Năm A

 
 

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên - Năm A
Cn 31:10-13.19-20.30-31 ; 1 Tx:1-6 ; Mt 25:14-30
 

An Phong op : Đừng Đầu Hàng Trước Khi Vào Cuộc

Như Hạ op : Niềm Vui Tuyệt Vời

Fr. Jude Siciliano, op : Đời sống Tin Mừng đ̣i hỏi phiêu lưu

Fr. Jude Siciliano, op : Chúa Giêsu tín nhiệm chúng ta

G Nguyễn Cao Luật op : Muốn Sinh Lợi Phải Dám Liều

Fr. Jude Siciliano, op : Những ấn tượng ban đầu

Fr. Jude Siciliano, op: Hăy làm cho ơn Chúa được sinh hoa kết trái

 


An Phong op

Đừng Đầu Hàng Trước Khi Vào Cuộc
Mt 25:14-30

Mỗi người một hoàn cảnh riêng

Con người sinh ra đă có sự bất b́nh đẳng : có kẻ giàu người nghèo; kẻ thông minh, người th́ đần độn; kẻ ra đời trong mảnh đất tốt, người th́ phải đón nhận biết bao bất hạnh...

"Ông cho người này năm nén, người kia hai nén, người khác nữa một nén"

Những sự bất b́nh đẳng tự nhiên về tài năng và hoàn cảnh không có nghĩa là có một sự bất b́nh đẳng về phẩm giá. Thiên Chúa không đ̣i mọi người phải làm lợi được năm nén, nhưng chỉ muốn mỗi người đón nhận cuộc sống của ḿnh, đón nhận hoàn cảnh riêng của ḿnh và sống tốt đẹp trong chính hoàn cảnh ấy. Mỗi người, trong hoàn cảnh riêng của ḿnh vẫn là một con người cao quí, vẫn là con cái của Thiên Chúa và được Thiên Chúa tin tưởng trao phó nén bạc của Ngài.

Thái độ so đo tính toán

Tuy nhiên, có nhiều người luôn "đứng núi này trông núi nọ", họ luôn thấy ḿnh thiếu và muốn đổ tội cho hoàn cảnh. Một thái độ so đo tính toán như thế bộc lộ thái độ của người nô lệ hơn là thái độ của người con trong nhà; và b́nh thường, đă là thái độ chào thua trước cuộc đời.

"Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không văi. V́ thế, tôi đâm sợ mới đem chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Của ông đây, ông cầm lấy".

Trong tâm t́nh con cái, một nén bạc đă là một hồng ân ! Nhưng trong thái độ "đứng núi này trông núi nọ", một nén bạc lại là một h́nh phạt. Chính thái độ của con người trước cuộc đời và trước Chúa đă góp phần làm nên thành công hay thất bại của con người. Nhiều khi người ta được đón nhận hơn một nén (một nén bạc hiểu như điều căn bản để có thể sống và hoàn thành cuộc sống), nhưng lại cứ phàn nàn tôi chẳng có ǵ.

Thiên Chúa tin tưởng con người

Thiên Chúa đi xa ? Thật ra Thiên Chúa chẳng bao giờ đi xa cả. Ngài chỉ ra như "vắng mặt" để con người biết thể hiện năng lực và ḷng trung tín của ḿnh. Trong ư nghĩa đó, thái độ trung tín trở nên một yếu tố hết sức quan trọng. Nếu ta trung tín trong mỗi công việc nhỏ, th́ b́nh thường chính công việc ấy sẽ mở ra những cánh cửa mới cho cuộc đời; và nếu ta biết cảm tạ hồng ân, th́ chính những hồng ân nhỏ lại dẫn ta tới niềm vui lớn lao hơn : "v́ phàm ai có, sẽ đựơc cho thêm và sẽ có dư thừa".

Lạy Chúa Giêsu,
Thú thật với Chúa, con vẫn chưa tin tưởng nhiều nơi Chúa
trong đời sống, trong công việc,
trong những khó khăn mà con gặp phải trên đường đời.

Và cũng v́ thế, nhiều lần con muốn lẩn tránh,
hoặc đầu hàng cuộc đời.

Xin cho con biết tin tưởng nơi t́nh thương Chúa
và sự quan pḥng yêu thương của Chúa Cha nhiều hơn nữa.


Như Hạ op

NIỀM VUI TUYỆT VỜI
Mt 25:14-30

Thế giới đang lo sợ về cuộc chiến giữa Iraq và Hoa kỳ xảy ra và có thể lan rộng đến độ không kiểm soát được. Cuộc chiến đó chỉ khơi sâu hố ngăn cách giữa các nền văn hoá khác nhau. Thật là một thách đố lớn lao giữa những giá trị hôm nay.

NHỮNG CÁI NH̀N KHÁC NHAU

V́ "sắp đi xa" (Mt 25:14) trong "một thời gian lâu dài" (Mt 25:19), một ông chủ khôn ngoan kia đă chu đáo sắp xếp mọi việc. Được ông giao phó của cải, chắc chắn các đầy tớ phải là những người đáng tin cậy sau nhiều năm làm việc cho ông. Thật vậy, không một đầy tớ nào cuỗm số tiền bỏ trốn, mặc dù ông vắng nhà khá lâu. Về mặt trung tín không ai có thể trách họ.

Không những khôn ngoan, ông chủ c̣n có con mắt tinh đời khi "giao phó của cải ḿnh cho họ," (Mt 25:14) "tuỳ khả năng riêng mỗi người." (Mt 25:15) Hớ hênh một chút, ông có thể trở về trắng tay. Giả sử ông giao năm yến cho cho người "tôi tớ xấu xa và biếng nhác" (Mt 25:26), chắc chắn tài sản ông đă bị ảnh hưởng lớn và công việc đă ngưng trệ. Thất đức đă biến anh trở thành một thứ "kỳ đà cản mũi". Người tôi tớ đó không hẳn bất tài. Nhưng tất cả những hành động xấu xa đó đều phát xuất từ một cái nh́n tiêu cực về ông chủ. Nếu đúng như người đầy tớ này nhận xét, tại sao các người đồng nghiệp với anh lại có thể yên tâm làm việc cho chủ ?

Ông đă chọn mặt gởi vàng, khi giao năm và hai yến cho các "tôi tớ tài giỏi và trung thành" (Mt 25:21.23). Điều ông quan tâm nhất không phải là khả năng chuyên môn, nhưng là nhân đức của người tôi tớ. Chính nhân đức mới quyết định tất cả thành bại cuộc đời. Những người tôi tớ này không những tài giỏi, nhưng c̣n có cái nh́n sáng suốt và đặt tất cả niềm hi vọng lớn lao nơi ông chủ. Bằng chứng họ đă hết sức tích cực làm việc ngay cả khi ông chủ vắng mặt. Đối với họ, ông chủ có mặt hay không, điều đó không ảnh hưởng tới công việc của họ. V́ chính lương tâm thúc đẩy họ hoàn thành mọi việc một cách xuất sắc. Niềm hi vọng đó phát xuất từ niềm tin tưởng ông chủ sẽ ban niềm vui lớn lao vào lúc ông trở về. Niềm vui chính là phần thưởng chỉ dành cho những "tôi tớ tài giỏi và trung thành", bất kể số lượng được giao bao nhiêu. Quả thực, c̣n ǵ vui bằng khi nghe ông tuyên bố : "Phàm ai đă có, th́ được cho thêm và sẽ có dư thừa." (Mt 25:29) Niềm vui tràn trề ! Vượt quá niềm tin và hi vọng.

Nhưng trong khi người tôi tớ "tài giỏi và trung thành" vào "hưởng niềm vui của chủ" (Mt 25:21.23), th́ "tên đầy tớ vô dụng kia" bị quăng vào "chỗ tối tăm bên ngoài : ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng." (Mt 25:29.30) Một hoàn cảnh, hai số phận. Giá trị cuộc đời không đo bằng số lượng của cải hay tài năng, nhưng bằng ḷng trung thành. Giả sử người đây tớ nhận một yến hoàn toàn hài ḷng và hành động theo chỉ thị ông chủ, chắc chắn anh dư khả năng để hoàn thành nhiệm vụ. Thế nhưng, mặc dù đủ tài năng và được chủ tín nhiệm, anh cũng không muốn cố gắng chút nào. Anh không muốn biết đến cảnh đồng nghiệp đang nỗ lực thi hành ư muốn ông chủ. Anh lợi dụng cơ hội ông xa nhà để đứng nh́n cuộc đời dưới cặp kính đen thui của anh. Hẳn anh đă từng chê bai và buồn cười trước những lam lũ của những người cúi lưng làm tôi mọi cho một ông chủ "hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không văi." (Mt 25:24) Thực tế, cái nh́n tăm tối đó đă đẩy anh vào "chỗ tối tăm bên ngoài" để "khóc lóc nghiến răng" (Mt 25:30) trong tuyệt vọng.

Chắc chắn đồng nghiệp không chia sẻ quan niệm của anh về ông chủ. Ngược lại, qui luật cuộc sống rất cần để đạt đến hạnh phúc và niềm vui. Phân chia công tác hay lợi lộc, ông chủ căn cứ "khả năng riêng mỗi người." (Mt 25:15) Khả năng khác nhau chỉ nhằm phục vụ anh em và giúp mọi người đạt tới hạnh phúc đích thực. Khả năng này chỉ tỏ lộ khi gặp thách đố. Đúng là "thui ra mới biết béo gầy". Qua cơn thử thách tất cả sẽ lộ nguyên h́nh. Sau cơn thử lửa mới thấy niềm vui tuyệt vời.

