Năm B

 
 

CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM B
Cv 4,8-12 / 1Ga 3,-12 / Ga 10,11-18
 

An Phong op : Ngày cầu cho ơn gọi

Như Hạ op : Sứ Mệnh Toàn Cầu

Fr. Jude Siciliano, op : Chúa chiên lành.

Fr Jude Siciliano, op : Con chiên xứng đáng trong tay Mục tử

Tôma Trần Ngọc Túy op : Chúa chiên lành.

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Người Mục Tử

Lời Chúa và Thánh Thể : Mục Tử nhân lành hi sinh mạng sống cho đoàn chiên

JB Nguyễn Tuấn Dũng op : Tôi c̣n nhiều chiên lạc. Tôi phải đưa chúng về

Fr. Jude Siciliano, op : Vị mục tử nhân lành

 


An Phong op

Ngày cầu cho ơn gọi
Ga 10,11-18

Chúa nhật thứ 4 trong mùa Phục sinh thường được gọi là "Chúa nhật Đấng Chăn Chiên lành". Lời Chúa hôm nay tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Chăn Chiên Nhân Lành, đă hiến mạng sống ḿnh v́ đàn chiên, và trở nên mẫu gương tuyệt vời của t́nh yêu Kitô giáo.

Hội thánh luôn cần những người chăn chiên theo gương Đức Giêsu, Thầy Chí Thánh, dám hiến mạng sống cho anh em; v́ thế, hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ.

H́nh ảnh Đức Giêsu, Đấng Chăn Chiên Lành, hiện lên sáng tỏ ở chính tâm điểm của mùa Phục sinh. V́ nếu như sự kiện Phục sinh là biến cố chính yếu, trung tâm và quan trọng nhất, th́ h́nh ảnh Đấng Chăn Chiên biểu lộ rơ ràng tầm mức cứu độ của biến cố ấy cho con người.

Đấng Chăn Chiên Nhân Lành với một con chiên trên vai, h́nh ảnh đó vốn là điều quen thuộc và thân thương trong bối cảnh văn hóa Kinh thánh. H́nh ảnh đó cho thấy một t́nh yêu gắn bó mật thiết giữa người chăn và đàn chiên. Người chăn chiên chăm sóc từng chút cho chiên, c̣n chiên th́ vâng nghe lời người chăn; người chăn đi trước, chiên theo sau; người chăn đi đến đâu, chiên đi theo đến đó; người chăn gọi chiên, chiên nghe tiếng và "đáp lại"; người chăn đi t́m khi chiên bị lạc; người chăn buồn phiền khi chiên bỏ ăn, đau ốm; người chăn muốn cho chiên b́nh an, hạnh phúc… Đó thực là h́nh ảnh gắn bó giữa Đức Kitô với từng kitô hữu; và nơi đây, ta cảm nhận được mầu nhiệm "Thiên Chúa là t́nh yêu".

Mỗi người chúng ta là những người con được Thiên Chúa chăm sóc, ǵn giữ và bảo bọc… điều đó không làm cho tâm hồn chúng ta được b́nh an sao?

Chúng ta được Thiên Chúa hiểu, cảm thông và chia sẻ những gánh nặng của đời sống; điều đó không làm cho chúng ta thêm can đảm trên bước trên đường đời sao?

Chúng ta được Thiên Chúa yêu thương trong chính t́nh trạng của ta (yếu đuối, tội lỗi...) như những con chiên bệnh tật được yêu thương; đó không phải là một hạnh phúc tuyệt vời sao?

Chúng ta được sống trong một cộng đoàn Hội thánh, có một Cha trên trời yêu thương, có những anh chị em cùng hiệp thông; điều đó không phải là một mơ ước sâu xa của nhân loại sao ?

Lạy Chúa Giêsu,
Ngài là Đấng chăn dắt cuộc đời chúng con;
Xin ban cho chúng con ánh sáng soi đường,
để chúng con luôn đi trên đường ngay nẻo thật.

Xin dẫn dắt cuộc đời chúng con,
để chúng con không bị lạc lối trong đêm đen mù mịt;

Xin đưa chúng con
tới quê hương của sự sống sung măn tràn đầy;
để chúng con được ở bên Chúa luôn.


Như Hạ op

SỨ MỆNH TOÀN CẦU
Ga 10,11-18

Ngày nay vấn đề toàn cầu hóa đang được đặt ra ráo riết, để đáp ứng kịp thời với chiều kích lớn lao của kỹ thuật, kinh tế, chính trị, dân số v.v. Trong khi năo trạng "lũy tre xanh" biến mất, thế giới hôm nay trở thành nhỏ bé như một ngôi làng. Nhưng con người lại không biết nhau như một phẩm giá, nhưng như một đơn vị hay như những mă số vô nghĩa. Thông tin ồn ào lấn át cả những tiếng nói của sự thật và luân lư. Đă đến lúc t́m một nền tảng và chiều hướng để việc toàn cầu hóa không mất ư nghĩa và không nguy hiểm cho chính con người.

MỤC TỬ NHÂN LÀNH

Nền tảng đó có thể t́m thấy nơi Đức Giêsu, Đấng đă Phục Sinh để trở thành "trưởng tử giữa một đàn em đông đúc" (Rm 8:29). Một ḿnh Người mới vạch ra nổi hướng đi cho toàn thể nhân loại, v́ Người chính là "Mục Tử nhân lành" (Ga 10:11). "Đức Giêsu chính là Mục Tử khuôn mẫu v́ tinh thần hi sinh và ư chí tận hiến cuộc đời cho con chiên" (Faley 1994:321). Chính nhờ sự hi sinh can trường của vị Mục Tử, mọi người đă trở thành con cái Thiên Chúa. Bởi thế, sau Phục Sinh, Người đă có sức mạnh qui tụ mọi người dưới mái gia đ́nh Thiên Chúa. Tất cả trở thành anh em, có quyền hưởng ơn cứu độ như nhau.

Nếu Đức Giêsu không chết, bức tường ngăn cách vẫn c̣n đó. Không có cách nào xích lại gần Thiên Chúa và tha nhân. Chính cuộc hi sinh lớn lao đó đă xác định bản chất mục tử của Người. Ngược lại, thay v́ chết cho con chiên, người chăn chiên mướn sẵn sàng để con chiên chết thay ḿnh. Quả thực, tư lợi vẫn là tiêu chuẩn phân biệt chân giả. Hơn nữa, người mục tử chân thật đích thân quen biết từng con chiên. Đức Kitô thông cảm với từng Kitô hữu như Chúa Cha hiểu biết Người. Rơ ràng đối với Kitô hữu, Đức Giêsu là một vị Mục Tử chân thật và duy nhất.

Đức Giêsu là Mục Tử nhân lành. Người là vị Mục Tử "cao thượng" hay "lư tưởng", chứ không chỉ là vị Mục Tử tốt lành theo nghĩa b́nh thường (The New Jerome Biblical Commentary 1990:968). Người có một trái tim bao la và một cái nh́n sâu sắc về một tương lai tươi sáng của nhân loại. Ṿng tay Người luôn bao bọc mọi hạng người, nhất là những người nghèo khổ, bệnh tật, già nua, yếu đuối, tội lỗi. Người là vị Mục Tử lư tưởng v́ dám đồng hóa với những người thua thiệt đó và đă chết để tranh đấu cho quyền làm người của họ. Không những quyền làm người, nhưng cả quyền làm con Thiên Chúa họ đă dành lại được nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Người.

Đức Giêsu không dừng lại nơi biên giới Kitô giáo. Người muốn mở rộng ṿng đai. Chính Chúa quả quyết : "Tôi c̣n có những chiên khác không thuộc ràn này" (Ga 10:16). Nghĩa là sứ mệnh Người bao trùm cả dân ngoại. Giấc mộng quá lớn đó phải được Giáo hội chia sẻ. Nói khác, Người muốn "nhấn mạnh đến sứ mạng toàn cầu của Giáo hội" (Faley 1994:323). Sứ mệnh đó được ân sủng Thiên Chúa bảo đảm. "Thật vậy, nếu v́ một người duy nhất đă sa ngă, mà muôn người phải chết, th́ ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, c̣n dồi dào hơn biết mấy cho muôn người" (Rm 5:15). Trong nguồn ân sủng lớn lao đó, Kitô hữu mạnh dạn lên đường làm chứng cho Đức Giêsu, như chính Người đă "tự ư hi sinh mạng sống ḿnh" (Ga 10:18), do đó đă được "Chúa Cha yêu mến" (Ga 10:17). Không có ǵ lớn mạnh hơn t́nh yêu Thiên Chúa. "Bởi ân t́nh Ngài quư hơn mạng sống", nên Kitô hữu rất vững dạ an tâm, (Tv 63:3). Càng hi sinh, họ càng có kinh nghiệm sâu xa về t́nh yêu Thiên Chúa và càng mở rộng chiều kích sứ mệnh cứu độ. "Chính nhờ Đức Kitô quảng đại hiến thân, t́nh yêu Thiên Chúa đối với nhân loại càng tỏ hiện" (Faley 1994:323).

