Năm A

 
 

Chúa Nhật XXXIV Thường Niên - Năm A
LỄ CHÚA KITÔ VUA

Ed 34,11-12.15-17 ; 1 Cr 15, 20-26.28 ; Mt 25, 31-46
 

An Phong op : Chúa Giêsu, Vua T́nh Yêu

Như Hạ op : Sức Mạnh Giải Thoát

Fr. Jude Siciliano, op : Thiên Chúa xét xử dựa trên t́nh yêu

Fr. Jude Siciliano, op : Nước trời dành cho người biết yêu mến anh em

G. Nguyễn Cao Luật op : Ông Vua Là Người Nghèo

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Vua T́nh Yêu

Đaminh Nguyễn Đức Phú, op : Chiên hay dê, người lành kẻ dữ

Lời Chúa Và Thánh Thể : Yêu thương là dấu chỉ của người môn đệ

Đaminh Phạm Thanh Cao op : Ai giúp kẻ bé mọn này là giúp cho chính ta

Fr. Jude Siciliano, op : Vị Vua của người sống đời phục vụ

HV. Đaminh, G̣ Vấp : Vương quốc t́nh yêu

Fr. Jude Siciliano, op: Đức Giêsu, vua của những tâm hồn nhân từ

 

 
An Phong op

Chúa Giêsu, Vua T́nh Yêu
Mt 25:1-13

Bài Tin mừng hôm nay tường thuật về cuộc phán xử cuối cùng. Như người chủ chăn phân tách chiên khỏi dê thế nào, th́ Con Người cũng sẽ phân tách người lành khỏi kẻ ác như thế; tùy theo những công việc bé nhỏ mà họ đă làm cho một trong những người bé nhỏ nhất.

- Dường như chỉ có một tiêu chuẩn duy nhất để phán xử, đó là "mến Chúa, yêu người"; hay nói cách khác, mến Chúa qua yêu người và yêu người tức là mến Chúa. Kitô giáo vốn là một "đạo yêu nhau"; con người bị (được) phán xử theo t́nh yêu.

- Dường như những thiếu xót v́ thờ ơ với việc nhà thờ nhà thánh, v́ mê tín dị đoan, v́ mê đắm điều phàm tục… xem ra c̣n nhẹ tội hơn là không giúp đỡ một người anh em bé nhỏ. Thiên Chúa nghiêm khắc với những ai không có ḷng trắc ẩn.

- Dường như trong ngày lễ Chúa Giêsu là Vua vũ trụ, bài Tin mừng về ngày phán xử cuối cùng được đọc lên như là một nhắc nhở : "Thiên Chúa là Vua T́nh yêu, vinh quang của Ngài là con người được sống và sống hạnh phúc" (thánh Irênê). Có lẽ Ngài không cần "nhang khói" tế tự, Ngài cần một tấm ḷng. Bởi lẽ "Thiên Chúa t́m kiếm vinh quang không phải cho chính ḿnh mà là cho chúng ta" (thánh Tôma Aquinô). Một vị Thiên Chúa t́nh yêu, đầy ḷng trắc ẩn, hẳn sẽ vui ḷng khi nhận ra lễ dâng là tấm ḷng vị tha, bác ái.

- Nhưng, "nói bác ái" th́ dễ, mà "thực hành bác ái" lại chẳng dễ chút nào; chẳng hạn :

* Cho một người nghèo năm ba ngàn đồng c̣n dễ hơn là cho một nụ cười trong bất cứ t́nh huống nào lại không dễ;

* Ra tay bảo vệ một người cô thế cô thân, đang bị ức hiếp (một hành vi anh hùng!), điều đó xem ra dễ hơn phải chịu đựng sự quấy rầy khó chịu của người khác.

* Một việc bác ái chẳng gây tổn hại ǵ quyền lợi của ta, ta làm được. Nhưng nếu việc bác ái đụng chạm đến "cái dạ dày của ta", ta sẽ phải ngần ngại đắn đo.

* Khi ta gặp khó khăn, ta dễ cảm thấy "quyền được hưởng bác ái". Khi người khác gặp khó khăn, ta không dễ cảm thấy "nghĩa vụ thi hành bác ái".

Lạy Chúa,
xin cho chúng con biết bước theo Vua T́nh Yêu :
để, mỗi ngày một chút,
chúng con biết thi hành những điều bé nhỏ
cho những người bé nhỏ.


Như Hạ op

SỨC MẠNH GIẢI THOÁT
Mt 25:1-13

Con người vẫn c̣n là một mầu nhiệm. Câu trả lời không thể t́m thấy trong những nỗ lực khoa học hay triết học. Trái lại, mầu nhiệm con người chỉ có thể được mạc khải trong chính mầu nhiệm Con Thiên Chúa

ĐỨC GIÊSU LÀ AI ?

Không thể t́m được câu trả lời dứt khoát cho vấn nạn lớn lao này. Nếu nói Đức Giêsu là vua cũng không sai. V́ c̣n h́nh ảnh nào ngoạn mục bằng "khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người" (Mt 25:31). Nhưng nếu nói Người là kẻ khố rách áo ôm cũng chẳng xa thực tế. V́ Người đă đồng hóa với những người bần cùng: "Ta bảo thật các ngươi : mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta vậy" (Mt 25:40).

Làm sao có thể thấy nét hoàng gia quư phái của Đức Giêsu trong những cảnh tồi tàn, đói rách của anh em nghèo khổ ? Nhưng nếu không thấy được như thế, chúng ta dễ bị mù quáng v́ những cám dỗ hời hợt bên ngoài. Chắc chắn từ cái nh́n thiên lệch ấy, chúng ta sẽ có những hành động bất công đối với chính Chúa. Do đó thật không phải dễ khi muốn phóng một cái nh́n vượt trên hoàn cảnh.

Chính đức tin sẽ cho phép chúng ta vượt trên hoàn cảnh để nh́n vào tận giá trị đích thực của tha nhân. Một cái nh́n như thế mang đầy tính cánh chung. Không thể dừng lại ở những nét bên ngoài để đánh giá anh em. Chính cái nh́n ấy sẽ cho thấy không phải Đức Giêsu trong anh em, nhưng anh em chính là Đức Giêsu ta phải phục vụ. Tùy phương cách và mức độ phục vụ, ta sẽ thấy rơ dung nhan Đức Giêsu nơi anh em.

Đức tin biến đổi không những nội tâm, nhưng cả hành động nữa. Chính v́ vậy, khi thúc đẩy chúng ta hành động, Đức Giêsu không nói theo lối dụ ngôn nữa, nhưng nói rất thực tế và cụ thể. Người nhấn mạnh tầm quan trọng phải hành động cho anh em nghèo khổ đến nỗi đă không ngần ngại lặp lại tư tưởng nhiều lần. Có ư thức được tầm quan trọng ấy, mới cố gắng thực hiện tất cả những ǵ đức tin gợi lên. Không có đức tin ấy, rất khó coi người nghèo như anh em. Càng khó hơn nữa khi thi hành mệnh lệnh Chúa để đáp ứng nhu cầu anh em. Bởi đấy, vấn đề không phải là phục vụ bao nhiêu, nhưng là phục vụ như thế nào. Nếu coi họ như Chúa, chúng ta có dám đối xử với họ như vẫn thường đối xử không ? Nếu không nh́n thấy Chúa trong những anh em nghèo khổ như thế, chúng ta có đủ động lực thi hành những việc bác ái cần thiết cho "những anh em bé nhỏ nhất" (Mt 25:40) hay "những người bé nhỏ nhất" (Mt 25:45) không ? Trong việc bác ái, không c̣n phân biệt được biên giới đâu là Chúa đâu là tha nhân. Cả hai đối tượng như quyện tṛn lấy nhau, đến nỗi bên này không thể thiếu vắng bên kia. Cả hai làm thành hai mặt của một đồng tiền, đồng tiền cần thiết để vào Nước Trời.

DẤN THÂN

Sắm được đồng tiền ấy, không đ̣i những hành động anh hùng. Chung quanh ta và hằng ngày ta vẫn tiếp xúc với Chúa hiện thân nơi những người đói khát, trần truồng, tù đầy, đau yếu, mất nhà cửa, người thân v.v. Đối tượng phục vụ quá rơ ràng. Xă hội hôm nay c̣n có những người cần được phục vụ như những người nghiện x́ ke, ma túy, những trẻ em mồ côi, bụi đời, những người bị bỏ rơi, những người mắc bệnh liệt kháng v.v. Đó là nạn nhân của những cơ chế bất công và những lối sống ích kỷ. Chúng ta không c̣n phải thắc mắc "ai là anh em tôi ?" (Lc 10:29), nhưng cần biết phải làm ǵ và ở đâu cần chúng ta phục vụ. Không ai bị gạt ra ngoài đối tượng t́nh yêu và chúng ta phải phục vụ bất cứ ai trong khả năng của ḿnh (x. New International Version:1991) một cách vô điều kiện.

Phục vụ như thế tức là chuẩn bị đón Chúa trở lại trong vinh quang. Phục vụ đă trở thành một hành vi cứu độ. Không thể tŕ hoăn tới ngày mai, nhưng phải làm ngay hôm nay (x.Fahey:1994). Ngày mai luôn luôn quá trễ. Trong việc pḥng chống bệnh dịch cho đồng bào nạn nhân băo lụt chẳng hạn, nếu cứ tŕ hoăn, bao nhiêu sinh mạng sẽ phải hi sinh ? Lấy ǵ bù lại sự mất mát đó ?

Công cuộc từ bi bác ái không thể tùy thuộc tài sản, khả năng hay trí thông minh, cũng không thể ỷ lại vào giáo hội hay chính phủ, nhưng đ̣i cá nhân phải dấn thân lo cho nhu cầu tha nhân (x. New International Version:1991). Không ǵ có thể thay thế cho việc dấn thân đó. Đó là nền tảng mọi giá trị. V́ chính nơi cá nhân mỗi người, Đức Giêsu gặp gỡ những người nghèo khổ, bệnh tật. Đó là nguồn hứng khởi phục vụ.

Phục vụ là công việc của người yếu thế, không xứng đáng với những người chức cao quyền trọng. Nhưng đối với môn đệ Chúa Kitô, "sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối" (2 Cr 12:9). Phục vụ chính là chia sẻ vương quyền với Đức Giêsu, Đấng "đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10:45). Phục vu chính là sức mạnh cứu độ. Nói khác, phục vụ giúp ta vượt qua giới hạn trần gian để vươn tới chiều kích Thiên Chúa.

Nhưng muốn đạt tới chiều kích Thiên Chúa trong việc phục vụ, chúng ta không thể quanh quẩn với những nỗ lực và quan tâm cá nhân. Trái lại, ngay cả khi phục vụ, Đức Giêsu cũng luôn liên kết với Chúa Cha và Thánh Linh. Bởi thế nỗ lực cá nhân cần phải được nhân lên thành sức mạnh cộng đoàn. Chẳng hạn nếu không liên kết thành một khối, làm sao chúng ta có sức mạnh trấn át được bạo vũ cuồng phong. Chỉ trong thế liên kết để phục vụ anh em nghèo khổ, chúng ta mới đạt tới chiều kích sung măn trong Thiên Chúa. Đức Giêsu luôn hiện diện và đang kêu gào trong từng anh em đau khổ đó. Chúng ta hăy cố gắng phục vụ để chia sẻ vương quyền với Người, v́ vương quyền Người chỉ tỏ hiện và hoàn thành trong việc phục vụ. Vương quyền Người bao trùm toàn thể vũ trụ, nên chúng ta càng vững tin và tràn hi vọng khi đến với anh em nghèo khổ. Khi vinh quang Chúa xuất hiện trước mặt muôn dân, chúng ta sẽ thấy tất cả ư nghĩa của việc phục vụ hôm nay.

Sở dĩ hôm nay con người ngày càng mất dần tinh thần phục vụ, v́ trong xă hội đang có "những khuynh hướng phủ nhận hay lăng quên tính cách duy nhất của bản chất và ơn gọi con người như những tạo vật được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa. Khi áp dụng vào cuộc sống, các tài nguyên kỹ thuật đă bỏ qua những thông số căn bản và các tiêu chuẩn nhân chủng và luân lư in sâu vào chính bản tính con người." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 19/11/2002) Đó là lư do tại sao con người không c̣n được phục vụ đúng mức. Nếu nh́n thấy Đức Giêsu nơi người anh em nghèo khổ, chắc chắn sẽ có đủ nghị lực phục vụ và dư sức mạnh thắng lướt những cám dỗ thời đại.