NIỀM VUI TUỔI TRẺ

Niềm vui chính là hấp lực mạnh nhất đối với tuổi trẻ. Nhưng làm sao t́m được niềm vui đó giữa một thế giới quá nhiều bất ổn và khủng hoảng về mọi mặt như hôm nay ? Tương lai thuộc về ai "đem lại niềm hi vọng cho một thế giới đầy dẫy những bất công và thiếu vắng những giá trị," (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 8/11/2002) Muốn thế, "giữa một thời đại nổi cộm với một nền văn hoá nhiều lo lắng, trống rỗng và vô nghĩa, hăy lên tiếng rao giảng Thiên chúa siêu việt, Đấng luôn lắng nghe tiếng những người bị áp bức và đau khổ kêu gào." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 8/11/2002)

Không thể rao giảng Thiên chúa siêu việt, nếu không có ḷng "kính sợ Đức Chúa." (Cn 31:30) Chính ḷng kính sợ ông chủ đă giúp những người tôi tớ hoàn thành công tác xuất sắc. "Kính sợ Đức Chúa là bước đầu của tri thức. Kẻ ngu si khinh thường khôn ngoan và lời nghiêm huấn." (Cn 1:7) Như thế các đầy tớ ông chủ đă được phân ra hai hạng rơ rệt : khôn ngoan và ngu si. Khôn ngoan là thành tŕ vững chắc nhất bảo vệ mọi giá trị. Không bắt nguồn từ khôn ngoan, niềm vui sẽ hời hợt và lạt lẽo. Chỉ Đức Giêsu, sự khôn ngoan của Thiên Chúa, mới có thể đem lại niềm vui thực sự cho nhân loại. Giữa một thế giới đang vắng bóng Thiên Chúa, các bạn trẻ "hăy tin tưởng ! Hăy xây dựng cuộc sống với Đức Giêsu trong niềm hi vọng !" (Các Giám mục Pháp : Zenit 13/11/2002) V́ chỉ Đức Giêsu mới dẫn mọi người "vào hưởng niềm vui của" Thiên Chúa qua nẻo đường "công chính, b́nh an và hoan lạc trong Thánh Thần"(Rm 14:17). Đó chính là con đường thánh thiện, là "bổn phận căn bản và cấp thiết mà bạn có thể đóng góp vào công cuộc tân Phúc âm hoá, và là một bảo đảm cho công cuộc phục vụ Tin mừng đích thực cho những người cùng khốn." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 8/11/2002)

Giữa "những hoàn cảnh có thể làm lu mờ niềm hi vọng v́ những căng thẳng và sợ hăi, chống đối và chia rẽ, quá khích và bạo lực, các bạn phải cấp thiết đem sứ điệp Tin mừng đến cho mọi người. Để có thể thực hiện sứ mệnh đó, trên hết các bạn phải duy tŕ sự hiệp thông bền bỉ với Đức Giêsu, không ngừng chiêm niệm thánh nhan Người trong kinh nguyện và hết sức phục vụ Người qua anh em." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 8/11/2002) Muốn được như thế, họ cần "mở rộng tâm trí trước những nhu cầu nhân loại, v́ nhân loại đang chiến đấu để t́m ra mục đích trong một thế giới có quá nhiều xáo trộn do khủng hoảng về ư nghĩa." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 10/11/2002) Giữa cơn cuồng loạn ngôn từ hôm nay, người ta có thể sẵn sàng hi sinh anh em cho một mục tiêu không tưởng. Đó là cảnh tăm tối trần gian đang đầy đoạ con người. "V́ tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối. Vậy chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hăy tỉnh thức và sống tiết độ," (1 Tx 5:5-6) để có thể làm chứng cho mọi người biết "Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể, là trung tâm của lịch sử nhân loại và là ch́a khoá mở cho mọi người thấy mầu nhiệm con người và mạc khải về ơn gọi tối cao của Người." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 8/11/2002)

Sống giữa những ảnh hưởng chồng chéo nhau hôm nay, giới trẻ phải dấn thân vào "việc Phúc âm hoá văn hoá, để làm cho cuộc sống nổi bật lên niềm hi vọng hơn là sợ hăi hay bi quan." (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 10/11/2002) Muốn được như thế, họ phải lao vào cuộc canh tân đặc sủng Công giáo để trở thành "những dấu chỉ sống động của niềm hi vọng," (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 10/11/2002) làm chứng cho mọi người thấy Chúa Thánh linh đang hiện diện và hoạt động giữa ḷng nhân loại. Chính Thánh linh sẽ cho giới trẻ biết rằng chỉ Đức Giêsu mới đem lại niềm vui tột đỉnh cho giới trẻ mà thôi, v́ chính Người là niềm hi vọng của nhân loại.


Fr. Jude Siciliano, op

Đời sống Tin Mừng đ̣i hỏi phiêu lưu
(Mt 25, 14 -30)

Thưa quí vị.

Nói về chuyện Chúa Giêsu đến lần thứ hai đối với các tín hữu b́nh thường xem ra xa vời, không ổn. Thản hoặc khi có vị thuyết giảng nào đó, đầy nhiệt huyết mà chúng ta chẳng may bắt gặp ở đường phố, hô lớn: "Tận thế đă gần rồi." Chúng ta ước mong ông không chặn ḿnh lại để hỏi: "Bạn có được cứu rỗi không ?" Thật lúng túng khi phải trả lời câu hỏi đó. Nhưng chẳng phải các vị ngôn sứ đường phố đó mới nói đến "Tận cùng thời gian". Tin Mừng Tân ước mấy tuần nay cũng thường nhắc tới. Dầu vậy, khi đọc những bản văn Phúc âm đầy h́nh ảnh cánh chung, chúng ta thường cảm thấy ḿnh đang như coi truyện cổ tích của một tôn giáo đă mai một từ lâu. Những truyện đó h́nh như thuộc truyền thống của một tín ngưỡng xa lạ. Vậy mà khi đọc những bản văn phụng vụ của các tuần cuối năm , chúng ta vẫn phải liên tưởng đến việc Chúa Giêsu xuất hiện lần thứ hai. Như vậy, chúng ta phải nghĩ thế nào, rao giảng ra sao cho những thính giả hoàn toàn tân thời chẳng hề có ư niệm về ngày tận thế? Càng nghe họ lại càng lạ tai.

Tuy nhiên việc Chúa đến lần thứ hai không phải là hiện tượng nhỏ nhặt. Mặc dầu chưa đến, nhưng nó giữ một vai tṛ then chốt trong cuộc sống đức tin. Nó định giá phẩm chất sống của người tín hữu ! Các bài đọc Tin Mừng khuyến dụ chúng ta kiến tạo nó như một nhân tố trong đời sống đạo đức và trong khi chờ đợi sự kiện thực sự xuất hiện, chúng ta sống bằng niềm hyvọng cánh chung đó. Tin Mừng cảnh báo mọi người rằng dù c̣n phải chờ đợi một thời gian, nhưng chắc chắn Nước Thiên Chúa sẽ đến. Khi nó đến chúng ta đang ở trong tư thế nào ? Sẵn sàng hay vô tâm ? Có lẽ chúng ta không c̣n sống để chứng kiến Ngày Chúa Giêsu tái lâm, nhưng trong bụng mọi người đều nghĩ rằng thế giới hiện thời sẽ có ngày tận số. Chấm dứt mọi thời gian. Cánh chung sẽ ập đến số phận mọi người có mặt trên trái đất này dù ở cương vị nào đi nữa. Khi ấy, như câu tục ngữ thường nói: "Tắt đèn nhà tranh cũng như nhà ngói." (at the end of the game, the king and the pawn are put away in the same box: Con tướng và con tốt đều nằm chung trong một hộp khi kết thúc ván cờ).

Thế th́ những dụ ngôn về ngày tận thế nhắc nhở chúng ta nên khôn ngoan đầu tư cuộc sống ḿnh vào những giá trị bền vững, để có thể ngẩng đầu khi chịu phán xét: Đă sử dụng thời gian ra sao ? Ngày Chúa tái lâm thúc giục mọi tín hữu nghiêm chỉnh sử dụng cuộc đời ḿnh, nghiêm chỉnh đến độ khi giờ Chúa gọi chúng ta sẵn sàng về với Ngài trong đức tin và ḷng can đảm. Ở cuộc tĩnh tâm giáo xứ gần đây, tôi được làm quen với một cụ già 70 tuổi. Cụ khoe với tôi vừa trải qua mấy cuộc thử nghiệm xem khối u lớn trong phổi cụ có phải ung thư hay không. Cụ xin tôi cầu nguyện để rằng "bất cứ là thế nào, xin cho con đủ can đảm để chịu đựng." Tôi nói với cụ sẽ làm theo ư cụ, nhưng biết rơ rằng linh hồn đạo đức này hoàn toàn sẵn sàng "theo ư Chúa" suốt cuộc đời ḿnh. Giống như hai người đầy tớ trung tín đầu tiên trong dụ ngôn Tin Mừng hôm nay. Cụ đă đầu tư gia tài Chúa trao trong một cuộc "đầu tư tốt lành". Cuộc sống cụ gồm toàn công việc ích lợi : cầu nguyện, trách nhiệm gia đ́nh, thành viên tích cực của cộng đoàn giáo xứ, phục vụ láng giềng trong cơn nguy khốn, không thiếu xót điều chi, không hành vi đáng trách.

Hơn 20 năm trước đây, tôi có theo dơi cuốn phim nhiều tập nổi tiếng, nhan đề là "Những điệu nhạc buồn khu phố Hill" (Hill Street Blues). Màn đầu tiên của mỗi tập đều chiếu căn pḥng làm việc trong khu phố lúc khởi sự đổi ca. Ông cảnh sát trưởng và các nhân viên tụ họp. Ông ra lệnh cho họ mỗi người một công tác trong ngày, rồi ông khuyên, tuần này qua tuần khác: "Này các anh, hăy cẩn thận khi đến làm việc ở đó."