TOÀN CẦU HÓA

"Mục Tử nhân lành" có một cái nh́n toàn cầu khi muốn vươn tới "những chiên khác không thuộc ràn này", những người cũng sống trong tương quan sâu xa với Người và cũng được Người "hi sinh mạng sống". Khi mở rộng chiều kích sứ mệnh như thế, Đức Giêsu không quên những nhu cầu từng cá nhân. Ước vọng sâu xa nhất của cá nhân cũng như chiều hướng cao cả của cộng đoàn đều được Người chú ư tới. V́ chính Người đă hứa : "Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử" (Ga 10:16).

Nếu không có một "Mục Tử nhân lành", nhân loại có thể bị nghiền nát dưới sức mạnh của chiều hướng toàn cầu hóa. Chính ĐGH Gioan Phaolô II cảnh giác : "Những thực tại mới đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến tŕnh sản xuất, như là việc toàn cầu hóa : tài chánh, kinh tế, thương mại, lao động, những sự kiện này không bao giờ được phép vi phạm phẩm giá con người hoặc không coi con người là trung tâm của các thực tại này hoặc vi phạm tới nền dân chủ của quần chúng" (VietCatholic 2/5/2000). Biết bao vấn đề đă nảy sinh từ những vi phạm như thế. Bởi vậy, cần nhắc lại cho các nhà lănh đạo thế giới về một nền luân lư toàn cầu. "Nền luân lư toàn cầu t́m hiểu bản chất và những nguyên nhân sinh ra những vấn đề luân lư quốc tế và t́m cách làm cho các cá nhân và cộng đồng nêu các vấn đề đó lên" (Adeney 1995:100). Chẳng hạn, v́ quyền lợi kinh tế, người ta có thể phá hủy môi sinh trên địa cầu hay coi thường những nguyên tắc công b́nh.

"Luân lư toàn cầu đặt nền tảng trên việc Thiên Chúa tạo thành toàn thể vũ trụ và việc Người 'thấy thế là tốt đẹp' (Stk 1:31)." Coi thường luân lư toàn cầu là nguyên nhân sinh chiến tranh. Bởi thế, Kitô hữu cần có những hoạt động tích cực trong việc cổ động và sống luân lư đối chiếu với luân lư toàn cầu ngay trong gia đ́nh và cộng đoàn của ḿnh. Tất cả đều nằm trong kế hoạch Phúc Âm hóa thế giới.

Cần có một hướng đi cho công cuộc toàn cầu hóa hôm nay. Con người phải là trung tâm và cao điểm của mọi nỗ lực toàn cầu hóa. Nếu không, những hậu quả tai hại khôn lường sẽ xảy ra. Thật vậy, "toàn cầu hóa là một hiện tượng của đời sống hôm nay về mọi mặt, nhưng hiện tượng này cần phải áp dụng cách khôn khéo, đừng gây ra tai hại. Điều cũng thiết yếu là phải toàn cầu hóa tính cách đại kết liên đới con người với nhau" (ĐGH Gioan Phaolô II, VietCatholic 2/5/2000). Nếu vấn đề đại kết được nêu lên như một nỗ lực toàn cầu, chắc chắn mọi người sẽ sớm thấy cảnh ḥa b́nh lâu dài. Mọi người liên hệ với nhau như anh em và đều có trách nhiệm đối với nhau. Những giới lệnh thương yêu của Đức Giêsu liên hệ khẩn thiết tới nền luân lư toàn cầu (Adeney 1995:106). Chính ở điểm này, chúng ta thấy nổi bật vai tṛ cá nhân đối với việc toàn cầu hóa tính cách đại kết giữa các dân tộc. Thực vậy biết bao nhiêu vấn đề toàn cầu do những cá nhân tạo nên như bạo hành, x́ ke ma túy, đĩ điếm, bệnh liệt kháng, phá thai, hôn nhân đồng tính v.v. Quả thực, "cá nhân giừ một vai tṛ rất quan trọng trong việc làm lành hay dữ. Bởi đó, việc cải hóa cá nhân có thể có một tầm quan trọng" (Adeney 1995:106) trong việc đẩy mạnh việc toàn cầu hóa mối tương quan đại kết trên thế giới.

Nhưng trong việc toàn cầu hóa liên đới giữa các dân tộc, cá nhân chỉ có thể tạo được sức mạnh thực sự nơi cộng đồng. Đó là lư do tại sao Đức Giêsu luôn kêu mời chúng ta liên kết với Người và với anh em trong một Giáo hội. Chỉ khi nào t́nh yêu Thiên Chúa đối với nhân loại được thực hiện trong Giáo hội, những vấn đề toàn cầu mới được giải quyết và Tin Mừng mới được thế giới lắng nghe. Cần đào sâu niềm tin vào t́nh yêu và sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử để ngày càng nhận ra sứ mệnh toàn cầu của Đức Giêsu. Sứ mệnh toàn cầu hóa chứng tá Tin Mừng đ̣i hỏi Kitô hữu thay đổi năo trạng và nếp sống để đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của thời đại hôm nay.


Fr. Jude Siciliano, OP.

Chúa chiên lành.
Ga 10,11-18

Thưa quí vị.

Trong thời gian tôi sống ở miền West Virginia (Mỹ). Tôi được chỉ định phục vụ một giáo xứ nhỏ. Cộng đồng giáo dân đa số làm phu mỏ và nghề nông. Đây là cơ hội tốt để suy tư về bài Tin mừng hôm nay: Đức Giêsu là Chúa Chiên Lành. Chung quanh dẫy Appalachia toàn đồi núi và cao nguyên, không có nhiều ruộng đồng bằng phẳng để trồng hoa màu. Thành thử cư dân sống bằng nghề chăn nuôi dê, cừu, trâu, ḅ. Những loại súc vật không kén địa thế. Chúng có thể gặm cỏ trên những dải đất dốc như sườn đồi, triền núi. Trong buổi học hỏi về đoạn Tin mừng này, bất thần một nông dân hỏi tôi: "Cha có biết một trăm con cừu gặm cỏ ở cánh đồng, một con nhảy ra ngoài hàng rào th́ c̣n lại bao nhiêu không?" Tôi ngẩn người v́ câu hỏi quá dễ, đứa con nít sáu bảy tuổi cũng có thể trả lời được: Chín mươi chín con. Thấy tôi trả lời ngây thơ cả hội nghị cười khúc khích. Họ biết rơ câu trả lời của tôi sai một trăm phần trăm ! Tôi sinh trưởng ở quận Brooklyn, thành phố New York, nơi chẳng có nhiều đất để chăn nuôi hay làm ruộng th́ làm sao tôi biết được t́nh tiết của nghề này. Tôi hỏi lại bác nông dân: Vậy bác bảo c̣n bao nhiêu? Mọi người cùng nói : Chẳng c̣n con nào cả. Một con nhảy ra là cả đàn cùng nhảy theo. Giống cừu ngu lắm! Thấy động là toàn thể làm theo một con. Tôi ngạc nhiên v́ chưa biết tính nết đó của loài cừu, cho nên không dám khẳng định rằng ḿnh có thể tự hào v́ được làm một trong những con chiên của đoạn Tin mừng hôm nay không?

Dầu sao, câu truyện sau đây khiến tôi tự tin phần nào. Số là trong biến cố ám sát tổng thống John F. Kennedy ngày 22.11.1963 tại thành phố Dallas. Có một người hoàn toàn thất vọng. Ông ta là cận vệ của tổng thống. Người ta trả lương cao cho ông với nhiệm vụ đỡ đạn cho vị Nguyên thủ quốc gia mỗi khi có sự cố. Ông ta đă thất bại và bị sa thải. Sau những ngày buồn sầu, ông quyết định đi t́m cơ hội khác. Ông vào làm cho các thương gia giầu có, và trong một cuộc tranh chấp, ông đă bị tử thương v́ đỡ đạn cho chủ ḿnh. Ở nước Mỹ, hai hạng người thường dễ bị ám sát: Các chính trị gia và các ông chủ buôn bán lớn. Họ trừ khử lẫn nhau v́ quyền lợi hay địa vị. Do đó, phát sinh nghề đỡ đạn thuê với lương bổng rất cao. Nhưng cách đây hơn hai ngh́n năm, cũng có một người làm nghề này ở đất Palestine. Ông không có lương. Chẳng ai chịu trả lương cho ông. Tên ông là Giêsu, người làng Nazareth. Có điều dị biệt là không phải ông chỉ đỡ đạn cho nguyên thủ quốc gia hay các kẻ tai to mặt lớn của xă hội. Ông giơ lưng đỡ đạn cho toàn thể nhận loại. Ông đă chết để cho mọi người được sống. Viên đạn giết ông là tội của mỗi người. Đúng thật ông là Chúa Chiên Lành.

Như thế, tôi không phải xấu hổ v́ là một con chiên trong đàn của ông. Dù tôi đích thị là một con hết cỡ ngu xuẩn. Tôi đă phạm đủ mọi thứ lỗi lầm trong cuộc đời ḿnh. Ông đă tha thứ cho tôi và không hề bỏ mặc tôi bao giờ nữa. Thế gian, ma quỉ, xác thịt có vây hăm, doạ nạt, dụ dỗ thế nào đi nữa, tôi vẫn cứ an ḷng. V́ Ông không bỏ rơi tôi trong những nỗi gian truân. Ông đă hứa như vậy và đă lấy máu ḿnh để đóng ấn lời hứa.

