Năm B

 
 

Chúa Nhật I Mùa Vọng - năm B
Is 63,16b-17; 64,1.3b-8 / 1Cr 1,3-9 / Mc 13,33-37
 

James A. Wallace : Ư Nghĩa Mùa Vọng

An Phong op : Tỉnh Thức để gặp Chúa

Như Hạ op : Đường Nào Cho Chúa Đến

Fr. Jude Siciliano, op : Phải Chi Ngài Xé Trời Ngự Xuống

Fr. Jude Siciliano, op : Lời kinh cảm tạ : cứu cánh đời sống đức tin

G. Nguyễn Cao Luật op : Đợi Chờ B́nh Minh Đang Đến

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Cửa trời hẹp lắm ai ơi !

Lời Chúa và Thánh Thể : Mong Đợi Ngày Chúa Đến

Phêrô Antôn Nguyễn Văn Sơn op : Mùa Vọng đă về, hăy dọn tâm hồn đón Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Hăy Tỉnh Thức

Học viện Đaminh : Phải Tỉnh Thức

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy tỉnh thức chờ mong Chúa đến

 


James A. Wallace.

Ư Nghĩa Mùa Vọng

Mùa vọng (adventus, ad + venire): Mùa chuẩn bị và tiền cảm Thiên Chúa giáng thế làm người. Các bài đọc đều công bố Ngài liên tục viếng thăm nhân loại. Chu kỳ 3 năm phụng vụ A, B, C có chung một dàn bài : Chúa Giêsu sẽ trở lại (CN I). Ngài đến hôm nay (CN 2,3). Ngài đă đến rồi (CN 4).

Và như mùa Giáng Sinh có ca đoàn riêng của ḿnh, th́ mùa vọng cũng có hội hát riêng. Đơn ca là Chúa Hài đồng, thánh Gioan tiền hô, song ca là Đức Mẹ, thánh Giuse, thiên thần Gabriel, bà Elizabeth, ông Zacaria. Ban phụ hoạ gồm tiên tri Isaia, Giêrêmia, Baruch, Sophonia, Mikha, Phaolô, 2 Phêrô, Do thái và Giacôbê.

Ngoài ra, nếu mùa chay là mùa khổ chế, hăm dẹp xác thịt, yên lặng suy gẫm, thống hối, ăn năn, đền tội th́ mùa vọng kêu gọi canh thức, đợi trông và hát ca."Hăy ngóng chờ ngày trọng đại… Hăy chuẩn bị đường lối Chúa…Hăy vui lên, tôi nhắc lại, hăy vui lên..

"Chúng ta được nghe những điệu ca hát của Isaia, Đức Maria và Zacharia. Như vậy mùa vọng đầy ắp cảm thán, ngạc nhiên và vui mừng : Chúa đă đến, Ngài đang hiện diện, Ngài sẽ đến trong vinh quang. Mùa vọng được rao giảng tương quan với Giáng Sinh. Chúng ta được mời gọi sẵn sàng tỉnh thức để nhận ra Thiên Chúa làm người giữa nhân loại. Mùa tràn đầy bức súc và nhậy cảm sự hiện diện của Thượng đế. Và nhất là nó lôi kéo trí ḷng chúng ta về một biến cố cực kỳ quan trọng của ngày 25 tháng 12 : Sinh Nhật Chúa Cứu Thế.


An Phong op

Tỉnh Thức để gặp Chúa
Mc 13,33-37

Thiên Chúa Trông Đợi Ta

Bài Tin mừng hôm nay rút từ phần cuối của diễn từ chung cuộc. Như người giữ cửa phải tỉnh thức v́ không biết giờ nào trong đêm ông chủ sẽ trở về, người kitô hữu cũng phải tỉnh thức v́ không biết khi nào Đức Giêsu đến.

Chúa nhật đầu của năm phụng vụ mới - mùa xuân mới - đến với lời cảnh cáo : "Hăy tỉnh thức". Đó là lời nhắn nhủ cần thiết để làm tươi mới, "xuân hóa" đức tin.

Thông thường, khi ngủ mê, người ta mất liên lạc với thế giới chung quanh, các giác quan ra như đóng lại : tai không c̣n nghe thấy âm thanh, mắt không c̣n nhận ra màu sắc; không ngửi, khưng sờ, không nếm... Trong đời sống tâm linh cũng thế, khi linh hồn mê ngủ, người tín hữu sẽ không nhận ra tiếng nói của Chúa, sẽ đóng cửa ḷng ḿnh trước những đau khổ bất hạnh của cuộc đời; họ không nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực và đâu là điều giả tạo cho chính ḿnh. Đôi khi, phán đoán trở nên "thui chột, điếc lác"; và không c̣n có thể cảm nếm sự ngọt ngào của t́nh yêu, sự b́nh an của Thiên Chúa ban.

Làm thế nào để tỉnh thức đây ?

Như một tách cà phê, một câu chuyện hấp dẫn, một cuộc đi dạo, một cuốn sách hay… có thể xua tan cơn buồn ngủ thể xác, th́ việc cầu nguyện, đọc và suy niệm Lời Chúa, chia sẻ đức tin với các kitô hữu khác, giúp đỡ người bất hạnh… cũng có khả năng xua tan cơn ngủ mê tâm linh.

Nói khác, một đời sống tâm linh năng động hơn, có những mối tương giao tốt hơn… là thứ thuốc chống lại "cơn buồn ngủ tâm linh".

Như thế, có thể nói, tỉnh thức là khả năng cảm nhận Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày; nhận ra những tín hiệu thân ái nơi anh chị em; và nghe thấy lời kêu gọi phải nỗ lực xây dựng một cuộc sống tốt hơn.

Chúng ta có thực sự đang tỉnh thức không ?

Lạy Chúa Giêsu,
Chúa là chủ của đời con;
Ngày hôm nay Chúa đă đến trong tâm hồn
con qua bí tích Thánh Thể này;
tí nữa đây, Chúa vẫn đến với con
trong các anh chị em của con;
và ngày mai, ngày mốt,
có thể Chúa lại đến với con
trong những người đau khổ bên hàng xóm;

Xin cho con luôn tỉnh thức
để đón Chúa đến mỗi ngày.

Xin cho con biết mở tâm hồn,
để nhận ra Lời Cứu Độ Chúa nói với con.


Như Hạ op

ĐƯỜNG NÀO CHO CHÚA ĐẾN.
Mc 13:33-37

Mùa vọng chắc chắn là mùa hi vọng. Hi vọng Chúa đến không phải với những đe loi kinh hồn, nhưng với lời hứa và phần thưởng lớn lao. Dân Do thái đă mong chờ ngày thực hiện lời hứa ấy hằng bao thế kỷ. Ngày giờ đă tới thật gần. Niềm hi vọng ngày càng lộ diện. Hôm nay Chúa muốn chúng ta nhận định rơ và kịp thời niềm hi vọng lớn lao đó ngay trong cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng ta.

HI VỌNG ĐĂ VƯƠN LÊN

Hằng bao đời, dân Do thái đă ch́m sâu trong tăm tối, nhục nhằn và thất vọng. Không phải cảnh đói khát, nô lệ đă đầy đọa con người. Nhưng chính trong cảnh sung túc, ngôn sứ Isaia đă phải thốt lên : "Lạy ĐỨC CHÚA, tại sao Ngài lại để chúng con lạc xa đường lối Ngài ? Tại sao Ngài làm cho ḷng chúng con ra chai đá, chẳng c̣n biết kính sợ Ngài" ? (Is 63:17) T́nh trạng càng bi thảm chỉ "v́ Ngài đă ngoảnh mặt không nh́n đến, và để cho tội ác chúng con phạm mặc sức hành hạ chúng con" (Is 64:6).

Nhưng niềm hi vọng vẫn chưa tiêu tan. Mối liên hệ vẫn c̣n đó. Thật vậy, "Ngài là Cha chúng con ; chúng con là đất sét, c̣n thợ gốm là Ngài, chính tay Ngài đă làm ra tất cả chúng con" (c.7). Bởi đó Ngài là ông chủ có toàn quyền trên mạng sống và cuộc đời chúng con. Nhưng Ngài cũng là Từ Phụ đối với dân Chúa. Chính v́ thế niềm hi vọng càng lớn lao khi họ thưa với Chúa : "V́ t́nh thương đối với tôi tớ là các chi tộc thuộc gia nghiệp của Ngài, xin Ngài mau trở lại" (Is 63:17). Tiếng kêu ngày càng thống thiết : "Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan" (c.19).

Ngài đă xé trời ngự xuống thật sự nơi con người Đức Giêsu. Ngài đă đến, mang theo ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Người đến không phải chỉ cứu rỗi các linh hồn, nhưng cứu toàn thể con người. Người đến rồi Người đi. Đó là một cơ hội bằng vàng, ngàn năm một thuở. Bởi thế "phải tỉnh thức" (Mc 13:33), "phải canh thức !" (c.37) để khỏi bị vuột mất cơ hội đó.

Nếu biết lúc nào chủ về, chắc chắn chúng ta sẽ chuẩn bị chu đáo. Nhưng Chúa là "ông chủ đến bất thần" (c.37). Bởi vậy sẽ có nhiều người "đang ngủ" (c.36), nghĩa là c̣n mê man với bao mộng đẹp trần gian. H́nh ảnh tươi sáng của Người sẽ làm lu mờ và tiêu tan tất cả mộng đẹp đó. Nếu chỉ quen với bóng đêm hay bóng đèn mờ, mắt có thể bị mù khi ánh sáng mặt trời xuất hiện. Làm sao có thể thích ứng kịp với thứ ánh sáng đó nếu chúng ta c̣n li b́ hay cuộn tṛn trong cái tôi kệch cỡm của ḿnh. Từ cái tôi đă phát sinh mọi bất công và bất ḥa. Chỉ Người mới là niềm hi vọng cho muôn dân v́ đă chiếu toả khắp trái đất ánh sáng công lư và ḥa b́nh.

Nếu thế, việc ǵ phải run sợ khi Người trở lại lần thứ hai. Lần thứ nhất Người đă mang đến muôn ân sủng nhờ cái chết và sự phục sinh của Người. Nếu đón nhận ân sủng đó, chúng ta sẽ hưởng nền ḥa b́nh đích thực (x.NIV:1991). Tin vào Đức Giêsu Kitô mới có thể sống b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần. Từ đó mới văn hồi được trật tự xă hội và nối lại tương quan giữa con người với con người. Quả thực, "một khi đă được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được b́nh an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 5:1). Đức tin là một ân sủng, một mầu nhiệm vượt trên mọi hiểu biết trần gian. Ḥa b́nh chỉ nằm trong tầm tay những ai tin nơi Chúa. Chỉ đức tin mới đọc được mầu nhiêm đó và mới thực hiện được ḥa b́nh thực sự.

Chính trong đức tin đó, tín hữu Côrintô đă "không thiếu một ân huệ nào, trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người" 1Cr 1:7). Ngày Chúa đến không phải là ngày kinh hoàng như nhiều người lầm tưởng. Đức tin và ân sủng sẽ giúp ta chuẩn bị đầy đủ tất cả những ǵ cần thiết cho "ngày của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô" đến nỗi "không ai có thể trách cứ được" (1 Cr 1:8). Chúng ta sẽ hoàn toàn b́nh an và vui mừng khi được chiêm ngưỡng Thánh Nhan.

NGÀY CHÚA ĐẾN TRÊN QUÊ HƯƠNG

Thời gian chờ đợi Chúa đến, c̣n bao nhiêu công việc bề bộn và dở dang. Thực sự chúng ta không thể nào ngủ yên, khi thấy phần lớn quê hương yêu dấu chưa đón nhận ánh sáng Tin Mừng, mặc dầu bao mồ hôi, nước mắt và máu đă đổ ra trên ba thế kỷ. Chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cũng ngạc nhiên : "Thật là một mầu nhiệm không hiểu tại sao Đấng Cứu thế đă sinh ra tại Á Châu, mà cho tới bây giờ phần lớn dân cư trên lục địa này vẫn chưa biết tới Người" (Giáo hội tại Á Châu:1999). Mầu nhiệm làm nhức nhối con tim chúng ta. Sứ mệnh vẫn c̣n đó. Trách nhiệm vẫn đè nặng đôi vai. Tại sao chúng ta vẫn không đáp ứng được những khát vọng dân tộc và niềm hi vọng thời đại ?