Tôi nghĩ bụng, thế giới này là một địa chỉ làm việc đầy thách đố, không những đối với các nhân viên cảnh sát kia, mà c̣n đối với tất cả mọi tín hữu. Chúng ta có quyền lao động, trở về nhà nghỉ ngơi, khoá cửa lại và sống an toàn với gia đ́nh, không lây nhiễm ồn ào của ngoại cảnh. Nhưng Chúa khuyên chúng ta không nên làm thế, mà phải ra đi, dấn thân vào xă hội, vào thế giới loạn sà ngầu này, đầu tư cuộc đời vào chiều sâu, chiều dầy của các biến cố.

Như trong dụ ngôn Chúa Nhật hôm nay, cuộc phán xét cuối cùng khi chủ trở về dựa trên sự tín nhiệm của ông đặt vào các đầy tớ. Ông đă tín nhiệm họ, giao của cải cho họ. Theo các nhà chú giải th́ mỗi nén bạc nặng 35 kư. Nhiều th́ 5 nén, vừa 2 nén và ít cũng một nén. Ông tán thành sự phiêu lưu của họ và đánh gía cao bất cứ lợi lộc nào họ kiếm được. Hai người đầy tớ trung tín đă vâng lời ông chủ, làm lợi gấp đôi. Một người vô tích sự, chôn giấu nén bạc rồi đổ lỗi cho chủ là độc ác, keo kiệt.

Có hai bài học trong truyện này: thứ nhất : Ông chủ Giêsu sẽ trở về, thứ hai: sau cuộc vắng mặt "lên Trời" của ông.

Chúng ta quá rơ sự kiện Ngài "lên trời" . Hiện thời đang chờ đợi việc Ngài trở lại. Việc này cũng chắc chắn như việc "lên trời", chỉ có điều dụ ngôn không cho biết ngày giờ đích xác. Ông chủ Giêsu đúng là người dám liều, giao cho các tín hữu những tài sản qúi giá và thúc đẩy họ đi "đánh bạc" với thế gian, xác thịt và ma quỷ. Ngài không nghĩ là Hội thánh sẽ chơi tṛ "an toàn", đem cất giấu của cải. Ngược lại, Ngài mong đợi chúng ta làm lợi đúng như Ngài đă đặt cược với Đức Chúa Cha khi bước vào trần gian.

Chúng ta đang sống trong giai đoạn khủng hoảng ḷng tin về tiền bạc, các công ty lớn đang phá sản. Tỷ lệ thất nghiệp dâng cao. Nhiều người mất hết tiền của trong ngân hàng, trong thị trường chứng khoán, nhất là các cụ bô lăo mất quĩ hưu trí, th́ thái độ của người đầy tớ thứ 3 xem ra khôn ngoan, đáng làm gương. Nhưng đối với ông chủ Giêsu th́ không phải vậy. Người đầy tớ thứ 3 hành động không phải do khôn khéo mà do bất lương, ăn cắp ḷng tín nhiệm của chủ. Sự tiếp cận của hắn không phải v́ yêu mến mà là sợ hăi. Hắn đem cất giấu tài năng, của cải v́ biết chủ ḿnh là người hà khắc "gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát".

Rơ ràng dụ ngôn gợi ư đời sống Tin mừng và t́nh yêu Phúc âm đ̣i hỏi trung tín, dấn thân, và phiêu lưu. Chúng ta chỉ thực sự sống Tin Mừng khi không ích kỷ biến ḷng tin của ḿnh thành sơ cứng, an toàn giả tạo. Ngược lại phải biết liều, dám thăm viếng kẻ thù, đối thoại với người ḿnh không ưa, t́m kế hoạch nuôi sống trẻ mồ côi, đàn bà goá bụa, người đói khát, quan tâm đến hàng xóm, láng giềng, đọc sách nhà thờ, tham gia các sinh hoạt tôn giáo, xă hội, tranh đấu cho công lư, hoà b́nh. Có bao nhiêu khả năng th́ đầu tư ngần ấy vào các hoạt động ích lợi trước mặt Thiên Chúa, chẳng cần thành công, nhưng trung thành và phó thác vào Đấng tuy bây giờ vắng mặt, nhưng chắc chắn sẽ trở lại phán xét.

Bài đọc thứ nhất trích từ sách Châm ngôn. Sách có giọng văn tiến bộ, được soạn sau thời lưu đày ở Babylone. Thời kỳ này kết thúc vào năm 538 trước công nguyên. Các câu thơ được xếp đặt theo thứ tự chữ cái, mô tả một nữ lưu khôn khéo, biết sử dụng tài năng làm cho gia đ́nh đẹp đẽ, trong ấm ngoài êm. Nàng lao động tích cực, ban sáng ban chiều và thâu đêm. Chồng nàng có thể tin cậy vào nàng, các người nghèo khổ được nàng nuôi dưỡng. Nàng hoạt động không những tại gia đ́nh mà cả nơi phố chợ. Mọi người đều hoan hỷ ca tụng nàng tại cửa thành. Tuần vừa qua chúng ta được nghe đọc về Bà chúa khôn ngoan, tuần này khôn ngoan được cụ thể hoá nơi đời sống của một "người vợ tài đức." Những công việc của nàng là hoa trái khôn ngoan, phẩm chất đời sống thường nhật là sự thánh thiện của nàng, không lư thuyết, không trừu tượng mà là những việc làm thường ngày: canh cửi cần mẫn, nội trợ chu đáo, bố thí rộng răi… Nàng thánh thiện không ở dáng vẻ bên ngoài, nhưng đầy ḷng kính sợ Thiên Chúa.

Tác giả sách Châm ngôn không mô tả các hành động đạo đức của nàng một cách lẻ loi hoặc chỉ trong giờ khắc cầu nguyện, mà trong tương quan với đời thường. Bà thực hành tôn giáo của ḿnh giữa đời, nơi gia đ́nh, phố xá, với chống con, bạn bè, kẻ nghèo khó, đói rách… Văn hoá của chúng ta ngày nay ca tụng dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài, nhưng nhiều khi những thứ đó lừa dối, chóng qua. Thánh thiện trong tâm hồn mới có giá trị. Tác giả không cho thấy ngoại h́nh của người vợ tài đức này. Nhưng chắc chắn tâm hồn bà đầy đạo đức và thánh thiện.

Bài đọc 2, thơ gởi tín hữu Thessalonica, cũng nói lên quan tâm của Hội thánh tiên khởi về ngày Chúa trở lại. Người ta vẫn mường tượng rằng chẳng bao lâu sau biến cố "lên trời", Ngài sẽ xuất hiện vinh hiển, tiếng Trung Quốc dịch là quang lâm. Nhưng khi nào ? Nhiều năm tháng đă trôi qua, không thấy Ngài thực hiện lời hứa. Tín hữu bắt đầu nôn nóng, thất vọng. Thánh Phaolô cảnh báo về sự vô ích của thắc mắc đó. Chúa đến một cách đột ngột, giống như kẻ trộm đột nhập, giống như đàn bà đau đớn sinh con. Sự việc tuy biết trước sẽ xảy ra, nhưng giờ khắc th́ hoàn toàn mầu nhiệm.

Tuy nhiên, chẳng có chi phải sợ hăi, Tín hữu là con cái ánh sáng, không ṃ mẫm trong tối tăm, ngu dốt, Chúa đă dạy bảo nhiều chân lư sáng ngời, chỉ đ̣i hỏi tỉnh thức mong chờ như các trinh nữ khôn ngoan tuần vừa qua. Lời lẽ của thánh Phaolô ở đây cũng không trừu tượng, trái lại rất cụ thể và giàu h́nh ảnh. Ngài táo bạo so sánh Chúa đến như một kẻ trộm, hoặc như một phụ nữ sinh con, mặc dù giáo lư về sự trở lại của Chúa là một phần nghiêm trọng trong đức tin của Hội thánh. Xin cho các tín hữu khắp hoàn cầu có được một tinh thần mong đợi như thánh Phaolô, trong những ngày cuối năm này. Amen.


Lm Jude Siciliano, OP

Chúa Giêsu tín nhiệm chúng ta
(Mt 25, 14-30)

Thưa quí vị.

Tôi rất ngạc nhiên không hiểu làm thế nào những cuộc cạnh tranh cờ bạc trên truyền h́nh lại phổ thông đến như vậy? Có tin đồn người ta sắp thiết lập một kênh truyền h́nh mới dành riêng cho các con bạc đỏ đen. Nếu đúng như vậy th́ quả là tôi lạc hậu thông tin. Có lẽ kênh đó đă được thực hiện rồi. V́ tuần vừa qua tôi ngồi bên một người đàn ông trên máy bay và ông ta chơi video game suốt mấy tiếng đồng hồ ở chiếc vi tính sách tay, rà lại mấy ván bài đă phát tuyến trên ti vi. Ông ta có vẻ hài ḷng và đầy nhiệt huyết. Một lần tôi nghe ông hô to “Yeah” (trúng rồi), lúc ông thắng ván bài. Tôi tự nhận đôi lúc cũng chú ư đến các cao điểm của ông. Một lần tôi định bụng xúi ông chơi ba lá bài thay v́ hai. Thực tế, có khối lượng khổng lồ khán giả coi các pha tŕnh diễn và tṛ chơi đen đỏ ấy. Tại sao vậy ? Điều ǵ hấp dẫn họ ?

