảo những người đang đứng đó cho cô bé ăn. Của ăn và sự sống đi liền với nhau.

Đánh thức niềm hy vọng

Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta được mời gọi suy niệm về sự sống và về niềm hy vọng một cuộc sống không hư hoại. Sự sống là một thực tại, và có lẽ chúng ta càng cảm nhận cách rơ rệt hơn, khi mắc bệnh hay đối diện với cái chết. Bất chấp mọi sự xảy ra như thế nào, chúng ta có dám tin và hy vọng ?

Ḷng tin tưởng chân thành và đơn sơ của ông Gia-ia cũng như của người phụ nữ chính là gương mẫu cho chúng ta.

Người phụ nữ có vẻ như mê tín, chỉ mong sờ đến áo Đức Giêsu là được khỏi bệnh. Đức Giêsu không khinh thường bà, trái lại, Người tạo cơ hội gặp gỡ, giúp bà thoát khỏi t́nh trạng bệnh tật và ban cho bà b́nh an.

Ḷng tin của ông Gia-ia mănh liệt hơn. Ông vẫn tin vào Đức Giêsu, trong khi đám đông dân chúng nghĩ rằng không ai có thể chống lại cái chết. Đối với Đức Giêsu, cái chết chỉ là một giấc ngủ. Nhờ ḷng tin, giấc ngủ này sẽ mở ra một buổi sáng phục sinh.

Những từ ngữ được sử dụng làm cho người ta nhớ đến phép rửa, tức là tham dự vào cuộc phục sinh của Đức Ki-tô.

“Tỉnh giấc đi nào, hỡi người c̣n đang ngủ !
Từ chốn tử vong, chỗi dậy đi nào !
Đức Ki-tô sẽ chiếu sáng ngươi."
(Ep 5,14).

Trong mỗi chúng ta đều có một niềm hy vọng, nhưng nó đang ngủ như cô bé của bài Tin Mừng. Cần đánh thức nó dậy, và thúc đẩy nó tiến tới. Điều kỳ diệu chỉ có thể xảy ra khi chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào Đức Giêsu, Đấng có thể mở ra một buổi sáng phục sinh, từ những đêm tối của riêng chúng ta, những đêm tối nhất.

* * *

"Đức Giêsu nói với ông Gia-ia :
"Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi !"

Nhưng tin là ǵ ?
Là đưa cánh tay ra,
vượt ra khỏi những xôn xao và sợ hăi,
để nắm lấy Bàn Tay của Thiên Chúa.

Chúng ta biết rằng, Bàn Tay ấy vẫn luôn giơ ra."  

(theo A.M.Besnard)


Giacôbê
Phạm Văn Phượng op

Đức tin mạnh mẽ và kín đáo
Mc 5,21-24.35b-43

Bài Tin Mừng là hai phép lạ Chúa Giêsu đă làm gần nhau : phép lạ cho một phụ nữ được khỏi bệnh băng huyết, và phép lạ cho con gái ông trưởng hội đường Gia-ia được sống lại. Chúng ta thấy hai phép lạ như có một số điểm tương đồng : người phụ nữ mắc bệnh đă 12 năm, bằng với số tuổi của em bé kia, v́ Tin Mừng cho biết khi em chết em được 12 tuổi. Cả hai phép lạ xảy ra đều do hành động thể lư là chạm tay vào tua áo Chúa và Chúa cầm tay em bé đă chết. Chủ đề của hai phép lạ này là ơn Chúa ban qua ḷng tin.

