Năm A

 
 

Chúa Nhật XXIII Thường Niên - Năm A
Ed 33,7-9 / Rm 13,8-10 / Mt 18,15-20
 

An Phong op : Sửa Bảo Huynh Đệ

Như Hạ op : Dân Thiên Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Mọi người đều có chỗ trong bàn tiệc Thiên Chúa

Fr. Jude Siciliano, op : Tiến tŕnh ḥa giải và tha thứ

G. Nguyễn Cao Luật op : Nếu có ai lầm lỡ

Giacôbê Phạm Văn Phượng op : Sửa lỗi anh em trong t́nh thương

Lời Chúa và Thánh Thể : Anh em sửa lỗi cho nhau

Giuse Trần Văn Đông op : Giúp đỡ nhau trong t́nh huynh đệ

Đỗ Lực op : Món nợ duy nhất

Fr. Jude Siciliano, op : Họp lại nhân danh Thầy th́ Thầy ở giữa

Fr. Jude Siciliano, op: Sửa lỗi huynh đệ

 


An Phong op

Sửa Bảo Huynh Đệ
Mt 18,15-20

Bài Tin mừng hôm nay nói đến một trong những tính chất cơ bản của t́nh huynh đệ Kitô giáo, đó là sửa bảo nhau trong t́nh huynh đệ, v́ "tất cả các bạn là anh chị em với nhau" (Mt 23,8). Vào thời Giáo hội sơ khai, t́nh "huynh đệ", đời sống như "anh chị em" là một dấu chỉ rơ rệt nhất để người khác nhận ra những người có "cùng một Cha trên trời". Tại Việt Nam, vào thời các thánh tử đạo, mọi người chung quanh đă gọi những người Công giáo là những người theo "đạo yêu nhau"; bởi lẽ họ không biết gọi tên ǵ khác thích hợp hơn; và cách gọi này phản ảnh được nếp sống các kitô hữu thời ấy.

Dường như Chúa Giêsu đă không thực tế khi nói về việc sửa lỗi ? Bởi không dễ ǵ "lên mặt dạy đời"; không dễ ǵ nói với một ai đó về một khuyết điểm có thật của họ. Thường th́ người ta dễ dàng nói sau lưng về những sai sót, khuyết điểm của người khác. Hơn nữa, trong thời đại lối sống "mackeno" (mặc kệ nó) phát triển, "đèn nhà ai nhà ấy rạng"; lời khuyên sửa lỗi cho nhau lại trở nên cực kỳ khó khăn. Phải hiểu thế nào và thực hành ra sao những lời Đức Giêsu nói đây ?

T́nh yêu đích thực đối với Thiên Chúa tất yếu đ̣i phải "yêu mến anh chị em" ḿnh. Chúng ta là con cái Thiên Chúa nên cũng là anh chị em với nhau. Sửa bảo huynh đệ là sự quan tâm chăm sóc cho nhau.

T́nh yêu người đích thực sẽ có khả năng biến đổi một con người, làm đảo lộn một lối sống. Sửa bảo huynh đệ là một trong những lối diễn tả t́nh yêu đích thực, nhờ ḷng thành thực, t́nh yêu thương; và như thế, người có khuyết điểm sẽ dễ sửa đổi hơn.

T́nh yêu đích thực của người kitô hữu sẽ có sức cứu độ; v́ "Cha trên trời không muốn cho một trong những kẻ bé mọn này phải hư đi". Sửa bảo huynh đệ tức là muốn sự tốt lành nhất cho người khác, muốn họ trở nên người con thảo của Cha trên trời.
Tuy nhiên, "thuốc đắng cần phải bọc đường".

Lạy Chúa Giêsu,
Ước ǵ con có thể yêu Chúa
bằng một trái tim sốt mến, (…)

Ước ǵ con cũng có thể yêu mến anh em
bằng một trái tim nhân từ,
niềm nở, thủy chung, (…)

Ước ǵ con biết yêu anh em,
như Chúa đă yêu họ,
như Chúa đă yêu con.

Dựa theo Jean Dozolme


Như Hạ op

DÂN THIÊN CHÚA
Mt 18,15-20

Tin Mừng hôm nay đi vào thực tế của đời sống cộng đoàn. Những giải pháp Tin Mừng đưa ra để giải quyết những tranh chấp đều nằm trong chiều hướng giáo huấn của Đức Giêsu.

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN

Tương quan giữa các phần tử chung sống trong Giáo Hội Dân Chúa không đơn giản. Chính v́ thế, nếu muốn sống Tin Mừng, họ cần nhạy cảm trước những t́nh cảm tha nhân. "Chỉ với sự tế nhị và quan tâm đó, người ta mới có thể sống chung trong gia đ́nh Thiên Chúa do Đức Giêsu qui tụ" (The New Interpreter's Bible 1995:vol.viii, 378.). Dưới ánh sáng Tin Mừng, Giáo Hội đưa ra đường lối giải quyết vừa bảo vệ quyền bính lẫn quyền lợi cá nhân.

Quả thế, nếu không giải quyết những tranh chấp giữa các phần tử một cách khéo léo, Giáo Hội có thể bị phân hóa. Tiến tŕnh giải quyết những mâu thuẫn cần phải được tuân thủ chặt chẽ. Đường lối thiên lệch chỉ biết lắng nghe một chiều. Không phải bất cứ lỗi lầm nào cũng có thể công bố cho cộng đoàn. Vấn đề sẽ ra nghiêm trọng, v́ chạm tới tự ái của cá nhân. Đường lối đơn giản nhất là phải tôn trọng danh dự của người anh em. Bởi thế, Đức Giêsu mới nói : "Nếu người anh em của anh trót phạm tội, th́ anh hăy đi sửa lỗi nó, một ḿnh anh với nó mà thôi" (Mt 18:15). Không tuân theo tiến tŕnh này, nhiều người đă mất khôn ngoan.

Dĩ nhiên cũng có những phần tử ương ngạnh, chống đối quyền bính và cộng đoàn. Dùng đường lối t́nh cảm cũng không chinh phục được họ. Muốn giải quyết vấn đề, cũng không thể dùng quyền bính trấn áp. Sự thật sẽ được hé lộ dần dần qua "lời hai hoặc ba chứng nhân" (Mt 18:16). Nếu công khai hóa lầm lỗi anh em nhanh quá, chắc chắn họ sẽ mất mặt. Bởi đó, cần phải có thời gian mới giải quyết ổn thỏa và cứu văn được quyền lợi cá nhân lẫn cộng đoàn. Vội vă chỉ gây bất măn và chia rẽ mà thôi!

Có những cá nhân quá mù quáng không muốn chấp nhận bất cứ một tiêu chuẩn khách quan nào. Đối với họ, nhân chứng chỉ là những người hùa theo quyền bính. Họ không chấp nhận bất cứ một phán quyết nào, v́ nghĩ rằng mỗi người có một lối sống và tiêu chuẩn riêng. Bao giờ họ cũng vỗ ngực tự xưng là duy nhất đúng và bắt mọi người phải tôn trọng. Làm sao có thể thuyết phục những phần tử như vậy trong khi Giáo Hội không thể dùng những phương tiện chế tài như chính quyền ?

Giáo Hội không thể là một đám "cá đối bằng đầu". Giáo Hội phải có quyền bính. Nếu không, sẽ không bao giờ giải quyết được những mâu thuẫn. Thật vậy, chính Đức Giêsu đă hứa : "Dưới đất, anh em ràng buộc những điều ǵ, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy ; dưới dất anh em tháo cởi những điều ǵ, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy" (Mt 18:18). Nếu c̣n đức tin, chắc chắn họ phải nghe theo Giáo Hội. Người ta có thể xin Giáo Hội can thiệp vào những trường hợp tranh chấp giữa các phần tử trong cộng đoàn Giáo Hội. Nhưng đó chỉ là giai đoạn cuối cùng trong tiến tŕnh phức tạp mà thôi.

Nhưng nếu không c̣n đức tin, chắc chắn người phạm lỗi cũng chẳng vâng nghe Giáo Hội. Lúc đó họ được coi "như một người ngoại hay một người thu thuế" (Mt 18:17). Đúng hơn, họ bị loại ra khỏi Giáo Hội. Trong quá khứ, Giáo Hội đă đưa ra nhiều phán quyết dựa trên quyền bính quá mức, chứ không theo tiêu chuẩn Tin Mừng. Thật vậy, nhiều vị cao cấp trong Giáo Hội đă không kiên nhẫn và khôn ngoan đủ để t́m hiểu cặn kẽ vấn đề trước khi đưa ra phán quyết. "Quyền cầm buộc và tháo cởi" không bảo đảm sự thật luôn luôn ở phía những người cầm quyền. Do đó, nếu đ̣i các phần tử cộng đoàn phải có đức tin, chẳng lẽ những người cầm quyền trong Giáo Hội không cần phán đoán theo Tin Mừng ? Như thế có phải lạm dụng ḷng tin của Dân Chúa không ?

Sự căng thẳng giữa cấp thừa hành và người thi hành quyền bính đời nào cũng có. Nếu "sống đời Kitô hữu là sống liên kết thành cộng đoàn" (The New Interpreter's Bible 1995:vol.viii, 379.), th́ "cộng đoàn không những có sứ mệnh giữ ǵn và ḥa giải một phần tử đi hoang với cộng đoàn, nhưng c̣n duy tŕ sự toàn vẹn của cộng đoàn như dân Thiên Chúa thánh thiện, sống dựa trên giao ước t́nh yêu" (The New Interpreter's Bible 1995:vol.viii, 379.). Chính giao ước t́nh yêu nhắc nhở "anh em đừng mắc nợ ǵ ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; v́ ai yêu người, th́ đă chu toàn Lề Luật" (Rm 13:8.). Tất cả chỉ v́ t́nh yêu là mối dây ràng buộc độc nhất giữa các phần tử và là sức mạnh giải quyết mọi vấn đề. "Toàn thể cộng đoàn Kitô hữu đều liên hệ tới t́nh trạng luân lư của mỗi phần tử, và với tinh thần thương yêu và tha thứ cộng đoàn can thiệp để thực thi công tác mục vụ hơn là chỉ cố vấn mà thôi" (The New Interpreter's Bible 1995:vol.viii, 379.). Các người lănh đạo Giáo Hội cũng được Thiên Chúa đặt "làm người canh gác cho nhà Israel" (Ed 33:7.) mới của Đức Giêsu. Cũng như ngôn sứ Êdêkien, họ luôn nhớ lời Chúa : "Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết" (Ed 33:7). Nhiều vị đại diện Thiên Chúa quên mất vai tṛ đích thực của ḿnh và không c̣n khả năng nghe lời Chúa nữa. Bởi thế, nếu lắng nghe lời Chúa, họ sẽ phải cẩn thận tuân hành tiến tŕnh xét xử để tránh những hành vi độc đoán và hấp tấp. Tin Mừng tránh cho người lănh đạo khỏi thiên vị và hành động vội vă, cộng đoàn khỏi xáo trộn cực độ và bị xoi ṃn dần v́ những đối kháng không giải quyết được (c. Paul S. Minear, Mathew : The Teacher's Gospel, 102.).

Quyền bính rất cần để duy tŕ sự hiệp nhất Giáo Hội. Thế nhưng Giáo Hội tồn tại không phải chỉ nhờ kỷ luật. Trước tiên, Giáo Hội là cộng đoàn cầu nguyện. Cầu nguyện là sức mạnh giữ vững Giáo Hội. Cầu nguyện bảo đảm cho Giáo Hội và nhân loại sự hiện diện sung măn và trợ lực cần thiết của Thiên Chúa. Thật vậy, "nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều ǵ, th́ Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. V́ ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, th́ có Thầy ở đấy, giữa họ" (Mt 18:19-20.). Không ngờ một số người nhỏ bé đó có thể làm thành một cộng đoàn cầu nguyện, thu hút được sự quan tâm của Thiên Chúa. Số người nhỏ bé dễ dàng t́m thấy ngay trong cảnh gia đ́nh, "một đối tượng đang bị đe dọa và tấn công từ các trào lưu tư tưởng, luật pháp, phong tục, lối sống và hành vi tượng trưng cho những thách đố lớn lao và đang nỗ lực phá hủy và làm biến dạng gia đ́nh" (Đức Hồng y Giovanni Battista Re : Zenit 4.9.2002.). Bởi vậy, khi phân tích đề tài "Hoàn cảnh và Viễn tượng gia đ́nh tại Mỹ Châu", ĐHY Giovanni Battista Re nói việc ưu tiên chăm sóc mục vụ gia đ́nh có tính cách quyết định tương lai Phúc âm hóa và chính nhân loại (Zenit 4.9.2002). ĐHY nói tiếp : "trước cơn đại hồng thủy duy vật và khoái lạc … chỉ c̣n niềm hi vọng cứu độ duy nhất là sự thánh thiện của gia đ́nh" (Zenit 4.9.2002). Sự thánh thiện đó t́m thấy trong cảnh gia đ́nh sum họp trước bàn thờ cầu nguyện và trong cuộc sống tràn ngập t́nh yêu của mọi phần tử trong Giáo Hội tại gia đó.       


Fr. Jude Siciliano, OP.

Mọi người đều có chỗ trong bàn tiệc Thiên Chúa
(Mt 18, 15-20)

Thưa quí vị.

Khi bài Tin Mừng hôm nay được công bố (8.9.2002) th́ toàn thể nước Mỹ đang đón đợi ngày kỷ niệm lần thứ nhất biến cố khủng bố ṭa tháp đôi và Lầu năm góc (11.9.2001). Gợi lại kư ức đau đớn của buổi sáng hôm ấy là mở cửa bước vào những mảnh đất thiêng liêng của thành phố New- York và Washington D.C: Sự sống bị nổ tung, các mơ ước tan tác, hỗn loạn, sợ hăi và…vâng, hy vọng. Hy vọng vào ḷng tốt tự phát của con người.

