HOME

 
 

CHÚA NHẬT IVMÙA CHAY B
2Ks 36,14-16. 19-23 / Ep 2,4-10 / Ga 3,14-21
 

An Phong op : Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ

Như Hạ op : Rắn Đồng

Fr. Jude Siciliano, op : Con loài người phải được giương cao

Fr. Jude Siciliano, op : Thánh Giá Nguồn Ơn Cứu Độ

G. Nguyễn Cao Luật op : Con Người Được Nâng Cao

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Tin yêu Chúa

Lời Chúa và Thánh Thể : Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một

Antôn Nguyễn Thành Chương op : Thiên Chúa yêu thế gian

Fr. Jude Siciliano, op : Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta

Fr. Jude Siciliano, op: Khi Con Người được giương cao

 


An Phong op 

Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ
Ga 3,14-21

Hôm nay Tin mừng tường thuật cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu với ông Nicôđêmô; và Đức Giêsu khẳng định chỉ có Ơn Cứu Độ nơi Con Một Thiên Chúa, Đấng chịu treo trên thập giá, và là nguồn sống cho nhân loại. Cuộc đối thoại nhắc lại thời kỳ dân Do Thái lưu lạc trong sa mạc; họ kêu trách Chúa và Môsê; rồi rắn ḅ ra cắn chết nhiều người. Nhưng nhờ Môsê can thiệp, Thiên Chúa đă chữa lành Dân nhờ một biểu tượng : con rắn đồng được treo lên.

Nhưng "con rắn đồng" và việc chữa lành rắn cắn chỉ là h́nh bóng ám chỉ Ơn Cứu Độ thực sự cho tất cả nhân loại đang bị đè bẹp dưới ách tội lỗi : Đức Giêsu chịu treo lên thập giá, ai tin tưởng nơi Ngài sẽ được cứu độ.

"Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng", câu kinh quen thuộc đó biểu lộ t́nh trạng tội lỗi của chúng ta trước Thiên Chúa và cộng đoàn. Thật vậy, chúng ta là những người tội lỗi "trong tư tưởng, lời nói, và việc làm", và hơn thế nữa, trong "những điều thiếu sót", tức là những điều chúng ta phải làm nhưng lại chưa làm hay không làm để xây dựng cuộc sống nhân loại tốt đẹp hơn. Từ ngày Adam Eva phạm tội, con rắn cám dỗ vẫn chạy quanh khắp nơi, ŕnh cắn mọi người, con rắn của ích kỷ, tham lam, dục vọng, hờn giận, oán ghét .... Vâng, ta thấy có đủ mọi h́nh thức, mọi t́nh trạng của "bệnh tật" phát sinh từ con rắn tội lỗi ấy. Mỗi người chúng ta có thể nghiệm thấy sự hoành hành của tội lỗi trong con người ḿnh.

May thay, chúng ta không chết, chết v́ thất vọng, chết v́ đánh mất tính người; bởi v́ có nguồn sự sống tuôn trào tự thập giá và Phục sinh của Đức Kitô, Đấng cứu độ chúng ta; t́nh yêu của Người giúp ta vượt thắng ích kỷ, oán hờn; sức sống của Người giúp chúng ta vượt qua dục vọng, yếu đuối... Chỉ có Người là thầy thuốc chữa lành "bệnh tật tâm hồn" của chúng ta, miễn là chúng ta biết nh́n lên Người, tin tưởng và yêu mến Người.

Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa vẫn đang hiện diện; chúng ta hăy kêu cầu Người : "Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ"; và Người sẽ trở nên nguồn sống, mang lại cho chúng ta ánh sáng, hy vọng, niềm vui và hạnh phúc.

Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đă cứu độ nhân loại bằng cái chết trên thập giá,
cái chết v́ tuân phục Thánh Ư Chúa Cha
và v́ yêu thương con người;

Xin cho chúng con biết tin tưởng nơi Người,
bước theo chân Người trên con đường hy sinh và phục vụ.


Như Hạ op

Rắn Đồng
Ga 3:14-21

Con rắn đă ḅ vào lịch sử nhân loại, để lại những dấu vết không đẹp. Nhưng có một con rắn tượng trưng cho uy quyền cứu độ, chứ không đẩy xô con người xuống hố diệt vong. Đó là con rắn đồng trong sa mạc. "Ông Môsê đă giương cao con rắn trong sa mạc," (Ga 3:14) để "tất cả những ai bị rắn cắn mà nh́n lên con rắn đó, sẽ được sống" (Ds 21:9). Con rắn đă mang một bộ mặt mới kể từ ngày Thiên Chúa t́m cách cứu con người khỏi hố diệt vong.

T̀NH YÊU BA CHIỀU

Trên cây thập giá, Đức Giêsu đă thiết lập được một tương quan ba chiều với Chúa Cha, loài người và thụ tạo. Người đă phải trả một giá rất đắt. Nếu Thiên Chúa đă không thương yêu thế gian tột độ, không bao giờ có cuộc hi sinh lớn lao đó. Đức Giêsu xứng đáng là một vị thẩm phán tối cao, có quyền xét xử muôn dân. Nhưng Người đă không đến với tư cách đó. "Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ" (Ga 3:17). Sự công chính đă mang bộ mặt t́nh yêu. Chính v́ t́nh yêu đó, Đức Giêsu đă phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng trên thập giá. Đó là giá rất đắt. Con Thiên Chúa đă phải trả cho chúng ta.

"Như ông Môsê giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người th́ được sống muôn đời" (Ga 3:15). Như vậy cuộc hi sinh lớn lao đó nhằm lập tương quan thân ái với nhân loại và vạch ra con đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu. Con đường đó là tin vào t́nh yêu Thiên Chúa nơi Con Người chịu treo trên thập giá. Đó là con đường thoát ṿng tử thần, tới nguồn sống thật. Chính Đức Giêsu quả quyết : "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3:16).

Thập giá đă trở thành trung tâm chương tŕnh giải thoát của Thiên Chúa (Faley 1994: 262). Ngước mắt nh́n lên thập giá, chính là hướng về nguồn ơn cứu độ. Bởi v́ chính trên cây thập giá Đức Giêsu đă mạc khải tất cả sự thật về bản tính ḿnh. "Khi các ông giương Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu" (Ga 8:28). Đức Giêsu chính là Đức Chúa và nguồn sống cho vạn vật và con người. Không tin vào chân lư đó tức là tự lên án chính ḿnh. "Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ" (Ga 3:17). Chính cây thập giá sẽ phân nhân loại làm hai hạng người tin và không tin. Thập giá không phải là dấu chỉ của án phạt. Nhưng không tin cái chết của Đức Giêsu có sức mạnh cứu độ mới dẫn tới hư vong. "Đức Giêsu là cơ hội chứ không phải là nguyên nhân" (Fahey 1994:263) của việc phán xét. Cây thập giá là một biểu tượng cho mọi người thấy t́nh yêu Thiên Chúa mănh liệt tới mức nào.

Như vậy cây thập giá đă chứng tỏ t́nh yêu riêng của Đức Giêsu (Ga 13:1) và cả t́nh yêu Thiên Chúa Cha đối với nhân loại. T́nh yêu là động lực chi phối toàn bộ sứ mạng Đức Giêsu dưới thế. T́nh yêu trở thành hồng ân vĩ đại, vượt quá tầm hiểu biết.

Quả thực, "Thiên Chúa giàu ḷng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đă chết v́ sa ngă, Người cũng đă cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ" (Ep 2:4-5). Trong nguồn ân sủng đó, chúng ta trở thành "con cái ánh sáng" (Ep 5:8). Bởi v́ chính Đức Giêsu là "ánh sáng đă đến thế gian" (Ga 3:19). Không phải ai cũng đón nhận được hồng ân cao cả đó. Thực tế, "người ta đă chuộng bóng tối hơn ánh sáng, v́ các việc họ làm đều xấu xa" (Ga 3:19). Chính việc làm đă tạo thành một bản án đeo vào cổ họ. Số phận thật tang thương ! Định mệnh thật khốc liệt !

Nhưng trong quá khứ, ngay lúc bi tuyệt vọng nhất, dân Chúa đă thực hiện tất cả giấc mơ. Chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có thể tạo nổi lịch sử ! Thực vậy, "để lời Đức Chúa phán qua miệng ngôn sứ Giêrêmia được hoàn toàn ứng nghiệm, Đức Chúa tác động trên tâm trí Kyrô, vua Ba tư" (Sb 36:22), để vua "ra lệnh phục hồi Giuđa, hồi hương dân cư và tái thiết đền thờ" (Fahey 1994:261). Bởi đó tin vào Thiên Chúa không bao giờ tuyệt vọng. Thiên Chúa luôn có sẵn những giải pháp tốt đẹp nhất.

TRỜI BỪNG SÁNG

Thiên Chúa chính là nguồn hi vọng cho những ai tin tưởng tuyệt đối nơi Người. Nói khác, niềm tin và hi vọng luôn đi song đôi. Tin là con đường dẫn tới sự sống. Đức Giêsu đă củng cố tinh thần những ai run sợ trước thần chết : "Ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời" (Ga 3:16). Đức tin trở thành một thành phần cần thiết của cuộc sống. Theo Martin Luther, "đức tin là một thực tại sống và bởi thế gồm những nhân đức thương yêu và hi vọng, kinh nghiệm sống hiệp nhất với Thiên Chúa, và khát vọng sống kết hiệp với Chúa tới muôn đời" (Cook 1995:512). Chính v́ thế, không tin, cuộc sống trở thành trống rỗng và vô vị.

Khi tin, con người sẽ thấy ḿnh vươn tới đỉnh cao của t́nh yêu Thiên Chúa. V́ chính Thiên Chúa đă giải thoát chúng ta không những khỏi ách nô lệ tội lỗi, nhưng c̣n khiến chúng ta tự do yêu thương nhau và bởi đó đem ánh sáng Thiên Chúa chiếu soi trần gian (Disciples in Mission, Homily Guide, Lent Cycle B 1999:19). Từ t́nh yêu tới t́nh yêu. Từ ánh sáng tới ánh sáng. Sống trong t́nh yêu là đi trong ánh sáng. Đức Giêsu muốn chúng ta là "ánh sáng cho trần gian" (Mt 5:14). Nguồn cung cấp ánh sáng chính là t́nh yêu, một t́nh yêu phải được sự thật giải thoát. Đó là lư do tại sao Chúa nói "kẻ sống theo sự thật, th́ đến cùng ánh sáng" (Ga 3:21). Đi trong tăm tối trần gian hay sống dựa trên sự lừa đảo, gian dối, không thể t́m được nguồn sống và nguồn sáng đích thực. Do đó cuộc đời măi măi là nô lệ.

Muốn thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than đó, phải "tin tưởng và xác tín rằng chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có thể cứu chúng ta. Tin là phó thác những chương tŕnh hiện tại và vận mệnh đời đời nơi Đức Kitô. Tin là vừa xác tín lời Chúa có thể thực hiện và cậy dựa vào quyền năng biến đổi của Người" (Life Application Study Bible 1991:1878). Một khi xác tín như thế, chúng ta sẽ thay đổi toàn bộ, từ năo trạng đến cái nh́n và nếp sống. Từ nay không c̣n ǵ xảy ra ngoài chương tŕnh đầy t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa. Ta sẽ "bắt đầu lượng định tất cả sự việc xảy ra theo nhăn quan vĩnh cửu" (Life Application Study Bible 1991:1878).