Có lẽ chúng ta c̣n nhốt Đức Kitô quá kỹ trong bốn bức tường nhà thờ chăng ? Chúng ta c̣n co cụm lại để bảo vệ một thứ truyền thống hay quyền lợi nào đó, khiến nhiều người chưa nh́n được dung nhan đích thực của Đức Kitô chăng ? Hay chúng ta c̣n quá hănh diện v́ đủ thứ hào quang vây quanh ? Một cộng đồng sẽ mất hết sức sống nếu chỉ quanh quẩn với quá khứ, dù vàng son mấy chăng nữa.

Mùa vọng là mùa chúng ta hướng tới tương lai với một niềm tin tưởng. Chúa sẽ đến với dân tộc chúng ta, nếu ngay từ bây giờ chúng ta cùng với vị Chủ Chăn tối cao của Hội Thánh nh́n sâu vào quá khứ và hướng thẳng về đằng trước. Trong một diễn văn tại Hội Nghị các Giám mục Á châu tại Manila, Đức Giáo Hoàng nói : "Ngay từ thiên niên kỷ thứ nhất, Thánh Giá đă được trồng trên miền đất Âu châu, và thiên niên kỷ hai tại Mỹ và Phi châu, chúng ta có thể cầu nguyện để đức tin trổ sinh một mùa màng bát ngát trên lục địa bao la và đầy sức sống này vào thiên niên kỷ thứ ba" (Insegnamenti XVIII, 1:1995:159).

Chắc chắn cái nh́n đó phải bao trùm cả quê hương chúng ta. Đức Giáo Hoàng luôn ưu ái dân tộc Việt Nam. T́nh thương đó đă được biểu lộ nhiều lần, nhất là trong dịp Kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ hiện ra tại La vang và trong việc cứu trợ đồng bào miền Trung. Tại sao quê hương nhỏ bé của chúng ta lại chiếm được cảm t́nh đặc biệt của Đức Thánh Cha ? Chẳng phải v́ Người kỳ vọng gặt hái được một mùa màng tươi tốt trên cánh đồng truyền giáo Việt Nam hay sao ? Nước Chúa sẽ đến, nghĩa là sự công chính, b́nh an và hoan lạc sẽ tràn ngập trên quê hương dân tộc chúng ta. Chừng nào chúng ta mới cùng bắt tay hành động cho niềm hi vọng lớn lao đó ?

Trách nhiệm đó trước tiên thuộc về Kitô hữu. Để chuẩn bị cho Nước Chúa ngự đến, họ cần ư thức rằng "loại trừ những nguyên nhân sâu xa sinh ra nghèo đói và thất vọng, làm cho mỗi người có phẩm giá cơ bản, là bổn phận thiêng liêng của mọi dân tộc, đặc biệt của những người đang nắm quyền cai trị." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 22/11/2002) Để chu toàn bổn phận đó, Kitô hữu không thể hành động đơn độc. Trái lại, họ phải đối thoại để t́m thế liên kết và hợp nhất với những người thiện chí, dù họ khác chính kiến hay tôn giáo với ḿnh. Không có tinh thần đối thoại, dù là Kitô hữu, họ cũng không phải là những người có thiện chí. Thật vậy, "nguồn gốc sinh ra mọi xung đột thường nằm trong những người không cởi mở cơi ḷng với Thiên chúa." (TGM Michael Fitzgerald: Zenit 22/11/2002)

Trước những cuộc bạo động hôm nay, TGM Michael Fitzgerald nói: "Ai cũng biết đâu là nguyên nhân cuối cùng sinh ra các cuộc chiến tranh. Bởi vậy, trên hết chúng ta cần cùng nhau khám phá ra những nẻo đường dẫn tới hoà b́nh. Như những người tin tưởng vào một Thiên chúa duy nhất, chúng ta thấy ḿnh phải cố gắng tạo lập hoà b́nh. Các Kitô hữu và các người Hồi giáo đều tin rằng hoà b́nh trên hết là một hồng ân Thiên Chúa. Bởi thế, cả hai cộng đoàn chúng ta đều cầu nguyện cho hoà b́nh. Đó là điều chúng ta luôn được kêu gọi thực hiện. Trong việc kiến tạo và duy tŕ hoà b́nh, các tôn giáo đóng một vai tṛ quan trọng.

Hơn bao giờ, ngày nay các xă hội dân sự và chính quyền đều nh́n nhận điều đó. Phải nh́n nhận những nẻo đường hoà b́nh bao gồm cả việc giáo dục, v́ qua việc giáo dục con người có thể học cách nh́n nhận bản thân và tha nhân. Giáo dục hoà b́nh cũng bao gồm việc nh́n nhận và chấp nhận sự khác biệt. Hiện nay sự cộng tác giữa những người Hồi giáo và Kitô hữu, nhất là tái duyệt cách vô tư các sách giáo khoa cho học đường." (Zenit 22/11/2002) Nếu công cuộc này được thực hiện khắp nơi, chắc chắn tương lai thế giới sẽ thay đổi sâu xa. Đó là dấu chỉ hoà b́nh, là cách nhân loại đang dọn đường cho Chúa đến.


Fr. Jude Siciliano, OP.

Phải Chi Ngài Xé Trời Ngự Xuống
(Mt 13, 33-37)

Thưa quí vị. Bài đọc 1 đặt chúng ta vào hoàn cảnh lời cầu nguyện tha thiết của tiên tri Isaia trong thời buổi khốn cùng, tưởng chừng như sự tàn phá đền thờ Giêrusalem bởi tay vua ngoại giáo Na-bu-cô-đô-nô-sô chưa đủ, những sự cướp bóc khác đang ŕnh chờ dân Chúa ! Nhất định phải kêu xin cho được sự can thiệp thần linh của Thượng đế: "Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống". Tương tự, mùa vọng năm nay cũng đặt chúng ta và toàn thể thế giới trong hoàn cảnh bất an, đúng như năm ngoái ngay sau biến cố ngày 11-9: Chiến tranh, tin đồn về chiến tranh đang sôi sực khắp mọi miền đất nước, Người ta bàn tán, người ta sợ hăi. Tấn công quân sự và khủng bố trả đũa, người ta cảm thấy dễ bị tổn thương mặc dầu sức mạnh vơ khí là vô địch! Nghèo khổ và vô gia cư nhanh chóng gia tăng trên khắp các đường phố, thành thị, thôn quê. Mặt khác, tệ nạn xă hội không hề sút giảm: Ma tuư, bạo hành ở trường học, gia đ́nh, cưỡng bức phụ nữ, hài nhi, hoà b́nh tan vỡ, gian lận tiền bạc, aids… bảng liệt kê gần như vô tận.

Cho nên, mùa vọng năm nay chúng ta cũng phải ngước mắt trông lên Thiên Chúa với tâm hồn xao xuyến, bất an. Không phải để chúng ta chóng thoát khỏi đấu tranh hay loạn lạc hoặc để trông thấy một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người, nhưng để cảnh giác chống lại các thế hệ tối tăm. Nhiều khi nhân loại xem ra không hợp lư. Sau các cố gắng, lời nói, việc làm của chúng ta, thế giới có chi đổi khác? Cuộc chống đối giữa ông khổng lồ Goliat và chàng thanh niên Davit vẫn bất xứng. Sự dữ xem ra vẫn vượt xa thánh thiện. Ông khổng lồ xem ra vẫn thắng thế ! Cho nên mùa vọng này đ̣i hỏi chúng ta trả lời dứt khoát vấn nạn căn bản. Liệu chúng ta có c̣n vững vàng cậy trông vào Thiên Chúa ? Đấng luôn trung tín và cuối cùng lôi kéo chúng ta vào ṿng tay yêu thương vĩnh hằng của Ngài không ?

Thực tế, các bài đọc sách thánh và phụng vụ đều kêu gọi như vậy! Chúng luôn đốt cháy niềm hy vọng vào sự cứu thoát của Đức Chúa Trời, bất kể các đe doạ khủng khiếp từ t́nh h́nh chính trị, tôn giáo, kinh tế hay đổ vỡ gia đ́nh. Mùa vọng không d́m chúng ta vào quá khứ để hối tiếc thời vàng son hoặc quá khứ êm ả. Nó thôi thúc nh́n về tương lai. Isaia là một gương sáng tuyệt hảo. Ông mở lối vào mùa vọng cho toàn thể Hội thánh. Ông trà trộn vào đám đông tín hữu hôm nay để gióng lên lời than văn với Đấng Tối Cao. Ông gọi tên, chỉ điểm cho Ngài những thiếu thốn và bất lực của nhân loại. Ông là h́nh ảnh xứng hợp nhất cho mùa vọng, xác lập âm thể để chúng ta ca cẩm canh thâu những ngày tháng này. Chúng ta quờ quạng và vấp ngă trong đêm tối. Ông nói lên những nhu cầu và bất măn của loài người trước tôn nhan Thượng đế, với giọng điệu của một ngôn sứ chính danh ông ta thán: "Lạy Đức Chúa, tại sao Ngài lại để chúng con lạc xa đường lối Ngài? Tại sao Ngài làm cho tâm hồn chúng con ra chai đá, chẳng c̣n biết kính sợ Ngài?"

Vào thời tiên tri Isaia, người ta tin tưởng rằng bất cứ điều ǵ tốt, xấu, đều đến từ bàn tay Thiên Chúa. V́ vậy nếu Ngài ngoảnh mặt đi, hay rút tay lại, loài người sẽ rơi ngay vào ṿng kiểm toả của lỗi lầm. Nói thay cho dân chúng, vị ngôn sứ kêu gào: "Xin Ngài mau trở lại, phải chi Ngài xé trời ngự xuống, cho núi non rung chuyển trước Thánh Nhan mà ngự xuống…" Cùng với toàn dân ông cầu xin Thượng đế, Thiên Chúa của Tổ tiên, vất bỏ toàn bộ những cản trở chia rẽ họ với Ngài, nhất là đừng để họ lầm đường lạc lối "lang thang" trong thung lũng tội lỗi, tối tăm. Dù rằng quá khứ Ngài đă mang tai, giáng hoạ xuống tổ tiên, th́ cũng xin dùng những h́nh phạt đó mà cảnh tỉnh toàn dân để họ quay trở về với Ngài mà được cứu rỗi: "Ḱa Ngài phẫn nộ, v́ tội lỗi chúng con, nhưng khi măi đi theo các đường lối của Ngài, chúng con sẽ được cứu thoát." Những điều mà tự thân, họ không thể làm được, bây giờ họ cầu khẩn Thiên Chúa thự hiện cho họ. Đó là lập lại mối tương giao thắm thiết giữa người thợ gốm và đất sét: "Lạy Đức Chúa, Ngài là Cha chúng con, chúng con là đất sét, c̣n thợ gốm là Ngài, chính tay Ngài đă làm ra tất cả chúng con."

Thế th́ ngôn sứ Isaia đă cầu xin thế nào cho những người tân thời hôm nay? Xin hăy nh́n lại kiểu cách chúng ta sống và đối xử với nhau: quá ích kỷ, thu ḿnh vào các lâu đài tiện nghi, nhung lụa, bỏ quên hàng xóm láng giềng, khai thác yếu kém của kẻ khác, nhất là của những người đói khổ, phá huỷ môi trường, tài nguyên thiên nhiên v́ lợi ích cá nhân, hiệp hội, công ty… Chúng ta đă trở nên ḷng chai dạ đá, chẳng c̣n biết kính sợ Đức Chúa, Thiên Chúa của vũ trụ và nhận loại! Với con mắt nh́n qua lịch sử, tiên tri Isaia đă kêu cầu Thượng đế bằng danh hiệu : "Đấng Cứu độ chúng con", hy vọng Ngài tiếp tục dơ tay lôi kéo chúng ta từ "không phải dân Ta" thành ḍng tộc thánh thiện của Ngài.