Chắc chắn sẽ có nhiều sinh hoạt tưởng niệm trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Nhưng dù cho chúng được tổ chức ra sao đi nữa, th́ tựu trung vẫn là thương tiếc những con người đă khuất. Sau đó, mọi chú ư sẽ dồn về những người lính cứu hỏa can đảm và các cảnh sát viên đă từng lăn lộn trên hiện trường, cũng như ngàn vạn dân thường tốt bụng đă vội vàng tuôn đến địa điểm để cứu hộ, cứu nạn. Kẻ hiến máu, người nhanh tay giúp đỡ bất cứ công việc ǵ cần đến họ. Bây giờ th́ ư kiến chia đôi. Một số để tâm theo dơi chiến tranh ở Afghanistan. Số khác tự hỏi: "Phải chăng c̣n con đường nào khác ngoài hận thù và trả đũa?" Mường tượng lại t́nh đoàn kết nhất trí và liên đới hiệp lực trên toàn thể đất nước để vượt qua thương đau, chúng ta có thể t́m được câu trả lời cho vấn nạn: "Các gia đ́nh đoàn kết v́ ngày mai ḥa b́nh." Thành viên là những người đă mất thân nhân trong khủng bố. Lúc này là thời điểm toàn bộ thế giới đồng thuận, vừa tưởng niệm những nạn nhân đă chết, vừa phát huy sáng kiến kiến tạo ngày mai ḥa b́nh. Mọi người có thể cùng nhau hô lớn: "Một thế giới khác là điều khả thi" cho nhân loại! Lời mời gọi đă vang lên trong mọi trái tim. Xin hăy lắng nghe và cùng nhau t́m ra thế giới đó.

Nội dung bài Tin Mừng theo thánh Matthêu hôm nay cũng âm hưởng cùng ước vọng. Sự thực th́ Ngài quan tâm đến các bất đồng của cộng đoàn địa phương. Cộng đoàn này phần đông là người Do Thái, nhưng cũng đang thâu nhận nhiều tín hữu gốc dân ngoại. V́ thế, nổi lên nhiều khác biệt, chia rẽ, bè phái, ḱnh địch, mất đoàn kết. Điều đó là tất nhiên. Nhưng thánh nhân cảm thấy sai trái, phải t́m ra những chỉ dẫn để hàn gắn các bất ḥa đó, và phục hồi những giao hảo cũ. Ông trông thấy lời giải đáp trong giáo lư của Chúa Giêsu và đă thu xếp các điều Chúa giảng dạy về mục tiêu này. Bước đầu tiên Chúa chỉ giáo trong tiến tŕnh ḥa giải là phải lắng nghe (xem thêm phần ghi chú). Ngài động viên Giáo hội dùng mọi phương cách có được để sửa chữa những sai lầm và phục hồi ḷng tin cậy lẫn nhau, sau là chữa lành và tha thứ. Nếu như hội ư với một hay hai nhân chứng mà vẫn thất bại th́ dùng đến sự khôn ngoan của cộng đoàn, vạn bất đắc dĩ mới khai trừ. Khuynh hướng chung của các Phúc âm là "được lợi" người anh em. Đây là gương sáng của Chúa Giêsu khi Ngài dễ dăi tiếp xúc với người tội lỗi, như thu thuế, đĩ điếm, kẻ không thanh sạch hay bị xă hội loại trử, ô uế…

Bài Tin Mừng hôm nay thách thức ḷng nhân ái của cộng đoàn tín hữu Hoa Kỳ trước kinh nghiệm đau thương hiện thời. Là một cộng đoàn, chúng ta biết và ư thức rơ ràng ḿnh thuộc về một thế giới toàn cầu và lệ thuộc lẫn nhau. Nhưng phương tiện để giải quyết những xung đột quyền lợi lại ngày càng trở nên hung hăn, bạo tàn và chiến tranh. Một bộ mặt thế giới khác, hiền ḥa hơn, có thể thực hiện được không? Chỉ ít tuần sau biến cố 11.9 nhà sư Phật giáo người Việt Nam, ông Thích Nhất Hạnh đă viết: "căn nguyên của khủng bố là hiểu lầm, hận thù và bạo động. Sức mạnh quân sự không thể bứng rễ được nó. Bom đạn và tên lửa không bay tới được, nói chi phá hủy nó! Nó chỉ có thể được cải hóa và xóa bỏ bằng cảm thông và thương yêu. Nhân loại cần thức tỉnh tập thể để chặn đứng tiến tŕnh tự tiêu diệt này.

Điều đáng lưu ư là ngay sau khi đưa ra giáo huấn ḥa giải, Chúa Giêsu dạy dỗ về sức mạnh của việc cùng nhau cầu nguyện: "Ở đâu có hai hoặc ba người cầu nguyện nhân danh Ta, th́ Ta ở giữa họ." (Mt 18,19). Như vậy, chúng ta không đơn độc: Chúa ở với chúng ta. Thần khí Thiên Chúa luôn ngự giữa nhân loại. Thượng Đế của kẻ sống luôn lôi kéo loài người đến với Ngài. Ngài là Đấng nâng đỡ sức sống mọi người, cho nên vào thời điểm đen tối nhất của cuộc đời, hy vọng vẫn không bao giờ tắt. Khi chúng ta quay về với trung tâm sâu thẳm của cơi ḷng, nơi Thiên Chúa ngự trị, nơi nối kết mọi người, nơi trái tim được cải hóa, th́ hy vọng bừng lên tràn trề. Đó là đức tin của các tín hữu. Chúng ta kiếm t́m sự khôn ngoan và thượng trí của Đức Chúa Trời, th́ Đức Giêsu Kitô là thượng trí, làkhôn ngoan đó. Khôn ngoan đă hóa thành nhục thể, cho nên không phải nhát đảm, sợ hăi. Thiên Chúa luôn có mặt bên chúng ta.

Bài đọc hai hôm nay, thánh Phaolô rao giảng cho người Roma điều răn tóm tắt lề luật và các tiên tri. Ngài nhắc lời Môsê và huấn dụ riêng của Chúa Giêsu "Ngươi phải yêu thương người thân cận như chính ḿnh". Rồi thánh nhân khai triển thêm: "T́nh yêu là điều duy nhất không làm hại đồng loại. Đó là câu trả lời cho từng giới răn". (bản dịch kinh thánh Giêrusalem). Nhiều lần Chúa Giêsu nhắc lại lệnh truyền này bằng nhiều h́nh thức khác nhau. Cuối cùng trong đêm bị trao nộp, trước khi đi chịu chết, Ngài lại phán lần nữa: "Đây là giới răn Thầy truyền cho anh em là hăy yêu thương nhau".

Đức Dalai Lama của Tây Tạng một lần phát biểu: "Điều quí vị muốn kinh nghiệm, th́ phải lo liệu cho người khác cùng được chia sẻ" truyền thống đạo đức của mọi tôn giáo đều đồng ư như vậy. Nhưng ai là láng giềng của tôi? Câu hỏi đă được Phúc âm thánh Luca trả lời (Lc 10,29). Tuy nhiên ít ai hiểu được ư nghĩa, và ít hơn nữa những linh hồn đủ can đảm để đem lời dạy của Chúa Giêsu ra thực hành. Thực tế, chúng ta phải nh́n qua ranh giới của gia đ́nh ḿnh, xứ đạo, tôn giáo, văn hóa dân tộc, khuynh hướng chính trị… th́ mới nhận ra được người lân cận, những anh em, chị em ḿnh để mà thương yêu. Chúng ta phải đấu tranh thực sự với bản thân, các thành kiến, định kiến, năo trạng cục bộ, bè phái, thói xấu, vũ lực, lời nói độc địa, chanh chua, cay đắng th́ mới có khả năng thương yêu người khác. Ngoài ra là nói dối.

Một thế giới khác, hiền ḥa hơn, có thể thực hiện được không? Dưới ánh sáng Tin Mừng, câu trả lời: được lắm. Miễn là cộng đồng các quốc gia, dân tộc, biết đến với nhau, đoàn kết chặt chẽ để làm nảy sinh ḥa giải, ḥa hợp, phục hồi điều thiện, kính trọng nhân phẩm, quyền lợi của nhau, quan tâm đến những quốc gia nhỏ bé, san bằng hố ngăn cách giàu nghèo, để mọi người, mọi dân tộc đều được chung hưởng tài nguyên phong phú của trái đất, ân huệ tuyệt vời của Thiên Chúa. Một vị tử đạo ḍng Tên ở El Salvador, cha Rutilio Grande, đă để lại cho chúng ta những ḍng như sau: "Thế giới vật chất này là dành cho mọi người, không có biên giới, bàn tiệc của Thiên Chúa là bàn tiệc chung, đủ rộng để ai nấy cũng có chỗ, bất cứ ai muốn cũng có thể đến ăn." Linh mục Rutilio đă chết cho niềm tin của ḿnh.

Có phải đó chỉ là một giấc mơ? Thế th́ chúng ta ăn chay, cầu nguyện để làm ǵ? Tôi thiết nghĩ, mục tiêu là để mọi người đều có chỗ trong bàn tiệc Thiên Chúa. Kinh nguyện thánh thể II về ḥa giải có đoạn như sau: "Xin Thần Khí Chúa thay đổi tâm trí chúng con, để rằng các kẻ thù nghịch t́m đến đối thoại với nhau, những người chia rẽ nắm tay nhau vui t́nh bạn hữu và và các quốc gia thấy được con đường ḥa b́nh. Xin Thần Khí Chúa hoạt động để mọi người thông cảm nhau, để ngọn lửa hận thù bị dập tắt bằng ḷng thương xót và tha thứ." Amen.


Ghi chú thêm:

Chương thứ nhất của sách Sáng thế mô tả Thiên Chúa khởi sự dựng nên trời đất. Ngài nói: "hăy có ánh sáng" thụ tạo đă lắng nghe lời Thiên Chúa, rồi trả lời rất thích đáng: "và liền có ánh sáng." Mấy lời mở đầu này cho chúng ta ư niệm căn bản về sự tương giao giữa Thiên Chúa và thụ tạo là Truyền Thông : Thiên Chúa khởi sự cuộc đối thoại, tạo vật lắng nghe và đáp lại. Bất cứ bộ phận nào không chú ư lắng nghe và đáp lại thích đáng, bộ phận đó không c̣n trong tương giao với Đức Chúa Trời và với chính ḿnh. Bản tính của chúng ta là lắng nghe lời Thượng Đế và đáp lại.

V́ vậy Truyền Thông là ṇng cốt của sự tương giao giữa Thượng Đế và thụ tạo. Nó cũng là trung tâm trong gia đ́nh nhân loại nếu như muốn coi nhau là anh chị em, con cái của Thiên Chúa. Khiếm khuyết hoặc thất bại trong truyền thông đưa đến xa cách nhau. Từ đó nảy sinh đau khổ. Ngược lai liên lạc yêu thương là phương tiện hữu hiệu để gần nhau, ḥa giải và hối cải trở về. Vậy th́ chú ư lắng nghe nhau và cùng nhau lắng nghe Thiên Chúa làm mọi người đoàn kết được với nhau. Lúc ấy nhân loại làm tṛn Kinh Thánh và ước muốn của Đức Chúa Trời. Lúc ấy, chúng ta học sống với nhau trong b́nh an, ḥa hợp và hiệp nhất với Thiên Chúa cùng đồng loại.

(trích Rượu Mới, cơ quan truyền thông Đaminh quốc tế trang 35).


Fr. Jude Siciliano, op.

Tiến tŕnh ḥa giải và tha thứ
(Mt 18, 15-20)

Thưa quư vị,

Vấn đề sửa lỗi là hoạt động tối quan trọng trong các cộng đoàn. Chúng ta thường nói nhân vô thập toàn ! Vậy tại sao không biết lợi dụng cơ hội để sửa chữa những cái “vô”, ngơ hầu cộng đoàn được thăng tiến ? Tích luỹ cái “vô” là điều không hợp lư. Thực tế, nếu không có sửa chữa th́ chẳng cộng đoàn nào có khả năng tiến bộ. Phúc âm Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu cũng nói về tiến tŕnh “sửa lỗi” để xây dựng Giáo hội. Từ chương 14, sau khi kêu gọi các tông đồ Chúa Giêsu giáo huấn các ông. Toàn bộ chương 18, sự dạy dỗ của Chúa tâp trung và nhấn mạnh đến việc sửa chữa sai lỗi trong cộng đoàn, ngày nay gọi là Hội thánh.

Vào thời điểm thánh Matthêo viết Tin Mừng. Hội thánh đă độc lập khỏi đạo do thái, không c̣n phụ thuộc vào lễ nghi phụng vụ, lề luật của đạo đó nữa. Giáo hội mới cần những chỉ dẫn để sống với nhau. Chương 18 phản ánh nhu cầu đó. Thánh nhân đưa ra những điểm quan trọng để hướng dẫn tín hữu. Trước hết là đức tin vào Chúa Giêsu. Giáo huấn của Ngài là những điểm nền tảng của cộng đoàn mới mẻ này. Họ phải sống chứng nhân để biểu lộ căn tính của Chúa Giêsu cho tha nhân và thế giới. Bởi lẽ khi c̣n sống Ngài đă mặc khải Thiên Chúa thương xót và tha thứ, th́ đời sống cộng đoàn cũng hành xử tương tự. Nếu họ muốn chứng tỏ cho đồng bào Chúa đă sống lại và đang sống giữa họ, th́ phải đưa ra bằng chứng cho ḷng tin ấy, đó là sửa chữa và tha thứ cho nhau. Tuần tới Phêrô hỏi Chúa phải tha thứ bao nhiêu lần. Chúa trả lời là vô hạn định, tức đừng hận thù, ghen ghét, đúng hơn đừng bao giờ để bụng loại trừ ai.

Ngày nay khi có ai xúc phạm đến chúng ta, phản ứng lại chúng ta nói : “Thế giới này rộng lớn, việc ǵ tôi phải quan tâm đến hắn” và chúng ta đi đường lối riêng của ḿnh. Nhưng vào thời thánh Matthêo không như vậy được. Hội thánh chỉ là nhóm nhỏ bé chung quanh toàn người khác lư tưởng, giáo lư hay đơn giản là dân ngoại. Người ta dễ dàng nhận ra các môn đệ của Chúa do lối sống, niềm tin, phụng vụ của họ, phong cách họ đối xử với nhau cũng khác. Họ nổi bật là tín hữu của một tôn giáo mới, chưa đựơc phổ thông. Chúng ta có thể so sánh với gia đ́nh di dân trong một ngôi làng nhỏ bé. Một xích mích nhỏ trong gia đ́nh ấy cũng rất dễ nhận ra. Những chia rẽ, căi cọ trong Hội thánh tiên khởi chẳng dấu được ai. Người trong cộng đoàn cũng như người ngoài cộng đoàn nhanh chóng biết được. Các phần tử gây rắc rối chẳng thể nào ương ngạch đi theo đường lối riêng măi măi. Toàn thể cộng đoàn sớm muộn rồi cũng biết, họ phải chịu đựng hậu quả, có khi khốc liệt. Nhưng cộng đoàn phải rất không khéo trong vấn đề sửa lỗi và khi đă đựơc giải quyết, mọi người đều hưởng lợi ích. Người ngoại cuộc sẽ bị thu hút vào cộng đoàn và thường khi họ xin gia nhập v́ nếp sống tốt đẹp của mỗi thành viên. Ngày nay trong những xă hội rộng lớn, việc giải quyết các bất đồng rất khó thực hiện, các sai lỗi thường bị bỏ qua hoặc quên lăng. Nếu có can đảm sửa chữa th́ việc gây to truyện rất lớn và nguy hiểm. Dầu sao vết thương vẫn là vết thương dẫu xem thấy hay không. Cho nên việc sửa lỗi vẫn là căn bản, kẻo tính đoàn kết và đời sống tín hữu bị ảnh hưởng bởi những phần tử bất hảo.

