Năm A

 
 

Chúa Nhật XXV Thường Niên - Năm A
Is 55,6-9 / Pl 1,20c-24.27a / Mt 10,1-16a
 

An Phong op : Tất Cả Đều Là Hồng Ân

Như Hạ op : Trật Tự Mới

Fr. Jude Siciliano, op : Tâm sự người thợ làm mướn

Fr.Jude Siciliano, op : Không có ai đến sớm đến muộn trong nước trời

Lm. Jude Siciliano, op : Rộng ḷng đón nhận tha nhân

G. Nguyễn Cao Luật op : Từ giờ thứ nhất đến giờ cuối cùng

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Tất cả là hồng ân

Lời Chúa và Thánh Thể : Phục vụ trong tin yêu

Đam. Nguyễn Ngọc Cảnh op : Hăy sống xứng đáng với ân huệ Chúa thương ban

Fr. Jude Siciliano, op : Chúa quảng đại vượt xa điều ta mong ước

Fr. Jude Siciliano, op: Ḷng quảng đại của Thiên Chúa

 

 
An Phong op

Tất Cả Đều Là Hồng Ân
Mt 10,1-16a

Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện ông chủ vườn nho năm lần đi kiếm người làm vườn cho ông, vào những thời điểm khác nhau. Nhưng cuối ngày, tất cả, từ người làm lúc sáng sớm cho đến người chỉ làm một giờ, đều lănh một đồng tiền như nhau. Ư chính của câu chuyện là ḷng quảng đại vượt trên lẽ công b́nh. Ḷng yêu thương quảng đại của Thiên Chúa tràn lan đến tất cả mọi người.

Dường như ông chủ đă thiếu công bằng đối với người làm nhiều giờ hơn ? Ông chủ đă giải quyết vấn đề "Tất cả chỉ là hồng ân", và ḷng quảng đại của Thiên Chúa vượt trên tất cả".

"Tất cả là hồng ân" (grace) chứ không phải là "công lao", "khổ nhọc" (merite).

Hồng ân là một ơn ban, là điều cho không, dựa trên tấm ḷng của người ban hơn. Hồng ân làm cho người lănh nhận tràn đầy ḷng biết ơn, v́ nhận ra ḷng quảng đại của ông chủ.

C̣n công lao, khổ nhọc là tính toán dựa trên công sức người làm việc : một công sức bỏ ra, cần phải đ̣i lại điều ǵ tương xứng. Một "công lao" th́ luôn phải "đ̣i công" bằng tiền lương, bằng đền bù, bằng trả lại theo lẽ công bằng.

Như thế, có một sự khác biệt lớn giữa kiểu sống đạo dựa trên hồng ân và kiểu giữ đạo nhằm công xá. Người ta có thể chấp nhận "giữ đạo" để được "lên thiên đàng". Nhưng người ta cũng có thể "sống đạo" chỉ v́ muốn đền đáp một chút nào hồng ân bao la của Thiên Chúa. Kiểu giữ đạo theo công xá sẽ làm cho người kitô hữư trở thành "nô lệ", thành "kẻ làm công"; và tôn giáo trở thành một áp-phe làm ăn. Ngược lại, cách sống đạo như một hồng ân làm cho người kitô hữu trở thành con cái, đầy ḷng hiếu thảo, kính trọng đối với Thiên Chúa là Cha yêu thương; v́ ḷng quảng đại của Thiên Chúa vượt xa công xá ta có thể tính toán với Ngài.

Đức Giêsu vào trần gian để chia sẻ kiếp người với chúng ta, đó là hồng ân; Ngài đem đến một Tin mừng cứu độ; đó là hồng ân; Ngài mời gọi mọi người đến vườn nho Giáo hội, đó là hồng ân; và c̣n biết bao điều khác nữa.

Lẽ nào, chúng ta lănh nhận hồng ân mà lại đ̣i hỏi công xá?

Lạy Chúa,
Ước ǵ con có thể nhận ra hồng ân của Chúa,
Nơi mọi sự,
Khắp mọi nơi
Trong mọi lúc
Tràn ngập cuộc đời con.

Để con chỉ biết hân hoan ca tụng Chúa,
Để con cùng biết vui mừng
v́ hồng ân Chúa nơi anh chị em em của con.


Như Hạ op

TRẬT TỰ MỚI
Mt 10,1-16a

Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc xác định “mọi người sinh ra đều b́nh đẳng”. Nhưng thực tế vẫn có những chênh lệch. Làm sao dung ḥa ? Làm sao lấp đầy khoảng cách giàu nghèo ? Đâu là tiêu chuẩn Tin Mừng ?

CÓ BẤT CÔNG HAY KHÔNG ?

Tin Mừng Mathêu khi đưa ra những tiêu chuẩn khác biệt nhau. Khi th́ đề cao lương tâm công b́nh và đạo đức lao động (x. Mt 25:14-30, nhất là câu 29), làm càng nhiều thu càng bộn, như đoạn Tin Mừng trước đó (Mt 19:27-30). Lúc lại nói : “Những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, c̣n những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót” (Mt 20:16a). Phải chăng có mâu thuẫn ?

Nếu đọc kỹ Tin Mừng hôm nay, chúng ta sẽ thấy không có mâu thuẫn hay đảo ngược các giá trị. Trái lại, càng đọc càng xác tín vào sự trung thành và ḷng đại lượng của Thiên Chúa đối với con người. “Dụ ngôn này làm cho nhiều người buồn phiền v́ thách đố và đảo ngược các giá trị công ước, kể cả ư thức về công lư và công b́nh trong các độc giả đạo đức của Tin Mừng Mathêu” (NIB 1995:393). Dĩ nhiên, Đức Giêsu đă đặt những ư niệm cổ điển về công lư và công b́nh vẫn thường các thày rabbi nhấn mạnh trước một thách đố lớn lao. Công b́nh có thể tạo ảo tưởng cho con người. Người ta cứ tưởng dựa vào công b́nh để đ̣i Thiên Chúa phải trả công xứng đáng với những hi sinh này nọ. Đức Giêsu muốn cho mọi người thấy sự thật về ḷng thương xót vô cùng lớn lao của Thiên Chúa. Chẳng ai có thể đ̣i Thiên Chúa phải trả công. Nhưng sở dĩ con người được ân thưởng chính v́ Thiên Chúa muốn thi hành tất cả những ǵ Người đă hứa và kư kết với con người trong giao ước cứu độ.

Để minh họa tư tưởng đó, Đức Giêsu đă tưởng tượng trần gian như một vườn nho. Ngay từ sớm ông chủ vườn đă lo đi kiếm thợ. Có ba lớp thợ khác nhau. Lớp thứ nhất dựa trên một khẩu ước theo giá cả b́nh thường. Các nhóm sau được ông chủ hứa: “Tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng” (Mt 20:4). Thế nào là “hợp lẽ công bằng” ? Tất cả đều tùy thuộc vào ư thức và thiện chí ông chủ. “Mặc dù nhóm thứ nhất có một ‘khế ước’ và nhóm thứ hai chỉ có thể tin vào ư thức ông chủ về công lư, thực tế cả hai nhóm đều tùy thuộc vào ḷng thành tín của ông chủ vườn nho” (NIB 1995:393)

Con người không thể dựa trên lẽ công bằng, nhưng chỉ dựa vào ḷng Thiên Chúa xót thương để t́m đến đích điểm hạnh phúc. Nếu chỉ loanh quanh với tư tưởng loài người, không ai có thể suy tư vượt lên trên lẽ công bằng. Nhưng với con mắt đức tin, người ta có thể nh́n cao hơn và sâu hơn vào chính t́nh yêu trời bể của Thiên Chúa. Từ công b́nh đến ḷng xót thương, một khoảng cách không có chi lấp đầy được. Chính v́ thế, Thiên Chúa mới nói : “Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta” (Is 55:8). Tư tưởng và đường lối đó chung qui mạc khải cho mọi người biết Thiên Chúa là một ông chủ “tốt bụng” (Mt 20:15). Người không lệ thuộc vào lẽ công bằng của con người, nhưng hoàn toàn “có quyền tùy ư định đoạt về những ǵ”(Mt 20:15) Người muốn, v́ “Chúa làm chủ trái đất cùng muôn vật muôn loài, làm chủ hoàn cầu với toàn thể dân cư” (Tv 24:1). Nhưng định đoạt bất cứ điều ǵ, Người cũng dựa trên t́nh yêu. V́ Thiên Chúa không thể làm ngược lại bản tính của ḿnh.

Chính v́ thế, hành động của Thiên Chúa đă trở nên một thách đố cho con người. Dụ ngôn hôm nay đă cân bằng quyền lợi “kẻ đứng chót” với “kẻ đứng đầu”, mà vẫn tránh được bất công. Không những thế, trật tự thế giới mới làm cho “những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, c̣n những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót” (Mt 20:16a; 19:30) Thật là kỳ diệu ! Nhưng cũng thật là nhức nhối cho những “kẻ đứng đầu”.

Đó là một bài học đắt giá cho các Kitô hữu ! Trong Giáo Hội không có cảnh “ma cũ bắt nạt ma mới”. Không thể khinh thường những anh chị em tân ṭng. Thời kỳ Giáo Hội phôi thai, nhiều Kitô hữu gốc Do thái đă mắc phải lỗi lầm đó. Chính v́ thế, Đức Giêsu muốn các Kitô hữu ư thức rằng : “Tất cả chúng ta, dầu là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đă chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đă được đầy tràn một Thần Khí duy nhất” (1 Cr 12:13). Thần Khí chính là “một quan tiền” (Mt 20:2, 13). Thiên Chúa ban cho tín hữu. Mọi người tín hữu đều b́nh đẳng khi đón nhận “quan tiền” này, bất kỳ họ bắt đầu làm vườn nho từ giờ nào.

VƯỜN NHO HÔM NAY

Từ “một quan tiền” đó, nhiều hiệu quả phong phú khác nhau đă đem lại cho các thợ vườn nho niềm hănh diện lớn lao. Không ai có thể tự hào hơn người khác. V́ công xá không được đo bằng thời giờ hay lao lực, nhưng tùy thuộc hoàn toàn vào ân huệ nhưng không của ông chủ là Thiên Chúa. Giáo Hội vườn nho trồng nhiều loại cây thập giá. “Thập giá là biểu tượng cao cả nhất của t́nh yêu”(ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 15.9.2002.). Từ cây t́nh yêu này sẽ sinh nhiều hoa trái ngon ngọt cho loài người thưởng thức. Quả thực, “thập giá trở thành dấu chỉ tuyệt vời của một nền văn hóa đem lại chân lư và tự do, tin tưởng và hi vọng từ sứ điệp Kitô giáo” (ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 15.9.2002). Đó là những giá trị nhân loại đang khao khát. Mất những giá trị đó, nhân loại sẽ mất tất cả. Chưa lúc nào nhân loại thấy choáng váng trước cơn lốc hoang tưởng và tuyệt vọng như hôm nay. Xă hội đang đánh mất thế quân b́nh và một nền tảng cần thiết cho hạnh phúc đích thực. “Trong một thế giới ngày càng tục hóa, tín hữu cần phải coi thập giá là nguồn ân phúc và ơn cứu độ. Biểu tượng chính của Kitô giáo là cây thập giá. Tin Mừng bén rễ ở đâu, thập giá là dấu chỉ Kitô hữu hiện diện tại đó”( x. ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 15.9.2002).

Kitô hữu nỗ lực làm chứng thập giá là nguồn phát sinh ân sủng, chứ không phải là dấu chỉ công lư. Hơn nữa, khi công bố thực tại thập giá Đức Kitô, Giáo Hội tŕnh bày cho thế giới “ư nghĩa cao cả và trọn vẹn nhất của cuộc sống mỗi người và của toàn thể lịch sử nhân loại”(ĐGH Gioan Phaolô II : Zenit 15.9.2002). Chắc chắn ư nghĩa đó phải do t́nh yêu TC mạc khải nơi cây thập giá. Thực vậy, con người bất toàn làm sao có thể tạo nên ư nghĩa cuộc sống cho con người ?

Cuộc sống đó bắt đầu từ gia đ́nh, một vườn nho tí hon của Thiên Chúa. Giáo Hội kêu gọi mọi người hăy nâng cao vẻ đẹp gia đ́nh thành một phương tiện làm cho việc toàn cầu hóa có bộ mặt nhân bản (Đại Hội Quốc tế về Thánh Gia : Zenit 16.9.2002). Thực thế, “như một cộng đoàn đức tin đón nhận từ Tin Mừng và ơn gọi theo lối sống riêng, Giáo Hội cống hiến một bộ mặt tích cực cho hiện tượng toàn cầu hóa” (ĐGM Francisco Gonzalez Zenit 16.9.2002), tránh xa nguy cơ bị chủ thuyết kinh tế thị trường và tân-tự do lôi kéo, chỉ biết có sản xuất và lợi nhuận.