Hơn nữa, tin tưởng c̣n có nghĩa là "làm chứng cho t́nh yêu Thiên Chúa toàn thắng trên quyền lực sự dữ trong chúng ta và trên thế giới" (Disciples in Mission, Homily Guide, Lent Cycle B 1999:19). Niềm tin không bao giờ bất động hay tiêu cực, nhưng luôn thúc đẩy con người đi tới tha nhân và hi sinh bản thân để lôi kéo mọi người vào cuộc sống hạnh phúc và đầy yêu thương của Thiên Chúa. Không có niềm tin ấy, người ta chỉ t́m cách hi sinh tha nhân cho những mục tiêu trần tục. Đó là điều những người vô thần đă làm. Đứng trước đài kỉ niệm Holocaust ở Giêrusalem, tưởng nhớ hằng triệu nạn nhân vô tội của chũ nghĩa Nazis, ĐGH Gioan Phaolô II nói : "Chỉ có chủ thuyết không có Thiên Chúa (vô thần) mới có thể tính kế và thực thi sự tiêu diệt toàn bộ khối người như vậy" (VietCatholic 23/3/2000). Những hành động cuồng điên đó không những phát xuất từ niềm tin vô thần, nhưng c̣n là kết quả của những thất vọng lớn lao. Thất vọng đă xô đẩy mọi người vào thất vọng.

Nhưng "ngay trong những giờ tuyệt vọng, không phải mọi ánh sáng đều đă tắt hết đâu" (Gioan Phaolô II, VietCatholic 23/3/2000). Lư do v́ ngay lúc khốn cùng và nguy hiểm nhất, người tín hữu vẫn có thể thưa với Chúa : "Con đây vẫn tin tưởng nơi Ngài, lạy Chúa, con dám thưa rằng : Ngài là Thượng Đế của con." (Tv 30:15) Nói lên được điều đó thật là can đảm. Ngày nay vẫn c̣n rất nhiều tâm hồn can đảm như thế nơi những Kitô hữu trên quê hương Việt Nam.


Fr. Jude Siciliano, OP.

Con loài người phải được giương cao
Ga 3,14-21

Thưa quí vị. Câu truyện dưới đây tác giả đặt sau bài suy gẫm, kiểu như để đọc thêm. Người dịch lại chuyển lên đầu, để giúp minh hoạ cho nội dung bài Tin mừng hôm nay. Lư do là độc giả Việt Nam không thích suy luận trừu tượng, ưa những ǵ cụ thể. Truyện của nữ tác giả Ann Lamott trong sách Bird by Bird (Từng Con Chim).

Một em bé trai tám tuổi có người em gái sáu tuổi đang hấp hối chết v́ bệnh ung thư máu. Để cứu được bệnh nhân người ta cần đến một loại máu tương tự. Cha mẹ giải thích cho con trai là đi thử máu để xem có thích hợp với máu của em gái không ? Em nhanh nhẹn bằng ḷng. Sau khi thử, hai loại máu hoàn toàn am hợp. Rồi các bác sĩ đề nghị em cho em gái ḿnh vài phân khối máu để cứu em. Đứa anh lưỡng lự nói để suy nghĩ xem sao qua một đêm.

Sáng hôm sau, vừa thức dậy, em chạy đến pḥng cha mẹ trả lời là em sẵn sàng hiến máu. Cha mẹ vui mừng đưa em vào bệnh viện, nơi con gái đang nằm chờ chết. Người ta đưa em lên giường để hút máu nơi cánh tay. Sau đó người ta tiếp máu cho bệnh nhân. Chỉ một vài lượng máu mà đứa con gái nhỏ thoát khỏi thần chết. Mọi người vui mừng. Một bác sĩ đến giường người cho máu để xem lại sức khỏe cho em. Đứa anh trai đang nằm lim rim mở to đôi mắt hỏi : "Thưa bác sĩ bao lâu nữa th́ con mới chết ?" Bác sĩ mỉm cười. Với tâm hồn ngây thơ, em cứ ngỡ cho máu như thế là ḿnh sẽ chết thay cho em gái.

Trong câu truyện với Nicôđêmô Chúa Giêsu cũng đề cập đến việc Ngài sẽ chết thay cho nhân loại. Nhưng là chuyện tương lai, cho nên khó mà nắm bắt được hết ư nghĩa. Giọng văn của thánh Gioan thâm trầm, súc tích lại càng làm cho độc giả bối rối hơn. Mỗi câu, mỗi chữ gói ghém nhiều tư tưởng, đến nỗi dù đă ở trong nghề giảng thuyết nhiều năm, tôi vẫn phải ngồi bóp chán suy nghĩ lâu giờ. Bài Tin mừng đúng là một thách thức cho những khối óc lớn, làm sao giới lao động hiểu nổi ? Tuy đă đọc nhiều lần trước đây, hôm nay tôi vẫn phải tự hỏi: Chúa Giêsu ám chỉ điều chi trong câu truyện thù tiếp với ông Nicôđêmô ? Làm thế nào mà giải thích nó cho thính giả b́nh dân ?

Phúc âm nhất lăm dễ hiểu hơn. Các câu truyện của chúng ngắn gọn và sống động. H́nh ảnh rất cụ thể, dễ cho các nhà rao giảng khai triển đề tài. Tuy nhiên nhiều linh hồn đạo đức lại thích Phúc âm của thánh Gioan. Họ có thể ngồi hàng giờ, giở từng trang, nghiền ngẫm từng chữ cho tâm trí thoả niềm nguyện ngắm. Đoạn Tin mừng hôm nay thêm phần rắc rồi ở chỗ nó được trích ra ở khoảng giữa bài huấn giáo thật dài Chúa ban cho ông Nicôđêmô (3,1-21), bởi vậy khi đọc lên, người ta nghe như hoàn toàn lạc lơng và quá nặng nề đối với một cộng đoàn quen thuộc những bài đọc dễ hiểu hơn. Tôi cũng không dám chắc bài đọc 1 trích từ sách 2 Biên Niên Sử có thoáng hơn bài Tin mừng chăng ? Xem ra nó là một bản tóm lược lịch sử cứu độ và như vậy nó cũng gây khó khăn không ít cho những người rao giảng. Khi đọc lần đầu tôi thấy chúng mơ hồ và có rất nhiều giọng điệu thần học bí nhiệm.

Rào trước đón sau như vậy tôi mới dám bầy tỏ trực giác của ḿnh về nội dung Tin mừng, tuy nhiên cũng chưa thể đi thẳng vào đề tài, xác địch ngay những điều Phúc âm muốn nói, mà phải suy gẫm hàng giờ xem bằng những hàng chữ này, Thánh Thần muốn mặc khải những chi cho linh hồn tôi và linh hồn các thích giả của tôi.

Điều đầu tiên tôi khám phá ra trong bài huấn từ,Chúa Giêsu nhiều lần quy chiếu về lịch sử cổ xưa của dân tộc Do thái, đặc biệt về hành tŕnh vượt sa mạc, tiến vào đất hứa. Trong mùa chay này giáo xứ chúng ta cũng có nhiều cuộc hành tŕnh thiêng liêng tương tự. Phải lợi dụng chúng để chỉnh đốn lại tâm hồn mọi người. Vừa thoát khỏi ách nô lệ, Ai cập dân Israel tay sách, nách mang vượt qua nhiều con đường dài, khô cằn, vất vả, họ trở nên mỏi mệt, kêu trách ông Môisen đă hành hạ họ và như thế gián tiếp ta thán Thiên Chúa : Sách Dân số ghi lại như sau: "Từ núi Ho, họ lên đường theo Biển sậy, ṿng qua lănh thổ Êdom, trong cuộc hành tŕnh qua sa mạc, dân Israel mất kiên nhẫn, họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môise rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai cập, để chúng tôi chết trong sa mạc ?" (4,21). Thiên Chúa nổi giận với họ, v́ họ đă bất trung. Ngài cho rắn độc từ trong rừng ḅ ra cắn chết rất nhiều người. Các nhà chú giải cắt nghĩa rằng, đây là một loài rắn độc. Từ "Saraph" nghĩa là rắn lửa. Gọi như vậy v́ các vết thương đỏ lên, rất độc và đau đớn.

Điều thứ hai là: ông Nicôđêmô đến nói chuyện với Chúa Giêsu vào ban đêm. Một người đang ngồi trong bóng tối t́m đến Ánh sáng soi đường. Và ông được bảo cho biết Đức Chúa trời phán xét thế gian. Ư tưởng thật dễ sợ. Những ai quen ăn ở độc ác nghĩ đến điều Thiên Chúa phán xét hẳn phải rùng ḿnh sợ hăi. Đây không phải là chuyện đùa, phép công thẳng của Ngài đă từng được minh chứng qua ḍng lịch sử. Cả một dân tộc bị Chúa phạt thua trận, đi đầy, thành quách bị phá đổ, cửa nhà tan hoang, không c̣n nghi lễ, không c̣n tư tế, trẻ nhỏ bị sát tế dâng tiến ngẫu tượng (bài đọc 1). Những ai ăn ở bất toàn cũng không thể đứng vững trước mặt Thượng Đế. Nguyên nghĩ về truyện này mà thôi đă thất lạnh sương sống, nói chi đến thực tế hăi hùng ? Tuy nhiên án phạt của Thiên Chúa nối kết chặt chẽ với ơn thánh của Ngài.

Thật lạ lùng ! trí khôn nhân loại không thể hiểu thấu. Bởi lẽ án phạt lại là một hành động yêu thương. Thiên Chúa là t́nh yêu, nơi Ngài không có bóng tối đố kỵ, ghét ghen. Mọi hành động của Ngài đều là yêu mến, phát xuất từ t́nh yêu. Điều lạ lùng trên hết mọi sự lạ! Cho nên án phạt là từ chối t́nh yêu của Đức Chúa Trời : "Kẻ không tin th́ đă bị lên án rồi v́ không tin vào danh Con Một Thiên Chúa." Do đó án Đức Chúa Trời tuyên trên nhân loại là sai con của Ngài, Ngôi Hai, nhập thể để giải phóng chúng ta khỏi tội, khỏi đêm tối Nicôđêmô. Ánh sáng đă đến trong thế gian chiếu trên bóng tối linh hồn mỗi người. Người ta muốn xa tránh ánh sáng này cũng không được nữa, bởi nó là ánh sáng thấu suốt mọi sự, chiếu trên tội lỗi của chúng ta và bày tỏ án phạt cho mỗi người. Nói cho đúng, dân Israel bị lưu đầy, đền thờ bị phá huỷ không phải v́ Thiên Chúa mà do tội bât trung của ḿnh, họ đă từ chối thắng trận, từ chối ơn bảo trợ của Đức Chúa Trời.