Lời chỉ bảo của Chúa Giêsu hôm nay khá công phu. Nó bao gồm tiến tŕnh đặc biệt về ḥa giải và tha thứ:

- Trước hết, chỉ có hai người liên hệ: kẻ phạm lỗi và người có trách nhiệm sửa lỗi: “Nếu người anh em của ngươi lỗi phạm th́ trong khi sửa lỗi cho nó. Một ḿnh ngươi với nó mà thôi.” Nghĩa là có sự trao đổi giữa hai nhân vật, người bị xúc phạm và kẻ có lỗi. Như vậy giữ được tính chất bí mật của tội lỗi. Nhưng không có nghĩa công thức và hướng giải quyết không được tuân theo. Hy vọng là bên có lỗi nhận ra sai trái một cách hợp lư và các thành viên khác đựơc khuyên bảo đối xử tử tế với họ. Tuy nhiên, thực tế đa phần không được tốt đep như vậy.

- Phải cần đến bước thứ hai. Bước này có nhiều người và chúng ta có thể liên tưởng tới câu kinh thánh phía dưới : “Thày bảo thật anh em, ở đâu có hai ba người tụ họp lại nhân danh Thày, th́ Thầy ở đấy, giữa họ.” Thường chúng ta áp dụng câu này cho việc cầu nguyện. Đúng thế. Nhưng tôi lại thích áp dụng nó cho việc sửa dạy hay là ḥa giải giữa cộng đồng. Thực vậy, khi hai hoặc ba người họp lại để giải quyết việc tranh căi, hay nói rộng hơn, cả cộng đoàn họp lại, th́ chắc chắn Chúa Giêsu hiện diện để làm việc với họ. Đây là điều làm cho nội dung dạy dỗ của Chúa Giêsu trở nên thực tiễn, bằng không thiên hạ sẽ chê nó là không tưởng, nghĩa là chỉ trong lư thuyết, không áp dụng cụ thể được. Nói cách khác, hàm hồ tưởng tượng.

Vậy chúng ta sẽ t́m thấy Chúa hiện diện nơi đâu cụ thể nhất ? Cứ như câu truyện hôm nay th́ Ngài ở giữa cộng đồng, làm việc với các thành viên để xây dựng điều tốt và loại trừ sai trái. Cho nên công lư và thứ tha là đặc tính cốt yếu của Giáo hội tiên khởi, cũng như ngày nay. Chúng ta nên bảo vệ chúng trong đời sống riêng tư, cũng như cộng đoàn, đừng để chúng vắng mặt. Công lư và tha thứ vắng mặt, tức khắc cộng đồng trở nên thối nát, giả h́nh. Chúa Giêsu không c̣n hiện diện nữa. Xưa nay đă từng xảy ra t́nh trạng này, nhưng người ta cố t́nh giấu diếm hoặc không công nhận. Nếu cộng đoàn sở hữu đầy đủ những đức tính ấy, thánh Phaolô gọi là mặc lấy ánh sáng, th́ thế gian nhanh chóng nhận ra Giáo hội là duy nhất tốt đẹp. Có thể họ c̣n thấy Chúa Giêsu có mặt, sống động giữa chúng ta, bởi Ngài thực hiện những điều chúng ta không thể làm được, nếu không có Ngài. Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta suy nghĩ về những chia rẽ thường xảy ra tại Giáo hội địa phương hoặc toàn cầu hay giữa các Giáo hội với nhau v́ hiểu lầm, tranh chấp, xúc phạm từ nhiều thế kỷ, chúng ta nên mời Chúa Giêsu đến ngự giữa, ngơ hầu Ngài ḥa giải những bất đồng đó, để danh Thiên Chúa được tỏa sáng. Nếu mọi người ư thức được nội dung này và đem ra thực hành, th́ quả thật, lời chỉ bảo của Chúa Giêsu vẫn c̣n tiếp tục.

- Trường hợp thứ ba buồn thảm hơn. Đó là việc xúc phạm trở nên ương ngạnh, cố chấp, th́ cần đến biện pháp cứng rắn: “Nếu nó không nghe họ, th́ đi thưa Hội thánh. Nếu Hội thánh mà nó cũng chẳng nghe, th́ hăy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.” Ở đây, Chúa Giêsu ban quyền cho cộng đồng “tháo, cởi”. Quyền này bất đắc dĩ mới phải dùng tới. Nó đón nhận những người hối lỗi, đồng thời loại trừ những kẻ cứng cổ. Quả là một điều bất hạnh, nhưng cần thiết, để giáo dục cộng đoàn. Thực ra th́ không phải Hội thánh loại trừ, mà chính đương sự tự rút lui để bảo thủ ư kiến của ḿnh. Bởi lẽ họ cố chấp trong tội lỗi, họ tự kết án. Nếu họ không hàn gắn các đổ vỡ gây nên, th́ việc cộng đoàn tuyên bố loại trừ là hiển nhiên, tức tuyên bố điều đă minh bạch tồn tại. Kẻ xúc phạm lúc này được coi là “dân ngoại hay người thu thuế (publicano)”, từ ngữ chung chung dân do thái dùng để ám chỉ những ai không thanh sạch và ở ngoài tôn giáo.

Tuy nhiên nếu ta nhớ lại Chúa Giêsu tiếp đón dân ngoại và người tội lỗi vào cộng đoàn của Ngài, ban cho ơn tha thứ của Thiên Chúa, th́ câu nói trên không rơ nghĩa. Đoạn phúc âm này và toàn bộ chương 18 cho chúng ta ư niệm: đối với thánh Matthêo tính đoàn kết và gắn bó với giáo huấn của Chúa Giêsu là quan trọng hơn cả. Các tín hữu không được sống riêng lẻ mà phải hợp nhất với nhau thành cộng đoàn, làm chứng và nâng đỡ nó. Nếu thành viên nào bị xúc phạm th́ mọi người phải giúp sức để loại trừ sự dữ, trả lại danh dự và an b́nh cho người đó. Phải chăng đây là bác ái đích thật của Chúa Giêsu ? Thực tế người ta có khuynh hướng vào phe với kẻ mạnh, kẻ quyền thế để hà hiếp bất chấp sự thật và lẽ phải. Cho nên tinh thần của Tin mừng hôn nay là : Có đúng Chúa Giêsu chỉ nói đến các xúc phạm cá nhân và sửa chữa cục bộ thôi Thưa không phải chỉ có như vậy, mà c̣n gồm cả tính xă hội nữa: Chúng ta phải làm ǵ khi một quốc gia nhỏ bé hay sắc dân thiểu số bị hà hiếp ? Chúng ta hành xử ra sao khi các xóm nghèo bị xua đuổi, cướp bóc, chà đạp quyền lợi ? Chúng ta giữ thái độ nào khi trong giáo xứ có chia phe, kéo đảng ? Những kẻ quyền thế, những người thấp cổ bé miệng ? C̣n rất nhiều vấn đề trong xă hội, trong cộng đoàn cần đưa ra ánh sáng để sửa chữa như, nữ quyền, trẻ em khổ sai, người già cả bị bỏ quên, buôn gian bán lận, công ty ma quái… Liệu các nhà giảng thuyết dám đề cập tới không?

Bài đọc một hôm nay, Chúa dùng miệng lưỡi tiên tri Ezechiel cảnh cáo chúng ta: “Phần ngươi, hỡi con người. Ta đă đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel. Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta báo cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa th́ chính kẻ gian ác ấy phải chết v́ tội của nó, nhưng ta sẽ đ̣i ngươi đền nợ máu nó.” Chúng ta thường coi nhẹ những lời kinh thánh, nuôi dưỡng tính mê, nết xấu, hậu quả là tinh thần đạo đức sa sút, dẫn đến băng hoại thiêng liêng. Nhiều vị bề trên từng phàn nàn : Tu viện thời nay chẳng khác nào nhà trọ miễn phí. Chúng ta có bổn phận vun xới và làm phát triển bác ái, nhưng không có nghĩa bằng mọi giá, mà bằng cái giá của con đường hẹp. Chính Chúa Giêsu phán trong đoạn cuối phúc âm tuần trước : “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính ḿnh, vác thập giá ḿnh mà theo.” Nhiều tín hữu không hiểu trọn vẹn câu này, họ theo Chúa với nhiều mục tiêu khác nhau. Thí dụ các tông đồ trước khi Chúa sống lại, ông th́ thích chỗ nhất, ông lại chọn ngồi hai bên tả hữu, ông mong Chúa khôi phục Israel huy hoàng. Thời nay c̣n tệ hơn, họ theo Chúa nhưng không muốn từ bỏ ḿnh và loại trừ bất cứ thập giá nào ra khỏi cuộc sống: “Xin Chúa thương đừng để Thầy gặp phải truyện ấy.”

Câu nói của Phêrô c̣n vang vọng ở nhiều lời cầu nguyện của chúng ta. Cho nên nhiệm vụ sửa chữa lỗi lầm lúc nào cũng cần thiết trong Giáo hội, không phải chỉ cần trong quá khứ, mà hiện tại, tương lai cũng vẫn cần. Bởi nó là điều kiện thăng tiến thiêng liêng. Tuy nhiên phải làm điều này trong Thần Khí, sự thật và lẽ phải. Tha thứ để được Chúa thứ tha nhưng phải mang lại hoa trái. Chúa Giêsu đă nguyền rủa cây vả chết khô v́ không mang lại hoa quả như Ngài mong muốn. Đây là lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với những linh hồn bừa băi, đ̣i hỏi thiên hạ “bác ái” với ḿnh trong khi sống sa đoạ. Tiên tri Ezechiel cũng khai triển tư tưởng này trong phần hai của bài đọc. Vậy chúng ta phải sửa lỗi cho nhau trong t́nh bác ái, nhưng tôn trọng lẽ phải và sự thật. Yêu mến Chúa là tuân giữ các giới răn của Ngài chứ không phải sống phóng túng, rồi gọi đó là bác ái tông đồ. Một tác giả người Pháp đă viết : Đời tin kính nẩy nở trong bác ái và nuôi dưỡng trong hy vọng. Chúng ta chỉ có thể đạt tới nó bằng sống khắc khổ và nghiêm túc.

Trong thế giới đầy dẫy bạo lực và trả thù mà người ta gán cho là thời đại “triệt tiêu khoan dung” hoặc “ba cú đấm làm quị ngă” (ám chỉ ba máy bay phá tung ṭa tháp đôi và lầu năm góc) th́ câu truyện xảy ra ở Long Island làm chúng tôi hy vọng. Cậu Ryan Cushing, 19 tuổi ném một con ngỗng chết qua cửa xe hơi, trúng bà Victoria Ruvolo, 44 tuổi, bà bị nát mặt, phải vào bệnh viện giải phẫu. Sau nhiều ngày chữa chạy, bà b́nh phục. Toà án phạt cậu Cushing và bạn bè 25 năm tù giam. Cushing nhận tội, ra khỏi ṭa và đi gặp nạn nhân của ḿnh, bà Ruvolo. Cậu gục đầu vào ḷng bà tỏ vẻ hối hận và xin lỗi. Bà ôm đầu cậu, vỗ vỗ vào lưng nói : “không sao, không sao, Ta muốn con từ nay sống thật tốt”. Theo lời yêu cầu của bà Ruvolo, Cushing chỉ phải chịu phạt 6 tháng tù giam và 5 năm thử thách. Công tố viên Spota giận dữ muốn phạt bị cáo nặng hơn. Ông nói nó không c̣n là con nít 8, 9 tuổi nữa, đây là tội vô tâm và tàn nhẫn, không phải là hành động ngu xuẩn suông.

Đúng vậy, nhưng ḷng cảm thương của bà Ruvolo đă thuyết phục được công tố viên. Người ta bảo động lực của bà là tôn giáo. Người khác lại cho là tấm ḷng rộng răi của bà. Người khác nữa chủ trương tha thứ để chữa bệnh tâm lư. Phần tôi, khó mà mường tượng chữa bệnh bằng ṭa án. Cho nên trường hợp này, bà Ruvolo đă cho một điều tốt đẹp hơn : Đó là giải tỏa hận thù và phục hồi hy vọng, với cử chỉ thanh tẩy, khi nước mắt chảy xuống bộ mặt tan nát của bà và của đứa con trai khốn nạn, ngu xuẩn mà đời sống hắn chỉ một ḿnh bà vực dậy nổi. Liệu đây có phải là bài học sửa lỗi và tha thứ của mọi tín hữu, môn đệ Chúa Giêsu không ? Amen.


G. Nguyễn Cao Luật op

Nếu có ai lầm lỡ
Mt 18,15-20

Liên đới chịu trách nhiệm

Thánh Mát-thêu là người quan tâm tới những vấn đề trong việc điều hành cộng đoàn : sau khi tường thuật việc thiết lập Hội Thánh, tác giả sách Tin Mừng thứ nhất kể lại những giáo huấn của Đức Giêsu về sinh hoạt của cộng đoàn này, từ vai tṛ của mỗi người trong cộng đoàn đến việc đừng làm cớ cho người khác sa ngă, từ việc đón nhận những kẻ bé mọn đến việc tha thứ cho nhau.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, tác giả mô tả cách thức Hội Thánh sơ khai đă sử dụng để giải quyết những xung đột dựa theo giáo huấn của Đức Giêsu.

"Nếu người anh em của anh trót phạm tội". Một vấn đề đơn giản vẫn thường xảy ra, và cộng đoàn không có quyền để mặc tội nhân hay coi thường họ. Trái lại, toàn thể cộng đoàn đều có trách nhiệm liên đới trong việc một người anh em lạc xa con đường dẫn tới ơn cứu độ.