Tôi biết một buổi tối ḿnh đă bị cuốn hút vào tṛ chơi ở một lần phát sóng. Tôi phải nán lại vài phút v́ một người đă đặt cọc tới 30.000 đôla, cho một lần rút bài. Tôi nghĩ ḿnh đă run lắm th́ phải. Nhưng ông ta lại chẳng tỏ dấu ǵ sợ hăi, và tôi hiểu ra ư nghĩa của cụm từ “poker-face” (mặt lạnh như tiền). V́ những liều lĩnh nào mà người đàn ông dám chấp nhận rủi ro? Tôi chẳng muốn lấy gương các tṛ chơi đỏ đen hay các con bạc làm mẫu mực cho nếp sống của chúng ta, các tín hữu Chúa Kitô. Bởi lẽ quá nhiều người hoang phí tiền bạc có hạn của ḿnh vào các tṛ chơi vô bổ. Lại c̣n nhiều người khác trở thành các con nghiện của thần đỏ đen. Chắc chắn cuộc đời họ, gia đ́nh họ sẽ tan hoang v́ con bài hoặc bánh xe may rủi. Tuy nhiên, Tin mừng hôm nay có chút dính dáng đến nội dung liều lĩnh : “Nước Trời giống người kia sắp đi xa, gọi đầy tới đến mà giao phó của cải ḿnh cho họ. Ông đưa cho người này năm yến, người kia hai yến, người khác nữa một yến, tùy khả năng riêng mỗi người. Rồi ông ra đi”. Rơ ràng, Chúa Giêsu muốn dùng dụ ngôn song song với câu chuyện bài bạc của thế giới đời thường để mạc khải một chân lư nào đó cho chúng ta. Đức tin Ngài để lại trần gian phải được các tín hữu sử dụng sao cho hợp thánh ư Ngài?

Trong câu truyện Tin mừng, số tiền ông chủ đă giao mỗi gia nhân rất lớn, nếu tính giá hiện kim th́ một yến tương đương với mười lăm năm lao động của một công nhân nghèo. Hai yến là ba mươi năm lao động. Vậy th́ số vốn quá dồi dào để các đầy tớ sinh lợi. Và sự thật ông chủ trông đợi họ buôn bán làm ăn cho đến khi ông trở lại. Câu truyện không phải là về ăn chay, hăm ḿnh, phạt xác, bác ái, từ bỏ hay những chi giống như vậy. Chúa Giêsu đă nói về các vấn đề này ở nhiều đoạn Phúc âm khác. Ở đây ư tưởng của Chúa nhắm là nội dung sinh hoạt kinh tế, buôn bán, lợi lộc và khích lệ các môn đệ tăng trưởng về đàng thiêng liêng, sẵn sàng liều lĩnh đảm nhận những nguy hiểm v́ Danh Ngài. Nếu như Ngài sống ở thời điểm chúng ta, có lẽ Ngài cũng dùng thí dụ về chuyện bài bạc trong truyền h́nh mà dạy dỗ, chỉ bảo chúng ta là các môn đệ Ngài phải biết điều hành “việc làm ăn, sinh sống” khi Ngài vắng mặt.

Dụ ngôn nhắc nhở rằng đức tin chúng ta nhận được từ Thiên Chúa không phải là cái bong bóng dễ vỡ, nó có nguồn gốc siêu nhiên, chắc chắn như nén bạc, chẳng dễ ǵ mà bị ô nhiễm bởi hoàn cảnh của xă hội, của những nơi tầm thường. Ngược lại, Chúa bảo chúng ta phải đầu tư vào đó : Gia đ́nh, trường học, sở làm, chợ búa, vui chơi, ngay cả những chỗ sa đoạ, trác táng, những nơi tội ác có tổ chức, những bè đảng ăn cướp, giết người. Nói cách khác, Chúa ban cho chúng ta những ân huệ, những giá trị có thể đứng vững ngay cả khi thế giới tấn công với những thử thách độc ác nhất. Dụ ngôn khuyến khích chúng ta dám đảm nhận các liều lĩnh và đem theo đức tin vào các sinh hoạt hằng ngày. Chúng ta phải dám đứng ra làm nhân chứng cho những điều ḿnh tin. Than ôi, lư thuyết th́ mạnh mẽ lắm, tưởng như Nước Trời đă rơ ràng khắp nơi. Nhưng thực tế th́ lại tối tăm, ảm đạm v́ nếp sống kẻ rao giảng thường khi đi ngược với lời nói. Họ t́m kiếm những chi mà thế gian ưa chuộng, hưởng thụ những chi mà thế gian t́m kiếm. Họ không thiếu một sung sướng nào mà thế gian khao khát : Nhà lầu, xe hơi sang trọng, vợ đẹp con khôn, cho nên Lời Chúa dạy hai ngàn năm xưa vẫn có tính thời sự cho chúng ta hôm nay. Xin đừng nghĩ Tin mừng dạy dỗ người khác, nhưng mỗi linh hồn sa đoạ của chúng ta. Không cải tổ nếp sống, th́ không xứng đáng đọc Tin mừng; V́ ngược đời, khó nghe.

Thực sự là như thế. Mấy tuần lễ vừa qua, Phụng vụ của Hội thánh cho tín hữu nghe các bài đọc có tính chất cảnh giác để sẵn sàng đón Chúa tới, và sửa soạn cho năm Phụng vụ mới. Chắc chắn năm cũ đang đến hồi kết thúc. Cứ như ư tưởng các bài đọc th́ việc Chúa đến bị tŕ hoăn và có nguy cơ các môn đệ ngủ quên, đăng trí, bận rộn v́ các công việc trần thế. Năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan, chàng rể đến muộn. Ông chủ về trễ. vv Dụ ngôn hôm nay không về vấn đề tỉnh thức và sẵn sàng nữa mà phải thi hành các công việc Chúa giao phó. Chúng ta phải dồn hết tâm lực chu toàn các bổn phận trong khi chờ đợi Chúa trở lại. Chúng ta phải dấn thân vào thế giới với ḷng tin cậy, tự tin và ngay cả dám liều nếu hoàn cảnh đ̣i hỏi.

Điều khá lạ lùng là ông chủ hoàn toàn tín nhiệm vào các đầy tớ. Khi trao tài sản to lớn vào tay họ, ông không có những chỉ dẫn tỉ mỉ phải sử dụng chúng ra sa, khi nào, bao giờ, làm sao họ buôn bán với số tiền khổng lồ đó. Mỗi yến cân nặng ba mươi lăm kư lô vàng bạc chứ có ít đâu ? Cũng vậy, ơn thánh và việc phục vụ của chúng ta rất đa dạng và phong phú, chúng ta được trao cho cả Nước Trời để làm sinh sôi nảy nở. Chẳng có sứ vụ nào, h́nh thức tông đồ nào là nhỏ bé, hèn kém. Người ta phân chia cấp bậc, giá trị việc làm trong Nước Chúa. Nhưng thực sự Chúa Giêsu tín nhiệm chúng ta trong bất cứ công việc nào, bất cứ đường lối nào mà chúng ta đầu tư sức lực, tiền tài, thời gian nhân Danh Ngài. Ông chủ giàu có trong dụ ngôn chắc chắn biết rơ các cơ nguy trong công việc làm ăn. Ở thương trường đầy dẫy âm mưu, thủ đoạn. Tài sản của ông có thể mất trắng. Vậy mà ông vẫn trao tiền cho các đầy tớ, trông đợi nhiều lợi nhuận, bất chấp các nguy hiểm. Vốn liếng ông trao không phải là ít. Một yến tương đương với sáu ngàn ngày công. Một năm chỉ có 365 ngày. Ông cũng rơ gia nhân thứ ba không có khả năng như hai người kia v́ đă từng phục vụ trong nhà ông. Tuy nhiên, ông vẫn giao một yến, tức ba mươi lăm kư vàng bạc.

Quả là mạo hiểm. Đối chiếu với cách Chúa tín nhiệm chúng ta, những ơn lành Chúa trao trong suốt cuộc đời th́ ḷng hào hiệp của ông chủ vẫn c̣n thua xa. Người đầy tớ thứ ba sợ hăi và bất kính với chủ, không nhiệt thành yêu mến chủ, nên đă đào lỗ chôn dấu yến bạc và đă bị chủ đuổi ra khỏi nhà, không được hưởng yến tiệc mừng chủ trở về. Cũng không được trao phó các trách nhiệm to lớn hơn. Trái lại bị ném ra ngoài khóc lóc, nghiến răng. Anh ta mất hết mọi sự trong nhà chủ chỉ v́ không dám chấp nhận liều lĩnh. Số phận các linh mục, tu sĩ, giáo dân cũng vậy. Nếu chúng ta không dám mạo hiểm v́ Nước trời, không dám dấn thân phục vụ Ngài th́ sẽ cùng chung số phận. Do đó, chẳng ai dám vỗ ngực kiêu căng, ngồi mát ăn bát vàng, rồi chỉ tay năm ngón, sai bảo thiên hạ. Nhưng khiêm nhường phục vụ việc nhà Chúa, tự thân chấp nhận trách nhiệm và chu toàn hoàn hảo với hết khả năng, tâm t́nh, ḷng mến như hai người gia nhân c̣n lại. Phần thưởng chắc chắn là bội hậu.