Chúa Giêsu nhắc nhớ ông Nicôđêmô về biến cố rắn lửa ḅ ra cắn chết nhiều người Do thái v́ bất trung. Ông Môsê đă làm ǵ để cứu dân ? Thiên Chúa truyền cho ông treo một con rắn bằng đồng lên cây cọc giữa sa mạc. Bất cứ những ai nh́n lên, kêu cầu con rắn đó đều được chữa khỏi. Vậy th́ con rắn đồng đứng làm biểu tượng cho ơn cứu rỗi đến từ Thượng Đế. Thiên Chúa một lần nữa lại là nguồn ơn giải phóng cho toàn dân, đúng như khi họ c̣n ở Ai cập. Với đức tin, một cái nh́n hướng về con rắn, hứa hẹn ơn cứu chuộc.

Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy ư nghĩa song hành giữa Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá và con rắn đồng của Môsê. Nhưng đối với ông Nicôđêmô th́ không, ông chưa thể nh́n ta vế thứ hai của câu truyện, v́ thế ông chưa hiều được, ông cần cần nhờ sự soi sáng đến từ trời cao. Chúng ta cũng phải ngang qua những giây phút hoang địa của cuộc đời, những hoang tưởng trên con đường tiến về Thượng đế. Biết bao nhiêu cám dỗ xúi dục chúng ta thất vọng, mất tin tưởng vào sự cứu rỗi của Thiên Chúa, không phải chỉ trong những thử thách lớn, mà ngay trong các biến cố của cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần phải thường xuyên dừng lại, nhất là mùa chay này, nh́n lên Chúa cứu thế để xin thêm đức tin, chỉnh đốn lại cuộc sống.

Đến đây tôi nhớ đến bài hát nổi tiếng của Johnny Cash : "Tôi bước đi trên dấu đường đă vạch" (I walk the line). Anh hát về ḷng trung thành của ḿnh với người yêu : "Suốt cả thời gian ấy tôi đă mở to đôi mắt… bởi em là của tôi, tôi đang bước đi trên dấu đường đă vạch." Hôm nay cũng là thời gian và cơ hội để chúng ta mở to đôi mắt, nh́n những dấu chân đi hoang của ḿnh suốt năm qua. Đặt ra những câu hỏi thích hợp để cật vấn lương tâm: Nếu tự do và mục tiêu của tôi là Đức Chúa Trời, th́ tôi đă suy nghĩ thế nào khi chọn lựa các quyết định thường nhật ? Tại sao tôi ngu xuẩn đến thế ? Tại sao tôi không bước đi trên dấu đường đă vạch từ khi chịu phép thanh tẩy ? Con đường hiện nay tôi đang tiến bước có dẫn đến Thiên Chúa hay không ? Chúa Giêsu đến để bật sáng lên ngọn đèn trong đêm tối tương lai, nhờ ánh sáng của Ngài mọi sự đă rơ ràng, chúng ta nhận ra các chướng ngại vật, bấy lâu làm bao người vấp ngă. Đó là tham, sân, si, là các dục vọng, thói xấu làm điên đảo ḷng người. Liệu chúng ta có cương quyết tránh xa ? Hay lại dấn thân sâu đậm vào chúng hơn nữa ? Đâu là những con đường giả tạo chúng ta đă theo đuổi ? Lúc này, có đúng là chúng ta đang bước đi trên "dấu đường" Chúa Giêsu đă chỉ và ban ơn cho chúng ta dơi theo ?

Sự lượng định lại giúp dễ nhận ra những thực tại bất ổn trong lương tâm mỗi người, tuy rằng làm như thế có thể khiến chúng ta thất vọng, nhát đảm về ḿnh. Nhưng xin hăy can đảm kết án mạnh mẽ những thiếu xót của ḷng ḿnh và lắng nghe sứ điệp Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô hôm nay. Đừng liên tưởng về người khác mà là về chính bản thân.Thiên Chúa sẽ tuyên án trên chúng ta, cái án mà Ngài đă áp dụng cho toàn thể nhân loại: Sự tha thứ qua Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Đức tin chân chính sẽ khích lệ chúng ta ít nh́n về ḿnh, nhưng về Chúa Giêsu, con rắn đồng treo trong "sa mạc" cuộc sống. Nh́n như thế sẽ giúp chúng ta được chữa lành nhanh chóng khỏi các vết thương do Satan, thế gian và xác thịt gây nên, hàn gắn các tương giao đă bị đổ vỡ, trái tim chai đá và độc ác, ḷng đạo lạnh nhạt và muôn vàn thiếu xót khác.

Có tất cả hơn ba trăm lời tiên tri về Chúa Giêsu trong Kinh thánh Cựu ước. Ngài đă làm tṛn tất cả. Hôm nay những h́nh ảnh được nhắc trong huấn từ Chúa dành cho ông Nicôđêmô là : Người Con duy nhất, Con Người, Con Một Thiên Chúa, Ánh sáng và Ơn cứu độ thế gian. Những tước hiệu này là đặc trưng của Phúc âm theo thánh Gioan. Nhưng cũng là tước hiệu thiết thân trong mỗi linh hồn tín hữu. Chúng mang nhiều tầng lớp ư nghĩa khác nhau, tuy nhiên, tất cả đều quy hướng về Chúa Kitô. "Con loài người" phải được "giương cao" là tư tưởng chủ đạo trong bài diễn từ. Và thực sự Chúa Giêsu đă được "giương cao" trên thập tự. Một đằng sự kiện này tố cáo chúng ta đă trung thành với Thiên Chúa thế nào ? Đàng khác nó đ̣i hỏi chúng ta phải tiến bước ra sao trên con đường tự do. Sự dấn thân theo Chúa phải trả giá bằng hy sinh và đau khổ cá nhân. Nh́n Chúa đang chịu "dương cao" trên thánh giá, tức khắc chúng ta hiểu điều đó. Nhưng "giương cao" cũng c̣n có nghĩa là sống lại. Nếu chúng ta nh́n lên Ngài sống lại, chúng ta sẽ hiểu được rằng: Chẳng có tội lỗi nào mà Thiên Chúa không toàn thắng. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Thánh Giá Nguồn Ơn Cứu Độ
Ga 3: 14-21

Anh chị em thân mến,

Đối với một số người, nhà thờ là nơi họ đến để lẩn tránh những căng thẳng lo âu hàng ngày, đồng thời tránh những lo lắng của thời thế. Có người lại nói, nhà thờ là nơi hội họp, để cùng cầu nguyện xin Chúa an ủi, và Chúa đang lắng nghe cũng như sẵn sàng chữa lành và thêm sức mạnh cho họ. Thật đấy.

Nhưng mỗi lần đến nhà thờ, chúng ta đều thấy cây Thánh Giá, điều đó nhắc nhở chúng ta rằng: Nơi thờ phượng này không phải là nơi lẩn tránh trần gian, để mọi sự đều được rửa sạch và để cho chúng ta ở trong một thế giới khác, không hề biết đến sự đau khố và các mối xung đột của trần thế. Trái lại, giữa những bức tranh và h́nh tượng, những khăn bàn thờ ủi sạch, những chén thánh bóng loáng đều có cẩn Thánh Giá, cây Thánh Giá của đau khổ đă kết thúc đời sống trần thế của Chúa Kitô.

Trong khi thờ phượng, chung quanh đầy những cửa gương nhiều màu, ánh nến lung linh, tượng các thánh là các anh hùng đă đi trước chúng ta, đôi khi chúng ta có cảm nhận ở nơi thân thương này, khác với môi trường sống chung quanh chúng ta. Nếu chúng ta đang đau khổ, đang chán nản, đang bị đọa đày, và mong cuộc sống được giải thoát, chúng ta dễ bị cám dỗ cảm thấy như ḿnh không thuộc về nơi đẹp đẽ này, cho đến khi chúng ta nh́n lên Thánh Giá.

Khi chúng ta làm dấu Thánh Giá lúc bước vào nhà thờ tham dự Thánh lễ và lúc ra về, khi chúng ta thấy Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước đi vào nhà thờ trước Thánh lễ và đi ra sau lễ, chúng ta nên nhớ là hăy mang đến nhà thờ những đau khổ, những điều thiếu may mắn, và cả những tội lỗi của chúng ta nữa. V́ chính nhờ cây Thánh Giá mà tất cả đời sống của chúng ta đều được đón nhận vào Thánh lễ, nhất là những khi chúng ta bị đau khổ, thất bại và chán nản đến cùng cực.

Cây Thánh Giá là điểm tựa cho chúng ta ở nơi nầy. Nó cho chúng ta biết chắc là Thiên Chúa không phải là Đấng từ trên cao xa đang lạnh lùng nh́n xuống chúng ta, nhưng Ngài là Đấng đang đồng hành với chúng ta ngay từ thuở Ngài ra đời ở Bêthlêhem: Ngài đă là người di cư cùng với cha mẹ, phải chạy trốn một vị vua muốn giết Ngài. Kế đến, Ngài phải sống tha phương nơi xứ lạ; làm nghề mộc sinh sống qua ngày; sống trong một làng nhỏ đang bị ngoại bang đô hộ; Ngài cũng có những bạn bè thân quen; cũng thích ăn uống tiệc tùng; và rồi có người bạn đă thề hứa sẽ luôn ở cận kề Ngài đến cùng, nhưng đến lúc bị các thầy tư tế ruồng bắt trao Ngài cho đồng bọn để xử tử, lại bỏ rơi Ngài cho người ta chế nhạo và hành hạ cho đến chết.

Nếu chúng ta tự hỏi Chúa ở đâu khi đời sống chúng ta quá đổi truân chuyên, hay đang giữa Thánh lễ trọng thể kính thờ Chúa, mà sao chúng ta lại cảm thấy cô đơn. Hăy nh́n lên Thánh Giá, đó chính là nhà của chúng ta. Thập giá là một h́nh cụ dùng để xử tử, h́nh cụ này làm cho phạm nhân hoảng sợ đến nổi phải thú nhận tội. Nó c̣n dùng để xử tử các nô lệ, và những kẻ tạo phản. Nó không được dùng cho công dân của đế quốc La Mă. Thập giá không những là h́nh cụ tàn khốc để kéo dài cơn hấp hối của tội nhân, mà nó c̣n làm cho những người đứng nh́n lên cũng phải khiếp đảm. Chúng ta không muốn xem những cảnh bạo lực trên phim ảnh, hay trên truyền h́nh; nên càng không muốn nh́n thấy cảnh tượng rùng rợn của người bị đóng đinh treo trên thập giá cho đến chết. Thập giá nhắc cho một dân tộc bị đô hộ biết rằng họ có thể bị đánh đập và ném ra ngoài như cỏ rác, nếu bị chính quyền La-Mă kết tội, hay không tuân lệnh trên như Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu làm cho đế quốc sợ v́ Ngài nói đến vương quốc Ngài trải rộng không biên giới; một vương quốc mà các công dân đều b́nh đẳng; một vương triều không có người nhiều đặc quyền đặc lợi và thứ dân hạ đẳng; nơi có những người không thể ḥa nhập được, khó trở thành như là thành viên của cộng đoàn; nhưng ở đó, tất cả các thành phần khác nhau đều được tôn trọng; và quyền bính không tập trung vào một số ít người, nhưng t́nh thương và sự phục vụ sẽ thu hút nhiều thành phần trong các thành viên. Chúa Giêsu gọi đó là Vương Triều Thiên Chúa. Những kẻ nghịch với Ngài th́ họ cho đó là chống lại tôn giáo và chính trị của triều đại họ, nên họ muốn đàn áp sự chống đối ấy.