Fr. Jude Siciliano, op

Tâm sự người thợ làm mướn
Mt 10,1-16a

Thưa quư vị,

Tên tôi là Beujamin. Ngày hôm ấy tôi cũng có mặt ở đó, trong vườn nho của chủ nhân ông. Ông thuê tôi vào giờ cuối cùng. Tôi chẳng có thể tin vào sự may mắn của chính ḿnh, bởi đă thất nghiệp suốt cả ngày. Ông không hề hay tôi thấp thỏm đứng ngồi ở chợ bán lao động từ sáng sớm giá lạnh tới trưa nóng bức và chiều oi ả, hy vọng kiếm vài xu nuôi vợ con. Nếu chẳng có người thuê th́ kể như hôm ấy cả nhà nhịn đói và nỗi lo sợ cho ngày mai tràn ngập cơi ḷng.

Đây nữa, tôi làm nghề thu thuế mướn cho ngoại bang. Một nghề bẩn thỉu, mọi người căm ghét. Để có lợi nhuận cao tôi đă lạnh lùng tán tận lương tâm bóc lột đồng bào. Mặc dầu tiền đó là để nuôi gia đ́nh, vợ con tôi. Nhưng hai tuần vừa qua tôi đă quyết định bỏ nghề, t́m một công việc lương thiện hơn. Tôi không thể tiếp tục áp bức dân tộc tôi nữa. Tôi ăn năn hối hận lắm. Nhưng chẳng ai thuê mướn tôi. Họ khinh bỉ, khạc nhổ vào mặt tôi, cười chê v́ các con tôi đói khát. Sáng nay tôi đă hứa với vợ tôi rằng nếu không t́m được việc làm mới tôi sẽ trở lại nghề cũ. Tôi chẳng thể tưởng tượng nổi, ngày đă muộn rồi mà ông chủ vườn nho vẫn c̣n cho tôi một cơ hội và lương lậu trả đủ một ngày ! Quá ḷng tôi mong đợi. Đúng là một ơn cứu rỗi cho cả gia đ́nh ! Bây giờ tôi phải đến với họ, những công nhân khác, kể cho họ hay ḷng tốt của ông chủ ! Nếu như họ tị nạnh th́ điều chi sẽ xảy ra ? Tôi không dám nghĩ xa hơn nữa. Nhưng giá như họ cất công đi hỏi Benjamin, hỏi những kẻ đến muộn màng khác, họ sẽ biết rằng “không ai thuê mướn chúng tôi”.

Quí vị hẳn có thể mường tượng được các công nhân đến từ sớm sẽ giúp đỡ những kẻ đến muộn màng làm lại cuộc đời và sẵn sàng tự nguyện mở hầu bao chia sẻ những đồng lương khó kiếm cho những kẻ thiếu thốn, đói ăn. Ngay cả họ nhận ra rằng đồng lương hằng ngày b́nh thường đó chẳng “b́nh thường” chút nào và cũng chẳng do “công khó” nhọc nhằn, nắng nôi của ḿnh. Nó là ơn huệ của “ông chủ vườn nho” rộng răi. Là món quà quí hóa để chia sẻ cho nhau. Lúc ấy, cảm giác tị nạnh của họ bỗng dưng trở thành niềm vui, niềm vui v́ tất cả mọi công nhân đồng nghiệp đều được thỏa măn những nhu cầu chính yếu của ḿnh ! Đó chẳng phải là giấc mơ của thân phận họ, của cả nhân loại sao !

Nói cho thực tế, sống thấm nhiễm trong nền văn hóa tư bản này, chúng ta dễ dàng đồng hóa với những người làm công đến sớm, bất măn, phàn nàn, cay đắng. Xă hội chúng ta là xă hội dành cho kẻ mạnh, cá lớn nuốt cá bé. Khôn th́ sống, dại th́ chết. Xă hội của David Hume : Người là chó sói của nhau (Homo homini lupus), hay của Charles Darwin: Cạnh tranh sinh tồn (Selection naturelle) trong đó kẻ mạnh sống, c̣n kẻ yếu tiêu vong. Không ai thương xót, giúp đỡ ai cả : “Cái này là của tôi, tôi lao động ra chúng, tôi “tạo hóa” ra chúng, tôi làm việc cực nhọc để có được chúng, quyền lợi bất khả xâm phạm của tôi là sở hữu chúng. Tôi sẽ phấn đấu đến cùng để có được chúng…” một nền văn minh ích kỉ như vậy th́ chém giết và tiêu diệt nhau là lẽ đương nhiên. Chúng ta đang sống trong một thế giới rách nát v́ bạo lực cạnh tranh, hiểu lầm, bè phái, thù hận. Chúng ta tranh dành nhau quyền lợi, tiền tài, đất đai, văn hóa, và ngay cả Thiên Chúa. Chúng ta lo lắng về an ninh quốc gia, kinh tế, giai cấp, ư thức hệ… cho nên rất dễ có khuynh hướng dùng sức mạnh để đoạt mục tiêu. Đây là sở hữu của tôi, đất đai của tôi, tôn giáo của tôi, kẻ khác không được đụng đến: Noli me tangere (đừng đụng đến ta). Đụng đến là có chuyện lôi thôi ngay. Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng. Liệu hồn !

Thế nên, người ta luôn cảm thấy ám ảnh bị “thiên hạ” đe dọa. Thiên hạ đó là người ngoại bang, người bị loại trừ, bên lề xă hội, khác lư tưởng, chính kiến, màu da tiếng nói và ngay cả hàng xóm xứ đạo. Cộng đoàn Mattheo cũng không đi ra ngoài qui luật đó. Chủ yếu là tín hữu Do Thái, nhưng dần dần cũng thâu nhận thêm dân ngoại. Cộng đoàn phải biết bỏ qua những khác biệt để có thể sống chung với nhau và nhận ra Thiên Chúa rộng lượng vô cùng, giang rộng hai tay đón tiếp kẻ ngoại kiều, công nhân đến chậm vào lao động trong vườn nho của Ngài. Họ phải học coi nhau như anh em chị em, mở rộng trái tim đến người khác, để biến đổi cảm quan, năo trạng, từ ích kỉ sang bác ái, từ đ̣i hỏi quyền lợi sang biết ơn, từ tức tối sang vui mừng, từ giận hờn sang thông cảm… Nhà sư Phật giáo Thích Nhất Hạnh, đă viết : “Khi quí vị biết đả thông tư tưởng, quí vị không thể không yêu thương, quí vị hết giận dữ. Mà để phát triển hiểu biết, quí vị cần thực hành thương cảm, nh́n mọi sự với con mắt hiền ḥa. Cảm thông là yêu mến rồi đó. Thụ khổ để cứu khổ, nguyên tắc nhà Phật là vậy, khi đó tự nhiên quí vị sẽ hành động để cứu vớt chúng sinh khỏi ṿng khổ ải.”

Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối của các ngươi không phải là đường lối của Ta, sấm ngôn của đức Chúa (Isaia 55, 8-9). Thật vậy, Thiên Chúa, luôn kêu mời chúng ta trông nh́n kẻ khác với con mắt xót thương để không bao giờ lầm lỗi. Bởi đó là con mắt, tinh thần và tư tưởng của Thượng Đế trên vạn vật. Ông chủ vườn nho trong Tin Mừng hôm nay có nh́n xem các công nhân của ḿnh bằng con mắt khác đâu? Các giờ khắc khác nhau trong ngày chẳng có ư nghĩa ǵ trước mặt ông. Mọi công nhân đều được đối xử bằng ḷng cảm thương.

Giữa những đau xót của ngày 11.9.2001 vẫn có một nhóm người Mỹ can đảm, quảng đại. Họ t́m ra được con đường khác để “trả thù”. Đó là yêu thương, tha thứ. “Gia đ́nh v́ ngày mai ḥa b́nh”. Thành viên là những thân nhân các người bị giết trong khủng bố. Mùa xuân vừa qua (2002) họ đă đến thăm Afghanistan, gặp gỡ các người thân của những nạn nhân vô tội bị sát hại bởi bom đạn Hoa Kỳ. Họ đến t́m kiếm những bạn hữu A-phú-hăn đồng cảnh ngộ với họ, những người cha, người mẹ, anh chị em đang than khóc thân nhân như họ. Họ đă gặp hàng trăm, hàng ngàn những con người như thế. Kể cho nhau nghe các câu truyện xót xa cơi ḷng, những mất mát không lấy lại được nữa. Họ đă hiểu được nhau, thông cảm với nhau, bên này bờ biển cũng y như bên kia dăy núi và họ đă thương yêu nhau. Chẳng c̣n xa lạ, chẳng c̣n hận thù, tất cả đều là đồng chí, đồng bào trong vườn nho Thượng đế, đều khát khao ḥa b́nh, chấm dứt chiến tranh.

Thế giới sẽ như thế nào, nếu chúng ta đáp lời Đức Chúa Trời coi nhau như anh em ruột thịt ? Nếu chúng ta cùng nhau chia sẻ, vui mừng và hy vọng, sợ hăi và lo âu ? Nếu những gia đ́nh Hoa Kỳ và A- phú- hăn cùng ngồi bên nhau than khóc thân nhân. Nếu những gia đ́nh Palestin và Israel cùng chia nhau miếng cơm manh áo và tổ quốc. Nếu những kẻ khố rách, áo ôm ... được đón nhận vào thánh đường, nơi làm việc và xă hội chúng ta ? Lúc ấy mọi người mới hiểu được màu nhiệm biến h́nh đổi dạng của Thiên Chúa t́nh thương. Amen.


Fr.Jude Siciliano, op

Không có ai đến sớm đến muộn trong nước trời
(Mt 20,1-16)

Thưa quư vị,

Tôi dám cược đa phần chúng ta không ưa thích dụ ngôn hôm nay. Nói chung nếu được phép tôi sẽ loại vài dụ ngôn ra khỏi Thánh Kinh, v́ nó không am hợp với năo trạng con người. Một trong những dụ ngôn hàng đầu bị loại ra phải kể đến dụ ngôn Chúa Nhật này. Thứ nh́, truyện hai chị em Martha và Maria, tội nghiệp cô Martha, một người lao động cực kỳ vất vả mà không được biểu dương xứng đáng. Chúng ta cảm thấy bực tức khi nghe công bố nội dung Phúc Âm, nó xem ra chống lại đạo đức lao động mà chúng ta đă học từ tấm bé, đă từng thi hành suốt cuộc đời, và mong đợi kéo dài măi trong tương quan xă hội. Đó là tính “ṣng phẳng” trong lao động: Tiền lương xứng đáng với công sức bỏ ra. Chỉ xin có vậy.

Với suy nghĩ ấy, chúng ta có thể hoàn toàn đồng hóa với các công nhân toàn thời gian trong vườn nho ông chủ của dụ ngôn này. Chúng ta cho rằng họ đă bị đối xử không tốt, và chịu đựng bất công trước hành động trả lương của ông chủ. Chính các công nhân đă nêu lên tâm trạng của họ. Phúc âm kể : “Họ vừa lănh tiền vừa cằn nhằn chủ nhà: Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những kẻ đă phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại bị nắng nôi thiêu đốt”. Rơ ràng không ṣng phẳng chút nào ! Vậy tại sao người ta vẫn giữ câu truyện này trong Thánh Kinh ? Liệu có những sạn sỏi không ? Phải chăng Thánh Kinh nên hoàn toàn rao giảng về công lư và lẽ phải ? Yêu thương và nhân ái ? Làm việc vất vả phải được trả công xứng đáng ?