Hồi c̣n bé, tôi có nhiều bạn bè thân t́nh, có thể nói là chí thiết hơn cả Bá Nha, Tử Kỳ. Mỗi lần thề hứa với nhau, chúng tôi vắt máu đầu ngón tay để kư kết: "Bạn muôn đời." (Friends forever). Bây giờ tôi chẳng hiểu những đứa trẻ mười, mười một tuổi đầu khi ấy đă thề thốt làm bạn vĩnh viễn với nhau bằng máu, hiện đang ở đâu? C̣n sống hay đă chết, làm nghề ǵ, có gia đ́nh hay chưa? Được hạnh phúc hay phải khốn khổ, thành công hay thất bại? Nói cho đúng, lời thề nghiêm trọng đến thế mà cũng chẳng kéo dài nổi cho đến khi lên Trung học. Khoảng 4,5 năm sau, chúng tôi mỗi người một ngả, mỗi người một trường tuỳ theo hoàn cảnh gia đ́nh và học hành. Phần Chúa Giêsu, Ngài không hề bội tín. Thánh giá của Ngài, bửu huyết của Ngài đă đóng ấn vào giao ước cứu độ, th́ Ngài luôn ở bên mỗi linh hồn. Chúng ta chẳng cần giàu có, đẹp trai, quyền thế, tài năng, chủ xí nghiệp, ngân hàng, lạc quan, bi quan hay cùng đinh khố rách mới được kết bạn với Ngài. Điều kiện duy nhất Ngài đ̣i hỏi để được Ngài lănh đạo là tổ chức cuộc đời thế nào để có thể sẵn sàng noi gương Ngài, nghe tiếng Ngài. Cụ thể như trong Chúa nhật hôm nay: Giữa những thứ ồn ào của xă hội đương đại chúng ta nghe thấy ǵ trong các bài đọc? Cầu nguyện ra sao cho các nhu cầu của Hội thánh và các người nghèo? (Xin đọc thêm bài kế tiếp).

Ngay cả những linh hồn không thành thạo Kinh thánh, có lẽ cũng thuộc ḷng vài câu của Thánh vịnh 23. Thánh vịnh này thường được đọc trong các dịp lễ hội hay trong các đám tang, an ủi nạn nhân: "Chúa là mục tử tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới ḍng nước trong lành và bổ sức cho tôi… Dầu qua lũng âm u tôi chẳng sợ nguy khốn, v́ có Chúa ở cùng… Tôi được ở đền Người suốt ngày tháng, suốt đêm dài triền miên!" Trong thời gian mừng lễ Phục sinh, chúng ta được nhắc nhớ đặc biệt đến h́nh ảnh mục tử của Chúa Giêsu. Bởi lẽ giáo dân thường bị cám dỗ nghĩ về Chúa sống lại như đă xảy ra hàng ngàn năm trước. Không phải vậy, vai tṛ của Ngài luôn hiện tại. Ngài đă hướng dẫn Hội thánh và mỗi linh hồn thủa xưa làm sao, th́ bây giờ vẫn vậy. Không giảm bớt, không lạnh nhạt, không thiếu chính xác cho đến ngày Ngài trở lại. Khi chúng ta tung hô: Chúa Kitô đă chết, sống lại và sẽ đến, xin đừng nghĩ là truyện đă qua mà là đức tin hiện tại cho tới khi tất cả loài người trở thành môt đàn chiên của một Chúa Chiên Giêsu Kitô.

Ngay từ những ngày đầu của Giáo hội h́nh ảnh Chúa Chiên Lành rất được phổ thông, yêu mến. Ngày nay vẫn vậy. Chúng ta có thể t́m thấy vô số tranh ảnh, kính mầu cửa sổ, tượng đài nghệ thuật miêu tả ư tưởng này. Nhiều nhà thờ, trường học, bệnh viện, cư xá, quán ăn lao động, nồi súp cứu đói…. Mang tên Chúa Chiên Lành (Good Shepherd). Nhưng có điều cần bàn là trong các tranh ảnh đó người ta thường vẽ Ngài quá đẹp đẽ trang trọng như thể từ một thế giới khác, xa lạ, kỳ quặc, quá khứ, chứ không thực với đời thường, phải vật lộn với miếng cơm manh áo, nhọc nhằn cực khổ, vấy nhơ lấm bùn. Đó là những h́nh ảnh để giáo dân tôn thờ, chứ không phải để đồng hành, làm bạn. Nó ở trên nếp sống con người, chứ không phải từ nếp sống xă hội hằng ngày. Các Phúc âm không mô tả Ngài như vậy. Ngược lại các thánh sử chẳng tách Chúa Giêsu ra khỏi đám đông. Ngài hoàn toàn nhận lấy thân phận làm người. Chịu đựng những hoàn cảnh của con người. Ngài biết đủ: hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục, của tâm lư con người. Ngài có bạn bè và t́nh yêu, Ngài ăn bữa với gia đ́nh và bạn hữu. Ngài đi dự tiệc cưới, đám tang. Ngài biết hy vọng và thất vọng, trung tín và phản bội, sự sống, đau khổ, nhục nhă và cái chết. Ngài cảm nhận cái giá phải trả v́ sự thật, v́ làm chứng tá. Ngài tuyên bố sẽ thí mạng sống v́ đàn chiên và đă thực hiện đúng như vậy.

Đối với chúng ta, những người được ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, hàng xóm láng giềng dạy cho biết thế nào là yêu mến, đại lượng, phục vụ tha nhân… chúng ta hiểu rơ Chúa Chiên Lành không phải chỉ có trên các cửa sổ. Qua những người đó chúng ta nghe thấy tiếng thúc giục của Chúa trong lương tâm ḿnh. Rồi khi lớn lên, xa gia đ́nh, nhớ lại những lời giáo huấn của ông bà, cha mẹ về những việc phải làm, những điều phải tránh, chúng ta thực chất được Chúa Chiên Lành hướng dẫn. Chúng ta c̣n có những ảnh hưởng tốt khác từ bạn bè, đồng nghiệp, tư vấn tâm lư, cha giải tội, tu sĩ, linh mục… trong cuộc sống và chúng ta nhận ra Chúa Chiên Lành không chỉ ở trong các tranh ảnh. Chúng ta thực sự nghe được Ngài trên khắp các nẻo đường đời.

Thú thật, khi đi thuyết giáo lưu động, tôi đă gặp vô số "mục tử tốt lành". Tôi gặp họ trong các d́ phước thánh thiện, trong các tu sĩ khắc khổ, trong các linh mục nghèo khó và cả trong các giáo dân nhiệt thành, các hội đồng giáo xứ, trung tâm cấm pḥng, tuyên uư đại học, nhà trọ lỡ đường, bệnh xá, viện mồ côi, các Caritas quốc tế, địa phương v.v… Họ là những mục tử "không chỉ định" của Chúa Giêsu. Họ làm việc hăng say trong các cơ quan từ thiện, bác ái. Họ đă chăn dắt tuyệt vời đàn chiên Thiên Chúa. Cũng không nên bỏ xót những cộng đoàn chuyên biệt như ca đoàn, hội giúp lễ, ban phục vụ kẻ liệt, giáo lư thêm sức, xưng tội lần đầu, ban kinh tế giáo xứ. Thiếu vắng họ chắc hẳn đời sống tôn giáo của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Hôm nay chúng ta phải tạ ơn Chúa, cầu nguyện và biết ơn họ. Như vậy trong Hội thánh có muôn vàn mục tử. Tất cả đều theo gương Chúa Chiên Lành, chăm chỉ nghe lời Ngài và nhất là sẵn sàng hy sinh tài sức, thời giờ, tiền bạc, mạng sống cho đàn chiên khi cần. Họ đang nỗ lực thu gom tất cả mọi người vào đàn chiên của Đấng Mục Tử duy nhất. Những cố gắng này phát sinh từ đâu? Nếu không phải từ Chúa Chiên Lành Phục sinh. Ngài đang chăn dắt chúng ta trong sự hy sinh của các linh hồn lành thánh.

Tóm lại, tinh thần Chúa Chiên Lành không ngừng phát triển trong Giáo hội, kêu gọi sự cộng tác của mọi người. Qua họ, Ngài vẫn chăm sóc, hướng dẫn đàn chiên Thiên Chúa. Chúng ta cũng được mời mọc tiếp tay với Ngài chăm lo cho các linh hồn, chữa lành các vết thương, cho kẻ đói ăn, khát uống, rách rưới ăn mặc, để tất cả nhân loại, mai ngày, họp thành một đàn duy nhất dưới quyền lănh đạo một Chúa Chiên như Ngài đă hứa. Quí vị có đồng ư cho Ngài mượn một tay? Amen. Alleluia.


Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Con chiên xứng đáng trong tay Mục tử
(Ga 10: 11-18)

Anh chị em thân mến,

Chúa Giêsu nói: Ngài biết chiên của Ngài. Thiên Chúa biết Chúa Giêsu, và Ngài biết Thiên Chúa, đó là cách mà Chúa Giêsu biết chúng ta tất cả. Trong Phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu lại nói "Chúa Cha ở trong tôi và tôi ở trong Chúa Cha" (10:38). Thử hỏi chúng ta có bao giờ hiểu thấu ý nghĩa lời Chúa Giêsu nói về đời sống của chúng ta không? Sự liên hệ giữa Chúa Giêsu và các người theo Ngài giống như sự liên hệ mật thiết giữa Ngài và Chúa Cha.