Từ khi ấy đến nay, thời gian và văn hoá đă đổi khác nhiều, nhưng tiếng nói của vị ngôn sứ vẫn c̣n nguyên giá trị. Ngài công nhận Thiên Chúa có đầy đủ chứng cớ để nổi cơn thịnh nộ. Bởi chúng ta là những kẻ đầy ḿnh tội lỗi. Nhưng trong giọng điệu thành khẩn của vị ngôn sứ chúng ta nhận ra ḷng cậy trông vững vàng, cậy trông khi nào đó, Thượng đế sẽ "xé trời ngự đến" tiêu huỷ mọi binh khí tự vệ chúng ta dựng nên chung quanh ḿnh để chia rẽ bản thân với Đấng tối cao, quốc gia này với quốc gia khác, màu da này với màu da khác, đàn ông khỏi đàn bà, kẻ giàu khỏi người nghèo, tôn giáo này với tôn giáo khác, già khỏi trẻ, khoẻ mạnh khỏi yếu đau. Xin hăy cùng hiệp lời với Isaia kêu cầu Chúa xé ḷng trí chúng ta trong mùa vọng này, gạt bỏ những cản trở, để có thể lớn mạnh, trở thành những trái tim to lớn quảng đại, có khả năng yêu thương và thông cảm.

Trong bản văn hôm nay có một từ đày an ủi. Sau khi đă liệt kê hậu quả ghê gớm sinh ra bởi tội lỗi, bất trung, những h́nh phạt đúng lư, đúng danh dân Israel phải gánh chịu, vị ngôn sứ viết: "Thế nhưng…", âm hưởng của nó c̣n vang vọng măi cho tới nay, trong linh hồn các người đón chờ mùa vọng. "Thế nhưng, Ngài là Cha chúng con, chúng con là đất sét, thợ gốm là Ngài. Chính tay Ngài đă nặn ra tất cả." Do đó, từ nay, mặc dầu có những giới hạn, thiếu xót, thiển cận, yếu đuối hoặc trăm ngh́n tội lỗi khác chống lại chúng ta (cá nhân hay tập thể, quốc gia hay giáo hội…) và làm cho Thiên Chúa nổi giận, chúng ta vẫn có thể dâng lời cầu nguyện với hai từ phát sinh nhiều hy vọng: "Thế nhưng…", để nhắc nhở chúng ta vẫn là Dân Thiên Chúa. Ngài đă đầu tư vào dân này, biết bao của cải, ân huệ… Ngài đă hạ sinh làm người, chịu chết để cứu chuộc nhân loại. Giêsu là dấu chỉ Thiên Chúa không bỏ rơi loài người, mặc dầu tội lội. Như vậy, Ngài là "Thiên Chúa xuống thế" cứu giúp những ai đang vật lộn trong ṿng xoáy hư vong.

Bài đọc Tin mừng là một dụ ngôn nhỏ, có thể t́m thấy phiên bản song song trong Matthêo và Luca. Tuần 33A vừa qua chúng ta đă có cơ hội khai triển dụ ngôn của thánh Matthêo. Nhưng bản văn của thánh Marcô có nhiều màu sắc rực rỡ hơn. Sự kiện trở lại của ông chủ vẫn là chắc chắn, giờ giấc c̣n nằm trong bí ẩn, nhưng thánh Marcô đă ghi thêm bốn khắc chờ đợi. Đó là: lúc chập tối, nửa đêm, khi gà gáy, và tảng sáng. Tức từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau. Mỗi khắc ba giờ đồng hồ. Người gác cửa có nhiệm vụ đặc biệt hơn: phải mở cổng cho ông chủ bất cứ giờ giấc nào, dù là nửa đêm. Những người đầy tớ trung thành hay xấu nết ở Phúc âm khác, trong Tin mừng Marcô là tỉnh thức hay ngủ mê, lời lẽ nhẹ nhàng hơn. Dù sao, áp dụng vào đời sống thiêng liêng vẫn là một! Mùa vọng này chúng ta luôn phải cảnh gác, mong chờ Chúa đến để có thể nhận ra Ngài và mở cửa cơi ḷng để Ngài ngự vào trái tim mỗi người, không để Ngài đứng ngoài gơ cửa lâu giờ, khiến Ngài nổi giận.

Tóm lại, nét nổi bật trong mùa này là "Tỉnh thức đợi chờ" bằng những công việc từ bi hỷ xả, công b́nh bác ái, cổ vơ hiệp nhất, thương yêu, cảm thương những người nghèo đói, hoạn nạn. Chúng ta có đủ bằng chứng để Thiên Chúa trừng phạt. "Thế nhưng" Ngài không hề quên những mối liên hệ mà Ngài đă kư kết giao ước với chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm được điều này trong t́nh thương của Đức Giêsu, nhất là trong bí tích Thánh Thể, Thiên Chúa đă mặc lấy xác thịt trong thân phận loài người, sống giữa chúng ta, rao giảng sự thật cứu rỗi, lôi kéo chúng ta khỏi lạc lơng trong những đường nẻo gian dối, học thuyết nọ, triết lư kia. Cúi xin Ḿnh Máu thánh Chúa trong bữa tiệc long trọng hôm nay xé rách mọi bức màn c̣n che phủ đôi mắt chúng ta, ngơ hầu có thể nh́n thấy Chúa tỏ tường trong những con người bé nhỏ nhất, khốn nạn nhất của xă hội. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Lời kinh cảm tạ : cứu cánh đời sống đức tin
Mc 13: 33-37

Anh chị em thân mến,

Tối hôm qua tôi đă thức khuya để viết bài này sau ngày bầu cử toàn quốc. Cho dù ứng cử viên nào đắc cử tổng thống cũng không sao, v́ chúng ta đă nghe những lời họ hứa hẹn trong lúc vận động tranh cử. Họ đề xuất các mục tiêu của họ và làm cách nào để đạt được những việc ấy, dù mục tiêu của hai bên có thể khác nhau, nhưng cả hai ứng viên của hai đảng đều hứa: Sẽ giúp đỡ cho những người đau khổ do sự sụt giảm kinh tế, bị mất nhà; Họ sẽ t́m cách kết thúc chiến tranh; lo bảo hiểm y tế cho người chưa có; t́m cách thống nhất đất nước, xóa bớt những tỵ hiềm chia rẽ nhau giữa hai đảng phái; giúp cho người nghèo có cơ hội được giáo dục đầy đủ; làm tốt hơn các mối bang giao với các nước; cam kết thực hiện sự công bằng và b́nh đẳng cho tất cả các công dân; hợp tác chặt chẽ với tôn giáo và chủng tộc, v.v..

Những điều nói trên là những đề tài của cuộc tranh cử, được phát trên truyền h́nh thương mại, các blog internet và báo chí. Nhưng đối với các Kitô hữu, khi bắt đầu Mùa Vọng, không phải chỉ có các chủ đề chính trị để thảo luận. Chúng ta c̣n nghe những đề tài của Mùa vọng và chúng ta đă cầu nguyện nhiều cho họ, không những chỉ trong Mùa vọng, mà trong suốt cả năm phụng vụ.

Trong Mùa vọng, chúng ta hướng ḷng trí về Đức Chúa, mong Ngài đáp lại những nhu cầu căn bản của chúng ta. Trong Mùa vọng chúng ta tin tưởng nơi Thiên Chúa v́ Ngài đă nhiều lần chứng tỏ sự trung tín trong lời hứa đối với chúng ta qua các bậc tiền nhân: Đó là những lời hứa mà Đức Chúa đă nói với Môi-sê v́ Ngài là Đức "Giavê" - "Ta sẽ luôn luôn hiện diện bên ngươi". Trông đợi Thiên Chúa và trông đợi một thế giới sống trong ḥa hợp với cộng đồng không chỉ là lời cầu nguyện của các Kitô hữu trong Mùa vọng, mà đó cũng là lời cầu nguyện trong suốt năm Phụng Vụ của chúng ta và hăy chia sẻ điều này với anh chị em của các tôn giáo khác.

Đây ngôn sứ Isaia. Chính ông sẽ nói với chúng ta trong ba Chúa nhật Mùa vọng. V́ ông là ngôn sứ của Mùa vọng. Chính ông thay mặt chúng ta để dâng lời nguyện lên Thiên Chúa và ông cũng nói với chúng ta về Thiên Chúa. Hôm nay Isaia sẽ nói về Thiên Chúa cho chúng ta. Ông mở lời dựa trên đức tin cơ bản của dân Do thái, "Lạy ĐỨC CHÚA, Ngài mới là Cha, là Đấng cứu chuộc chúng con: đó là danh Ngài từ muôn thuở.."(Is.63:16)

Chính Thiên Chúa đă lập nên mối dây liên lạc đầu tiên với loài người qua mối quan hệ với dân Do thái. Ngài đă chọn họ; cứu họ ra khỏi kiếp nô lệ; chăm sóc, dẫn đưa họ qua sa mạc, cho sống trong miền đất hứa. Thiên Chúa quả là Cha thật của dân tộc Do Thái. Ngài c̣n làm ǵ hơn nữa cho họ? Nhưng dân Do Thái không đáp lại sự trung tín của Thiên Chúa mà Isaia gọi là "cha" và là "đấng cứu chuộc." Trái lại, họ trở nên cứng ḷng với Đức Chúa trong sa mạc. Lời ngôn sứ Isaia là lời than thở: "Tại sao Ngài lại để chúng tôi lạc xa đường lối của Ngài?" – Họ than van như muốn nói rằng: "Sao Ngài lại để cho những điều này xảy đến cho chúng tôi?"

Bài đọc 1 hôm nay là phần thứ ba của sách Isaia. Phần này không giống như hai phần trước, là phần nói về dân Do Thái bị đi đày, Phần thứ ba nói về những người c̣n sống sót, trở về vùng đất cũ và đă thấy Đền thánh của họ bị tàn phá. Họ thấy trước mắt một nhiệm vụ hết sức khó khăn, là mọi thứ phải được xây dựng lại: Từ nền kinh tế, chính quyền, đền thờ, v.v... Đây là lời than van của ngôn sứ: "... Tất cả chúng con đă trở nên như người nhiễm uế, mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ. Tất cả chúng con héo tàn như lá úa, và tội ác chúng con đă phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con đi.. "(Is. 64:5)

Chúng ta cùng dâng lên lời nguyện xin với ngôn sứ Isaia thay cho toàn thế giới, thay cho đất nước và thay cho Giáo hội. Không phải Thiên Chúa mắc nợ chúng ta đâu. Cũng không phải lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên trong Mùa vọng này sẽ buộc Thiên Chúa phải đến giúp đỡ chúng ta. Trái lại, Ngôn sứ Isaia nhắc nhở chúng ta là lời nguyện của chúng hôm nay dâng lên Thiên Chúa sẽ được Ngài lắng nghe và đoái nh́n chúng ta, v́ Thiên Chúa là người Cha nhân từ, Một Đấng cứu chuộc mến yêu. Chính Ngài, ngay từ đầu, đă đă đoái đến loài người chúng ta với tâm t́nh lắng nghe như một người Cha nhân từ để tha thứ và để nghe lời chúng ta cầu khẩn, để làm cho ḷng trí chúng ta nên mới trong Mùa vọng này.

Sợ sẽ có lúc chúng ta quên đi Thiên Chúa là ai, nên ngôn sứ Isaia nhắc lại trong phần cuối của bài đọc 1: "Lạy ĐỨC CHÚA, Ngài là Cha chúng con; chúng con là đất sét, c̣n thợ gốm là Ngài, chính tay Ngài đă làm ra tất cả chúng con."(Is.64:7) Thiên Chúa tạo ra chúng ta từ đất sét. Và hôm nay, khi khởi sự Mùa vọng này, chúng ta cần Thiên Chúa đặt tay trên chúng ta một lần nữa để uốn nắn chúng ta thành một dân trung tín với Ngài. Để chúng ta luôn hướng về Chúa và cùng lúc ấy, chúng ta cố gắng làm những việc tốt mà chúng ta được dựng nên để làm.