Trước hết, chúng ta thấy Chúa Giêsu nhận lời kêu xin của ông Gia-ia đi chữa bệnh cho con gái ông. Dân chúng đông đảo đi theo có vẻ háo hức và chen lấn nhau, các môn đệ cùng đi bên Chúa. Giữa lúc ấy các môn đệ nhận ra một người đến quỳ trước thầy ḿnh, nhưng lúc ấy phép lạ đă xảy ra rồi, đó là một phụ nữ đầy ḷng tin đă được Chúa cho khỏi bệnh. Thực vậy, giữa đám đông dân chúng dầy đặc, phụ nữ này nhận ra một vị Thiên Chúa ẩn dật nhưng đầy quyền năng, bà không dám công khai trực tiếp xin Chúa trước mặt mọi người, có thể là v́ xấu hổ hoặc ngại ngùng. Ngoài ra, bà cũng biết luật Lê-vi cấm ngặt về loại bệnh này. Đối với người Do Thái, băng huyết là một bệnh được liệt vào số các chứng bệnh nan y và ô nhục, làm cho người bệnh ra dơ bẩn trước mặt Chúa và cộng đồng. Hơn nữa, chứng bệnh này c̣n làm cho người khác lây sự dơ bẩn của bệnh nhân, tức là họ đụng chạm đến ai hay ai đụng chạm đến họ đều trở thành dơ bẩn và phải dâng lễ tẩy uế mới được sạch.

V́ thế, bà thẹn thùng, e lệ không dám đến trước mặt Chúa xin Chúa chữa, nhưng bà có một ḷng tin chắc chắn vào sức mạnh uy quyền toàn năng của Chúa. Bà tự nhủ : “Không cần phải ra mặt, chỉ cần đụng chạm vào tua áo khoác ngoài của Ngài thôi th́ chắc chắn sẽ được khỏi”. Chúng ta thấy bà thật khiêm tốn, có thể so sánh với người đàn bà xứ Ca-na-an, hoặc như người trộm lành. V́ thế, bất chấp tất cả những luật lệ phiền phức và nghiêm ngặt, bà lén đến sau lưng Chúa, để thực hiện ư định rút ơn Chúa, và kết quả bà đă được toại nguyện. Bà đă thể hiện đức tin một cách sâu sắc, như chính Chúa đă xác nhận và thưởng công cho ḷng tin của bà : “Ḷng tin của con đă cứu chữa con”.

Phép lạ thứ hai Chúa Giêsu làm là nơi nhà ông trưởng hội đường Gia-ia. Ông có đứa đứa con gái mắc bệnh nặng thập tử nhất sinh, ông đến xin Chúa cứu chữa con ông. Ḷng tin mạnh mẽ của ông được bộc lộ ra qua tất cả con người ông, nghĩa là qua các cử chỉ cũng như lời yêu cầu của ông. Thực vậy, khi đến trước mặt Chúa, ông quỳ sụp dưới chân Chúa, đây là một cử chỉ dành riêng cho Thiên Chúa Gia-vê trong Cựu Ước, cử chỉ này chứng tỏ ông tin và nhận ra Chúa là Đấng Thiên Sai. Cử chỉ thứ hai là ông xin Chúa đến đặt tay trên con ông, cử chỉ này về sau được Giáo hội dùng vào bí tích Thêm sức. Rồi trong lời kêu xin, chúng ta cũng thấy bộc lộ ḷng tin vững chắc của ông. Ông tin chắc chắn chứ không hồ nghi như người cha có đứa con bị quỷ ám từ lúc c̣n nhỏ. Người cha này thưa với Chúa một cách ngập ngừng : “Nếu Thầy có thể làm ǵ được th́ xin Thầy giúp đỡ chúng tôi”. Nghe thế Chúa kêu lên : “Sao lại nói nếu có thể, tất cả mọi sự đều có thể đối với người tin tưởng”. C̣n ông Gia-ia thưa Chúa : “Thưa Thầy, con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”. Chúng ta thấy ông không hồ nghi ǵ, ông tin chắc chắn sự việc sẽ xảy ra như thế, nếu Chúa muốn, v́ Ngài là Chúa sự sống và sự sống lại. Ngài động đến đâu th́ sức mạnh và sự sống lan tràn tới đó. Nhận thấy ḷng tin mạnh mẽ của ông, Chúa đi tới nhà ông và cho con gái ông sống lại.