Chính bản thân tôi đă từng kinh nghiệm nội dung của câu truyện hôm nay, nghĩa là tôi đă từng đứng đợi để được người ta thuê, gọi là chợ lao động (ngày nay nhiều thành phố vẫn c̣n t́nh trạng này). Từ sáng sớm những người cần việc làm tụ tập về một nơi nhất định, thí dụ cửa nhà ga, bên hông chợ. Họ đứng ngồi khắp chốn mong đợi có việc làm. Khi c̣n là sinh viên đại học, nhiều lần tôi đă tham gia “chợ người” này vào buổi chiều các ngày lễ nghỉ, tôi làm việc để kiếm thêm tiền học. Tôi cùng đi với một người bạn đến tầng hầm của tờ báo New York Times. Ơ đấy có một ông “đầu nậu” thuê công nhân ngoại lệ, thay chỗ cho công nhân chính thức, xin nghỉ phép v́ bận việc nhà, hay lễ lậy ǵ đó. Chúng tôi đến phỏng 7 giờ chiều và đợi ở gian pḥng to lớn của tầng hầm. Trời nóng bức hết chỗ nói, nhưng vẫn phải kiên nhẫn đợi chờ. Từng giờ một ông đầu nậu (cai thầu) bước ra khỏi khu máy in và xuống tầng hầm để thuê thêm nhân công. Họ cần ai đó giúp đỡ khuân vác giấy báo ra khỏi khu nhà máy, chất đống lên các kệ bằng gỗ và chờ chở đi. Công việc thật nặng nhọc, bẩn thỉu, bụi bặm và ồn ào. Nó kéo dài cho đến sáng sớm hôm sau. Việc khuân vác buồn chán và gẫy xương sống, nhưng lương khá tốt, chúng tôi hài ḷng v́ cần tiền trả học phí.

Vấn đề là phải đứng đợi hàng giờ mong người cai thầu xuất hiện, không phải giờ nào cũng thấy ông ta. Ông chỉ thuê người khi cần. Thật may mắn nếu được ông chỉ điểm và gọi tới. Tôi th́ chẳng bao giờ được gọi ngay, bởi lẽ thân h́nh gầy g̣ nhỏ bé, ông luôn luôn chọn những gă to lớn, lực lưỡng hơn, rồi đến những đứa ông nhớ được tên. Tôi mới có 19 tuổi, thân h́nh ốm nhom, coi bất măn cho công việc. Lại không có thân quen, không có ô dù để nói tốt cho ḿnh. Những thân h́nh vạm vỡ thường được thuê sớm. Mỗi giờ qua đi là nhột bụng v́ mất một giờ lương bổng, một giờ ngủ bù. Tất nhiên việc phải đến sẽ đến, phỏng nửa đêm chúng tôi được thuê vào làm, nhưng chỉ khi nào họ cần lao động qúa quất. Bộ máy công việc xem ra chống lại hai chúng tôi. Nhưng một khi được thuê, lương bổng khá đẹp, chúng tôi phải đến để kiếm thêm tiền học. Vào buổi sáng lĩnh lương, chẳng có ai lĩnh thêm đồng nào qúa lương chúng tôi thỏa thuận, trả kém chúng tôi có thể phàn nàn. Như vậy từ tuổi 19 tôi đă học được thế nào là ṣng phẳng. Chúng tôi được trả theo sức lực ḿnh bỏ ra. Sau này trong cuộc đời cứ áp dụng luật ấy mà sống và thấy thoải mái, không gặp rắc rối chi.

Nhưng tại sao Phúc âm lại có thái độ khác đi ? Tại sao luật ṣng phẳng chúng tôi học từ tấm bé và thấy là “tốt” lại không được áp dụng mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Có điều chi thiếu xót mà Thánh Kinh phải sửa chữa? Thật khó hiểu đối với năo trạng b́nh dân! Có đúng những câu chuyện như vậy trong các dụ ngôn là mẫu mực về tính “tṛn chịa và thỏa đáng”, trong giao tiếp xă hội? Có thể tồn tại một lầm lẫn trong Phúc Am không? Nếu đúng vậy sao không xé nó đi? Bởi lẽ như thí dụ hôm nay, rơ ràng nó không đáp ứng mong đợi của người đời! Nhưng phụng vụ lại cho chúng ta đọc đi xem lại trong đời sống đức tin của người tín hữu. Vậy phải có lư do mà chúng ta chưa khám phá ra! Xin nh́n kỹ văn bản, mang nó đến gần sự giận dữ của các công nhân lao động suốt ngày, họ đă hiểu thế nào về số phận của ḿnh và thái độ của ông chủ ?

Họ là những ai ? Mục tiêu của họ trong lao động ? Câu trả lời hiển nhiên, họ là những kẻ làm thuê kiếm miếng ăn, họ khác với chúng tôi, các sinh viên đang lớn, đang trên đường lập thân, chúng tôi lao động kiếm học phí cho tương lai. Họ cần lương thực hằng ngày. Thời Chúa Giêsu, hơn 90% cư dân nước Israel sống bên dưới mức nghèo khó, ăn bữa trước kiếm bữa sau (from hand to mouth each day). Không có an sinh xă hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế, lương hưu, khuyết tật, khi lao động một ngày đủ ăn một ngày. Ngày hôm sau chưa biết, tất cả chỉ vậy thôi. Chẳng có bảo đảm cho cuộc sống ! Lương thực của cả gia đ́nh cậy nhờ vào đồng lương nhỏ nhoi một ngày lao động. Những ai không được thuê mướn thường là những người lao động kém: yếu ớt, già cả, vụng về, khuyết tật, góa bụa, qúa trẻ…lao động ít hiệu quả. Xin thử hỏi, những người ấy khi trở về nhà, đối với gia đ́nh đông miệng ăn, tâm lư họ sẽ ra sao ? Chắc chắn là buồn tủi v́ thất bại, âu sầu v́ không kiếm đủ lương thực, sợ hăi v́ ngày mai thiếu ăn ! Liệu bạn có tàn ác không ? ư nghĩa của nguyên tắc “ṣng phẳng” của bạn lúc này chắc chắn triệt tiêu. Một ngày lương xứng với lao động bỏ ra, trở thành bất công, độc ác. Cái xấu trong xă hội là vậy. Làm sao những công nhân xấu số như vậy có thể nuôi nổi vợ con. Làm sao lời cầu xin hàng ngày của họ cho gia đ́nh đủ cơm ăn áo mặc được Thiên Chúa và láng giềng lắng nghe ? Liệu xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày có mang ư nghĩa nào đối với họ và gia đ́nh không ?

Cho nên thái độ của ông chủ hoàn toàn hợp lư, hợp đạo đức và lẽ phải. Chúng ta không bỏ dụ ngôn này ra khỏi Kinh Thánh được ! Phụng vụ cho đọc thường xuyên là chí phải, để giáo dục tín hữu bớt ích kỷ, bớt bất công. Đó là nét thấm trầm của Thánh Kinh. Nét mà cảm tính “công bằng” loài người không chỉ dạy được. Nét mà khôn ngoan các hiền triết đông tây chịu thua. Bởi năo trạng “công lư” của chúng ta làm cho vô số người lâm cảnh nghèo đói, th́ bụng dạ ông chủ vườn không nỡ để gia đ́nh nào thiếu ăn một bữa. Cái làm cho chúng ta ngỡ ngàng là dụ ngôn không hành xử như chúng ta mong đợi. Cái làm dụ ngôn đi trệch đường suy nghĩ nhân loại và vi phạm nguyên tắc công lư của chúng ta là lời nói của ông chủ với đám thợ: “Này bạn tôi đâu có đối xử bất công với bạn. Bạn đă chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao…chẳng lẽ tôi lại không có quyền định đoạt tuỳ ư về những ǵ là của tôi sao ? Hay v́ thấy tôi tốt bụng mà bạn sinh ra ghen tức ?”

Như vậy từ “tốt bụng” hoặc rộng răi đă bẻ gẫy mọi quan niệm cứng nhắc của chúng ta về giao tiếp xă hội. Nó tràn khỏi năo trạng mỗi người về Thiên Chúa, về đạo đức cổ điển. Trong đạo đức này chúng ta bắt Thượng đế phải hành xử theo ư muốn con người, nghĩa là đoán trước việc Thiên Chúa làm. Tôi có một mẫu mực luân lư Thiên Chúa cứ thế mà nói năng hành động. Ngài không được phép thoát ra khỏi mẫu mực đó. Nhưng từ “tốt bụng” của dụ ngôn hôm nay làm cho mọi người bất ngơ, Thiên Chúa không đoán trước được, không kiểm soát được, không có đường lối cố định hành động, Ngài hoàn toàn tự do. Ngài không theo tiêu chuẩn phải trái của tôi hoặc của bất cứ ai, Ngài hành động bên ngoài các giá trị xă hội, đôi khi bên ngoài các lề luật Giáo Hội. Vậy th́ làm thế nào chúng ta giao tiếp với Thiên Chúa ấy? Ngài luôn luôn gây bất ngờ, sửng xốt cho cả người lành lẫn kẻ dữ, bạn hoặc thù? Làm thế nào mà về phe với Thiên Chúa ấy?

Xin suy nghĩ kỹ bài Phúc âm, và tôi sẽ nhận ra tôi phải bỏ tiêu chuẩn của tôi mà về phe với mảnh đất của Ngài, tôi không thể cường điệu măi với những khái niệm hẹp ḥi của ḿnh. Đứng trước mặt Chúa, tôi phải chọn từ “tốt bụng”, bằng không tôi sẽ đi vào vết xe đổ của Phariseo. Rộng răi, tốt bụng, cảm thương là những từ nêu rơ tính chất tôi làm môn đệ Chúa. Khi thất bại trong lĩnh vực này, tôi trở nên ích kỷ hẹp ḥi, vị luật và do đó, độc ác một cách vô t́nh hay tiềm thức. Đây là điều rất nguy hiểm trong đời sống thiêng liêng mỗi người, v́ thế chúng ta phải vấn tâm mỗi ngày, tâm lư của chúng ta giống như người đi vào siêu thị mua hàng, nh́n tới khu bày bán báo chí, trên kệ các tuần san, nguyệt san toàn là những h́nh ảnh đẹp đẽ, toàn người mẫu, không ai gầy béo qúa, già nua qúa, ăn vận tồi tàn, xấu xí, nghèo nàn qúa.

Với cái nh́n này, chúng ta lượng gía thiên hạ trong nếp sống hàng ngày th́ chỉ c̣n có thể t́m thấy ở hành tinh khác, sao hỏa chẳng hạn. Cho nên phải lấy tiêu chuẩn “tốt bụng” của Thiên Chúa mà xét đoán thiên hạ. Khi tôi thấy ḿnh hay một người khác không đáp ứng mong đợi, tôi phải sử dụng thái độ của Đức Chúa Trời nhân lành là rộng răi. Đừng nh́n theo thế gian, đo lường con người theo giàu sang, địa vị, chức quyền, cấp bậc, tài năng. Và như vậy thường xuyên là “nhầm”. Người Do Thái đă “nhầm” với Chúa Giêsu. Chẳng lẽ chúng ta nhắc lại sự nhầm lẫn đó. Lư thuyết th́ không ai dám, nhưng thực hành không thiếu trường hợp tệ hại hơn. Chúng ta phải cầu xin Chúa ban ơn cho được khiêm nhường mà nhận ra sự thật.

Xét cho cùng th́ chủ vườn nho không hành động bất công, mà chính công nhân v́ ghen tức mà trở nên mù quáng. Chính bản thân họ đă từng chịu đựng cay đắng, thấp thỏm lo âu khi một ngày không t́m được việc làm, v́ không có người thuê. Vậy th́ nắng nôi vất vả cả ngày có thể so sánh được nỗi thống khổ cạn kiệt của bạn hữu kém may mắn không? Cho nên mỗi người một đồng là hợp lư. Hợp lư với công nhân vất vả và cũng hợp lư với người đau đớn về tinh thần v́ không kiếm được việc làm. Dụ ngôn c̣n đưa chúng ta đi xa hơn nữa. Ơn cứu độ của Thiên Chúa không ai đủ khả năng tranh thủ được, nó hoàn toàn nhưng không dù bạn là Do Thái hay dân ngoại, già hay trẻ, ốm đau hay mạnh khỏe, đạo cũ hay đạo mới. Không ai cậy vào công nghiệp mà được nước thiên đàng. Hoàn toàn do ḷng “rộng răi” của Thiên Chúa. Ông Phariseo giữ luật nghiêm ngặt, hay các tông đồ say sưa ăn uống, trước ơn cứu độ của Chúa ngang bằng như nhau. Chỉ có một đồng không hơn không kém.

Thiết nghĩ Chúa kể dụ ngôn này để cho phái Phariseo một bài học, và cho cả chúng ta ngày nay nữa. Họ phải nhận ra Thiên Chúa là ai. Ngài hành động thế nào trên nhân loại. V́ vậy bài đọc 1 cho chúng ta lời khuyên : “Hăy t́m kiếm Thiên Chúa khi Người c̣n cho gặp, kêu cầu Người lúc Người ở kề bên…từ bỏ tư tưởng ḿnh đang có, mà trở về với Đức Chúa và Người sẽ xót thương và đứng về phía khó nhọc của con người”. Sự ghen tị của các công nhân đến sớm là điều dễ hiểu, nó là cảm tính tự nhiên, nhưng chúng ta phải luôn nh́n xem sự vật theo chiều hướng thiêng liêng. Đó là điều Chúa muốn chúng ta phải có v́ Ngài đă mạc khải mầu nhiệm nước trời cho nhân loại. Chúng ta chỉ là môn đệ của Ngài khi nh́n mọi sự theo quan điểm của Ngài, tức quan điểm đức tin.