Trong những ngày này, tôi cảm thấy không đủ kiên nhẫn để chờ xem sự vật trên thế giới và trong Giáo hội của chúng ta được thay đổi. Tôi biết đó là nhiệm vụ mà chúng ta phải làm. Chúng ta, các Ki tô hữu phải trở nên là bàn tay của Thiên Chúa, là Đấng ngự trị trong thế gian này. Nhưng chúng ta không thấy ǵ thay đổi cả. Thật ra, chúng ta khó trông thấy được những thành quả của việc chúng ta làm. Mọi sự có vẻ như ngày càng tồi tệ hơn trước rất nhiều; như đối với các nạn nhân chiến tranh; đối với những bóc lột trong thế giới này. Như vậy, đây là lời nguyện không giống ai mà cứ lập đi lập lại trong Mùa vọng này, là tôi sẽ luôn dâng lời than van của Isaia, như là lời cầu nguyện từ đáy ḷng: "Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống!" (Is.63:19) Lạy Thiên Chúa, chúng con cần được giúp đỡ nơi đây!

Chúng ta phải làm thế nào để khỏi bị chán nản khi thấy thế giới thiếu cải tổ để nên tốt hơn, mặc dù chúng ta cố gắng hết sức? Có lẽ đó là điều mà thánh Phaolô viết trong thư gởi cho tín hữu Côrintô. Thánh Phaolô hầu như liên tục nhắc đến sự trông đợi măi măi, v́ ông hy vọng các Kitô hữu giữ cho đức tin ăn sâu vững chắc trong ḷng trí họ.

Trong đoạn mở đầu thư thứ nhất gởi tín hữu Côrintô. Như thường lệ, thánh Phaolô mở đầu bằng lời chào hỏi và lời nguyện cảm tạ Thiên Chúa cho Giáo hội ở đó. Thánh Phaolô nói về các giáo hữu ở đó cũng như nói với chúng ta là chúng ta cũng đang chờ đợi "trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Ki-tô, Chúa chúng ta, mặc khải vinh quang của Người."(1Cor1:7). Đây là bổn phận mà chúng ta phải làm với tư cách là Kitô hữu. Chúng ta là những người chờ đợi Thiên Chúa quang lâm. Nhưng không phải chúng ta chờ đợi một ḿnh trong những khó khăn cám dỗ đời này, mà chúng ta chờ đợi với sức mạnh của Chúa Giêsu.

Và chúng ta cùng với cộng đoàn chờ đợi, với sự giúp đỡ và khuyến khích nhau. Nếu không có sự nâng đỡ và hiệp thông trong cộng đoàn qua Bàn tiệc thánh th́ Mùa vọng sẽ đi về đâu? Chúng ta nh́n xung quanh bàn tiệc thánh, chúng ta sẽ thấy sự nâng đỡ của đức tin cho những người cao tuổi trong cộng đoàn. Họ là những chứng nhân giúp chúng ta biết rằng Thiên Chúa không bỏ chúng ta trong những lúc chúng ta cần đến Ngài. Quả thật, qua họ đă nhắc nhở cho chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng luôn trợ giúp chúng ta hăng say cầu nguyện hằng ngày, trong suốt cuộc sống của chúng ta. Từ nơi bàn tiệc Thánh này, với sự góp sức của nhiều người có chức thánh, đă tập hợp thêm sức mạnh cho con cái của sự sáng làm tỏa rạng giữa đêm tối âm u.

Chúng ta nh́n lại xung quanh bàn tiệc lần nữa, chúng ta sẽ thấy giới thiếu nhi rước lễ lần đầu hay chịu phép Thêm sức, đây là những thế hệ tương lai. Lại có các cặp vợ chồng mới cưới, những người trẻ dấn thân trong ơn gọi dâng hiến, những giáo lư viên, các ca viên trong ca đoàn, phụ giúp trong các chương tŕnh dạy làm bánh, v.v..

Cộng đoàn chúng ta chưa hoàn hảo, cũng không phải là gương mẫu trong Giáo hội. Thường khi chúng ta chỉ là những kẻ b́nh thường, cố gắng để giữ cho gia đ́nh được êm ấm, con cái được giáo dục, học nghề... và cố gắng giúp nhau khi cần đến. Thực ra, chúng ta không khác ǵ hơn cộng đoàn tín hữu đầu tiên ở Côrintô mà thánh Phaolô nói đến: "Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi v́ anh em, về ân huệ Người đă ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giêsu." Thánh Phaolô nhắc các tín hữu Côrintô và cả chúng ta nữa là kẻ đang sống trong Mùa vọng rằng Thiên Chúa đă và đang tiếp tục trung tín với lời hứa của Ngài. Có lẽ trong Giáo hội ở Côrintô đă có những thắc mắc trong cộng đoàn, cũng như ngày nay những thắc mắc vẫn xảy ra trong giáo phận, hay trong toàn Giáo hội. Tuy vậy, thánh Phaolô vẫn mở đầu thư bằng một lời cầu nguyện và lời cảm tạ Thiên Chúa cho các tín hữu.

Thánh Phaolô làm sao giải thích được là Giáo hội thời đó chia rẽ, nhưng họ vẫn cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa nếu như không có ơn Chúa giúp họ? Thánh Phaolô sẽ tốn bao nhiêu mực để viết thư răn dạy các tín hữu Côrintô v́ những hành vi ngược lại Phúc âm mà họ đă được giảng dạy. Bao nhiêu chia rẽ trong cộng đoàn, ngay cả nơi Bàn tiệc thánh, xung đột về pháp lư giữa các thành viên; có người dâng lễ vật bằng gia súc theo đạo cũ v.v... Các cộng đoàn thời đó đă gặp biết bao xáo trộn. Tuy vậy, thay v́ để than thở với Thiên Chúa, thánh Phaolô lại mở đầu thư của ḿnh với lời nguyện tạ ơn Thiên Chúa cho họ, cho dù họ gặp khó khăn, chia rẽ và nhiều thất bại, nhưng họ vẫn chứng tỏ là ân sủng Thiên Chúa vẫn sống và hoạt động trong họ.

Chúng ta có thể bắt đầu Mùa vọng bằng cách hăy cùng với những người phục vụ Thiên Chúa hôm nay để dâng lời cảm tạ lên Thiên Chúa v́ bao ơn lành Ngài đă ban tặng cho từng cá nhân và cho toàn thể cộng đoàn để giúp chúng ta làm nhân chứng rằng: Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta và Ngài sẽ quang lâm. Đây là mùa vọng, chúng ta hăy cùng với thánh Phaolô dâng lời cảm tạ Thiên Chúa


G. Nguyễn Cao Luật op

Đợi Chờ B́nh Minh Đang Đến
Mc 13,33-37

Tỉnh thức và chờ đợi

Chỉ trong một đoạn văn ngắn mà thành ngữ anh em hăy tỉnh thức được nhắc đi nhắc lại 4 lần.

Phải tỉnh thức : đây không phải là một lời khuyên đơn giản, được đề nghị cho qua để rồi rơi vào quên lăng. Trái lại, đây là một nhắn nhủ đặc biệt, như một điều cốt yếu. Lời nhắn nhủ cốt yếu này không chỉ gửi đến các ông Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và An-rê, là những người đang nghe Đức Giê-su giảng dạy, nhưng c̣n cho tất cả mọi người, như lời Đức Giê-su nói : "Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người ..."

Phải tỉnh thức : một đề tài quan trọng, một chủ đề được nhắc đi nhắc lại, không phải chỉ trong Tin Mừng Mác-cô, nhưng người ta cũng gặp thấy cùng một thành ngữ trong Tin Mừng Mát-thêu và Lu-ca. Như vậy, không chỉ một ḿnh Mác-cô cảm thấy tính cách khẩn thiết trong lời nhắn nhủ của Đức Ki-tô, các tác giả khác cũng cảm thấy như vậy.

Quả thế, đề tài tỉnh thức quan trọng đến nỗi Đức Giê-su thường xuyên khai triển trong các bài giảng tại Hội đường xứ Ga-li-lê. Tại đây, Người đă kể các dụ ngôn về người chủ nhà tỉnh thức và người quản lư trung thành. Người c̣n nhắc lại đề tài này qua dụ ngôn về 10 cô trinh nữ, trong đó 5 cô dại đă không có đủ dầu để tiếp đón chàng rể.

"Phải tỉnh thức". Đức Giê-su không ngừng lặp lại điều này.

Sau này, người ta c̣n nghe thấy lời mời gọi này, thiết tha hơn, khi Đức Giê-su cầu nguyện tại vườn Ghết-sê-ma-ni. Trước khi rút ra một nơi riêng biệt để cầu nguyện, Đức Giê-su đă nói với các môn đệ thân tín : "Anh em ở lại đây mà canh thức với Thầy." Ba lần Người trở lại đều thấy các ông đang ngủ, Người nói : "Th́ ra anh em không thức nỗi một giờ với Thầy sao ? Anh em phải canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ"

Như thế, tất cả đều sáng tỏ. V́ sao phải tỉnh thức ? Thưa để luôn sẵn sàng đáp trả lời mời của Thiên Chúa. Lời mời này không chỉ được đưa ra vào ngày phán xét, vào ngày chết của mỗi người, nhưng đă được đưa ra ngay từ bây giờ và trong từng giây phút.

Thật vậy, trong từng giây phút, Thiên Chúa vẫn đưa ra cho con người những dấu chỉ xuyên qua các biến cố : những người bị hành hạ, bị lưu đày, người hàng xóm đau yếu hay đang khỗ sở, một người già đang cô đơn, một công việc phải làm, cảnh mặt trời lặn, một bông hoa đang nở, một em bé đang mỉm cười. Trước những dấu chỉ như thế, người ta làm ǵ, hay lại ngáp dài và thiếp ngủ.

Hăy tưởng tượng xem, Đức Giê-su sẽ buồn biết bao nhiêu khi đến ngày Người trở lại, vẫn thấy các tín hữu đang ngủ. Người tín hữu phải là những người biết chờ đợi và biết tỉnh thức, bởi v́ họ tin rằng Thiên Chúa vẫn đang có mặt. Chính điều này giúp họ tránh được một cám dỗ lớn : ngủ quên trong lúc cần tỉnh thức.

Chờ đợi đến bao giờ ?

Trong bối cảnh của Giu-đa giáo muộn thời và của Ki-tô giáo vừa mới khai sinh, các tín hữu vẫn mơ đến ngày thế giới hiện tại sẽ sụp đỗ và Thiên Chúa sẽ ngự đến tiêu diệt những người gian ác. C̣n khoa học hiện đại lại cho biết mặt trời sẽ không c̣n chiếu sáng ... trong 5 tỷ năm nữa. Tuy vậy, khoa học cũng báo trước một cuộc huỷ diệt trong tức khắc nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân. Khi nào thế giới sẽ ................. ?

Ngày nay, những suy tư của Ki-tô giáo không c̣n đặt vấn đề thời gian ; khi nào ; nhưng luôn nhắc lại sứ điệp Tin Mừng : Thiên Chúa vẫn ở phía trước. Đức Giê-su đă trả lời cho các môn đệ hiểu là ngày giờ ấy, không ai biết được, kể cả Con Người. Người không muốn các ông rơi vào trạng thái mơ mộng, hoặc quá chú tâm vào quá khứ, hoặc chỉ nghĩ đến tương lai. Người mong muốn các ông tập trung sức chú ư vào hiện tại, vào cái hôm nay của Nước Thiên Chúa.

Dù vậy, dân Thiên Chúa không phải là một dân tộc ở một chỗ cố định. Họ là một dân tộc lữ hành, đang tiến bước. Họ không mưu t́m một chỗ cư ngụ vĩnh viễn, nhưng luôn chấp nhận lên đường, ra đi. Họ không phải là những người mê ngủ, nhưng là những người tỉnh thức. Họ là những người luôn ở trong trạng thái chờ đợi.

Thế nhưng một cám dỗ lớn vẫn thường xảy ra là người ta thích ngủ yên, bằng ḷng với những điều đă có, và chỉ nh́n lại đằng sau. Đây chính là chủ trương của những người muốn sống an toàn, của tất cả những người muốn bảo thủ về tinh thần, về thiêng liêng. Những người này phải nhớ rằng thế giới luôn xô đẩy để tiến về phía trước. Trong một bối cảnh như thế, con người có cảm tưởng như ḿnh đă bị lạc đường, họ cảm thấy ḿnh bị mất hút, v́ họ không t́m thấy trong thế giới đó quá khứ của chính ḿnh. V́ thế, họ coi thế giới này là một thế giới xa lạ, ngoại đạo.