Nhân đề cập đến vấn đề chờ đợi Chúa trở lại, chúng ta thường lầm tưởng là tiêu cực, bất động, mai phục chờ sẵn, đứng ngoài các rắc rối. Phải công nhận nhiều khi sự rao giảng của các chủ chăn, thậm chí của Giáo hội nhắm hướng ấy. Nhưng chúng ta phải dám chấp nhận những thách thức mà dụ ngôn hôm nay dạy bảo. Ăn ở lười biếng sẽ chuốc lấy án phạt. Cậy vào hơn hai ngàn năm tồn tại chẳng chứng minh được ǵ. Nó không phải là thước đo thành công. Ngược lại, thất bại cũng không luôn là thê thảm nếu chúng ta dám mạo hiểm v́ Danh Chúa Kitô. Dụ ngôn hôm nay không tính đến ḷng sợ hăi, và cũng không có chỗ cho lười biếng. Thờ ơ những sinh hoạt trần gian mà nhiều tu sĩ nam nữ cho là “đầy dẫy cạm bẫy”. Có thể là như vậy. Nhưng dụ ngôn thúc đẩy chúng ta dấn thân và thực hành đức tin của ḿnh. Một số ít được gọi vào đời sống chiêm niệm trong các nhà Ḍng. C̣n phần đông tín hữu phải sống giữa thế gian, chịu đựng thử thách của nó, có khi rất khốc liệt. Chúng ta được mời gọi sử dụng những kho tàng, những nén bạc Chúa trao, để thay đổi hoàn cảnh thế gian, cải tạo sai lầm, ngơ hầu triều đại Thiên Chúa mau xuất hiện trong cuộc sống mỗi người. Chúng ta phải hoạt động để được hạnh phúc đó, chứ không phải bất động ngồi chờ nó đến. Xin đừng nghĩ đức tin của tín hữu mỏng ḍn, bởi không phải do bàn tay con người làm ra. Nó là ân huệ vững bền Thiên Chúa ban cho mỗi người. Nó là kho tàng sung măn và hữu hiệu nếu chúng ta biết sử dụng cho chính đáng. Nó sẽ phát huy hiệu quả nếu chúng ta thực sự tŕnh bày cho thế gian bằng lời nói, việc làm chân thật. Nếu chúng ta từ chối mạo hiểm đưa đức tin vào thế gian, v́ sợ sệt hay ươn lười, th́ làm thế nào nói được ḿnh có đức tin ?

Tôi suy niệm Tin mừng hôm nay với một tờ nhật tŕnh. Tôi vừa đọc Phúc âm xong, th́ tờ báo loan tin một biến cố lớn cho đất nước : Bà Rosa Parks chết đêm hôm qua. Bà là một khuôn mặt lớn của dân chúng Hoa Kỳ. Người ta gọi bà là “Mẹ của phong trào quyền dân sự”. Trong những năm năm mươi của thế kỷ trước, bà hoạt động mạnh mẽ ở thành phố Montgomery, tiểu bang Alabama và trong đại hội NAACP (National Association for Advancement of Colored People = Hiệp hội quốc gia v́ sự thăng tiến dân da màu). Khi được yêu cầu nhường chỗ trên xe buưt cho một người da trắng, bà đă từ chối. Sau này bà cho biết, bà quá mệt mỏi v́ bị hạ nhục và quấy nhiễu chỉ v́ màu da của ḿnh và chịu đựng chế độ phân biệt chủng tộc quá nhiều. Sự phản kháng của bà đă thắp lửa cho phong trào người Mỹ gốc Phi Châu ở Montgomery. Họ đứng lên tẩy chay xe buưt 381 ngày, kết thúc vào 13 tháng 11 năm 1956 khi Toà Án Tối Cao (Browder chống Gayle) quyết định băi bỏ chế độ phân biệt chủng tộc trên các xe chuyên chở công cộng thành phố. Sự chống đối của bà và tiếp theo là bắt giữ, tù tội, đă biến đổi người thanh niên da đen 26 tuổi tên là Martin Luther King, Jn trở thành lănh tụ phong trào giải phóng dân da đen, gọi là quyền dân sự quốc gia. Nhưng trước khi có Marin Luther King, Jn th́ đă có Rosa Parks.

Lúc này, hành động ngạo mạn pháp luật của bà Rosa Parks xem ra đơn giản. Nhiều người trong chúng ta đă từng tham gia các cuộc biểu t́nh phản đối h́nh thức này hay h́nh thức khác, và đa phần là an toàn. Nhưng ở thập niên 1950 tại Alabama là điều rất liều lĩnh và nguy hiểm. Bà ta liều ḿnh gặp luật pháp trừng trị, dân da trắng ghét bỏ, thậm chí bị bạo lực trả thù. Bà ta chỉ là khuôn mặt b́nh thường của một công dân, không có chức, không có quyền, không có hậu thuẫn. Nhưng tính nết lại gây nhiều chú ư. Tôi có một tấm ảnh của bà lúc cầu nguyện. Bà đứng ở dăy ghế nhà thờ, nét mặt già dặn, hai tay đặt lên thanh dựa của chiếc ghế dài trước mặt bà. Tôi không hay ḿnh đóan có trúng không, nhưng tấm ảnh gợi ư đức tin của bà mạnh mẽ, làm điểm tựa cho các hoạt động của bà, nó trợ giúp bà tranh đấu cho lẽ phải. Thục vậy, các nhà thờ của người Mỹ gốc da đen Phi châu đă nuôi dưỡng, trợ giúp, gây hứng cho phong trào quyền dân sự khắp nước Hoa Kỳ. Ngày nay chúng ta được hưởng ân huệ của phong trào ấy. Nhưng nó khởi sự từ đức tin của người đàn bà nhỏ bé da màu.

Vậy th́ bà Rosa Parks có bao nhiêu yến bạc ? Bà ta là thần tượng của rất nhiều người Mỹ. Nhưng trong ḷng khiêm tốn của ḿnh, bà trả lời : “Một nén”. Tuy nhiên với nén ấy bà đă làm nổ tung dư luận Mỹ, bắt họ suy nghĩ và trở về đường ngay, lẽ phải. Bà đă dám chấp nhận rủi ro, đầu tư yến bạc vào xă hội phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ. Nếu như các tín hữu biết noi gương bà, sử dụng đức tin của ḿnh cho đúng mức, hẳn toàn thể thế giới trắng vàng đen đỏ đều được hưởng lợi lớn lao biết mấy. Ước chi được như vậy. Amen.


G Nguyễn Cao Luật op

Muốn Sinh Lợi Phải Dám Liều
Mt 25:14-30

"Ông chủ đi vắng ..."

Dụ ngôn những nén vàng là dụ ngôn cuối cùng trong ba dụ ngôn được thánh Mát-thêu gom lại để nói lên chủ đề "Thời cuối cùng". Trong câu chuyện này, ai là ông chủ sắp đi xa, nếu không phải là chính Đức Giêsu ? Trước đây một khoảng thời gian ngắn, chính Người đă tuyên bố : "Ít lâu nữa, anh em sẽ không c̣n trông thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ thấy Thầy." (Ga 16,16). Người sẽ ra đi để được Chúa Cha tôn vinh cách công khai và long trọng, Người cũng sẽ trở lại để tính sổ. V́ vậy, Tin Mừng Mát-thêu đă nối kết câu chuyện xét xử tên gia nhân bất tài với cuộc phán xét chung (Mt 25,31-46).

Ngoài ra, tŕnh thuật hôm nay được đặt trong bối cảnh Đức Giêsu sắp tiến vào Giêrusalem và chịu khổ nạn. Con Người sắp ra đi và trao phó vương quốc lại cho những người được tín nhiệm. Các ông có nhiệm vụ làm cho vương quốc ấy được tiến triển.

"Một người kia sắp đi xa, liền gọi gia nhân đến mà giao phó của cải ḿnh cho họ."

Trước hết, tất cả các gia nhân đều được trao một số nào đó, không ai trắng tay, không có vốn ban đầu. Tuy vậy, mỗi người nhận được số vàng không như nhau. Sau này, khi trở về, ông chủ tính sổ với mỗi người theo t́nh trạng không đồng đều này : ông không đ̣i người nhận hai nén phải trả lại năm nén. Ông đ̣i mỗi người theo mức độ ông đă giao, và chỉ chừng đó thôi.

Thời gian của lịch sử nhân loại, đó là thời gian "ông chủ đi vắng" : mỗi người bị đặt trước thử thách, như gia nhân được ông chủ trao phó những trách nhiệm lớn lao. Quả thế, đời sống của con người qua đi trong lúc dường như Thiên Chúa vắng mặt hay rút lui để cho các thụ tạo có thể phát huy sáng kiến của ḿnh. Điều này cho thấy Thiên Chúa rất tin tưởng và tôn trọng con người.

Với các môn đệ của Đức Giêsu, nén vàng chính là "Anh em hăy đi đến với muôn dân, làm phép rửa cho họ ..., dạy họ tuân giữ những điều Thầy đă truyền cho anh em ..." (Mt 28,19.20). Ngay từ lúc ấy, các môn đệ của Đức Giêsu, đặc biệt là ông Phêrô, được tung vào một thử thách ghê gớm : cuộc đối đầu với các vị lănh đạo cao nhất về tôn giáo của đất nước. Ông sẽ mạnh mẽ lên tiếng làm chứng : "Anh em đă giết chết Đấng khơi nguổn sự sống, nhưng Thiên Chúa đă làm cho Người chỗi dậy từ cơi chết." (Cv 3,15). Chẳng có ai ban sức mạnh cho ông, ngoại trừ Thánh Thần của Thiên Chúa. Tất cả đă được trao cho các môn đệ, cho ông Phê-rô.

Ít lâu sau, một cuộc khủng hoảng xảy ra : Có nên từ bỏ Giu-đa giáo không ? Câu trả lời không dễ dàng và cũng không có ngay được. Dường như chính Đức Giêsu đă không giới hạn sứ vụ của Người nơi đoàn chiên Ít-ra-en. Cuối cùng, Hội Thánh đă can đảm tiến lên phía trước : "Thánh Thần và chúng tôi đă quyết định ..." (Cv 15,28).

Tiếp đó là cuộc đụng đầu với bộ máy cầm quyền ở Rô-ma, rồi với cuộc xâm lăng của dân man-di, việc tiếp xúc với những nền văn minh xa lạ. Mỗi lần lại là những vấn đề mới.

Nh́n chung chỉ khi nào vượt lên khỏi sự sợ hăi, lúc ấy Hội Thánh mới ư thức được rằng Tin Mừng không phải là một kho tàng để cất giữ, nhưng là một hạt giống cần được gieo xuống, một vườn nho phải sinh hoa trái, một nắm men phải dậy lên, một cuộc phiêu lưu cần mạo hiểm, một số vốn phải sinh lời, và cuối cùng, một trách nhiệm phải chu toàn cho đến ngày ông chủ trở về.