Trước bàn thờ Thánh Thể hôm nay, mỗi người sẽ được trả tiền lương một đồng, nghĩa là trọn vẹn Chúa Giêsu, nhưng tùy vào t́nh trạng linh hồn ḿnh, tiền lương ấy sẽ là vĩ đại, nhỏ bé hay không là chi cả, chúng ta không thể ghen tị như những công nhân trong Phúc Am. Nếu thấy ḿnh nhỏ bé, thiếu xót trong tinh thần, việc làm hay đời sống, chúng ta có thể cậy nhờ vào ḷng rộng răi bao la của Thiên Chúa. Sửa chữa các lỗi lầm, đồng lương đó sẽ to dần lên cho đến khi chúng ta thỏa măn. Đồng thời cầu xin cho tha nhân, sửa chữa cho họ để cùng được hưởng ngọt ngào như ḿnh. Đừng khinh bỉ ai cả, giàu nghèo, sang hèn, da trắng da màu. Bởi không ai là kẻ đến sớm đến muộn trong màu nhiệm nước Trời. Amen.


Lm. Jude Siciliano, OP (Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP)

Rộng ḷng đón nhận tha nhân
Mt 20: 1-16

Anh chị em thân mến,

Tôi đă đi giảng cho nhiều giáo xứ trên khắp Hoa kỳ. Ở những nơi này, sẽ dễ dàng nhận thấy nó có những nét đặc trưng riêng như : Bầu trời, sông nước, vùng vịnh, cây cỏ, các sắc dân khác nhau và các dân tộc sống chung với nhau, dân số v.v....đồng thời cũng có những h́nh ảnh quen thuộc khác rất phổ biến: Hệ thống các cửa hàng, tiệm ăn, ngân hàng, nhà thờ, sân vận động, đèn đường, v.v.... Tuy nhiên, đi đến đâu cũng thấy những cảnh trí giống nhau như : Những công nhân làm việc bên đường, tại các trung tâm thương măi. Ở các thành phố, người ta biết phải t́m những công nhân lao động phổ thông ở đâu để thuê họ làm việc trong ngày. Người ta thuê họ để làm vườn, hay xây cất sửa chữa nhà, và làm việc trong các hệ thống dây chuyền. Luật cấm lao động nhập cư bất hợp pháp đă làm cho số lao động phổ thông bớt đi, nhưng mỗi khi anh chị em lái xe vào thành phố, chúng ta vẫn thấy họ đứng từng nhóm nhỏ đợi có người cần nhân công đến tiếp xúc và chở họ đi làm việc.

Chúng ta nghe nói những người lao động như vậy thường bị người ta lợi dụng: Nơi làm việc của họ thường không vệ sinh, làm nhiều giờ, lương ít, và có khi họ làm việc xong th́ có người đi báo cho Sở di trú đến bắt họ và thế là họ không được lănh tiền. Những lao động phổ thông như thế có cuộc sống bấp bênh và không vững chắc. Không có ǵ để bảo vệ họ, và họ luôn lo lắng là không đủ tiền mang về cho gia đ́nh, để trả tiền nhà và những nhu cầu khác trong cuộc sống hàng ngày.

Anh chị em không cần phải là công nhân lao động phổ thông mới hiểu được những lo lắng về vấn đề tài chính, nhất là trong thời kinh tế đang găp nhiều khó khăn. Những người làm it tiền sẽ chật vật mỗi khi bị thất nghiệp, gây khó khăn cho họ và gia đ́nh họ. Khi bạn làm lương ít th́ bạn không thể để mất một ngày làm việc. Bạn sẽ thấy sự khó khăn xuất hiện khi: Không đủ tiền mua thuốc chữa bệnh, đi khám bác sĩ hay đi bệnh viện. Nhưng hiện nay sự lo lắng về tài chính lan rộng đến cả những người trung luu trong xă hội… Những người này sợ không có đủ tiền để trả tiền nhà, sợ việc làm không chắc chắn, không đủ tiền trả tiền điện nước. Biết bao nhiêu người sống ở miền bắc sợ khi mùa đông đến, không đủ tiền để trả tiền dầu sưởi nhà. Ngay cả những xí nghiệp lớn cũng gặp khó khăn về kinh tế nên phải cho công nhân nghỉ việc. Ba công ty làm xe hơi chính ở Hoa kỳ và một số hăng hàng không v.v... cũng đă gặp khó khăn. Không một ai trong chúng ta, già hay trẻ, khó tránh khỏi sự lo lắng về chổ làm và kinh tế.

Hăy nhân lên gấp trăm lần những khó khăn nói trên, Anh chị em sẽ hiểu được những lo lắng của những người lao động thời Chúa Giêsu. Nhiều hoàn cảnh khó khăn trầm trọng, hơn 95% dân chúng là người nghèo đến mức phải chịu đói. Đối với nhiều người, tiền một ngày lương chỉ đủ ăn trong ngày. Cứ mỗi buổi sáng họ lại lo lắng: "Nếu hôm nay tôi không có việc làm th́ sao? Làm sao tôi có tiền để nuôi con cái?" Ngay cả những người trẻ và những người có đủ sức làm việc cũng phải lo sợ như vậy. Nếu có việc làm, thường họ là những người được thuê trước tiên. Nhưng nếu không có công việc, th́ ngay cả những người như họ cũng không được thuê.

Anh chị em hăy nhân gấp trăm lần những nỗi lo lắng sợ hăi trên cho người già yếu, người góa phụ có con nhỏ, các thiếu niên t́m việc, hay những người tật nguyền không thể có sức để lao động. Bạn đừng mong người ta mướn bạn trước tiên, hay mướn lại lần thứ hai hay thứ ba đâu. C̣n nhiều người khác nữa thích hợp với công việc hơn bạn. Nhưng bạn cũng vẫn cần tiền lương từng ngày để sinh sống và nuôi gia đ́nh. Một ngày lương sẽ giúp bạn thay đổi cuộc sống, hoặc có cơm ăn hoặc nhịn đói, hoặc c̣n sống hoặc chết đi. Thử hỏi bạn muốn được thuê làm suốt ngày hay đứng không, chờ đợi chán nản cho chính bạn trong khi gia đ́nh, hy vọng bạn có được việc làm, và niềm hy vọng cứ từ từ giảm dần. Ngay cả lúc bạn được thuê chậm trễ trong ngày, thử hỏi bạn lănh được bao nhiêu tiền và điều dĩ nhiên sẽ là lănh tiền ít hơn người làm việc trọn ngày.

Người chủ vườn thường mướn người làm vào mùa gặt hái. Ông ta có nhiều kinh nghiệm về việc thuê mướn công nhân. Cũng có chủ vườn không cần để ư đến nhu cầu của công nhân. Nhưng bài dụ ngôn hôm nay nói về một chủ vườn không giống ai. Người này để ư đến nhu cầu của người làm công, v́ ông ta biết họ đang mong có việc làm, mà ông ta th́ rất rộng lượng.

Dụ ngôn này làm chúng ta thật sự ngạc nhiên. Dù sao chúng ta cũng thông cảm với những người được thuê trước tiên. Chúng ta làm việc nặng nhọc, những người đó có lẽ đă được gia đ́nh hướng dẫn nên làm việc cần cù. Chúng ta cũng đang làm việc theo lối hướng dẫn đó, và biết thế nào là công bằng và chúng ta luôn nghĩ Thiên Chúa cũng công bằng như chúng ta hiểu…Chúng ta nghĩ v́ đă làm việc cần cù th́ chúng ta đáng được hưởng lương của Thiên Chúa. Chúng ta nghĩ như thế là đúng.

Đến đây chúng ta sẽ có chút nghĩ ngợi và bực tức v́ chúng ta không được Thiên Chúa hậu đăi một cách "công bằng". Dẫu sao đi nữa chúng ta cũng đang làm việc với một Thiên Chúa, Đấng thông hiểu mọi sự. Thử hỏi chúng ta có muốn đ̣i hỏi sự công bằng về tiền bạc, về những suy nghĩ của chúng ta, về những điều đă nói và đă làm không? Như thế có lẽ chúng ta sẽ có dư nhờ chúng ta được một Chủ Vườn rộng răi thuê mướn.

Đây là dụ ngôn không phải nói về chúng ta và những điều chúng ta đang được hưởng, nhưng nói về Thiên Chúa, về Nước Trời và cách tính toán của Thiên Chúa không giống (Mt 20:1-16) cách tính toán mà chúng ta đă kinh qua trong đời sống làm việc cực nhọc thường ngày. Dụ ngôn này và những dụ ngôn khác nói về Thiên Chúa rộng răi chào đón chúng ta, Ngài không để chúng ta có mặc cảm là hạng người thứ hai, hay là hạng tôi tớ bề dưới. Chúng ta đă nghe nhiều dụ ngôn đủ cho chúng ta có kết luận về Thiên Chúa: Ngài dùng những người ngoài cuộc và đem họ vào trong cuộc. Thiên Chúa chúng ta không đối xử với chúng ta theo đúng sức của chúng ta nhưng theo ư của Ngài. Và nguyên tắc Ngài dùng được bày tỏ phần lớn trong dụ ngôn hôm nay. Đó là ḷng rộng răi của Thiên Chúa.

Mỗi chúng ta điều cần được ơn tha thứ, và ơn đó đă được ban một cách rộng răi, cho dù chúng ta đáng được hưởng hay không. Có người trong chúng ta, ngay lúc này, cần được ơn cương quyết, kiên nhẫn hay được giảm bớt gánh nặng trong ḷng. Chúng ta cần được giúp đỡ, và có thể chúng ta không đáng được hưởng nhiều ơn huệ của Thiên Chúa. Nhưng theo dụ ngôn hôm nay, Đấng chủ vườn muốn tỏ ḷng rộng răi ban cho chúng ta cái chúng ta được hưởng vượt quá sự suy nghĩ của ḿnh. Có thể chúng ta chưa làm việc đủ để được Thiên Chúa nhậm lời, hay chúng ta có thể không đáng được Thiên Chúa để ư đến, nhưng Thiên Chúa lại nói là "Không sao, cứ vào đi, con được chọn. Và Ta muốn con thấy Ta rộng răi."

Một vài câu hỏi được đặt ra : Vậy Thiên Chúa muốn chúng ta làm ǵ ? Nếu tin tưởng vào Thiên Chúa theo như dụ ngôn này, th́ chúng ta cũng phải đối đăi rộng răi với tha nhân như Thiên Chúa đă đối đăi chúng ta. Chúng ta hăy ngưng việc tính toán chi li, ngưng so kè với kẻ khác theo sức lực, theo học thức, theo bao nhiêu năm họ sống trong cộng đ̣an chúng ta, theo ư là họ "có đáng được" hưởng những điều chúng ta giúp không. Chúng ta cần dùng dụ ngôn ngày hôm nay như tấm gương để khi nh́n vào đó, chúng ta biết cách nh́n vào tha nhân như cách Thiên Chúa đang nh́n chúng ta. 


G. Nguyễn Cao Luật op

Từ giờ thứ nhất đến giờ cuối cùng
Mt 10,1-16a

Tiền công hay là hồng ân

Người Do-thái đương thời vẫn trách cứ Đức Giêsu v́ thái độ khoan dung của Người đối với những người tội lỗi và hèn kém. Để tự biện minh, Đức Giêsu đă thuật lại dụ ngôn về "những người thợ làm vườn nho."

Dụ ngôn quả là một câu chuyện gây nhiều khó chịu ! Tuy vậy, mục đích của dụ ngôn không hề có tính gượng ép : khi phá vỡ những quan điểm của loài người, dụ ngôn muốn giúp người nghe hiểu được đôi chút về mầu nhiệm Nước Trời.

Dụ ngôn cũng là một câu chuyện có nhiều ư nghĩa. Người ta có thể thấy trong đó mọi giai đoạn của kế hoạch cứu độ, bắt đầu từ A-đam, Nô-ê, Áp-ra-ham, và các ngôn sứ, cuối cùng là những người thợ vào giờ thứ mười một là các Tông Đồ. Người ta cũng có thể thấy kế hoạch đó vẫn c̣n đang thực hiện, và bất cứ ai cũng có thể được gọi vào "giờ thứ mười một".