Trong trường hợp này, có nên sử dụng "những phương thế quyết liệt" để khai trừ một người đă phạm tội không ? Thái độ đúng đắn và có trách nhiệm không chấp nhận việc loại bỏ cách dễ dàng, trái lại cộng đoàn phải cố gắng sử dụng mọi phương thức có thể nhằm cứu vớt người anh em và đưa họ trở về với cộng đoàn. Đó là ư nghĩa của việc sửa lỗi lẫn nhau.

Khi xảy ra tranh chấp cá nhân, người môn đệ Đức Kitô không nại đến quyền bính ngay, nhưng trước hết hăy đi t́m người có lỗi và cùng với họ xem xét nguyên nhân gây ra t́nh trạng bất ỗn. Ngày nay, người ta gọi tiến tŕnh này là "t́m kiếm sự hoà giải". Tiếp đến, nếu cách giải quyết như thế không đem lại hiệu quả, th́ t́m thêm hai ba nhân chứng nữa với mục đích giúp cho việc thuyết phục được mạnh mẽ hơn, gây xác tín nơi kẻ có lỗi. Cuối cùng, khi sự việc vẫn chưa được dàn xếp ỗn thoả th́ mới nại đến quyền bính của Hội Thánh để phân xử và quyết định.

Như vậy, tiến tŕnh sửa lỗi lẫn nhau luôn bao hàm việc loại trừ sự dữ, nhưng không được coi thường người khác. Tiến tŕnh này phải được thực hiện cách khôn ngoan, tiệm tiến và với ḷng kiên nhẫn. Tiến tŕnh này luôn đề cao việc lắng nghe nhau và đối thoại, nhằm tạo cho mỗi người cơ may được sống, được hiệp thông với cộng đoàn.

Đàng khác, cộng đoàn không được xử sự như một toà án thông thường với mục đích t́m sự thú tội của người có lỗi để kết án họ, trái lại cộng đoàn luôn hướng tới sự công bằng, và xa hơn nữa là ḷng khoan dung, t́nh thương xót. Nếu cộng đoàn có xét xử cũng là cố gắng t́m cách đưa người có lỗi trở về với cộng đoàn chứ không phải kết án họ. Ngay cả khi tội nhân cố chấp trong lầm lỗi của ḿnh, cộng đoàn vẫn cầu nguyện cho họ, và sẵn sàng đón họ trở về.

Cộng đoàn -tức là Hội Thánh- do Đức Giêsu thành lập, không phải để phân ly, nhưng là mời gọi và mở rộng mối hiệp thông. Đức Giêsu vẫn hiện diện giữa cộng đoàn, Người là bảo đảm, là nền tảng cho việc liên kết hay loại bỏ, và nhờ Người, Hội Thánh là khởi điểm cho Nước Trời ngày mai.

Nhân danh Đức Giêsu

Việc xét xử chỉ là khía cạnh tiêu cực trong đời sống cộng đoàn. Khía cạnh tích cực chính là sự hiệp nhất theo thánh ư Thiên Chúa. Sự hoà hợp sâu xa được thực hiện theo chiều hướng này, đó là Nước Trời đă đến, một thế giới mới đang nảy sinh. Cộng đoàn cũng như cá nhân không hề t́m kiếm ích lợi cho riêng ḿnh, nhưng là thể hiện t́nh yêu thương lẫn nhau trong mối dây hiệp thông duy nhất là chính Đức Giêsu, Đấng đă thiết lập Hội Thánh và vẫn đang hiện diện trong Hội Thánh. Đang khi t́m kiếm sự hoà hợp tại trần gian, cộng đoàn nỗi lực hướng tới việc quy tụ mọi thành phần, bất kể người ấy là ai, và cùng nhau hướng về cuộc đoàn tụ trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa. Như thế, cả trời và đất đều hoà hợp với nhau. Đức Giêsu hiện diện trong cộng đoàn cũng như trên trời : quyền năng phục sinh của Người mỗi ngày được củng cố thêm lên, chống lại thế giới cũ đang bị phân rẽ và đang chết đi qua những xung đột, những mâu thuẫn.

Chính nhân danh Đức Giêsu, Đấng đă được Thiên Chúa Cha ban cho mọi quyền hành, cộng đoàn thi hành quyền xét xử và tha thứ. Nói cách khác, chính Đức Giêsu giải quyết những khúc mắc của cộng đoàn hữu h́nh. Bởi đó, việc "rút phép thông công" không phải là giải pháp tiên thiên.

Câu nói của Đức Giêsu : "Thầy bảo thật anh em : dưới đất, anh em cầm buộc những điều ǵ, trên trời cũng cầm buộc như vậy" không có nghĩa là cộng đoàn Hội Thánh luôn là người đưa ra phán quyết sau cùng. Mặc dù Đức Giêsu không hiện diện cách thể lư, nhưng chính Người vẫn đang có mặt trong Hội Thánh mỗi khi Hội Thánh điều hành các cộng đoàn theo tinh thần Tin Mừng. Chính Đức Giêsu là thành phần chính yếu trong mọi quyết định của cộng đoàn.

Mà nét nỗi bật trong cuộc đời của Đức Giêsu là ḷng thương xót đối với những người bé mọn, những tội nhân. Người đă loan báo Nước Trời cho họ. Người đă không coi "những người dân ngoại và thu thuế" là những người đáng bị trừng phạt. Toàn bộ Tin Mừng đều cho thấy ḷng ưu ái của Thiên Chúa dành cho những người này. Ngay cả khi họ sống bên ngoài cộng đoàn, họ vẫn có thể khám phá ra rằng Tin Mừng được loan báo cho họ.

Sau nữa, Đức Giêsu là Đấng cùng cầu nguyện với cộng đoàn, và chuyển cầu cho cộng đoàn. Khi cộng đoàn tụ họp nhau cầu nguyện, đó là lúc cộng đoàn tiếp xúc với t́nh yêu của Đức Giêsu và của Chúa Cha. Khi trở về với nền tảng là t́nh yêu, mọi bất hoà đều bị dẹp tan.

Giải quyết trong t́nh yêu

Vào thời ban đầu, các tín hữu rất quan tâm đến thanh danh của ḿnh. Dân ngoại thời ấy đă có nhận định : "Ḱa xem họ yêu mến nhau biết chừng nào !". Khi con số tín hữu tăng lên, cộng đoàn càng ư thức rơ rệt hơn về đ̣i hỏi phải hiệp nhất và gắn bó với nhau hơn. Thế nhưng, h́nh như càng lúc công việc càng thêm khó khăn.

Ngày nay, chúng ta cảm thấy khó khăn khi phải sống với nhau, kể cả trong các cộng đoàn tu tŕ. Đă thường xuyên xảy ra những va chạm, những gương xấu, những khuynh hướng gây ra những thảm kịch. H́nh như trong mọi cộng đoàn, dù chỉ hai hay ba người, vẫn luôn có những bất hoà, những lục đục và chúng ta cũng thường có khuynh hướng muốn loại trừ, muốn gạt bỏ hơn là cùng nhau t́m cách giải quyết, hàn gắn những đỗ vỡ và củng cố mối hiệp thông.
Bài Tin Mừng giúp chúng ta cách giải quyết đúng đắn những trục trặc trong cộng đoàn.

Cần phải đến với người anh em, nhất là những anh em có lỗi, với ḷng yêu mến. Chính t́nh yêu sẽ thúc đẩy để biết nên nói điều ǵ, và nói điều nào có ích. T́nh yêu cũng giúp mỗi người biết kiên nhẫn để xử sự cách khôn ngoan, tế nhị, đổng thời biết sẵn sàng lắng nghe nhau để tạo sự hiệp thông. Trong mọi cộng đoàn Kitô giáo, việc sửa lỗi không xuất phát từ ḷng hằn thù, ghen ghét, muốn gạt bỏ người anh em, nhưng là để làm cho mối dây liên kết thêm sống động, và tạo cơ hội để người có lỗi sửa chữa những sai lầm. Các Kitô hữu là những người được Thánh Thần tác động và mời gọi cộng tác vào việc đẩy xa mọi điều bất hoà, chia rẽ. Và nếu có xảy ra những lầm lỗi, họ được mời gọi để tái lập sự hiệp nhất và làm cho sự hiệp thông càng lan rộng. Cùng với Đức Giêsu, Đấng đang hiện diện giữa cộng đoàn, các tín hữu cảm thấy ḿnh có trách nhiệm với người khác, họ nhận được sức mạnh và ánh sáng để dẹp tan mọi bất hoà, đẩy lui bóng tối.

"Không được coi thường người có tội nhưng phải dám đón nhận họ :
Không được xem họ như người đă bị bỏ đi,
trái lại phải tiếp đón, bảo vệ để họ có thể trở về với cộng đoàn qua việc tha thứ ...

Bởi v́ chính Đức Kitô đă đón nhận chúng ta là những tội nhân,
nên đến lượt ḿnh, chúng ta cũng phải đón nhận
những người có tội vào trong Hội Thánh của Đức Giêsu,
một cộng đoàn được thành lập dựa trên ơn tha thứ.

Không được xét đoán tội lỗi của người khác,
nhưng là đón nhận và cùng nhau chịu trách nhiệm ..."

(theo D.Bonhoeffer, "Về đời sống cộng đoàn").


Giacôbê Phạm Văn Phượng op

Sửa lỗi anh em trong t́nh thương
(Mt 18,15-20)

Tạp chí “Vận May” trong số ra ngày 23-12-1997, đă xếp hạng 25 nhà hảo tâm giàu có nhất tại Hoa kỳ. Rất nhiều nhà tỉ phú không có tên trong danh sách, v́ họ không đóng góp ǵ cho các công tác từ thiện, hoặc sự đóng góp đó không đáng kể. Một số khác cũng không được nêu tên, v́ họ chỉ hứa dâng cúng sau khi chết mà thôi. Một trong những điểm chung nối kết các nhà hảo tâm, đó là niềm tin tôn giáo của họ. Theo cuộc thăm ḍ của tạp chí “Vận May”, các nhà hảo tâm cho biết động lực thúc đẩy họ trong công cuộc từ thiện chính là niềm tin tôn giáo và đa số đă có thói quen tốt này trước khi giàu có. Quả thực, tôn giáo nào cũng dạy ăn ngay ở lành, tôn giáo nào cũng dạy sống bác ái. Riêng trong Kitô giáo, nền tảng của bác ái chính là t́nh huynh đệ. Người Kitô hữu yêu người, v́ họ nhận ra mỗi người là anh em của ḿnh, và đó là điểm ṇng cốt của điều răn yêu thương.

Hai chữ “anh em” là sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ Tân Ước. Danh xưng “anh em” được áp dụng cho các tông đồ, các môn đệ, các cộng đoàn nhỏ đựơc qui tụ quanh Chúa Giêsu lúc sinh thời và nhất là sau khi Ngài phục sinh. Hơn nữa, hai chữ “anh em” c̣n có một ư nghĩa rộng răi hơn, là anh em của chúng ta, không những là những ai tin nhận Chúa Giêsu, mà c̣n là tất cả mọi người, bởi v́ Chúa Giêsu đă chết cho mọi người. Tác giả thư Do Thái đă khẳng định : “Chính v́ mọi người mà Chúa Giêsu đă nếm trải cái chết, và Ngài không xấu hổ khi gọi mọi người là anh em”.

Là anh em của Chúa Giêsu, nên mọi người đều là anh em với nhau. T́nh huynh đệ giữa mọi người là t́nh huynh đệ đại đồng, không biên giới, đối với Kitô giáo, không có bất cứ hàng rào nào mà không thể vượt qua được, bởi v́ mọi người đều là anh em với nhau. Tóm lại, Chúa Giêsu đă chết và sống lại là để đánh thức nơi con người cái ư thức về t́nh huynh đệ đại đồng ấy. Qua cái chết và sự phục sinh ấy, Ngài mặc khải cho thấy mọi người đều là con cái của Cha trên trời, và do đó là anh em với nhau. Đây chính là nền tảng của điều răn yêu thương và cũng là nền tảng của giáo huấn xă hội mà Giáo Hội không ngừng truyền bá để kêu gọi xây dựng một cộng đồng nhân loại công bằng hơn, huynh đệ hơn. Hai chữ “anh em” và t́nh huynh đệ cũng là hai điều Chúa Giêsu nói với chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay.

Sống với nhau như anh em, yêu thương như anh em, lư tưởng như thế, nhưng “bá nhân bá tánh” : trăm người th́ có trăm tính khác nhau, v́ thế, mỗi người phải phát huy ưu thế của ḿnh và tận dụng nó trong việc giúp đỡ anh em ḿnh cái mặt yếu kém của họ, không được ỷ vào ưu điểm Chúa ban mà lên mặt tự phụ khinh thường người khác. Hơn nữa, “nhân vô thập toàn”, không ai là hoàn hảo, tuyệt đối không bao giờ sai lầm hay thiếu sót, trái lại, c̣n thường xuyên lầm lỗi và thiếu sót nữa, nên chỉ bảo cho nhau, góp ư xây dựng cho nhau, sửa lỗi lẫn nhau là một việc cần thiết. Đây là một cách cư xử rất khó khăn, rất phức tạp, đ̣i hỏi hết sức tế nhị và phải làm.

Quả thực, yêu thương không phải là luôn khen ngợi, tâng bốc anh em mà c̣n là ân cần sửa lỗi cho anh em nữa. Dĩ nhiên chúng ta không được ḍ xét để tố cáo nhau, nhưng phải có trách nhiệm với nhau trong cộng đoàn. Chúng ta tránh kết án lỗi lầm người khác, nhưng nên khiêm tốn sửa lỗi anh em trong sự tế nhị kín đáo. Người Kitô hữu không nên can thiệp vào chuyện thiên hạ, nhưng chúng ta cũng phải có trách nhiệm đối với những lỗi lầm của anh em ḿnh.

Chúa Giêsu hiểu biết tâm lư con người, Ngài biết rơ chúng ta yếu đuối, hay lỗi lầm, thiếu sót và cần sửa chữa, nên Ngài đă chỉ dạy chúng ta một cách sửa lỗi nhau rất hay, rất tế nhị, đó là hăy kiên nhẫn thực hiện bốn giai đoạn hay bốn bước sau đây :

Trước hết, phải gặp gỡ riêng hai người, chỉ hai người thôi, ta và người sai lỗi. Gặp gỡ và nói chuyện với nhau trong t́nh thân ái, kín đáo và chân thành. Gặp gỡ như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu nhau, thông cảm nhau và biết đúng sự thật hơn. Đàng khác, sẽ giúp cho người sai lỗi thấy được lỗi lầm của họ để sửa chữa và phục thiện.