Như thế, ông chủ đi vắng, nhưng ông đă tin tưởng vào các gia nhân. Ông đă trao toàn bộ tài sản của ông cho họ. Bổn phận của họ là làm lợi thêm để khi ông trở về, ông sẽ tính sổ và ban thưởng.

"... nhưng ông sẽ trở về"

Ông chủ ra đi khá lâu và cuộc thử thách vẫn kéo dài. Người ta có cảm tưởng rằng ông không trở về, hay là ông đă chết rồi.

Nhưng không, ông sẽ trở về, vào giờ phút không ngờ. Không ai biết được lúc nào ông chủ trở về. Chính v́ vậy, Đức Giêsu khuyên các môn đệ luôn phải sẵn sàng, phải tỉnh thức trong khi chờ đợi.

Rồi đến lúc ông chủ trở về và đ̣i các gia nhân tính sổ. Những người đă sử dụng vốn liếng ông đă trao để sinh lợi, ông ban tặng phần thưởng xứng đáng. Riêng với người đem cất kỹ nén vàng ông đă trao, ông xử phạt. Tại sao thế ? Anh đă không sinh lợi thêm, nhưng ít ra vẫn bảo toàn nén vàng, không suy suyển, mất mát.

Thật ra, anh ta không phải là người bất lương ; không sinh lợi thêm không có nghĩa là ăn cắp. Vậy, anh không làm điều bất công, không lỗi đức công bằng, tại sao anh lại bị quở trách và bị xử phạt ?

Ông chủ quở trách anh, không phải v́ anh đă phạm tội làm trái lẽ công bằng, nhưng tại v́ anh đă cư xử trái ngược với sự tín nhiệm ông đặt nơi anh. Thái độ đáng bị khiển trách của anh, không phải là không làm lợi thêm cho ông chủ, nhưng chính là không dám làm. Lư do anh đưa ra để bào chữa cho thái độ của ḿnh : anh sợ ông chủ "là một người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không văi". Anh đă tính toán và nghĩ rằng tốt hơn cả là không nên liều. Anh đă nghĩ sai về ông chủ, anh đă hồ nghi. Tội của anh là ở chỗ đó.

Và ông chủ đối xử với anh như anh đă nghĩ về ông. Anh sợ ông, anh nghi ngờ ông, anh nghĩ ông là người hà khắc ; vậy ông xử với anh như anh nghĩ. Ông đă quở trách anh là bất tài, là vô dụng, thu lại nén vàng đă giao và hơn nữa, c̣n giam anh vào nơi tối tăm.

Như thế, khi ông chủ tính sổ, thái độ tin tưởng hay hồ nghi sẽ là mức độ để ban thưởng hay xử phạt. Anh gia nhân được giao một nén chỉ nghĩ đến sự hà khắc của ông chủ, nên anh bị phạt, c̣n những người khác lại nghĩ đến ḷng đại lượng của ông chủ, và họ đă sống theo đó, nên được ban thưởng. Càng tính toán kỹ, người ta lại trở về tay trắng, c̣n khi tin tưởng, người ta được tràn trề, vượt quá ḷng mong ước.

Đây là một thử thách lớn với con người, kể từ thời A-đam. Người ta vẫn có thói quen coi Thiên Chúa như một vị bạo chúa hơn là một người cha đầy t́nh yêu thương, Đấng đă thiết lập "giao ước" với con người, sau khi họ phạm tội. Đây cũng là ư nghĩ của những người biệt phái và kinh sư : họ nghĩ rằng chỉ có họ là người công chính, c̣n người khác th́ không. Họ chẳng yêu mến ǵ Thiên Chúa, nhưng chỉ v́ muốn an toàn và thu lợi về cho ḿnh. V́ vậy, đương nhiên họ cũng hiểu Đức Giêsu muốn ám chỉ họ khi kể dụ ngôn này.

Như vậy, chắc chắn ông chủ sẽ trở về. Ông sẽ ban thưởng cho người yêu mến ông, sống xứng đáng với ḷng tín nhiệm của ông, ai sống ngược lại, sẽ bị xử phạt.

Mỗi người có vị trí riêng

Một cách gián tiếp, dụ ngôn này đặt nền cho sự tự do của chúng ta. Nhờ bí tích thanh tẩy, mỗi người đă đón nhận những nén vàng, và phải sinh lợi thêm. Mỗi người đều có trách nhiệm phát huy sáng kiến để làm tăng thêm những nén vàng. Tự do cũng đồng nghĩa với dám liều. Thiên Chúa không muốn chúng ta sống như những người nô lệ, nhưng là như những người tự do, tức là biết quyết định về đời sống hiện tại cũng như tương lai của ḿnh.

Trong thời gian chờ đợi ngày Chúa trở lại, mỗi người chúng ta sẽ sử dụng, điều hành mọi sự không phải như là tài sản của riêng ḿnh, nhưng là của Đấng Sáng Tạo. Việc sử dụng tốt nhất chính là cộng tác tích cực vào việc xây dựng Nước Thiên Chúa. Chúng ta sẽ không phân b́, tính toán ḿnh nhận được nhiều hay ít, nhưng hiểu rằng mỗi người có những nén vàng, có vai tṛ và trách nhiệm riêng của ḿnh. Thiên Chúa tín nhiệm mỗi cá nhân và giao cho mỗi cá nhân một vị trí đặc biệt, có thể nói mạnh rằng, không ai giống ai. Điều cần thiết là mỗi người phải hoàn thành "vai tṛ lịch sử" của ḿnh ; bởi v́, vào ngày Chúa trở lại, Người đ̣i mỗi người phải tính sổ, phải trả lời về những nén vàng ḿnh đă nhận.

Để được như thế, chắc chắn chúng ta phải vượt ra khỏi ư nghĩ cho rằng Thiên Chúa là người hà khắc, trái lại phải sống với Người như với một người cha đầy t́nh âu yếm. Thái độ này sẽ khơi dậy ḷng tin để dám thoát ra khỏi sự an toàn cá nhân, kể cả việc tỉ mỉ tuân giữ Lề Luật, và vươn tới tinh thần tự do, tinh thần của những người dám đưa ra sáng kiến và đảm nhận trách nhiệm của ḿnh.

Thiên Chúa vắng mặt,
nhưng Người đă tín nhiệm chúng ta,
Người mong muốn chúng ta tỉnh thức
và đảm nhận tương lai của ḿnh.

Chúng ta không có quyền coi thường hay hồ nghi sự tín nhiệm đó,
không có quyền ngủ yên trong hiện tại,
nhưng nhận ra đó là một vinh dự
để nỗ lực hướng tới tương lai, đợi ngày Người trở lại và tính sổ.


Lm. Jude Siciliano, OP (
Chuyển ngữ:: Anh em HV Đaminh G̣-Vấp)

NHỮNG ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU
Mt
25: 14-30

Chúng ta đang dần tiến đến ngày Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Tuần tới là lễ Đức Giêsu Kitô  Vua Vũ Trụ. Để chuẩn bị, tuần trước và  hôm nay các bài đọc Tin Mừng của chúng đă đề cập đến ngày giờ tận thế và trách nhiệm của chúng ta với việc chàng rể đến trễ (tuần trước) và ông chủ vắng nhà lâu ngày (hôm nay). Chúng ta cũng đang nghe thư thứ nhất của thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.

Thánh Phaolô viết cho tín hữu Thêxalônica về ngày tận thế và việc Đức Giêsu trở lại. Hôm nay, có vẻ như ngài đang giải đáp cho vấn đề “ngày giờ và thời kỳ”. Có lẽ có người đă hỏi về ngày Quang Lâm. Giáo Hội sơ khai mong Đức Giêsu mau đến và điều này có thể là thánh Phaolô đă rao giảng trước đó. Những ngày này, thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe có người giảng về một ngày gần kề và một số đám đông lên núi để chào đón Đức Giêsu trở lại. Có lẽ họ nên đọc thư gửi tín hữu Thêxalônica (1 Tx 5,1-6) trước khi bỏ dở công việc của ḿnh để leo lên các ngọn đồi. 

Thánh Phaolô không biết đích xác ngày nào Đức Giêsu trở lại, nhưng ngài chắc chắn rằng ngày đó sẽ đến – và sẽ đến bất th́nh ĺnh. Thánh Phaolô dùng một h́nh ảnh gây bất ngờ để diễn tả Đức Giêsu sẽ trở lại cách nào: “như kẻ trộm ban đêm”. Đó cũng là một h́nh ảnh xuất hiện trong các sách Tin Mừng (Mc 13,35; Lc 12,39). Thánh Phaolô nhắc các tín hữu Thêxalônica rằng điều họ bận tâm không phải là việc suy đoán về “ngày giờ và thời kỳ”, nhưng là cần sống sẵn sàng, v́ Đức Giêsu sẽ đến bất cứ lúc nào. 

Mặt khác, thánh Phaolô nói với tín hữu Thêxalônica, họ  phải sống sao cho xứng hợp, như thể ngày tận thế đă đến. Đức Kitô đă ở với chúng ta và chúng ta là “con cái ánh sáng, con cái của ban ngày”. V́ chúng ta đă được Đức Kitô giáng phúc, ánh sáng của Người chiếu rọi trong chúng ta, chúng ta phải chiếu tỏa ánh sáng đó cho thế giới bằng lối sống của ḿnh. Chúng ta không quan tâm khi nào Đức Giêsu sẽ trở lại cho bằng việc chúng ta đang sống ở đây và được làm cho nên mạnh mẽ bằng tương lai mà chúng ta đă cảm nghiệm qua Bí tích rửa tội.