Trong dụ ngôn, toàn bộ lịch sử thế giới được thu tóm lại trong một ngày. Lịch sử ấy diễn ra tại một địa điểm là vườn nho của Thiên Chúa.

Người chủ đi mướn người về làm vườn nho. Đầu tiên, hợp đổng giữa ông chủ và người làm thật rơ ràng và xứng hợp : một quan tiền. Đó là giá tiền công cho một ngày làm việc, người thợ cùng gia đ́nh có thể sống trong một ngày. Như vậy, trong lịch sử, Ít-ra-en là người được gọi đầu tiên.

Thế nhưng, ông chủ không chỉ mướn thợ có một lần. Cứ ba giờ, ông lại ra t́m thêm những người thợ mới. Ông muốn ǵ vậy ? Có thực ông nghĩ rằng vẫn có thể gặp được những người đang chờ t́m việc làm ? Dầu vậy, với những người được gọi lúc sáng cũng như với những người được gọi vào lúc mười một giờ, tức là giờ cuối cùng trong ngày, ông vẫn nói với họ : "tôi sẽ trả công xứng đáng cho các anh."

"Giờ trả công", tức là giờ trả tiền cho những người thợ, th́ cũng là giờ mà mỗi người tỏ rơ ư nghĩ của ḿnh. Những người thợ, đặc biệt là những người được gọi vào làm trong vườn nho từ giờ đầu, nghĩ đến công lao vất vả của ḿnh, nghĩ đến những giọt mồ hôi đă đổ ra suốt cả ngày, và mong rằng được hưởng một món tiền xứng đáng. C̣n ông chủ vườn nho lại nghĩ rằng ḿnh có quyền sử dụng của cải theo ư ḿnh muốn mà không làm hại ai, không để cho ai bị thiệt tḥi.

Vấn đề được nêu ra ở đây là thái độ tôn giáo : Có những người quan niệm giao ước của Thiên Chúa như một thứ thoả thuận về tiền công và họ tưởng rằng những hồng ân Thiên Chúa trao tặng cho họ là điều tất nhiên, xứng đáng với công việc họ đă làm và họ có quyền hưởng những đặc ân đó. Người khác lại vui mừng khám phá ra rằng tất cả là hồng ân, và những hồng ân đó được trao tặng cách nhưng không.

Một quan tiền hay là cả t́nh thương

Theo ư toán thợ thứ nhất, họ đă bị thiệt tḥi v́ điều kiện làm việc vất vả hơn, thời gian làm việc dài hơn mà lại không được trả lương cao hơn. Như vậy xem ra ông chủ có vẻ bất công, hay ít là ông đă xử không hợp lư mấy đối với họ.

Thật ra, ông chủ dư biết điều đó. Ông cố t́nh xử như thế để cho thấy sự tự do phân định cũng như ḷng nhân hậu của ông. Ông nhắc lại cho toán thợ làm từ đầu ngày hiểu rằng ông không bắt họ chịu thiệt, v́ hai bên đă thoả thuận giá cả rơ ràng. C̣n việc ông trả cho những người thợ làm việc vào giờ cuối cùng là quyền của ông, và không gây thiệt hại cho những người làm từ đầu.

Ở đây, người ta nhận ra một giáo huấn về Thiên Chúa. Nhữnng người thợ trong dụ ngôn không phải là những nhân vật chính. Họ có mặt trong câu chuyện để làm nỗi lên cách cư xử khác thường của ông chủ vườn nho. Thiên Chúa là Đấng mà người ta không thể hiểu được theo sự công bằng b́nh thường. Người là Đấng luôn tiến về phía trước xuyên qua những ǵ có vẻ b́nh thường. Người là Đấng luôn cư xử theo t́nh yêu và v́ vậy, có vẻ như bất công và điên rồ.

Ch́a khoá của dụ ngôn nằm trong câu nói : "Hay là v́ thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?" Thiên Chúa tốt lành, đó là khẳng định nền tảng. Tốt lành, như người ta có thể hiểu, là tính từ dành riêng cho Thiên Chúa. "Chỉ một ḿnh Thiên Chúa là Đấng tốt lành." Đức Giêsu đă quả quyết như thế với chàng thanh niên giàu có trong đoạn văn đi liền trước dụ ngôn này.

Thiên Chúa tự do lựa chọn nơi nào Người muốn và Người tự do thưởng công. Thế nhng sự tự do này không có ư làm cho ai phải thiệt tḥi, cũng như không nhằm đem lại lợi ích cho Thiên Chúa. Trái lại, sự tự do ấy chỉ có một mục đích duy nhất là bày tỏ ḷng nhân hậu. Đó là sự tự do được điều hành nhờ t́nh yêu và hướng tới t́nh yêu.

Qua dụ ngôn, Đức Giêsu muốn cho thấy ḷng nhân hậu của Thiên Chúa vượt quá các kiểu trả công của loài người. Thiên Chúa sử dụng tự do để tha thứ, để thể hiện t́nh yêu trọn vẹn, để ban phát mà không tính toán. Do đó, con người phải từ bỏ tiêu chuẩn nhân loại để học biết suy nghĩ và phán đoán cách khác. Tiêu chuẩn này phải đặt trên t́nh yêu.

V́ vậy, quan tiền có ǵ khác hơn là chính t́nh thương : Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ, cứu thoát khỏi tội lỗi. Người mời vào Nước Trời bất cứ ai đáp trả lời mời của Người mà không đếm kể công lao trước kia. Tất cả đều do ḷng nhân lành. Người ta không thể lấy công nghiệp hay một danh chức nào để tậu được ḷng nhân lành của Thiên Chúa. Người ta có thể là người đến từ đầu ngày, có thể là người đến vào cuối ngày, nhưng tất cả đều được hưởng ḷng nhân lành, hưởng trọn vẹn. Sự sẵn ḷng ấy được thể hiện qua việc ông chủ ra t́m những người thợ vào làm trong vườn nho, dù là đă giữa trưa hay cuối ngày. Cách lư luận của toán thợ làm từ đầu ngày cũng giống như thái độ của người con cả khi người cha đón tiếp đứa con thứ trở về (x. Lc 15,1-32). Thiên Chúa vui mừng và hân hoan khi người tội lỗi trở về, và người ta không được ganh tị về thái độ đó, bởi v́ chính họ cũng đang được Thiên Chúa yêu thương.

Vinh dự được làm việc trong vườn nho

Từ dụ ngôn này, có thể rút ra nhiều bài học.

Thiên Chúa làm việc v́ tất cả mọi người. Người kêu gọi, kêu gọi không ngừng, kêu gọi v́ t́nh thương. Người có thể không mời chúng ta, v́ chúng ta chỉ là những tôi tớ vô dụng. Người có thể bỏ qua mỗi lần kêu mời. Một ông chủ thực sự có lẽ đă t́m đủ thợ vào làm trong vườn nho ngay từ đầu ! Thế nhưng, Thiên Chúa lại muốn chúng ta cộng tác vào công việc của Người. Vườn nho của Thiên Chúa đă trở nên hoang tàn v́ tội lỗi, và Người mời chúng ta làm cho nó nên xinh đẹp, tốt tươi.

Bởi đó Thiên Chúa đă không ngừng kêu mời. Mỗi người sẽ đến làm việc vào giờ của ḿnh. Nhiệm vụ của chúng ta không phải là xét đoán, càng không phải là loại trừ hay thu nhận, nhưng là hoàn thành phần việc của ḿnh. Trong mỗi cộng đoàn địa phương của chúng ta vẫn có những vấn đề liên quan đến thói chuyên quyền và óc thủ cựu. Người ta vẫn có thói quen bám lấy một công việc chứ không muốn chia sẻ cho người khác. Người ta tự bào chữa : "chẳng ai có khả năng" hay "để như vậy công việc sẽ tốt hơn." Người ta cũng có thói quen nh́n những người mới đến với con mắt ít thiện cảm : "mấy người đó ở đâu, khi chúng tôi ..." V́ vậy, cần phải can đảm mời thêm những người mới, để con đường của cộng đoàn được tiếp tục.

Về phía cá nhân, mỗi người có thể nhận ra Thiên Chúa không ngừng kêu mời vào những giai đoạn khác nhau của cuộc sống : cả khi họ c̣n trẻ, cũng như lúc tuỗi đă cao. Và do đó, có thể nói Thiên Chúa là kẻ đi săn luôn kiên nhẫn, đợi chờ, Người vui mừng v́ có thêm những người đến làm việc. Hy vọng không bao giờ là điều quá trễ.

Vậy, phải hiểu về lời mời đến làm trong vườn nho như là một vinh dự. Người làm từ ban đầu là người được chia sẻ t́nh thương của Chúa nhiều hơn. Làm việc trong vườn nho của Thiên Chúa không như một thứ đỗi chác để lấy tiền công, nhưng là sự gia nhập vào trong lễ hội Thiên Chúa đang mở ra cho mọi người. Và phần thưởng lớn nhất chính là t́nh thương, là được cộng tác vào chương tŕnh của Thiên Chúa, là cùng hiệp thông với mọi người, kể cả những người đến trễ.


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Tất cả là hồng ân
(Mt 20,1-16a)

Bài Tin Mừng là một dụ ngôn của Chúa Giêsu. Dụ ngôn này được gọi là dụ ngôn “ông chủ vườn nho tốt lành” hay “những người thợ làm vườn nho khác nhau”. Với hai cách gọi trên cũng nói lên hai ư nghĩa, hai vấn đề mà chúng ta cần t́m hiểu.

Trước hết, dụ ngôn cho chúng ta biết : ông chủ vườn nho đi thuê mướn thợ từng giờ. Có thể v́ nhiều việc, hoặc v́ ḷng bác ái thương người, kiếm việc cho thợ làm lănh công. Đến cuối ngày ông trả tiền công theo giá đă thỏa thuận và theo t́nh thương cũng như sự tự do của ông. Ông chủ vườn nho đây là h́nh ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa có quyền tối thượng của Ngài, Ngài rất công bằng và thương yêu vô tận. V́ vậy, ngoài sự công bằng, Thiên Chúa c̣n yêu thương chúng ta theo sự tự do và t́nh yêu của Ngài. Thực vậy, trước Thiên Chúa, không một tạo vật nào dám tự hào ḿnh có quyền hay có công. Chúng ta hăy thử ngẫm nghĩ coi, chúng ta là ai ở trên đời này mà dám tranh đấu đ̣i Thiên Chúa phải thế này thế kia, phải ban cho ḿnh điều này điều khác ? Có một người con nào lại ra lệnh cho cha mẹ phải thế này thế kia không ? Thế mà có nhiều người dám làm như thế đối với Thiên Chúa.

V́ thế, chúng ta phải luôn nhớ : tất cả là hồng ân, tất cả là do Thiên Chúa ban cho, Thiên Chua ban cho chúng ta điều ǵ hoàn toàn là do t́nh yêu của Ngài mà thôi, chứ chúng ta không đáng công lênh ǵ cả. Cho nên, chúng ta thấy dụ ngôn nói đến quyền tự do của phía ông chủ : ông chọn ai, giờ nào tùy ư của ông, và ông trả lương như thế nào cũng đúng với sự công bằng, và trên hết là t́nh thương của ông.

Cũng thế, mỗi người chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi vào Giáo Hội, khác nhau về nơi chốn, thời gian, tuổi tác. Có người theo Chúa từ khi lọt ḷng mẹ như Gio-an Tiền Hô, có người được 18, 20 tuổi như Gio-an tông đồ, có người đă nhiều tuổi đời như Phê-rô. Trong Giáo Hội, cũng có những người nên thánh một ḿnh như Si-mong cột, có người sống trong bốn bức tường đóng kín để cầu nguyện như Tê-rê-xa Hài Đồng Giêsu, có người đi khắp năm châu bốn bể như Phan-xi-cô Xa-vi-ê, có người sống giữa những người thượng Phi châu hay trại phong như cha Đa-miêng, đức cha Cát-sanh… những điều đó cho thấy : nước trời đón nhận sự đóng góp của từng đứa con, qua bổn phận mỗi ngày.