Thánh Kinh cho chúng ta biết Thiên Chúa dùng uy quyền một cách khác: Ngài thương yêu chúng ta, và cho chúng ta thấy t́nh thương đó mang h́nh dáng một người phục vụ. "V́ Thiên Chúa đă yêu thế gian..." và Ngài thể hiện những động thái để chứng tỏ ḷng Ngài thương yêu chúng ta. Và Ngài cũng không từ chối ngay cả Con yêu dấu của Ngài. Thiên Chúa muốn lời rao giảng và các dụ ngôn về t́nh yêu thương của Chúa Giêsu trở nên hồng ân cho tất cả mọi người, kể cả những lănh đạo tôn giáo và chính trị. Nhưng, Chúa Giêsu lại trở nên người đe dọa họ, họ phải ngăn chận và phá tan Tin mừng Ngài mang đến cho thế gian.

Nhưng Chúa Giêsu không muốn thối lui, trái lại, Ngài vẫn giữ Tin mừng Ngài mang đến từ lúc Ngài mới bắt đầu rao giảng như chúng ta nghe hôm nay. Ngài không e ngại những chống đối, đe dọa đến đời sống của Ngài. Thánh Gioan nói, v́ yêu chúng ta nên Thiên chúa đă để Chúa Giêsu bị bắt, bị ức hiếp, bị xét xử và chịu án tử h́nh để tuyên xưng t́nh thương ấy. Bây giờ, khi nh́n lên Thánh Giá, ai cũng hiểu được ư định Thiên Chúa thương yêu chúng ta dường bao. Từ trên Thánh Giá, Chúa Giêsu tiếp tục nêu cao t́nh thương của Thiên Chúa đối với tội nhân, khi Ngài tha tội cho người trộm lành bị đóng đinh cạnh Ngài trước mặt những kẻ giết hại Ngài.

Khi cây Thánh Giá đă dựng lên và Chúa Giêsu đă chết, sự dữ và sức mạnh bạo lực có vẻ như thắng thế, và vẫn c̣n tiếp diễn. Những hy vọng của dân chúng một lần nữa tan biến. Có vẻ như không ǵ có thể ngăn cản được bạo lực và sự dữ. Dân chúng bị một mảnh lực lôi cuốn họ xuống ngày càng sâu thẳm. Đến lúc cuối đời, họ không c̣n chút hy vọng nào, khi mọi người đều khiếp sợ trong vô vọng th́ Chúa Giêsu hiện ra từ cơi chết. Ngài sống lại và mang đến những lời hứa: ngày hôm nay "ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời"(Ga 3:16)

Chúng ta đang ở giữa mùa chay. Trong mùa ơn thánh này, chúng ta nên nghe đi nghe lại lời Chúa trong Chúa nhật thứ nhất mùa chay "Anh em hăy sám hối và tin vào Tin Mừng"(Mc 1:15). Và chúng ta cố gắng hết sức tuân nghe lời Chúa để lánh xa tội lỗi và trở về theo lời mời gọi của Thiên Chúa qua Đức Kitô. Thánh Phao-lô nhắc chúng ta hôm nay: Nhờ ơn Chúa mà chúng ta được cứu rỗi, chứ không phải bởi ư lực của chúng ta. "Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ"(Ep 2:5). Nếu chúng ta c̣n băn khoăn ǵ về thánh ư Chúa trong sự thương yêu chúng ta, hăy nh́n lên Thánh Giá đưa cao dẫn đầu đoàn rước vào thánh lễ hôm nay. 


G. Nguyễn Cao Luật op

Con Người Được Nâng Cao
Ga 3,14-21

Thế gian không bị từ bỏ

Trong phần thứ hai của cuộc đối thoại với Đức Giêsu, ông Nicôđêmô không nói ǵ nữa, tuy vậy, phần này vẫn như là Đức Giêsu đang ngỏ lời trực tiếp với ông. Qua vài hàng ngắn gọn, tác giả sách Tin Mừng tóm tắt toàn bộ chương tŕnh yêu thương của Thiên Chúa được thực hiện trong Đức Giêsu Kitô.

Thiên Chúa và thế giới

Thiên Chúa hằng mong muốn liên kết con người với toàn bộ công tŕnh sáng tạo, để các công việc họ làm cũng phải là công tŕnh của Thiên Chúa. Chính v́ thế, Thiên Chúa không kết án thế gian : ngược lại, Người mong muốn thế gian được cứu thoát. Khát vọng này của Thiên Chúa được diễn tả qua dấu chỉ hữu h́nh là Chúa Con được sai đến thế gian.

Thế nhưng, thế gian tức là con người là một thực tại đầy những xáo trộn, trong đó có một số người ưa thích bóng tối hơn là ánh sáng. Thái độ này không được diễn tả qua ngôn ngữ hay t́nh cảm, nhưng là qua chính cuộc sống của con người, tức là qua cách thức họ sống, qua công việc họ làm.

Người Con và hai chiều hoạt động

Đức Kitô, Con Thiên Chúa đă được sai đến trần gian, Người đă từ trời xuống. Người là dấu chỉ về ơn cứu độ được ban tặng cho hết mọi người, là dấu chỉ của sự sống được trao ban. Ư nghĩa này cũng giống như dấu chỉ Thần Khí được ban xuống trong cuộc sáng tạo và khi ông Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho Đức Giêsu. Thế nhưng, Người Con đă được nâng lên cao, và đưa tất cả những ai tin vào Người cùng lên cao, hướng về trời. Việc nâng cao này là một cuộc thăng thiên nhờ cây thập giá được dựng lên trước mặt nhân loại.

Ánh sáng và bóng tối

Trong mối tương giao với Chúa Con, không thể có chuyện lấp lửng hay mưu mô lắt léo : hoặc là tin vào Người và được sống, hoặc là không tin và bị kết án. Sự lựa chọn của con người có nghĩa là chấp nhận ánh sáng hay bóng tối, là có thái độ mở rộng hay khép kín. Ai chấp nhận bóng tối tức là để cho bóng tối vây phủ, không để ai có thể nh́n thấy, cả Thiên Chúa lẫn người khác. Ai chấp nhận bóng tối tức là không sống v́ t́nh yêu, không có sự sống đích thực : như vậy họ đă bị loại trừ và kể như đă chết.

Ngược lại, ai chấp nhận ánh sáng là người sẵn sàng nhận ra rằng những công việc ḿnh làm chính là những công tŕnh của Thiên Chúa. Họ là người luôn sống hoà hợp với t́nh yêu được tỏ bày trong Đức Kitô, mặc dù họ chưa gặp thấy Người. Bài Tin Mừng là một h́nh thức diễn tả về cuộc phán xét, nhưng cũng rất gần với Mt 25.

Dấu chỉ của t́nh thương

H́nh ảnh Đức Giêsu tắt thở, thân treo trên thập giá vẫn là một dấu ấn đậm nét trong tâm hổn và trí nhớ những tín hữu thời đầu. Năm này qua năm khác, họ cố gắng khám phá và đánh giá lại h́nh ảnh này.

Theo họ, trong dấu chỉ thập giá, Thiên Chúa có mặt trọn vẹn và bày tỏ toàn bộ bí mật của Người. Nhưng thật là khó mà hiểu thấu được dấu chỉ này. Không thể nào không nối kết h́nh ảnh Đức Giêsu được giương cao trên thập giá với h́nh ảnh con rắn đổng được ông Mô-sê treo lên trong sa mạc. Trong cuộc hành tŕnh gian khỗ tại sa mạc, người Do-thái đă chống đối Thiên Chúa và họ đă bị rắn độc cắn. Nhưng Thiên Chúa đă yêu thương họ như Người vẫn yêu thương. Nếu ai bị rắn độc cắn mà nh́n lên con rắn đổng, người ấy được chữa lành. Nhờ vậy dân Do-thái đă được cứu thoát.

Trong khi t́m hiểu về dấu chỉ thập giá, họ cũng cảm nhận được rằng Đức Giêsu chịu treo trên thập giá, không phải chỉ có mục đích cứu thoát một dân tộc, nhưng là toàn thể nhân loại. Về phần ḿnh, thánh Gioan cũng ghi khắc trong tâm khảm ḿnh dấu chỉ về con rắn và dấu chỉ về Con Người được giương cao trên thập giá, bởi v́ ông xác tín rằng "Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi ..."

Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi đă ban tặng phần quư giá nhất, tức là Người Con duy nhất. Ban tặng và để Người Con ấy phải chết, chết đau thương trên thập giá. Thiên Chúa quả là c̣n đi xa hơn tổ phụ Áp-ra-ham. Tất cả những ai không làm điều ác và sống theo sự thật th́ dần dần có thể hiểu được dấu chỉ mang đầy nghịch lư tức là cây thập giá. Nhờ bước đi theo ánh sáng, họ hiểu được thập giá muốn ám chỉ điều ǵ.

Quả thế, cây thập giá là dấu chỉ về một Thiên Chúa hết ḷng yêu thương nhân loại. Người yêu thương nhân loại với tất cả sức lực của trái tim, với tất cả t́nh thiết tha. Người đă bày tỏ điều sâu kín nhất cho nhân loại là không kết án họ, không muốn họ phải chết, nhưng là làm tất cả để họ được sống, sống hạnh phúc và măi măi. Người đă liều ḿnh trao phó trọn vẹn cho con người và chờ mong con người đáp trả.

Thập giá cũng là dấu chỉ về sự điên cuồng do t́nh yêu dẫn dắt. Thiên Chúa làm người, mặc xác phàm nhân loại : đó là điều không ai có thể tưởng tượng nỗi. V́ yêu mến, Thiên Chúa đă từ bỏ quyền năng tuyệt đối của Người, hay nói cách khác, Người đă sử dụng quyền năng ấy để phục vụ con người. V́ yêu mến, Thiên Chúa đă muốn đón nhận tất cả những khổ đau của nhân loại, và nhất là, đă đi đến tận cùng, tức là đón nhận cái chết ... Quả là một mầu nhiệm không ai hiểu thấu. "Thiên Chúa giàu ḷng thương xót và rất mực yêu thương chúng ta." (Ep 2,4)

Gieo ḿnh vào trong t́nh thương

Bài Tin Mừng đem lại cho chúng ta một an ủi lớn lao : tội lỗi của chúng ta không bao giờ có thể lớn hơn t́nh yêu của Thiên Chúa. Không khi nào t́nh yêu của Thiên Chúa chịu thua trước tội lỗi của chúng ta. Tất cả chúng ta đều được cứu : t́nh yêu của Thiên Chúa sẽ không chịu nhường bước trước tội lỗi của con người. Quả thật, nếu để tâm suy niệm, chúng ta sẽ hiểu rằng thập giá là dấu chỉ ban ơn cứu thoát chứ không phải để kết án.