Muốn nâng cao tinh thần phục vụ nơi các bạn trẻ hôm nay, phải trả lời được câu hỏi căn bản : "Con người là ai ?" Muốn giải đáp vấn nạn căn bản đó, cần có một "kế hoạch văn hoá theo chiều hướng Kitô giáo để đem lại cho công cuộc Phúc âm hoá một chiều kích văn hoá sâu sắc và mănh liệt." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 19/11/2002) Có thế, mọi người mới thấy rơ nhân phẩm là nguyên lư xây dựng xă hội và văn minh nhân bản đích thực. Nhờ thế, Giáo hội có thể góp phần xây dựng những giá trị văn hoá thời đại và làm cho những giá trị trong kho tàng văn hoá và tinh thần, nguồn tài nguyên trước tiên của các quốc gia, khỏi lâm ṿng nguy hiểm (x. ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 19/11/2002). Đó là phương cách Giáo hội phục vụ con người. Có phục vụ như thế, Giáo hội mới làm cho mọi người nhận biết vương quyền Đức Kitô như một sức mạnh giải thoát nhân loại.


Fr. Jude Siciliano, op

Thiên Chúa xét xử dựa trên t́nh yêu
(Mt 25, 31- 46)

Thưa quư vị,

Ngày nay nhiều người muốn tránh xa việc đọc kinh thánh. Lư do, họ sợ hiểu lầm nó. Đọc văn bản của thời đại xa xưa, của nền văn hoá khác trong khi chính ḿnh thiếu huấn luyện th́ rất dễ rơi vào lầm lẫn và hậu quả thật tai hại cho ḷng tin của ḿnh. Nhưng nội dung của bài Tin Mừng hôm nay phản bác lư luận nông cạn đó. Dụ ngôn về việc phán xét chung là một câu chuyện quen thuộc, mọi người đều có thể hiểu được. Thậm chí đối với một số người chỉ cần nêu lên tiêu đề "Mt 25" là họ biết ngay vấn đề, tức cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc… Dầu vậy, tính dễ hiểu này không hề làm giảm nhẹ sức mạnh giáo dục của nó. Đối với những ai không muốn đọc kinh thánh với lư lẽ như trên th́ Mark Twain (một nhà văn châm biếm Mỹ nổi tiếng) trả lời thế này: "Điều làm tôi bồn chồn lo lắng, không phải v́ chẳng hiểu kinh thánh, ngược lại chính v́ tôi quá thấm thía về nó". Trong bài Tin mừng buổi lễ hôm nay, Chúa Giêsu mạc khải rơ ràng những bận tâm ưu tiên của Ngài và chúng ta sẽ bị phán xét về những bận tâm đó.

Nói chung có hai phương pháp tiếp cận bản văn. Phương pháp thứ nhất: loài người sẽ bị Thiên Chúa xét xử dựa trên bằng chứng họ đă đối xử thế nào với những kẻ thiếu thốn nhất trong nhân loại. Phương pháp này khai mở nhiều hy vọng cho các tín hữu cũng như người vô đạo, bởi cả hai đều có người tốt, kẻ xấu. Hai nhóm người đứng bên tả, hữu Đức Vua đều ngạc nhiên về các việc họ đă thực hiện hay không cho chính bản thân Ngài. Họ hỏi: "Thưa Chúa, có bao giờ chúng tôi thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống ?" Như vậy, toàn thể nhân loại bất kể có ḷng tin vào Chúa Giêsu hay không, đều phải chịu xét xử, theo điều kiện có đáp ứng hay không đối với nhu cầu cấp thiết của người khác. Người ta có thể không hề nhận biết Chúa Cứu Thế, nhưng nếu thương giúp kẻ đói nghèo, th́ Ngài kể như đă giúp đỡ chính Ngài.

Lối giải nghĩa thứ hai là người ta trên thế gian này sẽ bị phán xét theo cách họ đối xử với các môn đệ Chúa Giêsu. Xin nhớ rơ Ngài đă từng gọi các môn đệ của Ngài là "kẻ bé nhỏ" (10,42; 18-6) hoặc "Những kẻ nhỏ nhất trong nước trời" (11,11). Chúa Giêsu sai phái các môn đệ của Ngài vào thế giới rao giảng triều đại Thiên Chúa và khuyến cáo họ phải dựa vào thính giả để có của ăn, áo mặc và nơi cư trú. Ngài cũng báo trước họ sẽ bị bách hại, bị cầm tù, thậm chí bị giết chết. Như vậy, trong cách tiếp cận này những ai không tiếp đón các môn đệ Chúa Giêsu trong các cuộc truyền giáo của họ sẽ bị xét xử theo như Tin mừng đă mô tả.

Tôi chọn phương án thứ nhất, có tính phổ thông hơn. Nó am hợp với sứ điệp trọng tâm của Chúa Giêsu về những người nghèo khó bị đẩy ra ngoài lề của xă hội. Thêm vào đó, nó thường được ư kiến chung tán đồng. Vậy th́ chúng ta diễn giải bài Tin mừng bằng phương hướng đó.

Theo lệ thường th́ vua quan là những người đứng ra xét xử. Nhưng có một thiếu xót lớn trong kiểu cách này. Vua quan đâu có phải trải qua kinh nghiệm đói khát, bất hạnh mà đa số dân thường phải chịu. V́ thế, ông vua trong dụ ngôn của Tin mừng hôm nay là chính Chúa Giêsu. Ngài đă sống giữa chúng ta, thâú hiểu hết mọi nỗi nhọc nhằn của nhân loại. Những điều Ngài phát biểu trong nội dung bài đọc th́ Ngài đă từng phải kinh qua: đói khát, rét mướt, bắt bớ, lăng mạ. Ngài hiểu quá rơ thế nào là bị loại trừ, thế nào là nỗi lo bệnh tật yếu đau. Chính Ngài đă bị quyền lực đền thờ bắt bớ cầm tù. Cho nên Ngài thúc giục chúng ta đáp ứng thuận lợi những nhu cầu căn bản của người khác, đúng như Ngài đă làm. Chúng ta phải biết suy nghĩ và có trái tim như Chúa Giêsu.

Cứ như quang cảnh cuộc phán xét hôm nay, bằng chứng không dựa trên quan điểm lư thuyết thần học, hay một công việc đ̣i hỏi nhiều cố gắng, học thức. Trái lại, tiêu chuẩn để xét xử rất đơn giản: Liệu chúng ta có quan tâm đến những vấn đề cấp bách của các kẻ nghèo khổ không ? Liệu chúng ta có thoả măn những nhu cầu của người đói, kẻ khát, người ngoại kiều, kẻ trần truồng, đau yếu hay các tù nhân ? Những điều này chẳng có chi mới lạ, chẳng phải là những chỉ dẫn hóc búa cho tầng lớp trí thức. Nó là truyền thống phổ thông trong đức tin Do thái mà Chúa Giêsu đă sống và lớn lên. Bây giờ Ngài công bố cho quảng đại quần chúng.

Thánh Matthêo dùng cùng một từ "bé nhỏ" để nói về những kẻ thiếu thốn, cần đến sự cứu giúp của người khác, như người đă dùng để miêu tả quê hương Bethlehem của Chúa Giêsu. Quê hương đó so với các đô thị khác chẳng có ư nghĩa ǵ. Trích lời tiên tri Mikha, thánh nhân viết : "Phần ngươi hỡi Belem, miền đất Giuđa, ngươi đâu phải là phần đất nhỏ nhất của Giuđa, v́ ngươi là nơi vị lănh tụ chăn dắt Israel dân Ta sẽ ra đời" (2,6). Đây là một thuật ngữ văn chương lạ lùng. Nó tăng cường chiều sâu chân lư đức tin. Những nơi bé nhỏ, nghèo nàn, bị bỏ quên, vô nghĩa, trong thế gian lại là những địa chỉ chúng ta t́m thấy dung nhan vị vua chăn dắt dân Thiên Chúa. chúng ta tin chắc như vậy, và khi chúng ta phục vụ người bé nhỏ nhất trong nhân loại, chúng ta phục vụ chính "con loài người", Đấng sẽ đến để phán xét.

Đạo công giáo đâu phải chỉ là tôn giáo cho cá nhân, mở đàng dẫn lối thiêng liêng một cách riêng tư. Nó c̣n là một tôn giáo của công đồng nhân loại. Nó kêu gọi mọi quốc gia, dân tộc, phải biết đáp ứng nhu cầu của những kẻ thấp cổ bé miệng. Xin hăy nh́n xem thế giới xung quanh và nhận ra sự nghèo khó mênh mông, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, nước uống trong sạch, thuốc men cho người già cả, trẻ con c̣n măng sữa, cơm bánh cho những phần đất đang chịu chiến tranh tàn phá, đói khát, lương bổng hợp lư và điều kiện làm việc tốt hơn. Chung sức chiến đầu chống tai hoạ Aids và các chứng bệnh hiểm nghèo khác. Cùng nhau cộng tác thanh lọc khí trời và bảo toàn thiên nhiên.

Giả tỷ các quốc gia tụ hợp trước tôn nhan Chúa Giêsu hôm nay, Ngài sẽ nói ǵ ? Chắc hẳn là như thế này: "Ta đói, các anh đă không cho ta hạt giống tốt để gieo văi mùa màng. Ta khát các anh đă làm ô nhiễm sông ng̣i. Ta là khách lạ, các anh đă đuổi về quê hương cũ để chịu bắt bớ, giết chóc. Ta trần truồng các anh đă tống ta vào các xí nghiệp chật hẹp để sản xuất quần Jean, áo ấm. Ta bệnh hoạn các anh đă cứa cổ v́ giá thuốc quá cao. Ta ở tù các anh đâu có đấu tranh với các chính phủ độc tài, áp bức. Rồi Ngài cũng phán: "Quả thật, quả thật, ta nói cùng các anh, những chi các anh làm cho một trong các quốc gia bé nhỏ nhất, là các anh làm hay không làm cho chính ta."

Bài đọc hai, trích thơ 1 Côrintô. Bài đọc này cũng đi song hành với hai bài khác tức về thời kỳ tận cùng của lịch sử Cứu độ. Thánh Phaolô bắt đầu bằng ơn sống lại. Chúa Giêsu trỗi dậy từ cơi chết là khởi sự một lối sống mới. Đức tin của Hội thánh neo chặt vào những ḍng mở đầu thơ: "Thưa anh em, Đức Kitô trỗi dậy từ cơi chết mở đường cho những ai đă an giấc ngàn thu." Mặc cho những chứng cớ áp đảo chống lại sự phục sinh chung quanh chúng ta, người tín hữu được Thiên Chúa bảo đảm rằng: từ nay tội lỗi và sự chết không c̣n ở vị thế thượng phong. Như vậy, trong hoàn cảnh hiện thời, chúng ta không nên để cho thói quen xấu đè bẹp khi muốn làm một cuộc cách mạng thay đổi nếp sống, không nên vướng mắc vào cái ṿng luẩn quẩn, dự tính rồi lại thối lui, cải cách tinh thần cho phù hợp với lời dạy của Tin mừng.

Lúc này chúng ta đă có sức mạnh mới hoạt động trong linh hồn. Sức mạnh ấy ban cho linh hồn khả năng tiến tới đời sống mới: "Đức Kitô đă trỗi dây từ cơi chết." Ai đă thực hiện điều đó ? Thiên Chúa, Đấng phán qua ngôn sứ Ezekiel trong bài đọc 1 hôm nay. Ngài chịu trách nhiệm chiến thắng tử thần nơi đức Kitô và toàn thể nhân loại mới. Điều đó chúng ta bất lực , không thể tự ḿnh làm được: "Chính Ta sẽ chăm sóc và dưỡng nuôi chiên của Ta." Bằng chiến thắng vô cùng vinh hiển này, Thiên Chúa sẽ măi măi chăn dắt chúng ta: "Ta sẽ kéo chúng ra khỏi mọi nơi chúng đă bị tản mác, vào ngày mây đen mù mịt."