Qua dụ ngôn, Tin Mừng cũng nói đến thời gian chúng ta sẽ chờ đợi Đức Kitô là “rất lâu”. Người  ta mong rằng cả ba đầy tớ được ông chủ trao cho các yến bạc sẽ đều ư thức về vai tṛ quan trọng của họ. Quư vị có nghĩ thế không? Sau hết, họ được ông chủ “giao phó” của cải. Đó chẳng phải là ân huệ khi ai đó trao những ǵ có giá trị cho chúng ta sao

Các  bậc thầy tôn giáo thời Đức Giêsu được ví như các đầy tớ trong dụ ngôn. Họ được trao cho luật lệ và truyền thống tôn giáo và phải giúp cộng đoàn sống sẵn sàng để Thiên Chúa đến trong cuộc đời của họ. Tuy nhiên, các kinh sư lại cứng nhắc trong những giáo lư của họ nên Đức Giêsu kết án họ không được thấy vương quốc trong Ngài, đang ở giữa họ. Giống như đầy tớ thứ ba trong dụ ngôn, họ hiểu sai những ǵ đức Giêsu mong chờ nơi họ.

 Cả  ba đầy tớ dường như có năng lực và  tài phán đoán khác nhau về việc ông chủ của họ phân phát tiền bạc. Một “yến” tương đương với  số tiền một người nghèo có thể sống khoảng từ 15 đến 25 năm. V́ thế, mỗi đầy tớ, ngay cả người đă nhận một yến, cũng đă được ông chủ trao cho một số tiền đáng kể. Chúng ta t́m thấy nguồn gốc khái niệm mà chúng ta dịch là “yến” (ân ban tự nhiên) trong dụ ngôn này. Nhưng trong dụ ngôn này, “ân ban tự nhiên” là số tiền được ông chủ đầu tư, rồi mong thu lại cả vốn lẫn lăi. Đây là cơ hội cho mỗi đầy tớ để chứng tỏ rằng điều ông chủ trao phó cho ḿnh là chính đáng.

 Người đầy tớ thứ ba đă không thất bại v́ tư  sai chỗ, mà v́ anh đă không đầu tư ǵ cả - đă không cố gắng. Dụ ngôn không nói về những ân ban riêng của người đầy tớ, nhưng nói về sự lười biếng và nhát đảm của anh. Có lẽ anh sợ dù chỉ là một chút mạo hiểm gửi tiền vào ngân hàng cũng sẽ liên lụy đến ḿnh. Giải pháp của anh là không nên mạo hiểm và chôn tiền dưới đất.

 Dụ  ngôn không đề cập đến những tài khéo cụ thể  chúng ta sẽ được ban cho và chúng ta sử dụng chúng như thế nào. Đó là tất cả những ǵ chúng ta có. Ông chủ mong số tiền cần  được đầu tư, tích trữ chỉ là lăng phí. Với chúng ta cũng thế. Đức Giêsu khích lệ chúng ta đặt tất cả cuộc đời của ḿnh một cách dứt khoát trong việc phục vụ Ngài – không chỉ là những tài năng cụ thể. Chúng ta phải đầu tư cả bản thân ḿnh v́ danh Thiên Chúa, phục vụ Thiên Chúa bằng việc phục vụ tha nhân. Vấn đề không phải là chúng ta nghĩ ḿnh đă được ban cho bao nhiêu. Mỗi chúng ta đă được rửa tội trong Đức Kitô th́ cần dấn thân vào thế gian, ư thức rằng Đấng đă giao phó cho chúng ta th́ cũng sẽ ở với chúng ta khi chúng ta đương đầu với cuộc sống và những thử thách của nó như là những Kitô hữu đích thực.

 Trong dụ ngôn, Thiên Chúa không phải là ông chủ  bủn xỉn và khắt khe. Đây cũng không phải là  chuyện ngụ ngôn. Nhưng rơ ràng, cuộc sống chúng ta với Thiên Chúa khởi đi từ đây và ngay lúc này. Lúc này, sống mà không phục vụ Thiên Chúa nghĩa là chọn “bóng tối bên ngoài”. Sống phục vụ Thiên Chúa, bất cứ nơi đâu chúng ta được mời gọi, là một sự liều lĩnh, nhưng chúng ta được khuyến khích đón nhận sự liều lĩnh đó và không chọn lấy một sự an toàn ảo tưởng và h́nh thức dễ chịu nào trong mối tương quan môn đệ. Đức Giêsu nói với rằng chúng ta t́m thấy sự sống của ḿnh bằng việc mất nó v́ danh Ngài.

 Những dịp để nói hay hành động dựa vào niềm tin của chúng ta có xảy ra thường xuyên không? Là những Kitô hữu, chúng ta có dám tiến bước để  đầu tư chính ḿnh v́ danh Đức Kitô không? Hay chúng ta có nghĩ ḿnh sẽ chỉ cố  gắng để “giữ đức tin” giản dị và trong sạch cho tới khi Đức Kitô đến gọi chúng ta thanh toán? Tôn giáo tàn lụi khi nó bám chặt vào quá khứ và sẽ không thấy Thiên Chúa hiện diện và hoạt động theo những cách thức mới trong mỗi thế hệ. Một lời nói tử tế, một cử chỉ yêu thương, một lập trường ủng hộ lẽ phải – bất cứ ǵ được đ̣i hỏi nơi chúng ta đều được Đức Kitô đáp ứng, Người đă thắt chặt cuộc sống của ḿnh với cuộc sống chúng ta trong thế gian này. Ông chủ phê b́nh người đầy tớ được trao một nén v́ anh là một đầy tớ nhát đảm và đă không làm ǵ cả. Tốt hơn là hăy cứ liều, như có vẻ thế, rồi hăy cẩn thận sau! Chúng ta dám mạo hiểm biết bao trong Chúa, Đấng mong đợi mỗi chúng ta đầu tư chính ḿnh trong những thách đố chúng ta phải đối diện!

 Chẳng thú vị sao khi những người đầy tớ đă nắm bắt thời cơ và đă gây lời để cho ông chủ  nhưng ông đă không nói với họ là “hăy thoải mái và vui hưởng sự thanh thản”? Thay v́ vậy, họ được trao nhiều trách nhiệm hơn! Trong các giáo xứ, tôi luôn gặp gỡ những người kiên quyết “nhúng chân vào” một số việc tông đồ cần thiết như: dạy các lớp giáo lư cho trẻ em; huấn luyện những người đọc sách; quyên góp cho việc từ thiện; đan mền cho những bà mẹ mới sinh con và đơn thân; gia nhập nhóm Kinh Thánh; thành lập ủy ban công lư xă hội cấp giáo xứ.v.v. Sẽ chẳng bao giờ thất bại. Tất cả họ đều nói rằng họ bị cuốn hút nhiều hơn điều họ mong đợi – và họ yêu thích công việc đó! Đây là những đầy tớ đă nghe Chúa nói với họ “Khá lắm, hỡi tôi tớ tài giỏi và trung thành” – và họ cũng nghe rằng “Tôi sẽ giao nhiều cho anh”.

 Điều ngạc nhiên là những đầy tớ này có vẻ thích được làm giao nhiều việc hơn. Họ tin vào t́nh yêu bao bọc và nâng đỡ của Thiên Chúa khi họ dám dấn ḿnh vào sự rủi ro nguy hiểm trong tương quan môn đệ. Họ sẵn ḷng chia sẻ với niềm vui của chủ. Các đầy tớ “tài giỏi và trung tín” này không xem Thiên Chúa như Đấng đưa ra các nguyên tắc chung chung rồi mong con người tuân theo một cách chính xác. Nhiều người có vẻ tưởng tượng Thiên Chúa là như thế. Thay vào đó, họ cất bước đến những phần khác của vườn nho mà trước kia họ chưa từng đặt chân đến để bắt đầu làm việc. Họ tin tưởng vào những trách nhiệm họ được trao và tin vào Đấng Ban Ơn nâng đỡ họ. 

Lm. Jude Siciliano, OP.

Hăy làm cho ơn Chúa ban được sinh hoa kết trái

 Cn 31,10-13;  Th 5,1-6; Mt 25,14-30

Kính thưa quư vị,

Chúng ta hăy thận trọng trước khi xem dụ ngôn Tin Mừng hôm là một câu chuyện ẩn dụ. Nhà phú hộ trẩy đi phương xa và giao phó của cải cho các đầy tớ không ngụ ư chỉ về h́nh ảnh Thiên Chúa. Nếu hiểu dụ ngôn theo lối ẩn dụ, chúng ta sẽ vấp phải khá nhiều vấn đề khó khăn khi chia sẻ bài Tin Mừng này. Chẳng hạn như, chúng ta sẽ giải thích thế nào về những lời này của tên đầy tớ thứ ba vào lúc tính sổ: “Thưa ông chủ, tôi biết ông là người hà khắc, gặt chỗ không gieo, thu nơi không văi…” Rồi vấn đề nữa là h́nh phạt dành cho tên đầy tớ ấy: “Hăy quăng nó ra chỗ tối tăm bên ngoài…” Các hành động của ông chủ không phù hợp với h́nh ảnh một Thiên Chúa nhân từ được Đức Giêsu đang rao giảng.

Ông chủ có vẻ giống một thương gia tham lam thời hiện đại, làm giàu bằng công sức của người khác, “… gặt chỗ không gieo, thu nơi không văi…” Thêm vào đó, thuật ngữ “talenton” (tiếng Anh “talent” - tài năng) trong tiếng Hy Lạp là một đơn vị tiền tệ, hay một hệ thống đo lường trọng lượng, v́ thế, phải thận trọng khi cho rằng “tài năng” ở đây ngụ ư nói về các ân huệ của Thiên Chúa ban cho chúng ta và chúng ta phải làm sao “đầu tư” cho đúng. (“Tài năng” trong Tin Mừng là tổng số tiền rất lớn).