Sau khi đă gặp gỡ riêng rồi mà không kết quả, người sai lỗi vẫn tự ái, cố chấp, th́ mời thêm một hoặc hai người làm nhân chứng và cùng góp ư. Nhiều người nhiều bộ óc, tất nhiên sẽ mạnh lư hơn, vừa minh chứng cho ḷng thành thực của chúng ta, vừa cho người sai lỗi thấy rơ và phải nh́n nhận điều sai trái của họ.

Nếu vẫn không kết quả, khi ấy mới đưa ra cộng đoàn hay đưa đến người có thẩm quyền để giải quyết, đây là người có thẩm quyền trong Giáo Hội chứ không phải là người có thẩm quyền ngoài xă hội. Nếu đă làm cả ba bước như trên mà vẫn không kết quả, th́ hăy nhận sự giới hạn của ḿnh và phó dâng người anh em cho ḷng nhân từ của Thiên Chúa, là cầu nguyện cho họ. Chúng ta cầu nguyện và cộng đoàn cầu nguyện, lời cầu nguyện ấy sẽ được Chúa nhận lời, như Chúa Giêsu quả quyết trong Tin Mừng hôm nay : Nếu chúng ta hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện và trong t́nh yêu th́ Chúa Giêsu sẽ ở giữa chúng ta và lời cầu xin của chúng ta sẽ được Chúa Cha chấp nhận.

Chúng ta sống trong một gia đ́nh, một cộng đoàn, một giáo xứ hay với những người chung quanh, chúng ta liên đới với nhau, nương tựa vào nhau và giúp nhau lớn lên trong t́nh yêu thương. Bất cứ nghĩa cử yêu thương nào cũng làm cho chúng ta lớn lên trong t́nh yêu thương và giúp chúng ta được thêm một bước đến gần với Thiên Chúa t́nh yêu. V́ vậy, giúp nhau sửa chữa những lỗi lầm, thiếu sót cũng là một khía cạnh của t́nh thương, với điều kiện việc sửa lỗi đó phải đặt trên nền tảng đức ái, tức là sửa lỗi anh em chỉ v́ t́nh yêu thương, bởi v́ không phải những lư luận sắc bén làm cho người anh em ăn năn hối cải, chỉ có t́nh thương, ḷng nhân ái, thông cảm và tha thứ mới làm cho con người đổi đời mà thôi


Lời Chúa và Thánh Thể

Anh em sửa lỗi cho nhau
Mt 18, 15 - 20

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Chúa đă muốn thiết lập Giáo hội của Chúa như một cộng đồng T́nh yêu, trong đó luật bác ái yêu thương là một giới răn mới, một dấu chỉ để biết ai là môn đệ của Chúa. Nhưng Chúa cũng biết rằng đâu đâu cũng có những yếu đuối của con người, đâu đâu cũng có những vấn đề giữa con người với nhau. Trong cộng đoàn mười hai môn đệ sống với Chúa, Chúa đă nghiệm thấy như vậy.

Chúa phán : “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, th́ anh hăy đi sửa lỗi nó”. Nhưng sửa lỗi làm sao ?

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể ! Ngài biết chúng con yếu đuối, hay lầm lỗi, thiếu sót cần phải sửa chữa. Nên Ngài đă chỉ dạy cho chúng con một cách sửa lỗi cho nhau rất hay, rất tế nhị đó là mỗi khi chúng con muốn sửa lỗi ai, chúng con phải ư tứ làm từng bước :

Trước hết là gặp gỡ riêng giữa hai người. Gặp gỡ và nói chuyện với nhau trong t́nh thân ái, kín đáo và chân thành. Nhờ đó giúp chúng con có thể hiểu nhau, thông cảm cho nhau và biết đúng sự thật hơn. Bên cạnh đó giúp cho người anh em được sửa lỗi nhận ra lỗi lầm của họ để sửa chữa và phục thiện. Sau khi gặp gỡ riêng nhưng không kết quả, người sai lỗi vẫn cứng ḷng, cố chấp th́ mời một hay hai người làm chứng và cùng góp ư. Nếu không có kết quả, khi ấy mới đưa ra cộng đoàn để giải quyết.

Đây có thể nói là một thủ tục dạy làm hết mọi sự để giữ người anh em đang muốn xa ĺa cộng đoàn. Như vậy, việc sửa lỗi anh em là một việc tế nhị đ̣i hỏi người sửa lỗi vừa phải can đảm, vừa phải nhă nhặn, đồng thời phải có sự khiêm nhường và thông cảm với anh em.

Lạy Chúa, quả thật sửa lỗi cho anh em là một việc vô cùng tế nhị và hết sức khó khăn. Tế nhị là v́ thuốc đắng dă tật, sự thật mất ḷng : muốn khỏi bệnh nhưng sợ uống thuốc v́ thuốc đắng, muốn nói lên sự thật nhưng ngại không dám nói v́ sợ mất ḷng. Nhân vô thập toàn, không ai là hoàn hảo tuyệt đối, không ai không mắc sai lầm thiếu sót. Trái lại c̣n thường xuyên lầm lỗi thiếu sót. Thế nhưng, với tâm lư tự nhiên người ta thường nói : đẹp đẽ khoe ra, xấu xa che lại, và không ai muốn vạch áo cho người xem lưng ; v́ ai cũng sợ người khác biết được khuyết điểm hay tính xấu của ḿnh. Lẽ tự nhiên ai cũng muốn người khác quên đi hay đừng nhắc tới quá khứ không đẹp của ḿnh. Do đó, việc sửa lỗi cho anh em gây khó khăn đối với người sửa lỗi. Nếu không khéo hay vụng về cách nào đấy th́ anh em cho là ḿnh sửa lưng anh em chứ không phải là sửa lỗi anh em, miệt thị anh em hơn là muốn anh em nên tốt. Và không khéo c̣n bị anh em mắng lại : “chân ḿnh th́ lấm mê mê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người”.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể !

Con biết rằng việc góp ư, sửa lỗi cho nhau là nhằm mục đích giúp anh em trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn. Thế nhưng, nhiều khi con sửa lỗi cho anh em không phải v́ t́nh mến mà là v́ ḷng tự ái, v́ ganh tỵ, v́ tức giận thù ghét. Có khi một điều không đáng ǵ nhưng con lại quan trọng hoá hay phóng đại to ra khiến cho vấn đề trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, làm cho người anh em được sửa lỗi cảm thấy căm hờn, tức giận và phản ứng mạnh hơn. Những lúc con được sửa lỗi, thay v́ b́nh tĩnh đón nhận những lời chỉ bảo, sửa lỗi của anh em th́ con lại tỏ ra cáu gắt, bất cần và phản ứng lại.

Lạy Chúa, chúng con thấy ḿnh c̣n rất nhiều những thiếu sót, khuyết điểm, có khi c̣n nặng hơn người anh em. Xin cho chúng con được tràn đầy Thánh Thần Chúa để khiêm tốn chấp nhận những sửa sai, những chỉ bảo của người khác về lỗi lầm, thiếu sót của chúng con. Nếu v́ bổn phận, chúng con phải sửa lỗi th́ xin cho chúng con biết lấy tinh thần bác ái, yêu thương mà cư xử với nhau hơn là chỉ trích, xét đoán anh em. Xin cho chúng con luôn biết rộng lượng, bao dung với người khác, v́ chúng con biết rằng Chúa vẫn tha thứ cho chúng con. Amen.


Giuse Trần Văn Đông op

Giúp đỡ nhau trong t́nh huynh đệ
Mt 18,15-20

Qua tŕnh thuật Tin Mừng của Thánh Matthêu hôm nay, Đức Giêsu cho thấy giá trị của Đức Ái khi Ngài nói : “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, th́ anh hăy đi sửa lỗi nó, một ḿnh anh với nó mà thôi.

Sửa lỗi mà Đức Giêsu muốn nói với các môn đệ ở đây phải được khởi đi từ một t́nh yêu, từ một tâm hồn đơn sơ chân thành. T́nh yêu đó phải chất chứa một sự cảm thông sâu xa, hầu dẫn đưa những người anh em lầm lạc trở về. Việc dùng hai ba nhân chứng mà Chúa muốn nói trong đoạn Tin mừng không phải để xem thường người anh em, nhưng để qua hai ba nhân chứng đó người sai lỗi dễ dàng hoán cải và trở về.

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, đứng trước lời mời gọi đầy yêu thương của Chúa, đồng thời nh́n lại cuộc sống của mỗi người chúng con trên hành tŕnh đức tin, chúng con nhận thấy sự yếu đuối của chính ḿnh khi mà chúng con chỉ biết t́m kiếm và nhận xét về những sai xót của người sống bên con, chúng con chỉ muốn t́m cách lên án người anh em ḿnh về những sai lỗi mà họ đă trót phạm.

Lạy Chúa, xin thức tỉnh mỗi người chúng con, để chúng con cảm thấy được sự hiện diện của Chúa nơi người sống chung quanh con. Xin Chúa giúp con để con biết dùng t́nh yêu thương mà đóng góp và xây dựng cuộc sống cho anh em ḿnh. Đừng để con t́m ṭi, soi mói về những khuyết điểm của người khác, nhưng luôn t́m mọi cách để nâng đỡ anh em ḿnh. Sự nâng đỡ ấy cần phải được thể hiện qua cách sống, những lời góp ư chân t́nh và những lời động viên.

Xin Chúa Thánh Thần thắp lên trong tâm hồn con ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa cảm mến và ngọn lửa cảm thông để từ đó con biết đem ngọn lửa chiếu toả ra nơi môi trường sống, hầu làm cho mọi người nhận ra được rằng chính t́nh yêu mà chúng con dành cho nhau là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chúng con.

Chúa ơi ! Chúa đă nói: “Ở đâu có hai ba người nhân danh Thầy, th́ có Thầy ở đấy giữa họ.”(Mt 18.29)

Chúa đến với mỗi người chúng con không phải để làm rào cản hay để chia cắt mỗi người chúng con. Sự hiện diện của Chúa cũng không làm mất đi sự tự do nhưng lại là sợi dây để nối kết mọi người chúng con với nhau, sự hiện diện của Chúa cũng vừa là lương thực thần thiêng nuôi dưỡng chúng con trong cuộc sống niềm tin.

Xin cho chúng con biết đem đến cho nhau niềm vui phát xuất từ t́nh yêu chân thành, để mọi người nhận ra chúng con là môn đệ đích thực của Chúa. Amen.


Đỗ Lực op

MÓN NỢ DUY NHẤT
(Mt 18:15-20)

 Công lư đang là vấn đề nổi cộm tại Việt Nam. Công lư đi đôi với chân lư. Thế nên, muốn trù dập công lư, trước hết người ta phải t́m cách che đậy hay xuyên tạc sự thật. “Từ vài tuần nay, Nhà nước đă và đang xử dụng công suất tối đa các phương tiện truyền thông như các Đài Truyền H́nh, Truyền Thanh và báo chí tố cáo và buộc tội các Linh Mục và giáo dân Xứ Thái Hà vi phạm Pháp Luật khi đọc kinh & hát thánh ca trong khuôn viên khu bất đông sản số 178 Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, đang tranh căi nhằm kết án họ trước khi điều tra và trước khi Ṭa Án ra phán quyết vụ việc.” [i] Đó là đường lối giải quyết vấn đề của nhà nước vô thần.

Đường lối đó hoàn toàn ngược hẳn với những ǵ Chúa Giêsu căn dặn các môn đệ trong Tin Mừng hôm nay khi phải giải quyết vấn đề trong cộng đoàn. Trước khi công bố cho công chúng hay đem ra ṭa án, Chúa muốn có những cuộc đối thoại và những chứng từ chắc chắn. Để có thể giải quyết ôn ḥa và thỏa đáng, cần có những bước đi vừa hợp lư vừa hợp t́nh. Tất cả đều nhằm xây dựng một cộng đoàn bác ái trên nền tảng chân lư.

 NHỮNG BƯỚC CẦN THIẾT

Trong cộng đoàn, mỗi người một ư, làm sao có thể hiệp nhất để thực hiện mục tiêu chung ? Không thể nhân danh cộng đoàn để triệt hạ cá nhân. Phối hiệp giữa cộng đoàn và cá nhân quả thật là một vấn đề rất lớn.

Vấn đề lớn nổi lên khi cá nhân muốn lấn át cộng đoàn. Ngược lại, vấn đề cũng không kém bi đát khi cộng đoàn lấn át cá nhân. Bởi vậy, khi cá nhân có vấn đề, cộng đoàn cần đối xử làm sao cho cá nhân có thể ḥa nhập vào cộng đoàn, mà không đánh mất chính ḿnh. Đây là điều hết sức tế nhị và phức tạp. Không những đ̣i khôn ngoan, nhưng c̣n phải duy tŕ đức ái, mục tiêu tối thượng của cộng đoàn.

Đi vào cụ thể, Chúa Giêsu vạch ra ba bước phải tuân theo khi giải quyết vấn đề. Tội lỗi cá nhân cũng là một trong các vấn đề cộng đoàn.

Bước thứ nhất diễn ra trong một khung cảnh nhỏ hẹp, giữa cá nhân với cá nhân. Chắc chắn cuộc trao đổi thân mật này phải theo chiều hướng đối thoại. Nơi sâu kín này, Chúa muốn con người tôn trọng nhau và cứu xét các vấn đề trên một b́nh diện b́nh đẳng. Không thể giải quyết ngay vấn đề dựa trên luật pháp. Nhưng cũng không chỉ căn cứ trên t́nh cảm. T́nh cảm cũng chỉ nhằm t́m cho con người có một bầu khí sâu lắng và tĩnh lặng hầu có thể dễ dàng và thoải mái suy nghĩ hơn. Quá t́nh cảm cũng nguy hiểm không kém quá nghiêng chiều về lư trí. Cuộc gặp gỡ riêng tư có thể đem đến kết quả nhanh chóng, nếu biết khai thác những khía cạnh tâm lư hay thiêng liêng của người có vấn đề. Nhưng giải quyết một vấn đề có liên quan tới cộng đoàn hay cá nhân, người có trách nhiệm cần phải sáng suốt và b́nh tĩnh.