Như vậy, Thiên Chúa kêu gọi mỗi người khác nhau vào làm việc cho Ngài. Mỗi người hăy cảm tạ Chúa đă thương tuyển chọn ḿnh làm việc cho Ngài, cộng tác với Ngài trong một chương tŕnh vĩ đại là ơn cứu rỗi. Chúng ta được tuyển chọn không phải v́ chúng ta đạo đức hơn ai, cũng không phải v́ chúng ta có khả năng hơn người, nhưng chỉ là v́ t́nh thương của Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đang có mặt hôm nay đều đang phục vụ Chúa tùy hoàn cảnh, công việc, lănh vực. Nhưng nếu chúng ta không được Chúa gọi và thêm sức cho, th́ không ai có thể phục vụ Ngài, và không thể hoàn tất nhiệm vụ Ngài đă trao phó. Xin nhắc lại, Thiên Chúa kêu gọi chúng ta, không phải v́ chúng ta xứng đáng. Trước mặt Chúa, không ai hội đủ điều kiện để Chúa thương và ban ơn cứu rỗi. Cho nên, tất cả đều là bởi Thiên Chúa ban nhưng không. C̣n chúng ta chỉ là đáp ứng phần nào, đóng góp một phần rất nhỏ bé vào ơn lộc to lớn ấy. Chúa gọi, chúng ta trả lời, Chúa ban phát, chúng ta lănh nhận. Thế thôi.

Tóm lại, chỉ một ḿnh Thiên Chúa mới có thể là t́nh yêu. Ngài đầy nhân từ và đầy tốt lành. Đó là bài học chính yếu Chúa muốn gửi đến cho chúng ta qua dụ ngôn hôm nay. Tuy nhiên, cùng một lúc, dụ ngôn này cũng muốn cho thấy ḷng dạ hẹp ḥi và ích kỷ của con người đối với nhau qua h́nh ảnh những người thợ làm vườn nho. Những người làm từ đầu, làm nhiều giờ hơn không vui mừng khi thấy ông chủ trả lương cho những người vào làm trễ, làm ít giờ hơn cũng bằng họ, họ đă ghen tị đến đấu tranh với ông chủ. Đó là tâm trạng chung của con người : hay so đo, thắc mắc, phân b́, ganh tị, ghen ghét.

Chúng ta biết ghen tị là một trong bảy mối tội đầu, là tội nặng. Kẻ ghen tị là người không muốn ai hơn ḿnh. Mà nếu có ai hơn ḿnh th́ tỏ ra buồn sầu, chán nản, tức tối và oán ghét với những thành công của người khác. Có người chỉ ghen ghét một người nào đó trong ṿng một thời gian thôi, nhưng có người ghen ghét nhiều người và suốt đời. Người ta ghen tị về đủ mặt : của cải, tài ba, nhan sắc, thành công, nhân đức. Thường thường những người ở trong cùng hoàn cảnh, cùng gia tộc, cùng một t́nh thân như bạn bè mới ghen tị, ghen ghét nhau, chẳng hạn, chị em ghen tị nhau, nhà giáo, nghệ sĩ, hàng thịt, hàng cá ghen tị nhau. Cái người ghen tị chẳng được một tí lợi lộc nào. Cái anh tham lam khi lấy được nhiều th́ có vui thêm. Cái người kiêu ngạo càng kiêu sa càng hỉnh mũi, chứ cái anh ghen tị chẳng được ǵ. Khi ghen nhiều, họ càng thấy ḿnh khổ thêm, thua thiệt thêm, bị tàn héo thêm. Người lớn hay ghen tị hơn tuổi trẻ, v́ tuổi trẻ c̣n đang ganh đua và có nhiều điểm phải vươn tới, rồi họ lại dễ tha thứ. Cho nên, tuổi trẻ nếu có ghen tị th́ chỉ là tạm thời, c̣n người lớn ghen tị thường lâu dài và đưa đến oán thù phá đổ.

Chúng ta có thể cười người khác khi thấy họ ghen tị và chúng ta cho đó là thái độ trẻ con, nhưng chính chúng ta cũng nên phản tỉnh lại xem : chúng ta có hơn trẻ con không? Khi thấy người đau khổ, chúng ta dễ chạnh ḷng thương, an ủi, giúp đỡ họ, cho nên thường thường chúng ta hay đi chia buồn hơn là đi chia vui. Có ai vui một cách thành thực khi anh em ḿnh được may mắn, thành công chẳng ? Hay chúng ta lại c̣n căm hờn, tủi thân, mỉa mai, bôi bác họ. Gia đ́nh bên cạnh, con cái chẳng đẹp ǵ mà được nhiều người chiếu cố, c̣n gia đ́nh ḿnh “đẹp như tiên” mà vắng hoe, chúng ta có vui với họ không ? Khó quá!

Chúng ta hăy nhớ, ghen tị sinh ra nhiều tai hại. Thứ nhất, ghen tị sinh ra ghen ghét, ghen ghét sinh oán thù. Thứ hai, ghen tị thường đi đến chỗ nói xấu, nói hành, vu oan, cáo vạ, bôi nhọ, xét đoán bừa băi. Thứ ba, ghen tị làm đứt mất t́nh bác ái và gây nên bao gương mù gương xấu. V́ thế chúng ta phải ngưng ngay cái thói ghen tị vô lối lại. Chúng ta phải biết đánh giá trị đích thực của anh em mà vui cùng kẻ vui. Chúng ta phải tránh ḷng ghen tị như tránh rắn độc.

Tóm lại, bài Tin Mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta hai điều : Thứ nhất, chúng ta phải luôn khiêm nhường nh́n nhận ḿnh không là ǵ cả, lúc nào cũng phải nương nhờ vào ơn Chúa. V́ tất cả những ǵ chúng ta đă có, đang có hay sẽ có đều là do Chúa ban, Chúa là Đấng tốt lành vô cùng. Thứ hai, mỗi người hăy bằng ḷng với hiện trạng của ḿnh, bằng ḷng với những ǵ ḿnh đang có, đừng nh́n vào người khác mà phân b́, ghen tị. Ghen tị làm mất t́nh yêu thương và gây nên những gương mù gương xấu. Xin Chúa cho chúng ta biết đánh giá trị đúng về ḿnh và về anh em, để chúng ta không phân b́, kể công với ai, và cũng không phân b́, ghen tương ai.


Lời Chúa và Thánh Thể

Phục vụ trong tin yêu
Mt 20, 1 ­- 10

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

V́ yêu thương Ngài đă muốn ở lại với chúng con mọi ngày trong Bí Tích Thánh Thể. Để giờ đây, chúng con được quây quần bên nhau, cùng nhau chúc tụng, chiêm ngưỡng, và đón rước Ḿnh và Máu Thánh Chúa. Chúa mời gọi chúng con : “Hăy đến cùng ta hỡi những ai khó nhọc vất vả, Ta sẽ bổ sức cho các ngươi.” Vâng lạy Chúa, chúng con đến đây, để được Chúa bổ sức và để được lắng nghe lời Chúa.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa mang đến cho chúng con h́nh ảnh một ông chủ tốt lành và rộng lượng. Lạy Chúa, những người thợ làm vườn chắc hẳn rất vui khi có người đến thuê mướn. Họ đă có được hy vọng cho một ngày sống. Có người Chúa gọi lúc thật sớm. Lại có người được gọi lúc trời đă về chiều. Nhưng, thật ngạc nhiên khi Chúa trả công cho mỗi người ngang nhau nhau. Con thiết nghĩ, những người vào làm sớm có thể phải vất vả với công việc ngoài nắng. Song, dầu sao họ cũng biết chắc là cuối ngày thế nào cũng được trả lương. C̣n những người được gọi sau, họ đáng thương hơn. Họ cũng phải đứng nắng, ṃn mỏi chờ đợi xem có ai gọi đi làm không. Nỗi vất vả ấy thật đáng được thương xót.

Ông chủ vườn nho đă không trả lương theo lẽ b́nh thường như cách của người ta : cứ làm nhiều hưởng nhiều, làm ít tất phải hưởng ít. Ông đă trả công cho mỗi người với tất cả t́nh yêu thương của ḿnh. Qua đó, chúng con nh́n lại ḿnh, nhận thấy những ơn lành mỗi người chúng con lănh nhận là tặng phẩm t́nh yêu của Chúa. Phần chúng con, chúng con thấy ḿnh bất xứng.

Thế nhưng, đă không ít lần chúng con cũng biến ḿnh thành những thợ làm vườn ích kỷ, trách Chúa bất công, trách Chúa thiên vị. Chúng con chất vấn Chúa : tại sao lại thế này, tại sao lại thế kia ? Không hiếm những lúc chúng con cũng “ghen ăn tức ở” với anh em. Lạy Chúa, Chúa muốn điều tốt cho tất cả mọi người, nhưng chúng con lại xem ḿnh như trung tâm của vũ trụ. Chúng con chỉ muốn riêng ḿnh được may mắn, hạnh phúc. Chỉ muốn Chúa ban ơn cho ḿnh, c̣n người khác chúng con lại không muốn họ nhận được chút nào cả. Khi thấy ai được cái này, có cái kia th́ chúng con lại tỏ ra bực bội, tức tối, thậm chí nói xấu hay dèm pha. Những lúc ấy, chúng con quên mất luật yêu thương của Chúa, quên mất bài Tin Mừng hôm nay.

Lạy Chúa, ông chủ vườn tốt lành của chúng con, Chúa mời gọi mỗi người vào làm vườn nho cho Chúa qua việc phụng vụ Chúa và tha nhân. Chúa nói : “Ai muốn làm lớn, hăy trở nên người phục vụ anh em” (Mc 9, 35), muốn làm đầu phải hầu thiên hạ.

Chúa mời gọi chúng con mỗi người mỗi thời điểm khác nhau, cách thức khác nhau, công việc khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh. Vâng lạy Chúa, xin cho chúng con biết mau mắn đáp lại lời mời gọi ấy. Dù có trễ một chút, chúng con vẫn tin tưởng vào ḷng nhân lành của Chúa, vào t́nh thương của Chúa. Xin Chúa ban Thánh Thần t́nh yêu trên chúng con ngơ hầu chúng con biết dẹp bỏ những ghen tuông, đố kỵ, hẹp ḥi, để chúng con đối xử với nhau, chia sẻ với nhau trong t́nh yêu thương, biết trao tặng cho nhau nụ cười, những hành vi phục vụ thân ái như chúng con đă nhận lănh những điều ấy từ chính Chúa. Amen


Đa Minh Nguyễn Ngọc Cảnh op.

Hăy sống xứng đáng với ân huệ Chúa đă thương ban
(Mt 20,1-16a)

Khi rao giảng tin mừng nước Trời, Nhiều lần Chúa Giêsu đă sử dụng dụ ngôn giảng dạy cho dân chúng để nói về ḷng nhân từ của Thiên Chúa. Trong dụ ngôn người cha nhân hậu(Lc 15) chúng ta bắt gặp h́nh ảnh người anh cả cảm thấy ḿnh bị cha đối xử bất công với ḿnh và nổi giận không chịu vào nhà khi thấy người cha yêu thương, tha thứ cho người em hư đốn. Khi người em biết quay trở về Ngài đă quên mọi lỗi lầm và anh ta đă hạnh phúc v́ cha đă tha thứ lỗi lầm cho ḿnh

Trong dụ ngôn Chúa Giêsu kể cho chúng ta hôm nay, Ngài cũng cho chúng ta biết ông chủ vườn nho tốt bụng chính là h́nh ảnh Thiên Chúa. Ḷng nhân từ của Chúa vượt lên trên tất cả những ǵ con người đối xử với nhau. Con người chúng ta chỉ dùng sự ích kỷ để đối xử với nhau trong cuộc sống. Nhưng Thiên Chúa lấy ḷng nhân hậu mà ban phát hồng ân cho nhân loại. Thiên Chúa ban ân huệ cho mỗi người không phải ngài trả công mà là quà tặng. Ngay cả khi ân thưởng cho mỗi người, Thiên Chúa cũng chỉ làm v́ sự tốt lành của ngài chứ không do đức công b́nh đ̣i buộc; tất cả ân huệ chúng ta nhận được không phải do công nghiệp của chúng ta mà chỉ v́ t́nh thương của Chúa ban cho ta. V́ thế Thiên Chúa luôn mời gọi tất cả mọi người vào làm vườn nho cho ngài. Ngài luôn sẵn ḷng tuôn đổ ân huệ xuống trên mỗi người. Thiên Chúa không xét thời gian nhưng ngài đánh giá sự cố gắng của mỗi người để ân thưởng. V́ thế dấn thân phục vụ Chúa và tha nhân không bao giờ là muộn màng.

Trong đời sống hằng ngày, nhiều lần chúng ta suy nghĩ, hành động ganh tị, hẹp ḥi như những người thợ làm vườn trong câu chuyện ngụ ngôn của Chúa. Chúng ta nhân danh công b́nh để có thái độ ghen ghét những ai hơn ḿnh và t́m cách loại trừ người khác.

Lay Chúa Giêsu Thánh thể !