Chúng ta nên nhớ rằng, trong Phúc âm thánh Gioan, Chúa Giêsu được gọi là "Chiên Thiên Chúa". Ngài như con chiên ở giữa chúng ta, bị bắt và bị giết vì chúng ta. Chúa Giêsu biết chúng ta, không phải một cách trừu tượng, nhưng như là một họa sĩ biết kỹ về bức tranh ông vẽ vì ông đã tạo ra nó. Đúng ra, khi Chúa Giêsu nói "tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi..."(10:14), vì Ngài là một người trong chúng ta, Ngài sống giữa chúng ta, và chết cho chúng ta.

Trong Phúc âm thánh Gioan, chúng ta thấy rõ là sự sống trần gian của Chúa Giêsu dính liền với Ngài, và Ngài luôn để diễn trình sự sống đó xảy đến, vì Ngài cho chúng ta biết: "Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ư hy sinh mạng sống ḿnh..."(10:18). Cái chết của Chúa Giêsu là do Ngài tự lãnh nhận, Ngài tự làm người phục vụ cho kẻ cần giúp, kẻ bị ruồng bỏ, bị xua đuổi và những người tội lỗi. Ngài không từ bỏ ý muốn của Thiên Chúa đối với chúng ta, vì thế Ngài đã bi giết. Qua đó, chúng ta thấy rõ lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, là những người bị lạc lối, cần được giúp đỡ. Chúa Giêsu cho chúng ta biết: Thiên Chúa luôn là Mục Tử nhân hậu. Nhưng qua đời sống của Chúa Giêsu, chúng ta thấy không phải chỉ có chừng đó mà thôi, nhưng với Thánh Linh của Ngài, Thiên Chúa muốn chúng ta phải làm cho tha nhân những gì Ngài đã làm cho chúng ta. Điều này được thể hiện bằng cách từ bỏ cuộc sống thường nhật để theo Ngài, vị Mục Tử nhân lành.

Khi Chúa Giêsu tự gọi mình là Mục Tử nhân hậu, đó là điểm chính của Ngài. Trong Cựu ước và Tân ước, hình ảnh của mục tử rất nhiều. Thánh vịnh 23 nói về Thiên Chúa vị Mục Tử nhân hậu, dẫn dắt dân Israel. Có điều hơi khác là Chúa Giêsu không nói về tính cách mục tử nhân hậu nơi Thiên Chúa. Mà nói về dân Israel đã gặp những lãnh đạo thối nát, đàn áp dân. Họ đã gặp những mục tử chỉ nghĩ đến họ mà thôi, không biết gì đến đoàn chiên đã được giao phó cho họ. Vì thế, khi Chúa Giêsu tự gọi mình là "Mục Tử nhân hậu", Ngài muốn chúng ta thấy là Ngài khác với những kẻ lănh đạo bất xứng với đoàn chiên của Thiên Chúa .

Những gương xấu của các lãnh đạo trong Giáo Hội hiện nay, khi đối chứng với lời Chúa Giêsu nói về Ngài là mục Tử nhân hậu, làm cho chúng ta cảm thấy xấu hổ. Vì nó đã gây tai hại cho những người vô tội. Nó đã để lại những vết thương khó lành. Qua lịch sử Giáo Hội, chúng ta cũng đã thấy. Có những người đã được chọn làm mục tử không phải là họ đương nhiên là tốt đâu. Chúa Giêsu đã nói rõ, muốn là mục tử tốt th́ phải biết yêu chiên của mình, đặt con chiên lên trên hết, kể cả mạng sống của mình. Vì Ngài đã sẵn sàng hy sinh mạng sống Ngài cho đoàn chiên.

Nếu suy đến những lời Chúa Giêsu nói, chúng ta sẽ gặp được những lỗi thiếu bổn phận trong cuộc sống. Đó là những lúc chúng ta nhượng bộ, những lúc chúng ta thiếu can đảm dấn thân làm môn đồ của Chúa Giêsu, những lúc hồ nghi về đức tin khi gặp khó khăn, những lúc tuột hậu sau Chúa Giêsu vì thiếu can đảm, thiếu cầu nguyện; những lúc trốn việc bổn phận, với lý do là mình không xứng đáng, và chính lời Chúa Giêsu mới là động lực thúc đẩy chúng ta. Ngài đã yêu thương chúng ta đến nỗi hy sinh mạng sống mình vì chúng ta. Chính vì Ngài biết và hiểu thấu những yếu hèn của chúng ta. Đấng Mục Tử nhân hậu đã gọi chúng ta giúp đỡ tha nhân cho Ngài. Không vì chúng ta xứng đáng làm mục tử tốt phục vụ cho tha nhân, nhưng chính đó là sự sống mà Chúa Giêsu đã đặt vào chúng ta. Bí tích Rữa Tội, và Mình Thánh Chúa đã ban cho chúng ta sự sống của Chúa Giêsu trong chúng ta. Tinh thần phục vụ, và tình thương của Ngài đối với đoàn chiên, chính là tinh thần và tình thương của chúng ta đối với cộng đoàn.

Chúng ta nên cầu nguyện cho các Giám Mục của chúng ta trong thánh lễ này. Họ là những mục tử của đoàn chiên, vì các ngài cầm gậy của mục tử. Cho dù có nhiều trường hợp đau lòng về những lãnh đạo không làm đủ bổn phận, nhưng chúng ta luôn nhớ đến những giám mục đã hoạt động trong việc giúp đỡ người nghèo, kiến tạo hòa bình và công bằng trong xã hội. Các vị ấy đã mở mắt chúng ta và thách đố chúng ta sống theo Phúc âm trong thế giới hiện tại. Cho dù trong hàng ngũ giáo dân, nhiều người có học thức cao, nhưng chúng ta vẫn muốn các giám mục lên tiếng và dạy chúng ta về tình thương của Đấng Mục Tử nhân hậu. Trong xã hội hiện nay, biết bao vấn nạn về người nghèo, về nền kinh tế suy thoái trên toàn cầu, về những đe dọa cho cuộc sống của chúng ta... Hơn lúc nào hết, chúng ta cần lên tiếng kêu gọi sống theo Phúc âm và quyết tâm gìn giữ trái đất. Chúng ta nên cầu nguyện cho hội đồng giám mục, để các vị đó trở nên những mục tử tốt cho chúng ta và cho toàn thế giới.

Chúng ta đã thấy những gương tốt của các mục tử tốt lành trên thế giới. Là những vị đã sẵn sàng hiến mạng sống của họ cho những người nghèo khó, người bị áp bức. Chúng ta sực nhớ đến: đức Tổng Giám Mục Romero bênh vực cho người nghèo ở châu Mỹ La tinh, Bà Dorothy Day, người bênh vực cho thợ thuyền ở Mỹ, Mẹ Teresa ở Ấn Độ, bốn nữ tu dòng Truyền giáo Maryknoll đã tử đạo ở Salvador, Đức Hồng y Bernardine ở Chicago, Đức giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị v.v...Và còn biết bao nhiêu người khác ở địa phương chúng ta. Ở Việt Nam, có Đức hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận, Đức Tổng Giám Mục Huế Philipphê Nguyễn Kim Điền ... Các vị đó đã nêu gương tốt, và đã thu hút nhiều người theo họ để giúp đở tha nhân.

Giờ phút này, chúng ta nên nhìn những người cùng chúng ta dâng thánh lễ hôm nay, hăy đếm xem có được bao nhiêu con chiên ngoan đạo. Và đó là lý do để chúng ta dâng lời ca ngợi và cảm ơn Thiên Chúa, vì nhờ Chúa Giêsu Phục Sinh đang ở giữa chúng ta, và đang dẫn dắt chúng ta phục vụ kẻ khác. Chúng ta cũng không nên quên những thành viên hội đồng giáo xứ của chúng ta, họ cũng là những mục tử tốt. Họ không lãnh lương, nhưng tận tâm làm việc chỉ để phục vụ cho giáo xứ. Họ cũng hiến dâng đời sống họ cho đoàn chiên.

Khi nghe Phúc âm hôm nay, anh chị em có nghe được âm vang lời Chúa hứa cho dân Israel khi xưa không ? "Ta sẽ nhận các ngươi làm dân riêng của Ta, và đối với các ngươi, Ta sẽ là Thiên Chúa. Các ngươi sẽ biết rằng Ta, ĐỨC CHÚA, là Thiên Chúa các ngươi, Đấng cứu các ngươi khỏi phải làm việc khổ sai cho người Ai-cập”(Xh 6:7). Hôm nay, Chúa Giêsu lập lại lời hứa đó một lần nữa cho một dân tộc mới của Ngài "Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi" (Ga 10:14). Đây là lời của Thiên Chúa Đấng vẫn luôn trung tín với lời giao ước : Ngài là Chúa của chúng ta, cùng đi với chúng ta qua sa mạc, và nuôi dưỡng chúng ta hằng ngày, đó là của ăn mà chúng ta sắp lãnh nhận trong Bí tích Thánh Thể hôm nay. 


Tôma Trần Ngọc Túy op

Chúa chiên lành.
(Bài đọc II: 1Ga 3,1-2)

(Trích dịnh từ cuốn Lectures Bibliques du Dimanche của Đức Cha Soubigou).