Niềm tin, ḷng tin hay đức tin th́ không thể nh́n thấy, bởi v́ nó không phải là vật chất, nó là một cái ǵ có thật, nhưng thuộc về tinh thần. Người ta không thể thấy được nó nhưng người ta có thể biết nó có nhờ khi nó biểu lộ qua hành động bên ngoài. Cũng như không ai nh́n thấy ḷng tin của ông Gia-ia và của người đàn bà băng huyết, nhưng qua thái độ, lời nói và cử chỉ của họ đă biểu lộ ḷng tin của họ. Cũng vậy, chúng ta có đức tin hay không, chẳng ai biết, nhưng khi thấy chúng ta đi lễ, thấy chúng ta đi vào nhà thờ nghiêm trang, người ta có thể biết được chúng ta là người có đức tin. Như thế, một điều chúng ta có thể ghi nhận là : đức tin chỉ ở trong ḷng thôi th́ chưa đủ mà c̣n phải biểu lộ ra bên ngoài nữa.

V́ thế, chúng ta cần phải có một đức tin mạnh mẽ như ông Gia-ia, hiên ngang mà không hổ thẹn, vững chắc chứ không hồ nghi. Đàng khác, chúng ta cũng cần có một đức tin kin đáo nhưng dẻo dai như ḷng tin của người phụ nữ trên đây, bà không cần kêu xin nài nẵng như ông Gia-ia, bà chỉ có một thái độ khẩn khoản khiêm nhường và đầy tin tưởng trong tâm hồn, thế là đủ. Chúa cũng đang chờ đợi ở chúng ta những tâm t́nh như thế.


Lời Chúa và Thánh Thể

Nhạy cảm với nỗi đau của con người
Mc 5, 21 – 43

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

V́ yêu thương nhân loại chúng con sống trong cảnh lầm than khốn khổ mà Chúa đă phải trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, để trở nên người trần, sống như loài người chúng con. Trong suốt cuộc đời rao giảng của ḿnh, Chúa đă luôn tỏ ra thân thiện và gần gũi với những người đau khổ, những người xấu số và những người tội lỗi.

Xă hội Do Thái vào thời Chúa Giêsu, th́ những người nghèo, những người tội lỗi, những người bệnh tật… thường mang mặc cảm và cuộc sống của họ thật khổ sở. Những người nghèo thường bị xă hội ruồng bỏ, họ không được hưởng một quyền lợi nào, thậm chí c̣n bị người khác xa lánh. Người ta rất sợ phải giao du với những người nghèo, người tội lỗi, v́ vậy mà không bao giờ có cảnh ngồi đồng bàn với người tội lỗi và nghèo khó. Tuy nhiên, đối với Chúa Giêsu, Người đă không xa lánh, không xua đuổi những người đau khổ này, Người đă đến chia sẻ với họ những khổ đau và đem cho họ những giá trị của cuộc sống, để rồi dần dần nâng phẩm giá của họ lên.

Tin Mừng đă phần nào cho chúng con thấy h́nh ảnh một Giêsu ḥa đồng với người nghè. Người nhắc đến người nghèo với tất cả sự yêu thương không phân biệt. Người đă chạnh ḷng thương xót bởi v́ họ buồn rầu chán nản như đàn chiên không người chăn dắt ; Người chạnh ḷng trước cảnh ngộ một bà góa ở Nain, Người bảo bà : “Đừng khóc nữa !”; hay như trong dụ ngôn người phú hộ và anh Lazarô nghèo khó, Người đă quở mắng người phú hộ khi để cho người ăn mày nằm chết ngay trước cửa nhà ḿnh.

Lạy Chúa Giêsu ! V́ yêu thương loài người chúng con đang phải sống trong lầm than khổ cực mà Chúa đă không quản ngại những khó khăn vất vả, thậm chí đến cả mạng sống của ḿnh Chúa cũng chẳng tiếc để bảo vệ chúng con, để cho chúng con được hưởng hạnh phúc. Bằng cách này hay cách khác Chúa luôn đáp ứng tất cả những ai có nhu cầu chạy đến với Chúa “Hỡi những ai mang gánh nặng nề, hăy đến cùng Ta… Ta sẽ bổ sức cho…”.