Đúng là mây đen mù mịt, khi nghe tin người thân thiết qua đời. Trong bóng đêm tối tăm đó, chúng ta dễ dàng vấp ngă và lạc lối. Nhưng xin luôn nhớ Thiên Chúa đă gánh vác công việc, Ngài đă chiến thắng thần chết và bắt đầu một tiến tŕnh mà thánh Phaolô diễn tả " Trong Đức Kitô tất cả mọi người đều được dẫn đến sự sống." Chúng ta đang ở trong thời đại mới. Những sự vật quen thuộc từng được nhận biết đang tiến dần đến kết thúc. Tuy nhiên, khó mà nêu ra những chứng cớ thuyết phục. Khi tôi đang ngồi viết các ḍng chữ này th́ lại có tin một người Palestin khác tự sát nhắm vào đồng bào Is- ra-en của ḿnh. Kết quả là anh ta và 3 người khác đă bị nổ tung, tan xác. Quốc gia Hoa Kỳ đang ráo riết sửa soạn chiến tranh chống Iraq.

Dầu vậy, xin cứ vững ḷng tin. Thánh Phaolô hôm nay đă cho hay thời cánh chung đang dần dần tỏ hiện, khởi sự từ biến cố phục sinh của Đức Kitô, sau đó "mọi quản thần, quyền thần và dũng thần đều sẽ bị Ngài tiêu diệt, trao lại vương quốc cho Thiên Chúa Cha." Cuối cùng như thánh nhân tiết lộ " kẻ thù đáng sợ nhất là tử thần cũng sẽ bị phá huỷ". Tôi hiện sống với hy vọng những điều thánh Phêrô rao giảng sẽ trở thành sự thật, cánh chung sẽ là niềm hoan hỷ cho mọi tín hữu và chính tôi, trong các cố gắng của ḿnh, sẽ nên như nhân tố tích cực khẳng định và nuôi dưỡng giấc mơ phục sinh cho mọi người. Lắng nghe tiếng vọng của Tin mừng hôm nay, Tin mừng hướng dẫn cuộc đời qua bể khổ trần gian, tôi xin t́nh nguyện có mặt để giúp đỡ tăng tốc tiến tŕnh Phaolô "… Trong đức Kitô hết thảy mọi người sẽ được dẫn đưa đến sự sống muôn đời." Amen.


Lm. Jude Siciliano, op (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Nước trời dành cho người biết yêu mến anh em
Mt 25: 31-46

Anh chị em thân mến,

Chúng ta đều biết Thiên Chúa đối với người nghèo khó như thế nào. Trong Kinh Thánh cựu và tân ước có hơn 2 ngàn câu nói về ḷng thương xót của Thiên Chúa đối với người nghèo khó.

Bởi thế, ngôn sứ Êzêkien nói rơ Thiên Chúa không vừa ḷng với giới lănh đạo dân Chúa đă được chọn ra, và Ngài quyết định tự nhận nhiệm vụ chăm sóc những con chiên lạc, bị bệnh tật hay bị thương tích. "Chính Ta sẽ t́m kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm sóc chúng. ..Ta sẽ chăn dẫn chúng nơi đồng cỏ tốt. Ở đó chúng sẽ thảnh thơi". Ngôn sứ Êzêkien diễn tă Thiên Chúa như một người chăn chiên nhân từ, chăm lo cho đàn chiên của ḿnh, không như những người lănh đạo gian trá chỉ lo cho cái lợi bản thân ḿnh trước tiên. Và đoàn chiên họ có bổn phận chăn dắt bị tan tác, và bây giờ Thiên Chúa sẽ chăm sóc chúng và đem chúng về chuồng để chữa lành vết thương.

Như trong những chương tŕnh truyền h́nh chúng ta đă xem từ trước đến nay, ṭa án là nơi sẽ đưa ra xét xử người có tội hay vô tội. Hôm nay Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ, chúng ta cũng có thể tưởng tượng ra một phiên ṭa đặc biệt diễn ra trong dụ ngôn của thánh Matthêu. Năm phụng vụ vừa qua luôn dẫn trưng đến phúc âm thánh Matthêu..

Đây là ngày cuối năm phụng vụ và là cảnh cuối về sứ vụ của Chúa Giêsu, V́ ngay sau dụ ngôn này thánh Matthêu mở ra chương về sự thương khó của Chúa Giêsu. Bởi thế thánh Matthêu nhấn mạnh dụ ngôn nói về sứ vụ giảng dạy của Chúa Giêsu. Tuần sau là mùa Vọng, sẽ nói về dụ ngôn diễn tả những ǵ môn đệ Chúa Giêsu phải làm trong lúc đợi ngày Chúa Giêsu lại đến trong vinh quang.

Cách đây một tháng (CN 30A Mt. 22:34-40) chúng ta nghe Chúa Giêsu tóm tắc bổn phận chúng ta là thương yêu Thiên Chúa hết ḷng, hết sức, hết tâm hồn và trí khôn, cùng thương yêu người khác như thương yêu chính ḿnh. Ngài lại nói đây là tóm tắc tất cả các luật và những lời của các ngôn sứ. Chúa Giêsu c̣n dạy là nếu chúng ta muốn yêu thương và phục vụ Thiên Chúa mà chúng ta không nh́n thấy được, th́ hăy yêu thương và phục vụ tha nhân mà chúng ta có thể trông thấy. Hôm nay Chúa Giêsu lại tiếp tục nhấn mạnh lời Ngài đă dạy bằng việc nhắc nhở cho chúng ta biết là chính Ngài ở trong những người nghèo khó, người đau yếu, và Ngài cũng tiếp tục đau khổ với họ. V́ đây là lời dạy cuối cùng của Chúa Giêsu, nên chúng ta xem như là lời di chúc mà Ngài để lại cho chúng ta.

Chúa Giêsu lại c̣n nói là khi đến trước ṭa phán xét ngày sau hết, lời xét xử sẽ tập trú vào t́nh thương của chúng ta đối với những người cần đến sự giúp đở của chúng ta. Ḷng thương yêu không chỉ dựa trên lời nói mà c̣n trên những việc làm. Chúa Giêsu, vị quan ṭa, có đưa ra một vài thí dụ rơ ràng về những người cần được hưởng sự quan tâm của các môn đệ Ngài. Các kitô hữu không chỉ là một nhóm những người chia sẻ một hệ thống tín ngưỡng, cùng chung một phương thức phụng vụ và cùng một ngôn phong tín ngưỡng. Mà chúng ta cùng được Thiên Chúa mời gọi để thực hiện những việc làm cụ thể nhằm chăm sóc những người có nhu cầu vật chất mà chúng ta nhận biết được qua các phương tiện truyền thông hiện đại như truyền h́nh, báo chí, hay internet v.v...

Nếu chúng ta cho kẻ khác quần áo mặc, cho kẻ đói ăn, chăm sóc người đau yếu và người tù tội, thi ngày mai nếu những người đó lại đói khát, lại đau yếu lại bị tù tội nữa th́ chúng ta sẽ làm ǵ ? Vậy điều chúng ta giúp đỡ họ cấp thời là điều quan trọng nhất như trong dụ ngôn của thánh Matthêu nói về người tôi tớ trung thành ( 25:14-30)

Người tôi tớ trung thành sau khi giúp đở lần thứ nhất rồi không buông tay. Anh ta sẽ tiếp tục làm việc giúp đỡ kẻ khác. Và người môn đệ khôn ngoan mà Chúa Giêsu khen ngợi trong phúc âm sẽ luôn tay tiếp tục chăm sóc những người nghèo khó thiếu thốn. V́ thế trong nhiều giáo xứ có những tổ chức luôn đem thức ăn, áo quần để giúp kẻ khác, và có những chương tŕnh đi thăm người tù tội v.v.... Và những sự giúp đỡ ấy vẫn cứ tiếp tục măi măi. Có nhiều người như bác sĩ, luật sư, giáo chức,y tá,những người chuyên xây dựng v.v... để dành th́ giờ giúp những người cần họ ngoài những nhu cầu vật chất hằng ngày như cơm, gạo, áo.v.v....

Những nhu cầu của người nghèo, người đau yếu và người tù tội thường cấp thiết hơn nhiều, v́ thế người t́nh nguyện c̣n thiếu nhiều. Thế nên hôm nay dụ ngôn nhắc chúng ta là nhu cầu ấy c̣n nhiều ở các chương tŕnh trợ giúp các khó khăn ở địa phương đến chiến dịch phát triễn con người toàn quốc. (có những tổ chức của các Giám mục, hay các chương tŕnh viện trợ khác).

Có nhiều người muốn đáp ứng lời mời gọi của lời Chúa hôm nay, họ sẽ để ư đến lời kêu gọi của những cơ quan từ thiện xin sự giúp đỡ cho các người nghèo hay những quy định trong luật pháp về việc này. Các Kitô Hữu nên quan tâm lên tiếng kêu gọi sự nâng đỡ người nghèo thông qua các luật định, v́ chính Chúa Giêsu đang ở trong những người đó.

Chúng ta cần nhấn mạnh đến việc giúp đỡ những người khốn khó trong cộng đoàn chúng ta. Nhưng chúng ta cũng không quên những người nghèo đói trên toàn thế giới. Như khi Đức Thánh Cha viếng Hoa Kỳ, Ngài có nhắc đến vấn đề những người di cư, cùng với những vụ việc xă hội được nảy sinh do số người di cư này. Các Giám Mục cũng đă lên tiếng kêu gọi sửa các quy định của luật pháp về người di cư ở Mỹ.

Trong khi vẫn xác định nhiệm vụ giử ǵn bờ cơi quốc gia, các Giám Mục Hoa Kỳ vẫn kêu gọi tu chỉnh luật pháp để giúp người di cư được nhận lănh quốc tịch nơi họ sống. Có đến hơn 11 hay 12 triệu dân sống trong bóng tối của luật pháp nơi họ đang làm việc. Giáo hội đă lên tiếng kêu gọi những chương tŕnh chăm sóc về vật chất và quyền lợi của những người này. Chính họ là những người đói khát, đau yếu, thiếu quần áo, họ là những người xa lạ trong xă hội này. Chúng ta cần những quy định của luật để đáp ứng hoàn cảnh của những di dân đang làm việc trong xă hội chúng ta. Và Chúa Giêsu cũng muốn thêm một câu vào phúc âm "Ta là một người di cư đến đây để làm việc và để rồi trở thành công dân của nước này."


G. Nguyễn Cao Luật op

Ông Vua Là Người Nghèo
Mt 25:1-13

Vua, chính là người nghèo

Có một bức tranh diễn tả về cuộc phán xét cuối cùng, trong đó, bên cạnh h́nh một tên quỹ là h́nh Đức Kitô oai phong. Bức tranh đó rất lớn, nói lên Con Người đă trở lại, Người được gọi là "Vua" và tất cả mọi nước đều tụ tập trước nhan Người. Xưa kia, tại chân tháp Ba-ben, tội lỗi đă làm tan vỡ các dân tộc, trở thành những mảnh nhỏ. Giờ đây, các mảnh nhỏ ấy lại vỡ tan, nhưng để nảy sinh một nhân loại mới phù hợp với thánh ư Thiên Chúa, một dân tộc thánh thiện, bao trùm cả vũ trụ.

Bản văn phụng vụ trong lễ Đức Kitô Vua thật lạ lùng. Thánh Mát-thêu sắp xếp tŕnh thuật này vào giai đoạn mà số phận của con người dường như đă được định đoạt : Người bị kết án và chịu hành h́nh như một nô lệ. Trước đây, khi dân chúng tỏ ra quư chuộng Người, th́ Người lại nói về đau khổ và sự chết ; c̣n ở đây, khi trần gian sắp sửa sụp đỗ dưới chân Người, th́ Người lại lên tiếng nói về vinh quang và vương quyền. Người tự giới thiệu về chính ḿnh như vị Vua xét xử cả nhân loại.

Phải chăng đây là một ước mơ muốn báo thù, hay là khoa trương ước vọng ? Phải chăng là Đức Giêsu muốn khước từ việc xoá ḿnh đi và theo đuỗi quyền lực ? Điều lạ lùng nữa là Đức Giêsu tự nhận Người có quyền xét xử vốn dành riêng cho Thiên Chúa, như lời ngôn sứ Ê-dê-ki-en : ""Đức Chúa là Chúa Thượng phán : Này Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa cừu với dê"" (Ed 34,17). Đặc biệt hơn, Người c̣n tự đổng hoá với những người bé nhỏ, hèn kém : ""Mỗi lần các ngươi làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă làm cho chính Ta vậy ... Mỗi lần các ngươi không làm cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đă không làm cho chính Ta vậy.""