Để nêu rơ chúng ta được Thiên Chúa yêu dấu ở những nội dung nào, thánh Gioan tông đồ liệt kê tước vị, phẩm giá và tương lai của người tín hữu như con cái Đức Chúa Trời. Đây là những nguyên do chính yếu khiến thế gian ghét bỏ họ và khinh bỉ các thực tại siêu nhiên. Chúng ta suy nghĩ từng điểm một.

1. Thế gian không hề thấu hiểu người tín hữu. (câu 2).

Thế gian ở đây theo nghĩa xấu. Tức thế giới vô đạo, tục hoá hoặc căm thù những kẻ mang danh Đức Kitô. Một khi không biết Thiên Chúa là Cha Đức Kitô và những tín hữu, th́ làm sao họ có thể thấu hiểu tính làm con trong Đức Kitô của các tín hữu? Nội dung của nó đi xa tới đâu? Người không có đạo hoàn toàn mù tịt về thế giới siêu nhiên vô h́nh th́ không thể hiểu phần tâm linh của người có đạo: Tin những ǵ? Thực hành tôn giáo ra sao? Cho nên các tín hữu thường bị hiểu lầm!

Ngược lại kẻ tin kính Đức Giêsu tự biết ḿnh là con Thiên Chúa trong Đức Kitô. Họ luôn được giáo dục như thế suốt ḍng lịch sử Giáo hội, từ thời các thánh Tông đồ. Họ c̣n được chia sẻ Thần Trí của Con Thiên Chúa. Thần Trí này thúc đẩy họ hoan hỉ chấp nhận các thực tại siêu nhiên, năo trạng siêu nhiên và tâm t́nh hiếu thảo như Đức Kitô. Thánh Gioan không ảo tưởng về tính thù ghét của thế gian nên hạ bút viết cho các tín hữu: “Bóng tối đă chối từ Ánh sáng” (Ga 1,5). Do đó, quyền bính phần đời luôn t́m cách loại bỏ những kẻ xưng tụng danh Đức Kitô là lẽ thường t́nh. Thời nào cũng vậy.

Như thế đời sống người tín hữu ở giữa thế gian, nhưng không thuộc về nó. Khi này lúc khác họ sẽ chịu bách hại, khổ cực lớn lao (Kh 8,14). Nếu như không phải chịu bách hại, th́ họ vẫn luôn là kẻ xa lạ giữa thế gian, tối thiểu về những điểm cốt yếu tạo thành đời sống Kitô hữu. Nhất là về mối tương giao mật thiết của họ với Thiên Chúa.

2. Chúng ta được gọi là Con Thiên Chúa. (câu 1).

Điểm suy nghĩ căn bản ở mục này không phải ơn gọi trở nên Con Thiên Chúa, mà là danh xưng phù hợp với thực tại. Con Thiên Chúa là tên thực sự của mỗi tín hữu. V́ tên này Thiên Chúa cứu chuộc và ban cho chúng ta vinh quang. Chúa Giêsu Kitô xứng đáng danh hiệu Con Đấng Tối Cao do bản chất và công nghiệp của Ngài. Nhưng loài người cũng được hưởng danh hiệu đó trong ư nghĩa dẫn xuất, tức từ tính làm Con của Đức Kitô. Ư nghĩa này vừa tập thể vừa cá nhân. Tập thể là toàn bộ nhân loại, cá nhân là từng thành viên. Chúng ta là Một trong Đức Kitô, nhưng cũng có tránh nhiệm qua lại trên nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. (I-II q.21 art 3). Không ai là một ḥn đảo. (Thomas Merton). Trong t́nh yêu mến nhân loại, Thiên Chúa bao gồm hết mọi linh hồn liên kết với Đức Kitô, Con yêu dấu của Ngài. Ngài gọi từng tên, đếm từng người, nhưng cũng yêu mến và kể chúng ta như các đứa con yêu quí riêng của ḿnh. Chúng ta là nghĩa tử trong người Con Duy nhất của Thiên Chúa.

3. Chúng ta là nghĩa tử thực thụ của Thiên Chúa.(câu 1).

Không thể so sánh tính làm con theo ḍng thần linh với tính làm con theo ḍng con nuôi của thế gian. Ḍng con nuôi hoàn toàn ngoại lai và luật pháp. Ngay từ căn nguyên, mối dây ràng buộc cha mẹ và những đứa con nuôi hoàn toàn thuộc trật tự ước lệ xă hội, kể cả khi t́nh cảm thật đằm thắm như con đẻ. Ngược lại do ơn thánh hoá Thiên Chúa biến đổi chúng ta từ bên trong, nhận chúng ta làm nghĩa tử của Ngài, ban cho những nhân đức thiên bẩm: tin, cậy, mến và Chúa Thánh Thần, nhân danh Con Một của Ngài, Đấng đă chịu khổ nạn để cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi, ban ơn thánh trong bí tích rửa tội để chúng ta bước vào đời sống mới, đời sống ân sủng trong Đức Kitô.

Hơn nữa, chính Thiên Chúa dưỡng nuôi và dẫn dắt cuộc sống của Con Ngài trong mỗi linh hồn thánh thiện. Đó là sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi. Thần học gọi là ơn bất tạo dựng (le don incréé). C̣n một thứ ân huệ khác cũng đi kèm theo là ơn tạo dựng (le don créé). Ơn này có mặt khi linh hồn sạch tội trọng, sống bằng ơn thánh hoá. Ơn thánh hoá là phản ánh sự hiện của Thiên Chúa trong mỗi linh hồn. Nói cách khác nó sửa soạn t́nh trạng linh hồn cho Thiên Chúa Ba Ngôi đến ngự trị: “Chúng ta sẽ đến và ngự trong người đó.” Khi khác chúng ta sẽ trở lại vấn đề. Nó là của nuôi phong phú cho đời sống chiêm niệm và đà tiến mạnh mẽ trên con đường thiêng liêng.

4. Tương lai của con cái Thiên Chúa. (câu 2).

“Chúng ta sẽ như thế nào, điều ấy chưa được tỏ bầy.” Bởi lẽ ơn thánh phải được kết thúc trong vinh quang. Đời sống siêu nhiên hiện thời chỉ là khởi sự. Nếu như không bị tội trọng bẻ gẫy, nó sẽ kéo dài vĩnh viễn. Cái chết mỗi người cũng không ngăn cản được ḍng chảy của nó. Bên kia cái chết, bức màn che phủ sẽ bị xé toang và chúng ta sẽ được diện kiến Thiên Chúa mặt đối mặt. (1Cr 8,8). Thiên Chúa sẽ tự mạc khải đầy đủ trong ngày Đức Kitô trở lại. Lúc ấy người công chính sẽ trỗi dậy hiển vinh, để hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Hạnh phúc này hệ tại chiêm ngưỡng Thiên Chúa cách vĩnh cửu. Toàn thể Hội thánh khải hoàn sẽ được phúc ngắm nh́n Thiên Chúa như Ngài vốn hằng hữu. Trong ánh quang hiển vinh đó chúng ta sẽ được hoà nhập vào bản tính Đức Chúa Trời thật viên măn, tuỳ theo mức độ thánh thiện của mỗi cá nhân (thần linh hoá con người). Sự thăng hoa lên t́nh trạng siêu nhiên sẽ tối đa theo khả năng chịu đựng được của tạo vật. Chúng ta sẽ hiển trị với Đức Kitô bên ngai toà Thiên Chúa. Vinh quang thay những linh hồn lành thánh. Ainsi-soit-il. Amen. Alleluia. (Tu viện Martino, Hố Nai.)


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Người Mục Tử
Ga 10,11-18

Chúa nhật thứ IV mùa Phục Sinh được gọi là Chúa nhật Đấng Chăn Chiên nhân lành. V́ thế, toàn bộ lời Chúa hôm nay đều xoay quanh chủ đề này. Mục tử, tức là người chăn chiên, là h́nh ảnh rất quen thuộc đối với dân Do Thái du mục ngày xưa nói riêng, và cả xă hội Do Thái cho tới thời Chúa Giêsu nói chung. V́ vậy, suốt thời Cựu Ước, h́nh ảnh người chăn chiên trở thành một trong những biểu tượng phong phú và sống động nhất, được dùng để diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Do Thái. Họ như một đoàn chiên riêng của Thiên Chúa, được Người nuôi nấng, chăn dắt, săn sóc đặc biệt. Và bây giờ, Chúa Giêsu áp dụng h́nh ảnh đó cho chính Ngài và đoàn chiên của Ngài là chúng ta. Chúng ta thấy Chúa dùng hai h́nh ảnh : người chăn chiên thuê và người chăn chiên tốt lành để so sánh và diễn tả cho mọi người biết Ngài là người chăn chiên thật, là mục tử tốt lành.

Thế nào là một mục tử tốt lành ? Chúng ta có thể tóm tắt trong hai điều : biết các con chiên của ḿnh và ân cần săn sóc chúng. Chúa Giêsu là một chủ chăn tốt lành v́ Ngài có đầy đủ và hoàn toàn hai yếu tố đó.