Chúa Giêsu luôn thể hiện cho chúng con thấy Người có một trái tim rất nhạy cảm đối với sự khổ đau. Chỉ cần một lời van xin, chỉ cần một chút ḷng tin, chỉ cần một cử chỉ và một ánh mắt cầu cứu là Chúa đă biết họ muốn ǵ và cần ǵ. Chúa đă cứu giúp tất cả, chẳng cần biết đối tượng là ai, Người sẵn sàng ra tay cứu chữa nhằm mang hạnh phúc đến cho mọi người. Bài Tin Mừng chúng con nghe hôm nay đă phần nào chứng tỏ sự nhạy cảm này. Giữa một đám đông ồn ào chen lấn, ai cũng muốn được chạm vào Chúa Giêsu để mong được Người ban phúc. Thế mà giữa đám đông ấy, Chúa vẫn nhận ra có một người phụ nữ đưa tay kéo vạt áo của Chúa, với hy vọng Chúa sẽ chữa bà ta khỏi bệnh băng huyết. Ngay lập tức Chúa đă chữa lành bệnh cho người phụ nữ này v́ Chúa biết rằng người đàn bà này đă phải chịu rất nhiều đau khổ trong suốt mười hai năm trời.

Lạy Chúa Giêsu !  Ngày hôm nay, nhờ sự phát triển của nền kinh tế đời sống của chúng con được khấm khá hơn, không những được no đủ, mà chúng con c̣n có của ăn của để. Tuy nhiên, trong cuộc sống của chúng con vẫn c̣n đó những đau khổ : bệnh tật của bản thân, con cái không vâng lời cha mẹ, những tranh chấp, thất nghiệp… Tất cả những điều này cho phối chi phối chúng con, làm cho cuộc sống của chúng con thiếu đi sự b́nh an và chúng con luôn cảm thấy hụt hẫng, xin Chúa đến cùng đồng hành và chia sẻ với chúng con những khổ đau trong cuộc sống.

Lạy Chúa ! Cũng bởi v́ sống trong một xă hội phát triển về mọi mặt, nhu cầu hưởng thụ của con người rất cao, chúng con ai cũng muốn được vươn lên bằng chị bằng em. Chúng con đă dành tất cả thời gian cho công việc để bản thân ḿnh được đầy đủ tiện nghi. Chính v́ vậy, chúng con ít có thời gian quan tâm tới những người xung quanh, không thấy được nhu cầu cần được giúp đỡ của họ. Chúng con bỏ qua những việc làm bác ái cho tha nhân. Và đôi khi chúng con cố t́nh lảng tránh khi có một ai đó cần sự giúp đỡ của chúng con. Với mọi lư do chúng con đưa ra để biện hộ và bao che cho hành vi ích kỷ của ḿnh “Tôi c̣n chưa lo được cho tôi và gia đ́nh tôi nữa là…”. Trái lại, trong cuộc sống có những lúc chúng con lại rất hoang phí sẵn sàng mua sắm cho ḿnh những thứ không cần thiết, sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để tổ chức tiệc tùng “ăn uống ê hề”, sẵn sàng lao vào những cuộc chơi vô bổ tốn kém… trong khi cũng với những số tiền đó chúng con có thể giúp được cho bao trẻ em đến trường, bao cụ già có chỗ nương thân, bao mảnh đời lang thang cơ nhỡ có công ăn việc làm, bao bệnh nhân không có điều kiện thang thuốc được chữa trị.