Vị vua này thật khác xa với lời mô tả của ngôn sứ Sa-mu-en khi ông cảnh giác đám đông dân chúng Ít-ra-en đang muốn chọn một ông vua để cai trị họ : "Đây là quyền hành của nhà vua sẽ cai trị anh em ... Chiên dê của anh em, ông sẽ đánh thuế thập phân. C̣n chính anh em sẽ làm nô lệ cho ông. Ngày ấy, anh em sẽ kêu than v́ vua của anh em mà anh em đă chọn cho ḿnh, nhưng ngày ấy Đức Chúa sẽ không đáp lời anh em."" (1 Sm 8,11.17-18)

Đúng hơn, Thiên Chúa đáp lời con người đang bị áp bức bằng cách gửi đến cho họ một vị vua trong thân phận một nô lệ. Vương quyền của vị vua này không đặt trên quyền lực và cũng không có ư định chiếm chỗ của Thiên Chúa. Vương quyền này đặt sức mạnh của ḿnh trên t́nh yêu, t́nh yêu của một vị Thiên Chúa đă đến trong chỗ của một con người. Trong Đức Giêsu, Vương quyền đă hoàn toàn thay đổi ư nghĩa : thay v́ thống trị sẽ là t́nh yêu.

Một ông vua với những ư nghĩa khác thường

Tin Mừng cho thấy có những lúc Đức Giêsu từ chối là vua, có lúc Người lại nhận. Thật ra, Đức Giêsu không bao giờ chấp nhận một vương quyền theo nghĩa chính trị, quân sự và hống hách. Người không hề muốn chấp nhận vai tṛ của một ông vua theo cách hiểu thông thường của nhân loại.

Tuy nhiên, Người chấp nhận là Vua Lănh Đạo như ngôn sứ Ê-dê-ki-en loan báo. Vị vua này là người chăm sóc các con chiên đă được trao phó cho ḿnh. Vương quyền của vị vua này là phục vụ.

Đức Giêsu cũng chấp nhận là Vua Chiến Thắng vào thời gian cuối cùng như thánh Phao-lô tŕnh bày. Vị vua này là Đấng chiến thắng sự dữ và sự chết. Chiến thắng bởi v́ Người hiến dâng mạng sống của chính ḿnh ; chiến thắng bởi v́ Người chấp nhận tự huỷ và hoàn toàn vâng phục Chúa Cha.

Đức Giêsu c̣n chấp nhận là Vua Xét Xử như dụ ngôn của thánh Mát-thêu. Thế nhưng vị vua này lại tự đổng hoá với những người nghèo, với những người bị bách hại và với tất cả những người khốn khổ.

Nói tóm, Vương quyền của Đức Giêsu chỉ được diễn tả cách trọn vẹn và trung thực qua việc dành ưu tiên để phục vụ người nghèo, và dành mọi nỗ lực để phát triển đức ái.

Lúc này, Đức Giêsu là vị vua đang trên đường tiến gần đến cái chết, một vị vua sắp bị đóng đinh. Tuy vậy, Người hiểu rơ chương tŕnh từ ngàn đời của Thiên Chúa sẽ được thực hiện : Thiên Chúa đă tạo thành thế gian, để rổi một ngày kia, thế gian sẽ được thừa hưởng vương quyền của Thiên Chúa.

Đức Giêsu là Vua để phục vụ, để đem lại sự sống, đổng thời Người cũng là Vua để xét xử, để thưởng phạt. Tuy nhiên, đây là một cuộc xét xử kỳ lạ, bởi v́ trong đó, con người được phân loại và có quyền tự bào chữa. Một số người cảm thấy hân hoan, c̣n số khác lại càu nhàu. Một số người ngạc nhiên v́ ḿnh được xếp vào loại người lành, một số khác lấy làm lạ v́ ḿnh bị liệt vào số người dữ. Dụ ngôn quả là gây ngạc nhiên, bởi v́ cuộc xét xử đem lại ơn cứu độ cho những người nghĩ rằng ḿnh chẳng có điều ǵ tốt lành, và kết ánh những người cho rằng ḿnh công chính.

Nói thế, bởi v́ tiêu chuẩn để xét xử là t́nh yêu. Mà t́nh yêu đó rất đơn giản, đơn giản đến nỗi ngay những người trong cuộc cũng không nhận ra : cho ăn, cho uống, cho mặc, đón tiếp, thăm viến, săn sóc. Cuộc xét xử của Đức Giêsu không dựa trên những công trạng, nhưng dựa trên những cử chỉ khiêm tốn để phục vụ anh em đổng loại. V́ vậy, mỗi hoạt động nhằm giúp đỡ người khác, dù âm thầm và nhỏ bé, cũng đều có giá trị vĩnh cửu, giá trị đời đời.

Đàng khác, cuộc xét xử của Đức Giêsu không là ǵ khác hơn việc mặc khải ra những điều c̣n giấu kín. Có thể mỗi người không hiểu hết giá trị của các công việc, nhưng trước mặt vị Thẩm Phán công minh, các công việc đó đều có ư nghĩa và có ảnh hưởng đến cuộc sống vĩnh cửu. Lời phân xử của vị Thẩm Phán trong dụ ngôn được đặt trong bối cảnh của ngày cuối cùng, nhưng cũng là một cảnh giác cho cuộc sống hiện tại. T́nh yêu sẽ là tiêu chuẩn để mỗi người tự xét xử, bắt đầu ngay từ cuộc đời này. Như thế, cuộc sống vĩnh cửu đă được khởi đầu ngay tại trần gian. Vương quyền của Đức Giêsu đă được thể hiện khi mỗi người biết phục vụ anh em ḿnh.

Cử hành lễ Đức Kitô Vua, đó chính là dấn thân thực thi việc phục vụ anh em, chứ không phải là hoạt động cho chiến thắng của Đức Kitô như người ta dấn ḿnh vào chính trị.

Chưa phải là kết thúc

Với dụ ngôn này, cũng có thể hiểu rằng, cuộc chơi chưa kết thúc. Không ai có quyền ngủ yên trên những vầng hào quang, và ngược lại, cũng không ai có quyền thất vọng. Bài Tin Mừng quả là một "cú sốc", có tác dụng như một bản thí nghiệm. Có sáu hành động để bày tỏ ḷng thương xót, mỗi người sẽ dựa trên đó để tự đánh giá về ḿnh, đánh giá cách chân thành, không dối trá.

Nếu ai nhận thấy ḿnh đă thi hành trọn đủ sáu công việc - hoan hô người đó - th́ họ vẫn phải tiếp tục, bởi v́ sau khi đă phục vụ người khác cách anh dũng, theo như lời thánh Phao-lô, họ vẫn có thể bị loại (1 Cr 9,27). Họ cần phải nhớ rằng bản liệt kê đó chưa phải là tất cả. Sáu hoạt động này mới chỉ là những ví dụ điển h́nh và thông thường. Tuỳ theo sáng kiến và hoàn cảnh của mỗi người, bản liệt kê c̣n có thể kéo dài, kéo dài đến vô tận, bởi v́ t́nh yêu làm ǵ có giới hạn.

Nếu ai đó nhận thấy ḿnh ở t́nh trạng số không, th́ đừng lo sợ và kết án chính ḿnh. Tất cả c̣n có thể thay đổi và c̣n có thể bắt đầu. Và cho dù tâm hổn mỗi người có kết án chính ḿnh, th́ cũng hăy luôn nhớ rằng "Thiên Chúa c̣n cao cả hơn ḷng chúng ta" (1 Ga 3,20).

Như thế, tŕnh thuật về cuộc xét xử cuối cùng không làm chúng ta sợ hăi, trái lại, nó khuyến khích chúng ta đón nhận ơn cứu độ, an ủi chúng ta v́ cho biết rằng chưa tới thời xét xử và tất cả đều có thể. Nó cũng làm chúng ta an tâm khi nhắc nhở cho ta : không ai có quyền xét xử, trừ một ḿnh Thiên Chúa. Điều đó thật đáng mừng.

H́nh ảnh về sự phân cách c̣n cho thấy :

* Có ơn cứu độ, có thiên đàng. Ở dưới đất này, tất cả chưa được quyết định rơ ràng, nhưng cũng không có ǵ là vô ích. Có một nền công lư dành cho những người bị thất bại, những người bé mọn, những người bị gạt ra bên lề, những người vô tội. Vào ngày chung cuộc, những người bị sát hại sẽ được con cháu ḿnh đón tiếp, và những thế lực sự dữ sẽ phải trả lại vinh quang.

* Và cũng có sự kết án, có hoả ngục. Đó là đạo lư của Hội Thánh. Nếu không, con người chỉ là một thứ đổ chơi, một thứ máy móc chẳng có tự do, cũng chẳng có t́nh yêu. Có hoả ngục, nhưng Hội Thánh vẫn hy vọng và cầu nguyện để con người đừng điên rổ mà gieo ḿnh xuống đó, khi quyết liệt từ chối đôi tay rộng mở của vị vua đă đón nhận ṿng gai.

Kết thúc năm Phụng vụ

Tuần lễ cuối năm Phụng vụ, trong niềm tiếc nuối một năm đă qua, trong niềm vui mừng một năm thành đạt, trong nỗi ê chề một năm thua bại, trong tất cả vũ trụ đang chuyển ḿnh, trong tất cả mọi người đang tranh sống, trong tất cả công to việc nhỏ của con người, Hội Thánh muốn chúng ta nghe lại những bài Tin Mừng về ngày cánh chung và cử hành lễ Đức Giêsu Kitô Vua như ngọn đèn soi sáng cho cuộc sống nhân linh.

Làm sao không cảm thấy bâng khuâng
trước bầu khí se lạnh của mùa đông đang đến.
Làm sao không xao xuyến
khi nh́n lại quăng hành tŕnh một năm vừa đi qua.
Làm sao không náo nức
trước cánh cửa năm mới đang mở ra,
chào đón và thách thức, kêu mời và đe doạ.
Làm sao không cảm thấy lâng lâng
khi đối diện với cuộc đời,
cuộc đời kỳ lạ của anh, của chị, của em,
và cuộc đời huyền nhiệm của chính ḿnh.

Cuộc đời thật lạ kỳ,
vừa quyến rũ, vừa đáng sợ, vừa tươi đẹp, vừa hiểm ác,
vừa thúc bách phải bắt tay xây dựng một thế giới mới đang đến,
vừa cảnh giác đừng bám chặt lấy một thế giới chóng qua.

Phải chăng đó là một cuộc giao tranh thực sự ?
Phải chăng đó chính là mầu nhiệm Đức Giêsu Vua
đang chuyển ḿnh ngay trong chính giữa cuộc đời, ngay trong chính ḷng ḿnh ?
Và phải chăng chính tôi,
tôi cũng đang ẩn núp,
đang lăng xăng một góc nào đó trong cuộc chiến đấu này ?

* * *

Lạy Chúa Kitô,
Lời chúng con ca hát reo mừng Chúa là Vua,
thật ra cũng là lời hô hào kêu mời chúng con xông vào cuộc đời.
Việc chúng con cử hành thánh lễ Chúa là Vua
cũng chính là từng bước chân
chúng con tiến vào mầu nhiệm cứu độ trong cuộc đời.
Và lạy Chúa,
Ngọn cờ vương quyền của Chúa
chính là niềm trông cậy vô bờ cho chúng con trong cuộc đời này.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Vua T́nh Yêu
(Mt 25,31-46)

Nh́n vào bất cứ cây thánh giá nào, chúng ta cũng thấy phía trên đầu có một tấm bảng ghi những chữ mà đọc theo tiếng Việt là IN-RI, thực ra đó là bốn vần đầu viết tắt của bốn chữ La Tinh : Jesus Nazarenus Rex Judaeorum), nghĩa là Giêsu Na-da-rét, vua dân Do Thái. Có lẽ tổng trấn Philatô khi ra lệnh treo tấm bảng đó lên đầu thập giá Chúa, ông không nghĩ đến điều ǵ khác ngoài lợi thế chính trị cho ông, bất kể sự phản đối của người Do Thái. Nhưng có một điều ông không bao giờ nghĩ tới, mà điều đó lại thật quan trọng đối với đức tin của người Công giáo, bởi v́ tấm bảng đó là một lời tuyên xưng không thể xóa nḥa : Chúa Giêsu Kitô thực sự là Vua.