Có đôi khi chúng ta bằng ḷng với quan niệm xem thập giá của Đức Kitô là một biến cố hoàn toàn có tính cách lịch sử. Thật ra, thập giá vẫn luôn là một biến cố giữa Đức Giêsu và Chúa Cha. Với cái nh́n đức tin, th́ thập giá là sự dâng hiến của Đức Giêsu và Chúa Cha trao tặng chính Người Con duy nhất của ḿnh. Trên thập giá, Đức Giêsu chịu chết và Chúa Cha đón nhận cái chết đó. Thập giá vừa là một sự từ bỏ, vừa là một sự hiệp thông : xem như Chúa Cha từ bỏ Người Con yêu dấu của ḿnh, nhưng thật ra là một sự hiệp thông sâu xa. Xem như Đức Giêsu từ bỏ cuộc sống của ḿnh, nhưng lại đón nhận sự sống một cách mănh liệt và trọn vẹn.

Trong con người và cuộc đời của mỗi chúng ta, vẫn có những bóng tối và ánh sáng. Ông Nicôđêmô đă ngần ngại, không dám mở rộng tâm hổn trước ân huệ của Thiên Chúa. Chúng ta có thái độ nào ? Chúng ta có sẵn sàng thực hiện một bước nhảy trong đức tin để được cứu thoát không ? Chúng ta có dám gieo ḿnh vào trong t́nh yêu của Đức Kitô, một t́nh yêu sẵn sàng đi đến cùng và chịu chết v́ chúng ta không ? Chúng ta có muốn tiến bước theo ánh sáng, mỗi lúc một rạng rỡ hơn, hay cứ thích bước đi trong bóng tối của tội lỗi, của đam mê ... ?

Nhờ Đức Kitô chịu chết trên thập giá, tất cả nhân loại đă được đón nhận trong Người để cùng chịu chết. Nhưng mầu nhiệm này c̣n có ư nghĩa sâu xa hơn. Con Người đă đón nhận tất cả nhân loại vào ḿnh lại bị nhân loại bỏ rơi. Con Người của toàn thế giới lại chịu chết một ḿnh. Đức Giêsu đă đi đến tận cùng của việc tự huỷ và đă dâng một của lễ tuyệt vời. Người đă chấp nhận sự từ bỏ này để thực hiện việc quy tụ tất cả nhân loại về một mối.

Sự cô đơn của Đức Kitô đă đem lại hiệu quả là quy tụ trong hiệp nhất. Người đă để cho lưỡi đ̣ng đâm thấu tim để rổi Người có thể xuyên thủng những bức tường cứng ngắc trong mọi tâm hổn. Người đă dang tay ra để nối lại những bến bờ, bởi v́ chỉ có một Thiên Chúa ở trên tất cả và ở trong tất cả ...


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Tin yêu Chúa
Ga 3,14-21

Chúa Giêsu dùng h́nh ảnh con rắn đồng để ám chỉ về cái chết cứu chuộc của Ngài. Con rắn đồng là ǵ ? Đây là một câu chuyện thời xưa được Chúa nhắc lại, khi dân Do Thái lang thang trong sa mạc trên đường về Đất Hứa, họ đă nhiều lần kêu trách Chúa, họ nói rằng : tại sao lại đưa họ vào sa mạc để họ phải khổ như thế này ? Số người Do Thái lúc đầu ra khỏi Ai Cập khoảng hơn hai triệu người, con số không phải nhỏ bé, họ được Chúa ban man-na ăn mỗi ngày, nhưng rồi họ cũng chán ngán, họ phàn nàn : chẳng có ǵ vui, chẳng có ǵ ngon, chỉ có mỗi man-na chán ngắt. Khi họ kêu trách Chúa như vậy tức là họ bày tỏ một tấm ḷng hết tin tưởng, họ muốn quay trở về với kiếp nô lệ để được ăn củ hành củ tỏi, họ đă mất niềm tin vào Chúa. Có lần Chúa đă cho rắn lửa xuất hiện khắp nơi và cắn chết nhiều người, khi đó họ mới nhớ ra tội ḿnh bội tín, bất trung với Chúa, họ ăn năn và cầu cứu với ông Mô-sê xin Chúa tha thứ. Chúa động ḷng thương bảo ông Mô-sê làm một con rắn bằng đồng treo lên cây cao, để bất cứ ai bị rắn lửa cắn, nh́n lên con rắn đồng này th́ được cứu sống.

Thật ra con rắn đồng kia chỉ là một thứ kim loại vô tri vô giác, tự nó không có khả năng hay quyền hành ǵ để cứu giúp người ta lúc ấy, yếu tố cứu giúp người ta chính là đức tin. Việc nh́n vào con rắn đồng kia là biểu hiệu một ḷng tin vào Thiên Chúa, niềm tin từ bên trong phát ra bên ngoài bằng cái nh́n, nhờ đức tin mà Chúa đă cứu họ. Và đó là ư nghĩa của câu Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô : “Ngày xưa, Mô-sê treo con rắn đồng thế nào th́ Con Người sẽ bị treo lên như thế, để nhờ đó những ai tin nhận sẽ được cứu rỗi”. Nói vậy là Chúa có ư ám chỉ cái chết của Ngài, Ngài sẽ chết cách nào, Ngài sẽ bị treo lên thập giá để chuộc tội cho nhân loại.

Nói rơ hơn, ngày xưa, dân Do Thái muốn được khỏi bệnh rắn cắn th́ nh́n lên rắn đồng, c̣n ngày nay, chúng ta muốn khỏi bị trầm luân, hư mất đời đời th́ chúng ta cần tin vào Chúa Giêsu, nhận cái chết chuộc tội của Ngài, để Ngài đem hạnh phúc trường sinh cho. Nói như vậy là để chúng ta ư thức t́nh trạng tội lỗi của ḿnh, nếu chúng ta không biết ḿnh là người có tội, là người phải cần tới Chúa, th́ cái chết của Chúa cũng giống như bao nhiêu cái chết khác, không liên quan ǵ đến ḿnh, hay cùng lắm chúng ta coi cái chết của Ngài cũng như cái chết của một vị anh hùng, nếu như vậy th́ cái chết của Chúa sẽ chẳng ảnh hưởng ǵ đến chúng ta, thái độ đó cũng chẳng khác ǵ thái độ của những người Do Thái xưa kia nh́n lên rắn đồng với cặp mắt nghệ thuật, nên vẫn bị chết. Chúng ta phải ư thức rằng tất cả chúng ta đều là những tội nhân, bị rớt xuống vực thẳm, không thể tự cứu nổi ḿnh, chứ đừng nói cứu người khác, vậy cần phải có một người ở trên, ở ngoài cứu vớt chúng ta, đó là Chúa Giêsu, Chúa cứu chúng ta bằng cách chết thay cho chúng ta, nếu chúng ta tin nhận như thế là chúng ta đă bắt đầu đi vào con đường cứu độ của Chúa.    

Như vậy bài học Chúa Giêsu dạy đă quá rơ ràng, đó là chúng ta phải tin vào Chúa th́ mới được cứu rỗi. Nói tới niềm tin chúng ta thấy sống trên trần gian này bất cứ ai cũng có niềm tin, ḷng tin hay đức tin. Con người ta sống không thể nào thiếu vắng điều này, chúng ta không tin điều này th́ tin điều khác, không tin người này th́ tin người khác, chúng ta tin nhau, cha mẹ tin con cái, con cái tin cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, trường học, trao đổi xă hội…đều lấy ḷng tin làm căn bản. Từ một em bé đến trường, em có tin cô giáo dạy học được, em mới đi học, cuộc sống chúng ta trao đổi hàng quà, đồng tiền, công thợ…đều đặt vào ḷng tin tưởng nhau, nếu không tin tưởng nhau chúng ta không thể nào gặp gỡ và nói chuyện với nhau được. Nói khác đi, chúng ta có gần gũi nhau hay không, thương yêu nhau hay không, điều đó cũng tùy thuộc vào ḷng tin, chính ḷng tin tạo nên hy vọng, t́nh yêu, một gia đ́nh cùng một ḷng tin “tát bể đông cũng cạn”. Như vậy, tin là chuyện b́nh thường trong cuộc sống, từ đó chúng ta dễ hiểu ḷng tin trong lănh vực tôn giáo, đối với chúng ta, đó là đức tin.

Cũng thế và hơn thế, Thiên Chúa chỉ đ̣i hỏi chúng ta phải có một đức tin sắt son vào Ngài, có bấy nhiêu thôi, nếu chúng ta không tin Ngài th́ tin ai ? tin vào ḿnh chăng ? tin vào tài trí, hy vọng vào chính ḿnh, vào đời ḿnh chăng ? Làm như vậy là gánh vàng đem đổ sông Ngô, là xây nhà trên cát. Chúng ta tin Chúa, chắc chắn rồi, chúng ta tin lời Chúa, cũng chắc chắn rồi, nhưng trước hết và trên hết, chúng ta phải tin Chúa thương yêu chúng ta. Chúng ta tin Chúa là cha rất gần gũi con cái, đùm bọc, che chở, quan pḥng, rất toàn năng, đó là bấy nhiêu của ḷng tin. Từ ḷng tin đó chúng ta bắt đầu yêu Chúa. Chúng ta tin nên chúng ta yêu, hay yêu rồi tin cũng thế, chỉ biết rằng ḷng tin nâng đỡ t́nh yêu, và t́nh yêu nâng đỡ ḷng tin, có tin mới yêu, cũng như có yêu mới tin.

Chúng ta đang sống trong Mùa Chay, chúng ta đă đi được một nửa đường của Mùa Chay. Mùa Chay kêu gọi chúng ta ăn năn sám hối, sửa đổi đời sống. Chúng ta là những người tội lỗi, chúng ta tin Chúa yêu chúng ta hơn những người trần gian yêu chúng ta nhất, nên chắc chắn Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta khi chúng ta xin lỗi Ngài. Vậy để biểu lộ ḷng chúng ta tin yêu Chúa, chúng ta hăy ăn năn sám hối.


Lời Chúa và Thánh Thể

Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một
Ga 3, 14 – 21

Con người phạm tội, mất t́nh nghĩa với Thiên Chúa, từ đây con người phải sống xa t́nh yêu của Thiên Chúa, phải vất vả và phải chết. Nhưng v́ yêu thương Thiên Chúa đă không bỏ loài người chúng con sống trong tội lỗi mà đă hứa ban cho chúng con Người Con yêu dấu của ḿnh, để cứu chúng con thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi. Trải qua ḍng lịch sử, bằng cách này hay cách khác Thiên Chúa đă dùng các cha ông để đồng hành và dẫn dắt loài người chúng con trở về đất hứa, nơi mà v́ phạm tội loài người chúng con đă đánh mất.