Chúa Giêsu là chủ chăn tốt lành của chúng ta v́ Ngài biết chúng ta. Một người chăn chiên chuyên nghiệp biết số chiên trong bầy có bao nhiêu con. Họ biết từng con một, về ngày sinh tháng đẻ, để có thể xén lông hay gây giống. Họ có tên gọi cho từng con, biết bệnh tật từng con để cứu chữa : con nào hay bị lạnh, con nào cận thị, con nào hay lạc bầy ăn rong, hơn nữa, có khi họ c̣n chụp h́nh, ghi sổ từng con mỗi năm và cân kư hàng tháng.

Chúa Giêsu đă dùng h́nh ảnh đó áp dụng cho Ngài như Ngài đă tuyên bố : “Tôi biết chiên của tôi”, và Ngài c̣n quả quyết sự hiểu biết của Ngài đối với mỗi người cũng như sự hiểu biết giữa Ngài với Cha Ngài : “Tôi biết chiên tôi như Cha tôi biết tôi và tôi biết Cha tôi”. Thực vậy, Ngài biết từng con chiên, Ngài biết chúng ta là những nhân vị, là những tín hữu, là những người có tính t́nh thế nào, ḍng máu huyết thống ra sao. Ngài biết chúng ta hơn chúng ta biết ḿnh. Ngài thấu suốt tư tưởng, ước mơ, lời nói, việc làm, dự định, khuynh hướng tốt xấu của chúng ta. Ngài biết rơ từng người : ai là con chiên tốt, trung thành, ngoan đạo; ai là con chiên ghẻ, lười biếng, khô khan, phản bội. Tóm lại, không ai có thể lẩn trốn khỏi mắt Chúa, bất cứ sự ǵ, dù thầm kín hay bí mật đến đâu, Chúa cũng biết hết.

Rồi Chúa Giêsu là chủ chăn tốt lành đích thực của chúng ta, v́ Ngài ân cần săn sóc chúng ta. Thực vậy, Chúa hằng ở bên săn sóc từng người chúng ta, dù chúng ta không quan tâm đến, như cá sống dưới nước, dù không để ư tới nước, nơi nó bơi lội, nhưng không có nước, nó sẽ chết. Chúa biểu lộ t́nh yêu đặc biệt đối với những ai mang thương tích linh hồn. Ai trong chúng ta đă không nhiều lần nghe những câu chuyện Tin Mừng tỏ rơ ḷng ưu ái của Chúa, như chuyện đứa con hoang đàng, chuyện Gia Kêu hối cải, chuyện người đàn bà ngoại t́nh, chuyện người trộm lành trên thập giá, và tột đỉnh của t́nh yêu này là tự hiến ḿnh cho đoàn chiên. Quả thực, cả một đời tận tụy, hy sinh, giảng dạy và ban ơn, Chúa chưa cho là đủ, Chúa c̣n muốn thực hiện đặc tính sau cùng của một chủ chăn tốt lành là chết v́ con chiên và cho con chiên, để minh chứng lời Ngài đă nói : “Không có t́nh yêu nào lớn hơn, cao quư hơn là chết cho người ḿnh yêu”.

Chúa Giêsu tự xưng ḿnh là mục tử tốt lành và Chúa đă hành động xứng tước vị đó, th́ đoàn chiên cũng phải biết đối xử sao cho xứng đáng. Vật không lư trí c̣n biết bổn phận ḿnh với chủ chăn, th́ chúng ta, vật có linh tính, càng phải đền đáp sao cho xứng t́nh ưu ái của Chúa chiên vô cùng nhân hậu ấy. Vậy bổn phận của chúng ta là ǵ ?

Chúng ta phải suy tôn Chúa là chủ chăn chúng ta bằng ḷng tin tưởng và yêu mến. Nhưng suy tôn không phải chỉ ngoài miệng mà phải suy tôn Chúa trong đời sống, trong công ăn việc làm, trong sự đối xử với người chung quanh, và làm chứng nhân cho Chúa. Rồi chúng ta phải tín nhiệm vào Ngài. Con cái tín nhiệm cha mẹ, tôi tớ tín nhiệm vào chủ, chúng ta càng phải biết tín nhiệm vào Chúa hơn. Sau cùng, chúng ta phải biết nghe lời Chúa. Một con chiên ngoan bao giờ cũng biết tuân ư chủ. Luôn vâng theo ư Chúa và sống theo lời Chúa là làm hài ḷng Chúa nhất, giống như con cái tuyệt đối vâng lời cha mẹ vậy.

Có lẽ những điều trên chúng ta đều biết cả, nhưng biết mà không đem thực hành là biết uổng. Chúng ta hăy kiểm điểm xem thái độ và hành động của chúng ta đối với Chúa, chủ chăn của chúng ta thế nào ? Thành thực mà nói : chúng ta không chối Chúa ra mặt, nhưng chúng ta hay xâm lấn một số quyền lợi của Chúa. Chúng ta chỉ công nhận Ngài là chủ chăn, là Chúa trong vài hoàn cảnh, trường hợp đời sống, chứ không cả đời sống, sự thường xuyên của chúng ta. Chẳng hạn, chúng ta chỉ giữ đạo, chỉ giữ điều răn khi hứng thú, gặp may mắn; bao lần chúng ta thiếu tín nhiệm vào Chúa, quá lo lắng vật chất đến xao nhăng các bổn phận thiêng liêng; bao lần đời sống, cách ăn ở, cư xử của chúng ta không làm chứng cho Chúa trước những người chung quanh. Sửa chữa những khuyết điểm đó là cốt yếu của lời Chúa dạy hôm nay. Lạy Chúa, xin làm cho chúng con trở thành chiên ngoan tốt lành Chúa.


Lời Chúa Và Thánh Thể

Mục Tử Nhân Lành Hi sinh mạng sống cho đoàn chiên
Ga 10, 11 – 18

“Mục tử và Chiên” là h́nh ảnh rất quen thuộc với đời sống du mục của người Do Thái. Người mục tử hằng ngày gắn bó với đoàn chiên để lo liệu, t́m kiếm những đồng cỏ xanh tươi cho chiên và nhất là canh pḥng bảo vệ chiên khỏi bầy sói rừng đang ŕnh chờ cơ hội giết hại chiên. Chính sự liên kết mật thiết giữa mục tử và đàn chiên sẽ giữ ǵn đàn chiên không bị tản lạc, đồng thời tiếng nói của người mục tử trở nên thân thuộc hơn để chiên dễ dàng nhận biết chủ của ḿnh.

Hội thánh gồm nhiều thành phần, nhưng là một đoàn chiên được dẫn dắt bởi vị Mục Tử Duy Nhất là Đức Giêsu. Người là vị mục tử đă hạ ḿnh Nhập Thể để cho chiên được sống và sống dồi dào nhờ chính cái chết khổ đau và cuộc phục sinh khải hoàn của ḿnh.

“Tôi là Mục Tử nhân lành và tôi biết chiên của tôi” là lời tuyên bố của Đức Giêsu trong Tin Mừng hôm nay về đặc tính của người mục tử. Đức Giêsu biết về chiên không thuần tuư là cái biết của lư trí, nhưng Người biết về chiên bằng sự hiện diện đích thực để thiết lập tương giao thân mật với từng con chiên trong đàn, và để trao hiến trọn vẹn chính ḿnh cho chiên.

Đức Giêsu với tư cách mục tử, Người đă thể hiện trọn vẹn vai tṛ chính yếu của một mục tử là chăn dắt và đồng hành cùng đàn chiên của ḿnh. Người dẫn dắt chiên không như kẻ làm thuê, chỉ thực hiện cho chiên một số công việc thuần tuư v́ bổn phận, nhưng Người đă tận t́nh chăm sóc để biết rơ hơn từng con chiên trong đàn. Quyền của người mục tử dùng để chăn dắt chiên, đối với Đức Giêsu chính là ḷng thương xót vô tận, thúc đẩy người mục tử đứng ra bảo vệ chiên trước nanh vuốt sói rừng và không ngừng t́m kiếm để đưa về đàn những chiên lạc đàn. Trong tương quan thân mật, khi đối diện với hiểm nguy, mục tử Giêsu không bỏ chiên mà chạy, để mặc chiên cho sói vồ lấy và làm chiên tán loạn nhưng bằng thái độ đồng hành, Người đỡ chiên đứng dậy và vác lên vai những con chiên đang đuối sức.

Chúa đă cắt đặt trong Hội thánh những mục tử thừa tác để trao phó đoàn chiên của Chúa, xin Thánh Thể Chúa nên nguồn trợ lực giúp Hội thánh có thêm nhiều mục tử can đảm đi bước trước trong trách vụ coi sóc đoàn chiên của Chúa, biết dùng t́nh yêu của Mục tử Giêsu để luôn đồng hành cùng chiên trên mọi nẻo hành tŕnh.

Đức Giêsu đă thăng hoa mối liên hệ thân t́nh giữa mục tử và chiên đến một tương quan mới là sự hiểu biết lẫn nhau khi Ngài nói : “Tôi biết chiên của tôi và chiên tôi biết tôi”. Chính t́nh thương Đức Giêsu dành cho đoàn chiên nên từng con chiên dễ dàng nhận biết người chủ chiên đích thực khi Người đến thăm.