Nhưng, chính trong thế giới xô bồ này, Thiên Chúa vẫn đang chờ đợi con người. Người vẫn đang âm thầm làm việc, kêu mời con người đến gặp gỡ, và làm cho thế giới nhận ra mầu nhiệm Thiên Chúa. Đó chính là ơn gọi và sứ mạng của người tôi tớ.

Như vậy, việc đón nhận Thiên Chúa trong ngày tận cùng của lịch sử, trong giây phút cuối cùng của cuộc đời sẽ không phải là điều ǵ lạ lùng, bởi v́, ngay từ bây giờ, con người đă hướng tầm nh́n của ḿnh về Thiên Chúa, và đă biết nhận ra tiếng Thiên Chúa mời gọi trong từng giây phút của cuộc sống. Lời mời gọi này làm cho tương lai trở thành hiện tại, đồng thời làm cho hiện tại có giá trị và ư nghĩa của vĩnh cửu, bởi v́ đó là lời mời gọi làm cho con người được sống, ngay tại đời này và trong cuộc sống mai sau.

Măi măi là chờ đợi

"Phải chi Ngài xé trời mà ngự xuống ..." Một lần nữa, khởi đầu mùa Vọng, chúng ta lại thưa lên với Chúa tiếng kêu này, trong niềm tin chắc chắn vào ơn cứu độ đă được ban tặng, nhưng chưa được thực hiện hoàn toàn. Bởi v́ Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa đang đến, và Đức Giê-su Ki-tô đă hoàn toàn dấn ḿnh trong cuộc xuất hiện này : "Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng đă có, hiện có và đang tới" (Kh 4,8).

Và một lần nữa, chúng ta lại đứng trước mầu nhiệm đang đến. Thật là uỗng công vô ích nếu đặt câu hỏi khi nào Thiên Chúa sẽ tỏ ḿnh ra cách dứt khoát. Điều chúng ta quan tâm, không phải là ngày giờ diễn ra cuộc Quang Lâm, nhưng chính là tính cách quyết định, là cuộc xét xử về toàn bộ cuộc sống của mỗi cá nhân. Trước cuộc xuất hiện của Con Người, một cuộc xuất hiện mà không ai biết trước, và không ai có thể ngăn cản, trước cuộc đợi chờ trong bóng đêm mà chẳng biết bao giờ mới kết thúc, th́ điều tốt hơn hết là chúng ta phải luôn ở trong t́nh trạng sẵn sàng, luôn ư thức về trách nhiệm của ḿnh với hiện tại, và đem lại cho mỗi khoảnh khắc một sức nặng vĩnh cửu.

Đặc biệt, như lời thánh Phao-lô, chúng ta phải luôn sống trong tâm t́nh tạ ơn. Thật thế, chúng ta mới chỉ hưởng dùng một phần nhỏ trong toàn bộ ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa đă ban tặng cho chúng ta trong Đức Giê-su Ki-tô. Tuy vậy, tạ ơn không có nghĩa là thoả măn để rồi không làm ǵ thêm nữa. Trái lại, với ư thức về điều chúng ta chưa đạt tới và chưa thực hiện được, chúng ta phải luôn hướng nh́n về Đức Ki-tô, Đấng là khởi đầu và là kết thúc của mọi sự, đồng thời phải gạt đi những ǵ làm ngăn trở cuộc xuất hiện của Người. Khi đó, như một cái gai đâm vào thớ thịt của cuộc đời, người Ki-tô hữu trở thành dấu chỉ tỉnh thức của trần gian, những người luôn vượt thắng giấc ngủ và công bố niềm hy vọng : "Lạy Chúa Giê-su, xin ngự đến" (Kh 22,20).

Phải tỉnh thức, nhưng làm sao đây ? Đức Giê-su dạy chúng ta hăy tỉnh thức và cầu nguyện, như Người đă làm tại vườn Ghết-sê-ma-ni. Nói thế, v́ cầu nguyện chính là chú tâm vào lời mời gọi của Chúa, là sống trong sự hiện diện của Người. Tất cả chúng ta đều là những người tỉnh thức và đợi chờ b́nh minh đến, v́ Thiên Chúa vẫn đang đến và sẽ đến ...

* * *

Hoàn cảnh của con người,
trong mối tương giao của họ với Thiên Chúa,
đó là thân phận của một người chưa có, chưa thấy, chưa biết và chưa nắm giữ ...
Thật là khó khăn
khi phải sống trong t́nh trạng không chiếm giữ Thiên Chúa,
nhưng phải chờ đợi Người ...
Thiên Chúa không phải là một sự vật
như muôn ngàn sự vật để người ta có thể nắm giữ,
Người là một ngôi vị và người ta phải chờ đợi.

Ngay cả trong tương giao của con người,
người ta vẫn không được quyền chiếm giữ.
C̣n Thiên Chúa th́ luôn bất ngờ và kỳ diệu, .
.. và người ta phải đợi chờ, đợi chờ thiết tha.

Theo P.Tillich


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Cửa trời hẹp lắm ai ơi !
(Mc 13,33-37)

Chúng ta bắt đầu một chu kỳ phụng vụ mới, một năm phụng vụ mới, mùa đầu tiên của năm phụng vụ là Mùa Vọng. Mùa Vọng là mùa của hy vọng nở hoa, nếu chúng ta hiểu được nỗi chờ đợi của một em bé mong mẹ đi chợ về, nỗi chờ mong gặp lại một người thân yêu xa vắng, nỗi khát vọng của một người mẹ “bồng con mẹ ải chờ mong, cho ḷng chinh phụ hóa thành vọng phu”, nỗi mong chờ của một người cha già Tin Mừng chờ đón con về… th́ chúng ta sẽ hiểu được thế nào là Mùa Vọng.

Xưa kia, Mùa Vọng được gọi là mùa Át, “Át” là âm đầu tiên gọi tắt của tiếng “Adventus”, một tiếng La Tinh, có nghĩa là đến hay sắp đến. Với phong trào Việt hóa, có một thời lại được gọi là Mùa Áp, “Áp” có nghĩa là gần kề hay kề bên, cả hai cách gọi trên tuy cũng nói lên phần nào ư nghĩa của mùa này nhưng chưa được rơ ràng. Ngày nay với hai tiếng “Mùa Vọng” bao hàm ư nghĩa rơ hơn : mùa hy vọng, mùa trông đợi, mùa chờ mong. Hy vọng, trông đợi, chờ mong cái ǵ ? Chờ mong Chúa Giê-su giáng sinh. V́ thế, Mùa Vọng đầu tiên có nghĩa là một thời gian chuẩn bị đạo đức để xứng đáng mừng lễ Giáng Sinh. Nhưng đến thế kỷ thứ VII, Mùa Vọng lại thêm một ư nghĩa nữa : trông đợi, chờ mong Chúa quang lâm, Chúa tái giáng để phán xét nhân loại.

Như vậy, Mùa Vọng là mùa nhắc lại thời gian nhân loại chờ đợi Đấng Cứu Thế đến cứu chuộc, và cũng nói lên nỗi chờ đợi của Giáo hội hôm nay : đợi Đức Ki-tô đến lần thứ hai khi lịch sử kết thúc để phán xét nhân loại. Ngoài ra, với mỗi người, Mùa Vọng cũng nhắc nhở chúng ta hăy chuẩn bị sẵn sàng chờ đón Chúa trong mỗi ngày của đời sống và đặc biệt trong ngày chết khi Chúa đến gọi chúng ta về với Ngài. V́ thế, lời Chúa của Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta ba điều : thứ nhất về ngày Chúa quang lâm, thứ hai về ngày chúng ta ra khỏi trần gian, thứ ba chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng.

Về ngày Chúa quang lâm, tức là ngày Chúa tái giáng, Chúa trở lại trần gian, ngày phán xét chung. Ngày ấy không ai biết khi nào xảy ra, chỉ một ḿnh Thiên Chúa biết mà thôi, một ḿnh Ngài quyết định khi nào Ngài trở lại, và chỉ khi nào ngày ấy xảy ra th́ người ta mới biết chứ không ai biết trước. Kinh Thánh ví ngày đó như kẻ trộm ban đêm, có bao giờ kẻ trộm lại báo trước ngày giờ nó đến ăn trộm đâu. Cũng vậy, ngày Chúa đến rất bất ngờ, hoàn toàn bất ngờ. Có thể hôm nay người ta cho rằng ngày Chúa quang lâm là thứ “cọp giấy” tức là không có hay nếu có cũng c̣n lâu lắm. Xin những ai có ư nghĩ như vậy th́ hăy nhớ : lời Kinh Thánh đúng từng dấu phẩy, Kinh Thánh ứng nghiệm từng điều từng nét. Hơn nữa, ngày Chúa quang lâm là một chân lư chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính và mỗi khi dự thánh lễ : “Chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến”.

Đàng khác, Tin Mừng hôm nay mặc dầu đề cập tới ngày tận thế nhưng cũng nhắc nhở chúng ta suy nghĩ về ngày tận số của ḿnh, tức là về ngày chết của chính chúng ta. Chết là cái mốc cuối cùng mà bất cứ ai đă sinh ra ở đời này th́ trước sau ǵ cũng sẽ tới ngày ấy, v́ thế chúng ta phải nghĩ tới nó, chúng ta phải tính toán, phải nghĩ tới ngày chết của ḿnh. Nói khác đi, chúng ta phải nghĩ tới cuộc sống vắn vỏi của ḿnh nơi trần gian. Thật vậy, cuộc đời con người sánh với thời gian đă chẳng là ǵ, nhưng nếu sánh với sự sống vĩnh cửu lại càng mong manh hơn biết bao. Cuộc đới không những phù du mà c̣n kèm theo tính cách bất ngờ nữa, không ai biết được khi nào ḿnh chết, ngày giờ chết là bất ngờ nên Chúa dạy chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng.

“Tỉnh thức”, theo nguyên nghĩa là không ngủ, và cũng có nghĩa là sẵn sàng. Người ta có thể tỉnh thức để tiếp tục làm cho xong một công việc, hoặc để tránh một điều tai hại có thể xảy đến, cho nên, tỉnh thức c̣n có ư nghĩa là canh pḥng, túc trực giao tranh, phấn đấu chống sự lơ đăng cẩu thả để đạt một mục đích đă nhắm. Đó chính là ư nghĩa của tiếng “canh thức” Chúa Giê-su căn dặn chúng ta : hăy chờ đợi Chúa đến trong tinh thần sẵn sàng, là luôn sống trong ơn nghĩa Chúa.

Chúng ta hăy nghĩ tới trường hợp của hai người vợ cùng có chồng đi vắng xa lâu năm : một người, tuy xa chồng nhưng tâm hồn lúc nào cũng tưởng nhớ tới chồng, vẫn coi như chồng đang có mặt ở nhà, bà săn sóc con cái chu đáo, gánh vác phần chồng, tiếp tục gây dựng gia đ́nh như xưa. C̣n bà kia, cũng nhớ tới chồng, nhưng chán nản, bỏ bê con cái, chểnh mảng việc nhà, lâu lâu lại t́m vui với những người đàn ông khác, khiến mọi người dị nghị đàm tiếu. Bây giờ, bỗng nghe tin cả hai người chồng đều trở về với gia đ́nh, chắc hẳn hai người vợ trên sẽ đón tin này, mỗi người một cách khác nhau. Cũng thế, nếu chúng ta tỉnh thức mong chờ Chúa thế nào, th́ Chúa sẽ đến với chúng ta như vậy. Cho nên, chúng ta phải chuẩn bị đón Chúa luôn luôn, để bất cứ lúc nào Chúa đến chúng ta cũng sẵn sàng : “Cửa trời hẹp lắm ai ơi, muốn vô th́ phải ép ḿnh chớ quên”.