H́nh ảnh tổ phụ Abraham hiến tế đứa con yêu dấu của ḿnh làm của lễ dâng cho Thiên Chúa ; hay như h́nh ảnh Môsê treo con rắn đồng trong hoang mạc chính là những h́nh ảnh tuyên báo về một Giêsu sẽ được ban cho nhân loại, để cứu chuộc nhân loại và đưa nhân loại đến cùng Thiên Chúa. Chúa Giêsu đă đến và đi sâu vào những khốn khổ tột độ của loài người chúng con, Người đă hạ ḿnh thẳm sâu để gặp gỡ loài người trong t́nh trạng thảm hại nhất. Chúa Giêsu chính là món quà quư giá nhất Thiên Chúa đă ban tặng cho loài người chúng con, để qua cái chết của Ngài chúng con được cứu chuộc.

Thiên Chúa đă biết con đường mà Đức Giêsu đi qua sẽ là con đường của sự đau khổ, của sự chết, ấy thế mà Thiên Chúa vẫn để Con Một của ḿnh đi. Điều này chứng tỏ t́nh yêu của Thiên Chúa đối với loài người chúng con là vô bờ bến. Tất cả những tội luỵ của chúng con Thiên Chúa đều tha, nhưng Thiên Chúa đă không tha cho Người Con yêu dấu của ḿnh khỏi chết. Thiên Chúa đă không cất chén đắng mà con yêu dấu của ḿnh sẽ phải uống, v́ Ngài biết rằng chỉ có cái chết trên thập giá mới có thể giải thoát con người khỏi tội và Thiên Chúa đă để Chúa Giêsu bước vào cái chết.

Lạy Chúa Giêsu Thánh thể !

Càng về cuối Mùa Chay, chúng con càng cảm thấy ẩn hiện cây Thánh giá trên đồi Golgôtha. Nh́n lên cây thánh giá, chúng con mới hiểu được t́nh yêu của Thiên Chúa đối với chúng con thật lớn lao đến mức độ nào. Chúa phán cùng Nicôđêmô : “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một của ḿnh, để tất cả những ai tin Con Ngài th́ không phải hư mất, nhưng được sống đời đời”.

Đạo của Chúa là đạo t́nh yêu. Thập giá là biểu tượng của t́nh yêu tột cùng, không c̣n giới hạn nào nữa ! Có Thiên Chúa nào đă làm người với thân phận kiếp người ? Có Thượng Đế nào đă hạ ḿnh làm tôi tớ vâng phục và vâng phục cho đến chết ? Có Đấng Tối Cao nào tự buộc ḿnh chết trên thập giá một khổ h́nh độc ác nhất của trí khôn con người để cứu độ con người ? Đó chỉ có nơi t́nh yêu Thiên Chúa. Một t́nh yêu đă đi đến cái chết, để loài người chúng con xoá bỏ hận thù, ghen ghét, đố kỵ… để sống như những người con hiền từ của Thiên Chúa. H́nh ảnh cái chết trên thập giá của Chúa Giêsu đă gợi lên cho chúng con thấy được h́nh ảnh của ḷng thương xót, của bao dung tuyết đối, của một sự nhẫn nhục chiến thắng mọi hận thù, của sự hiền từ bất bạo động. Điều này khiến cho chúng con phải tha đến bảy mươi lần bảy.

Lạy Chúa ! chúng con tin vào một Chúa Giêsu bị đóng đinh. Như thánh Phaolô đă từng quả quyết “Tôi không rao giảng một Đức Kitô nào khác ngoài một Đức Giêsu bị đóng đinh”. Sống trong một xă hội mà hầu hết các giá trị được đo bằng vật chất phần nào đă làm cho chúng con khó sống đúng danh xưng là Kitô hữu. Bởi v́, Kitô giáo được xây dựng trên nền tảng một sự thật tuyệt đối nơi con Người Đức Giêsu Kitô, Ngài là sự thật và là sự sáng.

Đức Giêsu đă từng tuyên bố rằng “Tôi đến để cho thiên hạ được sống và sống dồi dào”. V́ yêu thương chúng con Chúa đă đến với Thập giá và bằng Thập giá, Ngài đă giải phóng chúng con khỏi những cản trở có thể ngăn cản chúng con đạt tới hạnh phúc vô tận. Giá trị cuộc sống mà Chúa Giêsu dành lại cho chúng con, lớn lao đến nỗi mọi của cải vinh hoa trần thế phải coi là thua kém. Cái giá mà Chúa Giêsu phải trả cho sự tự do của chúng con là chính sự sống của Người. Sự sống thần linh xuất phát từ cạnh sườn bị đâm thâu, từ các dấu đinh đâm thâu qua chân tay Ngài. Do đó thánh Phaolô đă thốt lên : “Thiên Chúa đă trả giá đắt mà chuộc lấy anh em” (1Cr 6, 20). Chúa không chấp nhận trở nên một người đơn thuần giữa chúng con, mà Chúa c̣n muốn hy sinh tính mạng như một giá chuộc để cứu thoát chúng con. Từng người trong chúng con có thể nói “Ngài đă yêu mến tôi và hiến mạng v́ tôi”.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đă yêu thương chúng con đến nỗi hiến dâng mạng sống cho chúng con, xin cho chúng con trong cuộc sống cũng biết chia sẻ t́nh yêu của Chúa cho mọi người xung quanh, nhất là những người nghèo khổ, đói rách, bệnh tật… những người này họ cần lắm sự giúp đỡ của chúng con. Xin Chúa cũng ban cho chúng con luôn biết sống xứng đáng với t́nh yêu của Chúa, để qua con mọi người có thể nhận ra t́nh yêu của Thiên Chúa đang hiện diện. Amen


Antôn Nguyễn Thành Chương op

Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban Con Một
Ga 3: 14-21

Trong suốt chặng đường lịch sử dân Do Thái trông chờ Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa đă không ngừng tuôn đổ nhiều hồng ân cho họ: qua các tiên tri, các tổ phụ và chính nơi Đức Giêsu – Đấng mang ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa là Cha của Người.

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3, 16).

Giáo Hội đă sử dụng bài Tin Mừng trong Chúa Nhật hôm nay như để tôn vinh một t́nh yêu ban tặng nhưng không của Thiên Chúa cho con người. V́ thế, Chúa nhật hôm nay c̣n được gọi là “Chúa Nhật Hồng”, Chúa Nhật của t́nh yêu. Chúa Giêsu đă sử dụng h́nh ảnh con rắn được ông Mô-sê giương lên trong sa mạc như một biểu tượng của ḷng tin. Chúng ta hiểu rằng bản chất không phải con rắn chữa lành mà chính nhờ ḷng tin của con người vào Thiên Chúa nên được Người chữa lành.

Quả đúng như thế, khi Chúa Giêsu trả lời ông Ni-cô-đê-mô: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên.”(Ga 3, 3). Ơn trên mà Chúa Giêsu muốn ám chỉ là ân sủng của Chúa Cha trao ban, là chính Ơn Cứu Độ nơi Con Một Thiên Chúa, Đấng chịu treo trên thập giá để chết thay cho nhân loại được sống. Chúa Giêsu đă khẳng định: “Như ông Mô-sê đă giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người th́ được sống muôn đời.” (Ga 3, 14-15).

Ngày hôm nay Giáo Hội cũng muốn chúng ta nh́n lại con rắn trong sa mạc để nhận ra con rắn tội lỗi đang ngự trị trong tâm hồn mỗi người đó là: con rắn tham lam, ích kỷ, giận hờn, ghen ghét đang xâu xé tâm hồn chúng ta mỗi ngày, làm tâm hồn chúng ta trở nên cằn cỗi, hư nát. Không những thế, chúng c̣n tạo ra sự bất hoà giữa các thành viên trong gia đ́nh và cộng đoàn. Phá tan sự hiệp nhất mà Đức Giêsu đă dùng chính mạng sống ḿnh để đánh đổi.

Từ cái ngày Adam Eva phạm tội bất tuân phục th́ tội lỗi đă theo họ lan tràn trên mặt đất. Bởi vậy, trong lời kinh thú tội hàng ngày chúng ta thường đọc “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” như để thưa cùng anh em, cha mẹ và với Thiên Chúa rằng con đây là kẻ bất xứng trước t́nh thương yêu của Thiên Chúa cùng mọi người đă dành cho con. Bởi v́, “trong tư tưởng, lời nói, việc làm” của con chỉ lo cho bản thân mà thiếu quan tâm đến mọi người đang hiện diện kề cận bên con hằng ngày.

Chính v́ thế, Giáo Hội đă dành ra sáu tuần trong năm phụng vụ như một dịp thuận tiện để chúng ta nh́n lại bản thân qua việc làm thiết thực là: ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Thời gian này như chặng đường dài, nhiều thử thách của dân Do Thái trải qua trong sa mạc trước khi trở về miền đất Chúa hứa ban làm gia nghiệp. Mùa chay này như để mỗi người chúng ta cùng đồng hành với Chúa Giêsu vào sa mạc để chuẩn bị cho công cuộc rao giảng, chịu chết, và cứu độ nhân loại. Và cuối cùng, mùa chay như quăng thời gian cho chúng ta thêm được vững tin vào Thiên Chúa như thể dân Do Thái khi xưa tin vào quyền năng Thiên Chúa mà ngước nh́n con rắn được ông Mô-sê giương lên trong sa mạc nên được chữa lành.

Lạy Thiên Chúa xin Người cũng cố ḷng tin chúng con để chúng con giám đối diện với con người thật của ḿnh, dám tuyên xưng niềm tin của ḿnh vào Con Một của Ngài đă xuống thế làm người, chịu chết để cứu chuộc chúng con.

Lạy Chúa Giêsu, từ muôn thuở Chúa đă yêu thương và muốn cứu chuộc chúng con. Nhưng Chúa không thể cứu được chúng con nếu chúng con không muốn sám hối và đến với bí tích hoà giải trong mùa chay này. Xin cho chúng con biết dùng tự do của ḿnh để chọn con đường dẫn đến phúc trường sinh. Con đường đó chính là Đức Giêsu. Tin vào Đức Giêsu chắc chắn chúng con sẽ được hạnh phúc muôn đời. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP. (Anh Em Nhà Học Đaminh chuyển ngữ)

Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta
Ga 3,14-21

Kính thưa qúy vị,

Một ngày nọ tôi đă kư tên dưới lá thư để gởi cho những người bạn. Nhưng tôi phân vân ḿnh nên kết thư như thế nào đây ? Không biết nên viết “cầu chúc bạn may lành,” “chúc bạn b́nh an và thân ái,” hoặc “người bạn thân mến, Jude” có được không ? Chắc chắn một điều là không thể viết “trân trọng”, v́ dù ǵ đây cũng là những người bạn. Nếu đó là lễ Giáng Sinh th́ tôi đă viết “Giáng Sinh vui vẻ.” Nếu là Phục Sinh, tôi viết: “Mừng lễ Phục Sinh!” Nhưng lại không phải là ngày lễ lớn để cho chúng ta liên hệ tới niềm vui và hân hoan. Đó lại là mùa Chay. Tôi không chúc mừng được, nhưng tôi muốn kư vào lá thư của tôi rằng, “Mùa Chay hạnh phúc”. Ngay cả người bạn biết rơ về tôi cũng nghĩ rằng có một điều ǵ đó là lạ. Nhưng giữa quí vị và tôi, sao ḿnh lại không “Chúc Mùa Chay hạnh phúc” được nhỉ ?