Lạy Chúa ! Xung quanh chúng con đây vẫn c̣n rất nhiều người đang phải đối diện với những khổ đau trong cuộc sống. Nhiều người vẫn phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất ; chiến tranh, thiên tai đang hoành hành khắp nơi và gây ra biết bao tai họa ; nhiều người đang phải quằn quại đau đớn chống trả lại những căn bệnh hiểm nghèo… Những người này, họ cần lắm sự chia sẻ và sự giúp đỡ của chúng con. Xin Chúa Giêsu là vua t́nh thương, ban cho chúng con luôn biết nhạy cảm với những khổ đau của tha nhân và luôn biết mở rộng ḷng ḿnh ra để đón nhận những người cần đến sự giúp đỡ của chúng con.

Lạy Chúa Giêsu ! Hôm nay đây, trước Thánh thể của Chúa chúng con xin dâng lên Chúa tất cả những đau khổ của chúng con cũng như của những anh chị em chúng con, xin Chúa hăy cất đi cho chúng con những đau khổ trong cuộc sống và ban cho chúng con có nhiều niềm vui và hạnh phúc, để chúng con có thể vững tin vào Chúa với một sự tin tưởng và phó thác hoàn toàn. Chúng con cũng xin Chúa ban cho chúng con tấm ḷng bao dung, luôn nhận ra những nhu cầu của người khác và sẵn sàng cho đi những ǵ ḿnh có. Xin Chúa nhận lời chúng con. Amen


Giuse Trần Văn Đông op

Chúa thương chữa lành mọi bệnh tật
Mc 5,21-42

 “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ muôn người” (x.Lc 20,28)

Khi xuống trần gian, Đức Giêsu đă mang trọn thân phận của con người, chỉ trừ tội lỗi. Chính v́ mang thân phận con người mà Đức Giêsu cũng có lúc cảm thấy đau khổ, cô đơn, mệt mỏi…những điều đó ta tưởng chừng chỉ có nơi những con người, những thụ tạo của Thiên Chúa. Thế nhưng chính con Thiên Chúa khi xuống trần gian đă đón nhận tất cả những điều đó hầu kéo con người lại gần với Thiên Chúa hơn.

Một h́nh ảnh yêu thương được tŕnh thuật trong đoạn Tin Mừng của Thánh Maccô hôm nay đă gợi lại cho chúng ta thấy được t́nh thương của Thiên Chúa dành cho con người và nhất là những người có ḷng tin vững mạnh vào Thiên Chúa.

Chuyện người đàn bà bị băng huyết đă mười hai (12)năm, nhưng nơi bà đă luôn nuôi dưỡng một niềm tin vững mạnh vào Đức Giêsu con Thiên Chúa. V́ vậy mà bà mới nghĩ rằng chỉ cần đụng vào áo của Người cũng đủ để bà được khỏi bệnh. Chính niềm tin đó đă thôi thúc bà, để từ đây bà đă can đảm bất chấp tất cả, vượt qua đám đông đang vây quanh Đức Giêsu để bà thực hiện ước muốn của ḿnh.

Đức Giêsu hỏi: “Ai đă sờ vào áo tôi?”

Quả thực, qua câu hỏi của Đức Giêsu, không phải Ngài chỉ nói đến những ǵ là h́nh thức bên ngoài. Nhưng qua câu hỏi đó, Ngài muốn cho ta thấy được rằng: Thiên Chúa biết tất cả, dù là những điều thầm kín trong ḷng của ta. Sâu xa hơn nữa, Đức Giêsu c̣n đưa ta đi tới một ư nghĩa lớn hơn đó là: Thiên Chúa biết được tất cả những nhu cầu của từng người, để từ đó Thiên Chúa ban phát những ơn cần thiết để củng cố niềm tin cho chúng ta vào Thiên Chúa.