Barbara E Reid, OP. (“New College Bible Commentary: The Gospel According to Matthew,” Liturgical Press, 2005) khảo sát những chi tiết dụ ngôn này theo quan điểm thời Đức Giêsu. Những phân tích của cách tiếp cận này có thể khiến chúng ta ngạc nhiên và nó mở ra cho chúng ta một cánh cửa khác đi vào dụ ngôn này. Con người thời Đức Giêsu có quan niệm khác về thương trường, không như hệ thống tư bản hiện nay – gia tăng lợi tức bằng đầu tư. Đối với họ, con người sở hữu hàng hóa và của cải ở một giới hạn nhất định. Nếu ai đó có nhiều thêm của cải, nghĩa là họ đang lấy cắp của người khác. Một người cố gắng kiếm đủ tiền để chăm lo cho gia đ́nh là đủ. Do vậy, những người mà chúng ta thường ngưỡng mộ v́ họ thành công và giàu có, lại bị xem là hạng trộm cắp tồi tệ trong số những người đang nghe Đức Giêsu, họ thu tích của cải từ  nguồn của cải giới hạn của xă hội.

Theo quan điểm trên, nhân vật nào sẽ được đề cao trong dụ ngôn này? Không phải là ông chủ, cũng không phải là hai đầy tớ đầu tiên, nhưng là người đầy tớ thứ ba, người đă không cộng tác vào hành động tham lam của ông chủ, thay vào đó đă chôn giấu nén vàng của ḿnh. Anh đă bị h́nh phạt không khác ǵ những người phản đối kẻ bất công và quyền thế, vốn kiếm lợi bằng khai thác người nghèo.   

Tôi mới đọc lại câu chuyện về Nữ tu Dorothy Stang, SSND. Chị phục vụ những nông dân và những gia đ́nh nghèo khổ ở rừng nhiệt đới Brazil từ năm 1966 đến năm 2005. Người ta kiếm được rất nhiều tiền từ việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng. Đó là các chủ trại gia súc, các kẻ đốn gỗ  rừng, những kẻ đầu cơ đất đai và các nông thương, họ đối xử bất công với những gia đ́nh nghèo khổ khi chiếm đất đai của những gia đ́nh ấy. Chị Dorothy dành được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế, không chỉ v́ những nỗ lực phục vụ dân nghèo một cách không mệt mỏi, nhưng c̣n v́ rất nhiều cố gắng của chị để bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên.

Cuối thập niên 90, chị Dorothy đă lọt vào “danh sách những kẻ phải chết” và ngày 12 tháng 2 năm  2005, trên một con đường gồ ghề ở Para, hai tay súng được thuê đă nă sáu phát đạn giết chết chị. Người ta thuật lại rằng lúc tay súng tiến lại gần, chị Dorothy rút ra quyển Kinh Thánh và đọc đoạn về các Mối phúc: “Phúc cho những ai đói khát v́ sự công chính.”

Nếu t́m hiểu dụ ngôn theo bối cảnh xă hội và lịch sử Do Thái thời bấy giờ, như cha Barbara Reid, OP. và nhiều học giả đă mô tả, th́ chúng ta thấy rằng những kẻ đầu tư khôn khéo và kiếm được nhiều lợi tức, những kẻ đă phục vụ cho ông chủ giàu có, hóa ra lại rất giống với những tập đoàn kinh tế, những kẻ đầu cơ tích trữ trong thời hiện đại, gạt bỏ kẻ yếu thế ra một bên, đầu tư tiền của và kiếm được vô số lợi lộc kếch xù mà không màng đến những người nghèo khổ và môi trường sinh thái. Như trong dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, những kẻ làm thuê này đă kiếm được món lợi lớn và đă được ông chủ ban thưởng hậu hĩnh.

Nỗ lực của chị Dorothy nhằm bảo vệ những sở hữu nhỏ nhoi của dân nghèo, cũng giống như người đầy tớ đă không đi theo hệ thống làm giàu và đă chôn giấu đồng tiền của ḿnh. Kẻ giàu bóc lột người nghèo. Ai sẽ dừng ḷng tham và trở thành những người môn đệ như chị Dorothy và nhiều người khác, những người đă kinh nghiệm rơ ràng về nhiều chuyện tệ hại mà hệ thống kinh tế của chúng ta gây ra đối với những kẻ yếu thế, họ quyết không cộng tác với hệ thống đồi bại ấy.   

Các dụ ngôn Tin Mừng mở ra cho chúng ta nhiều cách tiếp cận, vậy chúng ta thử tiếp cận dụ ngôn hôm nay theo một lối khác. Đây là dụ ngôn thứ ba trong bốn dụ ngôn ngụ ư nói về sự quay trở về một cách bất ngờ của một ông chủ quyền lực. Chúng ta nhớ ngay rằng dụ ngôn Tin Mừng Chúa nhật tuần trước cũng là một dụ ngôn kiểu này, nói về năm cô khờ dại và năm cô khôn ngoan. Chàng rể quay trở lại và những cô khờ dại đă không được đón rước vào tiệc cưới v́ họ đă không chuẩn bị sẵn sàng. Trong dụ ngôn Tin Mừng hôm nay, giống như những dụ ngôn trước, nói về việc phải thanh toán lúc ông chủ trở về.

Dụ ngôn hôm nay không tập trung vào hai người đầy tớ đầu tiên. Họ khá mờ nhạt, nhận được lời khen chính đáng, được ban những phần thưởng như nhau. Câu chuyện thực sự xảy ra khi ông chủ và người đầy tớ thứ ba có những lời đối đáp. Dụ ngôn tập trung vào mối tương quan giữa hai nhân vật này. Ông chủ dường như phân phát món tiền của ḿnh tùy theo những ǵ ông biết về năng lực của các đầy tớ. Ông thách thức người đầy tớ thứ ba. Nếu anh ta thực sự nghĩ ông là một người hà khắc, “gặt chỗ không gieo …”, sao anh lại không đầu tư đồng tiền ḿnh nhận được để sinh lợi tức? Hành động của anh bị tác động bởi một nỗi sợ hăi nào đó, khiến anh không thể thực hiện.

 Khi Chúa Giêsu đến để phán xét liệu chúng ta có bị ném ra ngoài nơi tới tăm không? Phải chăng chúng ta vẫn đang nhiệt tâm phục vụ Người? Chúng ta có sợ sai lỗi, rồi chẳng biết tận dụng cơ hội Chúa trao cho đúng với cương vị của người môn đệ không? Dường như dụ ngôn Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta can đảm, thậm chí là liều lĩnh hành động.

Tôi nhớ đến một gia đ́nh thuộc tầng lớp trung lưu hạng thấp và tài chính luôn eo hẹp. Tuy nhiên, họ vẫn quyết định chi tiêu dè sẻn và mỗi tháng cả nhà ngồi lại với nhau bàn tính xem cần giúp đỡ cho những tổ chức bác ái nào, hay cho những nơi nào đang có nhu cầu. Có cần phải suy nghĩ quá thận trọng không? Dụ ngôn Tin Mừng hôm nay không khuyến khích những hành động quá cẩn trọng, mà mời gọi chúng ta liều lĩnh, tin tưởng đang khi thi hành “công việc” của Thầy chí ái. Chúng ta tin chắc rằng khi Thầy trở lại, Người sẽ mời chúng ta vào chung hưởng niềm vui.

Chúng ta cảm tạ về hồng ân đức tin, v́ đức tin trợ giúp chúng ta trong những thời điểm khó khăn; nhưng dụ ngôn hôm nay lại thôi thúc chúng ta đừng quá “ủ ḿnh trong ấm êm”. Đức tin không quá nhấn mạnh ở hành động tin vào Đức Giêsu, nhưng là bước đi theo Người. Đức tin không có nghĩa là cung cấp những lời giải đáp hữu lư về Thiên Chúa và về Đức Giêsu được chúng ta chấp nhận. Thay vào đó, đức tin có thể thôi thúc chúng ta ra khỏi những tiện nghi cá nhân và phiêu lưu vào một thế giới mạo hiểm hơn; ở đó, chúng ta được mời gọi hăy tin. Đức tin đi cùng với tính mạo hiểm, có thể thúc giục chúng ta đương đầu với những hoàn cảnh vượt ra ngoài ranh giới thông thường, rất cần có sự hiện diện và hành động của chúng ta.

C̣n hai tuần lễ nữa là đến Mùa Vọng; nhưng từ những dụ ngôn nói về thời cánh chung mà chúng ta đă nghe trong mấy tuần vừa qua, th́ dường như Mùa Vọng đă bắt đầu rồi. Chúng ta có thể nghe thấy Gioan Tẩy giả đang làm nóng lại thanh quản của ông, để chuẩn bị cất tiếng kêu trong sa mạc: “Hăy dọn đường cho Đức Chúa”.

Thánh Mátthêu cũng đang nhắc nhớ chúng ta về Mùa Vọng. Dụ ngôn hôm nay đưa ra những chỉ dẫn hành động mà các môn đệ có thể thực hiện trong khi đợi chờ Đức Chúa đến. Chúng ta đă được Thầy chí ái ban cho muôn vàn ân huệ và giao phó nhiều trách nhiệm. Cùng với những ân huệ ấy, chúng ta hăy tự do làm bất cứ điều ǵ tốt nhất có thể, hợp với khả năng của ḿnh. Khi hai người đầy tớ đầu tiên trong dụ ngôn hôm nay được giao phó trách nhiệm, th́ cách đáp trả của họ không cho thấy thái độ hay hành động nặng nề, uể oải và sợ hăi việc trở lại của ông chủ. Thay vào đó, có một giọng điệu vui mừng và thỏa măn qua tiến tŕnh hành động của họ và những hoa lợi có được từ hành động ấy.

Việc phục vụ của hai đầy tớ ấy mang lại nhiều của cải. V́ thế, họ được ban thưởng vượt quá mong ước thông thường. Chúng ta thắc mắc: “V́ ai có sẽ được cho thêm …” là như thế nào? Và chúng ta nghe thấy lời đáp của ông chủ: “Hăy đến chia sẻ niềm vui của chủ ngươi”.