Tôi biết rằng chúng ta hay liên tưởng đến mùa Chay như một mùa “u sầu và ảm đạm.” Bàn thờ, cung thánh đều để trơ trọi và những bức tường nhà thờ không trang trí như muốn diễn đạt những ư nghĩ không vui. Ngày xưa, thậm chí chúng ta phủ tấm vải tím trùm lên các bức tượng để thêm phần trang nghiêm của mùa Chay như thế này. Tôi lấy làm vui mừng với những nhà thờ mà tôi đến giảng không c̣n phủ những tấm khăn như vậy nữa. Suốt mùa Chay tôi thích rảo quanh nh́n các khuôn mặt thân thiện của những người bạn đồng hành của tôi trong suốt hành tŕnh bốn mươi ngày chay tịnh, tôi xem họ như những vị thánh. Họ đi trước tôi và chờ đợi tôi. Đời sống yêu thương và hy sinh của họ dành cho xóm làng nhắc nhở tôi về ư nghĩa của mùa Chay, v́ thế tất cả cuộc đời Kitô hữu chung qui là tinh thần sống như vậy. Thể theo truyền thống Công giáo, tôi mời gọi họ trong Mùa Chay này cùng tôi cầu nguyện cho chính ḿnh và cho những người bạn đồng hành trên hành tŕnh đức tin.

Trở lại câu hỏi mà tôi đă nêu ra: sao chúng ta không kư vào một bức thư hay email với lời “Mùa Chay Hạnh Phúc ?” Sao chúng ta không nghĩ rằng mùa Chay là mùa hạnh phúc, hay ít nhất là mùa của niềm vui ? Làm sao chúng ta có thể nói thế ? Hăy đọc Sách Thánh và nghe bài Tin Mừng của Thiên Chúa được công bố cho chúng trong Ngôi Lời.

Sử Biên Niên quyển 2 được viết trong thời kỳ phục hưng (khoảng năm 520-400 tr. CN) sau thời kỳ lưu đày ở Babylon. Sách Sử Biên Niên (không rơ tác giả) khuyên toàn thể dân chúng rằng, nếu họ muốn duy tŕ một cộng đoàn đức tin kiên vững, th́ họ nên giữ việc thờ phượng cộng đồng và duy tŕ một đời sống đức tin thanh sạch. Tác giả cảnh báo với họ rằng những tàn lụi mà họ hứng chịu không phải do sức mạnh quyền lực của Babylon, cho bằng những suy đồi đạo đức trong dân chúng. Toàn bộ cộng đồng, kể cả những người lănh đạo tôn giáo cấp cao nhất, đều chịu trách nhiệm về sự sa sút của đất nước ḿnh và cả việc phá hủy Đền Thờ. Việc thực hành tôn giáo đă bị “ô nhiễm” và không thể tránh khỏi sự sụp đổ.

Nếu đất nước c̣n hướng về Thiên Chúa, th́ sách Biên Niên cho rằng, cuộc lưu đày bảy mươi năm ở Babylon đă không xảy ra. Tác giả muốn dân của ḿnh bảo đảm rằng họ nhớ lại thời quá khứ để không c̣n lặp lại nỗi đau thương đó nữa.

Sử Biên Niên quyển hai nhắc nhở chúng ta trong mùa Chay rằng việc thờ phượng, cầu nguyện, tuân giữ kỷ luật không chỉ đơn thuần là những thực hành cá nhân. Chúng ta là một cộng đồng không chỉ biết hoán cải về những thất bại cá nhân, mà c̣n biết hoán cải những thất bại trong Giáo hội nữa. Tất nhiên, chúng ta không chỉ nói về những tai tiếng gần đây, mà c̣n những ví dụ khác về giáo hội xét theo tổng thể, và một cách nào đó, cộng đồng đức tin của địa phương chúng ta chưa sống theo lời mời gọi của Tin Mừng: cho kẻ đói ăn, giúp người đau yếu, thờ phượng chân thành, thực hành tha thứ, v.v…

Vậy, đâu là thông điệp “Mùa Chay Hạnh Phúc” ở đâu trong sách Sử Biên Niên quyển 2 ? Đó là khi Thiên Chúa nh́n thấy điều kiện khốn khó của dân chúng dưới ách nô lệ th́ Người ra tay giải cứu họ. Thậm chí Thiên Chúa đă dùng một vua ngoại giáo Persia tên là Cyrô để thực hiện hành động giải cứu đó! V́ có người nói rằng, “Thiên Chúa có thể dùng tác nhân bên ngoài để giúp chúng ta.” Mặc dù hết lần này đến lần khác dân chúng lỗi phạm, “Đức Chúa, Thiên Chúa của tổ tiên họ không ngừng sai sứ giả của Người đến cảnh cáo họ, v́ Người hằng thương xót dân Người.” Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi một dân bất trung dẫu cho họ có lăng quên Thiên Chúa của họ.

Thực sự, đó chính là “Mừng Mùa Chay” v́ chúng ta được nhắc nhở rằng, Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, cũng chẳng bỏ rơi Giáo hội và Người vẫn hằng luôn yêu thương và tỏ dấu chỉ khoan dung đối với chúng ta. Mùa Chay là thời gian cho chúng ta thức tỉnh rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chúng ta đáp trả bằng cách quay về với Người. Những lời cầu nguyện và việc hy sinh mà chúng ta thực hiện trong mùa Chay này giúp chúng ta hoàn thành cuộc trở về này trọn vẹn hơn theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Trong huyền thoại cổ xưa, con rắn là biểu tượng của việc chữa trị. Quân Đàon Y Tế Hoa Kỳ có biểu tượng con rắn quấn trên một cây gậy. Trong sách Dân Số (21, 4-9), những người Do Thái trong sa mạc mệt mỏi về hành tŕnh và phàn nàn chống lại Thiên Chúa qua việc phản đối ông Môsê và v́ thế họ bị rắn cắn. Để chữa trị cho họ, ông Môsê bảo dân hăy nh́n lên con rắn trên gậy mà ông treo lên trước mặt. Ai làm như vậy th́ được chữa lành.

Người dân chịu gian khổ trong suốt hành tŕnh dài của họ nơi sa mạc, v́ thế họ đă quay lưng lại với Thiên Chúa. Khó khăn gian khổ cũng có thể khiến chúng ta như thế - cám dỗ chúng ta từ bỏ Thiên Chúa. Hoặc chúng ta có thể kết luận rằng, Thiên Chúa “ở tít trên cao” và Người cũng chẳng màng ǵ đến những “nỗi khổ bé nhỏ” của chúng ta, mặc dù những khốn khó đó không hề “bé nhỏ” đối với chúng ta! Chúng ta phải nỗ lực v́ cố gắng hiểu được ư nghĩa của mầu nhiệm của đau khổ nơi chính ḿnh hoặc nơi người khác.

Đau khổ dường như là một phần ADN của điều kiện làm người, và chúng ta không phải khi nào cũng được lựa chọn. Nhưng Thiên Chúa th́ có. Thiên Chúa có thể ra khỏi sự hỗn độn và tránh phải đau khổ. Hôm nay Tin Mừng là một lời nhắc nhở thêm cho chúng ta rằng Thiên Chúa không ở xa và ở trên nỗi đau của chúng ta, v́ Người là Đấng yêu thương. “V́ vậy, Thiên Chúa yêu thương thế gian …” Những người yêu nhau lại cảm nhận được nỗi đau nơi người yêu của ḿnh. Nếu một người nào đó mà chúng ta yêu mến bị tổn thương, như người bạn hữu, bạn đời hoặc con cái, th́ chúng ta cũng cảm thấy đau đớn vậy.

Thánh Gioan cho ta biết, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian không phải để xét xử, nhưng là để cứu chúng ta. Đức Giêsu là người con trung thành của Thiên Chúa, Người đă rao giảng sứ điệp về t́nh yêu thương của Thiên Chúa. Người đă thi hành sứ điệp t́nh yêu đó đối với toàn thể nhân loại, ngay cả quân thù và cả những ai không nhận biết Người. Người mời họ ăn uống cùng bàn. Đức Giêsu không phải chịu bách hại và chết trên thập giá, nếu như Người ngừng việc rao giảng về t́nh yêu của Thiên Chúa. Lẽ ra Đức Giêsu tránh xa đau khổ, lánh đi đâu đó một lúc, khi sự việc trở nên khó khăn th́ có thể bỏ đi. Nhưng Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở lại để đối diện với sự đau khổ đó, thậm chí dẫu cái chết ngay trước mặt. Thiên Chúa bày tỏ t́nh yêu của Người với chúng ta qua cuộc đời của Đức Giêsu và qua cái chết của Người trên thập giá. Điều đó có nghĩa là: “Thiên Chúa đă yêu thế gian đến nỗi đă ban Con một của Người cho thế gian.”

Thập giá là một bất công lớn chống lại Đức Giêsu. Khi chúng ta nh́n thập giá với thái độ sùng kính và tôn trọng điều đó không có nghĩa là chúng ta đang tưởng niệm một công cụ thi hành án, nhưng ở nơi đó là sự tóm kết cuộc đời và sứ điệp của Đức Giêsu: ngay cả cái chết đáng sợ nhất cũng không thể làm Đức Giêsu thay đổi ư định mạc khải về t́nh yêu của Thiên Chúa cho chúng ta. Mùa Chay có thể giúp chúng ta lưu tâm đến nỗi đau khổ của thế gian. Nếu đây là “Mùa Chay hạnh phúc” với chúng ta là v́ chúng ta nhớ lại Thiên Chúa ở với chúng ta, đặc biệt trong nỗi đau khổ và bị xa lánh và Người không ngoảnh mặt với chúng ta. Thiên Chúa đă chiến thắng tất cả sự dữ, chúng ta là những con người cũng có thể chiến thắng những sự dữ đó và chiến thắng như vậy là để tôn vinh Đức Giêsu.

Như dân Do Thái trong sa mạc, chúng ta cũng mở mắt nh́n, nhưng không phải nh́n biểu tượng con rắn trên cây gậy, nhưng là nh́n Đức Giêsu trên thập giá. Khi nh́n về Người, chúng ta cảm nhận được sự chữa lành tội lỗi và nhận ra Thiên Chúa đă yêu thương chúng ta biết dường nào. Trong ánh sáng của Đức Giêsu, chúng ta thấy rằng lời đáp trả của Thiên Chúa đối với tội lỗi là sự dâng hiến cuộc đời. Chúng ta có thể làm được ǵ ? Đừng đào sâu ngăn cách giữa Thiên Chúa và chúng ta nữa, và đừng phàn nàn với Thiên Chúa về nỗi khổ đau của thế gian nữa. Nhưng hăy nh́n Thiên Chúa thay đổi vị thế, Người chuyển đến ngay bên chúng ta. Lưu ư rằng, Thiên Chúa không chỉ làm những điều lành và tránh những điều xấu, nhưng Người c̣n muốn chúng ta đừng né tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm, như Người đă không né tránh. Như Đức Giêsu, chúng ta chọn làm điều tốt và chống lại những điều xấu, bất cứ điều ǵ gây ra nổi khổ đau. Như Đức Giêsu, trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta đón nhận thập giá, nhưng cũng chính trong thập giá đó, chúng ta sẽ khám phá ra gương mặt của Đức Giêsu thật rơ nét.