Ngoài ra, Tŕnh thuật Tin mừng hôm nay c̣n cho ta thấy được một biểu hiện t́nh yêu của Thiên Chúa dành cho con người, đó là Thiên Chúa đă làm cho con gái ông trưởng hội đường được sống lại. Thực sự đối với con người của chúng ta, sống hay chết không nằm ngoài ư muốn của Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể ban phát hoặc có thể lấy đi bất cứ lúc nào.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đă yêu thương tất cả mọi người chúng con, không phân biệt người giàu với người nghèo, người khỏe mạnh với người yếu đau…T́nh yêu của Chúa không phải chỉ là những lời giảng dạy, những lời nói xuông, nhưng t́nh yêu đó đă được thể hiện ngay trong chính cuộc sống của Chúa. Những thái độ và những phép lạ Chúa làm để minh chứng cho lời giảng của ḿnh.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con để con có được một niềm tin vững mạnh vào Thiên Chúa, một niềm tin tinh tuyền và phó thác. V́ chỉ khi nào con đặt trọn cuộc đời con trong t́nh yêu và sự quan pḥng của Thiên Chúa, lúc đó con mới cảm nhận được sự yêu thương, bao bọc, chở che của Ngài.

Xin Chúa ngự đến trong tâm hồn, trong cuộc đời con. Xin Chúa chữa lành những thương tích và những bệnh tật nơi tâm hồn con, để từ đó con biết mang niềm vui Chúa đến với mọi người. Amen.

Lm. Jude Siciliano, OP.   (Học viện Đaminh chuyển ngữ)                                                           

Đừng sợ! chỉ cần tin thôi

Mc 5,21-43

Kính thưa quư vị,

Các tŕnh thuật của thánh Máccô thường ngắn gọn, sinh động và có cảm giác vội  vă. Đức Giêsu đang vội vă hoàn tất công việc rao giảng Tin mừng; trong khi các môn đệ th́ chậm chạm theo sau Người. Nhưng câu chuyện hôm nay lại dài bất thường. Câu chuyện mang đặc trưng “chèn” hai câu chuyện thành một. Một câu chuyện bắt đầu và bị chen ngang bởi một câu chuyện khác; câu chuyện này kết thúc, trước khi thánh Máccô trở lại câu chuyện chính.

Kỹ thuật kết nối kiểu “chèn vào” của hai nhân vật khác nhau trong cùng một tŕnh thuật sẽ tạo ra sự so sánh giữa hai nhân vật. Chúng ta bắt đầu bằng việc so sánh hai nhân vật trong câu chuyện, những điểm tương đồng và dị biệt của họ. Những người có quyền hành và sức mạnh đă không thể giúp cả hai con người này. Các bác sỹ không thể chữa căn bệnh của người đàn bà này, c̣n những người đồng sự trong hội đường với Giaia cũng chẳng thể giúp ǵ cho ông. Vậy họ làm ǵ? Họ chủ động t́m đến Đức Giêsu, nhưng theo những cách thức khác nhau.

Giaia là một người cha đă tuyệt vọng và, dù ông là trưởng hội đường, ông đă vất bỏ mọi nghi thức, chuẩn mực để chạy đến với Đức Giêsu, sấp ḿnh dưới chân và “khẩn khoản nài xin Người”. Ta thấy uy danh của Đức Giêsu trước bạn hữu của ông và những trưởng hội đường khác! Hăy thử tưởng tượng xem một chức sắc tôn giáo khiêm nhường sấp ḿnh trước một nhà giảng thuyết lưu động.

Nhưng rồi ông phải chờ. Chẳng phải quư vị ghét chờ đợi ư? Chẳng hạn khi xếp hàng chờ thanh toán tại quầy trong siêu thị hay tại hí trường; một đoạn đường kẹt dài sau đèn đỏ; chờ nước sôi trong khi đói cồn cào; hay phải điền toa thuốc tại quầy thuốc. Nhưng đó cũng chỉ là những bất tiện nho nhỏ, phải không?

C̣n có một sự chờ đợi khác với đầy sự căng thẳng, lo lắng, sợ hăi và vô vọng. Chờ đợi khi một người ḿnh yêu thương đang phải phẫu thuật; chờ đợi đứa con đi đâu măi khuya không về; chờ người lính trở về từ chiến trường. Đó là những chờ đợi rất bấp bênh. Chúng ta bắt tay vào làm tất cả những ǵ có thể để giải quyết những t́nh huống và khó khăn. Nhưng những h́nh thức chờ đợi trên hoàn toàn khác, chúng ta chẳng thể làm ǵ, chúng ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, v́ thế chúng ta chẳng có chọn lựa nào ngoài chờ đợi và cầu nguyện cho một giải pháp tốt nhất.