Mỗi Kitô hữu là chiên trong đàn chiên Giáo hội, v́ thế việc nhận biết đâu là chủ chiên là điều cần thiết. Sự hiểu biết nơi từng Kitô hữu trước hết là nhận ra chính ḿnh là một phần tử làm nên đàn chiên Giáo hội, không ai có thể tự ư loại trừ người khác hoặc tự ḿnh đứng bên lề đời sống của Giáo hội. Việc xây dựng đời sống Giáo hội không chỉ là việc của riêng mục tử, nhưng tất cả mọi người đều được mời gọi tham dự trọn vẹn và trực tiếp xây dựng cộng đoàn Giáo hội.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chính khi chúng con ư thức chỗ đứng quan trọng của ḿnh trong việc xây dựng gia đ́nh Hội Thánh, th́ chính lúc đó chúng con thực sự biết về Chúa nhiều hơn và khi chúng con tham dự các cử hành phụng vụ, nhất là thánh lễ, bằng sự hiệp thông sống động là chúng con đang tiến đến gần Chúa hơn. Xin Thánh Thể t́nh yêu nên nguồn lương thực nuôi dưỡng tâm hồn mọi tín hữu chúng con. Amen


JB Nguyễn Tuấn Dũng op

Tôi c̣n nhiều chiên lạc. Tôi phải đưa chúng về
(Ga 10, 11-18)

Biến cố 1954 xảy ra, có nhiều đoàn người di cư từ Bắc vào Nam. Đứng trước những biến động của thời cuộc, những đoàn người đă ra đi, bỏ lại quê hương, xứ sở, đến với vùng đất mới. Trước mắt họ, biết bao nhiêu khó khăn, gian khổ, thử thách đang chờ đón. Trong đoàn người ấy, h́nh ảnh người linh mục hiện lên như người mục tử hiền lành, hướng dẫn, chăm sóc tinh thần, giúp họ vững tâm, vượt qua khó khăn hiện tại. H́nh ảnh người mục tử ấy phản chiếu h́nh ảnh Đức Kitô mà thánh sử Gioan vừa thuật lại cho chúng ta. Chính Đức Giêsu là người mục tử nhân lành, hy sinh cho đoàn chiên. Chúa Kitô lo lắng không chỉ cho đoàn chiên trong ràn được hạnh phúc, mà Ngài c̣n thao thức v́: có những chiên khác không thuộc ràn này. (x. Ga 10, 16a) Với một t́nh yêu thẳm sâu Ngài đă bộc lộ: Tôi phải đưa chúng về. (x. Ga 10, 16b)

H́nh ảnh người mục tử, đoàn chiên là những h́nh ảnh rất đỗi thân quen với người Pa-lét-tin. Đời sống du mục rày đây, mai đó. Người chăn chiên dẫn đoàn chiên t́m đến nguồn suối nước trong lành, đến với đồng cỏ xanh ŕ. Người mục tử và đoàn chiên gắn bó với nhau mật thiết. V́ lợi ích của đoàn chiên, người mục tử sẵn sàng xả thân bảo vệ.

Tŕnh thuật Tin mừng đưa ra hai h́nh ảnh tương phản: người mục tử và kẻ làm thuê.

Kẻ làm thuê cũng chăm sóc cho đoàn chiên, cũng lo cho đoàn chiên. Nhưng anh ta không phải là chủ chiên, nên khi gặp khó khăn, gặp kẻ thù, sói dữ anh liền bỏ chiên để chạy thoát thân. V́ là kẻ làm thuê nên nhiều khi anh chểnh mảng trong công việc chăm sóc chiên. Kẻ làm thuê chỉ làm v́ nghĩa vụ chứ không v́ ḷng mến, gắn bó thực sự với đoàn chiên. Nên anh ta không biết rơ từng con chiên: Chiên nào đau ốm, chiên nào bệnh tật, chiên nào cần được chăm sóc? Như vậy, kẻ làm thuê sẽ không đem lại cho chiên được sống, được no thoả.

Trái lại, người mục tử nhân lành là người trước hết dám hy sinh mạng sống ḿnh cho đoàn chiên. Và v́ thế, người mục tử không quản ngại khó khăn; gặp thử thách, gian khổ hoặc khi đối diện với sói dữ, hiểm nguy, người mục tử luôn sẵn sàng bảo vệ, chiến đấu chống lại kẻ thù để đoàn chiên được an toàn. Người mục tử nhân lành c̣n là người biết từng con chiên để có thể theo dơi, chăm sóc, vỗ về, nên chiên luôn được mạnh khoẻ.

Những h́nh ảnh rất cụ thể thiết thực nơi đời sống du mục của người Pa-lét-tin được Đức Giêsu hoá thân trong từng khía cạnh. Ngài muốn nói cho chúng ta Ngài là người mục tử đích thực, chăm sóc, hướng dẫn linh hồn chúng ta: “Tôi chính là mục tử nhân lành.” Mục tử nhân lành hy sinh tính mạng cho đoàn chiên. Đức Kitô đă chết và sống lại vinh hiển, Ngài chia sẻ ơn phục sinh cho đoàn chiên. Chỉ nơi Đức Kitô phục sinh, vị mục tử đích thực, mới đem lại cho chúng ta ơn cứu độ. Như thánh Phê-rô đă quả quyết: “Không có Đấng Cứu Độ nào khác, ngoài Đức Giêsu. Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất, v́ dưới gầm trời này, ơn cứu độ không gặp được ở một nơi khác.” (Cv 10, 16)

Trước Chúa Giêsu thánh thể, chúng ta hăy ngẫm xem ḿnh có thực sự đang đứng trong ràn chiên của Chúa hay chưa? Có khi nào chúng ta đang mải mê tiếng gọi khác để rồi không đi theo tiếng gọi của Người mục tử nhân lành? Nh́n vào h́nh ảnh đời sống hôm nay, có thể dễ dàng chúng ta sẽ bị rơi vào ṿng xoáy của thời cuộc, mà lầm đường, lạc lối. Tôi có thể lạc vào một thung lũng thông tin nhiễu nhương, không biết đâu là thông tin đích xác. Tôi có thể ch́m đắm nơi thế giới ảo đang vồ vập lấy tấm thân, làm tôi gầy héo. Tôi đang mê muội nơi thiên đường tục luỵ của thói cờ bạc, đỏ đen. Tôi đang lạc hướng trong những lựa chọn danh, lợi, thú hăo huyền. Đâu là đồng cỏ xanh tươi? Đâu là suối mát trong lành? Đâu là bữa tiệc đạm bạc, đượm t́nh gia đ́nh nơi sưởi ấm cơi ḷng tan nát? Lạy Chúa Giêsu, Người mục tử nhân lành, xin nh́n đến, đi t́m, và dẫn chúng con về với đoàn chiên của Ngài. Lạy Chúa, Lời Ngài làm cho chúng con hoan hỷ, làm vui thoả ḷng chúng con. (x. Gr 15, 16)

Hội thánh dành Chúa Nhật hôm nay để cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục, tu sĩ. Chúa Giêsu vẫn cần những người tiếp nối công việc của Ngài để cho đoàn chiên trên thế giới được sống và sống dồi dào. Không phải chỉ có các Giám mục, linh mục, tu sĩ mà thôi nhưng cho mọi người tín hữu, trong phạm vi, trong lănh vực của ḿnh. Chúa mời gọi tôi trong trách nhiệm là một người cha, người mẹ lo cho con cái về tinh thần cũng như vật chất. Chúa mời gọi tôi trong trách nhiệm là những người giáo dục tận tâm, tận lực cho các học sinh, sinh viên giúp họ trau dồi kiến thức, phát huy khả năng phú bẩm. Chúa mời gọi tôi san sẻ sứ vụ mục tử trong bổn phận lo cho dân nước được hạnh phúc, ấm no. Là những người con, những người thụ huấn, Chúa cũng mời gọi tôi thực thi sứ vụ trong việc giúp đỡ nhau, nhất là những người c̣n gặp những hoàn cảnh nghèo nàn, khó khăn, nên biết quan tâm chia sẻ với họ bằng những nghĩa cử chân thành, đơn sơ, xuất phát từ trái tim đầy tràn lửa mến của người trẻ.

Lạy Chúa Giêsu thánh thể, Chúa đă trở nên nguồn sống cho chúng con. Chúa nh́n thấy chúng con yếu đau, bệnh tật về phần xác cũng như phần hồn. Chúa biết rơ, thấu suốt từng người chúng con. Xin dẫn chúng con tới Bàn Tiệc Thánh mỗi ngày để chúng con cảm nghiệm được thứ lương thực thần lương bổ sức giúp chúng con tiến bước trên đường lữ thứ.

Lạy Chúa, c̣n rất nhiều người đang mải mê thế sự, đang lạc lối nơi những ảo vọng phù vân, xin dẫn đưa họ về với đồng cỏ xanh tươi, với nguồn suối trong lành hạnh phúc chỉ có được nơi Chúa.

Trong ngày cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu, đặc biệt trong năm Giáo dục Kitô giáo trong gia đ́nh, chúng con cũng cầu xin Chúa ban ơn cho các bậc làm cha mẹ biết xây dựng gia đ́nh ḿnh trở nên những căn nhà đầy tràn yêu thương, đầm ấm. Nơi ấy mọi thành viên trong gia đ́nh biết chia sẻ, nâng đỡ, đùm bọc nhau, và cũng biết góp phần ḿnh xây dựng hạnh phúc gia đ́nh. Để gia đ́nh luôn là nguồn trợ lực, là ḍng suối mát lành, là ngọn cỏ xanh tươi, nơi mọi thành viên t́m về. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh G̣-Vấp)

VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Ga 10: 11-18

Tôi có một người bạn đăng kư nhận những bài suy niệm ngắn hàng ngày qua Email. Cô ấy nói rằng: “Tôi thường đọc suy niệm trước khi làm việc. Tôi thở nhẹ, đọc, ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời cho hàng trăm Email đang đợi tôi hồi đáp. Thật hào hứng! Ngày của tôi đă bắt đầu! Nhưng sự phản tỉnh lúc đó giúp đầu óc tôi tập trung khi làm việc cũng như trong tương quan với đồng nghiệp”.