Lm. Jude Siciliano, OP.

Khi Con Người được giương cao

 2 Sb 36,14-16.19-23; Ep 2,4-10; Ga 3,14-21

Kính thưa quư vị,

Gần đây tôi không thấy cảnh này, nhưng khi một cầu thủ bóng chày đánh được một quả home-run, người hâm mộ nào đứng ở chỗ quả bóng rơi xuống sẽ giơ lên dấu hiệu bài đọc “Ga 3,16.” Người hâm mộ bóng chày theo dơi trận đấu trên truyền h́nh đều được định hướng đến các Sách Thánh của ḿnh, phải như thế, đến bản văn nổi tiếng nhất của Tân Ước: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Những ai giơ cao bảng hiệu như vậy đều đoan chắc rằng: các khán giả đó đều biết ư mà câu “Ga 3,16” hướng đến và nhà nào có Kinh Thánh đều biết cách t́m ra chỗ trích câu Tin Mừng này.

Chúng ta đang ở giữa mùa Chay, nhưng các Sách Thánh của chúng ta đă hướng đến Tuần Thánh rồi, đặc biệt là thứ Sáu Tuần Thánh, khi “Con Người” được “giương cao.” Đoạn Tin Mừng hôm nay gợi nhớ sách Dân Số (21,4-9). Khi dân Israel kêu trách ông Môsê trong sa mạc, Chúa đă cho rắn độc đến cắn để phạt họ. Để cứu họ, Thiên Chúa đă sai ông Môsê làm một con rắn đồng, treo lên cây cột rồi “giương lên.” Những ai bị rắn cắn, phải nh́n lên con rắn đồng th́ được cứu sống. Con rắn chữa lành trên cây cột là h́nh ảnh tiên trưng cho Đức Kitô và đă trở thành một biểu tượng của ơn cứu độ. Như lời Đức Giêsu nói hôm nay: “Con Người phải được giương cao, để những ai tin vào Người th́ được sống muôn đời.” Thánh Gioan sử dụng động từ “nh́n” như một biểu tượng của đức tin. V́ vậy, “nh́n” hay “trông” lên Đức Giêsu là tin vào Người và “được sống muôn đời.” Quư vị nên lưu ư rằng: đoạn nói về sự sống muôn đời được đặt ở th́ hiện tại, nghĩa là, với người tín hữu, sự sống ấy đang bắt đầu lúc này.

Đức Giêsu đang tṛ chuyện với Nicôđêmô, ông này đến gặp Người vào ban đêm (3,1). Có lẽ Nicôđêmô muốn có thời gian với Đức Giêsu trong bầu khí tĩnh lặng. Hay có lẽ ông là một biểu tượng cho thế giới đang ch́m trong tăm tối. Dường như Nicôđêmô đă chấp nhận nguồn sáng đă được trao ban cho ông v́ sau đó, cũng trong Tin Mừng này, ông sẽ lên tiếng bênh vực Đức Giêsu (7,50) và mua các loại hương liệu để táng xác Người (19,39).

Trong bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan đă làm gián đoạn ḍng chảy trong sách Tin Mừng để thực hiện một lời công bố về tin mừng, một bản tóm lược sách Tin Mừng của ḿnh. Phần này chứa đầy những chủ đề tiên báo phần c̣n lại của Tin Mừng: đức tin và cuộc phán xét ; Đức Giêsu, Đấng Mặc Khải được Chúa Cha sai đến; ánh sáng và bóng tối; những kẻ làm điều ác và những kẻ làm điều lành. Gioan loan báo rằng: Thiên Chúa mặc khải cho toàn thế giới, cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho những cá nhân riêng biệt, hay một số ít những kẻ có đặc quyền. Thiên Chúa quan tâm đến tất cả mọi người và bất kỳ ai “sống sự thật” và “đến cùng ánh sáng,” đều được ban cho sự sống đời đời.

Đoạn Tin Mừng này phản ánh trải nghiệm của cộng đoàn Gioan. Không phải tất cả mọi người đều đáp lại ân sủng của Thiên Chúa và đón nhận hiến lễ mà Thiên Chúa ban tặng là chính Đức Giêsu. Điều này được gợi lên bằng câu trích này: “người ta đă chuộng bóng tối hơn ánh sáng.” Về điểm này, thời đại chúng ta có khác thời xưa là mấy! Con người vẫn tiếp tục chọn bóng tối hơn ánh sáng và làm điều dữ, “người ta đă chuộng bóng tối hơn ánh sáng v́ các việc họ làm đều xấu xa.” Điều này đă làm ngă ḷng cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, cũng như những vụ bê bối gây ra sự bi quan và chán nản trong Giáo Hội của chúng ta ngày nay vậy.

Tuy nhiên, đoạn Tin Mừng kết thúc với một dấu hiệu lạc quan. Như Đức Giêsu là ánh sáng cho trần gian và cuộc đời của Người là một lời mặc khải về Thiên Chúa cho mọi người, th́ mỗi người Kitô hữu “đă đến cùng ánh sáng” cũng mặc khải Thiên Chúa cho thế giới này. Người ta chuộng bóng tối bởi v́ nó che dấu những hành vi xấu xa của họ. Mặt khác, các tín hữu là những người mang ánh sáng, v́ các hành động của họ làm chứng về Thiên Chúa.

Thánh Gioan có khuynh hướng sử dụng các từ ngữ và cách diễn đạt mang nghĩa kép. Đức Giêsu nói cho ông Nicôđêmô rằng Người sẽ được “giương cao,” rằng những ai “tin vào Người sẽ được sống muôn đời.” Hạn từ “giương cao” ám chỉ cái chết của Người trên thập giá. Hạn từ này cũng có nghĩa là sự phục sinh từ cơi chết của Người và việc được nâng lên vinh quang bên hữu Chúa Cha. V́ thế, những ai nh́n lên Đức Giêsu trên thập giá không chỉ được chữa lành khỏi vết thương tội lỗi, mà c̣n nhận được cùng một sự sống của Đức Giêsu – sự sống đời đời.

 Thánh Gioan cung cấp cho chúng ta một đoạn vốn được bàn tán trên các biển áp-phích trong các sân vận động và trên các miếng dán càng xe ôtô. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một, để ai tin vào Con của Người th́ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Các tín hữu lặp lại câu này không chỉ như một khẩu hiệu, nhưng c̣n như một lời chân lư và sự bảo đảm.

Khi chúng ta phạm tội, hay nhận thấy những hành vi của ḿnh không phản ánh được ánh sáng của Thiên Chúa cho thế giới nhưng lại bắt chước sự tăm tối của thế gian, câu Kinh Thánh này vừa là một lời cầu nguyện, vừa là lời đảm bảo cho chúng ta. Nó là một lời cầu nguyện với ḷng tin tưởng vào t́nh thương và sự bảo đảm của Thiên Chúa rằng chúng ta sẽ được tha thứ, không phải v́ bất cứ công trạng nào của chúng ta, nhưng v́ chúng ta có thể nh́n lên Đấng được giương cao trên thập giá và nhờ đó, chúng ta có thể bước ra khỏi bóng tối tội lỗi để đến cùng ánh sáng của Đức Kitô.

Nicôđêmô đă đến gặp Đức Giêsu ban đêm. Trong lời chỉ dẫn mà Đức Giêsu trao cho ông, chúng ta được nhắc nhớ về những ǵ Thiên Chúa đă thực hiện cho chúng ta. Dù rằng có rất nhiều người chọn hành động theo sự tối tăm, nhưng t́nh thương Thiên Chúa dành cho thế giới bất xứng này lại không có giới hạn nào. Thiên Chúa không yêu thương chỉ những người lương thiện trong thế giới này, hay những người được ưu tuyển. Cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu được dành cho toàn thể thế giới. Quả vậy, v́ t́nh thương Thiên Chúa được mặc khải nơi Đức Kitô, nên chúng ta không thể xem bất kỳ người nào là kẻ khó ưa, bởi lẽ họ đă được đôi tay dang ra trên thập giá của Đức Kitô ôm lấy. Ngay cả những ai công khai từ chối Người, hoặc bận tâm với thế sự, vẫn được Thiên Chúa thương yêu.

Trong sa mạc, dân Israel đă quay lưng với Thiên Chúa và đă phải gánh chịu hậu quả. Tuy vậy, Thiên Chúa vẫn yêu thương họ và ban cho họ ơn chữa lành nếu họ nh́n lên con rắn mà ông Môsê giương cao trên cây cột. Chúng ta không chỉ nh́n vào cây thập giá và được cứu. “Nh́n,” theo ngôn ngữ Kinh Thánh, mang ư nghĩa nhiều hơn việc nh́n một cái ǵ đó bằng mắt thường. Hạn từ này hàm ư việc nh́n bằng con mắt đức tin. Chúng ta c̣n nh́n thấy ǵ khác với đôi mắt đức tin như thế này? Nhờ Đức Kitô và ánh sáng mà Người chiếu rọi vào bóng đêm mà giờ đây chúng ta có thể nh́n như chính Thiên Chúa nh́n vậy: chúng ta nh́n những người khó ưa và tội lỗi với t́nh yêu; chúng ta nh́n thấy niềm hy vọng trong những hoàn cảnh mà người khác coi là vô vọng; chúng ta nh́n thấy Đức Kitô nơi những người bên ngoài và những người bị bỏ rơi.

Chúng ta cũng nh́n thấy sự sống vĩnh cửu trong những nghi thức có vẻ b́nh thường: việc đổ nước, bẻ bánh, một chén rượu, việc xức dầu và một lời xá giải. Chúng ta thấy được v́ Đức Kitô đă được giương cao và giờ đây một luồng sáng đă chiếu vào thế giới tăm tối của chúng ta.

Thập giá đă mặc khải về một Thiên Chúa, không như một Đấng thiêng liêng đứng từ xa mà nh́n, nhưng là Đấng đă cùng chia sẻ niềm vui, đau khổ và cái chết của chúng ta. Thiên Chúa đă đồng hành với chúng ta trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất để nâng đỡ và đưa chúng ta vào sự sống. Đức Giêsu, chết trên thập giá và sau đó phục sinh, ngự bên hữu Thiên Chúa, chính là bằng chứng xác thực của chúng ta. Người đă được “giương cao” và giờ đây chúng ta nh́n lên ngài để được “sống đời đời”. Đối với chúng ta, sự sống này đă bắt đầu rồi.