Thánh Máccô quả là một người kể chuyện tài t́nh khi ngài chen câu chuyện này vào câu chuyện kia. Ngài xây dựng được kịch tính và sự háo hức và chúng ta phải chờ để khám phá ra kết quả. Nhưng Giaia không ở đó để mà thưởng thức một câu chuyện hay và ông đang phải chờ v́ Đức Giêsu quay qua câu chuyện của người đàn bà. Giaia phải chờ. Thử nghĩ xem ông ta phải trải qua cảm giác này như thế nào. Ông đă phải chạy đến Đức Giêsu trong khi hết sức nguy kịch. Ông mô tả điều đó rất ngắn gọn và khẩn cấp: “Con bé nhà tôi gần chết rồi”. Ông ấy và cả bạn bè có thế lực của ông cũng chẳng thể làm ǵ được. Đức Giêsu chính là hy vọng cuối cùng của ông. Ông đề nghị thẳng thắn “Xin Ngài đến đặt tay lên cháu, để nó được cứu thoát và được sống”. Khi chúng ta đang cần gấp th́ chẳng cần phải cầu nguyện với lời lẽ rườm rà. Đức Giêsu đáp lại tức th́ “Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người”.

Đức Giêsu vội vă. Nhưng có lẽ đối với ông th́ Đức Giêsu không có vẻ ǵ gấp gáp, v́ Người dừng lại nói chuyện với người đàn bà bị băng huyết đă chạm vào Người và được lành bệnh. Chính việc bị chảy máu đă khiến bà bị xem như ô uế suốt cả 12 năm (Lv 15,25-30). Cộng với sự khổ sở này, bà c̣n bị loại khỏi gia đ́nh, bạn bè và cả việc tham dự vào cộng đoàn cầu nguyện.

Đức Giêsu dừng lại nói chuyện với người đàn bà cho thấy Người xem nhu cầu của bà cũng quan trọng và khẩn thiết không kém nhu cầu của người lănh đạo tôn giáo danh tiếng Giaia. Một lần nữa Đức Giêsu cho thấy những kẻ bị gạt ra bên lề cũng quan trọng trong sứ vụ và lời mời gọi vào Nước Chúa của Người.

Bối cảnh địa lư của câu chuyện cũng đưa ra một thông điệp tương tự. Đức Giêsu mới trở về từ “bên kia hồ”, xứ Dân Ngoại, nơi Người trừ các quỷ thuộc đạo binh Gherasa. Giờ Người trở lại phía tây, bờ biển của dân Dothái. Chi tiết địa lư này cho thấy rằng Đức Giêsu chữa bệnh ở cả hai “bờ”.  Ơn lành của Người không thiên vị bên nào giữa Dothái và Dân Ngoại, giữa kẻ xa lạ và dân riêng của Người. Cả những người được tổ chức tôn giáo đón nhận hay những kẻ bị xem là “ngoài ŕa” cũng đều được Đức Giêsu chữa lành và rộng ban ân sủng.

Chúng ta để cho Giaia chờ đợi và, trong những t́nh huống khủng hoảng, chờ đợi Thiên Chúa  ra tay cứu giúp có thể là một thử thách nghiêm trọng. Khi chúng ta chờ đợi, như trong hoàn cảnh của con gái ông Giaia, th́ sự việc từ xấu trở nên tồi tệ. Khi điều đó xảy ra th́ đức tin của chúng ta dễ đổ vỡ. Chúng ta băn khoăn không biết liệu Thiên Chúa có hề yêu thương chúng ta chút nào; chúng ta nghi ngờ giá trị của chính ḿnh; chúng ta cầu nguyện như thế đă thích hợp chưa; liệu chúng ta có đáng để Chúa quan tâm hay không,… Giaia có lẽ cũng đă có những tâm t́nh như thế, cộng thêm sự thất vọng, sợ hăi, tuyệt vọng và có thể c̣n tức giận nữa.