Lời Chúa và Thánh Thể

Mong Đợi Ngày Chúa Đến
Mc 13, 33-37

“Trời cao hăy đổ sương xuống
và ngàn mây hăy mưa Đấng Chuộc Tội.
Trời cao hăy đổ sương xuống
và ngàn mây hăy mưa Đấng Cứu Đời”

Lạy Chúa Giêsu, toàn thể Giáo Hội chúng con bắt đầu bước vào tuần thứ nhất Mùa Vọng. Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị cử hành một cách trọng thể biến cố Giáng Sinh, kính thờ Con Thiên Chúa đến với loài người lần thứ nhất tại hang đá Bêlem. Đồng thời, Mùa Vọng cũng là thời gian tâm hồn người tín hữu Kitô hướng về ngày Chúa trở lại trong vinh quang vào ngày tận thế.

Lạy Chúa, chính Chúa đă dạy chúng con phải sẵn sàng để đón tiếp Chúa trở lại “Hăy tỉnh thức v́ không biết ngày nào, Chúa các con sẽ đến”. Chúa có ư nhắc chúng con phải sửa soạn cho ngày cứu rỗi, ngày Con Người đến. Chúa nhấn mạnh đến tính cách bất ngờ của ngày Chúa đến, không thể thấy trước được chỉ c̣n cách sẵn sàng chờ đợi. Việc trông chờ Chúa đến không phải là thờ ơ với trách nhiệm, với công việc hàng ngày mà c̣n là động lực để chu toàn tốt các công việc đó trong mọi lănh vực, từ nơi gia đ́nh tới xă hội, từ trong họ đạo đến toàn Giáo Hội. Hăy tỉnh thức để bảo vệ đức tin cho ḿnh, cho gia đ́nh, giáo xứ,… Hơn nữa tỉnh thức để nhận ra những ǵ tiêu cực mê hoặc con người sống trong oán hận, tranh giành, bon chen, chèn ép nhau,… để có một xă hội mà ai cũng chu toàn nhiệm vụ của ḿnh trong t́nh bác ái, huynh đệ, sẵn sàng chia sẻ hầu đón Chúa đến trong hân hoan. Chúa đến với từng người và tất cả mọi người nhưng Ngài chỉ đem theo những ai có thái độ tin vào Ngài, sống trước sự hiện diện của Người .

Vào Mùa Vọng, chúng ta hăy làm sống lại niềm hy vọng cứu rỗi, bằng cách tưởng nhớ đến việc Chúa đă đến, bằng cách làm tất cả những ǵ có thể làm được để đón tiếp Chúa đang đến bằng ân sủng của Ngài, bằng cách chờ đợi ngày Chúa trở lại với niềm tin chắc chắn rằng : ngày đó mọi ước vọng chính đáng và thánh thiện của chúng ta sẽ được đáp ứng. Kinh nguyện trong Mùa Vọng, nhất là thánh lễ tạ ơn hằng ngày của chúng ta là cơ hội tốt nhất để ta gặp gỡ Chúa, sống với Chúa. Lời Chúa và Ḿnh Máu Chúa sẽ củng cố niềm hy vọng của ta, soi sáng và thêm sức cho ta trong những ngày chờ đợi đầy ư nghĩa này.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,

Xin đánh thức chúng con, xin dùng bàn tay nhân từ của Chúa đưa chúng con ra khỏi những cơn mê mà tự sức chúng con không thể thoát ra được. Xin cho chúng con nhận ra những yếu đuối, mỏng gịn nơi thân phận con người để chúng con luôn biết bám lấy Chúa trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Như ngọn đèn chầu trong nhà nguyện, xin cho chúng con luôn thức tỉnh và luôn cháy sáng trước nhan Chúa. Amen.


Phêrô Antôn Nguyễn Văn Sơn op

Mùa Vọng đă về, hăy dọn tâm hồn đón Chúa
(Mc 13, 33-37)

Mùa vọng đến, một năm phụng vụ mới bắt đầu. Lời nhắn nhủ đầu tiên mà Giáo Hội gửi đến cho mỗi người là hăy tỉnh thức.

Theo ḍng lịch sử thánh, tỉnh thức để trông chờ Đấng Cứu Thế sẽ đến. Dân Do Thái xưa sau bao nhiêu năm lưu đày và bị đô hộ, đang trông đợi Đấng Giải phóng mà Thiên Chúa hứa ban. H́nh ảnh đó đă được Giáo Hội nhắc lại ở đầu mùa vọng, dưới một chiều kích khác để mời gọi mọi người tín hữu hăy luôn tỉnh thức. Nghĩa là hăy biết mở ḷng và sống xứng đáng với niềm tin của ḿnh để đón nhận Chúa qua những biến cố của cuộc sống hàng ngày.

Sự tỉnh thức mà tŕnh thuật Tin Mừng của Thánh Mác-cô là sự tỉnh thức đối với bổn phận của ḿnh, “như người kia trẩy đi xa để nhà lại, và cho tôi tớ quyền hành, vậy anh em hăy tỉnh thức v́ không biết giờ nào chủ nhà đến”

Nơi trần thế chúng ta phải sống giữa những cơn thủ thách và đầy sự cám dỗ. Cám dỗ trần thế dễ lôi kéo người ta lạc xa đường lối Chúa, quên cả việc Người đến để đem ơn cứu độ. Vả lại, dù sống trong ân sủng, chúng ta vẫn không thoát khỏi bản tính yếu đối.

Bởi vậy, tỉnh thức là luôn cảnh giác và đề pḥng các xu hướng xấu và sự dữ. Khi mà người người đang hy vọng và nỗ lực xây dựng một thế giới tốt đẹp, cả thế giới và cách riêng hàng ngàn người đang sống và làm việc tại trung tâm thương mại ở Mỹ hôm xảy ra sự kiện 11/09/2001, hai máy bay khủng bố đâm vào ṭa nhà tháp đôi làm sụp đổ và thiệt hại đến bi thảm đă xảy ra ngay đầu thiên niên kỷ. Hay là mới đây cả thành phố Hà Nội và một số tỉnh phía bắc đă bị ngập trong biển nước mênh mông gây nên những thiệt hại lớn cả về người và của.

Mặc dù sống trong sự cảnh báo, môi trường hiện nay vẫn tiếp tục bị xâm phạm nghiêm trọng. Nhiều người vẫn không biết hay làm ngơ không cảnh giác rằng cánh rừng hôm nay bị chặt phá, sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Ngày mai đây sẽ biến thành sa mạc nắng hạn và gây lũ lụt cho nhiều nơi.

Hiện nay, với việc sử dụng phổ biến vi tính, sự cảnh giác về tinh thần trách nhiệm c̣n cần thiết hơn. Một ông bố chiều chuộng và sắm cho cậu quư tử một bộ vi tính. Ong tin tưởng vào sự chăm chỉ học tập của cậu nhưng đến một hôm ông mới phát hiện ra cậu chỉ ham chơi game và xem các chương tŕnh giải trí không lành mạnh…

Đâu là giờ ông chủ về ? Đâu là giờ Chúa đến đối với mỗi người và mọi người th́ không ai biết được. Nhưng ơn Chúa sẽ giúp ta tỉnh thức nên ta phải biết mở cơi ḷng ra để đón nhận Chúa bằng cách sử dụng tự do để chu toàn trách nhiệm đối với bản thân, và vượt lên trước những cám dỗ mời mọc của xă hội hôm nay.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin đánh thức con. Xin đưa con ra khỏi cơn mê mà tự sức con không sao thoát được. Xin đừng ngại đánh thức con bằng những biến cố đôi khi mạnh mẽ, nhưng xin cho con thấy bàn tay Chúa nhân từ đang cắt tỉa con v́ yêu con. Xin cho con biết mở cơi ḷng ra để đón nhận Chúa qua những người bất hạnh, để con biết cảm thông chia sẻ và biết rung động trái tim trước những người đau khổ. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh G̣-Vấp)

HĂY TỈNH THỨC
Mc 13: 33-37

“Đồng xu rơi” (thành ngữ này có nghĩa là chợt hiểu ra). Đó là cụm từ một phụ nữ ở Maine trong đợt tĩnh tâm của giáo xứ đă dùng để tóm kết bài Tin Mừng hôm nay. Tôi chưa nghe thành ngữ này bao giờ mà cũng chẳng biết nguồn gốc của nó xuất phát từ đâu. Dường như thành ngữ này đă có từ “xa xưa” khi những đồng xu được sử dụng trong những thiết bị như cái cân nơi công cộng. Những đồng xu có thể đă được sử dụng. Sau khi thả đồng xu vào máy, người ta phải chờ một chút cho đến khi “đồng xu rơi xuống” và rồi cái cân cho biết ḿnh nặng bao nhiêu.

V́ thế, thuật ngữ trên ám chỉ việc nhận ra điều ǵ đó sau một một lúc băn khoăn và chờ đợi. Có một sự liên hệ trong tiểu thuyết của Nigel Balchin, trong đó nhân vật thủ vai chính nói rằng, “Tôi ngồi suy nghĩ một lúc sau đó mới chợt hiểu ra”. Chúng ta hăy trở lại Mùa Vọng và bài Tin mừng hôm nay để xem “chợt hiểu” như thế nào.

Với năm phụng vụ mới này, chúng ta bắt đầu những bài đọc Chúa Nhật trong Tin Mừng của thánh Máccô. Đây có thể là sự khởi đầu của năm phụng vụ, nhưng Tin mừng Máccô bắt đầu từ đâu? Bài đọc hôm nay không bắt đầu năm phụng vụ của chúng ta với chương thứ nhất, câu một, nhưng đoạn văn hôm nay là phần kế cuối của Tin Mừng Máccô.

Bối cảnh của đoạn Tin Mừng hôm nay: Chúa Giêsu vào Giêrusalem (11,1), nơi đó Người sắp kết thúc sứ vụ công khai của ḿnh. Người khép lại cuộc sống phụng tự trong Đền thờ (11,15) và bước vào cuộc tranh luận với các thầy dạy truyền thống đức tin (12,12). Sau đó, từ trên núi Ôliu, Người tiên báo sự sụp đổ của thành Giêrusalem và ngày tận cùng của thế giới (13,1).

Bài Tin mừng được chọn đọc hôm nay kết thúc lời giảng dạy của Chúa Giêsu với các môn đệ. V́ vâng lời Chúa Cha và trao hiến chính ḿnh trên thập giá, Chúa Giêsu sắp rời xa các môn đệ. Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu liên hệ sự ra đi của Ngài với “người trẩy đi phương xa”. Ông chủ đang rời xa, nhưng chắc chắn ông sẽ trở lại; dù những người đầy tớ được trao trách nhiệm trông coi nhà cửa không biết khi nào ông chủ về. Có một điều chắc chắn là khi ông chủ trở về ông muốn thấy nhà ḿnh ngăn nắp và đầy tớ của ông c̣n tỉnh thức. Họ phải luôn luôn tỉnh thức.

Mùa vọng đă bắt đầu và chúng ta cần được điều này nhắc nhở rằng Chúa Giêsu sẽ trở lại, v́ ai trong chúng ta đă không từng có lúc ngủ quên trong việc phục sự Chúa? Dụ ngôn này nhắc chúng ta ư thức đầy đủ về sự sẵn sàng của người môn đệ. Đồng xu sẽ rơi xuống và chúng ta cần phải tỉnh thức cho đến giây phút chắc chắn đó trong cuộc đời ḿnh.

Có vẻ như thánh Máccô đang nói về một biến cố tương lai. Nhưng ngài lại không lưu tâm đến tương lai v́ ngài đang muốn nói và nhấn mạnh với cộng đoàn của ngài về thái độ của một Kitô hữu đối với hiện tại. Thánh Máccô nhắc lại một dụ ngôn mà Chúa Giêsu đă kể để giúp thính giả không những chuẩn bị cho sự trở lại của Chúa Giêsu; mà c̣n đáp lại sứ điệp của Người ngay lúc đó.