Giải quyết vấn đề trong ṿng thân mật ấy không phải lúc nào cũng dễ dàng, v́ cá nhân có thể chủ quan. Chỉ cần một chút tự ái hay thiếu tế nhị cũng có thể làm cho vấn đề thêm trầm trọng.

Dù sao, không thể để cho bất cứ lư do nào làm tiêu tan công lư và chân lư trong cộng đoàn. Trong trường hợp cá nhân không nhận ra vấn đề hay cố t́nh phủ nhận sự thật, có phải cứ làm thinh, chúng ta sẽ tạo được bầu khí thuận lợi để lôi kéo họ ? Chúa không bảo phải làm thinh. Không giải quyết đến cùng có thể tạo cho họ cơ hội lấn lướt cộng đoàn và phá hỏng mục tiêu. Vấn đề cần phải được giải quyết tới cùng. Phải làm mọi cách cho tội nhân nhận ra sự thật. Bằng cách nào ?

Chúa dẫn chúng ta vào bước thứ hai trong tiến tŕnh giải quyết vấn đề. Sau khi đă thất bại trong việc thuyết phục cá nhân, Chúa muốn chúng ta dùng các nhân chứng hay bằng chứng. Tới giai đoạn này, bước đường chinh phục bằng t́nh cảm cũng bớt đi, nhưng dù sao vẫn là những trao đổi trong ṿng nhỏ hẹp. Bước thứ hai dùng lư chứng để thuyết phục chưa chắc đă làm cho tội nhân bừng tỉnh. Quả thật, không dễ lấy cái xà ra khỏi mắt để nhận định khách quan về những lỗi phạm của ḿnh.

Trong giai đoạn hai, Chúa muốn cho mọi người thấy dù phải thông cảm và bao dung, nhưng cộng đoàn cũng phải cương quyết bảo vệ sự thật đến cùng. Dầu sao, nếu tội nhân nhận ra sự thật, mọi việc đă có thể giải quyết trong giai đoạn hai. Như vậy cũng đủ cho tội nhân thấy rơ sự kiên nhẫn và t́nh thương của cộng đoàn. Khi kêu đến các nhân chứng, cộng đoàn cũng chỉ muốn vừa mở mắt cho họ nhận ra vấn đề và phương cách giải quyết, vừa muốn cho thấy t́nh ấm cúng của anh em trong cộng đoàn. Bởi thế, các nhân chứng không được quá cứng rắn như quan ṭa, mới hy vọng đạt đến điều cộng đoàn mong muốn. Nếu các nhân chứng cũng có giọng điệu như công tố viên, chắc chắn vấn đề sẽ trầm trọng thêm và tội nhân sẽ càng cố chấp trong đường lối của ḿnh.

Nếu qua giai đoạn hai, tội nhân vẫn chưa chấp nhận sửa sai, cộng đoàn cũng không thể để vấn đề “ch́m xuồng” luôn. Giai đoạn đối thoại và làm chứng âm thầm đă qua. T́nh thương phải không thể che mờ chân lư. Đến giai đoạn thứ ba, tất cả đều phải công khai nơi ṭa án. Biện pháp mạnh nhất là loại trừ phần tử xấu ra khỏi cộng đoàn. Không thể có sự ḥa hợp giữa cộng đoàn và cá nhân đó nữa. Nói khác, mục đích và quyền lợi chung sẽ tiêu trầm, nếu cứ để cá nhân đó đồng hành với mọi phần tử khác.

Khi phải dùng tới biện pháp mạnh, chắc chắn Hội Thánh cũng không được phép lỗi đức ái. Đúng ra, khi không chấp nhận sai lỗi của ḿnh, tội nhân đă tự loại ra khỏi cộng đoàn. Nếu có bó buộc phải dùng tới kỷ luật, chẳng qua Hội Thánh muốn công khai xác nhận t́nh trạng của họ mà thôi. Đó là một điều bất đắc dĩ, nhưng cần thiết để bảo vệ cộng đoàn.

Khi phán quyết và hành động như thế, Hội thánh lấy quyền ở đâu ? Liệu phán quyết đó có đủ sức mạnh không ?

Dĩ nhiên, quyền tài phán của Hội thánh đă được Chúa bảo đảm. Hội Thánh có quyền ràng buộc và tháo cởi cho nhân loại (x. Mt 18:18). Tự bản chất, Hội Thánh là một sức mạnh giải thoát. Như thế, khi phải loại bỏ một thành viên ra khỏi cộng đoàn, phải chăng Hội thánh đă đánh mất bản chất ? Thực ra, Hội Thánh không hành động để tỏ uy quyền cho bằng muốn bảo vệ đàn chiên của Chúa. Khi thi hành sứ mệnh, Hội thánh không nhằm triệt hạ con người, nhưng chỉ muốn loại trừ tội lỗi.

Khi hành xử như thế, Hội thánh tự thanh luyện chính ḿnh và tỏ cho mọi người thấy sự nhất trí của cả Hội Thánh. Sự nhất trí đó không dựa trên luật pháp như xă hội ngoài đời, nhưng hoàn toàn dựa trên quyền năng đầy t́nh yêu thương của Thiên Chúa. Nếu không kết hiệp với Chúa, Hội Thánh không thể có sức mạnh và quyền năng như thế.

Khi phải hành động để bảo vệ công lư, Hội Thánh càng cần phải cầu xin với Chúa hơn để có thể dung hợp giữa công lư và t́nh thương, để vừa khôn ngoan làm sáng tỏ sự thật, vừa bảo vệ tối đa bản chất t́nh yêu của ḿnh. Khi họp nhau để cầu nguyện và phân xử như thế, Hội Thánh an tâm v́ có Chúa Giêsu ở giữa (x. Mt 18:19-20). Thế nên, dù khi sốt sắng cầu nguyện hay khi căng thẳng cứu xét và phán quyết về một vấn đê trong cộng đoàn, Hội Thánh đều được Thánh Linh giúp thêm can đảm hầu hoàn thành sứ mệnh đưa nhân loại vào Nước Trời.

QUYỀN BÍNH GIÁO HỘI

Khi phạm tội, con người tự tách biệt khỏi Thiên Chúa. Đó là lư do tại sao họ không thể nhận ra sự thật. Thực vậy, “Chúa tạo dựng con người để làm người bạn đàm đạo với Chúa. Chỉ trong cuộc đối thoại với Chúa, con người mới t́m ra sự thật. Từ đó, họ t́m được hứng khởi và tiêu chuẩn cho những chương tŕnh tương lai của thế giới.” [ii] Tội lỗi ngăn cản con người hiệp thông với Thiên Chúa và phá vỡ mọi kế hoạch.

Hơn thế, tội lỗi c̣n đưa đến những hậu quả khốc hại cho cộng đồng nhân loại. Có thể nói tội lỗi khiến con người trở thành xa lạ với nhau. Ngôn ngữ không c̣n là nhịp cầu thông cảm và trao đổi giữa con người với nhau nữa. Quả thế, “khi con người cắt đứt liên lạc với Thiên Chúa, cuộc phân rẽ giữa anh em thật bi thảm. Như chúng ta thấy, “nguyên tội” vừa tuyệt giao với Giavê vừa phá tan t́nh bằng hữu đă từng liên kết gia đ́nh nhân loại.” [iii] Tương quan hai chiều đó xoắn xuưt với nhau như những sợi trong một giây thừng.

Tội lỗi luôn mang chiều kích xă hội. Thực thế, “v́ trong thực thế và cụ thể t́nh liên đới nhân loại huyền nhiệm và không thể thấu hiểu, tội cá nhân cũng ảnh hưởng tới tha nhân cách nào đó.”[iv] Đó là lư do Hội Thánh coi tội lỗi như một vấn đề phải giải quyết. Hội Thánh phải t́m giải pháp tốt nhất để t́m con đường khai thông cho mọi bên.

Giải pháp tốt nhất đó chỉ có thể t́m thấy trong Đức Giêsu Kitô. Quả thật, “ tội lỗi luôn t́m cách đánh lừa chúng ta và ngăn cản con người thực hiện công việc. Nhưng Chúa Kitô đă chiến thắng tội lỗi và cứu chuộc con người khi thực hiện công cuộc ḥa giải.” (Cl 1:20) Do đó càng kết hiệp với Chúa Kitô trong lời cầu nguyện, Hội thánh càng sáng suốt, khôn ngoan và can đảm giải quyết vấn đề cho tội nhân để mưu ích cho công cuộc cứu độ. Dù sao, cũng nên nhớ rằng “v́ bị tội lỗi làm tổn thương, nhân loại phải trải qua một cuộc thanh tẩy tận căn (x. 2 Pr 3:10) để trở thành một thế giới mới (x. Is 65:17; 66:22; Kh 21: 1), sau cùng thành một nơi cho “người công chính cư ngụ.” (2 Pr 3:13) Như vậy, Chúa đă trao cho Giaó Hội quyền bính để tự thanh tẩy và biến thành nơi cho những công chính sống b́nh an và hạnh phúc trong ân sủng Thiên Chúa.

Không những tự thanh tẩy, Giáo Hội c̣n cộng tác với Thiên Chúa trong việc thanh tẩy trần gian khỏi những tội lỗi bất công và gian ác. Chính khi tranh đấu giành lại công lư cho con người, Giáo Hội đang thực hiện công cuộc thanh tẩy đó. Không có cuộc thanh tẩy này, con người không thể sống b́nh an với nhau và xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

CUỘC THANH TẨY TẠI VIỆT NAM

Cuộc thanh tẩy nào cũng đ̣i nhiều hy sinh. Nếu không loại trừ những bất công ra khỏi xă hội, con người không bao giờ có thể sống b́nh an và hạnh phúc, dù có đầy đủ quyền bính và tiền rừng bạc bể. Hiện nay, xă hội Việt Nam đang trải qua những cuộc thanh tẩy đau đớn, v́ căn bệnh bất công đă quá trầm kha. Nếu con người không tiêu diệt được bất công, bất công sẽ tiêu diệt con người.

Chính v́ thế, GHVN đang cố gắng giành lại công lư cho dân tộc sống c̣n và phát triển. Giữa cảnh ồn ào vu vạ nơi các cơ quan truyền thông và những phương tiện đàn áp đủ loại của nhà nước, GHVN đang hành động ra sao qua vụ Giáo xứ Thái Hà ?

Trước hết là cuộc đối thoại về pháp lư và trưng dẫn bằng chứng. Trong lá thư gởi các linh mục Việt Nam, Ḍng Chúa Cứu Thế xác quyết :

“Ḍng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà có đầy đủ bằng chứng pháp lư và lịch sử để chứng minh khu đất đó thuộc quyền sử dụng của ḿnh và đă sở hữu, sử dụng từ khi chưa thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Khu đất hiện đang tranh chấp là thuộc quyền sử dụng của Ḍng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà, không có bất cứ văn bản sang nhượng, chuyển quyền sử dụng, cho, biếu tặng bất cứ tổ chức hoặc pháp nhân nào. Bởi theo Giáo luật, không có ai, với tư cách cá nhân, được tự ư sang nhượng, chuyển đổi đất đai, tài sản Giáo hội Công giáo.

Chúng con khẳng định kiên quyết yêu cầu việc trả lại sự công bằng, công lư và lẽ phải với những tài sản của Ḍng Chúa Cứu Thế - Giáo xứ Thái Hà, Hà Nội, đúng với tinh thần hiến pháp, luật pháp Việt Nam đă qui định, cũng như những luật lệ quốc tế mà Việt nam đă cam kết và có nghĩa vụ tôn trọng (xem Đơn Khiếu Nại, số 06/2008/DCCTHN của các Linh mục tu sĩ DCCT tại Giáo xứ Thái Hà).

Chúng con kiên định đeo đuổi công lư và sự thật v́ “sự thật sẽ giải thoát chúng con” như Chúa Giêsu đă nói.”[v]

Thật vui mừng khi có những môn đệ theo Chúa trên đường công lư Chúa đă vạch ra. Những lư chứng khách quan đó không lệ thuộc vào quan điểm của con người. Ở đây không phải là cuộc xung khắc giữa pháp luật và t́nh cảm, nhưng là những chứng cớ và sự thật lịch sử.

Đến giai đoạn này, Ḍng Chúa Cứu Thế không lẻ loi khi tranh đấu cho công lư. Các vị lănh đạo GHVN bắt đầu nhập cuộc. Ít nhất hai giám mục Thái B́nh và Hải Pḥng, 82 linh mục tổng giáo phận Hà Nội, các ḍng Mến Thánh Giá, Đa Minh v.v. cũng tham gia ủng hộ.

Đặc biệt các nhà luật học cũng nhập cuộc để soi sáng vấn đề.

“Trong hành động cụ thể: người dân có quyền không tuân thủ các luật lệ vi hiền và vi luật. Luật Học gọi là désobissance civile.

Về mặt H́nh Sự, Chính quyền đă cố t́nh lẫn lộn hành vi dân sự với hành vi h́nh sự để áp đặt việc vi phạm pháp luật để bội nhọ, đàn áp đánh đập dă man bằng dùi cui, roi điện dân chúng tới cầu nguyện, đặc biệt xịt hơi cay vào các em nhỏ, phụ nữ và các cụ già với h́nh ảnh đăng trên các diễn đàn mạng (online).

Lư do rất dơn giản là việc đ̣i lại bất động sản bị chiêm dụng bất hợp pháp là hành vi dân sự. Việc tụ hội đọc kinh và ca hát các bài ca tôn giáo trên tài sản của Giao Xứ Thái Hà không vi phạm bất cứ một điều luật nào của luật pháp Việtnam.

Ngay cả việc có đâp phá vài hàng gạch bức tường siêu vẹo do Công ty May Chiến Thắng tự ư xây dựng trước đây, có nguy cơ an toàn cho dân chúng cũng không thể qui ghép họ về tội phá hủy tài sản công dân được v́ người chủ đích thực là Giáo Xứ Thái Hà, người quản lư là Công ty May Chiến Thắng đẵ không hoạt động gần 10 năm nay, không một ai khiếu nại về hành vi trên.

Việc cầu nguyện và hát thánh ca cũng như việc phá hũy vài hàng gạch xây dựng trái phép trước sự chứng kiến cũa các viên chức chính quyền và công an là minh bạch rơ ràng.

Việc các quan chức chính quyền và công an không cản ngăn, không lâp biên bản, không khuyến cáo vi phạm pháp luật, phải được hiểu là chuyện bức xúc b́nh thường của người dân trước việc đ̣i hỏi chính đáng của bà con giáo dân.