Đức Giêsu mời gọi ông Giaia tin vào quyền năng của  Người. Tiếng gọi của thần chết gào thét trong thế giới chúng ta – nghèo đói, nghiện ngập, chiến tranh, chủng tộc, và cả cái chết nữa. Cả chúng ta lẫn Giáo hội không tự ḿnh đối diện với chúng. Khi chúng ta đương đầu với bất kỳ  h́nh thức nào của sự chết, chúng ta được mời gọi lắng nghe lời Đức Giêsu nói hôm nay “đừng sợ, chỉ cần tin thôi”. Và chúng ta làm như ông Giaia và các môn đệ là đi theo Đức Giêsu, thậm chí đến chính nơi của cái chết và “có ḷng tin”. Đám đông khi nghe Đức Giêsu nói “đứa bé có chết đâu, nó ngủ đấy” th́ họ chế nhạo Người. Liệu có môn đệ nào trong đám đông những người chế nhạo ấy hay không? Thậm chí ngay khi đối diện với một điều không thể, Đức Giêsu vẫn mời gọi chúng ta đừng nghe theo lời kẻ hoài nghi và luôn phủ nhận. Thay v́ thế, Người khích lệ chúng ta hăy đừng sợ.

Đừng quên người đàn bà. Bà có lẽ đă một thời từng khỏe mạnh và có địa vị cao trong xă hội (5,26). Nhưng bà đă “tán gia bại sản”. Bà phải một ḿnh giữa nơi công cộng, điều này hiếm xảy ra thời bấy giờ. Bà là người phụ nữ không được bảo vệ và dễ bị tấn công. Không có người đàn ông thân thích nào bảo vệ cho bà. Và, t́nh trạng c̣n bi đát hơn, khi bà được xem như kẻ bị ô uế. V́ t́nh trạng của bà, bất cứ ai chạm đến bà đều nhiễm và lây t́nh trạng ô uế như bà. Nhưng v́ bà tuyệt vọng nên mới liều thế. Hay chính niềm tin đă khiến bà liều lĩnh.

Có hai cái chết trong câu chuyện này và chúng đều liên quan đến con số mười hai. Người đàn bà đă xem như chết về mặt xă hội đến mười hai năm, v́ bị loại khỏi gia đ́nh và cộng đồng của ḿnh. Đứa trẻ mười hai tuổi đă chết thật. Đức Giêsu đă có thể làm cho cả hai sống lại và đưa họ tái nhập vào cộng đồng của gia đ́nh và đức tin của họ.

Việc người đàn bà được chữa lành là do chính bà liều đi bước trước. Thêm vào đó, Đức Giêsu không chủ động làm ǵ, điều này được khẳng định qua lời Người nói với bà “Này con, ḷng tin của con đă cứu chữa con”. Nhiều người đă xô đẩy và chen lấn Đức Giêsu nhưng cái chạm của người đàn bà này quả có khác; bà có ḷng tin và đă hành động v́ tin.

Lời Đức Giêsu nói với bà sau khi bà được chữa lành được nhấn mạnh, v́ Người gọi bà “Này con”.  Việc được chữa lành không chỉ khiến bà đón nhận vào trong cộng xă hội mà c̣n được trở nên thành viên trong gia đ́nh của Đức Giêsu. Người đă quy tụ một gia đ́nh mới cho chính Người, không dựa trên quan hệ huyết tộc, nhưng dựa trên niềm tin và việc thi hành ư Thiên Chúa (3,31-35). Chúng ta không biết người đàn bà này có người đàn ông nào là người thân hay không, nhưng nay bà được bảo vệ bởi một “người cha” mới là Đức Giêsu – Đấng đă gọi bà “Này con”. Chúng ta cũng là con trai con gái của Người khi chúng ta tin tưởng Người cho đủ “đừng sợ”