Nếu dụ ngôn chỉ đơn thuần muốn cảnh giác các Kitô hữu hăy tỉnh thức, th́ hóa ra sự nhấn mạnh đó chỉ tập trung vào người giữ cửa, v́ anh ta là người đón ông chủ vào. Vậy, mục đích và nhiệm vụ của những người đầy tớ khác là ǵ? Chẳng lẽ họ chỉ là những nhân vật phụ trong bối cảnh của câu chuyện này sao? Thánh Máccô có lẽ đang nghĩ đến cộng đoàn rộng lớn hơn của ngài – tất cả những người “đầy tớ” trong Giáo hội lănh trách nhiệm của ḿnh và họ phải được động viên để luôn cảnh giác. V́ thế, những hàng cuối của dụ ngôn là, “điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: phải canh thức!" Những lời kết thúc của Chúa Giêsu như nói với tất cả những người tin sau này rằng hăy tỉnh thức.

Tin mừng của thánh Máccô dẫn đến tŕnh thuật cuộc Khổ nạn. Sau khi ở Caesarea Philippi, chúng ta tiếp tục cuộc hành tŕnh với Chúa Giêsu về Giêrusalem, nơi đó Người hoàn tất chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Với dụ ngôn trong Tin mừng hôm nay, thánh Máccô tóm kết diễn từ khải huyền dành cho cộng đoàn của ngài. Bây giờ thánh sử sẵn sàng thuật lại những sự kiện dẫn đến Cuộc Khổ Nạn. V́ vậy, lời khuyên sau cùng của đoạn Tin mừng ngày hôm nay thật ư nghĩa đối với chúng ta. Chúng ta được cảnh báo “hăy tỉnh thức”. Tất nhiên, đó là sự nhấn mạnh về việc tỉnh thức và sự chuẩn bị đón ông chủ trở về.

Nhưng có lẽ thánh Máccô cũng đang nhấn mạnh ư nghĩa về những ǵ đang xảy ra. Ngài kêu gọi chúng ta “hăy tỉnh thức”. Những sự kiện lớn lao diễn ra đều có ư nghĩa sâu sắc đối với mỗi người chúng ta. Hôm nay đă bắt đầu mùa Vọng, nhưng cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu được liên hệ với mùa này nhằm giữ chúng ta trong tư thế sẵn sàng và lưu tâm đến những ǵ mà Đức Giêsu đă yêu cầu các môn đệ: sự tỉnh thức, ḷng trung thành và phục vụ hy sinh v́ danh Người.

Nhiều người mới hoán cải trong các giáo xứ sẵn sàng chia sẻ niềm phấn khởi của cuộc trở lại của ḿnh. Nghi thức Khai tâm Kitô giáo cho người lớn là một tiến tŕnh mà ở đó không chỉ dẫn họ vào trong Giáo hội mà c̣n thắp lên trong cuộc đời của họ một ngọn lửa niềm tin nồng ấm. Khi nghe các câu chuyện của những người mới trở lại, người ta hy vọng rằng niềm tin của họ sẽ giữ được niềm phấn khởi và sự sống động măi như hiện nay. Nhưng họ và chúng ta dễ dàng bị cuốn vào nếp thường ngày và những phỏng đoán trong lời nguyện cũng như các thực hành đức tin.

Mùa Vọng bắt đầu với lời kêu gọi tỉnh thức, mời gọi và thôi thúc chúng ta tự vấn: “Tôi phải nhạy bén thế nào với Thiên Chúa trong cuộc sống thường ngày?” Chúng ta biết rằng ḿnh đang mong chờ cuộc quang lâm của Thiên Chúa trong tương lai, trong khi đó, tôi tỉnh thức ra sao với sự hiện diện của Người ngay ở đây và lúc này trong cuộc đời tôi? Chúng ta tin Chúa Giêsu vẫn đang hiện diện ở giữa chúng ta. Chính niềm tin đó hôm nay đă qui tụ chúng ta quanh bàn thờ để nghe lời của Người và lănh nhận Ḿnh và Máu của Người để giúp chúng ta luôn cảnh giác và thức tỉnh chúng ta nếu chúng ta đang ngủ quên. Một lần nữa, chúng ta được nhắc nhở, “đồng xu sẽ rơi”.

Một người khác trong đợt tĩnh tâm đó đă thuật lại về những ǵ mà người mẹ 85 tuổi của chị mới nói với chị: “Cuộc đời của mẹ qua đi quá nhanh!” Ngẫm nghĩ về câu nói của mẹ, chị chia sẻ rằng, “Một ngày nào đó tôi cũng sẽ nói như vậy, v́ thế, bây giờ tôi cần làm những ǵ phải làm, v́ tôi đang c̣n có thời gian.” Đó là một quyết tâm Mùa Vọng mà tôi từng được nghe.

Trong ánh sáng của bài Tin mừng hôm nay, người phụ nữ mô tả sự “chờ đợi chủ động”. Tựa như lau nhà khi tôi chuẩn bị đón khách đến. Điều đó khác với sự “chờ đợi thụ động”, nghĩa là chỉ để cho thời gian trôi qua mà không tập trung và cũng chẳng tỉnh thức như Tin mừng đ̣i chúng ta. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta hăy ư thức trách nhiệm khi chúng ta sống trong “thời gian sẵn sàng và sắp tới”. Người Dothái chờ đợi với ḷng khao khát sự xuất hiện của Đấng Mêsia. Chúng ta tin rằng Người đă đến, nhưng bây giờ chúng ta đang chờ đợi tích cực, sự chờ đợi đó được duy tŕ bởi niềm tin và hy vọng của chúng ta rằng Chúa Giêsu, Người đă đến và sẽ lại đến.

Hăy để ư cách Chúa Giêsu lặp lại yêu cầu “hăy tỉnh thức”. Nếu chúng ta đang cố gắng sẵn sàng mọi lúc, chúng ta sẽ gặp được Đức Kitô khi Người đến mỗi ngày. Đó là v́ giây phút hiện tại là cơ hội. Thời gian trong Kinh thánh có thể được diễn tả theo cách mà chúng ta thường nói đến. Chúng ta nh́n vào đồng hồ và nói, “11 giờ sáng”. Đó là giờ “chronos” trong tiếng Hylạp, nó chỉ phút, giờ, ngày, v.v… Nhưng trong Kinh thánh c̣n có giờ “kairos” – một thời cơ đặc biệt; một khoảnh khắc mà một điều không mong đợi lại xảy ra và làm thay đổi những công việc hằng ngày của chúng ta, hoặc thời khắc đó đưa chúng ta đến một thời cơ. Tin mừng đang nói về thời gian “kairos” và khiến chúng ta ngẫm nghĩ: có phải tôi chỉ đang chỉ giờ, bận rộn chờ đợi thứ tương lai xa rời với hiện thực. Hoặc tôi có cảm giác rằng hiện tại có những thời cơ, và v́ thế, tôi cứ đưa mắt nh́n để đáp lại những khả năng đó khi nó đến?

Trong thời gian giao mùa này tôi có thực sự đang đi t́m những phương thế để thức tỉnh và giữ cho ḿnh biết ư thức để tôi có thể nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu khi Người đi vào trong cuộc đời tôi – vào một khoảnh khắc kairos nào đó hay không? Những người trong đợt tĩnh tâm ở Maine đă nhận thấy tĩnh tâm là một cách để tự ḿnh cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Kitô trong cuộc đời của họ. Những người khác lại dành thời gian cho việc đọc bài chia sẻ, suy niệm hoặc dành thời gian nghe giảng trong nhà thờ, thực hành một nghi thức sám hối mùa Vọng, hoặc t́m nơi ăn chốn ở và áo quần cho những người vô gia cư, hay dạy thêm cho những trẻ em trong thành phố và những khoảnh khắc khác với những khả năng thời cơ kairos. Một cách nào đó những người này đang tỉnh thức và sẵn sàng cho đến khi “đồng xu rơi”. 


Học viện Đaminh

PHẢI TỈNH THỨC
Mc 13: 33-37

Hằng ngày, chúng ta vẫn thường nghe thông tin về những trận động đất, những vụ tông xe, những tai nạn bất ngờ cướp đi sinh mạng của nhiều người. Chúng ta cảm thấy thương tâm cho những phận người xấu số phải đột ngột từ giă cơi đời.

Làm người ai cũng phải chết, đó là một lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, cái chết đến lúc nào th́ không một ai trong chúng ta có thể biết được. V́ thế, qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa đă gửi đến chúng ta một thông điệp: “Phải canh thức”.

Chúng ta tin rằng Chúa sẽ ngự đến trong ngày tận thế để phán xét kẻ sống và kẻ chết, và hơn nữa, Người sẽ đến với mỗi người chúng ta khi chúng ta nhắm mắt ĺa đời. Chúng ta có thể ra đi hôm nay, ngày mai hay một thời gian nữa. V́ vậy, bất cứ giờ phút nào chúng ta cũng phải sẵn sàng để gặp Chúa. Cả cuộc đời chúng ta phải là một sự chuẩn bị không ngừng cho giờ phút quan trọng đó. Lời Chúa nhắn nhủ các môn đệ năm xưa cũng là lời nhắn nhủ chúng ta hôm nay: anh em phải tỉnh thức, v́ chúng ta không biết khi nào thời ấy đến.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu chỉ rơ thái độ cần phải có để chờ Chúa đến, đó là tỉnh thức sẵn sàng, v́ Người sẽ đến rất bất ngờ. Tỉnh thức và sẵn sàng quả thực là một giáo huấn quan trọng của Chúa. Tất cả các tác giả Tin Mừng Nhất Lăm đă ghi lại giáo huấn này. Hôm nay, một lần nữa, Chúa nhắc nhở chúng ta phải canh thức, sẵn sàng mở của cho ông chủ bất cứ giờ nào ông về, dù lúc đó là lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng.

Tỉnh thức là luôn ở trong tư thế đang hoàn trọn bổn phận của người tôi tớ v́ ḷng yêu mến chủ. Tuy nhiên, sống giữa cuộc đời phù hoa, chúng ta thường mải mê với những ǵ thuộc về thế gian mà quên đi bổn phận của ḿnh. Hơn nữa, v́ kiêu ngạo, chúng ta thường cậy vào tài năng, sức khỏe, tiền bạc… để vui sống và thỏa măn với những hạnh phúc chóng qua ở đời này, mà quên rằng một ngày kia chúng ta sẽ phải gặp Chúa và sẽ phải trả lẽ trước mặt Người. Hăy thức tỉnh để nhận ra sự mỏng manh của phận người mà trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Chúa  là Thiên Chúa vĩ đại và là Đấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang. (Tt 2, 13).

Nói về thức tỉnh, thánh Phêrô cũng dạy chúng ta: “Anh em hăy chuẩn bị ḷng trí, hăy tỉnh thức, hăy hoàn toàn đặt niềm trông cậy vào ân sủng sẽ được mang đến cho anh em trong ngày Đức Giêsu Kitô tỏ hiện. Như những người con biết vâng phục, anh em đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh em c̣n mê muội. Anh em hăy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đă kêu gọi anh em, v́ có lời Kinh Thánh chép: Hăy sống thánh thiện, v́ Ta là Đấng Thánh.(1Pr 1, 13-16).

Chúa không muốn chúng ta đợi chờ cách thụ động, nhưng thức tỉnh phải là động lực để chúng ta luôn sống có trách nhiệm với bản thân, gia đ́nh và xă hội. Càng thức tỉnh, chúng ta càng phải nỗ lực chu toàn bổn phận là dấn thân xây dựng bản thân nên hoàn thiện, xây dựng gia đ́nh thêm hạnh phúc, và xă hội thăng tiến trong t́nh yêu Thiên Chúa.

Lời Chúa hôm nay, một lần nữa giúp chúng ta tự vấn bản thân xem chúng ta đă thức tỉnh chưa ? Chúng ta đang bước đi trong ánh sáng lời Chúa với lương tâm trong sạch hay đang ù ĺ trong bóng đêm tội lỗi ? Nếu Chúa đến với chúng ta lúc này, liệu chúng con có sẵn sàng ra đón Chúa để được vào hưởng vinh quang Thiên đàng không?

Mùa Vọng là mùa đặc biệt để tỉnh thức và cầu nguyện trông chờ đức Kitô đến; Mùa Vọng là thời gian cho chúng ta hy vọng ; Và Đức Kitô chính là hy vọng của chúng ta.