Thật buồn cười phải không quư vị ? Cuộc sống quá bận rộn và mỗi ngày biết bao điều xảy đến với ta. Có quá nhiều điều khiến ta sao lăng và không c̣n chú ư đến những ǵ thực sự đang diễn ra trong cuộc đời của ḿnh. V́ thế, có một bài báo về đời sống tâm linh được đăng trên một tạp chí hầu như có mặt khắp nơi: “The Wall Street Journal" (Tôi cho rằng đây là một dạng Kinh Thánh dành cho một số người). Bài báo có tựa đề: “Tiếng của thinh lặng”. Và đó chỉ là những ǵ tựa bài báo gợi ư.

Bài báo cảnh báo rằng chúng ta đang phí phạm cuộc sống nội tâm của ḿnh – thiếu sự thinh lặng trong cuộc sống. Chúng ta luôn bị bị tiếng ồn làm cho sao lăng, nhất là tiếng ồn do những tṛ tiêu khiển có liên quan đến điện tử gây ra, chẳng hạn như: truyền h́nh, điện thoại di động, iPads, máy tính bảng Pilots… Không có lối thoát ! Ngoài ra, chúng ta dường như luôn bị những tiếng nhạc và phim ảnh bao vây. Chúng xâm chiếm không gian của chúng ta, từ các trung tâm mua sắm, thang máy, nhà hàng, nhà vệ sinh đến những nơi công cộng. Chắc v́ vậy mà tác giả tờ báo Phố Wall khuyên chúng ta cần thinh lặng nhiều hơn và cần ở những nơi cô tịch hơn nữa ! Tác giả nói chúng ta không cần phải trở thành tu sĩ, mà chỉ cần những điều kiện giúp chúng ta giải quyết khó khăn, v́ nếu không th́ chúng ta sẽ quẫn trí.

Ḍng cuối nói rằng: chúng ta nhận ra đâu là “những điều vô bổ” đang tấn công chúng ta từ bên ngoài và đánh lạc hướng chúng ta khỏi những ǵ mà tiếng lương tâm thực sự đang nói với ḿnh. Một tiếng nói đang cố gắng giữ chúng ta tập trung vào trọng tâm.

Thời Chúa Giêsu, người ta chẳng có điện thoại di động, tivi hay “iPad với WiFi+4G” hiện đại. Nhưng họ rất giống với chúng ta. Họ cũng có nhiều mối bận tâm và những tiếng nói đua tranh khiến họ sao lăng. Con người ở mỗi thời đều cần một tiếng nói giúp họ có thể tin tưởng, để linh hứng và giúp họ định h́nh khuôn mẫu đời sống của họ, và cần ai đó đề họ cây nhờ. Hôm nay, Chúa Giêsu sử dụng h́nh ảnh người mục tử đang chăm sóc và hướng dẫn để giới thiệu với chúng ta rằng chính Người là tiếng nói đáng tin cậy đó. Người nói với họ và cũng là nói với chúng ta rằng chúng ta cần lưu tâm đến tiếng nói của Người và phân biệt tiếng nói ấy với các tiếng nói khác, những tiếng nói lôi kéo và đẩy chúng ta từ nơi này đến nơi khác. Người nói rằng tiếng của Người sẽ quy tụ và hướng dẫn cho hành tŕnh của chúng ta. Sử dụng h́nh ảnh của bài Tin Mừng hôm nay: tiếng Người sẽ canh giữ chúng ta. 

Chẳng phải điều đó diễn tả cuộc sống chúng ta sao? Chúng ta đang trên một hành tŕnh. Trong cuộc sống, hiếm khi mọi thứ đều suôn sẻ và ổn định. Chúng ta trải qua thời thơ ấu đến trưởng thành, đi qua những thay đổi trong công việc và sự nghiệp. Đôi khi chúng ta bước vào rồi đi ra khỏi những mối tương quan. Chúng ta trải qua những thời kỳ khỏe mạnh rồi đau ốm, và chúng ta lại mong được hồi phục sức khỏe. Và tất nhiên có một hành tŕnh tất yếu mà chúng ta vượt qua, từ trẻ đến trưởng thành, già rồi chết. Suốt hành tŕnh này, chúng ta phải chọn: một số được thực hiện tốt, số khác chúng ta ước ḿnh có thể quay lại và bắt đầu lại từ đầu.

Có rất nhiều những tiếng nói ngoài kia, chỉ làm sao lăng và chia trí chúng ta. Họ chẳng quan tâm chúng ta kết thúc ở đâu và như thế nào hay có luẩn quẩn hay không. Có lẽ đôi khi trong cuộc sống của ḿnh, chúng ta đă quá chú tâm vào họ. Họ không quan tâm đến mối quan tâm nhất của chíng ta trừ khi chúng ta: mua những ǵ họ đang bán, chọn những ǵ người khác chọn, sống cùng những giá trị như những người xung quanh chúng ta (đặc điểm chung tối thiểu), và không đứng tách khỏi đám đông.

Có rất nhiều lắt léo trong suốt cuộc sống. Có nhiều quyết định lớn nhỏ phải đưa ra suốt hành tŕnh, trong đó có những quyết định có thể biến đổi đời ta và ảnh hưởng lâu dài. Vấn đề là: điều ǵ và ai sẽ giúp chúng ta đưa ra những quyết định này? Chúng ta hướng về đâu để giải thích và kiên định? Đức Giêsu nói với chúng ta rằng tiếng nói của Người Mục Tử muốn quy tụ chúng ta lại. Người muốn cho chúng ta nghỉ ngơi sau những việc vô ích và phí sức lực. Tiếng của Người có thể giúp chúng ta cảnh giác trong một thế giới luôn lầm lạc.

Đức Giêsu đang tiếp tục mời gọi chúng ta chú tâm vào Người hơn nữa, v́ Người đă dành trọn cuộc sống của ḿnh cho chúng ta. Người muốn giúp chúng ta trong suốt hành tŕnh cuộc đời: hành tŕnh hướng về Thiên Chúa; hành tŕnh trở nên đáng tin hơn; hành tŕnh trở nên kiên nhẫn hơn với bản thân và tha nhân; hành tŕnh trở nên ít kiểm soát hơn; hành tŕnh vứt bỏ quá khứ sau lưng và bắt đầu lại, và hành tŕnh trở để khoan dung hơn.

Hôm nay là ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu. Điều đó thật thích hợp biểu tượng Người Mục Tử Nhân Lành. H́nh ảnh người mục tử nói về sự chăm sóc yêu thương và có trách nhiệm; hướng dẫn, che chở, an ủi, nuôi dưỡng và bảo vệ chúng ta, những người được người mục tử mời gọi.

Ngày nay, có rất nhiều bóng tối bao quanh chúng ta: t́nh trạng thất nghiệp, chiến tranh, những phân cách về chủng tộc và kinh tế, lo lắng về con cái và tương lai của chúng, vấn đề bạo lực, sự tổn thương … Những người ngồi ở những ghế dành riêng trong nhà thờ thường t́m sự giúp đỡ nơi các mục tử đă được chỉ định. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho các mục tử ơn khôn ngoan và sự nhẫn nại khi các ngài phục vụ và hướng dẫn dân Chúa. Kế đến, chúng ta cầu nguyện cho những người dẫn dắt chúng ta nhờ những thừa tác vụ của các ngài trong giáo hội: các phó tế, các tu sĩ, ủy ban bác ái và những giáo dân t́nh nguyện. Chúng ta ngợi khen Thiên Chúa v́ họ đă quảng đại đáp trả lời mời gọi của Người. Chúng ta cầu xin thêm sức mạnh và hướng dẫn để họ phục vụ dân Chúa, nhất là những người nghèo hèn và bé mọn. Nguyện xin Thiên Chúa giúp họ xoa dịu nỗi đau, ban ơn can đảm cho những người thất vọng và cho những người lầm lạc thấy đường trở về.

Chúng ta cũng cầu xin cho tất cả những mục tử đang ngồi trong hàng ghế nhà thờ: các ông bà, cha mẹ, cô d́ chú bác, vợ chồng, bạn bè và thầy cô giáo. Họ cũng mang trách nhiệm và gánh nặng trong cương vị lănh đạo những người mà họ coi sóc. Hôm nay, cầu chúc họ được đầy tràn ơn hướng dẫn của Thiên Chúa.

Nguyện xin tất cả chúng ta được vị Mục tử Nhân lành nuôi dưỡng trong Bí tích Thánh Thể này, luôn biết lắng nghe lời mời gọi của Thiên Chúa để trở nên những mục tử tốt lành và, như Đức Kitô, sẵn sàng hy sinh mạng sống cho đoàn chiên chúng ta đang chăm sóc.