Trong cuộc sống rất nhiều lần chúng con ghen ghét đố kị những người sống xung quanh con. Xin cho chúng con có trái tim biết yêu thương. V́ chỉ có yêu thương chúng con mới có thể đáp lại những ân huệ Chúa đă ban và chỉ yêu thương chúng con mới xứng đáng là môn đệ của ngài.

C̣n rất nhiều người chưa nhận biết ḷng nhân hậu của Chúa. Xin cho chúng con luôn hăng say loan báo cho mọi người biết: vườn nho của Chúa luôn rộng mở cho tất cả mọi người đến lănh nhận hồng ân của ngài.

Xin cho con luôn sống trong b́nh an, không một biến cố hay đam mê nào làm khuấy động linh hồn con, và con luôn biết mở rộng ṿng tay đón nhận mọi người ngay cả những người thù ghét con, để con có thể mang đến sự b́nh an cho những người xung quanh.

 Xin cho con đừng quá vui khi thành công cũng không quá bối rối bất an khi gặp thất bại trong cuộc sống và để con biết rằng mọi sự đều có Chúa quan pḥng d́u dắt con.

Lạy Chúa, Chúng con xin cảm tạ ngài đă ban nhiều ân huệ cho chúng con. Xin ngài ban Thánh Thần đổi mới và hướng dẫn cho chúng con luôn biết sống xứng đáng với những ân huệ Chúa đă thương ban cho chúng con. Amen


Lm. Jude Siciliano, OP
(Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh G̣ Vấp)

Chúa quảng đại vượt xa điều ta mong ước

Mt 20: 1-16

Lắm lúc nền kinh tế trở nên khó khăn. Nhiều người thất nghiệp và những ai có việc th́ phải làm việc rất vất vả suốt cả ngày. Nhưng ngay cả khi thời buổi không mấy ǵ khó khăn, th́ chúng ta cũng phải nể phục những người làm việc chăm chỉ. Chẳng ai lại đi nể phục những kẻ biếng nhác, trốn việc v́ như thể chúng ta bẩm sinh ai cũng biết thế nào là công bằng. Chúng ta tin rằng, ai có công việc để làm th́ nên làm việc đàng hoàng và rồi được trả công xứng đáng. Nên hôm nay, khi nghe dụ ngôn về những thợ làm vườn nho, chúng ta có vẻ đồng cảm và đứng về phía “những người làm việc cả ngày”. Đấy là những người nói rằng: “chúng tôi làm việc nặng nhọc cả ngày, lại c̣n bị nắng nôi thiêu đốt”. Ai chưa từng làm việc như thế, hoặc ai hiện giờ đang có một công việc giống như vậy?

Trong dụ ngôn của Đức Giêsu, khi những người làm việc trong vườn nho cả ngày thấy những người chỉ làm có một giờ mà cũng lănh cùng một số tiền công như thế, họ đến phàn nàn với chủ vườn. “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang bằng với chúng tôi”. Cứ như thể ông chủ đă không giữ đúng như thỏa thuận với họ, và thế là họ đâm ra bực tức.

Tôi cho rằng đă có một hợp đồng – nó nằm trong ư định của ông chủ ngay từ đầu. V́, sau đó, ông vẫn ra đường t́m những người làm thuê, nhưng ông không nói đến việc sẽ trả lương ra sao. Ông nói với nhóm người được thuê lúc b́nh minh rằng, ông sẽ trả họ “lương như thường nhật”. Với nhóm tiếp theo, ông không nói ǵ đến lương bổng, nhưng chỉ nói: “tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng”. Với nhóm sau đó nữa, ông cũng chẳng hề đả động đến lương bổng, nhưng chỉ yêu cầu: “hăy vào vườn nho của tôi”. V́ thế, ngay từ lúc đầu đă cho thấy có ǵ đó bất thường trong dụ ngôn này.

Tôi cho rằng ngay từ đầu chủ vườn đă có ư định trả cho mọi người làm vườn một khoản tiền bằng trọn một ngày công v́ họ là những người làm công nhật. V́ tất cả họ là những người nghèo khổ, mỗi người đều cần một ngày tiền công để nuôi gia đ́nh ḿnh. Mỗi ngày, những người làm công nhật đều phải ra ngoài t́m việc làm – ngày nào cũng vậy– đứng quanh quẩn đây đó, hy vọng có người thuê đi làm, cần được thuê đi làm – luôn nghĩ về những người đang đói ở nhà.

Tại sao vẫn có những người đứng tận đến cuối ngày để chờ người ta thuê? Không ai nói với chúng ta họ là những kẻ lười biếng, luôn t́m cách ra đường thật trễ để kiếm vài công việc nhẹ nhàng. Có thể họ không có việc làm v́ những người trẻ khỏe hơn đă được mướn trước. Những người không được ai thuê sớm hơn có thể v́ đă già, khuyết tật, trẻ em và phụ nữ - trừ những người thực sự khỏe mạnh.

Trong thế giới của chúng ta có câu nói: “làm thế nào trả lương thế ấy”. Hầu hết mọi chỗ làm của chúng ta đều thường xuyên lượng giá công việc của công nhân theo thời gian hoặc theo sản phẩm. Lương tăng dựa trên kết quả công việc của ḿnh. Thường th́ có sự nhất trí về tiền lương và mức lương tối thiểu để bảo vệ người lao động. Khi những thỏa thuận này được thực hiện, quư vị được trả lương cho một ngày làm việc thực sự của ḿnh.

Nhưng Đức Giêsu không hề nói đến chính sách lao động và tiền lương của chúng ta. Đây không phải là một dụ ngôn chỉ người ta biết phải cư xử với người làm công như thế nào. Ngài không chỉ cho chúng ta phải trả thế nào cho những việc vặt vănh. Nhưng đúng hơn, Ngài mô tả việc Thiên Chúa xử với chúng ta thế nào; “vương quốc nước trời” nơi chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa và sức mạnh cuả Người sẽ ra sao. Trong nước trời, theo như dụ ngôn hôm nay, nguyên tắc hướng dẫn chính là ḷng quảng đại không chút đắn đo. Làm thế nào những người đến làm chút việc dám mơ ḿnh được trả cả một ngày công? Khi đến nhà một người bạn để ăn tối, quư vị nhấn chuông và khi cửa mở th́ rất đông những người thân thuộc trong gia đ́nh cũng như bạn bè của quư vị la lên “Ngạc nhiên chưa!” đó là sinh nhật của quư vị. Đó không hẳn là những ǵ quư vị lên kế hoạch; và có thể quư vị cũng không nghĩ ḿnh đáng được hưởng như thế. Nhưng đă có một bữa như thế cho quư vị, “Ngạc nhiên chưa!”

Tôi không biết về quư vị nhưng tôi cũng không phải là diễn viên nổi tiếng của Đức Chúa. Ḍng cuối cùng trong dụ ngôn ngày hôm nay ngụ ư rằng khi tôi cố gắng hết sức, th́ tôi cũng không mong được đánh giá chỉ dựa trên mức độ hoàn thành công việc của ḿnh. Có những ngày làm việc vất vả và thành công. Nhưng cũng có những ngày không như mong ước, khi đó tôi không hề muốn việc xem xét dựa trên thành quả trong ngày dành cho Đức Chúa. Một vài ngày tôi chỉ cố gắng chút ít so với những ǵ lẽ ra tôi phải làm, và nhiều khi tôi biết rằng ḿnh có thể làm tốt hơn rất nhiều. C̣n về những khoảng thời gian trong đời mà chúng ta muốn quên đi, những lúc mà chúng ta phải chọn lựa khác và tốt hơn th́ sao? Nhưng chúng ta đă không chọn như thế. Sẽ ra sao nếu tất cả những điều đó được lượng định vào giây phút cuối cùng của đời ḿnh?

Tôi hy vọng rằng Thiên Chúa không giống như bức tượng Nữ Thần Công Lư mù quáng, cân đong cuộc sống của tôi trên cán cân công lư. Vào lúc lâm chung, tôi không muốn công bằng của loài người, nhưng tôi muốn sự công bằng của Thiên Chúa. Tạ ơn Chúa, quư vị không thấy bức tượng Nữ Thần Công Lư trong ngôi thánh đường này. Nhưng tôi chắc rằng trong đầu quư vị có một bức tượng như thế và h́nh ảnh một Thiên Chúa tay cầm cán cân như vậy để đo những việc tốt và việc xấu chúng ta làm.

Hôm nay, Đức Giêsu mô tả một thế giới hoàn toàn khác. Trong dụ ngôn, Ngài mô tả cho thấy tương quan giữa Thiên Chúa và chúng ta. Trong các chi tiết của câu chuyện, ḷng quảng đại chính là thước đo dành cho con người. Điều này chẳng ư nghĩa sao? Đó không phải là điều hợp lư. Đó không dựa trên việc chúng ta hành xử thế nào. Tạ ơn Chúa! Với Chúa, tất cả những luật lệ và quy tắc để tính ra những phần thưởng chặt chẽ theo những hành vi th́ bị gạt qua một bên. V́ một vài lư do khác lạ, chúng ta không biết và không thể giải thích tại sao, những ai thiếu thốn nhất th́ nhận được nhiều hơn những ǵ họ mong ước. Trong một thế giới như thế, điều ǵ có thể tách chúng ta khỏi Đấng luôn sẵn sàng ban ân sủng cho chúng ta?

Khi Đức Giêsu nói dụ ngôn này cho chúng ta, th́ giống như chủ vườn thuê người làm công – tất cả mọi loại công thợ - và trả cho họ số tiền như nhau. Một số người không thể hiểu được ân huệ đó và cay đắng phàn nàn v́ họ không có một tấm ḷng đủ quảng đại, hoặc là họ có một chuẩn mực công bằng khác. Nhưng đó là những người cuối cùng nhận được ḷng quảng đại. Họ biết ḿnh thiếu thốn và họ cần phải biết rằng họ đă nhận được một món quà – ngay trong tay họ, một ngày lương trọn vẹn. Ai không thấy vui; ai không thấy được chúc lành?

Chíng ta nhận lănh ḷng quảng đại đó từ Thiên Chúa. Đức Giêsu trước hết vẽ lên một bức tranh cụ thể về ân sủng. Nếu chúng ta, những người đă nghe dụ ngôn của ngày hôm nay, nhạy bén với những ǵ được trao tặng cho chúng ta trong Thánh lễ này, chúng ta có thể kết luận, “Làm thế nào tôi có thể quảng đại với tha nhân, như Chúa đă quảng đại với tôi?”

Một phụ nữ được phỏng vấn trên truyền h́nh. Bà được xem như “người mẹ anh hùng”, một tay nuôi nấng cả một gia đ́nh đông con. Tất cả những đứa con của bà đă sống tốt, trưởng thành với nghề nghiệp tốt và gia đ́nh hạnh phúc của chúng. Câu chuyện của bà đáng được trân trọng và chúc mừng. Người phỏng vấn bà, như thể muốn t́m ra một khuôn mẫu để mọi người có thể bắt chước hầu có một gia đ́nh hạnh phúc, nên dẫn giải rằng: “Tôi cho rằng bà yêu quư mọi đứa con trong nhà như nhau, và chắc chắn tất cả được đối xử như nhau”.

Bà trả lời: “Không phải thế. Tôi yêu tất cả và mỗi đứa con của tôi. Nhưng không bằng nhau. Tôi yêu đứa đang buồn nản cho tới khi nó vui lại. Tôi yêu đứa yếu đau tới khi nó khỏe mạnh. Tôi yêu đứa bị tổn thương cho tới khi nó được chữa lành. Tôi yêu đứa lạc lối cho tới khi nó t́m được đường về.” Trong thế giới của Chúa th́ sao? Nước trời th́ thế nào? Nó giống như bà mẹ yêu tất cả các con của ḿnh với những thiếu thốn của chúng, và yêu cho tới khi chúng trở lại như chúng được dựng nên – và vẫn tiếp tục yêu chúng.

Chúng ta đă xin Chúa tha thứ và tin rằng hôm nay chúng ta đă nhận được điều đó – dù ta có nghĩ ḿnh xứng hay không xứng nhận được điều đó. Dụ ngôn đă hiện thực trong đời chúng ta. Chúng ta đă cảm nghiệm được t́nh yêu mà chúng ta có thể không đáng được hưởng, tuy nhiên chúng ta vẫn được t́nh yêu ấy chúc lành. Dụ ngôn hôm nay sống động trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta làm chút chuyện cho tha nhân, cho một nhóm, và rồi những tác động tốt đẹp tới họ th́ hơn cả những cố gắng chúng ta làm cho họ. Chúng ta đă biết dụ ngôn này trong đời sống của ḿnh. Lúc muộn màng, chúng ta mới nhận ra sự hiện hữu và tốt lành của Thiên Chúa. Chúng ta ước rằng ḿnh đă không uổng phí biết bao thời gian không biết Chúa mà giờ chúng ta mới biết. Chúng ta đă nhận ra dụ ngôn này trong đời sống của ḿnh.