Vụ việc trên xẩy ra trên đất tư nhân thưộc quyền sở hữu Giáo Xứ Thái Hà do Nha May Chiến Thắng quản lư đă bơ hoang từ nhiều năm nay và chính công ty May Chiến Thàng cũng đă đóng cửa từ lâu, chính quyền không có căn cứ pháp luật để truy tố họ về tội hũy hoại tài sản công dân và gay rối trật tự công cộng.

Nếu phải truy tố vế an ninh trật tự công cộng, theo chúng tôi, chính là công ty Thảm Len, nay là công ty may Chiến Thắng đă ngang nhiện chiếm 1/3 ḷng đường xây bằng xi măng một nhà bán bia chai nươc ngọt cản trở lưu thông và an toàn cho người đi bộ như 2 tấm h́nh chụp ngày 3/9/2008 chứng minh.

Việc vi phạm nhiêm trọng này phải bi chế tài nhanh chóng, tức th́ v́ an toàn lưu thông, xây cất, chỉnh trang thành phố và nhất là an ninh trật tự công cộng. Trong một Nhà Nước Pháp Quyền, công dân cũng như Nhà Nước phải tôn trọng Luât Pháp. Một Chính quyền không tôn trọng Luật Pháp sẽ gây bất công, người dân mất sự tin tưởng vào công lư và vào chính quyền. Nguy hiểm hơn nhất là khi một Bộ Luật bị coi là vi hiến, bất hợp pháp, người dân có quyền bất tuân lệnh (désobéissance civile).”[vi]

Một đầu óc b́nh thường phải nhận ra sự thật trong chứng từ và lư lẽ kể trên.

Tóm lại, cuộc ḥa giải đích thực không bao giờ bắt đầu bằng những bước thô bạo như dùi cui, roi điện, hơi cay, hay những vu khống và đe dọa khủng bố tinh thần trên các báo đài. Chỉ có trần gian mới giải quyết vấn đề với nhau như thế. Để giải quyết vấn đề, Chúa đề nghị những giải pháp tế nhị hơn nhiều. Bắt đầu là cuộc đối thoại sâu xa giữa cá nhân và cá nhân. Kế tiếp là tiếng nói cộng đoàn. Sau cùng mới là phán quyết tối hậu của Giáo Hội. V́ muốn thanh tẩy Giáo Hội thành một h́nh ảnh Nước Trời giữa trần gian, Chúa Giêsu đă ban quyền tài phán cho Giáo Hội. Quyền bính này không có nguồn gốc như những quyền bính trần thế, nhưng từ nơi Thiên Chúa. Bởi vậy, càng kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa, Giáo Hội càng được tham dự vào quyền năng Thiên Chúa. Nhờ thế, Giáo Hội vừa có thể đáp ứng đ̣i của công lư, vừa đưa con người tới cuộc ḥa giải tốt đẹp.

Lạy Chúa, xin cho công lư ngày càng sáng tỏ trong xă hội Việt Nam chúng con. Amen.

 đỗ lực 07.09.2008


[ii] Toát Yếu Học Thuyết Xă Hội Của Giáo Hội, 452.

[iii] ibid., 116.

[iv] ibid., 117.

[vi] ibid.


Lm. Jude Siciliano, OP. (
Anh Em Đaminh Nhà Học G̣ Vấp chuyển ngữ)

Họp lại nhân danh Thầy th́ Thầy ở giữa
Mt 18,15-20

Kính thưa quư vị,

Một trong những điều khó nhất chúng ta có thể thực hiện trong tương quan giữa người với người là sửa lỗi cho nhau. Thoạt nh́n th́ điều này xem ra không quá khó. Khi ta thấy người khác có lỗi, ta t́m đến đối chất với họ. Ta cố chứng tỏ người ta sai lỗi c̣n phần đúng th́ thuộc về ḿnh. Chúng ta nói thế thực ra chỉ khơi lên điều xấu nơi họ, thậm chí chúng ta to tiếng để khiến họ phải chú ư. Đến lượt họ, họ cũng to tiếng đối lại. Những cuộc chạm trán như thế quả thật chẳng hề xây dựng được tí nào các mối tương quan cũng như cộng đoàn. Nhưng sau cuộc nói qua nói lại ấy, trước khi quay gót, ta cũng c̣n ráng nói một câu cho hết trách nhiệm: “Này, đừng có trách là tôi chưa nói với anh nhé!”

Một lối hành xử khác khi bị xúc phạm là không thèm nói ǵ hết. Dù ǵ đi nữa, sao lại phải khơi lên sự xung khắc và khó chịu? Việc chọn giải pháp cứ để những lỗi lầm qua đi có thể giữ được sự yên ả và an ổn ngoài mặt, tuy nhiên như thế cũng chẳng giúp ích ǵ cho các tương quan hay sự tiến triển của cộng đoàn. Như thấy trong tự nhiên, điều kiện băng giá không tạo ra môi trường tốt sự phát triển mới mẻ nào. Điều này đúng trong tự nhiên và cũng đúng với các Kitô hữu, những người hy vọng có một cộng đoàn làm chứng cho sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta. Thánh Matthêu muốn cho Giáo hội sơ khai cũng như chúng ta nữa biết rằng Chúa Kitô hiện diện giữa cộng đoàn Kitô hữu chúng ta, và chính sự hiện diện này làm cho Giáo hội khác với các kiểu cộng đồng nhân loại.

Khi viết cho Hội thánh ở Rôma, thánh Phaolô đă lưu ư, như Đức Giêsu đă từng, về đời sống nội tại và chứng nhân của cộng đoàn Kitô hữu. Ngài liệt kê hàng loạt những điều răn phản ảnh đời sống cộng đoàn - không được ngoại t́nh, không được giết người, không được trộm cắp, không được ham muốn. Không phải ngài gạt bỏ điều răn này đi như thể là quá khứ hay không quan trọng, nhưng để rồi ngài xác định một điều răn tổng quát bao trùm tất cả những điều răn khác. Đó là điều răn mà Đức Giêsu dùng để tóm kết tất cả những giáo huấn của Ngài: Yêu mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Thánh Phaolô nói t́nh yêu của Thiên Chúa được biểu lộ cách cụ thể qua việc chúng ta yêu thương người thân cận như chính ḿnh.

Thánh Phaolô c̣n nói rằng chúng ta “mắc nợ” người khác món nợ tương thân tương ái. Nếu chúng ta hành động đầy yêu thương th́ sẽ không có ngoại t́nh, giết người, trộm cắp hay ham muốn nữa, những điều có thể hủy hoại mối dây liên kết giữa chúng ta; trong khi chính t́nh yêu và kết quả của hành động yêu thương sẽ xây dựng cộng đoàn. Có ánh sáng t́nh yêu thương soi dẫn, chúng ta không c̣n lo lắng về việc phải làm ǵ và không được làm ǵ; chúng ta sẽ biết, như bản tính thứ hai, phải cư xử với tha nhân ra làm sao. Ngay cả khi chúng ta phải khiển trách họ, th́ cũng khiển trách với đầy tràn thương mến.

Thánh Matthêu đề cập tới cộng đoàn tiên khởi với những thành viên đang cố học hỏi và phấn đấu để trở Kitô hữu đích thực trong cả niềm tin và việc làm. V́ thế, tác giả sách Tin mừng đă hướng dẫn họ về một vấn đề quan trọng trong cả tương quan loài người cũng như trong Giáo hội: việc sửa lỗi cho người khác.

Một vài cách thức có thể tiến hành: gọi người đó ra trước công nghị, khiển trách và trục xuất người đó; gửi “đại diện” đến để đối chất với họ; gửi thư liệt kê những sai lỗi của họ và đ̣i họ phải thay đổi. Nhưng Đức Giêsu đặt phương cách của ḿnh trên t́nh yêu thương dành cho những người lầm lỗi. Trước hết, thay v́ chỉ ra tội lỗi của người khác và bắt đầu đàm tiếu, th́ cá nhân người phát hiện ra phải đến gặp người phạm lỗi và nói cho họ biết cách riêng tư thôi, khuyến khích họ sửa đổi. Nếu như người đó chịu nghe, th́ sự sai sót được sửa đổi và có thể làm cho tương quan với người phạm lỗi trước đó thêm sâu đậm.

Chúa Giêsu là người thực tế và biết rằng mọi sự không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có thể đôi lúc phải sử dụng những cách thức khác nhau, ngay cả việc phải nhờ đến nhiều người trong cộng đoàn. Nếu người ấy vẫn nhất định không chịu thay đổi, th́ sẽ bị xử như thể dân ngoại hay người thu thuế - hai loại người bị các anh chị em Dothái giáo xa lánh.

Nhưng chẳng phải những người ở bên ngoài như dân ngoại và thu thuế được Chúa Giêsu mời vào cùng bàn để ăn uống với cộng đoàn sao? Theo gương Ngài có khi nào ta phải bó tay với những kẻ ngang bướng trong cộng đoàn không? Thật khó mà đưa ra những giới hạn khi mà đời sống chung với nhau được hướng dẫn bằng t́nh yêu.

Chúng ta thường hay trích dẫn câu này: “Ở đâu có hai hoặc ba người tụ họ nhân danh Thầy, th́ Thầy ở đó giữa họ”. Kitô hữu chúng ta gán câu nói này cho mọi cuộc hội họp cầu nguyện hoặc chia sẻ, dù là nhóm nhỏ. Quá đúng. Nhưng bối cảnh của câu nói này khiến nó chỉ mang một nghĩa duy nhất. Khi hai hoặc ba người cùng đến để khuyên nhủ người anh/chị em của ḿnh về với đời sống cộng đoàn, th́ Đức Giêsu bảo đảm rằng chúng ta không chỉ một ḿnh làm điều đó, nhưng Ngài cùng đi với chúng ta dù trên đường cao tốc hay trong những con hẻm quanh co để mời gọi những kẻ lạc lối trở về.

Cũng một bối cảnh đó cho một câu nổi tiếng: “… nếu hai hoặc ba người trên trái đất này đồng ư với nhau bất cứ điều ǵ khi cầu nguyện, họ sẽ được ban cho…” Điều đó không nhằm đưa ra cách cầu nguyện chắc chắn để chúng ta đạt được điều ḿnh muốn – kiểu chỉ cần gom một vài người cùng ư định để cùng cầu nguyện và họ sẽ đạt được điều ḿnh muốn. Trong bối cảnh hôm nay, hai hoặc ba người cầu nguyện cho anh chị em đă lạc khỏi cộng đoàn. Họ phải cầu nguyện cho những người ấy với hy vọng họ có thể mang những người kia trở về. “Khi ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp…”

Quư vị có thể thấy được tầm quan trọng của việc chữa lành trong Giáo hội, xưa cũng như nay.Làm sao chúng ta có thể lôi cuốn những người khác đến với sự sống chúng ta t́m được nới Chúa Kitô nếu như chúng ta lại tự chia rẽ với nhau? Và có đó những chia rẽ ngay trong Giáo hội hiện nay! Tại sao các phần tử trong Giáo hội, nhất là những người lănh đạo, không đối chất với các giáo sĩ có dính líu đến lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên để đ̣i hỏi họ phải thay đổi, và nếu cần, cắt họ không cho mục vụ nữa? Chẳng phải đó là đ̣i hỏi của bài Tin mừng hôm nay sao? Chẳng phải như thế là hành động yêu thương và công bằng đối với họ, với những nạn nhân trong quá khứ và tương lai của họ sao? Chúng ta có vẻ quá đặt nặng đến vẻ bề ngoài của sự hài ḥa trong Giáo hội hơn là thực tế của những đổ vỡ nghiêm trọng trong cấu trúc. Một số các vị lănh đạo trong Giáo hội không hoàn thành được vai tṛ ngôn sứ mà Êdêkien nêu ra hôm nay, v́ họ được xem là “lính gác nhà Thiên Chúa.”

Giáo huấn về việc sửa lỗi cho những người lầm đường lạc lối nhằm mang lại sự chữa lành không chỉ áp dụng cho những người thi hành quyền lănh đạo chính thức trong Giáo hội. Hai tuần trước chúng ta nghe Chúa Giêsu trao cho Phêrô quyền tháo buộc. Nếu không đọc tiếp Matthêu mà chỉ dừng lại ở điểm này thôi th́ chúng ta có thể chỉ để những ai có trách nhiệm phải sửa chữa và khuyên bảo. Nhưng như thấy trong Tin mừng hôm nay, quyền tháo buộc đó được giao cho toàn thể cộng đoàn. “Amen, Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều ǵ, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều ǵ, trên trời cũng tháo cởi như vậy.”

Chúa Giêsu ban cho cộng đoàn một quyền rất lớn. Trong Giáo hội chúng ta băn khoăn về việc những vị có quyền thi hành thế nào trên niềm tin. Nhưng các phần tử cũng có quyền đó nhất là qua dấu chỉ của Thánh Thần hiện diện trong Phép Rửa. Và chúng ta biết rằng hai quyền này có lúc có thể đụng chạm nhau. Điều này hẳn nhiên đang xảy ra trong Giáo hội của chúng ta liên quan đến các vấn nạn như: kế hoạch hóa gia đ́nh, ly dị, giáo sĩ kết hôn, chức thánh cho phụ nữ, các chính sách quốc gia và toàn cầu…

Không tránh những bàn luận như thế, trong Thánh lễ hôm nay chúng ta cầu nguyện làm sao để có thể giải quyết được những xung khắc nhờ những cuộc đối thoại cởi mở và dấu chỉ của việc chữa lành giữa những tiếng nói riêng biệt của mỗi cá nhân và thành phần, giáo sỹ hay giáo dân. Nếu chúng ta cố tránh bớt những đụng độ và để t́nh yêu hướng dẫn th́ Chúa Giêsu hứa ở với chúng ta để hướng dẫn và chữa lành. Không ai dám nói rằng ḥa giải là điều dễ dàng, nhất là khi mà cá nhân hay nhóm trong cộng đoàn đă bất ḥa với nhau quá lâu. Tuy nhiên, Chúa Giêsu hứa rằng khi cộng đoàn đồng ḷng và cùng nhau cầu xin sự hướng dẫn th́ Ngài sẽ hiện diện để giúp chúng ta.

Êdêkien tự gọi ḿnh là người canh gác cho nhà Israen. Ông được cắt đặt để canh gác dân của Chúa, báo cho biết các hiểm nguy từ bên ngoài cũng như sửa lỗi cho dân khi họ không sống đúng Thánh ước mà Thiên Chúa đă lập với họ. Quư vị c̣n biết “những người lính gác” nào nữa?