Vậy chúng ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là vua nghĩa là thế nào ? Ngài là vua ǵ ? Trước hết, chúng ta phải gạt ra ngoài những ư nghĩa về một ông vua mà người đời thường hiểu, tức là một ông vua theo nghĩa chính trị, Chúa Giêsu không bao giờ làm vua theo nghĩa này. V́ thế, khi dân chúng được hưởng phép lạ Chúa làm, họ hồ hởi phấn khởi tung hô Chúa là vua, Ngài đă từ chối. Ngài từ chối v́ họ muốn Ngài là một nhà lănh đạo quốc gia hay một người lănh đạo quần chúng để đánh đuổi thực dân đế quốc, giành lại chủ quyền cho đất nước và đem lại phồn vinh cho dân tộc.

Tuy nhiên trong ngày Ngài khải hoàn vào thành Giêrusalem, tức là ngày lễ Lá, Ngài đă im lặng, không cải chính, để cho người ta hái lá, lấy áo trải trên đường cho Ngài đi, và chấp nhận để cho họ tung hô Ngài là con vua Đa-vít, vua dân Do Thái. Cũng thế, trước ṭa án Philatô, Chúa Giêsu xác nhận Ngài là vua, nhưng Ngài cũng nói rơ ngay : Nước Ngài không thuộc trần gian này. Ngài là vua không lănh thổ, không biên giới, Ngài không là vua của riêng một dân tộc hay một đất nước nào mà là vua tâm hồn mọi người. Hiến pháp của Ngài là Kinh Thánh, sức mạnh của Ngài không phải là binh lực vũ khí mà là t́nh yêu. Mục đích của Ngài đến trần gian là thực hiện kế hoạch và chương tŕnh t́nh yêu của Thiên Chúa.

Như vậy, chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi : Chúa Giêsu là vua ǵ ? Ngài là vua T́nh Yêu. T́nh yêu đă đưa Ngài đến trần gian để phục vụ mọi người và xây dựng nước t́nh yêu, để tất cả những ai ở trong nước của Ngài đều là công dân t́nh yêu. Nói rơ hơn, Chúa Giêsu là vua vũ trụ, vua cả nhân loại, Ngài đă thi hành vương quyền của Ngài bằng cách yêu thương con người đến nỗi chết cho con người. Đó là cái chết v́ t́nh yêu và cho người ḿnh yêu, nên bất cứ ai đón nhận t́nh yêu cứu độ của Ngài và sống t́nh yêu cứu độ ấy, họ sẽ được nhận vào nước Chúa. Do đó, nếu chúng ta nói Thiên Chúa là T́nh Yêu, th́ chúng ta cũng phải nói Chúa Giêsu là T́nh Yêu. “Giêsu, Vua T́nh Yêu ”, đó là tựa đề một cuốn sách viết về Chúa đă được xuất bản lâu rồi, và mới đây lại có một cuốn sách khác, có tựa đề là “Một t́nh yêu có tên là Giêsu”. Cả hai cách gọi đó cũng là những điều chúng ta tuyên xưng Chúa hôm nay : Chúa Kitô là Vua, Chúa Kitô là T́nh Yêu, Chúa Kitô là Vua T́nh Yêu.

Chúa Kitô là vua của chúng ta, vua t́nh yêu, vậy chúng ta phải sống thế nào để đúng là thần dân của Ngài ? Bài Tin Mừng hôm nay trả lời cho chúng ta câu hỏi đó, Chúa Giêsu nói về ngày quang lâm của Ngài, và qua đó Chúa bảo chúng ta hăy đối xử tốt đẹp, hăy thể hiện t́nh yêu thương với nhau. Đúng vậy, Chúa Giêsu nói về ngày quang lâm của Ngài, tức là ngày Ngài trở lại phán xét mọi người. Chúa nói đến vấn đề phán xét không phải là để hù dọa hay làm cho con người phải lo sợ, nhưng Ngài muốn nhắc bảo cho mọi người biết : có ngày phán xét để sống cuộc sống hiện tại cho tốt hơn, Ngài không muốn nhấn mạnh về tương lai, nhưng nhấn mạnh đến hiện tại.

Đây là một cách tế nhị để bảo cho chúng ta biết : chúng ta đă sống thế nào trong đời sống hiện tại, th́ chúng ta sẽ được thưởng hay bị phạt trong đời sống mai sau như vậy. Chúng ta là chiên hay chúng ta là dê ? V́ lư do ǵ chúng ta trở thành chiên hay dê ? Hay v́ lư do ǵ chúng ta trở thành người được chúc phúc hay bị nguyền rủa ? Được vào cơi sống hạnh phúc muôn đời hay phải vào chốn cực h́nh ngàn thu ? tất cả đều căn cứ vào cuộc sống của chúng ta hôm nay. Như vậy, cuộc sống hiện tại tuy ngắn ngủi và tạm bợ nhưng lại là tiêu chuẩn Thiên Chúa sẽ căn cứ vào đó mà thưởng hay phạt chúng ta.

Chúng ta trở thành chiên hay dê là tại chúng ta có biết hay không biết phụng sự Chúa, mà phụng sự Chúa như Chúa cho biết là phục vụ những người anh em đồng loại, nhất là những người đau khổ và bất hạnh về thể xác cũng như tinh thần, bởi v́ tất cả những ǵ chúng ta làm cho họ là làm cho chính Chúa, và Chúa căn cứ vào đó mà thưởng phạt chúng ta. Thực vậy, chắc chắn có ngày chúng ta sẽ chết, chết rồi chúng ta sẽ đến ṭa Chúa phán xét, Chúa sẽ thưởng hay phạt chúng ta. Thưởng hay phạt đều căn cứ vào cuộc sống hôm nay mà chúng ta đang sống, và tiêu chuẩn được Chúa đặc biệt căn cứ vào đó để phán xét là ḷng yêu thương người.

Yêu thương là đặc điểm, là dấu hiệu đích thực của người con cai Chúa như Chúa đă nói : “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau”.

Yêu thương là điều dễ làm tăng uy tín cho người môn đệ Chúa hơn mọi giá trị khác. Nó có thể thay thế được rất nhiều đức tính, nhưng không đức tính nào thay thế được nó.

Yêu thương là phương tiện hữu hiệu nhất để truyền giáo. Nhờ yêu thương, người ta dễ có cảm t́nh với chúng ta, và nhờ đó sẽ có cảm t́nh với đạo.

Yêu thương là tiêu chuẩn chính yếu mà Chúa sẽ căn cứ vào đó để định đoạt ai được vào thiên đàng, bởi v́ chỉ có yêu thương, con nguời mới có thể được vào thiên đàng, chỉ có t́nh yêu thương, con người mới có thể xây dựng thiên đàng ngay trên trần gian này, bởi v́ thiên đàng cũng đồng nghĩa với yêu thương.

Hôm nay chúng ta suy tôn Chúa Kitô là vua, chúng ta hăy nh́n lại đời sống của chúng ta có đang sống đúng cung cách là những thần dân của vua Kitô không ? Tức là nh́n lại xem chúng ta đang sống, đang thể hiện t́nh yêu thương như thế nào từ trong gia đ́nh, trong cộng đoàn, trong tập thể và với mọi người. Xin Chúa cho chúng ta cảm nếm được ngay trong cuộc sống ở trần gian này thiên đàng mà Chúa đă hứa, thiên đàng mà chúng ta chỉ có thể có được bằng cuộc sống yêu thương mà thôi.


Đa Minh Nguyễn Đức Phú, O.P

Chiên hay dê, người lành kẻ dữ
Mt 25,31-46

Phụng vụ Chúa Nhật tuần cuối năm phụng vụ đề cập đến ngày cánh chung. Đức Giêsu lại đến trong thế gian để xét xử thế gian, để phân biệt người lành kẻ dữ. Người lành th́ được Thiên Chúa cho hưởng sự sống vinh quang với Người, kẻ dữ th́ chịu án phạt trần luân. Tuy bài tin mừng chỉ nói đến việc chăm sóc những kẻ hèn mọn : cho họ ăn, uống, mặc, thăm viếng khi tù đày, … nhưng đó lại là một lối nói đại ư để ám chỉ chung hết tất cả những việc làm đạo đức mà con người cần phải thực hiện cho nhau và những việc làm nào không nên làm. Những việc làm đạo đức như một chất liệu để xây đắp vững chắc cho ngôi nhà vĩnh cửu trong một vương quốc mà những người muốn được bước chân vào vương quốc đó phải dày công thực hiện. Thiên Chúa không chấp nhận cho những kẻ dữ tồn tại trong vương quốc của Người (c 41).

Qua bài Tin Mừng này, xin chia sẻ những ư tưởng sau :

1. Vua như mục tử săn sóc đoàn chiên ḿnh.

Đức Giêsu được tôn vinh là Vua. Nhưng là vị vua không giống như bao vị vua chúa trần gian, dùng sức mạnh và quyền lực của ḿnh để thống trị thần dân. Tước vị vua nơi đức Giêsu được ví như một người đứng đầu để dẫn dắt thần dân của ḿnh. Cai trị thần dân không dùng đến sức mạnh hay quyền lực từ bản thân ḿnh, nhưng là uy lực của t́nh yêu. Người mục tử hiểu đoàn chiên ḿnh thế nào, biết đoàn chiên ḿnh đang cần những ǵ, và sẵn sàng làm bất cứ thứ ǵ để lo cho đoàn chiên của ḿnh dù phải hy sinh tính mạng khi gặp sói dữ, th́ nơi đức Giêsu cũng thể hiện chính những điều đó. Và, chỉ có uy lực của t́nh yêu mới có thể khiến cho người mục tử dám hy sinh cả đến tính mạng của ḿnh để bảo vệ, t́m sự an lành cho đàn chiên.

Nói cách khác, Đức Giêsu là vua vũ trụ nhưng là vị vua cai trị thần dân bằng sức mạnh của t́nh yêu. Bởi thế, trong vương quốc của Người, khi t́nh yêu được thăng hoa th́ không có chỗ cho những bất công và hận thù. Chỉ có t́nh yêu mới có thể dẫn đưa dân đến nơi an b́nh. Chỉ có t́nh yêu mới nói lên rằng “nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hăy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi.”

2. Vua như vị thẩm phán xét xử công minh.

Đức Giêsu được tôn vinh là vua. Một vị vua của sự công minh chính trực, phân minh rơ ràng điều tốt và điều xấu, người lành kẻ dữ. Chiên và dê được phân tách để được lănh thưởng và chịu án phạt. Người ngự đến trong vinh quang không phải là để ban ân sủng hay để cứu chuộc loài người, nhưng là một sự ngự đến để xét xử trần gian. Đối với những ai siêng năng làm việc và làm việc tốt, điều đó ắt sẽ được trọng thưởng. Đối với những kẻ ích kỷ, chỉ biết sống cho ḿnh, nghĩ đến ḿnh nhiều hơn kẻ khác, sẽ bị luận phạt một cách công minh.

Vua chúa trần gian xét xử theo quyền lực của ḿnh, phân minh công trạng theo sự phán đoán của cá nhân, hoặc phán xét theo lối người thân nhẹ tội và được tha, kẻ ngoại bang nặng tội và chịu án phạt. Sự phán xét của Thiên Chúa không dựa trên những yếu tố đó. Người phán xét dựa trên giá trị lương tâm của mỗi con người. Người ta có thể lừa dối được nhiều người chung quanh, nhưng không ai có thể lừa dối được lương tâm của ḿnh. Trong cuộc phán xét đó, sẽ không có chỗ cho những lời biện hộ gian dối, sẽ không tồn tại cho những lời biện hộ thiếu sự công bằng. Sự tố cáo nơi lương tâm mỗi con người trước nhan Thiên Chúa sẽ là những yếu tố chính để đức Vua, Thiên Chúa hiển trị, xét sử công minh.