Lạy Chúa, Chúa dạy phải thức tỉnh, nhưng hầu như chúng con chưa đáp lại lời Chúa mời gọi, khi đang mải mê với sự đời mà quên đi rằng Chúa sẽ gọi chúng con bất cứ lúc nào và chúng con phải trả lẽ trước mặt Chúa. Xin cho trong từng giây phút cuộc đời, chúng con luôn biết sẵn sàng đón Chúa ngự đến.

Gợi ư : Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đă thực hành lời Chúa dạy: “Phải tỉnh thức” như thế nào ? Chúng ta có quyết tâm ǵ cho Mùa Vọng năm nay ?

Lm. Jude Siciliano, OP.

Hăy tỉnh thức đợi chờ Chúa đến

Is 63,16b-17.19b; 64,2b-7; 1Cr 1,3-9; Mc 13,33-37

 

Kính thưa quư vị,

Vào ngày 3 tháng 11 khi đang ở khu mua sắm, tôi thấy ở ngay lối vào cửa hàng có một chiếc bàn và thùng thư đặt sẵn đó. Ở đấy, bọn trẻ đang viết thư cho ông già Noel, liệt kê những món quà mà chúng muốn có vào ngày lễ Giáng Sinh. Những lối ra vào chính của khu mua sắm được bày biện trang trí với những dây treo và ṿng hoa Giáng Sinh. Hôm đó, tôi nghe bài hát Giáng Sinh đầu tiên - hơn một tháng rưỡi trước lễ Giáng Sinh ! Bài hát nói lên sự vội vă của mùa này !

Hôm nay, Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng, chúng ta bắt đầu năm phụng vụ mới. Mùa này giúp chúng ta sống chậm lại và có được cái nh́n Kitô giáo về thời gian. Lưy ư rằng các bài đọc hôm nay không nói về việc Đức Kitô đến lần thứ nhất, tức là việc Người sinh ra ở Bêlem, nhưng về việc Đức Kitô đến lần thứ hai, nghĩa là ngày Chúa quang lâm. Chúa nhật thứ hai và thứ ba Mùa Vọng sẽ tập trung nói về thánh Gioan Tẩy Giả và sứ điệp của thánh nhân mời gọi dọn đường cho Chúa. Rồi đến Chúa nhật thứ tư, chúng ta sẽ tập trung vào biến cố Đức Giêsu giáng sinh, bắt đầu bằng lễ Truyền Tin.

Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng cũng là ngày cuối cùng của tháng 11, đồng thời là  khởi đầu của tháng 12. Thời điểm này báo hiệu không phải việc Đức Kitô ngự đến, mà là sự khởi đầu của các ngày lễ lạc, tiệc tùng và tặng quà cho nhau. Trong thế giới chúng ta đang sống, Mùa Vọng xem ra là mùa Giáng Sinh rồi và mức lợi nhuận mùa Giáng Sinh đă được công bố trên báo chí trang mục kinh doanh rồi. Chúng ta sẽ nghe thấy tiếng chuông Giáng Sinh vui tai nhưng rồi cũng trở nên nhàm chán trong các cửa tiệm hay khu mua sắm. Trong khi đó ở nhà thờ, không khí của mùa này lại khác hẳn: những bài thánh ca trang nghiêm, các bài đọc Sách Thánh, các băng rôn và sắc màu phụng vụ, giúp chúng ta “dọn đường cho Chúa đến”.

Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta về những việc Thiên Chúa đă làm xưa kia, không phải để hoài niệm, nhưng để giúp chúng ta hướng đến tương lai với niềm hy vọng. Tương lai không có nghĩa là ta kéo dài t́nh trạng hiện tại; những ǵ đang diễn ra lúc này không cho ta biết được tương lai sẽ ra sao. Những hoàn cảnh hiện tại chưa chắc bảo đảm được sự thành toàn tương lai. Suốt Mùa Vọng,  chúng ta học cách “trông cậy khi không c̣n ǵ để cậy trông” (Rm 4,18).

Dân Israel khi lưu đày đă không c̣n hy vọng được phục hưng và trở về quê hương. Thời kỳ lưu đày Babylon kéo dài khoảng 50 năm và trong hoàn cảnh ấy, những người lưu đày này chẳng có lư do ǵ để hy vọng. Dù họ tội lỗi (“tội chúng con phạm tựa cơn gió cuốn chúng con đi”), th́ lời cầu nguyện của dân Israel gợi nhớ việc Thiên Chúa sáng tạo con người (“Lạy Đức Chúa, Ngài mới là Cha, là Đấng cứu chuộc chúng con, danh Ngài thật bền vững”) và việc Thiên Chúa giải thoát họ khỏi kiếp nô lệ thế nào. Lời cầu nguyện đó cho thấy rằng không phải những người nô lệ cũng không phải chúng ta có thể tự cứu ḿnh khỏi t́nh trạng hiện tại của ḿnh. Ngày nay c̣n nhiều người đang phải chịu đau khổ khắp nơi. Thế giới không thể tự trở nên tốt hơn được. Chúng ta cần Thiên Chúa can thiệp: chúng ta cần Mùa Vọng để hy vọng và cần Đức Kitô ngự đến. Chúng ta không thể “chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh” mà lại không cần những điều trên. Chúng ta cần cầu xin Thiên Chúa đến trợ giúp. Chúng ta cần Đấng Mêsia.

Bài Tin Mừng cảnh tỉnh chúng ta và khẳng định chắc chắn rằng ông chủ sẽ trở về để đ̣i lại quyền hành của ông. Đoạn này nằm trong phần được gọi là “Tiểu Khải Huyền”, nghĩa là một “mạc khải” được thu nhỏ. Bản văn Kinh Thánh giúp chúng ta sống Mùa Vọng. Không phải chúng ta đang chờ Hài Nhi Giêsu lại sinh ra cho bằng mong đợi Người quang lâm. Người chính là ông chủ bất ngờ đến với cuộc đời ta vào giữa đêm khuya lúc ta c̣n đang mê ngủ. Các công việc thường ngày của chúng ta bị đảo lộn khi Thiên Chúa đi vào thế giới chúng ta. Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta đă đặt quá nhiều sự an ổn vào những ǵ có trong tầm tay và xem nó là chắc chắn. Nhưng thế giới quen thuộc ấy của chúng ta có thể dễ dàng sụp đổ, tựa như Mỹ kim thời suy thoái kinh tế vậy. Mùa Vọng chất vấn xem mảnh đất ta đang đứng vững chắc đến mức nào? Khi Thiên Chúa bước vào đời ta, tính tự phụ của ta sẽ không c̣n đất đứng.

Chẳng phải là chúng ta đang cảm thấy thế giới suy tàn này không phải là điều Thiên Chúa muốn dành cho chúng ta sao? Thiên Chúa có kế hoạch thiết lập một thế giới khác nhờ Đức Giêsu Kitô. Ai sẵn sàng và tỉnh thức th́ biết khi nào Thiên Chúa đến và biết cách đáp trả trước sự hiện diện của Người. Mùa Vọng thức tỉnh chúng ta để nhận ra rằng chúng ta đă đầu tư của cải của ḿnh không đúng chỗ và sẽ không dẫn ta đến ngơ cụt. Ông chủ, người mà chúng ta phục vụ, đang đến để giúp chúng ta tỉnh dậy khỏi cơn ngủ mê, ngơ hầu có thể gạt bỏ thế giới sai lạc này sang một bên và kiến tạo căn nhà của chúng ta trên nền móng đá tảng. “Thiên Chúa là Đấng trung tín” - đó là lời thánh Phaolô sẽ đồng hành với chúng ta khi chúng ta muốn thay đổi hay điều chỉnh nếp sống ḿnh. Đây chính là Thiên Chúa mà ngôn sứ Isaia hoạ lên khi ông h́nh dung chúng ta như đất sét được Thiên Chúa, người thợ gốm, nặn h́nh, đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng “chúng ta là công tŕnh do tay Chúa tác tạo”.

Đoạn Tin Mừng theo thánh Máccô hôm nay nói về  thời buổi khó khăn. Đoạn này hoàn toàn đúng với hoàn cảnh cộng đoàn mà thánh Máccô viết cho. Chúng ta có thể kể ra vài khó khăn mà cộng đoàn Kitô hữu thời sơ khai phải đối diện: Giêrusalem bị phá hủy năm 70, các Kitô hữu bị các nhà cầm quyền chính trị và tôn giáo bách hại, niềm tin mới lạ chia rẽ các gia đ́nh, các ngôn sứ giả tiên báo việc trở lại của Đức Kitô sắp xảy ra. Ai có thể trách được những Kitô hữu tiên khởi khi họ đặt những câu hỏi: “Giờ này Đức Giêsu ở đâu, chúng con đang cần Người? Người đă quên chúng con rồi sao? Khi nào Người trở lại?”

Những tín hữu thời nay như chúng ta có thể đặt ra  những câu hỏi này khi nền tảng của thế giới chúng ta bị lung lay bởi cái chết, ly dị, bệnh dịch, con cái nghiện ngập, thất nghiệp kéo dài ... Bài Tin Mừng hôm nay củng cố đức tin người tín hữu đang đối diện với những khó khăn. Dẫu có biết bao khó khăn họ gặp phải, dụ ngôn này khẳng định chắc chắn với họ rằng Đức Giêsu sẽ trở lại và chấm dứt đau khổ của họ. Lời cảnh báo “phải coi chừng! phải tỉnh thức!” sẽ tác động họ mỗi ngày. “Có lẽ hôm nay là ngày Đức Giêsu trở lại”. Sự mong đợi và niềm hy vọng đó sẽ gia tăng sức mạnh cho họ “trong thời điểm hiện tại.”

C̣n chúng ta, tất cả những tháng năm c̣n lại th́ sao? Sống trong đất nước phát triển, chúng ta có thể không phải trải qua những ǵ mà cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi phải đối diện vào thời thánh Máccô. Nhưng một số cộng đoàn trên thế giới và một vài cá nhân chúng ta chắc chắn đang rơi vào t́nh trạng đó. Rất nhiều Kitô hữu và những người thiện chí đang phải vật lộn với bao hoang mang và đau khổ.

Chúng ta cùng cầu nguyện với những người đang tuyệt vọng trên thế giới ngày nay. Chúng ta cũng gắn bó với niềm hy vọng mà Mùa Vọng mang đến và tin tưởng rằng Thiên Chúa luôn ấp ủ tất cả mọi người trong ṿng tay yêu thương của Người. Không có ǵ nằm ngoài sự chăm sóc của Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể đến bất cứ lúc nào để trợ giúp chúng ta. Có nhiều thứ cản trở cuộc sống thường nhật của chúng ta và có thể làm chúng ta vô cảm trước nỗi đau của tha nhân. Vâng theo lệnh truyền của Đức Giêsu “phải coi chừng! phải tỉnh thức!” sẽ giúp chúng ta giữ vững được niềm tin vào t́nh yêu Thiên Chúa và tỉnh thức với sự can thiệp của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày của ḿnh.

Tỉnh thức giúp chúng ta trưởng thành về đời sống tâm linh. Chúng ta sẽ cảm thông hơn với nỗi đau của tha nhân khi chúng ta bắt đầu để ư tới điều làm họ đau ḷng. Với thái độ tỉnh thức và lưu tâm đến thế giới xung quanh, chúng ta có thể tỉnh thức về việc Đức Kitô đă và đang đến.

Mùa Vọng giúp chúng ta luôn tỉnh thức đợi chờ ngày Đức Kitô trở lại. Tuy nhiên, Mùa Vọng vẫn phải là mùa của khoảnh khắc hiện tại, v́ Thiên Chúa đă ở giữa chúng ta và c̣n tiếp tục ở lại với chúng ta. Khi Mùa Vọng kết thúc, chúng ta sẽ cử hành việc Đức Kitô mặc lấy xác phàm và ở giữa chúng ta. Lúc này đây, bí tích Thánh Thể giúp chúng ta dọn đường cho Đức Kitô, và với Lời Chúa, chúng ta có thể mở rộng cặp mắt đôi tai ḿnh để nhận ra sự hiện diện của Người đă ở giữa chúng ta.