Tôi biết có cả một lớp người như thế trong Giáo hội – đó là ông bà chúng ta. Các ngài và các người Công giáo trước đó đă canh gác và phục vụ trong cộng đoàn. Các ngài là những thành viên then chốt của các chương tŕnh mở của giáo xứ; đưa Ḿnh Thánh cho người ốm; thu thực phẩm phát cho người nghèo; là các thừa tác viên Thánh Thể và đọc sách; đếm tiền thau; hát trong ca đoàn… Các ngài cũng không ngần ngại khi lên tiếng trong các buổi hội họp của giáo xứ khi thấy cần. Họ là những người khích lệ các cha xứ nhưng cũng không ngại đưa ra một “đề nghị hoặc hai cho lần tới”.

Các ông bà cũng đóng vai tṛ là lính canh trong gia đ́nh ḿnh, nhất là khi nhắc nhở con cháu về những thực hành đức tin và những điều phải giữ, dạy cháu giáo lư để chuẩn bị rước lễ lần đầu. Ông bà thực thi vai tṛ Êdêkien của ḿnh như lính gác trong nhà Đức Chúa. Hay, các ngài thi hành vai tṛ là môn đệ của Chúa Giêsu khi ra ngoài đi t́m những kẻ lầm lạc và đưa họ trở về với mái nhà cộng đoàn.

Chúa Nhật tới là ngày của Ông Bà. Thật là thích hợp khi năm nay ngày ấy lại trùng với ngày 11 tháng 9, kỉ niệm 10 cuộc tấn công ṭa tháp đôi. Trong suốt nhiều tuần sau cuộc tấn công ấy, các ông bà và những vị cao niên là nguồn an ủi quan trọng trong cả gia đ́nh lẫn ở cộng đoàn giáo xứ của ta. Làm sao chúng ta có thể nhận ra được sứ vụ quan trọng như lính canh và người an ủi khi chúng ta chuẩn bị cho cử hành phụng vụ tuần tới?

Lm. Jude Siciliano, OP.

Sửa lỗi huynh đệ

Ed33,7-9; Rm 13,8-10; Mt 18,15-20

Kính thưa quư vị,

Trong khu phố trước đây tôi sống, hầu hết các cửa hàng và siêu thị đều trang bị hệ thống chống trộm. Tôi cho rằng bây giờ vẫn c̣n như vậy. Càng ngày càng có nhiều gia đ́nh lắp đặt hệ thống báo động. Người ta không thể thuê bảo vệ đứng canh gác suốt đêm khi họ đi xa nhà, v́ thế họ bố trí hệ thống bảo vệ điện tử. Thậm chín gười ta c̣n có thể gắn chuông báo động vào ngay điện thoại trong khi làm việc và đi du lịch.

Trong đất nước Israel cổ xưa, khi mùa gặt gần đến, chủ đất thường thuê những người canh gác để bảo vệ mùa màng của họ khỏi trộm cắp. Họ c̣n dựng lên tháp canh bằng đá để dễ dàng quan sát cánh đồng hơn. Những người lính luôn túc trực trong các tháp canh tại những bức tường xung quanh thành phố để bảo vệ cư dân khỏi trộm cướp.

Hồi tưởng lại những cách thức bảo vệ đó, ngôn sứ Êdêkiel đă miêu tả lời kêu gọi của ông phát xuất từ nơi Thiên  Chúa: Ông là “người canh gác của nhà Israel”. Dân chúng cùng với Êdêkiel đang bị lưu đày trong kiếp những người nô lệ. Họ chẳng có ǵ đáng giá để lấy cắp cả.  Giữa cảnh lầm than cơ cực, thế th́ tại sao họ lại cần đến “những người lính gác”? Vấn đề này chắc chắn là không liên quan đến tiền bạc hay đồ trang sức quư giá.

Chúng ta đang được tiếp xúc với một đoạn trích có ư nghĩa rất quan trọng trong sách ngôn sứ Êdêkiel. Những cuộc lưu đày cho thấy Giêrusalem đang sụp đổ. Ông cảnh báo dân chúng nếu như không thay đổi, họ sẽ phải đối mặt với thảm họa. Nhưng họ đă chẳng chịu nghe lời ông. Do đó, dân chúng đă bị sa vào kiếp sống nô lệ, và giờ đây lại phải đón nhận tin sốc là thành phố và Đền Thờ Giêrusalem đă bị phá hủy. V́ hung tin ấy mà sứ điệp của ngôn sứ Êdêkiel dành cho dân chúng cần phải thay đổi. Ông phải xua đi nỗi thống khổ, sự nản chí và thất vọng của dân chúng. Nếu Giêrusalem và Đền Thờ bị phá hủy, th́ c̣n ǵ nữa để mà quay trở lại - nếu họ có thể? Họ c̣n biết trông mong vào điều ǵ?

Nhân loại đă phải nếm trải sự mất mát tương tự trong suốt chiều dài lịch sử. Bất hạnh thay trong những ngày gần đây, nhiều thành phố và nhà cửa đă bị phá hủy, và dân chúng đă phải gánh chịu một h́nh thức lưu đày mới ở Trung Đông. Virút Ebola đă không ngừng lan ra nhiều quốc gia khác nhau ở Châu Phi. Sợ hăi và thất vọng đang sắp ập tới từng gia đ́nh khi một vùng lân cận ở Ferguson, Misouri nổ ra chống đối và bạo lực. Gần đây hơn, một số người trong chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải trong gia đ́nh, vốn làm cạn kiệt những nguồn năng lượng và tiêu hao từng giây phút quư báu. Chúng ta cảm thấy gia đ́nh ḿnh giống như một cuộc lưu đày. Cùng với những người Do Thái thế kỷ VI trước Công nguyên đang bị vùi dập trong kiếp nô lệ, chúng ta hăy tha thiết lắng nghe lời ngôn sứ Êdêkiel để củng cố và làm tươi mới niềm hy vọng.

Ngôn sứ Êdêkiel là một lính canh giữa muôn trùng nguy hiểm. Nguy hiểm không chỉ xuất phát từ những t́nh huống bên ngoài, nhưng c̣n là khi những khả năng của con người bị thử thách. Êdêkiel được Thiên Chúa trao cho nhiệm vụ cảnh báo những người bất chính thay đổi lối sống của họ, nhưng ông cũng phải nâng đỡ sự yếu hèn của họ trong niềm hy vọng. Ông không chỉ là một người lính canh đưa ra lời cảnh báo, mà c̣n là một người mục tử dẫn dắt dân chúng trên con đường ngay chính. Trong sứ điệp của vị ngôn sứ, chúng ta nhận ra có một giọng nói đầy thôi thúc. Những người sống trên đất ngoại, xa quê hương và Đền Thờ, không thể quên giao ước mà Thiên Chúa đă kư kết với họ và lời họ kêu gọi hăy kiên tâm giữ vững đường lối của Thiên Chúa.

Sứ điệp cương quyết của vị ngôn sứ là một lời kêu gọi thức tỉnh do Thiên Chúa gửi đến, và v́ vậy, một ân sủng đă được hé mở trong ngôn ngữ cảnh báo ấy. Ân sủng này tùy vào người nghe, bởi v́ họ là người sẽ quyết định sống như thế nào theo những đường lối của Thiên Chúa trong vùng đất ngoại bang không c̣n nh́n thấy dấu hiệu của niềm hy vọng. Họ có thể tin tưởng vào lời nói của một người nào đó nói thay cho Thiên Chúa không? Ngày hôm nay, chúng ta, những người lắng nghe vị ngôn sứ, đang được Thiên Chúa gọi mời, được khuyến khích để kiên vững trong đức tin và tuân theo luật sống của Thiên Chúa.

Êdêkiel, một người lính gác cảnh báo, đă phải nói với dân chúng bằng một lời nói khó nghe. Hầu hết chúng ta đều không thích nghe những người mà chúng ta đă biết. Nhưng đôi khi, đó chính là cách thức mà Thiên Chúa làm việc trong cuộc sống của chúng ta. Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta đă được mời gọi để trở nên những ngôn sứ. V́ vậy, cũng như Êdêkiel, chúng ta cũng phải trở nên những người lính gác cảnh báo những ai không chu toàn trách nhiệm làm vợ làm chồng, làm con cái đối với cha mẹ đă cao niên, đối với những người nghiện ma túy và rượu chè, những người vô tâm trước nhu cầu của người nghèo chung quanh họ,v.v..

Tin Mừng hôm nay không cho phép chúng ta né tránh những “cuộc đối thoại thẳng thắn” này, nhưng đ̣i hỏi chúng ta sự liên đới trách nhiệm nhằm đạt được sự hiệp nhất và yêu thương trong cộng đoàn tín hữu. Vấn đề chính là hướng đến các thành viên tội lỗi trong cộng đoàn. Rơ ràng có một số người tội lỗi, nếu không th́ đă không có nhu cầu ḥa giải với họ. Dường như Giáo Hội sơ khai cũng chẳng mấy tinh tuyền và lư tưởng hơn Giáo Hội chúng ta đang sống (chúng ta có khuynh hướng lăng mạn hóa “Những tín hữu vào thời Giáo Hội sơ khai”). Nhiều người đă phạm lỗi, và v́ thế, cần phải có một tiếng nói trước những thành viên này. Những thành viên sai phạm ấy làm sao có thể được ḥa giải với những thành viên mà họ đă xúc phạm? Đức Giêsu không chỉ hướng dẫn cho một số người có trách nhiệm; nhiệm vụ được trao cho toàn thể cộng đoàn để chỉ ra những sai trái.

Một tiến tŕnh ba bước đă được đề nghị. Tiến tŕnh này khởi đầu bởi v́ bên bị xúc phạm đang t́m kiếm sự ḥa giải, không phải là để trả thù hay trừng phạt (“Nếu anh chị em ngươi xúc phạm đến ngươi…”). Trước tiên, người bị tổn thương nên khẩn khoản yêu cầu người gây xúc phạm. Sự việc bắt đầu bằng một đối thoại riêng tư và bày tỏ t́nh thương yêu phải có giữa các thành viên trong cộng đoàn. Nếu giải pháp gặp gỡ cá nhân không hiệu quả, th́ bên bị xúc phạm nên dẫn theo một hay hai người trong cộng đoàn để nói chuyện với thành viên bướng bỉnh này. Vấn đề trở nên nghiêm túc hơn. Nếu việc ḥa giải vẫn không đạt được kết quả, th́ toàn thể cộng đoàn Giáo Hội có nhiệm vụ thuyết phục thành viên ngoan cố này thay đổi. Nếu sự can thiệp đó thất bại, th́ người đó được coi như một người ngoài.

 Phải chăng Đức Giêsu đă chẳng tiếp đón những người ngoài và dùng bữa với họ sao? Phải chăng đây chính là cách thức cộng đoàn nên cư xử, theo gương Đức Giêsu, để tiếp tục cố gắng t́m ra giải pháp? Nhưng dường như có một số người chỉ trích những cá nhân, hoặc nhằm đến cả cộng đoàn, yêu cầu trục xuất một thành viên.

Trước đây, thánh Phêrô, với tư cách là người lănh đạo cộng đoàn, đă được trao quyền cầm buộc và tháo cởi. Bây giờ, quyền đó được trao cho tất cả các thành viên, nếu bất cứ hai người nào cầu nguyện xin ơn hướng dẫn trong t́nh huống được miêu tả ở đây, th́ lời cầu nguyện đó sẽ được lắng nghe. Đây chính là một lời nhắc nhở: Khi Giáo Hội đưa tới một quyết định về lợi ích của toàn thể cộng đoàn, đặc biệt là làm thế nào để giải quyết những thành viên lỗi lầm, chúng ta đừng quên cầu nguyện chung với nhau như một nghĩa cử thể hiện sự quan tâm đến anh chị em. Cầu nguyện cùng với nhau cũng là một lời nhắc nhớ về sự hiện diện của Chúa giữa chúng ta, Người giúp chúng ta xây dựng và chữa lành cộng đoàn của ḿnh.

Một số người trong chúng ta có trách nhiệm chăm lo cho sự tốt đẹp của Giáo Hội địa phương và Giáo Hội toàn cầu. Đó là lư do tại sao những lời nguyện sau bài giảng hoặc Kinh Tin Kính, lại bắt đầu với lời cầu xin Đức Giáo Hoàng, các giám mục, hàng giáo sĩ và những thừa tác viên giáo dân. Họ là những người hướng dẫn chúng ta trong những khi cầu nguyện và cử hành nghi thức phụng vụ; họ quản trị giáo xứ, hướng dẫn và giảng dạy giáo lư cho chúng ta, thăm viếng người bệnh nhân danh chúng ta, v.v.. Trong tất cả hoạt động này, cầu nguyện là cần thiết để những dự định trở thành hiện thực trong những tác vụ, và để giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh không thể tránh khỏi, ngay cả khi những người thiện chí cùng ngồi bàn thảo và chỉ ra những vấn đề ảnh hưởng đến cộng đoàn.

Trong khi nhiều người không thích mâu thuẫn và cố ư bỏ qua khi nó xảy ra, th́ Tin Mừng lại khuyến khích chúng ta giải quyết mâu thuẫn đó theo một cách thức bác ái nhất có thể. Nếu không thể giải quyết, th́ mâu thuẫn có thể làm tàn lụi những mối tương quan và làm tan vỡ cộng đoàn. Có ai chưa từng nếm trải kinh nghiệm này! Không ai thích gánh lấy trách nhiệm giải quyết xung đột, thậm chí ngay cả những người được chỉ định làm người lănh đạo. Như đă thấy rơ trong đoạn Tin Mừng hôm nay, nỗ lực t́m kiếm sự ḥa giải không phải lúc nào cũng được đáp lại bằng ḷng tốt, khi sự kiên tâm ḥa giải ấy hướng dẫn chúng ta nên làm ǵ với “những người từ chối lắng nghe Giáo Hội”.

Đó là lư do tại sao Đức Giêsu đă khuyên bảo các môn đệ của Người cầu nguyện. Chúng ta quy tụ và hoạt động nhân danh Đức Giêsu và nài xin Người giúp chúng ta trong những vai tṛ khó khăn, dù là những vị lănh đạo Giáo Hội  hay là những thành viên của cộng đoàn, khi chúng đă cố gắng không ngừng để h́nh thành nên một cộng đoàn tín hữu cùng cộng tác v́ lợi ích chung.