Vào cuối năm phụng vụ, Giáo Hội muốn chúng ta nh́n lại cuộc sống của mỗi người để cải thiện. Cải thiện để trở nên tốt hơn, xứng đáng hơn để lănh nhận những hồng ân Thiên Chúa đă hứa ban cho mỗi người chúng ta. Cải thiện cuộc sống ḿnh để b́nh an trong cuộc phán xét của Thiên Chúa và cải thiện của sống để xứng đáng là thần dân sống trong nước Chúa.


Lời Chúa Và Thánh Thể

Yêu thương là dấu chỉ của người môn đệ
Mt 25, 31-46

Lạy Chúa Giêsu, v́ yêu thương chúng con, Ngài đă chối bỏ vinh quang mà Chúa Cha đă dành sẵn cho Ngài, để chấp nhận sống thân phận con người và sống như một người b́nh thường. Trong cuộc đời trần thế, Ngài đă chấp nhận để cho người ta xỉ vả, nhạo báng, đánh dập. Và cuối cùng, v́ yêu thương chúng con, Chúa đă hiến thân chịu chết để chúng con được sống. Ngài chấp nhận chết một ḿnh trên cây Thập giá để chúng con được hưởng ơn cứu độ. Ngài là Đấng vô tội, nhưng v́ t́nh yêu chúng con Ngài đă tự nguyện hy sinh chết để đền thay tội lỗi chúng con. Thật là một t́nh yêu cao cả và vĩ đại mà Chúa đă dành cho chúng con. T́nh yêu ấy không ǵ có thể sánh ví được, không ǵ có thể đền đáp cho cân xứng. T́nh yêu ấy không ǵ ở trần gian này có thể đổi lấy được.

Lạy Chúa Giêsu, cả cuộc sống trần thế, Chúa không ngừng dạy chúng con về bài học yêu thương. Không những thế, trước khi về với Chúa Cha, Ngài c̣n dạy chúng con phải thương yêu nhau như Ngài đă yêu thương chúng con. Chúa đ̣i hỏi mỗi người chúng con phải thể hiện t́nh yêu tha nhân qua hành động cụ thể, qua những việc làm cụ thể chứ không phải chỉ là lời nói ngoài miệng. Chúa dạy chúng con phải yêu thương cả những người không yêu chúng con, thậm chí cả những kẻ thù hằn ghen ghét chúng con.

Lạy Chúa, ngày hôm nay, chúng con nhận thấy rằng, khi mà nền kinh tế đang phát triển mạnh dần lên, bên cạnh đó sự phân biệt giàu nghèo trong xă hội ngày càng thể hiện rơ hơn, địa vị trong xă hội ngày càng được đề cao, thời mà người ta đang đề cao lối sống hưởng thụ và chủ nghĩa cá nhân, th́ lời mời gọi yêu thương của Chúa lại càng trở nên khó khăn hơn cho mỗi Kitô hữu chúng con. Lời mời gọi yêu thương của Chúa đang thực sự trở nên thách đố lớn cho mỗi người Kitô hữu chúng con. Đang khi xă hội xảy ra sự phân biệt kẻ giàu người nghèo, người b́nh dân và bậc quan quyền và trào lưu hưởng thụ, th́ lời mời gọi yêu thương lại càng trở nên dứt khoát và mạnh mẽ hơn với chúng con. Cụ thể đó là lời Chúa mời gọi chúng con hăy yêu thương ngay những người trong gia đ́nh, trong họ hàng, những người láng giềng lối xóm, những người trong hội đoàn chúng con. Chúa cũng mời gọi chúng con yêu thương những người trong môi trường chúng con đang sống và làm việc, những người đang thực sự cần đến sự giúp đỡ của chúng con cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thế nhưng, lạy Chúa, điều Chúa dạy chúng con phải yêu thương nhau th́ chúng con lại không thực hiện hoặc chúng con đă thực hiện không đến nơi đến chốn. Đă nhiều lần, những người thân như ông bà của chúng con, thậm chí cả cha mẹ chúng con rất cần đến sự giúp đỡ của chúng con, nhưng chúng con lại không ngó ngàng ǵ đến hoặc chúng con cố t́nh trốn tránh khỏi bị quấy rầy. Nhiều lần Chúa đă gửi đến cho chúng con những cảnh đời tan thương tiều tuỵ, những con người đói khổ bần cùng để chúng con giúp đỡ, nhưng chúng con lại làm ngơ như không nh́n thấy. Cũng có khi chúng con có giơ tay làm phúc bố thí, nhưng thực ra là để khoe khoang với người khác hơn là v́ t́nh thương mến tha nhân.

Lạy Chúa Giêsu, giờ đây ngồi trước Thánh Thể, chúng con nhận thấy rằng chúng con đă cùng dự chung một Bàn Tiệc Thánh, cùng nhau chia sẻ một tấm Bánh và uống chung một Chén Thánh trong một T́nh Yêu Duy Nhất là Đức Ki tô. Thế nhưng trong cuộc sống, chúng con lại không nhận ra người anh em đă cùng dự chung một Tiệc Thánh với chúng con. Cũng có lúc chúng con cố t́nh chối bỏ người anh em đă cùng chia sẻ một Thánh Thể với chúng con, chỉ v́ người đó nghèo khổ bệnh tật hoặc thuộc tầng lớp thấp hèn trong xă hội, hoặc sợ kết thân với những người nghèo hèn th́ ảnh hưởng đến danh dự và địa vị của chúng con.

Lạy Chúa, chúng con đă chưa thể hiện rơ được dấu chỉ người môn đệ của trong cuộc sống. Chúng con thật có lỗi với Chúa và với tha nhân. Xin Chúa tha thứ những lầm lỗi cho chúng con. Xin ngọn lửa t́nh yêu cảu Chúa đốt lên trong con tim mỗi người chúng con, để chúng con biết giang rộng cánh tay đón nhận mọi người và yêu thương nhau trong một t́nh yêu Ki tô. Xin Chúa thêm sức để chúng con biết sống bằng con tim yêu thương, biết nh́n nhận và biết chia sẻ những thiếu thốn của tha nhân, để người khác có thể nhận ra t́nh yêu của Chúa thể hiện trong mỗi người chúng con, và để h́nh ảnh người môn đệ của Chúa được rạng ngời trong chúng con. Amen


Đaminh Phạm Thanh Cao op

Ai giúp kẻ bé mọn này là giúp cho chính ta
Mt 25, 31 - 46

Một số triết gia vô thần đă từng nhận định : Tôn giáo là thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Điều đó đ̣i hỏi chúng ta phải trả lời cho câu hỏi : Tôn giáo - Công giáo cách riêng - có phải là một thứ thuốc phiện ?

Tŕnh thuật Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu đă trả lời câu hỏi trên một cách rơ ràng: Công giáo không phải là một thứ thuốc phiện, trái lại, Công giáo là một tôn giáo đầy nhân bản. Tín hữu Công giáo không phụng sự một v́ Thiên Chúa - một v́ vua - một vị thần linh ở chốn xa xôi nào đó, nhưng phụng sự một Thiên Chúa ở ngay trong và hiện diện nơi mỗi con người, nhất là nơi những người bé mọn, cùng khốn, những người bị đẩy ra bên lề xă hội,… Như vậy, đối tượng phụng sự của người Công Giáo cũng cùng một đối tượng với các nhà xă hội học chân chính, đó là người nghèo khó, bị bóc lột, tù đày.

Lạy Chúa Giêsu.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa đă cho chúng con biết rằng: Chúa xét xử không căn cứ vào công trạng của chúng con mà căn cứ vào t́nh yêu – cách chúng con đối xử với tha nhân. Chúa không hỏi: Ngươi đă làm ǵ cho ta ? Nhưng hỏi : Ngươi đă làm ǵ cho anh em ngươi ? Bởi v́ chu toàn lề luật là biết hoà quện t́nh yêu thiên chúa và t́nh yêu con người vào nhau và nên một, như thánh Gio-an viết: “Nếu ai nói: “ Tôi yêu mến thiên chúa mà lại ghét anh em ḿnh, người ấy là kẻ nói dối; v́ ai không yêu thương anh em ḿnh th́ không thể yêu mến thiên chúa mà họ không thấy.” (1Ga 4,20).

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Xin cho con biết “tập nh́n ra chính Chúa nơi mỗi người con gặp gỡ, cho dù họ có dáng vẻ kinh tởm đến đâu đi nữa” (Mẹ Têrêxa). Và xin cho con luôn tâm niệm : “đừng nên mắc nợ ai món ǵ ngoài món nợ tương thân tương ái, v́ ai yêu mến th́ đă chu toàn lề luật” (Rm 3,8), chính khi đó con là thần dân của chúa và muôn người sẽ nhận biết Chúa là vua yêu thương.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Xin ban cho chúng con ánh sáng của ḷng tin yêu để chúng con nhận ra Chúa Giêsu hôm nay và mỗi ngày nơi khuôn mặt đau khổ của tất cả những người bị thử thách. Những người không chỉ thiếu của ăn nhưng thiếu lời Chúa. Những người khát không chỉ v́ thiếu nươc nhưng v́ thiếu an b́nh, sự thật, công b́nh và t́nh thương. Những người vô gia cư không chỉ kiếm t́m một mái nhà nhưng c̣n mong kiếm t́m một trái tim hiểu biết và yêu thương. Những người bệnh hoạn và hấp hối không chỉ trong thân xác mà c̣n trong tinh thần. Xin giúp con đừng bao giờ mệt mỏi thực thi lời hứa đầy hy vọng của Chúa: “những ǵ các con giúp cho người bé mọn nhất trong anh em là các con đă làm cho chính ta vậy”. (x. Mt 25, 40). Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh G̣-Vấp)

VỊ VUA CỦA NGƯỜI SỐNG ĐỜI PHỤC VỤ
Matthêu
25: 31-46

 Quư vị đă bao giờ đi dự một buổi họp không có lịch tŕnh rơ ràng và tổ chức bết bát chưa ? Trong lúc bực tức quư vị có muốn hỏi: “Ai chịu trách nhiệm ở đây vậy ?” Đó có thể cũng là câu hỏi mà chúng ta dành cho bài đọc thứ nhất trích sách Êdêkien. Quư vị có thể biết bối cảnh mà ông viết đoạn sách này không ? Ông nói đến những con chiên bị lạc, bị thương, bệnh tật và yếu đau. Cựu Ước thường sử dụng kiểu ám chỉ đến những con chiên như biểu tượng nói về dân Israel. Đối với họ mọi sự ra như xáo trộn hết cả nên và họ có lẽ muốn biết “Ai sẽ chịu trách nhiệm ở đây ?” 

Êdêkien là một ngôn sứ trong suốt thời lưu đày ở Babylon. Các vị vua của Israel xuống cấp, kém cỏi, bất tài và khinh suất khiến đất nước sụp đổ rơi vào tay dân Babilon. Những nhà lănh đạo Israel được kỳ vọng là những mục tử tốt lành để bảo vệ, dẫn dắt và che chở cho dân – nhưng họ đă thất bại. Họ chỉ biết chăm lo cho ch́nh ḿnh và bỏ mặc sự an nguy của dân. 

Chẳng phải thế giới sẽ khác hẳn nếu tất cả những nhà lănh đạo và thủ lănh của các nước xem vai tṛ của ḿnh như “những nhà lănh-đạo-mục-tử”, như những nhà lănh đạo lư tưởng được mô tả trong Sách Thánh ? Họ không nên chỉ biết vun vén quyền lực và của cải cho riêng ḿnh. Họ phải luôn biết đặt mối quan tâm hàng đầu đến dân, nhất là những ai bị dễ bị tổn thương. Chẳng phải điều đó đ̣i hỏi họ phải thật khiêm nhường sao ? Đó không phải là một đức tính có thể thắng những cuộc tranh luận chính trị hay gây được thanh thế giữa thế lực của thế giới. 

Êdêkien được gọi để phê phán những mục tử của Israel v́ những việc làm thái quá và những sai sót của họ đối với đàn chiên. Thiên Chúa, qua lời của ngôn sứ, lên án các nhà lănh đạo của Israel. Nh́n vào hoàn cảnh của dân, cả chúng ta cũng sẽ thắc mắc như Êdêkien: “Thế ai chịu trách nhiệm ở đây ?” Câu trả lời của ông là – “Chính Thiên Chúa”. Hăy đếm những lần đại từ “Tôi” được sử dụng trong bài đọc này. (Tôi đếm được mười một lần). Rơ ràng Thiên Chúa sẽ thực hiện những ǵ mà các nhà lănh đạo được xem như mục tử của Israel đă không làm. Thiên Chúa sẽ trông nom săn sóc đoàn chiên đă bị tản mác, chán chường và tuyệt vọng. 