Nếu chúng ta cho rằng Thiên Chúa nghĩ và hành động như chúng ta, th́ dụ ngôn hôm nay đánh tan ư tưởng đó. Nhưng Thiên Chúa mà Đức Giêsu bày tỏ đă không bắt đầu hiện hữu với những câu mở đầu của Tân Ước. Bài trích sách Isaia đă cho chúng ta thấy như thế. Vị ngôn sứ cho thấy rơ ràng rằng Thiên Chúa không hành xử theo cách của chúng ta.

Chúng ta hay bám lấy quá khứ lỗi lầm và lưu giữ những điều mà người khác làm phiền ḿnh. Chúng ta kết luận rằng Thiên Chúa sẽ đối xử với họ như vậy – rồi tự nhủ, thế mới công bằng. Nhưng ḷng nhân từ của Thiên Chúa, như Isaia cho chúng ta biết, th́ vô biên và vượt trên mọi toan tính của con người. Khi chúng ta cho rằng Thiên Chúa ban ân sủng và sự thứ tha theo như tiêu chuẩn công bằng của ta, với những ǵ chúng ta cho rằng một người đáng nhận được, th́ ngôn sứ lại tỏ bày một Thiên Chúa, Đấng vượt qua những chuẩn mực của con người, qua tất cả những lư sự và mong ước của chúng ta.

Chính chúng ta có lẽ cũng không xứng đáng hưởng ḷng quảng đại vô biên của Chúa, nhưng, dụ ngôn hôm nay mời gọi chúng ta bỏ đi những khiêm nhường giả bộ, nhưng hăy thực ḷng khiêm tốn thưa “Vâng” trước ḷng quảng đại Chúa ban trong sự tha thứ và t́nh yêu thương. Với đôi tay trắng, chúng ta đến đón nhận ân sủng dư tràn mà Chúa ban trong Thánh lễ này; bữa tiệc mời gọi chúng ta vào trong t́nh yêu của Chúa ta, nguồn mạch của sự sống và thánh thiêng, không phải đạt được nhưng được trao ban cho chúng ta ngay trong giây phút này.

Lm. Jude Siciliano, OP.

 
Ḷng quảng đại của Thiên Chúa

 Is 55,6-9;  Pl 1,20c-24.27a; Mt 20,1-16

Kính thưa quư vị,

Dụ ngôn những người làm vườn nho hôm nay nhắc cho chúng ta rằng Đức Giêsu không chủ ư dùng các dụ ngôn để dạy những bài học về luân lư. Phải chăng sẽ rối tinh lên nếu các công ty, tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới áp dụng tiêu chuẩn trả lương như ông chủ vườn nho trong bài Tin Mừng hôm nay: những người làm việc cả ngày và những người làm việc chỉ trong một giờ, tất cả đều được trả công như nhau? Dụ ngôn này không nhằm nói đến việc thực thi công bằng trên thế giới; đă có những giáo huấn khác của Đức Giêsu đề cập đến điều này (xc. Mt 19). Trong dụ ngôn hôm nay, Đức Giêsu kể câu chuyện về những hoạt động trong Nước Thiên Chúa, đang hiện diện tại đây giữa chúng ta và trong tương lai nữa.

Dụ ngôn hôm nay giúp chúng ta tập trung và điều chỉnh hướng nh́n hầu có thể nhận ra cách thức, nơi chốn và thời điểm Thiên Chúa hoạt động trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta suy niệm dụ ngôn này cùng những dụ ngôn khác để cái nh́n của ḿnh, vốn đă bị các hệ thống giá trị trần gian làm lu mờ đi, trở nên sáng suốt. 

Nhóm thợ cuối cùng được thuê gây chú ư cho chúng ta bởi v́ khoản tiền công họ được trả không chỉ gây sốc cho những người được thuê làm toàn thời gian (“là những người đă phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại c̣n bị nắng nôi thiêu đốt”), mà cho cả chúng ta nữa. Nghe như một câu chuyện cổ rất xa xưa. Dù vậy, chúng ta chấp nhận nó và xem ra không công bằng với chúng ta, cũng như với những người đă làm việc cả ngày. Ai trong chúng ta không phải là một anh thợ chăm chỉ và không muốn được trả lương xứng với công sức bỏ ra cho một ngày công vất vả, nhọc nhằn? Ắt hẳn trong câu chuyện ngày hôm nay, những người thợ làm việc từ giờ thứ mười một là những người bị bất ngờ nhất khi nắm chặt trong tay phần lương hậu hĩnh – hăy nh́n vẻ ngạc nhiên trong mắt họ và cái há hốc mồm kinh ngạc khi họ trông thấy vận may tuyệt vời của ḿnh.

Tại sao những người đến sau này không được thuê sớm hơn, trong khi vẫn có nhu cầu thuê mướn? Khi ông chủ hỏi những người này v́ sao chỉ đứng đó suốt ngày mà không làm ǵ cả, họ trả lời rằng : “V́ không ai mướn chúng tôi”. Không ai muốn thuê họ. Nếu theo tiêu chuẩn của thị trường lao động ngày nay, có lẽ họ bị xem là những kẻ vô dụng và chẳng có chút giá trị nào. Họ khiến tôi nhớ đến những người trẻ gặp khó khăn về thể chất lẫn tinh thần, đang làm công việc gói hàng trong siêu thị. Hoan nghênh những siêu thị nhận thấy giá trị của những con người này. Nếu không ở siêu thị, liệu có nơi nào khác thuê mướn họ chăng? Có công việc làm thường giúp người ta ư thức được giá trị bản thân, và ngược lại.

Phải chăng dụ ngôn hôm nay đặt vấn nạn về các tiêu chuẩn của chúng ta? Ông chủ đang cần nhân công, v́ nho đă đến mùa thu hoạch. Ông nhận rơ giá trị của những người thợ được thuê sau cùng không dựa trên lượng công việc họ làm. Trong Nước Trời, mà vốn đă khởi đầu nơi trần gian này, con người được đánh giá theo một bậc thang giá trị hoàn toàn khác. Thiên Chúa là Đấng vô cùng thiện hảo, như ông chủ trong dụ ngôn hôm nay, Người hào phóng cả với những người làm được nhiều lẫn những người làm được ít.

Vậy th́, phải chăng dụ ngôn trong bài Tin Mừng hôm nay cổ vơ cho những kẻ biếng nhác? Phải chăng tôi có thể bớt đi các việc lành và cậy dựa vào ḷng quảng đại của Chúa là đủ? Cuối cùng, chúng ta cũng sẽ được “trả lương” như nhau mà. Ồ, có nên như vậy hay không? Tôi tiếp tục phục vụ vườn nho cho Chúa mỗi ngày. Tôi cố gắng đáp ứng những nhu cầu và nắm bắt những cơ hội đến với tôi. Dù vậy, vào cuối ngày, tôi có thể sẽ cảm thấy rằng ḿnh “đáng lẽ có thể làm được nhiều hơn” hoặc “đă lăng phí cả ngày và chỉ làm được chút ít”. Trong những lúc chán nản như thế, dụ ngôn hôm nay khích lệ chúng ta khỏi sự lo lắng thái quá về kết quả đạt được. Tôi nhớ đến một bài thơ hồi đại học :

 “Vườn nho Ngài, con chạy vào vội vă

Từ toà tháp cổ khu vườn, giờ mười một đă điểm.

Rất nhiều năm tháng lăng phí trôi qua.

Con có thể làm ǵ chỉ trong một giờ?”

Tôi t́m được niềm an ủi qua bài thơ đơn sơ này bởi v́ tôi luôn cảm thấy ḿnh đang không làm được ǵ nhiều cho Chúa mà đáng lẽ ra tôi phải làm hoặc làm được như người khác. Thậm chí tôi c̣n phí phạm biết bao năm tháng, ngày giờ để theo đuổi nhiều mục tiêu khác và chỉ mới gần đây tôi mới trở về với Thiên Chúa. “Tiền công thợ” Chúa trả cho tôi không theo tiêu chuẩn lương bổng. Tôi không cần so sánh ḿnh với những vị thánh vĩ đại, những người đă dành tất cả thời gian và nghị lực phi thường cho việc phụng sự Thiên Chúa. Tôi là một người làm công nhật, đang cố gắng hết ḿnh. Thiên Chúa sẽ ban tặng phần thưởng cho tôi… một ngày nào đó. Tuy nhiên, đừng sợ, trong “ngày phát lương”, tất cả chúng ta sẽ phải ngạc nhiên!

Tôi đă đi làm trễ và hoàn toàn trông cậy vào ḷng đại lượng của ông chủ vườn nho. Vào cuối dụ ngôn, ông chủ thực sự là một người hào phóng, bất chấp những tranh căi về sự công bằng: với ông chủ khác, những người thợ vất vả hẳn phải được hưởng thêm công nhật. Ai làm nhiều sẽ được hưởng nhiều; ai làm ít th́ hưởng ít. Đó là lẽ công bằng. Song, những điều đó chẳng là ǵ với ông chủ trong dụ ngôn này, khi ông nói : “Hay v́ thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức ?”

Chúng ta không thể tranh luận về “sự công bằng” trong việc trao ban ân sủng của Thiên Chúa. Chúng ta cũng chẳng có cậy dựa được vào lư lẽ nào để mà tranh luận với Người, Đấng đại lượng vô cùng. Hầu hết chúng ta, những người đến nhà thờ siêng năng tuân giữ bổn phận suốt nhiều năm trời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải khẩn nài ḷng đại lượng của Thiên Chúa hơn là cậy dựa vào “những công việc” mà ta đă làm. Sau hết, chúng ta không phải là những người làm công ăn lương từ Thiên Chúa. Chúng ta đă kư kết một bản hợp đồng vốn đă được xem xét kỹ lưỡng. Chúng ta hăy dâng cho Thiên Chúa những ǵ tốt đẹp nhất và cậy trông Người, Đấng đă kư kết giao ước với chúng ta, sẽ thưởng công cho ta v́ nơi Người tràn đầy sự nhân lành, đại lượng. Chúng ta không có quyền đ̣i Thiên Chúa, dẫu cho chúng ta đă có nhiều năm cống hiến phục vụ. Trong xí nghiệp, đ̣i hỏi của chúng ta có thể hợp pháp; nhưng ở đây, chúng ta chịu chi phối bởi quy luật “kinh tế Nước Trời”, và v́ thế, chúng ta cần phải vứt bỏ ngay thứ hệ thống tính toán, định lượng mà đợi chờ phần thưởng của ḿnh cùng với tất cả những người thợ khác. Chỉ có một điều mà chúng ta biết được, đó là, phần thưởng dành cho chúng ta sẽ rất hậu hĩnh và chúng ta sẽ phải kinh ngạc.

Dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay rất ư nghĩa với Giáo Hội tiên khởi, gồm những thành viên đầu tiên là các Kitô hữu gốc Do Thái. Với họ, “những kẻ đến sau”, những người dân ngoại, chỉ đáng nhận được một vị trí thấp bé hơn trong Nước Trời. Xét cho cùng, những người gốc dân ngoại không phải là những người đầu tiên được mời gọi như dân Do Thái là những kẻ được Thiên Chúa tuyển chọn ngay từ đầu. Dựa vào các thư của Tân Ước, chẳng hạn thư gởi giáo đoàn Galát và các tŕnh thuật Công Vụ Tông Đồ, chúng ta đoán được có sự xung đột giữa hai nhóm người này đă diễn ra gay gắt. Dẫu là trong tiệc cưới hay trong các bữa tiệc Thánh Thể, những chỗ ngồi ưu tiên khó ḷng được dành cho những kẻ mới đến, họ không có được vị trí như những người đến trước. Ngoài ra cũng có vấn đề xung quanh bàn tiệc cánh chung khi Đức Giêsu đến lần thứ hai và chúng ta sẽ cùng với Người đi về nhà Cha và cùng với những người khác vào trong Vương Quốc vĩnh cửu. Ở đó, phần thưởng không được căn cứ theo bậc lương và những ưu tiên, nhưng sẽ được ân ban rộng răi cho tất cả mọi người. Và điều đó nhắc nhở chúng ta một lần nữa rằng đường lối của Thiên Chúa không phải là đường lối của loài người.