Dụ ngôn của Êdêkien có lẽ đă mang lại cho những người Israel đang bị lưu đày một tin rất vui! Khi mà Thiên Chúa nổi giận với những nhà lănh đạo kém cỏi, th́ Người lại sẽ đến như mục tử nhân từ chăm sóc đàn chiên của Thiên Chúa. Những người đi lưu đày không thể làm ǵ được nhưng nghe biết rằng Mục tử của họ sẽ không chỉ chăm sóc vết thương cho họ mà c̣n dẫn đưa họ về quê hương Israel và ở đó sẽ vẫn tiếp tục chăm sóc họ. Như đối với những “con cừu và dê”, những nhà lănh đạo bất tài, Thiên Chúa sẽ lưu tâm đến họ, “Ta sẽ xét xử giữa chiên với chiên, giữa cừu với dê.” Chúng ta sẽ thấy v́ sao bài đọc này được chọn để đọc chung với bài Tin mừng hôm nay, bài mô tả một Mục Tử, Đấng sẽ đến để phán xử và tách chiên ra khỏi dê. 

Trong Đức Giêsu, lời Thiên Chúa hứa sẽ chăn dắt đàn chiên nghèo đói đă được thành toàn. Ngài là Mục Tử tốt lành, Đấng đi t́m những con chiên lạc để đưa về đàn. Ngài nói rằng Ngài có thể hy sinh tính mạng v́ đàn chiên – và Ngài đă làm y như vậy. Hôm nay, chúng ta cử hành luật của Đức Giêsu trong cuộc đời của chúng ta , v́ Ngài là Vua-Mục-Tử, trong Ngài ma quỷ bị tiêu diệt và triều đại của Thiên Chúa sẽ được thành toàn. 

Cái chết không phải là bằng hữu của con người chúng ta. Tuy nó có thể đưa đến chỗ kết thúc một cuộc đời đầy đau khổ, nhưng nó lại không phải là một “ân huệ” như nhiều người vẫn tưởng thế. Cái chết gây đổ vỡ, chia cắt và nhấn ch́m cuộc đời chúng ta. Với cái chết của người thân yêu chúng ta cố gắng hết sức để mang lại t́nh trạng b́nh thường. Nhưng cái chết đă đến bất th́nh ĺnh, như kẻ trộm lén lút, chúng ta có lẽ đă không “điều khiển” hay “cố gắng hết sức làm ǵ đó”. Điều giúp chúng ta hy vọng và dám nh́n vào bộ mặt của cái chết là niềm tin của chúng ta vào sự phục sinh.

Trong thư 1Côrintô, thánh Phaolô nói đến những người phủ nhận sự phục sinh. Họ có thể chấp nhận sự phục sinh của Đức Giêsu, nhưng lại gặp khó khăn khi nối kết nó với đời sống của chính họ. Trong chương 15, ngài rao giảng Đức Kitô như là người chiến thắng thần chết. (V́ thế bài đọc này được chọn cho lễ kính Chúa Kitô Vua). Thánh Phaolô cho chúng ta biết Đức Kitô đă chiến thắng tất cả quyền lực sự dữ - “mọi quyền lực và sức mạnh”. Bài đọc thứ hai ngày hôm nay là cách thánh Phaolô mô tả những ǵ sẽ đến. Nhưng ngài cũng nhắc nhở chúng ta rằng vương quốc đă đến với sự phục sinh từ cơi chết, “hoa quả đầu mùa của những kẻ đă yên giấc”.

Khi Đức Giêsu trở lại, vương quốc sẽ đến trong t́nh trạng hoàn hảo và “mọi sự sẽ quy phục Đức Kitô”. V́ thế, thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng sự chết không có quyền lực tối cao, dù nó có tỏ ra mạnh mẽ đến đâu hay tỏ ra thế nào. Trong ánh sáng của Đức Kitô chúng ta có thể đối diện với sự chết và trỗi dậy trong vinh quang của Ngài.

H́nh ảnh chủ yếu về Đức Kitô trong Giáo hội sơ khai là Mục Tử Nhân Lành. Một trong những tŕnh bày nghệ thuật sớm nhất về Đức Kitô là h́nh một mục tử trẻ vác một con chiên trên vai. Điều đó thích hợp v́ Đức Kitô đă hoàn trọn việc tiên báo rằng Thiên Chúa sẽ đến để chăn dắt dân – như Êdêkien hôm nay cho chúng ta biết. Trong suốt thế kỷ ban đầu của Kitô giáo có vô số chứng nhân chết v́ niềm tin, đă được kiên vững nhờ Đức Kitô Mục Tử của họ.

Sau khi hoàng đế Constantin của Rôma trở lại (đầu thế kỷ thứ IV, ngày giờ cụ thể th́ vẫn c̣n tranh căi), ông tuyên bố Kitô giáo là quốc giáo của Đế Quốc Rôma. Cuối cùng th́ sự bách hại của Rôma đối với Giáo hội đă qua và, kết quả là, Giáo hội có tầm ảnh hưởng trên khắp Đế Quốc.

Nhưng sức mạnh và ảnh hưởng cũng ăn ṃn Giáo hội khi nó du nhập những biểu hiện bên ngoài cũng như cấu trúc tổ chức của Đế Quốc. H́nh ảnh quen thuộc về Đức Kitô đă bị chuyển từ Mục Tử thành Vua, với quyền trượng, vương miện và ngai vàng. Chẳng có ǵ sai lầm trong việc kính thờ Đức Kitô như Vua của chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải nhớ rằng trong các Tin mừng Đức Giêsu công bố vương quyền của Ngài trong việc phục vụ. Ngài không bao giờ mô tả quyền hành giống như những người được cho là các nhà lănh đạo của thế giới, những kẻ “thống trị” người khác. Ngài nói với các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly rằng họ phải đi theo Ngài bằng cách phục vụ người khác.

Như thường lệ, chúng ta thường bám chặt Tin mừng và luôn hướng nh́n lên vị Vua mà chúng ta là thần dân của Ngài. Bài Tin mừng hôm nay cho chúng ta hay đâu là những ưu tiên mà người đầy tớ của vua sẽ có được và chúng ta sẽ sống ra sao – cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, đón tiếp khách lạ, cho kẻ rách rưới ăn mặc, chăm sóc người ốm đau và thăm viếng kẻ bị tù đày.

Trong các vương quốc trần thế, những người ở trên và quanh ngai vàng là những kẻ có ảnh hưởng lớn trên sân khấu thế giới, đến từ giai cấp cao trong xă hội, hay đă có những hành động oai hùng trong các trận chiến. Nhưng những người được Đức Kitô mời vào trong vương của Ngài lại được đền đáp v́ những hành động anh hùng và phi thường khác nhau. Chúa Kitô Vua yêu thương họ v́ họ noi gương cuộc sống của Ngài bằng cách chăm sóc những kẻ bé mọn là anh chị em của Ngài.

Lưu ư bối cảnh của sự phán xử cởi mở ra sao. “…Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người”. Trong Sách Thánh “các dân thiên hạ” ám chỉ đến toàn thể thế giới. Mọi dân từ khắp bốn phương trời sẽ đến và bước vào trong vương quốc của Đức Kitô. Chúng ta có lẽ đă quá hẹp ḥi trong viễn cảnh về việc ai là thành phần của vương quốc, hạn chế số thành viên của Giáo hội và những người cũng tin như chúng ta. Dụ ngôn không quá hạn chế, người ta sẽ được mời vào là những người thậm chí đă không nhận ra Đức Kitô trong những kẻ bần cùng mà họ từng phục vụ. Họ chỉ thấy cần giúp đỡ những ai họ thấy thương cảm.

Mọi người đều được mời gọi vào trong vương quốc của Thiên Chúa. Theo như dụ ngôn th́ vương quốc hiện diện bất cứ nơi đâu khi con người hành động đầy yêu thương đối với người khác. Giữa những người trong vương quốc, một số người trong chúng ta được kêu gọi trở nên dấu chỉ hiển hiện hơn về Đức Kitô trong thế giới. Đấy là các phần tử của giáo hội; những người tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô. Nhưng lưu ư trong dụ ngôn, chúng ta sẽ không có quyền thỉnh cầu Đức Kitô Vua chúng ta nếu như không sống thực tại của vương quốc như dấu chỉ của sự hiện diện của Đức Kitô trong thế giới này.

Đức Kitô đă và luôn ở giữa chúng ta và chúng ta phục vụ Ngài. Chúng ta vâng phục, phục vụ, trung tín và yêu mến Ngài v́ Ngài là Vua của chúng ta. Trong Tiệc Thánh Thể, Vua mục tử quy tự chúng ta từ khắp nơi, thấy được sự đói khát thiếu thốn của chúng ta và đă chuẩn bị dọn sẵn cho chúng ta một yến tiệc. Khi đă được no thỏa, chúng ta sẽ lại trở nên những tôi tớ của Đức Kitô trong vương quốc của Ngài. 

 
HV. Đaminh, G̣ Vấp

VƯƠNG QUC T̀NH YÊU
Mt 25, 31-46

Thông lệ, cứ vào cuối năm, các đơn vị thường hay tính sổ xem năm qua ḿnh đă làm được ǵ. Tiêu chí đánh giá kết quả đạt được ấy cũng không giống nhau. Doanh thu của anh nông nghiệp hẳn khác với anh công nghiệp và dịch vụ; hay ta cũng không thể đem chuyện đạo đức của người Công giáo mà gán cho một Phật tử… Từ những thói quen người ta vẫn làm như thế, khi nh́n vào phụng vụ hôm nay, ta sẽ chẳng ngạc nhiên về bài Tin Mừng mà Giáo hội chọn đọc. Ở bài Tin Mừng này, sáng lên tiêu chí đánh giá trong vương quốc của Thiên Chúa và viễn tượng cánh chung của thế giới con người.

Tiêu chí đánh giá trong vương quốc của Thiên Chúa

Nghe qua hai lời phán quyết của Con Người (chính là Đức Giêsu) dành cho hai nhóm người trong ngày chung thẩm, người ta thấy sáng lên một tiến tŕnh gồm hai yếu tố: tương quan và yêu mến. Ở khía cạnh tương quan, ta thấy mọi người bị đ̣i buộc phải có mối tương quan khắng khít với Con Người, thông qua cách hành xử của họ trong mối tương quan với tha nhân. Nói một cách khác, trong vương quốc của Người Con, mọi người bị phán xử dựa trên tương quan họ có với Con Người. Tương quan ấy chỉ có được khi người ta bày tỏ hành vi yêu mến dành cho người khác, đặc biệt là những kẻ thua thiệt, nghèo hèn.

Tiêu chí đánh giá thứ hai trong vương quốc của Thiên Chúa là yêu mến. Ḷng yêu mến mà Thiên Chúa đ̣i hỏi chẳng nặng nề, khó khăn ǵ. Chúng không là của cải hay thứ ǵ vượt quá sức ta. Chúng chỉ là tấm bánh dành cho người đói, chén nước dành cho người khát, lời hỏi thăm dành cho người đang vất vả, lao tù… Tất cả những chuyện ấy mọi người đều có thể làm được với con tim rộng mở và ḷng thương cảm. Và tất cả những thứ tưởng chừng nhỏ bé ấy lại dệt nên tấm vé thông hành cho mỗi người chúng ta tiến vào Nước Trời. Bởi như thánh Augustinô đă từng nói rằng, trong Nước Trời, người ta không bị phát xét điều ǵ ngoài ḷng yêu mến.

Viễn tượng cánh chung của thế giới con người

Từ hai tiêu chí được dùng để đánh giá trong Nước Trời sẽ giúp ta đón nhận viễn tượng cánh chung một cách dễ dàng hơn. Rất nhiều khi người ta nh́n viễn tượng này với cảm giác sợ sệt. Ít ai nghĩ rằng khi ĺa bỏ cơi tạm, qua mối tương quan mật thiết với Đức Kitô, họ sẽ tiến vào Vương Quốc của Vua T́nh Yêu. Mà t́nh yêu th́ ngọt ngào, làm cho tâm hồn người ta bay bổng. Vậy tại sao phải sợ khi được tiến vào vương quốc ấy? Chỉ những người nào không sống trong bầu khí t́nh yêu, không dám sống t́nh yêu với Thiên Chúa, với tha nhân th́ mới sợ mà thôi.

Hôm nay Giáo hội mừng kính lễ Đức Kitô Vua vũ trụ. Ngoài những ư nghĩa thường nghe, một điều chúng ta cũng cần lưu tâm đó là chúng ta chẳng cần phải chết th́ mới được vào trong vương quốc của Thiên Chúa. Ngay khi sống ở trần gian này, chúng ta cũng đang sống trong vương quốc có Đức Kitô là Vua. Nói cách khác, Nước Trời đang hiện diện ngay đây. Thế nhưng điều khác lạ đó là trong Nước Trời tại thế, người ta có thể chuyển từ hàng ngũ “dê” sang “chiên”, c̣n trong Nước Trời mai hậu th́ mọi chuyện đă rơ ràng, phân minh.

Tóm lại, cuối năm người ta tổng kết để nh́n lại quá khứ và vạch ra kế hoạch cho năm tới. Hy vọng đây cũng là dịp để mỗi người Kitô hữu nh́n lại và biết ḿnh đang ở hàng ngũ nào: “chiên” hay “dê”, để có thể trông cậy vào t́nh yêu của vị Vua đang cai trị và quyết tâm đổi mới không ngừng, hầu luôn ở số những người được “Cha chúc phúc”.

Gợi ư : Anh chị có an tâm vào tương quan giữa ḿnh với Thiên Chúa ? Hành động nào anh chị có thể làm để cải thiện mối tương quan ấy ?

Lm. Jude Siciliano, OP.

Đức Giêsu, vua của những tâm hồn nhân từ

 Ed 34,11-112.15-17;  1Cr 15,20-26.28; Mt 25,31-46

 

Kính thưa quư vị,

Khi tôi viết những ḍng này, th́ mọi người đang chuẩn bị đi tới các điểm bỏ phiếu bầu các nhà lănh đạo. Quả là chúng ta đang ở trong t́nh trạng hỗn loạn! Nhiều người cảm thấy chính phủ quốc gia đang bế tắc, dù ai chiến thắng trong các cuộc bầu cử địa phương và quốc hội đi nữa, th́ những khó khăn của chính phủ sẽ vẫn tiếp tục, khi mà những vấn đề quốc gia và quốc tế đang là áp lực cần phải giải quyết. Chúng ta muốn những vấn đề có câu giải đáp, nhưng dường như không có nhiều thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử, “Mọi thứ vẫn như cũ”.

Nhiều người cho rằng chính phủ hiệu quả nhất là một chế độ độc tài ôn ḥa. Một nhà độc tài biết đặt lợi ích của người dân trên hết, có thể vượt thắng được sự dửng dưng, ích kỷ và ham quyền lực, để thực hiện nhiều điều ích lợi cho dân chúng. Một nhà độc tài tốt bụng có thể nhanh chóng hành động, mang lại phúc lợi cho những người nghèo khổ nhất trong xă hội.

Nhưng, chúng ta biết rằng một chế độ độc tài tốt lành như thế không tồn tại. Thậm chí, một nhà độc tài khởi đầu với những ư định tốt lành nhất, nhưng rồi quyền lực làm ra hư hỏng và sự chuyên chế phá hoại hoàn toàn mọi thứ. Ích kỷ và tham sống sớm thay thế cho thiện chí ban đầu; và những lợi ích của người dân cũng bị gạt sang một bên. Với thực tế này, chúng ta có thể nói rằng chỉ Thiên Chúa mới là “nhà lănh đạo tuyệt vời”, một nhà lănh đạo biết đặt lợi ích của người dân trên hết – và làm mọi thứ để đem lại lợi ích cho dân chúng.

Bài đọc thứ nhất hôm nay cho thấy Thiên Chúa trực tiếp  lănh đạo dân Người. Hăy thử đếm số lần cách nói “ta phán” được dùng trong bản văn. Tôi ngại dùng quá nhiều danh xưng “tôi …” trong cả lúc nói cũng như viết, v́ sợ rằng ra như tôi đang tập trung vào bản thân ḿnh. Nhưng Thiên Chúa chúng ta th́ lại dùng chính xác cách truyền đạt này thông qua ngôn sứ Êdêkien. Chỉ trong một bản văn ngắn, có những mười lần danh xưng “ta …” được sử dụng. Nếu ai đó thường xuyên dùng đại từ có tính quy chiếu về bản thân trong một không gian ngắn như thế, người đó sẽ bị gọi là ‘duy kỷ’, tự cao tự đại.

Ở đây, chúng ta không thể quy kết thái độ duy kỷ cho Thiên Chúa, bởi v́ Người hoàn toàn ngược lại. Thiên Chúa biết rằng, v́ dân chúng đang ở trong t́nh trạng buồn sầu, chán nản, nên cần được nghe một sứ điệp do chính Thiên Chúa phán và lặp đi lặp lại. Dân đang gặp phải khó khăn và cần biết rằng Thiên Chúa sẽ ra tay chăn dắt v́ lợi ích của họ. Hơn nữa, tất cả các cụm “ta …” có trong bản văn, đều được kết nối với th́ tương lai - “ta sẽ”. Điều này nghĩa là Thiên Chúa đảm bảo rằng, dù dân đang trong t́nh trạng khốn đốn, Người sẽ làm điều ǵ đó để cứu giúp dân.

Hôm nay là đại lễ Chúa Kitô Vua, nhưng khá lạ lẫm, v́ bài đọc thứ nhất không đề cập Thiên Chúa như một vị vua, mà chỉ như một Mục tử. Tuy nhiên, điều đó cũng không quá lạ thường, v́ đối với Israel, Thiên Chúa được mường tượng như một Mục tử lănh đạo, bảo vệ, dẫn dắt và ǵn giữ dân Người, với tấm ḷng hiền hậu và nhân lành. Ngôn sứ Êdêkien được Thiên Chúa sai đến để lên án, kết tội những mục tử nhẫn tâm, không chăm lo cho đoàn chiên. Họ giống như những nhà lănh đạo độc tài, ích kỷ, làm mọi thứ để duy tŕ quyền lực của ḿnh. Do những nhà lănh đạo tội lỗi, nên đàn chiên mà Ngôn sứ Êdêkien đang quan tâm ở đây, đă bị phân tán và lưu đày ở Babylon. Thiên Chúa đặt quyền lợi lớn lao nhất của dân Israel trên hết mọi sự, và Người hứa sẽ cứu dân ra khỏi chốn lưu đày. Thiên Chúa sẽ không chỉ mang Israel trở về, nhưng c̣n tiếp tục đỡ nâng họ. “Con nào bị mất, Ta sẽ đi t́m; con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh …” Thiên Chúa khiển trách những nhà lănh đạo Israel (“cừu đực và con dê”), Người hứa sẽ dẫn dắt Israel, sẽ mang cả đàn ra khỏi chốn lưu đày. Sự trợ giúp của Thiên Chúa không dừng lại ở đấy, nhưng Người c̣n tiếp tục chăm sóc dân bằng cách cho xuất hiện một vị Mục tử công minh. Đó là lư do tại sao có quá nhiều cụm từ “ta sẽ” trong đoạn văn này. Một lần nữa, dân Israel cần được đảm bảo rằng Thiên Chúa sẽ ra tay, Người quyết định làm điều đă hứa – chính Người sẽ chăn dắt đoàn chiên.

Bài Tin Mừng hôm nay là dụ ngôn cuối cùng trong Tin Mừng theo thánh Mátthêu. Thiên Chúa hoàn trọn điều Người đă hứa với Israel. Đức Giêsu là Mục tử mà dân trông ngóng từ lâu. Người lên ngai xét xử, với các triều thần vây quanh. Bấy giờ, Người cho các bề tôi trung thành được chung hưởng vinh quang. Đây không phải là sự phân phát tài sản và ban thưởng các chức vụ cho bề tôi – như làm đại tướng, chiến binh anh hùng, quan chức triều đ́nh, lănh chúa, thành viên hoàng gia...

Các bề tôi trung thành của vị Vua là những tôi tớ biết hành động noi theo những ǵ vị Vua đă làm, biết tỏ ḷng xót thương đối với người nghèo khổ, bệnh tật, vô gia cư, tù đày và khách lạ – những người Đức Giêsu gọi là “bé mọn nhất”. Cảnh tượng này không gây bất ngờ cho các thính giả của Đức Giêsu, những người đă am tường truyền thống ngôn sứ. Vị Mục tử nhà Israel được diễn tả trong sách Êdêkien là người luôn quan tâm đến “chiên mất …, chiên lạc …, chiên bị thương …, chiên đau yếu…”

Có một sự phân biệt giữa Giáo Hội và Vương Quốc của Thiên Chúa được ngụ ư trong dụ ngôn hôm nay. Người ta hy vọng rằng mọi thành viên của Giáo Hội sẽ là những chứng nhân cho sự quan tâm của Thiên Chúa đối với những người bé mọn nhất. Chúng ta, những người đă lănh nhận phép rửa, được mời gọi trở nên dấu chỉ cụ thể cho Vương Quốc của Thiên Chúa trong trần gian. Nếu không trở nên những dấu chỉ cho sự hiện diện của Vương Quốc, chúng ta không thể đ̣i bất cứ một đặc ân nào hay tư cách công dân trong Vương Quốc này. Trong dụ ngôn hôm nay, hiển nhiên việc phán xét không căn cứ vào tên chúng ta được ghi trong sổ đăng kư của giáo xứ. Cảnh tượng phán xét của dụ ngôn cho thấy có nhiều người chưa bao giờ nghe biết Đức Kitô, thế nhưng họ lại được kể là thành phần của Vương Quốc Thiên Chúa, bởi v́ họ hành động đầy ḷng xót thương với những người được Thiên Chúa ưu tiên, những người nghèo.

Thánh Mátthêu cho thấy thế nào là một Giáo Hội đích thực của Đức Kitô. Dụ ngôn hôm nay mạnh mẽ thức tỉnh tâm trí chúng ta. Phải chăng chúng ta đang sống một thứ tin mừng đầy tiện nghi? Có lẽ xưa nay chúng ta chỉ xác định bổn phận tín hữu bằng những việc làm tại nhà thờ vào mỗi Chúa Nhật? Dù có thực hành tốt “tôn giáo trong nhà” đến mức nào chăng nữa, th́ qua dụ ngôn hôm nay, chúng ta biết rằng ngoài thờ phượng Thiên Chúa trong Thánh đường và kinh nguyện gia đ́nh, người tín hữu c̣n phải dấn thân cho Người trong thế giới nữa. Cảnh phán xét cho chúng ta biết đâu là những ưu tiên của Đức Giêsu.

Người được chúng ta yêu thương sẽ nói lên rằng chúng ta đang hành động thế nào với tư cách cá nhân và tư cách một Giáo Hội. Thiên Chúa yêu thương hết thảy mọi người, và chúng ta, những người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa, cũng phải sẵn sàng chia sẻ t́nh yêu đó với tất cả mọi người, đặc biệt với những ai không thể đáp trả lại t́nh yêu đó.

Có một hành động tự phát trong dụ ngôn hôm nay. Những người được đón tiếp vào Vương Quốc đă không nhận ra bản thân họ đang làm mọi sự cho Đức Kitô, hoặc hành động nhân danh Người. Họ chia sẻ những điều họ có cho những người túng thiếu. Họ đơn giản làm những điều phù hợp với bản tính con người. Chúng ta biết rằng con người quy hướng về điều phù hợp với bản tính. Có thể, họ không ngồi chung ghế với chúng ta trong nhà thờ vào Chúa nhật, nhưng họ lại cùng với chúng ta mang bánh cho những người lang thang đường phố vào thứ Hai.

Thêm nữa, thật hữu ích khi chúng ta ngồi cạnh nhau tại ghế nhà thờ này, chúng ta cùng với nhau, một lần nữa, để cho cặp mắt và đôi tai được mở ra nhờ các dụ ngôn tương tự như dụ ngôn được nghe đọc hôm nay.